Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24841998

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 16:32
Thời XHCN không ai muốn làm công dân CHXHCNVN trừ những người sắp...chết!
25.08.2016 07:03

Dân trí Theo Bộ Tư pháp, trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.

Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2015 đã có 748 người thông báo có quốc tịch nước ngoài, trong đó 22 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Sở Tư pháp và 726 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trong thời gian này, có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam (đa số gần đất xa trời!) và số liệu thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người. Bộ Tư pháp khẳng định đây là số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực.

Ngoài ra, trong năm 2015 có tổng cộng 761.076 cuộc kết hôn trong nước và 14.381 cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài; 3.201 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước và 575 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thời gian gần đây, bên cạnh câu chuyện ông Trương Đình Anh - cựu CEO của Tập đoàn FPT - quyết định cùng gia đình sang Mỹ sống và làm việc dài hạn, còn có chuyện doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường “ỉm” chuyện nhập quốc tịch Cộng hòa Malta nên không được công nhận là đại biểu Quốc hội khoá XIV thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo thống kê, quý 2/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước giải quyết 2.708 hồ sơ quốc tịch (trong đó có 2.699 hồ sơ xin thôi quốc tịch, 05 hồ sơ xin nhập và 04 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam).

Thế Kha

2.000 tỷ cứu hạn theo kiêu XHCN: Cây trồng đã chết khát, các Bộ vẫn họp bàn... giải ngân

Dân trí 2.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dư nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1A được duyệt, giao cho Bộ KH-ĐT để phân bổ cho các địa phương bị hạn mặn vừa qua để cứu hạn cấp tốc. Nhưng nửa năm trôi qua, 3 tháng nữa là chu kỳ hạn lặp lại, vẫn chưa có đồng tiền nào được giải ngân. Đây là một nhiệm vụ Bộ KH-ĐT chưa hoàn thành…

Sáng 25/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng với tư cách Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên tại Bộ KH-ĐT.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khái quát, Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã cùng thống nhất hành động theo lời tuyên thệ của Thủ tướng là quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ hành động. Và một Chính phủ kiến tạo phải vận động trên nền tảng thượng tôn pháp luật, phải đổi mới, sáng tạo vì người dân, DN. Thay vì quản lý hành chính cứng nhắc phải chuyển sang mô hình phục vụ, tạo thuận lợi nhất cho người dân và DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (trái) - Nguyễn Chí Dũng tại cuộc làm việc sáng 25/8.
2 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (trái) - Nguyễn Chí Dũng tại cuộc làm việc sáng 25/8.

Người phát ngôn Chính phủ cũng nhấn mạnh những chỉ đạo gần đây của Thủ tướng về việc siết chặt điều hành, từ Trung ương đến cơ sở, giảm phiền hà, giảm thuế quan, ban hành các nghị định quy định các luật, đặc biệt luật Đầu tư và DN.

Những việc này liên quan rất trực tiếp đến hoạt động của Bộ KH-ĐT, với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và DN, bỏ mọi giấy phép con, để năm 2016 thực sự là năm khởi nghiệp của DN. Theo đó, tất cả những vấn đề thuộc trách nhiệm đề xuất, tham mưu của Bộ KH-ĐT sẽ được xem xét.

Theo tinh thần “không thể tiếp tục bắn chỉ thiên” mà phải “bắn” có mục tiêu, mục đích, làm là phải có kiểm tra của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, đó chính là tư tưởng chủ đạo của người đứng đấu Chính phủ khi thành lập tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ.

Theo đó, trong tháng 8, Bộ KH-ĐT cùng Bộ Tài chính là 2 Bộ kinh tế tổng hợp được chọn để thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc đầu tiên để báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 8, dự kiến diễn ra đầu tuần tới.

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng ông hiểu, buổi làm việc không phải là một cuộc kiểm tra mà đoàn công tác đến để đôn đốc việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng vì nhận định đây là kiểm tra thì nghiêm trọng, nặng nề quá, thường phải có dấu hiệu vi phạm mới tiến hành kiểm tra.

Trao đổi lại quan điểm này, tổ trưởng tổ công tác nhấn mạnh, đây chính là một cuộc kiểm tra, giám sát, kiểm tra để buộc đơn vị nào chưa làm đúng, chưa tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ phải chỉnh lại hoạt động của mình. Vì vậy, dù hoạt động của tổ công tác là rất mới, có thể rất va chạm nhưng vẫn phải thực hiện, vì công việc chung. Nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ rất nhiều, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, nhiệm vụ quá hạn cũng rất nhiều trong khi “có những việc không thể ngồi đợi được”.

Trong số 15 nhiệm vụ đã giao mà Văn phòng Chính phủ xếp loại chưa hoàn thành đối với Bộ KH-ĐT, tổ trưởng tổ công tác “truy vấn” trực tiếp việc phân bổ 2000 tỷ đồng khắc phục hạn mặn cho các tỉnh ĐBSCL đầu năm 2016. Đây là một việc cấp bách được giao phải thực hiện ngay, từ nguồn vốn dư hơn 10.000 tỷ đồng mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.

Theo vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng Chính phủ, dù khoản tiền không nhiều nhưng đây được xác định là việc cấp thiết, đáng ra phải thực hiện phân bổ ngay cho các địa phương trong tháng 5, 6 vừa qua nhưng đã để quá hạn.

Bộ trưởng KH-ĐT: Bản thân tôi cũng rất sốt ruột vì sắp đến chu kỳ hạn mặn nữa mà ẫn chưa bất kỳ tỉnh nào rút được 1 xu tiền hỗ trợ.
Bộ trưởng KH-ĐT: "Bản thân tôi cũng rất sốt ruột vì sắp đến chu kỳ hạn mặn nữa mà ẫn chưa bất kỳ tỉnh nào rút được 1 xu tiền hỗ trợ".

Giải thích việc này, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phân trần, bản thân ông cũng sốt ruột vì họp về vấn đề chống đỡ hạn mặn rất nhiều lần mà đến giờ, thời gian trôi về gần cuối năm, sắp đến một chu kỳ hạn mới rồi mà vẫn chưa bất kỳ tỉnh nào rút được 1 xu tiền hỗ trợ cho đợt khô hạn năm nay. Tiền chưa thể đến nơi cần để khơi dòng, tìm nước, cứu cây trồng vì cách làm của Bộ KH-ĐT và Bộ Nông nghiệp “tréo” chân nhau.

Bộ KH-ĐT muốn phân bổ đều, mỗi tỉnh bị hạn mặn được khoảng 80 tỷ đồng để giải quyết ngay việc bức thiết như nạo vét hồ chứa nước, khơi kênh rạch dẫn nước về đồng… nhưng Bộ Nông nghiệp lại muốn đưa một số dự án dang dở của ngành vào để có thêm nguồn vốn thực hiện. 2000 tỷ đồng “ách” lại đến nay, họp đi họp lại nhiều lần, cuối cùng phải chấp nhận bổ sung thêm một vài danh mục nhỏ như yêu cầu của ngành nông nghiệp.

Xác nhận đã dự không dưới 3 lần họp tại Chính phủ về vấn đề này, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thở dài: “Chủ trương của Thủ tướng là xử lý cấp bách để giải quyết tình trạng hạn mặn, đơn giản thủ tục để triển khai được ngay. Vậy mà giờ bao nhiêu cà phê, hồ tiêu bị hạn đã chết lâu rồi, đâu thể chờ các bộ họp xong được”.

Theo tổ trưởng tổ công tác, nếu việc này làm được từ tháng 5, tháng 6 vừa qua có thể đã mang lại bao hiệu quả trực tiếp. Địa phương khi được thông báo về giải pháp hỗ trợ này cũng mừng lắm vì tưởng sẽ có tiền ngay để cứu lúa, cứu cà phê, không phải chờ. Nhưng kết cục thì như vậy.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Chúng ta không thể ngồi trên mây gió rồi phân, giao việc.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "“Chúng ta không thể ngồi trên mây gió rồi phân, giao việc".

Đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ KH-ĐT, căn cứ trên số lượng công việc đã hoàn thành/còn tồn đọng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, phần sót lọt, quá hạn còn rất nhiều, nhiệm vụ mới đạt khoảng 1/3.

“Chúng ta không thể ngồi trên mây gió rồi phân, giao việc. Những nhiệm vụ chưa hoàn thành phải xác định, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu mà có thể do lãnh đạo Bộ chưa sâu sát hết. Đề nghị Bộ KH-ĐT hết sức quan tâm, rút kinh nghiệm trong công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo vì việc “chạy” có nhanh không nằm ở các cục, vụ, phải đốc thúc, quán xuyến rất nhiều, nếu lãnh đạo Bộ nhiều việc, lướt qua là bỏ sót ngay” – người đứng đầu Văn phòng Chính phủ nói.

Như việc phân bổ 2000 tỷ đồng cứu hạn, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đáng ra khi có độ vênh về quan điểm với Bộ Nông nghiệp như vậy, Bộ KH-ĐT phải chủ động báo cáo Chính phủ ngay chứ cứ ngồi chờ để thống nhất được ý kiến với nhau thì “cây trồng chết khát lâu rồi”.

P.Thảo

Thủ tướng: “Hãy nói thẳng sự thật về vấn đề môi trường” vì trước nay toàn nói dối mị dân!

Dân trí Chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhận định cụ thể về những yếu kém trong quản lý nhà nước, làm rõ trách nhiệm của Trung ương, địa phương, không để tình trạng “cha chung không ai khóc” phải nói đi nói lại mãi…

Sáng nay, 24/8, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường diễn ra tại Văn phòng Chính phủ với sự tham gia của 63 điểm cầu tại các tỉnh thành trong cả nước. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phức tạp với nhiều sự cố nghiêm trọng gây bất ổn xã hội.

 Thủ tướng: Cứ nói thẳng sự thật, nêu thẳng sự thật và đóng góp cho các cơ quan nhà nước về giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề môi trường

Thủ tướng: Cứ nói thẳng sự thật, nêu thẳng sự thật và đóng góp cho các cơ quan nhà nước về giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề môi trường

Theo Thủ tướng, tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát gần đây là do tích tụ từ lâu trong quá trình phát triển, giờ bắt đầu bộc lộ.

Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí nghiêm trọng xảy ra ở các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề diễn ra trên diện rộng chứ không chỉ một vài điểm. Nhiều vụ khiếu kiện đông người về môi trường tạo ra những điểm nóng về trật tự xã hội.

Từ thực tế đó, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi kinh tế lấy môi trường để gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Theo đó, Thủ tướng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để giải quyết vấn đề. Thực trạng môi trường đặt ra những thách thức, bộc lộ sự yếu kém trong quản lý mà chưa có giải pháp giải quyết cơ bản ở các địa phương cũng như cơ quan trung ương.

Thủ tướng nhấn mạnh, cuộc họp quan trọng này là để tạo nhận thức rõ hơn, có hành động cụ thể hơn để cải thiện về tình hình môi trường ở Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đánh giá thực chất tình trạng ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực để nhận định rõ hơn những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước dẫn đến thực trạng hiện nay, đặc biệt là những yếu kém về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Bộ TN-MT tới các Sở TN-MT và các cơ quan chức năng liên quan.

Thủ tướng chỉ rõ, ngay ở Bộ TN-MT, trách nhiệm của các Cục thế nào hiện cũng chưa rõ. “Giờ cần phải làm rõ hơn trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan để tránh tình trạng cha chung không ai khóc cứ phải nói đi nói lại mãi” – Thủ tướng yêu cầu.

Nêu rõ điểm hạn chế, Việt nam là nước đang phát triển, chậm phát triển, có nhiều vấn đề đặt ra về công nghệ, thách thức với quá trình phát triển và bảo vệ môi trường, Thủ tướng lưu ý, các ý kiến thảo luận cần đặc biệt tập trung vào những biện pháp trước mắt, lâu dài để giải quyết vấn đề, để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

“Cứ nói thẳng sự thật, nêu thẳng sự thật và đóng góp cho các cơ quan nhà nước về giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề” – Thủ tướng khẳng định, ông đã yêu cầu, sau cuộc họp này, Bộ TN-MT, Văn phòng Chính phủ có chỉ thị đến các địa phương để báo cáo cấp uỷ, các sở ngành luên quan để có chế tài hợp lý tiếp tục cải thiện vấn đề môi trường.

Nguồn nước bị đe doạ trực tiếp

Đánh giá về thực trạng môi trường, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà nhận định, môi trường đất, nước, không khí của Việt Nam nhìn chung còn khá tốt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là các khu đô thị., xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề. Chất lượng nước biển cũng bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như vùng biển ven bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế do sự cố môi trường vừa qua.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tại khu vực đô thị, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là do ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông, ô nhiễm không khí, nước mặt tại một số khu vực tập trung các ngành công nghiệp.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khu vực FDI hiện đóng vai trò chủ yếu trong xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và 59% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Xét về mặt tăng trưởng, 70% tốc độ tăng trưởng của nước ta hiện nay được đóng góp bởi các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, FDI có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm… chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ. Một số FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường như Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói búi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men…

 Bộ trưởng Trần Hồng Hà: FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường

Theo ông Hà, cơ chế thu hút FDI bằng mọi giá, đánh đổi với chi phí cơ hội về môi trường… Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ như Công ty Vedan, Miwon, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung; khói bụi gây ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang.

Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng vào lao động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Ông Hà cũng cảnh báo, đang xuất hiện ngày càng nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn được cấp phép song thiếu tính toán về quy hoạch, chưa được đánh giá đầy đủ các tác động tới môi trường. Việc kiểm soát, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường trong các dự án đầu tư chưa được quan tâm thực hiện.

P.Thảo

Chuyện quốc tịch VN, quốc tịch nước ngoài

Image copyrightJOHANNES EISELE AFP GETTY IMAGES
Image captionLuật quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch

Việc hàng ngàn người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm ngoái là “vấn đề quyền con người, rất bình thường”, một luật sư nói với BBC Tiếng Việt.

Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.

Đây là "số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực", báo Dân Trí dẫn nguồn Bộ Tư pháp.

Hôm 27/8, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC: “Theo tôi, con số 4.474 người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm 2015 cũng là bình thường.”

“Việc ai đó quyết định thôi quốc tịch là quyền con người, quyền sống tự do.”

Hồi đầu năm 2014, báo Gia đình dẫn nguồn Bộ Tư pháp nói bố có 2.055 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, tuy không nêu rõ đây là các trường hợp nộp đơn trong khoảng thời gian nào.

Vấn đề song tịch, đa tịch

“Thực tế là có hàng triệu người Việt đang định cư ở nước ngoài vẫn chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam,” luật sư Trần Quốc Thuận nói.

“Luật Quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch, tuy nhiên có thể một số quốc gia mà người Việt nhập tịch đòi hỏi phải bỏ quốc tịch cũ.”

Theo ông Thuận, có nhiều nguyên do khiến “những người Việt có điều kiện” tìm đường đi định cư nước ngoài.

“Một đồng nghiệp luật sư của tôi gần đây lên tiếng rằng do cuộc sống tại Việt Nam bây giờ không an toàn từ nhà ra ngoài đường, vì nỗi lo thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường… nên những người có điều kiện kinh tế khá giả tìm đường ra đi.”

“Tôi chỉ mong rằng những người Việt ra nước ngoài làm ăn, sinh sống, đến một lúc nào đó sẽ quay về đóng góp cho quê hương,” ông Thuận nói với BBC.

Image copyrightOTHER
Image captionBà Nguyệt Hường bị tước tư cách đại biểu quốc hội do 'phạm luật'

Truyền thông Việt Nam gần đây đưa tin về trường hợp một đại biểu quốc hội có thêm quốc tịch nước ngoài.

Hồi tháng Bảy 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện là có quốc tịch thứ hai, và đã nhanh chóng bị tước tư cách dân biểu do "phạm luật".

Khi đó, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận với báo giới, bà Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.

Trong khi ông Phúc nói nguyên nhân tước tư cách đối với đại biểu Hường là vì người ta “không trung thực trong kê khai hồ sơ” và “nói dối” thì ông cũng nói rằng: "Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không."

Tuy nhiên, ông Phúc nói thêm rằng Luật Quốc tịch đã quy định “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch” và rằng “muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình”.

“Trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên."

“Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch.”



Cảnh sát Mỹ trấn áp một băng tội phạm gốc Việt quy mô lớn

Cuộc trấn áp một băng tội phạm người Mỹ gốc Việt quy mô lớn, trong khuôn khổ chiến dịch chống tội phạm mang tên "Gang of Thrones", đã dẫn tới nhiều vụ đột kích của cảnh sát tại khu vực San Jose.
 >> Mỹ điều lực lượng trên bộ đến Trung Đông là "món quà cho IS"
 >> Mỹ: Một người gốc Việt ra tòa vì cáo buộc hỗ trợ khủng bố

Ảnh các tay anh chị gốc Việt đã bị bắt trong chiến dịch Gang of Throne. (Nguồn: mercurynews.com)
Ảnh các tay anh chị gốc Việt đã bị bắt trong chiến dịch Gang of Throne. (Nguồn: mercurynews.com)

Nhà chức trách thực hiện gần 2 chục cuộc bắt giữ, với các đối tượng bị tóm gồm cả một viên sỹ quan cảnh sát, thu giữ một kho ma túy, vũ khí, máy đánh bạc và... một con cá sấu. Số tang vật này đã được trưng bày tại cuộc họp báo diễn ra ở Sở cảnh sát San Jose trong ngày 24/8.

Chiến dịch của cảnh sát diễn ra sau 6 tháng điều tra tích cực, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ gồm cả nghe lén, nhằm vào hoạt động kinh doanh cờ bạc, tống tiền và buôn ma túy do các nhóm tội phạm gốc Việt ở thành phố thực hiện.

Cảnh sát xác nhận đã bắt giữ 23 người, đồng thời ra quyết định khởi tố những kẻ này với các tội danh tống tiền, tham nhũng, buôn bán ma túy, tấn công, sở hữu súng bất hợp pháp... Hai trong số này bị cảnh sát quận Cam bắt tại Anaheim. Số còn lại phải tra tay vào còng tại nhiều khu vực ở San Jose, Santa Clara, Milpitas, Fremont. Có 6 kẻ đào tẩu đang bị truy nã trên toàn đất Mỹ.

Cảnh sát tin rằng băng này có liên hệ với ít nhất 2 vụ án mạng.

"Gang of Thrones" chỉ là một trong nhiều hoạt động truy quét tội phạm mà các viên cảnh sát liên bang cùng địa phương nhắm vào các băng đảng ở San Jose. Tháng 3/2015, cơ quan chống tội phạm có tổ chức của Sở cảnh sát San Jose đã mở chiến dịch "Omni," triệt phá 11 quán càphê tổ chức đánh bạc trái phép, thu giữ hơn 100 máy đánh bạc.

Trước đó, vào tháng 11/2013, cảnh sát đã phá vỡ một đường dây đánh bạc quy mô lớn ở thành phố này sau 2 năm nghe lén. Chiến dịch đã dẫn tới vụ bắt giữ thủ lĩnh đường dây đánh bạc Lennie Luan Le, kẻ chuyên tuồn các máy đánh bạc trái phép vào hàng loạt quán càphê.

Ảnh chụp các tang vật bị thu giữ trong chiến dịch. (Nguồn mercurynews.com)
Ảnh chụp các tang vật bị thu giữ trong chiến dịch. (Nguồn mercurynews.com)

Theo Linh Vũ (Vietnam+)

Chuẩn bị cùng TQ  xâm chiếm VN, Campuchia tính xây đường, dồn dân lên vùng biên giới gần Việt Nam

Dân trí Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 22/8 thông báo kế hoạch xây đường dọc biên giới gần Việt Nam và yêu cầu lãnh đạo của tất cả các tỉnh biên giới đưa dân tới đó tập trung sinh sống.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: DW)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: DW)

Khmer Times hôm qua dẫn lời ông Hun Sen phát biểu trước đám đông khoảng 700 người trong một sự kiện ở Cung điện Hòa bình tại thủ đô Phnom Penh ngày 22/8 cho biết, Thủ tướng Campuchia đã ký đề xuất thông qua kế hoạch xây dựng một tuyến đường nhựa ở tỉnh Takeo của nước này. Trước đó, chính quyền của ông Hun Sen bị than phiền về điều kiện cơ sở vật chất yếu kém tại khu vực biên giới gần Việt Nam.

“Trước khi tới đây, tôi đã ký kết và đồng ý thông qua dự án đường dự kiến được xây dựng dọc biên giới phía đông của đất nước. Tôi đã chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Takeo và các tỉnh biên giới khác rằng cách tốt nhất để bảo vệ biên giới là đưa người dân Campuchia lên sống ở khu vực biên giới phía đông, phía tây và phía bắc của đất nước”, Thủ tướng Hun Sen nói.

Ông Hun Sen cho biết chính phủ của ông sẽ có biện pháp để đưa khu vực biên giới thành địa bàn để người dân có thể sinh sống được. “Chúng ta không thể bỏ rơi những người được đưa lên sinh sống ở khu vực biên giới. Chúng ta cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho những nơi này”, Thủ tướng Hun Sen nói thêm.

Var Kim Hong, Trưởng Ban biên giới quốc gia Campuchia, đồng ý với quan điểm của Thủ tướng Hun Sen, đồng thời cho biết thêm rằng việc thiếu hụt các tuyến đường ở các tỉnh biên giới khiến hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu cho các đồn biên phòng đang xây dựng gặp khó khăn. Theo kế hoạch, các đơn vị công binh của quân đội Campuchia sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến đường này.

Thành Đạt

Theo Bangkok Post

Nhật, Australia “bắt tay” nhằm đối phó tham vọng trên biển của Trung Quốc

Dân trí Bộ trưởng Nhật Bản và Australia hôm nay 25/8 đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hành động hung hăng trên biển, Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa.
 >> Mỹ, Nhật Bản, Australia hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết về Biển Đông
 >> Liên minh Mỹ-Nhật-Australia đang hình thành ở Biển Đông

 (Ảnh minh họa: AFP)

(Ảnh minh họa: AFP)

Phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Australia Marise Payne, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết: “Tôi đã được Thủ tướng Shinzo Abe chỉ thị rõ ràng về việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Australia. Tôi mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này”.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Payne cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước vì hòa bình và ổn định khu vực trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức an ninh, trong đó có việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển như ngang ngược quân sự hóa ở Biển Đông, đưa tàu vũ trang vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Hai bên đã nhất trí củng cố hợp tác quốc phòng thông qua các cuộc tập trận chung và phản đối bất cứ hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng nào. Hai bộ trưởng cũng xác nhận kế hoạch tổ chức đối thoại “2+2” giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao 2 nước vào cuối năm nay tại Tokyo.

Nhật Bản và Australia là 2 trong số các nước đầu tiên lên tiếng hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về “đường chín đoạn” ở Biển Đông sau khi phán quyết được đưa ra ngày 12/7. Cũng vì lý do này, Australia và Nhật Bản cũng trở thành mục tiêu đe dọa của truyền thông Trung Quốc.

Thời báo hoàn cầu (Global Times) hồi cuối tháng 7 từng lớn tiếng cảnh báo: “Nếu tàu Australia vào Biển Đông, đây sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh cáo và tấn công”. Báo China Daily trước đó cũng trắng trợn cảnh báo rằng Australia sẽ hứng chịu thiệt hại kinh tế nếu giữ quan điểm cứng rắn về Biển Đông.

Bắc Kinh cũng lớn tiếng yêu cầu Nhật Bản đứng ngoài tranh chấp ở Biển Đông. Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa cuối tháng 6 cảnh báo một quan chức cấp cao Nhật Bản rằng Tokyo sẽ "vượt giới hạn đỏ" nếu để các tàu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, hàng không cùng với Mỹ nhằm thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông. Quan chức Nhật Bản cho biết Tokyo không có kế hoạch tham gia chiến dịch tự do đi lại của Mỹ nhưng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc xây phi pháp các tiền đồn ở Biển Đông phục vụ mục đích quân sự.

Minh Phương

Tổng hợp



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 832 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 410 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 371 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 349 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 345 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 297 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 284 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 254 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 248 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.