Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Hai 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 22270658

 
Khoa học kỹ thuật 03.02.2023 05:51
Nhân dịp Xuân về nhớ Tết Mậu Thân
23.01.2022 14:31

Cuộc tấn công Mậu Thân nằm trong kế hoạch nhuộm đổ thế giới, nhưng cũng là một trong những nguyên do làm cho Liên sô sụp đổ

 A >
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao) - 
Cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân (1968) đến nay Tết Nhâm Dần (2022), như vậy là đã được 54 năm. Một thời gian tương đối dài so với một đời người, 2/3 đời người, nếu lấy tuổi thọ trung bình là trên 70, hơn nửa thế kỷ.

Từ đó đến nay, nhìn lại Biến cố mậu Thân (1968), cuộc tấn công cộng sản vào miền Nam, có người cho rằng: "Nó nằm trong kế hoạch nhuộm đỏ thế giới của Liên sô; nhưng nó cũng là một trong những nguyên do chính đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản này.”

Chúng ta nghĩ sao về câu nói trên?

I) Cuộc Tấn công Mậu Thân nằm trong kế hoạch nhuộm đỏ thế giới

Đất nước Việt Nam từ ngày Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản nổi lên cướp chính quyền, 19/8/1945, rồi đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, ngày 02/09 cùng năm; trên thực tế là họ Hồ và những người cộng sản đã đưa nước chúng ta vào gông cùm cộng sản, biến nước chúng ta thành bãi chiến trường cho cuộc tranh hung tư bản-cộng sản; dân chúng ta là nạn nhân.

Từ đó, và có thể nói cho tới ngày hôm nay, độc lập chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy vận nước nổi trôi, dân chúng lầm than.

Cuộc tranh hung này diễn ra dưới hình thức Chiến Tranh Lạnh (1947-1990), mà cao điểm là vào thời thập niên 1960.

Cuộc Tấn công Tết Mậu Thân (1968) nằm đúng vào thời cao điểm này, tất nhiên không thể nào không bị ảnh hưởng sâu đậm bởi các Siêu Cường Mỹ và Liên sô lúc bấy giờ.

Riêng về Liên sô, từ ngày Lénine được Bộ Tham Mưu Đức, đưa từ Thụy sĩ về cướp chính quyền năm 1917 cho tới những năm 60, đã trải qua 4 đời Tổng Bí thư, Lénine (1917-1924), Staline (1924-1953), Khrouschev (1953-1964) rồi tới Brejnev (1964-1983).

Sau khi Staline chết thì Khrouschev lên, chủ trương “Hòa hoãn với tư bản", "Nguyên tử phụng sự hòa bình".

Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1960 trở về sau, phía tư bản cầm đầu bởi Mỹ gặp rất nhiều khó khăn, qua những sự lầm lỡ, như vụ thất bại khi đổ bộ lên Cuba, nhất là vụ chiến tranh Việt Nam, qua việc đảo chính nền Đệ Nhất Cộng hòa, tiếp theo là những cuộc đảo chính, trong khi đó thì tình hình quân sự càng ngày càng xấu đi.

Trước tình thế đó, phe chủ chiến, không hòa hoãn với tư bản, cầm đầu bởi Brejnev trong Trung Ương Đảng Cộng sản Liên sô nắm được ưu thế, liên tục chỉ trích Khrouschev, cho rằng phía cộng sản, cộng với những lực lượng như phong trào những nước nổi lên giành độc lập, và phong trào đòi hòa bình ngay tại những nước tư bản, những lực lượng này không yếu hơn tư bản; vì vậy chiến lược phòng thủ, chủ trương hòa hoãn với tư bản là sai. Phải chủ trương chiến lược tấn công.

Chính vì lẽ đó mà phe chủ chiến cầm đầu bởi Brejnev đã thắng, hạ bệ Khrouschev và đưa Brejnev lên thay thế năm 1964.

Brejnev không những chỉ trích Khrouschev, mà còn đưa ra một chiến lược gồm 2 kế sách:

Thượng sách: Tổng hợp 3 lực lượng, cộng sản, phong trào đòi độc lập và phong trào phản chiến, như 3 dòng thác cách mạng, cuốn trôi tư bản, để ngọn cờ cộng sản tung bay ở mọi nơi trên thế giới.

Trung sách: Nếu không được như vậy, thì chia đôi thế giới, lấy trục Sài Gòn, Phnomp Penh, Băng kok, Kaboul, làm giới tuyến, phía đông thuộc về cộng sản, phía tây thuộc về tư bản.

Ở Việt Nam, phe chủ trương nhất định phải đánh vào miền Nam, cầm đầu bởi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gặp được Brejnev, như cá gặp nước.

Vào đầu năm 1964, trong tờ báo Học Tập, số tháng 2, Lê Duẩn có viết một bài, sao chép y nguyên những gì phe chủ chiến và Brejnev đã dùng để chỉ trích Khrouschev.

Lê Duẩn cũng viết: “Chiến lược của chúng ta không thể là một chiến lược phòng thủ, mà phải là một chiến lược tấn công.” Chúng ta “Tấn công tư bản từng mảnh một, tiêu diệt từng mảnh, rồi đi đến tiêu diệt toàn bộ.”

Chính vì lẽ đó, mà khi mới lên ngôi, Brejnev đã gửi một phái đoàn quân sự gồm những sĩ quan Liên sô, Cu Ba và Bắc Hàn, sang Hà Nội, rồi theo đường Căm Bốt vào miền Nam.

Sau một cuộc viếng thăm ngắn, phái đoàn này đã làm một bản tường trình cho rằng chiến lược du kích, chủ trương “Nông thôn bao vây thành thị “ của Mao, hoàn toàn thất bại, và phải nâng cuộc chiến lên mức sư đoàn, vũ trang mạnh, và Liên sô sẵn sang hỗ trợ.

Tất nhiên đề nghị này vô cùng làm vừa lòng giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, bắt đầu bởi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, một con người vô cùng giáo điều, mù quáng tin vào lý thuyết cộng sản, một người kia vô cùng phong kiến và ác ôn, côn đồ.

Thế rồi một kế hoạch tổng tấn công vào miền Nam được trao cho Võ Nguyên Giáp soạn thảo, và được thực hiện 3 năm sau đó.

Sự việc này có liên quan đến cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh, Chính Ủy Quân đội cộng sản lúc bấy giờ từ thời chống Pháp, thân Trung cộng, chủ trương du kích chiến.

Có 3 giả thuyết, có nguồn tin cho rằng ông chết ở miền Nam, vì bom B52, ông đang chú ẩn dưới một gốc cây lớn, bị bom làm gãy cây, rơi chúng đầu rồi chết. Đó là giả thuyết chính thức do Đảng cộng sản đưa ra.

Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng ông chết ngay ở Hà Nội, bị người của Võ Nguyên Giáp, ám sát.

Giả thuyết thứ 3 cho rằng ông bị người của Lê Đức Thọ thanh toán.

Giả thuyết này có vẻ đúng hơn, vì Lê Đức Thọ ác ôn, côn đồ hơn Võ Nguyên Giáp, chống Tàu, và là đại diện chính thức của Bộ Chính trị Đảng, lo về vấn đề miền Nam.

Ngày xưa thâm cung bí sử của thời phong kiến rất là bí hiểm. Ngày nay thâm cung bí sử của cộng sản còn bí hiểm hơn nhiều.

Sau khi kế hoạch tấn công miền Nam vào Tết Mậu Thân 1968, được Liên sô và Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận, thì bắt đầu thi hành vào đúng ngày Tết.

Chúng ta nhớ, cuộc Tấn công Tết Mậu Thân ở Việt Nam lúc bấy giờ khởi đầu cho sự nổi dậy, biểu tình, đình công, phản chiến ở gần như tất cả thủ đô của những nước tư bản, từ Ba lê, Berlin, Rome, đến Hoa Thịnh Đốn v.v…

Đây là thực hiện Kế hoạch Thượng sách của Liên sô dưới sự lãnh đạo của Brejnev.

Quả thực thế giới tự do lúc đó cũng đảo điên.

Vì cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, đương kim Tổng thống Hoa kỳ lúc đó là Lyndon Johnson không dám ra tái tranh cử.

Cuộc tấn công này làm mất lòng Trung cộng, như chúng ta biết sau đó, đưa đến cuộc tranh chấp Việt – Trung ở Căm bốt, Việt -Trung ở biên giới, rồi cuộc tranh chấp cũng ở biên giới giữa 2 siêu cường cộng sản, Trung cộng và Liên sô, càng ngày càng leo thang, một trong những lý do chính đưa đến sự sụp đổ Liên sô sau này.
Theo một nghiên cứu, trong 20 năm cầm quyền của Brejnev, Liên sô đã tiêu xài cả ngàn tỷ $ cho chiến tranh biên giới với Trung cộng.

Có thể nói cuộc tấn công Tết Mậu Thân ở Việt Nam vừa khởi đầu và cũng là kết thúc cho kế hoạch nhuộm đỏ thế giới của Brejnev.

Sau đó ông bước sang thực hiện Trung sách. Nhưng có một cái xương mắc ở cổ họng Liên sô là sự tranh chấp với Trung cộng, nên có sự gặp gỡ giữa Kissinger và ông Đại sứ Liên sô (Xin nói sau).

Nhưng như trình bày ở trên, Nixon không chịu khoanh tay ngồi nhìn Liên sô tấn công Trung cộng bằng bom nguyên tử.

Tuy nhiên Liên sô của Brejnev vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch Trung sách, chia đôi thế giới, ký Hiệp ước quân sự với Cộng sản Việt Nam năm 1978, trong đó có điều khoản “Trong hai nước, nếu nước nào bị tấn công, thì có nghĩa là nước kia cũng bị tấn công", rồi xúi Cộng sản Việt Nam tấn công sang Căm Bốt 1978, tiếp theo sau là Liên sô tấn công xâm chiếm A Phú Hãn năm 1979.

Tuy nhiên cả 2 nước đều bị sa lầy.

Liên sô ở A Phú Hãn. Còn Cộng sản Việt Nam ở Căm bốt.

Từ ngày xâm chiếm A Phú Hãn đến ngày Brejnev chết năm 1983, chỉ có 4 năm. Trước khi chết, Bejnev đã phải than lên: “Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công; 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả; công chức đến sở làm là đến để có mặt, sau đó là đi coi hát hay làm việc riêng!”

Vào cuối những năm 80, khi đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, có người đổ lỗi cho Gorbatchev, nhưng người Tổng Bí thư làm cho đế quốc này sụp đổ chính là Brejnev, vì những sai lầm sau:

- Quá coi thường địch thủ là thế giới tư bản, vẫn còn giáo điều theo lời dạy của Marx “Tư bản đang dãy chết".

Theo Binh thư Tôn Tử: “Biết người biết ta trăm trận không thua", đằng này Brejnev và Cộng sản Việt Nam đánh giá quá cao về mình và đánh giá quá thấp về địch.

Chúng ta còn nhớ, khi Cộng sản Việt Nam tấn công sang Căm bốt, chính Võ Nguyên Giáp đã nói với báo chí: "Chúng ta đừng nên quá coi thường địch thủ!"

- Brejnev đã tiêu xài quá độ, chạy đua vũ trang không tiền khoáng hậu, đi vào những vụ đầu tư hoang phí ở Syberie, quên đi việc sửa sai nội bộ, đưa đến việc kinh tế ngừng trệ, không có thực phẩm ở chợ, ở những cửa hàng, giành cho công chức cao cấp. 


I) Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 là một trong những nguyên do chính đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô Có người cho rằng Cuộc Tấn công Mậu Thân chỉ là một vấn đề nhỏ, làm sao có thể ảnh hưởng đến chính trị các Siêu Cường như Liên sô, Hoa kỳ, Trung Cộng.

Không phải vậy!

Cuộc tấn công này nằm trong kế hoạch nhuộm đỏ thế giới của Liên sô thời Brejnev, đã lên ngôi được 4 năm.

Nó ở vào thời điểm cao độ nhất của Chiến tranh Lạnh.

Về phía Hoa kỳ, sau sai lầm của Kennedy, đảo chính Chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa, tình hình chính trị bất ổn, tình hình quân sự càng ngày càng xấu đi. Tổng thống Johnson đã đổ bộ quân vào miền Nam, có lúc lên tới 500 000 quân, nhưng cũng không ổn định được tình thế. Chính vì lẽ đó mà ông không dám ra tranh cử vào năm 1968.

Người thắng cử vào lúc này là ông Nixon, đảng Cộng Hòa. Nhưng ông đã chọn Henry Kissingger, giáo sư sử học ở Hardvard, ủng hộ đối thủ của Nixon, là ông David Rockfeller, đảng Dân chủ, làm Cố vấn về vấn đề an ninh.

Theo nhật kỳ của Kissinger, thì sau khi được bổ nhiệm làm cố vấn, ông đã nhận được cú điện thoại của ông Đại sứ Liên sô lúc bấy giờ ở Hoa kỳ, mời ông đi ăn.

Tất nhiên ông không từ chối.

Trong bữa ăn, ông Đại sứ có ngỏ ý rằng: Yêu cầu Hoa kỳ đứng trung lập, nếu Liên sô dùng nguyên tử bỏ bom Trung cộng.

Ông trả lời: Đây là một vấn đề quá quan trọng, và quá to lớn, ông không thể quyết định, phải hỏi ý tổng thống.

Ông đã tường trình ý kiến lên Nixon.

Ông này đã triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia. Trong cuộc họp, Nixon đã nói: Kẻ thù chính của chúng ta hiện nay là Liên sô. Chúng ta không thể để Liên sô làm như vậy.

Đây cũng là một trong những lý do chính khiến Hoa kỳ và Trung cộng bắt tay với nhau, đưa đến cuộc gặp gỡ Mao- Nixon 1972.

Nói như vậy để nói đến tầm quan trọng của chính trường miền Nam và Cuộc tấn công Mậu Thân.

Có thể nói cuộc tấn công này là cuộc tấn công quan trọng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, về cả quân sự và chính trị.

Cuộc tấn công này nó là dây truyền, đưa đến cuộc xâm chiếm miền Nam Việt Nam sau này, năm 1975, là mầm mống đưa đế cuộc tranh chấp Việt – Trung, đưa đến thế giới cộng sản vỡ tung ra thành nhiều mảnh, đưa đến sự sụp đổ của Liên sô.

Nói đến nguyên do đưa đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ thì có rất nhiều:

Người ta có thể nói nguyên do chính đó là sự không tưởng của lý thuyết của Marx.

Thật vậy, mặc dầu Marx đã giành 1/3 quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản để chỉ trích những nhà tư tưởng xã hội trước ông như Robert Owen, Saint Simon, Charles Fourrier v.v… Nhưng ngày hôm nay sau gần một thế kỷ áp dụng lý thuyết của ông, người ta mới thấy chính Marx mới không tưởng.

Không cần chứng minh dài dòng, chỉ cần lấy quan niệm ông bãi bỏ quyền tư hữu, một nguyên động lực khiến con người làm việc, đưa đến cảnh “Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày.”

Quan niệm "Làm theo năng lực, hưởng theo như cầu" cũng vậy.

Đấy là chưa nói đến lý thuyết cách mạng tất yếu tại những nước tư bản mà nhiều giới lãnh đạo cộng sản cứ bám theo cho tới ngày hôm nay với Tập Cận Bình.

Đế quốc cộng sản Liên sô đã sụp đổ. Ngày hôm nay còn đế quốc cộng sản Tàu. Đế quốc này còn tồn tại là nhờ ở một số lãnh đạo như Đặng tiểu Bình, Giang trạch Dân, Hồ cẩm Đào biết dùng kinh tế tư bản để vực dậy kinh tế kiệt quệ cộng sản.

Tuy nhiên từ ngày Tập cận Bình lên ngôi 2012 tới giờ, nhiều người ví ông ta giống Brejnev: cả 2 người đều được hưởng những thành quả của những chế độ trước đó; cả hai đều tiêu xài quá độ, ngày xưa Brejnev với kế hoạch Thượng sách và Trung sách, đầu tư vào những dự án không tưởng ở Sybérie, chạy đua võ trang không tiền khoáng hậu. Ngày nay Tập cận Bình cũng đưa ra những giấc mộng nhỏ, mộng lớn, như vào năm 2025 chạy kịp về khoa học các nước tư bản; năm 2049 thực hiện một nước Tàu giàu mạnh, thực hiện con đường Tơ lụa.

Người ta thấy những giấc mộng này của họ Tập khó bề thực hiện. Thêm vào đó họ Tập đã gây hấn lung tung với thế giới, bằng chứng rõ ràng là ngày xưa nước Úc rất thân thiện với Trung cộng, ngày nay trở nên thù địch, đã cùng với Anh, Mỹ đi bước đầu trong việc thành lập Khối "Bắc Đại Tây dương" thứ nhì ở Á châu để bao vay Trung cộng. Trung cộng hiện nay có thù địch ở mọi nơi, ngay cả những nước cùng chung ý thức hệ như Việt Nam, Bắc Hàn, nhưng cũng "đồng sàng, dị mộng".

Kỷ niệm 54 năm vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968 là dịp để chúng ta suy ngẫm lại lịch sử.

Trung cộng của Tập cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Liên sô thời Brejnev?

Hãy chờ xem! (1)

Paris ngày 31/12/2021

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com 

 đồ và kế hoạch của CSVN trong vụ Mậu Thân 1968
Lê Vĩnh

Share o­n facebook
Share o­n google
Share o­n twitter
Share o­n whatsapp
Share o­n email
Share o­n printChiến dịch “tổng tấn công – tổng nổi dậy” tết Mậu Thân (theo cách gọi của CSVN) là chiến dịch quân sự lớn nhất của lãnh đạo Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam.

Chiến dịch này xuất phát từ ảo tưởng cho rằng, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà không được lòng dân, đặc biệt là sự hiện của quân đội Mỹ tại Miền Nam càng không được người dân ủng hộ. Nếu có một cuộc tấn công lớn nổ ra khắp nơi thì sẽ dẫn đến sự nổi dậy tự phát của người dân. Từ đó sẽ là một thắng lợi quyết định để miền Bắc nhanh chóng chiến thắng Miền Nam.

Ảo tưởng nói trên của lãnh đạo Bắc Việt dựa trên các yếu tố sau: a/ Kết quả cuộc bầu cử vào Tháng 9 Năm 1967, trong đó Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu (và Phó Tổng Thống Nguyễn cao Kỳ) chỉ thu được 24% số phiếu. b/ Cuộc khủng hoảng Phật Giáo từ năm 1963 kéo dài đến năm 1966, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung. c/ Hàng loạt các cuộc biểu tình chống chiến tranh (do việt cộng giựt dây) diễn ra liên tiếp ở Sài Gòn. d/ Những chỉ trích chính phủ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không ngớt xuất hiện công khai trên khắp báo chí xuất bản tại Saigon.

Từ đó, giới lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội cho rằng Quân, Lực Việt Nam Cộng Hoà không còn tinh thần chiến đấu hoặc nếu có thì hiệu quả chiến đấu rất kém cỏi, do tác động của những xáo trộn và mất niềm tin tại miền Nam sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Trước và trong dịp tết Mậu Tuất kỷ niệm 50 năm biến cố Mậu Thân đã có nhiều bài vở về chiến dịch gọi là “Tổng Tấn Công – Tổng Nổi Dậy” của Việt Cộng. Bài viết này sẽ tổng hợp những tài liệu về những toan tính và các kế hoạch và chuẩn bị của CSVN cho cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của họ.

I- KẾ HOẠCH TẤN CÔNG:

Tham vọng của Lê Duẫn và phe chủ chiến:

Theo những tài liệu trong cuộc hội thảo nhân kỷ niệm 40 năm trận Mâu Thân vào trung tuần Tháng 3 năm 2008 tại Lubbock, Texas (Hoa Kỳ) thì, quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960.

Tháng 12 Năm 1963, Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận một nghị quyết, nguyên văn có đoạn như sau: “Một cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy là tối cần thiết để đạt đến chiến thắng hoàn toàn tại miền Nam”. Tuy nhiên nghị quyết này khẳng định rằng tổng công kích tổng nổi dậy chỉ có thể được thực hiện sau khi quân đội miền Nam đã tan rã, để lực lượng địch không còn sức đàn áp cuộc “nổi dậy của nhân dân”. Nghị quyết này coi “cuộc nổi dậy của nhân dân” là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy.

Với quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện của Bộ chính trị, tháng 9 năm 1964, quân đội miền Bắc đã điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại.

Từ quan niệm trên, một kế hoạch quân sự gọi là “kế hoạch X” đã được ông Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng soạn thảo, theo đó sẽ tấn công Sài Gòn từ năm hướng, các đơn vị đặc công được xử dụng làm mũi tiến công tiền đạo. Rồi sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ở Sài Gòn.

Đây cũng là kế hoạch được sử dụng trong cuộc chiến Mậu thân 1968.

Tướng Võ nguyên Giáp và tướng Nguyễn Chí Thanh ủng hộ kế hoạch này, nhưng cảnh giác rằng, các lực lượng cộng sản phải giành thắng lợi trong những trận chiến sắp tới khi lực lượng Mỹ của tướng Westmoreland tung ra hành quân lùng và diệt. Vì vậy, những cuộc tấn công vào thành thị phải thực hiện ở quy mô nhỏ, và chỉ tiến tới giai đoạn tổng nổi dậy ở những địa phương được chọn lựa vào khi lực lượng Cộng sản chiếm hoàn toàn ưu thế quân sự.

Tuy nhiên, kế hoạch này, sau đó đã bị huỷ bỏ vì những cuộc hành quân của lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.

b- Chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội

Các tài liệu từ phía CSVN sau đó cho thấy, Bộ Chính Trị thường tranh luận gay gắt về chiến lược, chiến thuật ở chiến trường Miền Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp tuy trên danh nghĩa là Tổng Tư Lệnh các Lực Lượng Vũ Trang và Bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông chỉ là một trong 5 uỷ viên của quân uỷ Trung ương, là cơ chế chỉ đạo chiến trường miền Nam, và ông ta thường ở về phía thua cuộc trong các cuộc tranh luận. Không rõ chi tiết những cuộc tranh cãi, nhưng tin cho hay, một bên là quyền Tổng Bí Thư Lê Duẩn cùng những uỷ viên người miền Nam, bên kia là tướng Giáp và những người còn lại trong bộ chính trị.

Cũng nên nhắc lại là hai nhân vật Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn đã xung khắc với nhau từ lâu. Năm 1956 tướng Giáp được toàn Đảng coi là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ bí thư thứ nhất, thay thế Trường Chinh. Nhưng cuối năm 1957 Lê Duẩn qua mặt ông Giáp, được bầu chọn làm quyền Tổng bí thư. Hai người cũng mâu thuẫn về vấn đề tái khởi phát chiến tranh ở miền Nam.

Giới lãnh đạo quân sự miền Bắc luôn luôn quan niệm rằng phải tiến công liên tục để giành thế chủ động chiến trường. Nhưng mùa hè 1966, lực lượng Bắc Việt rơi vào vào thế phải phòng vệ khi quân Mỹ đổ vào chiến trường miền Nam ngày càng nhiều. Đồng thời quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà cũng tung ra nhiều cuộc hành quân lớn “lùng và diệt địch”.

Theo những gì nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Quyền Bính, phần hai của tập Bên Thắng Cuộc, thì giữa lúc việc chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân đã có đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp dưới sự điều phối của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức trung ương đảng. Một loạt những người bị cho là xét lại chống Đảng bị bắt giữ, trong đó có cả những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Huy Đức thì cuộc bắt bớ này diễn ra trong thời gian ông Hồ Chí Minh đi nghỉ ở Trung Quốc, Tướng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hungary. “Vì vậy kế hoạch ’Tổng tấn công – Tổng nội dậy’ Mậu Thân được Tổng bí thư Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ hoạch định đằng sau lưng vị ’cha già dân tộc’ và ’anh cả quân đội’.

Cả hai ông Thọ và Duẩn đều được cho là chủ trương đánh tới cùng, trong khi đại diện của bên vừa đánh vừa tìm kiếm giải pháp chính trị là Tướng Giáp và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và ủy viên Thường trực Tổng quân ủy, người đã mất hết các chức vụ trong đầu năm 1968.”

Tác giả Huy Đức cũng viết: “Trong ’chiến tranh giải phóng miền Nam’, cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo Cục trưởng Quân báo, Đại tá Lê Trọng Nghĩa thì ’Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ. Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu.”

c- Chiến dịch Đông Xuân 66 -67

Tháng 6 năm 1966, bộ tổng tham mưu ở Hà Nội soạn thảo một kế hoạch cho chiến dịch Đông xuân 66 – 67. Chiến dịch này khởi đầu từ đầu năm 1967 kéo dài cho đến Tháng giêng năm 1968, nhằm tấn công một số tỉnh thành, đánh tan quân đội Việt Nam và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Mỹ. Giới chính trị ở Hà Nội dự kiến chiến dịch này sẽ đạt chiến thắng quyết định trong năm 1967. Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì giai đoạn cuối của chiến dịch này là tổng công kích vào dịp tết Mậu Thân.

Mục tiêu của chiến dịch Đông xuân 66 – 67 được đặt ra là, phải tiêu diệt từ 3 tới 5 lữ đoàn Hoa Kỳ, giết và làm bị thương 150 ngàn quân Mỹ, đánh tan từ 5 tới 7 sư đoàn Việt Nam Cộng Hoà. Chiếm giữ lãnh thổ với từ 5 triệu tới 8 triệu dân, chiếm Đông Hà, Quảng Trị, tấn công Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. (Lúc đó dân số miền Nam khoảng 17 triệu người).

Chiến dịch Đông xuân 66 – 67 là do Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội soạn thảo, nhưng kế hoạch “Tổng tấn công – Tổng nổi dậy” xuất phát từ đề nghị vào Tháng 4 Năm 1967 của tướng Nguyễn Chí Thanh, Trung Ương Cục Miền Nam, rồi được chuyển ra Hà Nội vào tháng sau đó. Tướng Nguyễn Chí Thanh được yêu cầu ra Hà Nội để trình bày về kế hoạch “Tổng tấn công – tổng nổi dậy” cua mình trong hội nghị của Quân Uỷ Trung Ương vào đầu Tháng 7. Chiều Ngày 6 Tháng 7, Tướng Thanh thuyết trình kế hoạch trước Hội Nghị Trung Ương 14 khoá 3. Sau khi kế hoạch được chấp thuận tiến hành tướng Nguyễn Chí Thanh dự bữa tiệc khoản đãi trước khi ông trở lại trong Nam vào ngày hôm sau. Theo tài liệu của Hoa Kỳ thì ông Thanh đã uống quá nhiều rượu nên bị trụy tim qua đời vào sáng hôm sau.

Kế hoạch của tướng Nguyễn Chí Thanh được duyệt đi duyệt lại trong năm 1967. Tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, không hài lòng với kế hoạch này. Ông phát biểu rằng, càng xem xét càng thấy không ổn. Kế hoạch này cũng không khác gì kế hoạch X trước đó, chỉ đặt mục tiêu cao hơn thôi. Thực tế chiến trường cho thấy không thể đạt được những mục tiêu này.

Bộ chính trị cũng không bằng lòng với kế hoạch trong nghị quyết. Tài liệu của Việt Nam cho biết bộ chính trị thấy không có cách nào đạt được chiến thắng quyết định trong năm 1968. Bộ chính trị cho rằng sau hai năm chiến đấu, thực tế cho thấy việc tiêu diệt trọn một đơn vị Mỹ cấp đại đội hay tiểu đoàn cũng đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Một nghị quyết về Mậu Thân của Việt Cộng
d- Thay đổi và loại Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi kế hoạch

Sau cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh, tư lệnh chiến trường miền Nam khiến kế hoạch phải thay đổi. Người nhận lãnh quyền chỉ huy là tướng Văn Tiến Dũng.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Việt Nam năm 2004, ông Văn Tiến Dũng cho biết lúc tướng Thanh chết ông đã tìm gặp riêng Tổng Bí thư Lê Duẩn, đề nghị thay đổi kế hoạch quân sự cho mìền Nam. Như vậy là ông Dũng đã qua mặt ông Giáp, nhưng do vốn không ưa tướng Giáp, ông Lê Duẩn không đả động gì đến hành động vượt cấp này.

Sau khi nghe ông Dũng trình bày, ông Duẩn bất ngờ phát biểu, vậy thì tại sao mình không đẩy thẳng kế hoạch lên giai đoạn tổng công kích tổng nổi dậy?

Ý kiến này đốt giai đoạn, nhảy qua hẳn mục tiêu đánh thiệt hại nặng quân Mỹ và đánh tan quân miền Nam, tiến ngay tới tổng công kích tổng nổi dậy, nhưng tướng Văn Tiến Dũng lập tức đồng ý kế hoạch này, và ông Lê Duẩn soạn ngay chỉ thị quân uỷ Trung ương đệ trình ý kiến này cho bộ chính trị.

Bộ Chính Trị họp vào giữa tháng bảy 1967 để duyệt lại khung kế hoạch tổng công kích, tổng nổi dậy. Tướng Dũng không nói gì, trong khi ông Hồ Chí Minh nêu một số câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch này. Ông Hồ cho rằng đây là một kế họach không thực tế, và nhân dân không thể gánh vác nổi sự hy sinh quá lớn như vậy.

Những tài liệu có được, không viết gì về phản ứng của tướng Giáp, nhưng cũng có tin cho biết, tướng Giáp có phát biểu rằng không thể tung ra tổng công kích tổng nổi dậy khi mà lực lượng quân sự Mỹ Việt chưa bị tê liệt.

Nhưng bất chấp sự phản đối của ông Hồ, ông Giáp cùng một số uỷ viên khác, kế hoạch vẫn cứ tiến hành. Uỷ viên Phạm Hùng vào Nam thay tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ trần. Ông Hùng đem theo kế hoạch của Lê Duẩn về cuộc tấn công vào các thành phố.

Vào đầu Tháng 9 năm 1967, ông Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh “dưỡng bệnh”.

Cuối tháng 10 năm 1967, Bộ Chính Trị lại họp để duyệt kế hoạch đó. Theo tài liệu của Hoa Kỳ thì trong cuộc họp này giới lãnh đạo Hà Nội đã quyết định chọn thời gian cho cuộc “tổng tấn công – tổng nổi dậy” là vào ngày tết Mậu Thân.

Sau những cuộc họp để thảo luận và nghiên cứu thêm, Bộ Chính Trị họp lại vào tháng 12 năm 1967, chấp thuận kế hoạch, soạn nghị quyết để đưa ra Trung ương Đảng chuẩn thuận. Ông Hồ có về Hà Nội dự họp trong một thời gian ngắn ngủi từ Ngày 23 Tháng 12, đến ngày 01 Tháng 01 Năm 1968 lại sang tiếp tục chữa bệnh.

Đến Tháng Giêng năm 1968, kế hoạch “Tổng tấn công – Tổng nổi dậy” được chính thức hóa trong Hội Nghị Trung Ương 14.

Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông Hồ Chí Minh đăng trên báo Văn Nghệ (số Tết Mậu Dần 1998, trang 4) thì người ta thấy vai trò của ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong thời gian này cũng như trong kế hoạch “tổng tấn công” rất mờ nhạt.

Hồi ký Vũ Kỳ viết:

“Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thay nhau đến Bắc Kinh, trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác. Bốn giờ chiều 20-1-1968, đồng chí Lê Đức Thọ sang làm việc với Bác đến 6 giờ tối. Sáng ngày 25 Tháng 1 năm 1968, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Bác từ 8 giờ đến 9 giờ 15 phút. Tối 26 Tháng 1 năm 1968, đã gần Tết Mậu thân, từ 7 giờ đến 8 giờ, hai Bác cháu ngồi im lặng trong phòng vặn nhỏ Đài tiếng nói Việt Nam.

Ở Miền Nam những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công.

(Lược bỏ 6 câu chỉ thị mang tính khẩu hiệu của ông Hồ)

Ngày 29 Tháng Chạp ta. Năm nay 29 là 30 Tết. 6 giờ chiều, nhận được điện của Bộ Chính trị và Trung ương chúc mừng Bác Hồ năm mới.

Tối nay từ Bắc Kinh xa xôi, hai Bác cháu lại ngồi im lặng bên nhau, nghe tin tức, ca nhạc và nghe ngâm thơ Tết, chờ đón giao thừa. Thời gian trôi đi chầm chậm. Thấy vẻ Bác trầm ngâm đượm buồn. Chắc Bác đang nhớ về đất nước, nhớ chiến sĩ đồng bào, nhớ các cháu thiếu nhi. Từ ngày Bác trở về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, có năm nào Tết đến mà Bác không đến với đồng bào và chiến sĩ đâu… Chỉ có mùa Xuân này Bác phải xa Tổ quốc.”

Cũng theo hồi ký này của ông Vũ Kỳ thì, sau khi từ Bắc Kinh trở về Hà Nội vào Ngày 23 Tháng 12 Năm 1967, ông Hồ gọi dây nói sang Văn Phòng Quân Uỷ (ở Hà Nội), hỏi thăm tướng Giáp đang nghỉ dưỡng bệnh tại Hungary và nhắc gửi quà cho Tướng Giáp. Đến Ngày 28 Tháng 12 ông Hồ chủ tọa buổi họp đặc biệt rà soát lại kế hoạch “Tổng công kích -Tổng Khởi Nghĩa” của Bộ Chính trị. Sau đó đi thăm viếng lanh quanh rồi trở lại Bắc Kinh vào chiều Ngày 1 Tháng Giêng Năm 1968 và ở đó cho đến tết Mậu Thân. Có lẽ ông Hồ đã đọc và ghi âm 4 câu thơ chúc tết làm hiệu lệnh cho cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân trong lần trở về Hà Nội vừa kể.

Trong hồi ký này của ông Vũ Kỳ người ta thấy, rất có thể đã có một âm mưu giết ông Hồ ngụy trang bằng tai nạn máy bay. Vũ Kỳ viết: “Bảy giờ tối thứ bảy, Ngày 23 Tháng 12, máy bay đưa bác đến vùng trời Hà Nội. Lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch 15 độ. Đồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn.” Không thấy có cuộc điều tra nào của Hà Nội về “sự cố” này.

II-SỰ THẤT BẠI CỦA KẾ HOẠCH:

a- Những phát giác của Việt Nam Cộng Hoà:

Trong tài liệu nhan đề: “Trận chiến Tết Mậu Thân” của Đại Tá Sử Gia Phạm Văn Sơn (VNCH) cũng cho biết nhiều chi tiết quan trọng về cuộc tấn công Tết Mậu Thân trong các tài liệu của Việt Cộng do quân đội VNCH tịch thu được. Những phần dưới đây được trích từ tài liệu vừa kể của tác giả Phạm Văn Sơn:

“Từ đầu Tháng 8 năm 1967, các cán bộ Việt Cộng đã được hướng dẫn về chiến dịch Đông Xuân 1967-68. Tài liệu học tập căn bản cho chiến dịch này được mệnh danh là ’Nhận rõ tình hình mới và nhiệm vụ mới,’ và đã được phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau.

Một bản tài liệu này đã được tìm thấy tại tỉnh Tây Ninh Ngày 25 Tháng 11 Năm 1967 gồm 10 trang chữ in. Ngày ghi trong tài liệu là 1 Tháng 9 Năm 1967. Bản tài liệu này cũng như các bản tài liệu khác của Việt Cộng đã được in trên giấy báo khổ sách nhỏ và được ngụy trang ngoài bìa thành một cuốn nghiên cứu giáo lý đạo Phật, tên sách là ’Tế Độ Chúng Sinh’ của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, nhà xuất bản Lục Hòa Tăng. Bên trong tài liệu ghi rõ ’Tài liệu học tập tình hình mới nhiệm vụ mới’ cho các cán bộ sơ cấp, đảng viên và quần chúng cảm tình viên.

Phân tách tài liệu học tập này, người ta nhận thấy có 4 phần đáng kể như sau:

a. Mục tiêu cấp thời của Việt Cộng: Dồn mọi nỗ lực đánh bật Mỹ ra khỏi Việt Nam để thành lập một chính phủ liên hiệp trong đó Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ được đóng vai trò chủ yếu.

b. Các cán bộ và cán binh Việt Cộng phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: (1) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (2) phá hoại Việt Nam Cộng Hòa bằng cách làm tan rã quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (3) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi giục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

c. Nhận định về những hoạt động quân sự và chính trị của Việt Nam Cộng Hòa và quân đội đồng minh.

Trong phần này, Việt Cộng đã lập luận rằng những cuộc hành quân truy lùng và tiêu diệt (search and destroy) của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại. Việt Cộng nhắc đến việc họ đã mở thêm được mặt trận Quảng Trị và Thừa Thiên khiến cho Mỹ bị cầm chân khá nhiều lực lượng ở phía Bắc và do đó Tướng Westmoreland Hoa Kỳ đã không thể đưa thêm quân vào đồng bằng sông Cửu Long mà còn phải về Mỹ để xin thêm quân nữa. Cũng trong phần này, Việt Cộng tự nhận đã thâu được nhiều thắng lợi lớn lao.

d. Nêu ra một số khuyết điểm đã mắc phải: Việt Cộng nhìn nhận đã thiếu sót trong việc phối hợp những cuộc hành quân lớn, số du kích chưa đạt tới mức mong muốn, một số tác chiến Việt Cộng chưa phát triển được hết những khả năng chiến đấu, sự đấu tranh chính trị chưa dủ mạnh để đánh những đòn quyết định, việc tổ chức những đoàn thể theo Việt Cộng chậm chạp và chưa nâng cao được phẩm chất của các cán bộ.

Tài liệu còn nói rõ rằng nếu Hoa Kỳ không chịu rút khỏi Việt Nam, và không chịu nhìn nhận vai trò then chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Cộng Sản) trong một chính phủ liên hiệp, thì Việt Cộng sẽ tiếp tục chiến đấu tới cùng và cho thấy một sự thay đổi lớn lao về chiến lược. Nghĩa là Việt Cộng sẽ gia tăng mức độ chiến tranh để hy vọng đạt chiến thắng quyết định trong thời gian ngắn, khác hẳn với chiến lược trường-kỳ chiến-tranh như vẫn thường được rêu rao trước đây.

Chung quy thì tài liệu này chỉ là một đề tài nhận định về thời cuộc với các đường lối hoạt động mới được đề ra để chuẩn bị cho một kế hoạch sắp được mang ra thi hành, những kế hoạch này chưa được tiết lộ.

Kế hoạch của Võ Nguyên Giáp được mang ám số là TCK-TKN (nghĩa là Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa) được soạn thảo vào mùa thu năm 1967. Kế hoạch này đi ngược lại với chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Chiến lược trường-kỳ kháng-chiến gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, và giai đoạn tổng phản công.

Giai đoạn cầm cự còn được gọi là “giai đoạn gây cơ sở,” là thời kỳ còn phôi thai phát khởi chiến tranh du kích, vừa đánh vừa bảo toàn lực lượng và vừa gây cơ sở. Giai đoạn cầm cự còn được gọi là “giai đoạn giằng co”, là thời kỳ chuyển biến từ hình thức du-kích chiến sang du-kích vận-động chiến, công-kiên chiến, giao-thông chiến và quy-mô chiến với sự mở rộng căn cứ chiến địa, cơ sở tổ chức và quân chủng cùng các vùng đất đai chi phối được. Giai đoạn tổng phản công là giai đoạn chót khi mọi mặt đã chín mùi và thuận lợi chuyển đến việc cướp chính quyền phe nghịch.

Theo quy luật của chiến lược trường kỳ, thì giai đoạn trước chưa chín mùi không thể đốt giai đoạn kế tiếp. Nay đứng trước sự tham chiến của quân đội đồng minh quá hùng hậu, Việt Cộng vẫn lúng túng ở giai đoạn phòng ngự mà chưa bước hẳn sang giai đoạn cầm cự được. Nhưng Tướng Cộng Sản Võ Nguyên Giáp vẫn kêu gọi bộ đội Việt Cộng gấp rút đạt tới chiến thắng trong một thời gian ngắn thì ắt hẳn Cộng Sản Bắc Việt đã có một toan tính ra sao.” (hết trích).

Những nhận định của phía VNCH cũng phù hợp với việc thay đổi kế hoạh của lãnh đạo Việt Cộng đã được trình bày trong mục I-d “Thay đổi và loại Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra khỏi kế hoạch” ở trên.

Một tài liệu học tập về Tổng Tấn Công Mâu Thân của Việt Cộng

b- Chuẩn bị về quân sự và kế hoạch hưu chiến

Từ giữa Tháng 10 năm 1967 các không ảnh cho thấy các đoàn xe tiếp liệu từ Bắc qua Lào đi về hướng Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh tăng vọt.

Từ Tháng 10 trở về trước, mỗi tháng có khoảng từ 480 đến 1.116 xe vận tải.
Tháng 11 con số này là 3.823
Trong tháng 12 tăng lên 6.315 xe

Số tiếp liệu này không kể 3 tàu chở vũ khí của Việt Cộng vào Đức Phổ, Quảng Ngãi; cửa Bồ Đề thuộc tỉnh An Xuyên và một chiếc khác tại Đầm Văn thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cả ba đều bị hải quân VNCH đánh chìm vào ngày 29 Tháng 2 Năm 1968.

Ngày 19 Tháng 10 Năm 1967 đài phát thanh Hà Nội đưa ra đề nghị hưu chiến 7 ngày, từ Ngày 27 Tháng giêng Năm 1968 đến 3 Tháng 2. Đến Ngày 17 Tháng 11 Năm 1968, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng lập lại đề nghị hưu chiến như vừa kể. Trong khi đó chính phủ VNCH thông báo sẽ hưu chiến 48 giờ vào dịp Tết nguyên đán Mậu Thân, sau rút xuống còn 36 giờ.

Theo tài liệu của sự gia Trần Gia Phụng thì: “Tuy nhiên, tình báo quân đội Hoa Kỳ bắt được nhiều nguồn tin là CS sẽ tấn công lớn vào dịp Tết, và thông báo cho phía VNCH biết.

Dầu vậy, trước tình hình ngoại giao có vẻ hòa hoãn, nhất là vào cuối năm 1967, quân đội Hoa Kỳ hiện diện đông đảo ở NVN (486.000 người), đã tạo một ảo giác bình yên trong tâm lý dân chúng miền Nam, nên ngay cả cá nhân trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, vừa mới đắc cử tổng thống Ngày 3 Tháng 9 Năm 1967, cũng rời Sài Gòn đưa gia đình về quê vợ ở Mỹ Tho, và trung tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn 2, phụ trách lãnh thổ Cao Nguyên Trung Phần, bỏ về Sài Gòn nghỉ Tết.

Trong khi đó, về quân sự để đánh lạc hướng dự đoán của VNCH và Đồng minh, Việt cộng tấn công mãnh liệt các cứ điểm quân sự ở Cao nguyên Trung phần và đặc biệt tung ba sư đoàn chính quy là 325C, 304, và 308 bao vây Khe Sanh (Quảng Trị) từ Ngày 20 Tháng Giêng Năm 1968. Khe Sanh là cứ điểm chiến lược kiểm soát trục giao thông và vận tải trên đường mòn Trường Sơn của cộng sản từ Bắc vào Nam, gần khu phi quân sự, do Lực lượng đặc biệt Mỹ trấn giữ, nằm trên đường số 9, giữa biên giới Lào và thị trấn Quảng Trị, cách biên giới khoảng 20 dặm và cách Quảng Trị khoảng 30 dặm.

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội còn đưa ra một hư chiêu, bằng cách cho báo chí Hà Nội lên tiếng rằng Khe Sanh sẽ là một Điện Biên Phủ thứ hai, khiến các nhà lãnh đạo VNCH, Hoa Kỳ, và cả thế giới nữa, đổ dồn sự chú ý vào Khe Sanh, và chờ đợi một cuộc thử sức lớn lao giữa hai bên sắp bùng nổ.

Thông báo hưu chiến của Việt cộng

c- Những tổn thất của CSVN

Với những chuẩn bị kế hoạch và phương tiện cùng đề nghị hưu chiến trí trá như trên, Việt Công đã xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong Năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra.

Lúc đó, phía VNCH đã cho 50% quân số nghỉ phép ăn tết. Về vũ khí, ngoại trừ một số đơn vị tinh nhuệ như Nhảy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân VNCH được trang bị vũ khí cá nhân loại mới (AR-15) hầu hết phần còn lại của quân đội miền Nam vẫn sử dụng vũ khí lỗi thời Garant M1 từ thời thế chiến thứ hai để lại. Trong khi đó quân đội Việt Cộng được trang bị vũ khí AK-47 và B40, B41 cơ hoả lực nhanh và mạnh hơn vũ khí của quân lực VNCH rất nhiều (các loại vũ khí này đến nay, sau nửa thế kỷ, vẫn được các nhóm quân khủng bố ưa chuộng).

Theo tài liệu của Đại Tá Sử Gia Phạm Văn Sơn thì trong 44 tỉnh lỵ của VNCH, Việt Cộng đã tấn công vào 28 nơi, kể cả Sài Gòn, Huế. 16 tỉnh lỵ còn lại có 6 tỉnh hoàn toàn yên tĩnh, 10 tỉnh kia chỉ bị pháo kích và bắn quấy rối. …Cũng theo Đại Tá Sử Gia Phạm Văn Sơn thì, cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.

Các cuộc tấn công của Việt Cộng vào các thành phố tuy bất ngờ và QLVNCH thiếu quân số phòng thủ, nhưng hầu hết quân độ Việt Cộng đều bị quân lực VNCH đẩy lui trong vòng vài ngày với những tổn thất vô cùng nặng nề. Ngoại trừ thành phố Huế phải 25 ngày sau quân lực VNCH và Hoa Kỳ mới tái chiếm được. Sau đó người ta phát giác 2037 nạn nhân bị Việt Cộng chôn trong nhiều hố chôn tập thể, gần 4000 người khác bị mất tích, cho đến nay được coi là cũng đã bị Việt Cộng giết ở đâu đó.

Theo thống kê của quân đội VNCH, căn cứ theo lời khai của các tù binh trên 34 mặt trận xảy ra trên toàn quốc vào Tết Mậu Thân thì toàn bộ quân CSVN trước khi tham gia trận chiến là 85.000 quân, không kể 1 sư đoàn (10.000 người) chính quy Bắc Việt tại Tây Nguyên và 2 sư đoàn (20.000 người) chính quy Bắc Việt tại Khe Sanh.

Thống kê này cũng trùng hợp với “Tự truyện của ông Võ Văn Kiệt” do Huy Đức ghi:

“Mậu Thân quả là đã gây được những tiếng vang chính trị trong lòng nước Mỹ, nhưng những người trực tiếp ở chiến trường như ông (Kiệt) đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn Quân Giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở nông thôn đã trở thành “đất trắng” (Huy Đức, Hiện tượng Võ Văn Kiệt, chương 1).

Như vậy con số hơn 11 vạn của ông Võ Văn Kiệt có nghĩa là quân CSVN đã hoàn toàn chết hết.

IV- KẾT LUẬN:

Như đã được đề cập trong phần I-a (Tham vọng của Lê Duẩn và phe chủ chiến), lãnh đạo CSVN coi “cuộc nổi dậy của nhân dân” là trung tâm của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy. Tuy nhiên, trong cuộc “Tổng tấn công” Mậu Thân không có một nơi nào dân chúng nổi dậy như ảo tưởng của Việt Cộng. Vì thế cuộc “Tổng tấn công” nhưng không hề có “tổng nổi dậy” của Việt Cộng đã bị thảm bại như vừa nêu ở trên.

Tuy nhiên Cộng sản Việt Nam cũng nhìn ra và tính toán được một số điều đúng. Họ kết luận đúng, là việc Hoa Kỳ sợ phải can thiệp quân sự lâu dài ở Việt Nam là điểm yếu lớn có thể khai thác được trong nỗ lực chiến tranh của phe đồng minh.

Kế tiếp, họ cũng tính toán chính xác rằng thời gian tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ trong Năm 1968 là thời gian trọng yếu để quyết định cho chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà trong tương lai.

Tướng Văn Tiến Dũng cũng rất đúng khi cho rằng lực lượng Cộng sản không đủ khả năng mở những trận đánh lớn để gây thiệt hại nặng cho lực lượng đối phương, trong khi Bộ Chính Trị quyết định là phải nhanh chóng tìm thắng lợi.

Rốt cuộc, sau tất cả những thất bại về quân sự mà lực lượng Cộng sản phải gánh chịu trong trận tổng tấn công 1968, có một dữ kiện nổi bật. Đó là: trận Tết Mậu Thân 1968 đã khiến Tổng thống Johnson và công luận Mỹ cho rằng không thể thắng cuộc chiến Việt Nam, mà đã đến lúc phải đàm phán tìm giải pháp để Hoa Kỳ rút quân.

Điều này cũng đúng với quan niệm của tướng Văn Tiến Dũng. Đó là: đập tan ý chí chiến đấu của đối phương (Hoa Kỳ) thì đối phương sẽ phải ngồi lại thương thuyết.


Việt Nam Cộng Hòa trước và sau Tết Mậu Thân 1968

  • Nguyễn Kỳ Phong
  • Gửi cho BBC Tiếng Việt
Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

Năm Mậu Thân 1968, ở Việt Nam, một sự kiện xảy ra làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến tranh Việt Nam: Trận tổng công kích - tổng nổi dậy của Bắc Việt ở miền Nam vào tháng 1-1968. Một sự kiện đã thay đổi hoàn toàn ý định và đường hướng của các quốc gia liên hệ trong cuộc chiến.

Chủ tịch Quang thăm Ấn Độ, tàu chiến Mỹ ghé Đà Nẵng và thực chất?

Mậu Thân: 'Cái chết ám ảnh' trước Dinh Độc Lập

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân

Những hiểu lầm của người Mỹ về Tết Mậu Thân

Sơ lược về tình hình quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1967.

Phía Hoa Kỳ:

Từ ngày Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3-1965, đến cuối năm 1967, quân lực Mỹ có hơn 485.600 quân ở trên nội địa Nam Việt Nam. Trong đó lính tác chiến của Lục Quân là 319.500, còn lại là các quân binh chủng khác.

Đến cuối năm 1967, tình hình quân sự tổng quát cho thấy quân lực VNCH và Hoa Kỳ gây tổn thất nặng cho quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Mặc dù bên phía đồng minh cũng bị thiệt hại nặng, nhưng với hỏa lực mạnh, họ gây thiệt hại nhiều hơn cho đối phương.

Sau những trận càn quét vào mật khu và hậu cứ của Bắc Việt ở chiến trường B-2 (Tây Ninh, Bình Dương, Phước Long, Hậu Nghĩa …) với những cuộc hành quân như Atterboro, Junction City, Cedar Falls, các lực lượng Quân Đội Nhân Dân hay Quân Giải Phóng phải sơ tán về nội địa Lào và Cam Bốt.

Trong khi đó, ở B-3 Tây Nguyên (Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột), sau những trận đánh đẫm máu ở Dakto và A Shau, Ben Het, những đơn vị chủ lực Bắc Việt lần lượt rút về bên kia vùng ba biên giới.

1968: Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương

Trận Mậu Thân ở Sài Gòn qua lời đại tá dù VNCH

Tuy không còn được thế thượng phong như những năm 1965-1966, Quân Đội Bắc Việt vẫn tiếp tục gây trở ngại cho các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH, nhất là ở Vùng I và Vùng II: Bắc Việt chỉ rút quân đi sau khi tiêu diệt tất cả các trại lực lượng đặc biệt (trừ trại lực lượng đặc biệt ở Khâm Đức/ Bến Giằng ở Kontum) ở Vùng I của VNCH.

Trong khi đó, ở tuyến đầu Vùng I - sát vùng Phi Quân Sự (vĩ tuyến 17) áp lực của quân đội Bắc Việt vẫn mạnh — nếu không nói là mạnh hơn: TQLC Hoa Kỳ chạm trán với các đơn vị của Quân Đội Nhân Dân thường xuyên trong các cuộc hành quân tảo thanh phía nam sông Rào Quảng và bắc đường Số 9.

Qua những trận đụng độ thường xuyên này, giới quan sát chiến lược quân sự suy luận là quân đội Bắc Việt cố ý khiêu khích quân đội Mỹ ở Khe Sanh và phía tây Quảng Trị, gây một sự chú ý và quan tâm, hầu chuẩn bị cuộc tổng công kích Mậu Thân sắp đến.

Huế 1968: Cuộc chiến tàn phá Thành Nội

Thực tế cho thấy sự suy luận của giới quan sát không sai lắm: Từ mùa Hè 1967, ba sư đoàn quân chính qui của Bắc Việt đè nặng áp lực vào căn cứ Khe Sanh, gây nhiều quan tâm cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ ở mặt trận đó.

Hơn một tuần trước Tết Mậu Thân, một đơn vị cấp trung đoàn của Bắc Việt tràn ngập một tiền đồn lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei, nằm phía tay nam Khe Sanh chừng 15km.

Giới quân sự Mỹ phải quan tâm vì quân đội Bắc Việt đã sử dụng xe tăng — lần đầu tiên — hỗ trợ quân tác chiến. Ý định kềm chân TQLC Hoa Kỳ ở tuyến đầu rõ hơn vào những tháng sau cùng của năm 1967, khi quân đội Bắc Việt gia tăng sự hiện diện cả bốn sư đoàn ở sát vùng Phi Quân Sự.

Quân báo Mỹ thấy được sự gia tăng quân số của Bắc Việt, nhưng không liên kết được sự kiện đó và sự chuẫn bị trận Mậu Thân của Miền Bắc.

Về phương diện tâm lý và tinh thần của quân đội Mỹ đến cuối năm 1967:

Giới quân sự Mỹ tương đối thỏa mãn về những thiệt hại họ gây cho đối phương. Nhưng đồng thời họ cũng thấy được sự thiệt hại về nhân mạng quá cao ở phía họ.

Vị tư lệnh phó quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam than vãn trong một buổi họp vào cuối năm 1967, là lính Nhẩy Dù Mỹ chết quá nhiều trong các trận đánh ở Dakto, A Shau, Ben Het … và nhiều đơn vị không còn người để bổ sung.

Đến tháng 12 năm 1967, Hoa Kỳ có 16.250 tử trận. Chỉ trong năm 1967, Mỹ có 9.378 tử trận - con số cao gần gấp đôi năm 1966 (5.008).

Tuy nhiên, trong bản báo cáo cuối năm về cho Bộ quốc phòng, đại tướng Westmoreland và đô đốc Sharp tư lệnh Hoa Kỳ Thái Bình Dương, cho biết cuộc chiến đang có kết quả — với số lượng quân và hỏa lực đang có trong tay.

Nói một cách khác, họ thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm cuộc chiến.

Đại tướng Westmoreland, trong lần trở về Mỹ cuối năm 1967 để tường trình trước quốc hội về diễn tiến cuộc chiến ở Việt Nam, tuyên bố quân đội đồng minh và VNCH đang trên đà thắng.

Khả quan hơn, là VNCH đang ổn định được tình hình chính trị nội bộ; đang đôn quân để gia tăng sức mạnh quân đội. Nói chung, tất cả đều khả quan.

Một nghĩa trang tại Huế

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một nghĩa trang tại Huế

Và giới lãnh đạo Hoa Kỳ tin những gì Westmoreland báo cáo. Một chi tiết quan trọng trong những ngày cuối năm: cho đến cuối năm 1967, chưa ai biết được nhân vật chủ trương cuộc chiến là Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara đang đệ đơn từ chức. McNamara từ chức vì quá mệt mỏi với một cuộc chiến không đi đến đâu.

Sự bỏ cuộc của McNamara gây ra nhiều ảnh hưởng cho những những quyêt định của tổng thống Johnson vào tuần lễ kế tiếp sau khi trận Mậu Thân xảy ra.

Nội bộ Việt Nam Cộng Hòa

Khi tướng Westmoreland nói tình hình chính trị nội bộ của VNCH đã được ổn định vào cuối năm 1967, thì ông ta quá khen về nội bộ của VNCH.

Nền Đệ Nhị VNCH bắt đầu vào ngày 31 tháng 10-1967, với liên danh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đắc cử. Sau cuộc bầu cử và sau khi xác định nhiệm vụ và vai trò trên hiến pháp, hai ông Thiệu và Kỳ cố gắng làm thân với nhau trước công chúng để cùng nhau lãnh đạo.

Trước đó chỉ hai tháng, hai ông Thiệu Kỳ tranh giành ghế tổng thống mãnh liệt đến độ các tướng lãnh trong Hội đồng quân Luật phải đứng ra can thiệp.

Tuy nhiên, sau bầu cử năm 1967,những hiềm khích cá nhân, và lòng nghi ngờ nhau vẫn tiếp tục.

Từ sự bất đồng ý kiến của hai vị lãnh đạo quân sự, chính trong giới quân sự ở cấp dưới cũng có những xung đột của các vị chỉ huy quân binh chủng. Chính trong trận Mậu Thân, một sự kiện xảy ra làm cho liên hệ giữa hai ông Thiệu và Kỳ hoàn toàn chấm dứt.

William Westmoreland

NGUỒN HÌNH ẢNH,KEYSTONE

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Westmoreland tại chiến trường Nam Việt Nam

Cuối năm 1967, quân lực VNCH có hơn 340.000 quân chủ lực, và 300.000 lính Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Hải quân và Không Quân có được khoảng 17.000 người cho mỗi quân chủng. Quân lực VNCH được huấn luyện tốt, nhưng vũ khí trang bị thì quá lỗi thời, quá lạc hậu.

Nhiều tài liệu cho thấy chính những sĩ quan cao cấp của bộ tư lệnh quân viện (MACV) Hoa Kỳ đều phàn nàn là vũ khí của VNCH thua xa vũ khí hiện đại của Quân Đội Nhân Dân.

Với vũ khí hiện đại như AK-47 và B-40, quân đội Bắc Việt áp đảo tinh thần quân VNCH ở chiến trường -- nhận xét này đến từ tướng Westmoreland. Đến năm 1967 thì quân lực VNCH phục hồi lại tinh thần chiến đấu từ sau năm 1965 với những thất bại ở các trận Bình Giả, Đồng Xoài, Bồng Sơn, Ba Gia. Năm 1967, VNCH có 12.716 tử thương, so với năm 1966 là 11.953.

Tựu trung, tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH rất hăng say và lớn dần trong cuộc chiến -- chỉ trừ về phương diện vũ khí chiến thuật của họ, quá lỗi thời so với đối phương.

Đại sứ Bunker, trong báo cáo một tuần trước tết, 24-1-68, gởi về cho tổng thống Johnson: "Năm 1968 chúng ta có thể khá hơn năm 1967, cũng như năm tình hình 1967 kh ả quan hơn năm 1966. ... Có thể nói [tình hình VNCH] từ giai đoạn bò chuyển sang giai đoạn đứng. Năm nay sẽ là giai đoạn tập đi."

Trước Tết 1968, khi được loan báo sẽ có hưu chiến để ăn tết, các bộ tư lệnh cho phép 50% quân số được đi phép ăn tết. Lúc Bắc Việt tấn công, không hơn phân nửa số quân nhân có mặt tại đơn vị.

Tình hình quân sự chính trị của VNCH trong năm 1967-68

Từ đầu năm 1968, ngay trước ngày Bắc Việt tấn công vào đô thị VNCH, thẩm quyền ở bộ ngoại giao và quốc phòng quan tâm đến "con rùa của những phát triển" ở Việt Nam và cố gắng đốc thúc VNCH phải cấp bách thực hiện tất cả những kế hoạch quan trọng của họ.

Từ sau cuộc đảo chánh năm 1963 cho đến cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào ngày 3 tháng 9-1967, tình hình nội bộ chính trị bị hết xáo trộn này đến xáo trộn khác.

Tất cả mọi kế hoạch đều cần thời gian và sự ổn định để thực hiện, nhưng trong ba năm 1964-1966, phải thành thật phán đoán, VNCH không có một giai đoạn nào được gọi là yên tịnh, ổn định về phương diện chính trị.

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân 'rầm rộ'

Tết Mậu Thân: 'Những bộ hài cốt Khe Đá Mài'

4 điều có thể bạn chưa biết về Mậu Thân 1968

Từ đầu năm 1967, nhiều hình ảnh khả quan về quân sự và chính trị dần dần xảy đến trong năm: VNCH có được một hiến pháp mới; bầu cử ở cấp xã, ấp thành công như dự định với 77 phần trăm người dân hưởng ứng; giới hội đồng tướng lãnh thỏa thuận với nhau về hai người đại diện cho họ để ra ứng cử; và hơn hết, người dân đã bắt đầu có lòng tin với chính nghĩa VNCH. Đầu năm 1967 chính phủ chỉ kiểm soát được 62 phần trăm dân chúng nông thôn; cuối năm số đó tăng lên 67 phần trăm.

Năm 1966 có hơn 16 ngàn cán binh cộng sản ra hồi chánh, con số đó tăng lên gần 27 ngàn cho năm 1967. Với những khả quan đó, người Mỹ chỉ mong sau cuộc bầu cử là họ sẽ đề nghị một số kế hoạch cần phải cấp bách hóa để VNCH có ít nhiều phương tiện để tự lực cánh sinh trong tương lai tới.

Năm 1967 quân lực VNCH có tất cả 343 ngàn người ở các đơn vị chủ lực và khoảng 300 ngàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ba trăm bốn mươi ngàn quân chủ lực gồm một sư đoàn Nhảy Dù; hai chiến đoàn TQLC, Hải Quân, Không Quân, 10 sư đoàn Bộ Binh, và một số đơn vị khác.

Sau khi sắc luật động viên từng phần được ban hành, MACV và bộ tổng tham mưu VNCH dự định gia tăng quân số lên 685 ngàn giữa năm 1968; rồi 777 ngàn 12 hai tháng sau.

Nhưng sau khi trận Mậu Thân xảy ra, MACV và VNCH đồng ý phải cấp bách hóa vấn đề động viên để bổ sung vào những thương vong đang xảy ra tại chiến trường.

Năm 1968 quân đội VNCH đã trả một giá cao để đẩy lui cuộc tấn công bất thần của Bắc Việt: gần 28 ngàn tử thương và 70 ngàn bị thương so với trung bình chỉ hơn 12 ngàn tử thương và 21 ngàn bị thương cho hai năm 1966 và 1967.

Hoa Thịnh Đốn, sau buổi họp quan trọng ngày 4 tháng 3 của các thẩm quyền tối cao tại tòa Bạch Ốc, ra lệnh cho mọi cơ quan liên hệ đến Việt Nam phải đốc thúc VNCH thực hiện nhanh chóng tiến trình đảm nhận cuộc chiến hay ít ra thay thế số thương vong của quân đội Hoa Kỳ.

18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

Mùa xuân năm 1968, với tình hình chiến sự nguy ngập bùng nổ trên bốn vùng chiến thuật, chính quyền VNCH ra một số biện pháp gọi tái ngũ tất cả các cựu quân nhân cho đến hạng tuổi 33, với dưới 5 năm quân vụ. Ngày 19 tháng 6 quốc hội đưa ra bộ luật về quân dịch, hạ tuổi quân dịch từ 20 xuống 18. Song song với chuyện hạ tuổi quân dịch, VNCH khởi họa chương trình Nhân Dân Tự Vệ cho tất cả nam công dân tuổi từ 16 đến 50.

Bà Nhã Ca: Huế 1968 - thảm khốc và hy vọng

Xung quanh vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường 'xin lỗi' về Mậu Thân

Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế

Đầu tháng 3-1968 MACV hoàn tất kế hoạch hai năm cho quân lực VNCH: 800 ngàn quân vào năm 1970 (phân nửa là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân), với lối cấu trúc tương tự như quân đội Hoa Kỳ một lối cấu trúc mà sau này mọi người mới biết đó là một gánh nặng cho VNCH khi Hoa Kỳ cắt đi nhiều phương tiện. Kế hoạch hiện đại hóa quân đội và gia tăng quân số được tham mưu trưởng liên quân Wheeler và bộ trưởng quốc phòng Clifford chấp nhận ngay.

Như vậy, chỉ đến cuối năm 1968, VNCH có quân số mà họ dự định đến năm 1970 mới có. Đến năm 1968 VNCH mới tổng động viên để dồn nỗ lực vào việc chống cộng thì hơi trễ vì Bắc Việt đã động viên nhân lực, vũ khí và tài chánh trong kế hoạch đánh chiếm miền Nam từ mấy năm trước.

Trận Mậu Thân ở Sài Gòn qua lời đại tá dù VNCH

Đến cuối tháng 6-68, tình hình trên chiến trường được coi là yên tĩnh trở lại, cuộc tấn công của cộng sản bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng một biến cố xảy ra vào những ngày cuối cùng của trận Mậu Thân làm cho sự phân chia và hiểu lầm trong giới tướng lãnh lại trở nên trầm trọng.

Chiều ngày 2 tháng 6-68, trong cuộc tổng công kích đợt 2 của cộng quân vào Sài Gòn, một trực thăng võ trang trong lúc yểm trợ, bắn lầm vào bộ tư lệnh dã chiến đang quan sát chiến trường ở Chợ Lớn, làm sáu sĩ quan cao cấp chết, và hai bị thương.

Tin đồn loan truyền ra đây là một vụ mưu sát đến từ tổng thống Thiệu hay người Mỹ, vì tất cả các nạn nhân là người thân cận của phó tổng thống Kỳ.

Sự nghi ngờ tăng thêm, khi ngày hôm sau, trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh TQLC, kiêm tư lệnh Quân Đoàn III, kiêm tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, từ chức như là một phản đối.

Những ngày sau đó, từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều tin tức về đảo chánh sẽ xảy ra, và một lần nữa tình hình chính trị nội bộ của VNCH đem lại nhiều quan tâm cho người bạn Hoa Kỳ.

Năm 1968, với 27.915 tử thương và 70.968 bị thương, bằng một giá thật đắt quân đội VNCH đã thật sự trưởng thành trong khói lửa. Cuộc chiến chống cộng bây giờ nằm trên vai của người lính VNCH.

Định cư ở Mỹ từ 1975 và hiện sống ở Washington DC, tác giả đã viết nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam như Vũng lầy Tòa Bạch Ốc: Người Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Ông hiện đang soạn tác phẩm Những tài liệu tối mật về Chiến tranh Việt Nam.

CSBV khiêu khích người dân Nam

Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức linh đình kỷ niệm “Tổng tiến công và nổi dậy” Tết Mậu Thân là cố ý khiêu khích tất cả người Việt ở miền Nam và cố ý chia rẽ đồng bào Nam, Bắc.

Nguyễn Phú Trọng cố ý khơi lại những nỗi đau thương tang tóc mà người dân miền Nam cũng muốn quên. Giống như chọc lưỡi dao lên một vết đạn cũ đang thành sẹo, cho thương tích bật máu. Và  nước mắt lại trào ra khi nhớ lại những tang tóc, oan khiên, thù hận. Đây là một thủ đoạn “trắng trợn” và “xảo quyệt.” Những chữ này báo Nhân Dân đã viết năm 1968.

Nửa đêm mồng Một Tết năm đó, cộng quân tấn công cùng một lúc khắp các thành thị miền Nam. Quân đội miền Nam bị đánh bất ngờ. Vì ai cũng tưởng đang ngưng bắn để ăn Tết, như hai bên vẫn thỏa thuận từ những năm trước. Chính quyền miền Nam hỗn loạn, ông tổng thống không biết ở đâu, ông phó tổng thống phải xuất hiện để trấn an. Dân Sài Gòn còn tưởng có “đảo chính!” Cho đến khi súng nổ mãi, mới nhớ lại đêm trước Tết, Cộng Sản nằm vùng đã tổ chức ca nhạc, múa điệu “nông tác vũ” của Trung Cộng, và hát những câu hô hào “kháng chiến,” “đuổi giặc xâm lăng,” “Như ngày xưa Quân Vua đang vào thành!” Nghe một lần, ai cũng nhận ra đây là giọng điệu “chống Mỹ cứu nước.”

Cộng Sản đã mượn danh nghĩa sinh viên tổ chức ca hát, nhảy múa để kích thích lần chót các thanh niên sắp lao vào chỗ chết! Cảnh sát Quốc Gia biết mặt những tay nằm vùng đột nhiên xuất hiện cùng một nơi, ngay trong sân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; nhưng không bắt ai hết. Không ra lệnh giải tán đêm “ca vũ sinh viên,” sợ ngày Tết mất vui! Khi Cộng quân nổ súng, bấy giờ mới biết chúng đã chuẩn bị “xuất quân” ngay trước mắt chính quyền miền Nam, trong sân một trường đào tạo các công chức!

Ngày hôm sau, báo Nhân Dân ở Hà Nội in một tựa đề lớn, trên cao nhất nằm ngang cả trang báo, viết: “Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại ngày Tết của nhân dân ta.” Dưới những lời gian trá “vừa đánh trống vừa ăn cướp” này còn một tựa đề khác, “Bộ mặt tráo trở xảo quyệt của Mỹ Ngụy…” Người dân miền Bắc lúc đó chắc đa số không biết rằng họ đang bị lừa bịp! Họ không biết rằng thủ đoạn lừa bịp cả người Bắc lẫn người Nam đó sẽ đưa tới một hậu quả sau này: Ném bom Hà Nội để trả đũa!

Nếu năm đó người miền Nam được đọc báo Nhân Dân thì phải lắc đầu: Đúng là đảng Cộng Sản! “Tráo trở! Xảo quyệt!” và “Trắng trợn!” Chúng nó vô địch! Sau năm 1975 tất cả đồng bào miền Bắc cũng đồng ý! Thí dụ, Dương Thu Hương năm 1975 và Cấn Thị Thêu ngay bây giờ.

Hãy nghe bà Cấn Thị Thêu nói với bà con Dương Nội ngày 11 Tháng Tám, 2017, sau khi ra khỏi nhà tù, “Hôm nay, tôi đã… ra khỏi nhà tù nhỏ, trở về nhà tù lớn, nơi hàng triệu bà con dân oan đang ngày đêm rên xiết dưới ách thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam… Phải bắt chúng chịu trách nhiệm về tất cả những tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân chúng tôi…”

Một tội ác lớn nhất mà “đảng Cộng Sản gây ra cho nhân dân chúng tôi” là đã đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc đi vào Nam, giết đồng bào và bị bắn chết, trong một cuộc chiến tranh vô nghĩa, vô ích, chỉ để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa vùng Đông Nam Á của Nga Xô và Trung Cộng. “Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Nga Xô, cho Trung Quốc,” Lê Duẩn đã nói.

Tính tráo trở xảo quyệt và trắng trợn của đảng Cộng Sản bây giờ càng hiện rõ khi họ ra lệnh khắp nước kỷ niệm cái họ gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,” hãnh diện khoe khoang thành tích đã gây ra cuộc tàn sát đó.

Bài diễn văn kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân mới đọc ở Sài Gòn viết, “Đảng ta đã lựa chọn và nắm bắt đúng thời cơ, thúc đẩy và tận dụng thời cơ; thực hiện và từng bước đạt được mục tiêu chiến lược của cuộc kháng chiến, như tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá 3 đã xác định…”

Bản nghị quyết nêu trên đã được Lê Duẩn đưa ra từ Tháng Mười Hai năm 1967, sau một năm chuẩn bị, cho cán bộ lén lút đưa vũ khí vào trong các thành phố, cất giấu để chuẩn bị đánh lén. Sau khi súng nổ, báo Nhân Dân mồm loa mép giải nói dối đồng bào miền Bắc rằng, “…ngày 17 Tháng Mười Một tuyên bố ngừng tiến công quân sự bảy ngày nhân dịp Tết Nguyên Đán để nhân dân miền Nam Việt Nam được tổ chức ngày Tết của mình và nhân viên ngụy quyền ngụy quân được về đoàn tụ với gia đình theo đúng phong tục lâu đời của Việt Nam…” Sau ngày 30 Tháng Tư năm 75, những “ngụy quyền ngụy quân” bị đánh lừa líu ríu kéo nhau vào tù, không ai còn được “được về đoàn tụ với gia đình theo đúng phong tục lâu đời của Việt Nam…”

Nói dối “trắng trợn” vô liêm sỉ đến như thế, không có ai có thể so tài với đảng Cộng Sản!

Một điều dối trá trắng trợn khác mà đến bay giờ cộng sản vẫn còn lập lại, khi dùng chữ “nổi dậy!”

Tất cả các nhân chứng còn sống có thể xác nhận rằng trong hai đợt tấn công của Cộng quân năm đó (cũng như trong các năm sau), quân họ tiến tới đâu, dân chúng đều bỏ chạy về phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Không hề có một người dân nào “nổi dậy” như cái loa tuyên truyền của họ vẫn nói dối đồng bào miền Bắc. Đến năm 2018 mà còn nói có “nổi dậy” thì đúng là đảng Cộng Sản khinh thường trí nhớ của người dân miền Nam!

Trong vụ Tết Mậu Thân, ngay những tên “cộng sản nằm vùng” cũng không dám ló mặt đi theo Cộng quân vào thành phố; biết sẽ không ai “nổi dậy” theo đảng hết! Người dân lành chỉ muốn nghỉ ngơi ăn Tết! Một trong những tay nằm vùng đó mới viết lời hối lỗi để trước khi chết rửa oan cho con cháu sau này bớt nhục, thú nhận rằng khi quân cộng sản vào Huế thì mình vẫn còn ở rất xa! Viết ra để chứng tỏ chính mình không can dự vào vụ thảm sát mấy ngàn thường dân ở Huế.

Người ta có thể nói dối mọi người trong một thời gian ngắn. Cũng có thể nói dối một người mãi mãi. Nhưng không thể nào nói dối tất cả mọi người mãi mãi được. Ngay sau năm 1975, đồng bào miền Bắc đã thức tỉnh, thấy rằng dân miền Nam đã sống tự do và sung túc hơn mình; không ai cần được “giải phóng.” Chiếm miền Nam chỉ tạo một cơ hội đồng bào ăn cướp của nhau và cho bọn tham quan trục lợi. Sau năm 1989, bà con càng tỉnh ngộ biết rẳng chủ nghĩa Cộng Sản là một cơn ác mộng hãi hùng của nhân loại.

Đảng Cộng Sản đang vui mừng kỷ niệm Tết Mậu Thân. Bà con miền Nam, khi nhớ lại hàng trăm ngàn người đã chết, cả quân dân bên mình lẫn quân bên kia, chỉ thấy nổi lên những oán hận và tủi nhục.

Trong 40 năm qua, đồng bào miền Bắc và miền Nam đã hiểu rõ bản chất của cuộc nội chiến tương tàn và thương mến nhau hơn, quên đi quá khứ oan khốc. Những người dưới 50 tuổi càng không muốn nhớ đến cảnh nồi da xáo thịt. Dân miền Nam cũng như miền Bắc chỉ mong xây dựng kinh tế và được sống trong tự do dân chủ. Mọi người sẵn sàng đoàn kết với nhau trong giấc mơ đó.

Nguyễn Phú Trọng đang trắng trợn phá hoại giấc mơ đoàn kết và xây dựng của nhân dân hai miền Nam, Bắc.

Tổ chức kỷ niệm Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng Sản đã thách thức người dân Việt khắp nước!

Năm mươi năm qua, đồng bào ở Huế vẫn âm thầm tưởng niệm hơn hai ngàn người bị giết và chôn sống sau Tết Mậu Thân. Không ai bảo ai, nhà nhà thắp nhang trước hàng hiên, cầu nguyện cho các vong hồn oan khuất. Năm nay, dân chúng hai miền Nam Bắc có thể chia sẻ nỗi đau buồn của đồng bào Huế, đêm mồng một Tết cùng thắp nhang tưởng niệm tất cả những thường dân và chiến binh hai miền Nam Bắc chết trong Tết Mậu Thân. Đó là cách trả lời hùng hồn nhất trước thái độ khơi động hận thù của các lãnh tụ cộng sản.

Tuần trước, ở Hồng Kông, một tai nạn xe buýt làm chết 19 người. Chính quyền thành phố đã tuyên bố sẽ ngưng những cuộc vui mừng Xuân, bãi bỏ cuộc đốt pháo bông năm nay; các viên chức sẽ không tham dự bất cứ cuộc vui công cộng nào. Những người sống văn minh biết kính trọng người chết như vậy. Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt các đảng viên cộng sản sống lối gỗ đá vô tình như loài man rợ. Trước Tết, chúng bắt blogger Mẹ Nấm phải rời nhà tù, từ Nha Trang nay chuyển ra Thanh Hóa. Chỉ để gia đình khó thăm nuôi vào dịp Tết. Chính sách tàn ác bất nhân vẫn tiếp tục, cho đến khi nào người dân Việt Nam làm đúng theo lời bà Cấn Thị Thêu khẩn cầu.

Bà nói: “Không cho chúng còn có cơ hội cướp bóc, đàn áp, đánh đập nhân dân. Phải cho chúng tận mắt chứng kiến, nỗi đau tột cùng của những gia đình có người thân bị chúng đánh chết hoặc bị thương tích đầy người hoặc hoặc bị tù tội oan sai, để cho chúng biết rằng tội ác của chúng là không thể dung tha. Mong toàn thể bà con dân oan, hãy đoàn kết muôn người như một, để chúng ta có đủ sức mạnh đấu tranh, chống lại bọn quan tham cường hào ác bá…” (Ngô Nhân Dụng)

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển tiếng Anh

10 tháng 1 2018
18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh

Việt Nam kỷ niệm 50 năm sự kiện "Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968", mà Đảng Cộng sản gọi là "biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam".

Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao'

Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?

'The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

Miền Bắc Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Quan điểm chính thức mới nhất tại Việt Nam nói rằng sự kiện Mậu Thân 1968 "dù chưa đạt được yêu cầu như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh", theo đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhân dịp này, BBC trích lược bình luận từ một số nguồn từ điển tiếng Anh gần đây.

Encyclopedia of the Vietnam War: a political, social, and military history (2011):

Ngày 6 tháng 7 năm 1967, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà (Bắc Việt Nam) tập trung ở Hà Nội cho lễ tang của Tướng Nguyễn Chí Thanh, người chỉ huy lực lượng Cộng sản trong lòng Việt Nam Cộng hoà (Nam Việt Nam) và là một ủy viên Bộ Chính trị. Sau lễ tang, các thành viên Bộ Chính trị đã gặp nhau để bàn thảo những kế hoạch, đưa cuộc chiến tranh Việt Nam đi đến hồi kết nhanh chóng và thành công.

Về mặt quân sự, chiến tranh đã diễn ra không mấy tốt đẹp cho Việt Cộng và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, do không thể địch lại hỏa lực và độ linh động của quân đội Hoa Kỳ. Tướng Thanh từng ủng hộ việc giảm hoạt động ở Nam Việt Nam và tiến hành một cuộc chiến kéo dài hơn để làm người Mỹ mỏi mệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp rõ ràng ủng hộ kế hoạch này, nhưng lãnh đạo Bắc Việt kiên quyết kết thúc cuộc chiến bằng một trận đánh lớn.

Nói gọn, họ muốn lặp lại chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Kế hoạch này được cho là của tướng Giáp, nhưng thông tin sau này cho thấy ông không tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch này và thực sự đang ở Đông Âu "điều trị y tế" trong suốt thời gian kế hoạch đang được soạn thảo và áp dụng.

Nixon đã cản trở hòa đàm ở Việt Nam thế nào?

30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH

Bà Hạnh Nhơn 'trọn đời giúp thương phế binh VNCH'

Thành công của kế hoạch phụ thuộc vào ba giả thiết: Quân lực Việt Nam Cộng Hoà sẽ không chiến đấu và thực tế sẽ sụp đổ dưới sự ảnh hưởng của cuộc tổng tiến công, quần chúng miền Nam Việt Nam sẽ nổi dậy và người Mỹ sẽ phải vỡ vụn trước cú đánh bất ngờ này.

Việc điều quân và chuẩn bị của phe Cộng sản cho cuộc tiến công Tết Mậu Thân là kiệt tác của sự đánh lừa. Bắt đầu từ mùa thu năm 1967, Việt Cộng và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tiến hành một loạt các trận đánh đẫm máu nhưng dường như vô nghĩa ở khu vực biên giới và phía bắc của Nam Việt Nam gần khu phi quân sự.

Nhà QH Hungary
Chụp lại hình ảnh,

Các sỹ quan cấp tướng và tá của VNDCCH thăm nhà Quốc hội nước Hungary thời XHCN. Một tài liệu nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở lại Đông Âu 'điều trị bệnh' suốt thời gian xảy ra vụ Mậu Thân

Vào tháng Giêng năm 1968, nhiều sư đoàn của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bắt đầu hội tụ về gần căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ đang bị cô lập ở Khe Sanh tại phía bắc Vùng I Chiến thuật, gần khu vực phi quân sự.

Từ ngày 21 tháng 1 năm 1968 cho đến thời điểm các cuộc tấn công trên toàn quốc nổ ra vào dịp Tết, sự chú ý của phần lớn quân đội Hoa Kỳ nhắm vào Khe Sanh. Trận đánh đó trở thành nỗi ám ảnh với Tổng thống Lyndon Johnson. Ông có cả một mô hình địa hình của căn cứ Thủy quân lục chiến được xây dựng cho phòng Tình huống của Tòa Bạch Ốc.

Một chỉ huy cấp cao của Hoa Kỳ không bị lừa bởi chiến dịch nghi binh.

Trung tướng Frederick C. Weynard, chỉ huy của Lực lượng Dã chiến II có căn cứ tại Long Bình cách Sài Gòn 15 dặm về phía Đông, đã thuyết phục tướng William Westmoreland điều các tiểu đoàn tác chiến của Hoa Kỳ quay lại Sài Gòn. Kết quả là, có 27 tiểu đoàn (thay vì kế hoạch 14) tại khu vực Sài Gòn khi cuộc tấn công xảy ra.

Hoa Kỳ giải mật hết hồ sơ vụ ám sát Kennedy

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt sang Hàn Quốc

'The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

Lúc 12:15 sáng ngày 30 tháng 1, Đà Nẵng, Pleiku, Nha Trang, và chín thành phố khác ở miền Trung Việt Nam bị tấn công.

Vào lúc 1:30 sáng ngày 31 tháng 1, Dinh Tổng Thống ở Sài Gòn bị tấn công.

Đến 3 giờ 40 phút sáng, thành phố Huế bị tấn công, và chiến dịch Tết Mậu Thân lên cao trào.

Trước khi ngày này đi qua, 5 trong số 6 thành phố tự trị, 36 trong tổng số 44 thị xã, và 64 trong tổng số 245 quận huyện đã bị tấn công.

Ngoại trừ Khe Sanh, thành cổ Huế, và khu vực xung quanh Sài Gòn, cuộc chiến kết thúc chỉ trong một vài ngày.

Huế được giành lại vào ngày 25 tháng 2, và khu vực Chợ Lớn của Sài Gòn đươc quét sạch vào ngày 7 tháng 3.

Ảnh chụp ở Huế 1/3/1968

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh chụp ở Huế 1/3/1968

Đến ngày 20 tháng 3, các đơn vị của quân đội Nhân Dân Việt Nam xung quanh Khe Sanh bắt đầu tan hàng vì bị tấn công dữ dội bởi hỏa lực của Hoa Kỳ.

Về mặt quân sự, Chiến dịch Mậu Thân là một thảm họa về chiến thuật đối với phe Cộng Sản. Hơn 58.000 quân Việt Cộng và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc tấn công. Con số thương vong cho quân đội Mỹ là 3.895 người và quân đội Nam Việt Nam là 4.954 người. Tổng cộng hơn 14.300 dân thường Nam Việt Nam cũng thiệt mạng.

Nhưng lãnh đạo Bắc Việt lại hoàn toàn đúng trong giả định thứ ba. Kẻ thù của họ đã không đủ ý chí. Một mặt, Hoa Kỳ đã cho quân Cộng Sản một thất bại chí mạng về mặt chiến thuật và mặt khác lại đưa cho họ một chiến thắng về chiến lược.

Do đó, trận Mậu Thân là một trong những cuộc chiến lớn trong lịch sử mà đầy mâu thuẫn.

Lực lượng Cộng Sản, và đặc biệt là Việt Cộng, đã bị tổn hại nặng nề. Các nhà hoạch định chiến lược của quân đội Hoa Kỳ ngay lập tức bắt đầu xây dựng các kế hoạch để kết liễu lực lượng Cộng sản ở miền Nam Việt Nam.

Westmoreland và tổng tham mưu trưởng Tướng Earle Wheeler chuẩn bị yêu cầu tăng cường thêm 206.000 quân để kết thúc công việc, thì một nhân viên không hài lòng trong Nhà Trắng đã tiết lộ kế hoạch cho báo chí. Câu chuyện được đăng trên New York Times vào ngày 10 tháng 3 năm 1968. Với những hình ảnh còn nóng hổi về việc Đại sứ quán Hoa Kỳ bị bao vây ở Sài Gòn, báo chí và công chúng ngay lập tức kết luận rằng cần thêm quân đội để phục hồi lại sau thất bại muối mặt.

Chiến dịch Mậu Thuân như thế là bước ngoặt về tâm lý của cuộc chiến.

Người viết quân sử Hoa Kỳ, Chuẩn tướng S. L. A. Marshall có lẽ tổng kết cuộc tiến công Tết Mậu Thân hay nhất khi viết: " Một thắng lợi tiềm năng to lớn đã biến thành một thất bại thảm hại do các ước tính sai lầm, mất tinh thần và một làn sóng của tư tưởng thất bại."

The Reader's companion to American history (2014):

Những người phát ngôn Mỹ ban đầu mô tả cuộc tấn công ngày Tết là thất bại cho Việt Cộng, chỉ ra sự rút lui nhanh chóng và thương vong nặng nề (được ước đoán cao tới 40.000).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt thời chiến tranh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt thời chiến tranh

Nhưng khi Tướng William C. Westmoreland nói rằng để hoàn tất đánh bại Việt Cộng sẽ cần thêm 200.000 lính Mỹ (cần gọi thêm quân dự bị, một bước đi mà Tổng thống Lyndon B. Johnson từ lâu né tránh), thì ngay cả những người ủng hộ kiên trì chiến tranh bắt đầu cảm thấy rằng cần phải có thay đổi, ít nhất về chiến lược.

Đối với một bộ phận dân Mỹ ngày càng đông, cũng như nhiều nhà làm chính sách cao cấp, Tết cho thấy quyết tâm không suy suyển của Việt Cộng và sự mong manh trong việc kiểm soát của Nam Việt Nam đối với lãnh thổ của mình.

The Princeton encyclopedia of American political history (2010):

Vào giữa đêm ngày 30/1, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, và lính Bắc Việt mở cuộc tấn công lớn vào các vị trí của Mỹ và Nam Việt Nam ở miền Nam.

Rốt cuộc, đối phương đã không đạt được các mục tiêu quân sự.

Giới chức Bắc Việt nhiều năm sau thừa nhận họ đã đánh giá quá cao khả năng đánh gục quân Mỹ và Nam Việt Nam trong giai đoạn Tết.

Nhưng ở Mỹ, trận Tết Mậu Thân dường như xác nhận lo sợ lớn nhất của Johnson rằng một cuộc chiến cù nhầy, dằng dai sẽ phá hủy vị thế chính trị của ông.

Chẳng phải là Westmoreland, và cũng có nghĩa là Johnson, đã đánh giá tích cực triển vọng của Nam Việt Nam chỉ vài tuần trước? Chẳng phải là người Mỹ đã được bảo đảm rằng quân đội của họ là vô địch?

Vào tháng Ba, khi Gallup hỏi liệu đến lúc Mỹ "từ từ rút khỏi Việt Nam", 56% đồng tình, và chỉ 34% phản đối.

Có tới 78% tin rằng đất nước không đạt được tiến bộ trong cuộc chiến.

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (1908-1973)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (1908-1973)

Encyclopedia Britannica:

Mặc dù bị bất ngờ, quân Mỹ và Nam Việt Nam nhanh chóng phản kích lại các cuộc tấn công thường được phối hợp kém. Ngoại trừ Huế, phe cộng sản không giữ được thị trấn hay địa điểm nào quá một, hai ngày, và quân lực của họ bị thương vong nặng nề.

Quân Mỹ và Nam Việt Nam có thể đã hồi phục nhanh chóng, nhưng với người Mỹ ở nhà thì không thế. Trận Tết Mậu Thân gây sốc toàn nước Mỹ, làm choáng cho những người từng tin vào Tòa Bạch Ốc nói rằng chiến thắng gần kề, và cũng thuyết phục những người nghi ngờ rằng tình hình còn tệ hơn họ tưởng tượng.

Khi mà chỉ trích của giới chính khách và truyền thông về khả năng lãnh đạo của Johnson tăng lên, dân chúng lại bị sốc khi đọc hàng tít New York Times ngày 10/3 rằng Tướng Westmoreland đã yêu cầu thêm 206.000 lính cho Việt Nam. Tin này được người ta diễn giải như là đã xác nhận tình hình của Mỹ ở Việt Nam tồi tệ lắm.

Trong diễn văn phát truyền hình toàn quốc ngày 31/3, Johnson loan báo ông "đi những bước đầu tiên để xuống thang cuộc xung đột" với việc ngừng đánh bom Bắc Việt Nam (ngoại trừ khu vực gần vùng phi quân sự) và rằng Mỹ sẵn sàng gửi đại diện đến bất kỳ diễn đàn nào để thương lượng nhằm chấm dứt cuộc chiến.

Sau thông báo ngạc nhiên này, ông nói tiếp rằng sẽ không tái cử vào năm sau.

Thảo luận bắt đầu tại Paris ngày 13/5 nhưng chẳng đi tới đâu.

Bộ chỉ huy cộng sản quyết định tiến hành thêm hai đợt tấn công vào tháng Năm và tháng Tám.

Trong tám tuần sau diễn văn của Johnson, 3.700 người Mỹ bị giết ở Việt Nam, 18.000 bị thương.

Đại bản doanh của Westmoreland nói phe cộng sản có 43.000 người bị giết.

Vào tháng 10, Liên Xô bí mật thông báo cho Washington rằng Bắc Việt sẽ sẵn sàng dừng tấn công khu phi quân sự và bắt đầu đàm phán nghiêm túc với Mỹ và Nam Việt Nam (VNCH) nếu Mỹ dừng đánh bom miền Bắc.

B-52

NGUỒN HÌNH ẢNH,STF

Chụp lại hình ảnh,

Hoa Kỳ đã dùng B-52 dội bom xuống Khe Sanh và sau đó lại ném bom Bắc Việt Nam

Việc dừng đánh bom không tạo ra đột phá nhưng đem lại thời gian cãi nhau dằng dai giữa Mỹ và đồng minh VNCH về điều khoản và thủ tục đàm phán.

Cho đến khi VNCH gia nhập đàm phán, Richard M. Nixon đã được bầu làm tổng thống.

Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Lính SS cũng thua Việt Minh ở Điện Biên



Thấy gì từ "lời sám hối" của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

< A >
Hương Khê (Danlambao)
 - (Một nén nhang cho các nạn nhân Huế-Mậu Thân 1968).

Sự kiện mấy ngàn người dân Huế bị thảm sát đẫm máu hồi Tết Mậu Thân 1986 đã làm chấn động dư luận trong nước và thế giới trong nhiều thập niên qua. Nay hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cứ mỗi khi tết đến xuân về, khi hệ thống tuyên truyền của đảng bật hết công suốt để ca ngợi cái gọi là chiến thắng vẻ vang của Tết Mậu Thân 1968, thì những ký ức rùng rợn ấy lại ập về, vết thương ấy lại đang bị xát muối, và rỉ máu trong lòng người dân VN.

Đến nay một trong số những kẻ đầu sọ chỉ huy cuộc thảm sát ấy đã lên tiếng.

*

Hôm 10/02/2018, trên trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Lập, có đăng lá thư “sám hối” Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”.

Trong thư, HPNT viết: “Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968”…

Qua lá thư, HPNT công nhận 2 sai lầm, đó là “nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình,” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc”.

Sai lầm thứ 2 là HPNT “đã nhận vơ thành tích mà ông chỉ nghe qua lời kể của người khác làm công trạng của mình trong vụ thảm sát này. Ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng”.

Và bây giờ ông ấy “xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”(1).

Khi mới đọc qua lá thư, với những lời lẽ nghe có vẻ thống thiết đầy sự ân hận, người ta rất dễ hiểu lầm, là ông ấy đã đưa trời, phật ra chứng giám và biết sám hối. Vậy có thể là những lời thành thật, và HPNT không dính líu đến vụ thảm sát này.

Nhưng hãy bình tĩnh đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy đây là một âm mưu của kẻ lưu manh đang tìm cách chối tội, và đầy rẫy những lời dối trá. Đến tận phút cuối cùng, HPNT vẫn cố che đậy tội ác của mình và đồng bọn đối với đồng bào Huế bằng một lá thư được viết với ngôn từ khôn khéo, khiến nhiều người hiểu lầm. Trong thư, HPNT vẫn ngoan cố cho rằng vụ thảm sát đồng bào Huế là do “quân nổi dậy” quá hăng say khi chiến thắng, chứ không phải do chủ trương của đảng CSVN, cho thấy bản chất lưu manh và lươn lẹo của những tay đồ tể cộng sản là không bao giờ thay đổi, là ngậm máu phun người.

Nên biết rằng, để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968, phía cs Bắc Việt đã chuẩn bị trước đó cả năm trời. Nào là điều quân, ém quân, vận chuyển xe cộ, vũ khí đạn dược và lương thực… vào các vị trí tập kết.

Ngày 19-10-1967 (nhằm ngày 16 tháng 9 âm lịch năm 1967), đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27/1/1968 (nhằm ngày 27 tháng chạp 1967), đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày.

Chính phủ lâm thời CHMNVN cũng tuyên bố ngưng bắn như trên.

Nhưng thật bất ngờ: Khi nhân dân miền Nam đang háo hức đón giao thừa mừng năm mới trong yên bình theo lời hứa của Vẹm, thì trền toàn bộ miền Nam VN bị cs đồng loạt tấn công. Và khói lửa ngút trời từ thành thị đến nông thôn đã cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người dân miền Nam thân yêu.

Ngày 26/3/1968, thành phố Huế bị “giải phóng” và bị chiếm giữ trong 25 ngày. Và những vụ thảm sát đẫm máu đã xảy ra như mọi người đã biết.

Năm 1981, trong cuộc trả lời phỏng vấn đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình”, với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, HPNT vừa câu trước coi “Tất cả những tội lỗi do chính Mỹ gây ra”; Câu sau lại “do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối”. Cuối cùng lại đổ tội cho Mỹ-Ngụy:

“Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích… Trong số những người bị giết đó, hiển nhiên có những người do du kích, do quân đội cách mạng đã phải thi hành bản án tử hình đối với những kẻ chống đối. Khi chúng tôi vào nhà, họ đã bắn chúng tôi bị thương. Những người đó phải giết tại chỗ. Trong số đó có viên Phó Tỉnh trưởng Huế. Còn những trường hợp khác do nhân dân đã căm thù quá lâu. Chúng nó đã làm cho tất cả gia đình họ phải đi ở tù ra ngoài đảo. Đến khi cách mạng bùng lên, họ lấy lại thế của người mạnh, họ đi tìm những kẻ đó để trừ như trừ những con rắn độc, mà từ lâu nay nếu còn sống họ tiếp tục gây tội ác. Người ta lấy lại món nợ ấy là công bằng. Sự căm thù và thi hành bản án như vậy là nhẹ…

Những nấm mồ, những xác chết đó là ai? Là chính nhân dân đã bị bom của mỹ thả xuống giết chết trong những cuộc phản kích. Ví dụ như một bệnh viện nhỏ ở chợ Đông Ba, một trái bom đã làm 200 người chết và bị thương. Tôi đã đi trên những đường hẻm ban đêm. Tôi tưởng là bùn, tôi bấm đèn lên thì đó là máu lầy lội như vậy…”(2)

Qua cuộc trả lời phỏng vấn này cho thấy sự tàn ác và khát máu đến tận cùng của những người cs, mà HPNT là đại diện. HPNT cho rằng những người bị chính quyền VNCH bắt bớ, tù tội, thì nay với sức mạnh của kẻ chiến thắng, khi trở về, họ có quyền giết hại nhân dân Huế để trả thù, đó là lẽ công bằng. Họ coi việc giết hại đồng bào Huế là điều hiển nhiên.

Linh mục Phan Văn Lợi, một người Huế chính gốc, nhận xét như sau: “Thư đó nói rằng Mỹ đã dội bom 1 cái bệnh viện gần Đông Ba và có 200 người chết. Thời đó tôi đã 17, 18 tuổi rồi. Tôi biết rằng cả cái khu Đông Ba đó không có cái bệnh viện nào lớn cả. Khu Đông Ba đó là 1 cái chợ sát bên bờ sông. Bệnh viện là bệnh viện Huế, bệnh viện Quân đội Nguyễn Tri Phương.

Về cái gọi là “chiến thắng vang dội Mậu Thân 1968” là gì?

Là một cố đô Huế với bao di tích lịch sử của đất nước bị “những người cách mạng” tàn phá tan hoang.

Là toàn bộ linh mục và tu sĩ, chủng sinh tại Đại Chủng viện Xuân Bích-Huế, bị bắt đi và không còn ai sống sót trở về.

Đó là tất cả mấy trăm con người, là những linh mục và nhân dân cả lương lẫn giáo đang trốn trong nhà thờ Phú Cam, bị đồng chí của HPNT bắt đi và mãi mãi biệt tăm.

Là khi khai quật những hố chôn tập thể, đa số những người chết đều đang bị trói gập hai tay ra sau lưng.

Là hầu hết nạn nhân đều bị chết bởi những đòn thù, đập vỡ sọ hoặc chém ngang lưng.

Là những đống xương trắng với đầu lâu người chết ở khe Đá Mài và nhiều nơi khác.

Tất cả những cái đó tập hợp lại thành chiến công vĩ đại mà HPNT “do quá hăng say nên ra sức bảo vệ”.

Nếu quả thật HPNT biết sám hối, lẽ ra điều ông nên làm là chấp nhận quá khứ vì không ai có thể thay đổi được quá khứ. Cách thanh minh tốt nhất là phản tỉnh! Xác nhận tội lỗi do ông và bè đảng của ông gây ra thảm sát Mậu Thân ở Huế.

Qua lời biện bạch lươn lẹo và bịp bợm của HPNT, cho thấy cái gọi là khí tiết của những người cs chỉ là trò hề. Chứng tỏ bản chất của chúng là “đến chết nết không chừa”. Đó là bản chất của những kẻ lưu manh và hèn hạ. Nếu như HPNT nói đó là nhận vơ công trạng giết người của kẻ khác, chứng tỏ những cái gọi là “chiến thắng vẻ vang” của họ là không có thật.

HPNT nói “ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân”.

Vậy là HPNT đã thừa nhận có thảm sát Mậu Thân 1968, nhưng kẻ gây ra là do “quân nổi dậy”, chứ không phải chủ trương của đcs?

Nếu không vì mấy chục năm chịu quả báo ngồi trên xe lăn như một đống thịt, bắt vợ con phục dịch thì làm gì có những lời gọi là “sám hối” muộn màng như vậy.

Người xưa có câu: “con chim sắp chết thì tiếng kêu thương. Con người sắp chết thì lời nói phải”.

Câu này không đúng với HPNT, vì đến lúc gần chết mà vẫn còn quanh co gian dối.

Với bài viết biện bạch như trên,HPNT đã mang xăng đi dập lửa.

HPNT không đáng xách dép cho người thanh niên trẻ tuổi kiên cường Trần Hồng Phúc. Trước tòa án, Trần Hồng Phúc nói: “Các ông có thể xét xử tôi 10 năm, 20 năm, nhưng chế độ này có thể tồn tại đến mức đó không?… Ngày nay các ông xử tôi thì ngày mai nhân dân sẽ sử các ông”.

Phải công nhận nhà văn Nguyễn Quang lập đã rất thành thật khi đưa ra nhận xét này: “Cái “liếm môi huyền thoại” và ánh mắt láo liến của anh trước cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ”.

Ngay cả khi Nguyễn Quang Lập khi tìm mọi cách chạy tội cho HPNT, cũng nghi ngờ sự thành thật của ông ta.

Chỉ có những người xảo tra mới có cái lưỡi và ánh mắt lấm la lấm lét như thế khi nhìn người đối diện.

Đúng là “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.

Chú thích:

(1) https://www.facebook.com/notes/4504440282930651/

(2) https://www.youtube.com/watch?v=qaDtje7yk1g


Hương Khê
danlambaovn.blogspot.com


Lm Đặng Hữu Nam nói về mồ chôn đảng cs của Nguyễn PHú ...

www.youtube.com › watch
· Translate this page
PREVIEW
22:58
Mời quý vị cùng theo dõi bài chia sẻ của linh mục Đặng Hữu Nam về sự sụp đổ của chế độ cộng sảnPHỏng vấn do Võ Tuyền thực hiện.
YouTube · Vote Tv · May 18, 2019

Linh Mục Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
1:40
Quý vị hãy ủng hộ SBTN bằng cách liên lạc với các hãng Cable địa phương hoặc Directv ở số 1 866 687 7109 để bắt đài SBTN hoặc ...
YouTube · SBTNOfficial · Jun 20, 2020

Trích bài giảng của linh mục Antôn Đặng Hữu Nam

www.hoinvtncs-mg.de › Tin tức
· Translate this page
PREVIEW
56:10
Để thay Trời đổi đất, sắp đặt lại giang sơn. Bởi vì thần thánh chết rồi… Được đào luyện trong thể chế phi nhân đó, không lạ gì con người không ...
HoinVtncs-mg · TRE LÀNG TV · Jul 11, 2020

Nghệ An 'đấu tố' Linh mục Đặng Hữu Nam - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
1:41
Bình luận về sự kiện này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, nói với Đài VOA: “Những lời ...
YouTube · VOA Tiếng Việt · May 8, 2017

Thanh Trừng Khốc Liệt, Phó giám đốc Sở Tư Pháp Hà Giang ...

www.youtube.com › watch
PREVIEW
30:39
Chúng tôi vô cùng biết ơn việc làm đó của các bạn! ... Linh mục: Đặng Hữu Nam nói về mồ chôn đảng cs của Nguyễn Phú Trọng sẽ ...
YouTube · TRE LÀNG TV · 3 weeks ago

Đặng Hữu Nam nói về mồ chôn đảng cs của Nguyễn Phú ...

playboard.co › video
· Translate this page
PREVIEW
23:18
Linh mục: Đặng Hữu Nam nói về mồ chôn đảng cs của Nguyễn Phú Trọng sẽ như thế nào? - Tre Làng TV Like & Subscribe ...
TRE LÀNG TV · 1 month ago
nguoikinhbac.vn › detail › PHAM-G...

· Translate this page
PREVIEW
4:04
Nhà tù Phú Quốc trong ký ức của mỗi chiến sỹ cách mạng đã từng bị bắt và giam giữ tại ... Nhìn về phía Nguyễn Hữu Danh cao ...
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH BẮC NINH · TẠP CHÍ NGƯỜI KINH BẮC · Aug 8, 2018

LM Đặng Hữu Nam lên án sự đê hèn bẩn thỉu của csVN ...

www.youtube.com › watch
PREVIEW
1:38:17
Đặng Hữu Nam là một linh mục của Giáo hội C.ông giáo Rôma và là một ... Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Hai vị linh mục ...
YouTube · TRE LÀNG TV · Jan 19, 2020

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng ...


PREVIEW
6:44
Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến | Truyền Hình Nhân DânWebsite: https://nhandantv.vnXem Tin ...
YouTube · Truyền Hình Nhân Dân · Apr 16, 2020

Trận chiến Mậu thân nhìn từ hai phía tham gia chiến tranh

www.youtube.com › watch
6:25
OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DOTrận đánh Tết Mậu thân tại miền Nam ...
YouTube · RFA Tiếng Việt · Feb 5, 2018

Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
8:32
Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 ... CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ-Bài giảng elearning- Môn Lịch sử lớp 5. Minh Xuân ...
YouTube · Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh · Jan 4, 2018

Mậu Thân 1968, Cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Việt đều thất bại - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
7:32
OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DONgày 31 tháng 1 năm 2018 ...
YouTube · RFA Tiếng Việt · Feb 7, 2018

Tết Mậu Thân 1968 trong tâm tưởng của người Việt - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
5:19
OFFICIAL RFA VIETNAMESE VIDEO – Kênh thông tin chính thức của đài Á CHÂU TỰ DOCơ quan chức năng Việt Nam ...
YouTube · RFA Tiếng Việt · Feb 5, 2018

Chiến tranh Việt Nam - Tập 11b | Mậu Thân 1968 - Đột kích

www.youtube.com › watch
PREVIEW
26:23
CHIẾN TRANH VIỆT NAM: ▷ Tập 01 | Đông Dương sụp đổ: https://youtu.be/raZA60D0OHY ▷ Tập 02 | Tổng động viên Quân ...
YouTube · JhGo Channel · Feb 25, 2021

Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của lịch sử

vtv.vn › Trong nước
· Translate this page
HCM mới đây, Đại tướng Phạm Văn Trà khẳng định chỉ có người Việt Nam trong cuộc chiến mới hiểu được những thắng lợi mang ý nghĩa chiến ...
VTV.vn · Feb 15, 2018

Tết Mậu Thân: 25 ngày trong Thành Nội Huế - YouTube

www.youtube.com › watch
· Translate this page
PREVIEW
4:28
"Lúc đó, chúng tôi nghe có tin là họ phản kích, sẽ dùng cả chất độc và cả chất khiến mình ngủ, để họ vào chiếm lại thành phố, bắt sống," ông ...
YouTube · BBC News Tiếng Việt · Feb 6, 2018

Trận Mậu Thân 68 đang được nhìn lại thế nào? - YouTube

www.youtube.com › watch
PREVIEW
5:15
... kiến ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 và nhẫn xét về cách mà trận chiến 50 năm đang được nhìn lại ra sao từ trong nước ...
YouTube · BBC News Tiếng Việt · Feb 10, 2018

Tết Mậu Thân 1968 - Nỗi bàng hoàng của nước Mỹ - 10/02/2018

www.youtube.com › watch
33:12
VTV is funded in whole or in part by the Vietnamese government. Wikipedia. Tết Mậu Thân 1968 - Nỗi bàng ...
YouTube · VTV4 · Feb 13, 2018

Tưởng niệm nạn nhân công sản Tết Mậu thân 1968 tại Huế

www.youtube.com › watch
PREVIEW
3:12
Ông Hồ Văn Tâm, Trưởng Ban tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân Cộng sản Tết Mậu thân 1968 nói: Năm 1968 đó, gia đình tôi có ông cậu ...
YouTube · VOA Tiếng Việt · Apr 9, 2018

Tưởng Nhớ Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968.wmv - YouTube

www.youtube.com › watch
10:43
Tưởng Nhớ Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968.wmv ... Mỗi lần xuân về là một lần khơi dậy nổi đau trong lòng dân tộc Việt. Cách riêng đối ...
YouTube · NguonTinhYeu · Jun 13, 2011

Tưởng niệm nạn nhân công sản Tết Mậu thân 1968 tại Huế

www.voatiengviet.com › tuong-niem...
· Translate this page
PREVIEW
3:11
Buổi lễ có sự góp mặt của đông đảo đồng bào gốc Việt tại khu vực thủ đô Washington DC, Maryland và Virginia. Năm nay, đúng tròn 50 ...
VOA Tiếng Việt · VOA · Apr 10, 2018

Lễ tưởng niệm nạn nhân trong Tết Mậu Thân 1968 ở miền ...

www.youtube.com › watch
4:22
... Việt Nam tại Nam Cali vào tối thứ sáu 26/2/2016 đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân bị Cộng Sản giết hại vào Tết Mậu Thân 1968.
YouTube · SBTNOfficial · Feb 28, 2016

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng ...

www.youtube.com › watch
PREVIEW
6:44
Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến | Truyền Hình Nhân DânWebsite: https://nhandantv.vnXem Tin ...
YouTube · Truyền Hình Nhân Dân · Apr 16, 2020

lễ tưởng niệm 50 năm nạn nhân bị cộng sản thảm sát tết mậu ...

www.youtube.com › watch
9:07
LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM NẠN NHÂN BỊ CỘNG SẢN THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN Tổ Chức Tại Trường Học Holmes Middle School ...
YouTube · VIETV DC · Mar 1, 2018

Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968

vietbao.com › le-tuong-niem-50-nam...
· Translate this page
PREVIEW
17:38
Trong Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968. Westminster (Bình Sa)- - Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 4 giờ chiều ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Feb 27, 2018

Hue – Tet Mau Than 1968 - Thaihoa-Harmony.us

thaihoa-harmony.us › hue-tet-mau-than-1968
PREVIEW
37:23
IN LOVING MEMORY OF ALL THE HUE MAU THAN 1968 VICTIMS. Để Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Cuộc Thảm ...
Thaihoa-Harmony.us · VanHoaNBLV1 · Apr 29, 2020

Tưởng Niệm Nạn Nhân Mậu Thân Huế 1968 Và Chiến Tranh ...

vietbao.com › tuong-niem-nan-nhan-...
· Translate this page
PREVIEW
22:21
Hình ảnh trong lễ tưởng niệm tại Chùa Hương Tích và Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang. Một buổi lễ hiệp kỵ, cầu siêu và tưởng niệm nạn nhân Tết Mậu ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Feb 22, 2017

Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân 1968 /P1

www.youtube.com › watch
· Translate this page
PREVIEW
35:25
Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh buổi Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản ...
YouTube · VanHoaNBLV1 · Mar 2, 2018



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Hiện tượng đồng cốt bùa ngãi từ Đông sang Tây và những bùa ếm giết những lãnh đạo độc tài tàn sác [28.01.2023 19:55]
Thơ nhạc Giáng Sinh [23.12.2022 16:29]
Hy vọng mới cho người già mất trí trong điều trị Alzheimer [15.12.2022 13:47]
Áp dụng XHCN để bóc lột dân Nam dành đặc quyền cho thiểu số đảng viên và thân nhân miến Bắc, CSVN tụt hậu gần nửa thế kỷ so với các nước Tự Do [15.08.2022 08:41]
Chân dung Putin nhà độc tài thần tượng của CSBV [13.07.2022 14:48]
IPEF có giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới? [18.06.2022 20:04]
CSVN trung thành với Nga, TQ cho đến muôn đời để trả ơn đã giúp thắng các cuộc chiến dành được chính quyền [15.04.2022 11:28]
TQ ném đá công nhân VN , chơi kiểu ông nội VC: Cấm xe chở thực phẩm VN tại biên giới làm hư hỏng hết trong khi cho xe lửa chở hàng sang VN được tiếp đón thượng khách [03.01.2022 20:11]
Nghịch lý XHCN: Quan chức ăn chơi lương bỗng phúc lộc to, công nhân viên bị lóc lột tận xương tủy lương chết đói [17.12.2021 22:18]
Tổng tham mưu trưởng Ấn Độ và 12 người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng do TQ bắn hạ bằng laser? [08.12.2021 22:29]
Nhân viên Trung Quốc bị tố trộm bí mật vắc-xin Covid-19 của Pfizer [26.11.2021 09:34]
Đảng bán nước quan bán đất cho TQ [13.11.2021 11:44]
Trồng cỏ muôn năm: Ngôi nhà trồng đầy cần sa của ký giả từ quê hương Bác được giấu kín bởi vỏ bọc hoa hồng [10.10.2021 21:19]
Giông NB Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh đột ngột qua đời [13.09.2021 07:52]
Trung Quốc làm ngư ông đắc lợi, Mỹ tháo chạy trong nhục nhã [19.08.2021 07:53]
Đọc tiếp...




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Bắt giữ 6 di dân lậu từ Việt Nam vào Mỹ bằng đường bộ qua ngả Canada
Lính đánh thuê Wagner bị Ukraine tiêu diệt
Quẳng gánh lo đi: Niềm vui của sự buông bỏ
Hiện tượng đồng cốt bùa ngãi từ Đông sang Tây và những bùa ếm giết những lãnh đạo độc tài tàn sác
Nỗ lực cải tiến vũ khí giúp Ukraine đối phó Nga
Nguyễn Phú Trọng được Tập Cận Bình phong vương suốt đời toàn quyền sinh sát quan chức và quân dân Đại Ngu
Tà dâm nơi cửa Phật: Âm muu TQ lũng đoạn tôn giáo tại VN
Những quốc gia khan hiếm... đàn ông nhất thế giới đang tuyển phu nhắm vào đàn ông VN độc thân, mại vô!
Nữ SV đại học TP HCM bị lãnh đạo Dâm đảng hiếp dâm tàn bạo phải tự tử, cả hệ thống lãnh đạo CSVN bưng bít bao che tội ác
Thừa lệnh Tập Cẩn Bình, NPT thay đổi toàn bộ nhân sự lãnh đạo thân Tây Phương để sử dụng toàn người của TQ
Quỹ đầu tư quốc gia Nga sắp cạn kiệt, phá sản kinh tế
Ukraine tuyên bố bắn chìm tàu quân sự, hạ 710 lính Nga trong vòng 24 giờ, phá hủy nhiều phương tiện quân sự của Nga trong ngày qua.
Công dân ăn lương từ thuế dân ngu để bảo vệ chế độ chống phản động, người dân sống chết kệ bay!
Tham nhũng vạn tuế: Vì sao không biết chữ vẫn làm giám đốc trung tâm đăng kiểm?
Toàn dân Ukraine muôn người như một cùng đứng lên chống Nga cứu nước chống ngoại xâm

     Đọc nhiều nhất 
Cụ Phạm Ngọc LũyThuyền Trưởng tàu Trường Xuân đưa gần 4.000 người đến bên Tự Do mất, thọ 103t- [Đã đọc: 574 lần]
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine mới nhất [Đã đọc: 422 lần]
2023: Năm Du Lịch Việt Nam [Đã đọc: 419 lần]
Hy vọng mới cho người già mất trí trong điều trị Alzheimer [Đã đọc: 399 lần]
Cựu giáo hoàng Benedict qua đời [Đã đọc: 392 lần]
Giai thoại chuyện tình dâm thi sĩ Hồ Xuân Hương [Đã đọc: 322 lần]
Bị tòa án VC xử oan, ông cụ 82 tuỏi tẩm xăng tự thiêu trước Tòa án Bắc Giang Cụ Ông Lê Tùng Vân 91 tuổi xin hoãn thi hành án tù chung thân vì đang mang nhiều bệnh nặng [Đã đọc: 301 lần]
Tặng gần 200 triệu đô cho đại học Anh nữ doanh nhân VN vẫn bị kiện [Đã đọc: 300 lần]
Khi nào thoát kiếp nô lệ ngoại bang? [Đã đọc: 298 lần]
Kết quả Tổng thống Ukraine đạt được từ chuyến thăm Mỹ [Đã đọc: 281 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.