Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Phật giáo thời mạt pháp XHCN
15.08.2022

Vạch trần thủ đoạn thao túng tâm lý của các sư thầy quốc doanh
Những thứ cần nói như trên thì nhiều sư sãi ngày nay tuyệt nhiên không nói đến, mà họ dùng địa ngục, dùng nghiệp báo để đe dọa; dùng phước đức để quyến rũ; và dùng chính họ (sư) để quy về. Những thủ đoạn này đang được sử dụng một cách phổ biến, khiến người đi chùa nhận thức sai lạc, sinh tâm lý khiếp nhược, từ đó mà bị dẫn dắt và thao túng.


Thủ đoạn thao túng tâm lý của các sư

Chắc có nhiều người sẽ thấy vô cùng khó hiểu khi chứng kiến một đám đông quỳ lạy và tranh nhau đưa tiền cho một ông sư, gọi đó là cúng dường.

Họ mê tín hay cuồng tín? Không, khoan nói chuyện đó. Họ bị thao túng tâm lý.

Thao túng tâm lý, hiểu nôm na là dùng các biện pháp, thủ đoạn để thay đổi hành vi hoặc nhận thức của người khác, nhằm mang lại lợi ích cho mình. Việc sử dụng các kinh sách nhà Phật rồi giảng giải thiên lệch, làm đối tượng trở nên tin tưởng, lo âu, hoặc sợ hãi, từ đó mà điều khiển họ chính là một ví dụ điển hình cho chiến lược thao túng này.

Kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện là một kinh Đại thừa được truyền bá và thuyết giảng phổ biến bậc nhất trong các chùa chiền hiện nay ở Việt Nam. Kinh này nói gì? Nói về nhân - quả. Trong đó mô tả chi tiết các tội báo khủng khiếp do nghiệp ác gây ra; và đồng thời dạy về cách “giải” những tội báo ấy. Một trong những cách giải linh nghiệm và thù thắng nhất chính là bố thí, cúng dường. Không bàn về tính chân ngụy của bộ kinh, ở đây nói chuyện khác.

Xem kinh dạy thế nào. Ví dụ: “Trong đời sau, như có kẻ thiện nam cùng người thiện nữ nào gặp hình tượng Phật, hình tượng Bồ tát, hình tượng Bích Chi Phật, hình tượng Vua Chuyển Luân mà bố thí cúng dường, thời được vô lượng phước lành, thường sanh ở cõi người, cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu”. Các vị sư thời nay sẽ dựa vào những câu như thế để thuyết, làm cho mọi người không những tin rằng mình đang tự cứu mình khi cúng dường, mà hơn thế, còn nghĩ rằng chính các vị sư ấy đang giúp chúng sinh gieo trồng phước đức vì đã đại lượng mở lòng từ bi sẵn sàng nhận cho chúng sinh!

Tuy nhiên, các vị sư này đã không nói hết, họ chỉ nói một phần nhỏ và giảng giải sai lệch nội hàm. Ví dụ, họ sẽ không nói gì đến mấy chữ “thiện nam, thiện nữ”. Thế nào là thiện nam thiện nữ? Phải trọn vẹn đạo làm người (KHÔNG sát, trộm, tà dâm, say sưa, nói dối), kính thờ cha mẹ, thương yêu mọi người... Nghĩa là để việc cúng dường trở nên có giá trị thì phải tu thân tu tâm cho tốt đã. Đó là ý trong Kinh, nhưng sư sãi tuyệt nhiên không giảng đến.

Họ cũng sẽ lờ đi điều đầu tiên được nói trong kinh Địa Tạng: “Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây mù quáng, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn” mà “mở tâm từ bi lớn, vui vẻ” bố thí thì “được phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho một trăm hằng hà sa chư Phật vậy”. Nghĩa là bố thí cúng dường trước tiên cần phải hướng đến những người nghèo khổ, thiệt thòi trong xã hội.

Họ cũng lờ đi cách thức bố thí cúng dường. Kinh luôn nhắc đi nhắc lại về “cái tâm” khi cho đi. Đó là cái tâm vô tư, không mong, không cầu, tuyệt đối không tơ tưởng đến phước báu hay quả lành gì hết, thì mới có tác dụng.

Họ cũng lờ đi mục đích của việc bố thí cúng dường, đó là hồi hướng. Hồi hướng nghĩa là mỗi khi làm việc gì tốt đẹp thì chỉ luôn nghĩ đến người khác, vì người khác mà làm, vì những điều cao cả mà làm; không màng danh lợi cho bản thân. Tức, bố thí là một cách để gột rửa thân tâm, thoát ra khỏi lòng tham, từ đó mà tự tại an vui.

Họ cũng lờ hẳn đi rằng chỉ có cúng dường cho Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác – tức những bậc đức hạnh và có đạo lực sâu dày thì mới mang lại ý nghĩa. Điều ấy cũng có nghĩa là mang tiền đi cúng cho những kẻ hư hỏng, đốn mạt là ngu si và đang tạo tội chứ không ích lợi gì.

Thái HạoDanlambao

Sư "hổ mang" dắt gái về phòng, giết người, làm thiếu nữ có thai

< iframe ng-non-bindable="" frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1660606929986" name="I0_1660606929986" src="https://apis.google.com/u/0/se/0/_/+1/fastbutton?usegapi=1&size=medium&hl=vi&origin=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn&url=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn%2Fphap-luat%2Fan-ninh-trat-tu%2FSu-ho-mang-dat-gai-ve-phong-giet-nguoi-lam-thieu-nu-co-thai-107430.html&gsrc=3p&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fabc-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Dgapi.lb.en.S0MFEB7Jrgw.O%2Fd%3D1%2Frs%3DAHpOoo_rrjPu-arphKs_q6oTtOBLYqL7zQ%2Fm%3D__features__#_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_renderstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh%2Conload&id=I0_1660606929986&_gfid=I0_1660606929986&parent=https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn&pfname=&rpctoken=26432280" data-gapiattached="true" style="box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: none; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; font-stretch: inherit; font-size: inherit; line-height: inherit; vertical-align: baseline; background: 0px 0px; letter-spacing: 0px; max-width: 100%; position: absolute; top: -10000px; width: 450px;">< /iframe>

Dưới bóng cà sa, trong cõi ta bà – vốn là chốn linh thiêng của Phật pháp. Nhưng không ít vị ‘sư hổ mang’ đã làm nhơ nhốc cõi Phật khi dắt gái về phòng, giết người chôn xác, trụy lạc sa hoa, làm thiếu nữ 16 có bầu...


Cô gái  bán bia qua đêm trong phòng sư trụ trì

Sự việc xảy ra vào tối 24/7/2016, tại chùa An Mô (thôn An Mô, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị),người dân địa phương  phát hiện cô gái tiếp viên của một hãng bia vào phòng ngủ của  Đại đức Thích Nguyện Đạo (thế danh Võ Trần Ngọc Tấn, 30 tuổi, nguyên quán thôn Võ Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) – trụ trì nhà chùa

Nghi ngờ giữa vị trụ trì và người phụ nữ trẻ có mối quan hệ không bình thường, người dân đã tập trung đến chùa yêu cầu nhà sư mở cửa phòng để kiểm tra.

Tuy nhiên, Đại đức Thích Nguyện Đạo khẳng định không hề có cô gái nào trong chùa. Sư tắt điện, đóng hết cửa, yêu cầu người dân ra về để sáng mai thầy tụng kinh sớm. Công an địa phương phải có mặt tại chùa để đảm bảo an ninh, trật tự.

Sáng hôm sau, hàng trăm người dân đã tập trung tới chùa, các ngành chức năng địa phương có mặt cùng sự chứng kiến của đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị. Lúc này người phụ nữ trẻ mới ra trình diện và được đưa về trụ sở trước vòng vây của người dân.

Tại cơ quan công an, cô gái khai tìm đến chùa sau đó nói mệt nên xin ở lại. Hai người cũng đã khai nhận có nằm trên giường nắm tay nhau, được một lúc thì bị người dân phát hiện và gọi cửa nên cô gái phải trốn. Thầy Đạo cũng cho biết chỉ nắm tay chứ không “ôm ấp” gì”.

Hàng trăm người dân đã tập trung tới chùa, vây bắt cô gái qua đêm trong phòng sư trụ trì

Thầy tu giết người tình, chôn xác trong chùa

Vốn là một thầy tu nhưng Kim So Phia (SN 1989, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) lại để bản thân vướng vào chuyện ái tình nam nữ, để rồi phải mang trên mình bản án tù chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Kim So Phia quen biết với nạn nhân khi đang theo học lớp bổ túc văn hóa tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Trà Vinh. Mối tình giữa thầy tu và cô gái kéo dài được vài tháng thì Phia có ý định dừng lại mục đích là do Phia muốn chuyên tâm vào việc tu hành, không muốn chuyện tư tình cá nhân ảnh hưởng đến việc tĩnh tu và rèn luyện bản thân. 

Nhưng thực chất là trong thời gian qua lại với Phia thì Ngân đã chót mang trong mình cốt nhục của người tình. Trái lại, Phia lại tỏ ra lanh nhạt với Ngân nên cô gái nghi ngờ Phia “có mới nới cũ”. Vì vậy, khi thấy Phia có ý định trốn tránh trách nhiệm cô gái nhiều lần tìm lên chùa để gặp người yêu nhằm làm rõ trắng đen.

Trong một lần cô gái vào chùa nói chuyện với người yêu, giữa 2 người đã xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Trong cơn cuồng nộ, Phia đã dùng tay siết cổ người yêu cho đến khi cô gái tắt thở mới thôi.

Sau khi gây án, phát hiện Ngân đã tắt thở, Phia vô cùng hoảng hốt nên đã tìm cách chôn xác Ngân ngay tại trong ngôi chùa. Để xóa dấu vết hòng lấp liếm cho hành động phạm tội của mình, Phia đã lấy điện thoại di động, túi xách và xe máy của nạn nhân mang xuống phòng trọ của 1 người bạn gái tại xã Thanh Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) để cất giấu. Tiền trong túi xách của nạn nhân Phia dùng tiêu xài, còn xe máy thì tìm nơi tiêu thụ nhưng chưa bán được.

Đến ngày, 17/10/2013, Phia đã đến cơ quan công an để đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Mối tình ngang trái giữa thầy tu và cô gái cuồng yêu đã kết thúc bằng máu và nước mắt của người thân, gia đình nạn nhân cũng như của chính bản thân, gia đình hung thủ.

Hung thủ Kim So Phia (trái) và nạn nhân Ngân.

"Sư thầy" đưa "con gái nuôi" vào nhà nghỉ, khiến thiếu nữ 16 mang bầu

Phạm Viết Ty (36 tuổi, trú tại Tam Anh, Núi Thành, Quảng Nam) xuất gia tại chùa Phổ Quang tỉnh Quảng Nam, sau vài năm thì Ty lại bỏ chùa vào Đồng Nai và được thầy Thích Hạnh Tâm trụ trì chùa Liên Hoa (xã Suối Nho, huyện Định Quán, Đồng Nai) nhận làm đệ tử mang pháp danh là Thích Nhuận Tiến.

Vì nhiều sai phạm trong giới luật, năm 2007, Ty bị giáo hội Phật giáo Đồng Nai tước tăng tịch và khai trừ ra khỏi hội. Song Ty lại giấu kín chuyện này, vẫn đứng giảng đạo pháp, xưng thầy với các Phật tử và gọi những Phật tử lớn tuổi bằng con.

Tháng 8/2012, Ty đã dở trò đồi bại khi lừa gạt thiếu nữ, đồng thời là con gái nuôi tên Lê Thị Ánh H, 16 tuổi (ngụ tại ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Ty đã đưa ‘con gái nuôi’  vào nhà nghỉ sau đó ép buộc quan hệ tình dục khiến H có thai, rồi buộc H phá thai khi H mới vừa 16 tuổi.

Chưa dừng lại ở đó Ty còn dọa nạt, ép buộc H. phải quan hệ với mình thêm nhiều lần khác. Quá sức chịu đựng, H đã tố cáo hành vi đồi bại của Ty với chị gái và mẹ mình.

Vào tháng 10/2012, Ty bị cơ quan công an huyện Tân Phú - Đồng Nai bắt giữ và điều tra. Tại cơ quan công an, Ty không thành khẩn khai báo nhưng bằng những bằng chứng không thể chối cãi, Tỵ đã phải cúi đầu nhận tội trước cơ quan pháp luật.

Trụ trì treo hình thiếu nữ "mát mẻ" trong phòng tắm

Tự đúc tượng mình để thờ, chửi bới hành hung phụ nữ, đó là những tố cáo của phật tử chùa Chân Long (Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội) – đối với vị sư trụ trì Thích Minh Phượng,

Phòng PA-88 Công an Thành phố Hà Nội, các phòng chuyên môn thuộc huyện và UBND xã Chàng Sơn  đã vào cuộc điều tra sự  những hành vi có dấu hiệu sai phạm sư Thích Minh Phượng . Kết qua điều tra ban đầu cho thấy sư Thích Minh Phượng đã mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thời gian làm trụ trì chùa Chàng Sơn.

Cụ thể, sư Thích Minh Phượng đã tự ý đưa tượng mới vào chùa, đưa tượng cổ ra khỏi chùa và xây dựng các hạng mục nhà vệ sinh sát bên cạnh tòa tiền đường, chặt cây cổ thụ để xây gara ô tô cạnh cổng phụ…

Trước đó, đầu tháng 11/2013, người dân xung quanh chùa Chân Long, thuộc xã Chàng Sơn đã phẫn nộ trước cách sống trụy lạc và tự ý đúc tượng mới đưa vào chùa, thay thế hàng loạt  tượng cổ... của sư Thích Minh Phượng.

Theo thông tin mà chính quyền địa phương phản ánh, sư Phượng còn tự ý thay đổi gần 30 pho tượng có niên đại lâu năm trong chùa mà đem đi đâu không rõ.

Không những thế, sư Phượng còn treo cả hình ảnh người phụ nữ ăn mặc hở hang trong nhà tắm ngay trong chùa. Trong phòng khách, sư Phượng còn sắm bộ bàn ghế bằng gỗ có giá 150 triệu đồng. Tại phòng riêng của sư Phượng còn đầy rẫy những vỏ chai bia…


Trụ trì chùa Ba Vàng, người bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh


Thích Trúc Thái Minh trong buổi “live stream” tối 21-3-2019 (ảnh chụp màn hình)Năm 2019, việc sư Thái Minh “Thỉnh oan gia trái chủ”, đã bị Тhíсh Nhật Тừ phê phán là“chùa Ba Vàng là đánh tráo khái niệm, lừa đảo có tổ chức, là nấp dưới tấm bình phong là ngôi chùa lớn, vị trụ trì chùa Ba Vàng đã khiến dân chúng sợ hãi, tin theo tà đạo đi ngược triết lý nhà Phật”.

  • Vì vậy sư Thái Minh bị lột hết chức vụ trong GHPGVN. Nhưng chức trụ trì thì không hề hấn gì. Vì sư Thái Minh huy động nguồn vốn khoảng 500 tỷ đồng này từ các cổ đông. Mà những cổ đông ấy là các đồng chí trên… thiên đình.

    Thích Nhật Từ cho rằng vụ việc ở chùa Ba Vàng “là sự lừa đảo tinh vi, có tổ chức. Vụ việc khiến người dân lung lay, mất niềm tin vào Phật giáo”(1).

    Vì sao việc buôn thần bán thánh và thu tiền cúng dường thì sư nào cũng làm, kể cả Thích Nhật Từ. Nhưng vì sao sư Từ phản ứng gay gắt và phê bình sư Thái Minh nặng nề như vậy?

    Trong khi sư Từ với hàng đống chức vụ trong GHPG quốc doanh, và có hàng đống giải thưởng, từng đi sang Lào tổ chức cúng dường tại cố đô Luang Prabang, từng nhận tiền cúng dường của hàng trăm Phật tử đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc v.v... Sư Từ còn trụ trì hàng chục ngôi chùa tại VN, kể cả vươn cánh tay ra hàng ngàn cây số, ra trụ trì chùa Tượng Sơn ở xã Sơn Giang, Hương Sơn (Hà Tĩnh), và mới xây xong ngôi chùa Giác Ngộ rộng 15ha tại huyện Đất Đỏ (BRVT), để mong chị Võ Thị Sáu phù hộ độ trì cho người cúng dường ngày càng nhiều. Sư Từ không ngừng gào thét khán cổ kêu gọi cúng dường ở tất cả các chùa, kể cả việc bảo kê cho “thần y lang băm” lừa đảo hút máu dân nghèo Võ Hoàng Yên, rằng Võ Hoàng Yên chữa được người câm điếc bẩn sinh nói được là có thật, mà chính sư Từ chứng giám.v.v... Thì cũng chỉ là cách bán lẻ tâm linh mà thôi, thu nhập cũng không thấm tháp gì so vớ sư Thái Minh.

    Còn với những việc làm ở chùa Ba Vàng chỉ ngồi một nơi, khai thác sự mê muội của quần chúng, móc túi những người người buôn gánh bán bưng nghèo khó. Ăn cướp nào cũng đáng tội nhưng ăn cướp từ những người sống trong tuyệt vọng, trông chờ vào phép lạ không bao giờ đến là một đại tội giết người gián tiếp.

    Họ lý giải rằng “Mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được bởi oan hồn gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải "trả nợ" cho vong từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa, mà đã thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

    Hoặc sư Thái Minh chỉ đổ vài giọt mồ hôi và chịu khó đi chân trần trong một buổi, đã thu hàng tỷ đồng.

    Đó là cách bán sỉ tâm linh. Vậy thì làm sao sư Từ là người bán lẻ lại bằng sư Thái Minh là người bán sỉ được? Làm sao sư Từ có thể ngồi yên cho được chứ?

    Nhất là sau khi bị lột hết chức vụ, sư Thái Minh bèn ra khỏi GHPGVN, trở thành một doanh nghiệp buôn thần bán thánh và kinh doanh mê tín dị đoan, đồng thời đưa ảnh CT HCM và Đại tướng Giáp vào thờ trong chùa, vì vậy mà được tiếp lãnh đạo mỗi năm, thì càng thôi thúc sư Từ cần phải đánh mạnh hơn, để loại bỏ những kẻ dám chui ra cái rọ PGVN là không chấp nhận được.

    Có tin nói rằng, sư Từ đang cùng các con nhang đệ tử và nhóm truyền thông trong “Công ty TNHH Đạo Phật Ngày Nay”, do sư Từ làm CEO, để tấn công sư Thái Minh.

    Cũng có tin sư Từ sẽ kiện sư Thái Minh và quyết bỏ tù sư Minh như đã từng bỏ tù cụ Lê Tùng Vân của Tịnh Thất Bồng lại vừa qua.

    Vì sư Từ cho rằng “dưới tấm bình phong là ngôi chùa lớn, vị trụ trì chùa Ba Vàng đánh tráo khái niệm, lừa đảo có tổ chức”.

    Có kẻ can rằng: “Bạch hai thầy, một bên là khỉ, một bên chuột chù. Cũng kẻ tám Lạng người nửa cân thôi, ăn thua đủ làm đeo gì. Hai phái Nam Tông, Bắc Tông nước sông không phạm nước giếng. Các bên nên bắt tay hoà giải hoà bình, tránh leo thang căng thẳng ảnh hưởng đến ổn định tình hình Phật giáo Đông Lào nói chung. Gây bất ổn đại cục GHPG Việt Nam nói riêng”.

    Rằng: “Tất cả chỉ là những trò bịp bợm để làm tiền trong một xã hội nhiễu nhương loạn lạc. Những kẻ dung mạo đầy sang trọng như các sư cũng sẵn sàng phun nọc độc vào nhau chỉ vì tiền hay sao?”.

    Ông Nguyễn Sinh Sự có thơ rằng:

    “Giác Ngộ đại chiến Ba Vàng/Sư Từ định cướp khách hàng sơ Minh

    Ác tăng đấu với Bẩn tăng/Cả hai thằng đấu dân căng mắt nhìn”

    Chưa biết cuộc đấu của hai đồng chí thích làm tiền này sẽ có kết quả ra sao, có đồng chí nào bị lột lon hoặc hạ quân hàm gì không, hạ hồi phân giải.

    Chú thích:



    Hương Khê

Đại đức Thích Trúc Thái Minh tiếp tục trụ trì chùa Ba Vàng

RFA
2019.07.14
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
thichtructhaiminhĐại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh
Courtesy of FB Chùa Ba Vàng

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì Chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh - vừa bị Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam hôm 12/7 quyết định chính thức bãi nhiệm tất cả các chức vụ trong giáo hội. Tuy nhiên ông vẫn được làm trụ trì Chùa Ba Vàng, nơi đã từng tổ chức những lễ thỉnh oan gia trái chủ thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm gây tranh cãi. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 14/7.

Các chức vụ bị bãi nhiệm của ông Thích Trúc Thái Minh bao gồm: Uỷ viên dự khuyết Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu, Uỷ viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Những lễ thỉnh oan gia trái chủ ở Chùa Ba Vàng đã bị báo chí trong nước đưa tin dồn dập hồi tháng 3 năm nay, gây bức xúc trong dư luận. Ngày 21/3, Giáo hội Phật giáo VN đề nghị địa phương phải chấn chỉnh việc thuyết giảng “vong báo oán tại chùa Ba Vàng”. Thành phố Uông Bí sau đó yêu cầu rụ trì chùa Ba Vàng phải chấm dứt hoạt động “thỉnh vong”, cúng “oan gia trái chủ”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh vào lúc đó đã có buổi nói chuyện với đông đảo phật tử được phát trực tiếp trên Facebook, khẳng định vong đi theo con người để báo thù, gây bệnh tật, bất hoà… và vì vậy mà phải có pháp thỉnh oan gia trái chủ. Các phật tử tham gia những lễ như vậy phải đóng tiền làm lễ. Nhà chùa nói việc đóng tiền không phải là yêu cầu của chùa mà là theo đề nghị của vong. Ông cũng nói báo chí đã vu khống nhà chùa.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hôm 26/3 đã kết luận đại đức Thích Trúc Thái Minh vi phạm Hiến chương Giáo hội.

Bà Phạm Thị yến, phật tử chùa Ba Vàng, người được cho là tham gia tích cực vào việc tuyên truyền cho các lễ thỉnh vong ở chùa bị Uỷ ban Nhân dân thành phố Uông Bí xử lý hành chính vì vi phạm nếp sống văn hoá với mức phạt là 5 triệu đồng.

Theo truyền thông trong nước, vụ việc đã khiến đại đức Thích Trúc Thái Minh và đại diện Tăng chúng chùa Ba Vàng phải thành tâm hành lễ sám hối trước Chư Tôn Đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, phát nguyện hành lễ sám hối theo sự giáo giới của Thượng toạ Thích Thanh Quyết, cầu thỉnh sự giám sát và chứng minh của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói phải chấn chỉnh chùa Ba Vàng sau vụ lễ cúng dường nhận tiền

2022.08.19
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Sư thầy Thích Trúc Thái Minh đi khất thực trong lễ cúng dường ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh hôm 7/8/2022
 Facebook Chùa Ba Vàng

Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới đây vừa lên tiếng xác định lễ cúng dường nhận tiền từ phật tử của sư thầy Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh - là chưa chuẩn và Ban Tăng sự cần phải có sự chấn chỉnh đối với chùa này.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 19/8 trích lời Hoà thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội - rằng, video cúng dường tại chùa Ba Vàng "không được chuẩn chỉ" đối với pháp khất thực trong Phật giáo.

"Khất thực như chùa Ba Vàng là theo Phật giáo Nam Tông. Tuy nhiên, theo Nam Tông thì người dân cúng dường chủ yếu là vật thực, còn tịnh tài (tiền) hầu như ít khi cúng. Ở Ba Vàng nhận cái đó, rồi cả hoa. Nói tóm lại, việc đó không chuẩn chỉ theo tinh thần Phật giáo” - Hoà thượng Thích Gia Quang nói.

Trước đó, nhân ngày lễ Vu Lan hôm 7/8, chùa Ba Vàng đã tổ chức lễ cúng dường. Các hình ảnh và video được chùa này đưa lên mạng và sau được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy sư thầy Thích Trúc Thái Minh đi khất thực, nhận tiền và hoa từ các phật từ trong khi các phật tử quỳ lậy rất cung kính.

Video đã gây ra những phản ứng trái chiều. Đã có những bình luận cho rằng việc một nhà sư nhận tiền như vậy không khác gì đi kinh doanh kiếm tiền, lợi dụng niềm tin tín ngưỡng của phật tử. Cũng có ý kiến ủng hộ hoạt động này của chùa Ba Vàng.

Đoạn video sau đó đã bị cơ quan chức năng Thành phố Uông Bí đề nghị lấy xuống. Lý do vì video đó có thể gây ảnh hưởng không tốt.

Đỉnh điểm trước khi Giáo hội Phật giáo của Nhà nước chính thức lên tiếng là bình luận và phản hồi giữa Thượng toạ Thích Nhật Từ và sư thầy Trích Trúc Thái Minh. Ông Thích Nhật Từ - trụ trì chùa Giác Ngộ ở TPHCM đồng thời là Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - nói với báo chí rằng những điều mà chùa Ba Vàng làm trong lễ cúng dường là “chưa phù hợp văn hóa được Đức Phật quy định cho người xuất gia.”

Ông Thích Trúc Thái Minh sau đó đã có phản bác trên trang Facebook cá nhân rằng: “Thượng toạ Thích Nhật Từ nên nhìn lại mình trước khi phê phán chùa Ba Vàng.”

Nghệ thuật làm tiền kiểu mới của chùa Ba Vàng

< A >

Hương Khê (Danlambao) - Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, có bài giảng trên trang Chuabavang.com, đại ý rằng: “Ai hứa cúng cho sư mà sau đó không cúng thì kiếp sau buôn bán toàn thua lỗ. Ai hứa cúng cho sư mà sau đó cúng thì kiếp sau buôn bán có lãi. Còn ai hứa cúng cho sư một mà sau đó cúng nhiều hơn thì kiếp sau buôn bán lãi lớn”.

Thế là trong dịp lễ Vu Lan vừa qua, bà con dâng cúng tiền cho sư ào ào. Kể cả những cụ già chắp tay cung kính, em nhỏ thì quỳ mọp dưới chân sư.

Chưa biết kiếp sau kinh doanh lời lãi thế nào, nhưng trước mắt là sư Thích Trúc Thái Minh lãi to thì ai cũng thấy, vì người ta đua nhau cúng tiền.


Điều lạ lùng là: Thứ nhất là ngoài cái bình bát đựng tiền, còn có hai túi vải hai bên, có lẽ là khi tiền đầy bình thì sẽ đựng vào hai túi này?

Hai là khất thực là truyền thống của Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa) của miền Nam. Còn Thích Trúc Thái Minh của chùa Ba Vàng(Quảng Ninh) thuộc Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) của miền Bắc, không có truyền thống khất thực. Theo giáo lý Phật giáo: “Khất thực” là chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền. Vậy mà sư Thích Trúc Thái Minh đã đưa khất thực vào thực hành để kiếm tiền trong dịp lễ Vu Lan vừa qua, là một sáng kiến vĩ đại, một cách kiếm tiền được nâng lên một tầm cao mới. Thế mới tài.

Thứ ba là khi bà con bá tánh dâng cúng hoa và tiền, thì sư nhường hoa cho đệ tử nhận, còn đôi tay của sư nhanh thoăn thắt, liên tục quơ tay hái tiền từ các tín đồ, cho tiền cho vào túi, còn nhanh hơn cả CSGT làm luật người đi đường, miệng sư cười toe toét.(1).

Bên cạnh việc đi khất thực để nhận tiền của bà con, thì chùa Ba Vàng còn quảng cáo quyển sách “Kinh doanh thành công” của ông ta. Quyển sách đó viết về kinh nghiệm kinh doanh như thế nào?

Trên trang nhungnho.vn giới thiệu sách Kinh doanh thành công của Thích Trúc Thái Minh như sau:

“Có một sự thật mà ít người biết rằng sự thành công hay thất bại trong kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với phước báu của mỗi người đã tích lũy được. Với mong muốn giúp quý vị độc giả hiểu rõ hơn về sợi dây liên kết giữa việc kinh doanh thành công và phước báu có được từ những việc làm thiện lành trong quá khứ, Chùa Ba Vàng xin gửi tới quý vị cuốn sách có tựa đề “KINH DOANH THÀNH CÔNG” được biên tập từ bài giảng Pháp của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh”...

Mà muốn có phước báu thì phải cúng cho sư thật nhiều.

Mọi người còn nhớ: Năm 2019, Báo Lao Động có loạt bài "lật mặt" tổ chức bịp bợm, lừa đảo và tuyên truyền mê tín dị đoan, trắng trợn cướp đoạt tiền của dân thông qua hình thức "thỉnh vong, trục vong" tại chùa Ba Vàng.

Những hoạt động mê tín dị đoan,buôn thần bán thánh, thu tiền bất chính như “cúng oan gia trái chủ”, “gọi vong”, “trục vong”… phát triển rầm rộ tại chùa Ba Vàng, mỗi năm thu hàng trăm tỷ đồng.

Bài báo có sức công phá mạnh nhất của Báo Lao Động là bài: “Gọi vong ở chùa Ba Vàng: Những cuộc ngã giá trong "căn phòng cuối".

Theo đó: "Vong" lên nhập vào người của nhà chùa, mặt đỏ phừng phừng, chửi bới ầm ĩ, rồi nhảy lên tát túi bụi. Người thỉnh sợ quá khóc, "vong" dịu đi bảo đóng tiền giải oán sẽ tha cho... Người ít thì vài triệu, nhiều thì vài chục triệu.

Thậm chí có người bị "vong" đòi 2 tỉ, và “vong” cũng biết “cò kè bớt một thêm hai”(2).

Đặc biệt là vào tối 21/3/2019, trụ trì chùa Ba Vàng khẳng định pháp thỉnh "oan gia trái chủ" là chính pháp… những gia đình nghèo khó càng phải nên cúng dường để có thể thoát nghèo”.


Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/3/2019 có bài: “Kiếm tiền như Chùa Ba Vàng bất chấp giáo lý, đạo lý”.

Theo đó: “Một giáo sư có nhiều năm nghiên cứu tôn giáo khẳng định: chuyện chùa Ba Vàng 'nổi sóng' truyền thông mấy ngày nay chẳng qua là 'hớ hênh nên bị lộ', còn nhiều chùa khác cũng thực hành cúng bái mê tín để trục lợi. Chuyện tuyên truyền mê tín dị đoan, tổ chức cầu cúng để trục lợi chắc chắn không chỉ riêng ở chùa Ba Vàng. Chùa này chỉ là trường hợp bị túm được để làm ví dụ thôi, họ cũng đã làm việc này rầm rầm suốt mấy năm rồi thì đến ngày bị lộ thôi"(3).
Phải khẳng định rằng, không nghề gì đưa về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho bằng nghề “buôn thần bán thánh”, kinh doanh về lĩnh vực tâm linh dựa trên sự nhẹ dạ cả tin và u mê của một số người. Đây là “mỏ vàng” bất tận cho nhóm lợi ích khai thác..

Việc chùa Ba Vàng hành nghề mê tín dị đoan, thu lợi bất chính từ hình thức “cúng oan gia trái chủ”, “trục vong” đã có từ lâu. Những lúc cao điểm mỗi ngày có hàng mấy ngàn người đến “tác nghiệp”. Sư nói thu tiền cho vong, còn vong nào tiêu thì sư nhất định không nói.


Vậy mà Dương Quốc Chính cho rằng “Thích Trúc Thái Minh là Thạc sĩ kinh tế, từng dạy ĐH Kinh tế Quốc dân. Anh Minh chùa Ba Vàng mà gọi vốn được mấy trăm tỉ là 1 tài năng kiệt suất”...

Tác giả Chu Hồng Quý phản biện như sau: “Anh Thái Minh chưa phải là thạc sỹ như Dương Quốc Chính nhầm, cũng chưa phải là giảng viên. Anh Hiếu(tên thật của Thái Minh) mới là sinh viên vừa tốt nghiệp, ở lại trường làm giáo viên, chưa qua tập sự. Việc Ba Vàng kêu gọi cúng dường được nhiều là toàn những con nhang cỡ bự, là những tứ trụ và bộ trưởng như Trần Đức Lương, bộ trưởng Trần Đại Quang, Phạm Thế Duyệt, Đỗ Mười... Thái Minh không chỉ bị vụ "Oan gia trái chủ" mà trước đó cũng đã bị 2 vụ khác. Vì thế mà tuy đã quá 25 tuổi hạ vẫn không được tấn phong thượng tọa. Hiện nay thầy Thái Minh vẫn chỉ là đại đức”. Sau khi bị vạch mặt, chủ thớt DQC xóa bài.

Cuối cùng thì mọi người cũng hiểu ra rằng, cái gọi là “Kinh doanh thành công” của sư Thích Trúc Thái Minh không gì khác là là mỵ dân để tiếp tục cúng tiền cho sư.

Với tâm lý mong kiếp sau buôn bán lãi to thì kiếp này cúng cho sư càng nhiều càng tốt. Quá tuyệt zời phải không quý zị?

Chú thích:





Hương Khê

Hàng loạt động tác của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ Nội vụ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh, chính quyền thành phố Uông Bí, công an thành phố Uông Bí và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không đủ để dập ngọn lửa phẫn nộ của công chúng về các họat động liên quan tới chùa Ba Vàng và Đại đức Thích Trúc Thái Minh,…

Trên mạng xã hội, bên cạnh những chỉ trích về chuyện “gọi vong, cúng oan gia trái chủ” đã xuất hiện tố cáo của một số Phật tử. Chẳng hạn Trương Nam Thi – người có bà mẹ tham gia tu tập với Đại đức Thích Trúc Thái Minh, phục vụ tại chùa Ba Vàng trong mười năm qua - kêu gọi nhà sư này hãy phóng thích mẹ của mình.

Sau một thời gian dài làm công quả tại chùa Ba Vàng, mẹ Trương Nam Thi bị đột quỵ và điều duy nhất mà nhà sư chuyên “cắt vong, giải hạn, trừ tà” để loại bỏ tất cả bất đắc ý, rủi ro, bệnh tật trong cõi nhân sinh đã làm là đưa bà vào am, nằm uống nước, chờ lúc về miền cực lạc...

Trương Nam Thi và anh chị em của mình vừa đau đớn, vừa phẫn nộ vì bất lực, không thể cứu mẹ của họ ra khỏi sự mù lòa về nhận thức, giờ đã hóa thành u mê. Thi cảnh báo, những gì mà trụ trì chùa Ba Vàng đã làm chỉ khiến chúng sinh luẩn quẩn trong sợ hãi, rồi phát rồ, cuống cuồng trong đảo điên mà thôi (1).

Tương tự, Đặng Như Quỳnh đưa lên facebook một phiếu đăng ký “Thỉnh hương linh oan gia trái chủ” của Phật tử tên Trần Quốc Hường. Ông Hường – người đau từ đầu đến chân, tê một bên tay – được chùa Ba Vàng “chẩn đoán” là do… 15 kiếp trước, khi làm quan huyện, “Tín chủ” Trần Quốc Hường ra lệnh, xử chém một thanh niên 23 tuổi.

Phải đến bây giờ, thanh niên 23 tuổi bị chém vì ăn trộm, hiếp dâm mới thành “hương linh” để báo oán do… oan. Ông Hường mới bị báo ứng do từng… nhận hối lộ, giết sai người, được hướng dẫn giải nạn bằng cách nộp 950 triệu “cúng dường không nương tựa Đại tăng”, cùng với 29 triệu khác để “cúng dường nương tựa Đại tăng, tu tập, bố thí” (2).

Cũng phải đến bây giờ, sau khi clip thuyết giảng, cô gái – nạn nhân một vụ cướp, hiếp, giết xảy ra cách nay hai tháng ở tỉnh Điện Biên – uổng mạng không phải do cái ác sinh sôi, nảy nở, mà vì phải trả “nghiệp” trong tiền kiếp (sát hại chúng sinh dã man, xâm hại trinh tiết người khác), được phát tán, công chúng mới sôi sùng sục.

Những lý giải kèm khuyến dụ kiểu như: Đau xương khớp là do bốn kiếp trước hay giết mèo nên kiếp này bị vong mèo báo oán cần tu tập 49 ngày, kèm nộp ba triệu tiền công đức. Bị ung thư vú là vì 42 kiếp trước không chăm sóc em gái và làm nhiều điều ác như cướp đất nên giờ phải gánh, muốn khỏi ung thư vú phải nộp 7,1 triệu giải vong. Rồi kinh doanh ế ẩm vì 36 kiếp trước tạo ác nghiệp, nay vong phá, muốn suông sẻ phải cúng dường 6,8 triệu đồng… làm thiên hạ, đặc biệt là nhiều Phật tử sững sờ (3)!

Không chỉ có thường dân khẳng định Phật giáo không phải là như thế, trên facebook dường như của một nhà sư có pháp danh là Thích Nhật Từ, lặp đi, lặp lại lời kêu gọi “chung tay dẹp tan ‘tà pháp thỉnh oan gia trái chủ’ của thày Thích Trúc Thái Minh, không để đạo Phật bị vạ lây bởi sự truyền bá mê tín ‘vong báo oán của chùa Ba Vàng” (4).

Qua hệ thống truyền thông chính thức, Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, phân trần rằng, tổ chức này từng yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt truyền bá “vong báo oán”. Kể cả gửi văn bản cho Tỉnh uỷ Quảng Ninh và chính quyền thành phố Uông Bí đề nghị xử lý ngay việc truyền bá “vong báo oán” (5).

Đại đức Thích Đạo Hiển nói thêm, trụ trì chùa Ba Vàng đã từng quỳ trước Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh) sám hối nhiều lần nhưng rồi đâu lại vào đấy, lại phát sinh chuyện khác. Nếu hôm nay, giải quyết không tốt, ngày mai sẽ phải chạy theo xử lý việc khác của trụ trì chùa Ba Vàng.

Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh than rằng, cứ vài ngày, trụ trì chùa Ba Vàng lại nghĩ ra một cách khác người, ông không rõ đó có phải là cách thu hút tín đồ, quần chúng hay không... Đồng thời nhấn mạnh, mong muốn “xử lý triệt để” vấn đề chùa Ba Vàng không phải do Ban Trị sự ganh tị hay nội bộ mất đoàn kết (6).

Có một điểm đáng chú ý là dù khẳng định “gọi vong, thu tiền” trái với giáo lý đạo Phật nhưng đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh không xem đó là chuyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại đức Thích Đạo Hiển xem đây là trách nhệm của… nhà nước, cần lấy pháp luật của nhà nước làm chuẩn mực trong… xử lý!

Chẳng lẽ tại Việt Nam, cả chùa lẫn tăng không phải của Phật mà là của… nhà nước? Cũng có thể. Nếu chùa lẫn tăng không phải của nhà nước thì làm sao trụ trì chùa Ba Vàng có thể phá hàng chục ngàn mét vuông đất rừng biến công thổ thành nơi tọa lạc của chùa Ba Vàng, một đại tự trên núi “có chính điện lớn nhất Đông Dương” (7).

Nếu Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thực thể thực sự độc lập, nâng đỡ - giám sát nhau về việc thực thi giáo luật, truyền bá Phật pháp theo đúng tinh thần Phật giáo chắc trụ trì chùa Ba Vàng không dám thách thức Giáo hội tới mức đã được hàng giáo phẩm ở cấp cao hơn khuyến cáo nhưng vẫn tổ chức tiếp tục tán phát rộng rãi quan điểm: Thu tiền cúng oan gia trái chủ là theo yêu cầu của… vong (8). Càng nghèo càng phải cúng dường để thoát nghèo (9)…

***

Từ sự kiện chùa Ba Vàng, facebook Nguyễn Ngọc Chu, một Tiến sĩ, nhận định, Việt Nam hiện có hàng trăm chùa “Ba Vàng”. Có nhiều chùa “Ba Vàng” hơn xa chùa Ba Vàng ở Uông Bí như các chùa ở Bãi Đính, ở Tam Chúc hoặc sắp mọc lên nữa ở Hồ Núi Cốc, ở những nơi giữ nguyên khí linh thiêng của đất nước. Chính cơ chế của chúng ta đã đẻ ra một xã hội làm chùa chiền biến tướng. Chính cơ chế của chúng ta đã đẻ ra xã hội nuôi dưỡng những ông chủ các chùa “Ba Vàng”. Từ đập phá chùa chiền – vốn ở một cực, đến xây các chùa “nhất thế giới” như bây giờ - là một cực khác. Cơ chế không cho chúng ta bước đều đặn theo một chiều mà dắt chúng ta nhảy từ cực tả sang cực hữu.

Ông Chu cho rằng, những người lạc vào mê tín không phải do lỗi của họ, họ là nạn nhân của một xã hội sinh dưỡng mê tín, cho nên cũng là tín ngưỡng nhưng ở các quốc gia khác mê tín di đoan, buôn thần bán thánh không trở thành đại họa như ở Việt Nam?

Tại sao nhiều người dân lại tin vào những chuyện mang màu sắc mê tín dị đoan như bây giờ? Câu trả lời thật đơn giản là họ không còn chỗ gửi gắm niềm tin: Tin vào đâu khi chính những người có chức quyền cũng đi chùa xin chức quyền? Tin vào đâu khi những kẻ có tiền bỏ tiền xây chùa chiền, khuyến khích họ đi chùa cậy nhờ thần thánh? Tin vào đâu khi các trụ trì khuyên họ cậy nhờ thánh thần? Tin vào đâu khi kẻ có quyền thay đen đổi trắng? Tin vào đâu khi kẻ có tiền mua trắng thay đen? Tin vào đâu khi quan tòa không bảo vệ lẽ phải? Tin vào đâu khi mọi việc phải dựa vào tiền? Tin vào đâu khi kẻ có chữ bịt tai cúi đầu?... nên họ phải cậy vào thần thánh và cả ma quỷ!

Theo ông Chu, khi mê tín lộng hành là chữ nghĩa đi vào cửa mạt. Mê tín lộng hành có lỗi của kẻ biết chữ. Để xã hội mất lòng tin có lỗi của kẻ biết chữ. Thành ra “những người trót học, hãy mạnh mẽ lên” (10).

Cũng với tâm trạng như thế, Nguyễn Văn Tiến Hùng hệ thống hàng loạt sự kiện khác: Một Khá “Bảnh”, 26 tuổi, chỉ học hết lớp 7, chuyên đòi nợ thuê, đánh đấm, chửi bới... theo phong cách du đãng, từng vào ra tù, ra khám vài lần, nói năng như nhổ nước miếng vào các chuẩn mực nhưng đang có hàng triệu người theo dõi trên Facebook và You Tube. Vừa rồi Khá “Bảnh” xuất hiện ở Yên Bái, đám trẻ còn đeo khăn quàng đỏ xúm vào chiêm ngưỡng như được diện kiến một “người hùng”. Con số đăng ký theo dõi kênh riêng của Khá “Bảnh” trên You Tube đã vượt mức hai triệu và tiếp tục gia tăng, đa số là những cá nhân sinh sau 2003…

Rồi một Phúc “XO”, nổi như cồn vì đeo 13 ký vàng trên người, vì sở hữu những chiếc xe hơi và mô tô mạ vàng. Không chỉ lễ, Tết, những buổi chiều mà Phúc “XO” lau chùi xe tại một địa điểm sát siêu thị Thiên Hòa, gần cầu Tham Lương quận 12, TP.HCM là đoạn đường này lại kẹt vì thiên hạ xúm vào chụp hình, quay phim. Có vài chục, thậm chí cả trăm You Tuber theo sát Phúc “XO” để quay phim, phỏng vấn vì Phúc “XO” luôn sẵn sàng kể về của cải, về cách ăn nên, làm ra nếu rành về phong thủy, nhờ vậy, có thể tính vàng theo… ký! Nay tới sự kiện chùa Ba Vàng, khai thác luật nhân – quả để giao hoang mang, khuyến dụ cúng chuyển nghiệp và để “vong” định giá…

Hùng trăn trở vì ba ví dụ ông nêu tuy nhỏ nhưng rõ ràng có liên quan với nhau. Đó là cả cộng đồng đang bị dẫn dắt. Dẫn dắt được đám đông đồng nghĩa với sở hữu sức mạnh của đám đông. Công nghệ - công cụ để tác động đến cộng đồng thì miễn phí nhưng định hướng, tạo ra cộng đồng của riêng mình thì phải có định hướng về nhu cầu, mục đích sử dụng. Đám đông tụ tập quanh Khá “Bảnh”, Phúc “XO” hay chùa Ba Vàng là một phần xã hội. Tại sao xã hội lại nảy sinh ra những cá nhân lao theo những phát biểu ngông cuồng, thói khoe khoang của cải hoặc mụ mẫm trong sợ hãi những thế lực vô hình? Cần phải tự hỏi: Chuyện gì đang xảy ra? Vong nào đang dẫn dắt mọi người?

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/truongnamthi/posts/792818274413107

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=260098984944572&set=a.103598363927969&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/2035429083244278

(4) https://www.facebook.com/ThichNhatTu/posts/2384014438289173

(5) https://vnexpress.net/thoi-su/chua-ba-vang-thu-tien-theo-yeu-cau-cua-vong-3898146.html

(6) http://soha.vn/pho-ban-pg-quang-ninh-tru-tri-chua-ba-vang-quy-sam-hoi-truoc-thuong-toa-thich-thanh-quyet-nhieu-lan-xong-dau-lai-vao-day-20190322120556382.htm

(7) https://tuoitre.vn/chua-ba-vang-10-nam-bien-thanh-nguy-nga-rong-hang-chuc-ngan-met-vuong-20190321101531503.htm

(8) https://vnexpress.net/thoi-su/chua-ba-vang-thu-tien-theo-yeu-cau-cua-vong-3898146.html

(9) https://nld.com.vn/thoi-su/tru-tri-chua-ba-vang-cang-ngheo-cang-phai-cung-duong-de-thoat-ngheo-20190322093655616.htm

(10) https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1576123132521111

  • 16x9 Image

    Thiên Hạ Luận

    Tự kể điều mình biết, tự nói điều mình nghĩ với hàng triệu người đã trở thành chuyện đơn giản và bình thường. Khi một người nói, nhiều người có thể cùng nghe, bất kể người nói là ai, làm gì, ở đâu thì vai trò, vị trí của cá nhân trong tương tác với xã hội đã khác trước và chắc chắn sẽ càng ngày càng khác.

    Đó cũng là lý do để dù muốn hay không, hệ thống truyền thông chính thống phải tự thay đổi. Ban Việt ngữ VOA cũng thấy phải tự thay đổi...

    Trước mặt bạn là “Thiên hạ luận” – chuyên mục mới của Ban Việt ngữ VOA. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu tiên - tập hợp thông tin, ý kiến của nhiều người sử dụng mạng xã hội bằng Việt ngữ về những sự kiện, vấn đề đang được nhiều người quan tâm và có thể là mọi người nên biết, nên bàn thêm - của một tiến trình.

    Liệu “Thiên hạ luận” có thể trở thành nơi mà độc giả chủ động đóng góp mọi thứ (thông tin, ý kiến, hình ảnh) về những sự kiện, vấn đề mà theo họ, mọi người cần biết, cần bàn hay không sẽ do các bạn quyết định.

    hời trụy lạc

    < A >


    Nguyễn Hồng Lam - Tôi không phải là một Tăng sinh hay Phật tử, lẽ ra tôi sẽ không muốn đề cập chuyện này. Nhưng, suốt tháng Vu Lan vừa qua, canh cánh trong óc tôi vẫn cứ là hoài nghi: liệu những việc sặc mùi trục lợi mà công dân Vũ Minh Hiếu, tức Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đã chủ trương, tổ chức và trình diễn vừa qua có thể đáng và bị xử lý, phải nhận chế tài luật pháp được không? Tôi cho rằng, câu trả lời là một chữ: được!

    Theo quy định, phải từ bậc Thượng Tọa trở lên (cao hơn nữa là Hòa Thượng), mới được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xếp vào hàng Giáo phẩm. Từ bậc Đại Đức trở xuống chỉ là Tăng (đại) chúng. Nói như thế để hiểu rằng, trong chốn Phật môn, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh chưa thuộc hàng có đai đẳng, phẩm trật gì cả, đồng nghĩa cả quá trình tu lẫn tập, cả trình độ Phật học lẫn phẩm hạnh Phật giáo, vị đại chúng tăng này đều chỉ ở mức trung bình.

    Nếu xuất gia từ nhỏ, các Sadi ít nhất phải đủ 20 tuổi mới được thầy bổn sư (phía Bắc gọi là thầy nghiệp sư) xét thấy đầy đủ đạo đức, tư cách cho thọ tỳ kheo, chính thức trở thành người tu hành Phật giáo. Từ khi thọ đại giới tỳ kheo thì vị ấy phải tu tập đủ 25 hạ lạp, kèm theo những chứng nhận trình độ Phật học đầy đủ mới đủ điều kiện tấn phong Thượng Toạ.

    Thọ Sadi với Hòa thượng Thích Thanh Từ, phái Trúc Lâm Yên Tử từ năm 1994 nhưng Thích Trúc Thái Minh vẫn chưa qua đào tạo - thọ giáo bài bản về Phật học. Tuổi hạ lạp còn rất thấp - mới 6 năm. Còn lâu Thích Trúc Thái Minh mới được đứng vào hàng cao tăng Phật môn, được công nhận thuộc hàng Giáo phẩm.

    Nói còn lâu là nói chắc, bởi cả pháp tu lẫn pháp hoằng dương của vị này cũng rất lơ mơ, chắp vá, nhiều khi là mạo danh, vô pháp. Là đệ tử phái Trúc Lâm, nghiêng về Thiền, ông tự đề ra pháp tu Hạnh đầu đà - thiên về khổ hạnh, cùng đệ tử ra ngồi gốc cây ngoài rừng cả đêm, ngủ trên đất, ăn một bữa, vốn không phải là pháp tu bản môn. Cũng chẳng sao, vì người tu hành có quyền lựa chọn, sáng tạo tu thức. Chối Phật và vô Phật là ở chỗ, ngồi kiết già dưới gốc Bồ Đề, một tay sư Thái Minh cầm tràng hạt, tay kia lại cầm điện thoại Vertu đắt tiền (nhiêu người nói trị giá 80.000 USD). Cả trong quán niệm lẫn trong hành trì thực tế, tôi chịu, chẳng thấy chút màu sắc khổ hạnh nào trong kiểu tu ấy cả. Tạm gọi đó là trình diễn. Cả việc xây dựng chùa hoành tráng, lộng lẫy, tổ chức những buổi thuyết giảng, lễ hội hàng ngàn, hàng vạn người tham gia, cờ phướn hoa đăng rợp trời cũng chỉ là trình diễn, không ăn nhập gì với Hạnh đầu đà mà ông ta tuyên bố. Hơn thế nữa, chùa hoành tráng, lễ đông đúc, nhưng đến nay, Ba Vàng vẫn không biết do ai quản lý, chẳng nằm trong Giáo hội Phật giáo. Vậy bảo Thích Trúc Thái Minh có công với Phật giáo thì xin hỏi, nhưng "công đức" ấy hồi hướng về đâu, nếu không chỉ là cho chính bản thân, sặc mùi vị lợi?

    Tu theo phái Thiền Trúc Lâm, song Thích Trúc Thái Minh và các đệ tử Ba Vàng lại đắp y màu vàng sậm, đôi khi để hở vai, gần giống với y phục của phái Nam Tông ở phương Nam. Cả miền Bắc, mỗi chùa Ba Vàng, vốn thuộc Phật Giáo Bắc Tông - Đại Thừa mặc không giống ai, lai y phục Nam Tông (có cải biên một chút), thường phổ biến ở khu vực đông đồng bào Khmer ở miền Nam - Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng Thích Trúc Thái Minh chưa hề tuyên bố đổi dòng tu, cũng như phía Nam Tông chưa bao giờ coi ông ta là đệ tử. Đó là sự mạo danh. Kể cả khi người trong tôn giáo, cố tình đắp y phục của môn phái khác, hành lễ của môn phái khác, đó vẫn cứ là mạo danh tôn giáo. Mạo danh để làm gì, nếu không phải là dấu hiệu lừa đảo? Đáng tiếc, chưa từng nghe Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nhắc nhở lấy một lần về chuyện này.

    Cúng vong, giải vong vốn là một nghi thức Đạo giáo, vào Việt Nam đồng nguyên với Phật Giáo, có tồn tại trong Phật Giáo Đại thừa. Chùa Ba Vàng thực hành nghi thức này có thể là không sai. Tuy nhiên, cái sai là chia ca, áp giá cho mỗi ca thỉnh vong, mà toàn giá cắt cổ lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Để có thể ra giá và thu trọn tiền muôn bạc vạn, Thích Trúc Thái Minh đã tùy tiện đưa cả nữ nhân, bà Phạm Thị Yến về chùa Ba Vàng thuyết giảng, giải thích nhăng cuội về vong này, lỗi kia, kiếp này, kiếp khác để hù dọa Phật tử, ép họ và mặc cả. Đó là gieo rắc nỗi sợ hãi. Trong việc này, Thích Trúc Thái Minh, Phạm Thị Yến đã vi phạm luật pháp ở hàng loạt tội: tuyên truyền mê tín dị đoan; lừa đảo; lợi dụng chức vụ quyền hạn (trong tôn giáo, tín ngưỡng) để chiếm đoạt tài sản; hoặc lợi dụng tín nhiệm để trục lợi...

    Có thể luật pháp, vì lý do gì đó, tôi không biết, đã bỏ lọt, không xử lý rốt ráo công dân Vũ Minh Hiếu trong vụ này (2019), nhưng đừng ai nói là Thích Trúc Thái Minh không hề sai phạm. Phật giáo Việt Nam vốn lỏng lẻo, nương tay trong kỷ luật, nhưng ngay sau đó cũng đã cách toàn bộ chức vụ của Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội, đồng thời buộc ông ta phải thực hành "sám hối đại tăng" - hình thức kỷ luật cao nhất đối với một tăng chúng.

    Tuy nhiên, loài báo không bao giờ thay đổi được đốm vằn trên lưng nó. Mùa Vu Lan vừa qua, Thích Trúc Thái Minh lại tiếp tục có hành vi tổ chức hoạt động vụ lợi rầm rộ hơn, với lễ sớt bát trong khuôn viên chùa Ba Vàng. Đáng nói là, trong lễ có cả nghi thức trì bình khất thực, vốn là nghi thức chỉ của riêng Phật giáo Nam Tông, tu Tiểu thừa. Theo luật tạng, khi trở thành 1 vị tỷ khưu (tỳ kheo), việc tu hành có ba ý nghĩa. Một là biến mình thành khất sĩ, hai là bố ma và ba là phá ác, nhằm hoàn thiện bản thân và giúp đời. Khất sĩ là hình thức xin ăn để diệt trừ ngã mạn, người tu hành cúi mình khiêm cung nhận thức ăn của sự cúng dường (nói rõ là sự bố thí). Và chỉ thế thôi. Họ chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền, hoa. Cách đi đứng, giờ giấc, cách thức nhận, chối từ... đều phải tuân thủ, gồm 26 điều khoản. Khi bình bát đã đầy, người đi khất thực sẽ đậy nắp bình, thu bình vào áo, không nhận nữa, trở về chùa theo đúng con đường đã đi qua bằng những bước chân khoan thai, từ tốn. Họ bước đi trong chánh niệm.

    Nhưng, "khất thực" tại chùa Ba Vàng không phải chỉ mưu cầu đủ một bữa ăn. Nó đích thực là một buổi thu hụi chết không cấp biên lai, một buổi thu tô niềm tin. Chùa Ba Vàng không nhận thức ăn và tại đó cũng không ai cúng thức ăn, chỉ nhận tiền! Phẩm vật cúng dường (tiền) không do Phật tử bỏ vào bình bát hay hòm công đức mà sư tăng điềm nhiên vặt, hái, giật trên tay thí chủ. Đi theo Thích Trúc Thái Minh là hàng chục "tình nguyện viên", mỗi người mang trên tay một xâu giỏ xách may sẵn. Tiền từ bình bát của "sư thầy" được trút vào giỏ của đệ tử đi theo. Giỏ đầy thì chuyền ra cho đệ tử khác cất, thay giỏ mới. Đội quân thu tô lăng xăng, nườm nượp.

    Không nghi ngờ gì nữa, đây không phải là nghi lễ tôn giáo, mà là một cơ hội kinh doanh đức tin. Thí chủ dù tự nguyện, cũng là nạn nhân, đang dùng tiền để mua về một sự lừa bịp. Nó không phù hơp với nghi thức cúng dường, cũng chẳng liên quan gì đến ý nghĩa khổ hạnh, diệt ngã mạn của nghi thức khất thực. Mang theo niềm tin chân thiện, cả vạn thí chủ đang bị lừa đảo, bị biến thành khổ chủ - nạn nhân. Và chính nó đã gây ra "đại khẩu chiến Phật môn" giữa hai nhân vật của Giáo hội Phật Giáo hai miền Nam Bắc, gây chia rẽ đường tu, chia rẽ Phật Giáo. Vì sao phải cãi nhau, không nói ra nhưng ai cũng biết!

    Lời dạy của Đức Thế Tôn, đồng thời cũng là là 6 phép xử thế, 6 yêu cầu - cảnh giới mà chư tăng Phật Giáo phải đạt được trên đường tu để đạt đến Giác Ngộ, được gọi là "Lục Hòa", gồm: Thân hòa đồng trú; Khẩu hòa vô tránh; Ý hòa đồng duyệt; Giới hòa đồng tu; Kiến hòa đồng giải; Lợi hòa đồng quân. Cuộc tranh cãi ngay trong nội bộ Phật Giáo, khởi đầu từ việc Thích Trúc Thái Minh tổ chức biến nghi thức khất thực của hệ phái khác thành buổi "thu hụi" cho bản thân và chùa Ba Vàng đã phá nát những gì đẹp đẽ trong giới hạnh Lục Hòa. Một người tu hành bậc thấp, phẩm hạnh kém cỏi như thế, lấy tư cách gì mà xoa đầu, ban phước cho chúng sinh như một Vua Phật, một lãnh tụ tinh thần? Nhận ân phước bá vơ như thế, không gọi là u mê, lầm lạc, tôi biết gọi bằng gì?

    Quần chúng u mê còn có thể hiểu. Nhưng cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho vị trụ trì Ba Vàng được bổ nhiệm Phó Ban trị sự GHPG Quảng Bình ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt thì thật không hiểu nổi. Mà tại sao tu tập, gây tai tiếng ở Quảng Ninh, cách đây chưa lâu đã bị mất hết chức vụ trong Giáo hội Phật giáo ở Lai Châu, Quảng Ninh, giờ lại thành "chức sắc" trong giáo hội Quảng Bình? Tại sao ông Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình lại đứng ra xác nhận "quy trình bổ nhiệm này là đúng quy định của pháp luật"? Tại sao thẩm quyền bổ nhiệm một chức sắc tôn giáo lại "do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt"? Phật giáo Quảng Bình cần gì, chờ đợi điều gì từ một vị sư thân danh vẫn lùng nhùng trong thị phị bỡn cợt sặc mùi trục lợi? Đường tu dễ dãi và rẻ rúng vậy hay sao?

    Mặc dù, như đã nói từ đầu, chức vụ gì thì Thích Trúc Thái Minh vẫn chưa hề thuộc hàng giáo phẩm, chưa hề là bậc chân tu phẩm hạnh được coi là đức cao vọng trọng, song việc "luân chuyển" của Thích Trúc Thái Minh vẫn là điều không thể chấp nhận, sau hàng loạt tai tiếng đã gây ra mà chưa bị xử lý. Nó chẳng có ý nghĩa gì, ngoài phản ánh thực trạng một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo.

    Để điều đó công nhiên diễn ra, phải cả chăng Pháp luật Nhà nước lẫn Giới luật Phật giáo đều chưa thoát khỏi tình trạng u mê? Lạy Đức Thế Tôn, vậy thì chúng sinh ở xứ này còn trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ?

    0h20 ngày 24-8-2022

    Nguyễn Hồng Lam


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8370

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca