Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Sáu 2023
T2T3T4T5T6T7CN
      1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 22869751

 
Tin tức - Sự kiện 03.06.2023 20:32
Trọng phế Phúc thay Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước để dễ sai bảo theo lệnh TQ
02.03.2023 08:31

Trọng toàn quyền cách chức các lãnh đạo thân Tây Phương và bổ nhiệm người thân TQ theo lệnh Tap
Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước
Sáng 2/3, Quốc hội thông qua nghị quyết bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. 

Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 487/488 đại biểu tán thành. Nghi thức tuyên thệ của tân Chủ tịch nước bắt đầu lúc 10h.

Ông Võ Văn Thưởng trong trang phục vest xanh đen, cà vạt đỏ, bước lên bục, tay trái đặt trên Hiến pháp, tay phải giơ cao, tuyên thệ: "Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân

Phát biểu nhậm chức, ông Võ Văn Thưởng cảm ơn Quốc hội đã tin tưởng trao cho mình cơ hội được phụng sự Tổ quốc, nhân dân trên cương vị Chủ tịch nước. Ông cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin cậy tiến cử và cho biết "đây là vinh dự lớn lao cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề".

Tân Chủ tịch nước hứa không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mãi ghi ơn những hy sinh, công lao to lớn của các bậc lãnh đạo tiền bối, thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, người Việt Nam yêu nước, "để đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay".

Phát biểu nhậm chức của tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ, sáng 2/3. Ảnh: Phạm Thắng

Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ, sáng 2/3. Ảnh: Phạm Thắng

Ông Võ Văn Thưởng 53 tuổi, quê xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi nhậm chức. Ông được bầu làm Ủy viên Trung ương dự khuyết lúc 36 tuổi; Ủy viên Trung ương ba khóa liên tiếp 11-13; đại biểu Quốc hội ba khóa 12, 14, 15; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12-13.

Ông Võ Văn Thưởng tốt nghiệp thạc sĩ Triết học trường Đại học Tổng hợp TP HCM năm 1999, từng nhiều năm công tác tại Thành đoàn TP HCM, lần lượt trải qua các chức vụ, từ cán bộ Thành đoàn đến Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó bí thư, Bí thư Thành đoàn.

Từ năm 2004, ông làm Bí thư Quận ủy 12, TP HCM. Hai năm sau, khi được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, rồi được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.

Tháng 8/2011, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ba năm sau, ông làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM. Tháng 10/2015, ông tái cử chức vụ này, được Bộ Chính trị phân công điều hành công tác Thành ủy TP HCM.

Ông Võ Văn Thưởng (trái) nhận hoa chúc mừng từ Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Phạm Thắng

Ông Võ Văn Thưởng (trái) nhận hoa chúc mừng từ Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Phạm Thắng

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 (tháng 1/2016), ông Thưởng được bầu vào Bộ Chính trị, sau đó được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng và giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Sau 5 năm giữ cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông được bầu vào Bộ Chính trị khóa 13, được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 2/2021 đến nay.

Giữa tháng 1/2023, Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị bất thường lần ba, thống nhất để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân. Bộ Chính trị sau đó phân công bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 từ trái qua) cùng các lãnh đạo Nhà nước bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Phạm Thắng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 từ trái qua) cùng các lãnh đạo Nhà nước bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Ảnh: Phạm Thắng

Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, trong đó có công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá, tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.

Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sơn Hà - Viết Tuân



Nikkei Asia: Đảng CS quá mạnh so với chính phủ khiến VN 'ngả về phía Nga và TQ'

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP CONTRIBUTOR

Chụp lại hình ảnh,

Vụ Đảng CS cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc về nghỉ trước hạn gây choáng cho nhiều nhà quan sát Phương Tây

Một bài mới trên trang Nikkei Asia Review ở Nhật Bản đặt câu hỏi về hướng đi của Việt Nam sau các vụ "thanh trừng ở cấp cao" của Đảng Cộng sản.

Bài "How viable is Vietnam as a 'friend-shoring' destination?" của Toru Takahashi hôm 05/03/2023 nói các thay đổi lãnh đạo gần đây ở Việt Nam làm nổ ra quan ngại về "sự chuyển hướng về phía Trung Quốc và Nga" của Hà Nội.

Bài báo nhắc đến chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Singapore trong tháng 2 và việc ông Chính tiếp bà Katherine Tai ở Hà Nội sau đó (13-14/02/2023). Đây là những động thái nhằm khẳng định chính phủ VN vẫn "chào đón đầu tư nước ngoài" (open to business) và việc VN tham gia sáng kiến thương mại IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu, không có Trung Quốc.

Nhưng theo bài báo, việc ông Phạm Minh Chính có còn giữ được vị trí hay không hiện vẫn là câu hỏi.

Và việc Đảng CS sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ về, đã loại bỏ ba nhà lãnh đạo khác liên tục gần đây, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cho là dấu hiệu xấu về xu hướng của Việt Nam.

Có ý kiến từ ông Nobukatsu Imamura, nhà nghiên cứu chính của think tank Nhật Bản Sekai Seikei Chosakai, cho rằng quan hệ của VN với Hoa Kỳ và TQ sẽ không thay đổi, tờ Nikkei viết.

Thế nhưng, ông M.K. Bhadrakumar, một nhà ngoại giao đã thôi chức vụ của Ấn Độ thì cho rằng Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nặng ý thức hệ, và ít thân Phương Tây hơn (more ideological and less pro-Western direction).

Trong một bài trên Asia Times, ông Bhadrakumar cho rằng cán cân giữa Đảng và Chính phủ ở VN nay "nghiêng về phía ưu thế cho Trung Quốc và Nga".

Toru Takahashi đồng ý với quan điểm của ông Bhadrakumar và cho rằng những diễn biến mới nhất việc thay đổi nhân sự cao cấp ở VN "ủng hộ quan điểm đó".

Tuy thế, GS đã nghỉ hưu Trần Văn Thọ (ĐH Waseda) lại cho rằng những diễn biến gần đây chỉ có tác động tiêu cựu về ngắn hạn còn "chính sách kinh tế sẽ không đổi, bởi tính chính danh của Đảng Cộng sản VN gắn với thành tích tăng trưởng".

Bên cạnh Hoa Kỳ, dù Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các quan hệ với đối tác Nhật Bản, Ấn Độ, có quan chức thuộc chính phủ Nhật nêu ra cách nhìn thận trọng:

"Các hành động của Hà Nội cần phải được theo dõi cặn kẽ (to be monitored carefully) để xem có hay không thay đổi nào đó trong vị thế [của họ] với thương mại tự do và công bằng."

Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các lãnh đạo ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022. Trong tháng 2/2023 Thủ tướng VN Phạm Minh Chính có chuyến thăm Singapore

Bài báo kết luận rằng toàn cầu hóa và tự do mậu dịch đóng vai trò chủ chốt cho việc tăng trưởng nhanh của VN nhưng tình hình thế giới đang chuyển biến mau.

"Washington nay định nghĩa cuộc cạnh tranh với Trung Quốc như một cuộc chiến giữa dân chủ và chủ nghĩa độc đoán, và nền kinh tế thế giới đang ngày càng chia rẽ thành các khối, dựa trên những lợi ích chiến lược."

Từ đó, theo bài báo, các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cần cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro trong việc gắn kết các mối liên hệ kinh tế với Việt Nam, nhất là sau các vụ hạ bệ những nhà lãnh đạo chủ chốt (key leaders) ở nước này.

Tuy bài báo của Nikkei không viết ra nhưng gần đây, Việt Nam liên tiếp bỏ phiếu trắng, tránh lên án Nga trong các lần LHQ mở nghị quyết để bảo vệ Ukraine.

Xu thế hạn chế báo chí và kiểm soát mạng xã hội ở VN cũng nhận được cảnh báo từ các tổ chức theo dõi truyền thông, nhân quyền.

Về phía mình, chính phủ VN luôn cho rằng những thông tin, chỉ trích này "thiếu khách quan

Chống tham nhũng chỉ là cái cớ

Nên minh bạch lý do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị ép từ chức

  • Huy Đức
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên bộ chính trị tái cử

"Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á". Ông Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng cơ hội cuối cùng trong Phủ Chủ tịch để gửi tới toàn dân lời thanh minh. Nếu "điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) kết luận" như tuyên bố của ông, thì UBKT Trung ương hoặc Ban Bí thư nên là bên đứng ra công bố, "đập tan" những "luận điệu" gọi bà Trần Thị Nguyệt Thu là "trùm cuối".

Và tất nhiên, UBKT cũng nên cho dân chúng biết 3 vụ bắt giam: Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân (tối 31-12-2022); Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bạch Thùy Linh (tối 4-1-2022). Đặc biệt, Thủy và Linh đã "lợi dụng ảnh hưởng" của ai mà có thể "can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á".

Hẳn nhiều người còn nhớ: Chủ tịch nước hôm 16-11-2022 còn rạng rỡ bên cạnh phu nhân trong chuyến thăm Thái Lan; chiều 1-12-2022, báo chí còn đăng thông cáo của Bộ Ngoại Giao nói, 4 đến 6-12, "Chủ tịch nước sẽ thăm Hàn Quốc cùng phu nhân" nhưng tối hôm đó thì thông tin "cùng phu nhân" đã không còn nữa. Hai chuyến công du cuối cùng của ông "không có Thu".

Danh dự của một nguyên thủ quốc gia là rất quan trọng nhưng dân chúng không chờ một lời thanh minh, không chờ ngay cả một lời xin lỗi mà chờ nghe sự thực. Sự thực về chính sách "Zero Covid", chủ yếu được ban hành dưới thời Chính phủ của ông.

Bao nhiêu người bệnh Covid đã chết trong các "trại tập trung" thiếu sự chăm sóc vì quá tải. Bao nhiêu ánh mắt khắc khoải vì phút lâm chung không bóng người thân. Bao nhiêu người mắc những căn bệnh khác đã chết vì không thể đến bệnh viện, vì không thể ra ngoài mua thuốc. Bao nhiêu "F1" đã thành "F0" vì bị cách li tập trung trong những cơ sở tạm bợ, đối diện nhiều hơn với nguy cơ lây bệnh.

Dịch bệnh là một thảm họa mà loài người phải đối diện, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có hàng triệu người chết. Nhưng, không phải ở quốc gia nào, ngay giữa tâm dịch, dân chúng lại chịu đựng thêm nhiều bi kịch do chính chính sách chống dịch gây ra.

Cuối năm 2020, thế giới đã có vaccine, trước đó một số nhà sản xuất vaccine đã tiếp cận với Chính phủ Việt Nam. Nhưng, cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ, Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn không hề có chiến lược vaccine. Quan sát thảm họa ở TP HCM và tình hình dịch bệnh lan tới Hà Nội và các địa phương khi đã có vaccine mới thấy, dân chúng TP HCM đã trả giá cho sự chậm trễ này trong đau đớn.

Thật khó mà quên hình ảnh của những nhà lãnh đạo say sưa với "Zero covid", ngạo nghễ với giải cứu, đánh bóng hình ảnh bằng "tự lực vaccine và kittest".

Ngay bên cạnh Việt Nam, chính phủ Campuchia không điều động đội Airbus 350 hay Boeing 787 đi giải cứu. Nhưng, người Campuchia từ các vùng dịch trở về Phnom Penh chỉ mất 650 USD thay vì phải từ 2.500 - 3000 USD như "tự hào người dân Việt Nam"[Đấy là con số chính thức trả cho tiền vé].

Tối qua, khi báo chí đưa lời thanh minh của "nguyên chủ tịch nước" Nguyễn Xuân Phúc, một người từng nằm 3 tuần cách li sau nhập cảnh nói, anh không thể nào quên được tiếng gào khóc của một đứa con phải bỏ ra cả trăm triệu bay về vì cha hấp hối, bị giữ ở cơ sở cách li, không có nhà chịu tang cha được.

Những người phải cố chen lên những chuyến bay giải cứu đều đang ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải người "xuất khẩu lao động" hay sinh viên nào cũng thuộc gia đình khá giả. Nhiều bậc phụ huynh phải vay mượn để cho con trở về. Họ đâu biết, trong số những đồng tiền mà họ trả cho công cuộc giải cứu đó, phần lớn bị ăn chia. Họ đâu biết, có lợi ích của người phân bổ khách sạn và kéo dài thời gian cách li. Họ đâu biết, hàng triệu người dân bị ngoáy mũi, có người bị phá cửa, còng tay lôi ra… không chỉ để chống dịch mà còn để tăng doanh thu cho Việt Á.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố

NGUỒN HÌNH ẢNH,VGP

Chụp lại hình ảnh,

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố không có "vùng cấm và ngoại lệ" trong nỗ lực bài trừ tham nhũng.

Họ thực sự cần một ông chủ tịch nước bị truất phế đứng ra thanh minh?

Không phải bây giờ quan chức mới tham nhũng và cũng không thể căn cứ vào số quan tham bị xử lý để nói bây giờ tham nhũng nhiều lên hay ít đi. Điều khác là, trước đây tham nhũng an toàn hơn và nay, trong số các quan tham có nhiều người bị bắt.

Tuy nhiên, ở năm thứ năm của công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư phát động mà tham nhũng vẫn vươn lên đến hàng… tối cao. Ngay trong thảm họa, mà người ta vẫn chia chác trên sinh mệnh của nhân dân. Thì, đó là tội ác chứ không phải đơn giản là tội phạm.

Hẳn nhiều người còn nhớ, ngày 19-11-2009, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội về tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, "Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào".

Tuyên bố trên đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu tượng như tư lệnh phất cờ. "Sâu bọ" từ đấy nhung nhúc, tham nhũng từ đấy phát triển sâu rộng như một tầng "văn hóa". Không phải tự nhiên nhiều quan chức khi đã đạt đến một vị trí nhất định tin rằng mình có tham nhũng thì vẫn an toàn.

Việc Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn chưa phải là mục tiêu của công cuộc "đốt lò" đã gửi đi một thông điệp sai lệch. Đặc biệt, gần đây, khi con gái của Nguyễn Tấn Dũng lấn sông [Rạch Đỉa, Nhà Bè] với một diện tích rộng gấp ba khuôn viên căn biệt thự cô ta sở hữu mà không hề bị chính quyền TP HCM xử lý càng gửi đi một thông điệp xấu. Hành vi vi phạm pháp luật này kéo dài hàng năm, báo Tuổi Trẻ phản ánh đã gần ba tháng nhưng chính quyền vẫn không dám triệu tập chủ nhà. Nghe nói, Huyện ủy Nhà Bè cũng chỉ dám có một báo cáo mà không ai đọc được vì "tối mật".

Lấn chiếm 4.500 m2 đất mặt sông là ăn cướp, là chiếm đoạt tài nguyên quốc gia chứ không phải vi phạm đơn thuần hành chánh. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên vẫn được tiếng là giữ gìn khá sạch. Nhưng cương vị của ông không chỉ là giữ gìn trong sạch cho cá nhân. Việc chính quyền của ông bất lực trước "con gái nguyên thủ tướng" và thẳng tay với sai phạm của thường dân, đã nêu một hình ảnh xấu của cả ông và thành phố.

'Chống tham nhũng ở cả khu vực tư nhân'

Hành vi coi thường nhà nước của Nguyễn Thanh Phượng và câu chuyện những người phụ nữ xung quanh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho thấy, khi thiết lập ở tầng nấc nào đấy tính chất nửa vời, quan chức sẽ cố ngoi lên những nơi trú ẩn an toàn thay vì thôi tham nhũng.

Làm quan dưới thời Nguyễn Tấn Dũng thật khó để không bị nhem nhuốc. Nhưng hậu Tấn Dũng thì cần phải phân biệt loại quan chức biết sửa mình với loại quan chức vẫn "ăn của dân không từ một thứ gì". Cần phân biệt những người khi ở cấp thấp cũng có phạm sai lầm nhưng càng lên cao thì càng biết sửa mình, biết khát vọng làm thay đổi hình ảnh cá nhân và quốc gia, với những người tưởng đã chễm chệ ở trên cao thì để quyền lực và lòng tham bịt tai bịt mắt.

Minh bạch lý do bị phế truất của ông Nguyễn Xuân Phúc là rất cần thiết. Nếu ông xin từ chức vì có nhiều cấp dưới bị sai phạm, vì trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, thì trong hệ thống chính trị này, Chủ tịch nước chưa phải là người đứng đầu. Nếu những người xung quanh ông sử dụng ảnh hưởng của ông để trục lợi thì không nên tiễn ông bằng hoa và sụt sùi nước mắt.

Uy tín của một quốc gia không mất vì có nguyên thủ tham nhũng, uy tín quốc gia chỉ mất khi nguyên thủ tham nhũng mà quốc gia bó tay và nhân dân thì chẳng biết đâu là sự thật.

Khi kỷ luật đồng chí của mình, nếu hỏi, ai trong các đồng chí tin mình trong sạch xin hãy giơ tay, sẽ có bao nhiêu người giơ tay? Trong 7 năm qua, tuy đạt được những kết quả không thể không ghi nhận như bắt bớ, kỷ luật hoặc buộc thôi giữ chức hàng trăm cán bộ. Nhưng, gần như chưa có cải cách nào đáng kể, xây dựng trong tương lai một môi trường minh bạch để quan chức không muốn tham nhũng, không phải tham nhũng (cũng sống xứng đáng) và không thể tham nhũng.

Sự kiện Chủ tịch nước bị phế truất càng cho thấy, chúng ta đang vận hành công cuộc chống tham nhũng này với gần như chỉ có một bàn tay sạch. Điều này vui ít lo nhiều. Vì, bất cứ sự nghiệp quốc gia nào lệ thuộc vào một người, dù đạt được bước tiến như thế nào, rồi cũng có ngày phải bắt đầu lại.

Bài viết đã được cây bút Huy Đức (Trương Huy San) đăng trên Facebook cá nhân ngày 5/2/2023

Cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam 'từ chức' theo lệnh TQ loại tất cả lãnh đạo có quan hệ USA.

Pham Binh Minh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bắt tay cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, DC, ngày 2/10/2014

Một bài trên báo chính thống ở Việt Nam vừa nói rõ hơn về vụ loại hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam khỏi cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản ở nước này.

Bài "Thực hành nêu gương trong sinh hoạt chính trị cấp cao" ký tên Nghĩa Nhân nói về phiên họp bất thường của Trung ương ĐCS cuối năm 2022, "đồng ý cho Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi nhiệm vụ".

Nhưng thông điệp chính của bài trên VietnamNet hôm 04/01/2023 cũng là của Ban Lãnh đạo Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng là việc "thôi chức" của hai ông Minh và Đam "đang góp phần thực hành nêu gương trong Đảng".

"Cảm nhận về sinh hoạt chính trị đặc biệt này, các Ủy viên Trung ương mà người viết trao đổi đều chia sẻ rằng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là những người tham gia nhiều nhiệm kỳ Trung ương, giữ cương vị cao nhưng nhận trách nhiệm chính trị và nêu gương như vậy thì cũng sẽ mở đường để các Đảng viên khác nếu tự thấy mức độ hoàn thành không tốt, cũng sẵn sàng nghỉ để nhường vị trí cho những người khác," tác giả viết.

Bài báo cũng nhắc về chỉ một trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị từng phải từ chức, là chính TBT Trường Chinh vì "sai lầm của Cải cách Ruộng đất" trong thập niên 1950s ở miền Bắc và Bắc Trung bộ VN.

Việc so sánh với lịch sử đen tối của Cải cách Ruộng đất mà các nguồn bên ngoài cho là là chết hàng vạn người cho thấy tầm quan trọng của việc "chịu trách nhiệm chính trị" của hai Phó Thủ tướng đối với uy tín của đảng cầm quyền hiện nay.

Trong khi đó, một số người khác cho rằng còn có các sai lầm trong chính sách chống Covid giai đoạn đầu, việc phân luồng cách ly và những yếu kém của bộ máy đã khiến một con số không nhỏ công dân Việt Nam bị chết.

Trách nhiệm đó, như một số cây bút độc lập đã nêu ra, thuộc về khá nhiều bộ ngành chứ không chỉ là vụ kit test Việt Á hay các chuyến bay giải cứu.

Chính một bài trên trang Nhân Dân ở VN khi nói về 21 nghìn ca tử vong ở TP HCM từ 27/4 tới 15/10 năm 2021 đã chạy tựa đề: "Mất mát đau thương, khó khăn chồng chất".

Chương trình Chuyến rau vui vẻ cố gắng tìm thêm nguồn rau sạch để tiếp tế cho bà con ở TP HCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHUYẾN RAU VUI VẺ

Chụp lại hình ảnh,

Chương trình Chuyến rau vui vẻ cố gắng tìm thêm nguồn rau sạch để tiếp tế cho bà con ở TP HCM giai đoạn phong tỏa hà khắc chống Covid ở đô thị đông dân nhất VN

Bài cho rằng phải mất rất nhiều "thời gian, sự tận tâm và nỗ lực để có thể bù đắp, xoa dịu những gì mà hơn 10 triệu người dân sống ở thành phố đã trải qua…".

Khuyến khích từ chức

Hồi tháng 9/2022, một bài trên trang báo điện tử Đảng CS VN có tựa đề "Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật xin từ chức".

"Kết luận số 20-TB/TW về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật được coi là chủ trương có ý nghĩa đột phá, giúp công tác cán bộ trở nên tròn khâu "có vào, có ra, có lên, có xuống" như quyết tâm chính trị của Đảng nhiều nhiệm kỳ qua."

Mục tiêu của chính sách này là tạo sự luân chuyển cán bộ để phá vỡ quan niệm trong công chúng về một tầng lớp đặc quyền chỉ có lên chức mà không biết xuống.

Tuy thế, theo những gì Đảng CS VN thông báo cho công chúng thì hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã tự nhận trách nhiệm chính trị, chứ không phải bị kỷ luật.

Bài của Nghĩa Nhân viết:

"Hai Phó Thủ tướng trình bày ý kiến, ngắn gọn và cả hai đều đề cập tới chức trách, nhiệm vụ của mình.

"Chống đại dịch Covid-19 là công cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Qua đó đã nhân lên nhiều giá trị tốt đẹp, yêu nước, thương nòi; Nhân dân tin vào Đảng, tin vào Nhà nước hơn. Nhưng bên cạnh đó, vụ kit test Việt Á rồi vụ án bay giải cứu ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Hai vị bộ trưởng và nguyên bộ trưởng liên quan bị khởi tố, trợ lý của hai Phó Thủ tướng cũng bị bắt.

"Hai Phó Thủ tướng là cán bộ lãnh đạo cao cấp nên đã nhận thức phải có trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước Nhân dân và đã nhận trách nhiệm chính trị ở mức cao nhất."

Nội dung cuộc họp hôm 04/01 cho thấy Trung ương Đảng "đồng ý để cả hai vị Phó Thủ tướng Chính phủ thôi chức vụ trong Đảng và thực hiện quy trình liên quan tới chức danh nhà nước".

Được biết tại hội nghị bất thường cuối năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "bày tỏ sự đánh giá cao của Bộ Chính trị về hai cán bộ cao cấp của Đảng, đều là những người đồng chí qua rèn luyện, trưởng thành, có nhiều đóng góp".

"Nhưng đến lúc này, khi thấy mình đã nỗ lực hết sức nhưng không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, thì đã chủ động dừng lại, rút lui trong danh dự, đây là thực hiện đúng trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương."

Xem bình luận video: Ông Vũ Đức Đam lăn xả chống dịch 'là hiện tượng đối với dân'?

Bài báo không nói liệu có thêm các vụ bắt cán bộ hay buộc ai đó từ chức hay không, nhưng có lời cảnh báo:

"Trung ương khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định."



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nữ quản lý gốc Việt chết thảm trong kho lạnh ở Mỹ
Thế Giới Hồi Giáo Xưa và Nay
Tội ác man rợ của người Thái hải tặc đồi với dân tị nạn VN
Nhiều thiếu nữ Nga và Ukraine xinh đến ngỡ ngàng muốn tìm người yêu và chồng VN
Bắt chước đầu bếp Anh làm Thánh Rắc Hành đi tù gần 6 năm bị đảng và nhà nước cho là diểu cợt thái thú Tô Lâm người gốc Hoa lãnh đạo thực quyền tối cao do TQ bỗ nhiệm
Mỹ đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ, thị trường chứng khoán tăng vọt người Việt hãy mua các cổ phiếu tốt nhất kẻo mất cơ hội
Chiến dịch phản công của Ukraine đã bắt đầu, quân Nga tháo chạy, quân đoàn giải phóng đánh vào nội địa Nga
Mặt trận giải phóng Nga Sô lập chiến công rực rỡ
Đảng và nhà nước khuyến khích lai giống để cải thiện chiều cao nỏi giống
Tổng giám đốc IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi kinh tế toàn cầu
Nghe đảng đi thâm đất tổ TQ, 9 người Việt tử vong do tài xế TQ lái
Việt Nam biết bao nhiêu thế kỷ nữa mới được hưởng Dân Chủ để tự do bầu cử như Campuchia và Thái Lan?
VK Mỹ rút tiền trong khi cựu TT Trump hô hào các đại biểu đảng CH chống lại TT Biden cho nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trên thế giới để giúp Nga chiến thằng và TQ vượt Mỹ trả đủa dâm Mỹ không
Nga nói hai tư lệnh chiến trường quân đội thiệt mạng ở Ukraine, tàn quân dẫm đạp nhau vắt giò lên cổ chạy thoát thân
Ngư dân VN chống Tàu cứu nước muôn năm!

     Đọc nhiều nhất 
Nghi vần TT Nguyễn Văn Thiệu nộị gián cho CS làm sụp đổ miền Nam bằng lệnh rút quân tức tốc khiến CSBV đuổi theo không kịp! [Đã đọc: 526 lần]
Học đạo đức bác Hồ con giết cha thiêu xác phi tang - Người Việt trở nên bạo động, hung ác thời XHCN [Đã đọc: 313 lần]
Vì sao Mỹ và các đồng minh NATO vẫn còn khiếp sợ Nga không dám gửi chiến đấu cơ tối tân hơn cho Ukraine [Đã đọc: 294 lần]
Trung Quốc+VC đầu độc nhân dân Việt Nam [Đã đọc: 292 lần]
Thảm cảnh người gốc Việt vô gia cư tại Mỹ [Đã đọc: 291 lần]
Nga mượn tay Việt Nam đàn áp kiều dân Nga tại VN phản đối chiến tranh ở Ukraine [Đã đọc: 258 lần]
Việt Nam phát triển kỹ nghệ quồc phòng đối phó TQ [Đã đọc: 238 lần]
Không sợ hiểm nguyTổng thống Zelensky thăm thành phố Avdiivka giữa lúc quân đội Nga bao vây 3 phía- Cảnh báo Nga sắp dùng bom hạt nhân giết hàng trỉiệu người Ukraine [Đã đọc: 221 lần]
30-4-75: GIẢI PHÓNG” NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM. [Đã đọc: 219 lần]
Nữ sinh lớp 10 treo cổ tự tử: Nạn nhân nói với mẹ 'con sợ đến trường' [Đã đọc: 216 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.