Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2023
T2T3T4T5T6T7CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 22544898

 
Tin tức - Sự kiện 01.04.2023 07:50
Cụ Phạm Ngọc LũyThuyền Trưởng tàu Trường Xuân đưa gần 4.000 người đến bên Tự Do mất, thọ 103t-
23.12.2022 14:14

 Cụ Phạm Ngọc Lũy tàu Trường Xuân vừa qua đời sau thời gian bệnh, thọ 103tGiao Chỉ - San Jose: Tàu Trường Xuân - VietVungVinh.comPhân ưu: Nhận được hung tin Ông Nguyễn Quý Thiện vừa mới mãn phần – Hội  Phật tử Cố HT Thích Như Đạt thành kính phân ưu cùng Đh Nguyên Chiếu Trần

         Chủ Nhiệm và toàn ban biên tập báo Phố Việt cũng như đông hươngtị nạn CS| đi tàu Trưòng Xuân xin thành kính phân ưu cùng cụ bà và toàn thể gia đình cụ Phạm Ngọc Lũy,  ân nhân đã cứu gần 4.000 người Việt rời VN giờ cuối cùng của VNCH


 Xem bài hồi ý của cụ  Lũy về Gian Nan Tàu Trường Xuân đưa 3628 người VN vượt đại dương bằng chiếc tàu hỏng suýt chìm đến được Hong Kong đẻ đi tị nạn qua Mỹ, Canada và khắp các nước tự do trên thế giới
                                   vào 30-4-1975

TIỂU SỬ CỤ PHẠM NGỌC LŨY

Sơ lược tiểu sử
Niên Trưởng PHẠM NGỌC LŨY
  • Sanh ngày 20 tháng 11 năm 1919 tại làng An Lễ, tỉnh Nam Định. (trên giấy tờ ghi ngày sinh 03 tháng 03, năm 1920)
  • Lúc thiếu thời học ở các trường địa phương. Sau hoc trường Tư Thục Thăng Long, Hà Nội 1937 – 1939.
  • Thưong mại: buôn bè và vật liệu xây cất ở Hải Phòng trước năm 1946.
  • Tản cư từ cuối năm 1946, do chiến tranh Việt- Pháp.
  • Tham gia hoạt động và tiếp tế các anh em phong trào Duy Dân ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình ( Phát Diệm ) 1947.
  • Dạy hoc ở trường Sư Huynh St Joseph ở Hải Phòng, 1949 – 1950.
  • Tốt nghiệp thuyền trưởng Viễn Duyên trường hàng hải Sài Gòn 1951.
  • Điều khiển con tàu "Định Mệnh Trường Xuân" trong ngày biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Tàu rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Sài Gòn lúc 13g25, mang theo 3628 đồng hương trốn chạy cộng sản, bỏ lại quê hương, cũng là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời Hàng Hải!
  • Đến Hoa Kỳ định cư vào tháng 11 năm 1975.
  • Hội trưởng danh dự hội Thân Hữu Trường Xuân từ năm 1977.
  • Đi các nước tiếp xúc các hội đoàn, đồng bào các giới, kêu gọi thành lập cộng đồng Việt Nam hải ngoại 1976 – 1980.
  • Chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến, vận động quần chúng yểm trợ công cuộc đấu tranh do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam khởi xướng 1981 – 1984.
  • Chia sẽ ý kiến với các vị trưởng tộc các họ Bùi, Đinh, Phạm... thành lập mỗi họ một từ đường để phụng thờ tiên tổ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp, cũng là nơi quy tụ bà con thân tộc, duy trì liên lệ họ hàng để khỏi mất gốc.
  • Vận động các tổ chức cách mạng, chính trị, các hội đoàn cùng các cá nhân có thiện chí, thành lập một trận tuyến dân tộc, dân chủ, đủ sức mạnh để đương đầu với cộng sản, có đủ khả năng xây dựng đất nước trong tương lai.

Chuyện tàu Trường Xuân

Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Hòn Khói lấy muối để chở đi Singapore. Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singapore phải bỏ lại đến 1 phần 3.Tàu Trường Xuân rời Việt Nam đang lúc tình hình chiến sự nghiêm trọng.Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Nam không thể đứng vững, vì đồng minh đã bỏ chạy, còn Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô.

Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân… Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balik Papan thuộc Borneo. Tình hình đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống. Hình ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài bãi biển Vũng Tàu cùng những hình ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đã gây nhiều bàng hoàng và xúc động mãnh liêt.

Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được gì cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia xẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương nàyNgồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà lòng tôi bồn chồn như lửa đốt…Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đã giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi tìm Tự Do. Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đã đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại thì tôi thấy dường như đã được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quí giá là hai chữ Tự Do.

Bến kho 5 Khánh Hội Sàigòn, 30/4/1975

Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng…

(1) Ngày 3/4/75, đài phát thanh Úc loan tin: “Quân đội Cộng sản còn cách Thủ đô Saigòn 60 cây số và đang tiến về Thủ đô không gặp sự kháng cự nào.” Tàu cặp bến Pare Pare, tôi loan tin trên cho thủy thủ đoàn. Tất cả đều muốn về với gia đình. Tàu Trường Xuân quyết định chỉ ghé Singapore lấy hàng rồi quay trở về Saigon.

(2) Lúc ghé Singapore, Cơ khí trưởng tàu Trường Xuân đi phố chơi, ăn nhậu say, khi về đến cổng thương cảng thì bị vấp ngã, bị thương ở đầu bất tỉnh nhân sự. Cảnh sát phải chở đi nhà thương điều trị. Tàu Trường Xuân về đến Saigon, Cơ khí trưởng xin tạm nghỉ việc để điều trị vết thương. Vị Cơ khí trưởng này thường phát biểu ý tưởng có nhiều thiện cảm với phe bên kia cho nên tôi nghĩ rằng nếu anh ta không gặp tai nạn thì đến ngày 30/4 chưa chắc anh ta đã chịu xuống tàu để di tản và đến giờ phút cuối cùng thì không dễ gì tìm được một người Cơ khí trưởng.

(3) Tàu Trường Xuân về đến Saigon ngày 17/4/75, cặp bến Thương cảng Khánh Hội gặp nước ròng nên tàu cặp bến quay lái (phía sau tàu) ra biển. Tàu đã đến hạn lên ụ để tu sửa đại kỳ hàng năm. Vì công xưởng hải quân bận việc nên tàu chỉ tu sửa những bộ phận cần thiết ngay tại bến thay vì nằm ụ cả tháng trời. Tàu lấy hàng 300 tấn sắt vụn, lấy 80 tấn dầu, 100 tấn nước ngọt và 10 bao gạo để chuẩn bị đi Manila. Tàu có thể khởi hành ngày 24/4/75 nhưng tôi nấn ná chưa khởi hành vì tình hình đất nước mỗi ngày một nghiêm trọng…

(4) Tôi xin Công Ty Vishipco tuyển dụng Cơ khí trưởng Lê Hồng Phi. Mãi đến sáng ngày 29/4/75 Công Ty mới chấp thuận cho Cơ khí trưởng Phi nhận việc.

(5) 5 giờ chiều ngày 29/4/75, tôi xuống tàu không gặp Cơ khí trưởng Phi, và sĩ quan phụ tá cho biết là Phi đã về nhà đưa gia đình ra bến thương cảng để cùng di tản. Tôi dùng phấn viết lệnh rời bến lên bảng đen cho thủy thủ đoàn: “Tàu rời bến ngày 30/4/75 hồi 11:30 sáng.”

(6) 6 giờ sáng 30/4/75, Trần Khắc Thuyên chở tôi ra tàu cùng với Phạm Trúc Lâm. Đường sang thương cảng Khánh Hội bị chắn nhiều khu phố. Sau khi quan sát tàu, Thuyên đưa tôi về nhà để hướng dẫn hai xe GMC chở khoảng 200 người gồm gia đình, thân nhân và bà con lối xóm, ra thương cảng…

(7) Bình thường trước khi tàu khởi hành, sĩ quan phụ tá phải cho thử tay lái trên đài chỉ huy để bảo đảm chạy tốt, và chính tôi cũng thân hành tự kiểm soát lại. Tuy nhiên sáng 30/4/75, tôi nhớ là đã tự nhủ phải đi kiểm soát lại tay lái xem có gì trục trặc không, nhưng tôi lại quyết định không thử tay lái vì bụng bảo dạ: “Giờ này mà còn đi lo những việc nhỏ… Cộng quân đã tiến vào Saigon rồi… Việc thử tay lái đã có sĩ quan phụ tá lo…” Rồi tôi lại tự trách sao lại đi lo những chuyện không đáng lo. Và thực ra không hiểu vì sao chính sĩ quan phụ tá lần đó cũng quên thử tay lái trước khi nhổ neo, vì nếu được biết trước tay lái đã bị hỏng hay bị phá hoại thì tôi đã không dám cho tàu rời bến.

(8) 9 giờ sáng, Sĩ quan Vô tuyến điện Nguyễn Văn Diệt yêu cầu tôi ra cổng thương cảng để can thiệp với nhân viên cảnh sát gác cổng cho gia đình anh vào trong lên tàu để di tản. Ra đến cổng thì thấy đồng bào chạy nhớn nhác như một đại nạn đang ập đến. Không thấy gia đình, Diệt xin nghỉ ở lại tìm gia đình…

Một thủy thủ đoàn tối thiểu phải có Thuyền Trưởng, Cơ khí trưởng và Sĩ quan Vô tuyến, nhưng bây giờ Sĩ quan Vô tuyến đã xin ở lại. Tôi đành phải chấp thuận vì biết dù có ra lệnh buộc anh phải đi cũng chẳng được… (Ba năm sau anh Diệt di tản bằng thuyền, định cư ở vùng Virginia. Sau bị tai nạn xe cộ đã mất.)

Tôi buồn bã trở về tàu, trong lòng hoang mang lo ngại vì không biết tìm đâu ra một Sĩ quan Vô tuyến điện trong giờ phút này. Vừa về đến tàu thì gặp anh Nguyễn Ngọc Thanh, Sĩ quan Vô tuyến điện của một tàu khác đến xin nhận việc.

Tôi mừng rỡ nhận lời ngay và thầm cảm ơn Trời Phật sao đã khéo léo xếp đặt. (Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã mất tại Pháp quốc.)

(9) Khoảng 12 giờ trưa, dân cũng như quân ào ào đổ xuống tàu. Cầu thang để leo lên tàu đã bị gãy. Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành và tôi ra lệnh khởi hành. Vừa mở giây buộc cho tàu tiến nhẹ, bẻ nhẹ tay lái sang phải, tàu chạy thẳng.

Tay lái không ăn! Tàu ngừng chạy, cặp lại bến. Tôi mới nhận ra là tay lái đã bị hỏng. Hệ thống tay lái dùng dầu ép để điều khiển bánh lái, nhưng sau được biết hệ thống điều khiển bánh lái đã bị kẻ nào phá hoại trút dầu ra và cho nước vào. Thật là một sự kiện kinh hoàng đến choáng óc. Tôi đã thoáng nghĩ đến việc hủy bỏ chuyến đi…

Cơ khí trưởng sau khi xem xét lại hệ thống lái, cho biết tay lái phòng hờ còn xử dụng được. Trong suốt cuộc đời làm Thuyền trưởng tôi chưa bao giờ phải xử dụng tay lái phòng hờ, mà bây giờ lại không có lấy được một người thủy thủ biết lái. Chưa biết đối phó với tình huống nan giải thì một người đứng gần đó tự nguyện nhận điều khiển tay lái phụ…

(10) Khoảng 13 giờ, nước bắt đầu lớn – thủy triều lên. Tôi cho mở giây ở phía lái tàu để tàu tự động xoay 180 độ trên sông, hướng mũi ra khơi… Ngay lúc tàu vừa rời bến, một cơn gió nhẹ thổi từ bờ đẩy tầu ra giữa sông. 13 giờ 25 tàu khởi hành. Từ đài chỉ huy, tôi ra lệnh lái tàu qua một ống loa dài chừng 20 thước dẫn đến người bẻ bánh lái ngồi trong một cái chòi ở phía sau tàu. Lúc đầu tôi ra lệnh sang phải 10 độ thì tàu lại hướng sang phía trái. Tôi chợt nhận ra ngay là núm điều khiển tay lái phụ chỉ ngược chiều với hướng tàu chạy. Bắt đầu từ đó, muốn tàu sang bên phải thì tôi lại ra lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trên sông.

(11) Đến khúc sông rộng, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng Cơ khí trưởng hét lên qua ống loa: “Thuyền trưởng cho bỏ neo ngay! Phải ngừng máy đèn!” Ai bỏ neo bây giờ? Bỏ neo rồi làm sao kéo neo lên? Máy tàu ngưng, tàu vẫn chạy ngon trớn.

Đầu óc rối như tơ vò! Nhưng lúc này cần phải bình tĩnh, không thể làm một quyết định sai lầm. Tôi biết rằng không thể bỏ neo ngay lúc này khi máy trên tàu bị hỏng và sẽ không dùng máy để kéo neo lên được. Cũng không thể để tàu chết máy nằm dọc bờ sông vì khi nước triều xuống thì tàu sẽ mắc cạn và tầu sẽ lật nghiêng. Cách còn lại duy nhất mà tàu có thể tự cứu vãn là tìm cách cho tàu lên cạn, mũi ghếch lên bờ, chân vịt chìm dưới nước. Chờ máy sửa xong thì tàu sẽ tự rút ra được.

Chiều xuống, tàu vẫn đâm mũi vào bờ chờ sửa máy. Hỏa châu của Cộng sản mừng thắng trận nổ vang rền, sáng rực khu Rừng Sát. Tàu không thể rút ra được vì không còn hơi ép cho nổ máy. Cái nguy căn bản nhất là không còn hơi ép để cho chạy máy đènMáy đèn chạy mới có thể có hơi ép làm nổ máy cái. Cơ khí trưởng Phi cho biết nhân viên châm dầu đã tự ý khóa hệ thống làm nguội máy đèn… Đây có thể là một hành động vô ý thức hay là phá hoại, nhưng tôi nghĩ bây giờ không phải là lúc xét xử và điều tra mà phải làm sao cứu vãn được con tàu.

Tàu ở tình trạng hiểm nghèo. Tôi đã phải tự trấn an: “Cần bình tĩnh! Nếu tàu nằm mắc cạn ở đây chắc chắn Cộng sản sẽ bắt hết mọi người. Cùng lắm chúng xử bắn mình là cùng…” Tự nhủ như thế để tâm trí không bị rối loạn vì nếu làm những điều sai lầm trong giờ phút này là mất hết.

Tàu Trường Xuân chờ Tàu kéo Song An, Saigon, 30/4/1975

Tàu kéo Song An từ Vũng Tàu về đi ngang vào đúng lúc này. Nhiều người lên tiếng kêu cầu cứu nhưng Song An vẫn chạy thẳng. Trong lúc đó có một chiếc tàu Hải quân nhỏ chạy từ hướng Saigon đến. Tàu Hải quân thấy vậy bèn nổ một phát súng thị uy. Tiếng nổ ầm vang chấn dội lồng ngực, Song An quay trở lại. Sau nhiều lần cố gắng kéo tàu Trường Xuân giây kéo đều bị đứt. Đến gần tối thì nước lớn, Song An mới kéo được tàu Trường Xuân ra sông, rồi tiếp tục kéo cho mãi đến 8 giờ ngày 1/5/75 mới tới Vũng Tàu.

(12) Rút kinh nghiệm di tản từ miền Trung đã có bạo động trên những xà lan, cho nên tàu vừa rời bến Saigon, tôi đã kêu gọi thành lập Ban Trật tự và Ban Cứu thương. Nhờ sự tận tâm của Ban Trật tự nên không xảy ra bạo động. Nhờ Ban Cứu thương, đã có em bé sinh ra trên tàu, giữa biển cả, được mẹ tròn con vuông.

(13) Vừa tới hải phận quốc tế, lệnh hạ khí giới được triệt để tôn trọng. Tàu khởi hành ra khơi mà tám cần trục kéo hàng vẫn chưa được hạ xuống. Thật là may mắn khi chúng ta gặp biển lặng và sóng êm. Nếu biển động những dây buộc cần trục sẽ bị đứt. Cần trục nặng cả tấn sẽ rớt xuống tàu và nhiều người có thể bị thương hay bị thiệt mạng vì tai nạn khủng khiếp này.

(14) Gần tối ngày 1/5/75, sau khi vớt được anh Vũ Văn Thụ, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi tin tưởng đồng bào đều chứng kiến việc làm đầy thiện chí, lo lắng cho sự an nguy của một nhân mạng, mà mọi người cũng sẽ từ bỏ lòng vị kỷ và nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ với mình.

Tàu Clara Maersk và Trường Xuân

(15) Nhờ có Sĩ quan Vô tuyến gửi đi những tiếng kêu cầu cứu nên con tàu thiên thần Clara Maersk đã đến cứu và đưa chúng ta đến bến bờ Tự Do.

(16) Ngày 2/5/75, khi tất cả mọi người đã được chuyển sang tàu Clara Maersk an toàn thì một người từ phòng máy đi lên, thấy tôi vẫn đứng một mình trên đài chỉ huy.

Lòng tôi vẫn luyến tiếc con tàu đã cứu bao nhiêu đồng bào và gia đình mặc dù họ đã phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Thân hữu này nhìn tôi với cặp mắt thật buồn rồi nói: “Tôi vừa ở phòng máy lên, phòng máy đã ngập nước. Thuyền trưởng phải rời tàu ngay.” Nói xong anh lặng lẽ bước sang tàu Clara Maersk.

Tôi đã đi nhiều nơi và gặp nhiều thân hữu Trường Xuân, có để ý tìm gặp vị thân hữu này nhưng vẫn chưa tìm ra.

o

o o

Hội Ngộ Trường Xuân 30 năm ở Houston vào đúng ngày 30/4/2005, tôi đã gặp Đại Úy Cơ khí trưởng Nguyễn Thế Phiệt, người đã tự nguyện xử dụng tay lái phụ.

Ngày 12/6/2006, tôi được gặp lại Trưởng Ban Lực Lượng Đặc Biệt Bùi Đăng Sự đi trên chiếc tàu Hải Quân nhỏ từ Saigon chạy ra. Anh đã bắn phát súng thị uy bằng súng phóng lựu M79, nên tàu Song An đã quay lại đưa 3628 người chúng ta ra khơi. Anh Sự và một số người trên tàu Hải quân đã lên tàu Trường Xuân trong lúc tàu Song An buộc dây kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn.

32 năm đã trôi qua mà hình ảnh và diễn tiến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi. Những sự kiện dường như đã được tiền định để cho tất cả chúng ta cùng gặp nhau trên con tàu để phải cùng phấn đấu và cùng đến được bến Tự Do.

2007  Phạm Ngọc Lũy



Chuyện tàu Trường Xuân – Phạm Ngọc Lũy

 on 

Phạm Ngọc Lũy

Bến kho 5 Khánh Hội Sàigòn, 30/4/1975

Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Hòn Khói lấy muối để chở đi Singapore. Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singapore phải bỏ lại đến 1 phần 3. Tàu Trường Xuân rời Việt Nam đang lúc tình hình chiến sự nghiêm trọng. Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Nam không thể đứng vững, vì đồng minh đã bỏ chạy, còn Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô.

Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân… Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balik Papan thuộc Borneo. Tình hình đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống.

Hình ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài bãi biển Vũng Tàu cùng những hình ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đã gây nhiều bàng hoàng và xúc động mãnh liệt.

Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được gì cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia xẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương này. Ngồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà lòng tôi bồn chồn như lửa đốt…Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đã giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi tìm Tự Do. Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đã đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại thì tôi thấy dường như đã được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quí giá là hai chữ Tự Do.

Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng…

1.- Ngày 3/4/75, đài phát thanh Úc loan tin: “Quân đội Cộng sản còn cách Thủ đô Saigòn 60 cây số và đang tiến về Thủ đô không gặp sự kháng cự nào.” Tàu cặp bến Pare Pare, tôi loan tin trên cho thủy thủ đoàn. Tất cả đều muốn về với gia đình. Tàu Trường Xuân quyết định chỉ ghé Singapore lấy hàng rồi quay trở về Saigon.

2.- Lúc ghé Singapore, Cơ khí trưởng tàu Trường Xuân đi phố chơi, ăn nhậu say, khi về đến cổng thương cảng thì bị vấp ngã, bị thương ở đầu bất tỉnh nhân sự. Cảnh sát phải chở đi nhà thương điều trị. Tàu Trường Xuân về đến Saigon, Cơ khí trưởng xin tạm nghỉ việc để điều trị vết thương. Vị Cơ khí trưởng này thường phát biểu ý tưởng có nhiều thiện cảm với phe bên kia cho nên tôi nghĩ rằng nếu anh ta không gặp tai nạn thì đến ngày 30/4 chưa chắc anh ta đã chịu xuống tàu để di tản và đến giờ phút cuối cùng thì không dễ gì tìm được một người Cơ khí trưởng.

3.-Tàu Trường Xuân về đến Saigon ngày 17/4/75, cặp bến Thương cảng Khánh Hội gặp nước ròng nên tàu cặp bến quay lái (phía sau tàu) ra biển. Tàu đã đến hạn lên ụ để tu sửa đại kỳ hàng năm. Vì công xưởng hải quân bận việc nên tàu chỉ tu sửa những bộ phận cần thiết ngay tại bến thay vì nằm ụ cả tháng trời. Tàu lấy hàng 300 tấn sắt vụn, lấy 80 tấn dầu, 100 tấn nước ngọt và 10 bao gạo để chuẩn bị đi Manila. Tàu có thể khởi hành ngày 24/4/75 nhưng tôi nấn ná chưa khởi hành vì tình hình đất nước mỗi ngày một nghiêm trọng…

4.-Tôi xin Công Ty Vishipco tuyển dụng Cơ khí trưởng Lê Hồng Phi. Mãi đến sáng ngày 29/4/75 Công Ty mới chấp thuận cho Cơ khí trưởng Phi nhận việc.

5.- 5 giờ chiều ngày 29/4/75, tôi xuống tàu không gặp Cơ khí trưởng Phi, và sĩ quan phụ tá cho biết là Phi đã về nhà đưa gia đình ra bến thương cảng để cùng di tản. Tôi dùng phấn viết lệnh rời bến lên bảng đen cho thủy thủ đoàn: “Tàu rời bến ngày 30/4/75 hồi 11:30 sáng.”

6.- 6 giờ sáng 30/4/75, Trần Khắc Thuyên chở tôi ra tàu cùng với Phạm Trúc Lâm. Đường sang thương cảng Khánh Hội bị chắn nhiều khu phố. Sau khi quan sát tàu, Thuyên đưa tôi về nhà để hướng dẫn hai xe GMC chở khoảng 200 người gồm gia đình, thân nhân và bà con lối xóm, ra thương cảng…

7.- Bình thường trước khi tàu khởi hành, sĩ quan phụ tá phải cho thử tay lái trên đài chỉ huy để bảo đảm chạy tốt, và chính tôi cũng thân hành tự kiểm soát lại. Tuy nhiên sáng 30/4/75, tôi nhớ là đã tự nhủ phải đi kiểm soát lại tay lái xem có gì trục trặc không, nhưng tôi lại quyết định không thử tay lái vì bụng bảo dạ: “Giờ này mà còn đi lo những việc nhỏ… Cộng quân đã tiến vào Saigon rồi… Việc thử tay lái đã có sĩ quan phụ tá lo…” Rồi tôi lại tự trách sao lại đi lo những chuyện không đáng lo. Và thực ra không hiểu vì sao chính sĩ quan phụ tá lần đó cũng quên thử tay lái trước khi nhổ neo, vì nếu được biết trước tay lái đã bị hỏng hay bị phá hoại thì tôi đã không dám cho tàu rời bến.8.

8. -9 giờ sáng, Sĩ quan Vô tuyến điện Nguyễn Văn Diệt yêu cầu tôi ra cổng thương cảng để can thiệp với nhân viên cảnh sát gác cổng cho gia đình anh vào trong lên tàu để di tản. Ra đến cổng thì thấy đồng bào chạy nhớn nhác như một đại nạn đang ập đến. Không thấy gia đình, Diệt xin nghỉ ở lại tìm gia đình…

Một thủy thủ đoàn tối thiểu phải có Thuyền Trưởng, Cơ khí trưởng và Sĩ quan Vô tuyến, nhưng bây giờ Sĩ quan Vô tuyến đã xin ở lại. Tôi đành phải chấp thuận vì biết dù có ra lệnh buộc anh phải đi cũng chẳng được… (Ba năm sau anh Diệt di tản bằng thuyền, định cư ở vùng Virginia. Sau bị tai nạn xe cộ đã mất.)

Tôi buồn bã trở về tàu, trong lòng hoang mang lo ngại vì không biết tìm đâu ra một Sĩ quan Vô tuyến điện trong giờ phút này. Vừa về đến tàu thì gặp anh Nguyễn Ngọc Thanh, Sĩ quan Vô tuyến điện của một tàu khác đến xin nhận việc.

Tôi mừng rỡ nhận lời ngay và thầm cảm ơn Trời Phật sao đã khéo léo xếp đặt. (Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã mất tại Pháp quốc.)

9.- Khoảng 12 giờ trưa, dân cũng như quân ào ào đổ xuống tàu. Cầu thang để leo lên tàu đã bị gãy. Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành và tôi ra lệnh khởi hành. Vừa mở dây buộc cho tàu tiến nhẹ, bẻ nhẹ tay lái sang phải, tàu chạy thẳng.

Tay lái không ăn! Tàu ngừng chạy, cặp lại bến. Tôi mới nhận ra là tay lái đã bị hỏng. Hệ thống tay lái dùng dầu ép để điều khiển bánh lái, nhưng sau được biết hệ thống điều khiển bánh lái đã bị kẻ nào phá hoại trút dầu ra và cho nước vào. Thật là một sự kiện kinh hoàng đến choáng óc. Tôi đã thoáng nghĩ đến việc hủy bỏ chuyến đi…

Cơ khí trưởng sau khi xem xét lại hệ thống lái, cho biết tay lái phòng hờ còn xử dụng được. Trong suốt cuộc đời làm Thuyền trưởng tôi chưa bao giờ phải xử dụng tay lái phòng hờ, mà bây giờ lại không có lấy được một người thủy thủ biết lái. Chưa biết đối phó với tình huống nan giải thì một người đứng gần đó tự nguyện nhận điều khiển tay lái phụ…

10.-Khoảng 13 giờ, nước bắt đầu lớn – thủy triều lên. Tôi cho mở dây ở phía lái tàu để tàu tự động xoay 180 độ trên sông, hướng mũi ra khơi… Ngay lúc tàu vừa rời bến, một cơn gió nhẹ thổi từ bờ đẩy tầu ra giữa sông. 13 giờ 25 tàu khởi hành. Từ đài chỉ huy, tôi ra lệnh lái tàu qua một ống loa dài chừng 20 thước dẫn đến người bẻ bánh lái ngồi trong một cái chòi ở phía sau tàu. Lúc đầu tôi ra lệnh sang phải 10 độ thì tàu lại hướng sang phía trái. Tôi chợt nhận ra ngay là núm điều khiển tay lái phụ chỉ ngược chiều với hướng tàu chạy. Bắt đầu từ đó, muốn tàu sang bên phải thì tôi lại ra lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trên sông.

11.-Đến khúc sông rộng, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng Cơ khí trưởng hét lên qua ống loa: “Thuyền trưởng cho bỏ neo ngay! Phải ngừng máy đèn!” Ai bỏ neo bây giờ? Bỏ neo rồi làm sao kéo neo lên? Máy tàu ngưng, tàu vẫn chạy ngon trớn.

Đầu óc rối như tơ vò! Nhưng lúc này cần phải bình tĩnh, không thể làm một quyết định sai lầm. Tôi biết rằng không thể bỏ neo ngay lúc này khi máy trên tàu bị hỏng và sẽ không dùng máy để kéo neo lên được. Cũng không thể để tàu chết máy nằm dọc bờ sông vì khi nước triều xuống thì tàu sẽ mắc cạn và tầu sẽ lật nghiêng. Cách còn lại duy nhất mà tàu có thể tự cứu vãn là tìm cách cho tàu lên cạn, mũi ghếch lên bờ, chân vịt chìm dưới nước. Chờ máy sửa xong thì tàu sẽ tự rút ra được.

Chiều xuống, tàu vẫn đâm mũi vào bờ chờ sửa máy. Hỏa châu của Cộng sản mừng thắng trận nổ vang rền, sáng rực khu Rừng Sát. Tàu không thể rút ra được vì không còn hơi ép cho nổ máy. Cái nguy căn bản nhất là không còn hơi ép để cho chạy máy đèn. Máy đèn chạy mới có thể có hơi ép làm nổ máy cái. Cơ khí trưởng Phi cho biết nhân viên châm dầu đã tự ý khóa hệ thống làm nguội máy đèn… Đây có thể là một hành động vô ý thức hay là phá hoại, nhưng tôi nghĩ bây giờ không phải là lúc xét xử và điều tra mà phải làm sao cứu vãn được con tàu.

Tàu ở tình trạng hiểm nghèo. Tôi đã phải tự trấn an: “Cần bình tĩnh! Nếu tàu nằm mắc cạn ở đây chắc chắn Cộng sản sẽ bắt hết mọi người. Cùng lắm chúng xử bắn mình là cùng…” Tự nhủ như thế để tâm trí không bị rối loạn vì nếu làm những điều sai lầm trong giờ phút này là mất hết.

Tàu Trường Xuân chờ Tàu kéo Song An, Saigon, 30/4/1975

Tàu kéo Song An từ Vũng Tàu về đi ngang vào đúng lúc này. Nhiều người lên tiếng kêu cầu cứu nhưng Song An vẫn chạy thẳng. Trong lúc đó có một chiếc tàu Hải quân nhỏ chạy từ hướng Saigon đến. Tàu Hải quân thấy vậy bèn nổ một phát súng thị uy. Tiếng nổ ầm vang chấn dội lồng ngực, Song An quay trở lại. Sau nhiều lần cố gắng kéo tàu Trường Xuân dây kéo đều bị đứt. Đến gần tối thì nước lớn, Song An mới kéo được tàu Trường Xuân ra sông, rồi tiếp tục kéo cho mãi đến 8 giờ ngày 1/5/75 mới tới Vũng Tàu.

12.-Rút kinh nghiệm di tản từ miền Trung đã có bạo động trên những xà lan, cho nên tàu vừa rời bến Saigon, tôi đã kêu gọi thành lập Ban Trật tự và Ban Cứu thương. Nhờ sự tận tâm của Ban Trật tự nên không xảy ra bạo động. Nhờ Ban Cứu thương, đã có em bé sinh ra trên tàu, giữa biển cả, được mẹ tròn con vuông.

13.- Vừa tới hải phận quốc tế, lệnh hạ khí giới được triệt để tôn trọng. Tàu khởi hành ra khơi mà tám cần trục kéo hàng vẫn chưa được hạ xuống. Thật là may mắn khi chúng ta gặp biển lặng và sóng êm. Nếu biển động những dây buộc cần trục sẽ bị đứt. Cần trục nặng cả tấn sẽ rớt xuống tàu và nhiều người có thể bị thương hay bị thiệt mạng vì tai nạn khủng khiếp này.

14.- Gần tối ngày 1/5/75, sau khi vớt được anh Vũ Văn Thụ, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi tin tưởng đồng bào đều chứng kiến việc làm đầy thiện chí, lo lắng cho sự an nguy của một nhân mạng, mà mọi người cũng sẽ từ bỏ lòng vị kỷ và nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ với mình.

Tàu Clara Maersk và Trường Xuân

15.- Nhờ có Sĩ quan Vô tuyến gửi đi những tiếng kêu cầu cứu nên con tàu thiên thần Clara Maersk đã đến cứu và đưa chúng ta đến bến bờ Tự Do.

16.

Ngày 2/5/75, khi tất cả mọi người đã được chuyển sang tàu Clara Maersk an toàn thì một người từ phòng máy đi lên, thấy tôi vẫn đứng một mình trên đài chỉ huy.

Lòng tôi vẫn luyến tiếc con tàu đã cứu bao nhiêu đồng bào và gia đình mặc dù họ đã phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Thân hữu này nhìn tôi với cặp mắt thật buồn rồi nói: “Tôi vừa ở phòng máy lên, phòng máy đã ngập nước. Thuyền trưởng phải rời tàu ngay.” Nói xong anh lặng lẽ bước sang tàu Clara Maersk.

Tôi đã đi nhiều nơi và gặp nhiều thân hữu Trường Xuân, có để ý tìm gặp vị thân hữu này nhưng vẫn chưa tìm ra.

******

Hội Ngộ Trường Xuân 30 năm ở Houston vào đúng ngày 30/4/2005, tôi đã gặp Đại Úy Cơ khí trưởng Nguyễn Thế Phiệt, người đã tự nguyện xử dụng tay lái phụ.

Ngày 12/6/2006, tôi được gặp lại Trưởng Ban Lực Lượng Đặc Biệt Bùi Đăng Sự đi trên chiếc tàu Hải Quân nhỏ từ Saigon chạy ra. Anh đã bắn phát súng thị uy bằng súng phóng lựu M79, nên tàu Song An đã quay lại đưa 3628 người chúng ta ra khơi. Anh Sự và một số người trên tàu Hải quân đã lên tàu Trường Xuân trong lúc tàu Song An buộc dây kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn.

Phạm Ngọc Lũy

32 năm đã trôi qua mà hình ảnh và diễn tiến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi. Những sự kiện dường như đã được tiền định để cho tất cả chúng ta cùng gặp nhau trên con tàu để phải cùng phấn đấu và cùng đến được bến Tự Do.

Phạm Ngọc Lũy

Nguồn: http://nhinrabonphuong.blogspot.com/2022/04/chuyen-tau-truong-xuan-pham-ngoc-luy.html

Những ngày cuối tháng năm 1975, hàng trăm tàu thuyền bè đủ loại lớn nhỏ chở người chạy trốn cộng sản ra biển. Trong số đó, có 2 con tàu khá nổi tiếng mà nhiều bác sau bức tường lửa chắc chưa bao giờ nghe nói tới vì bị bưng bít. Một là chiếc Việt Nam Thương Tín chở hơn 2000 người Việt tỵ nạn đến được đảo Guam. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam vì tin tưởng vào chính sách khoan hồng của chính thể mới, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… để rồi tất cả đều được nhà nước ta ưu ái cô lập, đưa lên rừng đào khoai sắn, còn lính tráng thì đi học tập cải tạo… Chiếc thứ 2 là con tàu Trường Xuân do ông Trần Đình Trường là chủ nhân. Dưới sự khéo léo và có lòng của vị thuyền trưởng, đã đưa được gần 4 nghìn người đến được bến bờ Tự Do. Blog 16 xin hân hạnh trích đăng hồi ký “Tàu Trường Xuân và Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” – tức thương cảng Sài Gòn, ” Nước Vỡ Bờ”, tác giả Vũ Thụy Hoàng dựa theo “Hồi Ký Một Đời Người” của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy? Hình ảnh từ các nguồn chỉ là minh họa.

tdt-carter
Khách sạn Carter của gia đình ông Trần Đình Trường tại New-York.

Thương cảng Sài Gòn: “nước vỡ bờ”

Vũ Thụy Hoàng (Sàigòn tuyết trắng)

Sau khu Hải Quân, thương cảng Sài Gòn là nơi nhiều người Việt ùa tới vào sáng ngày 30/4, khi Cộng quân đã đến cửa ngõ Sài Gòn. Nhiều người tất tả chạy tới, vẻ mặt hãi hùng, buồn thảm, hy vọng kiếm được tàu, thuyền để thoát khỏi Việt Nam. Kho 5 Khánh Hội là địa điểm được nhiều quân nhân, công tư chức túa đến. Tại đấy có mấy chiếc tàu buôn lớn của Việt Nam đang đậu sẵn.

1975TruongXuan03LuyĐứng trên đài chỉ huy của tàu Trường Xuân, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy nhìn thấy rõ cảnh dân chúng xông ra tàu, sau khi lệnh cho quân dân các cấp hạ khí giới được loan báo trên đài phát thanh Sài Gòn. Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ thơ. Dân sự có, quân nhân có. Quân nhân đủ loại thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau. Có người còn đủ quân phục, súng ống, đạn dược. Cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ tràn vào. Ai cũng vội vã chạy lên tàu, chen lấn nhau, làm cầu tàu gẫy. Không có cầu tàu họ tìm mọi cách, mọi phương tiện để lên tàu. Người trèo qua cần trục ở gần tàu để xuống. Phía trên bờ, phía ngoài sông, quanh mũi, sau lái, người người leo giây, cõng nhau, công kênh nhau lên vai, trèo lên lưng nhau để cố lên tàu. Có thuyền bị lật, người bơi được, người chới với dưới nước. Chỉ trong chốc lát đã có khoảng ba ngàn người chen chúc nhau như nêm cối trên tàu Trường Xuân.

Là một tàu chở hàng và chỉ đủ chỗ an toàn để chở 12 hành khách, Trường Xuân nay phải tiếp nhận một số khách quá lớn mà không được chuẩn bị dù là tối thiểu. Máy móc đã cũ kỹ, còn bị phá hoại ngầm. Thủy thủ đoàn lại thiếu, chỉ có một phần tư. Có người lên tàu, rồi sau muốn quay trở về. Người khác hoảng hết báo động có đặc công Việt Cộng ở trên tàu. Chuyến đi của Trường Xuân vì thế trở thành một cuộc hải hành có đủ gay cấn, nguy hiểm, bạo hành, đói khát, xen lẫn với những phấn đấu quả cảm, trước những thử thách hư máy, mắc cạn, xô người xuống biển, trôi dạt giữa biển cả.

Trường Xuân là một trong số những tàu Việt Nam chở được nhiều người tỵ nạn nhất.

Theo thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy (hình bên), trong những buổi chuyện trò năm 1981 và 1999, cùng cuốn Hồi Ký Một Đời Người, Trường Xuân chỉ mới trở lại bến Sài Gòn ngày 17/4 sau bốn tháng ngang dọc vùng biển Đông Nam Á. Tàu lúc ấy lo chuyên chở hàng hóa theo khế ước ký kết với một hãng vận tải ở Tân Gia Ba. Khế ước đáng lẽ đến tháng 6 mới hết hạn, nhưng vào đầu tháng tư thuyền trường Lũy yêu cầu chủ hãng là Vishipco Lines chấm dứt khế ước để tàu trở về Sài Gòn gấp, sau khi Lũy nghe đài phát thanh BBC và Úc Đại Lợi loan báo Cộng quân chỉ cách Sài Gòn chừng 60 cây số mà ít gặp sự chống cự. Lũy cũng như thủy thủ đoàn 24 người đều âu lo cho gia đình ở Việt Nam.

Là người Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954, và từng gắn bó với nhiều đảng viên của Duy Dân, Lũy và gia đình cũng muốn rời Việt Nam lánh nạn cộng sản. Lũy trở lại Sài Gòn vào lúc thành phố đã giao động mạnh. Nhiều người đang xốn xao tìm đường ra khỏi nước. Lủy đề nghị với chủ hãng Vishipco Lines chuẩn bị dùng đoàn tàu của hãng để chở người tỵ nạn, đồng thời chạy được đoàn tàu ra nước ngoài, nhưng đề nghị đó không được chấp thuận.

Điều Lũy quan tâm nhất đối với Trường Xuân là tình trạng máy móc của tàu. Trường Xuân được đóng tại Nhật Bản vào thập niên 1950, và sau chuyến hải hành vừa qua đáng lẽ phải được đại tu bổ. Vì tình hình Việt Nam, việc đưa tàu vào ụ để sửa phải hoãn lại. Tàu chỉ được sửa những bộ phận cần thiết và lo chuẩn bị cho chuyến đi khác

Trường Xuân không có cơ khí trưởng để thay thế người đã xin nghỉ việc. Lũy đã xin tuyển gấp mà chưa được. Lũy lo ngại có âm mưu phá hoại tàu khi được biết một vài người xuống sửa chữa tàu có những dáng điệu khả nghi. An ninh của tàu cũng không được bảo đảm. Ngày 28/4 Lũy ra thăm tàu, không thấy một thủy thủ nào, kể cả sĩ quan trực. Trong hoàn cảnh ấy Lũy cảm thấy mình bất lực, và hầu như tuyệt vọng, không biết làm cách nào để đưa tàu và gia đình cùng nhiều người khác ra khỏi Việt Nam.

Mãi đến bốn giờ chiều ngày 29/4, sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị oanh tạc và pháo kích, chủ tàu Trần Đình Trường mới chạy xe tới nhà Lũy, báo tin: “Thuyền trưởng được toàn quyền xử dụng tàu Trường Xuân để chở đồng bào tỵ nạn đi Phú Quốc. Xếp máy Lê Hồng Phi sẽ xuống tàu”, Trường trao cho Lũy giấy phép của Bộ Nội Vụ trưng dụng tàu Trường Xuân để chở người tỵ nạn.

Lúc này nhiều máy bay trực thăng Mỹ đã bay lượn trên bàu trời Sài Gòn để di tản người Mỹ và một số người Việt. Lũy và con trai chạy vội ra tàu. Sĩ quan phụ tá báo cáo xếp máy Lê Hồng Phi đã coi máy móc tàu và cho biết tàu có thể khởi hành hôm sau. Phi đang về nhà đón gia đình ra tàu. Lũy liền quyết định lấy phấn viết lên tấm bảng gỗ treo ở cầu tàu: “Trường Xuân rời Sài Gòn 11 giờ sáng ngày 30/4/75.” Lũy sau đó cũng vội vã về nhà, thông báo cho bà con, thân nhân và lối xóm ngày giờ Trường Xuân rời bến.

Sáng sớm hôm sau, Lũy trở lại tàu. Cả đêm 29 Lũy thức trắng đêm vì lo nghĩ cho chuyến đi, trong lúc Sài Gòn giới nghiêm 24 giờ đồng hồ, và Cộng quân bắt đầu xâm nhập thành phố. Gia đình, thân nhân, hàng xóm, khoảng 200 người, chen chúc nhau lên hai xe vận tải chạy theo sau. Hai xe vận tải bị cảnh sát thương khẩu chặn lại không cho vào. Lũy dơ giấy phép của Bộ Nội Vụ. Cảnh sát từ chối, nói gia đình ông sao đông thế. Một người trên xe liền đưa cảnh sát một phong bì dày cộm. Hàng rào kẽm gai được dẹp sang bên, và cổng được mở cho xe vào.

Nhiều toán người khác cũng hốt hoảng chạy tới, định vượt hàng rào kẽm gai, tràn vào thương cảng. Cảnh sát phải bắn súng thị oai để ngăn chặn. Giữa lúc hỗn độn và sợ sệt đó, sĩ quan vô tuyến điện của tàu Trường Xuân bị lạc vợ con. Không tìm thấy gia đình, anh quyết định ở lại. Mất người hên lạc vô tuyến, Lũy âu lo cho số phận Trường Xuân đi trên biển như người câm điếc. Mấy phút sau Lũy mừng rỡ khi gặp một vô tuyến điện viên của một tàu khác đang tìm đường chạy.

Trường Xuân lúc này đã có mấy trăm người trên tàu. Khi tin Sài Gòn đầu hàng loan đi, dân chúng ùa vào kho 5 Khánh Hội như nước vỡ bờ. Trong chốc lát, Trường Xuân đông nghẹt người.

Những người đến sau còn nói xe tăng cộng quân đã chiếm dinh Độc Lập. Trường Xuân lúc ấy vẫn nằm bất động tại bến.

Tàu Trường Xuân đang rời khỏi Tổng Kho 5, Khánh Hội.

Mãi đến 12 giờ rưỡi, Lũy mới cho lệnh khởi hành được. Tàu vừa từ từ tách khỏi bến, trục trặc máy móc lộ rõ ngay. Tay lái tàu không ăn theo hướng định lái. Cơ khí trưởng xem xét và khám phá thấy tay lái có nước ở trong, thay vì dầu. Tàu không còn cách nào khác là dùng tay lái phòng hờ để chạy gấp, tuy việc lái tàu phải khó khăn và phiền toái hơn. Một binh sĩ hải quân tình nguyện điều khiển tay lái phòng hờ theo lệnh truyền qua ống loa của thuyền trưởng. Loay hoay mãi đến 1 giờ rưỡi trưa tàu mới rời kho 5. Sau này có tin Trường Xuân vừa chạy qua khỏi kho 18 chừng năm phút, xe tăng cộng quân xông tới ủi xập cổng thương cảng và chiếm đóng toàn khu bến tàu Khánh Hội.

Ra đến Nhà Bè, Trường Xuân bị mấy ghe nhỏ đuổi theo để xin cho người lên tàu. Rồi phòng điện tín được thông báo tàu Việt Nam Thương Tín và tàu Tân Việt Nam bị phục kích ở gần khu Rừng Sát. Tin này làm Trường Xuân phải chuẩn bị để đương đầu.

Thuyền trưởng Lũy ngay sau khi thấy tàu bị đám đông tràn ngập, trong đó có nhiều người võ trang súng ống, đã cho lập ngay ban tham mưu của tàu, trong đó có một số sĩ quan quân đội. Trung Tá Lưu Bính Hảo, cớ cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ đi theo, được cử làm trưởng ban an ninh. Những binh sĩ khác trên tàu cũng được điều động tham gia phòng bị. Trường Xuân may thay không bị phục kích.

Qua khỏi khu Rừng Sát, khoảng năm giờ chiều máy đèn tàu Trường Xuân ngừng chạy khi hệ thống làm nguội máy bị tê hệt. Điện mất, tay lái phòng hờ không điều khiển được. Đầu Lũy xáo động. Cố trấn tĩnh, Lũy cho tàu chạy chầm chậm để tính kế. Tàu không thể thả neo vì thiếu thủy thủ. Để tàu trôi, tàu có thể bị dạt vào bờ mắc cạn theo chiều dài của tàu thì nguy hiểm. Lũy cho tàu chạy chậm, rồi đâm nhẹ vào bờ. Với kiểu mắc cạn này, hầu hết thân tàu nổi trên sông, tàu sẽ được kéo ra dễ hơn.

Thuyền trưởng Lũy chạy vội xuống phòng máy bảo cơ khí trưởng Phi chuẩn bị hơi ép đầy đủ để cho máy chạy lùi rút ra khỏi bãi cạn. Phi thông báo máy đèn bị hư vì ống van hệ thống nước làm nguội bị khóa lại, một dấu hiệu phá hoại. Phi cũng cho hay không có đủ hơi ép để chạy máy chính.

“Cho chạy máy đèn để “sạc” bình hơi,” Lũy nói.

“Cũng không còn đủ hơi ép để chạy máy đèn,” Phi đáp. “Phải cần tới 16 kí lô áp suất. Đồng hồ chỉ còn ghi 12 kí lô thôi.”

Thanh niên được huy động để bơm hơi ép bằng tay. Họ cố bơm hơn 16 kí để có thể nổ máy được vài lần. Khi bơm tới 18 kí thì đầu van bơm bị gãy. Hơi ép xì mất, xuống còn 11 kí. Mang đầu van gãy đi hàn thì thấy giây hàn bị cắt, một dấu hiệu nữa cho thấy có mưu toan phá hoại. Một thợ máy chạy lục soát các nơi ở phòng máy, tìm thấy một đầu van cũ ở gần máy đèn. Việc bơm tay lại được tiếp tục.

Trong lúc tàu mắc cạn, nhiều người sợ Việt Cộng tới tấn công hoặc bắt giữ. Có người vội thủ tiêu giấy tờ trong ví. Người khác làm dấu đọc kinh, người niệm Phật.

“Con cóc kéo con bò,”

Giữa tình cảnh lo âu, nơm nớp đó, mọi người cầu mong có tàu đi qua để cầu cứu. Niềm mong ước đó không phải đợi lâu. Một tàu nhỏ để kéo xà lan đang từ Vũng Tàu chạy đến. Trước những tiếng kêu cứu, vẫy gọi, tàu kéo vẫn tiếp tục chạy. Mấy loạt súng liên thanh bắn chặn, tàu kéo Song An mới sáp lại. Rồi sau có vài tàu nhỏ của hải quân, trương cờ trắng, cũng ở phía Vũng Tàu chạy về, đã ghé lại phụ giúp Song An kéo Trường Xuân ra khỏi chỗ cạn. Song An sau đấy bắt giây cáp lên mũi Trường Xuân, kéo ra biển. Thuyền trưởng Lũy ví Song An kéo Trường Xuân như “con cóc kéo con bò,” nhưng nhờ có thêm nước triều ròng, tàu được kéo đi dễ dàng.

Kéo đi ngon trớn, Song An không để ý lắm tới mặt nước. Khi nghe thuyền trường Lũy hô lớn “Lái hết sang mặt,” tài công Song An chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng kêu răng rắc. Song An đã đâm gãy cọc dãy đăng bắt cá mà ngư phủ giăng mờ mờ trên biển gần Vũng Tàu. Lưới cá quấn vào lái và chân vịt, Song An nằm kẹt cứng ở đấy. Lúc đó vào khoảng nửa đêm.

Binh sĩ và thanh niên phải sang gỡ lưới và dùng cưa sắt để cưa cọc. Cả tiếng đồng hồ sau, Song An mới được giải thoát và tiếp tục kéo Trường Xuân đi. Khi gặp nước lớn, Song An kéo rất vất vả. Giây cáp bị đứt mấy lần nữa. Có lúc Trường Xuân bị kéo dạt gần sát Vũng Tàu, nhìn thấy rõ Bãi Trước vào lúc sáng sớm. Nhiều người hồi hộp sợ Việt Cộng cho ghe đuổi theo tàu. Ban an ninh trên tàu đã chuẩn bị tác chiến. Một giờ sau Trường Xuân đi xa khỏi Vũng Tàu, để ra biển khơi.

Không gặp Việt Cộng, Trường Xuân lại bị vài thuyền khác chở đầy người đuổi theo để xin lên. Có thuyền còn bắn súng chỉ thiên để áp đảo, không biết Trường Xuân được võ trang hùng hậu hơn nhiều. Thuyền này được lệnh vứt hết súng xuống biển trước khi được cho người lên.

Tới 10 giờ sáng ngày 1 tháng 5, máy chính của Trường Xuân được sửa chửa, nổ ròn rã. Thân tàu rung chuyển. Mọi người vỗ tay vui mừng. Song An chuẩn bị chia tay. Những người đi trên Trường Xuân hô hào nhau thu góp được hơn chín triệu bạc để tưởng thưởng cho Song An. Lúc Song An giã từ, gần chục người cũng bỏ Trường Xuân để trở về với Song An. Thuyền trưởng Lũy sau này được giới hàng hải cho tin tài công tàu Song An đã bị hạ sát trước khi về tới Sài Gòn, có lẽ vì số bạc tưởng thưởng trên.

Thoát được tới hải phận quốc tế, không còn sợ Việt Cộng đuổi bắt, Trường Xuân còn phải đối phó với nhiều cam go khác, khi gần 4.000 người chen chúc nhau trên tàu. Họ lại thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau và một số có võ khí.

Để duy trì trật tự và phòng ngừa bạo động, lệnh tước khí giới được ban hành. Súng ống mang nộp cho ban an ninh được chất đầy phòng hải đồ và khóa lại.

Đói khát chật chội và mệt mỏi thể hiện rõ trên tàu. Trường Xuân, sau khi từ Tân Gia Ba trở về, đã được tiếp tế 180 tấn nước ngọt và 10 tạ gạo để dự trù cho thủy thủ đoàn trong chuyến hải hành ba bốn tháng tới. Thuyền trưởng Lũy nghĩ số gạo, nước đó có thể giúp những người trên tàu tạm cầm hơi trong chuyến đi ngắn ngủi này. Chính Lũy, sau cả ngày đêm lo cho tàu ra khỏi hải phận, cũng không được ăn uống gì. Bếp tàu báo cáo cơm nấu vừa chín, chưa ra khỏi bếp, đã bị nhiều người tới lấy ăn hết. Nước ngọt cũng bị cạn quá mau lẹ. Người già và trẻ em không có cơm ăn, nước uống trong hơn một ngày đã lộ rõ vẻ mệt mỏi. Vài cảnh dành dật nước uống đã xảy ra. Ban an ninh có lúc phải bắn súng thị uy.

Trong tình trạng khổ cực, căng thẳng đó, có người đã tuyệt vọng. Hai vụ tự tử bằng súng đã xảy ra vào chiều ngày 1 tháng 5, cách nhau clủ có 15 phút. Vụ tự tử cho thấy lệnh nạp khí giới đã không được thi hành triệt để. Một giờ sau hai vụ tự tử, có tiếng kêu: “Người rớt xuống biển!”

Lại tự tử, hay vô tình bị rớt?

Tàu tiếp tục chạy, hay quay lại vớt người? Thuyền trưởng lại phân vân, suy nghĩ. Quay lại vớt, nhỡ máy tàu hỏng thì sao? Liệu có tìm được nạn nhân? Gạn hỏi nhân chứng, biết có người rớt thật, Lũy quyết định quay tàu trở lại. Một số người tỏ vẻ bất bình, cho rằng tìm thấy người giữa biển rộng là việc làm tốn công và vô ích.

Mặt biển lúc ấy êm đềm, chỉ có sóng lăn tăn. Trời vào khoảng năm giờ chiều, hãy còn sáng. Tàu quay trở lại đường cũ chừng nửa giờ thì nạn nhân được phát hiện qua ống nhòm, và được vớt lên. Trong thư viết sau này cho thuyền trưởng Lũy, người được vớt là Vũ Văn Thụ cho hay anh đã bị một vài người xô đẩy xuống biển. Anh đã hoảng hốt chạy lên tàu để đi không mang theo vợ con, khi nghe Việt Cộng về. Lúc ra khơi, anh thấy hối tiếc và tỏ ý muốn quay về Việt Nam. Vài người ở gần nghe nói hền xô anh xuống biển.

Lại có tin lầm Việt Cộng trà trộn trên tàu và mưu toan phá hoại tàu, làm ban an ninh phải lục soát những chỗ khả nghi và theo dõi mấy người bị điềm chỉ.

Tối hôm đó tàu tiếp tục cuộc hành trình ì ạch về phía nam biển Nam Hải. Đến khoảng tám giờ tối, xếp máy Phi cho hay: “Nước vào phòng máy rất nhiều. Thuyền trưởng cho đổ bộ nơi nào gần nhất.”

Tin này làm thuyền trưởng giật mình. Nỗi lo tàu chìm làm Lũy biến sắc. Lũy bị mồ hôi vã ra như tắm khi đo hải đồ vị trí từ tàu tới địa điểm dự trù đến. Đoạn đường gần nhất cũng phải mất 30 giờ, vì tàu lúc ấy hãy còn loanh quanh vùng Côn Đảo. Lũy cố che dấu nỗi âu lo đang cấu xé tâm can.

Tàu chạy thêm nửa giờ nữa thì máy im bặt. Đèn phụt tắt. Tàu thả trôi trên mặt biển. Phòng máy làm việc dưới ánh đèn pin. Máy tắt vì bị nghẹt dầu. Thanh niên lại thay nhau xuống phòng máy tát nước. Đài chỉ huy tối om, không đọc được hải đồ để nghiên cứu lộ trình. Không điện, phòng điện tín cũng không hên lạc được với thế giới bên ngoài. Trường Xuân trải qua một đêm hãi hùng lo sợ. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng trong đêm.

Sáng ra máy tàu được sửa và nổ lại. Máy bơm đù hoạt động hết sức cũng chỉ đủ giữ cho nước không lên cao trong phòng máy mà thôi. Điện tín cấp cứu được đánh đi trên băng tần quốc tế, báo tin Trường Xuân bị “nước tràn vào phòng máy, có cơ nguy bị chìm… Gần 4000 người Việt trốn chạy cộng sản đang bị đói khát. Nhiều con nít bị bệnh. Cần được tiếp cứu thượng khẩn.”

Điện tín đánh đi được 10 phút, Trường Xuân nhận được trả lời của tàu Clara Maersk. Hai tàu tiếp tục liên lạc với nhau. Tàu Đan Mạch cho biết có thể chở đi 1.500 đàn bà và trẻ con.

Tin tàu Đan Mạch sẽ tới nơi vào khoảng trưa làm mọi người trên tàu reo vang. Ai nấy ngong ngóng chờ đợi. Niềm vui đó chưa làm thuyền trường Lũy hết nhức nhối khi nghĩ chỉ có 1500 người được đưa đi. Còn những người khác thì sao?

Chờ tàu đến, mọi người dương mắt ngóng nhìn mặt biển. Một chấm đen xuất hiện, sau biến thành con tàu khổng lồ, gấp bảy tám lần tàu Trường Xuân. Khi tàu Clara Maersk đến gần, tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy cả vùng biển. Thuyền trưởng Lũy sang gặp thuyền trường Anton Olsen của tàu Đan Mạch. Hai người nói chuyện, rồi Olsen đồng ý tiếp nhận tất cả 3628 người trên tàu Trường Xuân. Chuyến tàu chót của Trường Xuân kết thúc sau hơn 50 giờ hành trình.

Lên tàu Đan Mạch rồi, ban tham mưu Trường Xuân liền gửi điện tín kêu gọi thế giới tự do cứu giúp đoàn người vượt biển. Mấy giờ sau, lời cầu cứu được nữ hoàng Anh quốc đáp ứng và chính quyền Hương Cảng chấp thuận tiếp nhận đoàn người tỵ nạn.

Xếp hàng chờ bữa ăn trưa, trại Dodwell Ridge, Hong Kong

Thuyền trưởng Alton Olsen và phu nhân con tàu Clara Maersk (Đan Mạch) đến thăm đồng bào tại trại tị nạn Hồng Kông 1. Sau vụ cứu tàu Trường Xuân, đã có một cuộc họp báo, ông được nhận huy chương cao quý. Hình dưới: 30 năm Hội Ngộ Trường Xuân tại Úc Châu và Hội ngộ Trường Xuân năm 1977 tại Nam California.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

http://muoisau.wordpress.com/

Tâm tình của Cụ Phạm Ngọc Lũy, Thuyền Trưởng Tàu Trường Xuân sau 38 năm.
YouTube · bebeliem · Feb 27, 2014
Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất ...
vietbao.com · Tự Lực Bookstore · Apr 25, 2016
Phạm Ngọc Luy was the captain of the Trường Xuân, a cargo ship that he piloted to rescue over 3000 fleeing Vietnamese refugees after the ...
YouTube · Viet Diaspora Stories · Nov 14, 2017
Your browser can't play this video. Learn more. Switch camera.
YouTube · Hồi Ký Miền Nam · Apr 14, 2020
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó ...
VietVungVinh.com · Apr 17, 2015
Your browser can't play this video. Learn more. Switch camera.
YouTube · Hồi Ký Miền Nam · Apr 13, 2020
ĐÁP 1: Nguồn tin từ TQ tiết lộ. - HỒ SƠ: Cụ Phạm Ngọc Lũy, người ơn của nhiều ngàn người Việt trong giờ cuối 30/4/1975 vừa lìa đời ở Virginia ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · 2 hours ago
Hàng trên, từ trái, theo chiều kim đồng hồ: Tàu Trường Xuân, Thuyền Trưởng Phạm Ngọc LũyTàu Đan Mạch MS Clara Maersk (Denmark), Mẹ và con nhỏ.
vietbao.com · Tự Lực Bookstore · Oct 20, 2009
Một câu chuyện thật xúc động, bi tráng, của 3.628 đồng bào chúng ta trên contàuvượt khổ nạn để tìm đến bến bờ tự do ngay vào giờ phút thập ...
YouTube·Đọc Giải Trí & Kiến Thức & Lịch Sử.·Aug 9, 2020



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Chúc mừng Giáng Sinh [23.12.2022 19:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Ryvid, hãng mô tô điện của 3 thanh niên gốc Việt ‘ra lò’ tại Irvine, California
Hơn 40 đại quan Dâm Đảng CSTQ đam mê tình dục với nữ quan cấp dưới để tìm ngay hạnh phúc mà không cần tiến lên XHCN
Phụ nữ VN bị chồng chửi mắng, đánh giết nhiều nhất lịch sử trong thời XHCN
Được TBT tri ân nước Nga và lãnh tụ anh minh Putin, du khách homless Nga rủ nhau qua VN du lịch ngồi xin tiền dân chúng để tiêu xài
Hòa giài hòa hợp sau chiến tranh
Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh chính là người Trung Quốc
CSVN trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines lập tức vì họ toàn là con cháu của các lãnh đạo cao nhất đảng
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng
CSVN chối bỏ công dân VNCH là người Việt Nam dầu sinh tại VN nhưng tị nạn ở hải ngoại hay chỉ công nhân người gốc miền Bắc?!
Chiến sự Ukraine thúc đẩy Mỹ tăng quan hệ quốc phòng với châu Á trừ VN, TQ phe Nga
Người Việt cẩn thận đề phòng hắc nhân bị ms xúi giục hành hung nhiều người thương vong
Chiến tranh Việt Nam
Tưởng niệm Gạc Ma vết nhơ quân sử Việt thời đại CSVN
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt

     Đọc nhiều nhất 
Khinh khí càu TQ trinh thám khắp lãnh thổ lãnh hải VN thường xuyên bao nhiêu năm qua nhưng lãnh đạo VC quá khiếp sợ không dám lên tiếng và lại phủ nhận [Đã đọc: 1712 lần]
Cơ hội việc làm lương cao và đầu tư chứng khoán lời nhiều cho người Việt vừa đóng góp cho Tự Do Dân Chủ thế giới [Đã đọc: 744 lần]
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt [Đã đọc: 452 lần]
Thanh niên Việt gốc Hoa bắn 2 người Do Thái ở Los Angeles,theo lệnh TQ để gây mâu thuẩn giữa người VN và Do Thai [Đã đọc: 340 lần]
Mỹ bắn rơi khinh khí cầu trinh thám của Trung Quốc hành động quá muộn sau khi TQ đã thu hình tất cả yếu điểm quân sự, kỹ nghệ và chính trị gởi về cho bộ tư lệnh [Đã đọc: 331 lần]
Khi nào máy tính có thể thay thế bác sĩ? [Đã đọc: 313 lần]
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng [Đã đọc: 293 lần]
Lãnh đạo CSVN quyết tâm ủng họ Nga xâm lăng Ukraine và trung thành với chủ nghĩa Mác Lê chống lại nhân loại [Đã đọc: 264 lần]
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN [Đã đọc: 260 lần]
Chiến sự Nga- Ukraine đã đến hồi định đoạt! [Đã đọc: 260 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.