Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2023
T2T3T4T5T6T7CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 22544727

 
Tin tức - Sự kiện 01.04.2023 06:44
Nguyễn Phú Trọng được Tập Cận Bình phong vương suốt đời toàn quyền sinh sát quan chức và quân dân Đại Ngu
25.01.2023 11:05

Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Trần Lê Quỳnh | Biên dịch: Anh KhoaKhánh An

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua các suy nghĩ thông thường và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất như thế nào.

Khi năm 2021 bắt đầu, các nhà quan sát chính trị Việt Nam vẫn còn tự hỏi ứng cử viên nào có thể phù hợp để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai của ĐCSVN.

Theo điều lệ Đảng, Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, ít ai hình dung rằng ngày 31/1, trong Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm một lần của Đảng, ông Trọng lại đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hiếm hoi trên cương vị chính trị quyền lực nhất đất nước. Đảng đã dành cho ông trường hợp ngoại lệ trong khi theo quy định của Đảng, lãnh đạo chủ chốt tái cử thường không quá 65 tuổi.

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trọng cho biết ông không trông mong nhận nhiệm kỳ thứ ba, ông muốn nghỉ hưu vì “cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi”. Nhưng ông tuyên bố rằng đại hội muốn bầu lại ông, và “Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”.

Dù người ta có tin sự khiêm tốn của ông Trọng hay không, nhưng giờ đây ông đã trở thành chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn, được củng cố với tiếng tăm là một nhà lãnh đạo liêm khiết, chỉ biết phụng sự quốc gia 98 triệu dân.

Dựa trên thông tin công khai, nghiên cứu của các học giả và các cuộc phỏng vấn cá nhân, tôi đúc kết câu chuyện về việc ông Trọng vươn lên trở thành nhà lãnh đạo quyền lực , uy tín nhất ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào.

Chặng đường dài và quanh co

Là một nhà lý luận mác-xít nổi trội, ông Trọng sinh năm 1944 tại Hà Nội, là sinh viên Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) năm 1967. Ông thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê-nin, hoàn thành bằng Tiến sĩ chuyên ngành xây dựng đảng khi đang học tập tại Liên Xô từ năm 1981 đến 1983.

Sau đó ông Trọng có nhiều năm làm việc tại Tạp chí Cộng sản của đảng, và rồi trở thành Tổng biên tập (1991-1996). Năm 1997, ông Trọng được đề bạt vào Bộ Chính trị và trở thành người đứng đầu quốc hội vào năm 2006 sau đó vươn lên thành Tổng bí thư năm 2011.

Ông Trọng đã vươn lên đỉnh cao của đảng trong bối cảnh kinh tế không ổn định. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Việt Nam bị suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Ngân hàng Thế giới khi đó lưu ý rằng ngành ngân hàng gặp khó khăn, với lợi nhuận trung bình trên tài sản của các ngân hàng đã giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng (từ 1,8% năm 2007 xuống 0,5% năm 2012).

Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra chu kỳ lạm phát trung bình đến cao, đạt mức đỉnh 28% vào tháng 8 và tháng 9 năm 2008, giảm xuống mức một con số từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010, và sau đó tăng lên mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm 2011.  Điển hình cho giọng điệu bi quan trong thời kỳ này, một bài báo của The Wall Street Journal lưu ý rằng kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,03% trong năm 2012, tốc độ chậm nhất trong 13 năm, “do nhu cầu toàn cầu và trong nước yếu và bong bóng bất động sản sụp đổ”.

Bầu không khí khủng hoảng này đã tạo ra bối cảnh cho việc ông Trọng lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSVN. Đảng cảm thấy phải ứng phó với những khó khăn mà đất nước đang gặp phải trong hậu quả của cuộc Khủng hoảng Tài chính toàn cầu, có nguy cơ làm suy giảm tính chính danh của Đảng đối với người dân Việt Nam.

Quá trình lên đỉnh cao chính trường Việt Nam của ông Trọng là con đường dài và quanh co. Khi được bầu làm tổng bí thư năm 2011, ông Trọng buộc phải làm việc trong hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống được áp dụng từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969. Theo hệ thống này, quá trình ra quyết định trong Đảng và chính phủ không dựa vào một cá nhân nào mà thay vào đó được giao cho “tứ trụ” của đảng: tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội. ĐCSVN điều hành với sự tham vấn của Bộ Chính trị thường bao gồm 17 đến 19 thành viên. Làm việc trong hệ thống này, các nhà lãnh đạo của các phe phái khác nhau sẽ cân bằng lẫn nhau và không tập trung quyền lực vào tay một người.

Sự cạnh tranh giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong 5 năm cầm quyền đầu tiên của ông Trọng đã được nhiều người viết. Được chọn làm thủ tướng vào năm 2006, việc ông Dũng mở cửa đất nước để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ đã khiến ông được ca ngợi, mặc dù chính phủ của ông cũng gặp tai tiếng vì nhiều tập đoàn nhà nước đua nhau bành trướng và vì tham nhũng trong khu vực công.

Kể từ khi chính sách cải cách kinh tế – “Đổi mới” – được áp dụng năm 1986, thành tích hoạt động kinh tế xã hội đã trở thành nguồn chính danh cơ bản cho ĐCSVN. Chừng nào tăng trưởng kinh tế của đất nước vẫn vững chắc, tài sản và thu nhập của người dân tiếp tục tăng lên, các vấn đề khác, như tham nhũng, bớt quan trọng. Tuy nhiên, do nợ xấu và tốc độ tăng trưởng chậm lại đe dọa chấm dứt một trong những câu chuyện thành công kinh tế sáng giá nhất châu Á vào cuối thập niên đầu tiên của những năm 2000, việc ông Trọng tăng cường chống tham nhũng trở thành vấn đề cấp bách để tăng cường sự ủng hộ của quần chúng đối với Đảng.

Động thái lớn đầu tiên của ông Trọng là vận động Đảng thông qua Nghị quyết số 12- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, vào đầu năm 2012. Đó là lời kêu gọi về xây dựng đảng, dẫn đến một cuộc vận động tự phê bình và phê bình trong đảng. Ông kêu gọi các quan chức phải làm gương và chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng và lãng phí. Ngay sau đó, Đảng đã rút Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khỏi sự quản lý của Chính phủ mà đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Chính trị. Sáng kiến này có thể được coi là một nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, nhưng nó cũng thu hẹp quyền lực của Thủ tướng Dũng.

Vào tháng 10 năm 2012, các hãng thông tấn đưa tin rằng tương lai chính trị của thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa khi Trung ương Đảng gồm 175 thành viên họp để thảo luận về sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng đối với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và các vấn đề trong hệ thống ngân hàng. Kết thúc cuộc họp, Ban Chấp hành Trung ương không đồng ý việc Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật thủ tướng. Trận chiến đầy cam go vừa là lời cảnh báo đối với ông Dũng, vừa là cơ hội cho ông kiểm soát tham ô và ổn định nền kinh tế đất nước.

Sau đó, hoạt động kinh tế của Việt Nam phục hồi trong ba năm cuối nhiệm kỳ của ông Dũng. Tăng trưởng kinh tế năm 2013 vượt quá kỳ vọng của hầu hết các nhà phân tích. Năm 2014, lần đầu tiên sau ba năm, GDP cả nước vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Mọi thứ thậm chí còn tốt hơn vào năm 2015, khi nền kinh tế tăng trưởng 6,68%, tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm. Bước vào năm 2015, với nền kinh tế hồi phục tốt, ông Dũng khôi phục hình ảnh như một nhà lãnh đạo năng động theo đuổi chương trình nghị sự vì doanh nghiệp – vừa đúng vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vào đầu năm 2016.

Một bậc thầy về các quy tắc phức tạp

Trong thời kỳ này, ông Trọng cũng tăng cường và củng cố quyền lực của mình trong ĐCSVN. Năm 2014, ông là động lực thúc đẩy cho ra đời Quyết định số 244-QĐ/TW, thiết lập một quy trình chính thức hóa hơn về quy chế bầu cử trong đảng. Quyết định nổi tiếng này đã hạn chế quyền của các đại biểu đảng trong việc lựa chọn các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương mới. Như Giáo sư Carlyle Thayer của Đại học New South Wales đã lưu ý, trong lịch sử, các đại biểu được phép đề xuất với Đại hội Đảng các ứng cử viên khác để lựa chọn vào Trung ương ngoài danh sách chính thức được các lãnh đạo cấp cao của đảng phê chuẩn. Nhưng bây giờ, tất cả các ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới phải được sự chấp thuận của Ban Chấp hành Trung ương sắp mãn nhiệm trước khi tên của họ được đưa vào lá phiếu.

Đối với cuộc đua vào vị trí cao nhất, Quyết định 244 cấm các ủy viên Bộ Chính trị đề cử các ứng cử viên khác với những người đã được Bộ Chính trị thông qua. Với những quy định này, những người không được ủng hộ của Bộ Chính trị, cơ quan đang ngày càng nằm trong sự kiểm soát của Trọng và các đồng minh của ông, sẽ bị loại khỏi cuộc tranh cử, ngay cả khi họ có được một số ủng hộ trong Trung ương.

Khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện, đất nước này cũng đã thành công trong việc thiết lập và duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai bên đang trở thành những đối thủ chiến lược ngày càng tăng. Ông Trọng thường được cho là thân thiện hơn với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trọng cũng đã đến thăm Washington và gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2015, trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam thăm Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Chính trong bối cảnh đó, câu hỏi về vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam được đặt ra. Đại hội đảng tiếp theo dự kiến khai mạc vào ngày 20 tháng 1 năm 2016, nhưng không có sự thống nhất về việc ai sẽ lãnh đạo đảng. Như đã đề cập ở trên, các quy định của đảng áp đặt cả giới hạn hai nhiệm kỳ và trần tuổi tác là 65 tuổi. Do đó, cả ông Trọng và ông Dũng đều dường như không đủ điều kiện và sẽ cần sự miễn trừ đặc biệt của Đảng để tiếp tục vị trí lãnh đạ chủ chốt.

Kết quả của cuộc đua chỉ được giải quyết vào cuối năm 2015, năm tuần trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khai mạc tại Hà Nội. Bộ Chính trị khuyến nghị trong “tứ trụ” chỉ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai. Những người còn lại, bao gồm cả ông Dũng, sẽ buộc phải nghỉ hưu. Đề nghị này sau đó đã được Ủy ban Trung ương tán thành.

Tuy nhiên, khi Đại hội Đảng khai mạc vào tháng 1 năm 2016, trong một dấu hiệu cho thấy tầm mức mạng lưới bảo trợ của ông Dũng, tên của thủ tướng đã được các đại biểu giới thiệu vào danh sách đề cử bổ sung. Vào lúc này, các quy tắc thiết lập theo Quyết định 244 đã tỏ rõ hiệu lực. Để có cơ hội, ông Dũng buộc phải từ chối đề cử, sau đó đợi đa số đại hội biểu quyết phản đối việc rút lui. Điều đó sẽ mở đường cho ông ứng cử chức vụ lãnh đạo. Cuối cùng thì ông Dũng không nhận được đủ phiếu trong số 1.500 đại biểu dự Đại hội.s

Khi Đảng công bố danh sách Bộ Chính trị mới với truyền thông vào tháng 1 năm 2016, ông Trọng, 71 tuổi, trong một điềm báo trước về Đại hội năm 2021, đã tự mô tả mình là một nhà lãnh đạo miễn cưỡng. Ông Trọng nói với các phóng viên: “Tôi là người tuổi cao nhất, sức khỏe, trình độ cũng có hạn, xin nghỉ rồi, nhưng trách nhiệm Đảng giao, với tư cách là đảng viên, thì phải thực hiện trách nhiệm của mình.”

“Đốt lò”

Vào giai đoạn đó, hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng ông Trọng sẽ hỗ trợ các cải cách kinh tế và việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ với phương Tây, cả hai điều này đã được chứng minh là đúng. Điều mà ít người dự đoán là ông Trọng sẽ sớm phát động một chiến dịch chưa từng có chống lại nạn tham nhũng đang nở rộ ở đỉnh cao của chính trị và kinh doanh Việt Nam.

Trong 4 năm, từ 2017 đến 2020, Bộ Chính trị của ông Trọng đã thi hành kỷ luật đối với 110 đảng viên cao cấp, trong đó có 3 ủy viên Bộ Chính trị, một nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 10 ủy viên Trung ương Đảng và 17 nguyên ủy viên Trung ương Đảng. Ngoài các hình thức kỷ luật nội bộ, từ khiển trách đến khai trừ khỏi Đảng, một số người này còn phải đối mặt với các tội danh hình sự.

Chiến dịch chống tham nhũng đã nóng lên ngay sau khi ông Trọng tái đắc cử năm 2016, dẫn đến một số vụ bắt giữ và truy tố lớn. Vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng vào tháng 12/2017, cựu bí thư thành uy thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu lần đầu tiên sau nhiều thập niên mới có một ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố. Ông Thăng cũng trở thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị cách chức vì quản lý kinh tế yếu kém và sau đó bị kết án tổng cộng 30 năm tù. Ông trùm ngân hàng Trầm Bê và Phạm Công Danh bị bỏ tù, trong khi nhiều quan chức cấp cao bị kết án liên quan đến bê bối tại tập đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam.

Vì dính líu đến vụ lùm xùm mua hãng truyền hình tư nhân AVG, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã bị cách chức vào tháng 7/2018 và bị kết án 14 năm tù. Người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Bắc Son, nhận án chung thân vì nhận hối lộ số tiền ước tính 3 triệu USD.

Cuộc chiến chống tham nhũng còn mở rộng sang cả quân đội và công an. Khoảng 38 sĩ quan cấp cao, trong đó có 23 tướng lĩnh, đã bị kỷ luật hoặc truy tố. Điển hình nhất là việc cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị phạt 4 năm tù vì chuyển nhượng trái phép 3 lô đất tại TP.HCM cho tư nhân.

Tháng 9 năm 2018, trong lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đang đỉnh cao, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, qua đời vì mắc bệnh virus hiếm gặp tại Hà Nội. Sau đó, thay vì đề bạt một người kế nhiệm giữ chức vụ trong nhiệm kỳ còn lại của ông Quang, chức chủ tịch nước được giao cho ông Trọng, khi đó đã 74 tuổi, khiến ông trở thành người đầu tiên ở Việt Nam giữ cả hai chức danh kể từ năm 1986. Vào nửa nhiệm kỳ nắm quyền thứ hai của mình, quyền uy của ông Trọng đối với đảng dường như trở nên an toàn hơn bao giờ hết.

***

Nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần vào tháng 9/2018, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên giữ hai trong bốn chức lãnh đạo cấp cao kể từ những năm 1980.

Vào lúc đó, người ta không rõ điều này có báo trước lộ trình của Việt Nam hướng tới mô hình một người cai trị đang diễn ra như ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình hay không. Ít nhất, điều đó phản ánh uy tín ngày càng tăng của ông Trọng trong Đảng. Chắc chắn nó cũng nhờ vào công cuộc chống tham nhũng, một trong những chính sách đáng chú ý nhất trong bảy năm làm tổng bí thư của ông. Trong một ẩn dụ nổi tiếng, ông Trọng đã ví công cuộc chống tham nhũng như “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy”.

Đại dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát vào đầu năm 2020 cũng không làm giảm hơi nóng của chiến dịch chống tham nhũng. Hai Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật. Nguyên Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên mức án 5 năm tù về tội ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’.

Điều thú vị là lập trường bảo thủ của ông Trọng về kiểm soát chính trị được tiến hành song song với các cải cách kinh tế sau năm 2016 của chính phủ. Trong khi sự kiểm soát của nhà nước độc đoán mở rộng, bằng chứng là các cuộc đàn áp bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ngày càng gay gắt, nhà nước lại nới lỏng quyền kiểm soát nền kinh tế Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó hơn 99% là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài.

Điểm số Môi trường kinh doanh của Việt Nam theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới tăng từ 62,6 vào năm 2016 lên 69,8 (trên 100) vào năm 2020. Trong bài phát biểu nhậm chức sau khi được bổ nhiệm vào năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết “nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển”, một chính phủ trong sạch liêm chính, vì dân và vì doanh nghiệp.

Đồng thời, Việt Nam đã có thể duy trì tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định. Từ năm 2015, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 6%. Tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 2010, nhờ dòng vốn FDI mạnh và tăng trưởng trong các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, năng suất, tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu.

Vấn đề kế thừa

Với chiến dịch chống tham nhũng thành công và một nền kinh tế năng động đã nâng đỡ cho nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Trọng dường như chiếm ưu thế trong quá trình lựa chọn chuyển đổi lãnh đạo vào tháng 1 năm 2021. Trên thực tế, trước kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào tháng Giêng, hầu hết các nhà phân tích dự kiến ông Trọng sẽ nghỉ do giới hạn tuổi và nhiệm kỳ của Đảng. Nhiều người cho rằng ông Trần Quốc Vượng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đã làm việc với ông Trọng hơn 10 năm, là sự lựa chọn ưu tiên làm người kế nhiệm tổng bí thư của ông Trọng.

Trong khi để mọi người suy đoán về ý định thực của mình, ông Trọng ban hành nhiều quy định tăng cường các cơ chế kỷ luật trong đảng. Nổi bật trong số đó có Quy định 85-QĐ/TW về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, ban hành năm 2017, yêu cầu 1.000 cán bộ cấp cao, ủy viên Trung ương, phải kê khai tài sản hàng năm của bản thân và tài sản của vợ hoặc chồng và con cái.

“Sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đan xen hai khuynh hướng trái ngược nhau,” ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tại Đại học Victoria, Wellington, nói với The Diplomat. “Mặc dù củng cố quyền lực trong tay, ông Trọng cũng đã và đang đặt nền tảng cho một nền chính trị kế nhiệm có quy tắc hơn thông qua chính thức hóa quy trình lựa chọn.”

Ngoài ra, ông Trọng đã ban hành Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh (sau đó được sửa đổi trong Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020), nhằm chính thức hóa các tiêu chí ứng cử cho các vai trò lãnh đạo cấp cao. Để đủ điều kiện đảm nhiệm chức Tổng bí thư ĐCSVN, quy định nêu rõ, ứng viên phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên và “tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng”.

Cụ thể, người đó phải có năng lực “lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, chi tiết này dẫn tới giả thiết cho rằng ứng viên đó phải từng là một trong các “ tứ trụ ”của đảng: tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Khi nhìn lại, chi tiết này dường như cho thấy rằng ông Trần Quốc Vượng, người chỉ là Thường trực Ban Bí thư, chưa bao giờ có nhiều cơ hội kế nhiệm ông Trọng.

Ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore – ISEAS Yusof Ishak, nói ông Trọng “được cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm vì ông Vượng được xem là người trong sạch, là ứng cử viên phù hợp để tiếp tục di sản quan trọng nhất của ông Trọng, đó là cuộc chiến chống tham nhũng”. Tuy nhiên, ông Hiệp cũng nói rằng dù ông Trọng có tán thành, ông Vượng lại là một chính trị gia khá “mờ nhạt”, không có đủ nền tảng ủng hộ bên trong Trung ương Đảng để có thể được đề cử làm Tổng bí thư.

Vào tháng 4 năm 2019, ông Trọng bất ngờ bị đột quỵ trong chuyến thăm tỉnh Kiên Giang. Sau đó ông phải nhập viện và vắng bóng trong vài tuần. Sau đó, ông trở lại làm việc và có vẻ tập trung toàn lực cho việc chuẩn bị quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Tuy nhiên, những đồn đoán về tình trạng sức khỏe đã khiến dư luận cho rằng ông Trọng sẽ nghỉ hưu vào năm 2021.

Tuy nhiên, đã có bất ngờ lớn trong cuộc đua vị trí lãnh đạo. Khoảng hai tuần trước lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13, danh sách rò rỉ về các ứng cử viên cho các vị trí “tứ trụ” đã xuất hiện trên mạng xã hội. Trái với hầu hết các dự đoán, danh sách ấy lại ghi rằng ông Trọng sẽ tiếp tục nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ ba chưa từng có, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được luân chuyển sang vị trí chủ tịch nước.

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự về chính trị học tại Đại học New South Wales, nói với BBC rằng bất ngờ dường như cho thấy ông Trọng đã không thành công trong việc chuẩn bị cho người kế nhiệm, có lẽ do sự phản đối trong Ban chấp hành Trung ương. Giáo sư Thayer nói: “Hoặc là ông ấy được bầu lại cho nhiệm kỳ thứ ba đủ 5 năm hoặc ông ấy được bầu lại nhưng biết rằng ông ấy sẽ nghỉ trước khi hết nhiệm kỳ.”

Tin này đã gây tranh cãi cho nhiều người Việt Nam. Các tổng bí thư mãn nhiệm trước đây luôn tôn trọng các tiêu chuẩn về giới hạn nhiệm kỳ. Một số e ngại rằng điều này có thể tạo tiền lệ cho các nhà lãnh đạo tương lai, muốn tìm những lỗ hổng cho phép họ có thời gian cầm quyền lâu nhất.

Cũng lại có nhà quan sát khác cho rằng điều đó tốt hơn cho đất nước, vì ông Trọng được nhiều người coi là lãnh đạo liêm khiết nhất ở Việt Nam. Vũ Minh Khương, chuyên gia kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với BBC rằng ông Trọng đã toàn tâm toàn ý để đưa đất nước tiến lên. “Nhiệm kỳ 5 năm vừa qua thể hiện ông ấy rất xuất sắc. Mặc dù sức khỏe thì có ít nhiều hạn chế nhưng rõ ràng về trí tuệ thì vẫn rất minh mẫn,” ông Khương nói.

Hiểu rõ về khả năng gây tranh cãi quanh việc ông Trọng có nhiệm kỳ ba, ĐCSVN đã cố gắng đảm bảo rằng Đại hội 13 có được kịch bản cẩn thận. Khi xảy ra lỡ lời về chính trị, thì việc khắc phục thiệt hại cũng diễn ra nhanh chóng.

Khi Đại hội khai mạc, ông Hầu A Lềnh nói với báo chí nhà nước rằng ông Trọng được đề cử làm nhiệm kỳ thứ ba. Đại biểu Hầu A Lềnh nói: “Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước là một trong những người quá tuổi được đề cử và là trường hợp đặc biệt”. Các phương tiện truyền thông trực tuyến của nhà nước ban đầu đăng tin lời nói của ông Lềnh nhưng sau đã xóa tất cả các chữ đề cập đến việc đề cử ông Trọng. Có vẻ như Đảng muốn tạo ấn tượng rằng việc ông Trọng tái đắc cử vẫn còn phải được đại hội thảo luận và thông qua.

Sẽ còn rất lâu nữa người ta mới biết ông Trọng đã thuyết phục các đồng chí trong Bộ Chính trị đến mức nào để có thể ngồi lại. Tuy nhiên, việc Đảng dường như thiếu ứng cử viên “hoàn hảo” để thay thế là điều thuận lợi cho ông Trọng. Như ông Nguyễn Khắc Giang đã nhận xét, hầu hết các ứng viên nổi bật đều có những điểm yếu chính, và việc lựa chọn một trong số họ sẽ đòi hỏi phải thay đổi các quy tắc kế thừa chính thức và không chính thức. Cuối cùng, việc cho ông Trọng ở lại nhiệm kỳ thứ ba dường như là lựa chọn ít gây xáo trộn nhất đối với Đảng.

Chủ trì phiên khai mạc của Đại hội 13 vào ngày 26 tháng 1, ông Trọng ca ngợi sự phát triển kinh tế và phòng chống đại dịch COVID-19 là những thành tựu đáng kể. “Đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh; nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc; dân tộc ta ngày càng cường thịnh, trường tồn,” ông nói về thành tựu của đảng từ năm 2016.

Đúng là Việt Nam đã chiến thắng trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Đây cũng là một trong số ít quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng tích cực vào năm 2020, ước đoán 2,9% bất chấp COVID-19. Các dự báo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER), một tổ chức có trụ sở tại Tokyo, đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng cho Việt Nam. Tổ chức này dự đoán Việt Nam sẽ là quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người có thể vượt quá 11.000 đô la vào năm 2035.

Các nhà quan sát đồng ý rằng trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. Câu hỏi còn để ngỏ là liệu sẽ có những thay đổi nào nữa về chính trị trong nước hay không. “Nếu đảng CSVN không thể thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của một quốc gia với những nghĩa vụ toàn cầu và cấu trúc kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp, thì đảng ngày càng có thể được coi là lực cản đối với tăng trưởng,” David Brown, một nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ , nói với BBC.

Vào ngày 31 tháng 1, sau nhiều tin đồn và thảo luận, Đảng Cộng sản long trọng thông báo ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử. Tại buổi họp báo, ông Trọng đã hứa rằng sẽ tiếp tục công chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ, không kể đó là ai, không có vùng cấm”.

Một số nhà quan sát nói mặc dù sự kính trọng của người dân đối với ông Trọng là có thực, nhưng cũng có nguy cơ là nhiệm kỳ của ông có thể bắt đầu khơi mào sự sùng bái cá nhân.

Năm 2019, Đảng cho ra mắt cuốn sách tựa đề “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”. Cuốn sách hơn 600 trang gồm 130 bài viết về ông Trọng. Như phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin, các tác giả đều khẳng định ông Trọng là “là một nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược, có tầm nhìn xa và rất công tâm khi nhìn nhận, giải quyết những việc cụ thể với sự bao dung, độ lượng, thấm đẫm tình người”.

Một số nhà phân tích suy đoán rằng ông Trọng, sẽ 81 tuổi vào thời điểm diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ 14 vào năm 2026, có thể sẽ nghỉ sau khi đảm nhiệm một phần nhiệm kỳ thứ ba nếu xác định được một ứng cử viên phù hợp. Người lãnh đạo tiếp theo có thể được chọn giữa thủ tướng mới hoặc chủ tịch quốc hội mới. Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu ở Singapore, có cùng quan điểm, nói với tôi rằng “quyết định để ông Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba dường như là một thỏa thuận tạm thời để giúp duy trì sự thống nhất và ổn định của đảng”.

Ông Hiệp cũng nói rằng quyết định không bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ khỏi điều lệ của đảng là có ý nghĩa. “Ông Trọng có thể chuẩn bị một người kế nhiệm và tìm thời điểm thích hợp để giao lại vị trí của mình trong vài năm tới để chứng tỏ rằng ông đồng ý ở lại để cứu đảng khỏi cuộc khủng hoảng lãnh đạo hơn là bám vào quyền lực vô thời hạn,” ông Hiệp nói thêm.

Là Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997, ông Nguyễn Phú Trọng đã thường vượt qua các suy nghĩ thông thường để tiếp tục trụ lại trong chính trị cấp cao của Việt Nam. Có vẻ quyền lực duy trì và uy tín của ông sẽ tiếp tục cho ông khả năng gây bất ngờ trong mấy năm tới.

Quỳnh Trần là nhà báo của Ban Việt ngữ, BBC World Service, theo dõi chính trị Việt Nam.

Đây là bản dịch loạt bài hai kỳ về con đường chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng, do Anh Khoa và Khánh An dịch cho Việt Nam Thời Báo, đã được một thân hữu của Viet-Studies hiệu đính lại.

Bản gốc tiếng Anh trên The Diplomat:  The Rise and Rise of Nguyen Phu Trong  (26/02/2021) và The Final Victory of Nguyen Phu Trong (05/03/2021).


Cuốn sách thứ hai viết về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Nhân dân và Nhà xuất bản Sự thật xuất bản (Ảnh chụp màn hình báo Nhân dân)

Mặc dù là lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời cố Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn nhưng việc Đảng Cộng sản Việt Nam tôn sùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như hiện nay là ‘điều rất xấu’ cho đất nước, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nhận định với VOA.

Nhà quan sát này cũng cho rằng cần phải có khảo sát khoa học, khách quan mới biết chính xác lòng dân nghĩ gì về ông Nguyễn Phú Trọng và chỉ trích ông Trọng là ‘bảo thủ, kiềm hãm sự phát triển của đất nước’ và rằng ông ‘tham nhũng quyền lực’.

‘Niềm tin yêu của nhân dân’

Trong một hành động hiếm hoi dành cho một tổng bí thư đương chức, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất bản những cuốn sách đồ sộ ca ngợi ông Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách dày 620 trang có tựa đề ‘Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng’ đã được Báo Nhân dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt trong một buổi lễ long trọng hôm 18/1 tại Hà Nội.

Theo lời giới thiệu của báo Nhân dân thì cuốn sách này ‘mang đến nhiều thông tin, tư liệu quý, chân thực với những góc nhìn phong phú, đa dạng, không chỉ là tình cảm trân quý dành cho Tổng Bí thư mà cũng là niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế đối với Ðảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước’.

Đây là cuốn thứ hai ca ngợi ông Trọng chưa đầy ba năm sau khi cuốn thứ nhất có tựa đề ‘Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế’ được xuất bản hồi tháng 6/2019.

Cuốn sách được cho là ‘tổng hợp các bài viết trên các trang mạng xã hội, báo điện tử của những người dân bình thường, không phải là cây bút chuyên nghiệp bày tỏ sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và gửi gắm sự tin tưởng tuyệt đối’ đối với ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh đồng thời là phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương được dẫn lời nói tại lễ ra mắt cuốn sách.

Ông Minh cũng nhân đó ca ngợi ông Trọng là ‘nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, chỉ biết hy sinh, cống hiến cho Đảng, cho dân, cho nước mà không hề màng quyền lực, bổng lộc, vun vén cá nhân hay gia đình’.

Các tổng bí thư khác như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh cũng từng được bộ máy tuyên truyền của Đảng ra sách ca ngợi nhưng sách được xuất bản sau khi các vị này không còn nắm quyền nữa.

Chẳng hạn như bộ ‘Nông Đức Mạnh tuyển tập’ được cho in vào năm 2018, 7 năm sau khi ông Mạnh rời ghế tổng bí thư, còn ‘Lê Khả Phiêu tuyển tập’ ra mắt vào năm 2015, 14 năm sau khi ông bị mất chức lãnh đạo cao nhất Đảng.

Nhưng hai cuốn sách đồ sộ trên dành cho ông Trọng vẫn chưa hết. Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật sắp sửa cho ra mắt vào tháng 2 năm 2022 cuốn ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ dày 460 trang do chính ông Trọng viết.

Trước đó, hồi tháng 11 năm 2021, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã chủ trì buổi lễ ra mắt cuốn ‘Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng’.

Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, và Thông tấn xã Việt Nam còn được trao giải đặc biệt về thông tin đối ngoại vì đã tuyên truyền bài viết của ông Trọng về chủ nghĩa xã hội đến với thế giới.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng do Đảng nắm giữ, những lời phát biểu của ông Trọng được trích dẫn dày đặc, thậm chí còn nhiều lần được các vị lãnh đạo khác như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn lại trước công chúng như khuôn vàng thước ngọc.

Những thành tích của đất nước được cho là ‘nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng’ và bản thân ông Trọng cũng nhiều lần ca ngợi là đất nước dưới sự lãnh đạo của ông ‘chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay’.

Để so sánh, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng dành những hành động tôn sùng hiếm thấy đối với Tổng bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình khi đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào điều lệ Đảng và ra nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng để tôn vinh ông Tập là ‘nòng cốt của Đảng’ và tư tưởng của ông là ‘bản sắc văn hóa và tinh thần của Trung Quốc’. Ông Tập lâu nay được xem là nhà ‘lãnh đạo hạt nhân’ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc xoay quanh.

‘Muốn được ca tụng’

Trao đổi với VOA từ Hà Nội, nhà quan sát chính trị đồng thời là nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang A cho rằng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam thì ‘ông nào làm lãnh đạo cũng muốn được ca ngợi cả’. “Vấn đề là đội ngũ cận thần có ca ngợi hay không mà thôi,” ông nói.

Nhận định về hai cuốn sách ca ngợi ông Trọng, ông A nói: “Họ lấy một số bài viết của người này người kia và bảo đấy là nhân dân.”

“Nếu có thăm dò dư luận nghiêm túc, ví dụ hỏi ngẫu nhiên khoảng một ngàn người ở khắp đất nước không nêu danh tích thì bức tranh sẽ hoàn toàn khác,” ông khẳng định và nói ông phỏng đoán ‘có đến 99,9 % người dân Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng’.

“Tôi đi trên xe buýt, tôi đi gặp những người trẻ hay đi ăn ở đâu đó hay đến những nơi đông người tôi nghe người ta nói những lời không hay về ông ấy rất nhiều,” ông A giải thích cho phỏng đoán của ông.

Bên cạnh việc in sách giấy, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng có kế hoạch ra phiên bản điện tử các cuốn sách của ông Trọng để mọi người có thể đọc miễn phí trên mạng. Song song đó cũng có đề xuất dịch sách sang tiếng Anh để ‘giới thiệu đến quốc tế’, theo tường thuật của báo Nhân dân.

Ông A cho rằng tệ sùng bái lãnh tụ không có gì lạ ở các nước cộng sản vì ‘lãnh đạo độc tài thì luôn muốn được sùng bái’ nhưng điều này ‘rất xấu cho bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam và cho đất nước’.

‘Tham nhũng quyền lực’

Nhận định về đương kim tổng bí thư, ông A cho rằng ‘còn tệ hơn các vị tiền nhiệm’ vì ‘bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của đất nước’. “Ông ấy rất trung thành với tư tưởng Mác-Lê nin và đã tham gia soạn thảo cương lĩnh phát triển đất nước vào năm 1991’.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng phản bác lập luận của ông Trọng cho rằng nhờ sự lãnh đạo của ông mà Việt Nam ‘có được cơ đồ như ngày nay’.

“Đúng là Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay nếu so với 40 năm trước,” ông nói. “Nhưng nếu không có những ông ấy thì Việt Nam bây giờ sẽ không kém gì Hàn Quốc hay Đài Loan cả.”

“Chính sách của Đảng đã làm cho nền kinh tế Việt Nam lụn bại, làm cho người dân thực sự đau khổ,” ông lập luận. “Cái gọi là đổi mới từ năm 86 cho đến nay chẳng có công gì cả mà chỉ là trao lại một phần quyền tự do kinh tế cho người dân.”

“Toàn bộ thành tích tăng trưởng là do người dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam tạo ra,” ông A khẳng định.

Nhà bất đồng chính kiến này cũng không cho rằng ông Trọng là người trong sạch vì, theo lời ông, ông Trọng ‘tỏ ra vô cùng liêm khiết, đạo đức nhưng làm mọi cách để giữ ghế của mình’.

“Tham nhũng quyền lực, tham nhũng danh vọng còn kinh khủng hơn tham nhũng tiền bạc rất nhiều,” ông A nói và chỉ trích ông Trọng đã ‘bất chấp tuổi tác, bất chấp sức khỏe và bất chấp luôn điều lệ của Đảng để giữ ghế Tổng bi thư thêm nhiệm kỳ thứ ba.

Ông Trọng là tổng bí thư đầu tiên nắm quyền nhiều hơn hai nhiệm kỳ kể từ thời cố Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, vượt qua những người tiền nhiệm khác như Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.

Mặc dù nhìn nhận ông Trọng là vị tổng bí thư quyền lực nhất sau nhiều đời tổng bí thư, ông A chỉ ra việc ông Trọng không thể ngăn ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đối thủ chính trị một thời của ông là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lên làm Bộ trưởng Xây dựng để cho thấy ông Trọng ‘không hoàn toàn kiểm soát hết mọi thứ trong Đảng’.

Ông A cho rằng cho dù ông Trọng có muốn theo bước ông Tập Cận Bình trở thành ‘lãnh đạo hạt nhân’ của Đảng nhưng ‘tình hình nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam khác Đảng Cộng sản Trung Quốc’.

Hiện tại có thể không thấy rõ ràng có ai là đối thủ của ông Trọng trong Đảng như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây nhưng ‘có những người có thể là đối thủ thật sự của ông Trọng nhưng bây giờ dưới quyền ông Trọng thì gió chiều nào họ phải theo chiều ấy và tâng bốc ông Trọng hết lời’, cũng theo lời Tiến sỹ Nguyễn Quang A.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức nước CHND Trung Hoa

14:27 30/10/2022

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng nay 30-10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30-10 đến ngày 1-11. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra sân bay tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫy chào các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ra tiễn tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫy chào các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ra tiễn tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa, tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc. Ảnh: TTXVN
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa, tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Tham gia đoàn có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an; Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; và một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy; Trợ lý Tổng Bí thư và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức nước CHND Trung Hoa - Ảnh 1
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN

TTXVN

Giải mã vài hiện tượng trong “các buổi chầu” của ông Nguyễn Phú Trọng

Tản văn của Phùng Khoan
2022.11.04
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Giải mã vài hiện tượng trong “các buổi chầu” của ông Nguyễn Phú TrọngTBT Nguyễn Phú Trọng nhận Huân chương Hữu nghị từ TBT Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 31/10/2022
 Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao

“Tập Hoàng đế” là của người Tàu. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ” và “tham gia” vào quá trình xác lập “Trật tự Thế giới mới” – “Pax Sinica”. Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không? 

____________

Ông Trọng “sang chầu” Bắc Kinh từ 30/10 đến 1/11, tức là rút ngắn một ngày mà không nêu rõ lý do, so với lời mời ban đầu mà trước đó cả hai BCHTW ĐCSVN và ĐCSTQ đã công bố. Cái này thì chắc chắn không bao giờ giải mã được! Nó tù mù và bí hiểm như chính mối bang giao ngàn năm có lẻ giữa hai quốc gia “núi liền núi sông liền sông”. Cho dù giờ đây không còn “chung một Biển Đông” và cái gọi là mối tình hữu nghị ấy cũng chẳng thể “sáng như rạng Đông” trong những thập kỷ mù lòa. 

21 phát đại bác cùng “các cơn mưa” trút những lời tụng ca “có cánh” về các mối quan hệ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” tưởng đã đi vào dĩ vãng… “Năm tháng qua đi, các cuộc chiến tranh sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét và chỉ còn lại không phôi pha là tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương...” Lời tâm phúc từ “Con đường đau khổ” của Aleksandr Tolstoy luôn vang vọng trong tâm trí bao thế hệ. Điều này khiến người viết liên tưởng tới mối bang giao Việt – Trung có một không hai, cả yêu lẫn ghét, trong lịch sử thế giới. 

Một “episode” được cư dân mạng truyền tải nhưng chưa thể xác nhận tính chính xác. Đó là, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khấn trước vong linh những người lính ngã xuống ở Pò Hén: “Anh em một nhà, cùng một bố mẹ sinh ra còn giết nhau nữa là, chết thì cũng đã chết rồi, ấm ức làm gì. Đã đến lúc cởi bỏ oán thù được rồi, hồn còn thì hồn cười”. Thế rồi cả hệ thống báo chí “bưng bô” lần đầu tiên được dịp tung hô, có một Thủ tướng dám đến thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến sống mái với quân bành trướng. (1

Và đây, lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh có một Tổng bí thư, danh xưng là Nguyễn Phú Trọng, đã thay mặt “những linh hồn chết” (Tiểu thuyết của Gogol), nhận cái Huân chương Hữu nghị “vĩ đại và cảm động” ấy, do đích thân Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình trao tặng. Người vừa ban tặng “phần thưởng cao quý” đó cho ông Trọng cũng chính là kẻ vừa thẳng tay đuổi “người bảo trợ chính” cho mình, người tiến cử mình – đó là cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào – vào cái ghế hiện nay, ra khỏi Hội trường Đại hội… Xem tình nghĩa “trong Đảng” họ đối đãi nhau “cạn tàu ráo máng” đến thế, đủ hiểu ý nghĩa “mặt trái” của tấm Huân chương Hữu nghị rồi sẽ đen đủi và xui xẻo đến nhường nào…Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận  Bình trao đổi Thư chúc mừng năm mới | Báo Dân trí

 Nhục quốc thể VN:  Trọng trông như đầy tớ củă Tập, tội nghiệp Trọng đi từng bước ở chánh điện chậm rãi vì chân bị liệt sau cơn đột qụy khiến Tập thấy tội nghiệp phải dìu từng bước như em bé lên 3


Nhưng nếu nói xui xẻo và đen đủi thì có lẽ không gì có thể so sánh với các cam kết “mạnh mẽ” của ông Trọng được ghi nhận trong Bản Tuyên bố chung được chuẩn bị khá công phu (2). Chắc chắn rất ít ai có đủ kiên nhẫn để lướt (chứ chưa nói là đọc kỹ) cả vạn chữ trong “Bản tuyên bố chung” này và cả bài xã luận trên đường link của ĐCSVN https://dangcongsan.vn/tieu-diem/dua-quan-he-viet-nam-trung-quoc-buoc-sang-giai-doan-phat-trien-moi-623044.html. Nhưng trong “bãi tha ma” ngôn ngữ ấy, vẫn “lập lòe ánh lân tinh” từ các bộ xương cốt những người lính hải quân đã buộc phải tuân lệnh Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh là không được nổ súng khi lính Trung Quốc tràn lên chiếm đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) vào năm 1988. Mong sao có một Nguyễn Đình Chiểu thời nay để tấu lên nỗi oan khuất cho những bộ xương vẫn đang bị mục dưới đáy biển Trường Sa, hay khô quắt trong các hang động của “cối xay thịt” Lão Sơn năm nào (3). 

Trong ba ngày chầu tại Bắc Kinh, ông Trọng đã cam kết những gì? Bla, bla, bla… nhiều thứ lắm! Không thể giải mã hết trong một lần. Nhưng 13 “cột trụ” xây nên tình hữu nghị Việt – Trung, “lâu đài bằng giấy” ấy chẳng có gì là bền vững cả. Bền vững sao được khi TBT Trọng đã liều lĩnh cam kết, “phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia ‘Sáng kiến Phát triển toàn cầu’ (GDI), theo nội dung và cách thức phù hợp…”. Không những cam kết tham gia GDI, Nguyễn Phú Trọng – không hiểu là tình nguyện hay bị ép buộc – còn “ghi nhận tích cực “Sáng kiến An ninh toàn cầu’ của Trung Quốc (GSI)”. 

Vẫn biết, ông Nguyễn Phú Trọng đã có “trừ hao”: Chỉ tham gia sáng kiến phát triển “theo nội dung và cách thức phù hợp” và cũng chỉ tích cực đánh giá sáng kiến an ninh với điều kiện lấy “mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ” làm cơ sở. Nhưng rồi ai mà đoán trước được các trò “tung hứng” của “Tập Hoàng đế”! Kỷ nguyên tới, chỉ còn lại một mình, khi “ngài” lấy các quyết định liên quan đến Đài Loan hay Biển Đông, để “dạy” cho thiên hạ bài học nào mà Trung Quốc cho là cần thiết (4). 

“Tập Hoàng đế” là của người Tàu, của nước Trung Hoa. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà TBT Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ” và “tham gia” vào quá trình xác lập “Trật tự Thế giới mới” – “Pax Sinica”. Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn chỉ là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không? 

Nhưng một khi “tay đã nhúng chàm/ dại rồi còn biết khôn làm sao đây?” Giàn cố vấn cho ông Trọng thừa hiểu rằng, hai khái niệm là GSI và GDI là nền tảng của “Đại An Ninh” – nền tảng căn bản để Trung Quốc xây dựng chiến lược toàn cầu, kiến tạo nên “Trật tự Thế giới mới”, xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”. Tại đó, Trung Quốc sẽ đóng vai trò thống lĩnh để làm bá chủ thiên hạ. Các thành viên của trật tự này sẽ là LB Nga, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Cu Ba… Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có “cầm cự” được đến ngày khai trương ‘Trật tự mới” ấy không?  Và trong tiến trình ra đời trật tự này, ĐCSVN bằng cách nào để hưởng ứng và chia sẻ với tính mục tiêu chi phối cái đại chiến lược cai trị bởi Trung Quốc đối với “cộng đồng chung vận mệnh” ấy? 

Đấy là chưa nói tới tình huống nan giải khác: Liệu lúc đó, cục diện khu vực và quốc tế có cho phép Việt Nam hưởng ứng và chia sẻ cái “Trật tự thế giới” do Trung Quốc dẫn dắt? Nhìn bức ảnh hai bàn tay ông Trọng và ông Tập cuộn tròn lấy nhau, các cây bình luận trên Facebook đã mỉa mai: Đó là hình ảnh “bẩn nhất” trên mạng xã hội ngày 31/10. Hãy đọc đoạn “chế” từ thơ Xuân Diệu của một vị Giáo sư khả kính bên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: “Anh không xứng là đại ca/ Nhưng anh không muốn em chìa nắm đấm/ Tay em tuy thô nhưng ấm/ Anh bao kín rồi, Giấc mộng (Trung Hoa)… gác lên nhau!” 

Trên đoạn đường tiếp theo, khi TBT Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng “tay trong tay” trên đại lộ mà Tuyên bố chung cũng đã nhấn mạnh, nhằm “thúc đẩy kết nối giữa ‘Khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai’ với ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bây giờ mà vẫn đeo đuổi BRI sau khi hàng loạt nước đã và đang vỡ nợ vì Dự án thế kỷ này thì quả thật là đáng sợ thay! 

Trước khi post bài này lên mạng, chỉ xin nhắc một chi tiết. TBT Nguyễn Phú Trọng là người am hiểu “lý luận”, hẳn ông giữ được ấn tượng về Vương Hỗ Ninh trong cuộc gặp với bảy thành viên Ban Thường vụ BCT ĐCSTQ. Vương tiên sinh từ lâu đã được ví như là “đế sư” – “nhà lý luận cung đình” – qua ba đời Tổng bí thư ĐCSTQ. Tiếp thu di sản này từ các TBT đời trước nhưng không rõ ông Tập có truyền lại kinh nghiệm cho ông Trọng nhân cuộc trà đạo nổi tiếng ở Trung Nam Hải, về cách đào tạo các “túi khôn cao cấp” không? 

Như đã biết, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cùng với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là hai đơn vị thành viên chủ chốt của Hội đồng Lý luận, với chức năng tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị. Nhưng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống diễn ra nghiêm trọng tại các đơn vị này khiến vấn đề cải tổ phải được đặt ra khẩn cấp đối với Hội đồng nói riêng và công tác lý luận nói chung. Xin nói khẽ, nếu không chuẩn bị tốt khâu này, các cố vấn của ông Trọng dễ bị Vương Hỗ Ninh cho ăn “quả lừa” đấy! (5)

___________

Tham khảo:

1. http://www.viet-studies.net/kinhte/SaoBang_BatTayDietVong.html

2. https://vtv.vn/chinh-tri/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20221101175032003.htm

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/people_stories/who-order-no-fire-at-jonhson-reef-03132018094556.html 

4. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx0175rky7o

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/china-20-congress-wang-vn-11012022094108.html


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị tước quyền lực

Thứ Ba, 09/20/2022
Việc Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh vừa được cử đi dự họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cho thấy một tin đồn có thể đã chính xác. Ông chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang bị hạ bệ, bị hạn chế xuất cảnh, chỉ được xuất hiện ở những sự kiện không mấy quan trọng trong nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị tước quyền lực

Báo đảng cho biết ông Phạm Bình Minh sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Phiên Thảo Luận Chung Cao Cấp Khóa 77 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 21 đến 25 tháng 9 tại New York.

Các báo chỉ đưa tin vắn tắt, không giải thích vì sao ông Minh được cử đi họp, thay vì chủ tịch nước như mọi năm, vì đây là phiên họp hết sức quan trọng, quy tụ các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của mỗi quốc gia.

Cho đến năm ngoái, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn là người đi họp Liên Hiệp Quốc và tranh thủ thời gian ghé thăm Cuba, để bày tỏ tình hữu nghị giữa hai quốc gia còn vướng chế độ Cộng Sản.

Đáng lưu ý, vài giờ trước khi công bố tin Phạm Bình Minh thay Nguyễn Xuân Phúc dự họp Liên Hiệp Quốc, báo đảng cũng loan tin Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn đã “được chủ tịch nước ủy quyền” sang Anh dự lễ tang Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.

Dường như ông chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang bị Bộ Chính Trị hạn chế hoạt động đối ngoại, cũng như bị nhóm lãnh tụ tẩy chay, không xuất hiện cùng. Người ta chỉ thấy chủ tịch nước đi dự các hoạt động cúng bái, thắp hương, cũng như tiếp các đại sứ đến chào. Trong sự kiện ông John Kerry, Đặc phái viên của tổng thống Mỹ về khí hậu, đến Việt Nam mới đây, ông Phúc không được phép tiếp ông này.

Nguồn: viendongdaily

Cuộc đảo chính cung đình ở Hà Nội

Ông Nguyễn Xuân Phúc , người mất ghế chủ tịch nước hôm 17/1/2023. Ảnh: Reuters
Share o­n facebook
Share o­n google
Share o­n twitter
Share o­n whatsapp
Share o­n email
Share o­n print

Một lần nữa, lời đồn đại của công chúng về những cuộc tranh giành quyền lực trong cung đình Hà Nội đã chứng tỏ hoàn toàn đúng: Ông Nguyễn Xuân Phúc, 69 tuổi, chủ tịch nước Việt Nam, đã chính thức bị các đồng chí của ông trong Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) buộc phải từ chức ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực tại hội nghị bất thường chiều Thứ Ba, 17 Tháng Giêng.

Quốc Hội Việt Nam cũng sẽ họp hội nghị bất thường vào ngày hôm sau để bãi nhiệm chức chủ tịch nước, tổng tư lệnh quân đội, và cả chức danh đại biểu Quốc Hội của ông Phúc. Cả hai hội nghị bất thường này chỉ là màn diễn kịch nhằm hợp thức hóa quyết định cuộc họp bí mật của Bộ Chính Trị đảng CSVN ngày 13 Tháng Giêng quyết định số phận chính trị của ông Phúc.

Cuộc đảo chính cung đình

Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, một nhân vật trong “tứ trụ” (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội) bị hạ bệ ngay lúc đương quyền. Đây cũng là lần đầu tiên chỉ trong vòng hai tuần lễ hai ủy viên Bộ Chính Trị bị cưa ghế, hai lãnh đạo cao cấp của chính phủ bị mất chức.

Dù là việc nội bộ của đảng CSVN nhưng vụ thanh trừng có dáng dấp một cuộc đảo chính chính trị, trong đó phe đảng lật đổ phe chính phủ, phe công an triệt hạ các quan chức dân sự.

Vì sao ông Phúc mất chức? Thông báo chính thức của đảng CSVN nói ông Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. “Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu,” bài đăng trên báo đảng cho biết.

Nhưng trên mạng xã hội, nguồn tin tiết lộ từ nội bộ đảng nói rằng, phu nhân của ông Phúc, bà Trần Thị Nguyệt Thu, có liên can tới đại án tham nhũng Việt Á mà nay đã có 102 người bị bắt giam để điều tra, trong đó có ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Y Tế, và Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội, cựu bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ. Vụ này cũng là nguyên nhân dẫn tới vụ bãi chức phó thủ tướng thường trực của ông Phạm Bình Minh và chức phó thủ tướng của ông Vũ Đức Đam hôm 5 Tháng Giêng vừa qua.

Có thể tham nhũng là nguyên nhân chính, nhưng vụ thanh trừng gần như cùng lúc ông Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng làm cho giới quan sát nhìn sự kiện theo một lăng kính khác.

Ba ông này được các nhà phân tích chính trị quốc tế coi là những nhà kỹ trị thực dụng, muốn đẩy mạnh cải cách kinh tế của Việt Nam và được giới đầu tư ngoại quốc ưa thích. Theo Giáo Sư Zachary Abuza của Học Viện Chiến Tranh ở thủ đô Washington DC, ông Phúc là người chủ trì một giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh từ năm 2016, ông Minh và ông Đam là những nhà điều hành có năng lực, có vai trò trung tâm trong chiến dịch chống COVID-19 “tốt nhất thế giới” của Việt Nam. Riêng ông Minh đã vận dụng quan hệ gần gũi với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ để Việt Nam nhận được 40 triệu liều vaccine COVID-19 hết sức quý giá và được giấy phép bào chế vaccine công nghệ mới mRNA ở Việt Nam.

Nhưng phe đảng, đại diện là ông “đảng trưởng” Nguyễn Phú Trọng và ông Bộ Trưởng Công An Tô Lâm quyết củng cố sự cai trị độc đoán của đảng và đề cao guồng máy an ninh, triệt tiêu mọi tiếng nói khác và xóa bỏ ảnh hưởng của Phương Tây dân chủ. Khuynh hướng này được Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc thực hiện thành công và xuất cảng sang Việt Nam dưới khẩu hiệu “cộng đồng chung vận mệnh” như trong lá thư chúc tết Quý Mão mà ông Tập gửi cho ông Trọng mới đây.

“Tập hóa Việt Nam”

Điều trùng hợp là cuộc thanh trừng những nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Việt Nam được đẩy mạnh sau chuyến thăm khẩn cấp tới Bắc Kinh của ông Trọng hồi cuối Tháng Mười, 2022 ngay sau khi ông Tập giành được nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba, củng cố quyền lực của ông và của đảng, loại bỏ những nhân vật có xu hướng cải cách như Thủ Tướng Lý Khắc Cường. Trong cuộc hội đàm giữa hai tổng bí thư, ông Tập được biết đã “gây áp lực với ông Trọng buộc đảng CSVN phải hạn chế ảnh hưởng của các phần tử thân Phương Tây và Phạm Bình Minh là cái tên được đề cập trực tiếp” như tường thuật của báo Nikkei Asia Review.

Ông Bill Hayton, nhà nghiên cứu rất am hiểu Việt Nam của viện nghiên cứu Chatham House ở London, đưa ra thuật ngữ “Tập hóa Việt Nam” (Xi-isation of Vietnam) để chỉ sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa hai quốc gia cùng dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản. Cả hai đều nhắm tới một chế độ toàn trị triệt để, trong đó đảng cộng sản nắm trọn, từ quyền đề ra chính sách cho đến điều hành luôn mọi hoạt động kinh tế xã hội, ưu tiên cho lĩnh vực an ninh bảo vệ sự tồn tại của đảng hơn là phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống người dân.

Cho nên, người quan sát thời sự không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng hoàn toàn rập khuôn theo Trung Quốc đến từng chi tiết nhỏ. Ngay cả vụ sỉ nhục ông Nguyễn Xuân Phúc, bãi chức ông Phúc chỉ vài ngày trước thời điểm ông đọc thư chúc Tết trên truyền hình quốc gia, cũng làm người ta liên tưởng tới vụ cựu Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị xốc nách lôi ra khỏi đại hội 20 đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi Tháng Mười, 2022. Những người cộng sản có một lối ứng xử rất giống nhau với đồng chí đồng đội, họ ca tụng nhau nhưng sẵn sàng đâm vào lưng, đạp vào mặt nhau hết sức cạn tàu ráo máng.

Tương lai nào đang chờ?

Ai sẽ lên thay ông Phúc? Có người đoán ông Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước như ông từng làm sau khi ông Trần Đại Quang chết bất đắc kỳ tử năm 2018, có người đoán bà Võ Thị Ánh Xuân, hiện là phó chủ tịch nước, sẽ tạm quyền cho đến kỳ họp Quốc Hội vào giữa năm. Tuy nhiên, nhiều dự đoán hướng về ông Tô Lâm, dù có nguồn tin nội bộ nói ông không ham thích cái ghế ông Phúc để lại mà nhắm tới cái ghế của ông Trọng hoặc của Thủ Tướng Phạm Minh Chính – người đang được đồn đại rằng cũng sắp ra đi sau Tết Quý Mão.

Với người dân trong nước, ai lên thay ông Phúc là chuyện không đáng bận tâm vì cốt lõi của vấn đề là thể chế chính trị chứ không phải cá nhân. Chừng nào đảng CSVN độc tài, phản động và tàn bạo vẫn còn đó thì ai lên ai xuống đều không đem lại sự thay đổi tốt hơn.

Nhưng nếu ông Tô Lâm lên như tin đồn thì sẽ là điều lợi bất cập hại. Giáo Sư Abuza cho rằng, trong “tứ trụ” mà có đến hai tướng công an, hoặc công an chiếm tới sáu trong 17 ghế Bộ Chính Trị thì đó là “biểu hiện sự bất an của chế độ.” Người dân Việt Nam đang khốn đốn dưới ách công an trị sẽ thấy cuộc sống ngày mai càng nghẹt thở như thế nào dưới bàn tay sắt của lực lượng “còn đảng còn mình.”

Giáo Sư Abuza còn cảnh báo cuộc đảo chính cung đình sẽ tác động xấu đến tâm lý và kỳ vọng của giới tư bản ngoại quốc. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong năm ngoái, đạt 8%, nhờ các công ty đa quốc gia chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang. Nhưng bây giờ nhà đầu tư sẽ hoài nghi cái gọi là sự ổn định chính trị của Việt Nam và họ có thể chọn những địa điểm làm ăn khác.

Nhưng như vừa nêu phía trên, qua cuộc thanh trừng hiện nay, đảng CSVN không chú trọng tới hậu quả kinh tế mà nhắm củng cố quyền kiểm soát của đảng trong toàn xã hội. Vì thế, sẽ khó có một sự mất ổn định chính trị như lo ngại của ông Abuza.

Vụ thanh trừng cũng không “mở đường cho sự vươn lên của các nhà lãnh đạo trong sạch hơn, có năng lực hơn, giúp cho đảng CSVN đấu tranh với tham nhũng tốt hơn, cải thiện sự điều hành” như nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp – một chuyên viên tại Viện Nghiên Cứu ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore, viết trên tạp chí Fulcrum.

Và hãy còn quá sớm để mong cuộc hỗn loạn ở cung đình Hà Nội sẽ dẫn tới một “Mùa Xuân Ả Rập,” người dân nổi dậy lật đổ chế độ chuyên chế và xây dựng dân chủ. Đơn giản vì trong nước hiện chưa có một lực lượng khả dĩ tập hợp được công chúng xuống đường đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do như ở Tunisia trước kia hay ở Iran hiện nay.

Xem ra, cuộc đảo chính cung đình đang diễn ra ở Hà Nội chỉ có tác dụng tốt là phơi bày rõ thêm nữa bản chất thối nát của đảng CSVN và chế độ cộng sản. Sau khi thấy rõ bộ mặt thật đó, người dân Việt Nam sẽ hành động như thế nào là điều chưa biết trước được.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng đã xúc phạm Tập khi xin VN được đối xử ngang hàng nên Tập ra lệnh hạ bệ Phúc

KHÁNH MINH  -  Thứ sáu, 18/11/2022 15:08 (GMT+7)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 tại Bangkok (Thái Lan) ngày 18.11.

Lời chúc Tết Quý Mão 2023 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân ái gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Quý Mão 2023.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hồng Phong.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hồng Phong.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có lời chúc Tết gửi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Zing trân trọng giới thiệu toàn văn lời chúc Tết Xuân Quý Mão của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

Một mùa Xuân mới Quý Mão lại đang về trên đất nước Việt Nam muôn vàn yêu quý của chúng ta! Vào thời khắc giao thừa thiêng liêng và đầy cảm xúc này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hoà bình, hữu nghị, hợp tác và không ngừng phát triển!

Năm Nhâm Dần - 2022 vừa đi qua với đầy ắp các sự kiện đáng nhớ - một năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn, bất ngờ xuất hiện, tác động xấu, nhiều mặt và ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với nước ta mà còn đối với toàn thế giới.

Trong bối cảnh đặc biệt đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, để lại những ấn tượng rất tốt đẹp, được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, cho chúng ta thêm nhiều bài học quý.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và trân trọng cảm ơn đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước về những kết quả, thành tích và đóng góp to lớn trong năm qua.

Bước sang năm mới Quý Mão - 2023, là năm thứ ba - năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Với ý chí và quyết tâm vươn lên phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ hơn nữa công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo đà và động lực thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, góp phần xây dựng đất nước thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển, cường thịnh, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Trong không khí hân hoan chào đón năm mới Quý Mão, một lần nữa, tôi xin chúc toàn thể đồng bào, đồng chí, mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam sang năm mới có nhiều sức khoẻ, niềm vui, hạnh phúc và thành công!

Mừng Xuân mới, quyết tâm mới, khí thế mới, tiến bộ mới, nhiều thắng lợi mới. Nhà nhà vui tươi, người người hạnh phúc!

Chào thân ái!



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Chúc mừng Giáng Sinh [23.12.2022 19:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Ryvid, hãng mô tô điện của 3 thanh niên gốc Việt ‘ra lò’ tại Irvine, California
Hơn 40 đại quan Dâm Đảng CSTQ đam mê tình dục với nữ quan cấp dưới để tìm ngay hạnh phúc mà không cần tiến lên XHCN
Phụ nữ VN bị chồng chửi mắng, đánh giết nhiều nhất lịch sử trong thời XHCN
Được TBT tri ân nước Nga và lãnh tụ anh minh Putin, du khách homless Nga rủ nhau qua VN du lịch ngồi xin tiền dân chúng để tiêu xài
Hòa giài hòa hợp sau chiến tranh
Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh chính là người Trung Quốc
CSVN trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không Vietnam Airlines lập tức vì họ toàn là con cháu của các lãnh đạo cao nhất đảng
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng
CSVN chối bỏ công dân VNCH là người Việt Nam dầu sinh tại VN nhưng tị nạn ở hải ngoại hay chỉ công nhân người gốc miền Bắc?!
Chiến sự Ukraine thúc đẩy Mỹ tăng quan hệ quốc phòng với châu Á trừ VN, TQ phe Nga
Người Việt cẩn thận đề phòng hắc nhân bị ms xúi giục hành hung nhiều người thương vong
Chiến tranh Việt Nam
Tưởng niệm Gạc Ma vết nhơ quân sử Việt thời đại CSVN
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt

     Đọc nhiều nhất 
Khinh khí càu TQ trinh thám khắp lãnh thổ lãnh hải VN thường xuyên bao nhiêu năm qua nhưng lãnh đạo VC quá khiếp sợ không dám lên tiếng và lại phủ nhận [Đã đọc: 1712 lần]
Cơ hội việc làm lương cao và đầu tư chứng khoán lời nhiều cho người Việt vừa đóng góp cho Tự Do Dân Chủ thế giới [Đã đọc: 743 lần]
Người lính gốc Việt tại Ukraine: ‘Chính sách ngoại giao của Việt Nam…hèn hạ’ | VOA Tiếng Việt [Đã đọc: 451 lần]
Thanh niên Việt gốc Hoa bắn 2 người Do Thái ở Los Angeles,theo lệnh TQ để gây mâu thuẩn giữa người VN và Do Thai [Đã đọc: 339 lần]
Mỹ bắn rơi khinh khí cầu trinh thám của Trung Quốc hành động quá muộn sau khi TQ đã thu hình tất cả yếu điểm quân sự, kỹ nghệ và chính trị gởi về cho bộ tư lệnh [Đã đọc: 331 lần]
Khi nào máy tính có thể thay thế bác sĩ? [Đã đọc: 313 lần]
Tòa Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã bắt khẩn Vladimir Vladimirovich Putin tội phạm chiến tranh diệt chủng [Đã đọc: 293 lần]
Lãnh đạo CSVN quyết tâm ủng họ Nga xâm lăng Ukraine và trung thành với chủ nghĩa Mác Lê chống lại nhân loại [Đã đọc: 264 lần]
CẮC CÔNG TY CSVN DO CHỦ NHÂN TQ LIÊN TỤC VI PHẠM LỆNH CẦM VẬN BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN [Đã đọc: 260 lần]
Chiến sự Nga- Ukraine đã đến hồi định đoạt! [Đã đọc: 259 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.