Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24866909

 
Góc thư giãn 25.04.2024 15:31
Sóng trong chế độ CS dân Việt thành dã man
11.11.2021 18:59

Vì sao nảy sinh bạo lực trong xã hội?
Nạn bạo hành trong xã hội đang có chiều hướng phức tạp và khó lường trong xã hội ngày nay ở Việt Nam, theo ý kiến của nhà nghiên cứu từ nước này.

Nạn nhân bạo lực trong giới cổ động viên bóng đá ở Việt Nam

Chụp lại hình ảnh,

Nạn nhân bạo lực trong giới cổ động viên bóng đá ở Việt Nam

Bạo lực cũng đến từ nhiều hướng, và đáng lo ngại, tệ nạn này xuất hiện cả ở trong hành vi được cho là lạm dụng của lực lượng thi hành công vụ, như cảnh sát, an ninh, và còn thể hiện qua các phản kháng đám đông khó lường.

Trước hết, ý kiến chuyên gia khẳng định bạo hành diễn ra ở nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn trong bạo hành ở gia đình mà đang tiến diễn ra cộng đồng và xã hội như một hiện tượng khá rõ ràng.

"Bạo lực có cả ở những nơi như những người vi phạm pháp luật bị đánh hoặc đánh người khác, trong những quan hệ xã hội phức tạp của những thanh niên vi phạm pháp, hoặc ở những người vào trong những trại tập trung, họ cũng có thể xảy ra những xung đột hoặc bị đánh đập," theo ông Lê Ngọc Bảo, nhà nghiên cứu về bạo hành ở tổ chức phi chính phủ Child Fund ở Việt Nam.

"Mấy năm gần đây xã hội đã quan tâm nhiều hơn, nên cũng xuất hiện các hiện tượng này ở trên báo chí hơn.

"Trong quá khứ đã có các vụ tương tự rồi..., gần đây do mạng lưới truyền thông lan nhanh hơn và báo chí đi sát hơn, nên nó lan được các thông tin, tuyên truyền ra nhanh hơn, nên nhiều người biết đến hơn, chứ không phải trong quá khứ không có."

Nạn bạo lực có thể xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng theo các nhà nghiên cứu và can thiệp cộng đồng, bạo hành đang diễn ra tinh vi hơn ở trong môi trường gia đình, bên cạnh các nguyên nhân truyền thống hơn.

Bà Lê Thị Thủy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình từ Hà Nội nói với BBC hôm 04/7:

"Về bạo hành trong gia đình, những hình thức về bạo lực thân thể đối với phụ nữ không hẳn nhiều như trước, nhưng những hình thức về bạo lực về tinh thần, về tâm lý không có biểu hiện để xã hội có thể nhìn nhận, thì trên thực tế vẫn còn."

Tuy nhiên theo bà Thủy, các vấn đề bạo lực nói chung, đặc biệt là bạo hành trong gia đình cũng có chiều hướng được kiểm soát thuận lợi hơn, nhờ việc Nhà nước mở ra những hành lang pháp lý để cộng đồng và xã hội giám sát, phòng chống tốt hơn:

"Kể từ khi luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua, các thông tin liên quan tới bạo lực gia đình được nhìn nhận một cách cởi mở hơn.

"Những người là nạn nhân của bạo lực cũng mạnh dạn hơn để lên tiếng, và báo chí cũng có điều kiện để tiếp cận và đăng tải những thông tin về vấn đề bạo hành gia đình một cách rộng rãi. Còn nguyên nhân gốc rễ vẫn là vấn đề bất bình đẳng giới."

'Xu thế đáng ngại'

Bạo hành tuy vậy có vẻ vẫn chưa được kiểm soát đồng đều ở các khu vực dân cư, cộng đống, như nhà nghiên cứu từ Child Fund đưa ra quan sát hôm 04/7.

"Bạo lực hiện tại xảy ra trong một số các gia đình ở các khu vực chưa được phát triển tốt về kinh tế.

"Đặc biệt là vẫn có những truyền thống cũ là các ông bố hay uống rượu, sau khi họ say, họ có thể không kiểm soát tốt được các hành vi. Vì vậy có những mâu thuẫn, dẫn đến đánh đập vợ con.

"Ngoài ra báo chí gần đây cũng đưa tin những người chủ đánh đập những người làm thuê, đó cũng là những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm và phải giải quyết."

Ở góc độ học đường, và với lứa tuổi vị thành niên, ông Lê Ngọc Bảo lưu ý một hiện tượng bạo lực đang trở thành xu thế đáng ngại.

"Về bạo lực giữa giới học sinh, các em bây giờ đã học cái trào lưu mới qua việc quay phim để đăng lên mạng khoe thành tích đánh được bạn, cái này có xu hướng tăng so với một vài năm gần đây,

"Giới học sinh cấp ba thường xuyên có những hành vi là các em cho rằng mình phải xuất sắc hơn các bạn.

"Ở thời điểm nào đó các em có thể nghĩ như thế, ngay cả trong các vụ đánh bạn, hay lột quần áo bạn để quay phim rồi đăng lên website, thể hiện bản lĩnh của mình, thì đó cũng là một vấn đề trong xã hội cần phải giải quyết ở Việt Nam.

Trên truyền thông nhà nước cũng xuất hiện những tin bài về các vụ cảnh sát được cho là bạo hành với người dân, với nhiều trường hợp người dân bị câu lưu ở các đồn công an, trụ sở cảnh sát, bị thiệt mạng hoặc bị thương tích trầm trọng trong thời gian bị công an bắt giữ.

Mạng xã hội cũng loan tải những tin tức cần được kiểm chứng thêm trong đó cáo buộc cảnh sát, an ninh mặc thường phục tấn công người dân, nhất là những người xuống đường phản đối, các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, hay các trường hợp dân oan.

Nhiều vụ bạo lực từ ngành công an, an ninh được cho là diễn ra có chủ đích và mang tính hệ thống, nhiều diễn biến được cho là mang tính dọa dẫm, trừng phạt, khủng bố và sách nhiễu, dẫn đến sự 'bức xúc' nhất định trong cộng đồng.

Trong một bài báo mới đây trên World Politics Review, học giả Adam Fford từ Đại học Victoria của Úc cho rằng Việt Nam ngày càng có chiều hướng "công an trị."

Trong bài viết hôm 2/7 trên tạp chí này, Giáo Fford có vẻ muốn đưa ra một giải thích mà theo ông có thể sự thiếu vắng uy quyền chính trị đã buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải dùng tới lực lượng an ninh.

Về vấn đề này, nhà văn Võ Thị Hảo, trong một bài đã viết trên BBC nêu quan điểm:

"Bắt cóc, xử lén, truy bức, đó là ngôn từ mà người ta đã dùng để mô tả cách hành xử của nhiều vị trong giới hành pháp và tư pháp trong những năm gần đây.

"Đó là việc bắt người như bắt cóc, xử người như xử lén, mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại họ và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức. Điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp Việt Nam, gây những bản oan án chấn động thế giới."

Ở góc độ khác, các hành vi có tính bạo lực được thấy còn lan vào cả những mô thức giải quyết xung đột như trong tranh chấp đất đai, tài nguyên, hoặc trong các sinh hoạt đời sống thường nhật từ xung đột giao thông cho tới xung đột giữa chính quyền với người dân, nơi mà bạo lực có thể đến từ nhiều phía:

Trong một trao đổi từ trước với BBC, Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét:

"Gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân.

"Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.

Ông Dương cảnh báo: "Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có.

"Những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến...

"Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy."

Công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: “Hành trình để thay đổi”

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020 – Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam năm 2019 đã mang lại một bức tranh toàn diện và cung cấp các số liệu cập nhật về vấn đề này. Chính phủ Việt Nam và các đối tác cam kết sẽ tiếp tục giải quyết một cách hiệu quả và chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, dựa trên những tiến bộ đạt được trong những năm gần đây.
 
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua). 
 
Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra đa quốc gia về tình hình sức khỏe của phụ nữ và bạo lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
 

Điều tra được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ốt-xtrây-li-a (DFAT), Đại sứ quán Ốt- xtrây-li-a tại Việt Nam. Mục đích của Điều tra này là để giúp chúng ta hiểu hơn về những điều đã thay đổi và chưa thay đổi kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất vào năm 2010, cũng như những việc cần phải thực hiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.

Điều tra năm 2019 gồm ba phần: nghiên cứu định lượng (do Tổng cục Thống kê thực hiện); nghiên cứu định tính (do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số -CCIHP thực hiện); và nghiên cứu về thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ gây ra (do các chuyên gia quốc tế được UNFPA ủy thác thực hiện).

Gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 được phỏng vấn và kết quả cho thấy ở Việt Nam hầu hết bạo lực đối với phụ nữ thường do chồng gây ra.

Nghiên cứu cũng chỉ ra ngoại trừ bạo lực tình dục, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ ở tất cả các hình thức năm 2019 đều thấp hơn so với năm 2010 và sự thay đổi tích cực này có lẽ đang diễn ra ở nhóm phụ nữ trẻ.

Ngoài ra, báo cáo cũng ước tính bạo lực đối với phụ nữ đang gây thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam ước khoảng 1,8% GDP năm 2018.  

Phát biểu tại Hội nghị công bố Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: “Sau gần 10 năm kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất, các kết quả thu được cho thấy cả những thay đổi tích cực và những tồn tại hạn chế.Thay đổi tích cực đang diễn ra rõ nét ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi, họ không cam chịu và mạnh mẽ hơn trong đấu tranh với bạo lực. Những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ bị bạo lực cũng thấp hơn và điều này cho thấy học vấn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phụ nữ tự tin hơn, mạnh mẽ và độc lập hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực. Tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và văn hóa đổ lỗi là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. Trẻ em cũng là nạn nhân, dễ gặp rủi ro hơn trong cuộc sống khi trẻ phải sống trong gia đình mà mẹ của mình bị bạo lực.”

Bà Nguyễn Thị Hà nói thêm: “. Những tồn tại, thách thức này cần được sớm khắc phục với trách nhiệm từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức phi chính phủ và mỗi người dân trong xã hội”.


Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong ba chương trình nghị sự mang tính chuyển đổi mà UNFPA cam kết đạt được trên toàn cầu. Ở Việt Nam, UNFPA đã đồng hành cùng với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong hơn một thập kỷ hướng tới chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ. Hôm nay, chúng ta đã có bằng chứng cập nhật nhất về thực trạng bạo lực đối với  phụ nữ ở Việt Nam và tôi kêu gọi mọi người hãy cùng chung tay nỗ lực chấm dứt tình trạng bạo lực này. Nếu không giải quyết vấn đề này, Việt Nam không có cách nào đạt được Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu.   

Cũng tại Hội nghị, Bà Robyn Mudie, Đại sứ Ốt-xtrây-li-a tại Việt Nam khẳng định “Ốt-xtrây-li-a cam kết mạnh mẽ chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới. Chúng tôi hỗ trợ Điều tra này là để chúng ta nhận thức rõ hơn có  bao nhiêu số phận đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực, cưỡng bức và quấy rối. Mỗi  số liệu trong báo cáo phản ánh những trải nghiệm về bạo lực của phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Namkhi ở nhà, ở công sở hay nơi công cộng. Báo cáo này là bằng chứng cho thấy chúng ta lắng nghe họ, chúng ta tin tưởng họ và chúng ta cần phải hành động”.    


Một số phát hiện chính từ điều tra năm 2019 như sau:

  • Cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (62,9%) phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời và 31,6 % bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).
  • Trừ bạo lực tình dục, tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra năm 2019 thấp hơn so với năm 2010. Ví dụ, phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác trong đời năm 2019 (26,1%) ít hơn so với năm 2010 (31,5%). Điều này rõ ràng hơn với nhóm phụ nữ trẻ.
  • Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ bị chồng bạo lực tình dục trong đời năm 2019 (13,3%) cao hơn so với năm 2010 (9,9%). Điều này đặc biệt đúng ở nhóm phụ nữ trẻ ở độ tuổi từ 18 - 24 (13,9% năm 2019 so với 5,3% năm 2010). Mặc dù điều này phản ánh sự gia tăng của tình trạng bạo lực nhưng cũng có thể là kết quả của sự thay đổi xã hội mà ở đó phụ nữ cởi mở hơn khi nói về chủ đề tình dục và bạo lực tình dục. Trong tương lai cần có nghiên cứu và phân tích sâu hơn để xác định được đúng xu hướng này.
  • Phụ nữ khuyết tật bị các hình thức bạo lực do chồng gây ra cao hơn so với phụ nữ không bị khuyết tật.
  • 4,4% phụ nữ cho biết họ đã bị lạm dụng tình dục trước tuổi 15 tuổi.
  • Ở Việt Nam, phụ nữ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với việc bị người khác bạo lực. Cứ 10 phụ nữ thì có 01 người (11,4%) trải qua bạo lực thể xác từ khi 15 tuổi do người khác gây ra. Khi phụ nữ bị bạo lực thể xác do người khác không phải là chồng gây ra, người gây bạo lực chủ yếu là thành viên nam trong gia đình (60,6%).
  • Cứ 10 phụ nữ thì có 01 phụ nữ (9%) bị bạo lực tình dục do người khác gây ra từ năm 15 tuổi. Phần lớn kẻ gây ra bạo lực là nam giới không phải thành viên trong gia đình (ví dụ: nam giới là người không quen biết, bạn bè hoặc người quen; người mới quen gần đây; hoặc người làm cùng cơ quan).
  • Bạo lực đối với phụ nữ vẫn bị che giấu. Một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.
  • Trẻ em cũng là nạn nhân khi sống trong môi trường bạo lực. Trong số phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác, 61,4% cho biết con cái họ đã từng chứng kiến hoặc nghe thấy bạo lực. Phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục nói rằng con cái họ (5-12 tuổi) thường có các vấn đề về hành vi.
  • Bạo lực đối với phụ nữ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ. Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gây ra cho nền kinh tế Việt Nam tương đương với 1,8% GDP
  • Bạo lực là hành vi có tính tiếp thu. Hành vi này có thể được ngăn chặn và chúng ta cần hành động ngay. Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực do chồng gây ra thì nhiều khả năng mẹ của người chồng đã từng bị đánh hoặc bản thân người chồng đã bị đánh đập khi còn nhỏ.  

Tại Hội nghị công bố kết quả điều tra, Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Ốt-xtrây-li-a và UNFPA cùng kêu gọi hành động khẩn cấp để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.

Cho dù bạo lực xảy ra ở đâu, dưới hình thức nào hay ai bị ảnh hưởng đều phải được ngăn chặn. Chúng ta cùng phối hợp để xây dựng một thế giới mà ở đó nam giới và phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái đều được hưởng cuộc sống bình đẳng, an toàn, không có bạo lực. Chúng tôi đánh giá cao Việt Nam vì cam kết đạt được tầm nhìn này,” Bà Naomi Kitahara kết luận trong bài phát biểu của mình. 


Gã "cha dượng đồ tể" đóng đinh vào đầu bé gái 3 tuổi ở Hà Nội: Không có bệnh lý tâm thần, không "ngáo đá"

Liên quan đến vụ bé gái 3 tuổi bị bạo hành với 9 chiếc đinh trong sọ, ngày 21/1, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, làm nghề thợ mộc) về tội "giết người". Huyên là người nhiều lần hành hạ dã man, đóng 9 cây đinh vào đầu bé N.A.

Bé Đ.N.A (3 tuổi, trú xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội) theo lãnh đạo BV Xanh Pôn cho biết hiện cháu bé vẫn hôn mê, đang được điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu nhi.

Gã nhân tình đóng đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là người lì lợm, không có bệnh lý tâm thần, không "ngáo đá" - Ảnh 1.

Bé N.A. hiện vẫn hôn mê, đang được điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu nhi, BV Xanh Pôn.

Theo điều tra viên, việc xác định nơi ở và triệu tập Huyên làm việc là quá trình gấp rút để tập trung thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của gã thợ mộc này.

Ban đầu, Huyên quanh co, phủ nhận việc đã hành hạ bé N.A, khi công an hỏi về những lần bé N.A từng phải nhập viện cấp cứu vì những thương tích, dị vật trong người thì Huyên đổ lỗi do bé gái nghịch nên ngã và tự nuốt dị vật.

Tuy nhiên, qua phân tích cơ chế dẫn đến thương tích của bé N.A cộng với tài liệu thu được, Huyên phải cúi đầu nhận tội.

"Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn đặt câu hỏi Huyên có bệnh lý tâm thần, ngáo đá, nhưng tôi khẳng định hoàn toàn không. Gia đình Huyên thuộc diện căn bản. Huyên rất lì lợm, chưa có tiền án, tiền sự, sống độc lập từ lâu, thuê nhà trọ nhiều nơi trước khi cặp kè với mẹ bé N.A", điều tra viên cho hay.

Gã nhân tình đóng đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là người lì lợm, không có bệnh lý tâm thần, không "ngáo đá" - Ảnh 2.

Theo công an, bị can Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất) hành hạ dã man, đóng đinh vào đầu bé gái 3 tuổi là người lì lợm, hoàn toàn không có bệnh lý tâm thần, "ngáo đá".

Trước đó, ngày 18/1, Công an huyện Thạch Thất nhận tin báo từ bệnh viện về việc tiếp nhận bé N.A trong tình trạng nguy kịch, trong sọ có 9 cây đinh, có dấu hiệu bị bạo hành, nên đã vào cuộc điều tra, truy xét, đồng thời báo cáo Công an TP.Hà Nội.

Ngay trong ngày 18/1, công an đã triệu tập Huyên và Nguyễn Thị L. (27 tuổi, trú xã Canh Nậu; mẹ đẻ bé N.A) lên làm việc và xác định Huyên là người đã hành hạ dã man bé N.A.

Ông Nguyễn Trung Hưng (55 tuổi, trú xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất bố đẻ của Huyên) cho biết đã rất đau lòng khi biết Huyên là thủ phạm gây ra sự việc. Theo ông Hưng, nếu con trai phạm tội thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo ông Hưng, Huyên bị khiếm thính từ nhỏ, ông và vợ đều công tác trong quân đội nên đưa Huyên theo lên đơn vị sinh sống. Học hết lớp 12, ông Hưng cho Huyên về quê ở với bà nội và bác gái. Hàng ngày, Huyên đi làm mộc.

Hơn 1 tháng trước, trong một lần ông Hưng về quê có công việc, Huyên dẫn chị Nguyễn Thị L. (27 tuổi, trú xã Canh Nậu) về ra mắt. Huyên nói có tình cảm với chị L. và bạn gái đang có bầu 6 tháng, xin bố mẹ cho cưới.

"L. giới thiệu ở xã Canh Nậu, đã có 3 con và đã đơn phương ly dị chồng; 2 con đầu chồng nuôi, còn L. nuôi con nhỏ. Tôi không đồng ý cho cưới. Tôi nói hai đứa quan hệ có bầu, đứa con không có tội, phải giữ lại. 

Tôi cũng nói, sau này đẻ phải xét nghiệm AND, nếu đúng con của Huyên thì gia đình nhận về nuôi, nhưng không chấp nhận L. làm con dâu trong nhà", ông Hưng nói.


Sự kiện được phát trực tiếp theo đường link dưới đây:

Tiếng Việt: https://www.facebook.com/unfpa.vietnam/

Tiếng Anh: https://www.youtube.com/channel/UCfQ6WS9vUpeDGhwQ2nEV3aw

Báo cáo đầy đủ, báo cáo tóm tắt và các sản phẩm truyền thông khác liên quan đến Điều tra này được đăng tải trên các websites dưới đây:

Website của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: http://www.molisa.gov.vn và http://genic.molisa.gov.vn

Website của UNFPA: https://vietnam.unfpa.org/vi/publications (tiếng Việt) hoặc https://vietnam.unfpa.org/en/publications (tiếng Anh).

Bạo lực gia đình ở Việt Nam thực trạng và các yếu tố tác động

16/12/2020


Tác giả : 
  • PGS.TS. Đặng Thị Hoa

Địa chỉ liên hệ: 27 Trần Xuân Soạn


Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một trong những vấn đề không chỉ riêng ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng về cơ hội phát triển cho phụ nữ. Bạo lực gia đình không chỉ là nguyên nhân gây ra những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần đối với nạn nhân mà còn trở thành rào cản đối với cơ hội phát triển của nạn nhân bị bạo lực gia đình…Vì vậy, để góp phần làm rõ thực trạng và các yếu tố tác động đến vấn nạn này, tháng 4/2020 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra đời ấn phẩm Bạo lực gia đình ở Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố tác động do PGS.TS. Đặng Thị Hoa, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) chủ biên. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế tới bạo lực gia đình thuộc Chương trình “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì.

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cuốn sách được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1Một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu bạo lực gia đìnhChương 2Thực trạng bạo lực gia đìnhChương 3Các yếu tố văn hóa, xã hộ và kinh tế tác động tới bạo lực gia đìnhChương 4Tác động của chính sách trong phòng, chống bạo lực gia đìnhChương 5Định hướng chính sách và giải pháp phòng, chống, bạo lực gia đình.

Theo đó, chương 1 sẽ cung cấp tới độc giả các kiến thức liên quan đến cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu BLGĐ; Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phòng, chống BLGĐ; Cơ sở lý luận nghiên cứu BLGĐ và bối cảnh nghiên cứu BLGĐ. Qua đó, cho thấy nghiên cứu về BLGĐ là chủ đề quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tình trạng BLGĐ diễn ra ở các nước nghèo và thậm chí ở cả các nước phát triển. Các loại hình bạo lực từ ngược đãi đến đánh đập, vi phạm thể xác đến các hành vi bạo lực tinh thần xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc về phòng, chống BLGĐ cho thấy, cần phải có nguồn lực đầu tư từ Chính phủ về con người, tài chính và cơ sở hạ tầng cho các hoạt động phòng, chống BLGĐ. Trong đó, việc triển khai và thực thi các quy định pháp luật ở cộng đồng được coi trọng cùng với sự hỗ trợ từ các bên liên quan và các tổ chức chính trị xã hội. Ở Việt Nam các mô hình phòng, chống BLGĐ đã được xây dựng và triển khai hoạt động ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình của các quốc gia phát triển đang còn nhiều khoảng cách.

Chương 2 cung cấp các thông tin liên quan đến thực trạng BLGĐ; Thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với trẻ em và bạo lực với người cao tuổi. Qua việc khảo sát thực tế ở 5 tỉnh bao gồm: Ninh Bình, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, An Giang với tổng số phiếu điều tra là 2.564 phiếu, nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ thực trạng bạo lực đã và đang xảy ra theo các nhóm đo lường gồm: (1). Đối tượng gây ra bạo lực: chồng đối với vợ; vợ đối với chồng, cha mẹ đối với con cái từ 16 tuổi trở xuống; con cái trưởng thành đối với cha mẹ già để nhận diện các loại hình bạo lực, xác định người gây ra bạo lực, mức độ bạo lực và các yếu tố tác động đến BLGĐ cho từng nhóm đối tượng tại cộng đồng. (2). Hình thức bạo lực: nhóm tác giả đã nhóm các hành vi bạo lực thuộc các nhóm khác nhau như: bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục để đo lường các yếu tố tác động đến các nhóm bạo lực, xác định các nhóm nguyên nhân và các nhóm yếu tố tác động như môi trường xã hội, kinh tế… trên cơ sở đó phân loại các loại hình BLGĐ theo cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng,.. Qua đó khẳng định, nạn nhân của BLGĐ không phải là một người đơn lẻ mà còn ảnh hưởng tới nhiều thành viên khác trong gia đình, bạo lực tiếp nối bạo lực là một thực tế đang xảy ra ở nhiều địa phương và thường không được báo cáo, thống kê một cách đầy đủ…

Chương 3 bàn về các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế tác động tới BLGĐ. Theo nhóm tác giả, các nhóm yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế… chi phối khá mạnh đến nguyên nhân của BLGĐ. Dấu ấn nặng nền từ quan niệm truyền thống về vai trò giới, bao gồm cả về vai trò của người chồng, người vợ trong gia đình đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các mâu thuẫn của gia đình. Yếu tố xã hội được khẳng định không phải là yếu tố chính nhưng những thay đổi trong lối sống, cách ứng xử và mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái đã và đang có nhiều thay đổi, làm nảy sinh thêm nhiều mâu thuẫn trong gia đình và sự chia sẻ, chăm sóc, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình có BLGĐ có nhiều thay đổi so với các giá trị truyền thống trước đó. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, đô thị hóa và hội nhập, trong đó yếu tố kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới tình trạng bạo lực gia đình, cách chi tiêu và nếp sinh hoạt dường như là lĩnh vực dễ nảy sinh va chạm giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là trong các gia đình không có việc làm, thu nhập không ổn định hoặc có các khoản chi lớn trong năm. Các mâu thuẫn xuất phát từ cách ứng xử và chi tiêu trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa con cái trưởng thành và người cao tuổi…

Chương 4, cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống BLGĐ; Hiệu quả của chính sách phòng, chống BLGĐ và sự hỗ trợ của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong phòng, chống BLGĐ. Nhóm tác giả khẳng định, với sự nỗ lực của Chính phủ và các ban, ngành liên quan, các quy định luật pháp và thể chế trong phòng, chống BLGĐ đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật và chính sách trong phòng, chống BLGĐ, nguyên nhân cơ bản là do thiếu kinh phí, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm chừng, các mô hình hoặc các câu lạc bộ phòng, chống BLGĐ chưa chủ động xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương mà chủ yếu đi tuyên truyền một cách máy móc các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước mà không chú trọng vào việc hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có BLGĐ thay đổi hành vi, cải thiện đời sống để giải quyết triệt để tận gốc vấn đề BLGĐ…

Chương 5 cung cấp các thông tin về định hướng chính sách và giải pháp phòng, chống BLGĐ liên quan đến quan điểm, những hạn chế/khoảng chống trong chính sách và một số khuyến nghị, giải pháp phòng,chống BLGĐ. Trong đó, nhóm tác giả đặc biệt đề cao trách nhiệm cá nhân và gia đình trong phòng, chống vấn nạn này. Đồng thời, nhấn mạnh về việc phải đổi mới hoạt động của mạng lưới cộng đồng về phòng, chống BLGĐ; Đổi mới các chính sách và hoàn thiện việc triển khai các quy định luật pháp trong phòng, chống BLGĐ; Đẩy mạnh truyền thông và tích cực lồng ghép thực hiện chính sách trong phòng, cống BLGĐ. Nhóm tác giả cho rằng, cần tăng cường và quán triệt sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong các hoạt động xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự, chỉ đạo sự tham gia phối kết hợp giữa các tổ chức, ban ngành trong công tác phòng, chống BLGĐ. Tăng cường cơ chế giao trách nhiệm và tổ chức giám sát, trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức; Tăng cường phổ biến kỹ năng giáo dục phi bạo lực cho các bậc cha mẹ, trẻ em; Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực tại địa phương; chú trọng tuyên truyền về bình đẳng giới, thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào các hoạt động ngăn chặn bạo lực… nhằm thay đổi quan niệm và hành vi về BLGĐ một cách bền vững…

Hy vọng với các nội dung như trên, cuốn sách sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích với nhiều độc giả.

Phạm Vĩnh Hà




Hé lộ nguyên nhân người phụ nữ ở Hà Nội bị đánh dã man dập gan, xuất huyết não

Công an huyện Thạch Thất, Hà Nội phát đi thông báo truy tìm đối tượng đánh người phụ nữ tại huyện Thạch Thất, khiến nạn nhân dập não, xuất huyết bao trong, vỡ gan bất tỉnh.

Chiều 11/11, lãnh đạo Công an huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) cho biết đang phối hợp Công an xã Phùng Xá khẩn trương điều tra, truy tìm đối tượng đánh người phụ nữ dã man trên địa bàn.

Hé lộ nguyên nhân người phụ nữ ở Hà Nội bị đánh dã man dập gan, xuất huyết não
Đối tượng Cấn Ngọc Phán đang bị cơ quan công an truy tìm.

Trước đó, vào hồi 15h30’ ngày 9/11, Công an xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất nhận được tin báo từ nhân dân về việc chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1991, ở thôn Bùng, xã Phùng Xá) bị đối tượng Cấn Ngọc Phán (SN 1992, ở cùng thôn) hành hung, phải đi cấp cứu.

Theo cơ quan công an, nguyên nhân ban đầu được xác định: Chị Nguyễn Thị Thủy là chủ quán hải sản tươi sống “Chiến Thủy” tại thôn Bùng. Do Phán nhiều lần mua đồ nhưng chưa trả tiền (hơn 500.000 đồng) nên chị Thủy đưa lên mạng xã hội nói xấu việc Phán nợ tiền.

Đến khoảng 15h30’ ngày 9/11, Cấn Ngọc Phán đến cửa hàng của chị Thuỷ để giải quyết vụ việc. Thấy chị Thuỷ đang ngồi một mình, Phán không nói gì, dùng chân đạp và đá liên tục vào mặt, đầu, ngực, sườn nạn nhân cho đến khi chị này ngã xuống và ngất đi.

Sau khi đánh chị Thủy xong Phán đã bỏ trốn. Ngay sau đó, chị Thuỷ được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Thạch Thất rồi chuyển lên Bệnh viện Quân y 103, Hà Đông để cấp cứu, nhưng hiện chị Thủy vẫn đang hôn mê.

Qua kết quả thăm khám của bệnh viện chuẩn đoán ban đầu xác định: Chị Thuỷ bị xuất huyết dưới nhện thái dương, dập não xuất huyết bao trong phải, vỡ gan bao phân thuỳ IV độ I.

Công an huyện Thạch Thất hiện đang phối hợp Công an xã Phùng Xá khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc và tiến hành truy bắt đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cơ quan công an cũng đề nghị người dân khi phát hiện đối tượng Phán có thể báo ngay cho Công an huyện Thạch Thất theo số điện thoại 024.3384.2233.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, theo hình ảnh trong clip đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, một thanh niên từ cửa tiến vào nhà, lao tới hành hung người phụ nữ đang ngồi trên ghế.

Bị thanh niên to cao dùng chân liên tiếp đá vào mặt và người, nạn nhân bất lực chịu trận, không thể phản kháng. Sau 5 cú đá liên tiếp, người phụ nữ đổ gục xuống nền nhà.

Trước khi bỏ đi, thanh niên còn giật lấy điện thoại và ném xuống đất, 'bồi' thêm 1 cú đạp rất mạnh vào mặt nạn nhân. Người nhà nạn nhân cho biết nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103, Hà Đông.

Đối tượng đánh dã man phụ nữ ở Hà Nội từng là võ sinh, ngông nghênh, không ai muốn dây

Đối tượng đánh dã man phụ nữ ở Hà Nội từng là võ sinh, ngông nghênh, không ai muốn dây

Khi còn là học sinh, đối tượng Phát hiền lành. Tuy nhiên, khi lớn lên và được gia đình cho đi học võ ....

Vụ đánh dã man phụ nữ ở Hà Nội: Nạn nhân xuất huyết não, dập gan, đối tượng có tiền án

Vụ đánh dã man phụ nữ ở Hà Nội: Nạn nhân xuất huyết não, dập gan, đối tượng có tiền án

Vụ việc nam thanh niên hành hung dã man người phụ nữ tới bất tỉnh ở Thạch Thất (Hà Nội) khiến dư luận ....

Người phụ nữ bị đánh dã man ở Hà Nội: Khởi tố vụ án hình sự kể cả nạn nhân thương tích dưới 11%

Người phụ nữ bị đánh dã man ở Hà Nội: Khởi tố vụ án hình sự kể cả nạn nhân thương tích dưới 11%

Vụ việc nam thanh niên hành hung dã man người phụ nữ tới bất tỉnh ở Thạch Thất (Hà Nội) khiến dư luận ....

Sông Yên



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 566 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 557 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 460 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 441 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 419 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 369 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 367 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 350 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 325 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 317 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.