Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24836727

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 14:09
Đảng và nhà nước tri ân TQ đã rút tàu HD-8 khỏi bãi Tư Chính
08.08.2019 10:59

Trung Quốc rút tàu khảo sát ra khỏi bãi Tư Chính, tàu hải cảnh vẫn ở lại


lục địa của Việt Nam nhưng tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quanh quẩn ở khu vực.

Hãng thông tấn Reuters dẫn thông tin của một tổ chức nghiên cứu ở Washington cho biết như vậy hôm Thứ Tư, 7 Tháng 8

Kể từ đầu Tháng Bảy, các tàu cảnh sát biển của Việt Nam theo dõi chặt chẽ các hành động của tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc có sự hộ tống của một số tàu hải cảnh và “dân quân biển” hoạt động bất hợp pháp trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần bãi Tư Chính.

“Dữ liệu theo dõi sự di chuyển của chiếc tàu khảo sát Trung Quốc cho thấy nó đã đi ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào lúc này, nhưng ít nhất có hai tàu hải cảnh hộ tống nó vẫn còn ở lại khu vực nó khảo sát,” ông Devin Thorne, phân tích gia cấp cao của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng (Center for Advanced Defense Studies, C4ADS) cho hãng thông tấn Reuters biết, dựa trên dữ liệu của công ty phân tích dữ liệu hàng hải Windward.

“Các tàu Việt Nam theo dõi tàu Haiyang Dizhi 8 khi nó chạy tới đảo nhân tạo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và bây giờ nó có vẻ chạy lòng vòng bên ngoài phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam,” ông Thorne cho hay thêm.

Theo lời ông, không rõ nó có trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nữa hay không. Chỉ biết khả năng của nó là khảo sát địa chất ở vùng biển ở khu vực Việt Nam đang có hoạt động khai thác khí đốt và đang khoan thêm những mỏ mới tại lô 6-1.

Hồi Tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao CSVN cho phát ngôn viên ba lần cáo buộc các tàu Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đòi đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi bãi Tư Chính ngay lập tức mà không có tác dụng. (TN)

TÀU CẢNH SÁT BIỂN 46305 CỦA TRUNG QUỐC THỂ HIỆN TÌNH HỮU NGHỊ THẮM THIẾT!

< iframe name="fb_xdm_frame_https" id="fb_xdm_frame_https" aria-hidden="true" title="Facebook Cross Domain Communication Frame" tabindex="-1" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" allow="encrypted-media" src="https://staticxx.facebook.com/connect/xd_arbiter.php?version=44#channel=f3d677ef1ba149c&origin=http%3A%2F%2Fn10.tv" style="box-sizing: border-box; border-width: initial; border-style: none; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; line-height: inherit; font-family: inherit; font-style: inherit; font-weight: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; max-width: 100%;">< /iframe>

Ông Trần Văn Nhân (42 tuổi, ở trú thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang), chủ tàu cá mang số hiệu QNa 91441TS cho biết: vào khoảng 13 giờ ngày 2.6, anh cùng 10 ngư dân thả trôi tàu để ngủ trưa tại vĩ tuyến 15,42 độ vĩ Bắc – 111,34 độ kinh Đông, cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 22 hải lý thì bị một tàu Trung Quốc số hiệu 46305, trên tàu có treo lá cờ Trung Quốc áp sát.

Sau đó bọn này dồn ép mọi người vào mũi tàu, nói rằng vùng biển này thuộc vùng biển Trung Quốc yêu cầu chúng tôi không được đánh bắt. Họ còn bảo rằng, đây là vi phạm lần đầu nếu lần thứ hai thì sẽ cắt hết lưới và lấy hết tài sản và sau đó sẽ lại dắt tàu về Trung Quốc. Trước khi đi bọn này đã cướp trên 2 tấn mực khô của ngư dân.

Tàu 46305 của Trung Quốc là tàu nào? Đó là chiếc “Cảnh sát biển 46305” của Trung Quốc từng thăm hữu nghị VN năm 2016, và khi neo tại cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) được hải quân VN đón tiếp nồng hậu, báo chí VN ca tụng hết lời.

Ôi! Tình hữu nghị Việt Trung thắm thiết!

Ảnh 1: Ngư dân Trần Văn Nhân buồn bã kể lại sự việc
Ảnh 2 & 3: Tàu 46305 của Trung Quốc

Nhã Nam Media

Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?

Quan hệ Vi - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/11/2017

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chính trị học và Đông Nam Á học từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ.

Với áp lực từ cả ngoài lẫn trong, đã đến lúc ban lãnh đạo Việt Nam cần xem xét thay đổi đối sách mà không chỉ là 'ba không' mà phải gọi là 'bốn không' bao gồm không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mà như đã thể hiện và thi triển có hệ thống và ổn định lâu nay, vẫn theo ý kiến này.

Chủ trương quan hệ thân thiết và liên Đảng, hơn nữa, đã tỏ ra "mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực" của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc, nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, nó còn "cản trở" việc thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam, ý kiến này nhấn mạnh.

Bàn tròn BBC: Áp lực với TQ "từ chiến tranh tiền tệ" với Mỹ tới Biển Đông

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN 'sẽ không manh động'

Trả lời BBC News Tiếng Việt qua bút đàm, mà dưới đây là nội dung, về sách lược và tính toán địa chính trị của Trung Quốc qua sự kiện ở khu vực Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019, Giáo sư Vũ Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Oregon, trước hết nêu nhận định:

Sự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn. Với chính sách này, Trung Quốc ngày càng tăng cường các tuyên bố và biện pháp cưỡng chế thể hiện chủ quyền của mình ở vùng biển Nam Trung Hoa hay biển Đông của Việt nam. Xu hướng này thể hiện một Trung Quốc (cả lãnh đạo và dân chúng) tự tin vào sức mạnh quốc gia về cả quân sự và kinh tế, cũng như nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc để trở thành một cường quốc hải quân sau khi đã là một cường quốc mậu dịch và kinh tế.

Xu hướng này có thể dẫn đến căng thẳng với Mỹ nếu Trung Quốc không khéo léo kiềm chế, nhưng có vẻ họ bất cần - vì tự hào dân tộc quá lớn chăng? Họ cũng thực sự tin rằng chủ quyền của phần lớn khu vực biển trên là thuộc về Trung Quốc. Họ cho rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay tráo trở lật lọng vì chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng và toàn thể ban lãnh đạo miền Bắc Việt nam (Việt nam Dân chủ Cộng Hoà) vào năm 1958 đã công khai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa 12 hải lý của Trung Quốc quanh các đảo này.

Thực ra là 'Bốn không'?

Quan hệ Việt - TrungBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionSự kiện ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông không có gì mới, chỉ là tiếp diễn xu thế chính sách của Trung Quốc từ năm 2005 hay sớm hơn, theo GS Vũ Tường

BBCViệt Nam có nên điều chỉnh chính sách quốc phòng 'ba không' lâu nay và liệu có khả năng xảy ra nguy cơ đối đầu xung đột ở mức cao trên Biển Đông hay không?

Giáo sư Vũ Tường: Chính sách của chính phủ Việt nam cho đến nay mà thể hiện rõ ràng là phản ứng yếu ớt; "giữ gìn đại cục"; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi cho các công ty Trung Quốc đầu tư; "ba không" - thực ra là bốn không, còn bao gồm không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, làm cho lãnh đạo Trung Quốc càng tin là họ có thể dùng tiền để xoa dịu các phản đối nếu có từ phía Việt nam trước chính sách của họ.

Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung và Mỹ-Trung? Từ lâu tôi vẫn tin là căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì chính phủ Việt Nam có quá nhiều thứ để mất, đặc biệt là quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản và quyền lợi kinh tế của các công ty nhà nước, nếu để chiến tranh nổ ra.

Chiến tranh Mỹ-Trung cũng khó xảy ra phần vì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu (bá chủ phần lớn khu vực biển) mà không chạm đến lợi ích cốt lõi của Mỹ (tự do hàng hải).

BBC:Câu hỏi chính nào đang được đặt ra với giới nghiên cứu và những ai quan tâm tới an ninh, chính trị và bang giao quốc tế ở khu vực, đặc biệt liên quan đối sách của các nước được cho là nhỏ và yếu trong vùng?

GS. Vũ Tường: Giới nghiên cứu quan hệ quốc tế đã tranh luận nhiều về sự trỗi dậy của Trung Quốc, khả năng trỗi dậy hoà bình cũng như nguy cơ chiến tranh. Dĩ nhiên các nước lân bang của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất khi Trung Quốc trỗi dậy.

Trong tình hình này, các thể chế và tổ chức khu vực như ASEAN hay APEC có thể sẽ thay đổi, thậm chí giải thể và bị thay thế bởi những thể chế mới để phản ánh tương quan lực lượng mới. Ví dụ: khái niệm Ấn-Thái Bình Dương là một khái niệm khá mới. Ý tưởng này có thành hiện thực dưới hình thức một liên minh hay không còn phải chờ xem.

Quan hệ Việt - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

Trong trung và dài hạn, các nước tương đối yếu hơn ở khu vực trong đó có Việt Nam sẽ phải tự điều chỉnh theo cách riêng của mình, dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự, vị trí địa lý, khả năng điều hành của lãnh đạo, v.v… Mỗi nước có những thách thức khác nhau và không có câu trả lời chung.

Lý thuyết quan hệ quốc tế cung cấp hai chọn lựa cơ bản cho các nước nhỏ trong khu vực: hoặc chấp nhận sự lãnh đạo của Trung Quốc hoặc dùng Mỹ và các cường quốc khác cân bằng Trung Quốc (luật pháp quốc tế cũng có thể là một loại đồng minh cân bằng với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ).

Hai chọn lựa này không loại trừ việc phát triển khả năng tự thân để tự vệ. Phát triển khả năng tự thân trước mắt là mua vũ khí và tăng cường hải quân cũng như phát huy tinh thần dân tộc, nhưng trong trung hạn phải có kế hoạch công nghiệp hoá gấp rút như Hàn Quốc đã làm trong 30 năm. Cân bằng để tự vệ có thể thông qua liên minh quân sự, quan hệ mậu dịch, hay cải tổ chính trị. Trong điều kiện Việt nam, dân chủ hoá sẽ tăng tính chính danh của chế độ đối với trong nước và thế giới, giúp Việt nam thêm sức mạnh, bạn bè.

Viễn vọng và kịch bản?

BBC: Quan hệ liên đảng cộng sản giữa chính quyền Việt Nam với Trung Quốc hiện nay có giúp giải quyết vấn đề, hay trở thành 'cái bẫy' lợi bất cập hại? Viễn vọng và kịch bản nào (kể cả nguy cơ nếu có) đang chờ Việt Nam, nếu không thay đổi đường lối?

Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?

Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"?

Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính

"Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

GS. Vũ Tường: Trong thời gian dài trước năm 2007, ban lãnh đạo Việt nam không quan tâm lắm đến chủ quyền biển đảo. Từ năm đó, họ đã quan tâm hơn, tìm cách tăng cường khả năng tự thân tự vệ bằng quân sự và phát triển quan hệ với các đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc như Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

Mặt khác, họ từ chối dùng luật pháp quốc tế để kiện Trung Quốc, nâng cấp quan hệ với Mỹ trong một chừng mực hạn chế, đàn áp những biểu hiện của tinh thần dân tộc, và ngăn cản xã hội dân sự phát triển. Tại sao chính phủ Việt nam không làm tất cả những việc có thể làm?

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hoàng,Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hoàng, mới đây phát biểu rằng nước này chưa bao giờ xâm lược một quốc gia nào trong lịch sử từ trước tới nay

Đó là vì đường lối chính, nhưng không công khai, của Đảng Cộng sản Việt nam là giải quyết vấn đề trên quan hệ song phương giữa hai Đảng cầm quyền mà cùng gắn nhãn "cộng sản", hai nhà nước mà cùng mô hình độc tài toàn trị, hai quân đội mà cùng gắn nhãn "nhân dân".

Chủ trương này có cơ sở lịch sử, cái thời mà "Bác Hồ ta đó cũng là bác Mao" như trong thơ Chế Lan Viên ghi lại và phản ánh, cơ sở viễn kiến chính trị vẫn được biết tới là "đại cục" hay tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội, và cơ sở vật chất với lợi ích kinh tế cho các công ty nhà nước hay "sân sau" của quan chức.

Chủ trương này tốt nhất cho Đảng Cộng sản Việt nam vì nó tương thích với mục tiêu và lợi ích của đảng này, nó còn dễ thực hiện vì nó đi theo đường lối sẵn có, không phải cố gắng nhiều mà đem lại lợi ích lớn trước mắt cho cán bộ đương chức đương quyền.

Chủ trương này, mặt khác, mâu thuẫn và làm giảm hiệu lực của các biện pháp khác nhằm cân bằng với Trung Quốc. Nếu nhìn từ góc độ lợi ích lâu dài của quốc gia, chủ trương này còn cản trở việc thực hiện những cải cách kinh tế chính trị sâu rộng để tạo sự phát triển bền vững cho Việt nam.

Quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc không mang lại công nghiệp tiên tiến mà có rủi ro lớn là nợ công, ô nhiễm môi trường, và tham nhũng. Cơ sở lịch sử và chính trị của chủ trương này hoàn toàn sai lệch, "viển vông" như từ ngữ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng.

Tương lai toàn thắng của chủ nghĩa xã hội chỉ là cái bánh vẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản còn níu kéo nhưng cả thế giới và có lẽ đại đa số Đảng viên đã từ bỏ.

Lịch sử quan hệ hai Đảng Cộng sản Việt-Trung không có gì đáng tự hào nếu không nói là thảm kịch kinh tởm của niềm tin và sự phản bội lẫn nhau, dẫn đến chiến tranh và sự hy sinh vô ích của hàng vạn người dân và chiến sĩ.

Rất có thể áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc và của dân chúng, kể cả những Đảng viên có tinh thần dân tộc, sẽ buộc Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng phải thay đổi chính sách.

Vấn đề là Đảng này hiện nay thiếu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Có thể đoán được là tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục trong nhiều năm đến khi Trung Quốc dần dần thiết lập quyền kiểm soát trên phần lớn biển Đông.

Giáo sư Vũ Tường giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ từ năm 2008. Ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Đại học Quốc gia Singapore, cũng như tại Naval Postgraduate School ở MontereyCalifornia. Nghiên cứu của ông về chính trị so sánh, liên quan các chủ để về hình thành quốc gia, phát triển, chủ nghĩa dân tộc và các cuộc cách mạng, đặc biệt tập trung vào Đông Á. Chính sách quốc phòng "ba không" được Việt Nam thi triển bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

KÍNH TRUNG ĐẢNG THỌ!

Sự tàn bạo, tham lam, lưu manh, lừa đảo, lật lọng, tráo trở của Tàu Cộng ... Thế lực thù dịch" diễn biến hoà bình vì Đại Cục" ?


Chúng ta đang chứng kiến những tan hoang, đổ vỡ trên miền Bắc sau ngày 20/7/1954 và trên toàn nước sau ngày 30/4/1975 với tất cả sự tụt hậu về mọi mặt từ đạo đức, kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, đến văn hóa … thì chúng ta có thể tiên liệu được sự đổ vỡ toàn diện sau ngày mất nước thực sự về tay Tàu Cộng.


Tàu Cộng đã làm gì đối với Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ trước đến nay?


Tàu Cộng không chỉ dạy cho CSVN bài học năm 1979 mà còn mở các cuộc tấn công khác vào miền Bắc VN từ năm 1984 đế 1989.


- Xóa sổ hơn 3700 bộ đội QĐND ở núi Lão Sơn (do tướng CSVN bán đứng).


- Giết 64 hải quân CSVN tại đảo Gạc Ma (Trường Sa) do lệnh không bắn trả.


- Hãm hiếp và giết chết nữ tù nhân CSVN một cách dã man.


Xin trích một phần bài viết của tác giả Huỳnh Tâm sau đây:


“Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:


‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.


Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn. “


“Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.


Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữa ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.” [1]


- Ép CSVN ký kết những hiệp ước bất bình đẳng do sự tham lam quyền hành của CSVN nên họ tự nguyện làm tay sai cho giặc.


Dưới đây là phần trích những đoạn lời giáo huấn của một nhân vật cao cấp Tàu Cộng trong cuốn băng ghi âm do Wikileaks tiết lộ:


“Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.


Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.


Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.


Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.


Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”



“Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.”



“Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.


Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.” [2]

[1] và [2]. Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7 của tác giả Huỳnh Tâm được đăng trên ethongluan.


Với chừng ấy dữ kiện, chúng ta thấy rằng Tàu Cộng đã có âm mưu thôn tính VN từ lâu, lính Trung Cộng thì tàn ác, trong khi đó, những nhà lãnh đạo CSVN thì tham lam nhưng hèn nhát, nhu nhược nên cam tâm bán đứng quân đội của mình, dân của mình và đất nước mình cho Tàu Cộng.


Ai biết? Ai làm?
Bao nhiêu năm nay, từ những mật ước bất bình đẳng đến những tổn thất sinh mạng của lính, của tù binh CSVN, của dân VN đã bị bưng bít. Ai biết?


Ngày nay, nhờ hệ thống thông tin toàn cầu mà nhiều bí mật động trời đã được tiết lộ. Nhưng, câu hỏi vẫn là: Ai biết? Một triệu, hai triệu người truy cập được các diễn đàn, các blogger đều biết. Còn cả 80 triệu người Việt khác có biết không? Thế thì làm sao cho họ biết sự thật. Những người lính QĐND VN làm sao biết được sự thật? Làm sao họ hiểu được trước khi mất nước thì họ bị bán đứng rồi. Làm sao người công an biết rằng khi mất nước thì mất đảng và họ cũng bị biến mất luôn.


Ai sẽ làm việc này? Chắc chắn những người Việt không cam tâm làm “dân Tàu Cộng” phải đứng lên, đi từ một ngọn lửa nhỏ để thành đám cháy lớn. Làm sao làm được việc nhưng cũng tránh được tình trạng một Thiên An Môn thứ hai. Phải vận dụng TRÍ để sáng tạo những phương cách tốt. Phải vận dụng phương tiện thích hợp với điều kiện có được.


Tàu Cộng đang làm những gì mà CSVN đã làm khi cưỡng chiếm miền Nam nhưng tráo trở hơn, lật lọng hơn và lưu manh hơn.


Chuyện đặt giàn khoan của Tàu Cộng ở biển Đông cũng giống như chuyện ngưng bắn da beo hay ngưng bắn tại chỗ trong Hiệp Định Paris 1973 để rồi, sau khi các vở kịch hạ màn thì nhiều giàn khoan khác của Tàu Cộng sẽ mọc đầy ở vùng biển Đông.


CSVN đang bị chiếu tướng? Chỉ có cách duy nhất là bỏ đi bàn cờ đang bí để lịch sử đưa bàn cờ mới, xóa đi những thỏa hiệp bất bình đẳng, xóa đi nỗi nhục này để cứu lấy nước nhà.


CSVN đang làm trò hề trên sân khấu chính trị? Hãy mở mắt và làm cho dân Việt đồng loạt mở mắt để từ sự mở mắt đó mà tiến tới những hành động cụ thể.

From : Lê Thắng
http://danlambaovn.blogspot.fr/2014/06/mo-mat-chua.html

Hải Dương-981 là bình phong cho mưu đồ nguy hiểm hơn của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, việc Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là mối đe dọa với an ninh khu vực.

Khi nói về các hòn đảo trên đại dương, mỗi chúng ta thường hình dung ra một điểm nghỉ dưỡng với nắng vàng, cát trắng, biển xanh, các con sóng xô bờ và những cơn gió dường như cũng mang vị mặn của biển.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, khi nói đến những hòn đảo, người ta sẽ hình dung ngay đến căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng trở nên gay gắt hơn giữa Trung quốc và các quốc gia châu Á khác ở Biển Đông.  

 
Xây đảo để thực hiện mưu đồ thâu tóm Biển Đông

Nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã vận chuyển vật liệu tới khu vực các rạn san hô và bãi đá ngầm để hiện thực hóa âm mưu tạo ra một số hòn đảo mới ở quần đảo Trường Sa.

Theo giới quan sát, động thái này của Trung Quốc là một trong những nỗ lực để mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm tiến tới đạt được yêu sách phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể chỉ là một trong những bước chuẩn bị để Trung Quốc có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như căn cứ quân sự bao gồm cả các trạm radar.

Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc diễn ra tại các bãi đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Kể từ tháng 4/2014, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại 2 rạn san hô. Gần đây nhất, trong tháng 6/2014, Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc đang có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở 2 địa điểm khác.

Hành động này của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao Mỹ lo ngại. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 diễn ra tại Singapore vào cuối tháng 5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng chỉ trích “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang âm mưu xây dựng sẽ cho phép nước này có địa điểm để đặt các trạm radar giám sát bao trọn khu vực Biển Đông và cũng là căn cứ hậu cần tiếp sức cho các tàu của nước này “tung hoành” trong khu vực. Xa hơn nữa, việc hiện thực hóa yêu sách phi lý ở Biển Đông được cho là một phần trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc vươn tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

M. Taylor Fravel một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của các hòn đảo mới, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị của tuyên bố phi lý của mình”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ vin vào chủ quyền với các hòn đảo mới để tuyên bố vùng đặc quyền 200 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo do chính tay họ tạo ra.

Điều này nghe qua dường như phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 nhưng thực tế không phải vậy bởi những đảo họ tạo ra không hội đủ điều kiện làm cơ sở để xác định chủ quyền theo các quy định của Công ước trên.

Trung Quốc trắng trợn vi phạm DOC

Tháng trước, trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trắng trợn cho rằng, họ có quyền xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì đây là lãnh thổ của Bắc Kinh. Bà Hoa nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam)”.

  Bằng chứng không thể chối cãi cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất ở Gạc Ma

Các quan chức Trung Quốc cũng cho rằng, Việt Nam và Philippines đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực mà Trung Quốc cho là “có tranh chấp” trước và vì vậy Bắc Kinh cũng có quyền tự do thực hiện các dự án của mình.

Tuy nhiên, giới phân tích lưu ý rằng, các quốc gia khác không xây dựng đảo nhân tạo và họ đã xây dựng cơ sở vật chất trên các đảo ở Biển Đông trước năm 2002 – thời điểm mà Trung Quốc và 9 quốc gia Đông Nam Á khác ký Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Điều khoản trong DOC quy định rõ, các bên liên quan cần phải có các hành động kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và không tiến hành các hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.

Theo các nhà phân tích, hoạt động của Trung Quốc gần đây ở Trường Sa rõ ràng đã vi phạm DOC. Giáo sư Carlyle A. Thayer của Đại học Đại học New South Wales, Australia nhận định: “Hoạt động của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng trong khu vực. Nó không giúp ích gì cho an ninh khu vực mà chỉ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông”.

Một quan chức phương Tây cho biết, kể từ tháng 1/2014, Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng 3-4 hòn đảo. Ông này cũng cho rằng, có ít nhất một trong số các đảo Trung Quốc đang xây dựng sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan để thực hiện mưu đồ thâm sâu hơn?

Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên tiến hành hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong Vùng thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thổi bùng lên căng thẳng trong khu vực.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, việc Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo thực sự là vấn đề nghiêm trọng hơn so với vụ việc giàn khoan bởi những hòn đảo này sẽ “tồn tại lâu dài và là cơ sở để thực hiện các mưu đồ phi lý khác” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo những thông tin và hình ảnh tại thực địa mới được Philippines công bố, Trung Quốc không chỉ có ý định cải tạo đất mà còn âm mưu xây dựng một đường băng ở bãi Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef, theo cách gọi của Philippines là Mabini còn Trung Quốc gọi là Chigua). Sau khi xem những hình ảnh nói trên, một quan chức phương Tây không ngần ngại cho rằng: “Trung Quốc đang biến bãi Johnson thành đảo Johnson”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng, những bức ảnh này là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc đòi thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý đối với gần trọn diện tích ở Biển Đông.  

Trước những lý lẽ thiếu thuyết phục của Trung Quốc về chủ quyền bãi Gạc Ma (trên thực tế Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm của Việt Nam hồi năm 1988), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định rằng, việc Trung Quốc đã và đang tiến hành hoạt động xây dựng ở Gạc Ma và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình nói: “Việt Nam có đầy đủ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, thời gian qua, tại khu vực quần đảo Trường Sa, phía Trung Quốc đã tiến hành một số hoạt động mở rộng, xây dựng công trình trái phép xung quanh khu vực bãi đá Gạc Ma, cũng như một số điểm đảo khác ở khu vực Trường Sa vốn đã bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1988”.

Ông Lê Hải Bình nói thêm: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động xây dựng mở rộng trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động đơn phương khác làm thay đổi hiện trạng của khu vực quần đảo Trường Sa cũng như khu vực khác trên Biển Đông, rút ngay các tàu, thiết bị của Trung Quốc khỏi khu vực này, không để tái diễn hành động tương tự trong tương lai vì nó đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như tại Biển Đông”.

Ý đồ lộ rõ, Trung Quốc tiếp tục quanh co

Trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí sẵn sàng đàm phán, đối thoại để tháo gỡ bất đồng thì Trung Quốc lại tỏ ra “bất cần”, không chịu hợp tác. Jin Canrong, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân của Trung Quốc cho rằng, việc Trung Quốc cải tạo bãi Gạc Ma chỉ là “một thử nghiệm kỹ thuật để nghe ngóng phản ứng của các nước khác và xem điều này có thể thực hiện được không”. Nếu muốn xây dựng đảo lớn hơn, Trung Quốc sẽ chọn đảo Đá Chữ Thập cách Đá Gạc Ma khoảng 144km về phía tây.

Từ cuối tháng 5/2014, các thông tin về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo đã lan truyền trên báo chí Trung Quốc. Trích dẫn một báo cáo được đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu và thiết kế đóng tàu số 9 Trung Quốc (NDRI) tại Thượng Hải, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay kế hoạch đảo nhân tạo - vốn chưa rõ ràng - có thể bao gồm một đường băng và một bến tàu và thậm chí cả một sân bay với đường băng và nhà chứa máy bay.  

Khi các phóng viên liên hệ với công ty này để xác nhận thông tin, đại diện NDRI cho biết, vì thông tin nói trên “quá nhạy cảm” nên đã bị gỡ bỏ khỏi trang web của công ty. Người này cũng từ chối không đưa ra bình luận gì thêm.

Ông Wu Shicun Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, người hiện đang tham gia nhóm nghiên cứu liên kết với Chính phủ Trung Quốc trên đảo Hải Nam cũng thừa nhận việc Trung Quốc đang có các hoạt động cải tạo đất ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, ông này khăng khăng cho rằng, việc Trung Quốc xây đảo là để hướng tới tăng cường quản lý thủy hải sản trong nước và khả năng cứu trợ nhân đạo, không nhằm mục đích quân sự.

Ông Shicun nhắc lại luận điệu quen thuộc được giới chức Trung Quốc thường sử dụng: “Các cơ sở vật chất chúng tôi xây dựng thậm chí còn nghèo nàn, sơ sài hơn cả của Philippines và Việt Nam. Việt Nam thậm chí còn có một sân bóng ở đó”.

Bình luận trên của ông Shicun rõ ràng là muốn ám chỉ đến việc Hải quân Việt Nam và Philippines ngày 7/6 đã tiến hành giao lưu bóng chuyền tại quần đảo Trường Sa. Hoạt động giao lưu hoàn toàn bình thường thể hiện tình đoàn kết giữa hai quốc gia trong ASEAN lại khiến Trung Quốc “nổi đóa”.

“Các bạn có thấy rằng hành động nhỏ nhằm xích lại gần nhau của Việt Nam và Philippines là một trò diễn vụng về của hai nước này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngang nhiên tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 9/6.

Bà Hoa Xuân Doanh còn lớn tiếng rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận… Trung Quốc yêu cầu Việt Nam và Philippines ngừng bất kỳ hành vi nào có thể gây tranh cãi và các hành vi gây rối khác cũng như không làm phức tạp tình hình và phóng đại các tranh chấp”.

Trung Quốc – nhân tố gây bất ổn khu vực

Tuy nhiên, tờ USNews của Mỹ đưa ra bình luận nhấn mạnh rằng, cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” này lại rất đáng tranh cãi nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra yêu sách và chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông và chỉ dựa trên “đường lưỡi bò” phi lý mà nước này đơn phương tuyên bố. Yêu sách này không được bất kỳ nước nào khác chấp thuận trừ…Trung Quốc.  


Christopher K. Johnson, chuyên gia phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington cho rằng, những động thái gần đây của Trung Quốc nhằm bù đắp lại những gì họ cho là chưa được quan tâm đúng mức bởi hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào Đài Loan mà không chú ý tới Biển Đông.

Theo ông Johnson, Trung Quốc không giấu giếm tham vọng tăng cường, mở rộng sức mạnh hải quân của mình. “Không còn nghi ngờ gì nữa, họ (Trung Quốc) đang muốn thực hiện tham vọng có một cơ sở hải quân ở một trong những đảo họ đang cải tạo xây dựng”.

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc không ít lần tuyên bố sẽ xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để lực lượng của họ không chỉ hoạt động quanh những gì Trung Quốc gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” – các quần đảo gần đất liền gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà sẽ hướng tới “chuỗi đảo thứ hai” – bao gồm đảo Guam và các vùng lãnh thổ xa hơn về phía đông.

Giáo sư Thayer cho biết, ông chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập cơ sở quân sự lớn trên các đảo mới do họ tạo ra. Tuy nhiên, ông nói rằng, những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông cũng không khác so với những gì họ toan tính ở Hoa Đông - nơi Trung Quốc đã có tranh chấp từ lâu với Nhật Bản.

Ông Thayer nói: “Bản chất của hai trường hợp này là giống nhau. Tất cả có vẻ như là nằm trong một kế hoạch mới nhằm khẳng định tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Tham vọng này sẽ không biến mất và chính vì thế nó sẽ là yếu tố gây căng thẳng trong khu vực.

  Songphuong.jpg

Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền'

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển hiện nay

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng Bắc Kinh đã 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.

Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng nói ông Dũng nói trong cuộc gặp tại Hà Nội rằng hành động của Trung Quốc đã "vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế" cũng như "gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước".

TT Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.

Vị thủ tướng cũng được dẫn lời nói "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".

Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."

Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."

Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc về Việt Nam.

'Không đột phá'Báo chí Trung Quốc nói một số trao đổi cấp thấp hơn đã bị hoãn trong khi không có cuộc gặp gỡ cao cấp nào khác được lên lịch giữa hai bên.

Các học giả Trung Quốc cũng được dẫn lời nói Việt Nam nên "tận dụng" cơ hội mà chuyến thăm của ông Dương tạo ra để giải quyết vụ việc.

Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 18/06/2014 của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, xin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến nhân vật này trong hồi ký « Hard Choices » (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên « Le Temps des décisions » (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày thứ Tư 11/6.


…Ngoại trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã dần leo lên từng thang bậc trong ngành ngoại giao, ban đầu ông ta chỉ là phiên dịch. Tiếng Anh hoàn hảo của ông giúp chúng tôi có thể trò chuyện thật lâu, đôi khi nói liên hồi, trong nhiều cuộc điện đàm và hội nghị. Dương Khiết Trì hiếm khi vượt quá sự thận trọng ngoại giao, nhưng đôi khi tôi cũng có thể nhận ra tính cách thật sự của ông ta.


Một hôm, ông nói với tôi là khi còn nhỏ ở Thượng Hải, lớp học của ông không được sưởi ấm khiến ông run cầm cập, tay lạnh cóng không giữ được cây bút. Quá trình đi lên từ phòng học lạnh giá ấy đến Bộ Ngoại giao là một sự tự hào khủng khiếp cho những tiến bộ của Trung Quốc.


Đó là một con người dân tộc chủ nghĩa thâm căn cố đế, và chúng tôi có những lần tranh luận căng thẳng, đặc biệt về những chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, Bắc Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.


Trong những cuộc đối thoại gần nhất năm 2012 vào đêm khuya, Dương Khiết Trì không ngớt ca ngợi dài dòng vô số thành tựu và sự ưu việt của Trung Quốc, nhất là sự thống trị trong môn điền kinh. Lúc đó là khoảng một tháng sau Thế vận hội Luân Đôn, và tôi lịch sự nhắc ông ta, Hoa Kỳ mới là quốc gia giành được nhiều huy chương nhất.


Dương trả lời, « sự xuống dốc tạm thời » trong Olympic củaTrung Quốc là do sự vắng mặt của nhà vô địch bóng rổ Yao Ming vì bị chấn thương. Ông ta cũng nói đùa là nên lập ra « Thế vận hội ngoại giao » với những môn tranh tài như « số kilomet đã đi qua », như vậy Mỹ sẽ có thêm ít nhất một huy chương.

Chiều ngày 22/07/2011, Diễn đàn khu vực ASEAN khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Hà Nội, với các thảo luận chính thức về thương mại, biến đổi khí hậu, nạn buôn người, vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Dù vậy, vào ngày thứ hai trong lúc các cuộc hội thảo tiếp diễn, một chủ đề duy nhất chiếm lĩnh tâm trí mọi người : Biển Đông !


Các bất đồng về lãnh thổ, đã mang sẵn bề dày lịch sử, dân tộc chủ nghĩa và vai trò kinh tế, đã trở thành một vấn đề thử nghiệm cốt lõi : liệu Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang lên của mình để thống trị một khu vực ảnh hưởng đang bành trướng, hay là khu vực sẽ tái khẳng định rằng các tiêu chuẩn quốc tế cũng phải được áp dụng ngay cả cho các nước mạnh nhất ?


Các chiến hạm đối đầu tại các vùng biển tranh chấp, báo chí kích thích tình cảm dân tộc trong toàn vùng, và các nhà ngoại giao cố hăng hái ngăn cản xung đột nổ ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đây không phải là đề tài thích hợp cho một hội nghị khu vực.


Đêm hôm ấy, tôi tập hợp ông Kurt Campbell và ê-kíp phụ trách châu Á để nghiên cứu kế hoạch cho ngày mai. Những gì chúng tôi có trong đầu đòi hỏi một nỗ lực ngoại giao khéo léo, phải vận dụng mọi công sức thực tiễn đã bỏ ra trong khu vực từ một năm rưỡi qua. Chúng tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để hoàn chỉnh bản tuyên bố tôi sẽ đọc hôm sau, và điều chỉnh sự phối hợp với các đối tác.


Ngay khi mở màn phiên họp ASEAN, vở kịch đã bắt đầu. Việt Nam là người phát pháo. Mặc cho Trung Quốc phản đối ý định thảo luận về Biển Đông trong khuôn khổ hội nghị, Việt Nam đã nêu ra vấn đề tranh chấp. Rồi lần lượt từng bộ trưởng các nước đứng lên bày tỏ mối quan ngại và khuyến cáo sử dụng giải pháp đa phương và hợp tác để giải quyết các bất đồng lãnh thổ. Sau khi Trung Quốc phô trương cơ bắp và khẳng định sự thống trị của mình trong suốt hai năm, các nước khu vực đã phản ứng.

Thời cơ đã đến, tôi ra hiệu xin phát biểu.


Tôi tuyên bố, Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong mọi tranh chấp. Nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp đa phương được đề nghị, với sự tôn trọng luật quốc tế và không có việc cưỡng bức, hay đe dọa sử dụng vũ lực. Tôi nhiệt liệt khuyến khích các quốc gia trong khu vực bảo đảm việc tự do di chuyển trên Biển Đông, và cùng soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn những xung đột.


Hoa Kỳ sẵn sàng tạo điều kiện cho tiến trình này, vì chúng tôi coi tự do hàng hải tại Biển Đông là « lợi ích quốc gia » của Mỹ. Từ ngữ này được chọn lựa cẩn thận để chơi xỏ lại khái niệm « lợi ích cốt lõi » mà Trung Quốc trước đó không lâu đã gắn liền với yêu sách bành trướng lãnh thổ trong khu vực này.

Đến cuối tuyên bố, tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái cả mặt ! Ông ta yêu cầu ngưng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang những người láng giềng châu Á, ông ta nhắc lại rằng Trung Quốc « là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại ». Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục.


Sự đối đầu ở Hà Nội không giải quyết được những bất đồng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông – hiện vẫn đang mạnh mẽ và nguy hiểm vào lúc tôi viết những dòng này.

Nhưng trong những năm sau đó, các nhà ngoại giao khu vực vẫn xem hội nghị trên là một bước ngoặt, đối với tư cách lãnh đạo của Mỹ tại châu Á cũng như với cú sốc chống lại tham vọng thái quá của Trung Quốc.


Khi trở về Washington, tôi cảm thấy tin chắc hơn vào chiến lược và vị trí của chúng tôi tại châu Á. Lúc mới bắt đầu năm 2009, nhiều nước trong khu vực nghi ngại về sự cam kết và bền bỉ của chúng tôi. Tại Trung Quốc, một số người tìm cách thủ lợi từ cảm tưởng này. Chiến lược xoay trục được hình thành để xóa tan những nghi ngờ ấy. Trong một lần nói chuyện với Đới Bỉnh Quốc, ông ta đã thốt lên : « Tại sao các vị không ‘xoay trục’ đi chỗ nào khác ngoài khu vực này ? »


Tôi đã vượt qua nhiều cây số, nghe được nhiều bài diễn văn ngoại giao được diễn dịch một cách vụng về mà tôi chưa bao giờ tin lại có thể xảy ra. Nhưng điều này đã được đền bù. Chúng tôi đã ra khỏi được hố thẳm hồi mới lập chính phủ Obama, đã tái khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Như thức ăn trước khi xuống bao tử phải qua cái “yết hầu”. Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiểu rất rõ giá trị tuyến hàng hải đi qua biển Đông, mọi sự ách tắt từ bất cứ lý do gì tại khu vực này cũng sẽ đe doạ nghiêm trọng hệ thống “tuần hoàn” của nền kinh tế quốc gia.


Nhật Bản không muốn Trung Quốc tự tung tự tác đe doạ áp đặt những cục “máu đông” trên đường huyết quản của mình, ngược lại Trung Quốc lại muốn điều này trong tương lai dù gần hay xa nếu giải phẫu được hay ít ra củng làm “đông cứng” Việt Nam và Philippines, hai quốc gia dính chặt với biển Đông mà TQ cho rằng mình thừa khả năng! Nếu không có một thế lực thứ ba nào đủ sức hỗ trợ cho 2 quốc gia này.


Dù được bảo đảm dưới cái bóng dù nguyên tử của Hoa Kỳ nhưng trước một thế giới đầy biến động kinh tế dẫn đến đôi khi làm bạc màu chính trị, bên cạnh liên minh thì Nhật Bản cũng muốn tự tin làm chủ số phận mình một khi bị trực diện thách thức bởi một Trung Quốc đang “hung hăng” mà trước mắt trực tiếp trong khu vực là Việt Nam và Philippines hai quốc gia rất có ý nghĩa về chiến lược giúp Nhật Bản để đối phó với “khát vọng” của TQ trên biển Hoa Đông và biển Đông, bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.


Với Trung Quốc trong tầm nhìn “chiến thuật” sẽ rất quan ngại và nghiêm trọng – Nếu không may bởi một nguyên nhân khách quan nào đó vì quyền lợi sống còn của quốc gia mình mà Việt Nam và Philippines cho phép Nhật Bản sử dụng chính thức hay tuỳ hoàn cảnh một vài căn cứ quân sự trên đất liền hướng ra biển Đông trong khu vực “lưỡi bò” mà TQ áp đặt.


Và vì vậy không chỉ là dự đoán mà chắc chắn trong hành trang của “con cáo già” ngoại giao TQ Dương Khiết Trì mang đến Việt Nam bên cạnh cái bánh “đàm phán song phương” trang điểm 4 tốt 16 vàng, lần này sẽ có thêm “củ cà rốt và cây gậy” cho con “thỏ đế” CSVN.


Xoa đầu dụ dỗ ,răn đe và hứa hẹn đó là những gì mà người dân Việt cảm nhận được từ Dương Khiết Trì khi sang Việt Nam gặp các chóp bu CSVN lần này, trước cuộc viếng thăm của ngoại trưởng Nhật Bản.


Cũng nên biết rằng ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong khi ông Dương Khiết Trì cũng là Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam.


Chúng ta thử tham khảo giá trị của cái gọi là “Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc” của 2 đảng CSVN và TQ là cái gì?


Qua Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trong nội dung bài viết đề ngày 06/06/2014 phát đi mang tựa đề “Việt Nam gây ra Cơn sóng tháng Năm” lên án Việt Nam “bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”.


Bài báo phát thanh nhắc lại luận điệu “quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có từ đời Hán” của Trung Quốc và công hàm Phạm Văn Đồng, tác giả Trần Khánh Hồng, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho là “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền chỉ là một số hòn đảo và bãi cát dọc biển Trung bộ Việt Nam”.


Bài viết khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Các tàu Trung Quốc “hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”. Phía Việt Nam còn “thả hàng loạt chướng ngại vật như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi… xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và đe doạ an ninh hàng hải”.


Theo bài phát thanh, “Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, “than khóc khắp nơi” cáo buộc đó đây”.


Đài này cho rằng: “Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải”, “thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hoá tranh chấp Nam Hải”. Cáo buộc “Việt Nam bất chấp đại cục, gây ra Cơn sóng tháng Năm”, bài viết đòi “Việt Nam phải bồi thường tổn thất và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.(**)


Vậy đó! Tinh thần hợp tác của sự chỉ đạo: “Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc” !? 


Liệu đảng và nhà nước CSVN có đủ can đảm chứng tỏ cho toàn dân Việt và thế giới thấy hành động như thế nào mới là không hèn hạ “than khóc khắp nơi” như Bắc Kinh bêu riếu, hay vẫn cứ cúi đầu liếm cái bánh “song phương” bốc mùi “đại cục”? – Có dám không? Hỡi các chóp bu CSVN - Quốc Hội tuyên bố với gần trăm triệu toàn dân Việt Nam và thế giới rằng: “Chỉ đàm phán khi giàn khoan 981 và tàu chiến Trung Quốc rời khỏi lãnh hải thềm lục địa chủ quyền Việt Nam”?- Một lời phán từ lương tri bất khuất của hồn thiêng dân tộc mà ai ai trong chúng ta sẽ không ngần ngại – Trừ đảng CSVN ??  


Tuy nhiên quan chức giấu tên của Việt Nam được hãng tin AP dẫn lời nói hai bên không đạt được đột phá.

Hà Nội nói kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là một trong những giải pháp họ có thể cân nhắc nhưng chưa rõ liệu có diễn ra vụ kiện như vậy không.

Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các tranh chấp qua đối thoại song phương.

Báo chí Việt Nam có vẻ thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm. Điều này trái ngược với cách đưa tin mạnh mẽ hơn của một số tờ báo Trung Quốc .

Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc.Rõ ràng Bắc Kinh không có ý nhượng bộ về giàn khoan nhưng lại không muốn cái giàn khoan đó đẩy Hà Nội ra khỏi vòng cương tỏa của mình.

Một lần nữa, ông Dương lại nhắc nhở Hà Nội về đại cục.

Vẫn là đồng chí?Ông Dương đến Việt Nam với tư cách đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước truyền thông quốc tế, cả chủ lẫn khách đều gọi nhau là ‘đồng chí’.

Nhưng đã lôi nhau ra nói trước mắt bàn dân thiên hạ thì còn đồng chí nỗi gì?

Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sợ mất tình cảm với Trung Quốc chứ Trung Quốc thì rất thẳng thừng.

Bắc Kinh thừa hiểu đây là ‘tình đoàn kết vô sản’ của Hà Nội đối với họ vào lúc đó. Nhưng họ vẫn thừa cơ chộp lấy để biến thành con dao đâm lại Hà Nội.

Có điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc của họ lên trên hết, còn chính quyền Bắc Việt chỉ nên tự trách mình đã không tỉnh táo như họ mà thôi.

Với lại, do Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo không có ai phản biện nên những sai lầm nghiêm trọng như thế này vẫn không bị phát hiện và ngăn chặn.

Nhưng lần này, đòn nặng tay của Trung Quốc dường như đã làm Hà Nội bừng tỉnh.

Chừng mấy năm trước, ai có thể nghĩ rằng sẽ có ngày chính quyền Hà Nội trân trọng Việt Nam Cộng hòa ‘đã giữ chủ quyền’ và nhờ 'đế quốc Mỹ' lên án người 'đồng chí' Trung Quốc?

Tương quan lực lượngDẫu sao đi nữa toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã được huy động ở mức độ chưa từng thấy để đấu tranh với Trung Quốc.

Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng và mới đây là Chủ tịch nước đều đã lên tiếng. Các nhà ngoại giao Việt Nam tranh thủ mọi diễn đàn; đại sứ tại các nước cũng được huy động; họp báo quốc tế liên tục ở Hà Nội; hệ thống truyền thông đưa tin Biển Đông hàng ngày; còn trên thực địa tàu chấp pháp Việt Nam không ngày nào

không đối đầu với tàu Trung Quốc.

Trung Quốc đã có kế hoạch chiếm Biển Đông từ lâu

Khi Trung Quốc vẽ cái lưỡi bò đó để ôm hết Biển Đông trước mặt Việt Nam, rõ ràng họ đã quá coi thường người dân Việt.

Các nước có quan tâm?Các nước chỉ can thiệp khi họ có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông.

Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, lúc đó Mỹ, Nga có lợi ích gì mà bảo vệ Việt Nam? Trong khi đó họ vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay các nước đều lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột thì tuyến đường hàng hải quan trọng sẽ bị gián đoạn.

Và liệu Trung Quốc có đảm bảo cho tàu bè qua lại nếu Biển Đông nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của họ?

Với nữa, một nước lớn có tham vọng lớn như Trung Quốc làm chủ được Biển Đông thì họ có dừng ở đó không?

Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về tự do hàng hải – rõ ràng nhằm vào mục tiêu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trước mắt, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có lợi ích gì trong một cuộc xung đột trên Biển Đông nhưng về lâu dài khi lợi ích của hai bên đi đến chỗ quyết không

thể nhượng bộ thì một cuộc đối đầu quân sự xem ra khó tránh khỏi.

Dân VN phải tôn kính TQ, đụng đến Trung Quốc là chống Đảng, bôi nhọ quân đội bị tù!

Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)…

… Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành…

… Dịp này, lần đầu tiên không chỉ gia đình con mà còn 63 gia đình khác được công khai khóc cho những người chồng, người cha mà không sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào...

Cha cô Thủy là ai? Phải chăng ông từng phạm những tội thuộc loại “đại nghịch bất đạo”, thành ra thân nhân không chỉ sống vất vưởng, khốn khổ, khốn nạn mà còn không dám than khóc công khai?

Nếu bảo rằng cha cô Thủy – ông Trần Văn Phương là Thiếu úy Hải quân nhân dân Việt Nam, một trong số 64 người lính Việt Nam chỉ vì dám minh định chủ quyền của Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma mà bị Trung Quốc biến thành những tấm bia sống, tuần tự hạ gục từng người trong ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau khi đền nợ nước được vinh thăng Trung úy, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – thì có ai cảm thấy não lòng và hoang mang, phẫn nộ không?

***

Cho đến giờ, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News và những người tham gia biên soạn - phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” vẫn chưa được yên thân.

Dường như cuộc tấn công trên mạng xã hội không tạo ra được tác dụng cần thiết, thậm chí là phản tác dụng nên hai ông tướng đã nghỉ hưu (Nguyễn Thanh Tuấn – Trung tướng, cựu Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc Phòng và Hoàng Kiền – Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) vừa mở một mặt trận nữa trên hệ thống truyền thông chính thức (Tuần báo Văn nghệ TP.HCM các số 511, 512 phát hành vào các ngày 16 tháng 8 năm 2018 và 23 tháng 8 năm 2018) (2).

Trên hai số báo đã dẫn, tướng Tuấn và tướng Kiền nhân danh “tuyệt đại cựu chiến binh, tuyệt đại cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước”, đề nghị: Kiểm điểm Hội đồng Thẩm định bản thảo, kiểm điểm – xử lý Nhà Xuất bản Văn học – nơi chịu trách nhiệm xuất bản và những tập thể, cá nhân liên quan đến “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, thu hồi – tiêu hủy ấn phẩm này vì “sai sót cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu ‘bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ’ của các thế lực thù địch, tiến hành ‘diễn biến hòa bình’ chống phá chế độ ta”.

***

Cần nhắc lại rằng chuyện Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News tổ chức phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong sinh hoạt chính trị - xã hội ở Việt Nam hồi đầu tháng bảy.

Việc xuất bản - phát hành cuốn sách khổ 16 cm x 24 cm với 328 trang trở thành sự kiện đặc biệt vì tính chất và số phận gian truân của nó!

Trong vòng bốn năm (2014 – 2018), bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do First News thực hiện được chuyển lòng vòng qua… 13 nhà xuất bản. Chỉ đến khi một hội đồng cấp quốc gia do chính quyền Việt Nam thành lập nhằm thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) (3)!

Nhiều người đã từng thắc mắc, có cái… quái gì trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” khiến giới làm sách tại Việt Nam phải thận trọng, nhìn trước, ngó sau kỹ lưỡng như vậy và các viên chức hữu trách trong hệ thông công quyền Việt Nam phải nâng lên, đặt xuống nhiều lần trước khi đồng ý để “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trở thành một ấn phẩm chính thức?

Tất nhiên là có! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ưng Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị xem là “những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng”...

***

27 năm sau vụ thảm sát Gạc Ma, lần đầu tiên có một Đại lễ Tưởng niệm và Cầu siêu cho 64 người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắn hạ vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong Thư ngỏ gửi mọi người, cô Thủy viết: Con xin được thay mặt gia đình cảm ơn sự động viên, quan tâm của tất cả mọi người… 27 năm không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không ngắn đối với gia đình chúng con, những gia đình mất đi người thân, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng và những đứa con vĩnh viễn không bao giờ được gặp người cha thân yêu của mình. Đó chính là nỗi đau thương thiệt thòi quá lớn mà không gì có thể bù đắp được. 27 năm trôi qua con chưa bao giờ được chứng kiến hay tham dự một buổi đại lễ cầu siêu nào cầu cho linh hồn những người đã không tiếc thân minh hi sinh cho Tổ quốc để họ được yên ủi nằm lại trong lòng biển sâu lạnh lẽo, băng giá. Cho tới ngày hôm nay được chính thức tham dự một đại lễ cầu siêu lớn như vậy, thực sự con cảm thấy rất ấm lòng, cũng là sự động viên tinh thần rất lớn đối với gia đình con cũng như gia đình 63 liệt sỹ khác.

Trong thư, cô Thủy kể thêm, cha cô bị giết năm 1988 nhưng đến 2009 mẹ cô “nhiều lần ngược xuôi làm giấy tờ, thủ tục thì mới được hưởng trợ cấp”.

Cô tâm sự thêm, trước nữa, nhắc đến sự kiện 14 tháng 3 năm 1988 là điều không thể, như bị ngăn cấm, như sợ bị ảnh hưởng đến quan hệ ”láng giềng tốt đẹp” giữa mình và một quốc gia đang tâm cướp đi sinh mạng người thân của chúng con… Tại sao lại không được bày tỏ, tại sao lại không được nhắc đến và tại sao chúng ta lại phải giấu diếm cho tội ác tày trời của chúng? Chúng ta kìm nén, chúng ta nhường nhịn và chúng ta nhẫn nhục mãi cho tới tận ngày hôm nay để chúng ta nhận được những gì? Cũng không có gì thay đổi, vẫn là sự ngang nhiên xâm chiếm, vẫn là sự ngang tàng, táo tợn của những kẻ bộc lộ rõ bản chất xấu xa với những ý đồ nham hiểm trên vùng biển của ta, làm hại người dân của ta.

***

Thư của người phụ nữ chưa bao giờ được cha bồng ẵm vì ông bị giết khi cô còn đang trong bụng mẹ còn viết: Cho tới ngày hôm nay khi được tự do nói đến, khi được một số cơ quan, đoàn thể quan tâm đến thì có một số người cha, người mẹ của liệt sỹ đã mất vì già yếu, bệnh tật. Cũng có một số thương binh trở về từ cuộc chiến đã mất, những người còn sống cũng chưa được hưởng chế độ gì, hoặc nếu có thì phải trải qua bao khó khăn mới có được như mẹ con…

Xin lỗi cô Thủy khi phải nhận định rằng cô đã sai! Đến bây giờ, bốn năm sau khi cô viết Thư ngỏ đã dẫn, vẫn chưa có cái gọi là “được tự do nói đến” đâu cô Thủy ạ! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” chính là bằng chứng. Đâu chỉ có gia đình cô Thủy, 63 gia đình có thân nhân bị giết ở Gạc Ma và những cựu chiến binh may mắn sống sót gánh thảm cảnh ấy. Còn những người cha, người mẹ, người vợ, con, anh chị em, cháu,… những người lính khác đã bị giết ở biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và những cựu chiến binh may mắn sống sót trong những cuộc chiến vệ quốc ấy nữa. Không có thống kê nhưng con số phải tính bằng triệu.

Bất kể Trung Quốc thế nào, hành xử ra sao thì chủ quyền quốc gia, tương lai dân tộc vẫn không quan trọng bằng điều mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từng thay mặt giới lãnh đạo Đảng CSVN “quán triệt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Thế thôi!

Chính vì tin vào sự nhất quán về đường lối, chủ trương đó, tướng Tuấn, tướng Kiền, báo Văn nghệ TP.HCM mới liên tục đòi “chặt đầu, lột da” cho bằng được những tập thể, cá nhân liên quan tới tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, kể cả đòi truy cứu trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN – nơi đã thành lập một hội đồng chỉ để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”.

Chú thích

(1) https://trithucvn.net/blog/goc-nhin-cuoc-song/lan-dau-duoc-khoc-cong-khai.html

(2) https://thienhasu2018.com/2018/08/27/gac-ma-vong-tron-bat-tu-chong-lai-the-luc-doi-thieu-huy/

(3) https://news.zing.vn/hang-tram-cau-chuyen-xuc-dong-o-gac-ma-vong-tron-bat-tu-post856588.html

(4) https://tinquansu.wordpress.com/2013/01/01/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc/#more-5977

  • 16x9 Image

    Trân Văn

    Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau (Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn) của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ



  • Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân

    ĐẢNG PHẢI CÓ HIỀU VỚI TQ KHÔNG THỂ KIỆN!

    Từ tháng 7, có tranh chấp giữa tàu Việt Nam (VN) và tàu Trung Quốc (TQ) làm việc trong khu vực độc quyền kinh tế Việt Nam. Tranh chấp giữa VN và TQ đã nỗi lên khi chuyên gia Hoa Kỳ nói nhiều tàu TQ quấy nhiễu các tàu Nga và dàn khoan Hakuryu của Nhật do hãng dầu khí Nga (Rosneft) mướn.

    Theo Twitter của Ryan Martison (Đại học Quân sự Hải quân Hoa Kỳ - US Naval War College) được nhiều báo chí trích dẫn, có hai diễn biến mới khác nhau đáng chú ý liên quan đến hoạt động của các tàu Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam.

    1. Từ ngày 3/7 đến 17/7/2019 tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính - Vũng Mây. Đi theo bảo vệ tàu này còn nhiều tàu TQ trong đó là tàu hải giám trên 10.000 tấn, số hiệu 3901, và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Cùng lúc có nhiều tàu cảnh sát biển VN.
    1. Dữ kiện thứ hai, theo Ryan Martinson, thì từ ngày 18/6 tàu cảnh sát biển TQ trang bị vũ khí hạng nặng số hiệu 35111 của Trung Quốc neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây (hôm 12/7 tàu này di chuyển đến Bãi Chữ Thập và đã quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính). Tàu này luẩn quẩn quanh dàn khoan Hakuryu-5, ở lô 06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga.

    Mãi đến ngày 19/7 thì các thông tin này mới được phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định. Như vậy, sau một thời gian, Biển Đông lại trở nên dậy sóng giữa VN và TQ. Các chính sách trấn an của VN đối với TQ không làm giảm tranh chấp, không làm bớt lòng tham của TQ. Vậy VN phải làm gì để giải quyết tình trạng bất ổn này?

    Các dữ kiện về Tranh chấp dầu khí

    Trái với vụ tàu Hải Dương 981 năm 2014, đây là một khu rõ ràng trong vùng 200 hải lý‎ đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi có dự án liên doanh giữa Tập đoàn Rosneft của Nga với VietsoPetro của Việt Nam. Tại đây, Rosneft của Nga đã mướn một công ty Nhật thực hiện hợp đồng khoan dầu khí ở vùng biển phía đông nam Việt Nam.

    Vụ Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu tháng 7 năm 2019 cho thấy một vụ khác xảy ra ngay trước đó: Từ đầu tháng 6, Trung Quốc bắt đầu có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và hành vi đó kéo dài từ đó đến nay.

    Cũng nên nhớ trước đây, vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, các tàu Trung Quốc bao vây Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải rút khỏi mỏ dầu khí nhưng chưa đụng chạm trực tiếp đến mỏ dầu khí của Rosneft. Việc này làm cho công ty Repsol của Tây Ba Nha phải rút lui. Sau vụ Hải Dương 981, Nga chưa liên tiếng về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính.

    Sự kiện thứ hai là Tàu Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi từ vài ba chục đến mức cao điểm là 80 tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vào khu vực Bãi Tư Chính - gấp nhiều lần so với tàu hải cảnh của Việt Nam trong cùng khu vực.

    Chính sách Việt nam và thế giới về Biển Đông

    Chính sách Hoa Kỳ: Sau 1972, Kissinger đã cho TQ thấy các ảnh vệ tinh về việc Liên sô sẽ dùng hạt nhân vũ khí nguyên tử nếu có chiến tranh với TQ. Hoa Kỳ lôi kéo TQ về phía họ chống Nga. Hậu quả là khi có Hoàng sa, hạm đội Mỹ làm ngơ khi hải quân Trung Quốc đánh VNCH.

    Sau 1975, VN rêu rao “đỉnh cao trí tuệ loài người, vv.” Thủ Tướng Phạm văn Đồng đi khắp Đông Nam Á như một nước đã thắng Hoa Kỳ làm nhiều nước sợ Việt Nam và càng bị cấm vận.

    Trước khi “dạy VN một bài học”, Đặng Tiểu Bình đàm phán với TT Hoa Kỳ Jimmy Carter và HK cũng cho TQ cũng biết là Liên Xô không động binh. Từ 1981, VN rút quân khỏi Cambodia và làm hòa với các nước láng giềng và gia nhập ASEAN. Từ 2005, VN tiến gần Hoa kỳ và lập lại bang giao. Năm 2016, TT Obama cho phía VN thấy là họ sẽ không can thiệp lật đổ chế độ - công nhận ĐCSVN.

    Trong suốt thời gian 1979-1991, Việt Nam còn tiếp tục đụng độ với TQ, trong đó 1988, TQ chiếm thêm một hòn đảo tại Trường Sa (Bãi Johnson reef). Từ đó tới giờ TQ từ từ xây các đảo nhân tạo và tiếp tục ăn hiếp VN bằng cách đánh chìm các tàu đánh cá VN (mà phía VN gọi là “tàu lạ”), cấm đánh cá tại Biển Đông vv. Trong những năm đó tới nay, TQ có chính sách ‘lấy thịt đè người’, ăn hiếp láng giềng, tìm cách lấn lướt và ăn cướp quyền lợi chính đáng của các nước láng giềng. Điều này ngày càng lộ rõ.

    Từ Hội nghị Thành Đô vào tháng 9/1990, quan điểm của Đảng Cộng sản VN là chịu phục TQ. VN bỏ Liên Xô nghiêng hẳn về Trung Quốc. Họ quan tâm đến việc giữ chế độ - giữ quyền lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hậu quả là quyền lợi của Việt Nam bị xem nhẹ.

    Cuộc tranh chấp Hoa Kỳ - TQ thay đổi hẳn mọi việc. Việc Ngoại Trưởng H. Clinton viếng Hà Nội năm 2010VN có xích gần Hoa Kỳ hơn. Việt Nam có phần “mở hơn về quan điểm,” có những bước “thay đối quan trọng” trong mối quan hệ Việt-Mỹ” nhưng vẫn tiếp tục đánh đu giữa Hoa kỳ và Trung Quốc. Việc xích lại Mỹ, Việt Nam chậm chạp và đòi hỏi thời gian vì chính sách của ĐCSVN sau Thành Đô.

    Từ 2010 đã có chính sách “xoay trục” của Hoa kỳ và sự hiện diện của sứ quán Hoa Kỳ tại VN. Chính sách tự do đi lại theo luật quốc tế theo luật biển UNCLOS cũng thay đổi phần nào. Đến nay Hoa kỳ đã lên tiếng thêm là TQ không nên dùng sức mạnh “ăn hiếp các nước trong vùng.”

    Năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, đã có những bước tiến quan trọng. Trong nhiều năm, cộng đồng VN tại Hoa Kỳ lên tiếng và Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng chống Trung Quốc.

    Từ 2018 -2019 đã có sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung. Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đến Biển Đông chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc “gây bất ổn” trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    Chính sách Trung Quốc: Trong một thời gian rất lâu, TQ dùng chính sách thân thiện với Hoa Kỳ để tranh thủ dùng thời gian xây các đảo nhân tạo, dùng “chính sách tầm ăn dâu” chiếm Biển Đông. Họ không khi nào gây quá khó khăn để các nước bên ngoài Biển Đông phải can thiệp.

    Tập Cận Bình và các quan chức phủ nhận việc họ “có gene đế quốc” hay theo Bộ Trưởng Quốc Phòng là chưa bao giờ TQ xâm lược một quốc gia nào từ trước tới đây. Người Việt Nam thì ai cũng hiểu TQ “nói một đằng làm một nẻo.”

    Hết việc cấm đánh cá tới việc xây dựng đảo nhân tạo đến việc cho dân quân dọa nạt, đánh, phá rối Philippines, hay các quốc gia ASEAN khác như Malaysia và Indonesia.

    Ngoài ra họ còn dùng tiền mua nhiều quốc gia trong ASEAN (Lào, Cambodia) gây chia rẽ và khó khăn trong việc thống nhất tiếng nói của tổ chức này trong việc thương thuyết về Biển Đông. TQ bị Philippines kiện vào 2016 và TQ đã thua. Tòa trọng tài Quốc tế không cống nhận chủ quyền “theo lịch sử” và dĩ nhiên đường “lưỡi bò.” Họ dùng tiền để bịt miệng Philippnes.

    Chính sách “tầm ăn dâu” của TQ càng ngày càng dồn Việt Nam vào chân tường. Nói tóm, chính sách của TQ là dùng mọi thủ đoạn để chiếm tài nguyên dầu khí vùng Biển Đông từ một nơi không có tranh cãi đền chỗ tranh cãi qua mọi thủ đoạn.

    Hiện nay Trung Quốc đang gặp một số khó khăn:

    1. Khó khăn tại Hong Kong. Dân Hong Kong không tin vào lời hứa để cho khu này tự trị. Việc này đang gây sóng gió cho nội bộ đảng CSTQ;

    2. Khó khăn tại Đài Loan. Hình ảnh Hong Kong cho thấy mô hình TQ dụ Đài Loan không mấy khả thi;

    3. Khó khăn tại Tân Cương. Bị quốc tế tố là giam giữ người Ngô Duy Nhĩ trong nhà tù khổng lồ;

    4. Khó khăn tại Biển Đông về chủ quyền. Tòa trọng tài quốc tế không công nhận chủ quyền dựa trên lịch sử và hình lưỡi bò. TQ không công nhận phán quyết tòa trọng tài (vì tòa không có các thi hành án nhưng phán quyết sẽ vĩnh viễn). TQ đành dùng các tàu khảo sát để cho thấy là họ có chủ quyền trong vùng lưỡi bò (tàu khảo sát tại Philippines, tại bãi Tư chính và tại Malaysia).

    5. Khó khăn với tranh chấp thương mại Mỹ-Trung mà cả thế giới chú ý. Ngoài ra Tổng thư ký Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nêu đích danh Trung Quốc khi thăm Sydney hôm 07/08/2019. Ông Jens Stoltenberg đến Úc để họp với thủ tướng Scott Morrisson cùng hai bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao về các vấn đề Trung Quốc, cuộc chiến ở Afghanistan, khủng bố và an ninh mạng. Theo ông Stoltenberg, khối NATO phải đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong khu vực, như Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    6. Khó khăn với Nhật, Triều Tiên và Ấn độ.

    Chính sách Việt Nam:

    Từ Hội nghị Thành Đô vào tháng 9/1990, Đảng Cộng sản VN chịu phục tùng TQ. Việt Nam bỏ Liên Xô nghiêng hẳn về Trung Quốc. Họ quan tâm đến việc giữ chế độ - giữ quyền lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hậu quả là quyền lợi của tổ quốc bị xem nhẹ.

    Trong nhiều năm, Việt Nam đã bị “4 tốt và 16 chữ vàng” ảnh hưởng. Chính sách của Việt Nam là phản ứng yếu ớt; "giữ gìn tình hữu nghị anh em XHCN"; đàn áp dân chúng biểu tình; nhận viện trợ và ưu đãi từ Trung Quốc, vv.., tìm chữ “bình an tạm thời.” Với thời gian, việc mở ra phía ngoài, chính sách lấy thịt đè người của TQ đã làm một số người suy nghĩ về việc “thoát Trung.”

    Dần dần VN xích lại gần lập trường quốc tế, lên tiếng nhiều hơn về chủ quyền quốc gia. Giờ lãnh đạo VN mở ra ngoài và có nhiều quan hệ quốc phòng với nhiều nước. 2015 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp TT Obama và nghĩ đến việc xích lại Hoa Kỳ. Hà Nội còn muốn trở thành ‘đối tác chiến lược’ với Washington.

    Nay VN phản kháng về việc cấm đánh cá tại Biển Đông, không còn tàu lạ đâm hay cướp ngư dân VN, mà nói thẳng là TQ đã gây những sự kiện này.

    Hôm 7 tháng 8, Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa sau khi Bắc Kinh thông báo tập trận bắn đạn thật ở khu vực này trong hai ngày. Báo chí Việt Nam hôm thứ Tư đưa tin tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hoạt động này "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam" đối với Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 và vẫn duy trì quyền kiểm soát tới nay.

    Từ 2014 với vụ giàn khoan HQ 981 và nay vụ tàu Hải Dương 8, thì chính quyền vẫn không cho người dân lên tiếng, muốn “ỉm chuyện” TQ xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. VN vẫn không dám tin tức cho dân chúng, sợ dân xuống đường.

    VN chưa dứt khoát về việc đánh đu, vẫn còn sợ TQ.

    Giải pháp cho Việt Nam - Kiện hay không kiện?

    Việt Nam không có mấy giải pháp đối với Trung Quốc. 1) Quân sự; 2) Chính trị; 3) Luật Pháp.

    Giải pháp số 1: về quân sự không mấy khả thi. Hải quân Việt Nam còn thua xa hải quân TQ. Giải pháp thứ 2 có nhiều thay đổi đi từ chỗ 90% theo TQ nay may ra còn 40%. Giải pháp chính trị chưa đủ vì ASEAN bị mua chuộc và “TQ vẫn lấy thịt đè người.” Nay còn giải pháp thứ 3 về luật pháp mà cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên thế giới đề nghị. Với luật pháp thì mỗi nước lớn nhỏ đều có một lá phiếu ngang nhau.

    Philippines đã thắng TQ vào 2016. Việt Nam đã bỏ cơ hội cùng kiện với Philippines.

    Các chuyên gia quốc tế cũng như người Việt trên thế giới đã đề nghị Việt Nam kiện TQ từ lâu, trước cả Philippines. Nay các chuyên viên nghiên cứu luật Quốc tế tại Việt Nam cũng cho là đến lúc kiện TQ., mặc dù là phản ứng chậm trễ cho vụ Bãi Tư Chính.

    Trả lời phỏng vấn đài VOA (Tiếng Nói Hoa Kỳ) James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ, cho rằng Trung Quốc có hành động "bất hợp pháp" trên Biển Đông và vi phạm "nghiêm trọng" Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)" mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Ông James Kraska cũng cho rằng Việt Nam "nên kiện" Trung Quốc ra tòa quốc tế, và nhận định "Việt Nam hầu như là sẽ thắng."

    Ông Jonathan Odom - giáo sư luật quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của Mỹ thì viết trên Twitter nhận định rằng Hà Nội "có thể dùng hầu hết phần biện hộ" của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế năm 2016 là có khả năng giành chiến thắng về mặt pháp lý.

    Câu hỏi chính là liệu sẽ có chiến tranh Việt-Trung nếu Việt Nam kiện TQ? Tôi tin là căng thẳng ở biển Đông sẽ không dẫn đến chiến tranh Việt - Trung vì TQ cũng sẽ mất nhiều hơn Việt Nam. Họ có thể làm khó như việc không cho xả nước gây hạn hán tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây khó khăn kinh tế cho Việt Nam.

    Chính phủ Việt Nam sẽ còn được nhiều nước giúp, kể cả ASEAN sát Biển Đông vì các hành động của TQ ngày càng trắng trợn. Việt Nam không còn gì để mất và với việc kiện TQ, Việt Nam cho thấy quyền lợi quốc gia trên hết.

    Việt Nam cần lập tức kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Việc Tòa Trọng tài PCA năm 2016 tuyên bố Philippines thắng trong vụ nước này đơn phương kiện Trung Quốc, đúng là David chống Goliath. Việc này đã tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam để khởi kiện Trung Quốc. Nay coi bộ việc đã chín mùi và có hoàn cảnh thuận lợi.

    Kết luận

    Những gì đã xảy ra tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông chỉ là chính sách của Trung Quốc từ năm 1974 hay thậm chí sớm hơn nữa. Mặc dù tàu Hải Dương đã rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta có thể đoán được là con tàu có thể trở lại, không những để khảo sát mà là để khoan và khai thác dầu khí.

    Vấn đề là liệu lãnh đạo có tinh thần dân tộc, tầm nhìn xa, để kiện Trung Quốc vào lúc này, và khả năng tạo ra thay đổi bước ngoặt. Liệu các lãnh đạo Việt Nam có thể vùng lên? Vận nước đã đến hồi thoát Trung.

    Việt Nam chỉ còn con đường là đưa TQ ra tòa, ngay bây giờ.

  •  KIỆN HAY KHÔNG KIỆN?
    Ngày 7 tháng 8, 2019, theo chuyên gia phân tích Devin Thorne, Trung Tâm nghiên cứu Quốc Phòng (Center for Advanced Defense Studies C4ADS), các dữ kiện cho thấy tàu "Hải Dương Địa Chất 8" của Trung Quốc đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng hai tàu hộ tống Trung Quốc còn lảng vảng trong khu vực.





Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc xuyên tạc chủ quyền ở Biển Đông


TTO - Về thông tin Trung Quốc ra mắt sách giáo khoa nói Biển Đông là “một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định đó là hành động không có lợi cho quan hệ hai nước.

Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc xuyên tạc chủ quyền ở Biển Đông - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: NHẬT ĐĂNG

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế... là không có lợi cho quan hệ hai nước", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8-8 ở Hà Nội. 

Cũng tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hằng giải đáp thắc mắc của phóng viên về một loạt vấn đề nóng liên quan tới Việt Nam như tình hình kiểm soát gian lận thương mại cũng như về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Khi được hỏi về thông tin hàng nước ngoài "đội lốt" hàng Việt xuất sang Mỹ, bà cho hay Việt Nam kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ trên thị trường Việt Nam cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp…

Bộ Ngoại giao: Bộ Ngoại giao: 'Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông'

TTO - Trả lời câu hỏi về Biển Đông tại cuộc họp báo chiều 25-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhắc lại các hành động gần đây của Trung Quốc là 'nghiêm trọng' và Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

NHẬT ĐĂNG

Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam và sức mạnh cộng đồng quốc tế cứu giúp dầu CSVN chỉ phản ứng lấy  l

TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 8/8, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng, các nỗ lực đấu tranh bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam và sức mạnh của cộng đồng quốc tế ít nhiều có tác dụng với các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã rời khỏi thềm lục địa của Việt Nam

Trung Quốc dùng tàu nghiên cứu mới để củng cố yêu sách chủ quyền

Biển Đông 'dậy sóng' vì Trung Quốc không tuân thủ luật quốc tế

Việt Nam có biện pháp phù hợp với nhóm tàu Trung Quốc Hải Dương 8

Chuyên gia Carlyle Thayer: Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng biển Việt Nam

Tàu hải dương 8 trung quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam EEZ - ảnh 1GS Carlyle Thayer

“Cộng đồng quốc tế thời gian qua đã có tiếng nói mạnh mẽ trước các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông mà động thái mới nhất là đưa nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS)năm 1982.

Mỹ, Nhật Bản, Úc, Liên minh châu Âu (EU) và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế gần đây gia tăng chỉ trích các hành động như vậy của Trung Quốc trên biển Đông. Một thông tin đáng chú ý là tàu Trung Quốc vừa rút khỏi vùng biển Việt Nam.

Theo dữ liệu của Hệ thống Phân tích biển Winward (có trụ sở ở London), ngày 7/8, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Hải dương địa chất 8) rời bãi Tư Chính trong EEZ của Việt Nam.

Ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, chiều 7/8, nhóm tàu Hải Dương 8 đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo UNCLOS; các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi.

Việc tàu Haiyang Dizhi 8 rời khỏi bãi Tư Chính có thể cho thấy rằng, sự bế tắc hiện nay đã chấm dứt. Tuy nhiên, Cơ quan Khảo sát địa chất Trung Quốc hoặc Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có tuyên bố về tàu Haiyang Dizhi 8.

Trước đó, tuyên bố chung Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 52 có những từ ngữ mạnh mẽ (nhằm vào Trung Quốc) hơn các tuyên bố chung trong những năm gần đây.  

Tuyên bố chung AMM 51 năm 2018 có đoạn: “Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan biển Đông và ghi nhận một số quan ngại về cải tạo đất và các hoạt động trong khu vực. Các hoạt động đó đã làm suy giảm lòng tin, sự tin tưởng, gia tăng căng thẳng và có thể làm xói mòn hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.

Tuyên bố chung AMM 52 năm 2019 mạnh mẽ hơn. Tuyên bố chung có đoạn viết: “Chúng tôi đã thảo luận tình hình ở biển Đông, trong đó một số bộ trưởng bày tỏ quan ngại về cải tạo đất, các hoạt động và các sự cố nghiêm trọng trong khu vực. Các động thái này đã làm suy giảm hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.

Nói cách khác, tuyên bố chung năm nay làm rõ rằng, mối quan ngại được thể hiện bởi ngoại trưởng của hơn một thành viên ASEAN và quan ngại này là vệ các sự cố nghiêm trọng. Đó chính là việc Trung Quốc có những hoạt động phi pháp ở bãi Tư Chính, bãi cạn Luconia và đảo Thị Tứ”.

Tàu hải dương 8 trung quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam EEZ - ảnh 2

Tàu Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc. Ảnh: Getty,

Nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã rời khỏi thềm lục địa của Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay.

Biển Đông 'dậy sóng' vì Trung Quốc không tuân thủ luật quốc tế

Sau 3 năm Tòa trọng tài thường trực quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông, một sự thực càng trở nên rõ ràng là Bắc Kinh hoàn toàn không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế.

Việt Nam có biện pháp phù hợp với nhóm tàu Trung Quốc Hải Dương 8

Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật trước việc nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Chuyên gia Carlyle Thayer: Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng biển Việt Nam

Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales – Úc), khẳng định, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Trung Quốc không được tự ý khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Thái An thực hiện

Việt Nam tiếp tục theo dõi nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc

TP - Chiều 7/8, nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang tiếp tục theo dõi.

Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam và sức mạnh cộng đồng quốc tế


Nhóm tàu Hải Dương 8 vi phạm chủ quyền, cản trở ngư dân Việt Nam

Bà Lê Thị Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 8/8 để trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật thông tin về hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương 08.

Việt Nam tiếp tục theo dõi  nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc - ảnh 1 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - ảnh: Như Ý

Bà Hằng khẳng định, trong những ngày qua, Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ ý kiến, triển khai các biện pháp ở các cấp và dưới nhiều hình thức phù hợp với luật pháp quốc tế, UNLOS 1982. Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam và luôn thể hiện thiện chí, sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định và phát triển tại biển Đông, cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.

Từ đầu tháng 7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Hành vi của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu quyết liệt tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và các hội nghị liên quan vừa diễn ra ở Thái Lan.

Theo Phó Thủ tướng, các hành động như vậy đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Phó Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình; tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã phát biểu rất thẳng thắn, chân thành, trên tinh thần xây dựng và hữu nghị, vì thế được nhận sự chia sẻ và ủng hộ của nhiều nước. Nhiều bộ trưởng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở biển Đông.

Về câu hỏi Việt Nam sẽ có biện pháp gì nếu nhóm tàu Trung Quốc quay lại, bà Hằng nói rằng, Việt Nam luôn kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, bằng các biện pháp hòa bình.

Không có lợi khi tuyên truyền thông tin trái sự thật

Trả lời câu hỏi về thông tin trên báo chí Trung Quốc nói rằng nước này sắp lưu hành sách giáo khoa lịch sử mới dành cho bậc trung học phổ thông, trong đó có nội dung nói rằng các khu vực như Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam) đều là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại, bà Hằng tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ tương lai bằng thông tin trái sự thật lịch sử và luật quốc tế không có lợi cho quan hệ 2 nước, bà Hằng nói.

Về câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc USS Ronald Reagan, một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ, vừa đi vào biển Đông trong tình hình căng thẳng hiện nay, bà Hằng nói rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông trên tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong các nước đóng góp thiết thực và trách nhiệm cho mục tiêu đó”, bà Hằng nói.

 


VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

Quan hệ Việt - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSự kiện Bãi Tư Chính đặt ra câu hỏi về thực chất quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc với Việt Nam

Thoát Trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên 'ý đảng' và 'lòng dân' có những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không thể trở thành công khai.

Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.

Bàn tròn BBC: Áp lực với TQ "từ chiến tranh tiền tệ" với Mỹ tới Biển Đông

Quan hệ Việt - Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN 'sẽ không manh động'

'Sự kiện Bãi Tư Chính' đang diễn ra - sự xâm nhập của các tàu Trung Quốc vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam, lại làm nóng lên cơ hội thoát Trung.

Thoát trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Ngộ nhận mô hình

Sự phức tạp của vấn đề thoát trung được lý giải là Việt Nam và Trung Quốc tương đồng về chế độ đảng cộng sản toàn trị với mô hình phát triển đặc thù: đảng cộng sản vận hành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đó là sự ngộ nhận.

Khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình chuyển đổi thể chế nhà nước nước chủ nghĩa xã hội theo chủ thuyết Marx - Lenin đã diễn ra. Ở Liên Xô cũ và Đông Âu việc cải cách 'từ trên xuống', nghĩa là thay đổi bản chất nhà nước, đa đảng và bầu cử trực tiếp, trong khi Trung Quốc và Việt Nam duy trì chế độ độc đảng cộng sản, mở cửa và cải cách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường.

Mỹ - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter (đầu tiên, từ trái), cựu Tổng thống Richard Nixon (thứ hai, từ trái) tiếp ông Đặng Tiểu Bình tại Washington, D. C., ngày 29/01/1979

Vấn đề đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường chứa đựng mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ tư tưởng cộng sản với chế độ tập thể dựa trên học thuyết Marx - Lenin và hệ tư tưởng tư sản với sở hữu tư nhân là nền tảng cho kinh tế thị trường. Sự tồn vong của chế độ độc đảng toàn trị phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường. Khi dư địa tăng trưởng không còn mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ gay gắt, kinh tế - xã hội khủng hoảng và sự bất ổn thể chế là không tránh khỏi. Sự thay đổi là cần thiết trong quá trình phát triển.

Mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khuyến khích đầu tư và tăng cường thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng 'dung hoà' tạm thời mâu thuẫn trên. Nhà nước cộng sản độc đảng được hưởng lợi từ bản chất 'tham lam' kiếm lời của các tập đoàn xuyên quốc gia, của các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc 'hấp thụ ngoại lực' khá thành công để trở thành 'công xưởng của thế giới', thúc đẩy tăng trưởng cao trong hơn một phần ba thế kỷ.

Ngoài ra, nhiều đời Tổng thống Mỹ trước Donald Trump tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc, nên có nhiều nhượng bộ để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâm nhập thị trường hơn 1 tỷ dân này.

Quan niệm thay đổi

Nay, khi Tập Cận Bình bỏ phương châm 'giấu mình, chờ thời' vốn được Đặng Tiểu Bình chủ trương, ông ta thâu tóm quyền lực đảng và nhà nước không giới hạn về nhiệm kỳ với tham vọng thay đổi trật tự thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với Mỹ.

Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?

Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"?

Bãi Tư Chính: TQ 'đẩy vấn đề' tinh vi hơn

Quan niệm trên của Hoa Kỳ đã thay đổi khi Tổng thống D. Trump phát động cuộc thương chiến với Trung Quốc khi cho rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia là không bình đẳng khi cán cân thương mại có lợi cho Trung Quốc. Hơn thế, Trung Quốc còn ép buộc các nhà đâu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ, vi phạm cam kết WTO về chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường…

D. Trump đã đánh thuế từ 10 đến 25% trên hơn 500 tỷ giá trị hàng hoá nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Tập Cận Bình đã có những phản ứng đáp trả. Cuộc thương chiến Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Các vấn đề an ninh hàng hải, an ninh không gian điện toán, viễn thông và an ninh quốc gia được đặt ra khi Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về biển, vạch ranh giới 'đường lưỡi bò' tại biển Đông và quân sự hoá các đảo tại đó.

Quan hệ Mỹ - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuan hệ Mỹ - Trung trải qua nhiều thay đổi và căng thẳng sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ

Các nhà phân tích cho rằng đó là sự đối đầu Mỹ - Trung đã vượt khỏi giới hạn cuộc thương chiến, mà là đối đầu giữa hai hệ thống chính trị khác biệt về tư tưởng. Hơn thế, cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo có thể sẽ diễn ra.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang giảm tốc, hiện còn 6,2%, thấp nhất trong hai mươi năm. Ngoài các vấn đề kinh tế như nợ công cao, mất cân đối, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư nước ngoài giảm đi, thì sự ô nhiễm môi sinh, già hoá dân số, đô thị 'ma', 'trại huấn luyện nghề' cho người Duy Ngô nhĩ ở Tân Cương, tôn giáo ở Tây Tạng, biểu tình ở Hồng Kông… khiến cho các kịch bản Trung Quốc 'hạ cánh cứng' được đặt ra.

Một mô hình phát triển không bền vững, đang suy yếu và dự báo có thể sụp đổ khiến Việt Nam phải đánh giá lại liệu nó có là chỗ dựa tin cậy.

'Thái độ thay đổi'

Do yếu tố địa chính trị và lịch sử Việt Nam luôn 'cảnh giác' trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Bởi vậy, Việt Nam luôn duy trì chính sách quan hệ hữu hảo giữa hai nước sao cho tránh được chiến tranh. 'Cương, nhu' là sách lược ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc linh hoạt tuỳ tình huống và bối cảnh lịch sử. Nhà cầm quyền lãnh xứ mệnh này.

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính

"Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

Những năm gần đây, sau một loạt các sự kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm và đe doạ chủ quyền của Việt Nam như chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, chiếm Đảo Gạc Ma 1988, quân sự hoá Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền theo luật biển quốc tế… quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thể hiện những phản ứng yếu ớt và không công khai.

Có những đồn đoán rằng đằng sau thái độ 'cam chịu' của Việt Nam trước Trung Quốc là mật ước Thành Đô, sự cam kết giữa hai Đảng cộng sản của hai nước, là sự phụ thuộc về kinh tế.

Thái độ 'kiềm chế' của nhà cầm quyền khiến cho người dân không hài lòng. Người dân đã đổ xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ phản kháng mạnh mẽ, có phần manh động trước những sự kiện nóng xảy ra gần đây như giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam năm 2014 và phản đối biểu quyết thông qua dự luật Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc năm 2016 được cho là có yếu tố Trung Quốc.

Từ đầu tháng 7/2019 chính quyền Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động trái phép.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột cuộc biểu tình của người dân Việt Nam ở khu vực Hồ Gươm, Hà Nội

Khác với trước đây, Việt Nam đã có thái độ cứng rắn, phản đối công khai theo đường ngoại giao và trên diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 từ 31/7 đến 3/8 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.

Thái độ cương quyết, nhưng ôn hoà và những động thái bảo vệ chủ quyền của chính quyền Việt Nam được nhiều nước đồng tình, ủng hộ được đánh giá là sự thay đổi quan trọng trong quan hệ với Trung Quốc.

'Tinh thần không đổi'

Tuy nhiên thái độ của người dân cũng 'khác trước' với thái độ 'im lặng chờ đợi'. Điều đó gây nên những bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Những ý kiến tích cực cho rằng người dân có ý thức hơn, 'bình tĩnh hơn' khi theo dõi sự kiện và các động thái của giới lãnh đạo với sự đồng tình. Cách tiếp cận 'trung lập hơn' cho rằng trước kia người dân biểu tình có một lý do vì chính quyền đã không thể hiện 'lòng dân'. Cách nhìn bi quan hơn rằng người dân 'để mặc' chính quyền, coi đó là việc của giới lãnh đạo vì đã ngăn chặn các cuộc biểu tình, thậm chí đã bỏ tù một số người…

Theo tôi, tinh thần 'thoát Trung' của người dân là không thay đổi. Những động thái hiện nay của chính quyền là đúng đắn trong quan hệ quốc tế của của một quốc gia có chủ quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc mà chính quyền cần làm là thay đổi thái độ đối với người dân để có được sự tin tưởng.

'Sự kiện Bãi Tư Chính' là phép thử đồng thời là cơ hội khởi đầu một chiến lược thoát Trung chủ động, bài bản. Đây là cơ hội để chính quyền 'vượt qua chính mình', sáp lại gần dân, một mặt, có thể tạo nên sức mạnh của tinh thần độc lập, yêu nước - vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, cần tránh tư tưởng cực đoan và 'bài' Trung.

Hơn thế, cơ hội thoát Trung tạo ra niềm hy vọng lớn hơn về tầm nhìn và sự thay đổi mô hình phát triển tự cường.

Nhà sử học Yuval Noah Harari nói rằng 'suy nghĩ về hiện tại giúp xác định tương lai. Các chính trị gia của chúng ta không làm việc này một cách đầy đủ'.

Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc: tương lai cần một sự nâng cấp.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình sau khi rời biển đảo VN


TTO - Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã đồng loạt lên tiếng vào ngày 9-8, tỏ ý phản đối trước sự xuất hiện của hai tàu khảo sát Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana - Ảnh: AFP

Cư dân mạng Philippines đang sôi sục trước thông tin 2 tàu khảo sát của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines từ ngày 3-8 đến nay.

Thông tin mới nhất từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic cho thấy tàu khảo sát đại dương lớn nhất thế giới Đông Phương Hồng 3 của Trung Quốc đã tiến vào EEZ của Philippines trên biển Đông vào ngày 7-8.

Trước đó, một tàu khảo sát khác của Trung Quốc có tên Zhang Jian đã vào EEZ của Philippines ngày 3-8 và hoạt động cho đến nay, có lúc chỉ cách bờ biển Philippines khoảng 75 hải lý.

Hai tàu như tạo thành thế gọng kìm với nước này khi một chiếc hoạt động ở phía tây bắc, chiếc còn lại đi dọc theo bờ biển phía đông Philippines.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 9-8 với Đài truyền hình ABS-CBN, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thừa nhận nước này không có hệ thống rađa có thể theo dõi hai tàu khảo sát của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Lorenzana nhấn mạnh Manila sẽ không ngăn cản các hoạt động nghiên cứu của tàu Trung Quốc nếu được báo trước.

"Điều tôi muốn chính phủ làm là hãy hỏi Đại sứ quán Trung Quốc, xem tàu của họ đang làm gì ở đó mà chúng ta không được biết", Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana chất vấn.

"Nếu ý định của họ chỉ là nghiên cứu biển hay hải sản, đó không phải là mối đe dọa an ninh với Philippines. Nhưng nếu họ thụt thò ở đó để theo dõi các tiền đồn của Philippines, đó là một mối đe dọa thật sự", ông Lorenzana khẳng định.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 2.

Đường đi của tàu khảo sát Zhang Jian theo trang theo dõi hàng hải Marine Traffic - Ảnh chụp màn hình

"Đã hiểu rõ. Sẽ gởi công hàm phản đối", Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. viết trên Twitter cá nhân cùng ngày sau các phát ngôn của ông Lorenzana.

Hôm 7-8, ông Locsin nhấn mạnh không có chuyện tàu Trung Quốc vào EEZ của Philippines cho tới khi quân đội và Bộ Quốc phòng thông báo như vậy với ông.

Chuyên gia Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận xét sự hiện diện của tàu Trung Quốc là rất đáng lo ngại.

Ông Poling nhấn mạnh nếu tàu Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động khảo sát khoa học trong EEZ của Philippines, nó phải nhận được sự cho phép của chính quyền Manila chiếu theo điều 246 của Công ước quốc tế về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 3.

Đông Phương Hồng 3 là tàu khảo sát lớn nhất thế giới và chỉ vừa mới đi vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm nay - Ảnh chụp màn hình

Đây không phải là lần đầu tiên sự xuất hiện của tàu khảo sát Trung Quốc gây phản ứng mạnh ở Philippines.

Năm 2016, một tàu khảo sát của Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Benham Rise giàu tiềm năng dầu khí ở phía đông bắc Philippines.

Chính quyền Manila khi đó cũng thể hiện thái độ úp mở vừa phản đối Trung Quốc vừa khẳng định quyền tài phán nhưng cuối cùng cũng đồng ý cho tàu Trung Quốc vào khảo sát.

Giáo sư Ryan Martinson thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, người đã theo dõi sát các tàu khảo sát của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 9-8 cho biết tàu khảo sát Shiyan 2 của Trung Quốc vẫn hiện diện trong EEZ của Malaysia, gần bãi Luconia. Đây là khu vực mà giàn khoan Malaysia và các tàu hộ tống bị tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối hồi tháng 5 năm nay    BẢO DUY


Tổng thống Duterte tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc sở hữu Biển Đông

TTO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông không chấp nhận việc Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc sở hữu Biển Đông, theo GMA News ngày 8-8.

Tổng thống Duterte tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc sở hữu Biển Đông - Ảnh 1.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trả lời phỏng vấn của GMA News ngày 8-8 - Ảnh chụp màn hình

GMA News ngày 8-8 đăng tải đoạn phỏng vấn ông Duterte, trong đó tổng thống Philippines khẳng định lý do ông bác bỏ lập trường của Trung Quốc là dựa vào phán quyết của một hội đồng trọng tài năm 2016. Phán quyết này đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đưa ra.

Ông cũng cho biết phía Trung Quốc vẫn tiếp tục trì hoãn đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và khẳng định ông sẽ hối thúc Trung Quốc trong cuộc gặp cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đúng như những gì báo giới Philippines và quốc tế đưa trước đó, ông Duterte đã mang phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) vào cuộc hội đàm với ông Tập.

Trong ba năm qua, ông Duterte nhận không ít chỉ trích vì bị cho là né tránh đề cập tới vụ thắng kiện của Philippines, nhằm bảo vệ lợi ích hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc cũng ngó lơ phán quyết này.

Dù ông Duterte vẫn bảo vệ chiến lược không đối đầu với Trung Quốc của mình, nhiều lãnh đạo dưới trướng ông đã có những phát biểu mạnh mẽ, khẳng định họ đã dần mất kiên nhẫn với Trung Quốc.

Ông Duterte nói ‘không bao giờ’ cho Mỹ triển khai hạt nhân tại PhilippinesÔng Duterte nói ‘không bao giờ’ cho Mỹ triển khai hạt nhân tại Philippines

TTO - Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, tuyên bố sẽ không bao giờ cho phép Washington triển khai hạt nhân trên lãnh thổ nước ông để đối phó với Trung Quốc.

NGUYÊN HẠNH

Thà mất nước mất biển nhưng không để mất đảng, CSVN nhịn nhục tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt – Trung

(ĐCSVN) – Trên cơ sở nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ nỗ lực hết sức mình, đóng góp cho việc tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.


Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga
tiếp đồng chí Vương Gia Thụy - Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh. (Ảnh: PV).

Đó là khẳng định của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga tại buổi tiếp Đoàn đại biểu Quỹ Tống Khánh Linh do đồng chí Vương Gia Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh làm Trưởng đoàn ngày 2/4, tại Hà Nội.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga chào mừng và bày tỏ vinh dự khi tiếp đồng chí Vương Gia Thụy, Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh và các đồng chí cán bộ các cơ quan của Trung Quốc tham gia đoàn đại biểu Quỹ Tống Khánh Linh sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Giới thiệu về vai trò và hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, hai bên đã phối hợp tổ chức các sự kiện như Diễn đàn Nhân dân Việt – Trung; các hoạt động giao lưu gặp gỡ, triển lãm nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước; phối hợp trong cơ chế nhân dân đa phương ASEAN – Trung Quốc. Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc  tổ chức đón tiếp các đoàn cựu chiến binh Trung Quốc thăm Việt Nam; tổ chức hoạt động du lịch theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm những nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trung Quốc; trao đổi đoàn đại biểu nhân dân hai nước, phối hợp tổ chức giao lưu thanh thiếu niên; các hội nghị, hội thảo như: Diễn đàn Nhân dân, Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam và Trung Quốc; các công tác xã hội từ thiện, nhân đạo; tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ và thúc đẩy đầu tư thương mại song phương... Hai Hội thường ký các Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác, căn cứ vào đó để tổ chức các hoạt động.

Chủ tịch Nguyễn Phương Nga khẳng định, trên cơ sở nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ nỗ lực làm hết sức mình, đóng góp cho việc tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Khẳng định Quỹ Tống Khánh Linh là một tổ chức nhân dân có uy tín, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới, tăng cường hữu nghị quốc tế và tiến bộ xã hội, Chủ tịch Nguyễn Phương Nga mong muốn, trên cương vị Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh, đồng chí Vương Gia Thụy tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ của Quỹ với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt – Trung cũng như phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ tịch Nguyễn Phương Nga tặng quà kỷ niệm Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh Vương Gia Thụy. (Ảnh: PV).

Bày tỏ cảm ơn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã dành cho đoàn sự đón tiếp nồng hậu và hết sức chu đáo, đồng chí Vương Gia Thụy - Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh nhấn mạnh, lãnh đạo Ðảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, nguyện cùng Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình nhằm thực hiện những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước và những văn kiện đã được ký kết, đưa mối quan hệ "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" Trung Quốc - Việt Nam không ngừng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. 

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga và Chủ tịch Quỹ Tống Khánh Linh Vương Gia Thụy cùng khẳng định, việc giáo dục thế hệ trẻ hai nước nhằm kế thừa và phát huy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được các thế hệ tiền bối dày công vun đắp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới./.Khánh Lan .

CHẾT BỞI TRUNG QUỐC HAY BỞI NGƯỜI VIỆT CS TAY SAI TQ?


a (520)

Nguyên Anh

Chết bởi Trung Quốc (Death by China) là tựa đề cuốn sách của mấy ông học giả Hoa Kỳ gào lên sau khi thấy nền kinh tế của mình đã tràn ngập hàng hóa Trung Quốc, sản phẩm của Mỹ làm ra cạnh tranh không lại vì giá cả không rẻ bằng dẫn đến nhà máy, hãng xưởng sản xuất cầm chừng, công nhân thất nghiệp; tạo nên nhiều tệ nạn xã hội vv…, hàng TQ có mặt và chiếm lĩnh hầu hết trong hệ thống siêu thị Walmart, 99 cent, cứ lật ngược chúng lên đều sẽ thấy giòng chữ “Made in China” từ những vật dụng thông dụng nhất như bàn chải, khăn mặt cho đến bàn ghế nội thất. Nhìn cái quáng quàng của nước Mỹ hôm nay tôi chỉ cười khẩy vì chuyện này là hệ quả tất yếu của tư duy trong đầu óc người Mỹ, đặc biệt là trong đầu mấy ông Tổng Thống tiền nhiệm, ai đã giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế ngoài nước Mỹ? chính những ông Tổng Thống trước từ thời R. Nixon cho đến ngày nay đã giúp đỡ cho họ, đã bỏ rơi miền nam Việt Nam vì thị trường vài chục triệu dân của Việt Nam trong thế kỷ 20 không thể nào so sánh được với một quốc gia hơn 1 tỷ người sát nách.

Đến thời ông D. Trump lên làm Tổng Thống thì ông tuyên chiến về kinh tế với TQ, chính sách áp thuế lên hàng hóa nhìn tổng quan thì đem lại một khoản thu kếch xù cho nước Mỹ nhưng không riêng gì hàng hóa TQ mà những mặt hàng xuất phát từ các quốc gia khác cũng cùng chung số phận, một chai xà bông tắm của Canada trước đây vài tháng chỉ có 1 usd nhưng hôm nay đã là 1,99 cent, điều đó cho thấy 99 cent đó là tiền thuế thu theo lệnh của TT. D. Trump, chính sách này có thể khả thi trong thời điểm ban đầu nhưng về lâu về dài thì ai sẽ là người chịu thiệt?” Chính người tiêu dùng trong nước Mỹ sẽ là người gánh chịu trực tiếp khi phải móc tiền túi ra mua những sản phẩm ngày hôm qua chỉ có nửa giá hôm nay.

Đó là chuyện của nước Mỹ vì dù sao họ cũng có một bộ máy tam quyền phân lập, có Quốc Hội và Chính phủ minh bạch, tiền thu được sẽ được dùng vào những việc cụ thể và thiết thực, tuy nhiên cũng có những kẻ cuồng Trump tối ngày chỉ biết bợ đít kẻ có quyền dù thấy hay không cũng ngậm miệng im thin thít, và nhiệm kỳ của D. Trump cũng chỉ còn có hai năm trước khi vị Tổng Thống thứ 46 xuất hiện.

Nhưng tác hại cho việc giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế không chỉ bấy nhiêu đó!

Hàng hóa Made in China có mặt khắp thế giới, từ Châu Mỹ cho đến Châu Âu và Châu Á, đặc biệt do vị trí địa lý sát vách; Việt Nam cũng là một nước nhập siêu từ TQ và nền kinh tế nội địa đã hoàn toàn bị phá sản…

Những sản phẩm được gọi là thời trang cao cấp của những tên tuổi nổi cộm như Thái Tuấn, Khải Silk chỉ là loại hàng mượn đầu heo nấu cháo, họ đến những tổng kho mua vải của TQ về may mặc, sau đó gắn cái mác tên mình vào để cho rằng đây là sản phẩm nội hóa trong khi thực chất Việt Nam chỉ là một đơn vị gia công vì không sản xuất được nguyên vật liệu cao cấp, vụ Khải Silk bán những chiếc cà vạt của Trung Quốc sản xuất đã chứng minh cho mọi người thấy khả năng và trình độ bịp bợm của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính vì ngoài những mặt hàng “Hồn Trương Ba – Da hàng Thịt” ra thì đa phần người Việt Nam sẽ chết bởi người Việt với sự gián tiếp đầu độc của bọn Tàu khựa và lòng tham lam vô độ của con người trong nước.

Những quán cơm bỏ bột nở vào để có khối lượng nhiều gấp ba lần, bột đó từ đâu ra? Từ TQ, những ly cà phê uống hàng ngày có bao nhiêu ly từ bột bắp và hương liệu TQ? Thậm chí những công ty sản xuất với những hạt cà phê đẹp mắt thì những loại hóa chất tẩm vào để có hương Moka, hương Chồn ở đâu ra? Từ TQ, những miếng thịt trong dĩa cơm tấm sườn bì chả ướp hương liệu vàng ươm bắt mắt ở đâu ra? Từ TQ, những loại thịt thối bỗng trở thành thịt tươi có mặt trên bàn nhậu, vì sao? Nhờ hóa chất TQ, những ly rượu đế của đệ tử lưu linh từ đâu ra? Từ nước lạnh chưa qua xử lý trộn hóa chất TQ, thậm chí những chai rượu Tây Martel, Hennesse, XO của những đại gia trong nước bao nhiêu chai thật và bao nhiêu chai giả? Không ai biết ngoại trừ bọn gian thương.

Đáng nói hơn là bọn gian thương đầu độc người dân, có chức có quyền thì chúng sản xuất thuốc ung thư giả lừa gạt người dân, còn bọn ma cô ma cạo như Cty tư nhân Tân Hiệp Phát thì dùng hóa chất để làm ra những chai trà xanh 0 độ, nước ngọt Sting, chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ vài năm trước đây qua kiểm tra đột xuất đã lòi ra hàng tấn hóa chất TQ trong nhà kho của bọn này, đáng nói hơn Tân Hiệp Phát còn đểu cáng hơn khi chơi trò săn tăng cùng công an csVN chụp mũ “Tống Tiền” cho khách hàng khi họ phát hiện dị vật trong chai nước, sau khi bọn chúng trám họng im hết thì giờ đây chúng ngang nhiên làm “Một nhà tài trợ cho TT. Thúy Nga” để tự sướng rằng tên tuổi của mình vẫn còn thơm lắm!

Phở ở Mỹ không hề ngon bằng tại Việt Nam! đơn giản vì tại đây chỉ bán thịt đông lạnh chứ không được phép bán thịt tươi như trong nước, bò sau khi mổ ra sẽ phải xịt thuốc diệt khuẩn, đông đá một thời gian nhất định trước khi sử dụng còn trong nước thì không ai quan tâm đến điều đó, thịt bò sau khi giết sẽ được mua về treo lủng lẳng trên nồi nước lèo và sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Và con số bệnh nhân ung thư tại Mỹ và Việt Nam luôn trái ngược nhau…

Nói đến gian thương thì không riêng gì Việt Nam mới có mà ngay tại Mỹ cũng có những tên gian thương gốc Việt đầu cơ trên sức khỏe người dân, tại đây có những tên ma giáo tuồn những loại thuốc thực phẩm chức năng đã hết hạn sử dụng (date) về Việt Nam, sau đó bọn chúng tẩy xóa và đóng lại date mới cho những, chai, viên thuốc đã hết hạn và bán cho người tiêu dùng, người dân cứ ngỡ rằng mình đã mua được thuốc tốt từ Mỹ chứ có ngờ đâu mình đã trả tiền để mua những sản phẩm mà nếu ở Mỹ sẽ phải quăng vào thùng rác!

Một bọn khác chuyên sản xuất nước sơn móng tay với những cái lọ đủ màu lấp lánh để quý bà, quý cô làm đẹp thì còn tồi hơn khi bọn chúng đến Trung Quốc mua hóa chất, những bao bột màu, gel theo đường tàu biển nhập cảng vào Mỹ và được sang chiết ra những lọ nước sơn màu, sơn bóng và đóng cho giòng chữ Made in USA bán để cho các tiệm nội địa, mấy bà cứ tưởng bở sơn túi bụi chứ có ngờ đâu rằng chúng đang trực tiếp đầu độc cái móng tay mình, và mình thì đang tiếp tay cho bọn gian thương làm giàu cho bọn Tàu Chệt.

Một gói thuốc là Marlboro methol (bạc hà) có giá bán tại Mỹ là 7,5 cho đến 8,5 usd trong khi một gói thuốc lá tương tự được sản xuất tại Việt Nam giá cả chỉ trên dưới 1usd, người tiêu dùng ngây thơ nghĩ rằng đó là sự khác biệt kinh tế giữa hai xã hội VN và Mỹ nhưng nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ thấy thuốc lá sản xuất tại Mỹ toàn bộ nguyên liệu đều từ trong nước, sợi thuốc, hương bạc hà, giấy quấn đều được kiểm tra nghiêm ngặt; chặt chẽ còn tại VN thì ngoài sợi thuốc lá, hương liệu tẩm ướp từ đâu có ai được biết, hãy nhìn gói thuốc Con Mèo Caraven với một túi menthol trong đầu lọc, khi bóp vỡ ra thì sẽ cho hương bạc hà, hóa chất đó từ đâu ra nếu không phải nhập từ Trung Quốc với giá thành rẻ mạt nhằm đem đến lợi nhuận cao nhất?!
Một chai nước hoa Chanel được bán trong hệ thống Macy s tại Mỹ có giá từ 125 usd cho đến hơn 200 nhưng tại Việt Nam cũng có thể dễ dàng mua được với giá bằng hoặc thấp hơn? Lý do vì sao? Bởi vì hàng giả từ TQ, bởi vì bọn gian thương mua một chai nhưng lại sang chiết thành 3 chai pha trộn, điều đó lý giải vì sao hàng chính hãng chỉ cần xịt nhẹ một lần là thơm cả tuần lễ còn hàng dỏm xịt thơm một chút là biến mất tiêu ngoài ra còn có thể gây hại cho người tiêu dùng khi thẩm thấu qua da.

Ai là người sẽ gánh chịu hậu quả ngoài người tiêu dùng thấp cổ bé họng trong nước?

Những loại hóa chất độc hại đó có cái được thải qua sinh hoạt nhưng cũng có những loại nằm im trong cơ thể con người, chúng cứ tích tụ dần dần để rồi đến một ngày khi cơ thể có những triệu chứng khác thường đi khám bệnh mới biết rằng mình đã bị ung thư tự lúc nào, con số bệnh nhân ung thư tại Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động mà không có một chương trình nào hướng dẫn giáo dục người dân về an toàn thực phẩm.

Đọc đến đây thì sẽ có nhiều người thắc mắc là trách nhiệm cụ thể thuộc về ai?

Xin thưa đó là trách nhiệm của Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm mà đơn vị chủ quản của nó là Bộ Y Tế csVN, có thể rằng họ sẽ ngụy biện rằng nhân lực không đủ để kiểm tra, kiểm soát nhưng đó chỉ là một sự nói dối trắng trợn khi đảng csVN nuôi nhân lực hai lực lượng công an và quân đội với quân số lên đến cả triệu người nhằm bảo vệ chế độ thì không thể nào không thể chi trả cho lực lượng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm – nếu họ muốn.

Các DLV, fan cuồng của đảng nghĩ sao về vấn đề này? Có dám ý kiến một cách công khai với chính quyền của quý vị và đòi hỏi họ phải có trách nhiệm với người dân không hay chỉ im lặng và nhủ thầm rằng: “Ôi dào, ai sao mình vậy, lo con bò trắng răng, người ta ăn ầm ầm đó có sao đâu…”.

Đó là một suy nghĩ ấu trĩ ngu muội của những kẻ thất học, ở thế kỷ 21 khoa học đã chứng minh được nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật trong đó một phần lớn là do thói quen sinh hoạt và ăn uống dẫn đến, hơn nữa nếu không dám nói lên ý kiến của mình với nhà cầm quyền thì quyền dân chủ của quý vị ở đâu khi Nguyễn Phú Trọng huênh hoang khoác lác tại Mỹ là”Chưa có bao giờ người dân Việt Nam được hưởng bầu không khí dân chủ như hiện nay…” trong cuộc hội đàm cùng TT. B.Obama?

Không phải đảng csVN không biết tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam đang ở mức báo động nhưng họ đang cố tình làm ngơ bởi vì những ràng buộc trong Hiệp Ước Thành Đô, trong 25 văn kiện mà Nguyễn Phú Trọng lén lút ký cùng giặc Tàu mà không dám công bố cho toàn dân được biết, chính những thỏa ước ngu muội đó đã dẫn tới việc Việt Nam đang bị diệt chủng với sự nhắm mắt làm ngơ của nhà cầm quyền.

Người dân Việt Nam từ nam chí bắc, bao gồm không và có cộng sản đa phần đều căm ghét Trung Quốc, đây không phải là sự kì thị mà đây là mối thù truyền kiếp khi trong giòng lịch sử dựng và giữ nước chúng ta đã bị bọn chúng xâm lăng, đô hộ nhiều lần, tất nhiên đối với bọn chúng thủ tiêu một dân tộc cứng rắn không chịu khuất phục luôn là mong muốn và dịp may đã đến khi Việt Nam hôm nay có một chế độ vong nô thần phục tuyệt đối.

Kẻ thù gián tiếp của chúng ta chính là bọn Bá Quyền Trung Quốc.

Kẻ thù trực tiếp của dân tộc Việt Nam chính là đảng cộng sản Việt Nam.

Những người dân bình thường không cộng sản sẽ nghĩ gì khi phải sinh sống trong một đất nước nhiều bất công, bất cập, một chính quyền chư hầu chỉ cúc cung thần phục mà không biết bảo vệ người dân? Chính quyền đó có xứng đáng để cai trị mình hay không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là không, do đó không có lý do nào để chúng ta nhân nhượng mà không kéo nó sập xuống?

Viết đên đây tôi nhớ đến những khuôn mặt trong cái băng nhạc Thúy Nga chiếu đâu đó ngoài quán ăn với những hình ảnh con người hải ngoại vô tư ngoác miệng cười khả ố khi xem những tên hề đực và cái diễn những tấn tuồng hài nhảm nhí, những khuôn mặt ngày nào trốn chui trốn lủi trên những chiếc thuyền mỏng manh vượt biển, những khuôn mặt HO, những khuôn mặt của những bà thợ sơn móng tay ngày ngày ngồi giũa móng, bóp chân mấy bà Mễ, Mỹ đen để có tiền rủng rỉnh lên sòng bài xem ca nhạc, họ đã quên cái quá khứ ăn khoai mì, bo bo của mình, họ đã quên trước khi đến Mỹ bàn chân họ còn dính phèn chua lét để thoa son tô phấn ngồi tự thưởng cho mình thụ hưởng, họ đã quên cái nơi mà mình xuất phát ra đi:
Nước Việt Nam nghèo hèn khốn khổ!

Cuối cùng là nghị quyết 36 của csVN trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ trong đó nêu bật lên vấn đề hòa hợp, hòa giải nhưng thực tế mục tiêu chính của nghị quyết 36 không phải là hòa hợp hòa giải gì hết mà mục đích là bắt buộc người hải ngoại phải chấp nhận chính thức sự cai trị của đảng csVN dù rằng họ hoàn toàn không hợp pháp khi dùng vũ lực cướp chính quyền không thông qua trưng cầu dân ý và là một nhà nước độc tài vì thế trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đảng cs không tiếc tiền chi ra cho những tên cai đầu dài, bọn cơ hội ăn theo tại hải ngoại để thông qua những bản nhạc, tuồng cải lương hướng đầu óc họ nhớ về quê hương để thần phục hoàn toàn chế độ độc tài, độc đảng.

Đó là vài khía cạnh nổi bật mà người Việt Nam đang thờ ơ, tiếp tay cho giặc, chính người Việt sẽ giết người Việt, đạo diễn là đảng csVN mà tổng đạo diễn chính là bọn Tàu sát vách.

Chúng ta sẽ mất nước, chúng ta sẽ chết tức tưởi ngay tại quê nhà vì những người cùng màu máu đỏ da vàng, một dân tộc đã không còn tinh thần ái quốc mà chỉ còn chăm bẳm hại nhau để tìm nguồn sống thì chắc chắn rằng dân tộc đó sẽ bị diệt vong!

Apr 17, 2019 - Uploaded by SBTNOfficial
2 tàu hộ vệ CSVN dự lễ 70 năm thành lập hải quân Trung Cộng Quý vị ... Trung Quốc hoảng sợ khi Hải quân Việt Nam trở ...
Jul 29, 2019 - Uploaded by VOA Tiếng Việt
Dân Việt ký thỉnh nguyện thư đòi kiện TQ ra tòa quốc tế (VOA). VOA Tiếng Việt. Loading. .... Có hơn một trăm người ký thĩnh ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 823 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 462 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 398 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 360 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 335 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 331 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 280 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 275 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 239 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 237 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.