Khinh khí càu TQ trinh thám khắp lãnh thổ lãnh hải VN thường xuyên bao nhiêu năm qua nhưng lãnh đạo VC quá khiếp sợ không dám lên tiếng và lại phủ nhận
12.02.2023 19:09
Báo Mỹ nói: Đội khinh khí cầu Trung Quốc 'do thám' cả Việt Nam, Nhật Bản, Philippines
,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hải quân Mỹ trục vớt mảnh khinh khí cầu TQ
Giới chức Mỹ nói chương trình do thám của quân đội Trung Quốc nhắm vào ít nhất 40 quốc gia và trên năm châu lục.
Một báo Mỹ nêu tên các nước bị TQ do thám bằng khinh khí cầu, gồm Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và đảo Đài Loan, mới tính riêng ở châu Á.
Trong cuộc họp báo hôm 08/02, quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói họ tin rằng các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc thả từ đảo Hải Nam đã hoạt động ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Đông Á và châu Âu.
heo chuẩn tướng General Pat Ryder, người phát ngôn của Ngũ Giác Đài thì Hoa Kỳ đã "học được rất nhiều về các khinh khí cầu này, cùng cách truy tìm chúng".
Hải quân Mỹ đã tháo gỡ các bộ phận điện tử ở chiếc khinh khí cầu bị bắn hạ ngoài khơi Nam Carolina hôm 04/02.
Chụp ảnh với độ phân giải cao
Kết quả sơ bộ của việc điều tra những mảnh vỡ tại một phòng thí nghiệm ở Virginia cho thấy "khinh khí cầu có thể chụp hình với độ phân giải cao" cho mục tiêu do thám.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nói "nước Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của các khinh khí cầu TQ".
Giới chức Mỹ tin rằng các khinh khí cầu Trung Quốc đã bay vào "hoạt động trên không phận Mỹ ít nhất bốn lần" nhưng Tướng Ryder từ chối nói về các vụ việc trước.
Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao, bà Wendy Sherman đã tổ chức buổi phổ biến thông tin cho 150 người từ 40 đại sứ quán về vụ "đội khinh khí cầu TQ" (balloon fleet).
Hoa Kỳ tin là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hợp tác với một công ty bán dân sự để thả các khinh khí cầu ở độ cao trên cả tầng bay của phi cơ dân sự, nhằm thực hiện việc do thám, từ 2018.
Tờ Washington Post, trích nguồn ẩn danh trong chính quyền Mỹ, nói các nước "Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan và Philippines" ở châu Á đã từng là đối tượng do thám của khinh khí cầu Trung Quốc.
Tuy thế, một báo Việt Nam, tờ Lao Động hôm 09/02 trích lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nói "Việt Nam chưa phát hiện khinh khí cầu lạ trên không phận".
Người phát ngôn Đoàn Khắc Việt khi trả lời câu hỏi của báo giới cũng nói ông "tin chắc chắn rằng các lực lượng chức năng của Việt Nam có đầy đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho vùng trời, vùng biển cũng như lãnh thổ của Việt Nam".
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn phủ nhận các cáo buộc của Hoa Kỳ và nói hai khinh khí cầu dân sự để thu thập thông tin thời tiết của họ đúng là đã bay vào Bắc và Trung Mỹ, nhưng là do bị lạc hướng.
Trung Quốc cũng yêu cầu Mỹ trả lại các mảnh vỡ của khinh khí cầu bị bắn hạ.
Báo Global Times của Đảng Cộng sản TQ hôm 09/02 phê phán cách người Mỹ "phát rồ" vì vụ khinh khí cầu.
Bản tiếng Anh của báo này nói "Cơn điên rồ (histeria) ở Mỹ về khí cầu cho thấy nước này không có khả năng thực hiện chính sách ngoại giao một cách nghiêm túc".
Nhiều manh mối tiết lộ chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc
TPO - Với Trung Quốc, chiến trường mới nhất giữa các siêu cường là không gian nằm trong khoảng 19 – 96km từ mặt đất, trong lớp khí quyển không khí loãng được gọi là “vùng cận vũ trụ”.
Ông Cheng Wanmin, chuyên gia về công nghệ quốc phòng của Trung Quốc, giải thích về khí cầu trong đoạn phim do Xinhua sản xuất
Nằm cao hơn đường bay của hầu hết máy bay thương mại và quân sự nhưng thấp hơn vệ tinh, không gian cận vũ trụ là vùng mà các vũ khí siêu thanh và tên lửa đạn đạo bay qua.
Trung Quốc chú ý đến sự phát triển của những quốc gia khác trong vùng này, nơi mà các chuyên gia quân sự Trung Quốc gọi là “mặt trận quân sự mới” và là “vùng cạnh tranh quan trọng giữa các cường quốc quân sự thế giới”.
Bên cạnh việc phát triển các phương tiện công nghệ cao như máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời và phương tiện siêu thanh, Trung Quốc cũng đang cải tiến công nghệ có từ mấy thập kỷ trước để tận dụng khoảng không gian này – phương tiện nhẹ hơn không khí. Chúng bao gồm các khí cầu bình lưu và khí cầu tầm cao, tương tự như chiếc bị phát hiện và bắn rơi ở Mỹ cuối tuần qua.
Trung Quốc khẳng định đó là khí cầu dân sự, nhưng giới chức Mỹ khẳng định đó là một phương tiện thuộc chương trình giám sát quy mô toàn cầu của Trung Quốc.
Điểm lại những bản tin trên báo chí và bài báo khoa học được xuất bản ở Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh ngày càng quan tâm đến các phương tiện nhẹ hơn không khí. Một số chuyên gia Trung Quốc từng đề cập đến việc ứng dụng vào nhiều mục đích, từ thông tin liên lạc, giám sát và trinh sát, đến đáp trả tấn công điện tử.
Tham vọng cận vũ trụ
Nghiên cứu của Trung Quốc về khí cầu tầm cao bắt đầu từ cuối những năm 1970, nhưng được chú ý trở lại trong thập kỷ qua. Phương tiện cũ được trang bị thêm công nghệ hiện đại, trong bối cảnh các cường quốc khắp thế giới đang chạy đua phát triển năng lực trên trời.
“Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại, không gian cho cạnh tranh thông tin không còn giới hạn trên bộ, trên biển và không gian tầm thấp. Vùng cận vũ trụ cũng đã trở thành một chiến trường mới trong chiến tranh hiện đại và là một phần quan trọng trong hệ thống an ninh quốc gia”, bài viết của PLA Daily năm 2018 đánh giá. PLA Daily là tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc.
Theo bài viết, hàng loạt “phương tiện bay cận vũ trụ” sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch tác chiến phối hợp, tích hợp không gian ngoài vũ trụ với khí quyển Trái đất.
Từ năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đạo Không quân Trung Quốc “tăng tốc tích hợp năng lực không gian và vũ trụ, mài giũa năng lực phòng thủ và tấn công. Các chuyên gia quân sự nước này xác định vùng cận vũ trụ là mắt xích quan trọng cho sự tích hợp như vậy.
Tìm kiếm trên CNKI, kho dữ liệu học thuật trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, cho thấy các nhà nghiên cứu quân sự và dân sự nước này đã xuất bản hơn 1000 bài báo nghiên cứu về vùng cận vũ trụ, trong đó chủ yếu nói đến việc phát triển “các phương tiện bay trong vùng cận vũ trụ”. Trung Quốc cũng đã lập một trung tâm nghiên cứu để thiết kế và phát triển khí cầu tầm cao và khí cầu bình lưu, còn gọi là khí cầu điều khiển được. Trung tâm này thuộc quyền quản lý của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Một lĩnh vực được quan tâm hơn cả là giám sát. Dù Trung Quốc đã triển khai một mạng lưới vệ tinh rộng khắp để tạo nên hệ thống giám sát tầm xa phức tạp, nhưng các chuyên gia quân sự nước này nhấn mạnh những lợi ích của phương tiện nhẹ hơn không khí.
Khác với vệ tinh hay máy bay, khí cầu bình lưu và khí cầu tầm cao “có thể bay lượn quanh các địa điểm cố định trong thời gian dài” và không dễ bị radar phát hiện, Shi Hong, giám đốc điều hành của Shipborne Weapons, một tạp chí quân sự có uy tín thuộc một viện liên quan đến quân đội Trung Quốc, viết trong bài báo đăng trên báo chí nhà nước năm 2022.
Trong video được Xinhua đăng năm 2021, một chuyên gia quân sự giải thích cách khí cầu nhẹ hơn không khí bay ở vùng cận vũ trụ có thể giám sát, chụp những bức ảnh và quay video có độ phân giải cao với chi phí thấp hơn nhiều so với vệ tinh.
Trong video, Cheng Wanmin, một chuyên gia thuộc ĐH Công nghệ quốc phòng, nêu bật những thành tựu của Mỹ, Nga và Israel trong phát triển những phương tiện như vậy, đồng thời cho biết Trung Quốc cũng đã đạt được “bước đột phá”.
Hải quân Mỹ vớt xác khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi cuối tuần qua. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Một ví dụ thể hiện những tiến bộ mà Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực này là chuyến bay của khí cầu không người lái dài 100m mang tên “Người săn mây”.
Năm 2019, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Đô thị phương nam, ông Wu Zhe, giáo sư công tác tại ĐH Beihang, cho biết khí cầu này đã bay qua châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ trong chuyến bay vòng quanh Trái đất ở độ cao 20km so với mặt đất.
Một nhà khoa học khác thuộc dự án nói với tờ báo rằng, so với vệ tinh, khí cầu bình lưu là lựa chọn tốt hơn cho “quan trắc lâu dài”, có thể phục vụ nhiều mục đích, từ cảnh báo thiên tai, nghiên cứu môi trường đến xây dựng mạng liên lạc không dây và trinh sát trên cao.
Bản tin của CCTV năm 2019 chiếu hình ảnh một khí cầu bay lên trong chương trình thử nghiệm mẫu "phương tiện bay tầm rộng" thu nhỏ
Rõ ràng Trung Quốc không phải nước duy nhất sử dụng công nghệ này, vì khí cầu đã được sử dụng cho mục đích quân sự từ cuối thế kỷ 18, khi quân đội Pháp vận hành một quân đoàn khinh khí cầu.
Mỹ cũng đang tăng cường năng lực sử dụng các phương tiện nhẹ hơn không khí. Năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ ký hợp đồng với một hãng công nghệ vũ trụ để sử dụng khí cầu bình lưu của họ nhằm “tạo nên bức tranh hoàn thiện hơn và áp dụng cho chiến trường”, theo thông cáo mà hãng Raven Aerostar đưa ra khi đó.
“Đó không phải là thứ của riêng Trung Quốc. Mỹ và các quốc gia khác cũng đang phát triển khí cầu tầm cao và những phương tiện tương tự”, Brendan Mulvaney, giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Trung Quốc thuộc Không quân Mỹ, nói với CNN.
“Chúng có giá thành rẻ, trở thành phương tiện thu thập hình ảnh, liên lạc và thu thập những thông tin khác liên tục”, ông Mulvaney cho biết.
Ông Mulvaney là tác giả một bài báo xuất bản năm 2020 về sự quan tâm của Trung Quốc trong sử dụng các phương tiện nhẹ hơn không khí để “trinh sát từ vùng cận vũ trụ”.
Trung Quốc có vẻ cũng biết khả năng các quốc gia khác sử dụng khinh khí cầu để do thám họ.
Năm 2019, loạt phim tài liệu về lực lượng biên phòng Trung Quốc do kênh truyền hình nhà nước sản xuất nói về sự việc không quân nước này phát hiện và bắn rơi một vật thể nghi là khí cầu giám sát tầm cao đang “đe doạ an toàn phòng không Trung Quốc”.
Phim tài liệu không đề cập cụ thể thời gian và vị trí bắn rơi khí cầu, nhưng một bài viết của các nhà nghiên cứu làm việc cho viện thuộc quân đội Trung Quốc đăng tháng 4 năm ngoái nói rằng, nước này phát hiện các khí cầu của nước ngoài vào năm 1997 và 2017.
Sau khi bắn hạ khí cầu Trung Quốc trên Đại Tây Dương, quân đội Mỹ đang tích cực trục vớt các mảnh vỡ nhằm phục vụ nghiên cứu. Dấu hiệu từ Washington cho thấy các thiết bị công nghệ cao có thể vạch ra mối đe dọa gián điệp mới từ Trung Quốc, theo Wall Street Journal.
Ngày 10/2, Bộ Thương mại Mỹ đã nêu tên 6 thực thể Trung Quốc được cho là có liên quan đến khinh khí cầu nghi là do thám của Bắc Kinh. Cơ quan này cáo buộc những doanh nghiệp có liên quan đến việc thu thập thông tin tình báo của quân đội Trung Quốc.
Các doanh nghiệp trên kéo dài danh sách công ty bị Mỹ ngăn chặn tiếp cận công nghệ cao. Chính phủ Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể sử dụng những công nghệ này để gây tổn hại cho lợi ích nước Mỹ.
Trong khi đó, các nhà chức trách Mỹ đang tiếp tục xem xét một vật thể bị bắn hạ hôm 10/2 tại không phận Alaska theo lệnh của Tổng thống Joe Biden.
Chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn chưa bình luận và chưa trả lời câu hỏi về các biện pháp trừng phạt mới hoặc về vật thể bay. Trước đó, Trung Quốc khẳng định khinh khí cầu là "dân sự" và mang mục đích nghiên cứu.
Các đặc vụ FBI xử lý mảnh vỡ của khinh khí cầu bị bắn hạ ngoài khơi Nam Carolina. Ảnh: Reuters.
Các đặc vụ FBI xử lý mảnh vỡ của khinh khí cầu bị bắn hạ ngoài khơi Nam Carolina. Ảnh: Reuters.
Lo ngại về công nghệ tân tiến
Khinh khí cầu giám sát có lịch sử lâu đời trong hoạt động tình báo. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cho thấy Mỹ lo ngại khí cầu có liên quan đến công nghệ giám sát mới của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất bị đưa vào danh sách đen bao gồm công ty thiết kế khinh khí cầu để bay cao hơn nhiều so với máy bay và một công ty nắm giữ bằng sáng chế điều khiển thiết bị bay bằng vệ tinh và trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp chuyên môn về trang bị cánh quạt cho thiết bị bay không người lái và một nhà sản xuất cảm biến điện tử cho tàu vũ trụ.
Trên trang web chính thức, một số công ty tự nhận là nhà cung cấp cho quân đội Trung Quốc. Các công ty này cho biết không sản xuất các bộ phận khinh khí cầu.
Hải quân Mỹ đã dành 1 tuần để trục vớt những thiết bị đi kèm khinh khí cầu của Trung Quốc, như pin mặt trời, antenna và thiết bị điện tử.
Các binh sĩ Mỹ thu gom mảnh vỡ khinh khí cầu trên biển. Ảnh: Reuters.
Các binh sĩ Mỹ thu gom mảnh vỡ khinh khí cầu trên biển. Ảnh: Reuters.
Lầu Năm Góc gần đây cáo buộc rằng quân đội Trung Quốc đã triển khai một loạt khinh khí cầu tầm cao cho một chương trình giám sát trên không. Việc nêu tên công khai các doanh nghiệp sản xuất bộ phận cho khí cầu là bằng chứng mới nhất.
Bắc Kinh tuyên bố khinh khí cầu chỉ là thiết bị dân sự “chủ yếu phục vụ ngành khí tượng”, đi lạc so với lộ trình ban đầu và cho rằng Mỹ đã phản ứng thái quá.
Việc phát hiện ra khí cầu làm tăng thêm sự căng thẳng cho mối quan hệ vốn gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó làm nổi bật lên khía cạnh quân sự trong cuộc cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vụ việc khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hoãn chuyến thăm Bắc Kinh. Cả hai bên đều coi chuyến thăm này là cơ hội để giải quyết những vấn đề song phương.
Biện pháp hạn chế công nghệ
Có thể vẫn còn nhiều công ty cung cấp bộ phận cho khinh khí cầu nhưng chưa bị đưa vào danh sách đen. Sự phức tạp của khí cầu ở độ cao lớn đòi hỏi một loạt thiết bị tinh vi, từ vật liệu bóng bay chứa heli cho đến thiết bị quang học và định vị.
“Chúng tôi có hàng trăm nhà cung cấp để đưa khí cầu vào thực địa”, Ryan M. Hartman, giám đốc điều hành của World View Enterprises, cho biết. Công ty World View Enterprises giúp khách hàng, bao gồm các công ty dầu mỏ và Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa khí cầu đến tầng bình lưu.
Ông Hartman cho biết chi phí cho thiết bị hình ảnh và hệ thống năng lượng mặt trời trên khí cầu có thể tiêu tốn hàng triệu USD. Những bộ phận dùng một lần như khí heli có thể khiến mỗi chuyến bay mất hàng trăm nghìn USD.
Các công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen vì cáo buộc có liên quan đến khí cầu bao gồm Viện nghiên cứu 48 của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc, các công ty Công nghệ hàng không vũ trụ Nam Giang Bắc Kinh, Công nghệ Viễn thám Dongguan Lingkong, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Eagles Men, Công nghệ Hàng không Tian-Hai-Xiang Quảng Châu, và Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Shanxi Eagles Men.
Nỗ lực của Bộ Thương mại Mỹ nhằm làm chậm bước tiến công nghệ của Trung Quốc.
Những phần còn lại của khinh khí cầu được trục vớt. Ảnh: Reuters.
Những phần còn lại của khinh khí cầu được trục vớt. Ảnh: Reuters.
Cục Công nghiệp và An ninh đã mở rộng cáo buộc đối với các công ty sản xuất bộ phận cho khí cầu. Cơ quan này cho rằng các thực thể có liên kết với chương trình hàng không vũ trụ của quân đội Trung Quốc, bao gồm tàu bay, khí cầu và các vật liệu, thành phần liên quan.
Cục không cho biết những thành phần nào có thể có nguồn gốc từ Mỹ. Khoảng 600 thực thể Trung Quốc đã phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei và công ty camera giám sát Hikvision.
Chính quyền Mỹ cũng thực hiện nhiều biện pháp khác để hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc vào công nghệ phương Tây. Vào năm ngoái, Mỹ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các thiết bị sản xuất chip tiên tiến.
Động thái nghi vấn
Trang web, quảng cáo, báo cáo của các công ty và danh sách mua sắm quân sự của Trung Quốc cho thấy mỗi công ty được Mỹ nêu tên hôm 10/2 đều sản xuất thiết bị chuyên dụng có vai trò trong ngành công nghiệp khí cầu.
Vào năm 2015, công ty Nam Giang Bắc Kinh đã phát triển khinh khí cầu đầu tiên của Trung Quốc có thể bay lên độ cao “cận không gian” của máy bay phản lực, theo tờ Science and Technology Daily.
Theo báo cáo, khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời đã bay lên độ cao gần 20 km từ một bệ phóng tại Nội Mông. Khí cầu khiến Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ, nước dẫn đầu toàn cầu về hoạt động cận không gian.
Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Eagles Men đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho nhiều loại thiết bị bay không người lái và thiết bị bay ở nhiều tầm cao khác nhau. Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu công nghệ trạm điều khiển mặt đất hỗ trợ video và vật liệu chịu được điều kiện khí quyển.
Các đặc vụ FBI thu gom bằng chứng từ khí cầu. Ảnh: Reuters.
Các đặc vụ FBI thu gom bằng chứng từ khí cầu. Ảnh: Reuters.
Eagles Men phát triển các thuật toán, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, để kết nối liên lạc vệ tinh với các thiết bị bay không người lái trong khí quyển, bao gồm cả khinh khí cầu.
Hồ sơ công khai cho thấy Eagles Men có liên hệ với công ty Công nghệ Viễn thám Dongguan Lingkong, thậm chí là cùng một chủ đầu tư. Trong một vụ việc, hai công ty đã chuyển giao bằng sáng chế về cấu trúc sợi carbon trong khí cầu tầng bình lưu.
Hồ sơ bằng sáng chế cho thấy công ty Công nghệ Hàng không Tian-Hai-Xiang Quảng Châu đã phát triển một phương tiện sử dụng cánh quạt, giống máy bay không người lái, để cất cánh và hạ cánh.
Viện nghiên cứu 48 của Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam, do chính phủ Trung Quốc điều hành. Trang web và quảng cáo cho thấy viện nghiên cứu chế tạo pin mặt trời, pin lithium, chất bán dẫn và cảm biến cho cả mục đích dân sự và quân sự. Ngoài ra, viện còn cung cấp thiết bị cho các chương trình không gian của Trung Quốc.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.
Quân đội Trung Quốc đã từ chối cuộc gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sau khi Washington ra lệnh bắn hạ khí cầu của Bắc Kinh bị cáo buộc hoạt động gián điệp.
Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2 năm 2023, một khinh khí cầu tầm cao lớn màu trắng do Trung Quốc vận hành đã được quan sát thấy trên không phận Bắc Mỹ, bay trên bầu trời Alaska, miền tây Canada, và Hoa Kỳ lục địa.[6] Quân đội Mỹ và Canada khẳng định khinh khí cầu là một thiết bị giám sát, trong khi chính phủ Trung Quốc nói rằng nó là một phi thuyền dân sự được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu khí tượng đã bị lệch hướng do gió.[7] Các nhà phân tích nói rằng quỹ đạo của khí cầu và những đặc điểm về cấu trúc của nó khác với những bóng thám không thường được sử dụng để nghiên cứu khí tượng.[8][9][10]Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng khí cầu có khả năng định vị các thiết bị liên lạc điện tử, bao gồm điện thoại di động và radio, và nói rằng những máy bay trinh sátU-2 của Mỹ được triển khai để theo dõi khí cầu trong không trung đã tiết lộ rằng khí cầu mang theo ăng-ten và các thiết bị khác "rõ ràng để do thám tình báo và không nhất quán với các thiết bị trên khinh khí cầu thời tiết."[11] Bộ Ngoại giao cho biết khinh khí cầu do thám là một phần của chiến dịch giám sát toàn cầu do quân đội Trung Quốc tiến hành, trong đó các khí cầu do thám Trung Quốc đã bay qua hơn bốn mươi quốc gia ở năm châu lục.[11]
Sự kiện này đã làm căng thẳng quan hệ Hoa Kỳ–Trung Quốc, khiến cho một chuyến công du ngoại giao tới Bắc Kinh—chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2018—của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, bị huỷ.[18][19][20][21][22] Sự kiện cũng đã làm căng thẳng quan hệ Canada–Trung Quốc; do bị khí cầu xâm phạm không phận nên Canada đã triệu tập đại sứ Trung Quốc.[23] Các quan chức Hoa Kỳ cũng cáo buộc rằng các khinh khí cầu do thám khác của Trung Quốc đã đi vào không phận Hoa Kỳ trong những năm gần đây,[24] và nhận dạng thêm một khinh khí cầu khác của Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ Latinh vào ngày 3 tháng 2 mà Trung Quốc đã xác nhận là thuộc về nước này.[25][26][27] Vào ngày 10 tháng 2, Lực lượng Không quân đã bắn hạ một vật thể trên không khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ theo lệnh của Tổng thống Biden.[28]
Khinh khí cầu giám sát, một trong những công nghệ quân sự trên không xuất hiện sớm nhất, đã được nhiều quân đội sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ thứ 19 và 20, bao gồm cả Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.[29] Vào thời điểm xảy ra sự kiện, chúng hầu như đã bị thay thế bởi sự ra đời của vệ tinh giám sát và máy bay không người lái tàng hình và có thể điều khiển, tuy chúng vẫn có một số lợi thế, chẳng hạn như ít tốn kém khi sản xuất và triển khai hơn nhiều.[30][31] Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào việc sử dụng khí cầu trong quân đội vào năm 2019 theo chương trình COLD STAR (Covert Long Dwell Stratospheric Architecture).[a][32][33][34]
Khí cầu được cho là do một nhà thầu quân sự Trung Quốc sản xuất theo thông tin lấy từ cổng thông tin mua sắm của Quân Giải phóng Nhân dân.[35] Một phân tích của Reuters về một bài báo trên tạp chí công nghệ quốc phòng của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát xuất bản vào tháng 4 năm 2022 cho thấy sự quan tâm ngày càng gia tăng đối với công nghệ khinh khí cầu quân sự, ám chỉ rằng Trung Quốc nên "kích động và huy động hệ thống phòng không của kẻ thù, tạo điều kiện cho việc thực hiện trinh sát điện tử [và] đánh giá khả năng phát hiện cảnh báo sớm và khả năng đáp ứng của các hệ thống phòng không".[36] Sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đăng một bài báo của một giáo sư ở Đại học Beihang kiêm đại tá cấp cao đã nghỉ hưu của Lực lượng Phòng không của Quân Giải phóng Nhân dân tuyên bố rằng cuộc xâm nhập đã đáp ứng một đề xuất chiến lược trong bài luận năm 2014 của ông có tiêu đề "Đổi mới Hệ thống Phòng không: Tồn tại Lâu dài Trên không và Không kích Bất thình lình", (创新空防体系:持久留空与即时打击; Hán-Việt: Sang tân Không phòng Thể hệ: Trì cửu Lưu không Dữ Tức thời Kích) trong đó ông nói khí cầu là "lựa chọn tốt nhất để Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng không nội địa của mình".[37]
Vào ngày 9 tháng 2 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giải mật thông tin tình báo về khinh khí cầu này, tiết lộ rằng khinh khí cầu bị bắn hạ trên Đại Tây Dương là một phần của cả một phi đội khinh khí cầu giám sát quân sự của Trung Quốc bay qua hơn bốn mươi quốc gia và qua năm châu lục, bao gồm Mỹ Latinh và Châu Âu, với các nỗ lực giám sát bao quát hơn nhằm vào các nước lân cận bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan, và Philippines.[40][41][42]
Đây là khinh khí cầu thứ năm của Trung Quốc được phát hiện là bay trên lục địa Hoa Kỳ kể từ năm 2017.[43] Khinh khí cầu của Trung Quốc bị tình nghi là có hoạt động do thám cũng đã xâm phạm không phận Hoa Kỳ ở Florida, Guam, và Hawaii.[44][45][46] Trong những lần đó, Trung Quốc đã thu hồi được khí cầu. Không có lần xâm phạm nào kéo dài như sự kiện năm 2023.[47] Trong số các sự kiện trước đó, một vụ xảy ra vào hồi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Biden (2021–nay)[46][48] và ba vụ xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump (2017–2021), theo một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Hoa Kỳ.[46][48][49] Hoa Kỳ đã không phát hiện ra những trường hợp trước đó vào thời điểm xảy ra vụ việc; chúng chỉ được phát hiện sau đó bởi các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.[50][51][52] Các cuộc xâm nhập khác trước năm 2023 đã được phát hiện nhưng vẫn chưa giải thích được, được các nhà chức trách Hoa Kỳ phân loại là hiện tượng dị thường không xác định; nhiều sự cố chưa được xác định trước đây đã được giao cho lực lượng đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm điều tra các sự kiện như thế.[53] Trong hai năm trước sự cố năm 2023, các quan chức Hoa Kỳ đã xác định một số vụ xâm nhập là do thám bóng bay của Trung Quốc.[53][54] Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Bắc Hoa Kỳ (USNORTHCOM), Tướng Glen VanHerck nói rằng việc Hoa Kỳ không phát hiện và xác định các cuộc xâm nhập trước đó là "lỗ hổng về nhận thức an ninh mà chúng tôi phải điều tra thêm"; VanHerck đã thúc đẩy việc tăng cường sử dụng các cảm biến và radar vượt đường chân trời để phát hiện các mối đe dọa.[55][56][57]
Trump gọi các báo cáo về những vụ khí cầu xâm nhập trong chính quyền của mình là "phản thông tin giả mạo".[58] Cựu tổng thống Trump và một số cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu trong chính quyền của ông cho biết họ không biết về bất kỳ vụ xâm nhập khí cầu nào trong nhiệm kỳ của họ.[59] Cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan, sau đó nói rằng việc cải thiện giám sát không phận theo lệnh của Biden sau khi ông nhậm chức đã phát hiện ra các vụ xâm phạm trước đó và "nâng cao khả năng của chúng tôi để có thể phát hiện ra những thứ mà chính quyền Trump không thể phát hiện ra".[60]
Vào năm 2020, một khinh khí cầu tương tự đã được quan sát thấy ở Sendai, Nhật Bản; vào thời điểm đó, nó không được xác nhận là khí cầu từ Trung Quốc.[61][62] Tương tự, vào tháng tháng 9 năm 2021, một khinh khí cầu khác có đặc điểm tương tự đã được quan sát thấy ở Hachinohe, Nhật Bản, mặc dù vào thời điểm đó nó cũng không được xác định là có nguồn gốc từ Trung Quốc.[63][64] Vào tháng 2 năm 2022, một vài quả khí cầu cũng được phát hiện ngoài khơi Đài Loan, nhưng Bộ Quốc Phòng Đài Loan nói rằng chúng có khả năng cao là để quan sát khí tượng cho Chiến khu Đông của Quân đội Trung Quốc và không có nguy cơ an ninh tức thời nào.[65]
Khinh khí cầu chở một trọng tải bên dưới được mô tả là một "buồng công nghệ" ước tính có kích thước bằng "hai hoặc ba chiếc xe buýt đưa đón học sinh" và được cung cấp năng lượng bởi mười sáu tấm pin mặt trời gắn trên trọng tải; bán kính của thân khí cầu lớn hơn rất nhiều.[b][67] Tổng tư lệnh USNORTHCOM và NORAD, Glen VanHerck, ước tính trọng tải nặng hơn 2.000 pound (910 kg).[68]
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết khinh khí cầu không gây ra mối đe dọa nào đối với những người trên mặt đất, và việc bắn hạ nó trên mặt nước sẽ an toàn hơn và tăng khả năng nghiên cứu mảnh vỡ cho mục đích tình báo.[72][73][74][75][76]
Hình ảnh từ các máy bay U-2 bay gần với khí cầu để phân tích pháp y cho thấy trọng tải có chứa ăng-ten có khả năng được sử dụng cho mục đích tình báo tín hiệu.[77][78] Một tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được công bố công khai, sau khi khinh khí cầu bị bắn rơi và các mảnh vỡ đã được thu gom, nói rằng các tấm năng lượng mặt trời của khí cầu tạo ra đủ năng lượng để chạy "nhiều cảm biến thu thập thông tin tình báo đang hoạt động" và ăng-ten trên khinh khí cầu có thể thu thập và định vị địa lý các thông tin liên lạc, bao gồm cả radio và các tín hiệu điện thoại di động, nhưng không rõ mục tiêu của khí cầu là thiết bị cụ thể nào.[79] Các nhà chức trách Hoa Kỳ xác định nhà sản xuất khinh khí cầu với độ tin cậy cao là một công ty có quan hệ trực tiếp với Quân Giải phóng Nhân dân. Các quan chức Hoa Kỳ coi đây là một ví dụ về sự hoà kết quân–dân sự, trong đó các doanh nghiệp dân sự được hợp nhất chặt chẽ vào quân đội.[79]
Các chuyên gia đã ghi nhận sự khác biệt giữa khí cầu Trung Quốc và các khí cầu thời tiết thông thường.[80][81] Khinh khí cầu thời tiết tiêu chuẩn thường rộng khoảng 20 foot (6 m), nhỏ một phần tư đường kính của khinh khí cầu Trung Quốc.[82] Mặc dù các cảm biến thời tiết đã trở nên phức tạp hơn theo thời gian, nhưng chúng về cơ bản vẫn không được thay đổi kể từ những năm 1970 hoặc 1980, và nhất quán trên toàn cầu.[82] Khi được hỏi khinh khí cầu có thể thu thập thông tin tình báo nào mà vệ tinh không thể thu thập được, lúc nó được quan sát là đang bay lảng vảng trên Căn cứ Không quân Malmstrom—nơi đặt các tên lửa hạt nhân của Mỹ, chuyên gia kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis nói: "Bạn có thể dò xem liệu các tháp vô tuyến có đang truyền tín hiệu hay không. Nhưng [...] bạn [cũng] có thể lấy một máy dò RF và lái vòng quanh Montana và đến gần các silo hơn khí cầu [mà]."[83] Các chuyên gia được BBC phỏng vấn cho biết việc bóng bay thời tiết tồn tại lâu như quả khí cầu trong sự kiện này là điều bất thường và quả khí cầu "có thể tinh vi hơn những gì Trung Quốc nói".[84]
Các khí cầu tầm cao (ở tầng bình lưu) rất khó có thể phát hiện. Một nghiên cứu của Đại học Không của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ năm 2005 cho biết các khinh khí cầu giám sát thường có tiết diện radar rất nhỏ, "vào khoảng một phần một trăm mét vuông, tương đương với một con chim nhỏ", và về cơ bản không có tín hiệu hồng ngoại, làm phức tạp việc sử dụng vũ khí phòng không.[86][87] Một bài báo nghiên cứu năm 2009 của một sĩ quan Không lực Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những chiếc phi thuyền như vậy "vốn dĩ có tính tàng hình" do có một tín hiệu hồng ngoại nhỏ ở độ cao lớn (do khí trơ và lượng nhiệt tỏa ra rất thấp của khí cầu) và do radar khó phát hiện (bóng bay thiếu các cạnh sắc nhọn và cấu trúc kim loại).[88]
Khinh khí cầu lần đầu tiên được công chúng chú ý vào ngày 1 tháng 2 năm 2023, khi cựu biên tập viên của tờ Billings Gazette, Chase Doak,[89] phát hiện ra vật thể phía trên bầu trời Billings, Montana, sau khi thấy các báo cáo đưa tin rằng không phận xung quanh Billings đã bị đóng. Ban đầu anh cho rằng đó là một ngôi sao hoặc một vật thể bay không xác định.[4] Doak đã liên lạc với bạn của mình và nhiếp ảnh gia Larry Mayer của Billings Gazette,[90] và cả hai đã chụp ảnh quả khí cầu bằng ống kính tele. Mayer cũng đã gửi những hình ảnh này đến một loạt các cơ quan chính phủ khác nhau.[90] Sau khi các bức ảnh được đăng tải trên Billings Gazette và nhận được sự đưa tin rộng rãi của truyền thông, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Canada đã thông báo vào ngày 2 tháng 2 rằng NORAD biết về một khinh khí cầu giám sát tầm cao được tin là của Trung Quốc và đã theo dõi nó trong "vài" ngày.[91][92] Khinh khí cầu đã bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m) trên Billings vào thời điểm đó.[93]
Các quan chức quốc phòng Mỹ đã cân nhắc bắn hạ quả khí cầu nhưng ban đầu quyết định không làm như vậy do nguy cơ các mảnh vỡ làm thương dân thường trên mặt đất.[94] Một cuộc họp đã được triệu tập trong đó Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin; Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đại tướng Mark Milley; Tư lệnh NORTHCOM/NORAD, Tướng VanHerck; và các chỉ huy quân sự khác tham dự.[95] Biden được các quan chức khuyến nghị không nên bắn hạ nó vì các mảnh vỡ có thể đe dọa dân thường hoặc gây thiệt hại về tài sản.[95]
Khinh khí cầu đã đi vào không phận Mỹ vào ngày 28 tháng 1, bắt đầu từ quần đảo Aleut, bay qua Alaska, và đi vào không phận Canada vào ngày 30 tháng 1 tại Yukon và Các Lãnh thổ Tây Bắc.[97] Khinh khí cầu sau đó đi vào Hoa Kỳ qua miền bắc Idaho vào ngày 31 tháng 1, và Montana vào ngày 1 tháng 2;[97] tại đó nó được quan sát thấy trên bầu trời Billings.[98][99] Montana là nơi toạ lạc nhiều cơ sở tên lửa hạt nhân, bao gồm Căn cứ Không quân (AFB) Malmstrom, một trong ba căn cứ của Không lực Mỹ vận hành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, làm dấy lên cáo buộc rằng khí cầu được thả để do thám những cơ sở này.[98] Một nhà nghiên cứu khí tượng đã sử dụng mô hình khí quyển HYSPLIT để tính toán một lộ trình khả thi dọc theo quỹ đạo của khinh khí cầu, phù hợp với dữ liệu về gió Tây ôn đới từ Trung Quốc đến Montana.[96] Quả khí cầu được quan sát thấy trên bầu trời phía tây bắc tiểu bang Missouri, gần Kansas City, vào ngày 3 tháng 2.[99]
Một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ giấu tên nói với The Washington Post rằng khinh khí cầu không phải là một vật thể vô chủ vì nó thường bay theo dòng tia nhưng lảng vảng khi ở gần các địa điểm nhạy cảm như Căn cứ Không quân Malmstrom.[100] Tờ Post nói rằng việc đó đã làm suy yếu những khẳng định của Trung Quốc rằng khinh khí cầu là một thiết bị không thể điều khiển được.[100] Kho vũ khí hạt nhân xuyên lục địa dưới mặt đất của Hoa Kỳ bao gồm khoảng bốn trăm tên lửa LGM-30 Minuteman III được triển khai trong các hầm chứa tên lửa xung quanh AFB Malstrom, Montana; AFB Minot, Bắc Dakota; và AFB Francis E. Warren, Wyoming.[101] Các chuyên gia được Time phỏng vấn cho biết khinh khí cầu đã đi được một khoảng cách xa hơn nhiều so với quãng đường dự kiến của một bóng thám không thời tiết tiêu chuẩn và nói rằng các quan chức Trung Quốc không nên ngạc nhiên rằng khinh khí cầu cuối cùng cũng đã bay qua Mỹ hoặc bị phát hiện.[102]
Khinh khí cầu đã bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m). Trong khi đó, Concorde là máy bay thương mại duy nhất bay ở độ cao 60.000 foot (18.000 m), máy bay phản lực thương gia có thể đạt tới 51.000 foot (16.000 m), các máy bay chở khách thương mại hiện tại có thể đạt tới 45.000 foot (14.000 m), và SR-71 đã đạt tới 90.000 foot (27.000 m).[103]Máy bay trinh sát tầm cao U-2S được sử dụng để theo dõi khinh khí cầu này là máy bay quân sự duy nhất đang hoạt động của Hoa Kỳ có giới hạn bay tối đa tương đương, có thể hoạt động ở độ cao trên 70.000 foot (21.000 m),[104] nhưng không mang theo vũ khí.
Trong sự kiện, một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố rằng quả khí cầu có "giá trị bổ sung hạn chế từ góc độ thu thập thông tin tình báo". Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã thực hiện các biện pháp để khỏi rò rỉ thông tin nhạy cảm cho khinh khí cầu.[105]Bộ trưởng Quốc phòng Hoa KỳLloyd Austin cho biết quân đội Hoa Kỳ đã có thể thu thập thông tin tình báo có giá trị về khinh khí cầu khi nó bay qua Bắc Mỹ.[106][107] VanHerck nói rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xin được cấp phép đặc biệt để thu thập thông tin tình báo trên lãnh thổ Hoa Kỳ.[108]
Khinh khí cầu được theo dõi bởi các máy bay có phi hành đoàn do NORAD triển khai, bao gồm một máy bay Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Sớm Trên không (AWACS) Boeing E-3 Sentry, một máy bay trinh sát Boeing RC-135 từ Căn cứ Không quân Nellis,[109] và một chiếc F-22 Raptor từ Căn cứ Không quân Langley.[110] Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong quá trình khinh khí cầu bay qua nước Mỹ, họ đã chặn không cho khinh khí cầu thu thập thông tin tình báo và đã nghiên cứu được khinh khí cầu cũng như các thiết bị của nó.[111][112]
Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết ít nhất hai máy bay trinh sát U-2S đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về khinh khí cầu khi nó bay qua miền trung tây nước Mỹ, mặc dù không rõ U-2S đã theo dõi chuyến bay của khinh khí cầu vào lúc nào.[113]War Zone nhận xét rằng giới hạn bay cao của U-2S hơn 70.000 foot (21.000 m) đã cho phép nó quan sát được khinh khí cầu từ khoảng cách tương đối gần (kể cả từ phía trên) và thiết bị tác chiến điện tử của nó cho phép gây nhiễu hoặc theo dõi phát xạ vô tuyến từ khinh khí cầu, bao gồm các dữ liệu phát thanh hướng lên các vệ tinh liên lạc của Trung Quốc.[113]
Khí cầu ở trên bầu trời Myrtle Beach, Nam Carolina, ít phút trước khi được bắn hạ
Vào ngày 4 tháng 2, khinh khí cầu bay đến các tiểu bang Bắc và Nam Carolina.[114]Cục Hàng không Liên bang đã đóng cửa không phận trong khu vực này trong vụ hạn chế hàng không lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, lớn hơn năm hần vùng không phận xung quanh Washington, D.C., và gần gấp đôi tiểu bang Massachusetts[115]Sân bay Quốc tế Myrtle Beach, Sân bay Quốc tế Charleston, và Sân bay Quốc tế Wilmington đã ra lệnh những máy bay đến các sân bay này không cất cánh.[116][117][118] Máy bay quân sự được báo cáo là đã bay trên hai bang Carolina.[119] Các nhà chức trách Hoa Kỳ sau đó tuyên bố rằng điều này là để chuẩn bị cho việc bắn hạ khinh khí cầu trên Đại Tây Dương.[120]
Đặc vụ FBI thuộc Nhóm Phản hồi Bằng chứng xử lý vật liệu được thu hồi từ khinh khí cầu.[133]
Vào ngày 6 tháng 2, một phần trọng tải bị bắn rơi đã được gửi đến Phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico, Virginia, để Phòng Công nghệ Vận hành của Cục Điều tra phân tích.[134][135] Các mảnh vỡ có thể là của khí cầu đã được phát hiện trên bờ biển Nam Carolina, nơi cảnh sát đang yêu cầu cư dân báo cáo những mảnh vỡ được phát hiện khác.[136] Trung Quốc nói rằng họ muốn Hoa Kỳ trả lại mảnh vỡ,[137][138] nhưng Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch làm vậy.[134]
Vào ngày 3 tháng 2, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo rằng một khí cầu giám sát thứ hai của Trung Quốc đang bay qua Mỹ Latinh.[139][140]Tổng cục Hàng không Dân dụng Costa Rica đã xác nhận sự xâm phạm của một vật thể "không có nguồn gốc từ Costa Rica" mà người dân địa phương lần đầu tiên nhìn thấy vào ngày 2 tháng 2.[141]Lực lượng Không quân Colombia cho biết vào sáng ngày 3 tháng 2, họ đã phát hiện một vật thể "giống như một quả khí cầu" ở độ cao 55.000 foot (17.000 m) và di chuyển với tốc độ 25 hải lý trên giờ (46 kilômét trên giờ; 29 dặm Anh trên giờ) và đã tiếp tục theo dõi nó cho đến khi nó rời khỏi không phận Colombia sau khi xác định rằng nó không đe doạ an ninh quốc gia hay an toàn hàng không.[142][143] Những vụ bắt gặp khí cầu chưa được xác nhận cũng được báo cáo ở Venezuela.[144][145][146] Vào ngày 6 tháng 2, Mao Ninh, người phát ngôn cho chính phủ Trung Quốc, đã xác nhận rằng khinh khí cầu này là của Trung Quốc, nhưng nói rằng nó được sử dụng để "bay thử nghiệm" và nói rằng nó đã bị gió thổi lệch hướng cũng giống như quả khí cầu được phát hiện trên bầu trời Bắc Mỹ.[147][148]
Đáp lại, Ngoại trưởng Blinken đã huỷ chuyến công du ngoại giao được lên kế hoạch trước tới Trung Quốc; đây là chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc kể từ năm 2018.[149][150][151][152] Nhà Trắng không muốn thông báo về sự xâm nhập của khí cầu để bảo vệ chuyến đi của Blinken, nhưng sự quan tâm của báo chí và mạng xã hội đã khiến các quan chức Lầu Năm Góc phải bình luận về vấn đề này.[153]
Trước những câu hỏi liên quan đến sự kiện này, ngày 4 tháng 2, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ "xử lý nó".[154] Cuối ngày hôm đó, các quan chức Hoa Kỳ tiết lộ rằng ba ngày trước đó ông đã cho phép bắn hạ khinh khí cầu.[155]
Các quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố rằng không thể bắn hạ quả khí cầu sớm hơn, trừ khi nó ở trên mặt nước, phản bác lại Trump và các đảng viên Cộng hòa khác đã chỉ trích chính quyền Biden vì đã không bắn hạ khinh khí cầu sớm hơn.[156][157] Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói thêm: "Bắn hạ quả khí cầu trên mặt nước không chỉ là lựa chọn an toàn nhất, mà còn là lựa chọn tối đa hóa khả năng thu thập thông tin tình báo [từ quả khí cầu] của chúng ta."[158]
Vào ngày 6 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa KỳWendy Sherman đã thông báo cho 150 nhà ngoại giao từ khoảng bốn mươi đại sứ quán về chương trình giám sát bằng khí cầu của Trung Quốc,[159] được các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc là đã được điều hành trong nhiều năm bởi Quân Giải phóng Nhân dân từ tỉnh Hải Nam trên bờ biển phía nam của Trung Quốc.[160] Các quan chức đã liên hệ riêng với các quốc gia mà họ cho biết là đã có ít nhất hai tá chuyến bay như vậy kể từ năm 2018, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan, và Philippines, cũng như Bắc và Nam Mỹ.[160][161]
Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần vào ngày 7 tháng 2 về các mối đe dọa tình báo và quân sự quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm cả các vụ xâm nhập bằng khí cầu.[162] Chủ tịch ủy ban, đảng viên Cộng hòa Mike Rogers, đã mô tả quả khí cầu là một màn biểu dương quyền lực được tính toán có chủ đích.[163] Một quan chức Mỹ nói với The Washington Post rằng không có lý do gì mà khí cầu lại là một hành động khiêu khích có chủ ý, vì nó là một phần của một chương trình do thám toàn cầu đang diễn ra.[164]Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hoà kiểm soát lúc bấy giờ đã thông qua một nghị quyết (419–0) lên án Trung Quốc về vụ việc.[165][166]
James Andrew Lewis từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết khinh khí cầu "không phải là nền tảng lý tưởng để do thám", rằng Trung Quốc "chưa từng sử dụng khinh khí cầu để do thám trước đây" và "lời giải thích có nhiều khả năng là đúng nhất là đây là một bóng thám không thời tiết đã đi lạc hướng".[167] Tom Karako, cũng từ CSIS, cho biết so với các công cụ thu thập thông tin tình báo thay thế như vệ tinh, một lợi ích của việc sử dụng khí cầu là chúng có thể "lơ lửng gần mặt đất hơn và có thể thu chặn các tín hiệu liên lạc hoặc điện tử mà các hệ thống quay quanh [Trái Đất] khác không thể làm được".[168] Quan điểm này được lặp lại bởi Bryan Clark từ Viện Hudson, người cho biết khí cầu cũng cung cấp "phạm vi bao phủ lâu dài hơn, khó dự đoán hơn đối với một khu vực quan tâm".[168] Về vụ bắn khí cầu, Christopher Twomey, một học giả an ninh, nói rằng bất kỳ phản ứng nào của Trung Quốc sẽ là kiềm chế và Trung Quốc sẽ muốn "cho vụ này chìm xuồng" và khuyến khích các chuyến thăm cấp cao chỉ trong vòng vài tháng.[169] Nhà báo Ishaan Tharoor của tờ The Washington Post đã bối cảnh hóa vụ việc như một phần của Chiến tranh Lạnh II.[170]
Vụ việc đã được châm biếm vào phần mở đầu của chương trình Saturday Night Live vào buổi tối sau khi quả khí cầu bị bắn hạ. Trong vở kịch, nghệ sĩ biểu diễn Bowen Yang đã đóng vai một quả bóng bay bị bắn rơi được nhân hoá đang được phỏng vấn bởi nhà báo Katy Tur của MSNBC; cô này do Chloe Fineman thủ vai. Một số nguồn đặc biệt chú ý đến một lời của Yang trong vở kịch: "Xin chúc mừng! Bạn đã bắn một quả bóng bay!", với tờ USA Today sử dụng nó trong dòng tít của mình.[171][172][173][174][175]
Quả bóng bay cũng là chủ đề của nhiều trò đùa khác trên truyền hình, báo chí, của những người nổi tiếng, và trên mạng xã hội.[176][177][178][179]
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung QuốcMao Ninh nói rằng khinh khí cầu là "phi thuyền dân sự được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chủ yếu là mục đích khí tượng. Bị ảnh hưởng bởi gió Tây ôn đới và với khả năng tự lái hạn chế, phi thuyền đã đi chệch hướng quá xa so với hành trình định trước của nó."[186]Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố này.[186] Bà cũng nói rằng Trung Quốc lấy sự kiện làm tiếc, và lấy lý do là force majeure.[187] Vào ngày 6 tháng 2, Mao nói rằng Hoa Kỳ "cố ý thổi phồng vụ việc và thậm chí sử dụng vũ lực để tấn công", và gọi vụ bắn hạ là "một hành động vô trách nhiệm không thể chấp nhận được".[188]
China Daily, một tờ báo do Ban Tuyên truyền Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, đã phủ nhận sự dính líu của Trung Quốc vào ngày 3 tháng 2, nói rằng "Để do thám nước Mỹ bằng khinh khí cầu, một người phải vừa thụt lùi về phía sau để sử dụng công nghệ của những năm 1940 và vừa phải đủ tiên tiến để điều khiển đường bay của nó trên đại dương. Những người bịa đặt lời nói dối này chỉ bày tỏ sự thiếu hiểu biết của mình mà thôi."[189] Ngày 5 tháng 2, China Daily đăng một bài quan điểm gọi vụ bắn hạ "phi thuyền dân sự" là một "sự khiêu khích trắng trợn" trước chuyến thăm Bắc Kinh của Blinken; bài báo còn cho rằng "Mỹ đã nhiều lần xâm phạm vùng biển và vùng trời Trung Quốc nhân danh quyền tự do hàng hải và hàng không"—đề cập đến những chuyến tàu và chuyến bay trong Biển Đông của Hoa Kỳ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định rằng đây là vùng biển quốc tế.[190]
Vào ngày 5 tháng 2, Giám đốc Cục Khí tượng Trung Quốc, Trang Quốc Thái, đã bị cách chức.[191][192][193] Điều này đã được dự đoán trước, ngay cả trước khi sự kiện khí cầu xảy ra, vì ông đã được thăng chức lên Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Cam Túc (甘肅省政協主席; Hán-Việt: Cam Túc tỉnh Hiệp Chính Chủ tịch) vào ngày 18 tháng 1.[194]
Sau vụ bắn hạ vào ngày 5 tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong cho biết ông đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Đại sứ quán Hoa Kỳ để phản hồi về vụ việc. Ông Tạ cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã sử dụng vũ lực một cách bừa bãi đối với "phi thuyền dân sự sắp rời khỏi không phận Hoa Kỳ" và vi phạm "tinh thần của luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế" và nói rằng chính phủ Trung Quốc có quyền "thực hiện các hành đồng cần thiết tiếp theo".[195][196] Vào ngày 6 tháng 2, một nhà ngoại giao Trung Quốc đã nói trong một cuộc phỏng vấn với mạng lưới tin tức LCI của Pháp rằng Hoa Kỳ nên trả lại mảnh vỡ khinh khí cầu thu được cho Trung Quốc.[197]
Vụ việc xảy ra trùng hợp với thời điểm phát hành bộ phim khoa học viễn tưởng Địa Cầu lưu lạc 2 ở Trung Quốc đại lục, khiến một số cư dân mạng và giới truyền thông gọi đùa vụ việc là "Khí cầu lưu lạc".[198]
Bộ Ngoại giao Venezuela, một nước đồng minh của Nga, đã chỉ trích Hoa Kỳ vì đã bắn hạ "một máy bay dân sự không người lái [...] mà không gây ra mối đe dọa nào.