Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24842876

 
Tin tức - Sự kiện 20.04.2024 02:35
Dân tộc VN nên lắng nghe Cố vấn thương mại của ông Trump: ‘Có điên mới ăn đồ Trung Quốc’
22.10.2019 23:18

Peter Navarro, cố vấn thư‌ơng mại của ông Trump, không ngán và thừa nhậ‌n ông là Ron Vara - người từng viết nhiều bà‌i chống Trung Quốc, trong đó có một bà‌i kết bằng câu “Có điên mới ăn đồ Trung Quốc“. Trung Quốc số‌c.



Ông Navarro hiện đang giữ vai trò cố vấn cho Tổng thống Trump về thương mại, người đứng đầu Hội đồng thương mại Nhà Trắng. Quyển sách “Chết dưới tay Trung Quốc“ đã giúp ông thu hút sự chú ý

Sự việc vỡ lẽ vào tuần trước khi một học gi‌ả của Đại học Quốc gia Úc cố gắng tìm hiểu Ron Vara trong 5 quyển sách của ông Navarro là ai. Cuối cùng bà này phát hiện Ron Vara là một nhân vật hư cấu chỉ tồn tại trên giấy và trong trí tưởng tượng của ông cố vấn Nhà Trắng.

Trong một tuyên bố hôm 1‌8-10, tá‌c gi‌ả của cuốn sách "Death by China" (tạm dịch: chế‌t dưới tay Trung Quốc) phản ứng một cách tỉnh bơ rằng ông đã sử dụng Ron Vara như một bút danh cho cá‌c bà‌i viết "mang tính gi‌ải trí và bày tỏ chính kiến" thay vì một bà‌i viết học thuật với đầy đủ bằng chứng, lập luận.

Nhân vật hư cấu này đã xuất hiện trong cá‌c quyển sách đả kích trực diện Trung Quốc. Trong cuốn “The Coming China Wars" của ông Navarro xuất bản năm 2006 ở Mỹ, Ron Vara được trích dẫn khi nói về "chuỗi thức ăn đã bị nhi‌ễm độ‌c của Trung Quốc", cảnh báo Bắc Kinh đang bán cá‌c thực phẩm bẩn cho Mỹ.

"Có điên mới đi ăn đồ Trung Quốc", nhân vật Ron Vara tỏ ra thẳng thắn. Năm 2011, những cảnh báo về thực phẩm bẩn Trung Quốc tiếp tụ‌c được nhắc lại trong cuốn sách nổi tiếng "chế‌t dưới tay Trung Quốc".

Và cũng trong cuốn sách đó, Ron Vara một lần nữa xuất hiện với câu nhậ‌n định "con đại bàng Mỹ đang trở thành con chim bồ câu lớn nhất thế giới" và ám chỉ Trung Quốc như một con rồng háu ăn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22-10 đã lên tiếng phản đối, đán‌h dấu một trong những lần hiếm hoi chỉ trích trực diện cố vấn thư‌ơng mại của Tổng thống Trump.

Gọi cá‌c bà‌i viết của ông Navarro dưới bút danh Ron Vara là "sự bịa đặt" , người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng cộng đồng quốc tế đã bị "số‌c và náo động" trước sự việc.

"Bịa đặt và lan truyền chúng hay thậm chí là xây dựng chính sách dựa trên những lời bịa đặt đó không phải là chuyện nực cười, đó là chuyện vô cùng nguy hiể‌m bởi nó không chỉ ảnh hưởng và đ‌e dọ‌a cá‌c mối qua‌n h‌ệ và trật tự quốc tế, mà về lâu dài chính nước Mỹ cũng sẽ bị tổn hạ‌i", bà Hoa Xuân Oánh lập luận.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên giọng, cho rằng Mỹ đã dối trá về nhiều thứ trước đây ở Iraq và Syria, cảnh báo những người có quyền hạn ở Mỹ nên để ý tới việc phát ngôn và viết lách.

"Chúng tôi hi vọng một số cá nhân ở Mỹ sẽ trở nên có lý lẽ một chút càng sớm càng tốt", bà Hoa Xuân Oánh phát đi thông điệp.

Ăn mặn, ăn chay cũng chết… vì Trung Quốc, theo CS Tàu cũng chết

 Hiện tại, với người Việt nói chung và với người Hà Nội, một thành phố lớn, thủ đô Việt Nam có khoảng cách địa lý khá gần với Trung Quốc nói riêng, mối bận tâm lớn nhất của người dân vẫn là ăn gì cho khỏi chết, khỏi bệnh vì Trung Quốc. Có thể nói rằng đó là câu hỏi mang tầm thế kỉ của Việt Nam hiện nay bởi mọi thứ hàng hóa ở đất nước này đã nhuộm màu Trung Quốc và mọi thứ thực phẩm đều có thể là mầm bệnh đến từ Trung Quốc. Những người ăn uống thông thường cũng có thể chết vì Trung Quốc, những người ăn chay cũng có thể chết vì Trung Quốc.

Ăn mặn… chết

Một người dân Hà Nội tên Hữu, ở phố Hàng Buồm, chia sẻ:

Thịt bò Trung Quốc thì nó không được đỏ bằng thịt bò của mình, thớ thịt to hơn, nó nhợt nhợt, trắng hơn, sờ tay vào thì không dính như kiểu thịt ôi.
-Anh Hữu 

“Thịt bò Trung Quốc thì nó không được đỏ bằng thịt bò của mình, thớ thịt to hơn, nó nhợt nhợt, trắng hơn, sờ tay vào thì không dính như kiểu thịt ôi. Trong lúc đó thịt bò mình thì sờ vào nó dính, ăn thì làm sao ngon bằng thịt bò mình được. Đồ Trung Quốc thì có gì ngon, chỉ có cái là nó rẻ. Nguy hiểm thì tùy thuộc vào thời gian nó ướp, năm ngày hay bảy ngày nữa, kiểu như là nó bơm nước, rồi nó như là thịt đông lạnh vậy đó, nguy hiểm. Vậy mà người Việt mình cũng có người học Trung Quốc, cũng bơm nước vào thịt. Chỉ có điều lượng hóa chất để ướp giữ thịt thì mình không bằng Trung Quốc được.”

Ông Hữu nói rằng hiện nay, các món nhậu từ bình dân cho đến sang trọng ở Hà Nội đều mang dấu vết Trung Quốc. Nếu như món sang trọng trong các nhà hàng hạn chế được thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc thì các loại gia vị của Trung Quốc cũng đầy rẫy trong các bếp nhà hàng bởi tính đa màu sắc và nhiều mùi vị nhưng giá thành rẻ của nó. Riêng ở các món nhậu bình dân trên vỉa hè thì miễn bàn.

Từ lòng lợn, thịt lợn cho đến chân gà, da bò, giò thủ, thịt gà… Kể cả lò nướng, chảo nướng và gia vị đều có xuất xứ Trung Quốc. Đặc biệt là món nem nướng, chả nướng, lạp xưởng nướng bán ở các bến xe, ga tàu, vỉa hè đều có nguồn gốc Trung Quốc, mà đáng sợ hơn cả là những thứ nầy không ghi nhãn mác rõ ràng, sự rẻ mạt về giá thành cũng như vẻ hấp dẫn bề ngoài của nó đã làm lóa mắt những người buôn bán nhỏ lẻ, mặc dù biết đây là nguy hại cho đồng loại, cộng đồng nhưng họ vẫn bán vì động cơ lợi nhuận.

Ông Hữu lắc đầu than thở rằng sống hơn năm mươi năm ở xứ Bắc này, chưa bao giờ ông thấy bất an như hiện nay. Ngày xưa bất an vì chiến tranh nhưng nỗi bất an đó không triền miên, dai dẳng vì ít ra khi có báo động thì đi núp hầm và không phải lúc nào, tháng nào, năm nào cũng trốn bom, cũng có lúc Hà Nội yên tĩnh và thơ mộng như không hề có chuyện gì xãy ra. Nhưng nỗi bất an vì thực phẩm Trung Quốc thì hoàn toàn khác.

Đa số các món nướng tự chọn đều có nguồn gốc Trung Quốc. RFA PHOTO.
Đa số các món nướng tự chọn đều có nguồn gốc Trung Quốc. RFA PHOTO. Photo: RFA

Mỗi lần nghe có một người bạn hay một người nào đó bị chết vì bệnh ung thư, nỗi bất an của ông Hữu lại tăng cao bởi kể từ giai đoạn hàng hóa Trung Quốc xâm chiếm thị trường Việt Nam cũng là lúc căn bệnh quái ác này hoành hành Việt Nam. Người ta thường nói bệnh vào từ miệng, họa ra từ miệng. Thử hỏi, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng ăn phải thực phẩm Trung Quốc, từ cây rau, củ cà rốt, củ su hào, củ dền đỏ cho đến miếng lòng lợn, con gà, cây chả, cục nem… Tất cả đều có thể là hàng Trung Quốc, cái chết cứ ngấm dần vào thịt da Việt Nam bởi nguồn độc từ Trung Quốc, làm sao mà không bất an cho được.

Nói đến đây, ông Hữu lắc đầu thở dài, trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói thêm rằng ngày trước, người ta kiêng thức ăn mặn còn có thức ăn chay để dưỡng sinh, còn bây giờ, ăn mặn cũng chết mà ăn chay cũng chết, nhịn ăn thì chết theo cách khác. Nói chung là hết cách nếu như thực phẩm Trung Quốc cứ tràn lan như dịch hạch tại Việt Nam.

Ăn chay cũng chết

Đại Đức Thích Lý Thuyết, hiện đang tu ở một ngôi chùa trong thành phố Hà Nội, chia sẻ:

“Hàng Trung Quốc thì thứ gì nó cũng giả hết, từ gạo, nấm, thực phẩm. Nhưng để phân biệt thì rất khó. Đa số là nó giả tinh vi luôn, từ gạo, mì… toàn từ những đồ phế thải mà người Việt mình không thể ngờ tới. Mà đa số nó làm là có chủ trương hết, chủ trương hết, chứ không phải một vài doanh nghiệp đâu, điều này thật kinh khủng. Tốt nhất là mình đừng đi mua, mình tự làm lấy thực phẩm của mình, mình tự trồng lấy, chứ đừng mua!”

Hàng Trung Quốc thì thứ gì nó cũng giả hết, từ gạo, nấm, thực phẩm. Nhưng để phân biệt thì rất khó. Đa số là nó giả tinh vi luôn, từ gạo, mì… toàn từ những đồ phế thải mà người Việt mình không thể ngờ tới.
-Đại Đức Thích Lý Thuyết

Theo đại đức Lý Thuyết, vấn đề sức khỏe của người đi tu hiện tại đang bị đe dọa trầm trọng bởi thức ăn theo mọi nghĩa. Ở nghĩa đen, thực phẩm quá tệ hại, nguồn gốc không rõ ràng và có hàm lượng kích thích tố tăng trưởng quá nhiều đã khiến cho người đi tu chết ngay khi còn đang tại thế.

Nghĩa là thức ăn nhà chùa thiên về thực vật như các loại nấm, đậu hủ, tương chao và những chế phẩm giả mặn như chả giò, chả lụa, đùi gà, sườn lợn, dăm bông, khô bò… Nhưng hiện nay, tất cả những thứ ấy đều tẩm gia vị Trung Quốc. Hơn nữa, rau cải, các loại trái cây và nấm đều có kích thích tố Trung Quốc. Những thứ ấy, nếu ăn vào chưa chết, chưa thấy bệnh tật thì cũng tổn thương về danh dự nhà tu bởi kích thích tố đã khiến cho không ít nhà tu bị rơi vào tình trạng ham dục và quan hệ lung tung, dẫn đến tình trạng hỗn loạn nơi của Phật.

Đó là về mặt nhân phẩm, danh dự, riêng về mặt sức khỏe và tương lai, có vẻ như thực phẩm Trung Quốc đã chính thức công phá mọi thành phần Việt Nam, từ người bình thường cho đến nhà tu đều có thể bị bệnh, bị chết bởi ăn quá nhiều chất độc vào cơ thể. Hầu như kẻ được lợi nhiều nhất khi thực phẩm Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam chính là ngành y tế.

Theo vị đại đức này dự đoán thì trong vài ba năm tới, ngành y tế Việt Nam sẽ trở thành mũi nhọn kinh tế và kinh doanh bệnh viện sẽ là hướng hốt bạc của không riêng gì ai. Có vẻ như điều này là mấu chốt vấn đề, ngành y tế Việt Nam chưa bao giờ vào cuộc, chưa bao giờ có những thông báo hay khuyến cáo chính thức trên phương tiện truyền thông nhằm kêu gọi nhân dân bài trừ hàng Trung Quốc. Nếu có chăng họ cũng chỉ nói qua loa, tránh trớ.

Bởi không có cộng sự nào của bệnh viện tốt hơn là thức ăn đểu, chính thức ăn độc hại sẽ nhanh chóng biến một người khỏe mạnh trở thành bệnh nhân và thành khách hàng của bệnh viện. Thực phẩm càng tệ hại bao nhiêu thì ngành y tế càng nhanh hái ra tiền bấy nhiêu.

Câu hỏi vì sao cho đến hiện nay, ngành y tế Việt Nam vẫn không quan tâm đúng mức đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng Trung Quốc có nhãn mác cũng như hàng triệu thứ hàng hóa không có nhãn mác của Trung Quốc đang trôi nổi trên thị trường vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ.

Và có một đáp số rất đương nhiên, hàng hóa Trung Quốc độc hại càng xâm chiếm thị trường Việt Nam bao nhiêu thì các bác sĩ, y tá càng có cơ hội chặt chém bệnh nhân bấy nhiêu, họ mau chóng và dễ dàng thành các ông vua, bà hoàng trong các bệnh viện. Bởi hiện tại, ăn mặn cũng chết mà ăn chay cũng chết!

TOP 10 Thực phẩm bẩn từ Trung Quốc dân tộc VN cần tránh mà đảng CSVN giữ bí mật !!

Thực phẩm bẩn từ Trung Quốc hiện đang là nỗi lo lắng với bất kì mâm cơm gia đình Việt nào. Cùng Thế Giới Điện Giải phát hiện ngay TOP 10 loại thực phẩm độc hại có xuất xứ Trung Quốc qua bài viết sau.

Thực phẩm bẩn từ Trung Quốc hiện đang là nỗi lo lắng với bất kì mâm cơm gia đình Việt nào. Cùng Thế Giới Điện Giải phát hiện ngay TOP 10 loại thực phẩm độc hại có xuất xứ Trung Quốc qua bài viết sau.

Trung Quốc vốn là quốc gia đông dân số nhất trên thế giới. Đất chật, người đông, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cực lớn nên quốc gia này cũng được xem là có nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm nhất. Vô số đồ ăn bẩn, giả, độc hại được phát hiện tại quốc gia này. Dưới đây là những đại diện điển hình đáng "giật mình" nhất. Dưới đây là những đại diện điển hình đáng "giật mình" nhất về tình trạng mất an toàn thực phẩm ở Trung Quốc.

Giá đỗ độc

Giá đỗ thường có tuổi thọ ngắn, để ngăn chặn giá đỗ bị úa hỏng nhanh chóng, một số công ty vô đạo đức ở Trung Quốc đã cho chất tẩy rửa vào giá đỗ để đảm bảo độ trắng của giá. Thậm chí, một sốt nơi khác còn sử dụng hormone tăng trưởng để thúc đẩu sự nảy mầm. Tiêu thụ loại giá đỗ này một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng sự ra đời của nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, ngoài giá đỗ, các loại hoa quả khác cũng được phát hiện là bị tiêm thêm các loại thuốc cấm.

Bánh bao nhân độc, bánh bao nhân…giấy

Một công ty thực phẩm ở Thượng Hải đã bị phát hiện sử dụng bánh bao quá hạn làm nguyên liệu sản xuất bánh bao mới. Bên cạnh đó, một tờ báo Trung Quốc đăng tải thông tin vào ngày 12/7/2007 đã cho biết có một gian hàng trên đường phố Bắc Kinh đã trộn các vật liệu từ hộp các tông vào nhân thịt làm bánh bao hấp. Hộp các tông được cho là đã được ngâm trong NaOH, để ráo nước, cắt nhỏ rồi trộn vào thịt. Có rất nhiều khách hàng đã phản ánh mùi khó chịu đến từ chiếc bánh của mình.

Nước tương làm từ tóc

Nhằm tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thu mua tóc vụn từ các tiệm làm tóc với giá rẻ sau đó làm thành dung dịch axit amin cho vào trong nước tương. Những loại tóc được thu mua từ nhiều nguồn này ngoài việc có thể chứa hóa chất trong thuốc nhuộm thì những chất trong dung dịch sau khi trộn còn rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.

Vậy là các bạn đã có thể phát hiện ra ở Trung Quốc khái niệm tái chế, bảo vệ môi trường quả thật là khác thường đến kì lạ.

Thịt vịt ngâm nước tiểu cừu

Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu dê hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng. Thực ra thịt chuột, thịt mèo đeo đi ngâm nước tiểu cừu để làm giả thịt cừu cũng đã từng được nhắc tới trước đây.

Bò ăn rác

Nếu như bò các nước phương Tây có thể được nghe nhạc Mozza để lớn thì bò ở Trung Quốc ăn… rác để lớn. Theo thông tin từ China Hush, có rất nhiều gia súc được chăn thả ở bãi rác ở Trường Sao, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khá gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.

Trứng gà giả

Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.

Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.

Sữa độc

Sữa bột có chứa melamine gây sỏi thận cho trẻ nhỏ đã được báo chí phanh phui rầm rộ một thời gian dài. Trong năm 2008, có một vài trường trẻ sơ sinh tử vong được ghi nhận say khi uống sữa bột bị nhiễm melamine, một hóa chất độc hại thường được bổ sung (bất hợp pháp) vào thực phẩm nhằm tăng hàm lượng protein. Sau công bố về sữa nhiễm độc melamine, mọi hoạt động xuất khẩu sản phẩm này đã được dừng lại đồng thời phủ tấm màn đen u ám lên thị trường sữa trẻ em toàn thế giới. Ngoài 6 trường hợp tử vong, sức khỏe của 29 triệu trường hợp khác cũng bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ.

Rượu giả

Rượu giả tràn lan ở Trung Quốc đại lục đã không còn là tin mới. Rượu giả có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Mùa xuân năm 2004, bốn người đàn ông đã chết vì ngộ độc rượu ở tỉnh Quảng Đông, 8 người đàn ông khác đã nhập viện tại Bệnh viện nhân dân Quảng Châu. Wang Funian và Hou Shangjian, cả hai đều từ thị xã Thái Hòa, đã qua đời vào tháng 5 sau khi uống rượu mua từ cùng một cửa hàng. Hai người đàn ông khác, một người là công nhân nhập cư, chết trong đêm trước đó tại Zhongluotan ở tỉnh Hồ Nam. Các nhà chức trách của cơ quan y tế địa phương nghi ngờ rằng những người sản xuất rượu giả đã trộn cồn công nghiệp vào trong rượu gạo, đồng thời tiến hành đóng cửa một số xưởng sản xuất rượu không có giấy phép.

Đậu phụ thối ngâm nước…phân

Món đậu phụ này không chỉ ngửi thấy thối mà ăn cũng thấy thối! Chính bởi chúng đã được ngâm qua...phân. Những nhà sản xuất đã lọc lấy nước phân rồi đem ngâm đậu phụ vào đó.

Ngoài ra, gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông đã từng bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình. Liệu sau thông tin này bạn có còn yêu thích món đậu phụ thối?

Dầu cống

Dầu cống là loại dầu được chiết lại từ thức ăn bỏ đi hoặc thức ăn thừa. Business Insider đã từng đưa tin về việc công nghệ làm 'dầu mỡ siêu bẩn' bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng ít ai nghĩ tới.

Những 'phù thủy' chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ nấu trong những bể xi măng.

Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết. Cuối cùng, dầu sau khi nấu lại, dù có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Có nhà phân tích còn từng cho biết loại dầu độc hại này chiếm khoảng 1/10 thị phần dầu cung cấp cho các nhà hàng tại Trung Quốc.

Qua bài viết này, Thế Giới Điện Giải mong muốn mọi gia đình Việt đều có thể nhận biết và tránh xa được các loại thực phẩm bẩn, độc từ Trung Quốc. Nếu thấy hữu ích cho cộng đồng, mong quý bạn đọc chia sẻ tới bạn bè nhé.

1 chút tâm tình từ Thế Giới Điện Giải

Nguồn tham khảo: Báo Sức Khỏe & Đời Sống


Hậu quả theo Tàu sẽ chết hơn Tàu

Những con số "biết nói" về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc: Lời khuyên dành cho bạn!

Những con số

Bệnh ung thư càng ngày càng trở nên đáng sợ. Những thông tin quan trọng về tỉ lệ mắc bệnh ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn, góp phần đẩy lùi ung thư.

Những số liệu về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc rất đáng tham khảo

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới. Toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Còn ở Trung Quốc, theo số liệu năm 2015 của Trung tâm Ung thư Quốc gia TQ, số trường hợp mắc ung thư mới là 4,292 triệu ca và 2,841 triệu trường hợp tử vong, tương ứng với trung bình 12.000 ca mắc ung thư mới và 7.700 ca tử vong do ung thư mỗi ngày.

Theo số liệu trên, WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày , gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.

Ngày Ung thư Thế giới (4/4) năm nay có chủ đề là "Chúng ta có thể chiến thắng ung thư ". Theo số liệu thông kê được công bố, có tới hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới mỗi năm trên thế giới, và con số này ở Trung Quốc là 4,29 triệu trường hợp.

 Những con số biết nói về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc: Lời khuyên dành cho bạn! - Ảnh 1.

Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Quốc gia (TQ), ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở Trung Quốc. Trong đó, tỷ lệ tử vong đã tăng 465% trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Bộ khoa học phòng chống ung thư Trung Quốc kiêm Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh Chi Tu Ích cho biết, ngoài yếu tố lão hóa theo thời gian, thì những yếu tố quan trọng liên quan đến tỉ lệ mắc ung thư bao gồm môi trường, nghề nghiệp, lối sống và thói quen không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.

Trong những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư thực quản đã giảm.

Tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở khu vực thành thị cao gấp đôi so với các thành phố nhỏ, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở thành phố lớn cũng cao gấp 4 lần so với các thành phố nhỏ.

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các thành phố lớn là cao, cao hơn ở các thành phố nhỏ và nông thôn (xét ở góc độ vùng miền, địa lý), nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp hơn gần 20% so với các thành phố nhỏ.

Nhóm người sau 40 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã tăng lên rất nhanh chóng, cho đến tuổi 85, một người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao tới 36%.

Chỉ có 10 - 30% các bệnh ung thư có thể là do đột biến di truyền, và gần 90% các bệnh ung thư có thể đều xuất phát từ các yếu tố liên quan đến thói quen, lối sống và môi trường. Các chuyên gia tin rằng, với việc áp dụng các lối sống lành mạnh, ít nhất 1/3 bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa.

Ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư cổ tử cung có thể giảm 29% bằng cách tiêm chủng ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng mãn tính.

Theo chuyên gia Chu Quân, Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh (TQ), giả sử loại ung thư hạch niêm mạc dạ dày xuất phát từ một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori, làm thế nào để chúng ta ngăn chặn nó? Nếu bạn bị nhiễm Helicobacter pylori, chúng ta có thể loại bỏ nó bằng thuốc kháng sinh, và nguy cơ mắc ung thư hạch sẽ giảm nhiều sau đó.

 Những con số biết nói về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc: Lời khuyên dành cho bạn! - Ảnh 2.

Can thiệp sớm thì 60% ung thư có thể ngăn ngừa và chữa trị

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng 60% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa và chữa khỏi thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, chẩn đoán sớm và điều trị sớm.

Tỷ lệ ung thư của Trung Quốc so với trên thế giới là ở mức độ trung bình, nhưng tỉ lệ sống 5 năm so với một số nước phát triển vẫn có những khoảng cách đáng kể, ví dụ, ở Mỹ có tỉ lệ sống sót sau ung thư vú là hơn 90%, trong khi Trung Quốc chỉ là 57,7%.

Phó tổng thư ký Hiệp hội nghiên cứu thời cơ vàng trong điều trị ung thư TQ - Đổng Chí Vĩ cho biết, lưu ý trên đây có sự liên quan đến quá trình hình thành ung thư, nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta thường phát hiện bệnh quá muộn.

Các bác sĩ ở Trung Quốc thường phải bỏ rất nhiều công sức, kiến thức và tâm trí vào việc điều trị các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, trong khi lẽ ra, nếu bệnh nhân khám sớm và điều trị sớm mới là việc quan trọng hơn.

Hầu hết các bệnh ung thư có thể được thực hiện chẩn đoán và điều trị sớm, chẳng hạn như ung thư phổi… Mặc dù không có triệu chứng sớm cụ thể, nhưng việc kiểm tra ngực bằng hình ảnh X-quang hoặc CT, phát hiện sớm có một ý nghĩa tích cực.

Nhóm người hơn 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá và nhóm có lịch sử gia đình bị ung thư phổi thì nên sớm tiến hành sàng lọc ung thư phổi.

Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa sớm. Sau khi phụ nữ kết hôn được hai năm, tốt nhất là nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia cho rằng sau 50 tuổi, những người bị polyp đại trực tràng, tiền sử tiêu chảy, táo bón và máu trong phân, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng cần được kiểm tra nội soi đại tràng thường xuyên.

Theo chuyên gia Vương Quý Tề, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung bướu, Học viện khoa học Y học Trung Quốc cho biết, có khoảng 1/3 số bệnh ung thư thông qua sàng lọc có thể phát hiện và điều trị hiệu quả, đạt được tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Trong đó bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

 Những con số biết nói về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc: Lời khuyên dành cho bạn! - Ảnh 3.

Ung thư vú đứng đầu trong tỷ lệ mắc bệnh ác tính ở nữ giới

Ung thư vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở phụ nữ Trung Quốc, có khoảng 270.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, so với các khối u ác tính khác, điều trị ung thư vú sẽ tốt hơn, và nó không dễ dàng để bị tái phát trở lại. Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu chúng ta có thể đạt được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, tỷ lệ chữa bệnh ung thư vú có thể đạt hơn 90%.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú hiện tại của Trung Quốc là 40-50/100.000, tăng gấp ba lần so với 20 năm trước, tỷ lệ người mắc bệnh ở thành phố cao gấp đôi so với ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và thành phố khác, tỷ lệ tỷ lệ gần với mức ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ.

Độ tuổi cao điểm mắc ung thư vú ở Trung Quốc là từ 45 - 55 tuổi, sớm hơn so với người phương Tây khoảng 10 năm. Thời gian thăm khám sàng lọc của bệnh nhân muộn, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú trong giai đoạn tham vấn điều trị lần đầu tiên chỉ đạt 32%.

Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc ung thư vú cao liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền, béo phì và lạm dụng hormone nữ.

Giáo sư Hoàng Hán Nguyên, Khoa ngoại, Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh (TQ) cho biết, nguyên nhân đầu tiên của ung thư vú có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, đặc biệt, kể cả mẹ đẻ, chị em gái, dì hoặc cô bị ung thư cũng có thể liên quan đến bản thân người mắc bệnh.

Yếu tố thứ 2 liên quan nhiều đến việc sinh đẻ. Những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn hoặc không cho con bú đều là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú với tỉ lệ cao hơn bình thường.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bệnh ung thư vú Đông Tây y kết hợp, chuyên gia Đỗ Ngọc Đường, phụ nữ nên cố gắng cho con bú, tối thiểu phải được 6 tháng, thông thường yêu cầu ở mức 8 tháng, tốt nhất là trên 1 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm vú, mầm ung thư vú sẽ thấp hơn, từ đó có thể xem là một biện pháp phòng ngừa ung thư vú.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng, phụ nữ trên 35 tuổi lần đầu sinh con nếu đã thực hiện các liệu pháp xạ trị hoặc những người sử hormone làm rụng trứng thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ trẻ nên khám siêu âm vú thường xuyên mỗi năm. Phụ nữ hơn 40 tuổi nên sàng lọc tốt nhất thông qua chụp nhũ ảnh để chẩn đoán sớm và điều trị sớm.

 Những con số biết nói về bệnh ung thư ở Việt Nam và Trung Quốc: Lời khuyên dành cho bạn! - Ảnh 4.

Tiêm chủng có thể ngăn chặn khoảng 70% ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú, Trung Quốc có khoảng 100.000 trường hợp mắc mới mỗi năm. Hiện nay, vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được sử dụng tại các cơ sở y tế, nếu chủng ngừa có thể ngăn ngừa 70% ung thư cổ tử cung.

Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị, nên tiêm chủng phòng ngừa vi khuẩn HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Khi tiêm thuốc này có thể có những phản ứng phụ như sưng nóng đỏ đâu hoặc phát sốt, đau đầu, buồn nôn, nhưng đây đều là những phản ứng thông thường của cơ thể, không có nghĩa là chúng thiếu an toàn cho sức khỏe. *Theo CCTV (TQ)

“Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định


Tin liên quan:
✔️ Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
✔️ Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn
✔️ “Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc”
✔️ Thí điểm dạy tiếng Trung, Nga từ lớp 3: “Con em tôi không phải là chuột bạch!"

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.
HoaQuaTQ

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro.

Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân.

Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến.

Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc.

Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.
HoaQuaDocHai

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại.

Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch.

Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
ViCaMapDocHai
Vi cá mập tẩm hoá chất độc hại

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Thủ đoạn kinh doanh

Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất.

Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ.

Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế.

Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi.

T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

Lê Hùng (Doanh Nghiệp Odessa)


Mấy hôm nay, cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng vì tâm thư của một tiến sĩ trẻ sắp chết vì ung thư. Mạng xã hội Việt Nam chia sẻ cũng nhiều.
20 ngày ở Trung Quốc, ngoài nghiên cứu về dược liệu thì tôi nghiên cứu về ẩm thực và ăn đủ các loại. Ăn kiểu họ 20 ngày thì sợ và có cảm giác cơ thể rất nặng nề. Về Việt Nam xét nghiệm máu thì mỡ máu tăng.
Không có gì khó hiểu khi đại dịch ung thư hoành hành ở Trung Quốc.
Nhưng điều khiến mỗi năm có 4,5-5 triệu người Trung Quốc chết vì ung thư , có lẽ là do cách ăn. Họ thích ăn nướng và xào. Cái gì cũng ngập trong mỡ. Họ ăn rất nhiều thịt. Ăn ngập mặt. Ăn lung tung lộn xộn đủ các loại thực phẩm từ rừng xuống biển. Ăn uống lung tung nhiều loại một lúc dễ khiến đường tiêu hoá tẩu hoả nhập ma, cơ thể ko dung nạp đc mà bị loạn.
Môi trường của họ khá hơn ta, nhưng họ đã ô nhiễm không khí giống ta mấy chục năm rồi, nên giờ là lúc họ trả giá. Ở Thượng Hải cứ 100 phụ nữ thì có 1 ung thư. Một con số đúng là kinh hồn, tỷ lệ ngang với nấm ngứa.
Trong khi ở các tỉnh, tp giàu có của TQ đang kiểm soát gắt gao hoá chất, thực phẩm, môi trường, bởi họ nhận ra tác hại khủng khiếp, thì chúng ta giờ mới mò mẫm và vẫn mù mịt thông tin, và đang sống trong hoàn cảnh ung thư bủa vây...
Chúng ta hãy làm những điều sau để tránh chết ung thư nhiều như Trung Quốc:
1. Ăn sạch: Phải kiểm soát dc đồ ăn. Ko dc ăn đồ lung tung ko rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải lựa chọn giữa cá và thịt thì nên chọn cá. Nếu buộc phải chọn thịt và rau, thì nên chọn thịt. Con vật có lá gan thải độc nên còn đỡ, chứ ăn rau thì xơi thuốc sâu trực tiếp vào mồm.
Nên ăn nhiều rau củ quả để tăng chất xơ chống oxi hoá. Nếu ko rõ nguồn gốc thì tuyệt đối ko xơi rau cải, đỗ đũa, dưa leo dưa chuột... Rau cải nếu ko trồng trong nhà lưới thì sâu bướm kéo đến như chảy hội, ko phun thuốc nó xơi sạch. Tối trước phun thuốc sáng hôm sau quả dưa bằng cái đũa đã to bằng cổ tay. Ko nên ăn măng chua cũng như các loại dưa cà muối...
2. Uống sạch: nước uống hàng ngày, nên phải tuân thủ sạch tuyệt đối. Đừng tin bọn nước máy. Phải lọc bằng máy xịn.
3. Ở: Môi trường là quan trọng nhất, vì chúng ta ko thể ngừng thở. Bạn ngồi cafe vỉa hè thủ đô một lúc mà xem, bụi kín mặt bàn. Đủ các loại khí thải, bụi tinh vào phổi thì chỉ có chết sớm. Cứ xem các làng quanh nhà máy xi măng, sắt thép thì biết, chết ung thư như ngả rạ. Ở Kinh Môn (Hải Dương), xã Hoàng Thạch chết cả ngàn người vì ung thư, bởi hít thở bụi xi măng mấy chục năm nay.
Mình ko tin phong thuỷ mê tín nhưng tin phong thuỷ khoa học. Chỗ nào có tia xạ (tia đất) cũng bệnh tật ung thư nhiều. Có chuyên gia phong thuỷ chỉ cho mình một bí quyết: Cứ chỗ nào cây cối tốt tươi thì ở. Chỗ nào dù đất màu mỡ nhưng cây èo uột xơ xác thì tránh xa.
Sống và làm việc ở môi trường trong lành là tốt nhất. Không thì ít ra phải lọc không khí trước khi cho nó vào phổi bằng khẩu trang khi đi đường. Mua cái máy lọc không khí đặt trong phòng ngủ để có dc giấc ngủ sạch.
4. Tăng sức đề kháng: Sức đề kháng tốt thì bệnh tật tiêu tán, kể cả ung thư. Thế giới giờ mới rút ra bài học, là phải tăng sức đề kháng để đẩy lùi ung thư. Muốn phòng bệnh đơn giản nhất thì tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh, sinh hoạt khoa học, tinh thần vui tươi.
5. Dùng thảo dược: Có vô số loại thảo dược giải độc tố tích tụ trong có thể, tăng sức đề kháng, chống dc nhiều bệnh, kể cả giúp ngừa ung thư. Những cây cỏ rẻ tiền như Giảo cổ lam, Hoàng Kỳ, đùm đũm, cựa gà, dứa rừng, linh chi, mã đề, đảng sâm... hay cao cấp như tam thất, nấm lim, thiên ma, sâm... Nên dùng những thứ này thay nước hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường thể lực, tăng sức khoẻ cho gan. Lá gan mà khoẻ thì bệnh tật tiêu tán hết.
Khi đã cẩn thận như trên, mà vẫn dính K, thì coi như số giời định. Di truyền và đột biến gen, lỗi tế bào gây K vẫn chiếm số lượng có thể đến vài chục phần trăm mà.
Cứ 10 người nhìn thấy bài viết này mà chia sẻ thì sẽ ít nhất cứu được 1 người, tôi đã làm phần việc của mình, còn bạn thì sao? 
Tỷ lệ món ăn vặt không đạt chuẩn trên thị trường Trung Quốc chiếm đa số bởi các xưởng sản xuất sử dụng phụ gia thực phẩm quá đà, khó kiểm soát và không có tiêu chuẩn vụ thể. TIN LIÊN QUAN Trung Quốc: Bàng hoàng trẻ em tử vong do ăn quà vặtĐồ ăn vặt Trung Quốc gây mưng mủ, lở loét miệngQuà vặt cổng trường: Biết bẩn vẫn ăn Các món ăn vặt là thức quà khoái khẩu đối với trẻ em hay các nữ sinh, thông thường, nhóm người tiêu dùng này quan tâm đến độ ngon miệng hơn là chất lượng của đồ ăn vặt. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc, một số món ăn vặt quen thuộc như ô mai, thịt bò khô, hạt dưa, hạt hướng dương, khô cá… thường bị xướng tên trong “bảng đen” thực phẩm bẩn bị phát hiện hàng tuần với tỷ lệ lên tới 70%. Món ăn vặt hay quà vặt hay xuất hiện trong "bảng đen" thực phẩm kém chất lượng ở Trung Quốc Tại Trung Quốc, nền công nghiệp đồ ăn vặt đã bành trướng ra một phạm vi rộng mà thiếu các quy chuẩn sản xuất từ sản xuất nhà xưởng tới sản xuất tự phát, khiến nhà quản lý khó có thể phát hiện sai phạm. Sức cạnh tranh trên thị trường vô hình chung khiến tỷ lệ món ăn vặt không đạt chuẩn cao. Do sự xuất hiện của quá nhiều loại đồ ăn vặt, nên nhà sản xuất buộc phải ‘làm phép” cho món ăn vặt của mình hấp dẫn hơn với màu sắc bắt mắt. Đa phần trường hợp món ăn vặt bị phát hiện không đạt chuẩn đều có lượng phụ gia quá mức hoặc có sử dụng chất phụ gia thực phẩm trái phép. Chủ đề: Kinh hoàng với thức ăn đường phố siêu bẩn Thành phần phụ gia thực phẩm còn tồn dư trong quà vặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Theo phân tích của giáo sư Trần Hà Phi, chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng bệnh viện Hoa Đông, Thượng Hải, nhiều xưởng sản xuất thực phẩm lạm dụng chất tạo màu công nghiệp. Khi con người hấp thụ chất phụ gia công nghiệp trong thời gian dài sẽ gây chứng tiêu chảy và nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, loại hóa chất này gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Đồ ăn vặt thường khá bắt mắt với các chất tạo màu và phụ gia Để bảo quản thực phẩm trong quá trình vận chuyển và giữ độ tươi ngon của thực phẩm, nhiều cơ sở phải dùng chất bảo quản. Tuy nhiên, một số chất bảo quản như axit benzoic, axit sorbic và kali nitrit sẽ ức chế khả năng phát triển của xương, gây tổn thương thận và gan người tiêu dùng khi tiêu thụ chúng trong thời gian dài.  >> Sướng miệng hại thân với món rán vỉa hè >>  Thức ăn đường phố: đụng đâu bẩn đó >>  Thức ăn sẵn hay thức ăn siêu bẩn? Đồ ăn vặt kém chất lượng thường chứa hàm lượng muối và đường cao quá mức so với cho phép. Hàm lượng đường quá cao trong các món ăn vặt ảnh hưởng tới tiêu hóa, khả năng chuyển hóa của gan. Đồng thời, sau khi đường bị thủy phân dễ dẫn tới nguy cơ ung thư. Tương tự, các món ăn nhẹ có chứa quá nhiều muối tạo áp lực thận và ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Trong các món bánh quy, bánh kem thường chứa thành phần bơ thực vật hay là các loại axit béo chuyển hóa. Món ăn ngon lành từ axit béo chuyển hóa này có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số IQ, hệ thống tim mạch và thậm chí dẫn tới nguy cơ vô sinh ở trẻ. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, thường xuyên ăn các món ăn vặt nhiều đường, muối sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và nhiều chứng bệnh mãn tính nguy hiểm khác, bởi vậy, người tiêu dùng thông minh nên tỉnh táo lựa chọn và tiêu thụ dạng đồ ăn nay.
------------
Xem thêm: Nguy hiểm chết người từ hóa chất trong đồ ăn vặt Trung Quốc, https://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Nguy-hiem-chet-nguoi-tu-hoa-chat-trong-do-an-vat-Trung-Quoc/186059137/113/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn



Các sao nữ Trung Quốc chết trẻ vì bệnh ung thư

Trần Hiểu Húc, Mai Diễm Phương, Lý Ngọc, Diệp Phàm... ra đi khi sự nghiệp đang phát triển, khiến người hâm mộ thương tiếc.

Trần Hiểu Húc

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu

Thành công trong "Hồng lâu mộng" 1987 giúp Trần Hiểu Húc trở thành "Lâm muội muội" được khán giả yêu mến và nhớ lâu. Với ánh mắt u uẩn, đượm buồn, cô được ví là nàng Lâm Đại Ngọc bước ra từ chính tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần. Tuy nhiên, câu "hồng nhan bạc mệnh" ứng với cuộc đời nữ diễn viên. Năm 2006, đạo diễn Trần Cường nhận ra sắc mặt con gái không tốt, dáng vẻ ngày một tiều tụy, thường đưa tay ôm ngực một cách vô thức. Hiểu Húc nói cô chỉ mệt mỏi, nghỉ ngơi là ổn. Lúc này, Trần Hiểu Húc đã theo đạo Phật. Mãi tới khi bệnh tình nghiêm trọng, cô mới tới bệnh viện. Gia đình sững sờ khi biết cô mắc ung thư vú giai đoạn cuối.

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-1

Trần Hiểu Húc không muốn phẫu thuật. Được sự ủng hộ của bố mẹ, cô tới tu hành ở chùa Bạch Quốc Hưng Long, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Những ngày tháng cuối đời, cô sống trong đau đớn bệnh tật. Nữ diễn viên qua đời vào tháng 5/2007 ở tuổi 42.

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-2

Hằng năm, tới ngày giỗ của Hiểu Húc, người hâm  mộ vẫn đến nghĩa trang, cắm hoa lên bức tượng tạc hình Đại Ngọc. Trong lòng khán giả, Trần Hiểu Húc đã trở thành một Lâm Đại Ngọc kinh điển, khó ai thay thế được.

Mai Diễm Phương

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-3

Mai Diễm Phương - ngôi sao lớn của làng phim, làng nhạc Hong Kong qua đời ở tuổi 40 vào ngày 30/12/2003 vì bị ung thư cổ tử cung. Sau khi công khai bệnh tình, cô luôn bày tỏ tinh thần kiên cường. Một ngày trước khi cô qua đời, hàng trăm bạn bè có mặt ở bệnh viện để gặp cô lần cuối, trong đó có Lưu Đức Hoa, Dương Tử Quỳnh, Thành Long, Trương Vệ Kiện... Đến phút cuối đời, Mai Diễm Phương vẫn chia sẻ muốn được yêu, được kết hôn, sinh con như bao người phụ nữ bình thường khác.

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-4

Xinh đẹp và tài hoa, Mai Diễm Phương được truyền thông và người hâm mộ ưu ái dành tặng những cái tên như "Madonna Hong Kong", "Thiên hậu bách biến". Cô được coi là một huyền thoại trong dòng nhạc pop của Hong Kong, một diễn viên tài năng. Sự ra đi của Mai Diễm Phương khiến không ít người đau xót.

Lý Ngọc

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-5

Dù không phải là diễn viên đình đám trong làng giải trí Hoa ngữ, Lý Ngọc được nhiều khán giả biết đến qua vai diễn Phương Du - bạn thân của Lục Y Bình (Triệu Vy đóng) trong phim "Tân dòng sông ly biệt". Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, nữ diễn viên bất ngờ phát hiện mắc bệnh ung thư máu. Ngày 14/3/2009, Lý Ngọc qua đời ở tuổi 33 sau nửa tháng hôn mê.

nhung-sao-hoa-ngu-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-6

Lý Ngọc là bạn cùng lớp với nữ diễn viên Lý Băng Băng tại Học viện hý kịch Thượng Hải. Cô từng tham gia nhiều bộ phim như "Liêu Trai chí dị", "Season of love", "The last princess"... Sau khi đóng "Tân dòng sông ly biệt", cô trở thành bạn thân với Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng. Nữ diễn viên xấu số ra đi trong niềm tiếc nuối của các đồng nghiệp và người hâm mộ.

Diêu Bối Na

nhung-sao-nu-trung-quoc-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-7

Sau khoảng 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thư vú, nữ ca sĩ Diêu Bối Na trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Đại học Bắc Kinh, Thẩm Quyến vào ngày 16/1/2015. Qua đời ở tuổi 34, nữ ca sĩ khiến gia đình, bạn bè và người hâm mộ không khỏi tiếc thương. Di nguyện cuối cùng của Diêu Bối Na là hiến tặng giác mạc cho bệnh nhân khác.

nhung-sao-nu-trung-quoc-qua-doi-som-vi-can-benh-ung-thu-8

Diêu Bối Na sinh năm 1981, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Trung Quốc. Cô được công chúng biết đến sau khi giành giải nhất cuộc thi ca hát do CCTV tổ chức vào năm 2008. Nữ ca sĩ từng thể hiện thành công các ca khúc trong phim "Chân Hoàn truyện", "Họa bì 2", "Nạn đói 1942"... Tại The Voice Trung Quốc năm 2003, cô chinh phục các huấn luyện viên với chất giọng khỏe khoắn, đầy cảm xúc. Dù phát hiện mắc căn bệnh quái ác, nữ ca sĩ vẫn luôn lạc quan cho tới lúc qua đời.

Diệp Phàm

cac-sao-nu-trung-quoc-chet-tre-vi-benh-ung-thu-9

Tháng 11/2007, Diệp Phàm - ca sĩ nổi tiếng của Trung Quốc - qua đời ở tuổi 37 vì căn bệnh ung thư vú. Cô đã viết xong một ca khúc nhưng chưa kịp phát hành mang tên "Giữ gìn sức khỏe". Lời bài hát gửi gắm những tâm sự của nữ ca sĩ như: "Có sức khỏe, cuộc sống dù đơn giản đến đâu cũng có thể sống vui tươi. Không có sức khỏe, những ngày bình thường nhất cũng phải chịu phong ba bão táp... Giữ gìn sức khỏe, vì bản thân, vì gia đình..."

cac-sao-nu-trung-quoc-chet-tre-vi-benh-ung-thu-10

Diệp Phàm sinh năm 1970. Cô được bạn bè và đồng nghiệp trong giới gọi là "Nữ hoàng nhạc phim truyền hình" do thể hiện thành công rất nhiều ca khúc trong các phim như "Đông Chu liệt quốc", "Người đại lục", "Chu Ân Lai ở Thượng Hải", "Hàn cung Phi Yến"... Sự ra đi của cô được xem là một mất mát cho làng nhạc Trung Quốc.

Từ Đình

cac-sao-nu-trung-quoc-chet-tre-vi-benh-ung-thu-11

Nữ diễn viên Từ Đình trong "Tây Thi bí sử" qua đời hôm 7/9 vì căn bệnh ung thư hạch bạch huyết.

cac-sao-nu-trung-quoc-chet-tre-vi-benh-ung-thu-12

Từ Đình được biết đến khi tham gia phim "Tây Thi bí sử" của đạo diễn nổi tiếng Vưu Tiểu Cương. Với vẻ đẹp tinh khôi, cô được mệnh danh là "Tiểu Triệu Nhã Chi". Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nữ diễn viên từng đóng vài chục bộ phim trong 5 năm liền để có tiền đóng học cho em trai, trả nợ cho bố mẹ. Những ngày tháng cuối đời, cô thường nói về Phật pháp và muốn mau chóng được giải thoát khỏi những đau đớn giày vò do căn bệnh ung thư.

Lan Anh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 483 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 412 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 373 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 354 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 348 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 256 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 251 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 251 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.