Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24720605

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 00:52
Chống dịch kiểu VN: Càng chống càng tăng, mỗi ngày nhiễm 13.000 chết 400, dự đoán trong 2 tháng sẽ vướt 1 triệu và 50,000 tử vong
21.08.2021 16:12

Covid-19 tại VN: Chống dịch như chống giặc Mỹ giải phóng miền Nam: Kẽm gai, quân đội, công an, dân phòng, pháo đài tình báo.. TT Phạm MInh Chính làm nguyên soái tổng tư lệnh hành quân... Còn gì thêm nữa?


Chống dịch như chống giặc: Kẽm gai, quân đội, công an, pháo đài … sẽ còn thêm gì nữa?Xe chở quân đội vào TPHCM chống dịch hôm 20/8/2021
 Photo: RFA

Sau hơn hai tháng phong thành chống dịch như chống giặc với mục tiêu kép ngăn chặn dịch lây lan bằng cách tìm diệt F0 và ổn định phát triển kinh tế bằng ba tại chỗ, TP. HCM và Việt Nam nói chung đã không đạt mục đích mong muốn mà có thể nói là vỡ trận. Dịch đã lan ra cả nước, chỉ còn mỗi tỉnh Cao Bằng chưa bị nhiễm. Số ca nhiễm mỗi ngày lên đến trên dưới 10.000.

Phong thành hai tháng, dịch càng tăng

Riêng tại TP.HCM con số đã vượt qua ba lần kịch bản dự liệu trên 100.000. Điều đáng ngại là con số tử vong theo thông tin chính thức của Bộ Y Tế là trên 6.000 nhưng con số thật khó thể thống kê nhưng có lẽ lớn hơn nhiều qua những biểu hiện thực tế là các lò thiêu ở TP.HCM và Đồng Nai đều đã quá tải, và Thành Đội TP.HCM và Tỉnh Đội Đồng Nai đều có văn bản xin xây dựng thêm lò thiêu mới. TP.HCM không đủ quan tài gỗ, chùa Vĩnh Nghiêm phải sáng chế quan tài carton. Túi nhựa chứa tử thi cũng cạn kiệt, một tổ chức thiện nguyện từ Hà Nội đã hỗ trợ cấp tốc 1,5 tấn túi này. (1)

Điều mà nhiều bác sĩ, chuyên gia dịch tễ dộc lập ở TP.HCM đã kêu gào cảnh báo từ đầu mùa dịch là đừng đếm F0, hãy quan tâm bảo toàn, đầu tư cho ngành y để điều trị bệnh nhân nặng, giảm nhẹ tử vong đã thành sự thật. Dù TP. HCM có tiếp thu trở bộ, xây dựng 5 tầng điều trị, cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà nhưng đã quá trễ. Các bệnh viện đều quá tải, thiếu máy thở, thiếu oxy…việc bệnh nhân đi bốn năm bệnh viện nhưng không nhập viện càng phổ biến.

Vắc-xin, công cụ chống dịch khả dĩ hữu hiệu sau hơn năm triệu liều được Bộ Y tế cấp phát từ nguồn viện trợ đã hoàn toàn cạn kiệt. Hơn hai triệu liều vắc-xin Trung Quốc dành cho người già và có bệnh nền nhưng chỉ được một số ít người có hoàn cảnh quá cùng kiệt chấp nhận tiêm.

Ngày 20-8, Thủ Tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An triển khai một chiến dịch mạnh tay, triệt để hơn nữa, huy động Công an, Quân đội vào cuộc, hướng đến mục tiêu đến 15-9 sẽ kiểm soát được dịch.

000_9KW82V.jpg
Nhân viên y tế đưa cáng chở bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào xe cứu thương ở TP.HCM hôm 8/8/2021. Reuters

Quân đội, Công an xây 312 pháo đài

Vẫn kiên trì truy quét, bóc tách F0 bằng xét nghiệm nhanh để đánh giá, phân loại 312 xã phường tại TP.HCM theo mức nguy cơ "xanh, đỏ, vàng" để giữ vững, mở rộng các xã phường "vùng xanh", cô lập, thu hẹp "vùng đỏ", "vùng vàng".

Ông Phạm Minh Chính đã chỉ đạo từ ngày 23-8 TP.HCM và các tỉnh phía nam các biện pháp mạnh mẽ sau đây:

Thứ nhất, thực hiện cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã phường. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với TP.HCM triển  khai nhiệm vụ này. Huy động Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các lực lượng cựu chiến binh, thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội nông dân… các cấp tham gia.

Thứ hai, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.. Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Thứ ba là bảo đảm về y tế. Tăng cường năng lực y tế cho cấp xã phường về oxy y tế, trang thiết bị, vật tư, y tá, bác sĩ, điều dưỡng…, bổ sung ngay cho những xã, phường còn thiếu để điều trị cho người bệnh ngay tại xã, phường. Như vậy, có ba tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19: tại xã phường, tại quận huyện và TP, trong đó tuyến trên chủ yếu lo cho những trường hợp nặng. Tiếp tục thí điểm điều trị tại nhà các F0 không có triệu chứng.

Thứ tư, tăng cường lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân.

Thứ năm, về an sinh xã hội, TP.HCM và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tiếp tục thường xuyên bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ; lực lượng công an cơ sở tăng cường nắm tình hình để cùng các lực lượng cung cấp ngay lương thực, thực phẩm cho những người vô gia cư, lang thang…

Thứ sáu, tổ chức xét nghiệm "thần tốc" theo hướng dẫn của Bộ Y tế với các hình thức phù hợp, kể cả đến tận nhà xét nghiệm, phát hiện F0 nhanh nhất

Tính toán khả năng di dời một bộ phận người dân ra khỏi một số địa điểm để giãn cách, giảm mật độ người tập trung trong một khu vực như kinh nghiệm đã được thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc. (2)

Quân đội đi chợ cho dân, dân sợ mất hồn!

Thượng tướng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, cho biết lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly, vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân. Trong cùng ngày đã có 1.000 cán bộ, chiến sĩ từ phía Bắc đã lên đường vào TP.HCM (3)

Đây quả là kế hoạch thật tuyệt vời, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ với dân. Người dân chỉ việc ở tại nhà, sẽ không cần đi chợ, đã có bộ đội đảm trách cung cấp từ lương thực thực phẩm hỗ trợ cả dịch vụ y tế. Tuy nhiên người dân đã phản ứng với thông tin này như thế nào?

Nhà báo chuyên mảng thị trường Nguyễn Thị Mỹ Xuân đã có bài viết trên Facebook với những hình ảnh trực quan chỉ vài giờ sau khi báo thông tin về chủ trương tốt đẹp kia, và còn đến hai ngày nữa mới đến hạn được bộ đội đi chợ thay dân các kệ siêu thị ở Gò Vấp đã cháy sạch hàng .

“Siêu thị trưa ngày 20/8!

Đang ăn trưa, nghe tin trên tivi…, chạy vội vào siêu thị là 12 giờ, xếp hàng đến 12 giờ 40”, qua nhiều khâu khai báo y tế, trình giấy… mới được vào trong.

Có tin được không, một siêu thị gần như lớn nhất quận Gò Vấp và cả thành phố mà thế này đây???” (4)

Tương tự, cùng trong ngày 20-8, nhà báo Đăng Chánh Trung phải tự bạch đã rơi nước mắt khi lãng phí thời gian dùng giấy đi chợ vượt qua hàng chục chốt chặn, hàng rào kẽm gai, nối đuôi những đoàn người dài dằng dặc trước nhiều siêu thị mà cuối cùng không mua được món gì. (5)

Chỉ còn hai ngày nữa thôi là người có tiền được bộ đội đem lương thực, thực phẩm đến tận nhà, người nghèo được Bộ Lao động và hệ thống chính trị đến tặng quà cứu trợ an sinh xã hội, thậm chí còn được đưa đến chỗ ở mới khang trang. Tại sao người dân phải đi vét mua hàng? Dân trí Sài Gòn kém chăng? Bị kẻ xấu nào đó kích động chăng? Chắc là dân không kém trí, cũng chẳng có bọn xấu nào nhanh nhẩu vậy.

Người dân đã có quá nhiều kinh nghiệm đắng về sự khác nhau 180 độ  giữa thông tin tốt lành của Chính phủ trên báo trên tivi và thực tế tối đen. Hơn thế nữa ai cũng biết là bộ đội, công an vốn được huấn luyện để đào tạo nhằm phục vụ cho sức mạnh trấn áp đối phương chứ nào phải để làm chuyện chi li nhỏ mọn là chợ búa.


Liệu có thể nhận cứu trợ trên TV mà sống?

Về quy định cấm hoạt động rất nghiêm nhặt của Chính phủ đồng thời quy định nhiệm vụ cứu trợ cho Bộ Lao động và hệ thống chính trị càng làm cho người ta quan ngại. Gói cứu trợ 62.000 tỉ hơn một năm rồi hay gói 26.000 tỉ năm nay người ta cũng chỉ nghe thấy trên TV, trên báo Nhà nước. Hơn 60 ngày phong tỏa vừa qua, người nghèo được sống lây lất bằng hàng trăm hàng ngàn những nhóm cứu trợ tự phát của người dân, các tổ chức xã hội. Báo Người Đô Thị o­nline đã ghi nhận: hơn 10 tỷ đồng mà Chia Sẻ - Sharing đã vận động (không kể hiện vật), hơn 20 tỷ đồng từ Be Strong Vietnam và rất nhiều trăm tỷ, nhiều nghìn tỷ đồng của biết bao tấm lòng thiện nguyện khác trong cả nước đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19, mới thấy sức mạnh khó lường của xã hội công dân. (6)

Liệu các tổ chức này có còn được hoạt đông trong giai đoạn “quân quản” sắp tới?

Không chỉ cứu trợ cái ăn, trong điều kiện bệnh viện quá tải, nhiều người bệnh phải tự điều trị ở nhà, nguồn oxy là sự sống hết sức cần thiết. Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người điều phối chương trình cung cấp rau, thực phẩm OXY CHO SỰ SỐNG, cung cấp oxy từ thiện miễn phí cho người nghèo đã bày tỏ sự lo lắng “Không biết chuyến rau đi tối nay, ngày mai có vô được thành phố hay không, hay phải đổ bỏ. Rồi việc cung cấp oxy cho người bệnh ra sao nữa đây? Nhân viên và tình nguyện viên có được đi đến nơi để làm việc hay không?”

Không chỉ lo, ông phải đi đến quyết định chẳng đặng đừng là án binh bất động “Trước mắt, các bạn vui lòng tạm ngưng chuyển tiền vào tài khoản. Chờ đợi vài ngày nữa xem tình hình diễn biến ra sao.” (7)

Quân sự hóa và chính trị hóa hoạt động y tế cộng đồng, cứu trợ xã hội chừng như Chính phủ đã sử dụng sai công cụ và tự cắt bỏ nguồn lực xã hội cực kỳ quan trọng hiệu quả để an dân. Sự sai lầm này sẽ là một đòn đánh vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân TP sau hai tháng dài sống trong hoang mang sợ hãi thiếu thốn trăm bề.

2021-08-20T130330Z_1536504796_RC2W8P9Q5DV9_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.JPG
Đường phố TP. HCM vắng xe hơn do dịch bệnh hôm 20/8/2021. Reuters

Kẽm gai, pháo đài có ngăn được COVID?

Đối với chiến lược giản cách triệt để bằng kẽm gai, quân đội, công an, bóc tách F0 khỏi cộng đồng giống như truy quét phản động hoặc tôi phạm xã hội để kiểm soát COVID, liệu có thành công hay không? đến 15-9 sẽ có câu trả lời. Với kinh nghiệm thực tế người ta còn nhớ trong lĩnh vực kinh tế, chủ thuyết 500 huyện là 500 pháo dài kinh tế đã chết theo sự nghiệp chính trị của Tố Hữu, ứng cử viên đầy triển vọng chức vụ Tổng Bí thư. Sự sàn lọc theo địa bàn từng xã huyện mấy chục năm nay vẫn không truy vết hết tội phạm mãi dâm, trộm cướp vốn có hình hài cụ thể. Liệu 312 pháo đài xã phường có ngăn chặn, quản lý con vi-rút vô hình đang hoành hành trên toàn thế giới?

Về chuyên môn, một số chuyên gia dịch tễ đã có dự đoán bi quan.

Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhiệt Đới TP.HCM, hiện đang giảng dạy nghiên cứu khoa học ở Mỹ có bài viết bàn luận về phương pháp này thông qua thực tế của New Zeland tương tự với Việt Nam dù mức độ lây nhiễm thấp hơn rất nhiều lần. Ông bày tỏ sự lo ngại bằng thông tin khoa học rất khách quan: “Vào tháng 2-2021 tạp chí khoa học Nature đã làm một thăm dò trên 119 nhà khoa học gồm vi-rút học, miễn dịch học và bệnh nhiễm về khả năng SARS-CoV-2 trở thành vi-rút lưu hành thường xuyên (endemic) thì 89% trả lời “có nhiều khả năng” (very likely/likely) và chỉ 62% cho rằng “ít /rất ít khả năng" virus có thể bị loại trừ ở một vài nơi).

Về cơ sở khoa học lẫn thực tế đều cho thấy việc loại trừ vi-rút ra khỏi cộng đồng là rất ít khả năng thành công ngay cả khi có vắc-xin.” (8)

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, từng có những dự đoán khá sít sao về diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam đã có nhận xét cụ thể hơn: “Tôi đã từng dự đoán, đỉnh dịch ở TPHCM sẽ là cuối tháng 8. Nhưng với sự can thiệp mạnh mẽ, nhất là việc xét nghiệm toàn dân lần này, có thể nó sẽ lui lại ít ngày, một hoặc hai tuần gì đó. Bây giờ, nghe nói sắp có chính sách đưa F0 tập trung lại. Vậy thì có thể, dù đỉnh dịch qua đi nhưng số tử vong thật sẽ vẫn ở mức cao, thậm chí tăng, trong khoảng một tuần hoặc 10 ngày sau đó. Đấy nhà tôi đang nói về đỉnh thật, về những con số thật.”(9)

Không khí mở màn của giai đoạn chống dịch quyết liệt sắp tới ở TP.HCM còn nặng nề hơn với quyết định thay ngựa giữa dòng. Chủ tịch UBND TP.HCM bị mất ghế chỉ ba tháng sau chiến thắng vẻ vang hơn 98% phiếu bầu trong ngày hội non sông.

Chém tướng ngay khi xuất trận, ít vị minh quân nào dám làm vì nếu không cho là điềm gở thì cũng ngại mất nhuệ khí ba quân. Nhưng với những bạo chúa thì có thể đây là nhát kiếm thị uy báo trước cho thời kỳ sắt máu.

Sau kẽm gai, pháo đài, quân sự, công an sẽ còn là gì nữa? Ôi số phận người dân Việt!            Bài bình luận của Gió Bấc


Chống dịch bộc lộ thiếu hụt nhân sự về quyền con người?Luật sư Ngô Ngọc Trai  từ Hà Nội
Một người đàn ông mặc thiết bị bảo vệ cá nhân trong khu vực cách ly ở Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Một người đàn ông mặc thiết bị bảo vệ cá nhân trong khu vực cách ly ở Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2021

Các biện pháp chống dịch Covid hiện nay làm phát sinh các vấn đề câu hỏi về quyền con người, trong đó xác định xem nhu cầu ranh giới của nhà nước đến đâu trong chống dịch tương quan với các quyền của người dân.

Giả dụ một người đàn ông bắc ghế ngồi trước hiên nhà bị xử phạt về vi phạm giãn cách liệu có thỏa đáng?

Hoặc việc người dân đi mua bánh mỳ bị cho là ra ngoài mua hàng không thiết yếu liệu có đúng?

Hay như mới đây chính quyền thành phố Hồ Chí Minh không cho người dân các tỉnh về quê nhằm ngăn dịch lây lan. Nhưng liệu lý do chính đáng đó có thỏa đáng với quyền mưu cầu cuộc sống của người dân muốn tránh khỏi vùng nguy hiểm?

Thực tế thiếu hụt

Tro cốt người mất vì COVID-19 sau khi hỏa táng được đưa vào khu vực ghi thông tin, đóng hộp cac-tông đợi quân đội đến nhận sáng 16-8 tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa

NGUỒN HÌNH ẢNH,TUOITRE.VN

Chụp lại hình ảnh,

Tro cốt người mất vì COVID-19 sau khi hỏa táng được đưa vào khu vực ghi thông tin, đóng hộp cac-tông đợi quân đội đến nhận sáng 16-8 tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Để dễ hiểu thì thử hỏi ở các nước Mỹ Âu họ có bắt buộc được người dân chịu các biện pháp phòng dịch như vậy không.

Tất nhiên khó thể so sánh Việt Nam như các xứ đó nhưng các biện pháp đi xa hơn cũng cần phải có lằn gianh giới điểm dừng để được cho là thỏa đáng.

Hôm rồi tôi có bài viết 'Covid-19 tại VN: 'Phát triển' rất quan trọng nhưng không phải là tất cả?' cho rằng nhân sự lãnh đạo và bộ phận chuyên gia tư vấn cần có sự cân xứng hài hòa.

Bên cạnh những người cổ xúy cho phát triển cần có thêm những người có nhãn quan nhận thức về bảo vệ quyền con người.

Nhưng để ý lại thì thấy rất khó tìm ra được nhân sự như vậy, bởi lâu nay những người thiết tha quan tâm tới quyền con người, tức nhân quyền, thì phần nhiều bị cho là vi phạm bị xử lý.

Còn những hội đoàn mà về nguyên tắc là chăm lo cho quyền lợi cho người lao động như công đoàn, hoặc chăm lo cho trẻ em như hội bảo vệ trẻ em .v.v. thì lại chưa có được vị trí tiếng nói như cần có của thực tế.

TP HCM hiện vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

TP HCM hiện vẫn dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc.

Mặt khác các hội đoàn nặng về quản lý hành chính trong khi những công tác xã hội muốn hiệu quả lại cần lòng tâm huyết phù hợp với thiên tư tính cách cá nhân, điều chỉ có được nhờ cơ chế sàng lọc của quyền tự do lập hội.

Như thế, quá trình chống dịch covid bộc lộ ra cho thấy những khiếm khuyết về thể chế cùng sự thiếu hụt về nhân sự, sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về các vấn đề mà lâu nay đã tưởng là đúng.

Làm sao để có?

Để có được nhân sự về quyền con người thì thường ngày cần tạo môi trường cho hoạt động.

Từ những hoạt động thực tế như bảo vệ những người yếu thế dễ bị tổn thương, bảo vệ những người chịu sự bất công của chính sách pháp luật, sẽ giúp đào tạo lên những chuyên gia hay nhà hoạt động có tầm cỡ.

Lấy ví dụ như quá trình bảo vệ quyền con người của Luật sư Mahatma Gandhi trước khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Ấn Độ.

Trong tác phẩm tự truyện 'Hành trình Mahatma Gandhi', ông đã kể lại cho biết, sau khi học xong luật ở Anh trở về lại Ấn Độ, nhưng môi trường hành nghề luật sư khi đó ông thấy không phù hợp với niềm xác tín của mình về công lý.

Gandhi chán nản và khi được người quen giới thiệu gợi ý đi Nam Phi thì ông đã đồng ý.

Đến đó Gandhi đứng ra bảo vệ cho kiều bào Ấn trong những sự vụ liên quan đến kiện cáo.

Lúc đó nhiều người Ấn khi đi làm việc ở Nam Phi ngoài những khoản chi phí ăn ở đi lại phải tự lo thì họ còn phải chịu một thứ thuế bất hợp lý, đó là phải nộp một khoản tiền thì mới được cấp phép làm việc.

Mọi người nhờ Gandhi phản ánh thứ thuế bất hợp lý đó lên nhà chức trách, ông đã viết đơn khiếu nại, nhờ báo chí phản ánh, trực tiếp đi gặp gỡ người này người kia, rồi cũng bị nhiều trắc trở khó khăn.

Một lần ông bị đám đông hành hung bao vây ném đá vào người mà chỉ nhờ một viên cảnh sát trưởng cho trốn vào nhà thì mới thoát được, cuối cùng thứ thuế kia cũng được bãi bỏ.

Hoặc khi Gandhi về lại Ấn Độ, có những vùng dân cư xa xôi hẻo lánh người dân phải chịu đựng những chính sách bất công.

Những người nông dân được cho thuê đất canh tác, ngoài tiền thuê đất phải trả thì còn phải canh tác một tỷ lệ 3 sào đất cho chủ thu hoạch, ví như thuê 10 sào thì nông dân phải chăm sóc 3 sào cho chủ đất để ông ta chỉ việc thu hoạch.

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Những nông dân không biết làm sao với chính sách áp đặt từ lâu như vậy, Gandhi đã giúp họ cũng bằng những phương pháp như đã giúp thay đổi chính sách ở Nam Phi.

Song những chủ đất cũng cáo buộc Gandhi kích động dân chúng làm sáo trộn đời sống yên bình ở địa phương rồi yêu cầu nhà chức trách cấm ông bước chân đến địa phương.

Nhưng rồi vẫn bằng những nỗ lực kiên nhẫn đối thoại với các bên, dẫu cũng xảy ra việc bắt bớ giam giữ và đánh đập, cuối cùng chính sách bất công cũng được dẹp bỏ.

Gandhi quan niệm nhiều chính sách dù rất lạc hậu bất công nhưng được duy trì do bởi phía bên kia có thể vẫn thành thực tin rằng những chính sách như vậy là đúng đắn.

Do vậy Gandhi coi trọng đối thoại khai sáng và sử dụng khả năng luận lý của người học luật thúc đẩy cho thay đổi.

Điều này cũng đúng với nhiều xã hội, thực tế có rất nhiều lề lối quan niệm vẫn được áp dụng mà nhiều người cho là đúng nhưng thực chất rất cần được soi xét lại về lẽ công bằng và công lý.

Khi danh tiếng của Gandhi được nhiều người biết đến qua những hoạt động bảo vệ quyền con người thì ông được giới thiệu gặp gỡ làm việc với nhiều nhân vật lớn khác của Ấn Độ.

Khi đó ở Ấn có một tổ chức giống như Quốc hội nhưng mà đông đúc tới gần chục nghìn người, cách thức tổ chức làm việc có nhiều bất cập.

Một trong những lãnh đạo lớn của tổ chức đưa Gandhi vào với vai trò giúp việc, Gandhi đã tham gia soạn thảo một bản Hiến pháp thiết lập cơ cấu tổ chức cho Quốc hội, văn bản sau đó được các bên chuẩn thuận đưa vào áp dụng.

Sau khi có được sự tín nhiệm của Quốc dân đồng bào người Ấn thì Gandhi đã giúp họ đấu tranh giành độc lập khỏi người Anh.

Từ câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Gandhi đã cho thấy, Gandhi chính là một người bảo vệ nhân quyền, bằng cách lựa chọn thúc đẩy pháp luật công bằng ông đã giúp đưa đến bảo vệ quyền lợi cho rất nhiều người.

Việt Nam hiện nay

Những khó khăn mà Gandhi gặp phải nằm trong câu chuyện đã xảy ra từ cả trăm năm trước.

Đến nay nhận thức về nhân quyền hẳn đã phải khác.

Khu vực cách ly ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 13 tháng 8 năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Khu vực cách ly ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 13 tháng 8 năm 2021

Ở Việt Nam suốt hàng chục năm từ 'Nhân quyền' luôn được cho là ngôn ngữ nhạy cảm. Rất nhiều người hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua, lần đầu tiên đã quy định về quyền con người, tức nhân quyền.

Theo đó một trong những nhiệm vụ mà Bộ luật tố tụng hình sự hướng đến là bảo vệ quyền con người, bên cạnh những nhiệm vụ khác như bảo vệ công lý.

Bản thân tôi trong quá trình hành nghề luật sư đã liên tục phản ánh thúc đẩy cải thiện môi trường giam giữ cho bị can bị cáo, qua những trường hợp của thân chủ tôi cũng kêu gọi nhà nước mở rộng không gian quyền hạn cho các tử tù.

Khi bảo vệ cho những trường hợp bị thu hồi đất tôi cũng chỉ ra những bất cập trong quản lý đất đai và đưa ra những khuyến nghị thay đổi pháp luật.

Nhưng tôi cũng bị nhiều khó khăn trắc trở do bởi vẫn tồn tại những nhận thức thiếu thân thiện về quyền con người.

Đó là môi trường thực tế hiện nay mà rồi từ đó đã dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự tầm cỡ về quyền con người.

Đến nay các biện pháp chống dịch Covid đặt ra nhiều câu hỏi về quyền con người, nhưng để bảo vệ được thì đó quả là một thách thức rất lớn.

Covid-19 ở Việt Nam sáng 21/8: 390 ca tử vong trong 24 giờ, Bình Dương vượt TP. HCM về số ca mắc mới; Hà Nội phát hiện nhiều ca trong cộng đồng

Baoquocte.vn. Trong vòng 24 giờ Việt Nam ghi nhận 390 ca tử vong; số ca mắc mới Covid-19 ở Bình Dương cao nhất nước có 4.200 ca, tăng 968 ca so với ngày hôm trước; TP. Hồ Chí Minh thực hiện 'ai ở đâu yên đó', quân đội chủ trì lo lương thực; phát hiện nhiều ca cộng đồng, Hà Nội quyết định kéo dài thời gian giãn cách...
Covid-19 ở Việt Nam sáng 21/8: 390 ca tử vong trong 24 giờ, Bình Dương vượt TP. Hồ Chí minh về số ca mắc mới; Quân đội đã sẵn sàng lên đường; Hà Nội p
Các hoạt động hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Covid-19 và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tình hình dịch bệnh Covid-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.

+ Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.

+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

- 12.756 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 20/8.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 132.815 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 666 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 24 ca.

- Ngày 20/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 390 ca tử vong:

Tại TP. Hồ Chí Minh (312), Bình Dương (41), Long An (8 ), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 20/8 là 7.540 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.

Trong ngày 19/8 có 1.504.293 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.306.199 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 14.669.827 liều, tiêm mũi 2 là 1.636.372 liều.

Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng hỗ trợ chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh

Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, quân đội đã sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân...

Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu “muôn hình vạn trạng” trong thực tiễn.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân để chống dịch, ổn định tình hình.

Bên cạnh giải pháp giãn cách nghiêm ngặt, Thủ tướng quán triệt không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. “Dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, với sự phối hợp của các lực lượng khác, quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời rất uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn”, Thủ tướng chỉ đạo.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đặt mục tiêu trong giai đoạn từ ngày 15/8 đến 31/8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận điều trị; kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.

Thành phố sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ dịch bệnh cụ thể tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức để có chiến lược xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, làm sạch, mở rộng “vùng xanh”, cô lập, thu hẹp “vùng đỏ”, để từ ngày 1/9 đến ngày 15/9 TP sẽ duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.

TP.Hồ Chí Minh giao Bộ Tư lệnh TP, Công an TP, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân; 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và RT-PCR toàn bộ các hộ dân trong “vùng đỏ”; bổ sung thêm một số đối tượng nguy cơ cao…

Thành phố đề nghị hỗ trợ thêm hàng ngàn cán bộ y tế, hàng trăm đội lấy mẫu, xét nghiệm; một số xe xét nghiệm lưu động… Với tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 hiện nay, đến cuối tháng 8 TP.Hồ Chí Minh có thể đạt tỷ lệ 70% dân số được tiêm vaccine.

Vẫn phát hiện nhiều ca cộng đồng, Hà Nội quyết định giãn cách xã hội đến 6/9

Ngày 20/8, Hà Nội tiếp tục phát hiện 81 ca mắc Covid-19 mới, với 38 ca ghi nhận tại cộng đồng. Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 2.490 ca, trong đó số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.277 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.213 ca.

Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định thành phố sẽ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 15 ngày, kéo dài đến 6h ngày 6/9.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo chiều 20/8. Theo đó, Hà Nội bắt đầu cách ly xã hội từ ngày 24/7 với hai đợt, trong đó đợt hiện nay dự kiến kết thúc vào 23/8. Lãnh đạo thành phố yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý. Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài.

Trong một tháng giãn cách, số ca bệnh mới của thành phố trung bình từ 60 - 80 ca mỗi ngày, ngày cao nhất hơn 100 trường hợp. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực, bằng mọi biện pháp, tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội nhằm thực hiện xét nghiệm trên diện rộng. Qua đó, đảm bảo an toàn, kết hợp với các hoạt động xét nghiệm truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để các F0, kiểm soát để dịch bệnh không lây lan, bùng phát.

Đối với công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, tổng cộng đã có 10 đợt phân bổ vaccine với 1.919.500 liều các loại. Đến nay, thành phố đã tiêm được 1.710.521 liều, đạt 20,6%; công nhân tại khu công nghiệp đạt 48,5%

Đủ 2 điều kiện mới được vào Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo từ 12h ngày 20/8, người vào Quảng Ninh phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp RT- PCR trong thời gian 48 giờ và phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Riêng đối với lái và phụ xe tải, xe container chở hàng hóa liên tỉnh phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 48 giờ kể từ giờ lấy mẫu, khuyến khích đã tiêm 2 mũi vaccine.

Đối với người về từ các địa phương đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng phải tiếp tục thực hiện cách ly y tế tập trung có trả phí 14 ngày tại khu cách ly tập trung, sau đó cách ly tại nhà 7 ngày, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.

Đối với công nhân, người lao động trong tỉnh, ngoại tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng, tỉnh Hải Dương có xe đưa đón hàng ngày của doanh nghiệp đã đăng ký thì không yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Người đến Quảng Ninh trên phương tiện thủy nội địa phải có có xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT- PCR âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu.

Nếu vận chuyển hàng từ các tỉnh cách Quảng Ninh quá 72 giờ di chuyển thì khi đến các bến thủy nội địa, các cảng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện xét nghiệm bổ sung bằng test nhanh trước khi tiếp xúc với người khác.

UBND tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân không đi ra khỏi tỉnh nếu không có việc thực sự thiết yếu, trường hợp người ra khỏi tỉnh Quảng Ninh, phải có kết quả xét nghiệm RT-PCT âm tính trước khi đi để đảm bảo an toàn cho các địa phương khác (nơi đến). Khi trở về, phải xuất trình lại giấy xét nghiệm cũ do các cơ sở xét nghiệm của tỉnh Quảng Ninh cấp. Khi rơi Quảng Ninh phải viết giấy đăng ký tự nguyện cách ly tập trung khi trở về.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang khi ra tỉnh ngoài phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Những gói hỗ trợ mới từ chính phủ khi nào giải ngân hết cho dân?

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam vào trung tuần tháng 8 thông báo tiến độ giải ngân gói 26 ngàn tỷ đồng trợ cấp cho người bị tác động bởi dịch COVID-19 kỳ này cao gấp ba lần so với gói 62 ngàn tỷ đồng năm ngoái. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều người dân phản ảnh họ chưa nhận được hỗ trợ của chính phủ. Giang Nguyễn

Ông Tống Văn Thơm, một người làm nghề thu gom rác hơn 43 năm ở TPHCM cho biết đợt bùng phát thứ Tư của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến các anh em thu gom rác thải, vốn thuộc thành phần nghèo khó nhất xã hội.

Ông Thơm cho biết cá nhân ông đã nhiều lần đăng ký xin hỗ trợ từ chính quyền địa phương nhưng việc này khó khăn vô cùng:

“Vấn đề an sinh xã hội thì cũng hai ba lần rồi đi xin nhưng mà không có được giải quyết, vì thời gian không cho phép mình đi nhiều. Rồi vấn đề là mình đi thì phường này chỉ qua phường kia, phường kia chỉ qua chỗ tạm trú nọ. Rồi ông tổ trưởng chỉ lên phường, phường chỉ xuống quận, tùm lum. Thành ra bỏ thời gian đi rồi cuối cùng không được cái gì hết. Thành ra anh em rác hầu như chưa hưởng được cái chế độ hỗ trợ của thành phố”

Trong khi đó, ngày 18 tháng 8, báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin, TPHCM có hai gói hỗ trợ an sinh xã hội tổng công gần 1.800 tỷ đồng. Gói thứ nhất, 866 tỷ đồng, triển khai từ cuối tháng sáu nay đã giải ngân xong. Gói thứ nhì với kinh phí 900 tỷ đồng được phê duyệt cách đây hai tuần, nhắm vào lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Ông Thơm, trong vai trò là Chủ tịch Nghiệp đoàn Vệ sinh Dân lập phường 5 cho biết theo thông tin ông có được thì 70-80% người thu gom rác thải, tức cả trăm người thuộc Quận 5 đã không nhận được một chế độ trợ cấp gì trong mùa dịch này.

Ngoài các chế độ hỗ trợ riêng, bổ sung của một số địa phương như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, còn có gói an sinh xã hội của Trung Ương. Đầu tháng Bảy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 nêu 12 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nhân gặp khó khăn do COVID-19 với gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. Việt Nam được thế giới đánh giá tốt về khống chế lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Thế nhưng bà Lê Thị Quỳnh Hạnh, chủ Spa Hạnh Quỳnh Lê tại Sài Gòn, chia sẻ bà và cả con trai có tiệm tóc cũng phải đóng cửa doanh nghiệp. Về quê sống ở Nghệ An, bà lại trải qua thêm một khủng hoảng khi bà bị lây nhiễm COVID-19. Từ chỗ từng là người làm từ thiện giúp người nghèo khác, nay bà chia sẻ chính bà cũng không đủ sống.

”Lúc ở bệnh viện thì ăn không tốn tiền và miễn phí lúc cách ly nhưng mà về đây hôm 31 tới bây giờ là chị không còn tiền ăn luôn, chị xấu hổ lắm. Nhưng mà chị không dám nói ra bởi vì mình cũng quá nổi tiếng ngoài xã hội mà bây mình như vậy họ cười. Em gái của chị cho chị được hai triệu, thằng em nó cho hai triệu, là bốn triệu chị mua gạo ăn. Nhưng hôm qua chị vẫn bớt ra một số tiền chị mua 300 trứng vịt, với đậu bắp, cà chua tặng mấy người ở nhà trọ trong khu này. Họ đến họ mừng lắm. Nói thiệt chị không có khả năng giúp như trước nhưng mà chị làm như vậy được chị cũng cảm thấy vui mừng rồi. Thật sự là chị về đây là phường cũng không hỏi tới mà cũng không ai cho cái gì hết”.

Bảo chí Nhà nước ghi nhận một số bất cập trong việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, như địa phương chưa thực hiện đồng đều khắp nơi, lại gặp thêm khó khăn trước chỉ thị giãn cách xã hội khiến người lao động không thể đi lại làm hồ sơ.

Thậm chí, có những nơi ‘tự biên tự diễn’ như trường hợp Ủy ban Nhân Dân phường Hải Thành, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình yêu cầu người dân đóng lệ phí 10.000 đồng để làm đơn đề nghị hỗ trợ từ nhà nước. Sau khi sự việc bị phát hiện, Bí thư Thành ủy Đồng Hới đã có lệnh dừng việc thu tiền không đúng quy định.

Rồi còn nhiều trường hợp các gói hỗ trợ được địa phương chi trả ở mức độ thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng căng thẳng.

Bà Nguyễn Thị Châu, vợ của tù nhân lương tâm, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, tâm sự rằng sau khi chồng bị bắt hồi tháng 8/2018, cơ sở kinh doanh thủy sản của vợ chồng bị đập, bà chỉ còn có thể làm những việc ‘lắt nhắt’ sống qua ngày. Gần đây thì bà cho biết bà có nhận được một chút gạo:

“Có, hôm qua có nhận được 5 kg gạo hỗ trợ của phường, của ấp. Hai mẹ con một ngày một người ăn một lon. Một ký bốn lon thì được bốn ngày. Một chục ký thì 40 lon thì sống được một tháng, nếu mà nấu ít”.

Trên trang Facebook cá nhân, bà Châu đăng hình bao gạo với tút “không ngờ hôm nay tôi đã được tổ trưởng gửi cứu trợ năm ký gạo để nấu cháo hành ăn tránh dịch sau 43 năm đóng thuế”.

Dịch bệnh COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến người chồng trong tù:

“Ở trong nhà tù tháng rồi chồng có điện về thì chồng nói là ở trong đó giờ bán đồ ăn rất chi là mắc, rau ria thì không có, chỉ có bí đỏ, bí đao với bầu thôi và những loại rau đã thúi rồi. Mua vô ăn cũng không được. Thức ăn cũng không có. Chủ yếu là họ cho gia đình gửi tù nhân một tháng xài một triệu rưỡi nhưng mà giờ mình gửi ba triệu cũng không đủ sống”.

Bà chia sẻ về viễn cảnh tương lai của bà:

“Ở dưới chỗ Bình Đại này cái gói hỗ trợ hình như là hoàn toàn chưa một ai nhận được, kể cả những gia đình mà bên chỗ hộ nghèo. Thường thường ở miền quê thì những người hộ nghèo, cận nghèo được nhận trước, nhưng mà thật sự tới bây giờ cũng vẫn chưa nghe được. Ngày hôm qua bản thân Châu đi đòi gói hỗ trợ đó, thì được trưởng ấp trả lời, ‘Chờ tới tháng 12! Còn lâu lắm. Tới tháng 12 thế nào cũng suy nghĩ đến gói hỗ trợ đó’. Châu trả lời với trưởng ấp rằng ‘Tôi sẽ cố gắng sống qua mùa dịch này để được nhận tiền hỗ trợ’”.

Cô Cao Vĩnh Thịnh, một người phụ nữ tại Hà Nội đã dùng tiền riêng cũng như quyên góp từ bạn bè để cứu trợ những người đặc biệt yếu thế trong mùa dịch, cho biết nguồn tài trợ của các gói cứu trợ, lương thực được chính quyền địa phương phân phối cũng không được rõ ràng, minh bạch:

“Cách đây khoảng hai tuần những hộ được tổ trưởng xác định là hộ nghèo trong xóm thì sẽ được tặng 40 cân gạo. Cứ bảo là của tổ trưởng đưa 40 cân gạo thế nhưng không biết có thật sự đấy là của chính quyền cho hay của mạnh thường quân cho? Không biết được, không rõ ràng”.

Facebooker Phạm Minh Vũ là một người đã quan sát và tìm hiểu nhiều về các gói an sinh xã hội của chính phủ Việt Nam và so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới.

Các gói hỗ trợ an sinh Việt Nam triển khai sau khi bị chỉ trích quá lớn từ Nhân dân, chứ không phải đến từ sự thật tâm lo lắng và chủ động của chính phủ Việt Nam. -Anh Phạm Minh Vũ

Anh nhận định với Đài Á Châu Tự Do qua Messenger rằng có ba điều đáng chú ý:

“Một là: Các gói hỗ trợ an sinh Việt Nam triển khai sau khi bị chỉ trích quá lớn từ nhân dân, chứ không phải đến từ sự thật tâm lo lắng và chủ động của chính phủ Việt Nam.

Hai là: Sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan hợp tác triển khai không đồng bộ, dường như họ cố tình bày ra lắm thủ tục giấy tờ nhiêu khê để cản bước người dân tiếp cận. Ví dụ như năm ngoái nhiều tỉnh thành họ đem cả người đã mất, người trong tù, ghi tên trong danh sách nhận hỗ trợ, còn người cần hỗ trợ thì bị khước từ trắng trợn. Và có chuyện như chính quyền nơi người dân tạm trú bắt người dân về quê để xin giấy xác nhận, trong khi họ lại cấm ra đường. 

Và cuối cùng: Gói hỗ trợ tung ra như một cách tượng trưng và sự trấn an tinh thần người dân. Nếu chính phủ quan tâm thật sự thì không có bao chuyện bày ra bi hài như ta thấy ở Việt Nam”. RFA






  • THÔNG BÁO VỀ 11.321 CA MẮC MỚI 

    Trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước tại Bình Dương (4.505), TP. Hồ Chí Minh (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83), Hà Nội (76), Khánh Hòa (76), An Giang (71), Nghệ An (60), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Phú Yên (45), Kiên Giang (43), Bình Thuận (43), Bến Tre (42), Đắk Lắk (32), Quảng Nam (32), Trà Vinh (24), Hậu Giang (12), Gia Lai (11), Lâm Đồng (10), Bình Phước (8 ), Lạng Sơn (7), Cà Mau (6), Thừa Thiên Huế (6), Quảng Bình (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Quảng Ngãi (3), Thanh Hóa (3), Hà Tĩnh (3), Ninh Bình (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1)  trong đó có 7.428 ca trong cộng đồng.
     
    - Ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
     
    - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca, TP. Hồ Chí Minh tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.
     
    • Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
     
    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 336.707 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 170/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.425 ca nhiễm).
     
    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
     
    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 332.626 ca, trong đó có 137.313 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
     
    + Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
     
    + Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
     
    + 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).

  • Icon diễn biến dịch

    18:30 20/08/2021

    THÔNG BÁO VỀ 10.657 CA MẮC MỚI 

    Trong đó 07 ca nhập cảnh và 10.650 ca ghi nhận trong nước tại Bình Dương (4.223), TP. Hồ Chí Minh (3.375), Đồng Nai (686), Long An (495), Tiền Giang (367), Đà Nẵng (167), Đồng Tháp (156), Cần Thơ (147), Khánh Hòa (147), Tây Ninh (122), An Giang (111), Hà Nội (72), Nghệ An (61), Thừa Thiên Huế (61), Bến Tre (59), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Đắk Lắk (56), Trà Vinh (47), Bình Thuận (29), Phú Yên (27), Vĩnh Long (23), Bắc Giang (18), Quảng Nam (17), Hà Tĩnh (15), Kiên Giang (14), Bình Định (14), Bình Phước (11), Bắc Ninh (10), Gia Lai (10), Quảng Ngãi (9), Cà Mau (7), Lạng Sơn (7), Quảng Bình (7), Lâm Đồng (4), Bạc Liêu (4), Ninh Thuận (4), Thanh Hóa (3), Ninh Bình (2), Sơn La (2), Lào Cai (1), Quảng Trị (1), Hà Nam (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.132 ca trong cộng đồng.
     
    - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 11 ca. Tại Bình Dương tăng 968 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 1.050 ca, Đồng Nai tăng 29 ca, Long An giảm 50 ca, Tiền Giang giảm 111 ca.
     
    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 323.268 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.288 ca nhiễm).
     
    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
     
    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 319.209 ca, trong đó có 130.041 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
     
    + Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái.
     
    + Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Thái Bình.
     

    Những gói hỗ trợ mới từ chính phủ khi nào giải ngân hết cho dân?

    Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam vào trung tuần tháng 8 thông báo tiến độ giải ngân gói 26 ngàn tỷ đồng trợ cấp cho người bị tác động bởi dịch COVID-19 kỳ này cao gấp ba lần so với gói 62 ngàn tỷ đồng năm ngoái. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều người dân phản ảnh họ chưa nhận được hỗ trợ của chính phủ.
    Giang Nguyễn

    + 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (164.524), Bình Dương (55.601), Long An (16.552), Đồng Nai (15.602), Tiền Giang (5.619), Đồng Tháp (5.554).




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.