Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 25490946

 
Tin tức - Sự kiện 11.09.2024 15:36
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
19.02.2024 18:43

Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Vẫn còn những khoảng lặng, những e dè

Một số người dân đến Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hà Nội vào sáng 17/2/2024 để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh biên giới với Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chụp lại hình ảnh,

Một số người dân đến Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hà Nội vào sáng 17/2/2024 để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh biên giới với Trung Quốc

Sáng 17/2, một số người dân Hà Nội đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc.

Ngày 17/2/1979 đánh dấu thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước, sau khi Trung Quốc đã thực hiện nhiều vụ xâm nhập bằng vũ lực nhỏ lẻ dọc biên giới.

Cuộc chiến diễn ra chưa đầy một tháng, từ 17/2 đến 16/3/1979, nhưng các nhà nghiên cứu và quan sát đánh giá đây là cuộc chiến khốc liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia láng giềng từng là đồng minh trong Chiến tranh Việt Nam.

Trên thực tế, sau ngày 16/3/1979, xung đột còn kéo dài suốt hơn 10 năm, Trung Quốc vẫn duy trì nhiều sư đoàn, trung đoàn độc lập áp sát biên giới và hai bên vẫn không ngừng giao tranh, mãi đến năm 1991 thì mới bình thường hóa quan hệ.

Một điều khác biệt nổi bật là so với các cuộc chiến tranh với Pháp, Nhật và Mỹ trước đây, Chiến tranh biên giới 1979 cùng với cuộc hải chiến Gạc Ma 14/3/1988 ít được chính quyền Việt Nam nhắc đến.

Tình cảm người dân hướng về các liệt sĩ của cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc cũng "bị chính quyền giám sát chặt chẽ", theo lời một người dân ở Hà Nội nói với BBC sáng nay 17/2.

Người này nói thêm rằng khi đến nghĩa trang Hà Nội ở đường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm vào buổi sáng cùng ngày thì có một số nhân viên an ninh đã đứng canh sẵn.

Người dân Hà Nội đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố để tưởng niệm 45 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chụp lại hình ảnh,

Một số người dân Hà Nội đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố sáng 17/2

‘Bớt căng thẳng từ hai phía’

Bà Đặng Bích Phượng là một trong những người có mặt tại nghĩa trang liệt sỹ Hà Nội nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng khoảng hai, ba năm trở lại đây, chính quyền không còn làm khó khi người dân đi thắp hương, tưởng niệm nữa và điều này là xuất phát “từ hai phía".

“Từ phía chính quyền, họ giảm căng thẳng là vì việc biểu tình, thắp hương mang tính phong trào rầm rộ như ngày xưa không còn nữa. Trước đây có đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, còn bây giờ chỉ có mấy ông bà về hưu, không bị o ép làm ăn thì mới đi viếng.

“Khi phong trào mạnh và lan rộng thì chính quyền sẵn sàng dùng biện pháp thô bạo để trấn áp. Trước đây, người dân căng băng rôn, biểu ngữ và hô hào như 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược' thì bên an ninh can thiệp. Còn giờ thay đổi rồi, người dân không làm rầm rộ nữa và chính quyền cũng không làm căng với mình,” bà Phượng nhận xét.

Nhưng bà cũng gửi cho BBC những tấm hình ghi lại việc một số thanh niên mặc thường phục, cầm máy quay dí sát vào mặt những người dân đi thắp hương tại nghĩa trang.

“An ninh bây giờ không có lịch sự nữa, họ ngang nhiên và thách thức, đe dọa nhưng tôi nghĩ họ làm không đúng đối tượng. Vì đi viếng toàn là những ông bà già, còn có cả cựu chiến binh.”

Một số thanh niên mặc thường phục, cầm máy quay dí sát vào mặt những người dân đi thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chụp lại hình ảnh,

Một số thanh niên mặc thường phục, cầm máy quay dí sát vào mặt những người dân đi thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

So sánh với nhiều năm trước, bà Phượng nhận xét “có sự thay đổi" vì bà kể rằng có một dạo, chính quyền cho lực lượng dân phòng ra gây sự và chửi bới người đi thắp hương, gây phản cảm và phần nào “bôi bác chế độ". Nhưng năm nay bà Phượng cùng bạn bè tới nghĩa trang thì không thấy lực lượng này.

“Chúng tôi chủ trương là năm nào nhà nước không thực hiện việc tưởng niệm, nhắc đến thì người dân chúng tôi duy trì để chính mình và con cháu ghi nhớ ngày này. Còn nếu họ làm thì mình hoan nghênh. Bất cứ nước nào thì cũng cần ôn lại lịch sử, để không quên quá khứ chứ không phải khơi dậy sự hận thù,” bà Phượng bộc bạch với BBC.

Cuộc chiến thường bị né tránh

Hiện Việt Nam đã gia nhập “Cộng đồng chia sẻ tương lai" với Trung Quốc sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 12/2023.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được coi là mối nguy an ninh lớn nhất đối với Việt Nam, từ các sự kiện trong quá khứ như Hải chiến Hoàng Sa (tháng 1/1974), Chiến tranh biên giới (từ tháng 2/1979) và Gạc Ma (tháng 3/1988) tới những yêu sách chủ quyền và các hoạt động thực địa gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc ngày nay.

Một số ý kiến cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô vào năm 1990, Chiến tranh Biên giới dần “rơi vào quên lãng" một cách có chủ đích, rằng phía Việt Nam đã “hoàn toàn cho qua vấn đề” sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn rằng quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Và Hà Nội đã trung thành với cam kết của mình, giữ quan hệ hòa hoãn với Bắc Kinh bằng cách không tưởng niệm rầm rộ trong những ngày như 17/2 hoặc 14/3.

Những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến biên giới nhiều hơn, với tên gọi “Trung Quốc” được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là “tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước”. Năm nay cũng không ngoại lệ.

Chụp lại video,

'Cộng đồng chung vận mệnh' được cho sẽ mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt

Vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến biên giới, thời điểm được coi là một cột mốc quan trọng thì các báo trực thuộc trung ương như báo Nhân dânQuân đội nhân dân "quên" sự kiện này.

Đài VTV trong chuyên mục V-Zine có ấn phẩm đặc biệt với nhan đề Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - Không thể lãng quên nhưng bài viết gần 2.000 chữ lại "quên" đề cập tới “Trung Quốc".

Các báo đoàn hội, báo ngành, báo địa phương như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, báo An GiangYên Bái và một số tờ báo điện tử… đồng loạt lên bài về chiến tranh biên giới, khai thác các câu chuyện của cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, hoặc phản ánh những đổi thay tại các tỉnh biên giới nơi gần nửa thế kỷ trước là chiến trường khốc liệt trong cuộc chiến giữa hai nước "núi liền núi, sông liền sông".

Báo điện tử VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam viết: “Sự kiện không mong muốn này như một vết cắt lịch sử nhưng không vì thế mà trở thành rào cản ngăn cách hai nước láng giềng cùng chung định hướng xã hội chủ nghĩa xích lại gần nhau hơn”.

Về phía truyền thông Trung Quốc, các cơ quan trung ương như Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã... cũng hầu như "quên mất" cuộc chiến. Báo chí Trung Quốc cũng không đưa tin về hoạt động của lãnh đạo nước này liên quan đến dịp 45 năm cuộc chiến tranh biên giới.

Về phía chính giới Việt Nam, một số lãnh đạo cấp cao từng có các hoạt động tưởng niệm liệt sĩ của Chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng thông thường các hoạt động này ít được truyền thông, hoặc thường tránh ngày kỷ niệm 17/2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào tháng 5/2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,VGP

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào tháng 5/2023

Đơn cử, hồi tháng 5/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, các cơ quan truyền thông nhà nước như báo điện tử Chính phủ, Nhân dân, VOV, Tuổi Trẻ... đều không hề đề cập tới tên Trung Quốc trong suốt bài tường thuật lễ dâng hương tưởng niệm của người đứng đầu chính phủ.

Và hôm nay, không có hoạt động hay thông điệp nào của ông Phạm Minh Chính liên quan đến kỷ niệm 45 năm cuộc chiến được báo chí đưa tin.

Trước đây, vào ngày 14/7/2022, ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn đương chức chủ tịch nước đã gặp mặt các đại biểu Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên-Hà Tuyên ngay tại Phủ Chủ tịch nhân kỳ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Các báo như Quân đội Nhân dân, Lao động, báo Chính phủ đưa tin về sự kiện nhưng không nhắc đến tên Trung Quốc.

Vào tháng 7/2014, cũng tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã tiếp 80 cựu chiến binh Sư đoàn 356, đơn vị được đánh giá là đã có nhiều thành tích bảo vệ biên giới phía Bắc tại các cao điểm thuộc Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1984 đến 1988.

Ông Trương Tấn Sang cũng được cho là nhân vật đầu tiên trong 'Tứ trụ' thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 vào ngày 17/2/2016, gần một tháng sau Đại hội XII, khi ông chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng 4 cùng năm.

Ông Võ Văn Thưởng khi còn làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng từng tới thắp nhang tưởng nhớ các liệt sĩ ở biên giới phía Bắc. Ông đã không làm điều đó vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến khi giữ chức Chủ tịch nước.

Một số nhà quan sát cho rằng có vẻ đã có một thỏa thuận hoặc sự ngầm hiểu giữa hai phía về việc tránh khơi gợi những ân oán cũ.

Tội ác của lính Trung Quốc ở biên giới Việt - Trung năm 1979

Những từ ngữ trên tấm bia ghi nhớ tội ác còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ, và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược Trung Quốc.

Kỳ 1: Nỗi đau 37 năm

Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam thế kỷ XX, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai do quân đội Mỹ thực hiện năm 1968. Nhưng, có một vụ thảm sát ít biết đến, cũng man rợ không kém, do quân đội bành trướng Bắc Kinh gây ra với nhân dân Việt Nam tháng 3/1979 tại Tổng Chúp, TP. Cao Bằng.

9/3/1979, 43 phụ nữ, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng, đã bị giết hại một cách dã man bởi những tên lính Trung Quốc khi chúng đang trên đường rút quân về nước. Tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng cổ.

Chúng đua nhau thi thố những thủ đoạn giết người vô cùng man rợ chẳng khác gì bọn bạo chúa thời Trung Cổ.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi
Cao Bằng bị tàn phá trong cuộc chiến 1979. Ảnh tư liệu
chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi
Tù binh Trung Quốc tại Cao Bằng. Ảnh tư liệu

Những ngày đầu tháng 2/2016, tôi đi dọc miền biên viễn Cao Bằng, Lạng Sơn, những nơi mà cách đây 37 năm, "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Đến Tổng Chúp, thật không ngờ địa điểm diễn ra vụ thảm sát bi thương này đã gần như bị quên lãng.

Đó là một khu vực rậm rạp cây cối, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách. Cái giếng năm xưa nơi vùi lấp 43 sinh mạng vô tội cũng không còn dấu vết. Nghe bảo, người ta đã vùi lấp nó khá lâu rồi. Hỏi xung quanh, cũng chẳng mấy ai còn nhớ đến.

Lũy tre già quanh giếng nước đã từng "chứng kiến" cuộc thảm sát năm 1979 đã còng xuống, không biết vì nỗi đau quá lớn hay vì tuổi tác. Chỗ giếng nước vùi lấp 43 sinh mạng giờ là đám cỏ xanh rì. Cỏ ở đó dường như xanh hơn. Và trên cỏ, có 1 nén hương cùng 3 quả cam đã héo, ai đó thắp lên để tưởng nhớ những linh hồn xấu số.

Nhìn quang cảnh, tôi không thể hình dung được rằng, tại vị trí này 37 năm trước, phần lớn vợ con của các cán bộ trại lợn Đức Chính, cách đó tầm 2km đang trên đường sơ tán thì bị lính Trung Quốc dồn về đây, sát hại từng người rồi quẳng hết xác xuống giếng.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi
Bia thảm sát Tổng Chúp

Dấu tích còn sót lại chỉ duy nhất một tấm bia ghi dòng chữ: "Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước".

Có lẽ, những từ ngữ trên tấm bia không đủ, và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược Trung Quốc vào thời điểm ấy. Tấm bia cũng không đủ chỗ để có thể miêu tả hết những cảm xúc phẫn nộ, uất ức của người dân nơi đây, khi họ trở về và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng.

Với những người đã từng trải qua những thời khắc kinh hoàng đó, thì ký ức của vụ thảm sát năm ấy vẫn còn in hằn trong tâm trí của họ như vừa mới ngày hôm qua.

Nhà bà Lương Thị Bắc ngay sát biên giới ở Hà Quảng. Bà cho biết, ngày 17/2/1979, lúc quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, bà theo gia đình chạy loạn về Tổng Chúp. Lúc đầu cứ tưởng là chúng không thể đánh đến TP. Cao Bằng, nhưng cũng chỉ được 1 tuần, bà Bắc lại tiếp tục chạy loạn. Và một phép màu đã giúp bà thoát chết, không bị quân Trung Quốc bắt giữ và hành quyết.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi
Bà Lương Thị Bắc

Bà Bắc bảo, lúc quân Trung Quốc rút hết về nước, những ai còn sống sót liền trở về thu dọn những gì còn sót lại sau trận càn quét. Họ khát nước, tìm ra cái giếng cổ cũ thấy đã bị lấp, liền báo lên xã.

Lúc đầu, dân quân cứ tưởng cái giếng đó là nơi chôn giấu thuốc nổ, nhưng sau mới phát hiện có đầy xác người. Lúc vớt lên, tất cả mọi người đều bàng hoàng khi xác chết đều là phụ nữ và trẻ em, mà phần lớn là những người làm việc trong trại lợn Đức Chính cách đó tầm 2km. Trên đường đi sơ tán, họ đã rơi vào tay quân Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Sắc nhà sát ngay trại lợn, năm nay gần 60 tuổi, là một trong những người trực tiếp chứng kiến cảnh chúng khênh những thi hài vô tội quăng xuống giếng.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'

“Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

Ông Sắc vốn là lính pháo binh của Lữ đoàn 675, đóng tại cầu Tài Hồ Sìn trong chiến tranh biên giới 1979. Khi quân Trung Quốc rút, đơn vị của ông chuyển về đóng quân tại Tổng Chúp, về sau ông cũng chọn mảnh đấy ấy làm nơi sinh sống của mình.

Nhắc lại ký ức 37 năm trước, ông Sắc chua xót: "Kiểm tra tất cả xác chết, không một ai bị bắn, mà toàn bộ bị đập vỡ đầu chết hết".

Đau xót nhất là gia đình ông Ất trưởng trại lợn, cả nhà 3 người đều bị giết sạch trong ngày 9/3, mà vợ ông thì đang mang bầu đứa con thứ 2 gần đến ngày sinh nở. Ông Ất không chạy, mà ở lại bảo vệ người vợ của mình. Quân Trung Quốc lùng sục bắt được, chúng không tha bất cứ một ai, kể cả vợ ông.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi
Ông Nguyễn Văn Sắc: "Tất cả nạn nhân đều bị đập vỡ đầu mà chết"

Các nạn nhân đều bị quân Trung Quốc lấy khăn bịt mắt, 2 tay buộc chéo đằng sau, sọ bị móp hẳn vào bởi những cú đánh tàn nhẫn. Có người thì bị hàng chục vết đâm bởi những lưỡi lê sắc nhọn vào cơ thể.

Lúc thu gom, người ta còn tìm thấy một chiếc gậy tre dính đầy máu, cong queo. Quân Trung Quốc đã dùng chiếc gậy này đánh đập từng người cho đến chết. Có lẽ, những tên đồ tể đã chọn những cách hành quyết dã man nhất, một phần là để tiết kiệm đạn dược, phần khác là khủng bố tinh thần của những người còn sống sót.

Trong vụ hành quyết đó, chỉ có 1 người phụ nữ trung tuổi là chạy thoát được. Lúc quân Trung Quốc gom mọi người lại bên bụi tre, nhân lúc chúng đang tập trung giết từng người một, bà đánh liều lao xuống dòng suối nước chảy xiết, rồi cứ thế chạy thục mạng. Chúng bắn theo cả loạt đạn nhưng không trúng.

Về sau, hàng năm, cứ đến ngày 9/3 bà đều đến thắp hương trước tấm bia 1 nén hương như lời tưởng niệm. Chúng tôi tìm thông tin về người đàn bà đó, thì nghe đâu bà mới mất cách đây ít năm.

Tôi tự hỏi, tại sao một sự kiện bi thương như thế mà không có nổi một lối đi vào, một cái bàn thờ để thắp hương?


chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên là có tội!

Trung Tướng  Nguyễn Quốc Thước: “Trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới năm 1979, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Chẳng có lý do gì để những người đã nằm xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng quên”.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

Đừng ngủ, khi “tham vọng” đang thức!

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Cái gì ông cha đã giao lại thì đời chúng ta, đời con cháu chúng ta phải bảo vệ bằng được. Đây là vấn đề về lãnh thổ của đất nước nên mình phải hết sức tỉnh táo”.

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

1 năm sau "giàn khoan 981", chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác...

Nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền. Sự kiện giàn khoan 981 như một giọt nước tràn ly, để chúng ta hiểu và gọi đúng tên hơn bản chất của một cuộc chiến khác. 

chuyen chua biet ve vu tham sat cua linh trung quoc o bien gioi

Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979

36 năm đã trôi kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc (1979-1989) nhưng trong ký ức tôi, những đồi hoa sim tím suốt dọc dài biên cương phía Bắc vẫn còn in đậm với những tên đất, tên người và những trận chiến đấu ác liệt ở đó.

Lê Hồng

VTC new



Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2024.

Mười ‘tiết lộ’ về Cuộc chiến Việt Trung 1979

Dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến màn mở miệng của phần lớn báo chí trong nước, vốn dè dặt trong hàng chục năm trở lại đây mỗi khi đề cập tới những ngày đẫm máu tại sáu tỉnh biên giới giáp Trung Quốc từ tháng Hai năm 1979.

Cuộc chiến trên thực tế còn kéo dài tới tận năm 1989 dù với quy mô, không gian và thời gian phần lớn hạn chế hơn. Mặc dù Đài Truyền hình Việt Nam đúng hôm 17/2 bị chỉ trích vì không dám một lần nhắc tới hai chữ ‘Trung Quốc’ khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, phần đông báo chí Việt Nam đã không ngần ngại nhắc tên nước láng giềng từng bị gọi là “bành trướng, dã man”.

Đây là 10 điểm nhấn hay tiết lộ trên báo chí Việt Nam trong những ngày tháng Hai năm 2019.

1. Điểm nhấn thứ nhất là tổn thất không nhỏ về nhân mạng của Việt Nam trong cuộc chiến mà giai đoạn chính kéo dài từ ngày 17/2-5/3/1979 với sự tham gia của 600.000 lính Trung Quốc (dù một số học giả nói chỉ có 150.000 quân trực tiếp tham chiến) trên tuyến biên giới hơn 1.000km thuộc sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang ngày nay), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái ngày nay), Lạng Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh. Báo chí Việt Nam nhắc lại lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại vùng biên giới chỉ có 50.000 quân chống lại lực lượng “biển người” của Trung Quốc gồm cả chín quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn bộ binh độc lập và sáu trung đoàn xe tăng. Thông tấn xã Việt Nam nói về thiệt hại đối với nước cộng sản đàn em khi đó: “Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường bị thiệt mạng.”

“Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.”

Trong khi đó thiệt hại đối với Trung Quốc cũng được nêu: “Quân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân Trung Quốc, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe thiết giáp, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự... buộc đối phương sớm rút quân, qua đó làm thất bại hoàn toàn ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc muốn áp đặt lợi ích nước lớn lên bán đảo Đông Dương.”

Các nguồn khác nhau nói thương vong của Trung Quốc ít hơn so với con số Việt Nam công bố tới cả vạn người.

2. Hiện đang có sự khác biệt lớn giữa toàn cảnh cuộc chiến Việt – Trung có trên truyền thông chính thống trong những ngày qua và những gì đang được ghi trong sách giáo khoa lịch sử.

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Hồng Tung từ Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông viết rằng sách lịch sử lớp 12 chỉ có hai đoạn, bốn câu và 11 dòng dưới đây về cuộc chiến:

“Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

Nghiêm trọng hơn, sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.

Ông Tung cũng nói thêm: “Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn. Cần giúp học sinh nắm vững cách thức khám phá sự thật lịch sử về cuộc chiến một cách khoa học. Trên cơ sở đó, giáo viên nói rõ cho người học rằng đó là những sự thật của quá khứ, chúng đã thuộc về quá khứ. Hiểu rõ chúng để ngăn ngừa, không cho chúng tái sinh trong hiện tại và tương lai.”

3. Có nhiều khả năng sách giáo khoa lịch sử trong những năm tới đây sẽ được sửa đổi để phản ánh đúng và đủ hơn những gì thực sự diễn ra không chỉ trong cuộc chiến biên giới trên bộ mà cả trên biển. Giáo sư Tung khẳng định với VnExpress rằng các thông tin về các hành động của Trung Quốc và sự chống trả của Việt Nam sẽ được trình bày “toàn diện và cẩn trọng”. Trước đó, ông Tung cũng đã viết trong bài gửi trang tin Zing: “Trước đây, cũng như ngày nay, cách trình bày, nhìn nhận, đánh giá về lịch sử các cuộc chiến tranh nói trên ở Việt Nam và Trung Quốc rất khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau.

“Về cuộc chiến tranh biên giới 1979, trong khi ở Việt Nam, giới trẻ ít được giáo dục, tuyên truyền, cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ, thì ở Trung Quốc, thanh niên, học sinh vẫn được tuyên truyền, giáo dục rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh), nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô…”

4. Sách giáo khoa sử của Việt Nam không những bỏ hoàn toàn hai trận hải chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) ra khỏi lịch sử giai đoạn 1979-1989 mà còn lờ luôn trận Vị Xuyên đẫm máu. Trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 15/2/2019 nêu lại:

“Từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1989, Trung Quốc đã đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Mặt trận Vị Xuyên- Hà Tuyên trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Đến giữa năm 1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều cao điểm của Việt Nam thuộc tỉnh Hà Giang.

“Tháng 7/1984 về sau, Vị Xuyên tiếp tục là mặt trận ác liệt, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các điểm cao. Đỉnh điểm diễn ra vào đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn tới 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên trong khoảng rộng 5km, sâu 3km.”

5. Con trai của một trong những vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên cũng đưa ra tiết lộ rằng ông đã để mất tới 30.000 lính trong các trận đánh với quân Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả quân Pháp thời những năm 1950. Tướng Hoàng Đan không nói rõ bao nhiêu lính đã thiệt mạng trong thời gian ông là tư lệnh ở Vị Xuyên. Con trai Tướng Đan, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software, viết trên Soha:

“Năm 1984, Trung Quốc quay trở lại gây chiến ở chiến trường Vị Xuyên, với mục đích gây sức ép cho ta ở mặt trận Campuchia. Lúc này, ba tôi đã được rút về làm Cục Phó Cục Khoa học Quân sự. Chỉ huy mặt trận Vị Xuyên lúc ấy là một vị Tướng khác.

“Ngày 12.7.1984, các đơn vị chủ lực của sư đoàn 312, 316 và 356 được lệnh dàn quân đánh với quy mô lớn. Tổn thất vô cùng kinh khủng. Chỉ trong một đêm, chúng ta mất 600 lính, bị thương vong 1.200 người. Sư đoàn 356 mất sức chiến đấu. Nên ngày 12.7 đến bây giờ vẫn được coi là ngày giỗ trận của lính Vị Xuyên.

“Ngay sau đó, ba tôi được Đại tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh quay lại Biên giới phía Bắc, làm Tư lệnh mặt trận Vị Xuyên. Lên đến Vị Xuyên, chứng kiến thương vong khủng khiếp của những người lính, Ba tôi chỉ nói với những người chỉ huy trận đánh trước một câu duy nhất: "Các anh đánh thế này, thì mẹ Việt Nam anh hùng đẻ không kịp đâu".

Ông Tiến viết thêm: “Việc đầu tiên ba tôi làm khi lên đến Vị Xuyên là thay đổi toàn bộ cách đánh trước đó. Không cho quân dàn hàng ngang đấu tay đôi với Trung Quốc nữa, ông yêu cầu bộ đội quay trở về chiến thuật thời Điện Biên Phủ.

“Ông lệnh cho bộ đội đào hầm để tránh pháo kích của địch; đào hào sát đến tận công sự địch, sử dụng tất cả các hang hốc để bố trí lực lượng, rồi tổ chức những nhóm nhỏ cấp trung đội, tiểu đội để tấn công bất ngờ.

“Thực tế là những tổn thất về con người từ đó đến năm 1985 cộng lại cũng không nặng nề bằng vài tuần đầu của chiến dịch.”

6. Về lý do Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công an nói với Báo Nghệ An:

“Khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và chính sách ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi thấy rằng có 2 lý do, mà những người lãnh đạo Trung Quốc đã phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979: Nguyên nhân chủ yếu nhất, trực tiếp nhất, đó là Việt Nam đã tiêu diệt Khmer đỏ, cứu dân tộc Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, mà Khmer đỏ là “con đẻ” của Trung Quốc…

“Nguyên nhân thứ hai, cũng hết sức quan trọng, đó là Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam để tỏ lòng trung thành của Trung Quốc đối với Mỹ. Xin nhắc lại một sự kiện, đầu tháng Giêng năm 1979, trước khi phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã sang Mỹ. Trong phòng Bầu dục Nhà Trắng, trước mặt Tổng thống Mỹ Carter, ông Đặng Tiểu Bình đã nói với Tổng thống Mỹ rằng: “Trung Quốc nhận làm trách nhiệm NATO phương Đông, đề nghị Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, để đánh bại đại bá Nga-Xô và tiểu bá Việt Nam”.

Tướng Cương cũng nói việc gọi cuộc chiến do Trung Quốc gây ra là “xung đột biên giới” là “nguỵ biện, lừa dối” vì đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Ông cũng nói trong khi Việt Nam nói giảm đi về cuộc chiến này thì phía Trung Quốc lại tuyên truyền mạnh mẽ và sai trái về nó:
“40 năm nay, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có gần 1 triệu bài báo trên báo chí Trung Quốc vu cáo Việt Nam xâm lược Trung Quốc, Trung Quốc chỉ phản ứng tự vệ.

Mãi đến năm 2010 vẫn còn 90% người Trung Quốc tin rằng, ngày 17/2/1979, Quân đội nhân dân Việt Nam xâm lược Trung Quốc. Đấy là một sự lừa dối lố bịch, trắng trợn của Trung Quốc về cuộc chiến tranh này!”

Nhưng Tướng Thước và các vị tướng khác của Việt Nam không nhắc tới vấn đề “nạn kiều” trong những năm cuối thập niên 1970 khi hàng vạn người Trung Quốc bị buộc phải rời khỏi Việt Nam ngay cả những người chưa bao giờ sống ở Trung Quốc và thậm chí cũng không biết luôn tiếng Trung. Họ cũng không nhắc tới việc Trung Quốc cáo buộc Việt Nam “vô ơn” khi nhận viện trợ lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ của Bắc Kinh để tiến hành chiến tranh chống Pháp và sau này là chống Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng hoà.

7. Cuộc chiến mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ở biên giới tây nam và cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình phát động ở biên giới phía bắc thực ra chỉ là một theo những gì Trung Tướng Nguyễn Quốc thước viết cho trang Giáo Dục Việt Nam:

“Trực tiếp tham gia chiến đấu chống tập đoàn phản động, diệt chủng Pol Pot -Ieng Sary ngay từ đầu, lúc đó chúng tôi vẫn nghĩ, kẻ gây ra cuộc chiến trên biên giới Tây Nam và nuôi dã tâm đánh thẳng tới thành phố Sài Gòn chỉ là của nhóm Khmer Đỏ cực đoan, nhưng có thế lực bên ngoài tiếp sức,” Tướng Thước viết.

“Khi ấy còn đang chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, chúng tôi chỉ hiểu thế thôi.

Nhưng đến lúc Trung Quốc thực hiện tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học", thì chúng tôi mới hiểu ra rằng, hai cuộc tấn công Việt Nam trên hai mặt trận, biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, là cùng một kịch bản…”

Ông viết tiếp: “Đánh trả quân Pol Pot, lúc qua Campuchia truy kích Khmer Đỏ theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, chúng tôi mới thấy, không biết Khmer Đỏ lấy đâu ra nhiều vũ khí hạng nặng đến thế.

“Xe tăng của chúng đông, pháo binh của chúng đông, phòng [không] của chúng đông, đạn dược của chúng nhiều, chúng có hàng nghìn xe quân sự. Khmer Đỏ lấy đâu ra?

Đánh xong mới thấy pháo của Trung Quốc, xe tăng T-59 của Trung Quốc, pháo cao xạ 2 nòng của Trung Quốc và xe Hồng Hà của Trung Quốc tràn ngập. Lúc ấy, chúng tôi mới càng thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã mượn tay Pol Pot để thực hiện một âm mưu khác với Việt Nam trên hướng biên giới Tây Nam.

“Đến ngày 17 tháng Hai năm 1979, Trung Quốc đã cất quân tiến đánh toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Thời điểm đó, có 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì 3 quân đoàn đang phải đối phó với tập đoàn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary; Miền Bắc chỉ còn Quân đoàn 1 chủ yếu là các đơn vị dự bị làm nhiệm vụ phòng thủ, nhưng là đề phòng với Mỹ chứ không phải Trung Quốc.”

8. “[C]ần gác lại quá khứ nhưng không lãng quên quá khứ” cũng là điều mà Tướng Nguyễn Quốc Thước nêu ra. Ông viết:

“Không thể có hòa bình hữu nghị lâu dài, tin cậy lẫn nhau một khi Trung Quốc vẫn đánh tráo bản chất cuộc chiến tranh tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam thành cái gọi là "phản kích tự vệ" như cách họ tuyên truyền cho người dân nước này.

“Quyết định tiến hành hai cuộc chiến chống Việt Nam trên 2 hướng biên giới là của một nhóm lãnh đạo cực đoan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thời điểm bấy giờ, chứ không phải mong muốn hay ý chí của nhân dân Trung Quốc…

Tướng Thước nhận định: “Kỷ niệm 40 năm sự kiện này, chúng tôi cho rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều nên nghiêm túc rút ra bài học.. Tổn thất về con người và vật chất cả hai bên đều có, nhưng cuộc chiến tranh phi nghĩa này tổn hại đến chính uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc nên nhìn thẳng vào vấn đề này, để tránh lặp lại vết xe đổ mà một nhóm lãnh đạo của họ từng gây ra.

“Ai gây ra chiến tranh, kẻ đó phải biết rút kinh nghiệm, bởi trạng chết, chúa cũng băng hà! Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng, bảo vệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị là mong muốn, nguyện vọng chung của nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, rút bài học để tránh chiến tranh không có nghĩa là cầu hòa.”

9. Nhìn lại lịch sử để có ngày “sẽ lấy lại Hoàng Sa” và cả một phần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang giữ là điều mà Tướng Thước nói tới trong một bài viết khác cũng cho Giáo Dục Việt Nam.

Ông viết: “Những tranh chấp do lịch sử để lại, ví dụ Trung Quốc thôn tính nốt quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và gây ra cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988 để thôn tính một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, sẽ từng bước phải tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Cục diện Biển Đông ngày nay liên quan mật thiết và là diễn biến tiếp theo của Chiến tranh Lạnh, là địa bàn cạnh tranh chiến lược chuyển từ mâu thuẫn ý thức hệ Hoa Kỳ - Liên Xô sang tranh giành vị thế siêu cường số 1 giữa Mỹ và Trung Quốc…

“Nếu như năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa vì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc đang bước vào giai đoạn nước rút, thì cuộc thảm sát, thôn tính Gạc Ma và 5 cấu trúc địa lý ở Trường Sa tháng Ba năm 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây cấm vận, chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ.

“Ngay cả Hoa Kỳ là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa cũng nhắm mắt làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Liên Xô là đồng minh của chúng ta, có lực lượng quân sự đóng tại Cam Ranh thời điểm 1988 cũng không thể giúp gì trong sự kiện Trung Quốc chiếm Gạc Ma, vì bản thân họ phải tính đến lợi ích của mình trước.”

Ông Thước còn viết: “Trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cha ông ta đã từng đàm phán thành công khiến triều đình nhà Tống ở Trung Quốc trả lại phần đất đai họ xâm chiếm của Đại Việt thời Hoàng đế Lý Nhân Tông.

“Cha ông ta đòi được phần lãnh thổ đã mất là nhờ tài bang giao khéo léo của những người được triều đình phó thác trọng trách. Nhưng nền tảng cho thắng lợi ấy phải là thế và lực của một đất nước hòa bình, thịnh trị, chứ không phải một quốc gia nhược tiểu. Biết rằng Hoàng Sa, một phần Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam đang nằm trong tay Trung Quốc và một số nước khác, con cháu đời đời không quên nghĩa vụ phải lấy lại, nhưng không phải là lúc này, càng không phải bằng vũ lực.”

10. Những tội ác chiến tranh của quân đội Trung Quốc cũng được nêu lại trong đợt kỷ niệm 40 năm này. Trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam nói “không ai quên được tội ác thảm sát, giết chết 43 phụ nữ và trẻ em tại Tổng Chúp” thuộc tỉnh Cao Bằng. Video được đăng tải nói về cuộc “thảm sát man rợ” trong đó lính Trung Quốc dùng “cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em”.

Ông Nông Thanh Quế, nguyên chủ tịch Hội nhà báo Cao Bằng được dẫn lời nói: “Tại sao lại toàn nữ và trẻ em? Vì đấy là nhà trẻ của công ty giống, thức ăn gia súc của tỉnh Cao Bằng. Công ty ấy là trẻ con chạy chậm quá và cái ý đồ sơ tán của mình có nhưng chắc là bên công ty chưa chuẩn bị kịp. Phương tiện không có nên đi bộ thôi nên xảy ra chuyện trên đường đi bị quân Trung Quốc vây, dồn vào khu tập thể. Nhiều bà mẹ còn chưa đến đón con kịp.

Đài Tiếng nói Việt Nam cũng dẫn lời bà Nông Thị Kim Chung, người nhà của một trong các nhạn nhân nói: “Lên nhận xác, mẹ tôi có mái tóc dài… mới nhận dạng được. Còn một đứa em gái, tám tháng tuổi, vẫn địu trên lưng, bị nó đập vào đầu, đầu bị lõm một vệt trên đỉnh đầu.”

Những sự kiện được nhắc lại trong đợt kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Việt – Trung cũng lại làm một số người nhắc lại diễn biến Mậu Thân 1968 khi lực lượng cộng sản Bắc Việt tiến hành chiến tranh vào dịp Tết và cũng bị cáo buộc gây ra những cuộc “thảm sát” người dân của chính mình.

Mặc dù báo chí Việt Nam được cởi trói trong dịp kỷ niệm hiện nay, người ta chỉ có thể hy vọng sự thật lịch sử sẽ thực sự được tôn trọng khi không còn hệ thống đèn xanh, đèn đỏ trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam. Hơn nữa sự cởi trói cũng không phải là toàn diện và các hoạt động tưởng niệm của người dân trong dịp này đều bị ngăn chặn một cách thô thiển. Người ta đã cho cẩu đi lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo thuộc thành phố Hồ Chí Minh để người dân không thể thắp hương tưởng nhớ hàng vạn người thiệt mạng. Cách hành xử này cho thấy tư duy của nhiều lãnh đạo Việt Nam còn ở tầm của Thế kỷ 19 chứ không phải ở Thế kỷ 21.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt


  • Chiến tranh Việt-Trung 1979: Nguyên nhân và mục tiêu




Tác giả: Việt Long

Kính tặng những người đã đổ máu, sức lực cho biên giới mãi trường tồn

Ngoại giao bóng bàn và các chuyến đi bí mật của cố vấn Kissinger đã đưa đến sự bắt tay Mỹ – Trung năm 1972 tại Thượng Hải làm thay đổi cục diện thế giới cũng như khu vực. Sự kiện này làm thay đổi hẳn các tính toán của các bên trong ván bài Đông Dương. Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam nên đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đổi lấy tác động của Bắc Kinh lên chính sách của Hà Nội. Trung Quốc muốn duy trì hai miền Việt Nam trước quyết tâm thống nhất đất nước của Hà Nội để có một vùng đệm an ninh cho biên giới phía Nam. Sự bắt tay Mỹ – Trung làm Liên Xô buộc phải tăng cường quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm đồng minh trong khi Hà Nội cần nhiều viện trợ quân sự trong bối cảnh Trung Quốc đang đe dọa cắt viện trợ để buộc Việt Nam theo ý mình.

Tuy nhiên, Việt Nam thống nhất năm 1975 đã làm đảo lộn tính toán của các nước lớn. Trong khi Việt Nam hân hoan với viễn cảnh đất nước bước vào một kỷ nguyên mới vĩnh viễn độc lập, tự do thì những bóng mây của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba đã tích tụ. Trung Quốc không cam tâm để Việt Nam tuột khỏi quỹ đạo của mình. Một thế trận gọng kìm đã được giương lên từ cả biên giới phía Bắc và phía Nam. Việt Nam và Trung Quốc tố cáo nhau về các cuộc xâm phạm biên giới, dời trụ mốc, lấn chiếm lãnh thổ trên đất liền, về vấn đề người Hoa ở phía Bắc. Khmer Đỏ với sự giúp đỡ của Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phía Nam. Cuộc tiến công của bộ đội tình nguyện Việt Nam và các lực lượng Mặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia vào Phnom Penh đầu năm 1979 đã làm kế hoạch của Bắc Kinh có nguy cơ phá sản. Trong thời điểm quân chủ lực Việt Nam chưa rút về nước, Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh này kéo dài suốt hơn 10 năm (1979-1990), để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Nó cũng là đề tài bất tận cho các sử gia, các nhà phân tích và bình luận quan hệ quốc tế khai thác. Rất nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ hoặc có những đánh giá khác nhau. Tại sao Trung Quốc đánh Việt Nam? Cuộc chiến tranh này có thể tránh được không? Số lượng quân tham chiến mỗi bên? Ai thắng ai bại và số lượng tổn thất? Tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm tháng 2 năm 1979?…Các tài liệu chiến tranh đều không được hai bên giải mật. Phần lớn các bài viết, nghiên cứu là từ các tác giả nước ngoài. Trong phần này chúng tôi chỉ tập trung vào những nội dung chính liên quan đến tiến trình giải quyết biên giới lãnh thổ và trên cơ sở các tài liệu công khai.

Mục tiêu chiến tranh của Trung Quốc

Cuộc chiến tranh này là do Trung Quốc phát động nên câu hỏi đầu tiên là Trung Quốc làm nhằm mục tiêu gì? Đâu là mục tiêu chính?

Phân tích Tuyên bố chiến tranh của Chính phủ Trung Quốc ngày 18/2/1979 và các phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc cho thấy sự sắp xếp các mục tiêu của Trung Quốc theo một trật tự: biên giới, chính trị, quân sự, kinh tế.

Mục tiêu biên giới

Tuyên bố chiến tranh của Chính phủ Trung Quốc được Tân Hoa xã phát hành ngày 17/2/1979 nêu rõ:

Chỉ trong vòng sáu tháng qua người Việt Nam đã xâm nhập có vũ trang 700 lần, giết hại và làm bị thương hơn 300 lính biên phòng và dân sự Trung Hoa. Bởi chính những hành động xâm lược điên cuồng đó nhà cầm quyền Việt Nam đã cố ý kích động và tăng căng thẳng dọc theo biên giới phía Nam Trung Hoa và ngăn cản chương trình canh tân xã hội chủ nghĩa Trung Hoa. Hành động xâm lược đó nếu không bị ngăn chặn, chắc chắn sẽ làm nguy hiểm cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á, và ngay cả toàn châu Á.

Lập trường kiên định của Chính phủ và nhân dân Trung Hoa là “chúng tôi sẽ không tấn công trừ phi chúng tôi bị tấn công, – nếu chúng tôi bị tấn công, chắc chắn chúng tôi sẽ phản công”. Các đạo quân biên phòng Trung Hoa hoàn toàn chính đáng để đứng dậy phản công khi họ vượt quá sự chịu đựng. Chúng tôi muốn xây dựng đất nước và cần một môi trường quốc tế hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Chúng tôi không cần một tấc (inch) đất nào của người Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn sự xâm nhập phá hoại vào lãnh thổ Trung Hoa. Tất cả điều chúng tôi muốn là một biên giới hòa bình và ổn định. Sau khi đánh trả đích đáng những kẻ xâm lược Việt Nam, lực lượng biên phòng Trung Hoa sẽ nghiêm chỉnh bảo vệ biên giới nước mình. Chúng tôi tin rằng lập trường của chúng tôi sẽ được sự hưởng ứng, cảm thông và hậu thuẫn của các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình và yểm trợ công lý ”.[1]

Theo tuyên bố này, hành động của Trung Quốc được biện minh bởi hai nguyên nhân: tranh chấp lãnh thổ và bảo vệ người Hoa. Mục tiêu nhất quán và cơ bản của chiến dịch năm 1979 là Phản kích tự vệ (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) , chống lại sự “tập trung một lực lượng vũ trang đông đảo dọc biên giới Việt – Trung và liên tiếp xâm nhập vào trong lãnh thổ Trung Hoa” để “có một đường biên giới hòa bình và ổn định” theo ý Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, mục tiêu cuộc chiến do Trung Quốc phát động là: “tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang của Việt Nam, phá hoại tiềm lực quốc phòng và kinh tế, chiếm đất đai của Việt Nam, kích động bạo loạn”.[2]

Drew Middleton, ký giả kỳ cựu của New York Times trên bài nhận định của mình ngày 26/2/1979 đã nhận định cuộc chiến mà ông Đặng nói có thể giống một cuộc chiến tranh mà Cộng sản Trung Hoa đã phát động năm 1962-1963 trên biên giới phía Bắc Ấn Độ để thực hiện điều mà Cộng sản Trung Hoa mong muốn là thiết lập một làn ranh giới mới mà họ cho rằng đó là đường biên giới của họ. Nhận định này sau này đã được chứng minh chính xác như một mục tiêu đầu tiên trong các mục tiêu Trung Quốc đặt ra cho cuộc chiến. Tuy tuyên bố không xâm phạm tấc đất nào của Việt Nam nhưng diễn biến chiến tranh cho thấy Trung Quốc chủ ý thay đổi biên giới có lợi cho mình, nhất là tại những nơi Công ước Pháp – Thanh chưa giải quyết triệt để, hợp pháp hóa các vùng đất người Hoa đã sinh sống sang phía Việt Nam, chiếm đóng và khống chế một số điểm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán đồng thời nhằm đánh bại ý chí của Việt Nam trong tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và buộc rút quân khỏi Campuchia.

Để đạt được mục tiêu của mình, Trung Quốc đã chú trọng đẩy mạnh xung đột biên giới như một trong ba mũi giáp công gây sức ép với Việt Nam sau 1975: Pol Pot tấn công ở Tây Nam; xung đột biên giới và vấn đề Hoa kiều; cắt viện trợ, bỏ dở các công trình hợp tác và triệu hồi chuyên gia từ ngày 3/7/1978.

Tài liệu Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Nếu số vụ khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, thì năm 1978 tăng vọt lên 2.175 vụ, gấp mười lần”.

Theo Nguyễn Ngọc Minh,[3] từ 1974 tới tháng 1/1979, Bắc Kinh đã gây ra 4.563 vụ xâm lấn biên giới, gây hận thù dân tộc (1974: 179 vụ; 1975: 294 vụ; 1976: 812 vụ; 1977: 873 vụ; 1978: 2175 vụ; 1979: trước ngày 17/2/1979, 230 vụ). Tài liệu của Huỳnh Văn Trình cho biết: năm 1974 – 179 vụ, trong đó có vụ rất nghiêm trọng xảy ra vào 01/6/1974 (500 lính và dân binh Trung Quốc bao vây chiến sĩ biên phòng Việt Nam suốt 24 giờ ở Phia Un (Trà Lĩnh – Cao Bằng) và vào 16/6/1974 (gây ẩu đả ở khu vực Phai Luông – Sóc Giang, Cao Bằng; dùng hàng ngàn người gây nên trận “mưa đá” làm hàng chục dân Việt Nam bị trọng thương); năm 1975 – 294 vụ (gấp đôi năm 1974); năm 1976 – 812 vụ (gấp 4 lần năm 1974), trong đó 10 lần dùng lực lượng từ 1000 đến 3000 người bao vây chiến sĩ biên phòng, 3 lần cướp giật vũ khí, gây xô xát … làm cho số bị thương của Việt Nam  lên đến 300 người; năm 1977 – 873 vụ, trong đó 25 lần dùng lực lượng đông người với hung khí  (búa, xà beng, súng cao su bắn tên sắt) và hành vi côn đồ gây thương tích cho 413 người Việt Nam, bắt đi 17 người (trong đó 15 chiến sĩ biên phòng); năm 1978 – 2175 vụ (gần gấp 3 lần năm 1977) với 24 vụ nổ súng làm chết và bị thương 72 dân và chiến sĩ biên phòng Việt Nam.[4]

Tài liệu của Trung Quốc cho rằng “từ năm 1975 đến 16 tháng 2 năm 1979, trước ngày Trung Quốc buộc phải thực hiện hành động đánh trả để tự vệ, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục gây ra khiêu khích vũ trang và liên tiếp gây ra các sự kiện xâm lược với số vụ ngày càng tăng. Số liệu các sự việc đó như sau: năm 1975: 439 vụ; năm 1976: 986 vụ; năm 1977: 572 vụ; năm 1978: 1108 vụ; năm 1979 (tính đến ngày 16 tháng 2 năm 1979): 129 vụ.”

Khó có thể đánh giá con số nào là chính xác và sự thực ai là bên gây hấn, nước nhỏ hay nước lớn, do các tài liệu chính thức chưa được giải mật. Song một điều hiển nhiên chúng chứng minh tình hình biên giới đã căng thẳng gấp nhiều lần so với trước và đã xảy ra trước khi quân tình nguyện Việt Nam tiến sang Campuchia.

Vấn đề người Hoa cũng bị cuốn hút vào trò chơi chính trị, gây bất ổn trên biên giới. Nguyên nhân chính là sự khác biệt trong chính sách của hai nước đối với bộ phân dân cư này. Trung Quốc coi đó là Hoa kiều ở Việt Nam còn Việt Nam thì có chính sách coi đó là người Việt gốc Hoa, một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Do những nguyên nhân lịch sử đến năm 1954, Hoa kiều cư trú tại Việt Nam ước chừng hơn 1,5 triệu người, trong đó khoảng 80% Hoa kiều tập trung ở miền Nam Việt Nam. Chỉ tính số người Hoa sinh sống ở Sài Gòn và Chợ Lớn đã chiếm khoảng trên 50% tổng số Hoa kiều ở Việt Nam. Hoa kiều ở miền Bắc có khoảng 300 ngàn người, phần lớn tập trung ở tỉnh Quảng Ninh 180 ngàn người, thành phố Hải Phòng hơn 50 ngàn người, và Hà Nội.

Năm 1955, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thỏa thuận là người Hoa ở miền Bắc là do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo và dần dần chuyển thành công dân Việt Nam. Trong vòng 20 năm (1955-1975), người Hoa ở miền Bắc được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Còn người Hoa ở miền Nam, từ năm 1956 dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, đã vào quốc tịch Việt Nam để được hưởng nhiều điều kiện dễ dàng trong việc làm ăn sinh sống.

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện sự thỏa thuận năm 1955 giữa hai đảng về người Hoa ở miền Bắc, đồng thời tôn trọng thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa ở miền Nam, coi người Hoa ở cả hai miền là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt gốc Hoa ở Việt Nam đã sát cánh cùng các dân tộc anh em khác và có nhiều đóng góp trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Việt Nam đề xuất đàm phán vì vấn đề người Hoa rất dễ giải quyết trên tinh thần những người đã vào quốc tịch Việt Nam, đã là một bộ phận người Việt gốc Hoa, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam yên tâm ở lại, có một cuộc sống bình thường, không lo lắng, cùng với toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh cho chính họ. Những người đã vào quốc tịch Việt Nam và những người chưa vào quốc tịch Việt Nam nay muốn rời Việt Nam sẽ được cho phép bởi chính quyền Việt Nam sau khi họ thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất cảnh và được phép mang theo đầy đủ tài sản. Những người không phải quốc tịch Việt Nam mong muốn ở lại Việt Nam sẽ được đối xử như những người nước ngoài định cư khác.[5]

Ngược lại, phía Trung Quốc phủ nhận thực tế lịch sử về những người Việt gốc Hoa ờ miền nam Việt Nam đã vào quốc tịch Nam Việt Nam, cho rằng chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm bắt người Hoa vào quốc tịch Việt Nam là phản động. Bắc Kinh cho rằng vấn đề người Hoa ở miền Nam Việt Nam, chiếm 90% người Hoa ở Việt Nam phải được giải quyết bằng tham vấn hai bên sau khi Việt Nam thống nhất.[6] Trong khi hai bên chưa thống nhất thì người Việt gốc Hoa tại Nam Việt Nam dù đã vào quốc tịch Việt Nam từ 1956 vẫn được coi là kiều dân Trung Quốc. Bắc Kinh đã triển khai lập các tổ chức “Hoa kiều hòa bình liên hiệp hội”, “Hoa kiều tiến bộ”, “Hoa kiều cứu vong hội”, “Đoàn thanh niên chủ nghĩa Mac – Lenin”, “Hội học sinh Hoa kiều yêu nước”, “Mặt trận thống nhất Hoa kiều”..,v.v.. mà không có sự đồng ý của Hà Nội.[7] Các tổ chức này tuyên truyền, nhập khẩu cách mạng văn hóa. Sau năm 1972, khi Trung-Mỹ bắt tay, người Việt Nam cảm thấy cuộc chiến đấu chống Mỹ của mình bị phản bội nên bắt đầu nhìn nhận những tổ chức này dưới con mắt ngờ vực. Các tổ chức này đã có những hoạt động chống lại các chính sách của chính quyền, chống lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, chống việc đi xây dựng vùng kinh tế mới, kích động tâm lý huyết thống trong người Việt gốc Hoa, khơi lên phong trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc. Sau năm 1975, một số chi bộ Hoa Kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn còn có vũ trang.[8] Để đối phó với sức ép chiến tranh biên giới Tây Nam, Việt Nam siết chặt chính sách một quốc tịch. Các hoạt động in tiền giả, đầu cơ tích trữ, nâng giá hàng trong một bộ phận tư sản mại bản, phá kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của các cơ quan Nhà nước ở miền Nam là nguyên nhân Việt Nam tiến hành cuộc “cải tạo tư sản công thương nghiệp” năm 1978. Nó tác động đến hàng loạt các nhà tư sản trong đó có nhiều người Việt gốc Hoa.[9] Truyền thông Trung Quốc vu cáo Việt Nam “xua đuổi, bài xích, khủng bố người Hoa”, gây ra vấn đề “nạn kiều” cưỡng bức người Hoa ở Việt Nam ồ ạt di cư đi Trung Quốc. Hai tàu của Trung Quốc có tên Minh Hoa (Minghua) và Trường Lý (Changli) không có phép của Việt Nam đã được đưa ngay vào cảng Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh để đón người nhập cư và gây áp lực với chính quyền sở tại. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc kích động quần chúng người Việt gốc Hoa đang làm ăn yên ổn ở Việt Nam một tâm trạng hoang mang, lo sợ chiến tranh sắp nổ ra, một tâm lý nghi ngờ, thậm chí thù ghét người Việt Nam, khiến họ ồ ạt kéo đi Trung Quốc. Đây là động thái gây xáo trộn về chính trị, xã hội, kinh tế ở Việt Nam, như họ đã làm ở một số nước Đông Nam châu Á và Nam Á trước kia, đồng thời kích động dư luận Trung Quốc, chuẩn bị sẵn sàng “đạo quân thứ năm” cho việc tiến hành xâm lược Việt Nam trong bước sau.[10] Tại biên giới phía Bắc, Trung Quốc tổ chức cho người Việt gốc Hoa  vượt biên giới trái phép rồi lại chặn họ lại, gây ra ùn tắc ở biên giới Việt – Trung để dễ bề kích động họ chống lại và hành hung những nhà chức trách Việt Nam ở địa phương. Chỉ riêng trong ngày 28/7/1978, đã có tới 4.000 người bị mắc kẹt tại biên giới do công an Trung Quốc không muốn đón “những khúc ruột ngoài ngàn dặm” khi họ không có giấy nhập cảnh của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, còn công an Việt Nam chỉ đón nhận những người có quốc tịch Việt Nam. Đáng chú ý, trong khi phản ứng với chính sách một quốc tịch của Việt Nam thì Trung Quốc lại có một bước đi trái ngược và dứt khoát liên quan đến Hoa kiều – “đội quân thứ năm” của Trung Quốc ở Đông Nam Á và ở nước ngoài. Hoa kiều được khuyến khích nhập quốc tịch nước sở tại. Trung Quốc thôi nhấn mạnh quan hệ huyết thống giữa cộng đồng người Hoa ở các nước này với lục địa; người Hoa đang sinh sống ở nước ngoài không còn đương nhiên được coi là công dân Trung Quốc; dỡ bỏ các đài phát thanh dành riêng cho cộng đồng người Hoa[11]…. Những chính sách nêu trên nhằm dẹp bớt những nghi kỵ của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc tồn tại lâu đời nay, tranh thủ sự ủng hộ của các nước này khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, chống  “tiểu bá” Việt Nam và “đại bá” Liên Xô.[12] Trung Quốc cũng có chính sách phân biệt giữa Việt Nam và Campuchia. Bắc Kinh đã không nói gì ngay cả khi Pol Pot thanh lọc người gốc Hoa. Khi cuộc diệt chủng khởi sự, nhiều người gốc Hoa và dân Campuchia đã chạy trốn sang Việt Nam. Dưới thời Polpot, đồng minh của Trung Quốc, thống trị Campuchia, có tới hơn 200 ngàn Hoa kiều bị Khmer Đỏ bức hại. Song chính quyền Trung Quốc đã không lên án hành động diệt chủng này. Trung Quốc lại lấy việc cứu vớt Khmer Đỏ diệt chủng làm lý do để tấn công Việt Nam.

Trung Quốc cáo buộc “đến cuối năm 1978, đã có 200 ngàn Hoa kiều và công dân Việt Nam gốc Hoa bị xua đuổi về Trung Quốc, đã buộc phía Trung Quốc phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về các mặt kinh tế và xã hội vv … Các cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao về vấn đề người Hoa bế tắc. Ngày 8/8/1978, Bắc Kinh tố cáo Hà Nội đang vi phạm Thỏa thuận 1955 giữa hai chính phủ về tình trạng Hoa Kiều.

Cần kinh phí hỗ trợ Hoa kiều hồi hương là lý do để lần đầu tiên, tháng 5 năm 1978, Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ (72 trong số 111 công trình viện trợ) không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút bớt chuyên gia về nước. Ngày 29/6/1978 Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.

Người Hoa ở Việt Nam ít nhất cũng trên 20 năm, được tạo điều kiện gia nhập quốc tịch Việt Nam, có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật sở tại. Chính tài liệu của Trung Quốc cũng thừa nhận có bộ phận người Việt gốc Hoa nhưng họ lại đặt yếu tố Hoa Kiều lên cao hơn, đòi hỏi có quyền chi phối quyền lợi của những người này bỏ qua chính quyền địa phương. Bắc Kinh cố tình tạo hình ảnh Hà Nội bài Hoa, vong ơn bội nghĩa trước những giúp đỡ và hy sinh của Trung Quốc. Ngược lại người Việt Nam tức giận vì công việc nội bộ bị can thiệp và sự “phản bội đồng chí” của Trung Quốc khi bắt tay với Mỹ. Việc gần 20 vạn người Việt gốc Hoa đột nhiên bỏ ruộng đồng, nhà máy đi Trung Quốc đã đưa đến cho Việt Nam những khó khăn gấp bội trong cùng thời điểm phải đối phó với những thiệt hại nghiêm trọng do những trận bão, lụt nặng nề nhất ở Việt Nam trong hàng trăm năm qua gây ra cũng như sự cắt đứt viện trợ từ Trung Quốc. Sau chiến tranh biên giới phía Bắc, rất nhiều tù binh bị Việt Nam bắt giữ là người Hoa ở Việt Nam đi Trung Quốc. Họ đã được chọn lựa đưa vào những “sư đoàn sơn cước” chuyên đánh rừng núi, thọc sâu vào hậu phương, hoặc những đơn vị đi trước mở đường, hoặc những đơn vị thám báo, dẫn đường, bắt cóc, ám sát, phá hoại cầu cống, kho tàng của Việt Nam vì đã làm ăn sinh sống lâu đời ở Việt Nam, thông thạo địa hình, phong tục, tập quán, có nhiều cơ sở quen thuộc cũ, có nhiều khả năng nắm được nhiều tin tức, tình hình.

Các nghiên cứu quốc tế khác hướng sự chú ý tới các mục tiêu khác không được viết rõ trong Tuyên bố chiến tranh của Trung Quốc hơn là mục tiêu biên giới lãnh thổ.

Theo Robert D. Mcfaddenm đó là các nguyên nhân sau:

    1. Việc Cộng sản Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô làm tăng lo sợ cho Trung Quốc.
    2. Việt Nam đánh tư sản mại bản xua đuổi 1,2 triệu người Việt gốc Hoa đã khiến Cộng sản Trung Hoa có lý lẽ tấn công.
    3. Cuộc tranh cãi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    4. Cộng sản Việt Nam xâm lăng Campuchia, một nước đàn em do Cộng sản Trung Hoa đỡ đầu.

Womack lập luận rằng các vấn đề đã dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Hoa – Việt Nam bao gồm, “liên minh của Việt Nam với Liên Xô, cuộc xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia trong tháng 12 năm 1978, sự ngược đãi và trục xuất người gốc Hoa của Việt Nam, và các tranh cãi về lãnh thổ”.[13]

Như vậy, ngoài mục tiêu biên giới, chúng ta có thể xem xét đến các mục tiêu chính trị, quân sự, kinh tế của cuộc chiến biên giới 1979 mà Trung Quốc hướng tới.

Mục tiêu chính trị là buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot và cải thiện được quan hệ với Mỹ, tạo điều kiện xuất hiện như một cường quốc thế giới, khống chế tại Châu Á và chứng minh Liên Xô không phải là một đồng minh đáng tin cậy.[14]

Bắc Kinh rõ ràng muốn dạy cho Việt Nam một bài học vì đã xâm lược Campuchia, đồng minh của Trung Quốc. Hai ngày sau khi quân tình nguyện Việt Nam vào Phnom Penh, Nhân Dân Nhật báo đăng xã luận cảnh cáo rằng “sự chiếm đoạt Phnom Penh bởi Việt Nam không có nghĩa là kết thúc mà đúng ra là sự khởi đầu chiến tranh”.[15] “Bắc Kinh đã nhìn biến cố đó (Việt Nam đưa quân vào Campuchia) không phải với tư cách giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng, mà nhìn nó như việc hoàn tất sự theo đuổi của Việt Nam từ năm 1930 về một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Hà Nội”.[16] Nhân Dân Nhật báo liên tục đưa ra các bài xã luận: “Hà Nội đang theo đuổi một chính sách bành trướng khu vực, thiết lập một Liên bang Ðông Dương, dưới sự che chở hay đồng lõa của đế quốc xã hội chủ nghĩa Nga Xô”.[17]

Tại họp báo trong chuyến thăm Bangkok tháng 11/1978, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình nói rằng Trung Quốc “sẽ quyết định phương cách đối phó với chính sách bá quyền khu vực của Việt Nam, tùy thuộc vào việc Hà Nội thực hiện đến đâu cuộc xâm lược của nó đối với Campuchia”.[18] Tại Washington, ngày 31/01/1979, Đặng cảnh báo một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam có thể xảy ra do Việt Nam chiếm đóng Campuchia và những căng thẳng trên biên giới Việt-Trung. Trên đường về qua Tokyo, Đặng tuyên bố cần phải dạy Việt Nam một bài học.[19] Herbert S. Yee bình luận “Một trong các mục tiêu chính của Trung Quốc rõ ràng là để rút bộ đội Việt Nam ra khỏi Campuchia và Lào  và phân tán mỏng sức mạnh quân sự của Việt Nam, từ đó làm suy yếu năng lực của Việt Nam dồn cho sự bành trướng hơn nữa tại Đông Dương. Phía Trung Quốc hy vọng rằng “với chiến trường bị căng mỏng quá độ, các khu vực hậu phương phòng vệ yếu kém, và việc tiếp liệu của họ bị thiếu thốn”, Việt Nam sẽ bị “sa vào trong một vũng lầy” tại Campuchia. Mục tiêu này của Trung Quốc được xác nhận một cách gián tiếp bởi áp lực tăng cường đồng thời từ các lực lượng du kích lãnh đạo bởi Pol Pot đánh vào bộ đội Việt Nam tại Campuchia khi biên giới phía bắc của Việt Nam chịu cuộc tấn công quy mô của Trung Quốc. Sự vắng bóng mục tiêu được che dấu này của Trung Quốc trong bản tuyên bố “hoàn kích tự vệ” của Bắc Kinh hiển nhiên không phải là sự sơ sót mà là có cân nhấc và tính toán. Nó có thể chủ ý dành cho Việt Nam một cơ hội để triệt thoái bộ đội ra khỏi Campuchia mà không bị mất mặt; và không cung cấp cho Moskva một duyên cớ tương tự nào khác (bằng việc tố cáo cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam) để can thiệp nhân danh Việt Nam.[20] Tuy nhiên, nếu so sánh mục tiêu biên giới và mục tiêu buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia thì mục tiêu biên giới vẫn là chủ đạo khi kế hoạch đánh Việt Nam đã được chuẩn bị từ trước khi bộ đội Việt Nam vượt biên giới theo lời kêu gọi của Chính phủ cách mạng Campuchia để cứu những người anh em khỏi nạn diệt chủng.

Dạy Việt Nam một bài học, theo Trung Quốc, còn do Việt Nam xích lại gần Liên Xô, kẻ thù số một của Trung Quốc, hơn cả Mỹ. Nếu Việt Nam coi Thông cáo Thượng Hải năm 1972 là sự quay lưng của người anh lớn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của mình,[21] thì Trung Quốc coi Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô ký ngày 03/11/1978 là sự phản bội của đứa em với vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới của mình, là sự bắt tay giữa đại bá Xô-viết và tiểu bá phương Nam. Điều 6 của Hiệp ước Việt – Xô quy định: “Trong trường hợp một bên bị tấn công hay bị đe dọa tấn công, hai bên ký kết Hiệp ước sẽ ngay lập tức tham khảo ý kiến lẫn nhau với quan điểm nhằm loại bỏ mối đe dọa đó, và sẽ áp dụng biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”. Hiệp ước này làm cả Mỹ và Trung Quốc không hài lòng vì lo sợ Liên Xô mở rộng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á. Khả năng Liên Xô sử dụng căn cứ Cam Ranh để kiềm chế Mỹ và Trung Quốc cũng gây lo ngại. Thông cáo báo chí chung Trung-Mỹ ngày 01/01/1979 có đoạn: “Không  bên nào tìm kiếm bá quyền tại châu Á-Thái Bình dương hoặc bất kỳ khu vực nào của thế giới và mỗi bên sẽ chống lại những cố gắng của bất cứ nước nào hay nhóm nước nào nhằm xác lập bá quyền”.[22]

Ngày 05/11/1978, khi thăm các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình tuyên bố Hiệp ước Việt – Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN và kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc và khối ASEAN. Đặng Tiểu Bình cũng công khai ý định dùng biện pháp quân sự đối phó với Việt Nam. Một trong những mục tiêu đối ngoại của Trung Quốc lúc đó là hạ thấp vai trò của Liên Xô, khẳng định trung tâm nước lớn, các nước nhỏ phải thần phục. Đặng Tiểu Bình lý giải một trong ba lý do lớn để “trận này nhất định phải đánh” là: “Hành động này không đơn thuần là chỉ để bảo vệ biên giới, nó liên quan đến tình hình Đông Dương, cục diện Đông Nam Á, nói rộng hơn là liên quan đến cục diện thế giới” và “nếu chúng ta không đánh trả thì Việt Nam sẽ ngày càng trở nên kiêu ngạo, thúc đẩy phương Bắc lấn tới” trong khi “Liên Xô đã có mặt ở Afghanistan, Iran và tiếp đến là ở Việt Nam, gia tăng mối đe dọa đối với chúng ta từ phía Đông, do vậy, chúng ta cần phải đánh Việt Nam”[23]. Đánh Việt Nam cũng là nước cờ của Bắc Kinh giảm thiểu khả năng bị kẹp giữa hai gọng kìm ảnh hưởng của Liên Xô, một từ biên giới Xô – Trung, hai từ biên giới Việt – Trung thông qua vai trò của Việt Nam, nước mới gia nhập câu lạc bộ Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECOM) do Liên Xô đứng đầu. Bruce Elleman nhận định “một trong những mục tiêu ngoại giao quan trọng nhất đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là nhằm phơi bày rằng, những đảm bảo hỗ trợ quân sự của Liên Xô với Việt Nam là lừa gạt. Phơi bày nó ra ánh sáng, chính sách của Bắc Kinh thực tế là một thành công ngoại giao, kể từ khi Moskva không tích cực can thiệp, vì vậy cũng cho thấy những hạn chế thực tế của hiệp ước quân sự Xô – Việt … Trung Quốc đã giành được một thắng lợi chiến lược bằng cách giảm thiểu khả năng tương lai của một cuộc chiến hai mặt trận chống lại Liên Xô và Việt Nam.[24] Đánh Việt Nam là nước cờ giải tỏa mối lo sợ vĩnh cửu về một sự bao vây chiến lược với Trung Quốc.

Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ khẳng định được với Mỹ không sợ Liên Xô, sẵn sàng đoạn tuyện với hệ thống XHCN, hợp tác chặt chẽ với Mỹ chống Liên Xô. Đánh Việt Nam là một món quà cho Mỹ, mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ.[25]

Mục tiêu quân sự: tiêu diệt một bộ phận chính quy của Việt Nam, kéo các sư đoàn chủ lực của Việt Nam từ Campuchia về vào các “cối xay thịt” để trừng phạt. Cuộc tấn công cũng để làm sáng tỏ nhu cầu hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Mục tiêu kinh tế: làm kiệt quệ kinh tế Việt Nam, buộc phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mục tiêu đối nội: Tấn công Việt Nam để chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi tình trạng đấu đá nội bộ Trung Quốc, tạo cơ hội thúc đẩy 4 hiện đại hóa trong đó hiện đại hóa quân đội là quan trọng, Đối với cá nhân ông Đặng Tiểu Bình, đánh Việt Nam là cách để củng cố quyền lực mới giành lại trong nội bộ Trung Quốc. Bề ngoài đây là cuộc chiến tranh giữa hai nước láng giềng nhưng bên trong nó còn phản ánh cuộc đấu tranh nội bộ, tranh chấp phức tạp giữa lợi ích quốc gia và ý thức hệ. Theo Thẩm Thính Tuyết,[26] Đặng Tiểu Bình đưa ra ba nguyên nhân đánh Việt Nam: Một là, để xây dựng một Mặt trận quốc tế thống nhất chống Liên Xô. Hai là, để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc. Ba là, để thử nghiệm sức chiến đấu của Giải phóng quân vốn đã rệu rã sau 10 năm trải qua Đại cách mạng văn hóa (1966-1976).

Tổng kết các nhận định trái chiều trên có thể thấy về thực chất, đây là cuộc chiến nhằm hợp pháp hóa tranh chấp lãnh thổ biên giới, và nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích quốc gia và chiến lược quốc tế của Bắc Kinh.

Nếu so sánh xung đột biên giới Việt-Trung 1979 với chiến tranh biên giới Xô – Trung 1969 ta thấy có những điểm khá tương đồng. Xung đột tháng 3 năm 1969 là cần thiết với Chủ tịch Mao Trạch Đông khi ông tỏ rõ ý định đoạn tuyện hẳn với Liên Xô, tìm cách ve vãn Mỹ và đồng minh, củng cố ưu thế lãnh đạo trước Đại hội IX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 4 năm 1969, đồng thời sử dụng xung đột để tác động tới Đại Cách mạng Văn hóa trong nội địa. Kết quả cuối cùng của biến cố 1969 chính là sự bắt tay Mỹ-Trung tại Thượng Hải 3 năm sau. Cuộc chiến biên giới Việt – Trung cho Đặng Tiểu Bình cơ hội thu hút đầu tư Hoa Kỳ, hiện đại hóa quân đội và củng cố quyền lực trong nước. Kết quả sau chiến tranh là sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Mỹ và Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô. Trong cả hai sự kiện này Trung Quốc đều tuyên truyền chỉ có tính “tự vệ” song thực tế là bên chủ động nổ súng tấn công trước, kết thúc trong thời gian ngắn đủ để có được kết quả chính trị. Trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, mục tiêu quan trọng nhất là hợp thức hóa các khu vực tranh chấp biên giới và nếu có thời cơ mới tiến sâu. Điều này lý giải, Trung Quốc chủ động rút quân ngày 5/3/1979 trước khi Việt Nam điều đủ lực lượng tinh nhuệ lên biên giới và tổng động viên cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược.

Mục tiêu của Việt Nam

Về phía Việt Nam, mục tiêu cao nhất là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, tính độc lập trong đường lối đối ngoại. Mục tiêu này thể hiện rõ trong Tuyên bố đáp lại của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 18/2/1979: “Trung Quốc đã mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược trên suốt chiều dài biên giới của nước ta. Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, những kẻ cầm quyền Trung Quốc đã động viên một lực lượng vũ trang lớn lao gồm cả lính bộ binh, pháo binh và lực lượng xe bọc sắt mở ra một cuộc chiến xâm lược vào lãnh thổ nước ta dọc theo biên giới từ Phong Thổ và Lai Châu đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Chúng dùng pháo binh tầm xa bắn bừa bãi vào các thành phố, thị trấn, các khu dân cư và làng xã đông đúc nhằm mở đường cho các đơn vị xe bọc sắt và bộ binh để mở những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ nước ta. …Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã bắt đầu. Các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc các vùng biên giới đang gìn giữ truyền thống anh hùng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc từ ngay trận đánh đầu tiên trên tuyến đầu của tổ quốc”.

Các mục tiêu chiến lược của Việt Nam, trong khi it được nghiên cứu và phát biểu hơn, có thể gồm:

    • Bảo vệ biên giới lãnh thổ phía Bắc.
    • Tiếp tục giúp đỡ Campuchia truy quét Pol Pot và bảo vệ biên giới Tây Nam.
    • Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới chống sự xâm lược của Trung Quốc.
    • Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô theo các nghĩa vụ cam kết của Hiệp ước Việt-Xô 1978 ở mức có thể (các cố vấn, tái tiếp tế các vũ khí then chốt, và sự hiện diện của hải quân) mà không làm khó cho Liên Xô về khả năng can thiệp quân sự trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh quy mô lớn.
    • Đánh bại về mặt chiến thuật lực lượng của Trung Quốc mà vẫn bảo toàn được các lực lượng chính quy, không phải rút quân từ Campuchia hay phải tổng động viên sâu rộng, gây tốn kém.[27]

Cuộc chiến 1979 được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau tùy theo diễn biến và mục tiêu phía Trung Quốc đặt ra. Lúc đầu nó được gọi là cuộc chiến ‘dạy cho Việt Nam một bài học”, là “phản kích tự vệ”, sau đó lại đổi thành “đánh trả”, dù nghĩa đó dùng cho phía Việt Nam mới tương xứng. Việt Nam xác định Trung Quốc “phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1000 km”.[28] Phương Tây gọi nó là cuộc chiến giữa những người anh em đỏ. Song cái tên đúng nghĩa về cả không gian và thời gian của cuộc chiến  vẫn là chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Cuộc chiến này được Trung Quốc coi là “phản kích tự vệ” các hành động xâm lược của Việt Nam, một nước có diện tích, số dân và tiềm lực kinh tế nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục, hàng trăm lần. Cuộc chiến 1979 xảy ra ngay sau khi Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia để thực hiện quyền tự vệ chính đáng và cứu dân tộc anh em khỏi họa diệt chủng. Phía Trung Quốc hoàn toàn chủ động lựa chọn thời điểm tấn công, quy mô chiến tranh và chỉ phải đối phó với lực lượng dân quân du lích của Việt Nam trong khi quân chính quy Việt Nam còn ở phía Nam. Trên góc độ chính trị, quân sự, rõ ràng Việt Nam không có lý do gì để “xâm lược Trung Quốc”, tự tạo ra thế bị ép hai mặt, khó tránh khỏi diệt vong.

Phía Việt Nam cho rằng đây là một cuộc xâm lược, sử dụng lực lượng lớn quân vũ trang chính quy, vào sâu lãnh thổ Việt Nam hàng chục km. Cuộc chiến đấu của Việt Nam thực sự là cuộc chiến tranh vệ quốc, thực hiện quyền tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Đó cũng là suy nghĩ, đánh giá chung của đa số các bình luận quốc tế.

Nhà phân tích quân sự người Anh – Thiếu Tướng Shelford Bidwell, chỉ ra “mô hình dạy một bài học” của Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng trong cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ 33 ngày năm 1962.  “Cuộc động binh này được thiết kế bề ngoài để dạy cho Ấn Độ một bài học cho sự ủng hộ được thấy rõ của Ấn Độ dành cho Dalai Lama và cuộc kháng chiến của Tây Tạng. Cuộc tranh chấp biên giới đã là một duyên cớ thuận tiện được khai thác bởi phía Trung Quốc để phóng ra một cuộc xâm lăng đột ngột và chóng vánh (đã làm cho Ấn Độ hoàn toàn bị bất ngờ), gây ra một sự thất trận cục bộ đáng xấu hổ và sau đó thực hiện một màn triệt thoái đơn phương hào hiệp được sắp đặt để nhấn mạnh đến sự bất lực của quốc gia nạn nhân.  Cũng với cùng “mô hình dạy một bài học” này mà phía Trung Quốc đã quyết định làm lại đối với Việt Nam.  Bất hạnh thay hay nói cách khác, họ chung cuộc đã học được vài bài học quân sự cho chính họ — bài học đầu tiên trong đó là nhu cầu hiện đại hóa quân đội của họ”.[29] Gerald Segal  kết luận “những tính toán chính trị sai lầm đã cho thấy rằng các lãnh tụ Trung Quốc đã đặt chính họ vào thế khó khăn khi xây dựng một chiến lược trừng phạt Việt Nam mà không bao giờ có cơ hội thành công”.[30]

Hai lý do chính liên quan đến biên giới mà Trung Quốc đưa ra trong thông cáo chiến tranh (vi phạm biên giới và bài xích người Hoa) để biện minh cho hành động phản kích tự vệ đều khó thuyết phục.

Giữa các nước láng giềng có biên giới chung thì những tranh cãi về biên giới lãnh thổ là khó tránh khỏi. Các tranh chấp biên giới này, theo luật quốc tế,  hoàn toàn có thể giải quyết hòa bình thông qua thương lượng đàm phán mà không cần tới sử dụng vũ lực, sử dụng chiến tranh. Trung Quốc đã đưa quân vượt biên giới đánh sang đất Việt Nam thì không thể gọi là “phản kích tự vệ”. Sự kiện này phải được xem xét theo đúng định nghĩa “xâm lược” trong luật quốc tế.

Ý đồ đã được tuyên bố của Trung Quốc là “dạy cho Việt Nam bài học” đã biến mục tiêu hàng đầu của cuộc chiến tranh thành một “hành động nước lớn tự cho mình quyền bắt nạt nước bé”, một “hành động trả thù vô cớ”, một điều đi ngược với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của luật quốc tế, vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng như 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc vẫn được coi là một bên sáng lập. NCLS



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
[24.07.2024 18:44]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [NEW]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [NEW]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
Cựu tổng thống Trump bị mưu sát bắn trúng mang tai bị thương thủng lổ tai khi đang tranh cử ở Philadelphia [Đã đọc: 361 lần]
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng [Đã đọc: 329 lần]
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ [Đã đọc: 328 lần]
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ [Đã đọc: 321 lần]
[Đã đọc: 308 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 273 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 249 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 248 lần]
Ukraine bắt đầu tổng phản công đánh Nga cứu nước [Đã đọc: 245 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 198 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.