 |
 |
Các chuyên mục |
|
Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal
Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat
Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục
Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói
Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí
Web links
Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP
|
|
|
|
Xem bài theo ngày |
|
Tháng Tư 2025 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê website |
|
 |
Trực tuyến: |
4 |
 |
Lượt truy cập: |
26745281 |
|
|
|
|
|
|
 |
 |
|
|
Chiến dịch tẩy chay hàng TQ do người Việt hải ngoại phát động đã có hiệu quả, Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng 'Made in America'
28.06.2014 15:31
Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng 'Made in America' Kalynh Ngô/Người Việt WESTMINSTER, Calif. (NV) - Sau hơn một thập kỷ áp dụng chiến lược cạnh tranh giá bằng cách sử dụng nguồn lực nhân sự từ các nước thứ ba, đầu năm nay, Walmart đang bắt đầu vận dụng kế hoạch “Made in America,” với cam kết đầu tư $250 tỷ cho các mặt hàng được sản xuất tại Mỹ.

| Wal-Mart Westminster (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) |
Điều này được xem như chính thức đánh dấu thời kỳ phục hưng cho nền công nghiệp Mỹ đang bắt đầu chuyển mình từ lý thuyết sang thực tế. Và đối với xã hội Mỹ nói chung, chiến lược "Made in America" của Walmart có thể nói là một trong những phương cách gia tăng công việc làm cho người dân Mỹ. Chiến lược này được Walmart thể nghiệm ở Orlando vào năm ngoái, và vào tháng Tám này, Denver là nơi thứ hai sẽ áp dụng “Made in America.” Nhưng bên cạnh đó, đối với người Việt Nam ở Mỹ, cũng như người Việt trên toàn thế giới nói riêng, “Made in America” của Walmart còn có một ý nghĩa khác. Từ một tháng nay, trong quận Cam, và nhất là tại Little Saigon, người dân gặp rất nhiều xe lưu thông trên đường dán sticker có dòng chữ “BOYCOTT MADE IN CHINA – BUY AMERICA MADE – SAVE AMERICA JOBS.” Đây là một trong những hoạt động của tổ chức VietUSA Hope Foundation, một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2013 tại California. Sticker này nằm trong chiến dịch kêu gọi không dùng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thay vào đó, dùng sản phẩm Mỹ, để bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ. Và để tìm hiểu suy nghĩ của người tiêu dùng gốc Việt, chúng tôi đến Walmart Westminster, siêu thị có khá nhiều người Việt mua sắm. 
| “Sẽ không dùng nữa. Nếu là món ăn thì...nhịn, không ăn!!!”, chị Huệ, người phụ nữ cương quyết không dùng hàng Trung Quốc (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) |
Một phụ nữ còn trẻ, có lẽ chưa đến 40, dáng người nhanh nhẹn đang lấy những món hàng trong xe đẩy để lên quầy tính tiền. Nhìn thoáng qua giỏ hàng, chúng tôi thấy đó là các đồ dùng trong gia đình và thực phẩm. Biết chắc chị là người Việt Nam, chúng tôi đến làm quen, và được biết chị cùng gia đình đi Walmart mỗi tuần. “Mình ở thành phố Westminster. Mình đã có cái nhìn không tốt về Trung Quốc từ lâu rồi. Mình phản đối mạnh hàng tiêu dùng của Trung Quốc. Đi mua bất cứ món hàng nào, việc đầu tiên là nhìn xem có chữ Made in China không. Nếu có, là bỏ xuống ngay.”
Khi được hỏi nếu tìm không thấy món hàng mình cần mà không phải là Made in China thì sao? Rất cương quyết và rất thẳng thắn, chị trả lời ngay: “Sẽ không dùng nữa. Nếu là món ăn thì... nhịn, không ăn!”
Có vẻ như vẫn chưa “thỏa nỗi lòng,” chị nói thêm: “Trước đây mình mua gạo Thái Lan cho gia đình dùng, nhưng từ khi nghe nói là gạo Thái Lan cũng do Trung Quốc nhập qua, mình đã chuyển sang gạo của Mỹ, tuy mắc hơn một chút nhưng chấp nhận. Mình còn mong sao tất cả mọi nơi đều ngăn cấm không cho bán hàng xuất xứ từ Trung Quốc.” “Tuy từng người sẽ không làm được gì to lớn, nhưng nếu tất cả chúng ta đồng lòng thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không còn đàn áp mình được nữa. Mình rất mong muốn chúng ta, là những người đang sống trên xứ sở tự do, thì phải nói lên tiếng nói chung. Tại sao không? Người dân mình ở Việt Nam không được lên tiếng. Nhưng chúng ta được quyền nói, thì chúng ta phải nói.” Vì không muốn trở ngại cho những người đang chờ phía sau, chị vội bước nhanh ra khỏi khu vực tính tiền. Chúng tôi chỉ kịp biết chị là Huệ. Ngay phía sau chị Huệ là một bác lớn tuổi, chúng tôi chưa kịp mở lời thì bác đã nói ngay: “Tôi cũng tẩy chay hàng Trung Quốc. Đây, tôi đang mua xà bông dùng cho gia đình, tôi không bao giờ chọn cái nào có chữ Made in China.” Tuy không quyết liệt như chị Huệ, một người mẹ khác, tên Nhã Trần, cũng là cư dân của Westminster thì có một suy nghĩ nhẹ nhàng hơn khi được hỏi về những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Chị nói: “Riêng về thức ăn thì tuyệt đối tôi không mua, nhất là thức ăn cho con mình, tôi càng lựa chọn kỹ hơn. Đồ chơi cũng thế, vì qua truyền thông, tôi được biết những sản phẩm đồ chơi nhập từ Trung Quốc như thú bông, bong bóng nước có rất nhiều chất độc hại nên tôi không bao giờ mua. Nhưng có những loại như đồ chơi xếp hình Lego thì tôi cũng an tâm, vì tôi thấy đó là một hãng có tên tuổi.”

| Hai mẹ con chị Nhã, người tin rằng "không hàng Trung Quốc là một cách để chúng ta phản ứng" (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) |
Khi chúng tôi nói cho chị nghe về dự án "Made in America" của Walmart, chị rất phấn khởi: “Nếu như thế thì chúng ta không phải lo ngại nữa. Mong sao những vật dụng nhỏ hàng ngày trong gia đình cũng sẽ được sản xuất ở Mỹ. Tuy tôi không biết gì nhiều về các chuyện lớn, nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu tất cả chúng ta không dùng hàng Trung Quốc nữa thì đó cũng là một cách để chúng ta phản ứng.” Chúng tôi hiểu “chuyện lớn” mà người mẹ này muốn nói đến ở đây là gì. Cũng lại là hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé, nhưng niềm tin và tinh thần của chị đã vượt ra khỏi giới hạn “chân yếu tay mềm” dành cho người phụ nữ. Với kế hoạch "Made in America" của Walmart, chắc chắn trong tương lai không xa, những khách hàng như chị Nhã sẽ không chỉ là “cũng an tâm” thôi. Họ sẽ có niềm tin tuyệt đối vào món hàng mình mua, vì lúc đó trên bao bì của Lego không còn là Made in China. Có thể nói, tâm lý “không dùng hàng Made in China” hơn bao giờ hết, ngay lúc này có thể ví như một một con tàu lớn đang lướt nhanh cùng chiều gió, trên đó có rất nhiều cộng đồng người Việt ở Mỹ đang cùng chung một tâm nguyệm, từ một người dân thường, nam, nữ, cho đến những người xuất gia. Ni cô Diệu Hạnh, một người xuất gia từ nhỏ, hiện đang tu ở tịnh thất Garden Grove cho biết: “Mình quá bé nhỏ để nói về việc chính trị. Điều ni cô quan tâm và lo lắng nhất là sức khỏe của chúng sinh. Ngay cả đồ chơi cho trẻ con cũng có những chất độc hại. Thực phẩm cho con người thì không được đảm bảo, dễ gây ra bệnh.” Thế nhưng, đó không phải là quan điểm chung của những người thường xuyên mua sắm ở Walmart. Điều này cũng là một vấn đề tự nhiên, tâm lý con người thường không chọn lựa những gì khác khi mà “cái có trong hiện tại vẫn còn chấp nhận được.” Đó là sự chọn lựa của cô Hương Lê dành cho những mặt hàng tiêu dùng trong gia đình. Đối với cô, nếu món hàng đó sử dụng được, và không yêu cầu phải đáp ứng một chất lượng tối ưu, thì cô vẫn dùng sản phẩm Made in China. Một điều đơn giản, giá rẻ, và chất lượng chấp nhận được. “Tôi vẫn thường mua hàng ở dollar store, hoặc 99 cent. Những món hàng đó phần nhiều là nhập từ Trung Quốc. Tôi biết hàng Trung Quốc thì chất lượng kém, nhưng vì yêu cầu dành cho món hàng đó không cao, nên tôi nghĩ mình không cần bỏ ra chi phí cao hơn để mua món hàng đó từ những thương hiệu khác của Mỹ.”
*** Walmart, một trong những siêu thị bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, là địa chỉ mua sắm thường xuyên của người dân Hoa Kỳ, trong đó, đương nhiên, người Việt Nam chiếm một số lượng không nhỏ. Wal-Mart cung cấp đủ loại mặt hàng, từ sản phẩm tiêu dùng cho đến thực phẩm ăn uống. Những sản phẩm đó, hơn mười năm qua, được sản xuất chủ yếu từ Trung Quốc. Chính do đó, giá cả của những sản phẩm này dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Thế nhưng, một lần nữa, chiến lược "Made in America" tự nhiên trở thành sự hỗ trợ cho người Việt Nam chúng ta trong bối cảnh hiện tại của nước nhà.
Phát hiện thư kêu cứu của tù nhân Trung Quốc trong quần áo thời trang.
Công việc hàng ngày của chúng tôi là may quần áo thời trang để xuất cảng. Mỗi ngày chúng tôi phải làm việc suốt 15 giờ đồng hồ, thức ăn mà chúng tôi ăn thậm chí còn không bằng thức ăn người ta cho chó hoặc lợn ăn. Chúng tôi bị ép phải lao động như một con bò.
Cali Today News - Một phụ nữ đã phát hiện một bức thư kêu cứu được giấu trong chiếc quần mà cô mới mua về. Được biết chiếc quần thuộc thương hiệu Primark, một hãng thời trang Ireland do người Anh làm chủ. Bức thư thực chất là một mảnh giấy nhỏ, được viết hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, chỉ duy nhất ba chữ SOS được viết bằng ký tự La Mã nên người phụ nữ này mới chú ý đến mảnh giấy. Theo đó, nội dung của bức thư cầu cứu được viết rất khẩn thiết:“Chúng tôi là những tù nhân ở nhà tù Nan Xiang, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công việc hàng ngày của chúng tôi là may quần áo thời trang để xuất cảng. Mỗi ngày chúng tôi phải làm việc suốt 15 giờ đồng hồ, thức ăn mà chúng tôi ăn thậm chí còn không bằng thức ăn người ta cho chó hoặc lợn ăn. Chúng tôi bị ép phải lao động như một con bò. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy lên án chính phủ Trung Quốc vì những vi phạm nhân quyền của chính quyền Bắc Kinh.”
Mảnh thư cầu cứu mà khách hàng phát hiện trong chiếc quần của hãng thời trang Primark. Photo Courtersy: scmp.com Cô Karen Wisinska, người đã phát hiện ra bức thư kêu cứu này cho hay cô mua chiếc quần này từ năm 2011 nhưng vì nó bị hư dây kéo nên cô không sử dụng nó. Cô kể: “Tôi đã rất bất ngờ khi phát hiện ra mảnh giấy cầu cứu này. Nhưng tôi còn bị sốc hơn khi biết rằng chiếc quần này lại được làm ra từ chính những tù nhân trong nhà tù của Trung Quốc. Tôi chỉ tiếc rằng tôi đã không khui vụ này ra sớm hơn.” Hôm 24 tháng Sáu, ông Patrick Corrigan, giám đốc chương trình của Tổ chức ân xá quốc tế, đã gọi sự việc này là ‘một câu chuyện kinh khủng’. Ông nói: “Rất khó để biết liệu chiếc quần này có phải là hàng chính hãng hay không. Nhưng điều mà chúng tôi lo sợ là đây chỉ là phần nổi của cả một tảng băng trôi. Theo tôi nghĩ sẽ không có lý do nào cho bất cứ một công ty Anh thu lợi nhuận từ sự cưỡng bức sức lao động của các tù nhân Trung Quốc. Họ cần phải giám sát những chuỗi cung ứng của họ và lập tức chấm dứt hợp đồng khi phát hiện ra có vi phạm.” Về phần hãng thời trang Primark, hôm 25 tháng Sáu, hãng này cũng đưa ra một tuyên bố rộng rãi phủ nhận việc hãng sử dụng sức lao động của các tù nhân Trung Quốc. Nhưng hãng cũng cam kết sẽ điều tra lại vụ việc. Trước đó, hai người phụ nữ cũng đã phát hiện ra một thông điệp được khâu vào mạc của trang phục mà họ mua về từ của hàng của Primark ở Swansea, xứ Wales. Trên những mạc quần áo này có những câu ngắn gọn như: ‘Bị buộc phải làm việc nhiều giờ mệt mỏi’ và ‘Bị bóc lột sức lao động trong điều kiện tệ hại’. Linh Lan THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).
Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).
Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911.
Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993).
Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc).
Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách! Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào!
Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi.
Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi! Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!” . Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.
Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe.
Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!
Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”.
Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!
Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ! Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!).
Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mải làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ. Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được.
Tháng 6-2014
Lê Phú Khải
CSVN bất lực với nạn phụ nữ bị bán sang Trung Quốc Friday, June 27, 2014 4:31:06 PM HÀ NỘI 27-6 (NV) - Tệ trạng phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc không hề giảm bớt mà nhà cầm quyền CSVN gần như bất lực trong việc giải quyết thực trạng nhức nhối này.
 | Một thiếu nữ sắc tộc H'Mong, tại phòng tạm trú của những người bị bán sang Trung quốc, ở tỉnh Lào Cai sau khi được giải thoát. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images) |
Một bản ký sự điều tra mới đây của hãng thông tấn AFP cho biết, chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, trong thập niên vừa qua, có đến 22,000 phụ nữ và trẻ em bị bán sang Trung Quốc, bị ép làm vợ đàn ông Trung Quốc, bị ép hành nghề mại dâm. Trong số 22,000 nạn nhân này, phần lớn là phụ nữ và trẻ em thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam.
Đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó xác định chính xác con số nạn nhân bị các tổ chức buôn người lừa gạt, cưỡng ép đưa sang Trung Quốc bởi họ sống tại các vùng hẻo lánh, nên không được ghi nhận đầy đủ. Năm 2011, tổ chức Child Exploitation and online Protection Center, phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, thực hiện một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy, trong bốn năm, từ 2005 đến 2009, số nạn nhân Việt Nam bị bán sang Trung Quốc chiếm 60% tổng số nạn nhân bị bán ra nước ngoài. Kết qủa điều tra về thực trạng buôn người năm 2014 do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện và công bố, ghi nhận Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể nhưng hiện tượng phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á để cưỡng ép tình dục vẫn rất đáng ngại. Nơi các nạn nhân này thường bị đưa đến là Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Nga. Chính sách một con của chính quyền Trung Quốc, kèm tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” chi phối nhận thức của dân chúng Trung Quốc đã khiến Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng về dân số. Hệ quả, hàng triệu đàn ông Trung Quốc không tìm được vợ và biến quốc gia này thành nơi chuyên mua phụ nữ ngoại quốc. Ngoài nạn nhân là các phụ nữ Việt Nam, còn nhiều nạn nhân là phụ nữ Bắc Hàn, Miến Điện, Lào và Campuchia. Ông Michael Brosowki, sáng lập viên và Chủ tịch Quỹ trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Fondation), một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, cho biết, giá bán các phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc để ép làm vợ hay để ép làm việc trong các nhà chứa là khoảng 5,000 Euro/người. Ông Phil Robertson, Giám đốc Khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, nhận định, một nguyên nhân khác khiến thực trạng vừa kể trở thành nghiêm trọng là chính quyền Trung Quốc làm ngơ. Một vài người hoạt động trong lĩnh vực giải cứu các nạn nhân của tình trạng buôn người tiết lộ, chính quyền Trung Quốc gần như không hợp tác để tìm kiếm những nạn nhân bị bán sang Trung Quốc. Tuy thực trạng vừa kể đã kéo dài hàng thập niên nhưng mãi đến gần đây, sau khi bị chính phủ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, nhà cầm quyền CSVN mới bắt đầu hành động. Do sống ở các vùng hẻo lánh, thiếu thông tin và bởi nghèo đói, rất nhiều phụ nữ, trẻ em và thân nhân của họ bị lừa bởi những kẻ hứa hẹn “giúp tìm việc làm”. Ông Nguyễn Tường Long, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của tỉnh Lào Cai, xác nhận với AFP, mười bé gái vừa được giải cứu, đem từ Trung Quốc về Việt Nam đều bị gạt bởi thiếu thông tin và nghèo đói. Đến nay, chế độ Hà Nội mới bắt đầu thực hiện các kế hoạch cung cấp thông tin để hỗ trợ dân chúng không bị dối gạt vào những kẻ hứa hẹn giúp tìm việc làm có thu nhập cao. Tuy nhiên nỗ lực ngăn chặn thực trạng buôn người lại phát sinh một vấn nạn khác, đó là cũng vì nghèo đói, một số người đã dụ dỗ và bán chính thân nhân của mình. (G.Đ) |
|
Những nội dung khác:
|
|
|
 |
|