Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24668286

 
Tin tức - Sự kiện 19.03.2024 07:34
Dịch bệnh lây lan chết chóc quá nhiều hơn số công bố dân hết tin tưởng, CSVN se ngưng công bố về dịch bệnh để mặc dân sống chết kệ bay
08.12.2021 10:43

TTO - Đến thời gian nào đó, TP.HCM sẽ giống như Singapore, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, không đặt lưu tâm về số ca mắc mới, mà xem đây như một bệnh thường khi người nhiễm không có diễn tiến nặng.

Sở Y tế TP.HCM: Sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng trả lời chất vấn - Ảnh: TỰ TRUNG

Sáng 8-12, tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo các sở, ngành.

Được chất vấn đầu tiên, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cảnh báo dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, ca chuyển nặng, ca tử vong có xu hướng tăng trở lại từ ngày 20-10.

Đã có kịch bản ứng phó biến chủng Omicron

Khi đại biểu chất vấn về phương án ứng phó với biến chủng mới, ông Tăng Chí Thượng cho biết ngành y tế liên tục theo dõi sát biến chủng Omicron. Tuy nhiên đến nay, gần như chưa thấy tín hiệu người mắc biến chủng này sẽ diễn tiến xấu hơn.

Hiện ngành y tế đang tiến hành giám sát chặt người nhập cảnh vào TP, làm xét nghiệm nếu có kết quả dương tính sẽ giải trình tự gene ngay. TP chưa phát hiện biến chủng mới.

Ông Thượng cho rằng đây là tín hiệu "tạm đỡ lo" nhưng vẫn không chủ quan. Lãnh đạo ngành y tế đánh giá việc chủng mới xâm nhập vào TP là vấn đề thời gian, nên phải có phương án ứng phó.

Hiện nay, ngành y tế đã dành riêng Bệnh viện dã chiến số 12 để thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhiễm chủng mới.

Về vấn đề F0 không khai báo với chính quyền địa phương, ông Thượng cho rằng hiện TP không triển khai tầm soát như trước, mà tập trung xét nghiệm những người có nguy cơ. Người dân cũng có thể tự làm xét nghiệm tại nhà, nếu không ý thức tốt thì xảy ra tình trạng "người biết đã nhiễm bệnh vẫn đi lại, tiếp xúc với người xung quanh".

Ông Thượng cho rằng cần truyền thông mạnh mẽ đến nhân dân để tự giác khai báo y tế. Đồng thời, cần tăng cường thực hiện quy chế phối hợp quản lý F0, phân công cụ thể cho từng bộ phận.

"Sở Y tế cũng sẽ tham mưu để các quy định xử phạt người biết mình là F0 nhưng vẫn lưu thông, giao lưu tiếp xúc với người khác dựa trên Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và các quy định có liên quan" - ông Thượng cho hay.

Nếu người dân đồng hành cùng TP thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thì hy vọng dịch bệnh sẽ giảm. Đến thời gian nào đó, TP sẽ giống như Singapore, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, không quan trọng vấn đề số ca mắc mới, mà xem đây như một căn bệnh thường khi người nhiễm không có diễn tiến nặng.

ÔNG TĂNG CHÍ THƯỢNG - GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TP.HCM

Giải pháp nào để nhân viên y tế cơ sở không nghỉ việc?

Sở Y tế TP.HCM: Sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày - Ảnh 4.

Đại biểu Tăng Hữu Phong (quận Phú Nhuận) chất vấn về hệ thống y tế cơ sở - Ảnh: TỰ TRUNG

Chất vấn lại, các đại biểu rất quan tâm đến vấn đề củng cố nhân lực, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của hệ thống y tế cơ sở. Đại biểu Phạm Văn Rậm (quận Tân Phú) hỏi về giải pháp nào đủ hiệu quả để giữ chân nhân viên y tế cơ sở trước bối cảnh họ xin nghỉ nhiều trong năm 2021.

Đại biểu Tăng Hữu Phong (quận Phú Nhuận) chất vấn về quan điểm và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực y tế phường, xã? TP cần thêm bao nhiêu nhân lực y tế tuyến phường, xã? Lượng nhân viên y tế còn đủ tuyển dụng, hay phải tuyển dụng thêm ở các địa phương?

Đại biểu thượng tọa Thích Minh Thành chất vấn thẳng quyết sách nào để củng cố giúp y tế cơ sở cải thiện về vật tư, nhân sự, cũng như ứng phó tốt trong trường hợp khẩn cấp?

Trao đổi lại, ông Tăng Chí Thượng cho biết trong 10 bài học kinh nghiệm phòng chống dịch vừa qua được rút ra có bài học về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Theo ông Thượng, hiện TP.HCM đạt tỉ lệ 20 bác sĩ/10.000 dân, cao gấp đôi mức trung bình cả nước. Tuy nhiên, so với hầu hết các nước phát triển có chỉ số 36, 44 hoặc 62 bác sĩ/vạn dân thì tỉ lệ này còn rất thấp.

Ngành y tế đã xây dựng đề án và có tờ trình gửi Thường trực UBND TP để củng cố, nâng cao nhân lực y tế cơ sở. Cụ thể có chính sách giữ chân nhân viên y tế để họ yên tâm công tác, bớt nghỉ việc.

Trước mắt ngành y tế kiến nghị hỗ trợ thêm thu nhập cho bác sĩ mức 1,5 lần lương tối thiểu vùng, ước 6 triệu/tháng, còn điều dưỡng mức 1 lần lương tối thiểu vùng, khoảng 4 triệu/tháng.

"Trước đây TP.HCM có hỗ trợ nhưng với mức 450.000 - 900.000 đồng/tháng là thấp, rất khó để họ sống và chi tiêu trong gia đình" - ông Thượng chia sẻ.

Kiến nghị nhiều chính sách mới thu hút bác sĩ về trạm y tế

z3003248647669_38e390825828838f50812570222eddba

Ngành y tế TP.HCM đang kiến nghị nhiều chính sách để thu hút bác sĩ về làm việc tại các trạm y tế - Ảnh: TỰ TRUNG

Về thu hút nhân sự cho các trạm y tế, ông Thượng cho biết ngành y tế đã làm việc với các trường đại học, nhất là Đại học Phạm Ngọc Thạch và kiến nghị cơ chế rất mới.

Cụ thể, theo quy định hiện nay, sinh viên ngành y tốt nghiệp phải thực tập 18 tháng tại các bệnh viện tuyến TP hoặc quận, huyện mới được xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Nay, kiến nghị cơ chế sinh viên tốt nghiệp về thực hành tại trạm y tế phường, xã trong 12 tháng, 6 tháng còn lại thực hành ở bệnh viện.

Giám đốc Sở Y tế TP phân tích, với cơ chế này sẽ có lợi cho cả đôi bên. Sinh viên ra trường được về cơ sở khám, chữa bệnh gần dân. Còn các cơ sở y tế có nguồn nhân lực đảm bảo việc khám, chữa bệnh.

Theo ông Thượng, nếu kiến nghị được thông qua, mỗi năm có khoảng 500 bác sĩ trẻ về làm việc tại các trạm y tế.

"Ngành y tế cũng đề xuất hỗ trợ bằng 1,5 lần lương tối thiểu vùng, khoảng 6 triệu cho các bác sĩ về trạm y tế. Chúng tôi rất mong đề xuất sớm hiện thực để luôn có lực lượng bác sĩ trẻ ở y tế cơ sở" - ông Thượng chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Thượng, ngành y tế cũng đề xuất tăng định biên nhân sự cho trạm y tế phường, xã. Thay vì mỗi trạm y tế tối thiểu có 5 nhân viên, tối đa 10 nhân viên như hiện nay thì đề xuất tăng gấp đôi, lần lượt tối thiểu 10, tối đa 20 nhân viên.

Mặt khác, về lâu dài kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy định phân bổ trạm y tế không theo biên giới hành chính mà theo quy mô dân số. Lý tưởng nhất là 1 vạn dân có 1 trạm y tế.

Sáng 8/12: Hơn 7.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 42 tỉnh, thành sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0 nhẹ, có kiểm soát

08-12-2021 7:41 AM | Y tế

SKĐS - Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi trên 1 triệu ca mắc COVID-19, trong số các ca đang điều trị có hơn 7.000 bệnh nhân nặng; 42 tỉnh, thành đưa thuốc Molnupiravir vào điều trị F0 nhẹ, có kiểm soát; F0 không giảm, nhiều địa phương miền Tây "đổi màu" cấp độ dịch

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.337.523 ca mắc COVID-19, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.567 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.332.216 ca, trong đó có 1.008.839 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (480.448), Bình Dương (285.134), Đồng Nai (90.094), Long An (38.883), Tây Ninh (34.211).

Sáng 8/12: Hơn 7.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 42 tỉnh, thành sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0 nhẹ, có kiểm soát - Ảnh 1.

Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi trên 1 triệu ca mắc COVID-19, trong số các ca đang điều trị có hơn 7.000 bệnh nhân nặng

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.011.656 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.666 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.388 ca; Thở máy không xâm lấn: 180 ca; Thở máy xâm lấn: 770 ca; ECMO: 15 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 202 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.170.274 mẫu cho 70.146.808 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 128.675.533 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.663.229 liều, tiêm mũi 2 là 55.012.304 liều.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 8/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 267.272.123 ca COVID-19, trong đó có 5.285.104 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 545.300 và 6.806 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 240.692.473 người, 21.294.546 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 87.737 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 76.736 ca; Pháp đứng thứ hai với 59.019 ca; tiếp theo là Đức (51.592 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.182 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ (1.075 ca) và Ba Lan (504 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 50.226.957 người, trong đó có 811.522 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.656.506 ca nhiễm, bao gồm 473.757 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.157.726 ca bệnh và 616.018 ca tử vong.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 82,7 triệu ca, tiếp đến là châu Âu với trên 76,23 triệu ca; Bắc Mỹ ghi nhận gần 59,98 triệu ca; Nam Mỹ là trên 39,12 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,85 triệu ca và châu Đại Dương trên 380.000 ca.

42 tỉnh, thành phố điều trị có kiểm soát thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng

Lãnh đạo Cục Khoa học- Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết đến ngày 7/12 số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà  là 42 địa phương (tăng gần gấp đôi so với đầu tháng 11).

Như vậy đến thời điểm này, Bộ Y tế đã cung cấp miễn phí khoảng gần 250.000 liều thuốc bằng thuốc kháng virus Molnupiravir  cho người bệnh sử dụng.

Bộ Y tế mới đây cũng công bố các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ do Bộ triển khai tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lê bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%;

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Ca COVID-19 cộng đồng không giảm, nhiều tỉnh, thành miền Tây "đổi màu" cấp độ dịch COVID-19

Tại Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ban hành Quyết định 527/QĐ-UBND về việc cập nhật, công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và áp dụng bổ sung Quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục trong nhiều ngày. Theo đó, từ ngày 7/12, Bạc Liêu ở cấp độ dịch là cấp độ 3 - nguy cơ cao (vùng cam).

Tại Cà Mau, trong 10 ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) tăng nhanh, với số ca mắc đã vượt 2.000 ca, trong đó hơn 50% là ca trong cộng đồng.

Để ứng phó với tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP Cà Mau hiện nay, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị thành phố phải thực hiện cấp độ 3 tăng cường.Theo đó, thành phố cần áp dụng nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế tình trạng người dân ra đường khi không thật sự cần thiết; Thủ trưởng cơ quan nhà nước tính toán giảm số lượng người làm việc xuống còn tối đa 50%; khuyến cáo các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" hay "1 cung đường, 2 điểm đến"; tăng cường kiểm tra, kiểm soát người ra vào chợ; phương tiện hành khách khi lưu thông phải giảm số lượng người theo quy định; không để tình trạng người dân tập trung ở nơi công cộng.

Ngoài ra, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cần rà soát nguy cơ dịch bệnh để tham mưu nâng lên cấp độ 3, 4 theo từng địa bàn để khống chế ngay những nơi nguy cơ cao, không để lây lan.

Cần Thơ ghi nhận 898 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng số ca mắc lên 34.007 ca, đã điều trị khỏi 15.994 người; tổng số ca tử vong 261.

Đồng Tháp ghi nhận 697 ca mắc COVID-19 mới, trong đó, 250 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 26.612 ca, đã điều trị khỏi 18.656; có tổng cộng 312 ca tử vong.

Sóc Trăng có 617 ca mắc COVID-19, trong đó có 412 ca cộng đồng. Số ca cộng dồn 23.346, đã điều trị khỏi 15.124; tổng số tử vong là 134 ca.

Vĩnh Long  ghi nhận 529 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 283 ca cộng đồng.

Kiên Giang phát hiện 422 F0, trong đó 176 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 22.856, ca điều trị khỏi 19.332.

Bến Tre ghi nhận thêm 394 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 388 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 11.863, ca điều trị khỏi 5.390; Số ca tử vong cộng dồn 71.

Tiền Giang có 340 ca F0, trong đó 38 ca cộng đồng, 302 ca trong khu cách ly. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 26.413 ca mắc COVID-19, đã điều trị khỏi 20.843 trường hợp; 608 ca tử vong.

An Giang ghi nhận 279 trường hợp mắc COVID-19 trong đó có, 169 ca cộng đồng. Tổng số F0 từ ngày 15/4 đến nay là 25.702 trường hợp; điều trị khỏi 19.819 ca; lũy kế bệnh nhân tử vong là 526 ca.

Trà Vinh ghi nhận 254 ca mắc COVID-19, gồm 137 ca cộng đồng. Đến nay, địa phương này đã ghi nhận 9.966 ca mắc Covid-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.514 trường hợp, có 60 trường hợp tử vong.

Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh quy định cách ly đối với F1

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ca bệnh cộng đồng và các trường hợp F1 (tiếp xúc gần với F0) có chiều hướng gia tăng; để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 ở các cấp độ, đồng thời giảm áp lực tại các cơ sở cách ly tập trung, ngày 7/12 Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã hướng dẫn bổ sung nội dung theo dõi sức khỏe của các trường hợp F1 sau khi đã hoàn thành cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:

Sáng 8/12: Hơn 7.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 42 tỉnh, thành sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị F0 nhẹ, có kiểm soát - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Đối với các trường hợp đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm 1 mũi nhưng đã qua 14 ngày được đi làm nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp như 5K; "Một cung đường hai điểm đến"; Quét QR code và kiểm tra thân nhiệt tại cổng cơ quan, doanh nghiệp; Chú ý khoảng cách an toàn, hạn chế tiếp xúc khi làm việc, sản xuất; Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở…phải thông báo ngay cho y tế cơ quan, địa phương hoặc các bộ phận liên quan để xử trí kịp thời theo quy trình.

Đối với trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày theo quy định.

Ngày 7/12, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận thêm 491 ca mắc COVID-19, trong đó 193 ca phát hiện ngoài cộng đồng. TP Vũng Tàu vẫn là địa phương ghi nhận F0 ngoài cộng đồng cao nhất tỉnh.

Tính từ ngày 28/6 đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận hơn 19.200 ca mắc COVID-19, tỷ lệ F0 đã điều trị khỏi bệnh đạt 60%.

Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19 của tỉnh, Bộ Y tế đã điều động BV Việt Đức vào hỗ trợ Bà Rịa- Vũng Tàu.

Mới: Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàngMới: Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng

SKĐS - Trong hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng, Bộ Y tế lưu ý người lao động, bán hàng, khách hàng không đến khu dịch vụ nếu: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà...

Thái Bình
Họp HĐND các tỉnh thành Họp HĐND các tỉnh thành 'mổ xẻ' nhiều vấn đề dân sinh

TTO - Hôm qua 7-12, nhiều tỉnh thành đã tổ chức kỳ họp HĐND cuối năm. Nhiều vấn đề dân sinh như đường sá hư hỏng, doanh nghiệp đói vốn, dân nghèo cần hỗ trợ... được phản ánh tới kỳ họp.

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Vì sao tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng lên nhưng tỉ lệ tử vong vẫn cao?

LĐO

Theo công bố mới nhất từ Bộ Y tế, từ 17h30 ngày 8.12 đến 17h30 ngày 9.12 ghi nhận 256 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 27.186 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. 

Tỉ lệ bao phủ vaccine tăng lên từng ngày

Bộ Y tế cho biết: Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 6 ASEAN). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 218 ca.

Đơn cử như ở TPHCM, sau những ngày giảm sâu, từ đầu tháng 12.2021, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM lại có xu hướng tăng cao. Trung bình số người tử vong do COVID-19  khoảng 65-70 ca/ngày.

Trong khi đó, tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 vẫn tăng lên từng ngày. Cập nhật đến 13h30 ngày 9.12, cả nước đã tiêm hơn 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 123.302.462 liều, trong đó có 68.910.919 liều mũi 1 và 54.391.543 liều mũi 2.

Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,3% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 76% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,4% và 68,6%; miền Trung là 92,8% và 73,3%; Tây Nguyên là 91,0% và 60,5%; miền Nam là 98,9% và 84,7%.

Có 61/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 29 tỉnh đạt tỉ lệ trên 95%. 

Hiện đã có 58/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 39 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ trên 70%.

Tử vong nhiều ở nhóm nguy cơ cao

Tỉ lệ bao phủ vaccine đã tăng lên, nhưng tỉ lệ tử vong do COVID-19 vẫn cao. Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cơ quan này đang đánh giá nguyên nhân số ca COVID-19 tử vong thời gian qua. "Chúng tôi đã giao Cục Quản lý khám chữa bệnh và các sở y tế đánh giá nguyên nhân cụ thể các trường hợp tử vong"- ông nói. 

Thứ trưởng cho hay, theo thống kê chung của thế giới và Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do COVID-19 của Việt Nam vẫn thấp so với thế giới.

"Bước đầu, chúng tôi nhận định, các ca bệnh COVID-19 tử vong chủ yếu xuất hiện ở nhóm người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc trường hợp người cao tuổi, sức khỏe suy giảm"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Để hạn chế tối đa người mắc COVID-19 tử vong, lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu chiến lược giảm tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân COVID-19. Đó là, tiếp cận các loại thuốc điều trị COVID-19 đang nghiên cứu và đã lưu hành trên thế giới để đưa lượng thuốc điều trị về Việt Nam với tỉ lệ cao nhất, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân nặng.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, cùng với việc cơ bản hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi tăng cường đối với các trường hợp nguy cơ cao, tất cả trường hợp F0 nhẹ đều được hướng dẫn điều trị ở nhà, trường hợp bệnh nhân nặng được đưa vào cơ sở điều trị, khi các loại thuốc điều trị COVID-19 được đưa về Việt Nam theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thế giới và trong nước, sẽ góp phần rất tốt trong điều trị, giảm thiểu bệnh nhân tử vong.

Liên quan đến thuốc điều trị COVID-19, theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir... 

Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Các thuốc hỗ trợ khác như thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (Chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Xuyên tâm liên) cũng được đưa vào phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19…

Đáng chú ý, hiện có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 với năng lực sản xuất ít nhất 1 triệu liều/ngày, nếu được cấp phép đáp ứng nhu cầu thuốc Molnupiravir cho công tác phòng, chống dịch của cả nước.

Về vấn đề đánh giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng COVID-19 để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định ngay từ đầu khi dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Y tế đã giao các viện liên quan nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này.

Hiện các viện đang nghiên cứu và Bộ Y tế cũng đã đề nghị các viện sớm công bố nghiên cứu, báo cáo kết quả về các trường hợp đã tiêm vaccine hoặc nhiễm SARS-CoV-2.

THÙY LINH


VN tưởng niệm hơn 23 ngàn nạn nhân chết vì COVID-19: "Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền!" 

Con số thực gấp đôi

RFA
2021.11.19
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
VN tưởng niệm hơn 23 ngàn nạn nhân chết vì COVID-19: Các lãnh đạo Chính phủ và TPHCM chịu trách nhiệm chống dịch COVID-19 (từ trái qua): Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó TT Vũ Đức Đam, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Bí thư TPHCM Nguyễn Văn Nên
 RFA edited

Lễ tưởng niệm cho hơn 23 ngàn người dân Việt Nam đã không may qua đời trong đại dịch COVID-19 diễn ra vào tối ngày 19/11/2021.

Hoạt động này được cho biết do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì cùng với hai địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong dịp này các cơ sở tôn giáo như chùa chiền và nhà thờ cũng đánh chuông tưởng niệm, tuy nhiên một số người dân đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của nhà cầm quyền trong cái chết của hơn hai vạn đồng bào để tránh lặp lại những sai lầm như vậy trong tương lai.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, một người dân sinh sống tại Sài Gòn cho hay, việc tưởng niệm là cần thiết tuy nhiên để những nạn nhân không bị lãng quên thì cần công khai các số liệu khoa học đầy đủ để người dân biết vì sao số người thiệt mạng lại nhanh và nhiều như vậy. Ông nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:

"Về cái chuyện đại dịch đi qua với số lượng người chết như vậy ở trong một đất nước, thì nó đặt ra một câu hỏi hỏi rất lớn là trách nhiệm thuộc về ai.

Cho nên hôm nay chúng ta tưởng niệm nhưng chúng ta không có sự thành tâm hối lỗi của những người - đã có những thất bại và sai lầm nhất định trong việc chống dịch để cho người chết ở Việt Nam, đặc biệt là là Sài Gòn với số người chết đột biến như vậy.

Thì rõ ràng chúng ta vẫn chưa nói thật hết tất cả những gì đang xảy ra, và chưa nói ở trong cái đại dịch này nó có một chi tiết rất quan trọng để ngăn chặn số người chết, đó là vào tuần thứ hai của đại dịch.

Khi đó ông Nên và ông Mãi nói rằng là mấy ông (chính quyền-PV) cần phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để làm sao chống dịch hiệu quả nhất. 

Nhưng cái lời nói đó chỉ là một cú trống đánh để mà mà người dân đang tin rằng mấy ông đang cố gắng thực chất, nhưng đến giờ này người ta thấy rằng mọi cái công cuộc chống dịch chỉ là duy ý chí chính trị chứ không có giá trị khoa học nào tuyệt đối."

cuonchedan-RFA-01.jpg
Chính quyền cưỡng chế người dân đi xét nghiệm COVID-19 tập trung. Ảnh chụp màn hình video

Kỹ sư Trần Bang, một người thường quan sát tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam cũng ủng hộ việc tưởng niệm đồng bào đã qua đời, tuy nhiên ông lại cho rằng cần thừa nhận nguyên nhân sâu xa của những sai lầm không đáng có ở đại dịch lần thứ tư. Ông bày tỏ:

"Theo tôi cái ê-kíp của ông Nguyễn Văn Nên và Phan Văn Mãi vừa qua thể hiện cái tính cách có vẻ trung thực hơn, đó là cũng biết thừa nhận những cái sai của chính quyền, thừa nhận là làm chưa tốt trong chống dịch.

Nguyên nhân sâu xa đó là việc lựa chọn cái người lãnh đạo thì các ông ấy không nói đến, cái không tốt đó là nguyên nhân từ đâu? Đó là từ con người, con người là do đâu? Đó là do đảng Cộng sản lựa chọn, nếu để người dân chọn thì những người đấy sẽ không tồn tại.

Phải có những người giỏi người ta biết tiếp thu những cái chữa trị những cái "dịch cúm" trên thế giới để áp dụng cho Việt Nam chữa trị."

Các trang báo điện tử nhà nước trong ngày 19/11 hầu hết đều chuyển qua một phông nền đen toàn bộ hoặc một phần như một hình thức tưởng niệm và tri ân.

Cho đến hôm nay, cả nước đã có hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19, có hơn 23 ngàn người trong số đó đã qua đời trong đó có nữ ca sĩ hải ngoại Phi Nhung cũng nằm trong số đó.

Một số nhà quan sát đã bày tỏ lo lắng trên báo chí về việc Hà Nội hiện nay đang đi vào vết xe đổ của thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng vừa qua. Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng, cần phải quy trách nhiệm để quốc gia có 100 triệu dân này không lặp lại sai lầm như trước đó.

"Nhưng cái kinh khủng nhất hiện nay cho đến giờ là vẫn chưa biết được ai là người chịu trách nhiệm chính về những chuyện chống dịch sai lầm đã diễn ra ở trong Việt Nam, mà vốn người dân Việt Nam nhìn thấy rõ ràng tất cả cả những hình ảnh đó nó xuất phát từ sự rập khuôn ở Trung Quốc vào những thời kỳ căng thẳng và tệ hại nhất.

Không hiểu sao những kịch bản như vậy, những cái bối cảnh như vậy cả thế giới lên án và sợ hãi thì Việt Nam lại áp dụng một cách hết sức là tuyệt đối, và dẫn đến chuyện mà giống như như ông Mãi và ông Nên đã từng nói rằng là cái việc giam nhốt cách ly người ta chỉ vì hiểu lầm.

Những cái hiểu lầm đơn giản trong lời nói cửa miệng của một quan chức đưa ra ra đó dẫn đến một cái chết của hàng chục ngàn người đó là một giá trị khác và cái đó cần phải được làm rõ chứ không chỉ là một lễ tưởng niệm chung chung như vậy."

Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trong những ngày đầu tháng 10 sau khi quyết định sống chung với COVID-19 đã thú nhận, thành phố đã không ban bố tình trạng khẩn cấp mặc dù trên thực tế đã áp dụng tình trạng khẩn cấp như thời chiến.

Ông Nên cũng cho biết, thời điểm đỉnh dịch Việt Nam chưa có vắc-xin nên chỉ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến với tinh thần là "ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện" chỉ biết giữ các ca dương tính lại để ngăn chặn nguồn lây, nhưng giữ không biết làm gì vì không có thuốc chữa trị.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 794 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 745 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 635 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 416 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 106 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 78 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 8 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.