Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24721010

 
Góc thư giãn 29.03.2024 01:50
Hiểm họa TQ
01.06.2008 13:48

RFI - Thứ năm, ngày 29 tháng năm năm 2008
CHÂU Á: Sự vươn lên về quân sự của Trung Quốc gây lo ngại
MỤC : MỖI NGÀY MỘT SỰ KIỆN

Các thách thức đối với sự ổn định tại châu Á Thái Bình Dương, tranh chấp trên biển ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, phải chăng trong khu vực đang có một cuộc chạy đua võ trang ? Trên đây là một số chủ đề sẽ được Diễn đàn mang tên Đối thoại Sangri-La (Shangri-La Dialogue) thảo luận trong ba ngày, kể từ ngày mai, 30/05/2008 tại Singapore.

Cuộc đối thoại Shangri-La hàng năm tập hợp quan chức quốc phòng cao cấp, kể cả bộ trưởng, đến từ 27 nước chủ yếu ở vùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là để thảo luận về các vấn đề an ninh quốc phòng đáng quan tâm trong khu vực.

Dù không nói ra một cách rõ ràng, nhưng các chủ đề thảo luận năm nay tại cuộc đối thoại Shangri-La đã nêu bật mối ưu tư của châu Á hiện nay về đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc, được cho là đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ, cường quốc quân sự số một tại vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tiết lộ vào tháng tư vừa qua của Tạp chí Quốc phòng Jane's Intelligence Review về căn cứ hải quân Tam Á mà Trung Quốc đã âm thầm cho xây dựng ở cực nam đảo Hải Nam đã gây lo ngại không ít cho các nước ở châu Á Thái Bình Dương, nhất là các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Với khả năng chứa đến 20 tầu ngầm nguyên tử, trong đó có loại tối tân nhất có khả năng phóng tên lửa mang theo nhiều đấu đạn hạt nhân, với bến cảng có thể làm chỗ đậu cho cả hàng không mẫu hạm, căn cứ này sẽ trở thành tiền đồn lý tưởng, giúp Bắc Kinh dễ dàng tung lực lượng hùng hậu đến những chiến trường xa xôi mà không sợ bị cắt đường tiếp liệu hậu cần như hiện nay. Căn cứ này còn cho phép hải quân Trung Quốc mở rộng địa bàn hoạt động xuống đến tận eo biển Malacca, thậm chí qua cả Ấn Độ Dương và khống chế các tuyến hàng hải thiết yếu cho các nước Đông Á và Đông Nam Á khác khi cần thiết. Chính các khả năng tiềm tàng nói trên đã khiến các nước trong vùng lo ngại. Nếu khối ASEAN, với thái độ thận trọng cố hữu, không lên tiếng công khai, thì Án Độ, cường quốc ở vùng Nam Á hay Hoa Kỳ đã có phản ứng.

Theo tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc Sureesh Mehta, việc căn cứ Tam Á chứa đến hàng chục tàu ngầm nguyên tử là một sự kiện đáng lo vì loại tàu này có tầm hoạt động từ 7000 đến 15000 cây số. Ấn Độ không muốn phải đối phó với sự hiện diện của một khối lượng lớn tầu ngầm nguyên tử bên cạnh mình. Về phần mình, đô đốc Keating, tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Á đã nhấn mạnh đến quyết tâm của Hoa Kỳ duy trì vai trò hàng đầu của mình tại vùng Thái Bình Dương. Theo ông, Bắc Kinh chắc chắn sẽ thất bại nếu tranh đua với Washington về mặt quân sự. Tiết lộ về căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc đã nối tiếp theo một loạt thông tin khác về đà tăng cường tiềm năng quân sự của Trung Quốc. Trong bản báo cáo thường niên gởi Quốc hội, bộ Quốc phòng Mỹ đã báo động về việc Bắc Kinh phát triển các loại tên lửa có khả năng tấn công chiến hạm của Mỹ ngay trên biển khơi, các loại hỏa tiễn liên lục địa cũng như vũ khí bắn vệ tinh.

Trong tình hình tiềm lực quân sự của Bắc Kinh ngày càng gia tăng, vấn đề đối với Washington là làm sao tái khẳng đinh vai trò hàng đầu của mình tại châu Á, đặc biệt là trấn an các đồng minh đang lo ngại bị Hoa Kỳ lơ là. Đó sẽ là một trong nhưng mục tiêu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần này. Tại Singapore, ông Gates sẽ nhấn mạnh đến sự hiện diện bền vững của Hoa Kỳ tại châu Á, bất luận ai sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới đây. Trọng Nghĩa

Một máy bay lên thẳng của Trung Quốc bị mất tích

Liên quan đến hoạt động cứu trợ các nạn nhân của vụ động đất lịch sử ở Trung Quốc, ngày 31/5, một máy bay quân sự tham gia hoạt động cứu nạn ở tỉnh Tứ Xuyên đã mất liên lạc với trung tâm chỉ huy mặt đất.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã chỉ thị triển khai ngay công tác tìm kiếm chiếc máy bay này, và lệnh cho Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Quách Bá Hùng tới khu vực động đất, trực tiếp chỉ đạo hoạt động tìm kiếm.

Ông Quách Bá Hùng ngay lập tức lên đường đến Tứ Xuyên, và khu vực chỉ huy quân sự Chengdu để chỉ đạo hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đối với chiếc máy bay gặp nạn.

Chiếc máy bay lên thẳng nói trên mất tích khi đang hoạt động ở khu vực thị trấn Ánh Tú thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc xác nhận, chiếc máy bay Mi-171, do Nga sản xuất, lúc gặp nạn đang chuyên chở 4 thành viên phi hành đoàn 10 nạn nhân bị thương trong trận động đất. Chiếc máy bay được xác nhận bị rơi lúc 14 giờ 56 phút (theo giờ địa phương), sau khi chuyên chở các chuyên gia y tế đến vùng động đất làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do máy bay gặp phải gió giật quá mạnh và sương mù khiến nó mất phương hướng.

Thông tin mới nhất cho biết, công tác tái thiết khu vực động đất đang được đẩy nhanh tiến độ. Ngày 31/5, Chính phủ Trung Quốc ra quyết định ưu tiên cung cấp than, dầu cho những địa phương nằm gần khu vực động đất để tăng công suất các nhà máy điện, từ đó cung cấp điện cho những vùng bị thiệt hại nặng. Ngoài nhiên liệu, lương thực cũng tiếp tục được các tỉnh lân cận tiếp tế cho người dân Tứ Xuyên.

Ở Trung Quốc cũng như tỉnh Tứ Xuyên, than là nhiên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện. Sau trận động đất 8 độ richter 12/5, hoạt động khai thác than ở khu vực xảy ra động đất đều phải tạm dừng, khiến các nhà máy điện trong vùng thiếu nhiên liệu.

Để đẩy nhanh công tác tái thiết, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia (CNPC) phối hợp với nhà máy lọc dầu Sinopec đảm bảo nguồn cung. Nhà máy Sinopec đã cam kết giảm xuất khẩu trong quý 3 năm nay do nhu cầu trong nước tăng mạnh sau trận động đất.

Bản Kiến Nghị Ngỏ (v/v Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa)

BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ

Kính gửi:
- Các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các thành viên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Kính thưa các Cụ và các Quí vị,

Thế là đã hơn ba tháng kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2007 khi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Chính phủ của Trung Quốc) ký quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa, trong đó lại bao gồm cả hai quần đảo máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động ngang ngược này của Trung Quốc rõ ràng đã coi khinh tình hữu nghị mà Việt nam chúng ta đã nỗ lực khôi phục và vun đắp trở lại trong suốt hơn một thập kỷ qua. Sự kiện này đã làm cho nhiều người Việt Nam chúng ta khi biết tin hết sức bức xúc, phẫn nộ và đau xót. Không kể gái trai, già trẻ, địa vị, chính kiến đã có nhiều tiếng nói cá nhân, nhiều cuộc biểu tỏ tập thể công khai đã vang lên từ khắp nơi, trên mạng Internet, báo chí, trên đường phố, trong và ngoài nước, cùng tỏ rõ nỗi xót xa, đau thương, phẫn uất khi một phần da thịt của Tổ Quốc bị cướp mất. Các tiếng nói tuy có thâm trầm khác nhau, nhưng tất cả đều đã thể hiện sự phẫn nộ với sự bành trướng của nước láng giềng, sự đồng lòng quyết bảo vệ Non Sông, Tổ Quốc khi bị lâm nguy. Song, tất cả những tiếng nói đó mới chỉ thấy vang lên từ Nhân Dân đại chúng và một số đoàn thể nghề nghiệp, tổ chức có tính chất địa phương. Rất tiếc và rất khó hiểu, cho đến nay tất cả các vị lãnh đạo cao cấp và các cơ quan cao cấp nhất trong hệ thống lãnh đạo, quản lý đất nước từ Quốc hội, Chính phủ,…đều chưa bày tỏ thái độ một cách chính thức và rõ ràng đối với vấn đề Tổ Quốc đã bị Trung Quốc xâm lấn và tuyên bố thôn tính.

Ý đồ của Trung Quốc rắp tâm xâm lấn, thôn tính dần đảo, biển, tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam chúng ta là điều đã rõ ràng và có hệ thống. Năm 1956 Trung Quốc đưa quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Ngày 04/09/1958 Chính phủ Trung Quốc công bố quyết định nới rộng địa phận lãnh hải thêm 12 hải lý trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Từ ngày 17 đến 19/01/1974 hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, giết chết 58 binh sĩ Việt Nam. Tháng 04/1979 tàu hải quân Trung Quốc đánh đuổi tàu hải quân Việt Nam đang ở vùng biển Hoàng Sa. Tháng 10/1987 hải quân Trung Quốc tập trận lớn ở vùng đảo Trường Sa. Tháng 03/1988 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm giữ 06 điểm trên quần đảo Trường Sa, giết chết 74 binh sĩ Việt Nam. Năm 1989 hải quân Trung Quốc chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa. Ngày 25/02/1992 Trung Quốc công bố đạo luật về lãnh hải, xác định chủ quyền đối với toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 05/1992 Trung Quốc cho công ty Crestone thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, cạnh mỏ dầu Đại Hùng. Tháng 07/1992 hải quân Trung Quốc chiếm đóng thêm một số hòn đảo Trường Sa để hỗ trợ công ty Crestone. Năm 1993 một cuốn sách xuất bản tại Trung Quốc đã công bố chiến lược “ nhanh chóng…đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa ( tức Trường Sa của Việt Nam chúng ta)”. Năm 1994 Trung Quốc giành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long của Việt nam. Tháng 07/2006 Trung Quốc công bố “ bản đồ chuẩn” trên mạng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 04/2007 Trung Quốc cảnh báo Việt Nam hợp tác với hãng BP và Conoco Phillips xây dựng đường ống dẫn khí trên biển Vũng Tàu, sau đó BP tuyên bố ngừng dự án. Ngày 10/08/2007 báo Trung Quốc China Daily đưa tin Trung Quốc tổ chức du lịch tới Hoàng Sa. Từ 16-23/11/2007 hải quân Trung Quốc tập trận lớn tại Hoàng Sa.Và ngày 02/12/2007 Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 2000 trở lại đây, hàng trăm ngư dân Việt Nam chúng ta đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, cướp bóc và bắn chết trên hải phận xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nguy hiểm tính mạng vẫn đang rình rập ngư dân các vùng Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa do phía Trung Quốc gây ra không thể kể xiết.

Trong khi đó, phía đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối khi được báo giới và dư luận hỏi đến. Mọi cơ quan được thiết lập làm đại diện cho quyền lực, ý chí của toàn dân Việt Nam (như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc ) đến nay vẫn im lặng!

Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là “những cuộc tụ tập không được phép”. Đặc biệt cần nhấn mạnh những nhân viên an ninh Bộ Công an đã có những hành xử thô bạo, sách nhiễu cuộc sống của những người biểu tình ôn hòa xiển dương lòng yêu Tổ Quốc Việt nam là những hành vi trái pháp luật, làm tổn thương truyền thống đoàn kết quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Những hành động ngày càng ngạo mạn của chính quyền Trung Quốc gần đây đối với Việt nam liệu có phải là hậu quả từ sự phản ứng quá nhún nhường của phía Việt Nam chúng ta? Việc ngăn cản nhân dân phản đối kẻ xâm lược lại càng làm cho dã tâm thôn tính của chính quyền bành trướng ngoại bang thêm táo tợn? Bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào cũng đều đang đau đớn với những câu hỏi này!

Trong khi đó chỉ bằng hai cuộc biểu tình của giới trẻ Việt nam trước đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 09 và 16 tháng 12 năm 2007 đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc phải xuống thang bằng việc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 19/12/2007 phải đưa ra việc phủ nhận về ý định thành lập thành phố Tam Sa.

Chúng tôi hiểu rằng, trước ý đồ thôn tính có hệ thống của chính quyền bành trướng ngoại bang to lớn ngay bên cạnh, những người lãnh đạo yêu nước sẽ phải thận trọng trong việc ứng phó và có thể không tránh được những trăn trở, bối rối, lo lắng. Nhưng kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo tiền nhân đã cho thấy, dù quân xâm lược có hung bạo đến mấy, sức nước có non yếu đến bao nhiêu, những trăn trở, lo sợ của người lãnh đạo cũng sẽ được nhân dân che chở, giải tỏa nếu người lãnh đạo giãi bày, hòa lòng cùng dân chúng. Cách đây 724 năm, Hội nghị do vua Trần Nhân Tông triệu tập ở điện Diên Hồng để bàn bạc công khai với các bô lão dân gian đã giúp triều đình nhà Trần có được quyết sách cương quyết, khôn khéo để bảo vệ lãnh thổ trước sức mạnh vũ bão của vó ngựa giặc Nguyên-Mông. “ Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng” ( trích Hịch Tướng sĩ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Chỉ cần thấy lại tâm tư này của giới lãnh đạo nhà Trần với quân dân nước Việt lúc đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao đất nước nhỏ bé, cô đơn của Việt Nam chúng ta cách đây hơn 700 năm đã đánh bại ba cuộc xâm lược liên tiếp của một đế quốc to lớn đã từng tung hoành khắp Âu-Á. Lùi xa thêm 200 năm nữa, vào năm 1084 ngay sau cuộc chiến với quân Tống, trong một lá thư gửi cho vua nhà Tống để đòi lại đất, vua Lý Nhân Tông đã viết: “ Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.” Tấm lòng thương nước của một vị vua đến như thế thì cũng không khó hiểu sau đó nước đại Tống phương Bắc đã phải trả lại đất cho nước Đại Việt vẫn còn vô cùng nhỏ bé của chúng ta khi đó.

Chúng tôi hiểu rằng, là người Việt Nam yêu nước và đặc biệt đang giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, sẽ không thể thờ ơ và yên lòng khi ngoại bang có hành vi ngang ngược thôn tính giang sơn gấm vóc do tổ tiên để lại. Nhưng lòng yêu Tổ Quốc và thái độ trước quân xâm lược của những người lãnh đạo một đất nước đã có truyền thống quật cường không nên và không thể biểu tỏ bằng sự im lặng quá lâu. Đây là một sự im lặng vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khích động thêm lòng ham muốn của chính quyền bành trướng ngoại bang và gây bất mãn, phẫn nộ to lớn trong dân chúng.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho thấy sẽ không có một lực lượng đơn lẻ, một chính quyền tách rời dân chúng nào có thể một mình chống trả được ý đồ thôn tính từ phương Bắc.

Lịch sử dân tộc cũng cho thấy không một nhà lãnh đạo đất nước, một chính quyền nào có thể chối bỏ được trách nhiệm to lớn nhưng đầy vinh dự trong việc nâng niu, kêu gọi lòng yêu nước, tập hợp sức mạnh trí tuệ, vật chất từ quần chúng trước hành vi xâm lăng của ngoại bang.

Công cuộc gìn giữ và bảo vệ non sông Tổ Quốc Việt Nam qua mấy ngàn năm luôn là một công việc trường kỳ, gian khó và phức tạp, nhưng để có giang sơn gấm vóc cho chúng ta như ngày hôm nay, các bậc tiền nhân lãnh đạo yêu nước đã luôn có chung một tấm lòng quảng đại gạt mọi sự khác biệt, hiềm khích riêng tư để cùng đồng lòng trên dưới như một, hòa lòng cùng với toàn dân để tạo thành khối sức mạnh to lớn đặng đưa Tổ Quốc vượt qua mọi thời khắc lâm nguy.

Thưa các Cụ, các Quí vị,

Việc nước không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng chờ đợi người khác làm trước thì có lẽ đất nước đã không còn đến ngày hôm nay. Vô cùng xúc động và hưởng ứng những cá nhân, đoàn thể khác đã lên tiếng, góp ý về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, chúng tôi, những người ký tên dưới đây xin kêu gọi các Cụ, các Quí vị hãy đồng lòng với chúng tôi để góp thêm tiếng nói cho công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên để lại, bằng những kiến nghị khẩn thiết sau đây:

  1. Yêu cầu Quốc hội – cơ quan đại diện lớn nhất của dân, Mặt trận Tổ quốc Việt nam – tổ chức chính trị tập hợp ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, Chính phủ - cơ quan điều hành quản lý đất nước, phải có ngay một tuyên bố rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và thái độ kiên quyết phản đối sự xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Tuyên bố này cần thiết để minh xác ý chí thống nhất giữa nhân dân và Nhà nước Việt Nam cùng đồng lòng trong việc bảo vệ đất nước, và xóa tan mọi âm mưu chia rẽ có thể của các thế lực bành trướng ngoại bang.
  2. Yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tập hợp, nghiên cứu các cứ liệu, giải pháp đề xuất của mọi người dân trong và ngoài nước về vấn đề đấu tranh, bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của Trung Quốc, để sớm có sách lược cụ thể công khai cho toàn dân tỏ rõ. ( đề nghị tham khảo tập sách “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành 02/2008)
  3. Kêu gọi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt nam với vai trò nắm quyền lãnh đạo đất nước hiện nay cần phải hết sức lắng nghe, trân trọng, đoàn kết với mọi cá nhân, lực lượng yêu nước của dân tộc trong việc bảo vệ và chấn hưng đất nước.
  4. Yêu cầu ông Bộ trưởng bộ Công an chỉ đạo dừng mọi hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với những người dân muốn thể hiện lòng yêu nước trong trật tự, ôn hòa tại nơi công cộng.
  5. Kêu gọi mọi người dân Việt Nam không kể trai gái, già trẻ, địa vị, chính kiến, cư trú trong hay ngoài nước hãy cùng đoàn kết một lòng để đóng góp trong sự nghiệp giữ gìn, đòi lại lãnh thổ và chấn hưng đất nước.

Xin kính gửi lời chào trân trọng tới các Cụ, các Quí vị và xin chân thành cảm ơn sự hưởng ứng, trợ giúp, đóng góp của các Cụ, các Quí vị trong thời gian tới.

Hà nội, ngày 23 tháng 04 năm 2008

Những người đã ký tên kiến nghị

  1. Trần Đức Quế - cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại quận Thanh Xuân – Hà nội.
  2. Nguyễn Gia Năng – cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại Giáp bát – Hà nội.
  3. Nguyễn Ngọc Nam – cựu giảng viên Đại học nông nghiệpI. Nhà D2 Thanh xuân – Hà nội.
  4. Phạm Văn Hiện – đại tá, cựu chánh văn phòng bộ phận B68, 90 Hoàng Đạo Thành – Hà nội.
  5. Vũ Thuần – 83 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập.
  6. Nguyễn Đức Thiệp – cựu chiến binh, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà nội.
  7. Nguyễn Minh Phục – cựu chiến binh, quận Hoàng Mai, Hà nội.
  8. Trần Bá – cựu chiến binh. Cư trú tại 53 Cầu gỗ - Hà nội.
  9. Lê Hữu Hà – lão thành cách mạng. quận Hoàn Kiễm HN
  10. Nguyễn Văn Bé – cán bộ tiền khởi nghĩa, cựu ủy viên thường trực ban liên lạc 23-10, huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
  11. Nguyễn Văn Tuyến – đại tá quân đội, 60 năm tuổi đảng cộng sản, 83 tuổi đời. Cư trú tại phòng 106 – C19 – Thanh Xuân bắc – Hà nội.
  12. Vũ Cao Quận : Số 7 ngõ 246B Đà Nẵng Hải Phòng
  13. Nguyễn Danh Chiêm : Lão thành CCB, 50 tuổi đảng, số 8G Trần Quang Khải. Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng Hải Phòng.
  14. Vũ Đức Tĩnh - Trung tá CCB , 40 tuổi đảng, Số 82 Trần Phú Hải Phòng .
  15. Phạm Trung Kiên - Số 18/21 Kỳ Đồng . Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng, HP
  16. Nguyễn Mạnh Sơn - 268 Lý Thường Kiệt Hải Phòng .
  17. Nguyễn Hữu Tiến - Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.
  18. Nhâm Thế Vinh - Số 7 ngõ 81 Ngô Gia Tự Hải Phòng .
  19. Nguyễn Xuân Nghĩa : Nhà văn, Số 826 Trường Chinh Hải Phòng.
  20. Nguyễn Cầm .- Cựu phó hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi, HN
  21. Nguyễn Đăng – cựu thiếu tá công an, 112 Chùa Bộc , Đống Đa, HN
  22. Cao Bát Chữ - ( em Cao văn Viên ) CCB – Đống Đa, HN
  23. Trần Lâm – Luật sư, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Hải Phòng
  24. Bùi Ngọc Tấn : Nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 10 Điện Biên Phủ, Hài Phòng
  25. Phạm Thanh Nghiên - Số 17 Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.
  26. Trần Đức Thạch – Quỳnh Lưu, Nghệ An, hội viên Hội Nhà văn Nghệ An
  27. Phạm Quế Dương – Đại tá quân đội, 37 Lý Nam Đế HN
  28. Nguyễn Thượng Long – Nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông
  29. Nguyễn Phương Anh – kỹ sư, giám dốc công ty TNHH Mùa Thu , Hà Nội
  30. Trần Nhơn - Cựu thứ trưởng Bộ Thủy lợi , đường Chùa Bộc, Đống Đa HN
  31. Nguyễn Thanh Giang – 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay. Trung Văn, Từ Liêm HN
  32. Huỳnh Nhật Hải : Nguyên phó Chủ tịch Thành phố Đà Lạt
  33. Huỳnh Nhật Tấn : Nguyên phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng.
  34. Mai Thái Lĩnh : Nhà giáo, nhà nghiên cứu, Đà Lạt.
  35. Tiêu Dao Bảo Cự : nhà văn. Đà Lạt
  36. Bùi Minh Quốc : nhà thơ. Đà Lạt
  37. Trần Minh Thảo : nhà giáo, hưu trí, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
  38. Hà Sĩ Phu : TS Sinh học.Đà Lạt
  39. Trần Khải Thanh Thủy – Nhà văn, Nhà báo, Gia Lâm Hà Nội
  40. Trần Anh Kim – nguyên Bí thư đảng ủy quân sự ban quân sự Thái Bình
  41. Nguyễn văn Túc – Cựu tinh nguyện quân chiến đấu ở Campuchia, Đông La, Đông Hưng,
  42. Vũ văn Tài – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình
  43. Đỗ văn Huyên – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình
  44. Phạm Anh Tuấn, nhà giáo, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình ,
  45. Vũ Thái Sa – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình
  46. Vũ văn Đại – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng TB
  47. Phan văn Toàn – nông dân, xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, TB
  48. Nguyễn Vũ Bình – cựu biên tập viên Tap chí Công sản của ĐCSVN
  49. Phạm Hồng Sơn – thạc sỹ, bác sỹ, ngõ 72b Thụy Khuê
  50. Phạm Mỹ Phố - Vũ Đoài, Vũ Thư, Thái Bình
  51. Vi Đức Hồi – nguyên Hiệu trưởng trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn
  52. Vũ Hùng - giáo viên trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây
  53. Nguyễn văn Miến – Đại tá, số nhà 30, dường Nguyễn Cao, quận Hai Bà, Hà Nội
  54. Đỗ Việt Sơn – cán bộ Tiền khởi nghĩa, 60 năm tuổi Đảng, 4/21 đường 158, quận Hai Bà,
  55. Lê Hữu Điệp – CCB, phường Phúc Tân , quận Hoàn Kiếm, HN
  56. Nguyễn Trọng Lâm - CCB, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, HN
  57. Lê Anh Sơn – CCB, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà, HN
  58. Lý Anh Kim , CCB, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, HN
  59. Vũ như Ý – nguyên chuyên viên cao câp, Bộ Giao thông Vận tải, phường Vĩnh Tuy, HN
  60. Phạm văn Phiếu – ngõ 28, phố Hương Viên, quận Hai Bà, HN
  61. Nguyễn văn Đạo – cán bộ UBND Hà Nội nghỉ hưu, số nhà 31, Hàng Buồm, HN
  62. Nguyễn Thế Đàm – cán bộ tiền khởi nghĩa, 6A, ngõ 559, Lạc Long Quân, HN
  63. Nguyễn Bá Đăng – CCB, Đội 5, thôn Man Đê, xã Nam Trung, Hảo Dương
  64. Nguyễn Trung Lĩnh , nhà 505A2, ngõ 29, Lạc Trung, quận Hai Bà HN
  65. Hoàng Hữu Cam, nông dân, Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình
  66. Bùi Thiệp, CCB, Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình
  67. Phạm Đình Trọng, nhà văn quân đội, Thành phố Hồ Chí Minh
  68. Phạm văn Lợi – đại tấ quân đội, 24 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà
  69. Nguyễn văn Tính – tức Hoàng Hải Minh, cộng tác viên tập san Tổ Quốc, Hải Phòng
  70. Phạm Hồng Đức, biên tập viên tập san Tổ Quốc, Nghệ An
  71. Trần Dũng Tiến, CCB tiền khởi nghĩa, số nhà 12, ngõ 95, phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân
  72. Nguyễn Đình Thế - thiếu tường, CCB bộ độ Biên phòng, quận Hoàn Kiếm, HN

• Trên đây là Danh sách Ký tên Kiến nghị thu được qua vận động trực tiếp, tinh đến trước 1 tháng 6 năm 2008. Đề nghị quý vị tiếp tay vận động và gửi danh sách ký tên về hôp thư Email thanhgiang36@yahoo.com .
Xin cảm

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 1.6.2008

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Frank Wolf viết thư cho Hà Nội yêu sách trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và nêu lên trường hợp
Thượng toạ Thích Trí Khải mất tích – Một bức thư tay Đức Tăng thống gửi Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ

PARIS, ngày 1.6.2008 (PTTPGQT) - Hôm qua, 30.5, từ Paris bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, cùng ký chung bức Thư Ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nói lên trường hợp của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ bị tù đày rồi quản chế trên 26 năm ròng vì biểu tỏ ôn hoà cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Thư còn đề cập đến sự kiện mới đây Thượng toạ Thích Trí Khải mất tích từ hôm 7.5 sau khi « làm việc » với công an huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.

Thư ngỏ đề cập đến việc Nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức Đại lễ Phật Đản LHQ từ 13 đến 17.5 đồng thời với việc sách nhiễu các ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đàn áp chư Tăng Ni tại các tỉnh Lâm Đồng, Huế và Quảng Trị. Đặc biệt là hôm 29.4 công an bẻ khoá cưỡng chiếm chùa Giác Hải, tỉnh Lâm Đồng, giao cho Giáo hội Nhà nước làm lễ đài Phật Đản. Ngày 27.5, xông vào chánh điện chùa Sư Tử Hống ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, cưỡng bắt Hoà thượng Thích Tâm Mãn đi làm việc trong không khí khủng bố.

Thư Ngỏ yêu cầu trả tự do tức khắc cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, và làm sáng tỏ trường hợp mất tích của Thượng toạ Thích Trí Khải sau cuộc xâm chiếm chùa Giác Hải nơi Thượng toạ trú trì. Thư Ngỏ của hai tổ chức nhân quyền quốc tế cũng yêu sách Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước LHQ.

 

Từ Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, Dân biểu Frank R. Wolf, Đồng chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện đã viết thư gửi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội. Nhắc tới Đại lễ Phật Đản LHQ tổ chức tại Hà Nội để tiếp nối tinh thần bao dung và hoà bình của Đức Phật. Nhưng một đại lễ như thế không làm ông yên lòng, vì Dân biểu Frank R. Wolf viết :

« Tôi cực kỳ quan ngại nghe các báo cáo gần đây về những cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với Phật giáo, là nền tín ngưỡng mà quý ông đề cao khi hành lễ. Chỉ có Giáo hội Tăng già của Nhà nước, do Mặt trận Tổ quốc của Đảng Cộng sản kiểm soát, là có quyền tham dự đại lễ. Trong khi đó, giáo hội truyền thống và độc lập là GHPGVNTN tiếp tục bị cấm đoán, hàng giáo phẩm bị cấm cố ngay nơi những ngôi chùa của chư vị.

« Để tiến hành tổ chức Đại lễ Phật Đản, công an đã xâm nhập cưỡng chiếm chùa chiền của GHPGVNTN biến thành lễ đài cho Giáo hội Nhà nước, trục xuất và sách nhiễu chư Tăng, Phật tử thuộc GHPGVNTN tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Hôm 2.5 vừa qua, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đã biểu thị mối quan tâm trầm trọng về « sự sách nhiễu đáng kể của Nhà nước đối với chư Tăng Ni và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam thành viên của GHPGVNTN », kể cả việc quản chế trường kỳ Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, 88 tuổi, và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, 80 tuổi, người được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà bình 2008. Nhị vị chịu cảnh tù tội trên 26 năm ròng, chỉ vì lên tiếng ôn hoà cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. Trầm trọng hơn là cung cách đàn hặc những tín đồ Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Hoà Hảo, Cao Đài và những cộng đồng tôn giáo, nên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đề nghị đưa Việt Nam trở lại trong danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC) năm 2008.

Thư của Dân biểu Frank R. Wolf gửi Nhà cầm quyền Hà Nội

« Trong tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và đã tham gia ký kết những Công ước nhân quyền cơ bản của LHQ, Việt Nam có trách vụ tôn trọng mọi nhân quyền cơ bản của LHQ. Đặc biệt tôn trọng mẹ đẻ của tất cả các quyền tự do, là quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.

« Nhân dịp Đại lễ Phật Đản LHQ, tôi kêu gọi quý ông trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Bằng động thái đó, quý ông sẽ tái lập ý nghĩa đích thực cho Ngày Đại lễ Phật Đản LHQ, và tôn vinh 2000 năm truyền đăng nền Phật giáo Việt Nam ».

 

Bức thư nói trên đã được gửi đến Hà Nội hôm 8.5, và được đưa vào Hồ sơ tài liệu về nhân quyền và tôn giáo mà ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam gửi đếnÔng David Kramer, Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách về Nhân quyền, Dân chủ và Lao động tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trước khi ông đến Hà Nội tham gia đối thoại thường niên về nhân quyền Việt – Mỹ. Hồ sơ này bao gồm những sự kiện Phật giáo được Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ trình bày cho Phái đoàn Tổng lãnh sự Hoa Kỳ do bà Katia Bennett, Cố vấn chính trị, hướng dẫn đến Thanh Minh Thiền viện chiều ngày 20.5 thỉnh ý Hoà thượng về tình hình Phật giáo, trước khi có cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ thường niên tại Hà Nội vào ngày 29.5.

Một bức thư tay của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang gửi Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ

Trong cơn đại Pháp nạn ngày nay, còn có một đại nạn giữa lòng Phật giáo. Đó là sự biến tính trong hành động, trong suy nghĩ và trong ngôn ngữ của một số vị Tăng và Cư sĩ. Đọc các bài viết được chuyển tải qua Nhóm Tăng Ni Hải ngoại, Nhóm Thân hữu Già Lam, Nhóm Về Nguồn, Nhóm Tám vị Hoà thượng, xuất phát từ California, Canada và Úc Đại Lợi, tất thấy sự suy thoái đạo đức qua việc phô diễn ý nghĩ và ngôn ngữ manh động của thời đại. Xỉ vả, tố giác, dựng chuyện vu cáo là bàn đạp tiến thân của các vị Tăng sĩ và Cư sĩ tu xuất này. Trong cuộc mạ lỵ và vu cáo thiên hình vạn trạng ấy, thử lấy đề tài bất kính của họ đối với hai nhà lãnh đạo Giáo hội trong nước, tất sẽ có thước đo nhân cách họ.

Luận điệu kéo dài 8 tháng qua của các nhóm Tăng sĩ và Cư sĩ tu xuất nói trên mong muốn dựng lên một hình ảnh cô quạnh, khù khờ của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ba vị sư Chơn Thành, Quảng Thanh, Nguyên Trí ở miền Nam California chúng khẩu đồng từ lên đài và qua báo nói rằng Đức Tăng thống « lẩm cẩm » rồi. Tám Hoà thượng : Thắng Hoan, Trí Chơn, Chơn Thành, Nguyên Lai, Hạnh Đạo, Nguyên An, Tín Nghĩa và Nguyên Trí cùng Nhóm Tăng Ni Hải ngoại do bốn ông NĐ, TH, VH, NS chủ trương, thì tạo ra một hình ảnh hai Ngài Huyền Quang, Quảng Độ bị bao vây đến chẳng còn biết trời đất, thế sự gì cả. Lấy cái bất trí của mình gán cho người khác bất trí. Từ đó xách mé hai Ngài bị « kẻ khác » tiếm danh lợi dụng, giả tạo văn kiện, « làm tan nát Giáo hội ». Tác nhân chính làm tan nát Giáo hội là Đảng Cộng sản, thì bọn họ lấm lét không dám động, mà chỉ quay ngược mũi giáo chỉa vào nội bộ Giáo hội đâm kích, phá phách.

Hoàn thành xong châm ngôn « bắt rắn phải chặt đầu rắn », mà trước đây Hoà thuợng Thích Trí Tịnh trong nước bày kế cho nhà cầm quyền Cộng sản bắt giam Hoà thượng Thích Quảng Độ năm 1994 và kết án 5 năm tù giam, tám vị Hoà thượng nói trên triệu tập Đại hội Bất thường ngày 12.1.2008 tại chùa Phổ Đà và chùa Bảo Quang của hai sư Hạnh Đạo và Quảng Thanh ở Nam California, nhằm ly khai GHPGVNTN để cho ra đời tổ chức mới có tên « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ». Công đồng này dự tính phô trương vào Ngày Về Nguồn tổ chức vào ngày 21.9 năm nay tại chùa Bát Nhã của sư Nguyên Trí ở Santa Anna, được Hoà thượng Thích Minh Tâm, Trưởng Nhóm, ở Pháp vừa ra Thông bạch hôm 13.3 đề cao và kêu gọi hậu thuẫn Ngày Về Nguồn này. Từ 8 vị Hoà thượng nay danh sách bổ sung thành 15 vị : Thích Giác Nhiên, Thích Thuyền Ấn, Thích Thắng Hoan, Thích Trí Chơn, Thích Nguyên Lai, Thích Chơn Thành, Thích Hạnh Đạo, Thích Thiện Hương, Thích Tín Nghĩa, Thích Phước Thuận, Thích Nguyên An, Thích Nguyên Trí, Thích Minh Tuyên, Thích Pháp Tánh và Thích Giác Chân.

Đầu đàn là « Đại lão Hoà thượng Thích Giác Nhiên » được công cử thay mặt « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ » về Hà Nội dự Đại lễ Phật Đản LHQ từ 13 đến 17.5 vừa qua. Khi đọc diễn văn ở Hà Nội, Hoà thượng tự nhận là  đại diện cho « cộng đồng Phật giáo hải ngoại » !

Bây giờ các vị bất kính với hai nhà lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, lại còn trắng trợn bóp méo hình ảnh hai Ngài. Nhưng mươi năm trước, chính họ từng tôn vinh hai Ngài với tinh thần bất khuất, vô uý, can cường tay không tấc sắt chống lại bạo quyền, cứu Giáo hội dưỡng sinh ra họ ?

Trong khi ấy, hai Ngài và GHPGVNTN vẫn không hề đổi thay với thời gian và qua lời nói, qua ý chí, qua các văn kiện đối đáp trước uy vũ không hề khuất phục. Đức Tăng thống chống đối và tù tội từ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 đầu thập niên 50, rồi suốt 33 năm qua để bảo vệ một tôn giáo của dân tộc. Hoà thượng Thích Quảng Độ từ sơ khởi 1945 đã thấy rõ bản chất Cộng sản qua dòng máu thấm đượm mảnh đất quê hương khi Bổn sư ngài bị hành quyết. Những năm tháng ấy, các nhóm người trên đây ở đâu ? làm gì ? Nay họ đang làm gì ? và cho ai ?

Để dựng lại ý chí đại hùng, đại lực, đại từ bi của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin lần lượt công bố những văn kiện lịch sử viết từ tay hai Ngài, để những ai đang bị nhóm người phản Tổ hại Thầy đánh tráo lịch sử, gây hoang mang dư luận, được thấy rõ đâu chính đâu tà, đâu là đạo nghĩa Việt Nam.

Hôm nay chúng tôi xin công bố bức thư tay của Đức Tăng thống Thích Huyển Quang gửi Đạo lão Hoà thượng Thích Quảng Độ. Thư viết từ nơi lưu đày Quảng Ngãi ngày Hoà thượng Thích Quảng Độ tái nhậm chức Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo :

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Viện Hoá Đạo

Pl. 2538 – Quảng Ngãi, ngày 12.10.1994

Số : 83-VPLV-VHĐ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN

Kính gởi : Hoà thượng Thích Quảng Độ

Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, tại Saigon

Tôi xin nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kính gởi đến Hoà thượng lời cầu chúc An lành và Dũng mãnh để phục vụ Đạo pháp và Giáo hội. Tôi cũng như Hội đồng Giáo phẩm Lưỡng Viện Giáo hội vô cùng hoan hỷ là sau 19 năm tù đày gian khổ mà Hoà thượng vẫn giữ được sức khoẻ để ngày nay tiếp tục gánh vác Phật sự trong hoàn cảnh Pháp nạn lâu dài đầy khó khăn và nguy hiểm.

Thưa Hoà thượng ! Sau đây là một số sự việc để Hoà thượng lưu ý trong việc thiết lập Văn phòng lưu vong Viện Hoá Đạo :

Thủ bút bức thư tay Đức Tăng thống gửi Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ

1. Chúng tôi nghĩ là Hoà thượng ở đâu là Văn phòng Tổng thư ký Viện Hoá Đạo Lưu vong ở đó, như Văn phòng Quyền Viện trưởng ở Quảng Ngãi. Không cần lập cơ quan làm việc ngoài nơi cư trú hiện nay của Hoà thượng, nhưng rất nghiêm mật.

2. Hoà thượng có thể ký các văn bản có nội dung Phật sự nội bộ, với tư cách Thừa uỷ nhiệm Quyền Viện trưởng cũng như các giấy tờ cần thiết cho Tăng Ni Phật tử đã và sẽ qui tụ phục vụ Giáo hội để tuỳ nghi tiện dụng.

3. Mọi chi phí cho Văn phòng Tổng thư ký sẽ do sự giúp đỡ của Tăng Ni Phật tử xa gần và tuỳ đó chi dụng cũng như chịu đựng mọi thiếu thốn khó khăn trong hoàn cảnh lưu vong của Giáo hội hiện tại.

4. Hoà thượng cố gắng soạn thảo tài liệu để xây dựng ý thức trách nhiệm cho Tăng Ni Phật tử trong nhiệm vụ đối với Đạo pháp và Giáo hội trong sự nghiệp phục hồi sinh hoạt bình thường của Giáo hội như trước năm 1975.

5. Đường hướng của Giáo hội lưu vong đã và đang đòi hỏi Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải giải quyết các yêu sách đã ghi ở « Đơn xin cứu xét nhiều việc » ngày 25.6.1992 và tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền của nhân dân Việt Nam.

6. Chúng ta bác bỏ mọi luận điệu : hoà hợp, đoàn kết thống nhất Phật giáo, vì chúng ta có làm gì mất thống nhất đoàn kết và hoà hợp nội bộ mà nay phải xây dựng lại sự đổ nát của Giáo hội trong 19 năm qua (PTTPGQT nhấn mạnh).

7. Giáo hội sẽ không chấp nhận một sự can thiệp nào từ bên ngoài có âm mưu lấy gậy ông đập lưng ông một lần nữa, cũng như không hợp tác với tổ chức Phật giáo nào thiếu trang nghiêm, thanh tịnh, nhất là thiếu tư cách kế thừa lịch sử Phật giáo Việt Nam (PTTPGQT nhấn mạnh).

8. Giáo hội không mưu đồ địa vị chánh trị mà chỉ đòi sự độc lập chủ quyền của tôn giáo mà luôn luôn bị những thế lực chính trị thời đại đánh phá suốt 300 năm cận đại, nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn vượt qua và đi lên trong 100 năm ngày một vững chãi.

9. Chư Thánh Tử vì Đạo, các Cư sĩ hiển công và Tăng Ni Phật tử nhiều đời đã đổ ra biết bao xương máu, tù đày để bảo vệ xây dựng Đạo pháp được trường tồn với Dân tộc qua 2000 năm có công giữ nước dựng nước. Chúng ta là những người kế thừa Chúc Thư của cố Đại lão Hoà thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký kiêm Xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã và đang được lịch sử quang vinh của Phật giáo và sử Dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 20 này.

Tất cả Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Quốc nội và Hải ngoại sẽ gặp nhau tại Việt Nam Quốc Tự, Tổ đình Ấn Quang. Linh Mụ, Từ Đàm, Vĩnh Nghiêm và Quán Sứ Hà Nội, khi cuộc vận động Giải trừ Pháp nạn Quốc nạn hiện nay được thành tựu đầy chính nghĩa và được sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận rộng lớn trong và ngoài nước. Và mong rằng Hoà thượng cũng hoan hỷ với Phật sự mà chúng tôi vừa trình bày trên.

Trân trọng kính chào Hoà thượng Tổng Thư ký.

(Ấn ký)

Tỳ kheo Thích Huyền Quang

Bản sao kính gởi :

- Các cấp Giáo hội tại Quốc nội và Hải ngoại

« để thay báo cáo và tiện làm việc – giúp đỡ » ;

- Lưu chiếu Văn phòng Lưu vong Viện Hoá Đạo.



Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Dân Báo 30.05.2008 10:00

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp.

Nhưng ngay sau chiến tranh thế gìới thứ haì, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một Quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này.

Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: "Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng".

Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia".

"Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp".

Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.

Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến "hải giới Giao Chỉ" thì Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa 'bíển Giao Chỉ" và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).

Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.

Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ:

Nam Quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
(Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời).

Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: "Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng."

Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng "Đất độc" và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang. Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đã tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại việt sử ký toàn thư, người Tống có thơ rằng "Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim" nghĩa là vì tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đã đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).

Trong Lịch triều Hiến chương Loại Chí viết năm 1821, Phan Huy Chú nhận xét là trong đàm phán về biên gìới đời Lý có hai mặt mạnh: một là có "oai thắng trận", hai là "sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung, khôn khéo".

Nhà Trần đã bố trí các trọng thần phụ trách các hướng biên giới: Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ phụ trách hướng Lạng Sơn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phụ trách hướng Hà Giang, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư phụ trách hướng Đông Bắc (Người thay Nhân Huệ Vương là con Hưng Đạo Đại Vương, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng).

Thế kỷ 15 Vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách núi đá ở Hoà Bình để nhắc con cháu:

"Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tư kế cửu an"
(Tạm dịch: việc biên phòng cần có phương lược phòng thủ; đất nước phải lo kế lâu dài).

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông chỉ thị cho những người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh "Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di".

Năm 1466 khi quân Minh cướp bóc vùng Thông Nông, Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, một mặt nhà vua phản kháng đòi nhà Minh phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đầy 2 người chỉ huy ở Cao Bằng đi xa về tội phòng giữ biên giới không cẩn mật và ra sắc dụ cho các tỉnh biên giới: "Người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận là phải bảo toàn cảnh thổ, yên uỷ nhân dân, bẻ gẫy những mũi nhọn tiến công, chống lại những kẻ khinh rẻ nước mình"

Luật Hồng Đức công bố năm 1483 có điều khoản 74, 88 về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: "Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài thì bị tội chém"; Quan phường xã biết mà không phát giác cũng bị tội; "Những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì bị xử tội đồ" (đồ là đầy đi làm khổ sai).

Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ, thông minh, khôn khéo của các thế hệ Việt Nam nối tiếp, mặc dầu trong tình hình so sánh lực lượng rất chênh lệch, phong kiến phương Bắc luôn luôn có ý đồ thôn tính, lấn chiếm nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn hình thành rõ rệt và ổn định về cơ bản từ ngàn năm nay.

Tạp chí Géographer của Vụ tình báo và nghiên cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/10/1964 thừa nhận: "Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt ... Nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập của mình ... Một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia" cách đây 10 thế kỷ.

Trong bài "Tổng Tụ long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ" năm 1924, Bonifacy, tư lệnh đạo quan binh Hà Giang đầu thế kỷ 20 viết: "Đường biên giới lịch sừ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo (parfaitement défini). Khi cần người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và Thiên Triều".

Điều mà con cháu ngày nay vô cùng cảm kích, khâm phục, biết ơn là ông cha ta chẳng những chăm lo bảo vệ vững chắc biên cương đất liền mà còn rất quan tâm xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển.

Tiếp theo hành động buộc sứ thần Trung Quốc phải thừa nhận "hải giới" Việt Nam cuối thế kỷ thứ 10, nhà Lý đã thành lập trang Vân Đồn để quản lý vùng biển Đông Bắc; nhà Trần nâng trang Vân Đồn thành trấn Vân Đồn trực thuộc triều đình; Nhà Lê đặt tuần kiểm ở các cửa biển để quản lý biển, thu thuế các tầu thuyền nước ngoài. Do vậy chủ quyền Việt Nam trên các đảo vùng biển Đông Bắc được xác lập sớm. Đến thế kỷ 19, khi Pháp yà nhà Thanh đàm phán về vùng biển trong Vịnh Bắc bộ thì không có tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo ở vùng này, nhà Thanh phải thừa nhận tất cả các đảo ở phía Tây đường kình tuyến Paris 105o43' Đ là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi "tuần tra các hải đảo ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, tìm hiểu đường đí, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật".

Ở phía Nam, các chúa Nguyễn sau khi xác lập chủ quyền Việt Nam đối với các đảo dọc bờ biển miền Trung và miền Nam: Cồn Cỏ, Ly Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, đầu thế kỷ 18 đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên các đảo trong Vịnh Thái Lan. Khi đặt ách thống trị trên Nam Kỳ và Campuchia, các quan chức Pháp đã tiến hành khảo sát vùng biển giữa hai nước Việt Nam, Campuchia và đứng trước tình hình tất cả các đảo trên vùng biển này về mặt hành chính đều thuộc tỉnh Hà Tiên của Việt Nam. Ngày 25/3/1873 chuẩn đô đốc thống đốc Nam Kỳ Krantz đã thừa nhận thực tế đó trong nghị định quy định đảo Phú Quốc và tất cả các đảo trên vùng biển giữa Nam Kỳ và Campuchia được tách khỏi tỉnh Hà Tiên, lập thành một quận trực thuộc thống đốc Nam Kỳ.

Đối với các đảo xa bờ, theo chính sử Việt Nam và theo nhiều nhân chứng nước ngoài, từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn với. danh nghĩa Nhà nước đã thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hàng năm ra khai thác và quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiếp đó triều Nguyễn rất quan tâm đến việc củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo, các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng liên tiếp phái thuỷ quân ra Hoàng Sa - Trường Sa khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, lập miếu, dựng bia. Theo Đại Nam Thực Lục Chính biên, trong 3 năm: 1833, 1835, 1836 vua Minh Mạng liên tiếp có chi thị về Hoàng Sa.

Không chỉ chăm lo khai thác hai quần đảo, nhà vua Việt Nam còn lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Việt Nam và các nước qua lại vùng biển xung quanh hai quần đảo, năm 1833 vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công rằng: "Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu; không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm phái người tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn".[1]

Trong một tài liệu viết năm 1768, đô đốc Pháp D'Estaing, người nhận nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch tiến công vào Việt Nam đã viết rằng: "Việc đi lại giữa quần đảo đá Paracel (tức Hoàng Sa) và đất liền còn khó khăn hơn việc đi lại ngoài biển khơi. Thế mà các thuyền nhỏ của xứ này thường qua lại vùng quần đảo". D'Estaing đánh giá các thủy thủ Việt Nam là "những người quen sông nước và là các thuỷ thủ giỏí". Trong một tài liệu khác viết vào cuối năm 1758 đầu năm 1759, D'Estaing còn nói ở Huế có tới 400 khẩu pháo hầu hết là của Bồ Đào Nha thu lượm từ các xác tầu đắm ở Paracel[2].

Trong cuốn "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" xuất ở Paris năm 1996, giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chủ tịch Hội luật gia Châu Âu đã vìết; "Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm 1884, Việt Nam đã nắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ, một quyền (un droit) đối với các quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó".[3]

Từ 1884, Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiếp tục thực hiện và củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: tiến hành khảo sát khoa học, dựng bia chủ quyền, dựng đèn biển, lập trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, đưa quân ra đồn trú, thành lập đơn vị hành chính trên quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa thiên và sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

Sau thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, nước Việt Nam giành lại được độc lập thống nhất hoàn toàn, vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn của tổ quốc mới lại hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam.

Năm 1954, Bác Hồ nói ở đền Vua Hùng "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" và năm 1961, mặc dầu mới có một nửa nước được giái phóng, Bác Hồ đã nóì: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó". Bác Hồ đã chỉ thị cho chúng ta phải nhận thức rõ tình hình mới, phải chăm lo bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sau này, tưân theo chỉ thị của Bác Hồ, hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã khẳng định lãnh thổ Việt Nam "bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời" và 'Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm".

Trong bối cảnh địa lý và chính trị của nước ta sau năm 1975 , trước sự phát trtển của luật pháp quốc tế về biển, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn đề biên giới - lãnh thổ với các nước láng giềng:

1. Giữa Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đường biên giới có giá trị pháp lý quốc tế do các nhà nước có thẩm quyền ký kết, tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng một đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa ba dân tộc.

2. Việt Nam cần xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Indonesia, Thái Lan, Malaysia; vì theo các quy định mới của luật biển quốc tế thì vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước đó chồng lên nhau.

3. Việt Nam cần giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển với Philippin, Malaysia vì hai nước này có yêu sách về chủ quyền đối với một phần hoặc đại bộ phận quần đảo Trường Sa.

4. Với Trung Quốc, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề sau:

- Đường biên giới trên đất liền;

- Đường biên giới trong Vịnh Bắc bộ;

- Các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông: từ năm 1909 Trung Quốc bắt đầu có tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 bắt đầu có hành động tranh chấp quần đảo Trường Sa (sẽ trình bày cụ thể ở dưới).

- Vấn đề ranh giới vùng thông báo bay (FIR) ngoài khơi Trung bộ - Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề nghị lập FIR Sanya lấn vào phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh mà Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Hong Kong tạm thời quản lý năm 1975 chủ yếu là họ muốn quản lý toàn bộ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa và lấn vào phần phía Đông FIR Hà Nội trên Vịnh Bắc Bộ.

Với chủ trương nhất quán là giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng bằng thương lượng hoà bình, Việt Nam đã và đang giải quyết các vấn đề được đặt ra như sau:

1. Với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Tháng 2/1976, lãnh đạo hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên giới trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước tuyên bố độc lập).

Như vậy là lãnh đạo Việt Nam và Lào đã cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước theo nguyên tắc Uti-possidétis (anh hãy làm chủ cái anh đang có), một nguyên tắc đã được áp dụng ở Châu Mỹ la tinh trong thời kỳ phi thực dân hoá và đã được Tổ chức thống nhất Châu Phi chấp nhận với nội dung "tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào lúc mà các nước Châu Phi giành được độc lập".

Dựa trên nguyên tắc Uti possidétis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt - Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân giới cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến 24/8/1984 thì kết thúc.

Ngày 24/1/1986 hai nước ký Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm điều chỉnh đường biên giới đã hoạch định năm 1977, ký nghị định thư ghi nhận kết quả phân gìới cắm mốc. Ngày 1/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy chế biên giới. Thi hành Hiệp định này, hàng năm có cuộc họp giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước với sự có mặt của đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định quy chế biên giới.

2. Với Campuchia

Trước năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.

Từ năm 1964 - 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.

Trong năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã chính thức công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giôi hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).

Ngày 27/12/1985 Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thoả thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 được 207 km/1137 km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

Trên biển, ngày 7/7/1982 hai Chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ước hoà bình về Campuchia năm 1993 , năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.

Thực hiện thoả thuận giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6/1998, nhóm chuyên viên liên hơp về biên giới Việt Nam - CPC đã họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 - 20/6/1998. Trong cuộc họp này hai bên đã trao đổl về việc tiếp tục thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa hai nước đã ký trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên giớl trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.

Hai bên đã thống nhất kìến nghị lên Chính phủ hai nước tiến hành thành lập Uỷ ban liên hơp với những nhiệm vụ:

- Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trình lên chính phủ hai nước.
- Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
- Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước.

Ta đã nói rõ là ta không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì:

1. Đường Brévié không phải là một văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ;

2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévté khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.

3. Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên thoả thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiển quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.

3. Với Indonesia

Việt Nam và Indonesia cách nhau 250 hải lý vùng biển tính từ Côn Đảo và Natuna Bắc là hai đảo xa nhất của hai nước đối diện nhau do đó trước kia không có vấn đề biên giới giữa hai nước (nếu tính từ bờ biển Việt Nam và bờ biển Bornéo thì cách nhau trên 400 hải lý). Đến nay do sự phát tnển của luật pháp quốc tế về biển, hai bên phải phân định ranh giới vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

Năm 1972, Indonesia và chính quyền Sài Gòn đàm phán 1 vòng, quan điểm của Indonesia là phân định theo trung tuyến giữa các đảo xa nhất của hai bên, quan điểm của Sài gòn là trung tuyến Giữa bờ biển Việt Nam và Bornéo, hai quan điểm tạo nên vùng chồng lấn rộng khoảng 37.000 km2. (Đảo Natuna Bắc là đảo xa nhất của Indonesia đối diện với miền Nam Việt Nam cách Bornéo 320 km; Côn Đảo, đảo đối diện với Natuna bắc chỉ cách đất liền 90 km).

Từ năm 1978 CHXHCN Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán. Indonesia giữ quan điểm cũ, quan điểm của ta dựa vào định nghĩa thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lục địa, do đó ranh giới nên theo đường rãnh ngầm ngăn cách sự kéo dài tự nhiên của hai thềm lục địa, hai quan điểm tạo ra vùng tranh chấp lúc đầu rộng khoảng 92.000 km2.

Qua 10 vòng đàm phán hai bên đã dần dần thu hẹp được vùng tranh chấp xuống còn khoảng 4.500 km2 nhưng đầu năm 1993 Indonesia đề nghị huỷ bỏ toàn bộ kết quả đàm phán từ 1978 dến 1992 và đàm phán lại từ đầu.

Cho đến nay, qua 5 vòng trao đổi không chính thức, hai bên chưa đi đến thoả thuận nối lại đàm phán.

4. Với Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chống lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Sài Gòn có tính đến đảo Hòn Khoai cách đất liền 6,5 hải lý còn Malaysia đã bỏ qua đảo Hòn Khoai.

Tháng 5/1992 Việt Nam và Malaysia đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu lửa của hai bên ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác rồi phân chia sản phẩm; việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. Việc hơp tác giữa hai ngành aầu khí đang tiến triển bình thường.

Ngoài ra vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800 km2 liên quan đến Việt Nam. Ba nước đã thoả thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này và cuộc họp đầu tiên đã diễn ra tháng 2/1998 vòng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998 để bàn về khả năng khai thác chung vùng chồng lấn.

Giữa Việt Nam và Malaysia còn có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa do Malaysia có yêu sách đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa và trên thực tế trong 2 năm 1993-1994 Malaysia đã cho quân chiếm ba bãi đá ngầm ở Nam quần đảo Trường Sa: Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa.

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia nhiều lần khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.

5. Với Thái Lan

Giữa Việt Nam và Thái Lan có hai vấn đề trên biển phải giải quyết:

a) Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
b) Giải quyết vấn đề tầu thuyền đánh cá Thái Lan thường xuyên vi phạm vùng biển Việt Nam và có trường hợp Thái Lan đã dùng hải quân, không quân bảo vệ các hoạt động này.

Về vấn đề thứ nhất giữa hai nước có một vùng chồng lấn rộng khoảng 6000 km2 do Việt Nam có tính đến hiệu lực của đảo Thổ Chu còn Thái Lan thì phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu.

Từ năm 1992 hai bên đàm phán qua 9 vòng cấp chuyên viên.

Ngày 9/8/1997 hai nước ký Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước. Theo hiêp định, Việt Nam được 32,5% diện tích vùng chồng lấn.

Về vấn đề thứ hai: Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển đã họp hai vòng. Hai bên đã thoả thuận phối hơp trong việc giáo dục ngư dân, đi tới tổ chức tưần tra chung, thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm, hơp tác tổ chức điều tra nguồn lợi biển giữa hai nước.

Việc giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng còn đòi hỏi một thời gian.

6. Với Philippine

Philippin vốn là nước không có quyền gì đối với quần đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha theo đó Tây Ban Nha giao Philippin cho Mỹ đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó nước Philippin không bao gồm 1 đảo nào của quần đảo Trường Sa.

Từ năm 1951, Philippin bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhẩy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa với lời tuyên bố của Tổng thống Philippin Quirino rằng quần đảo Spratly (tức Trường Sa) phải thuộc về Philippin vì nó ở gần Philippin.

Từ năm 1971-1973, Philippin cho quân đội ra chiếm đóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa và năm 1977-1978 chiếm thêm hai đảo nữa. Cả 7 đảo nằm ở phía Bắc quần đảo. Họ ra sức cửng cố vị trí trên quần đảo: Chở đất ra đảo để trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đường băng cho máy bay chiến đấu mở đường hàng không thường kỳ, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm dò, khai thác dầu khí ở Đông Bắc quần đảo (có tin nói là sản lượng dầu khai thác ở đây đảm bảo 10% nhu cầu dầu của Philippin).

Đầu năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11/6/1978 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin và đặt tên cho quần đảo là Kalayaan.

Năm 1980 Philippin mở rộng lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo, chiếm đóng đảo Công Đo cách đảo gần nhất mà họ chiếm đóng cũ gần 150 hải lý.

Từ năm 1978 đến 1994 Việt Nam và Philippin đã thoả thuận ở cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống và Chủ tịch nước là sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình trên tinh thần hữu nghị, hoà giải, tin cậy lẫn nhau.

Ngày 7/11/1995 hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Philippin đã đạt được thoả thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp trong đó có các điểm chính là

- Hai bên đồng ý thông qua thương lượng, hoà bình tìm kiếm giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
- Kiềm chế không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác song phương hoặc đa phương về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, khí tượng, chống thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên biển ở quần đảo Trường Sa.
- Bảo đảm tự do hàng hải theo quy định của luật quốc tế.
- Từng bước tăng cường hợp tác và giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5/1996, hai bên đã thực hiện thành công chuyến khảo sát chung về khoa học biển tại khu vực quần đảo Trường Sa và Biển Đông. Hai bên sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát khoa học chung trên khu vực quần đảo và trên Biển Đông. Uỷ ban hỗn hơp Việt Nam - Philippin do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước dẫn đầu họp tại Hà Nội tháng 1/1997 đã thoả thuận về một số biện pháp xây dựng lòng tin trên quần đảo, trong đó có việc trao đổi các cuộc viếng thăm của các chỉ huy quân sự và lực lượng đồn trú của hai bên trên quần đảo.

7. Với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Năm 1957-1958, có sự trao đổi giữa Trung ương Đảng hai nước về biên giới. Ngày 2/11/1957 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị: "Vấn đề biên giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm lại mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhaư" . Hàm ý của bức thư là hai bên cần căn cứ vào các Công ước về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.

Tháng 4/1958 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trả lời đồng ý với ý kiến của Trung ương Đảng Việt Nam về công tác biên giớl Việt - Trung.

Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới giữa hai nước là về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ 15/8/1974 - 22/11/1974 tại Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc đàm phán mới chỉ có tính cách tìm hiểu quan điểm của nhau và không đi tới thoả thuận nào.

Cuộc đàm phán thứ hai về biên giới là về đường biên giới trên bộ và về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ tháng 10/1977 đến tháng 6/1978 tại Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán này cũng không đi tới thoả thuận nào.

Từ tháng 2 năm 1979 đến 1986 diễn ra chiến tranh và xung đột quân sự trên vùng biên giới đặc biệt là trên biên giới các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, ác liệt và kéo dài nhất là ở biên giới tỉnh Hà Giang.

Từ năm 1991 hai nước khôi phục quan hệ bình thường. Qua hai vòng đàm phán về biên giới cấp chuyên viên và một vòng đàm phán cấp Chính phủ trong hai năm 1992, 1993, ngày 19/10/1993 hai nước ký "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa".

Thực hiện thoả thuận trên, hai bên đã tổ chức 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên: về biên giới trên bộ; về biên giới trong Vịnh Bắc bộ; về các vấn đề trên Biển Đông và một diễn đàn đàm phán cấp Chính phủ để xem xét các vấn đề do các nhóm chuyên viên trình lên.

7.1. Về biên giới trên bộ

Thực hiện thoả thuận ngày 19/10/1993 là căn cứ vào các Công ước 1887 và 1895 mà Pháp và Trung Quốc đã ký cuối thế kỷ trước để "xác định lại toàn đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc", hai bên đã họp 12 vòng nhóm công tác về biên giới trên bộ trước năm 2000.[4]

7.2. Về đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ

Hai bên đã họp 10 vòng nhóm công tác về Vịnh Bắc bộ và 6 vòng tổ chuyên gia về Vịnh Bắc Bộ để thực hiện thoả thuận về nguyên tắc phân định Vịnh Bắc bộ là "áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, để tiến hành đàm phán phân định Vịnh Bắc bộ", "theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc bộ để đi đến một giải pháp công bằng".

Cuộc đàm phán có tiến triển và hai bên đang cùng cố gắng để có thể ký Hiệp ước về phân định Vịnh Bắc bộ cũng trước năm 2000. Vấn đề lớn nhất mà hai bên phải giải quyết là vấn đề hiệu lực các đảo ven bờ của Việt Nam và đảo Bạch Long Vĩ cách Hải Phòng 130 km.

7.3. Về các vấn đề trên Biển Đông

Trên Biển Đông, vấn đề tranh chấp phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bởi vì hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông. Nếu như nước ngoài chiếm cả hai quần đảo thì nước Việt Nam không còn thế đứng trên Biển Đông và bị bao vây trên hướng biển.

Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 - 16.000 km2 cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, bãi, đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 - 180.000 km2, đảo gần nhất của quần đảo cách Vũng Tầu khoảng 250 hảì lý. (Trung Quốc quan niệm quần đảo Trường Sa rộng hơn nhiều quan niệm của ta là điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 6o50' Bắc trong khi Trung Quốc coi điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 4o Bắc giáp Bornéo).

Theo những tài liệu chính thức, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo từ thế kỷ thứ 17, tiếp đó Chính quyền Đông Dương đã củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: thành lập bộ máy hành chính thuộc hai tỉnh Thừa Thiên và Bà Rịa, cho cảnh sát ra đồn trú, lập đài khí tượng, trạm vô tuyến điện, xây đèn biển.

Cho đến đầu thế kỷ 20 không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối với Việt Nam.

Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến Hải Nam.

Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18o13' Bắc".

Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5 năm 1909 Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về . Năm 1921 Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam.

Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 trên quần đảo Trường Sa. Năm 1935 lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc (công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam").

Nếu không có chiến tranh thế giới thứ hai thì chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là liên tực và thật sự từ thế kỷ 17.

Nhưng năm 1939, Nhật Bản đã chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Pháp và đã biến quần đảo Trường Sa thành căn cứ hải quân trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Tháng 11/1943, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ, Anh, Trung (Tổng thống Roosevelt, Thủ tướng Churchill, Tổng thống Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo có bàn về các lãnh thổ mà Nhật chiếm của Trung Quốc. Tuyên bố của Hội nghị viết: "Các vùng lãnh thổ mà Nhật chiếm của Trung Quốc phải trả lại cho Trung Quốc gồm Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ". Như vậy rõ ràng là cả 3 người đứng đầu 3 cường quốc trong đó có Tổng thống Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc.

Tháng 7, tháng 8 năm 1945 Tuyên ngôn của Hội nghị Potsdam với sự tham gia của 4 nước Mỹ, Anh, Trung, Liên Xô lại viết: "Các điều khoản của bản tuyên bố Cairo sẽ được thi hành". Như vậy cả 4 cường quốc trong đó có Trung Quốc đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là lãnh thổ Trung Quốc.

Năm 1947, cuốn Nam Hải chư đảo địa lý Chí lược do Bộ Nội Chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản có bản đồ "Nam hải chư đảo vị trí lược đồ" thể hiện một đường 11 đoạn coi 80% Biển Đông và cả 4 quần đảo trên Biển Đông là thuộc Trung Quốc.

Năm 1950 trên bản đồ Trung hoa Nhân dân Cộng hoà Quốc phân tỉnh tinh đồ có một phụ đồ thể hiện quốc giới của Trung Quốc gồm 11 đoạn coi cả 4 quần đảo và 80% Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc. Điểm cực nam của Trung Quốc là 4o Bắc giáp Bornéo..

Ngày 15/8/1951, Chu Ân Lai Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: "Các quần đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như các quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc."

Năm 1951 tại Hội nghị San Francisco với sự tham gia của 51 nước, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của Hội nghị ký ngày 8/9/1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với 2 quần đảo". Tại Hội nghị này, ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã trịnh trọng tuyên bố "Khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa". Đối với Tuyên bố đó không một nước nào phản đối hoặc bảo lưu. Như vậy là Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận hai quần đảo không phải là lãnh thổ Trung Quốc.

Trong Hoà ước giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 28/4/1952, Trung Quốc ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San Francisco mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo.

Tuy vậy, trên thực tế, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam chưa tiếp quản hai quần đảo, năm 1956 Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.

LMN

Thế giới chung tay đối phó vấn đề giá lương thực tăng cao

LHQ và Ngân hàng thế giới vừa quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm để giải quyết tình trạng giá lương thực toàn cầu đang tăng nhanh chưa từng thấy.

Công Thương - Trong bối cảnh cơn sốt giá lương thực kéo dài nhiều tháng qua đe dọa gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội cho nhiều quốc gia trên thế giới, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết, các cơ quan của LHQ và Ngân hàng thế giới (WB) sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm về lương thực để giải quyết tình trạng giá lương thực toàn cầu đang tăng nhanh chưa từng thấy.

Ưu tiên trong thời gian trước mắt của LHQ là "cung cấp lương thực cho những người đang đói", đồng thời thúc giục các nước cung cấp tiền "khẩn cấp và đầy đủ" cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).

Theo báo El Pais (Tây Ban Nha), nạn đói đang đe dọa làm bùng nổ "cuộc chiến tranh thế giới thứ ba". Chủ tịch WB Robert Zoellick khẳng định nghèo đói đang tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn tại 37 quốc gia trên thế giới. WB cũng đang xem xét việc thành lập một cơ chế tài chính nhanh nhằm giúp các nước nghèo, đặc biệt là các nước dễ bị tác động của cuộc khủng hoảng lương thực và bảo đảm việc tài trợ nhanh hơn và dễ dàng hơn cho các nước khác. WB cam kết sẽ tăng gấp đôi khoản tiền cho vay dành cho nông nghiệp ở châu Phi trong năm tới lên 800 triệu USD. Ông Zoellick cho biết, mặc dù giá lúa mì đã giảm trong mấy ngày qua, song giá gạo, ngô và lúa mì hiện vẫn ở mức cao.

Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại ASEAN nhất trí hợp tác trong việc đối phó với tình trạng giá gạo tăng cao. Các đại biểu dự Hội nghị đã thảo luận phương thức đối phó với tình trạng tăng giá gạo theo tinh thần hợp tác ASEAN. Việc hợp tác kiểm soát giá gạo là vấn đề quan trọng nhất vì sự biến động giá mặt hàng này tác động đến tất cả các quốc gia thành viên ASEAN. Thủ tướng Thái-lan Xạ-mặc Xun-đa-ra-vệt đã nhắc lại đề nghị thành lập Nhóm các nước xuất khẩu gạo (OREC) bao gồm các nước xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái-lan, Myanmar, Lào và Cam-pu-chia. Thái-lan hy vọng nếu OREC được thành lập sẽ quyết định được giá gạo trên thị trường thế giới giống như OPEC kiểm soát giá dầu. Liên minh này không những tăng cường quyền mặc cả đối với giá gạo xuất khẩu mà còn giúp ổn định giá gạo trong tiêu dùng nội địa vì các quốc gia đã có sự hợp tác và thống nhất về giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Còn theo các nhà phân tích, khi gạo trở thành một mặt hàng giá trị, các nước sản xuất gạo nên nắm lấy cơ hội này để tìm ra các cách thức giúp người nông dân trong việc dự báo, quản lý, bảo vệ môi trường và ủng hộ kỹ thuật nhằm tăng sản lượng gạo. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng ý tưởng này không khả thi vì việc kiểm soát nguồn cung gạo không giống như đối với dầu mỏ.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tuyên bố sẽ hỗ trợ khẩn cấp giúp các nước nghèo đối phó với tình trạng giá lương thực "leo thang". Theo một  báo cáo của ADB, giá lương thực tăng đồng nghĩa với lạm phát tăng, dẫn đến giảm tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Nếu các chính phủ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát thì điều này có thể dẫn đến giảm cầu, khiến kinh tế phát triển chậm lại. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát giá lương thực, như hạn chế hoặc cấm xuất khẩu gạo, chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn cung và làm gia tăng cuộc khủng hoảng giá.

ADB dự đoán tỷ lệ lạm phát ở châu Á sẽ lên tới 5,1% trong năm 2008, mức cao nhất trong mười năm qua chủ yếu do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Theo Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda, khoản hỗ trợ trên sẽ được thực hiện dưới hình thức cho vay lãi suất thấp, mục tiêu là những nước chịu tác động nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.

Theo các chuyên gia, giá nhiên liệu tăng, đồng USD mất giá, nhiều nước sử dụng lương thực làm nhiên liệu sinh học, thiên tai tại một số nước xuất khẩu gạo khiến sản lượng lương thực giảm, nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng mạnh ở những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Ðộ là những nguyên nhân chính khiến giá lương thực tăng vọt trong thời gian vừa qua. Một cố vấn cấp cao về lương thực của LHQ nhận định rằng giá lương thực cao một phần do các nước lớn trên thế giới đã áp dụng các chính sách sai lầm suốt hai thập niên vừa qua.

Ðể đối phó với tình trạng giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới, Chính phủ Thái-lan đã thông qua kế hoạch bán gạo từ kho dự trữ quốc gia để góp phần giữ giá bán trong nước ở mức thấp. Thủ tướng Xạ-mặc cũng cho biết Chính phủ sẽ mua gạo của nông dân để bổ sung vào kho dự trữ quốc gia. Trong khi đó, Tổng thống Philippines Arroyo cho biết, nước này sẽ cần duy trì việc nhập khẩu gạo cho đến ít nhất là năm 2013 nhằm bù đắp sự thiếu hụt trong nước, mặc dù đã có kế hoạch tiến tới đảm bảo tự cung tự cấp gạo.

Chính phủ Philippines đã kêu gọi thành lập kho dự trữ gạo quốc tế để bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Kho dự trữ này sẽ do LHQ hoặc WB đứng ra thành lập với mục đích chính là cất giữ gạo và mang ra phân phối khi thiếu hàng nhằm ổn định giá cả. Kho dự trữ quốc tế này sẽ hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân phối đặc biệt, cho phép mọi quốc gia trên thế giới đều được mua gạo từ đây. Chính phủ Philippines đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD để tăng sản lượng lương thực. Ngày 3-5, Chính phủ Malaysia đã thông qua khoản chi 2,4 tỷ ringid nhằm bảo đảm việc cung cấp lương thực cho nhân dân trong năm nay. Theo kế hoạch, số tiền trên sẽ được chi cho các hoạt động tăng cường sản xuất và tăng dự trữ gạo, hỗ trợ sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề cá, nâng cao hiệu quả công tác phân phối nông sản và khai khẩn đất hoang hóa để sản xuất lương thực.

Trong bối cảnh tình hình giá lương thực vẫn biến động, Chủ tịch WB Zoellick và Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi các nước không nên cấm xuất khẩu lương thực vì điều này sẽ làm cho cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trở nên tồi tệ hơn và trong khi phải đáp ứng nhu cầu khẩn cấp trong thời gian trước mắt, cộng đồng quốc tế cũng cần tập trung vào những giải pháp dài hạn nhằm hỗ trợ hệ thống buôn bán thế giới.

C.T


Châu Á: Khủng hoảng gạo đang hạ nhiệt

TP - Cuộc khủng hoảng gạo ở châu Á - từng khiến nhiều chính phủ lao đao và tạo ra sự bất ổn xã hội – có thể đang hạ nhiệt khi các nhà xuất khẩu trong khu vực thông báo mùa màng bội thu và đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Người dân Philippines sẽ không phải lo lắng về gạo

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố vào ngày 27/5 rằng nước này sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo được áp đặt từ tháng 3/2008 và sẽ bán 1,6 triệu tấn gạo từ kho dự trữ quốc gia sau khi đảm bảo đã đủ gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo các chuyên gia, động thái của Campuchia, nước xuất khẩu gạo đầu tiên tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm, cho thấy vụ mùa bội thu nhờ thời tiết tốt. Ny Lyheng, Giám đốc Hiệp hội gạo Millers Campuchia tại Phnom Penh, cho biết: “Chúng tôi mong chờ năm nay sẽ có vụ mùa bội thu”. Campuchia có thể sẽ xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, so với 6,7 triệu tấn vào năm 2007.

Gạo, nguồn lương thực chính của một nửa dân số thế giới, đã tăng giá 76% ở châu Á và các phần còn lại của thế giới kể từ tháng 12/2007 do mối quan ngại thiếu gạo và lệnh hạn chế hoặc cấm xuất khẩu tại một số nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, nếu vụ mùa bội thu ở châu Á, nơi chiếm tới ¾ lượng gạo xuất khẩu, cuộc khủng hoảng gạo sẽ hạ nhiệt. Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, cho biết có thể sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và sẽ xuất khẩu 4,3 triệu tấn gạo.

Tại Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới, thông báo vào ngày 16/5 rằng đã có đủ gạo dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong nước và có thể sẽ bán 1 triệu tấn cho nước ngoài. Việc giá gạo tăng cao cũng kích thích nông dân trên toàn châu Á gia tăng sản lượng gạo.

Sản lượng gạo của Ấn Độ tính đến hết tháng 6/2008 đã đạt mức kỷ lục 95,68 triệu tấn, so với 93,35 triệu tấn vào năm 2007. Việc Nhật Bản cam kết hỗ trợ cho các nước đang thiếu gạo trên thế giới như Philippines cũng góp phần làm hạ nhiệt cơn sốt gạo trên thế giới.

“Thị trường cần một số tín hiệu tích cực như vậy. Gạo đang đến với các thị trường ở châu Á”, Duncan Macintosh, Phát ngôn viên Viện Nghiên cứu gạo quốc tế tại Philippines, nói. Những tín hiệu tích cực trên xuất hiện ngay sau khi Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) thông báo dù nguồn cung bị thắt chặt, sản lượng gạo thế giới thực sự tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2008 và làm dịu bớt mối quan ngại về việc thiếu gạo.

“Sản lượng gạo thế giới năm 2008 có thể tăng khoảng 2,3%, đạt mức cao kỷ lục với 666 triệu tấn”, FAO tuyên bố, nhưng cảnh báo rằng giá gạo vẫn tiếp tục giữ ở mức cao. Tuyên bố trên của FAO đã giúp giá gạo ở Mỹ giảm 28%, mức thấp nhất trong 10 tuần qua. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo cuộc khủng hoảng chỉ tạm hạ nhiệt và nguồn cung cấp gạo sẽ tiếp tục là thách thức dài hạn đối với các nước đang phát triển.

Sáng kiến lập OREC để cải thiện kỹ thuật canh tác, tiếp thị, ổn định giá cả và phân phối gạo trên thế giới cũng được quan tâm, website đã được thành lập http://www.orecinternational.org

 H.D (Theo CS Monitor, Bloomberg)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.