Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Áp dụng XHCN để bóc lột dân Nam dành đặc quyền cho thiểu số đảng viên và thân nhân miến Bắc, CSVN tụt hậu gần nửa thế kỷ so với các nước Tự Do
15.08.2022

Đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sẽ tăng lên 7.500 USD, nhưng cũng chỉ bằng Malaysia vào năm 2007. Nếu không cải cách mạnh mẽ, nguy cơ Việt Nam sẽ vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Tụt hậu 23 năm so với Malaysia, hụt hơi chưa theo kịp Hàn Quốc

Trần ThủyNhà báo


Khoảng cách quá xa

Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.552 USD, đứng thứ 6 Đông Nam Á, thua xa so với Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan. Dự báo đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD, đến năm 2040 đạt khoảng 13.000 USD/người và năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Theo các chuyên gia kinh tế, với mức thu nhập bình quân 7.500 USD/người vào năm 2030, Việt Nam cũng chỉ bằng với Malaysia vào năm 2007. Nếu so Malaysia với Hàn Quốc thì thấy kém rất xa, dù hai quốc gia này có xuất phát điểm như nhau.

Dẫn chứng số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Hàn Quốc và Malaysia cùng đạt ngưỡng thu nhập bình quân 1.000 USD/người/năm vào năm 1977. Nhưng đến năm 2019, sau hơn 40 năm phát triển, GDP bình quân đầu người Hàn Quốc đạt 31.761 USD, trong khi Malaysia đạt 11.414 USD.

Cùng thời điểm xuất phát, trong vài năm đầu, hai nước có lộ trình tăng trưởng tương tự nhau, cùng là nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng từ năm 1984 trở đi, hai nước có hai hướng đi hoàn toàn khác biệt. Trong khi Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chóng, thu hẹp dần khoảng cách với Nhật Bản thì Malaysia không tạo được sự bứt phá như vậy. Từ năm 1985 đến năm 1995, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng gấp 5 lần, còn Malaysia chỉ tăng gấp đôi.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.552 USD, đứng thứ 6 Đông Nam Á.

Mặc dù cùng trình độ phát triển và cùng đối mặt những vấn đề tương tự nhau, như đói nghèo, kém phát triển, nhưng cách tiếp cận giải quyết vấn đề của mỗi nước mỗi khác.

Hàn Quốc có định hướng rõ ràng trong việc xác định các ưu tiên phát triển, tập trung vào các ngành công nghiệp, bắt đầu từ ngành công nghiệp nền tảng (điện khí hóa, lọc dầu, sợi tổng hợp... ), sau đó đến các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng người lao động và tiếp cận theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị (phân bón gắn với nông nghiệp; sắt, thép, hóa chất với đóng tàu, máy móc, thiết bị; chất bán dẫn với điện tử...).

Trong khi đó, Malaysia chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội xuyên suốt các thời kỳ kế hoạch (xóa đói, giảm nghèo, công bằng xã hội, phát triển cân bằng giữa các dân tộc,... ). Dù trên thực tế, Chính phủ Malaysia đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp trong nước, song những chính sách này được triển khai không có hệ thống và không thể hiện rõ trong mục tiêu tổng thể của các kế hoạch 5 năm.

Hàn Quốc không đưa các vấn đề xã hội vào trong mục tiêu phát triển của các kế hoạch 5 năm, không có nghĩa là không chú trọng đến giải quyết những vấn đề này. Thực tế, Hàn Quốc lựa chọn phát triển công nghiệp là điểm bắt đầu, thông qua sự phát triển của các ngành công nghiệp, các vấn đề xã hội đã được giải quyết. Phát triển công nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển công bằng giữa các vùng, địa phương.

Theo tiêu chuẩn của WB, nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 1.036-4.045 USD; nền kinh tế thu nhập trung bình cao, sở hữu GDP bình quân đầu người từ 4.046-12.535 USD và nhóm nền kinh tế thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên 12.536 USD.

Còn nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra rằng, thời gian trung bình để một quốc gia chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp, lên thu nhập cao khoảng 30-40 năm. Nếu một quốc gia trong 40 năm, kể từ khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình mà chưa trở thành nước thu nhập cao, quốc gia đó được coi là mắc “bẫy thu nhập trung bình”.

Nỗi lo “bẫy thu nhập trung bình”

Việt Nam từ năm 2008 đã đạt ngưỡng 1.000 USD/người/năm, đến nay tăng đều hàng năm nhưng luôn nằm trong giới hạn thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, dù có đạt thu nhập bình quân đầu người 7.500 USD, vẫn nằm trong “bẫy thu nhập trung bình". Liệu nước ta có thể vượt qua để đạt khoảng 13.000 USD/người vào năm 2040?

Việt Nam đang bị tụt hậu xa về năng suất lao động so với các quốc gia trong khu vực. Ảnh: Hoàng Hà

Để từ nước có thu nhập trung bình thành nước thu nhập cao, tăng trưởng GDP bình quân của Hàn Quốc trong vòng 20 năm liền đều đạt 9%/năm. Với Việt Nam, giai đoạn 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%/năm; giai đoạn 2001-2010, đạt 7,26%/năm và giai đoạn 2011-2020 đạt 5,95%/năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách phát triển, bắt kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần, thấp hơn các nước trong cùng thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Nếu không cải cách, tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” là khá lớn.

Muốn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, phải dựa vào khả năng tự lực, tự cường của các DN trong nước, để làm chủ nền kinh tế và có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài. 

Thực tế cho thấy, các nền kinh tế như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines… đều thu hút nguồn đầu tư lớn từ Nhật Bản. Nhưng sau khoảng 30 năm, Hàn Quốc đã xây dựng được nền công nghiệp trong nước lớn mạnh, không còn phụ thuộc, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với các DN Nhật Bản, trong khi đó các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines đến nay vẫn phụ thuộc vào các DN FDI ở hầu hết các ngành công nghiệp. Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng phải cải cách mạnh mẽ thể chế mới giúp Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, vươn lên thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm 1980, các thể chế tồn tại từ những năm 1960-1970 bắt đầu tỏ ra yếu kém trong xử lý những vấn đề mới. Chính phủ Hàn Quốc đã có những cải cách táo bạo, đó là thay thế các kế hoạch kinh tế 5 năm, bằng các chương trình nghị sự sáng tạo, để cải thiện việc lập kế hoạch và trở nên linh hoạt hơn trong các quy trình ra quyết định. 

WB đánh giá, nhìn lại lịch sử, trong lúc cấp bách Việt Nam đã có quyết định táo bạo chuyển đổi nền kinh tế. Chẳng hạn, như câu chuyện khoán hộ trong nông nghiệp vào năm 1981, hay là chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1986. Đứng trước sự cấp bách, Chính phủ cũng đã mạnh dạn cải cách thể chế.

Tuy nhiên, khi không ở trong tình trạng cấp bách hoặc áp lực, Chính phủ thực hiện cách tiếp cận dần dần, mà cuối cùng có thể dẫn đến việc thông qua một hoặc một số cải cách thể chế. Cách tiếp cận truyền thống đã trở nên quen thuộc là xem xét thử nghiệm và thí điểm cải cách, ở quy mô nhỏ và nếu thành công thì mới nhân rộng trên quy mô lớn hơn. Với cách làm này, có thể đã tránh được những cái “bẫy” cải cách khiến các học giả về chuyển đổi kinh tế lo sợ.

Tuy nhiên, cải cách thể chế từng bước thường không toàn diện, không hệ thống và quan trọng nhất là không kịp thời, có thể làm mất đi các cơ hội. Trên thực tế, kết quả của cải cách từng bước, là chất lượng thể chế ở Việt Nam, chỉ được cải thiện không đáng kể, trong 25 năm qua. Thể chế chưa sẵn sàng cho giai đoạn phát triển kinh tế mới. 

Năm 2030, thu nhập của một người Việt Nam chỉ bằng Malaysia năm 2007GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của Việt Nam luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước. Thế nhưng, con số này thua xa nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Điều thần kỳ để Việt Nam đuổi kịp Thái Lan, Malaysia  Lương Bằng Nhà báo - Vietnamnet

Năm 2030, thu nhập một người Việt Nam mới bằng Malaysia năm 2007 là thông tin nói lên nhiều điều. Các chuyên gia tính toán, nếu nỗ lực Việt Nam có thể đuổi kịp Thái Lan, Malaysia nhưng vẫn còn thua xa Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đằng sau thu nhập bình quân năm 2030 của Việt Nam

Những con số VietNamNet tính toán và so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước trong khu vực đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Trong đó, thông tin đến năm 2030, thu nhập của một người Việt Nam chỉ bằng Malaysia vào năm 2007, nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

< iframe width="560" height="315" src="https://embed.vietnamnet.vn/chart/02TS59.html?domain=http://vietnamnet.vn/kinh-doanh-dau-tu" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" data-mce-fragment="1" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; --tw-translate-x:0; --tw-translate-y:0; --tw-rotate:0; --tw-skew-x:0; --tw-skew-y:0; --tw-scale-x:1; --tw-scale-y:1; --tw-pan-x: ; --tw-pan-y: ; --tw-pinch-zoom: ; --tw-scroll-snap-strictness:proximity; --tw-ordinal: ; --tw-slashed-zero: ; --tw-numeric-figure: ; --tw-numeric-spacing: ; --tw-numeric-fraction: ; --tw-ring-inset: ; --tw-ring-offset-width:0px; --tw-ring-offset-color:#fff; --tw-ring-color:rgba(59,130,246,0.5); --tw-ring-offset-shadow:0 0 #0000; --tw-ring-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow-colored:0 0 #0000; --tw-blur: ; --tw-brightness: ; --tw-contrast: ; --tw-grayscale: ; --tw-hue-rotate: ; --tw-invert: ; --tw-saturate: ; --tw-sepia: ; --tw-drop-shadow: ; --tw-backdrop-blur: ; --tw-backdrop-brightness: ; --tw-backdrop-contrast: ; --tw-backdrop-grayscale: ; --tw-backdrop-hue-rotate: ; --tw-backdrop-invert: ; --tw-backdrop-opacity: ; --tw-backdrop-saturate: ; --tw-backdrop-sepia: ; text-rendering: optimizespeed; display: block; vertical-align: middle; font: inherit; min-height: 430px; width: 760px;">< /iframe>

Ngoài những ý kiến bi quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế, không ít ý kiến chứa đầy sự lạc quan, tin tưởng. Một độc giả ở nước ngoài chia sẻ quan điểm: Năm 2007, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người Việt Nam gần 900 USD; Malaysia là 7.400 USD (gấp gần 8 lần); Indonesia và Philippines gần 2.000 USD (gấp hơn 2 lần); Thái Lan khoảng 4.000 USD, gấp hơn 4 lần; Lào và Campuchia xấp xỉ hay hơn Việt Nam một chút.

Trong khi đó, năm 2022, theo dự báo của IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ vào khoảng 4.200 USD, gấp hơn 4 lần năm 2007; hơn Philippines (3.500 USD), gần ngang Indonesia; còn Thái Lan 7.300 USD hơn ta 1,7 lần, Malaysia khoảng hơn 10.000 USD vì nhiều năm tăng trưởng khá chậm.

“Nên thực tế, tuy còn không ít hạn chế, khó khăn nhưng Việt Nam đã rút ngắn rất nhiều khoảng cách phát triển và đang bứt tốc, đặc biệt trong 6, 7 năm gần đây. Ngoài ra, nhiều tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam sẽ là con hổ kinh tế và trung tâm sản xuất lớn của khu vực nếu tích cực cải cách... Chúng ta không nên tự mãn mà cần cố gắng và cải cách mạnh hơn nữa, nhưng cũng không nên quá bi quan”, bạn đọc bình luận.

Thu nhập của người Việt Nam vẫn còn thấp trong khu vực (ảnh Hoàng Hà)

Những đánh giá kể trên là xác đáng. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, nhất là giai đoạn 1991-2007, kinh tế Việt Nam đã lột xác, trở thành điểm sáng trong khu vực, thu hẹp dần khoảng cách với các nước.

Thế nhưng, vấn đề Việt Nam đang đối mặt là tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Chiến lược lần thứ nhất 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%, trong đó năm cao nhất là 9,5% (năm 1995). Chiến lược lần thứ hai 2001-2010, tăng trưởng bình quân đạt 7,26%, trong đó năm cao nhất là 8,7% (năm 2005). Chiến lược lần thứ ba 2011-2020, tăng trưởng bình quân đạt 5,95% (GDP chưa đánh giá lại), trong đó năm cao nhất là 7,08% (năm 2018).

Cho nên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới lo ngại: "Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khá lớn".

< iframe width="560" height="315" src="https://embed.vietnamnet.vn/chart/02TAFH.html?domain=http://vietnamnet.vn/kinh-doanh-dau-tu" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" data-mce-fragment="1" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; --tw-translate-x:0; --tw-translate-y:0; --tw-rotate:0; --tw-skew-x:0; --tw-skew-y:0; --tw-scale-x:1; --tw-scale-y:1; --tw-pan-x: ; --tw-pan-y: ; --tw-pinch-zoom: ; --tw-scroll-snap-strictness:proximity; --tw-ordinal: ; --tw-slashed-zero: ; --tw-numeric-figure: ; --tw-numeric-spacing: ; --tw-numeric-fraction: ; --tw-ring-inset: ; --tw-ring-offset-width:0px; --tw-ring-offset-color:#fff; --tw-ring-color:rgba(59,130,246,0.5); --tw-ring-offset-shadow:0 0 #0000; --tw-ring-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow-colored:0 0 #0000; --tw-blur: ; --tw-brightness: ; --tw-contrast: ; --tw-grayscale: ; --tw-hue-rotate: ; --tw-invert: ; --tw-saturate: ; --tw-sepia: ; --tw-drop-shadow: ; --tw-backdrop-blur: ; --tw-backdrop-brightness: ; --tw-backdrop-contrast: ; --tw-backdrop-grayscale: ; --tw-backdrop-hue-rotate: ; --tw-backdrop-invert: ; --tw-backdrop-opacity: ; --tw-backdrop-saturate: ; --tw-backdrop-sepia: ; text-rendering: optimizespeed; display: block; vertical-align: middle; font: inherit; min-height: 430px; width: 760px;">< /iframe>

Những nước trong khu vực như Malaysia, Philippines, nhiều năm nay tăng trưởng GDP cũng như tốc độ gia tăng GDP bình quân đầu người bị chững lại chính là cảnh báo cho Việt Nam. Việc Việt Nam thu hẹp được khoảng cách với các nước trong khu vực là điều đáng mừng, nhưng cũng là lưu ý về thách thức duy trì tốc độ tăng trưởng cao và liên tục.

Nhìn mức suy giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng: Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng GDP là “vững chắc” - vì nó kéo dài trong suốt 3 thập niên, đi ngược lại mục tiêu ưu tiên cao nhất xuyên suốt là “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước”.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây hơn, nền kinh tế Trung Quốc, đều đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao kéo dài trong hơn 3 thập niên, kể cả khi nền kinh tế đã đạt tới quy mô lớn, vượt xa quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay.

Theo ông Thiên, tình trạng “có vấn đề” (nghiêm trọng) của sự phát triển bắt nguồn từ chỗ các động lực phát triển của nền kinh tế không được phát huy, thậm chí bị suy giảm. Đó là căn nguyên của tình trạng “tụt hậu phát triển” khó được khắc phục; thậm chí, ở một số khía cạnh cơ bản, còn là xu thế “tụt hậu xa hơn” so với những nền kinh tế mà Việt Nam cần phải đua tranh, sớm đuổi kịp để sánh vai.

Có thể sánh Thái Lan, Malaysia nhưng quá khó để ngang Hàn Quốc, Trung Quốc

“Mục tiêu “thoát bẫy thu nhập trung bình” là rất khó khăn”, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên là Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chia sẻ trong bài nghiên cứu gửi Ban Kinh tế Trung ương.

Theo ông Đặng Kim Sơn, các nền kinh tế châu Á đã vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2-10,5%/năm trong 5-9 năm liên tục. Cuộc đua của Việt Nam rất khó khăn vì tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn. Đỉnh cao đổi mới kinh tế cũng chỉ có 19 năm tăng trưởng trên 7%/năm (1989-2007), sau khi lên mức thu nhập trung bình thấp năm 2010 tăng chậm lại dần. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng cũ kéo dài đến hiện nay không cho phép kinh tế Việt Nam bứt phá cần thiết để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

< iframe width="560" height="315" src="https://embed.vietnamnet.vn/chart/02TAFS.html?domain=http://vietnamnet.vn/kinh-doanh-dau-tu" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" data-mce-fragment="1" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; --tw-translate-x:0; --tw-translate-y:0; --tw-rotate:0; --tw-skew-x:0; --tw-skew-y:0; --tw-scale-x:1; --tw-scale-y:1; --tw-pan-x: ; --tw-pan-y: ; --tw-pinch-zoom: ; --tw-scroll-snap-strictness:proximity; --tw-ordinal: ; --tw-slashed-zero: ; --tw-numeric-figure: ; --tw-numeric-spacing: ; --tw-numeric-fraction: ; --tw-ring-inset: ; --tw-ring-offset-width:0px; --tw-ring-offset-color:#fff; --tw-ring-color:rgba(59,130,246,0.5); --tw-ring-offset-shadow:0 0 #0000; --tw-ring-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow:0 0 #0000; --tw-shadow-colored:0 0 #0000; --tw-blur: ; --tw-brightness: ; --tw-contrast: ; --tw-grayscale: ; --tw-hue-rotate: ; --tw-invert: ; --tw-saturate: ; --tw-sepia: ; --tw-drop-shadow: ; --tw-backdrop-blur: ; --tw-backdrop-brightness: ; --tw-backdrop-contrast: ; --tw-backdrop-grayscale: ; --tw-backdrop-hue-rotate: ; --tw-backdrop-invert: ; --tw-backdrop-opacity: ; --tw-backdrop-saturate: ; --tw-backdrop-sepia: ; text-rendering: optimizespeed; display: block; vertical-align: middle; font: inherit; min-height: 430px; width: 760px;">< /iframe>

Nghiên cứu của TS. Đặng Kim Sơn chỉ ra thách thức rất lớn cho Việt Nam. Với mức tăng trưởng GDP/người bình quân từ 7% trở lên, Việt Nam có thể đuổi kịp các nước trung bình ở Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Còn muốn bắt kịp Trung Quốc, Việt Nam phải tăng trưởng ở mức 10,48% và muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt tốc độ 11,08% trong 30 năm tới.

Những điều thần kỳ gần như thế đã từng được các nước công nghiệp hóa thành công thực hiện. Hàn Quốc đã tăng tốc kinh tế 9,3%/năm liên tục 38 năm (1960-1997); Trung Quốc đã tăng trưởng 9,8%/năm suốt 37 năm (1978-2014), trong đó có 15 năm liên tục đạt mức trên 10%/năm. Israel đã tăng trưởng trên 10%/năm trong 22 năm liên tiếp (1950-1972).

Để vượt bẫy thu nhập trung bình, các giải pháp được TS. Trần Đình Thiên đề cập là: Phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm phát triển các thị trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị trường đất đai, là nội dung quan trọng nhất để tạo động lực phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, cần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI.

Năm 2030, thu nhập của một người Việt Nam chỉ bằng Malaysia năm 2007GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của Việt Nam luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước. Thế nhưng, con số này thua xa nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.



Việt Nam tụt hậu bao xa so với láng giềng?

Một báo cáo tổng hợp của Tổng cục Thống kê đã phác thảo tình trạng lạc hậu, tụt hậu của Việt Nam so với hàng loạt các quốc gia trong khu vực.

Theo đó, từ năm 2008 Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần năm 1990, nhưng chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia; 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.

Lao động của Việt Nam vẫn dựa vào sức là chủ yếu. Ảnh TL
Lao động của Việt Nam vẫn dựa vào sức là chủ yếu. Ảnh TL

Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm; sau Malaysia 25 năm; Thái Lan 20 năm; sau Indonesia và Philippines 5-7 năm.

Trong khi đó, về cân đối tài khóa, tình trạng bội chi ngân sách và nợ công đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

Tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP xếp thứ 9 trong khu vực ASEAN (năm 2001) đã tăng lên thứ 5 (năm 2013).

Thị trường tài chính của Việt Nam phát triển tương đối thấp và còn nhiều bất ổn so với một số nước trong khu vực. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của Việt Nam năm 2012 là 32,9 tỉ USD (Malaysia là 476,3 tỉ USD, Singapore 414,1 tỉ USD, Indonesia 396,8 tỉ USD, Thái Lan 383 tỉ USD, Philippines 264,1 tỉ USD).

Việt Nam đã huy động được nguồn vốn lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp.

Hệ số ICOR của Việt Nam 2011-2013 (6,99), cao hơn của Indonesia (4,64), Lào (2,59), Malaysia (5,40), Philippines (4,10), Trung Quốc (6,40), nghĩa là đầu tư của Việt Nam kém hiệu quả nhất so với các nước này.

Về xếp hạng môi trường kinh doanh 2015 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện ở vị trí thứ 78/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các nước ASEAN, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí số 1), Malaysia (18) và Thái Lan (26); Việt Nam xếp trên Philippines (95), Bruney (101), Indonesia (114), Campuchia (135), Lào (148) và Myanmar (177).

Việt Nam có lực lực lượng lao động dồi dào nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp, chiếm 46,3%, tương đương với tỷ lệ của Thái Lan vào năm 1995, Philippines và Indonesia đầu thập kỷ 90, gấp 2,4 lần Malaysia và 4 lần Hàn Quốc năm 1995. Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2012 của Malaysia là 12,6%; Philippines 32,2%; Indonesia 35,1%; và Thái Lan 36,9%.

Theo vị thế việc làm, lao động Việt Nam chủ yếu làm các công việc gia đình hoặc tự làm (có thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định), chiếm tới 62,7% tổng việc làm 2013.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2014 của Việt Nam là 18,2%.

Tỷ lệ biết chữ của Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 95%, thấp hơn Thái Lan và Indonesia (98%);

Theo đánh giá của WB về kinh tế tri thức: Chỉ số giáo dục của Việt Nam năm 2012 là 2,99 (thấp hơn bình quân thế giới là 4,35; bình quân của khu vực 5,26), xếp thứ 113, thấp hơn so với Hàn Quốc thứ 4; Malaysia thứ 75; Philippines thứ 85; Thái Lan thứ 93 và Indonesia thứ 102. Theo Tư Hoàng (TBKTSG)

GDP đầu người Việt Nam mới chỉ bằng Malaysia cách đây 20 năm

TTO - Với vai trò là cơ quan quan trọng tham mưu chiến lược, mọi chính sách sẽ được xây dựng đều vì người dân, hướng tới con người làm trung tâm để không ai bị bỏ lại phía sau.

GDP đầu người Việt Nam mới chỉ bằng Malaysia cách đây 20 năm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết mọi chính sách đều hướng vào con người làm trung tâm - Ảnh: LÊ TIÊN


Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30-1. Buổi chia sẻ có sự tham gia đông đảo của cộng đồng người khiếm thính và người tự kỷ, khuyết tật.

Theo Bộ trưởng, với chủ trương phát triển đất nước thịnh vượng, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, các chính sách đều hướng tới tất cả mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có những người yếu thế để xác lập vị thế bình đẳng, công bằng cho họ được đóng góp cho xã hội.

Ông Dũng nhấn mạnh đến ba trụ cột trong phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Trong các trụ cột đều phải lấy con người làm trung tâm xây dựng phát triển, người dân làm động lực và mục tiêu.

"Mọi chính sách của Chính phủ phải xoay quanh và mang lại hạnh phúc của người dân. Ước mơ nước Việt Nam thịnh vượng cần nắm bắt cơ hội, khơi thông mọi nguồn lực, tìm kiếm động lực và biến thách thức thành cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhìn nhận lại 30 năm đổi mới, ông Dũng cho rằng đất nước đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, đời sống người dân được nâng cao.

Theo đó, với tốc độ tăng GDP bình quân 6,8%/năm, quy mô nền kinh tế tăng gần 39 lần với 245 tỉ USD; GDP bình quân đầu người tăng 27,4 lần với mức 2.587 USD/người.

Song so với một số nước trong khu vực, ông Dũng cho rằng quy mô này vẫn còn khiêm tốn. Đơn cử như Indonesia gấp 4,5 lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 2, Malaysia gấp 1,4 lần; Hàn Quốc gấp 6,8 lần....

Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm.

"Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung", ông Dũng nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh những hạn chế của nền kinh tế như hiệu quả còn thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng suất còn xa với các quốc gia và đặc biệt là nguy cơ tụt hậu còn hiện hữu.

Mặc dù năm nay tăng trưởng kinh tế đạt nhiều thuận lợi, song Bộ trưởng cho rằng giai đoạn tới Việt Nam đứng trước nhiều thách thức từ tác động của kinh tế thế giới. Đó là xung đột thương mại của các nước lớn, tiến bộ của cuộc cách mạng 4.0; độ mở của nền kinh tế...

Trong khi đó, quy mô và sức cạnh tranh nền kinh tế còn chưa cao, thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình.

Do vậy, Bộ trưởng đề nghị cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế cao, liên tục kéo dài. Đặc biệt, cần coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực để phát triển nhanh và phát triển bền vững.

"Cơ hội và thách thức luôn song hành nên biết tận dụng thì thành công. Ví dụ cuộc cách mạng 4.0 nếu không nhạy bén và kịp thời nắm lấy, cơ hội thì khó; hay vấn đề thương mại đầu tư đang có nhiều chuyển dịch, cơ hội mở rộng thị trường, thu hút đầu tư lớn, nếu không tận dụng cơ hội thì khó" - ông Dũng nhìn nhận.


Việt Nam yếu kém tụt hậu do níu giữ mô hình XHCN Xô Viết trong quản trị quốc gia?

Cảnh sát đặc nhiệm trên đường phố của Hà Nội trước Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nguyên nhân cốt lõi gây ra yếu kém, tụt hậu trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam suốt 3 thập kỷ qua là bởi chúng ta chưa thoát khỏi mô hình Xô Viết trong quản trị quốc gia. Đó là nhận định trong bài viết theo chủ đề tập trung vào thể chế kinh tế trên Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" (Tuần Việt Nam, báo Vietnamnet).

Nhân đọc bài viết gồm 3 phần “Việt Nam đã đụng trần để kích thích tư duy, sáng tạo cho phát triển đất nước”, “Việt Nam ở vào tình thế bây giờ hoặc không bao giờ” và “Nhà nước không bao cấp và không tạo rủi ro cho doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Đình Cung và bài “Tụt hậu vòng 2, chúng ta có dám nhìn nhận để vươn lên” của tác giả Nguyễn Quang Thái đăng trên Diễn đàn Vì Việt Nam hùng cường của Tuần Việt Nam/ VietNamNet, tôi muốn bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao với các tác giả.

Ông Phạm Văn Đồng - Sputnik Việt Nam
Ông Phạm Văn Đồng làm gì khiến đại sứ Liên Xô ngạc nhiên?

Đồng thời, tôi cũng muốn nói rõ hơn, bổ sung một số khía cạnh mà tôi cho là quan trọng để góp tiếng nói với hai tác giả. Nhiều vấn đề quan trọng đó tôi ta đã nêu trong các bài viết trước (xem các link kèm trong bài). Bài viết này sẽ tập trung vào việc đổi mới thể chế ở nước ta “vẫn chủ yếu cải biến trong mô hình Xô Viết trước đây hay mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ” mà tác giả Nguyễn Đình Cung nêu ra.

Tụt hậu xa hơn về kinh tế

Trước hết, tôi muốn nêu lại tình trạng tụt hậu của đất nước. Tác giả Nguyễn Đình Cung viết rất đúng, rất chi tiết về “GDP ngày càng suy giảm”. Tuy nhiên, để chứng minh cho nhận định của mình, tác giả mới chủ yếu dừng lại ở tốc độ tăng GDP tăng trưởng thấp (tính bằng phần trăm), nên chưa thấy hết thực trạng nền kinh tế của nước ta.

Còn trong bài của mình, bằng các số liệu cụ thể (tính bằng số tuyệt đối) tác giả Nguyễn Quang Thái khẳng định “chúng ta đã bị tụt hậu và tụt hậu xa hơn trên một số lĩnh vực quan trọng khi tình hình thế giới biến chuyển nhanh”.

Người viết đồng tình với hai tác giả và chỉ bổ sung một ý nhỏ: Mong văn kiện Đại hội XIII tới đây cần nói rõ ràng rằng, Việt Nam đã và đang bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chứ không còn là “nguy cơ” như Đảng đã cảnh báo cách đây ¼ thế kỷ và hệ lụy là chúng ta bị thua thiệt trong cuộc cạnh tranh kinh tế đang diễn ra chóng mặt hiện nay.

CIA - Sputnik Việt Nam
“Chúng ta sẽ cho Liên bang Xô viết một cuộc chiến Việt Nam của họ”

Trên cơ sở đó, cần tìm cho kỳ được nguyên nhân đích thực để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất nhằm nhanh chóng đưa đất nước vượt qua tụt hậu trước khi vươn lên tầm cao hơn.

Một vài quy ước

Trước khi đi vào phần chính, tôi muốn nêu một vài quy ước. Thực chất của đổi mới thể chế là đổi mới đường lối, chính sách phát triển đất nước và đường lối, chính sách quản trị quốc gia. Hiểu đổi mới thể chế theo nghĩa đó thì các nguyên nhân cản trở phát triển đất nước, đẩy đất nước tụt hậu về kinh tế xa hơn so với thế giới và các nước trong khu vực mà hai tác giả đã nêu ra trong các bài viết của mình là khá rõ ở lĩnh vực nào!

Cách đây 30 năm, trong “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” tại Đại hội VII, Đảng đã thừa nhận: “Thực trạng nêu trên (khủng hoảng kinh tế - xã hội – người viết chú thích) chủ yếu …là do chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan … trong cơ chế quản lý kinh tế. Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ trong công tác tổ chức, cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển”.

Gần đây nhất, tại Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII cũng nêu: “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ".

Bức ảnh của phóng viên ảnh Liên Xô Mark Redkin, nhan đề không chính thức là Chúc mừng Chiến thắng, con trai!. Ảnh được chụp mùa xuân năm 1946 tại làng Lapot, tỉnh Saratov – quê hương Nguyên soái Không quân, hai lần Anh hùng Liên Xô Nikolai Skomorokhov. - Sputnik Việt Nam
Những người cha người chồng yêu thương: Tướng lĩnh Liên Xô trong các bức ảnh "tại gia" 

Cần quan niệm “nhà nước pháp quyền”; “kinh tế thị trường”; “dân chủ”; …là những phạm trù kinh tế, xã hội khách quan, mang giá trị phổ quát được con người vận dụng làm “công cụ” trong quá trình điều hành phát triển đất nước. Đó chắc chắn không phải là “mục tiêu” như một số người lầm tưởng. Trong đời thường những người thông minh bao giờ cũng thay đổi “công cụ” nhanh nhất có thể mỗi khi thấy “công cụ” đang sử dụng không còn thích hợp. Nhờ đó họ về đích sớm.

Vài điều bổ sung                       

Tôi đánh giá rất cao việc hai tác giả Nguyễn Đình Cung và Nguyễn Quang Thái không dừng lại việc nêu nguyên nhân yếu kém, tụt hậu là do thể chế chưa được đổi mới một cách chung chung, mà đã bắt đầu đi thẳng vào nguyên nhân cốt lõi là do chậm chạp, không rõ ràng trong đổi mới thể chế chính trị. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Quang Thái nói thẳng trong bài viết của mình: “lý do cơ bản của tình trạng này (tụt hậu) bắt nguồn từ tư duy phát triển, chọn sai mô hình phát triển, thậm chí mô hình đó lạc điệu so thế giới.”

Tôi cũng đồng tình với nội dung do tác giả Nguyễn Đình Cung nêu trong bài viết về “những hòn đá tảng” đã, đang và sẽ còn gây nên sự chậm chạp đối với sự phát triển đất nước. Tôi chỉ bổ sung thêm một vài “hòn đá tảng” nữa, đó là sự xuống cấp "rất nghiêm trọng" của lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái.

Tượng đài hữu nghị quân nhân Nga - Việt - Sputnik Việt Nam
Bài học nào Việt Nam dạy cho các nước CH Liên Xô cũ

Để khôi phục, cho dù là một phần nhỏ vấn nạn về văn hóa, xã hội cũng như các thảm họa môi trường sinh thái do chính chúng ta gây ra thì phải cần một nguồn lực khổng lồ, trong khi nguồn lực tích lũy được lại đang còn rất bé, nguồn lực mới thì chưa nhìn thấy đâu.

Mô hình Xô Viết trong quản trị quốc gia

Tác giả Nguyễn Đình Cung viết, đổi mới thể chế ở nước ta “vẫn chủ yếu cải biến trong mô hình Xô Viết trước đây hay mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ”. Và tác giả Nguyễn Quang Thái bổ sung: “chọn sai mô hình phát triển, thậm chí mô hình đó lạc điệu so thế giới”.

Theo tôi, điều các tác giả vừa “xới” ra trên đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây ra sự yếu kém, sự tụt hậu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Thứ nhất, mô hình Xô Viết một thời gian rất dài được xem “nguyên lý” mà mọi nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin phải tuân thủ, như “Tuyên bố Moscova 1957” khẳng định.

Đảng ta xem đó là “cương lĩnh của chúng ta” nên đã tiến hành “thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và kiến lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất cơ bản”; “cải tạo dần dần nền nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội”; “phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch, hướng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản…”.

Thứ hai, trong 30 năm qua, đúng là chúng ta có “cải biến” mô hình Xô Viết và áp dụng nó vào cuộc sống, mà nhờ đó chúng ta mới có bước phát triển kinh tế - xã hội như ngày nay. Tuy nhiên, đáng lẽ phải cải cách thì chúng ta mới “cải biến”. Và ngay việc “cải biến” chúng ta vẫn còn ngập ngừng, nhiều lúc đi thụt lùi.

Cầu Thăng Long đang bị xuống cấp - Sputnik Việt Nam
Cầu Thăng Long – Hà Nội sẽ được Nga giúp “giải cứu” theo thiết kế của Liên Xô?

Hiến pháp Liên xô năm 1977 ghi: “Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết”. Điều rất đáng bàn ở Liên Xô không hề có văn bản pháp lý nào quy định “lãnh đạo” và “dẫn dắt” xã hội là thế nào? Hệ lụy là ở Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trước đây đã từng tồn tại một hệ thống quản trị quốc gia mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là hệ thống “Hai chính quyền Nhà nước song song tồn tại trong một đất nước thống nhất”. 

Hệ thống chính quyền Đảng theo mô hình Liên Xô là hệ thống cơ quan lãnh đạo Đảng có đầy đủ các cấp, tổ chức chằng chịt theo chiều dọc lẫn chiều ngang, theo cả 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp, tư pháp.

 Hệ thống chính quyền thứ hai là hệ thống chính quyền Nhà nước. Tuy được dân bầu và hình thành theo hệ thống pháp quy, nhưng đây chỉ là hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện các nghị quyết hay chủ trương của đảng như tác giả đã phân tích trong bài Đổi mới quản trị quốc gia để Việt Nam thịnh vượng.

Trên đường phố Sài Gòn trong thời chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Sự thật về nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20

Còn ở Việt Nam, Đại hội lần thứ VII của Đảng cách đây 30 năm đã chỉ ra: “sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan”. Tôi cho rằng việc ghi thêm các cụm từ “xã hội chủ nghĩa” vào các phạm trù kinh tế, chính trị, xã hội khách quan, thông thường, phổ biến trên toàn thế giới, mà tác giả Nguyễn Quang Thái hàm ý là “lạc điệu so thế giới”, là chúng ta chưa khắc phục được những sai lầm mà Đại hội Đảng lần VII đã chỉ ra chứ chưa nói đến việc tiếp tục lún sâu hơn vào các sai lầm đó.

Việc ghi thêm các cụm từ đó là làm sai lệch nội dung vốn có của các phạm trù kinh tế, xã hội khách quan, gây nhiều khó khăn, cản trở trong vận dụng nó làm công cụ trong quản lý kinh tế, xã hội.

Ví dụ thứ nhất: “Kinh tế thị trường” là một phạm trù kinh tế khách quan, nhưng chúng ta lại thêm  cụm từ “xã hội chủ nghĩa”, gây nên cuộc tranh luận 30 năm chưa dứt và cản trở trong vận dụng phạm trù kinh tế khách quan rất quan trọng này vào cuộc sống.

Xin nhắc lại nguyên nhân số 1 gây ra các yếu kém trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 mà Nghị quyết Đại hội XII chỉ rõ: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa […], chưa đủ rõ và còn khác nhau. Vì vây, việc xây dựng thể chế, luật pháp, chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách và trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội nhiều mặt còn lúng túng […], chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển”.

Khách du lịch - Sputnik Việt Nam
Kinh tế vững vàng, Việt Nam có thể cải cách "mạnh tay" hơn

Ví dụ thứ hai, là phạm trù “Nhà nước pháp quyền” của chúng ta cũng xuất phát từ công thức có trong các văn bản chính thức của Liên Xô. Liên Xô cũng chưa hề có văn bản chính thức nào giải thích sự khác nhau giữa “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và “Nhà nước pháp quyền” với tư cách là phạm trù xã hội khách quan ở chỗ nào.

Hệ lụy là ở Liên Xô người ta vận dụng một cách tùy tiện trong xử lý các vấn đề liên quan đến tư pháp. Câu nói cửa miệng của người dân Liên Xô lúc đó là: “Tòa án xử theo luật và theo chỉ đạo của Bí thư”.

Ở nước ta việc xử án chỗ này, chỗ kia cũng không khác… dù Điều 103, Hiến pháp 2013 ghi: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” và Điều 3, Quy định số 47 về những điều đảng viên không được làm ghi: “Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử”.

Các phạm trù kinh tế, xã hội khách quan đang được diễn giải, áp dụng méo mó để lại nhiều hệ lụy không chỉ trong kinh tế mà trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Một vài kiến nghị

Đồng cảm với cách đặt vấn đề của tác giả Nguyễn Đình Cung: Việt Nam ở vào tình thế “bây giờ hoặc không bao giờ”, tôi muốn bổ sung vài kiến nghị đối với Đại hội XIII: Văn kiện Đại hội XIII cần tìm cho được nguyên nhân cốt lõi gây ra sự yếu kém, tụt hậu trong phát triển kinh tế - xã hội chứ không chỉ dừng lại ở những nguyên nhân yếu kém có tính chất trung gian.

Samsung Electronics Co - Sputnik Việt Nam
Thị trường Trung Quốc thu hẹp, kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh

Như trên đã nêu, người viết cho rằng nguyên nhân cốt lõi gây ra yếu kém, tụt hậu trong phát triển kinh tế - xã hội trong 3 thập kỷ qua là do chúng ta chưa thoát khỏi mô hình Xô Viết trong quản trị quốc gia. Nhận sai lầm để sửa như Đại hội VII đã từng làm chỉ đem lại điều tốt lành cho dân, cho nước và cho cả Đảng nữa.

Để khắc phục nguyên nhân nêu trên, tôi cho rằng Đại hội XIII cần có Nghị quyết về cải cách sự lãnh đạo của Đảng. Xin có vài kiến nghị cụ thể.

Thứ nhất, Đại hội XIII cần có Nghị quyết xây dựng luật về đảng. Đây là việc làm bình thường và cần thiết, hoàn toàn giống như Luật Tổ chức Quốc hội; Luật về Chủ tịch nước và Luật Tổ chức Chính phủ.

Sau khi có Luật, chính quyền Đảng sẽ hóa thân vào chính quyền Nhà nước, nên Đảng vẫn giữ được quyền lãnh đạo Nhà và xã hội. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của cả thế giới, tức sau khi một đảng chính trị nào đó thắng cử, Ban lãnh đạo đảng ấy bao giờ cũng nhân danh nhà nước để để thực thi các chức năng quản trị quốc gia.

Khi có Luật về Đảng, quyền lực Nhà nước sẽ được kiểm soát bằng pháp luật, được nhốt vào “lồng” cơ chế, chính sách như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nhắc tới và ai trong chúng ta cũng mong muốn.

Cửa Hàng Made In Vietnam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế

Đương nhiên khi đó, bộ máy quản trị quốc gia sẽ được thu hẹp lại, sẽ giảm được đóng góp của nhân dân để nuôi bộ máy nhưng điều cực kỳ quan trọng là việc quản lý đất nước sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều lần so với hiện nay.

Thứ hai, người viết kiến nghị Đại hội XIII nên có thêm một Nghị quyết nữa về điều chỉnh, sửa ngay những vấn đề liên quan đến quản trị quốc gia. Xin nói rõ hơn một chút về điều này.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa từ “lãnh đạo” là “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện”. Đảng chỉ cần thực hiện đúng việc “lãnh đạo” theo định nghĩa trên thì chúng ta đã có thể khắc phục được vấn nạn kéo dài rất nhiều năm nay.

Đó là sự chồng chéo, lẫn lộn chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và cách làm việc của Đảng và Nhà nước như nhiều Nghị quyết của Đảng đã nhắc tới mà đến nay chưa khắc phục được. Khi đó vô số việc cụ thể có thể được triển khai nhanh như quyết định đầu tư một công trình cụ thể; tăng vốn đầu tư cho một công trình xây dựng cụ thể; quyết định chọn nhà thầu cho việc đầu tư một công trình cụ thể; ký một Hiệp định kinh tế cụ thể với bên ngoài; ban hành một văn bản pháp quy; thông qua kế hoạch và phân bổ ngân sách hàng năm;…

Sáng 27/3/2019, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga D.V.Maturov nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại với Nga

Làm như vậy, chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian, tránh bỏ lở cơ hội và đồng thời, minh bạch hóa được trách nhiệm pháp lý và vật chất của những người ban hành các quyết định.

Đổi mới chính trị “không đồng bộ” và “không đi liền với đổi mới kinh tế” gây ra lực cản đối với đổi mới kinh tế đã được nhắc đến nhiều trong các văn kiện chính thức, ví dụ Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII, chứ chưa kể trên báo chí, nhiều năm qua.

Chỉ hy vọng tại Đại hội XIII tới đây cần nêu những giải pháp cấp bách nhằm khắc phục nguyên nhân  tụt hậu, cản trở đất nước ta tới hùng cường.


“Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” chính nhờ cong ơn Bác theo Nga Tàu mang XHCN soi sáng dân tộc VN  mới được vị trí tụt hậu ngày nay



< iframe ng-non-bindable="" frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1660567779913" name="I0_1660567779913" src="https://apis.google.com/u/0/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&size=medium&hl=vi&origin=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn&url=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn%2Fchinh-tri%2Fnoi-guong-bac%2Fdoi-doi-nho-on-chu-tich-ho-chi-minh-vi-dai-181713.html&gsrc=3p&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fabc-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Dgapi.lb.en.S0MFEB7Jrgw.O%2Fd%3D1%2Frs%3DAHpOoo_rrjPu-arphKs_q6oTtOBLYqL7zQ%2Fm%3D__features__#_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_renderstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh%2Conload&id=I0_1660567779913&_gfid=I0_1660567779913&parent=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn&pfname=&rpctoken=88690024" data-gapiattached="true" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: none; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: inherit; line-height: inherit; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; letter-spacing: 0px; max-width: 100%; position: absolute; top: -10000px; width: 450px;">< /iframe>

(Thanh tra)- Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), hôm nay (18/5), Đoàn Đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương do Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương làm Trưởng Đoàn, đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn Đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Dũng

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn trước những công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam nói chung, với lực lượng Công an nhân dân nói riêng; nguyện phấn đấu đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn.

Tiếp tục bảo vệ, phát triển và quán triệt, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống anh hùng, vẻ vang, xây dựng lực lượng Công an nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng là thanh bảo kiếm của Đảng, lá chắn thép vững vàng trong đấu tranh với các loại tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Cùng ngày, Đoàn Đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ. Ảnh: Tiến Dũng

TT

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8368

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca