Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24867277

 
Văn hóa - Giải trí 25.04.2024 17:00
Chiến tranh chủng tộc: 6 phụ nữ gốc Á bị bắn chết: Hồi cảnh báo không riêng tại Mỹ
21.03.2021 20:31

6 phụ nữ gốc Á bị bắn chết: Hồi cảnh báo không riêng tại Mỹ
Sự đau buồn và tức giận trước thông tin sáu phụ nữ châu Á nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 16-3 tại ba tiệm massage ở TP Atlanta, bang Georgia đã gióng lên hồi chuông về tình trạng gia tăng bạo lực chống người gốc Á ở Mỹ.

6 cô gái châu Á bị bắn chết: Hồi chuông không chỉ tại riêng Mỹ. Ảnh: CNN
6 cô gái châu Á bị bắn chết: Hồi chuông không chỉ tại riêng Mỹ. Ảnh: CNN

Sự đau buồn và tức giận trước thông tin sáu phụ nữ châu Á nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 16-3 tại ba tiệm massage ở TP Atlanta, bang Georgia đã gióng lên hồi chuông về tình trạng gia tăng bạo lực chống người gốc Á ở Mỹ.

Và đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ, đài CNN ngày 21-3 cho biết. 

Từ tây sang đông

Từ Anh đến Úc, các báo cáo về tội phạm căm thù chống người gốc Á đã gia tăng ở các nước phương Tây trong bối cảnh đại dịch bùng phát trong vòng một năm qua. 

6 phụ nữ gốc Á bị bắn chết: Hồi cảnh báo không riêng tại Mỹ - ảnh 1
6 cô gái châu Á bị bắn chết: Hồi chuông không chỉ tại riêng Mỹ. Ảnh: CNN

Theo CNN, các vụ việc phân biệt chủng tộc và bài ngoại đối với người Đông Á và Đông Nam Á vẫn đang diễn ra, khi họ bị xa lánh trên tàu, bạo hành bằng lời nói và thậm chí là cả hành hung thể xác.

Trong năm qua, một số chính trị gia phương Tây đã liên tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa Trung Quốc với sự bùng phát COVID-19, cũng như đưa ra những những chỉ trích nhắm đến Bắc Kinh. Đây được xem cũng chính là “ngòi nổ” cho vấn nạn trên, khi người gốc Á ngày càng trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc.

Việc nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Bỉ, không thu thập dữ liệu nhân khẩu học về sắc tộc vì lý do lịch sử khiến việc đánh giá chính xác quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề khó khăn hơn.

Theo số liệu thống kê về tội phạm căm thù của Sở Cảnh sát Thủ đô London (Anh), hơn 200 vụ tội phạm thù hận chống lại những người gốc Đông Á đã xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9-2020, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2019.

CNN dẫn lời ông Peng Wang - giảng viên tại ĐH Southampton ở miền nam nước Anh -  cho biết ông đã bị một nhóm bốn người đàn ông hành hung khi đang chạy bộ gần nhà vào một buổi chiều lạnh giá.

Ông Peng bị thương nhẹ ở mặt và chảy máu mũi. Tuy nhiên, vụ việc này khiến ông lo lắng về việc rời khỏi nhà, cũng như tương lai của mình tại nước Anh và sự an toàn của cậu con trai nhỏ, ông Peng nói với CNN.

"Những gì họ đã làm là không văn minh, điều này không nên xảy ra trong xã hội ngày nay. Họ chỉ đối xử với tôi như một con vật" - ông Peng chia sẻ. 

Một cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 6-2020 cho thấy 3/4 người gốc Hoa tại Anh từng bị phân biệt chủng tộc.

“Người vô hình”

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp châu Âu, các nhà hoạt động tại Tây Ban Nha và Pháp bắt đầu nhận thấy tình trạng phân biệt chủng tộc. 

Các chiến dịch, như #NoSoyUnVirus (#IAmNotAVirus), đã được khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức về sự gia tăng bạo lực đối với người gốc Á.

Tuy nhiên, CNN dẫn lời một số nạn nhân chia sẻ rằng mức độ nghiêm trọng của sự phân biệt đối với người gốc Á vẫn còn “mờ nhạt” trong cộng đồng.

6 phụ nữ gốc Á bị bắn chết: Hồi cảnh báo không riêng tại Mỹ - ảnh 2
6 cô gái châu Á bị bắn chết: Hồi chuông không chỉ tại riêng Mỹ. Ảnh: CNN

Hồi tháng 3-2020, một người đàn ông Mỹ gốc Hoa, Thomas Siu, cho biết đã bị tấn công dữ dội ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi hai người đàn ông hét lên những lời chế nhạo chủng tộc về COVID-19 vào ông.

Ông Siu, thời điểm đó đang là sinh viên, cho biết từ tháng 1 đến tháng 3-2020 đã bị “hành hung bằng lời nói” 10 lần. Ông cho biết bản thân đã không thể chịu đựng thêm nữa và ông đã có những lời lẽ phản kháng lại những người đàn ông kia.

Tuy nhiên, hai người đàn ông đã không dừng lại, mà còn đánh ông bất tỉnh, ông Siu cho biết.

“Tôi luôn biết rằng có sự phân biệt chủng tộc ở đây và mọi người không thực sự thừa nhận điều đó” - ông Siu chia sẻ với CNN.

CNN dẫn lời bà Susana Ye - một nhà báo Tây Ban Nha 29 tuổi, người đã thực hiện một bộ phim tài liệu về cộng đồng người Hoa ở nước này hồi năm 2019 - chia sẻ rằng bạo lực đối với người gốc Á ở Tây Ban Nha đã trở thành một vấn đề bình thường và được báo chí Tây Ban Nha đưa tin ít hơn.

"Đối với nhiều người, đó không phải là vấn đề quan trọng vì nhiều nhà báo không sống trong cộng đồng hoặc không biết các thành viên của cộng đồng. Họ không có quan điểm chống phân biệt chủng tộc và họ không biết về các cộng đồng khác ngoài cộng đồng của họ" - bà Ye chia sẻ.

Bà Ye cũng cho biết một số vấn đề trong việc đưa tin về tội phạm thù hận ở Tây Ban Nha là do rào cản về ngôn ngữ, lo sợ một số người bị trục xuất và xu hướng thế hệ lớn tuổi giữ im lặng về các vụ việc.

"Tôi nghĩ rằng một số cá nhân lựa chọn bạo lực, bạo lực bằng lời nói và bạo lực thể chất bởi vì họ cho là chúng tôi sẽ không đưa ra phản ứng gì. Họ đã quen với việc các vụ việc phân biệt chủng tộc ít xuất hiện trên báo chí" - bà Ye nói.

Bà Quan Zhou Wu - người sáng tác truyện tranh tại Tây Ban Nha - cũng có quan điểm. 

"Vụ tấn công ở TP Atlanta không xuất hiện trên các trang đầu của truyền thông ở Tây Ban Nha, đó là một tin tức siêu, siêu nhỏ, chúng tôi như người vô hình" - bà Quan nói với CNN.

Theo một báo cáo của chính phủ Tây Ban Nha được công bố hồi năm 2019, 2,9% công dân gốc Á sống ở nước này là nạn nhân của tội phạm thù hận. 

Tuy nhiên, trong khi những hành vi phạm pháp như vậy đối với công dân Tây Ban Nha được ghi nhận, các số liệu lại không được phân theo sắc tộc. Chính phủ Tây Ban Nha vẫn chưa công bố số liệu năm 2020.

"Vì một tương lai cho thế hệ sau"

Tại Pháp, các nhà hoạt động cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến hình ảnh của cộng đồng người châu Á trở nên tồi tệ hơn. 

Ông Sun-Lay Tan - phát ngôn viên của tổ chức Security for All - nói rằng: "Kể từ năm 2020, sự phân biệt chủng tộc đã trở nên công khai hơn, khi mọi người nói rằng họ không thích người gốc Á hoặc họ không thích Trung Quốc".

6 phụ nữ gốc Á bị bắn chết: Hồi cảnh báo không riêng tại Mỹ - ảnh 3
6 cô gái châu Á bị bắn chết: Hồi chuông không chỉ tại riêng Mỹ. Ảnh: CNN

Theo Security for All, ước tính vào năm 2019, cứ hai ngày lại có một vụ tội phạm thù hận đối với một người châu Á chỉ tính riêng ở khu vực Paris. 

Ông Tan chia sẻ trải nghiệm đầu tiên về chủ nghĩa bài ngoại ở Pháp là vào tháng 2-2020, khi một người đã đổi chỗ trên tàu điện ngầm sau khi ông ngồi xuống.

“Cha mẹ chúng tôi đã đối mặt nạn phân biệt chủng tộc nhưng họ chấp nhận vì họ muốn hòa nhập tại đất nước này. Chúng tôi là thế hệ thứ hai của những người nhập cư ở Pháp, trách nhiệm của chúng tôi là lên tiếng và làm cho nước Pháp tốt hơn cho thế hệ tiếp theo" - ông Tan nói.

Theo CNN, đây không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu. 

Một báo cáo của Viện nghiên cứu Lowy (Úc) hồi tháng 3 cho thấy hơn 1/3 người Úc gốc Hoa cảm thấy họ bị đối xử khác biệt hoặc ít thuận lợi hơn trong năm qua. Trong khi đó, 18% nói rằng họ đã bị đe dọa hoặc tấn công về thể chất do “di sản Trung Quốc của họ”.

Nỗi sợ hằn sâu

Trở lại với tình hình tại nước Anh, cô Kay Leong - sinh viên đến từ Singapore - nói với CNN rằng một người bán hoa hồng trên phố đã hét lên "coronavirus, coronavirus" sau khi cô từ chối mua hoa.

"Tôi không đến từ Trung Quốc nhưng tôi tưởng tượng rằng tất cả người châu Á sẽ cảm thấy bối rối khi phải đối mặt kiểu phân biệt chủng tộc này"- cô Kay chia sẻ.

Cô Kate Ng - một nhà báo 28 tuổi người Malaysia gốc Hoa làm việc tại tờ The Independent - nói với CNN rằng trong khi các vụ tấn công ở Mỹ có vẻ lan rộng hơn rất nhiều, thì các vụ việc được ghi nhận ở Anh lại khiến người dân Đông Nam Á “ớn lạnh”.

"Tôi muốn ra ngoài một mình khi có nhiều người xung quanh. Nhưng tôi tự hỏi bản thân: 'Có nhiều khả năng mình sẽ bị bạo hành bằng lời nói hoặc bị tấn công không?'" - cô chia sẻ.



Ông Biden: Người Mỹ gốc Á phải sống trong sợ hãi 1 năm qua

(PLO)- Ông Biden lên án nạn bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19 khiến những người này phải sống trong lo sợ suốt một năm qua.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á tại TP Atlanta, bang Georgia vào chiều 19-3 sau vụ xả súng tại các cơ sở massage châu Á ở thành phố này khiến tám người thiệt mạng, báo The New York Times đưa tin.

Một năm sống trong sợ hãi của người Mỹ gốc Á

Trong chuyến gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á tại TP Atlanta, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu về vấn đề bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19. 

“Họ đã bị tấn công như những vật tế thần trong bối cảnh bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19 leo thang. Họ đã bị tấn công bằng lời nói, hành hung thể xác và bị giết chết. Đó là một năm sống trong sợ hãi cho cuộc sống của họ" - ông Biden lên án tội ác nhắm vào người Mỹ gốc Á.

Ông Biden: Người Mỹ gốc Á phải sống trong sợ hãi 1 năm qua - ảnh 1
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á tại TP Atlanta, bang Georgia. Ảnh: NEW YORK TIMES

Ông Biden cũng đề cập tới việc trong tuần đầu tiên tại nhiệm, ông đã ký một bản ghi nhớ trong đó lên án và chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung chống lại người Mỹ gốc Á, cũng như người dân các đảo Thái Bình Dương ở Mỹ, theo đài CNN.

Cũng tại cuộc gặp, bà Harris, phó tổng thống gốc Á đầu tiên của Mỹ nói rằng bà sẽ không đứng yên trước vấn nạn này.

“Chúng tôi muốn người Mỹ gốc Á ở Georgia và trên toàn quốc biết rằng chúng tôi sẽ không im lặng. Chúng tôi sẽ không chờ. Chúng tôi sẽ luôn lên tiếng chống lại bạo lực” - bà Harris đăng lên trang Twitter sau cuộc họp.

Theo lịch trình được lên kế hoạch từ trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ có chuyến công tác tới thành phố Atlanta nhằm quảng bá gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mới được ban hành. Tuy nhiên, lịch trình được chuyển đổi thành cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á TP Atlanta sau vụ xả súng.

Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ các nạn nhân vụ xả súng

Tổng thống Joe Biden hôm 18-3 đã ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các địa điểm thuộc quyền quản lý của Chính phủ liên bang đến hết ngày 23-3 để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ xả súng tại TP Atlanta, bang Georgia.

Trước đó, vào hôm 17-3, ba cơ sở massage châu Á ở TP Atlanta bị xả súng khiến tám nhân viên nữ thiệt mạng. Sáu trong số đó là phụ nữ gốc Á. Nghi phạm là Robert Aaron Long, 21 tuổi, sống tại Woodstock đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và bị buộc tội giết người, cũng như một số tội hành hung khác.

Trong khi các nhà điều tra tiếp tục đánh giá xem liệu vụ xả súng ở tiệm massage châu Á có động cơ chủng tộc hay không, ông Biden và bà Harris dự kiến sẽ thảo luận về số vụ tấn công nhắm vào người Mỹ gốc Á tại Mỹ đang gia tăng trong thời gian gần đây. 

Tại phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm 18-3, các nhà lập pháp người Mỹ gốc Á cảnh báo rằng đất nước đã đạt đến “điểm khủng hoảng” trong bối cảnh gia tăng mạnh mẽ nạn phân biệt đối xử và bạo lực nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Ông Biden, bà Harris nỗ lực xoa dịu người Mỹ gốc Á

Ông Biden, bà Harris nỗ lực xoa dịu người Mỹ gốc Á
(PLO)- Nhà Trắng thông báo ông Biden và bà Harris sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á nhằm thảo luận về vụ xả súng gần đây.

Ngày 19-3, theo kế hoạch, Tổng thống Joe Biden sẽ thực hiện chuyến thăm đến banh Georgia để quảng bá dự luật cứu trợ. Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu hiện đã bị hoãn lại sau khi vụ xả súng ở khu vực Atlanta khiến tám người thiệt mạng, phần lớn trong số đó là phụ nữ gốc Á, theo kênh ABC News.

Trước đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 1.900 tỉ USD do ông Biden đề xuất. Đây được xem là chiến thắng đầu tiên của chính quyền ông Biden. Nhiều người kỳ vọng gói cứu trợ này sẽ giúp vực dậy nền kinh tế Mỹ.

Ông Biden và bà Harris. Ảnh: REUTERS

Georgia là điểm dừng chân thứ hai của ông trong chuyến công du để làm nổi bật những lợi ích của gói cứu trợ sau chuyến thăm ngắn ngủi đến bang Pennsylvania ngày 16-3.

Tuy nhiên, tối 18-3, Nhà Trắng đã thông báo rằng Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris sẽ trì hoãn một "sự kiện chính trị buổi tối" ở Atlanta để gặp gỡ các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Á ở đó. Mục đích của buổi gặp mặt là "để thảo luận về các cuộc xả súng và mối đe dọa chống lại cộng đồng đang diễn ra". 

Trong cuộc họp báo ngày 18-3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: "Tổng thống cũng sẽ ủng hộ cộng đồng AAPI ở Georgia và trên toàn quốc và nói về cam kết chống lại sự bài ngoại, không khoan dung và thù ghét".

(AAPI là viết tắt của những người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương. Nhóm này đã ghi lại khoảng 3.800 báo cáo về các vụ thù hận chống lại người Mỹ gốc Á trong năm qua).

Nói về vụ xả súng, ông Biden gọi sự gia tăng tội ác chống người Mỹ gốc Á là "rất rắc rối". Tuy nhiên, ông nói rằng ông không muốn thảo luận về động cơ có thể có của vụ xả súng spa trong khi cảnh sát đang tiến hành các cuộc điều tra.

Trước đó, tổng thống đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ cộng đồng người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương. Ông đã ban hành một bản ghi nhớ của tổng thống vào ngày 26-1 cho tổng chưởng lý để hỗ trợ các cơ quan nhà nước và địa phương và cộng đồng AAPI trong việc ngăn chặn tội phạm thù địch và mở rộng thu thập dữ liệu và báo cáo công khai.

Ngoài ra, ông Biden cũng trực tiếp lên án "tội ác thù hận độc ác" trong một bài phát biểu ngày 11-3, nói rằng cộng đồng đã bị "tấn công, quấy rối, đổ lỗi và bị đối xử bất công".

"Tại thời điểm này, rất nhiều người trong số họ, những người Mỹ đồng hương của chúng ta, họ đang ở tiền tuyến chống đại dịch… và họ buộc phải sống trong nỗi sợ hãi cho tính mạng của mình trong lúc đi bộ trên các đường phố, ở Mỹ" - ông Biden nói.

"Đây là một điều sai lầm, đây không phải là những gì nước Mỹ nên làm và nó phải được dừng lại" - tổng thống nhấn mạnh.

Phân biệt đối xử và tội ác nhằm vào người châu Á đã gia tăng trong quá trình bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng. Các nhà phê bình, bao gồm cả Nhà Trắng, đã nói rằng lời hùng biện của cựu Tổng thống Donald Trump và các thuật ngữ mà ông sử dụng như 'virus Trung Quốc" đã góp phần gây ra sự việc.

"Tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi về một số luận điệu gây tổn hại mà chúng ta đã thấy trong chính quyền trước đó. Họ gọi ‘virus Vũ Hán’, và những thứ khác nữa, đã làm gia tăng các mối đe dọa chống lại người Mỹ gốc Á. Chúng ta đang chứng kiến điều đó trên khắp đất nước" - bà Psaki nói. 

Cộng đồng VN ng hộ Donald Trump k kỳ thị chủng tộc: Người Mỹ gốc Á bị tấn công - hệ quả từ giọng điệu của Trump 

  • 22/3/2021 05:30 (GMT+7)
  • Một hạ nghị sĩ Mỹ nói vụ giết hại 8 người ở Atlanta, gồm 6 người gốc Á, là hệ quả từ làn sóng kỳ thị, tấn công người gốc Á trong cả năm qua, và từ giọng điệu của chính ông Trump.

    Hạ nghị sĩ Judy Chu, đảng Dân chủ, bang California, cũng là người đứng 

    đầu hội các nghị sĩ Mỹ gốc Á, nói các mục tiêu mà tay súng ở Georgia nhắm đến “không hề ngẫu nhiên”.

    “Chúng ta biết ngày này sẽ đến”, bà nói.

    “Đợt tấn công gần nhất nhắm vào người gốc Á là hậu quả của một năm có nhiều vụ tấn công vì động cơ thù hận, và của bốn năm đầy rẫy giọng điệu xấu xí, kỳ thị về người nhập cư và người da màu”, bà nói thêm, ám chỉ nhiệm kỳ của ông Donald Trump.

    xa sung o Atlanta anh 1

    Một lễ thắp nến tưởng niệm các nạn nhân tại Garden Grove, bang California ngày 17/3. Ảnh: AFP.

    “Hành vi bạo lực”

    Buổi điều trần này trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã được lên lịch từ nhiều tuần trước, và là buổi điều trần đầu tiên trong nhiều thập kỷ để đối phó với nạn phân biệt đối xử với người gốc Á, theo South China Morning Post.

    Buổi họp bắt đầu bằng phút mặc niệm dành cho nạn nhân của các vụ tấn công ngày 16/3, xảy ra tại 3 spa (tiệm chăm sóc sắc đẹp) khác nhau có chủ là người gốc Á ở khu vực Atlanta. Nghi phạm Robert Aaron Long, 21 tuổi, đã thừa nhận hành vi và đang đối mặt với 8 tội danh giết người.

    Các vụ tấn công đã gây chấn động nước Mỹ. Nhà Trắng ngày 18/3 hủy kế hoạch tổ chức sự kiện chính trị của Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris về phục hồi kinh tế. Thay vào đó, hai người sẽ lên lịch gặp các lãnh đạo cộng đồng Mỹ gốc Á ở Atlanta ngày 19/3 để bàn về “các mối đe dọa đang tồn tại đối với cộng đồng này”.

    Ông Biden cũng ra lệnh treo cờ rủ ở Nhà Trắng cũng như các tòa nhà liên bang và quân đội, để tưởng niệm nạn nhân của “hành vi bạo lực vô nhân tính”.

    Nghi phạm Robert Aaron Long dự kiến ra trình diện trước tòa vào sáng 18/3, nhưng thủ tục này bị hủy bỏ mà không rõ nguyên nhân.

    xa sung o Atlanta anh 2

    Hạ nghị sĩ Judy Chu nói các mục tiêu mà tay súng ở Georgia nhắm đến “không hề ngẫu nhiên”. Ảnh: AP.

    Các nhà hoạt động về dân quyền, các học giả cũng phát biểu tại phiên điều trần, kêu gọi các nhân vật của công chúng hãy lên án ngôn ngữ mang tính kỳ thị khi bàn về dịch bệnh.

    Trong năm cuối nhiệm kỳ, ông Trump luôn khẳng định rằng đại dịch Covid-19 là lỗi của Trung Quốc vì đợt bùng phát đầu tiên xảy ra ở thành phố Vũ Hán. Ông Trump luôn gọi virus SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc”, và điều đó đã góp phần lớn tạo ra môi trường thù địch đối với người Mỹ gốc Á - theo lập luận của các đại biểu tại buổi điều trần.

    Nghiên cứu của “Stop AAPI Hate”, liên minh các tổ chức vận động vì người Mỹ gốc Á, cho thấy từ tháng 3 đến tháng 8/2020, trong số 2.500 vụ việc quấy rối được ghi nhận nhắm vào người gốc Á, có hơn 700 vụ bao gồm các ngôn ngữ kỳ thị liên quan đến đại dịch.

    Nhóm này cũng thống kê được gần 3.800 vụ quấy rối nhắm vào người gốc Á trong một năm gần đây, trong đó 2 trên 3 số vụ là nhắm vào phụ nữ.

    "Di sản" của ông Trump?

    Shirin Sinnar, giáo sư tại Trường Luật thuộc Đại học Stanford, nói ông Trump “đã dùng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc, có thể coi là đang đổ lỗi cho một cộng đồng, một chính phủ cụ thể, và vì vậy cũng đổ lỗi cho cả một cộng đồng người da màu được cho là có liên quan”.

    Ngoài nỗi lo về dịch bệnh và khó khăn kinh tế do đại dịch, người Mỹ gốc Á giờ đây “cũng phải lo lắng về việc bị tấn công hoặc quấy rối trong chính khu phố của mình”, Erika Lee, giáo sư lịch sử chuyên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á tại Đại học Minnesota, cho biết.

    Nhưng Hạ nghị sĩ Chip Roy, đảng Cộng hòa, bang Texas lại phản đối việc giới hạn ngôn ngữ, và nói kiểm soát quyền tự do ngôn luận là một điều nguy hiểm.

    Bình luận của nghị sĩ Roy bị các nghị sĩ khác phản bác mạnh mẽ, bao gồm Hạ nghị sĩ Grace Meng, đảng Dân chủ, từ New York. Bà Meng từng soạn thảo nghị quyết lên án thái độ kỳ thị nhắm vào người gốc Á do đại dịch. Khi nghị quyết này được thông qua vào tháng 9 năm ngoái, có tới 164 Hạ nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu chống.

    “Tổng thống (Trump) của các ông, đảng của các ông, đồng nghiệp của các ông có thể nêu vấn đề với bất cứ quốc gia nào các ông muốn”, bà Meng nói với ông Roy.

    “Nhưng các ông không cần phải làm vậy theo cách mà biến người Mỹ gốc Á trên khắp nước này trở thành mục tiêu, biến các cha mẹ già của chúng tôi, biến con cái chúng tôi thành mục tiêu”, bà Meng nói và không kiềm chế được sự xúc động. “Phiên điều trần này là để giải quyết sự tổn thương, đau đớn của cộng đồng chúng tôi, và để tìm ra giải pháp. Chúng tôi sẽ không để các ông lấy đi tiếng nói của chúng tôi”.

    xa sung o Atlanta anh 3

    Hoa, nến, và khẩu hiệu được đặt tại khu tưởng niệm tạm bên ngoài một tiệm spa sau các vụ xả súng ở Atlanta. Ảnh: Atlanta Journal-Constitution.

    John Yang, chủ tịch của nhóm vận động “Người Mỹ gốc Á Thúc đẩy Công lý”, nói tại phiên điều trần rằng lập luận “tự do ngôn luận” không thể áp dụng ở đây.

    “Tự do ngôn luận không thể là cái cớ”, ông Yang nói. “Chúng ta không có quyền hô ‘có bom’ ở trong một rạp phim đông người. Điều đang xảy ra lúc này là người Mỹ gốc Á như ở trong một rạp phim đông người, và chúng tôi đang gặp nguy hiểm”.

    Nhà Trắng cũng đồng ý với các nghị sĩ Dân chủ trong việc chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa các vụ tấn công người Mỹ gốc Á ngày càng gia tăng với giọng điệu kỳ thị mà ông Donald Trump đã dùng khi nói về dịch Covid-19.

    Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 17/3 nói “các giọng điệu gây chia rẽ” của chính quyền trước đã “tăng mối đe dọa đối với người Mỹ gốc Á - một điều không còn gì phải bàn cãi”.Dân trí

     Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang có kế hoạch trở lại mạng xã hội, sử dụng nền tảng riêng do ông tự xây dựng, sau khi bị Twitter và các mạng khác "cấm cửa" hồi đầu năm.

    Ông Trump sắp tái xuất với mạng xã hội tự xây dựng - 1

    Nhấn để phóng to ảnh

    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

    "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy ông Trump trở lại mạng xã hội có thể trong 2-3 tháng tới", cựu Cố vấn của ông Trump Jason Miller trả lời phỏng vấn Fox News hôm 21/3.

    "Điều này sẽ hoàn toàn định nghĩa lại cuộc chơi, và mọi người sẽ chờ đợi xem ông Trump sẽ làm chính xác điều gì, nhưng đó sẽ là nền tảng riêng của ông ấy", ông Miller, người từng nắm vị trí cấp cao tại 2 chiến dịch tranh cử của ông Trump, cho hay.

    Ông Trump là người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Khi còn sử dụng Twitter, ông đã thu hút 88 triệu người theo dõi và thường xuyên sử dụng nền tảng này để đưa ra quan điểm, thông báo thay đổi nhân sự hoặc sự dịch chuyển chính sách quan trọng.

    Tuy nhiên, Twitter đã đình chỉ tài khoản của ông Trump sau khi nền tảng này cáo buộc ông đã dùng nó để kích động cuộc bạo loạn tồi tệ tại nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1, làm 5 người thiệt mạng.

    Sau đó, ông Trump cũng bị cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn khỏi các nền tảng lớn khác như Facebook, Instagram, YouTube và Snapchat.

    Kể từ khi rời Washington và trở về sống ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida, ông Trump khá kín tiếng. Tuy nhiên, ông Miller nói rằng ông Trump đang làm việc chăm chỉ.

    "Có nhiều cuộc gặp cấp cao ông ấy tham gia ở Mar-a-Lago với các đội ngũ đã tới đó. Có nhiều công ty. Nền tảng mới sẽ rất lớn và mọi người đều muốn ông ấy. Ông ấy sẽ mang lại cả chục triệu người dùng cho nền tảng mới", ông Miller cho hay, nhưng không tiết lộ thêm thông tin chi tiết.

    Dù thất bại trong cuộc bầu cử năm ngoái, ông Trump vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa và ông vẫn bỏ ngỏ khả năng ra tranh cử tổng thống vào năm 2024.

    Đức Hoàng

    Theo AFP



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


    Những nội dung khác:
    Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




    Lên đầu trang

         Tìm kiếm 

         Tin mới nhất 
    Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
    Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
    Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
    Tưởng niệm tháng tư 75
    Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
    Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
    Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

         Đọc nhiều nhất 
    Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 567 lần]
    Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 558 lần]
    Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 462 lần]
    CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 443 lần]
    CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 420 lần]
    Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 370 lần]
    Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 368 lần]
    Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 354 lần]
    Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 328 lần]
    Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 319 lần]

    Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

    Bản quyền: Vietnamville
    Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.