Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Tổng thống Joe Biden ra lệnh chống kỳ thị người Mỹ gốc Á thời dịch Covid-19 nhưng đa số người VN tại Mỹ thích Trump hơn
28.01.2021


GIA TUẤN (PV THƯỜNG TRÚ TẠI MỸ)
28-01-2021 07:36
Kinhtedothi - Tổng thống Joe Biden ngày 27/1 (theo giờ Washington) vừa ký sắc lệnh chỉ thị các cơ quan chính quyền liên bang, phải ngăn chặn tình trạng kỳ thị nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như người gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI) trước sự gia tăng phân biệt chủng

Nguyên nhân kỳ thị được lý giải do các sắc dân khác cho rằng virus Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những người phản đối việc này nhận định bệnh tật không có quốc tịch và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt tên Covid-19 để không tạo tiếng xấu cho một vùng hay một chủng tộc nào.

Biện pháp của Chính phủ mới ở Mỹ được thực thi trong bối cảnh có sự gia tăng về tình trạng thù hận chủng tộc thời gian qua.

Bản ghi nhớ có đoạn nêu rõ, trong đại dịch bệnh Covid-19, những luận điệu mang tính chất kích động và bài ngoại đã đặt những cá nhân, gia đình và doanh nghiệp của cộng đồng người Mỹ gốc Á và quốc đảo Thái Bình Dương vào rủi ro. Chính phủ Liên bang phải thừa nhận rằng họ đã đóng một vai trò trong việc thúc đẩy những quan điểm bài ngoại này thông qua các hành động của một số nhà lãnh đạo chính trị, bao gồm cả việc viện dẫn vị trí địa lý xuất phát của dịch bệnh Covid-19. Những tuyên bố như vậy đã gây ra nỗi sợ hãi vô căn cứ và kéo dài sự kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á và quốc đảo Thái Bình Dương, góp phần làm tăng tỷ lệ bắt nạt, quấy rối và tội ác thù địch chống lại họ.

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng sau khi ký bản ghi nhớ, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh:

“Hôm nay, tôi chỉ đạo các cơ quan thuộc chính quyền liên bang phải chống lại tình trạng kỳ thị chủng tộc, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Á và các quốc đảo Thái Bình Dương, vốn tăng vọt trong thời đại dịch này. Đây là điều không thể chấp nhận được và đi ngược lại tinh thần của nước Mỹ. Tôi yêu cầu Bộ Tư pháp tăng cường hợp tác với cộng đồng người Mỹ gốc Á và quốc đảo Thái Bình Dương để ngăn ngừa hình thức tội phạm đó. Tôi cũng yêu cầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đề ra các biện pháp đối phó tình trạng này trong hoàn cảnh dịch Covid-19 hiện tại”./.

Trong bài phát biểu tại Nhà trắng, Tổng thống Biden nói: “Hôm nay, tôi yêu cầu Bộ Tư Pháp tăng cường hợp tác với cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương để ngăn ngừa hình thức tấn công kỳ thị chủng tộc đó. Đây là điều không thể chấp nhận được và ngược lại tinh thần của nước Mỹ. Tôi cũng yêu cầu Bộ Y tế và Xã hội đưa ra biện pháp đối phó tình trạng này trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay”.Theo một bản báo cáo do Liên hiệp quốc đưa ra hồi tháng 10/2020, sự thù hằn chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Á đã lên đến mức báo động. Bản báo cáo nêu lên hơn 1.800 vụ nhắm vào người Mỹ gốc châu Á trong thời gian từ tháng 3 cho tới tháng 5/2020.Tổ chức “Stop AAPI Hate” - một liên minh được thành lập vào tháng 3/2020, để đối phó với sự gia tăng về tội ác do thù hằn chủng tộc trong thời đại dịch, hoan nghênh sắc lệnh này và nói đây là một điều tốt lành cho người Mỹ gốc Á, đồng thời cũng kêu gọi Chính phủ mở rộng việc bảo vệ dân quyền.Động thái này của Tổng thống Joe Biden được đông đảo sắc dân có nguồn gốc châu Á ủng hộ mạnh mẽ. Trước đó, trong cuộc thăm dò dư luận của AAPI Civic Engagement Fund (AAPI-CEF) vào đợt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, có 61% người Mỹ gốc Việt đã bầu cho ông Biden và 36% bầu cho ông Trump. Tỷ lệ này so với người Mỹ gốc Á nói chung là 68% - 30%. Nhóm người gốc Trung Quốc bỏ phiếu cho Biden cao nhất với tỷ lệ 72%, tiếp theo là người gốc Hàn Quốc với 71% và người gốc Ấn Độ là 70%. Tỷ lệ người gốc Ấn Độ ủng hộ đảng Dân chủ lâu nay vẫn ở mức cao.

Y bác sĩ gốc Á trước nỗi lo bị kỳ thị ở Mỹ

Cộng đồng y bác sĩ Mỹ gốc Á nói chung và gốc Việt tại Mỹ nói riêng phải đối mặt tình trạng bị kỳ thị chủng tộc và áp lực công việc gia tăng trong đại dịch Covid-19.
Nhân viên y tế bên ngoài một bệnh viện ở TP.New York (Mỹ)       /// Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế bên ngoài một bệnh viện ở TP.New York (Mỹ)
ẢNH: REUTERS
“Những người gốc Á đại diện 6% dân số Mỹ và 18% bác sĩ, 10% điều dưỡng trên toàn quốc. Thật đau lòng khi ngày càng có nhiều vụ phân biệt đối xử chống lại nhân viên y tế gốc Á”, bác sĩ Lan Chi Vo, đại diện của Hội đồng Các bác sĩ khoa tâm thần người Mỹ gốc Á thuộc Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA), viết trong bài bình luận trên trang Philly Voice.
Y bác sĩ gốc Á trước nỗi lo bị kỳ thị ở Mỹ

Cô Hien Tran, điều dưỡng tại Bệnh viện Memorial Health ở TP.Lufkin (bang Texas, Mỹ)

ẢNH: NVCC

“Bác sĩ đến từ đâu?”

Trong khi các nhân viên y tế gốc Á mạo hiểm sức khỏe của mình trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, một số bệnh nhân mang tư tưởng kỳ thị hỏi: “Bác sĩ đến từ đâu?”. “Một số bệnh nhân còn yêu cầu bệnh viện phải đảm bảo nhân viên y tế chăm sóc cho họ không phải người gốc Á hoặc Trung Quốc”, bác sĩ Lan Chi Vo cho hay.
Gần đây, APA cùng với gần 50 tổ chức khoa học khác gửi thư chung lên quốc hội Mỹ, lên án tình trạng phân biệt chủng tộc và đề nghị tăng cường hỗ trợ các y bác sĩ gốc Á. Bên cạnh đó, giới nghị sĩ ở Hạ viện và Thượng viện đã đưa ra các nghị quyết nhằm lên án tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại cộng đồng người gốc Á. Nghị quyết 908 và 580 gần đây kêu gọi cơ quan thực thi pháp luật điều tra và theo dõi tất cả báo cáo đáng tin cậy về tội ác vì thù ghét và mối đe dọa chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Làn sóng kỳ thị người gốc Á gia tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp nước Mỹ. Hồi giữa tháng 3, một thanh niên 19 tuổi dùng dao đâm một gia đình người Mỹ gốc Myanmar, bao gồm hai đứa trẻ 2 tuổi và 6 tuổi, tại một nhà hàng ở bang Texas vì cho rằng họ là người Trung Quốc và lây nhiễm vi rút gây Covid-19 cho mọi người.
Báo cáo của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) xem vụ tấn công này là tội ác vì thù ghét và cảnh báo tình trạng gia tăng những vụ tấn công chống lại người gốc Á, bao gồm người gốc Việt. Hơn 1.900 vụ tấn công, nhục mạ người châu Á được trình báo trên trang theo dõi trực tuyến Stop AAPI Hate thuộc các tổ chức bảo vệ quyền lợi người Mỹ gốc Á. Những vụ hành hung thân thể và vi phạm quyền công dân, chẳng hạn như phân biệt đối xử tại nơi làm việc, lần lượt chiếm 8,1% và 8,8% tổng số vụ. Những người cao tuổi dễ bị tổn thương nhất, chiếm 7,8%, theo Stop AAPI Hate.

Áp lực công việc mùa dịch

Các điều dưỡng Mỹ gốc Việt chịu nhiều áp lực trong đại dịch, phải chăm sóc cho bệnh nhân chuyên khoa lẫn Covid-19.
Trả lời Thanh Niên, nam điều dưỡng Jason Nguyen tại khoa nội và ung bướu của một bệnh viện ở bang Montana cho biết: “Bệnh viện đang thiếu điều dưỡng do số bệnh nhân tăng đột biến. Không như các cơ sở y tế khác, chúng tôi không chỉ tập trung cho bệnh nhân Covid-19 mà vẫn phải điều trị các bệnh nhân khác”. Do đó, anh Nguyen vừa làm việc tại khoa và kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
“Tôi có nắm thông tin nhưng may mắn là chưa chứng kiến trường hợp bệnh nhân kỳ thị y bác sĩ gốc Á nào”, anh Nguyen nói. Tương tự, cô Hien Tran, điều dưỡng tại Bệnh viện Memorial Health ở TP.Lufkin (bang Texas) cho Thanh Niên biết: “Tôi cũng chưa đối mặt hay chứng kiến trường hợp bị kỳ thị vì tưởng nhầm là người Trung Quốc, nhưng cảm thấy bất bình trước tình trạng này ở những nơi khác”.
Cô Tran được điều sang làm việc cho phòng cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 kể từ tháng 3. “Cũng có thể là khi vào phòng, các điều dưỡng như tôi phải đeo khẩu trang N95 và quần áo bảo hộ trùm kín toàn thân nên bệnh nhân cũng khó biết tôi là người gốc Á hay ở đâu”, cô Tran nói. Điều dưỡng gốc Việt này cũng gọi vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ giống như “chuyện ngàn lẻ một đêm” mãi chưa có hồi kết.
Chia sẻ về công việc trong đại dịch Covid-19, cô Tran cho hay ban đầu cô rất căng thẳng và lo lắng cho gia đình với hai con nhỏ (1 tuổi và 3 tuổi). “Dù bệnh viện cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ nhưng tôi lo ngại mắc Covid-19 và lây nhiễm cho các con”, cô Tran chia sẻ.
Không chỉ căng thẳng trong công việc, cô Tran cùng các y bác sĩ khác còn phải chứng kiến những bệnh nhân Covid-19 qua đời. “Một số bệnh nhân Covid-19 mất khi còn quá trẻ, bệnh nhân trẻ nhất của tôi tử vong khi mới 26 tuổi”, cô Tran nói.


Có phải Trump ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng

Giả định: Một số người Mỹ tin rằng Trump giúp những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng bằng cách cổ xuý kỳ thị chủng tộc trong nước và từ chối lên án các lãnh đạo và tổ chức theo chủ nghĩa này.

Thẩm định: Giả định này PHẦN LỚN LÀ ĐÚNG. Trump nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng như Ku Klux Klan (đảng KKK) và Proud Boys. Mặc dù Trump đã chỉ trích các tổ chức này, ông chỉ lên tiếng khi gặp áp lực từ nhiều phía. Ngoài ra, Trump cũng tỏ ra khoan dung với các tổ chức chủ nghĩa da trắng thượng đẳng thông qua các phát biểu trước công chúng và tài khoản Twitter. Ông đã từng đăng lại trên Twitter đoạn ghi hình một người đàn ông hô hào “sức mạnh da trắng.”


Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là niềm tin rằng chủng tộc da trắng vốn dĩ có ưu thế hơn các chủng tộc khác và nên có quyền lực hơn cả. Tháng 10/2020, Bộ an ninh Nội địa (DHS) đã xác nhận những phần tử cực đoan theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là “mối đe doạ dai dẳng và có nguy cơ gây chết người nhất khi nói về các thành phần cực đoan bạo lực trong nước.” DHS báo cáo rằng, tính từ 2018, những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công trong nước Mỹ hơn bất kỳ một phong trào cực đoan bạo lực nào khác.

Mối quan hệ của Trump với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã được báo chí đăng tải rộng rãi trong suốt sự nghiệp và nhiệm kỳ tổng thống của ông. Bất chấp những chỉ trích liên tục về sự gần gũi giữa ông và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, Trump vẫn tiếp tục mở đường cho những kẻ kỳ thị chủng tộc này. Gần đây nhất, Trump từ chối lên án nhóm Proud Boys, một nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng cổ xúy bạo lực, trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ngày 29 tháng 2020, Trump kêu gọi họ “hãy lùi lại và sẵn sàng,” một thông điệp mà nhóm Proud Boys hiểu là có ý ủng hộ và đã lấy làm khẩu hiệu

Sau khi nhận được sự phê bình gay gắt từ cả phía Dân Chủ và Cộng Hoà, hai ngày sau, Trump đã rút lại những lời nói của mình trong cuộc tranh luận và lên án hai nhóm da trắng cực đoan Ku Klux Klan và Proud Boys.

Mặc dù Trump đôi khi chỉ trích các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, các ghi chép cho thấy hành vi này của Trump đi theo một kiểu luận điệu là lúc đầu thì từ chối lên án các nhóm này rồi sau đó lên án khi đối giới truyền thông phản ứng dữ dội. Trump cũng liên tục không công nhận chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là một mối đe dọa quốc gia.

Một số ví dụ gần đây giữa Trump và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng:

  • Tháng 2/2016: Khi được yêu cầu tố cáo một người ủng hộ mình là David Duke, lãnh đạo của nhóm KKKTrump đã từ chối và nói rằng ông “không hề biết gì về [Duke].” Điều này là sai. Trump có biết về lịch sử kỳ thị chủng tộc của Duke, bởi năm 2000 chính Trump đã gọi Duke là “một kẻ cố chấp, phân biệt chủng tộc, rắc rối.” Nhưng năm 2016, Trump vẫn không lên án Duke.
  • Tháng 11/2016: Trump thuê Steve Bannon làm tham mưu trưởng, một quyết định được đông đảo các lãnh đạo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, trong đó có Duke, tán dương và ủng hộ. Họ cho rằng Bannon sẽ giúp vận động cho các chính sách chống nhập cư của họ. 
  • Tháng 3/2019: Một kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã bắn chết 51 người trong một thánh đường ở New Zealand. Tay súng gọi Trump là “một biểu tượng cho bản sắc da trắng được hồi sinh và mục đích chung mới.” Trump đã từng đưa ra những bình luận xúc phạm người Hồi giáo và tìm cách cấm người nhập cư từ các quốc gia có phần đông dân số theo đạo Hồi. Khi được hỏi rằng liệu Trump có coi chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là một mối đe dọa, ông trả lời, “Không hẳn. Tôi nghĩ họ chỉ là một nhóm nhỏ những người có vấn đề rất rất nghiêm trọng. Đó chắc chắn là một điều tồi tệ.”

Kết luận: Giả định rằng Trump dung thứ cho những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng được thẩm định PHẦN LỚN LÀ ĐÚNG. Tuy Trump không công khai ủng hộ các nhóm chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, ông thường chậm chạp trong việc chỉ trích trực tiếp nhóm người này, thậm chí xu nịnh họ, chẳng hạn như khi đăng lại trên Twitter đoạn video một người đàn ông hô vang “sức mạnh da trắng.” Trump tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo da trắng cực đoan mà không lên án họ, mặc dù Bộ An ninh Nội địa đã gọi các nhóm này là “mối đe doạ dai dẳng và có nguy cơ gây chết người nhất” ở Hoa Kỳ.

Ứng cử viên dân biểu Cộng Hòa chỉ trích TT Trump kỳ thị người Châu Á


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8066

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca