Nhà ngoại giao cao cấp Đại Hàn bị đấm gãy mũi ở Mỹ vì kỳ thị người Á Châu, người Việt nên cẩn thận
10.02.2022 21:44
Nhà ngoại giao thuộc phái bộ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc bị tấn công trên đường phố New York và bị gãy mũi.
"Một nhà ngoại giao liên quan phái bộ tại Liên Hợp Quốc đã bị người đàn ông không rõ danh tính tấn công ở trung tâm Manhattan tối 9/2 và bị thương", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay cho biết trong một tuyên bố.
Bộ không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về tuổi hoặc giới tính của nạn nhân, với lý do lo ngại về quyền riêng tư.
"Bộ Ngoại giao sẽ hối thúc cảnh sát địa phương điều tra nhanh chóng và kỹ lưỡng", tuyên bố cho hay, thêm rằng nạn nhân "được điều trị tại bệnh viện và đang nghỉ ngơi sau khi xuất viện".
Theo truyền thông Mỹ, nhà ngoại giao 53 tuổi bị "đấm vào mặt" khi đang đi trên vỉa hè ở Manhattan vào khoảng 20h10. Nạn nhân bị gãy mũi, trong khi kẻ tấn công chạy trốn khỏi hiện trường. Hiện giới chức chưa bắt được nghi phạm.
Các nguồn tin cho biết nạn nhân, người được cho là không nói bất cứ điều gì với kẻ tấn công, đã xuất trình giấy tờ tùy thân ngoại giao sau vụ tấn công.
Bạo lực nhằm vào người gốc Á đã tăng ở Mỹ từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này năm 2020. Các nhà hoạt động cho rằng nạn thù ghét người gốc Á xuất phát từ việc cựu tổng thống Donald Trump và một số người gọi virus gây Covid-19 là "virus Trung Quốc".
Người gốc Á bị xô chết trước mũi tàu ở New York
MỸNgười phụ nữ gốc Á bị một người đàn ông vô gia cư xô vào mũi tàu điện ngầm đang lao đến ở nhà ga New York và tử vong.
Michelle Alyssa, 40 tuổi, đang đứng đợi tàu ở nhà ga Quảng trường Thời đại, khu Manhattan vào khoảng 9h40 ngày 15/1 thì đột nhiên bị xô xuống đường ray, ngay khi tàu điện ngầm đang lao đến. Giới chức cho biết nạn nhân là người gốc Á.
"Đây là vụ tấn công vô cớ và nạn nhân dường như không có bất kỳ tương tác nào với đối tượng", ủy viên cảnh sát Keechant Sewell nói.
Hiện trường người phụ nữ gốc Á bị xô xuống đường ray và tử vong tại ga tàu thành phố New York, Mỹ hôm 15/1. Ảnh: NY Post.
Một nhân chứng cho biết vài phút trước vụ tấn công, nghi phạm tiếp cận cô và cô lo sẽ bị ông ta đẩy xuống đường ray.
"Ông ta tiếp cận và cô ấy rất hoảng sợ", trợ lý thị trưởng New York Jason Wilcox cho hay. "Cô ấy cố tránh xa nhưng ông ta lại tiến gần và cô cảm thấy ông ta sắp đẩy cô vào đoàn tàu. Khi bỏ ra chỗ khác, cô chứng kiến ông ta đẩy nạn nhân trước đầu tàu".
Nghi phạm Simon Martial, 61 tuổi, bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng sau đó ra đầu thú. Ông ta là người vô gia cư, từng phạm tội cướp giật, tàng trữ chất kích thích và hiện bị buộc tội giết người trong vụ tấn công mới nhất. Một nguồn tin cảnh sát cho biết nghi phạm bị loạn trí, "hành động điên rồ và nói những điều vô nghĩa".
Nghi phạm Simon Martial tươi cười, lè lưỡi khi bị cảnh sát bắt hôm 15/1. Ảnh: NY Post.
Những người sử dụng tàu điện ngầm ở Manhattan vô cùng sửng sốt và kinh hãi trước vụ tấn công. "Thật đáng sợ. Từ giờ tôi sẽ cố quan sát xung quanh", Ruby Meng, 30 tuổi, một người thường xuyên đi tàu điện ngầm cho biết.
Điều kiện và sự an toàn của tàu điện ngầm đã trở thành nỗi lo của nhiều người dân New York trong thời kỳ đại dịch. Số liệu thống kê của cảnh sát cho thấy các vụ phạm tội nghiêm trọng trên tàu điện ngầm đã giảm hai năm qua, nhưng rất khó đánh giá bởi số lượng người đi tàu cũng giảm.
Một số vụ tấn công gần đây đã thu hút sự chú ý của công chúng và đáng báo động. Tháng 2 năm ngoái, 4 vụ đâm dao, trong đó hai vụ gây tử vong, xảy ra trong vòng vài giờ trên một tuyến tàu điện ngầm. Đến tháng 5, một số người đi tàu bị chém và hành hung trên chuyến tàu ở khu hạ Manhattan. 4 tháng sau đó, ba nhân viên vận chuyển bị hành hung trong các vụ tấn công khác nhau cùng một ngày.
Người gốc Á bị nhổ nước bọt trên tàu Mỹ
Người phụ nữ gốc Hàn bị gã đàn ông da màu xông tới lăng mạ và nhổnước bọt trên chuyến tàu điện ở New York.
Khi thấy người phụ nữ gốc Á ngồi trên chuyến tàu điện ở thành phố New York, gã đàn ông da màu không đeo khẩu trang bất ngờ tiến gần lại chỗ cô, liên tục có cử chỉ và lời nói lăng mạ.
"Khốn khiếp thật. Cô đúng là kẻ mang mầm bệnh. Ai muốn chạm vào cô cơ chứ, kẻ mang mầm bệnh khó chịu", gã đàn ông da màu liên tục mắng nhiếc người phụ nữ, trước khi nhổ nước bọt vào người cô và rời đi.
Sự việc trên xảy ra hồi tháng 10/2021, song mới được phóng viên CeFaan Kim của ABC7 đăng trên Twitter hôm 9/1. Video ghi lại sự việc thu hút hơn 24.000 lượt xem và gây ra phẫn nộ.
Gã đàn ông da màu nhổ bọt, lăng mạ người phụ nữ gốc Hàn trên tàu điện New York, Mỹ, hồi tháng 10/2021. Ảnh: Twitter/CeFaan Kim.
Nhiều tài khoản mạng xã hội tỏ ra bất bình trước hành vi thù ghét nhằm vào người gốc Á, trong khi một số người thắc mắc tại sao hành khách trên tàu không giúp đỡ người phụ nữ. Một số ý kiến còn nói rằng đa số các vụ tấn công, lăng mạ người gốc Á, đều do người da màu làm.
Phóng viên Kim cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Chống Tội phạm thù ghét New York đã nói hành vi của người đàn ông da màu không phải tội ác thù ghét. Người phụ nữ gốc Á tỏ ra bất bình với kết luận này, cho rằng cô không được coi là nạn nhân thù ghét chỉ bởi vì kẻ lăng mạ không nói rõ cô là "người Á mang mầm bệnh".
Nghiên cứu của Đại học bang California cho thấy các tội ác hận thù chống người gốc Á tăng gần 150% ở Mỹ năm 2020, trong đó New York ghi nhận nhiều trường hợp nhất.
Theo tổ chức phi lợi nhuận chống tội ác nhằm vào người gốc Á Stop AAPI Hate, tính tới tháng 8/2021, Mỹ đã ghi nhận hơn 9.000 vụ tấn công chống cộng đồng này kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Người gốc Á tử vong sau khi bị đánh ở Mỹ
Người đàn ông gốc Hoa Yao Pan Ma tử vong sau nhiều tháng điều trị tại bệnh viện vì bị một kẻ tấn công vô cớ trên đường phố Mỹ.
Cảnh sát New York xác nhận Yao Pan Ma, 61 tuổi, qua đời hôm 31/12/2021, song thông tin này được truyền thông Mỹ đăng đồng loạt hôm 8/1. Kể từ khi vô cớ bị đá liên tiếp vào đầu trên đường phố New York hồi tháng 4 năm ngoái, Yao nằm viện trong tình trạng nguy kịch cho tới khi trút hơi thở cuối cùng.
Nghi phạm Jarrod Powell, 49 tuổi, bị bắt 4 ngày sau vụ tấn công. Tên này đã bị cáo buộc tội âm mưu giết người và tấn công vì thù ghét. Sau khi Yao qua đời, cảnh sát coi vụ tấn công là hành vi giết người. Chưa rõ cáo buộc nhắm vào Powell có thay đổi gì không.
Yao Pan Ma nhập viện sau vụ tấn công tối 24/4/2021. Ảnh: NY Post.
"Điều này không nên xảy ra với chồng tôi hay bất cứ ai khác. Đây là nước Mỹ. Tôi thật sự rất lo sợ, sợ chồng mình không thể quay về", Baozhen Chen, vợ của Yao, chia sẻ sau khi chồng bị tấn công hồi tháng 4/2021.
Yao là người gốc Hoa nhập cư vào Mỹ từ năm 2018. Sau khi mất công việc rửa bát, Yao thu gom chai lọ trên đường phố để phụ giúp gia đình và bị hành hung trong lúc đang làm công việc này.
Nghiên cứu của Đại học bang California cho thấy các tội ác hận thù chống người gốc Á tăng gần 150% ở Mỹ năm 2020, trong đó New York ghi nhận nhiều trường hợp nhất.
Theo tổ chức phi lợi nhuận chống tội ác nhằm vào người gốc Á Stop AAPI Hate, tính tới tháng 8/2021, Mỹ đã ghi nhận hơn 9.000 vụ tấn công chống cộng đồng này kể từ khi Covid-19 bùng phát.