Báo Phố Việt kính chúc bạn đọc và gia quyến một Giáng Sinh vui tươi và Năm Mới Hạnh Phúc
Vì sao lời chúc Noel là 'Merry Christmas' thay vì 'Happy Christmas'?
(VTC News)
Lời chúc năm mới là Happy New Year, chúc mừng sinh nhật là Happy Birthday, vậy tại sao lời chúc Noel là "Merry Christmas" chứ không phải "Happy Christmas"?
Vào các dịp sinh nhật, năm mới và các dịp lễ lớn, các nước nói tiếng Anh thường hay dùng từ “happy” trong câu chúc, chẳng hạn như Happy new year, Happy birthday.... Tuy nhiên, với lễ Giáng sinh, câu chúc “Merry Christmas” lại phổ biến hơn rất nhiều so với “Happy Christmas”. Vì sao lại như vậy?
Câu 'Merry Christmas' có nguồn gốc thế nào?
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Kito - đấng được xức dầu) là tước vị của Đức Giê-su. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày giáng sinh của Chúa Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
Vì sao lời chúc Noel là 'Merry Christmas' thay vì 'Happy Christmas'?
Thời kỳ Giáo hội Cơ đốc sơ khai (2 -3 thế kỷ đầu Công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiển linh. Từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn tư liệu khác thì tín hữu Cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật vì không muốn làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Do đó, họ không ăn mừng ngày Đức Jesus giáng sinh trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc bắt đầu muốn ăn mừng Giáng sinh mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi đến lúc đó, Cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Hằng năm, người La Mã ăn mừng Thần Mặt trời vào ngày 25 tháng 12. Những người Cơ đốc lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại. Nhờ vậy, chính quyền La Mã không phát hiện ra.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông hủy bỏ ngày lễ ăn mừng Thần Mặt trời và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh.
Trong nhiều thề kỷ, các học giả Kito giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Chúa Giê-su ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, họ đề xuất cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh được lựa chọn để tương ứng với tiết đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận Giáng sinh được xác định vào 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra, trước người Kito giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
Ý nghĩa câu chúc 'Merry Christmas'
Mặc dù các hoạt động tổ chức Giáng sinh bắt đầu từ thế kỷ thứ tư nhưng chỉ đến năm 1699, cách nói “Merry Christmas” mới xuất hiện khi một sĩ quan hải quân sử dụng nó trong bức thư thân mật. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong tác phẩm của Charles Dickens - “Bài hát đón mừng Giáng sinh”.
Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ tín hữu Thiên Chúa giáo mà phần lớn mọi người đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ này, “Merry” có nghĩa là niềm vui. Nghĩa của từ “Christmas” như giải thích ở trên, nhưng cũng có nghĩa là các con chiên của Chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Từ “Merry” gieo vào lòng người niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh.
Câu chúc “Merry Christmas” có ý nghĩa gì?
Một số người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp Giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Đôi khi để rút gọn, nhiều người sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”.
Cùng với đó, sự ra đời của bài hát nổi tiếng “We wish you a Merry Christmas” giúp cho cụm từ này càng phổ biển và được sử dụng rộng rãi.
Vào năm 1843, khi công nghệ in ấn bắt đầu phát triển, người ta in cụm từ "Merry Christmas" lên tấm thiệp in mừng Giáng sinh đầu tiên. Kể từ đó, "Merry Christmas" được dùng như một câu "cửa miệng" mỗi khi muốn dành tặng nhau những lời chúc Giáng sinh an lành.
Hiện chỉ người Anh và người Ireland vẫn dùng cách nói “Happy Christmas” bởi trong thế kỷ 19, từ "Merry" ở Anh được hiểu với nghĩa là "chếnh choáng, ngà ngà say". Và kể từ đó, người ta vẫn sử dụng câu chúc "Happy Christmas" thay vì "Merry Christmas" như phần còn lại của thế giới.
MINH MINH(Tổng hợp)
3 thắc mắc thú vị về ngày Noel mà nhiều người không biết đáp án
Mọi nẻo đường, con phố đều đang rộn ràng không khí Noel, tuy nhiên không phải ai cũng biết ông già Noel là ai, vì sao lại dùng cây thông để trang trí Noel...?
Dù không phải người Thiên Chúa giáo, cứ đến tháng 12 là nhà nhà, người người nhắc đến Noel và nhiều nơi cũng trang hoàng rực rỡ đón Noel. Vậy bạn đã biết gì về ngày này?
Noel là gì?
Còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas. Đây là lễ hội thường niên kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, được cử hành chính vào ngày 25/12 như một nghi lễ tôn giáo và văn hóa ở nhiều nước trên khắp thế giới. Theo niềm tin của phần lớn các tín hữu Kito giáo, Chúa Giêsu được sinh ra tại hang Bethlehem thuộc xứ Judea, thuộc Đế quốc La Mã (ngày nay là một thành phố của Palestine) vào khoảng giữa năm 7 trước Công nguyên và năm 2 Công nguyên.
Noel là gì?
Tên gọi Noel được cho là xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái cổ có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthew.
Từ Noel được sử dụng phổ biến vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các bài hát mừng Giáng sinh bằng tiếng Pháp và tiếng Anh sử dụng từ này khi đề cập đến sự ra đời của Chúa Kitô.
Lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.
Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng", thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Vào đêm “lễ vọng”, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình Thiên Chúa giáo đều được trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, xung quanh là những chú lừa, tượng ba vua, một số thiên thần...
Ông già Noel là ai?
Hình ảnh ông già Noel to lớn mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, đội mũ chóp đỏ với chòm râu dài trắng như tuyết và tiếng cười to sảng khoái là hình ảnh không thể thiếu, gắn liền với mùa lễ Giáng sinh.
Ông già Noel là ai?
Trong tiếng Anh, ông già Noel được gọi là Santa Claus, bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sinter Klaas, trong đó Santa hay Sinter có nghĩa là "thánh", còn Claus, Klaas bắt nguồn từ tên thánh Nicholas, một nhân vật có thật, là giám mục Hy Lạp sống trong thế kỷ thứ tư. Ông rất thương người nghèo và dành cả đời mình để phục vụ Thiên Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng lén bỏ vào phòng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do Thánh Nicholas mang đến và cũng chính ông là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Noel.
Trong tiếng Việt, tên gọi này có từ thời Pháp thuộc, bắt nguồn từ cách gọi của người Pháp là Le Père Noel (cha Noel, linh mục Noel); từ đó người Việt gọi là "ông già Noel".
Ngày nay, trẻ em tin rằng ông già Noel sống và làm việc ở Bắc cực. Về vẻ ngoài của ông già Noel, nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về nhân vật này xuất hiện trong bài thơ: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh ông già to béo có một bộ râu dài trắng muốt mặc bộ đồ màu đỏ có viền trắng xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860, là tác phẩm của họa sĩ Thomas Nast.
Vì sao chỉ trang trí Noel bằng cây thông?
Cùng với ông già Noel, cây thông Noel trang trí rực rỡ là hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong mỗi dịp Giáng sinh.
Theo truyền thuyết, ngay từ khoảng năm 2.000 đến 1.200 trước Công nguyên, ở châu Âu đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24/12, được xem là ngày tái sinh của thần Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng, mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24/12 nhằm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, người ta trưng bày một cây thông xanh tượng trưng cho sự sống, được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Vì sao chỉ trang trí Noel bằng cây thông?
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng sinh vào ngày 25/12. Theo dòng thời thời gian, cây thông Noel đã trở thành hình ảnh thân quen mỗi dịp Giáng sinh.
Truyền thuyết khác kể rằng vào một đêm Noel rất xưa, người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà bỗng gặp đứa trẻ đi lạc đã lả đi vì đói. Dù túng thiếu, ông vẫn dành cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi và che chở giúp nó có một đêm yên giấc. Khi thức dậy vào sáng hôm sau, người tiều phu nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Lúc đó, ông mới biết đứa trẻ chính đức Chúa và ngài đã tạo ra cái cây để thưởng cho lòng nhân đức của ông.
Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, màu xanh tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Những loại cây có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh nhờ nó vẫn xanh tốt vào mùa đông lạnh giá. Nhiều quốc gia còn tin rằng màu xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Ở Việt Nam những năm gần đây, không chỉ các gia đình theo đạo Thiên Chúa mới trang trí cây thông Noel mà hầu như mọi người đều muốn hòa mình vào không khí lễ hội, nhà nhà đều trang trí cây thông Noel, làm hang đá.
HẠ VY(Tổng hợp)
Tại sao quân đội Mỹ phải 'giám sát' ông già Noel mỗi dịp Giáng sinh?
Từ một quảng cáo bị in nhầm vào năm 1955, quân đội Mỹ đã duy trì truyền thống "giám sát" ông già Noel mỗi dịp Giáng sinh trong suốt 67 năm.
Theo 19Fortyfive, Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) là cơ quan có nhiệm vụ theo dõi và đưa ra các cảnh báo, kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải trên khắp Bắc Mỹ. Tuy vậy, vào mỗi dịp Giáng sinh, NORAD còn có một nhiệm vụ khác là "giám sát" hành trình đi phát quà của ông già Noel.
Ông già Noel và tiêm kích F-35 trong một sự kiện Giáng sinh được tổ chức ở căn cứ Hill. Ảnh: USAF
"24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, NORAD bảo vệ vùng trời Bắc Mỹ bằng cách theo dõi mọi máy bay, tên lửa, các vụ phóng vào không gian hay bất kỳ nguy cơ nào khác. Chúng tôi cũng sẵn sàng cho sứ mệnh giám sát ông già Noel năm thứ 67 liên tiếp, chỉ có các sĩ quan tinh nhuệ nhất mới được thực hiện nhiệm vụ đêm Giáng sinh", Đại tá Paul M. Bishop, đại diện NORAD cho biết.
Truyền thống giám sát ông già Noel của NORAD bắt nguồn từ năm 1955. Khi ấy, một tờ báo bang Colorado đã đăng tải một bài quảng cáo của công ty đồ chơi SEARS, nhưng in nhầm số điện thoại của Trung tâm Điều hành Chỉ huy Phòng không Lục địa (tiền thân của NORAD).
Đoạn quảng cáo tạo ra truyền thông giám sát ông già Noel của NORAD. Ảnh: UCalgary
Đại tá Không quân Harry Shoup - người đứng đầu NORAD thời điểm đó, đã vô cùng bất ngờ khi nhận được cuộc gọi từ một bé gái, hỏi rằng ông có phải "ông già Noel hay không". Đại tá Shoup biết rằng đã có một sự nhầm lẫn, nhưng ông vẫn nhận mình là ông già Noel và trò chuyện với cô bé.
Sau cuộc điện thoại đặc biệt, chỉ huy NORAD đã yêu cầu các sĩ quan tiếp tục trả lời các trẻ em gọi đến số điện thoại này trong tháng 12, tạo ra một truyền thống vẫn đang được duy trì tới ngày nay.
Ở thời điểm hiện tại, trẻ em trên toàn thế giới có thể theo dõi NORAD thực hiện nhiệm vụ giám sát ông già Noel thông qua Facebook, Twitter, Instagram và YouTube chính thức của cơ quan này. "Các cơn bão tuyết năm nay không thành vấn đề, ông già Noel và các chú tuần lộc đã chuẩn bị cẩn thận", đại diện NORAD nói ngày 22/12.
Việt Dũng
Đức Giêsu, Ngài là ai ?
1-- Sách Cựu Ước và Sách Tân Ước
Cựu Ước là bộ Lịch Sử quan trọng của Người Do Thái (Jews) liên tục ghi lại chiều dài lịch sử suốt hơn 5000 năm từ thời tạo thiên lập địa cho đến thế kỷ thứ I thời Chúa Giêsu.
Tân Ước từ thời Chúa Giêsu cho đến hết thời của các Tông Đồ.
Trong suốt 20 thế kỷ vừa qua, Cựu Ước và Tân Ước chính là bộ sách Lịch Sử Ơn Cứu Độ Cho Nhân Loại. Cũng nhờ bộ sách lịch sử này mà 2000 năm bị lưu lạc trên toàn cầu do bại trận trong các cuộc chinh phạt của các đế quốc, người Do Thái vẫn không quên nguồn cội của mình cho đến năm 1947 Israel tái lập quốc trên chính Quê Hương cũ của mình.
2-- Dân Do Thái (Jews-Israel) là dân tộc đặc biệt
Thượng Đế chọn để Chúa Giêsu ra đời Cứu Nhân Độ Thế - đem lại giao hòa giữa Đất Trời và đem lại quyền “Làm Con Thượng Đế” trở lại cho Nhân Loại.
3-- Chúa Giêsu là nhân vật, là người thật trong lịch sử.
Nhân thân của Ngài là con Ông Giuse và bà Maria dòng dõi 14 đời của vua David, một vị vua nổi tiếng của người Do Thái. Chúa Giêsu sinh ra tại một chuồng chiên bò tại thị trấn Bethlehem ngoại ô thủ đô Jerusalem thời vua Herode của Do Thái, và nước Do Thái lúc bấy giờ đang bị cai trị bởi Đế Quốc Roma với quan Tổng Trấn Philato cai quản xứ Judea (bao trùm Do Thái – Jordan – Syria ngày nay).
Gia đình thực sự sinh sống tại làng Nazareth gần biển hồ Galile thuộc miền Bắc nước Do Thái (Israel) hiện nay. Năm 30 tuổi Ngài bắt đầu đi giảng đạo và quy tụ 12 môn đồ. 3 năm sau, Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh trên cây thập tự đau đớn cho đến chết. Đây là hình phạt hết sức dã man và ô nhục dành cho các “tội nhân” không có quốc tịch Roma.
Sau này, để có cái nhìn tổng quan về lịch sử nhân loại, một thầy dòng có lẽ vào thế kỷ 6 sau công nguyên dày công nghiên cứu lịch sử thế giới đã định năm Chúa Giesu sinh ra làm mốc thời gian là năm thứ Nhất (1) khởi đầu nền Công Nguyên. Trước Chúa Giêsu sinh ra gọi là Trước Công Nguyên (BC-Before Christ). Sau Chúa Giesu sinh ra là Sau Công Nguyên (AD-Anio Domini-Năm của Chúa).
Vậy theo cách tính này, Chúa Giêsu chịu chết vào năm 33 AD hay +33. Như vậy khi Đức Giêsu đang đi rao giảng cũng là lúc Trưng Nữ Vương và các Liệt Nữ đang kháng chiến chống quân Hán Vũ Đế giải phóng toàn bộ Đất Bách Việt (từ bờ Nam sông Dương Tử đền tận Đèo Hải Vân) khỏi sự cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán. Chúa Giêsu sinh ra tại vùng Cận Đông và Trưng Đại Đế sinh ra tại vùng Viễn Đông thuộc thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Chúa Giêsu chịu án tử hình năm +33 tại vùng Cận Đông, sau đó 10 năm, Trưng Đại Đế tuẫn tiết năm +43 tại vùng Viễn Đông. Như vậy Chúa Giêsu và Trưng Đại Đế (Trưng Nữ Vương) sinh cùng thời và cùng tại vùng Đông Á.
4-- Chúa Giesu dạy dỗ nhân loại điều gì ?
Dõi theo 2 bộ lịch sử Cựu Ước và Tân Ước chúng ta rút được 2 điều
Điều thứ nhất: Đối nhân xử thế trong Cựu Ước là Công Bằng, thể hiện trong 10 Giới Răn. Tổng quan của Luật là Công Bằng cũng có nghĩa là Mắt thế Mắt, Răng thế Răng. Nó đánh Anh, Anh có quyền đánh lại.
Điều thứ hai: Đối nhân xử thế trong Tân Ước là Bác Ái vì Chúa Giêsu-Con Thượng Đế đã dùng cái chết của mình đề giao hòa Đất Trời, đã dùng cái chết của mình để trả lại Công Bình cho Thiên Chúa Cha, làm của Lễ Giao Hòa giữa Thiên Chúa và Con Người. Con người đã được trả lại quyền Làm Con Thượng Đế, nên Con Người với Con Người trở thành Anh Em cùng Một Cha. Vậy Anh Em với nhau không chỉ giữ lẽ Công Bình mà còn phải giữ Bác Ái với mọi người và yêu thương nhau như Anh Em cùng một Cha trên Trời.
Công Bình và Bác Ái đã thấm nhuần trong mọi ngóc ngách của Luật Pháp trong các hiến pháp của các nước Văn Minh - Cộng Hòa Pháp Trị trên toàn cầu. Nói vắn tắt các quốc gia ấy đã thấm nhuần nền Văn Minh Kitô Giáo. (chế độ welfare, chế độ săn sóc người già, chế độ săn sóc người dị tật, Các Trại Cô Nhi, Các Trại Cùi, Rất nhiều Nhà Thương miễn phí … điển hình của Công Bình Bác Ái là một ví dụ).
Trả Lời 2 Câu Hỏi
1-- Đức Giêsu có chống Bất Công và Bảo Vệ lẽ Công Đạo không?
Công Bằng Bác Ái là những Lời Giảng Dạy Nhất Quán của Ngài nên mỗi sự kiện xảy ra chung quanh, Ngài luôn dùng chúng để dạy dỗ mọi người:
* Chuyện bà Góa nghèo khổ vào đền thờ cúng dường 1 xu, và ông Đại Gia nghênh ngang tự mãn cúng dường 10% Income. Chúa bảo môn đồ: bà Góa này được Chúa nhận của Lễ còn Ông Đại Gia thì không vì bà ta có Lòng Thành mà cúng dường tất cả những gì bà ấy có…
** Chuyện Người Cùng Khổ: Một người kia đi đường xa bị quân cướp cướp ngựa, lấy hết tài sản và đánh cho bầm dập rồi bỏ đi. Có vị quan rất giầu làm việc cho chính quyền bảo hộ Rome đi ngang qua, thấy vậy ngó qua rồi bỏ đi. Sau đó lại có vị chức cao trong Giáo Quyền Do Thái, thấy vậy cũng ngó qua rồi bỏ đi.
Sau cùng có một người dân thường đi ngang qua, thấy nạn nhân trong tình cảnh đáng thương bèn cúi xuống giúp đỡ, đỡ nạn nhân lên lưng lừa, đưa nạn nhân đến hàng quán gần nhất để chữa trị. Chúa Giesu hỏi các môn đồ, Ai là “anh em” của nạn nhân, Ai là người thực hiện Lẽ Công Đạo?
*** Chuyện đứa con hoang đàng đòi người Cha chia tài sản rồi ra đi xài cạn túi với bọn đĩ điếm, nhưng khi nó biết hối cải trở về thì Người Cha lại mừng rỡ tiếp nhận nó: “Vì nó chết nay nó đã sống lại…”
**** Chúa Giesu bị gài vào chuyện “phản loạn”: Có một vị quan chức trong giáo quyền Do Thái hỏi gài Chúa Giêsu: “Chúng ta có phải đóng thuế cho Roma không?”
Rome đang cai trị Israel, nếu Chúa Giesu trả lời Yes thì họ sẽ kết án Ngài là theo chân Đế Quốc, trả lời No thì chúng sẽ tâu với quan quyền Roma: Ông Giesu này phản loạn chủ trương không nôp thuế cho Sesar. Biết vậy Chúa bảo ông Thầy Do Thái: “hãy đưa ta xem đồng tiền”. Chúa hỏi ông ta: “Tiền này mang hình ai?” – Hình Cesar. Chúa bảo: “của Cesar trả cho Cesar, của Chúa trả cho Chúa”.
Ngày nay ta hiểu rộng hơn: Quyền Dân trả cho Dân, các quyền sống căn bản của Dân do Thượng Đế ban hãy trả lại cho Dân và đây chính là Nội Dung căn bản của Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và cũng là nền tảng Hiến Pháp của các nước Tự Do Cộng Hòa trên Thế Giới.
***** Chúa Giêsu mắng bọn Quan Quyền Giả Hình
Thời Chúa Giêsu, Quan Quyền Do Thái cả Đạo lẫn Đời đều rất thích khoe khoang, tự mãn và cho mình cái quyền “Ra Luật” và “Giải Thích Luật”. Coi mình là giai cấp Thượng Lưu khinh thường Dân Đen Bần Hàn.
Chúa đã dùng những lời “Mắng” nặng nề đối với những kẻ quyền uy hợm hĩnh, bọn Quan Quyền luôn muốn chất lên lưng người bần hàn hàng triệu luật lắt nhắt, sẵn sàng kết án người khác nhưng chính bọn họ không phải mang.
Chúa bảo họ, bọn quan quyền hợm hĩnh: “các ngươi nhìn thấy cả cọng rác nhỏ trong mắt người khác, còn cái xà trong con mắt các ngươi thì lại không nhìn thấy!”
Lúc khác ngài lại “mắng” bọn họ: “Các ngươi như những mồ mả, bên ngoài sơn vôi rất đẹp, nhưng bên trong toàn dòi bọ…”
Có lúc nhìn bọn họ khoe khoang giả hình khi dậy dỗ thiên hạ, Chúa “ngứa tai” (bức xúc) nói với mọi người: “Đừng nghe những gì chúng nói mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm”. Câu này TT Nguyễn văn Thiệu lập lại lời của Chúa trong thánh kinh và áp dụng cho bọn Cộng Sản.
2--Tại Sao Chúa Giêsu phải bị chết treo trên cây Thập Tự
Có một số điều cần biết trước khi trả lời câu hỏi này:
* Đóng đinh và chết trên cây Thập Tự
Đây là hình phạt tội Tử Hình tàn ác nhất của Đế Quốc Roma thời đó. Tất cả những nạn nhân không phải là công dân của Đế Quốc Roma, án tử hình đều phải chịu như vậy, nạn nhân bị đóng đinh trên cây Thập Tự dãy dụa đau đớn cho đến khi tắt thở. Riêng nạn nhân có quyền công dân Roma, thì án tử hình là chém đầu, chết nhanh chóng và bớt đau đớn hơn.
Tông đồ trưởng Phêrô người Do Thái không có quyền công dân Rome nên đã bị tử hình như chúa Giesu ngay tại thủ đô Roma (Công Trường Thánh Phero tại Roma – Ý hiện nay). Phaolô, người Do Thái có quốc tịch Rome, là Giáo Sư Đại Học Trường Luật của Đế Quốc Roma, người bạn đồng hành truyền đạo với Phero cũng chịu án tử hình và bị chém đầu tại Roma (Đền Thờ Phaolô nằm ở Ngoại Thành Roma-Ý hiện nay).
** Án tử hình lúc đó không do vua Herode-Do Thái quyết định vì Ông chỉ là Vua bù nhìn bản địa. Quyền kết án tử hình phải do Philato-quan Tổng Trấn xứ Judea của Đế Quốc Roma ra lệnh (Judea bao gồm Israel và Syria ngày nay).
*** Chúa Giesu chịu chết vì sự ganh tỵ của Quan Quyền người Do Thái
Chúa Giesu xuất hiện rao giảng một cách công khai trong ba năm. Lời Rao Giảng của Ngài như đã nói trong phần Thánh Kinh là Ngài công bố Tin Mừng Ơn Cứu Độ để Nhân Loại được trở về làm Con Thiên Chúa - Đấng Từ Bi và Nhân Hậu.
Ngài nói: “Ta đến không phải để phá bỏ Luật Moisen (luật Công Bình) mà là để hoàn thiện nó (luật Bác Ái)”. “Các ngươi hãy thương yêu nhau như Cha trên trời đã yêu mến các ngươi”.
Trước những đau khổ của Con Người thấp cổ bé miệng mà Ngài đã gặp trong 3 năm Rao Giảng Tin Mừng Ơn Cứu Độ, Chúa Giesu đã chữa lành bao nhiêu kẻ tàn tật: mù được thấy, què được đi, chết được sống lại, Kẻ có tội được tha.
Danh tiếng Ngài lồng lộng làm cho các quan chức thế quyền và giáo quyền đâm ra ganh tỵ. Họ kháo nhau:”Kìa xem chúng nó đang đi theo tên Giesu cả rồi” và tìm cách gài bẫy hãm hại Ngài.
(Ngày nay, nhiều vị trong Giáo Quyền và Công Quyền cũng thường kháo nhau: “Kìa xem, dân chúng theo tên …cả rồi!” và dè bỉu dèm pha dựng chuyện vì ai đó dám hơn mình).
**** Gài bẫy giết Chúa Giêsu (nhiều bẫy, nhưng chỉ nêu vài bẫy điển hình)
Bẫy 1: Có nên trả thuế cho Sesar không? một câu hỏi gài bẫy chính trị, Chúa thoát khi trả lời khôn ngoan và cũng vì Giờ chết của Ngài chưa đến – “Của Sesar trả cho Sesar”
Bẫy 2: Ông có phải là Vua Dân Do Thái không? Quan Tổng Trấn Philato hỏi Chúa trên công đường. Lúc đó Chúa đã bị quan quyền người Do Thái giao nộp cho quan Tổng Trấn với lý do họ tố cáo: “Ông Giesu tự xưng là vua Dân Do Thái”. Quan hỏi, Chúa Giesu không trả lời – Quan Philato có ý muốn tha Chúa Giesu vì biết Ông Giesu chẳng có tội gì, họ vu cáo gian chỉ vì ganh tỵ.
Gạn hỏi mãi, Chúa Giesu mới trả lời quan Philato: “Đúng như Ngài nói, Ta là Vua, nhưng nước ta không thuộc thế gian này… Ta đến để làm chứng cho “Sư Thật”. Philato liền hỏi: “Sự Thật” là gì ? Không đợi Chúa Giesu trả lời mà Ông quày quả đi vào trong. Có lẽ Bà Philato muốn rỉ tai Ông điều gì. Vì sự kiện này nên cho tới tận ngày nay các nhà triết học hoàn vũ vẫn còn loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi của Philato: “Sự Thật Là Gì ? ”
Philato trở ra với thông tin do vợ ông rỉ tai, Ông nói ý mình muốn tha Giesu trước Công Đường, Ông liền bị quan quyền Do Thái xách động quần chúng la ó: “Tên Giesu tự xưng làm vua, nếu quan tha sẽ đắc tội với Cesar”. Philato nghe điều này đổ mồ hôi hột…nghĩ rằng vì Công Đạo mà tha thì mạng mình cũng dễ mất như chơi.
(Đây là vụ án điển hình Công Lý bị trù dập thành “Công Lý Mù Lòa” như hình biểu tượng của Trường Luật, hoặc một loại “Tòa Án Nhân Dân” trong “Cải Cách Ruộng Đất” của HCM).
Và Chúa Giesu đã bị Philato miễn cưỡng kết án tử hình bằng cách đóng đinh và treo trên cây Thập Tự cho vừa lòng quan quyền Do Thái… và các sinh viên trường Luật Toàn Cầu phải học qua vụ án do Philato xét xử này.
Và Chúa Giesu đã chịu chết ô nhục trên cây Thập Tự trên ngọn đồi Golgotha, ngoại ô nhưng khá gần thành thánh Gierusalem hiện nay. Ngài đã được chôn vội vã (vì hôm sau là ngày Sabbath lễ nghỉ) trong một Mộ Đá của một ông thuộc Giáo Quyền Do Thái tặng (Ông này ngấm ngầm tin theo Chúa Giêsu do vì sợ người Do Thái tẩy chay mình). Sau 3 ngày, Ngài đã sống lại vào ngày Lễ kỷ niệm biến cố Vượt Qua Biển Đỏ của Người Do Thái )
Chúa chịu chết có 2 nguyên nhân hay nói đúng hơn là hai ý nghĩa
1-- Ý nghĩa siêu nhiên và thần học: Chúa chết là theo Thiên Ý của Thượng Đế
Vì Yêu Thương Con Người nên Chúa đã dựng nên hai Ông Bà Nguyên Tổ Adam và Eve và đưa vào sinh sống trong Vườn Địa Đàng đầy Bình An và Hạnh Phúc. (location Đia Đàng hiện nay thuộc vùng Iran Iraq, lúc đó không hoang mạc như bây giờ) và truyền lệnh hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và được quyền làm chủ vũ trụ…
Hai Ông Bà sau đó bị quỷ cám dỗ ăn trái cấm phản bội Thượng Đế “Bất tuân Thượng cấp”.
Hai Ông Bà bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, chịu hậu quả khắc nghiệt. Nam: phải bới đất kiếm sống. Nữ: mang nặng đẻ đau. Quan trọng nhất: mất quyền làm Con Thiên Chúa tức mất quyền “Thừa Tự”.
Thượng Đế không muốn bỏ rơi Con Người, mặc dù bị Con Người phản bội. Đức Giesu Con Thiên Chúa đã giáng trần làm người - chịu mọi sự tủi nhục và khổ đau của Con Người - cuối cùng chịu chết ô nhục trên thập tự để trả lẽ “Công Bằng” cho Thượng Đế và lấy lại quyền Thừa Kế cho Con Người và ngày nay Nhân Loại đã có cơ hội để giao hòa cùng Thiên Chúa và quyền làm Con Thiên Chúa như Đức Giêsu.
(Thiên Chúa của Kitô Giáo khác hẳn với Thượng Đế của Hồi Giáo - Đức Allah không ban quyền làm Con Thượng Đế cho bất cứ ai)
2-- Ý nghĩa trần thế
Suốt cuộc sống, Đức Giesu đã đề cao Đạo Yêu Thương - sống Công Bình Bác Ái.
Thiên duyên tiền định, Ông Pherô và Ông Phaolô
Ông Phero nhà quê làm nghề đánh cá ở Biển Hồ Galile - Bắc Do Thái. Ông Phaolo giáo sư Đại Học Luật Khoa Roma (một ông nhà quê, một ông trí thức) sánh vai nhau truyền đạo tại Roma, trung tâm đế quốc Roma lúc bấy giờ.
Khi rao giảng, hẳn nhiên 2 ông phải đề cập đến Cựu Ước, về việc Thiên Chúa là Cha Nhân Từ đã sáng tạo nên Vũ Trụ cho Con Người và vì Con Người: Bầu Trời có ngọn đèn to là Mặt Trời để soi ban ngày và ngọn đèn nhỏ là Mặt Trăng để soi ban đêm.
Điều giảng dậy này được xem là khích bác và coi thường niềm tin và văn hóa của Đế Quốc Roma lúc bấy giờ khi Đế Quốc đang thờ các thần của Vũ Trụ như thần Sun (Mặt Trời), thần Moon (Mặt Trăng), thần Venus (Sao Kim), thần Mars (Sao Hỏa) etc… (Tên ngày tháng mà chúng ta đang xử dụng hiện nay đều là tên các vị Thần của nền văn minh và văn hóa La Hy (La Mã - Hi Lạp) Và hai Ông đã bị đế quốc Roma kết án tử hình vì dám so sánh hai vị thần của đế quốc là hai ngọn đèn - tội đáng trảm.
Tuy vậy một số năm lúc chưa bị cầm tù, hai vị tiên phong đã rao giảng được cho nhiều người đa số thuộc dân nô lệ (tức dân tứ xứ bị bắt làm nô lệ sau các cuộc chinh phạt mở rộng đế quốc) và các người nữ (nữ ít bị ràng buộc trong guồng máy chính quyền).
Sau khi hai vị tiên phong tử đạo, các người theo đạo cũng bị ruồng bắt và nhiều người cũng bị giết trong đó đa số là Nữ. Trong suốt 300 năm bách đạo sau đó, họ phải sống trong các hang được đào sâu dưới các nghĩa địa - họ sống giữa các kẻ chết. Hang này gọi là hang “Toại Đạo” rất sâu dưới lòng đất và chằng chịt dài khoảng 25 km (nay đã được mở cửa cho khách hành hương đến Roma tham quan).
Đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, sau 300 năm Đế Quốc Roma cấm đạo, lúc đó Bà Mẹ của vua Constantin đã âm thầm theo Đạo từ trước mới mạnh dạn nói với Vua là nên ra sắc chỉ “giải tỏa việc cấm đạo Kito Giáo”.
Vua nghe lời Mẹ ra sắc chỉ “Tự Do Tôn Giáo” trên toàn lãnh thổ Đế Quốc Roma. Đây là “Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo” đầu tiên của Nhân Loại. Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo chung như vậy vì đế quốc Roma lúc đó bao gồm nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau, ông không muốn mang tiếng thiên vị Kito Giáo. (Hoa Kỳ có Tu Chính Án “Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin).
Chính từ Đạo Luật này đã tạo cơ hội bằng vàng cho Kito Giáo, và từ trung tâm Đế Quốc Roma đầy quyền lực này, các nhà Truyền Giáo đã “trỗi dậy” từ “cõi chết” từ trong hang Toại Đạo đã tỏa ra Toàn Đế Quốc Roma, gần như “Toàn Cầu” lúc đó để truyền đạo.
Các nhà Truyền Giáo rất khôn ngoan, biết nắm bắt được thứ “Quyền Lực Mềm - Soft Power” của Đế Quốc Roma là Luật Lệ, Hiến Pháp, Ý Niệm Cộng Hòa và Quản Trị Công Quyền để phát triển các Giáo Đoàn và Giáo Phận trên Toàn Cầu.
(Cứ theo dõi cuộc tuyển chọn Giáo Hoàng Roma và cách tổ chức các Giáo Đoàn toàn cầu để thấy khái niệm “Cộng Hòa - Kết Tinh của nền Văn Minh và Văn Hóa La Hy đã được triển khai “tuyệt đỉnh” như thế nào).
Ngày nay, các nước Dân Chủ, Tự Do, Cộng Hòa trên thế giới, song song với cơ chế Chính Quyền thì đều có cơ chế Giáo Quyền. Có lẽ chữ Công Giáo để gọi Kito Giáo Roma có nguồn cội sâu xa từ yếu tố này.
Giám Mục bản chất là một trách vụ, nhưng để tương đương với Công Quyền thì đó là một chức vụ như Giám Mục Phát Diệm, Giám Mục Bùi Chu…mỗi giáo phận của Giám Mục tương đương với một Nước Nhỏ, hay một Thành Phố trong nền Cộng Hòa của Đế Quốc Roma xưa hay như địa bàn của một vài tỉnh của Việt Nam hiện nay.
(Địa Phận của một vị Giám Mục tương đương với một State của Hoa Kỳ hay một Tỉnh Bang của Canada. Ngài Giám Mục Địa Phận tương đương như một Governor – Thống Đốc ).
Điển hình nước Mỹ, các nhà Lập Quốc Mỹ từ 500 năm trước khi hình thành 13 States đầu tiên và gần 300 năm khi hình thành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã tiếp thu khá đầy đủ “Hệ Thống Quyền Lực Mềm” của thời Ông Moisen trong Cựu Ước, Quyền lực mềm của Đế Quốc Rome, Quyền lực mềm của nền văn minh Kito Giáo để xây dựng nên Hiến Pháp Hoa Kỳ và nền Quản Trị Công Quyền Hoa Kỳ và luôn luôn đặt trọn vẹn niềm tin vào Thương Đế - In God We Trust. Ngay cả các loại Quyền Lực Mềm đó cũng đã là nền tảng cho Hiến Chương Nhân Quyền và các quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc.
Đôi Điều Đúc Kết
1--Bọn Giả Hình Do Thái mà Chúa Giesu “mắng “ họ thậm tệ ngày xưa, thì ngày nay lại đông hơn nhiều và đa dạng hơn nhiều. Chúng luôn hợm mình là người “công chính” để mạt sát người khác và dìm họ xuống bùn bằng những vu chụp vu vơ không cần kiểm chứng.
Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Thủ Đô Tỵ Nạn, Thủ Đô Chính Trị Vỡ Trận”. Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Liên Hội Người Việt Canada vỡ trận”.
2-- VC thì hơn hẳn một bực khi ngay câu đầu của Hiến Pháp, VC tuyên ngôn rằng: Nhà Nước tôn trọng quyền tự do và bình đẳng của mọi người công dân. 70 năm qua mọi người Dân đã hiểu và biết chúng tôn trọng ra sao.
3-- VC công bố trong Hiến Pháp: Đất đai thuộc sở hữu Toàn Dân, nhà Nước quản lý. 70 năm sau thì đất đai thuộc về ai mọi người đã rõ.
4- VC công bố rỉ rả trên loa suốt 70 năm qua: Đảng CS là đội ngũ tiên phong do dân và vì dân. Luôn tâm niệm Yêu Tổ Quốc Yêu Đồng Bào. Thực tế là đảng CS rất độc ác đang nắm quyền toàn trị trên mọi người Dân bằng súng đạn và nhà tù; đang tâm đưa dân tộc VN vào tròng Nô Lệ ngàn năm Bắc Thuộc như Mãn Hồi Mông Tạng hiện nay.
“Đừng nghe những gì chúng nói, mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm” Chúa Giêsu phán trong Tân Ước.
“Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ việc CS làm” TT Thiệu lập lại.
Lạc Việt
Mùa Giáng Sinh
December 2022
Noel có nghĩa là gì? (VTC News) - Người Việt Nam thường dùng từ "Noel" để nói về ngày Thiên Chúa giáng sinh; cách gọi này có từ thời Pháp thuộc, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp - Noël.Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Noel có nghĩa là gì?Tên gọi Noel được cho là xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái cổ có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthew. Có ý kiến cho rằng từ Noël, hay dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis có nghĩa là ngày sinh, dùng để chỉ ngày Thiên Chúa giáng sinh.
Có người cho rằng, Noël có nguồn gốc từ "nouvelles", tiếng Pháp có nghĩa là tin tức mới. Từ gốc tiếng Anh của nó là "nowel", có nghĩa “thanh âm của niềm vui”. “Noel” đại diện cho tin mừng Chúa Jesus đến thế gian để tha thứ và cứu rỗi nhân loại. Tại sao lễ Giáng sinh được gọi là Noel, Noel có nghĩa là gì? - 1Nhiều người không biết từ "Noel" có nghĩa là gì.
Từ Noel được sử dụng phổ biến vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các bài hát mừng Giáng sinh bằng tiếng Pháp và tiếng Anh sử dụng từ này khi đề cập đến sự ra đời của Chúa Kitô.
Christmas có nghĩa là gì? Ngày lễ Giáng sinh trong tiếng Anh được gọi là Christmas. Trong đó, "Christ" là tước hiệu của Chúa Jesus, bắt nguồn từ "Χριστός" (đọc là Khristós) trong tiếng Hy Lạp, phiên âm Việt là "Ki-tô" hoặc "Cơ-đốc", có nghĩa là đấng được xức dầu. Còn "mas" có nghĩa là thánh lễ. Do đó, Christmas có nghĩa gốc là ngày thánh lễ của Đức Kitô. Khi viết, nhiều người dùng Xmas thay cho Christmas, nghĩa là "Christ" được thay thế bằng chữ X. Nguyên nhân cũng vì từ Christ trong tiếng Anh có nguồn gốc từ "Χριστός" trong tiếng Hy Lạp. Viết Xmas thực ra là viết tắt, nhưng sử dụng phụ âm đầu của từ Christ trong tiếng Hy Lạp.
Các học giả chưa khẳng định cách viết Xmas được áp dụng từ bao giờ. Các tài liệu cho thấy, cụm từ này bắt đầu phổ biến từ thế kỷ đầu Công nguyên, có nhà nghiên cứu cho rằng nó phổ biến từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ 15, ký hiệu Xmas được sử dụng rộng rãi thay cho Christmas. Sau khi máy in ra đời vào năm 1436, nhà thờ Công giáo dùng nó để in tài liệu, sách thần học. Chi phí in rất đắt nên để tiết kiệm, người ta cố gắng viết gọn, và từ Xmas được dùng thay thế cho Christmas trong các bản in.
Sau khi Xmas xuất hiện trong các văn bản tôn giáo chính thống, cách viết này càng được phổ biến rộng. VÂN ANH(Tổng hợp) Vì sao người ta chỉ trang trí Noel bằng cây thông? Rất nhiều người thắc mắc, tại sao lại là cây thông mà không phải loài cây nào khác được dùng để trang trí Noel.Từ "Christmas tree" - cây giáng sinh, cây Noel - được mặc định là cây thông. Loài thực vật này là biểu tượng của Noel, gắn liền với dịp lễ này. Việc trang trí giáng sinh không thể thiếu hình tượng cây thông.
Vậy tại sao chỉ cây thông được chọn trang trí Noel mà không phải loài cây khác? Điều này bắt nguồn từ đặc tính của thông cũng như màu xanh bền bỉ của nó. Theo quan niệm của người phương Tây, màu xanh tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Cây thông xanh tốt quanh năm, ngay cả trong mùa đông lạnh giá, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và trường tồn. Ở nhiều quốc gia, người ta còn tin rằng màu xanh của cây thông giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
Một truyện cổ phương Tây kể, xưa, vào một đêm Noel, người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ, ông vẫn cho đứa bé thức ăn và chỗ ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy, thấy một cây thông tuyệt đẹp mọc trước cửa, ông hiểu ra đứa trẻ chính là Chúa cải trang để thử lòng và cây thông là phần thưởng cho lòng tốt của ông. Vì sao người ta chỉ trang trí Noel bằng cây thông? - 1Cây thông Noel trở thành biểu tượng phổ biến trên toàn thế giới.
Một truyền thuyết kể, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface (giáo sĩ người Anh) khi sang Đức truyền đạo đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới. Khi chấp nhận Cơ đốc giáo, người Đức chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ thánh Boniface.
Câu chuyện về vị thánh này có dị bản như sau: Trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface nhìn thấy một nhóm người vây quanh cây sồi lớn, chuẩn bị đem một đứa trẻ ra tế thần. Để cứu đứa trẻ, Boniface hạ gục cây sồi chỉ bằng một cú đấm. Tại nơi đó mọc lên một cây thông nhỏ. Ông nói với nhóm người kia rằng đây là cây của sự sống, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Nhiều học giả tin rằng, việc dùng cây thông làm cây giáng sinh bắt nguồn từ các vở kịch thời Trung cổ, hầu hết lấy chủ đề từ Kinh Thánh, phục vụ nhà thờ. Cuối thời Trung cổ, các buổi diễn kịch có không khí cởi mở hơn, nhiều người quan điểm đêm Giáng sinh cũng được coi là ngày lễ của Adam và Eva. Trong một số cảnh, hình ảnh cây thông treo đầy trái cây được coi là tượng trưng cho vườn địa đàng, và nó còn được gọi là "cây thiên đường".
Đến thế kỷ thứ 16, tục trang trí cây thông Noel mới phổ biến ở Đức, nơi được coi là nước đầu tiên của châu Âu có phong tục trang trí Giáng sinh bằng cây thông. Vào giữa thế kỷ 19, cây thông Noel mới bắt đầu phổ biến ở Anh. Năm 1841, Nữ hoàng Victoria và chồng là Albert trang trí cây giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windsor bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, trái cây. Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh cũng "bắt chước" họ. Dần dần, phong tục này lan rộng ra các tầng lớp, đến khắp các vùng thuộc địa của Anh và những xứ sở khác.
Ở Mỹ, cây thông Noel đầu tiên xuất hiện vào những năm 1830 do những người Đức nhập cư ở Pennsylvania mang đến. Suốt mấy chục năm, hầu hết người Mỹ coi cây giáng sinh là điều kỳ cục. Đến thập niên 1890, nhiều đồ trang trí được nhập từ Đức tới, và cây thông Noel trở nên phổ biến tại Mỹ, Canada. VÂN ANH(Tổng hợp)Chuyện tình đêm Giáng sinh!690 Một đôi vợ chồng trẻ Jim và Della, tuy nghèo tiền nhưng rất giàu tình yêu. Giáng Sinh sắp tới, Della tự hỏi phải tặng Jim món quà gì đây. Nàng muốn tặng chàng sợi dây cho chiếc đồng hồ của chàng. Nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế, nàng nảy sinh một sáng kiến: Nàng có bộ tóc dài mượt mà, óng ả mà nàng yêu quí và rất hãnh diên vì nó. Nhưng nàng quyết định cắt bộ tóc đi, và đem bán để mua cho Jim sợi dây đồng hồ.
Hôm lễ Giáng Sinh, từ phố về, nàng cầm trong tay một chiếc hộp rất đẹp đựng sợi dây đồng hồ mạ vàng mà nàng vừa sắm được bằng mái tóc của mình. Bỗng nhiên Della cảm thấy lo lắng. Nàng biết Jim rất quí mái tóc dài của nàng. Nàng tự hỏi không biết Jim có buồn vì nàng cắt và bán nó đi hay không?Khi Jim đi làm về, Della ra mở cửa. Tay chàng cầm một cái hộp thật đẹp, đựng món quà chàng mới mua để tặng nàng. Khi nhìn thấy mái tóc ngắn của vợ, Jim như muốn khóc, nhưng chàng không nói gì cả. Cố trấn tĩnh, chàng trao cho nàng chiếc hộp xinh xắn. Mở hộp ra, Della rất đỗi bàng hoàng. Trong hộp là một bộ lược chải tóc bằng xà cừ rất đẹp. Còn chàng, khi mở món quà vừa nhận được từ tay vợ, Jim cũng ngỡ ngàng không kém.
Chính lúc đó Della mới nhận ra rằng Jim đã bán chiếc đồng hồ vàng, món đồ quí nhất của anh, để mua lược chải tóc cho nàng. Phút chốc cả hai đều hiểu rằng họ đã tặng nhau tất cả những gì quí giá nhất.Nếu có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ việc “Tặng quà” của đôi vợ chồng trẻ này, thì đó chính là: Khi trao ban cho kẻ khác, người ta lại tìm được chính bản thân và những gì cao quí nhất. Nghĩa là con người chỉ đạt được nhân cách sung mãn bằng sự trao ban vô vị lợi mà thôi.
Giáng Sinh là lễ của Tặng quà nhưng cũng còn là lễ của Tình yêu. Không phải những quà tặng đắt tiền mới có giá trị, mà chính là những món quà thắm đượm tình yêu. Một món quà dù nhỏ bé nhưng gói ghém tất cả tình cảm mến thương, sự trân trọng, lòng biết ơn, có khi cả sự ngưỡng mộ của mình dành cho người đón nhận, thì đó lại là món quà vô giá.
Có thể nói, một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao ban chính bản thân, trao ban không cần tính toán, không so đo hơn thiệt, trao ban trọn vẹn. Không có tình yêu nào cao quí cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Không phải ai cũng làm được như thế. Vẫn còn lắm chuyện buồn về đêm giáng sinh. “Em đừng mua gì cho anh cả, nhé! Anh chỉ cần có em trong đêm Noel thôi”. Nhiều chàng trai đã lợi dụng đêm giáng sinh để “xin cho nhau một đêm thôi, để yêu anh, yêu trọn một đời”. Để rồi vài tuần sau, cả hai lại phải tìm chuyên gia nhờ gỡ rối cái đêm kỷ niệm trước đó… Lời tỏ tình đêm giáng sinhChưa rõ Ngày ấy, cô và anh là hai người bạn học rất thân. Sớm tối cặp kè, đi đâu cũng có nhau. Anh là người con trai đa tình, phong lưu. Còn cô là cô gái tính tình hoạt bát, vui vẻ nhưng không kém phần đanh đá. Dưới con mắt của mọi người, họ là một đôi trai tài gái sắc, mọi thứ đều vẹn toàn. Nhưng tiếc rằng, giữa hai người không hề có tình yêu.
loi-to-tinh-dem-giang-sinh Cô có người trong mộng, anh cũng vậy. Cô nhận được lời tỏ tình đêm noel, và anh cũng thế. Mùa đông năm đó, cả hai người đều bước sang tuổi mười bảy, thời kỳ đẹp nhất của tuổi học trò. "Nếu nó không còn yêu mày, thì tao yêu mày vậy!"
Cô nhớ như in, khoảnh khắc năm cô mười tám tuổi, cô và người yêu đã có một trận cãi vã kịch liệt, anh không những không an ủi mà còn phán cho một câu xanh rờn. Khi đó cả hai người đều biết rõ, lời nói này chỉ có thể coi là một câu đùa giỡn không hơn không kém. "Nếu nó không lấy tao thì sao?" "Nó không lấy mày, thì tao lấy mày!" Sau lời tuyên bố hùng hồn, cả hai đều bò lăn ra cười sằng sặc. Con người thật lạ, vừa nãy còn khóc lóc ỉ ôi thì giờ đã tí tửng cười toe toét như không có chuyện gì rồi.
Bạn bè xung quanh ai cũng bảo, nếu cô và anh không yêu nhau thì quả thật là uổng phí một kiếp người, uổng phí cơ hội ngàn vàng mà ông trời đã ban tặng. Lúc đó, cả hai người đều chỉ nhìn nhau mà cười, vốn dĩ không ngờ rằng sẽ có một ngày lời nói đùa lại trở thành sự thật. Thi xong tốt nghiệp lớp mười hai, cô và người yêu chính thức chia tay. Năm ngày tiếp theo sau đó, tình duyên của anh cũng tiếp nối theo chân cô, hệt như một sự tình cờ của số phận. Cuộc sống lại vội vã trôi qua, bạn bè xung quanh dường như đều tản đi hết. Cuối cùng vẫn chỉ có cô và anh cùng nhau bước chân về phía cánh cổng đại học. Mùa đông noel năm đó, anh chính thức ngỏ lời yêu cô. Khi ấy, cả hai người vừa tròn hai mươi tuổi.
*** Bốn năm sau, cũng vào một đêm noel đầy lạnh giá, anh đứng trước một vườn hoa hình trái tim, quỳ xuống trước mặt cô và chìa chiếc nhẫn lấp lánh ra,nói: "Lấy tao ... à không, lấy anh nhé?" Rồi không đợi cô mở miệng bằng lòng, anh lại luống cuống nói tiếp, vẻ mặt trông vô cùng tội nghiệp: "Không được từ chối đấy!" Khi đó, cô đứng chống nạnh nhìn anh, phồng mang trợn má như đe doạ. Cái kiểu cầu hôn vừa lãng mạn vừa sặc mùi uy hiếp thế này thì cô mới thấy lần đầu. Tuy tỏ vẻ khó chịu ra mặt nhưng trong lòng thì cũng muốn lắm rồi, nên buông một câu xụi lơ: "Phạm quy!" – Cô giật lấy chiếc nhẫn từ tay anh – "Lấy tạm cái này, xung công quỹ!" Anh nghe thế liền vui mừng như bắt được vàng, vừa ôm chầm lấy cô vừa hét: "Trời ơi, tui lấy được vợ rồi! Tui lấy được vợ rồi!" "Bỏ xuống, chóng mặt quá!" – Cô ngượng đến chín cả mặt, tuy trong lòng khoái muốn chết nhưng vẫn làm ra vẻ. "Phương ơi, tao yêu ...!" Bốp! Chưa thốt hết câu, anh đã bị cô phi thẳng một cước lên mặt, giọng hậm hực: "Tao, tao nữa này! Phạm quy lần hai, không lấy vợ lấy chồng cái gì nữa hết, nhé?" Cả đêm ấy, anh phải năn nỉ gãy cả lưỡi cô mới chịu nguôi giận. Nghĩ kỹ thì cũng tội, vì cách xưng hô này đã thành thói quen của họ suốt nhiều năm nay, muốn sửa lại đâu phải là chuyện dễ dàng gì. Vậy nên giữa họ đã giao kèo một quy định: nếu một trong hai người ai lỡ lời xưng hô "mày tao" thì phải lấy một vật quý giá của mình ra, bỏ vào một chiếc hộp. Rồi chiếc hộp đó sẽ là của hồi môn cho con cái họ sau này.
Mùa đông năm đó, cô và anh tròn hai mươi bốn tuổi, tay nắm tay nhau cùng bước vào lễ đường, chính thức trở thành một đôi vợ chồng "oan gia". Oan gia là bởi vì trong bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, họ cũng xung khắc với nhau qua những lần bất đồng ý kiến, khiến số lần cãi nhau nhiều hệt như ăn cơm bữa. Tuy rằng là vậy, nhưng chiến tranh lạnh chẳng được bao lâu. Vì một lẽ, họ yêu nhau nhiều hơn họ nghĩ. *** Cứ như vậy hai năm lặng lẽ trôi qua, những lần cãi nhau không cân sức đó dần dần không còn nữa, thay vào đó là những bộn bề lo toan, tất bật trong đời sống kinh tế. Anh suốt ngày quần quật với công việc, đôi khi quên bẵng luôn kỷ niệm ngày nụ hôn đầu tiên của hai người hay chẳng hạn là ngày tỏ tình đầu tiên, thậm chí cả những lần ôm hôn âu yếm lâu ngày rồi cũng trở nên mờ nhạt, hờ hững. Chính vì không cảm nhận được tình yêu của họ như thuở ban đầu, đã có lần cô lên tiếng trách móc: "Anh à, dạo này em thấy anh không yêu em như xưa nữa đấy!" Anh ngồi trên bàn làm việc, lật tới lật lui tập hồ sơ dày, ậm ừ qua loa: "Ừm!" "Anh có nghe em nói gì không vậy?" – Cô gằng giọng, cái mặt đen sì như cái đít nồi. "Ừm!" "Này!"
Cô phát cáu hét um lên, đến khi anh nghe được mùi cháy khét từ phía bà xã mình mới sực tỉnh ngẩng mặt lên, đánh rơi cả cây bút cầm trên tay,cuống quít nói: "Vâng! Anh nghe, anh nghe!" Cô trợn mắt, cuối cùng hất tóc quay mông đi, quyết định không thèm ngó ngàng gì đến anh nữa. Thời gian trôi qua, danh từ xưng hô "mày tao" của năm nào giờ đã được thay bằng anh anh em em ngọt xớt. Cô còn nhớ rất rõ vào thời kỳ hoàng kim của quy định vô cùng "đáng yêu" ấy, nếu một trong hai người ai lỡ lời xưng tao gọi mày thì phải bỏ xuống một thứ mình coi là quý giá vào trong một chiếc hộp. Trong thời gian đầu, cả cô và anh đều không quen miệng nên luôn bị cái quy định ấy làm khó. Cứ như vậy mà đành cắn răng nhìn những thứ yêu quý của mình lần lượt bị mang đi.
Có một hôm, cô tậu được một chiếc điện thoại mới tinh đem về, hứng chí quá mà xưng luôn cả mày tao với anh. Thế rồi kết quả là phải khóc lóc một trận um sùm vì bị anh tịch thu luôn chiếc điện thoại xung vào "công quỹ". Chiếc điện thoại đó, cho đến bây giờ vẫn nằm yên trong chiếc hộp. Mà chiếc hộp của ngày nào giờ đã được cất giữ vào góc tủ. Gần hai năm lấy nhau về, chiếc hộp kỷ niệm đó dường như đã chìm trong quên lãng. Bởi vì cả anh và cô bây giờ đâu còn làm trái quy luật ấy nữa. Nghĩ đến đây, cô không nhịn được liền bật cười. Nhưng chỉ vài giây sau, nụ cười đã chuyển sang méo xệch. Cô tức mình giậm chân, muốn hét lên rồi lao tới đấm đá túi bụi lên người anh cho bõ cơn tức. Có người chồng nào vô tâm như vậy không, thấy vợ giận mà không thèm chạy theo năn nỉ một tiếng! Cô thật sự đâu biết rằng, người chồng mà cô rất muốn đánh đấm ngay lúc này đang vò đầu bứt tóc trong phòng làm việc, nghĩ đủ mọi cách để làm nguôi giận bà xã yêu của mình. *** Một hôm, cô phát hiện anh thập thò lén lút ra ngoài, hành động vô cùng mờ ám khiến cô sinh nghi. Cái tật hay suy nghĩ nhiều của phụ nữ liền trỗi dậy, khiến cô nghiến răng trèo trẹo theo dõi anh suốt cả một đoạn đường dài. " Á à, nhìn cái mặt kia kìa, chắc là lén tôi đi theo con nào chứ gì?" Thấy anh dừng xe ở một tiệm bán hoa, cô cũng dừng xe ở một khoảng cách vừa đủ, phóng với tốc độ như ninja chạy theo anh. "Thứ tôi dặn đã có chưa?" Cô núp ở một gian hàng bông gần đó, dõng tai nghe mọi động tĩnh sau lưng mình. "Có rồi đây. Vợ của anh thật có phước khi có một người chồng lãng mạn như vậy!" Bàn tay anh móc ví ra khẽ khựng lại, mắt trân trân nhìn cô gái trước mặt, cười ngượng ngùng: "Ơ, sao cô biết?" "Loại hoa hồng cầu vồng này tượng trưng cho hạnh phúc, cũng chính là lời yêu mà anh muốn nói với vợ mình. Chúc anh một buổi tối noel vui vẻ!" Câu nói của cô gái phục vụ khiến anh ngớ người vài giây, sau đó liền cười giả lả tính tiền rồi bước ra ngoài, môi tủm tỉm cười hạnh phúc. Đến khi thấy bóng dáng anh khuất dần, cô lúc này mới sực tỉnh, ngay tức khắc liền chạy như bay ra ngoài, trong lòng lâng lâng một cảm giác khó tả. Thì ra cô đã quên mất hôm nay là lễ noel, là ngày kỷ niệm anh cầu hôn cũng như lời tỏ tình đầu tiên của hai người họ. Anh sáng sớm đã chạy ra ngoài mua bông hồng về cũng chỉ muốn dành cho cô một sự bất ngờ. Ấy vậy mà cô đã vội trách lầm anh. Cô mang tâm trạng vui sướng chạy thật nhanh về nhà trước anh, sau đó quyết định làm bộ như không biết chuyện gì, cười tủm tỉm ngồi trước cửa nhà đợi chồng mình về. Đúng như cô dự đoán, anh trở về nhà với một bó hoa cầu vồng sặc sỡ trước mặt. Tuy nhiên, lần này lại có sự góp mặt của mùi rượu bia nồng nặc đáng ghét. Mặt anh đỏ như gấc, mùi rượu xộc lên mũi khiến cô sa sầm mặt . Cảm giác hân hoan vui sướng ban nãy biến đâu mất, thay vào đó là sự bực bội cáu tiết sắp sửa bùng phát. "Tránh ra, đừng chạm vào tôi!" – Ngay khi cô chuẩn bị đỡ lấy anh thì anh đã hét lên, tay chân hươ loạn xạ – "Tôi đã có vợ rồi, đừng chạm vào tôi!" Ngớ người vài giây, cô lại nhìn bó hoa anh cầm trên tay, khoé môi nở nụ cười hài lòng: "Bó hoa này tặng cho em phải không?" Cô lại chuẩn bị giật lấy bó hoa thì anh đã nhanh chóng lùi về phía sau, tay chỉ thẳng vào mặt cô, hét: "Này, này! Không được động vào đồ của vợ tôi nhé? Bó hoa này là tôi tặng cho vợ yêu tôi đấy!" Cô nhăn mũi, trợn mắt nhìn anh. Cái chiêu lừa tình này trên mạng có đầy rẫy, tưởng cô ngốc không nhận ra à? Đã vậy thì cô đây không thèm đóng kịch nữa: "Rốt cuộc anh có bao nhiêu vợ thế hả, chồng?" – Cô tiến sát lại gần anh, hét tướng – "Giả ngây ngô đủ chưa hả, em biết hết rồi đấy nhá?" Cả hai vợ chồng rượt đuổi nhau trong phòng khách, chạy luôn lên lầu, cho đến khi cô dồn anh vào phòng ngủ của hai người họ thì mới thôi. "Em còn nhớ chiếc hộp ngày xưa của chúng ta chứ?" "Nhớ chứ sao không? Em còn nhớ như in cái quy định ngốc nghếch ấy nữa!" Cô trề môi, quả thật chiếc hộp đó chứa rất nhiều kỷ niệm tươi đẹp của họ. Thế nhưng đã hai năm trôi qua, những quy định ngốc nghếch ấy đang trôi vào quên lãng cùng chiếc hộp mất rồi còn đâu. Đang mải mê suy nghĩ thì bất chợt một chiếc hộp tinh xảo chìa ngay tầm mắt của cô, kèm theo nụ cười đầy quyến rũ của anh: "Chúc vợ một đêm noel thật vui vẻ bên anh nhé?" Cô tròn xoe mắt nhìn chiếc hộp rồi lại nhìn anh, khi vẫn còn đang xúc động không nói nên lời thì anh lại tiếp: "Vợ à, chúng ta đã là vợ chồng, đã trưởng thành rồi nên có thể những cử chỉ yêu thương không còn mặn nồng như trước. Nhưng tình cảm anh dành cho em vẫn vậy, không hề thay đổi!" "Nếu không nhờ cái quy định ngốc nghếch ấy thì bây giờ chúng ta vẫn gọi nhau là mày tao rồi, có đúng không?" – Anh gãi đầu, cười ngốc nghếch – "Anh biết vì mải mê lo cho công việc mà quên bẵng đi em, quên mất cả kỉ niệm nụ hôn đầu tiên của chúng mình, ngay cả kỷ niệm ngày đầu tiên yêu nhau cũng không còn nhớ. Vợ à, anh xin lỗi!" Nói đến đây, nước mắt nước mũi cô tèm lem cả mặt. Thật đáng ghét, anh làm cô xúc động quá rồi đây nè! "Chiếc hộp ngày xưa hãy để dành cho con cái sau này của chúng ta em nhé? Còn chiếc hộp này ..." – Anh đặt chiếc hộp chạm trổ hoa văn tinh xảo lên bàn tay cô, nghiêm nghị nói – "Nếu sau này anh có làm gì khiến em buồn, thì em hãy viết vào một tờ giấy mắng anh thật thậm tệ, sau đó bỏ vào trong chiếc hộp này. Như vậy thì em sẽ không còn giận nữa!" Đêm về khuya, tiết trời càng trở lạnh. Cô và anh tay nắm tay nhìn ra bầu trời ngoài cửa sổ, lòng tràn ngập hạnh phúc. "Em à, hình như anh vẫn chưa nói ra ba từ đó nhỉ: Anh yêu em!" Cô lại mỉm cười hạnh phúc, vòng tay qua lưng anh mà ôm chặt lấy: "Cái này có phải là lời tỏ tình không thế?" Không cần một vườn hoa hình trái tim lãng mạn như thuở còn yêu, không cần những lời hoa mĩ chắp cánh bay bổng. Chỉ cần trong trái tim họ luôn thuộc về nhau, vậy là đủ rồi. Có lẽ, đêm nay là đêm giáng sinh ấm cúng nhất, hạnh phúc nhất của cô awards-logoĐăng nhập TÂM SỰTÂM SỰ TÌNH YÊUTham giaPphamhuanlaser5 năm trướcChuyện Tình Yêu Đêm Giáng Sinh - Rất Lãng Mạn, Một Tình Yêu Vô Cùng ĐẹpTình Yêu Đêm Giáng SinhĐầu tiên chúng tôi xin mời quý vị lắng nghe câu chuyện tình yêu của hai người con Phát Diệm, một tình yêu đẹp và đầy lãng mạn.Tác giả viết: “Cái này, không biết có ai gọi nó là mối tình đêm giáng sinh không nữa, nhưng với tôi thì mỗi khi mùa GS đến, bao nhiêu ký ức về ngày ấy lại chợt ùa về trong tôi”.Ngày ấy, tôi và hắn (hắn có nghĩa là người con trai tên là Minh Duy) học cùng trường THPT Kim Sơn A, Kim Sơn, Ninh Bình, tôi học dưới hắn một lớp, nhưng vì chung lớp giáo lý, nên tôi và hắn đụng mặt nhau thường xuyên. Hắn, con trai ngoài cái việc học giỏi các môn tự nhiên thì không nói, đằng này cũng rất giỏi về giáo lý nữa. Nhưng những điều đó thì chưa có gì quan trọng. Điều quan trọng là con trai gì mà da thì trắng, người thì lùn như Da-kêu, giọng nói thì thỏ thẻ, khuôn mặt thì “xinh trai và duyên dáng”.(miêu tả rất là liễu yếu đào tơ, chính vì thế bạn trai cũng đâu dễ gì mà chịu, và cũng phản pháo lại ngay). Con gái gì mà da thì đen thùi lùi như hòn than bóc nõn, người thì cao như sào, quần áo thì lúc nào cũng xăn lên như người đi đánh lộn. Bởi thế, cứ khi nào có hai người cùng ở một chỗ là lại có những trận đấu khẩu nảy lửa, cứ hễ mà trống đánh xuôi thì kèn lại thổi ngược, chẳng khi nào tôi với hắn về một phe cả.Tôi với hắn chênh lệch tuổi nhau nhưng chưa bao giờ gọi nhau một câu anh em cho đàng hoàng, may lắm thì tui với ông hoặc là tui với bà, còn không nữa thì cứ ngang ngang như cua bò ấy.Và một lần thì hai “ông bà nhí này” mới có dịp đi dự Đại hội Giới trẻ Tổng Giáo Phận Hà Nội, được tổ chức năm 2011 tại Giáo Phận Bắc Ninh. Không hiểu trời xui đất khiến làm sao, mà cha xứ lại xếp hai đứa ngồi ngay bên nhau.Trên xe, hắn thì hát còn tôi thì say xe gần chết, hắn giáng vào tai tôi giọng hát “trời cho” của hắn (quý vị biết là cái từ “trời cho” để trong ngoặc kép nha), làm cho tôi càng thêm choáng váng. Dường như hắn biết tôi sắp ói nên nói một câu bâng quơ “Nè! Ai buồn nôn thì lo mà tìm bọc nilon đi nha, đừng có mà làm phiền tới người khác, có vài cái còn dư đây nè”.(nói như vậy nghe thấy ghét!)Đã đang bị say xe lại còn bị khiêu khích, Tôi cũng chẳng vừa, nổi điên lên quất một câu cũng bâng quơ không kém “Ai thèm chứ tôi không thèm, không thèm làm phiền đâu nha” (Thấy ghê chưa?). Và thế là hai bên cãi qua cãi lại suốt một đoạn đường dài từ Phát Diệm ra tới gần Hà Nội (chắc cũng còn khoảng 30 cây số nữa là đến Hà Nội, mà các bạn biết là từ đó mà đi Bắc Ninh còn một đoạn đường cũng kha khá nữa). Tôi nghĩ không lẽ cãi nhau hoài, và thế là tôi đầu hàng trước cho xong chuyện. Hắn lại tiếp tục hát, cái mặt kiêu của hắn lệch tới 45 độ nghiêng, còn tôi thì tum ngủm chấp nhận là tướng bại trận, ngồi co rúm lại, và thế là tôi ngủ mất tiêu từ khi nào không biết…Ngủ được hồi lâu, tôi chập chờn nửa tỉnh nửa mơ. Lạ quá, sao lại có cái mùi gì nồng nồng, ấm ấm, mà lạ lạ thế này… Mở mắt ra, trời đất ơi! Sao tôi lại chui đầu vào nách hắn thế này? Đã thế lại còn thấy hai con mắt tròn xoe của hắn ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào tôi… Bao nhiêu là ngại ngùng dồn hết lên đôi má, và tôi cảm nhận được sức nóng phừng phừng của nó, tôi đỏ cả mặt, nóng cả lưng nữa, và thế là tôi bẽn lẽn quay đi chỗ khác.Cũng từ sau cái lần vô tình rúc đầu vào nách của hắn, và bắt gặp đôi mắt tròn xoe đáng ghét của hắn nhìn tôi, hai đứa cũng trở nên khác hẳn, không còn cãi vã nhau như trước nữa. Hắn và tôi thường xuyên trao đổi giáo lý với nhau, rồi còn đua nhau xem ai học nhanh thuộc hơn nữa, hắn còn tặng thiệp GS cho tôi, và còn đợi tôi mỗi khi tan lớp nữa, và thế là hai đứa trở nên thân nhau hơn.Trưa hôm đó, trên đường đi học về, hắn buông một câu và tôi hiểu là nói với tôi chứ không ai khác, “Sau lễ đêm nay, gặp nhau ở bờ hồ nhà thờ nha, tôi “ném” lại cho hắn một cái liếc mắt và một nụ cười nhẹ, tôi hỏi “để làm gì?”, và hắn nói “bí mật”. Lễ đêm xong, khuôn viên nhà thờ chính tòa vẫn chật ních người, ngoài trời thì lạnh căm căm, tôi lững thững đi ra bờ hồ nơi đã hẹn, thật bất ngờ, hắn xuất hiện và trao vào tay tôi một bông hồng, đang lúc ngập ngừng vì bối rối, bàn tay hắn nắm lấy tay tôi, giá lạnh nhưng tự nhiên tôi cảm thấy ấm ấm và làm cho tôi nhớ lại cảm giác hôm nào. Đúng lúc đó, chuông nhà thờ chính tòa Phát Diệm đổ dồn vang khắp vùng Kim Sơn…Và thế là… . Trái tim tôi từ ngày ấy mở cửa cho “hắn” bước vào. Điều lạ là không biết “hắn” vô tình hay cố ý mà đã chọn đúng ngày lễ Giáng Sinh, lại còn đúng lúc chuông nhà thờ đổ dồn nữa chứ. Đối với tôi thì, đêm đó không sao ngủ được, tôi thật sự hạnh phúc. Từ đó tôi đã khắc hình ảnh của hắn thật sâu ở trong tim mình.Tốt nghiệp cấp III rồi hai đứa vào đại học, hắn học tại Hà Nội còn tôi thì rớt ngoài đó nên phải xét vào trong này. Hai năm trôi qua kể từ ngày ấy, tình yêu đêm Giáng Sinh đó vẫn còn nở rộ và ngày càng thắm thiết, nhưng cứ mỗi một mùa Giáng Sinh về thì lòng tôi lại cảm thấy nao nao, thiếu thiếu. Tôi muốn nói với hắn rằng “tôi yêu hắn nhiều lắm”.Mùa đông, dường như thời gian trôi chậm hơn, bởi cái lạnh đến cắt da thịt. Nhưng tôi yêu, tôi nhớ cái lạnh của miền Bắc, nhớ tiếng chuông nhà thờ Chính tòa, nhớ mùa đông, nhớ gió lạnh, nhớ áo ấm, nhớ chăn bông, và nhớ lắm, bàn, tay, ai, ấm áp, giữa tiết, trời, đông… Tác giả: Ngọc Huân VIỆT KIỀU ĐÓN TẾT HẢI NGÓẠI
Không khí Giáng sinh rộn ràng ở Adelaide, Nam Úc. Ảnh FB Trần Thanh Thư.
Một gia đình trang trí Giáng sinh lung linh ở Adelaide, Nam Úc. Ảnh FB Trần Thanh Thư.
Hiện vật giá ở Úc thứ gì cũng tăng, nhưng may mắn lương cũng tăng ít nhiều nên cuộc sống nhìn chung vẫn ổn.
Người dân trang trí Giáng sinh hoành tráng tại Nam Úc. Ảnh FB Trần Thanh Thư.
Người dân trang trí Giáng sinh hoành tráng tại Nam Úc. Ảnh FB Trần Thanh Thư.
Người dân trang trí Giáng sinh hoành tráng tại Nam Úc. Ảnh FB Trần Thanh Thư.
Chị Dương Quyên, ở Paris, Pháp cho biết, thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn những năm trước, nên thay vì tổ chức đón Giáng sinh, Năm mới bên họ hàng, người thân, gia đình chị sẽ chỉ vui lễ ở nhà, ăn bữa cơm đầm ấm, quây quần bên nhau.
Cảm giác năm nay Giáng sinh khá ảm đạm, các cửa hàng lớn và trong trung tâm thương mại vẫn trang hoàng rất lộng lẫy, nhưng các cửa hàng nhỏ lẻ thì ít trang trí hơn.
"Người dân đi mua sắm cũng ít hơn những năm trước. Việc làm ăn trong các cửa hàng cũng có vẻ không được khả quan như trước", chị Quyên nói