Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2023
T2T3T4T5T6T7CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 22544847

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 01.04.2023 07:29
Chiến sự đến chiều 16.6: Ukraine nêu thương vong mỗi ngày ở Donbass, Mỹ cảnh báo Trung Quốc
16.06.2022 16:19

TN- Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa cho hay có khoảng 1.000 binh sĩ Ukraine tử trận hoặc bị thương mỗi ngày ở vùng Donbass thuộc miền đông nước này, trong lúc Nga dồn lực lượng cho chiến dịch tấn công ở khu vực.

Ông David Arakhamia, dẫn đầu các cuộc đàm phán với Nga và là một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Zelensky, cho biết thêm trung bình mỗi ngày có 200-500 binh sĩ Ukraine tử trận và có thêm nhiều binh sĩ bị thương, theo trang Axiosngày 15.6.

Hôm 1.6, Tổng thống Zelensky cho hay có 60-100 binh sĩ Ukraine tử trận mỗi ngày khi lực lượng Nga tiến quân ở Donbass. Trong hai tuần qua, số thương vong của binh sĩ Ukraine tăng đáng kể, theo ông Arakhamia.

Current Time0:00
/
Duration3:26
Auto
Nga chia 9 mũi tấn công Luhansk, phá hủy hết cầu đến Severodonetsk

Khi được hỏi về tỷ lệ thương vong mỗi ngày của binh sĩ Ukraine, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley ngày 15.6 trả lời rằng khó ước tính, nhưng con số từ 100 người tử trận và 300 người bị thương do báo chí nêu trước đó “gần với đánh giá của chúng tôi”.

Ông Milley không có phản ứng về ước tính mới nhất của phía Ukraine. Ông cũng cho rằng lực lượng Nga chịu tổn thất “lớn” và quân đội Ukraine đang chiến đấu một cách hiệu quả.

Chiến sự đến chiều 16.6: Ukraine nêu thương vong mỗi ngày ở Donbass, Mỹ cảnh báo Trung Quốc - ảnh 1

Quân nhân Ukraine lái xe chiến đấu bộ binh BMP-1 ở tỉnh Donetsk thuộc vùng Donbass ngày 14.6

REUTERS

Ông Arakhamia đang dẫn đầu một phái đoàn Ukraine đến Washington D.C trong tuần này để vận động chính quyền Tổng thống Joe Biden và quốc hội Mỹ đẩy nhanh tốc độ chuyển giao vũ khí cho Kyiv.

Ông Arakhamia cho biết thêm Ukraine vừa tuyển khoảng 1 triệu người vào quân đội và có khả năng tuyển thêm 2 triệu người nên lực lượng nước này có thể tiếp tục chiến đấu ở Donbass.

Mặt khác, ông Arakhamia cho hay tuy các cuộc đàm phán chính thức đang bị đóng băng, phái đoàn của ông vẫn điện đàm với phái đoàn Nga từ “một hoặc hai lần/tuần”.

Current Time0:00
/
Duration1:51
Auto
Lính Ukraine ở Donetsk: "Chiến thắng sẽ thuộc về chúng tôi"

Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky hôm nay 16.6 nói rằng Moscow sẵn sàng khôi phục các cuộc hòa đàm với Ukraine, nhưng chưa nhận được phản hồi đối với đề nghị mới nhất của Moscow, theo hãng tin Interfax.

Xem thêmUkraine dọa rút khỏi đàm phán với Nga, muốn Mỹ cung cấp vũ khí mạnh hơn

Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Đài CNN ngày 16.6 đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố viện trợ quân sự thêm 1 tỉ USD cho Ukraine nhằm đối phó chiến dịch Nga, trong đó có thêm các lựu pháo, đạn dược và hệ thống phòng thủ bờ biển.

Tổng thống Biden đã điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 15.6 trước khi công bố gói viện trợ trên. Lầu Năm Góc cho hay gói viện trợ này có 18 lựu pháo kèm 36.000 đạn pháo và 2 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon.

Current Time0:00
/
Duration2:31
Auto
Mỹ cam kết gửi thêm 1 tỉ USD vũ khí cho Ukraine vào "thời điểm then chốt"

Xem thêmCó gì trong gói 1 tỉ USD viện trợ quân sự cho Ukraine mà Tổng thống Biden vừa công bố?

Ukraine dọa phá hủy cây cầu dài nhất châu Âu sau khi nhận vũ khí từ phương Tây

Thiếu tướng Ukraine Dmitry Marchenko mới đây cho rằng Ukraine nên nhắm tới cây cầu bắc qua eo biển Kerch kết nối bán đảo Crimea với lục địa Nga ngay khi Kyiv nhận được vũ khí phương Tây có đủ sức mạnh.

“Cầu Kerch chắc chắn là mục tiêu số một của chúng tôi”, ông Marchenko nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn với trang Crimea Realities, được chính phủ Mỹ tài trợ, theo Đài RT tối 15.6. Cầu bắc qua eo biển Kerch này là cây cầu dài nhất ở châu Âu, được đưa vào sử dụng trong năm 2018.

Ông Marchenko lập luận cây cầu bắc qua eo biển Kerch là con đường chính mà lực lượng Nga điều quân dự bị nên nếu nó bị phá hủy, binh sĩ Nga ở Crimea “sẽ bắt đầu hoảng sợ”. “Và hãy tin tôi, những nơi đang treo cờ Nga ở Simferopol (thủ phủ Crimea) sẽ nhanh chóng thay thế bằng cờ Ukraine”, ông Marchenko nhấn mạnh.

Current Time0:00
/
Duration1:31
Auto
Tướng Ukraine đe dọa phá hủy cầu nối Nga với Crimea

Xem thêmUkraine dọa phá hủy cây cầu dài nhất châu Âu sau khi nhận vũ khí từ phương Tây

Lãnh đạo Đức, Pháp, Ý đi xe lửa đến Kyiv gặp Tổng thống Ukraine

Hãng Reuters ngày 16.6 đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đến Kyiv trong chuyến đi chung nhằm ủng hộ Ukraine đối phó chiến dịch quân sự của Nga. Ba nhà lãnh đạo di chuyển trong đêm trên chuyến tàu chuyên chở những nhân vật cấp cao đến thăm Ukraine.

“Đây là thời khắc quan trọng, là thông điệp về đoàn kết, về hỗ trợ mà chúng tôi gửi đến người dân Ukraine, và là thời điểm để nói về hiện tại và tương lai, vì những tuần tới sẽ rất khó khăn”, Tổng thống Macron phát biểu sau khi đặt chân đến Kyiv.

Current Time0:00
/
Duration2:25
Auto
Tổng thống Pháp Macron kêu gọi Ukraine tái khởi động đàm phán với Nga

Mỹ cảnh báo Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Putin


Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15.6 bày tỏ quan ngại về điều mà Washington xem là Trung Quốc đứng về phía Nga trong vấn đề Ukraine, theo AFP.

“Trung Quốc tuyên bố trung lập, nhưng hành vi của nước này rõ ràng cho thấy vẫn đang đầu tư vào những mối quan hệ gần gũi với Nga”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo, theo AFP. Vị phát ngôn viên còn nói rằng Washington “đang theo dõi sát sao hoạt động của Trung Quốc”.

Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho rằng trong hơn 3 tháng chiến sự Nga-Ukraine, Trung Quốc vẫn đứng về phía Nga.

Current Time0:01
/
Duration1:42
Auto
Trung Quốc ủng hộ tăng cường hợp tác chiến lược với Nga, Mỹ phản ứng

Đến Ukraine chiến đấu, cựu tướng Canada bị khởi tố ở quê nhà vì tấn công tình dục

Quân cảnh Canada ngày 15.6 khởi tố trung tướng về hưu Trevor Cadieu về hai tội danh tấn công tình dục, trong lúc ông nói mình đang ở Ukraine hỗ trợ lực lượng nước này kháng cự quân đội Nga.

Cáo buộc trên liên quan đến những vụ việc bị tình nghi xảy ra vào năm 1994 tại Đại học Quân sự hoàng gia ở thành phố Kingston thuộc tỉnh bang o­ntario, Canada, theo Đài CTV News. Ông Cadieu đã phủ nhận các cáo buộc.

Ông Cadieu được cho là sẽ được bổ nhiệm làm tư lệnh Lục quân Canada trong tháng 9.2021, nhưng việc bổ nhiệm này bị tạm dừng do quân cảnh điều tra những cáo buộc chống lại ông. Khi đó, ông Cadieu mô tả những cáo buộc nhắm vào ông là giả tạo.

Current Time0:06
/
Duration1:28
Auto
Hai 'lính tình nguyện' Mỹ mất tích tại Ukraine

 Việt nhìn về chiến tranh Ukraine-Nga, nghĩ đến Trung Quốc  Luật sư Đặng Đình Mạnh

  • từ Sài Gòn
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ cho thấy cuộc tiến công của quân đội Nga vào Ukraine từ phía đông. Cập nhật ngày 7 tháng 3

Ngay từ khi ông Putin tập trung 20 vạn quân đóng dọc biên giới phía đông Ukraine dưới chiêu bài tập trận, thì nhiều người Việt mẫn cảm với thời cuộc đã sớm có sự so sánh tình cảnh Ukraine với Việt Nam hiện tại.

Cũng đều là các nước sống cạnh láng giềng khổng lồ luôn luôn có tham vọng lãnh thổ vượt ngoài phạm vi biên giới và thực tế đã nhiều lần ra tay thực hiện tham vọng đó. Ukraine bị Nga chiếm Crimea và lăm le chiếm hai tỉnh phía đông có đa số dân Nga cư ngụ. Việt Nam cũng vậy, bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và chực chờ chiếm phần Trường Sa còn lại.

Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

Về phương diện pháp lý, tất cả những động thái vừa kể của Ukraine đều phát sinh từ quyền tự quyết của một quốc gia. Thế nhưng, về phương diện chính trị, động thái ấy lại thành cái cớ hoàn hảo để ông Putin động binh đông tiến.

Hà Nội ngày 22/2

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội ngày 22/2

Việt Nam, quốc gia rất thấm thía vai trò "trái độn" từ khá lâu, trước Ukraine ít nhất gần bốn thập kỷ. Từ giữa thập kỷ 50 thế kỷ trước với sự kiện ký kết Hiệp định Genever 1954, mà trong đó, "đàn anh" Trung Quốc đã tác động để phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở lên trở thành "trái độn" an ninh cho Trung Quốc cho đến tận tháng 04/1975. Tương tự như việc phân chia hai miền Nam, Bắc Triều Tiên là di sản tồi tệ còn tồn tại đến tận ngày nay chưa thể giải quyết được.

Thế nên, quan sát những biến động trong quan hệ Ukraine - Nga cũng chính là cách rút ra bài học làm đối sách cho Việt Nam trong quan hệ Việt - Trung. Không chỉ Việt Nam, mà chắc chắn, ngay cả Trung Quốc cũng thế, vì họ còn có mối bận tâm lớn không kém là Đài Loan.

Thế giới, từng quốc gia, từng khối liên minh công bố các biện pháp trừng phạt Nga với các cách thức chưa từng áp dụng bao giờ. Thậm chí, cả Thụy Sỹ, các tổ chức thể thao cũng đã mau chóng từ bỏ vai trò trung lập, phi chính trị truyền thống để sớm công bố, nối dài thêm các biện pháp trừng phạt Nga.

Харків

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Kharkiv sau bom đạn Nga bắn vào

Chưa hết, ngày 02/03/2022, cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với đa số phiếu lên án cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin.

Trong cuộc bỏ phiếu công khai đó, việc các quốc gia bỏ phiếu thuận để lên án Nga là phổ biến, là bình thường. Nhưng công chúng đặt sự chú ý của mình hơn đối với các quốc gia bỏ phiếu chống và bỏ phiếu trắng.

Việt Nam không bỏ phiếu chống, nhưng là 01 trong 35 quốc gia bỏ phiếu trắng mặc cho những lời tuyên bố trước đó của người đại diện Việt Nam tuyên bố trước cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc gồm: Phê phán chiến tranh, đề cao luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bảo vệ độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ ... Tuy lời tuyên bố không nhắc đích danh Nga, nhưng Nga có vẻ đã là đối tượng của lời tuyên bố khi họ là quốc gia chủ động phát động chiến tranh, phủ nhận luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đồng thời, xâm phạm vào độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine !

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Rõ ràng, với vị thế khá tế nhị của chính quyền Việt Nam trong quan hệ với Nga, chúng ta khó hình dung ra một lời tuyên bố chính thức nào tốt hơn thế.

Kyiv năm 2018

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Kyiv năm 2018

Với lá phiếu trắng, nhiều người Việt đã phải tự hỏi, nếu Việt Nam rơi vào hoàn cảnh Ukraine, thì thế giới có ủng hộ như đã từng ủng hộ Ukraine không ? Họ có bỏ phiếu thuận để lên án kẻ xâm phạm đến Việt Nam như đang lên án Nga? Hay họ bỏ phiếu trắng để đáp trả phiếu trắng của Việt Nam cho Ukraine?

Bên ngoài sứ quán Ukraine tại Hà Nội hôm 5/3

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Bên ngoài sứ quán Ukraine tại Hà Nội hôm 5/3

Các câu hỏi được đặt ra đều hết sức cần thiết và chính đáng, mà trả lời những câu hỏi đó, nó giúp cho Việt Nam có đối sách thích hợp nếu lỡ rơi vào hoàn cảnh như Ukraine.

Theo đó, tôi đã đọc được nhiều câu trả lời mà đa phần là khá bi quan !

Tôi nghĩ khác. Nếu là Việt Nam, thì phản ứng của thế giới vẫn không khác. Điều có thể khác, chỉ là mức độ mà thôi. Vì các lẽ :

- Khi lập nên các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế, luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc … thì các quốc gia sáng lập viên đều hướng đến các mục tiêu đẹp đẽ, tiến bộ cho nhân loại. Đến nay, các định chế quốc tế này vẫn đang hoạt động. Ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ, thì nhìn chung, thế giới ứng xử với nhau tử tế hơn so với mức người Việt bi quan. Các giá trị công lý, công bằng vẫn được minh thị bảo vệ. Việc một quốc gia mang quân đội đến xâm phạm một quốc gia khác có chủ quyền là hành vi xâm lược, vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đi ngược với lợi ích chung của thế giới. Cho nên, nếu Việt Nam là nạn nhân của sự xâm lược, thì thế giới, kể cả Ukraine sẽ vẫn lên tiếng bênh vực.

- Ngoại trừ một số ít quốc gia là cường quốc, hoặc thành viên của các liên minh quân sự hùng mạnh có thể tự bảo vệ mình trước các sự xâm phạm, thì đa phần còn lại đều là các quốc gia nhỏ, đều phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ mình. Cho nên, nếu Việt Nam là nạn nhân của sự xâm lược, thì hầu hết các quốc gia nhỏ đã từng bỏ phiếu thuận lên án Nga thì cũng sẽ bỏ phiếu thuận lên án quốc gia xâm lược Việt Nam. Vì họ bỏ phiếu thuận cho Việt Nam cũng là cách họ bỏ phiếu thuận bảo bệ cho chính mình vào tương lai và theo đó, luật pháp quốc tế được tôn trọng.

Đây cũng chính là lý lẽ mà bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam ngỏ trên trang cá nhân của mình: "Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý".

Thế nên, bất kể phiếu trắng của Việt Nam tại Liện Hiệp Quốc khác biệt so với 141 phiếu thuận của thế giới có làm phiền lòng Ukraine và nhiều người Việt khác đang lên án cuộc chiến xâm lược của ông Putin, thì điều đó vẫn không ngăn cản thế giới ủng hộ Việt Nam nếu rơi vào trường hợp như Ukraine trong tương lai. Đó là điều chắc chắn.

Tuy vậy, Việt Nam cũng cần thấy rằng việc điều chỉnh chính sách đối ngoại để không còn giữ mình trong hoàn cảnh tế nhị như hiện nay với Nga là điều hết sức cần thiết, khi mà quyền lợi mà ông Putin đòi hỏi cho nước Nga đang chà đạp luật pháp quốc tế, đi ngược với lợi ích chung của thế giới. Để Việt Nam không còn phải bỏ phiếu trắng cho những nỗ lực chung của nhân loại nhằm giữ gìn trật tự thế giới và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hôm nay, người Việt lo lắng nhìn về Ukraine. Lo lắng cho Ukraine một, thì phải lo lắng cho Việt Nam gấp muôn phần. Vì lẽ, Việt Nam không chỉ là một danh xưng quốc gia, mà đó còn là quê hương.

(PLO)- Hai công dân Mỹ bị mất tích - Alexander Drueke, 39 tuổi, và Andy Huynh, 27 tuổi - đã tình nguyện đến Ukraine để chiến đấu chống lại lực lượng Nga trước đó.

Hãng tin Reuters ngày 15-6 cho biết hai công dân Mỹ đến Ukraine với tư cách chiến binh tình nguyện hỗ trợ chính quyền Kiev chống Nga đã mất tích một tuần và gia đình của hai người đang lo sợ họ bị Nga bắt giữ.

Hai người đàn ông, gồm Alexander Drueke, 39 tuổi, sống ở TP Tuscaloosa (bang Alabama) và Andy Huynh, 27 tuổi, sống ở TP Hartselle (cũng thuộc bang Alabama), liên lạc lần cuối với gia đình vào ngày 8-6 và đã không trở về sau một nhiệm vụ tại tỉnh Kharkiv, miền đông Ukraine.

Theo đó, vào ngày 8-6, Drueke và Andy thông báo sẽ tạm ngừng liên lạc với gia đình của họ trong vài ngày, song không cung cấp thông tin chi tiết cũng như lý do vì cả hai sợ mình đang bị theo dõi.

Hai công dân Mỹ đến Ukraine chiến đấu mất tích, nghi bị Nga bắt giữ ảnh 1

Anh Alexander Drueke cùng mẹ mình là bà Lois Drueke. Ảnh: REUTERS

Gia đình của Drueke và Andy cùng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thông tin cho rằng hai người đã bị Nga bắt làm tù binh vẫn chưa được xác nhận.

Advertisement - Quảng Cáo

X

"Những gì chúng tôi biết chính thức vào thời điểm này từ Bộ Ngoại giao là Andy và Alex đã mất tích" - hôn thê của Andy - cô Joy Black cho biết.

"Chúng tôi không xác nhận bất cứ thông tin gì đang được lan truyền khắp các trang truyền thông. Tuy nhiên, khi cuộc tìm kiếm càng kéo dài, chúng tôi càng phải cân nhắc nhiều đến các tình huống khác, bao gồm việc cả hai bị bắt giữ" - cô nói thêm.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về thông tin này.

Nếu Drueke và Andy thật sự bị Nga bắt giữ, họ sẽ là những công dân Mỹ đầu tiên được xác nhận bị bắt làm tù binh trong cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow, bắt đầu vào ngày 24-2 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự tại quốc gia láng giềng.

Theo ông John Kirby - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ - nếu thông tin cho rằng Drueke và Andy bị lực lượng Nga bắt giữ là đúng sự thật, Mỹ "sẽ làm mọi thứ có thể" để “chuộc lại họ”.

Hai công dân Mỹ đến Ukraine chiến đấu mất tích, nghi bị Nga bắt giữ ảnh 2

Anh Alexander Drueke. Ảnh: REUTERS

Bà Lois Drueke - mẹ của Drueke - cho biết bà đã liên tục liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine, hiện đang được đặt tại Ba Lan, để tìm con của bà và Andy.

Theo bà Lois, Drueke từng chiến đấu ở Iraq từ năm 2008 đến 2009. Trong khi đó, Black cho hay vị hôn phu là một cựu thủy quân lục chiến Mỹ.

Cả hai người đàn ông hoàn toàn không biết nhau trước khi cả hai gặp nhau ở Ukraine. Drueke và Andy quyết định tự nguyện đến Ukraine để chiến đấu sau khi họ nhìn thấy hình ảnh thương vong của dân thường sau khi Nga tấn công thị trấn bên ngoài thủ đô Kiev vào cuối tháng 3.

“Khi Andy xem đoạn phim từ Ukraine, anh ta nói rằng anh ta không ngủ được, không ăn được, anh ta bị choáng ngợp trước nỗi kinh hoàng mà những thường dân vô tội ở Ukraine phải trải qua” - Black kể lại.

“Là một người mẹ, tất nhiên tôi không muốn con mình bị thương. Nhưng tôi biết rằng điều đó thực sự quan trọng đối với Alex, nó muốn có một mục đích sống của mình và nó cảm thấy rằng việc đến Ukraine là một việc làm tốt và cao cả” - bà Lois chia sẻ.

Từ chiến tranh Ukraine nhìn về chiến tranh Việt Nam

VNTB  – Từ chiến tranh Ukraine nhìn về chiến tranh Việt Nam

Phạm hy Sơn

(VNTB) – Chiến tranh là tàn phá, chết chóc, dau thương. Những kẻ gây ra chiến tranh là những phạm nhân chiến tranh dù đó là ai.

Lấy lý do diệt trừ “phát xít”,  TT Nga Putin xua gần 200 ngàn quân xâm lăng Ukraine dù Ukraine được thế giới công nhận là một nước dân chủ. Quân đội Nga mở các mặt trận nhanh chóng tiến  vào Mariupol, Poltara, Sumy, Kharkiv và nhất là Kiev . . .   .   Qua màn hình truyền hình hay hình ảnh đăng trên báo chí chúng ta thấy sự tàn phá ghê gớm của các loại vũ khí hiện đại gây ra cho nhà cửa ở những khu dân cư, nhà thương, chợ búa và rải rác khắp nơi là xác người . 

Kiev sau khi quân Nga tiến vào bao vây hơn một tháng bị đánh trả mãnh liệt phải tháo chạy ngày 3/4/2022 để lại cảnh hoàng tàn, rùng rợn:  nhà cửa bị tàn phá, dân chúng bị bắn giết ở các thị trấn Hotomel, Irpin, Bucha . . .  .    Thị trấn Bucha bị nặng nề nhất. Trên đường phố xác chết nằm la liệt, nhiều người dân mặc thường phục, hai tay bị trói, đầu bị bắn chứng tỏ họ bị hành quyết bởi quân đội chiếm đóng. Ngoài ra người ta còn phát giác nhiều hố chôn tập thể hàng trăm xác người trong các khu đất nhà thờ hay trong các nghĩa địa. 

Những hình ảnh đó làm cho thế giới kinh hoàng đau xót.  Liên Hiệp Quốc yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập về tội phạm chiến tranh ở Ukraine, Công Tố Toà Án Hình Sự quốc tế đã mở cuộc điều tra, Viện Công Tố các nước Pháp và 9 nước trong Liên Hiệp Châu Âu cũng nhập cuộc, theo tin trên mạng RFI ngày 10/4/2022.

Nếu chúng ta nhìn lại cuộc chiến tranh Nam – Bắc Việt Nam kéo dài 21 năm, từ năm 1954 đến 40 tháng Tư năm 1975 thấy nó đau thương và khủng khiếp như thế nào. Đau thương vì người Việt Nam cùng một nòi giống chém giết nhau do mù quáng tôn sùng những chủ nghĩa ngoại lai, khủng khiếp vì không phải vài trăm người chết như ở Bucha hay vài ngàn người chết như ở Mariupol mà là hàng triệu người chết ở khắp nước Việt Nam từ Nam chí Bắc.   Những xác chết nằm la liệt trên đường ở Bucha, Hotomel, Irpin hay Mariupol . . . gợi lại hình ảnh Mùa Hè Đỏ Lửa khi người dân Quảng Trị trên đường chạy loạn hướng về Huế bị pháo binh quân đội miền Bắc bắn truy đuổi giết chết.   Những mồ chôn tập thể gợi lại thảm cảnh ở Huế Tết Mậu Thân 1968 sau khi bộ đội miền Bắc tháo chạy.   Người dân Huế bị giết không phải vài trăm mà lên tới sáu, bảy ngàn người.  Trước đây hàng năm cứ đến tết là người Huế tổ chức lễ giỗ tập thể ở các chùa hay các nhà thờ . Giỗ tập thể sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 bị cấm ở Huế .

Sau 21 năm tương tàn bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn bị tàn phá, bao nhiêu con đường bị đặt mìn, những cây cầu bị ném bom . Lính miền Bắc, lính miền Nam theo ước tính chết hơn 4 triệu người, dân chúng chết hơn một triệu người.

Đảng Cộng Sản Việt Nam vui mừng chiếng thắng ngày 30/4/1975  trên bao nhiêu máu xương của người Việt nhân danh cái Xã Hội Chủ Nghĩa hoang tưởng và tàn bạo, sau ngày 30/4/1975 đem lại sự đói rách cùng cực cho người dân cả Nam lẫn Bắc và dẫn đất nước đến tình trạng suy vong, cuối cùng phải bắt chước người Tàu từ bỏ nền kinh tế Quy Hoạch Bao Cấp đầy sai lầm của Xã Hội Chủ Nghĩa Marx-Lénine để theo nền kinh tế Thị Trường Tư Bản với cái đuôi Kinh Tế Thị Trường ( đúng hơn là Kinh Tế Tư Bản) theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Vậy thì hàng triệu người đã chết dưới lá cờ Cộng Sản, chết cho lý tưởng Cộng Sản Marx-Lénine có còn một chút nào ý nghĩa nào không?  Và bao nhiêu triệu người đã chết vì chiến đấu chống lại chủ nghĩa Cộng Sản hoang tưởng, tàn bạo phải được nhìn nhận ra sao? 

47 năm chấm dứt chiến tranh vẫn là 47 năm chia cắt giữa những người theo Cộng Sản và những người không theo Cộng Sản, tức tất cả người dân Việt Nam sống trên đất nước thân yêu của chúng ta vì tuy theo kinh tế Tư Bản nhưng đảng CSVN vẫn nắm quyền với chính sách độc tài toàn trị theo lời dạy của Marx-Lénine .  Và chính chính sách độc tài toàn trị, đặc quyền đặc lợi này đã tạo ra một guồng máy tham nhũng liên kết với nhau đục khoét, phá hoại đất nước, chặt đầu này mọc lên vài đầu khác lớn hơn, mạnh hơn không cách nào tận diệt được.

Từ đứa trẻ sinh ra đi làm giấy khai sinh phải nộp hối lộ, lớn lên xin đi  học hay chuyển trường phải hối lộ; người dân buôn bán,làm ăn, chạy xe ôm, taxi, xe đò phải hối lộ, thậm chí đau yếu nằm bệnh viện cũng phải hối lộ mới được săn sóc chữa trị, đó là chưa kể biết bao nhiêu người bị cướp nhà, cướp đất ở Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng, Cồn Dầu, Dương Nội, Văn Giang . . .  .  Những người tố cáo tham nhũng, bênh vực dân oan bị đánh đập, bắt bớ,  bỏ tù .  Tóm lại, toàn thể người dân là những kẻ bị trị, bị đàn áp, bóc lột có thể thể nào thỏa hiệp, hoà giải để sống hoà bình với chính quyền Cộng sản được.

Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 16/6

24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, đáng chú ý là Ukraine nói Nga đang tấn công đồng loạt từ 9 hướng.

Tiêm kích Su-27 của Nga. Ảnh RAF

Tiêm kích Su-27 của Nga. Ảnh RAF

Ukraine nói Nga đang tấn công đồng loạt từ 9 hướng: Ngày 15/6, người đứng đầu quân đội Ukraine nói rằng Nga đang tập trung lực lượng chính ở phía bắc tỉnh Lugansk và đang tấn công đồng thời từ 9 hướng.

Trung Quốc khẳng định hợp tác với Nga không nhằm vào nước thứ ba: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/6 cho biết, hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga không nhằm vào bất kỳ nước thứ ba nào.

Nga hy vọng 'tầm nhìn thực tế' của lãnh đạo Pháp-Đức-Italy về Ukraine: Ngày 16/6, phía Nga cũng cho biết Moskva sẵn sàng tái khởi động cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, nhưng chưa nhận được phản hồi về đề xuất này.

Lãnh đạo khu vực Donetsk ở Ukraine muốn trưng cầu ý dân để sáp nhập Nga: Nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng biết ông muốn tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân để khu vực của mình sáp nhập Nga.

Nga hy vọng chuyến thăm Ukraine của Pháp, Đức và Italy giúp giải quyết xung đột: Ngày 16/6, Điện Kremlin bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy sẽ nhân chuyến công du Ukraine để thảo luận về các vấn đề khác ngoài việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Nga tuyên bố dùng hệ thống tác chiến điện tử 'chọc mù' nhiều khí tài của Ukraine: Tập đoàn Rostec Nga tuyên bố, các hệ thống tác chiến điện tử họ sản xuất, trong đó có Rychag-AV, đã vô hiệu hóa nhiều khí tài, UAV trinh sát của Ukraine và NATO.

Lãnh đạo châu Âu hội đàm với ông Zelensky, Nga nói gửi vũ khí cho Ukraine 'vô ích': Lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Italia và Romania đã tới thủ đô Kiev hôm nay (16/6) và có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Nga kêu gọi Ukraine hạ vũ khí ở Severodonetsk: Nga yêu cầu các lực lượng Ukraine cố thủ trong nhà máy hóa chất Azot ở Severodonetsk phải hạ vũ khí vào 8 giờ sáng 15-6 theo giờ Moscow (12 giờ trưa theo giờ Hà Nội).

Nga tố Ukraine ngưng hòa đàm theo yêu cầu của Mỹ: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Ukraine đã cắt đứt các cuộc đàm phán hòa bình với Nga theo yêu cầu từ Mỹ.

Tiêm kích Su-27 của Nga và của Kiev cùng đọ sức trên chiến trường Ukraine: Cả Nga và Ukraine đều triển khai tiêm kích Su-27 tham gia các hoạt động tác chiến. Tuy nhiên, phiên bản của Ukraine không được nâng cấp và hiện đại hóa nhiều như phiên bản của Nga.

Tổng thống Pháp Macron: Ukraine cần đàm phán với Nga: Đến một thời điểm thích hợp, Ukraine sẽ cần phải đàm phán với Nga cùng sự tham gia của các thành viên châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố trong chuyến thăm Romania và Moldova ngày 15/4.

Những nước bị ảnh hưởng nặng nề vì khủng hoảng ngũ cốc Ukraine: Xung đột Nga-Ukraine khiến giá lương thực trên toàn cầu tăng cao và các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất.

2 lính tình nguyện Mỹ mất tích tại Ukraine, nghi bị Nga bắt giữ: Reuters ngày 15/6 đưa tin, hai công dân Mỹ đến Ukraine với tư cách là binh sỹ tình nguyện hỗ trợ chính phủ Ukraine đối phó với Nga đã mất tích một tuần và gia đình của hai người này đang lo sợ họ bị Nga bắt giữ.

Tiêm kích Su-27 của Nga và của Kiev cùng đọ sức trên chiến trường Ukraine

(PLO)- Cả Nga và Ukraine đều triển khai tiêm kích Su-27 tham gia các hoạt động tác chiến. Tuy nhiên, phiên bản của Ukraine không được nâng cấp và hiện đại hóa nhiều như phiên bản của Nga.

Theo trang tin Business Insider, cả Nga và Ukraine đều triển khai tiêm kích Su-27 tham gia các hoạt động tác chiến. Tuy nhiên, phiên bản Su-27 của Ukraine không được nâng cấp và hiện đại hóa nhiều như phiên bản Su-27 của Nga. Các phi công Ukraine phải dựa vào sự ứng biến và kỹ năng của họ để bắt kịp Su-27 của Nga.

Su-27 của Nga và Su-27 của Ukraine

Ukraine đang vận hành phiên bản Su-27 có từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Tiêm kích Su-27 của Ukraine vẫn có khả năng cơ động và nhanh nhẹn như Su-27 Nga, nhưng cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí trên Su-27 của Nga tốt hơn.

Tiêm kích Su-27 của Nga và của Kiev cùng đọ sức trên chiến trường Ukraine ảnh 1

Tiêm kích Su-27 của Nga. Ảnh RAF

Người Nga hiện sử dụng tên lửa mới R-37M để lắp trên Su-27, hiện đại hơn tên lửa R-27 mà Ukraine sử dụng. Tên lửa R-37M có tầm bắn gấp 5 lần so với tầm bắn của R-27. Bên cạnh đó, R-37M còn có thể bay với tốc độ Mach 6 (7.350 km/giờ) và là một trong những tên lửa không đối không tốt nhất được triển khai hiện nay.

Advertisement - Quảng Cáo

X
00:00/00:00VIETNAM- BEACHES HLS

Su-27 của Ukraine đang chịu tổn thất lớn

Các tiêm kích Su-27 của Ukraine còn tụt hậu hơn so với Su-27 của Nga ở nhiều khía cạnh khác.

Theo trang Military Watch, Su-27 của Nga sử dụng tên lửa radar chủ động dẫn đường, hệ thống tác chiến điện tử, buồng lái màn hình hiển thị và có lẽ quan trọng nhất là hệ thống liên kết dữ liệu tác chiến… Tất cả điều đó đem lại cho Su-27 lợi thế cực kỳ lớn.

Phiên bản Su-27 của Ukraine được cho đã bị tên lửa đất đối không S-400 hay tiêm kích Su-35 của Nga bắn hạ. Theo giới chuyên gia, Su-27 của Ukraine đang bị tụt hậu hơn ba thập niên về mặt công nghệ. Những máy bay này cũng đòi hỏi mức độ bảo dưỡng cao để duy trì hoạt động trên không.

Thêm vào đó, Ukraine còn gặp khó khăn trong việc mua phụ tùng thay thế từ hãng Sukhoi kể từ năm 2009. Việc tìm kiếm phụ tùng thay thế càng khó khăn hơn trong bối cảnh xung đột hiện nay. Trước khi Nga phát động tấn công Ukraine hồi tháng 2, Ukraine chỉ có 19 tiêm kích Su-27 sẵn sàng hoạt động.

Tiêm kích Su-27 của Nga và của Kiev cùng đọ sức trên chiến trường Ukraine ảnh 2

Tiêm kích Su-27 cất cánh từ một căn cứ không quân ở Ukraine năm 2018. Ảnh: US Air National Guard

Dù vậy, trả lời tạp chí Air and Space Magazine, ông Oleksandr Oksanchenko, Đại tá đã nghỉ hưu của Ukraine cho rằng Su-27 vẫn gây ấn tượng mạnh trên bầu trời.

“Chúng mạnh mẽ và tăng tốc tốt, đặc biệt là khi cất cánh” – ông Oksanchenko nhận định.

Su-27 (NATO đặt tên mã là Flanker) là máy bay chiến đấu hai động cơ, có khả năng cơ động cao cung cấp ưu thế trên không. Tiêm kích Su-27 do Cục thiết kế Sukhoi thiết kế và được tập đoàn Irkut sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của loại chiến cơ này Su-27SK. Su-30M Flanker, Su-33 và Su-35 là các phiên bản tiên tiến của tiêm kích Su-27, theo trang Airforce Technology.

Yếu tố con người

Do các tiêm kích Su-27 của Ukraine kém hơn về công nghệ và trang bị nên chất lượng phi công đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu. Lỗi của con người có thể dẫn tới thảm họa.

Tuy nhiên, các phi công tiêm kích Su-27 của Ukraine đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất, đó là đảm bảo không phận Ukraine không bị Nga kiểm soát hoàn toàn. Người Nga có thể sở hữu máy bay phiên bản cải tiến hơn, song các phi công của Ukraine có sự can trường và quyết tâm.

Sự thành công của các phi công Ukraine là điều gây bất ngờ với nhiều nhà phân tích, những người trước nay tin rằng Nga sẽ nhanh chóng áp chế không quân Ukraine. Trong một số trường hợp, các phi công Ukraine đã tận dụng rất tốt các biện pháp đối phó như sử dụng pháo sáng và mồi nhử để đánh lừa tên lửa đối phương.

Phi công Ukraine vẫn còn gặp nhiều thách thức. Họ thường nhận được rất ít thông tin để chuẩn bị nhiệm vụ và phải nhảy lên máy bay với rất ít cảnh báo và không được nghỉ ngơi nhiều. Nhiều sân bay ở miền đông Ukraine đã bị phá hủy, vì thế máy bay phải cất cánh từ đường băng ngắn hơn ở miền tây Ukraine.

Ukraine có thể tiếp tục đối đầu với tiêm kích Su-27 trong bao lâu, điều này hiện rất khó đánh giá. Tiêm kích Su-27 của Ukraine sẽ đóng vai trò quan trọng vì đây vẫn được coi là một máy bay chất lượng dù không được nâng cấp nhiều như phiên bản của Nga.



50 năm như mơ

Richard Nixon và Chu Ân Lai nâng ly cho quan hệ 'không còn là kẻ thù' (GETTY IMAGES)

50 năm phía Việt 

Trong lúc giới trẻ Sài Gòn chở nhau trên “đường Duy Tân, cây dài bóng mát,” mua cho nhau ly chanh đường mát rượi như bóng cây, thì miền Bắc mở Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà miền nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, người Mỹ gọi là Easter Offensive (cuộc tấn công vào mùa lễ Phục Sinh). Chiến dịch quân sự (không đặc biệt như Putin) bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972 và kéo dài tới 31 tháng 1 năm 1973.

Đây là chiến dịch quân sự lớn thứ nhì sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Lần này, miền Bắc mở ba mũi tấn công lớn; một ở Quảng Trị Thừa Thiên; một ở Đắc Tô, Tân Cảnh, Kon Tum; một ở Lộc Ninh, Bình Long và dọc Quốc lộ 13.

Nói đến Mùa Hè Đỏ Lửa là nói đến Đại lộ Kinh Hoàng, tên mà một nhà báo miền Nam đặt cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại Quảng Trị, nơi mà một đoàn quân và dân miền Nam đang trên đường rút chạy đã bị quân miền Bắc pháo kích như mưa. Theo ước tính, có gần 2000 người chết và hơn 500 xe cộ các loại bị phá hủy trên đoạn đường này.

Cuộc tổng tấn công 1972 khác với 1968 vì không có những trận đánh trên đường phố, không lọt vào Tòa Đại Sứ Mỹ, người dân thành thị không trực tiếp cảm thấy khói súng chung quanh.

Cả hai cuộc tấn công đã không “giải phóng” được miền Nam, lẽ ra những người tổ chức phải bị thanh trừng. Những ai không tin miền Bắc thất bại trong Mậu Thân, hãy đến với Chế Lan Viên. Có thể hiểu tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không buộc con em chúng ta học lịch sử.

Chỉ có thắng lợi duy nhất của miền Bắc là làm dư luận Mỹ xôn xao, những bậc cha mẹ không muốn chính phủ đem con mình sang đánh nhau ở một nơi mà họ không biết ở đâu trên bản đồ thế giới.

Cả hai cuộc tấn công đã chứng minh sự thật: nếu miền Nam được viện trợ như cũ, Đại Thắng Mùa Xuân đã không xảy ra.

Cả hai đều giống nhau: khi quân “cách mạng” tổng tấn công, chẳng có cuộc tổng nổi dậy nào của quần chúng nhân dân; trái lại quân “cách mạng” đi đến đâu, quần chúng nhân dân bỏ chạy đến đó; dù các cơ sở Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng…; các cảm tình viên Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức… kêu gọi thảm thiết.

Cả hai cũng giống nhau: những mồ chôn tập thể ở Huế, Đại Lộ Kinh Hoàng, cổ thành Quảng Trị. Giờ đây, nếu có dịp đi qua Trường Sơn, ai cũng nhận ra những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ, nhiều ngôi vẫn chưa được gia đình đến nhận, nhiều ngôi chỉ là mộ gió, lập ra để được rót ngân sách.

Một tài liệu của người miền Bắc“Thành cổ Quảng Trị ‘mùa hè đỏ lửa’ 1972 là một túi bom, mỗi mét vuông đất mà chiến sỹ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu. Hàng ngàn chiến sỹ đã hi sinh tại đây vẫn chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều. Xương máu, linh hồn và tên các anh đã hóa thân thành hình hài đất nước ngày nay.”

Câu cuối cùng của trích dẫn không biết muốn vinh danh người chết hay mỉa mai chế độ hiện nay.

Trong hơn trăm nước trên thế giới chống Covid, không nước nào có hai bộ trưởng vô tù vì chống dịch, làm giàu trên xương máu người chết, người bệnh, đoàn người bỏ của ùn ùn trốn về quê. Trong hơn trăm nước trên thế giới biết đá banh, không nước nào có người chạy tồng ngồng ngoài đường mừng chiến thắng. Thật là ngạo nghễ, tư hào, đáng ghi vào Kỷ lục Guiness quá đi thôi; thế chỗ cho những bánh chưng bánh tét khổng lồ mốc meo cạp gãy cả răng.

50 năm qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

50 năm phía Mỹ

Ngày 21/02/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc, bắt đầu hội nghị một tuần nhằm chấm dứt 20 năm băng giá trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm lịch sử được thu xếp bởi Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, đã rón rén đến Trung Quốc hai lần vào năm trước.

Trong lúc các ông bàn chuyện quốc sự thì Đệ nhất phu nhân Pat Nixon khoác chiếc áo đỏ chói (cùng màu cờ với nước chủ nhà, ngoại giao tí xíu mà, có chết thằng Tây nào đâu) đi thăm chợ búa, quán ăn, Vạn Lý Trường Thành để thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân. Khi thăm sở thú Bắc Kinh, bà chỉ nói xã giao mình thích gấu trúc thì ngay khi về đến Washington, Chu Ân Lai đã cho người chở đến tặng bà hai con panda. Quả là ấn tượng, lãnh đạo Bắc Kinh bấy giờ có mấy ai ga-lăng như Tổng lý Quốc vụ viện?

Trong buổi dạ tiệc chiêu đãi cấp nhà nước với hơn 800 thực khách và hàng trăm món đặc sản ba miền, Chu Ân Lai nâng ly mừng Richard Nixon với câu mở đầu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ” (Có bạn từ phương xa tới, không vui sao được).

Đối với những người Mỹ không biết nhiều về Khổng Tử, câu này có nghĩa là “you are extremely welcome” nhưng đối với Nixon, câu này là thằng Chu muốn xỏ mình đây.

Nixon thừa biết Chu đã dẫn lời Khổng Tử, khi các đệ tử hỏi: nếu như có bọn rợ phương Tây đến học ta chữ lễ, thầy có dạy cho chúng không? Phu tử bèn đáp: hẹp hòi gì mà không dạy cho chúng cái nét văn minh của ta?

Tuy biết tay điếm quốc tế nó xỏ mình, nhưng Nixon, cũng là một tay điếm quốc tế, vẫn tỉnh bơ vì đang nghĩ đến cái thị trường bao la bao la của Trung Quốc, chiếm được cái thị trường đó thì tái đắc cử nhiệm kỳ hai coi như cơm tấm sườn bì chả.

Theo “giải ảo gia” Nguyễn Xuân Nghĩa, chén Mao Đài mừng khách tối hôm đó có mùi rượu phạt.

Kết quả chuyến đi Bắc Kinh năm 1972 là Mỹ đạp Đài Loan ra khỏi cửa Liên Hiệp Quốc và bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

Trong bữa dạ tiệc hôm đó, Đàn Chim Việt có lén thu được một cờ-líp sau đây, xin mang ra post cho bạn đọc xem chơi, tin hay không là quyền của người đọc.

Trong lúc tay gắp món sâm thử (chuột trắng nuôi bằng sâm) Chu hỏi:

– Tại sao hòa đàm Pa-ri cứ kù kưa mãi vậy, chừng nào các ngài mới ký?

Nhai xong món não hầu (óc khỉ) Ních ôn tồn:

– Chúng tôi lúc nào cũng ready nhưng phía Bắc Việt muốn có một chiến thắng quân sự thật lớn để tạo ưu thế trên bàn đàm phán.

Chu gắp miếng tượng tinh (tinh khí của voi) có vẻ sốt ruột, hai lông mày sâu róm nhúc nhích:

– Thế thì các ngài phải làm cái gì đi chứ!

Kít ngồi cạnh tạm ngưng gắp món trư vương (heo chỉ nuôi bằng củ Tích Vân Lang, củ này chỉ sống tại khu vực đồi núi Châu Tịch Xương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách chi chúng cũng chết, thịt heo rất thơm ngon và bổ) nói chen vào:

– Sure! Chắc như bắp! Nếu Hà Nội cứ tiếp tục câu giờ, chúng tôi sẽ cho mưa bom xuống Hà Nội suốt một tuần xem có chịu ký hay không.

Miệng nhai món Phương Chi thảo (cỏ Phương Chi, từng giúp Khang Hy bồi dưỡng cường lực để quần thảo với hàng trăm phi tần) Chu hồ hởi:

– Hảo lớ! Hảo lớ! Nhưng nếu ký xong chắc các ngài cũng piết, Hà Nội có cái pịnh nói một đàng làm một nẻo lớ…

Kít lại chen vào lần nữa, dù cặp mắt đeo kính dày cộm đang dán vào món trứng công (khó kiếm và cầu kỳ hơn nem công):

– Biết quá đi chứ. Chúng tôi còn biết sau khi ăn bom, đối với Mỹ, Hà Nội sẽ năn nỉ để xin ký hiệp định Pa-ri; còn đối với người dân trong nước, họ sẽ tuyên truyền đây là “trận Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ sừng sỏ phải quỳ xuống xin ký với ta vì tâm phục khẩu phục trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, được Đảng lãnh đạo sáng suốt tài tình.

Họ Chu lại vén môi cười ha hả trước khi gắp món sơn dương Thiểm Tây (dê vùng núi Thiểm Tây, nuôi đặc biệt, có thể trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài):

– Chính xác! Chính xác! Dù sao Lê Đức Thọ cũng chỉ là tay điếm cấp làng xã, khôngcùng tầm trình với chúng ta.

Bộ ba Ních Chu Kít lại cụng chén Mao Đài kêu kôm kốp, cờ-líp chấm dứt ở đây.

Thế là 50 năm trôi qua một cái vèo, nửa thế kỷ chứ ít sao?

Châu Quang



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Happy Valentine day! [14.02.2023 11:15]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Ryvid, hãng mô tô điện của 3 thanh niên gốc Việt ‘ra lò’ tại Irvine, California
Hơn 40 đại quan Dâm Đảng CSTQ đam mê tình dục với nữ quan cấp dưới để tìm ngay hạnh phúc mà không cần tiến lên XHCN
Phụ nữ VN bị chồng chửi mắng, đánh giết nhiều nhất lịch sử trong thời XHCN
Được TBT tri ân nước Nga và lãnh tụ anh minh Putin, du khách homless Nga rủ nhau qua VN du lịch ngồi xin tiền dân chúng để tiêu xài
Hòa giài hòa hợp sau chiến tranh
Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh chính là người Trung Quốc
CSVN trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines lập tức vì họ toàn là con cháu của các lãnh đạo cao nhất đảng
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng
CSVN chối bỏ công dân VNCH là người Việt Nam dầu sinh tại VN nhưng tị nạn ở hải ngoại hay chỉ công nhân người gốc miền Bắc?!
Chiến sự Ukraine thúc đẩy Mỹ tăng quan hệ quốc phòng với châu Á trừ VN, TQ phe Nga
Người Việt cẩn thận đề phòng hắc nhân bị ms xúi giục hành hung nhiều người thương vong
Chiến tranh Việt Nam
Tưởng niệm Gạc Ma vết nhơ quân sử Việt thời đại CSVN
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt

     Đọc nhiều nhất 
Khinh khí càu TQ trinh thám khắp lãnh thổ lãnh hải VN thường xuyên bao nhiêu năm qua nhưng lãnh đạo VC quá khiếp sợ không dám lên tiếng và lại phủ nhận [Đã đọc: 1712 lần]
Cơ hội việc làm lương cao và đầu tư chứng khoán lời nhiều cho người Việt vừa đóng góp cho Tự Do Dân Chủ thế giới [Đã đọc: 743 lần]
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt [Đã đọc: 452 lần]
Thanh niên Việt gốc Hoa bắn 2 người Do Thái ở Los Angeles,theo lệnh TQ để gây mâu thuẩn giữa người VN và Do Thai [Đã đọc: 340 lần]
Mỹ bắn rơi khinh khí cầu trinh thám của Trung Quốc hành động quá muộn sau khi TQ đã thu hình tất cả yếu điểm quân sự, kỹ nghệ và chính trị gởi về cho bộ tư lệnh [Đã đọc: 331 lần]
Khi nào máy tính có thể thay thế bác sĩ? [Đã đọc: 313 lần]
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng [Đã đọc: 293 lần]
Lãnh đạo CSVN quyết tâm ủng họ Nga xâm lăng Ukraine và trung thành với chủ nghĩa Mác Lê chống lại nhân loại [Đã đọc: 264 lần]
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN [Đã đọc: 260 lần]
Chiến sự Nga- Ukraine đã đến hồi định đoạt! [Đã đọc: 260 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.