Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24867471

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 25.04.2024 17:36
Frank Snepp: Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam
15.12.2021 22:08

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Gửi bài cho BBC từ California, Hoa Kỳlời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ 'rời khỏi' Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.. Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

Đã gần 50 năm rồi thì còn gì để viết thêm trong sách nữa?

'Ngày cuối cùng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn' mở đầu loạt bài Trò chuyện với Frank Snepp chúng tôi thực hiện cho BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021.

Đầu tiên là câu hỏi về tình hình Nam VN trước ngày 25/4, khi Frank Snepp đưa ông Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi thủ đô Sài Gòn.

Frank Snepp: Ngày 25/4/1975, còn bốn ngày nữa là chiến tranh kết thúc, tình hình thật hỗn loạn. Chúng ta [Mỹ - BBC] chưa thực sự bắt đầu cuộc di tản đáng kể nào. Đã có một số người Mỹ được đưa ra khỏi VN, nhưng nhiều người Việt đã không tìm được đường đi vì Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tin rằng sẽ có một thỏa thuận với Bắc Việt, và từ đó Mỹ có thể dễ dàng giúp một số người Việt di tản. Ông Martin tin rằng chỉ cần đưa ông Nguyễn Văn Thiệu khỏi hiện trường, thì sẽ có được thỏa thuận, bất kể những gì điệp viên giỏi nhất của VNCH đã cảnh báo trước đó.

Ông Thiệu đã từ chức hôm 21/4. Ông bị áp lực từ chức vì Đại sứ Martin đưa cho ông xem một nghiên cứu tôi đã thực hiện cho CIA. Nghiên cứu cho thấy nhiều người ở Sài Gòn muốn lật đổ Thiệu vì tình hình chiến sự rất tồi tệ. Lực lượng 140 ngàn quân Bắc Việt đang bao quanh Sài Gòn.

Từ chức rồi nhưng ông Thiệu vẫn chưa ra đi và vẫn còn ảnh hưởng. Phe cộng sản Bắc Việt không biết điều gì sẽ xảy ra. Họ không rõ liệu ông có tìm cách nắm quyền trở lại. Đối thủ chính trị của ông Thiệu, như Nguyễn Cao Kỳ, cũng không biết ông Thiệu sẽ có dở trò gì để tiếp tục quay lại nắm quyền. Trước tình hình đó, ông Trần Văn Hương, tổng thống mới lên thay ông Thiệu, đến gặp đại sứ Martin nhờ đưa ông Thiệu rời khỏi hiện trường, vì sự có mặt của ông lúc đó tại VN, theo ông Hương, bị đánh giá là khiến cho tình thế khó lường.

Ông chính thức nhận được lệnh phải đưa ông Thiệu rời khỏi VN lúc nào, trong hoàn cảnh ra sao?

Frank Snepp: Đại sứ Martin đến gặp ông Thomas Polgar, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, thượng cấp của tôi, 24/4, một ngày trước khi chúng tôi đưa ông Thiệu đi. Ông Martin nói phải làm thế, vì ông Thiệu đang là yếu tố gây ra rối loạn.

hụp lại video,

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Ông Thiệu lúc ấy buồn khủng khiếp. Ông Hoàng Đức Nhã, em họ của ông ấy khuyên ông đừng có động tĩnh gì, hãy giống như Napoléon ở Elba, ngồi yên và chấp nhận số phận. Bà Thiệu thì lo rằng ai đó sẽ sát hại gia đình bà hoặc chồng bà, và đã rời khỏi VN, bay qua Bangkok.

Tối ngày 24/4, Đại sứ Martin bắt đầu làm việc với CIA để di tản ông Thiệu. Việc đưa ông Thiệu đi khỏi Việt Nam lúc đó là một trong những hoạt động nguy hiểm nhất mà CIA chúng tôi phải thực hiện.

Tại sao việc đưa ông Thiệu rời khỏi VN lại là một công tác nguy hiểm như vậy, thưa ông?

Frank Snepp: Sếp tôi, ông Polgar sau này kể lại rằng việc đưa ông Thiệu đi diễn ra rất nhịp nhàng, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Việc ông Polgar nói là nhịp nhàng là việc thu xếp sao để có một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay mà chính ngài đại sứ từng dùng khi đi ra nước ngoài. Nó là chiếc máy bay tầm ngắn, nhưng có thể bay đến Đài Loan, nơi mà anh trai ông Thiệu làm đại sứ, vì vậy được cho là một nơi trú ẩn an toàn cho ông Thiệu. Chiếc máy bay đó được đưa đến, và giấu kín trong một khu của phi trường Tân Sơn Nhất.

Bí mật là điều tối quan trọng trong việc đưa ông Thiệu đi, chúng tôi lo là nếu ai đó, như ông Nguyễn Cao Kỳ, biết được việc này, họ có thể thực hiện một cuộc đảo chính vào phút cuối và ông Thiệu có thể bị ám sát.

Tình hình như thế nào trong ngày 25/4, ngày ông Thiệu được CIA đưa ra khỏi VN, ông còn nhớ không?

Frank Snepp: Một số việc xảy ra sáng ngày 25/4 khiến tình hình thêm rối rắm. Người Nga phản hồi đề nghị của Mỹ, nói rằng có vẻ như Bắc Việt sẽ không cố làm bẽ mặt Hoa Kỳ. Henry Kissinger, cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Ford, diễn giải thông điệp này của Liên Xô là chúng ta (Hoa Kỳ) vẫn còn thời gian để thương lượng một thỏa thuận với Bắc Việt. Một lần nữa, đây là một phán đoán hết sức sai lầm. Nhưng việc đưa ông Thiệu đi khỏi VN lúc đó với hai ông Kissinger và Martin là một phần của kế hoạch biến cuộc dàn xếp chính trị mà họ nghĩ là sẽ có ngày thành hiện thực. Vì vậy, sáng hôm đó có sự phấn khích rất lớn, với suy nghĩ là phe Liên Xô cũng đang chuẩn bị cho điều này, bắt phía Bắc Việt phải có một thỏa thuận nào đó.

Yếu tố thứ hai tạo ra căng thẳng lớn ngày hôm đó, là chúng tôi nhận được tin từ Hà Nội - một tín hiệu giả, rằng Bắc Việt sẵn sàng cho phép Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn sau khi ngừng bắn. Điều đó có nghĩa là có vẻ như Bắc Việt sẽ không xóa sổ miền Nam VN, họ sẽ cho phép một chính phủ Nam VN được tồn tại ngay cả khi Bắc Việt chiếm xong được Sài Gòn. Và nếu chính phủ này tồn tại, thì Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có thể tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn. Vì vậy, giới lãnh đạo nuôi kỳ vọng vào sáng 25/4, là đơn giản chỉ cần ông Thiệu biến mất, thì một phép màu sẽ xảy ra.

Nguyễn Văn Thiệu

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP'S BOOK

Chụp lại hình ảnh,

TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu (bìa phải) trong một cuộc họp với Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin, người thứ nhì trong hình từ phải sang, đang nhìn vào ông.

Chiều hôm đó, sếp CIA Polgar và đại sứ Martin bảo tôi là phải tham gia vào điệp vụ này. Tôi sẽ là tài xế của ông Thiệu, và đi cùng xe với ông Thiệu sẽ có cựu Thiếu tướng Charles Timmes, người đã giải ngũ, hiện đang làm việc cho CIA, và cũng là người biết ông Thiệu rất rõ.

Chuyến đi cuối cùng của ông Thiệu ra phi trường:

Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được thu xếp làm thành phần của đoàn xe này. Ông Khiêm sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu, do một đồng nghiệp CIA của tôi cầm tay lái. Sếp tôi, ông Tom Polgar, sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu đó. Ông Polgar cũng đã mời một sĩ quan cảnh sát cao cấp của VNCH tham gia công tác này, vì ông dự trù là lỡ đoàn xe bị chặn trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất, thì sẽ có sẵn một sĩ quan cảnh sát cấp cao của Nam VN giúp chúng tôi thoát hiểm. Lúc đó những con đường quanh nơi ông Thiệu trú ẩn, cách không xa phi trường Tân Sơn Nhất lắm, đã bị chặn khắp nơi, và với giới nghiêm, không ai được ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống.

Chương trình là chúng tôi sẽ lái xe khoảng 10 phút từ điểm hẹn đến một khu vực đen kịt không thắp đèn của Tân Sơn Nhất. Chúng tôi phải di chuyển trong bóng tối, và phải đưa hai ông Thiệu, Khiêm an toàn lên máy bay.

Nhận được lệnh vào khoảng 5 giờ chiều hôm đó, tôi vô cùng lo lắng, vì biết có nguy cơ rất lớn là có thể sẽ có nỗ lực ngăn chặn đoàn xe, và chúng tôi có khi sẽ phải nổ súng để thoát. Vì vậy tôi dấu vũ khí trong túi và một khẩu súng lục bên dưới chỗ ngồi. Tất cả những người Mỹ khác tham gia vào điệp vụ này, và những người đi cùng xe với ông Trần Thiện Khiêm, cũng trang bị vũ khí, sẵn sàng cho một cuộc đọ súng khủng khiếp.

Không ai có ảo tưởng nào, rằng nếu thực sư có âm mưu đảo chính, hoặc âm mưu ám sát ông Thiệu, chúng tôi sẽ thoát hiểm dễ dàng. Bởi chúng tôi nghĩ rằng bất cứ kẻ nào tìm cách ngăn chặn đoàn xe cũng sẽ bị trang bị vũ khí tận răng. Kẻ thù ở khắp nơi. Quân đội Bắc Việt lúc ấy chỉ còn cách Sài Gòn khoảng 20 phút.

Bối cảnh xung quanh việc đưa ông Thiệu ra khỏi VN đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

Tân Sơn Nhất

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP'S BOOK

Chụp lại hình ảnh,

Phi trường Tân Sơn Nhất những ngày cuối cùng của VNCH

Nguyễn Cao Kỳ

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP'S BOOK

Chụp lại hình ảnh,

Frank Snepp (bìa phải) và Tướng Nguyễn Cao Kỳ (giữa)

Frank Snepp: Khi đoàn xe bắt đầu đi, dọc theo ngoại ô Sài Gòn tên lửa bắn vút lên trời. Và khi tập trung tại tư dinh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH, điểm khởi đầu của cuộc hành trình, khá gần Tân Sơn Nhất, qua radio chúng tôi nghe thấy tiếng đạn nổ, dấu hiệu cho thấy đang chạm súng ngay tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở trung tâm Sài Gòn, cách đó khoảng năm dặm.

Tình hình lúc đó căng thẳng khủng khiếp. Sếp tôi, ông Polgar đã quên viết giấy thông hành (parole) cho ông Thiệu. Thời đó, nếu muốn được Hoa Kỳ bảo trợ và di tản, bạn phải có giấy thông hành, nhưng trong lúc vội vàng, ông Polgar đã quên. Vì thế Polgar và tướng Timmes hôm ấy phải bước vào căn nhà nơi mọi người tụ họp, loay hoay ký giấy tờ để ông Thiệu có thể hợp pháp đáp chuyến máy bay của Hoa Kỳ rời Việt Nam. Khung cảnh hết sức hỗn loạn.

Chiếc xe tôi lái là xe của Tòa Đại sứ đã được ngụy trang. Chúng tôi đã thay bảng số để nó trông giống như một chiếc xe ngoại giao bình thường. Tất cả xe khác cũng được ngụy trang tương tự. Chúng tôi làm thế để giảm thiểu nguy hiểm.

Ông Thiệu đợi chúng tôi ở một ngôi nhà gần đó. Tôi thì đứng bên ngoài căn nhà ở điểm hẹn, chờ ông đến. Tôi nhớ là ông Thiệu đến bằng xe Mercedes, nhưng có người nói là ông Thiệu đi bộ tới. Ông Thiệu trang phục đẹp đẽ, trông như một người mẫu của tạp chí Quý ông Lịch lãm (Gentlemen's Quarterly) vùng Viễn Đông. Tóc ông vuốt ngược ra đằng sau, và mặt bôi kem, trông ông cực kỳ ấn tượng và tự chủ.

Nhưng người bạn của chúng tôi, vị cựu tổng thống, đã uống một chút, vì từ người ông tôi ngửi thấy mùi rượu whisky và mùi nước hoa đắt tiền. Tôi nhớ rõ như in điều này, bởi vì cảm quan của tôi lúc ấy cực kỳ bén nhậy, tôi cảm nhận được mọi thứ quanh mình, được môi trường chung quanh, rằng bóng tối lúc đó đang buông xuống và những loạt đạn pháo đang được bắn ra, tên lửa xẹt qua lại, chỉ cách đó một quãng ngắn.

Hai ông đến gần đoàn xe và ông Thiệu chui vào sau xe của tôi. Tướng Timmes, người Mỹ được cử tháp tùng ông Thiệu, cũng là một người bạn cũ của ông, cùng ngồi ghế sau với ông ấy. Tôi nhớ là hình như một hay hai vệ sĩ của ông Thiệu cũng đã ngồi vào phía sau. Tôi không nhớ rõ lắm là vì lúc đó đang ngồi ghế tài xế và luôn nhìn chằm chằm vào kính chiếu hậu, để xem có ai tiến gần đến xe của chúng tôi từ hai bên. Chỉ nhớ rõ là tướng Timmies ngồi cạnh ông Thiệu, và trước khi tôi kịp tra chìa khóa vào xe, một vài phụ tá của ông Thiệu từ đâu xuất hiện khiêng những chiếc vali. Họ mở cửa sau xe của tôi và bỏ vali vào.

Trong cuốn 'Decent Interval' ông viết là những chiếc vali này chứa đôla hay vàng, ông có thể nói rõ về việc này?

Frank Snepp: Khi viết phiên bản đầu tiên của hồi ký về sự kiện này, tôi nói mình nghe thấy tiếng kim loại va vào kim loại. Trước đó, tôi cũng đã được nghe nói rằng ông Thiệu có thể sẽ mang theo một số vàng của ông lên xe khi ra đi. Thực thế, ông Polgar, cấp trên của tôi, người sắp đặt tất cả mọi việc, đã nói điều này có thể xảy ra. Sau này có rất nhiều tranh cãi về việc những vali đó có vàng không. Tôi phải nói cho bạn biết điều này, là không ai biết chắc về việc này ngoại trừ ông Thiệu, tôi, và có thể một vài người khác.

Tất cả những người bình luận về sự việc, gồm cả ông Polgar, cũng không biết rõ. Tôi là người ngồi trong xe, tôi thấy mọi người bước ra từ bóng tối và tôi thấy họ bỏ vali vào xe và nghe thấy tiếng chạm của kim loại từ những vali đó. Nhân tiện, tôi cũng muốn nói thêm là tôi chưa bao giờ có ý nói là ông Thiệu mang vàng từ Ngân khố Quốc gia đi theo. Tôi nghĩ ông chắc chắn đã mang theo một số tài sản của riêng mình, bởi vì ông không chắc sẽ bao giờ quay trở lại Việt Nam. Vì vậy, điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, Ngân khố Quốc gia của VNCH vẫn nằm nguyên trong Ngân hàng Quốc gia ở Sài Gòn.

Đoàn xe đưa ông Thiệu và tùy tùng đi có đông không, và khung cảnh Sài Gòn lúc đó thế nào?

Frank Snepp

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP'S BOOK

Chụp lại hình ảnh,

Frank Snepp trên nóc Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn trước ống kính phóng viên BBC của Anh Quốc thời đó

Frank Snepp: Đoàn có bốn chiếc xe. Xe chở ông Khiêm đi đầu, xe tôi là xe thứ hai, có chiếc xe thứ ba, và tôi nghĩ còn có một chiếc xe thứ tư đi theo sau chúng tôi. Khi chúng tôi ra khỏi khu Bộ Tổng Tham Mưu hướng tới phi trường Tân Sơn Nhất, thì đã khoảng bảy hoặc tám giờ tối. Đường phố tương đối vắng vẻ, ngoại trừ các trạm kiểm soát. Nhìn đâu tôi cũng thấy trạm kiểm soát. Quân lính miền Nam VN và cảnh sát có mặt khắp nơi. Và nỗi lo sợ của chúng tôi là, một trong những người ở các kiểm soát này sẽ tìm cách làm nên lịch sử, ngăn chặn đoàn xe và giết chết ông Thiệu. Tôi được giao trọng trách đưa ông an toàn ra khỏi VN, và tôi cảm được trách nhiệm nặng nề khủng khiếp này.

Khi xe chuyển bánh, tướng Timmes bắt đầu trò chuyện với ông Thiệu. Họ nhắc lại chuyện ngày xưa, lúc ông Thiệu còn là tư lệnh Quân khu I, một trong những vùng phe cộng sản hiện đang chiếm giữ. Và ngay giữa lúc đó, tướng Timmies giới thiệu tôi với ông Thiệu, nói tôi là nhà phân tích giỏi nhất của Tòa Đại sứ, và vì thế, ông Thiệu đang được một 'tài xế hạng sang' chở ra phi trường. Ông Thiệu nói đùa một cách mơ hồ rằng tài xế ở đây lái xe giỏi hơn ở Bangkok nhiều, và tài xế ở Bangkok khá bạt mạng. Đó là cảnh tượng kỳ quái nhất mà bạn có thể hình dung được. Tôi thực sự sững sờ trước cuộc trao đổi qua đó ông Thiệu trông có vẻ rất thoải mái, nhưng đồng thời, cũng rất căng thẳng. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt của ông trong gương chiếu hậu.

Đoàn xe phóng về phía trước, chúng tôi qua một trạm kiểm soát, một trạm nữa, và được vẫy tay cho đi. Có ông đại tá cảnh sát người Việt ngồi trong chiếc xe dẫn đầu vẫy tay chào và dẫn đường, không ai nhìn xem trong đoàn xe có những ai. Tôi nghĩ có lẽ họ nghĩ đây là một đoàn xe ngoại giao đang trên đường đến một cuộc họp ngoại giao nào đó. Họ không nhận ra rằng chúng tôi đang đưa cựu Thủ tướng Chính phủ và cựu tổng thống của đất nước họ đến nơi an toàn.

Khi đến gần phi trường, chúng tôi đi ngang qua đài tưởng niệm có hàng chữ "Sự hy sinh cao cả của đồng minh sẽ không bao giờ bị lãng quên'', được xây để tưởng niệm những người lính Mỹ đã chết ở VN. Khi xe vượt hẳn khỏi qua nơi này, tôi chợt liếc vào gương chiếu hậu, và nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt ông Thiệu.

Sau này, một số người không có mặt ở đó bàn rằng ông Thiệu chắc chẳng bao giờ khóc. Tại sao không? Ông ấy đang rất đau buồn. Ông đang mất đi đất nước của mình. Ông giống như Napoléon bị đày lên đảo Elba. Ông hoàn toàn là một kẻ lưu vong. Ông bị mọi người ghét. Người Mỹ cho rằng ông là chướng ngại vật của một thỏa thuận có thể cứu mạng sống của mọi người, muốn tống cổ ông đi, địch thủ chính trị muốn giết ông, và ông bị người tham gia vào công tác này ghét bỏ.

Cảm nhận của cá nhân ông về ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra sao?

Frank Snepp: Tôi không ghét ông ấy. Tôi chỉ đơn giản muốn ông được an toàn đến sân bay. Nhưng tôi không có ảo tưởng nào về sự thù địch mà ông Thiệu phải đối diện ở khắp nơi. Với tư cách cá nhân tôi vô cùng xúc động khi thấy một người đang lâm cảnh tột cùng tuyệt vọng. Tôi cũng kinh ngạc thấy ông có thể tự chủ được đến vậy. Ý tôi là, đang phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống nào của một nước phải đối mặt mà ông vẫn kiềm chế được, nhưng lại rơi nước mắt cho những người Mỹ đã hy sinh ở VN. Khoảnh khắc ấy tôi không bao giờ quên.

Đoàn xe tiếp tục đi. Có lúc chúng tôi bị chặn lại. Thấy ông đại tá cảnh sát người Việt trong xe đi đầu nói chuyện với những người ở trạm kiểm soát, tôi đã nghĩ chết cha, có thể gặp chuyện rồi, đây có thể là lúc súng sẽ nổ và mọi người sẽ chết. Nhưng chúng tôi được vẫy tay cho đi. Rồi cũng đến khu vực của phi trường, nơi chúng tôi sẽ bàn giao ông Thiệu, ông Khiêm và những người còn lại trong nhóm họ. Tất cả đèn thình lình tắt ngúm. Trời tối đen như mực. Tôi làm mờ đèn xe đi như được yêu cầu và cứ thế lái trong bóng tối, không nhìn thấy gì.

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tháng Hai 1975

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu hồi tháng Hai 1975

Bỗng nhiên, ngay phía trước xe, trong bóng tối mù mờ, tôi thấy sếp Polgar đang chạy xuống phi đạo. Xe tôi suýt nữa đụng vào ông. Tôi thắng gấp và mọi người ở đằng sau bay về phía trước, đập vào lưng ghế của tôi. Ông Thiệu và tướng Timmes bị trượt khỏi ghế ngồi. Quang cảnh lúc ấy giống một khúc phim hài, nhưng đồng thời cũng rất khủng khiếp. Tôi xin lỗi, và xe nhích về phía trước.

Nguyễn Văn Thiệu

NGUỒN HÌNH ẢNH,ẢNH TƯ LIỆU

Chụp lại hình ảnh,

TT Thiệu trong một lần trao tặng huân chương cho ông Hoàng Đức Nhã

Cuối cùng tôi thấy dáng chiếc máy bay đợi đón ông Thiệu, và dừng xe lại. Đại sứ Graham Martin đã đến đây bằng nẻo đường khác, vì chúng tôi không muốn tất cả các vị chức sắc này tụ họp ở cùng một chỗ và cùng bị giết chết, nếu có một cuộc phục kích. Đại sứ Martin đang chờ để nói lời từ biệt với vị tổng thống cuối cùng của đất nước mà chúng tôi ủng hộ. Tướng Charles Timmes ra khỏi xe. Ông Thiệu vươn tay nắm lấy tay tôi, nói bằng thứ tiếng Anh có giọng Pháp. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn.

Tôi thật xúc động. Biết đâu ông Thiệu chẳng có lúc ngờ rằng tôi có mặt trong chiếc xe đó để giết ông. Ông không thể nào biết chúng tôi là ai, mà chỉ có một lựa chọn là phải tin rằng người Mỹ sẽ cứu và đưa ông đến chốn an toàn. Trên thực tế, nếu chúng tôi giết ông thì cũng giải quyết được vấn đề. Phe cộng sản chỉ muốn ông Thiệu biến mất. Họ không quan tâm là chúng tôi đưa ông di tản hay cho ông 'nằm đất'. Vì vậy, nếu tôi là ông Thiệu, chắc tôi đã rất lo không biết người đàn ông lái xe này đưa mình đi là ai. Nhưng ông cảm ơn tôi. Tôi không nói gì, nhưng tự hỏi có phải ông cám ơn vì 55,000 người Mỹ đã bỏ mình ở VN? Những ý nghĩ này tôi nhớ rõ, do luôn mang theo mình một cuốn sổ tay, và sau đêm đó, tôi viết ngay xuống những gì đã xảy ra, vì biết mình vừa sống qua những thời khắc của lịch sử.

Sau gần 50 năm giờ ôn lại việc Hoa Kỳ đưa ông Thiệu ra khỏi VN lúc đó, ông có những suy nghĩ gì?

Frank Snepp: Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản. Họ tin như vậy bất kể việc Võ Văn Ba, điệp viên giỏi nhất của VNCH, người mà tôi đích thân tiếp xúc, đã cảnh báo họ hai lần, trong hai luần lễ trước đó, rằng phe cộng sản sẽ không thương lượng gì cả, mà sẽ tiến chiếm Sài Gòn kịp để ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh. Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình.

Điều này có nghĩa gì? Việc khăng khăng ôm lấy ý tưởng sẽ đạt được một thỏa thuận với Bắc Việt sau khi đưa ông Thiệu ra khỏi VN, đã khiến đại sứ Martin cảm thấy không cần phải có ngay một kế hoạch lớn để di tản một cách có trật tự những người Việt đã làm việc với và trung thành với Hoa Kỳ. Đại sứ đã trì hoãn kế hoạch đó cho đến những phút cuối hoảng loạn.

Chỉ vài giờ sau khi ông Thiệu ra đi, Henry Kissinger nói chúng ta sẽ có ba tuần để tiếp tục sơ tán, rồi sẽ có các cuộc đàm phán, sau đó chúng ta sẽ có một chính phủ liên minh. Graham Martin cũng tin như vậy. Điều đó điên rồ, và rất nhiều người Việt Nam tôi biết đã phải trả giá cho sự điên rồ đó bằng mạng sống của họ. Nhiều người bị giam giữ, nhiều người khác bị giết chết, kể cả đặc vụ giỏi nhất mà chúng tôi có. Nỗ lực đưa ông Thiệu rời VN là một trong những công tác nguy hiểm nhất của CIA ở Việt Nam, nhưng nó là điều vô nghĩa, mà chỉ củng cố cho ảo ảnh là chúng tôi vẫn còn nhiều thì giờ để hành động.

Tôi còn nhớ rõ cảnh ông Thiệu ra khỏi xe bước về hướng máy bay tối hôm ấy. Đoàn tùy tùng của ông làm theo, và tôi cũng ra khỏi xe. Đạn và tên lửa vẫn bay vèo vèo dọc theo vành đai thành phố. Đại sứ Martin không nói gì với ông Thiệu ngoài lời từ giã. Và khi ông Thiệu mất hút vào lòng máy bay, ông đại sứ thình lình bước xuống khỏi thang máy bay, rồi cúi người, nắm lấy chiếc thang (ramp), dựt băng nó ra khỏi chiếc máy bay. Tôi chạy đến hỏi tôi có thể giúp gì ông được không. Không! không! Ông xua tay.

Frank Snepp

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP'S BOOK

Chụp lại hình ảnh,

Frank Snepp nhận huy chương trong thời gian phục vụ ở VNCH

Graham Martin

NGUỒN HÌNH ẢNH,BETTMANN

Chụp lại hình ảnh,

Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn

Tôi nhớ đã nghĩ hình như những gì vị đại sứ Mỹ đang làm là xé đứt chúng tôi khỏi tất cả những gì đã trói buộc nhau trong quá khứ. Ông vừa từ biệt vị tổng thống mà Hoa Kỳ đã ủng hộ trong 5, 6 năm. Mọi hình ảnh trong tôi đến giờ còn rất sống động. Đại sứ Martin lúc đó đeo kính gọng sừng. Trông ông giống như một giáo sư, chứ không giống một vị đại sứ đã chủ trì một trong những khoảnh khắc xấu hổ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và chắc chắn là của lịch sử VNCH. Tôi hỏi đại sứ còn cần tôi làm gì nữa không. Ông nói không. Xong rồi. Xong rồi. Xong rồi…

Bài do nhà báo tự do Tina Hà Giang và người quay phim Dân Huỳnh thực hiện cho BBC. Mời quý vị đón xem bài tới về điệp vụ mà Frank Snepp cho là quan trọng nhất của CIA ở Việt Nam trước 1975.

Xem thêm chủ đề 30/04/1975:

Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi'

Frank Snepp so sánh điệp viên CIA Võ Văn Ba và tình báo CS Phạm Xuân Ẩn

Tina Hà Giang   Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ 28 tháng 11 2021


Trong Cuộc chiến Việt Nam có nhiều câu chuyện về gián điệp, tình báo mà phải về sau này người ta mới có thêm thông tin.

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu dự hội nghị Mỹ - Nam Việt Nam tại Honolulu ngày 20/7/1968. CIA đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nỗ lực của Hoa Kỳ bảo vệ đồng minh VNCH, cho đến tháng 4/1975.

Cùng là gián điệp nhị trùng, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông "chui sâu, leo cao vào nội bộ ta" trong suốt 10 năm và "gây tổn thất đáng kể cho cách mạng".

Frank Snepp nói về điệp viên số một của VNCH, ông Võ Văn Ba

Võ Văn Ba là ai và số phận ông ta ra sao sau 30/04/1975 khi lực lượng chính quy của Bắc VN tiến vào Sài Gòn, xóa sổ chế độ VNCH.

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, nhà phân tích chính của CIA trong chiến tranh VN, kể những gì ông biết về Võ Văn Ba, nêu ra ý kiến cá nhân về điệp viên này và chia sẻ những gì ông tin là ông biết được thêm sau 1975.

Frank Snepp: Theo thông tin mà chính Cộng sản đưa ra sau đó, Võ Văn Ba bị một nhân viên CIA, một người Mỹ bị bắt hai tuần trước khi cuộc chiến kết thúc làm lộ. Theo bản dựng lại vụ án của Cộng sản, được công bố sau chiến tranh, nhân viên CIA này, khi bị tra tấn đã khai ra Võ Văn Ba. Ngoài ra, hành tung của Võ Văn Ba cũng bị một thông dịch viên người Việt tiết lộ. Đây là người từng làm việc với Võ Văn Ba, người này bị bắt, tôi nhớ là ở Ban Mê Thuật. Tóm lại, hai cá nhân liên quan đến CIA, khi bị tra tấn đã khai ra vai trò của ông.

Khi tôi gặp Võ Văn Ba hôm 17/4, mạng sống của ông đang bị nguy hiểm nghiêm trọng, vì trong vòng vài ngày đó ông có lẽ đã gặp những người đã bị bắt, trong đó có một số người Mỹ. Khi Sài Gòn thất thủ, Võ Văn Ba chưa di tản. Với thông tin thu thập được từ các tù nhân, phe cộng sản bắt giam ông, và họ công bố trong các phân tích thời hậu chiến là ông đã dùng thắt lưng treo cổ tự tử để khỏi bị tra tấn. Vợ ông bán hoa ở Tây Ninh dường như không bị sát hại, và tôi tin là con trai của Võ Văn Ba cũng không bị cộng sản bắt bớ, mặc dù điều này không rõ ràng.

Sài Gòn ngày 27/5/1975

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn ngày 27/5/1975

Với tôi, Võ Văn Ba là một người hùng, một người thực sự yêu nước. Ông là một Nathan Hale (1755-1776, sĩ quan, nhà hoạt động tình báo thời cuộc chiến Cách mạng Mỹ) của miền Nam Việt Nam, và cho đến gần đây, khi Bắc Việt công bố những tài liệu riêng của họ, công chúng vẫn biết rất ít về ông. Tôi đã viết về Võ Văn Ba trong cuốn Decent Interval, nhưng lúc ấy tôi rất cẩn thận, không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào, không công bố danh tính hay thông tin xác định nào ngoại trừ việc nói rằng ông ở tỉnh Tây Ninh và là điệp viên tốt nhất của CIA. Lý do là khi viết sách, tôi không biết chắc số phận Võ Văn Ba lúc đó ra sao.

BBC: Có phải Võ Văn Ba là một trong những lý do khiến ông viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến Việt Nam. Ông biết tin Võ Văn Ba treo cổ tự tử vào lúc nào?

Frank Snepp: Kể chuyện Võ Văn Ba, tôi hy vọng sẽ tạo chất xúc tác để những người Việt tị nạn và người Việt sống ở hải ngoại tôn vinh người đàn ông này. Ông là một người miền Nam yêu nước một cách phi thường, nhưng chưa ai biết nhiều về ông, ít nhất là cho đến nay.

Tôi chỉ biết tin Võ Văn Ba chết khi an ninh Việt Nam ở Hà Nội công bố tài liệu của họ về vụ án. Trong bốn năm qua, Hà Nội đã công bố gần như tất cả những khám phá của họ về ông. Họ đã kiểm tra lời khai của tù nhân, thu giữ tài liệu và tổng hợp lại những chiến dịch mà họ cho là đã gây tổn hại cùng cực, và kết luận Võ Văn Ba là điệp viên nguy hiểm nhất từng hoạt động chống cách mạng. Họ xác nhận những gì tôi biết, đó là việc ông đã tiết lộ các tài liệu về kế hoạch và thiết kế quan trọng của Cộng sản từ năm 1965 đến khi kết thúc chiến tranh. Ông đã cung cấp hết cho CIA, vấn đề là CIA không phải lúc nào cũng tin ông.

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về ông Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn trước 1975
Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn trước 1975 là nơi có nhiều hoạt động tình báo của các bên 'theo bám' lẫn nhau

BBC:Ông Phan Tấn Ngưu, người phụ trách liên lạc với Võ Văn Ba từ phía VNCH, viết là CIA có lúc không tin Võ Văn Ba là vì ông gặp vấn đề bị thử bằng máy phát hiện nói dối (lie detector test). Điều đó đúng không?

Frank Snepp: Vào năm 1971, có nghi ngờ rằng Võ Văn Ba là gián điệp nhị trùng hoạt động cho Cộng sản. Tôi đã có cuộc gặp kéo dài ba ngày với ông và xem qua tất cả những gì chúng tôi biết về ông, cùng với ông Phan Tấn Ngưu, sĩ quan cảnh sát của VNCH, ''handler'' của Võ Văn Ba, hiện đang sống ở Quận Cam (California) và cũng là người đã công bố những gì ông biết về Võ Văn Ba kể cả việc chúng tôi đã gặp nhau.

Vào đầu năm 1971, tôi đã có thể xác minh rằng Võ Văn Ba đúng là những gì ông đã tuyên bố. Điều gây nghi ngờ là Võ Văn Ba đã đưa một số báo cáo cho các cơ quan tình báo khác của VNCH, như Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương và có thể cả cho cơ quan an ninh quân đội. Võ Văn Ba làm như vậy vì họ trả ông một ít tiền.

Ông cung cấp cho chúng tôi những bí mật chính, nhưng cũng kiếm thêm tiền bên ngoài. Và vì vậy, khi làm 'lie detector test', đồ thị của ông có những vết nhấp nhô. Ông cũng không nói với chúng tôi rằng ông trao một số bí mật cho những cơ quan đồng minh để kiếm thêm chút tiền. Đó là nguồn gốc những nghi vấn về ông. Nhưng những nghi ngờ này phần lớn đã được giải tỏa, chủ yếu là qua cuộc gặp gỡ ba ngày của tôi với ông ấy vào năm 1971.

BBC: Ông có thể so sánh Võ Văn Ba với Phạm Xuân Ẩn, điệp nổi tiếng hoạt động cho phe cộng sản Bắc Việt cũng trong cuộc chiến VN?

Frank Snepp: Phạm Xuân Ẩn nói chung là một hacker. Ông ta làm việc chống lại mục tiêu mềm yếu nhất ở miền Nam Việt Nam, đó là giới báo chí. Ông Ẩn thu thập những thông tin có giá trị mà báo chí lấy được từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, và chuyển nó cho Bắc Việt.

Nhưng so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba, thì xin đừng làm thế. Võ Văn Ba là thứ thiệt. Ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay Trung ương Cục Miền Nam của phe cộng sản, đầu não chính của họ ở miền Nam, giống như một điệp viên nằm ngay trong Lầu Năm Góc. So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả. Ý tôi là, Phạm Xuân Ẩn được ca tụng vì giới báo chí Mỹ kinh ngạc không thể tin được là họ đã bị ông ấy lừa. Vậy à? Nhưng, việc đưa ra đề xuất so sánh hai người, tôi nghĩ, là một xúc phạm với Võ Văn Ba. Thật đấy. Không phải là tôi muốn hạ giá trị Phạm Xuân Ẩn. Tôi biết ông ta là một điệp viên thông minh, nhưng xét về tầm cỡ, ông ấy không thể so với vai trò của Võ Văn Ba.

BBC:Theo ông, Võ Văn Ba đã có những thành tích đáng gì đáng ghi nhớ?

< iframe src="https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/forum-59350402/p0b69cw9/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.33px; height: 362.986px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam qua lời kể của Frank Snepp

Frank Snepp: Võ Văn Ba cho Nguyễn Văn Thiệu dấu chỉ đầu tiên là Henry Kissinger đang đánh lừa miền Nam Việt Nam. Ông đã cảnh báo cho chúng tôi về Tết Mậu Thân năm 1968 mặc dù Đại sứ quán Hoa Kỳ không công nhận tất cả những điều ông nói. Ông đã giúp chúng tôi chứng thực tài liệu cho thấy phe cộng sản đã chịu những thương vong khủng khiếp vào năm 1968 và sẽ không thể tiếp tục chiến đấu với mức độ ác liệt như cũ. Điều đó giúp chúng tôi khởi động chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Ông đã cho chúng tôi biết phản ứng đầu tiên của phe cộng sản về việc Tổng thống Nixon từ chức vào tháng 8 năm 1974.

Võ Văn Ba báo cho chúng tôi mọi quyết định quan trọng Cộng sản đưa ra. Đây không phải là nhận định của tôi mà là nhận định của chính Bắc Việt. Họ lập một danh sách, nói là Võ Văn Ba đưa cho CIA kế hoạch cho các năm 1969, 1970, cuộc tấn công lễ Phục sinh... Võ Văn Ba cung cấp tất cả thông tin về kế hoạch ngừng bắn của họ. Bạn không cần tin tôi, mà hãy đọc những phân tích của họ, những phân tích của chính phe địch.

Ngay Bắc Việt cũng phải công nhận là Võ Văn Ba qua mặt được họ là điều rất phi thường. Đại sứ Graham Martin dần dà cũng quý mến Võ Văn Ba, vì ông cho rằng thành công của Võ Văn Ba cho thấy phe cộng sản cũng dễ bị tổn thương và có điểm yếu kém, có lỗ hổng. Vì vậy, khi Đại sứ Martin cuối cùng quyết định không tin vào cảnh báo của Võ Văn Ba là sẽ không có thỏa thuận, điều đó làm tôi sửng sốt, vì ông đã từng tin rằng điệp viên này giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ trong hình chụp gần đây

Việc Đại sứ Martin và xếp CIA Polgar giảm tầm quan trọng của những gì Võ Văn Bá cảnh báo làm tôi kinh ngạc. Nhưng những điều Võ Văn Ba nói với chúng tôi hôm 17/4, cuối cùng cũng đã được gửi về cho tổng thống trong bản tóm tắt hàng ngày, và nhờ đó đã thúc đẩy ngay kế hoạch cho trực thăng bốc người, giúp nhiều người trong chúng ta vượt thoát.

Tóm lại, chúng ta không thể kể về Chiến tranh Việt Nam mà không nhắc đến thành tích của Võ Văn Ba. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã được kể lại nhiều lần, nhưng không mấy ai có thông tin về Võ Văn Ba, ngoại trừ những gì tôi viết cuốn hồi ký ban đầu, nhưng cũng không dám viết gì nhiều như bây giờ.

Giờ đây tôi đã viết về Võ Văn Ba, và đến nhiều viện bảo tàng và viện nghiên cứu khác nhau để nói rằng, quý vị phải cập nhận tài liệu của quý vị về chiến tranh Việt Nam, phải kể về một số đóng góp của người đàn ông này, bởi vì những gì Võ Văn Ba báo với chúng tôi đều là tin chính xác vào những thời điểm quan trọng. Và lịch sử phải ghi rõ những gì chúng ta biết, những gì không biết, những tin chúng ta đã vì đó có hành động thích hợp, và những tin chúng ta đã phớt lờ. Phải làm thế, vì sự thật là điều then chốt của lịch sử.

Cuộc nói chuyện với với ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, do Tina HàGiang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.

Xem thêm chủ đề Cuộc chiến VN:



Câu chuyện về Võ Văn Ba, điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

  • Tina Hà Giang
  • Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ
Nhân viên CIA Frank Snepp nhận huy chương của VNCH - ảnh tư liệu

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP

Chụp lại hình ảnh,

Nhân viên CIA Frank Snepp nhận huy chương của VNCH - ảnh tư liệu

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là 'điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN', khi báo chí Hà Nội gọi đây là 'tên nội gián nguy hiểm', bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

"Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến - là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh - và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN - có thể đã không sống sót.

Thiếu tá Cảnh sát VNCH Phan Tấn Ngưu, trong một bài viết về Võ Văn Ba trên trang CanhsatQuocgia.org đã gọi ông là "điệp viên giỏi nhất của VNCH, và nhớ lại ông Võ Văn Ba hay nói 'Nếu cộng sản chiếm được miền Nam, tôi sẽ tự tử!' và đó chính là điều ông đã làm, khi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ."

"Giờ đây tôi nhiều lần tự trách là đã không khăng khăng bắt Võ Văn Ba phải cùng mình rời khỏi Việt Nam," nhà phân tích chính của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) trong cuộc chiến Việt Nam thổ lộ điều vẫn còn khiến ông bị dằn vặt.

Cùng là gián điệp hai mang, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông "chui sâu, leo cao vào nội bộ ta" trong suốt 10 năm và "gây tổn thất đáng kể cho cách mạng" (báo Nhân Dân hồi 2015, và báo Công an Nhân dân về điệp viên X92).

Võ Văn Ba là ai? Ông đã làm gì trong cuộc chiến Việt Nam mà được mệnh danh là điệp viên hàng đầu của CIA, giỏi nhất của VNCH ở Nam Việt Nam?

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, người từng nhận lệnh của CIA đưa ông Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay để rời VN tháng 4/1975, nói điệp viên Võ Văn Ba là một trong những lý do ông đang viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến cho đến giờ vẫn còn ám ảnh tâm trí ông.

Frank Snepp: Võ Văn Ba là một người yêu nước, được CIA đặt cho biệt hiệu 'TU Hackle' và là điệp viên giỏi nhất của CIA hoạt động trong lòng địch.

Ông từng là một đảng viên cộng sản tận tụy vào cuối thập niên 1940, chuyên tuyển mộ thành viên trẻ tại một tỉnh phía nam Sài Gòn. Ông làm việc với Việt Minh, rồi trở thành một kẻ khủng bố, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng khủng bố không phải là cách thu phục trái tim con người. Chán ngán việc phe cộng sản dùng giết chóc và đe dọa như một chiến thuật chiêu mộ, Võ Văn Ba rời bỏ hàng ngũ.

Tạm biệt chủ nghĩa cộng sản năm 1954 vào thời điểm Hiệp định Geneva, Võ Văn Ba trở thành người đốn cây trồng rẫy, và dọn về tỉnh Tây Ninh, phía tây bắc Sài Gòn. Tây Ninh là một tỉnh quan trọng, vì đó là địa bàn hoạt động của Trung ương Cục Miền Nam, từ một hang ở Núi Bà Đen.

Khi cán bộ Bắc Việt đi qua rẫy của Võ Văn Ba ở chân đồi, ngay bên dưới căn cứ chỉ huy Trung Ương Cục để tham dự các cuộc họp, ông dần dà quen biết họ. Cảnh sát VNCH trong khu vực này, biết lý lịch của Võ Văn Ba, nhận ra ông ở một vị trí lý tưởng. Họ tìm đến ông và nói: chúng tôi muốn ông giúp chúng tôi theo dõi cộng sản, và Võ Văn Ba trở thành gián điệp nhị trùng năm 1960.

Thoạt đầu Võ Văn Ba hợp tác với cảnh sát VNCH. Ông nhanh chóng là một điệp viên hiệu quả, làm việc với cấp chỉ huy cộng sản. Võ Văn Ba đóng vai người cộng sản lầm đường muốn trở lại Đảng, và mới đầu chỉ được tiếp cận với vòng ngoài của Trung ương Cục Miền Nam, nhưng sau đó đi hẳn vào trung tâm của Cục. Nhờ vậy, ông thu thập được mọi động tĩnh từ cơ quan này, biết hết các điệp viên hai mang của họ, và những điều họ đang làm.

Năm 1965, CIA bắt đầu bắt đầu đưa Võ Văn Ba vào quỹ đạo của mình sau khi nhận thấy ông là một nguồn tin có giá trị. Ông từ đó làm việc cho cả An ninh Cảnh sát VNCH lẫn CIA.

Năm 1968, Võ Văn Ba báo trước cho cảnh sát VNCH năm ngày về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Thông tin tương tự đến được Đại sứ quán Hoa Kỳ, người Mỹ không đánh giá cao tin này lắm, nhưng cảnh sát VNCH thì có. Và đó là lý do tại sao khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cảnh sát VNCH đã chuẩn bị trước và có mặt để đối phó.

BBC:Ông có thể kể lại kinh nghiệm làm việc với Võ Văn Ba?

Frank Snepp: Năm 1969, tôi đến VN làm chuyên viên phân tích cho CIA. Một trong những điều đầu tiên tôi phải làm là phân tích tài liệu chúng tôi vừa tịch thu được, một tài liệu của Cộng sản quan trọng nhất mà chúng tôi từng có.

Tài liệu đó là Nghị quyết 9, phân tích của Bắc Việt về những gì xảy ra năm 1968, cũng như hoạt động quân sự sau đó. Bắc Việt nhận định rằng quá nhiều quân sĩ của họ đã tử trận, nhiều đến mức họ dự trù phải thúc thủ trong vòng hai năm. Nói cách khác, họ không thể có cuộc tấn công lớn nào nữa. Khi CIA tịch thu được toàn bộ tài liệu này, tôi được giao nhiệm vụ cùng với ba hoặc bốn đồng nghiệp, cũng thuộc CIA, phải tìm hiểu xem tài liệu có xác thực hay không.

Chúng tôi nghĩ tài liệu đó thật, nhưng không chắc 100%. Làm thế nào để xác định được là tài liệu đó có giúp chúng tôi biết ý định sự thật của phía cộng sản không rất quan trọng, vì chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, chính sách mới của Nixon về việc rút lực lượng Mỹ và đưa lực lượng Việt Nam lên tuyến đầu, chỉ mới bắt đầu. Nếu tài liệu này đúng, có nghĩa là trong thời gian hai năm, khi Cộng sản không thể hoạt động mạnh trên chiến trường, chúng tôi sẽ rảnh tay thực hiện chính sách Việt Nam hóa.

Chúng tôi gặp Võ Văn Ba và được Võ Văn Ba xác nhận đó là tài liệu đúng. Đó là một đột phá tình báo lớn. Tôi biết Võ Văn Ba trong hoàn cảnh đó. Trong vòng hai năm, tôi bắt đầu gặp trực tiếp ông ta, không phải vì tôi giỏi, không phải vì tôi nói được tiếng Việt, tôi luôn phải có thông dịch viên khi làm việc với Võ Văn Ba, nhưng vì tôi đã nắm sẵn được nhiều bí mật. Là một nhà phân tích của CIA, tôi được truy cập vào những bí mật quan trọng và bạn phải biết bí mật thì mới có thêm được bí mật. Vì vậy CIA cử tôi đến nói chuyện với nhiều nguồn tin, trong đó có Võ Văn Ba, để lấy tin và xác minh xem những gì chúng tôi nhận được có chính xác không.

Tôi bị Võ Văn Ba mê hoặc. Ông có trí nhớ phi thường, có thể xem một tài liệu và nhớ nguyên văn mọi thứ cần nhớ về tài liệu đó. Không cần phải cầm tài liệu trong tay, chỉ cần đọc nó một lần, ông sẽ có thể mang tài liệu đó đến cho chúng tôi trong đầu của ông.

CIA huấn luyện cho ông tất cả những kỹ thuật căn bản trong nghề tình báo.

Phải nói rõ là Võ Văn Ba có người phụ trách trực tiếp tức 'handler' là Cảnh sát Đặc biệt của VNCH. Ông cũng có một ''handler'' khác là một nhân viên CIA người Mỹ ở Tây Ninh. Nhưng người Mỹ này không thể trực tiếp gặp ông, bởi nếu Cộng sản nhìn thấy ông với một người da trắng, họ sẽ nghi ngờ.

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ

NGUỒN HÌNH ẢNH,FRANK SNEPP

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ trong hình chụp gần đây

Vì vậy, để gặp 'handler' người Mỹ, Võ Văn Ba phải vào một bệnh viện ở Tây Ninh, trèo lên một băng ca, kéo tấm trải giường lên người, giả như người đã chết. Sau đó, các nhân viên phụ trách người Việt của ông sẽ chuyển băng ca ra ngoài, đưa lên máy bay. Máy bay sẽ đưa Võ Văn Ba vào Sài Gòn nơi ông cải trang để gặp tôi hoặc một người Mỹ khác. Ông sẽ mặc áo dài nam hay đội bộ tóc giả lớn khiến ông trông giống một phụ nữ và đeo cặp kính đen khổng lồ giống như Greta Garbo, rồi đến gặp chúng tôi tại một nơi an toàn.

BBC:Ngoài trí nhớ phi thường như ông nói, Võ Văn Ba là người như thế nào và có đặc điểm gì, thưa ông?

Frank Snepp: Võ Văn Ba có hai nhược điểm. Một là rất thích bia Budweiser. Ông được bảo là người Mỹ thả bia Budweiser dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để làm chậm tiến độ xâm nhập của Bắc Việt, vì đang di chuyển họ phải dừng lại uống bia (cười). Chẳng biết điều đó có đúng không, tôi cho rằng đó là sự thật, dù không bao giờ kiểm chứng được. Dẫu sao Võ Văn Ba rất mê Budweiser.

Nhược điểm thứ hai là rất thích thuốc Salem. Nghe nói ông Hồ Chí Minh cũng mê thuốc lá Salem, và thường bỏ thuốc Bastos hoặc thuốc lá Việt Nam trong túi áo, và mời những thứ này cho các đồng chí. Nhưng khi muốn hưởng chút lạc thú, ông sẽ lấy Salem ra hút. Vì vậy, Võ Văn Ba, người thích trò trớ trêu, luôn đòi chúng tôi cung cấp bia Budweiser và thuốc Salem trước khi trao cho chúng tôi những bí mật.

Và những bí mật ông có được thì thật tuyệt vời. Toàn những tin từ nội bộ. Ông được hàng ngũ cộng sản tín nhiệm đến nỗi được tham gia các cuộc họp bên trong Bộ chỉ huy ở Núi Bà Đen.

Võ Văn Ba ở vào vị trí lý tưởng để giúp chúng tôi, và để giúp ông đóng được vai trò một thành viên Cộng sản tốt, CIA và Cảnh sát Đặc biệt VNCH dàn dựng nhiều việc. Chúng tôi tấn công vào các trạm kiểm soát của cảnh sát VNCH, tất cả đều là giả, và sau đó loan tin là phe cộng sản đã làm điều đó, dĩ nhiên Võ Văn Ba kiếm được điểm, vì vậy, tín nhiệm của ông ngày càng tăng trong giới chỉ huy Bắc Việt. Họ cho rằng ông đã thi hành tất cả những điệp vụ kinh tởm cho họ, trong khi thực sự ông làm việc cho chúng tôi.

BBC:Những tường trình của Võ Văn Ba đã giúp công việc của ông ra sao?

Frank Snepp: Tôi dần dà ủng hộ tuyệt đối những tường trình của Võ Văn Ba. Lúc trở về trụ sở CIA ở Mỹ vào năm 1971, tôi là thành viên của một đơn vị phân tích lớn, chuyên viết bản tường trình hàng ngày (Daily Brief) cho Tổng thống. Tôi quảng bá báo cáo của Võ Văn Ba, vì là một trong số ít người trong ban phân tích của CIA đã gặp được ông, và vì tôi biết ông là vàng ròng.

Năm 1972, chúng tôi bắt đầu nhận được báo cáo lạ của Võ Văn Ba. Lạ vì nó cho thấy Cộng sản đang làm một điều mà chúng tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ làm. Họ cho cán bộ biết là có thể sẽ có một hiệp định hòa bình mà không cần phải có điều kiện họ luôn coi là tiên quyết, đó là Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Tôi sửng sốt khi đọc điều đó, vì tôi biết Võ Văn Ba là người đáng tin.

Tôi viết ngay bản tường trình hàng ngày cho tổng thống nói rằng tôi nghĩ một hiệp định hòa bình đang trong quá trình được thực hiện. Lúc ấy Henry Kissinger đang bí mật đàm phán ở Paris, nhưng không nói cho ai biết mình đang làm gì. Báo cáo của Võ Văn Ba là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy đã có bước đột phá trong cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. CIA, dù ít nhất là ở cấp của tôi, không ai biết gì về điều này. Vì vậy, chúng tôi đã được điệp viên giỏi nhất của mình báo về tiến trình các cuộc đàm phán tại Paris.

Lê Đức Thọ nói chuyện với Henry Kissinger tại Paris năm 1972

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Lê Đức Thọ nói chuyện với Henry Kissinger tại Paris năm 1972

Sau đó tôi lại được cử về Sài Gòn vào mùa thu năm 1972 để thẩm vấn một tù binh Bắc Việt giỏi nhất mà chúng tôi bắt được. Vào tháng 10/1972, khi tôi đã có mặt ở Sài Gòn, chúng tôi nhận được một báo cáo hết sức sửng sốt của Võ Văn Ba. Báo cáo cho biết Kissinger đã có một thỏa thuận khủng khiếp với phe cộng sản, cho phép Bắc Việt giữ lực lượng của họ ở miền Nam.

Bản báo cáo của Võ Văn Ba không chỉ đến Tòa Đại sứ, mà còn đến tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khiến ông Thiệu vào tháng 10/1972 phản ứng mãnh liệt, hỏi chuyện gì đang xảy ra, Kissinger đang làm gì? Ông Thiệu nhất quyết phản đối, nói sẽ không chấp nhận thỏa thuận mà Kissinger đang đàm phán dù đó là thỏa thuận gì, vì ông không được tham dự vào việc thương lượng. Khi ông Thiệu nhất quyết phản đối thì đến phiên Bắc Việt hỏi chuyện gì đang xảy ra, người Mỹ chắc đang lừa chúng ta.

Khi thấy thỏa thuận có nguy cơ bị hỏng, vì Võ Văn Ba đã cho chúng tôi biết sự thật, Nixon quyết định dội bom Bắc Việt để chứng minh với ông Thiệu rằng Mỹ vẫn đứng về phía ông, và cũng để làm cho Bắc Việt phải tiếp tục thương lượng, và họ đã trở lại đàm phán.

Võ Văn Ba đã cung cấp cho tổng thống VNCH thông tin đầu tiên về những gì Kissinger đang làm, và quan trọng nhất là quyết định cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam của Kissinger.

BBC: Ông có tiếp xúc với Võ Văn Ba thường xuyên không?

Frank Snepp: Trong thời kỳ ngừng bắn 1973 đến 1975, tôi thỉnh thoảng gặp ông để biết những kế hoạch mới nhất của cộng sản. Tôi cũng được trao một trọng trách mới, là giúp quản lý một đặc vụ mà chúng tôi đang có ở Hà Nội. Phải nói rõ rằng người phụ trách Võ Văn Ba là một nhân viên CIA khác rất giỏi, nhưng tôi được cử đến gặp ông định kỳ để kiểm chứng những phát hiện của ông với nguồn trực tiếp của chúng tôi ở Hà Nội. Tôi không giỏi gì, nhưng chỉ vì tình cờ mà tôi được liên lạc trực tiếp với điệp viên giỏi nhất của CIA và có dịp kiểm chứng những tin những điệp viên gửi về.

Khi Nixon từ chức, Võ Văn Ba cho chúng tôi những dấu chỉ đầu tiên về những gì Cộng sản sẽ làm vào cuối năm 1974. Ông nói Bắc Việt sẽ thử nghiệm để xem khả năng phòng thủ của VNCH lúc ấy yếu đến độ nào.

Ngày 8/4/1975, Võ Văn Ba cho chúng tôi báo cáo đầu tiên về những gì phe cộng sản sẽ làm để dứt điểm cuộc chiến. Tôi không được tin này trực tiếp, mà nhận qua người 'handler'' của ông. Tôi gửi ngay yêu cầu cho Võ Văn Ba thông qua người Mỹ này để hỏi thêm.

Sài Gòn hai hình ảnh năm 1975 và 2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn hai hình ảnh năm 1975 và 2020

Sau đó, ngày 17/4, tôi trực tiếp gặp Võ Văn Ba và nhận được toàn bộ kế hoạch kết thúc chiến tranh của Cộng sản: Sẽ không có thỏa thuận nào, ông Thiệu từ chức hay không không thành vấn đề, cũng không thành vấn đề nếu chúng tôi muốn thành lập một chính phủ liên hiệp, Cộng sản nhất quyết tiến chiếm Sài Gòn kịp sinh nhật Hồ Chí Minh vào giữa tháng 5, và sẽ tấn công trước ngày 1/5, đúng y như những gì đã xảy ra.

Tin đó khiến các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã bị sốc mà phải tức thời lập chương trình cho những chuyến trực thăng khẩn cấp đưa người di tản. Vì vậy, với những ai đã được đưa ra khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Võ Văn Ba là người đã cứu họ...

Trong phần hai của cuộc phỏng vấn, ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, so sánh hai điệp viên Võ Văn Ba và Phạm Xuân Ẩn. Cuộc nói chuyện do Tina HàGiang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.

ĐIỆP VIÊN GIỎI NHẤT CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
(Tài liệu được phổ biến bởi BBC)

Phan Tấn Ngưu    

             Trong hai ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008, Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas, cùng Trung tâm Nghiên cứu Tình báo thuộc CIA, đã tổ chức hội thảo mang chủ đề:                             

“Tình báo trong chiến tranh Việt Nam”



-(Tường trình của BBC ......
    ... Nhiều chuyên viên đang và từng làm trong ngành tình báo của Mỹ và Nga đến nói chuyện về kinh nghiệm của họ trong cuộc chiến.
    Có bảy buổi thuyết trình với bảy chủ đề lớn như: CIA ở Việt Nam, Chương trình Phượng Hoàng, Công nghệ và Tình báo, Cuộc chiến bí mật ở Lào, Hoạt động tình báo Nga và Việt Nam…
    Một trong các diễn giả, Merle Pribbenow, đem đến hội thảo bài thuyết trình: “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam.”
    Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA và chuyên gia tiếng Việt, từng phục vụ ở Sài Gòn từ 1970 đến 1975. Sau khi rời khỏi CIA năm 1995, ông dành thời gian để dịch các sách lịch sử của Việt Nam và viết về cuộc chiến. Bộ lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam được ông dịch sang tiếng Anh, và được NXB Đại học Kansas ấn hành năm 2002.
    Trong bài thuyết trình ở hội thảo, Pribbenow mô tả ba nhân vật hoạt động cho ba cơ quan tình báo khác nhau: CIA, Phòng Tình Báo Chiến Lược của Trung Ương Cục Miền Nam, và Tình báo Quân đội Liên Xô.
    Được sự cho phép của tác giả, BBC xin giới thiệu hai phần trong bài thuyết trình, nói về Nguyễn Văn Minh (Ba Minh) và Võ Văn Ba (người được gọi là điệp viên số một của CIA ở ViệtNam)
       - Ngưng trích.
    Vì chủ đề viết về Điệp Viên ở Tây Ninh, nên chúng tôi không đề cập đến đoạn nói về các Điệp Viên nằm trong văn phòng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà chỉ viết theo đề tài chính mà thôi.
       - Trích tiếp:

I/- PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA MERLE PRIBBENOW: 
    Trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam (undefined).
    Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biết đến trong cuộc chiến Việt Nam, BBC giới thiệu nhân vật Võ Văn Ba, người được gọi là điệp viên “giỏi nhất của CIA ở Việt Nam”.
(Tư liệu dựa trên bài thuyết trình “Những điệp viên vô danh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam" của ông Merle Pribbenow).
    Bài này đã đọc tại hội thảo “Tình báo trong Chiến tranh Việt Nam”, ở Trung tâm Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ Texas (undefined).
    Đọc phần một loạt bài tại đây:
    Orrin De.Forest, một nhân viên CIA phục vụ sáu năm ở Việt Nam, nhắc đến con người này với mật danh “Reaper” trong cuốn sách “Slow Burn: The Rise and Bitter Fall of American Intelligence in Vietnam.” Một chuyên viên khác của CIA, John Sullivan, nói ông ta là “điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.” Còn trong cuốn tiểu sử về sếp CIA ở Sài Gòn Ted Shackley, tác giả David Corn dẫn ra một sự đánh giá thời hậu chiến của CIA rằng điệp viên này là “nguồn tin đáng tin cậy nhất về ý định của cộng sản” ở Việt Nam.
    Frank Snepp, một nhà phân tích tình báo có đôi lần gặp con người này, gọi ông ta là “điệp viên hàng đầu của chúng ta” ở Việt Nam. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn thì đơn giản gọi ông này là “nguồn tin Tây Ninh”. Sau 1975, những người cộng sản mô tả nhân vật này là “điệp viên nguy hiểm trung thành với CIA” và nói CIA xem ông ta là “điệp viên có giá nhất tại Đông Dương” của CIA.
     Con người này là ai?
    Tên của người này là Võ Văn Ba. Theo các ghi chép của phía cộng sản, nhân vật này, sinh năm 1923, là một đảng viên cộng sản phụ trách tuyển mộ đảng viên mới ở khu vực Tòa thánh Cao Đài và thành phố Tây Ninh.
    Có những ghi nhận khác nhau về cách làm thế nào và nhờ ai mà điệp viên này được tuyển mộ cho CIA. Orrin DeForest nói chú của ông Ba, ban đầu theo Việt Minh nhưng sau trở thành sĩ quan phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội của miền Nam, đã thu dụng người cháu. David Corn và John Sullivan viết rằng chú của Ba, người mà họ chỉ nói là một sĩ quan miền Nam, đã tuyển Ba làm chỉ điểm cho Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
    Trước khi CIA vào cuộc, có vẻ Ba làm việc một thời gian cho quân đội Mỹ. Theo John Sullivan, một người trong CIA nói Ba từng làm cho tình báo quân đội Mỹ.
    Không lâu sau khi đến tỉnh Tây Ninh năm 1969, sĩ quan CIA đầu tiên phụ trách Ba đã nhanh chóng chuyển điệp vụ mà lâu nay tiến hành khá nghiệp dư trở thành một hoạt động tình báo chuyên nghiệp, đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của CIA.
    Hoạt động:
    Từ nay ông Ba được yêu cầu báo cáo về những mục tiêu chiến lược, các kế hoạch hành động mang tính chất toàn quốc, chứ không còn là những mục tiêu chiến thuật cấp thấp. Ông Ba ở trong vị trí lợi thế để lấy được những thông tin chiến lược vì trong suốt giai đoạn này, trụ sở chính của Trung Ương Cục Miền Nam đặt rất gần chỗ ông, có lúc bên trong tỉnh Tây Ninh, có lúc ở tỉnh Bình Long kế cận. Các báo cáo của người này được chuyển qua các kênh thông tin của CIA, và chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của Ba.
    Quân Mỹ sử dụng thông tin tình báo để tiến hành các cuộc tấn công.
    Để bảo đảm bí mật, chỉ một sĩ quan Cảnh Sát Đặc Biệt miền Nam và một nhân viên người Việt ở văn phòng CIA ở Tây Ninh được phép gặp mặt Ba ở Tây Ninh. Chỉ thỉnh thoảng Ba mới gặp nhân viên CIA người Mỹ và cũng chỉ gặp ở địa điểm mật tại Sài Gòn.
    Thông tin mà ông Ba cung cấp thường xuyên được sử dụng trong các đánh giá của tình báo Mỹ về kế hoạch của phe cộng sản. Ngoài ra, mặc dù Ba chuyên môn theo dõi các khía cạnh chính trị chứ không phải quân sự, nhưng thỉnh thoảng ông cũng báo trước các cuộc tấn công ở khu vực Tây Ninh.
    Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về sự trung thành của ông Ba đối với CIA. Mấy lần kiểm tra ông bằng máy thử nói dối đều có kết quả không làm CIA hài lòng. Năm 1971, hai năm sau khi CIA tuyển mộ Ba, họ phát hiện rằng Ba vẫn ngầm liên lạc và báo cáo cho tình báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa. CIA ngay lập tức liên lạc và yêu cầu quân đội Miền Nam ngừng mọi giao thiệp với Ba. Một số sĩ quan CIA cũng đặt câu hỏi làm sao Ba lại không bị Việt Cộng phát hiện mặc dù các điệp viên cộng sản đã xâm nhập vào toàn bộ các tổ chức tình báo của miền Nam, những nơi biết về sự tồn tại của con người này. Nhưng rốt cuộc, sự chính xác trong các báo cáo của Ba làm tan biến mọi hồ nghi, và giới tình báo miền Nam và Mỹ xem Ba là tài sản quý giá của họ.
    Những người cộng sản cũng ngày một nhận ra là họ có kẻ phản bội trong hàng ngũ. Những thiệt hại ở khu vực Tây Ninh năm 1969, những dấu hiệu là đối phương biết trước ý định tấn công, khiến những người cộng sản nghi ngờ trong nội bộ của họ có điệp viên. Một nữ cán bộ được cử điều tra tại Tây Ninh, nơi Ba có nhiệm vụ tuyển mộ và tổ chức chi bộ đảng. Nhưng nhà nữ điều tra này lại bị an ninh miền Nam bắt được khi bà đi vào địa giới do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, và bà bị giam cho đến hết cuộc chiến. Không có tư liệu cho biết liệu có phải ông Ba đã báo cho an ninh miền Nam bắt người này hay không.
    Cuộc truy tìm nội gián trở nên gấp rút tới mức, theo một loạt các bài báo đăng trên báo chí Việt Nam năm 2004, một trong những điệp viên cao cấp của cộng sản trong chính quyền miền Nam, Nguyễn Văn Tá (tức Ba Quốc), được giao nhiệm vụ săn lùng nội gián vào năm 1972. Ông Ba Quốc đoán rằng hồ sơ mà ông muốn có thể nằm trong một tủ khóa ở Nha điệp báo (ban K) thuộc Phủ Đặc ủy trung ương tình báo. Ông vào được nơi này và định mở khóa, nhưng lại có người vào bất thình lình, khiến ông đành bỏ dở. Hai năm sau, các hoạt động của chính ông Ba Quốc bị phát hiện và ông phải trốn vào căn cứ cách mạng ở đồng bằng sông Cửu Long.
    Đoạn kết:
     Hồ sơ mật về ông Võ Văn Ba được an toàn cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ hôm 30-4-1975. Khi quân đội cộng sản chiếm văn phòng Phủ Đặc ủy trung ương tình báo ở Sài Gòn. Viễn Chi, Cục Trưởng Cục Tình Báo của Bộ Công an Bắc Việt, được nói là đã tìm thấy hồ sơ về Ba trong ngăn khóa của Nguyễn Khắc Bình, Tổng giám đốc cảnh sát quốcgia.
    Cho đến khi cuộc chiến gần kết thúc, ông Ba tiếp tục có những báo cáo giá trị cho CIA. Thế nhưng đến tháng một năm 1975, khi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Bắc Việt ra Nghị Quyết tổng tấn công để “dứt điểm” Miền Nam Việt Nam, Võ Văn Ba đã không báo động trước cho CIA về Nghị Quyết nầy. Đây không phải lỗi của Ba mà là do Cộng sản nghi là có người phản bội trong hàng ngũ của họ, thành ra giới lãnh đạo Trung Ương Cục Miền Nam đã quyết định không phổ biến Nghị Quyết mới cho cấp dưới.
    Vào giữa tháng Tư 1975, ông Ba cho CIA một loạt báo cáo cuối cùng mô tả chung chung kế hoạch tấn công Sài Gòn của Bắc Việt. Những báo cáo này được xem trọng đến mức chúng được đưa vào bản phúc trình hàng năm của đại sứ Mỹ Martin trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về việc sơ tán khỏi Sài Gòn. Nhưng vào lúc Ba chuyển những báo cáo này thì số phận của miền Nam đã được định đoạt. Thực tế, số phận của chính ông Ba cũng được định đoạt, mặc dù lúc này ông chưa biết.
     Điệp viên Võ Văn Ba bị bắt đúng ngày 1-5-1975.
     Khi Sài Gòn sắp sụp đổ, CIA đề nghị đưa Ba và gia đình sang Mỹ. Nhưng ông này lại từ chối, nói là muốn ở Việt Nam thay vì khởi nghiệp từ đầu ở xứ người trong lúc tuổi đã cao. CIA hứa họ sẽ làm mọi cách để ngăn không cho hồ sơ về ông Ba rơi vào tay đối phương. Tuy vậy, lúc đó quân đội cộng sản đã bắt được và tra hỏi một người mà có lẽ biết hoạt động của ông Ba rõ hơn ai hết.
    Theo các ghi chép hậu chiến của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phong (hay Nguyễn Sĩ Phong) là một người di cư miền Bắc 33 tuổi làm việc cho văn phòng CIA ở Tây Ninh. Ông Phong là người liên lạc của Ba ở CIA kể từ 1969, ngay sau khi CIA tuyển mộ Ba. Sau nhiều năm làm việc trực tiếp với Ba, sau này ông Phong rời khỏi Tây Ninh và làm ở văn phòng CIA ở Ban Mê Thuột.
    Ngày 10-3-1975, lực lượng cộng sản nhanh chóng chiếm được Ban Mê Thuột. Ông Phong và gia đình chạy đến nhà của Paul Struharik, đại diện của USAID và là nhân viên người Mỹ duy nhất còn ở lại trong tỉnh. Nhưng ngôi nhà lập tức bị bao vây và mọi người trong đó bị bắt. Ông Phong thú nhận ông đã làm việc cho CIA và khai ra tên của Võ Văn Ba. Ngày 30-4-1975, quân cộng sản chiếm thành phố Tây Ninh và bắt được Phan Tấn Ngưu, sĩ quan miền Nam phụ trách trường hợp ông Ba. Bản thân ông Ba bị bắt ngày 01- 5-1975.
    Phía Việt Nam nói ông Ba tự sát ngày 8-6-1975 trong lúc đang bị giam trong trại của Bộ Công an. Sự thật về cái chết của Võ Văn Ba – có phải đó là tự sát hay là một điều gì khác- có lẽ sẽ không bao giờ được biết.
    Đoạn kết khác:
    Còn có thêm một đoạn kết khác cho câu chuyện về điệp viên Tây Ninh. Vào năm 1980, trong cao trào thuyền nhân, Paul Struharik, đại diện của USAID ở Buôn Mê Thuột và là người có nhà bị bao vây hồi tháng Ba 1975, nhận được lá thư gửi về địa chỉ nhà ông ở Mỹ. Lá thư được gửi từ Malaysia, và người viết là Nguyễn Văn Phong.
    Phong nói ông đã trốn được khỏi trại giam Bắc Việt bằng cách nhảy khỏi xe trong lúc chuyển tù. Ông nói sau khi trốn thoát, ông tìm thấy vợ con và cả nhà sắp ra đi trên con thuyền với những người tị nạn vừa đến được bờ biển Malaysia. Theo Phong viết thì vì thuyền của ông vẫn còn đi biển được, phía Malaysia muốn đẩy họ đi tiếp, nhưng Phong nói ông thuyết phục được người ta gửi lá thư này về Mỹ. Phong nhờ Struharik giúp đỡ.
    Câu chuyện của ông Phong nghe khó tin vì̀ làm sao một người tù quan trọng như ông có thể trốn thoát, lại mang theo được cả vợ con. Tuy vậy người Mỹ biết rằng trong đời này cũng thỉnh thoảng gặp trường hợp phép lạ, thành ra họ vẫn gửi tin nhắn yêu cầu nhân viên chức trách để ý khi thuyền của ông Phong đến được trại tị nạn.
    Khoảng hơn một tuần sau, một người Việt Nam lênh đênh trên biển Đông được một chiếc tàu đi ngang cứu được. Người này nói ông ta có mặt trên con thuyền của ông Phong. Ông nói con thuyền đó đã chìm trên đường tới Indonesia, và mọi người trên thuyền, kể cả ông Phong và gia đình, đã chết.
    (theo BBC). Hết/-

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


II/-TƯỜNG TRÌNH CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC: (PTN)
    Ngay sau buổi thuyết trình từ Đại Học Công Nghệ về, Merle Pribbenow tìm mọi cách để liên lạc với chúng tôi, vì ông ta cho rằng bài thuyết trình vừa qua, có những điểm không giải thích được cũng như còn những chi tiết mà ông không được biết trong việc xây dựng cũng như điều khiển công tác này, nhất là cách nào đã bảo vệ an toàn cho công tác trong nhiều năm.
    Trong chuyến công tác của chúng tôi tại Hoa Thịnh Đốn vào đầu năm 2010, Ông Merle Pribbenow có tìm gặp và cùng nhau đi ăn phở trong khu thương mại Eden. Gặp nhau, để ông yêu cầu là tôi sẽ viết lại những diễn tiến công tác, từ lúc chưa trở thành một điệp viên có bí số X..., cũng như tất cả những chi tiết liên quan đến việc điều hành công tác này, mà cho mãi đến 30-4-1975 hãy còn an toàn, dù bọn Việt Cộng luôn nghi ngờ và kiểm soát gắt gao trong hàng ngũ của chúng!
    Trở lại thuở ban đầu. . . . . . . . . .
    Khoảng giữa năm 1970, tôi được Giám Đốc Nha CSQG Vùng III chọn về làm Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biêt Ty CSQG Tây Ninh thay thế cho Ông Lê Quý Thông bị tử thương khi đi hành quân vào tháng 5 năm 1970. Khi nghe tin "được" đi Tây Ninh, cảm thấy ớn da gà, vì nơi đây đầy những địa danh với những chiến trận khốc liệt. Ớn thì ớn, nhưng cũng phải xách gói lên đường, với bao lời khuyên bảo, khích lệ cũng như lời hứa giúp đở tận tình của Đại Tá Đào Quan Hiển. Tôi hãy còn nhớ lời nhắn nhủ của Ông: “Tôi không cần biết cậu có tài hay không, tôi chỉ cần cậu sự siêng năng và không quản ngại khó khăn ....”
    Những ngày đầu đến địa phương mới, gần như là những ngày bị mất ngủ, không chỉ với bao công việc phải giải quyết hàng ngày mà phải xem lại từng hồ sơ của những cảm tình viên, mật báo viên mà nhất là những tình báo viên còn đang hoạt động.
    Trong đống hồ sơ đó, tôi không thể không lưu tâm đến công tác X.54 (bí số xử dụng trong những năm 1969-1970) và tình báo viên có tên là Võ Văn Ba (tức Năm Huỳnh), hiện cư ngụ tại vùng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh. Sinh sống bằng nghề ruộng rẫy, thường xuyên ra vào khu vực xã Ninh Thạnh, Hiệp Ninh và Suối Đá cho mãi đến gần chân Núi Bà Đen phía Bắc tỉnh Tây Ninh (đường ra vào của bọn cán bộ Cục R)
    Xem lại từng chi tiết về nhân vật này, được biết sinh quán tại Mộc Hóa tỉnh Kiến Tường và vì chiến cuộc nổi trôi đã đến lập nghiệp tại vùng Long Hoa, quận Phú Khương, tỉnh Tây Ninh. Trong gia đình của Võ Văn Ba ở Kiến Tường, có người chú đã hoạt động cho Việt Minh và cùng với Ba gia nhập đảng cộng sản từ những năm 1945.
    Cho đến khoảng 1967, do sự móc nối của một nhân viên hoạt vụ, trước kia cũng là một cán bộ cộng sản, hoạt động vùng xã Hảo Đước (TN) sau về đầu thú, lập công và được tuyển dụng làm nhân viên Công An từ những năm 1962 (do Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, quyết định tuyển chọn), đã tuyển mộ Ba làm Mật Báo viên.
    Từ những năm 1967 đến 1970, Võ Văn Ba thỉnh thoảng báo cáo những hoạt động có tính cách địa phương như dưới hình thức lượm lặt, gặp gỡ với bọn cán bộ Việt Cộng trong lúc đi làm rẫy trong vùng bất an ninh mà Quốc Gia chưa kiểm soát được. Những báo cáo của Ba có vẻ chính xác mà chúng ta có thể kiểm chứng được ở từng địa phương và từng thời điểm.
    Nhưng có một vài báo cáo mà tôi không thể không lưu tâm:
    1) Đó là cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968. Cả hai phía VNCH và Cộng Sản đã ký kết Hiệp Ước ngừng bắn, để cho người dân được vui Xuân đón Tết, có hiệu lực từ ngày Mồng Một tháng Giêng Tết.  Nhưng ngày 25 tháng Chạp, Võ Văn Ba đã báo cáo là cộng sản đang chuẩn bị cuộc tổng tấn công toàn diện trên khắp miền Nam, từ thành phố cho đến thôn quê. Trong báo cáo này, Ba cho biết đã được bọn Việt Cộng đi họp ở phía Bắc núi Bà (chiến khu D) về thuật lại, là được lệnh Trung Ương phải thực hiện cuộc tổng công kích bất ngờ này để cướp cho bằng được miền Nam. Và báo cáo này được chuyển về Tổng Nha CSQG và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ nội trong sáng ngày 26 tháng Chạp ta.
    Trong những bài trước đây khi viết về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, chúng tôi có đề cập đến lệnh của Ông, yêu cầu các đơn vị CSQG trên toàn quốc phải cấm trại 100% và ra lệnh phải lo đào hầm trú ẩn chung quanh các đơn vị, trong khi anh em quân nhân đang lần lượt được thay phiên đi phép về thăm nhà...và “ăn Tết”.
    2) Trung Ương Cục (TƯC) ra lệnh lui binh để tránh bị tổn thất khi Quân Lực VNCH tấn công  qua đất Campuchia từ cuối năm 1969 cho đến 1970. Một số đơn vị phải cố thủ ở vài mật khu quan trọng, còn hầu hết rút về phía Nam Lào. Bọn Việt Cộng đoán chắc thế nào Quân Đội VNCH cũng đánh sang Campuchia để tiêu diệt cho bằng được bọn Trung Ương Cục đang ẩn náo nơi đây.
    Đây là 2 báo cáo tiêu biểu trong rất nhiều báo cáo bình thường khác, tôi cảm thấy Võ Văn Ba không phải là một “Mật Báo Viên” bình thường, mà bên cạnh Ba còn có ai hoặc tổ chức nào, hoặc cá nhân của Ba là ai mới có được những tin tức như vậy.
    Những thắc mắc của tôi được cố vấn Mỹ lúc đó là Bernard D’ambrossio cũng đồng  quan tâm.  Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định cần có cuộc gặp với Ba ít nhất trong 3 ngày và địa điểm là tại Sàigòn. Lúc đó là khảng giữa năm 1971.
    Mỗi lần hẹn để gặp với Võ Văn Ba, chúng tôi phải chuẩn bị từ lúc đi cho đến lúc về, vì lúc đó Ba đã là một mật báo viên “đáng tin cậy”. Điều quan trọng là trong gia đình, Ba phải giải thích cho vợ và 2 đứa con, một trai và một gái, sự vắng mặt của mình.
    Chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, không kỳ nào giống kỳ nào. Nhưng chuyến đi đó, là lần đầu tiên sau khi tôi đến phục vụ tại Tây Ninh, chúng tôi yêu cầu Ba giả vờ đi phám bệnh tại bệnh viện tỉnh (nhưng không được gặp bất cứ bác sĩ nào), sau đó, chỉ lách qua một cánh cửa, lẻn ra phòng kín phía sau, leo nằm trên chiếc băng ca, với tấm vải che toàn thân, mặt và được 4 anh em Cảnh Sát Đặc Biệt khiêng cho vào xe cứu thương và đưa ra phi trường Tây Ninh West (Tỉnh lỵ) có phi cơ chờ sẵn và đưa về Sàigòn (4 nhân viên CSĐB này cũng không biết là ai đang nằm trên đó). Riêng chúng tôi, cùng với cán bộ điều khiền, lái xe đi đường bộ và hẹn gặp nhau tại Hotel X.Y.
     Ngoại trừ khi ở trong phòng khách sạn ( chúng tôi ở phòng bên cạnh), khi đi ra ngoài, đi ăn tiệm, nghe nhạc v.v... Võ Văn Ba đều phải hóa trang tùy theo địa điểm sẽ tới: khi mang tóc giả, khi mang râu v.v..., nhưng thường phải mang kính đen, nếu ban ngày.
    Kỳ gặp đó, có cả Frank Snepp, chuyên viên phân tích của tòa đại sứ Mỹ, tham dự, và thông dịch viên lúc đó là Ông Nguyễn Sĩ Phong cùng với một người Mỹ đến để thu âm mà không tham gia cuộc thảo luận.
    Kết quả, chúng tôi được biết:
    - Ông Ba là một Trung Ương Ủy Viên, đang giữ nhiệm vụ tuyển mộ cán bộ và đảng viên mới để phụ giúp ông kiểm soát mọi hoạt động trong vùng Tòa Thánh Tây Ninh cũng như cung cấp nhân sự cho các đơn vị khác từ cấp Quận, Tỉnh và Trung Ương Cục (TƯC) v.v...
    - Thi hành mọi chỉ thị của TƯC, trong việc phá hoại tại địa phương như đặt chất nổ, rãi truyền đơn. Ông Ba chỉ ra lệnh cho những Chi Bộ khác thực hiện mà không được tham gia trực tiếp các công tác này.
    - Bám sát và yểm trợ mọi hoạt động của Chi Bộ Tòa Thánh để ám sát những chức sắc cao cấp mà bọn chúng cho là do chính quyền Sài-gòn dựng lên, như quý ông Cao Hoài Sang, Trương Hữu Đức, Lê Thiện Phước, Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Nhã (sau này giữ chức Thượng Chánh Phối Sư), mà nhất là Cựu Trung Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành. (xin mở ngoặc thêm chỗ này: Với chức Thượng Chánh Phối Sư, sau 30 tháng 4/1975, Ông Nguyễn Văn Nhã bị bọn Cộng Sản bắt giam ở khu vực núi Bà 10 năm, cho đến năm 1985 mới được thả)
    Chúng tôi đã tường trình trong một bài viết trước đây trên Phượng Hoàng về cái chết của Trung Tướng Nguyễn Văn Thành. Chúng đã ám sát ngay phía sau phòng ngủ, trong nội ô Tòa Thánh, vì chúng cho rằng những người này là người của CIA, gây khó khăn cho bọn TƯC trong việc khống chế Đạo Cao Đài. (Qua những tin tức khác nhận được, không phải Trung Ương Cục chỉ thị cho Riêng X.92 mà Huyện Ủy Tòa Thánh của Việt cộng cũng được chỉ thị tương tợ, vì chúng tôi có được một Tình Báo viên hoạt động trong Huyện Ủy này). Trung Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành bị giết vào ngày 22 tháng 11 năm 1972 (16 tháng 10 Âm Lịch)
    - Dù đang dịnh cư tại Tây Ninh, nhưng Võ Văn Ba vẫn được bọn Trung Ương Cục bí mật liên lạc để chỉ thị công tác cũng như mời tham dự các cuộc họp ở phía Bắc Núi, nơi cứ địa của Mặt Trận Giải Phóng. Điều nên biết thêm, mỗi lần đi họp như vậy, có cả các cấp Ủy, như Tỉnh, Huyện, Xã... Võ Văn Ba được sắp xếp cho ngồi phía trước, ở một vị trí được che kín (những người ngồi phía sau không thấy được).     
    Theo hồ sơ tuyển mộ của ngành Đặc Biệt Tỉnh Tây Ninh, sau một thời gian ngắn khi đến Tây Ninh lập nghiệp, Võ Văn Ba đang đứng trước ngả ba đường: bọn Việt Cộng vẫn cho người đến để móc nối và thường xuyên đe đọa, nếu Ba từ chối hoặc phản bội, bọn chúng sẽ tố cáo Ba trước kia hoạt động cho Cộng Sản ở Kiến Tường, với cấp đảng là... thuộc tổ chức ..v.v... Đó là lý do mà Ba phải nhờ một người chú họ, giới thiệu cho Ty Cảnh Sát và được tuyển mộ làm “nhân viên ngoại vi”.
     Ngành Đặc Biệt Tây Ninh tuyển mộ được 3 nhân viên ngoại vi và cả 3 người này đều đã đem lại thành quả, như sau:
    1- Anh Đ. V. N.: Sau này trở thành công tác X.45, đã phá vở ổ Việt cộng ở Làng Cô Nhi Long Thành năm 1973 sau cuộc bố ráp do sự phối hợp của E. Công Tác (BTL) và ngành Đặc Biệt Tỉnh Gia Định.
    2- Anh Ng. T.T: sau này trở thành công tác Y.80, đã phá vở tổ chức Y.4 của Việt Cộng và bắt được chủ nhà hàng Thanh Bạch, tọa lạc trên đường Lê Lợi, gần bệnh viện  Sài-gòn năm 1974. Sau năm 1975, anh T. bị bắt và bị di tù tận ngoài Bắc với tôi và được thả sau hơn 10 năm.
    3 - và Võ Văn Ba ...
    Khi nhận làm nhân viên ngoại vi, chỉ là hình thức một cái nón che thân, vì Ba biết không thể nào thoát được sự bám sát và đe dọa của Việt cộng, nhưng nếu Quốc Gia biết được cũng phải bị bắt.
    Từ hình thức mượn cách để che thân, dần dần Ba thấy được cái dã tâm của Việt Cộng từ ngày chúng du nhập vào Việt Nam. Trong những dịp có thời giờ tiếp xúc với Ba, anh thường than thở, kiểm điểm lại những gì mình đã làm khi theo bọn chúng từ ở vùng quê Kiến Tường cho đến sau này, chỉ là  cướp của, giết người, kể cả những người dân vô tội. Muốn cho dân sợ để theo, để "ủng hộ" cách mạng, chỉ có cách là phải "giết"! Cuối cùng, anh than rằng: "Chỉ những người không lương thiện, không có cái tâm, mới theo tụi nó".
    Khi anh đã nghĩ như vậy, mới nảy sinh ra một việc mà chúng tôi phải giải quyết. Anh có người con trai, tên Võ T.D, đậu Tú Tài I năm 1971, nhưng rớt Tú Tài II liền 2 năm sau đó, trong khi đã hết hạn hoản dịch vì lý do học vấn, vì lứa tuổi đang thuộc về “tài nguyên của trường Bộ Binh Thủ Đức”. Nếu cho con gia nhập trường Thủ Đức, chắc chắn anh sẽ bị hạ tầng công tác, đương nhiên việc hợp tác với Quốc gia sẽ không còn hữu hiệu nữa, đôi khi còn gặp rắc rối sau này. Ngược lại, nếu anh cho con theo Việt Cộng, điều mà anh không bao giờ muốn vì anh đã trải qua gần hết cuộc đời cho chúng.
    Sau đó chúng tôi về gặp Đại Tá Huỳnh Thới Tây, Phụ Tá Đặc Biệt Bộ Tư Lệnh CSQG để trình bày sự việc.
    Chỉ hơn 1 tuần sau, tôi được gọi về gặp Ông, để nhận giấy hoản dịch tiếp cho VT.D. Khi đó tôi mới biết, Đại Tá Tây lên gặp Thiếu Tướng Tư Lệnh, và với sự yêu cầu của BTL/CSQG, Nha Động Viên (mà Giám Đốc lúc bấy giờ là Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm), đã ký giấy hoản dịch này.
    Những thắc mắc về nhân vật này dần dần được giải tỏa. Và cũng từ đó, việc bảo vệ an toàn cho công tác phải được quan tâm hơn nữa.
    Liền sau đó, chúng tôi đã đổi bí số công tác, từ X.54 (năm 1970), thành X.69 với bí danh là Rạng Đông (năm 1972), cho đến 1974 được đổi thành X.92 với bí danh là Bảo Quốc. Từ nay chúng tôi chỉ dùng bí số X.92 để viết về công tác này, giúp cho người đọc hiểu dễ dàng hơn.
    Tiếp theo đây, chúng tôi trình bày một số chi tiết trong việc điều hành Công Tác X.92, cũng là kết quả thỏa thuận với Võ Văn Ba trong chuyến đi đó cũng như những lần gặp gỡ sau đó:
  1/- HỆ THỐNG GIAO LIÊN:
    Với loại công tác như X.92, việc an toàn luôn là nhiệm vụ hàng đầu không thể sơ xuất bất cứ lý đo gì. Trong việc liên lạc, chúng tôi đã xử dụng:
    a) Hệ thống máy liên lạc: Đó là loại phone không có dây (như loại Walkie Talkie bây giờ). Máy chỉ mở trong những giờ giấc đã ấn định và không được chuyện trò hơn 1 phút. Trong một phút đó, chỉ để biết sẽ phải làm gì, như đến nhận thư ở hộp thư số..., đến nhà an toàn số ..., hoặc sẽ đi công tác trong mấy ngày....
    b) Hộp thơ chết: Có tất cả 3 hộp thư chết, hai đặt trong còng nội ô Tòa Thánh và 1 đặt bên ngoài, gần Tỉnh lỵ.
    c) Hộp thơ lưu động: Phương tiện vận chuyện thông dụng của dân Tây Ninh là xe lôi. Xe lôi có nhiều thứ, nhất là các loại xe: Honda, Suzuki, Yamaha. v.v.. Chiếc xe này được gắn số ẩn tế, hay nói đúng hơn là số giả. Mỗi lần anh tài xế (là nhân viên Đặc Nhiệm) có lệnh đi công tác, là phải lo đổi số xe khác và phải lo gắn cái nóc xe để sẽ có 2 nữ hành khách là 2 học sinh, xách 2 cái cập giống nhau, sẽ đón xe tại những ngả đường khác nhau. Khi đến đoạn đường nào đó sẽ lần lượt xuống xe, kẻ trước người sau, sau khi đã đổi cập cho nhau. Loại lưu động này chúng tôi thường xử dụng, sau mỗi lần X.92 đi công tác hoặc đi họp ở T.Ư.C về, viết báo cáo xong và bấm máy liên lạc 1,2,3. Trên đường trở về, khi đến đoạn đường nào đó, Cán Bộ Điều Khiển ra nhận, bọc kín cập sách lại và mang vào văn phòng để lấy tài liệu hoặc báo cáo...
    d) Nhà an toàn: Đương nhiên, nhu cầu này chỉ là một đề tài mà bất cứ người trong ngành đều được biết và đều phải làm. Riêng với X.92 chúng tôi có 2 cái, ở vùng Long Hoa và ở gần tỉnh lỵ.
    2/-NHỮNG THÔNG DỊCH VIÊN:
    Cố vấn Cảnh Sát Đặc Biệt tại Tây Ninh có ít nhất là 3 hay 4 thông dịch viên Việt Nam, vì công tác ở Tây Ninh khá nhiều, không chỉ ở cấp Tỉnh mà ở các Quận cũng có những Tình Báo Viên hoặc Mật Báo Viên. Riêng công tác X.92 chỉ có một thông dịch viên, không kiêm nhiệm bất cứ công tác nào khác, mà chúng tôi và cố vấn Mỹ đồng ý với những điều kiện như sau:
    - Không phải là người của Tây Ninh
    - Không có bà con thân thuộc, là người đang sinh sống tại Tây Ninh.
    Suốt hơn 4 năm phục vụ ở Tây Ninh, tôi được gần gũi với 3 thông dịch viên (cho riêng công tác X.92)
    - Nguyễn Sĩ Phong
    - Nguyễn Cao Quang
    - Nguyễn Thanh Trang
    Trường hợp Nguyễn Sĩ  Phong (không phải Nguyễn văn Phong) đã đến Tây Ninh trước tôi, khoảng năm 1969. Phong người miền Bắc, nhỏ con, tương đối nhanh nhẹn thi hành những công tác được giao phó, nhất là dịch những báo cáo của X.92 sau mỗi lần đi họp ở Trung Ương Cục về, có khi phải thức cả đêm, vì ngoài báo cáo viết tay, còn có cả tài liệu của Trung Ương Đảng phổ biến xuống (đôi khi vài ba chục trang giấy)
    Đến năm 1972, Phong có quen với một phụ nữ là dân đang sinh sống với gia đình ở Tây Ninh và định lập gia đình với người này. Trong những ngày đầu, khi Phong cùng đi chơi, ăn uống với phụ nữ này, chúng tôi đã được báo cáo và đã cho bí mật điều tra về họ. Rất may, gia đình này thuộc loại tốt, có thể tin cậy được. Tuy nhiên, khi thảo luận với cố vấn Mỹ, phía Mỹ yêu cầu tôi giữ kín quyết định để họ sắp xếp cho yên, vì nếu bị bất mãn, Phong có thể “hy sinh” X.92 dưới bất cứ hình thức nào mà anh ta có thể làm được.
    Cuối cùng, chúng tôi được dự một bữa tiệc để tiễn Phong đi phục vụ tại Tổng lãnh sự vùng II (Văn Phòng Cố Vấn CIA), nghĩa là được thăng chức! (từ cấp Tỉnh lên cấp Vùng).
    Từ đó, công tác X.92 vẫn được tiếp tục an toàn cho đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
    Sau lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, đích thân tôi và Trưởng G. Công Tác mang tất cả những hồ sơ tình báo (từ hồ sơ tuyển mộ, hồ sơ công tác v.v... mang vào sân của Trung Tâm Thẩm Vấn để đốt và vất tro xuống giếng).
    Đến 9 giờ tối ngày 30 tháng 4, tôi và vợ tôi (Đại Úy Cảnh Sát), bị bắt bên trong tòa Thánh Cao Đài và bị giam vào xà lim từ đó. Thời gian sau, vợ tôi bị đưa lên trại tù Cây Cầy, trong khu rừng “Chiến Khu D”, còn tôi bị đưa ra Bắc, đến 1988 chuyển về Nam và được thả ngày 29 tháng 4 năm 1992
    Khi đang bị giam ở xà lim Tỉnh, khoảng ngày 4 hay 5 tháng 5/ 1975, tôi được gọi lên gặp cán bộ của bộ Nội Vụ VC tại văn phòng của Trưởng Ty Công An VC tỉnh Tây Ninh. Điều đầu tiên hắn ta hỏi là tôi có nhớ gì về tên Võ Văn Ba và tại sao tôi ra lệnh đốt tất cả hồ sơ của G. Công Tác v.v...?
    Tôi chỉ trả lời, việc đốt chỉ là nguyên tắc khi thấy tình hình không được an toàn, hoặc nếu chính phủ VNCH ra lệnh di tản, chúng tôi cũng phải đốt trước khi đi. Kể từ đó, gần như ngày nào tôi cũng phải lên “làm việc” với tên cán bộ này và đến lúc đó, tôi được biết Võ Văn Ba cũng đã bị bắt sau tôi một vài ngày.
    Theo phần thuyết trình của Merle Pribbenow, tôi mới biết Nguyễn Sĩ Phong cũng đã bị bắt tại Ban Mê Thuột vào tháng 3 năm 1975, cho tới ngày tôi gặp được Merle Pribbenow tại Hoa Thịnh Đốn vào đầu năm 2010, cùng những tin tức về cái chết của Nguyễn Sĩ Phong vào năm 1980.
    Sau đó các anh Quang và Trang tiếp nối cho đến ngày 23 tháng 4 năm 1975 thì chuyển hết về Vùng III Biên Hòa.
    Cần nói thêm về các cố vấn Mỹ. Khoảng năm 1974, tất cả các cố vấn Mỹ ở các Tỉnh đều phải rút hết về các Vùng. Khi có công tác hay trao đổi việc gì, sẽ hẹn gặp nhau mà không còn ở lại địa phương như trước kia. Riêng tại Tây Ninh, các cố vấn này, kể cả anh Nguyễn Thanh Trang, phải ở lại Tây Ninh cho đến ngày 23 tháng 4 năm 1975 mới rút đi và người cố vấn sau cùng đó là John R. Stockwell (hiện đang sống ở TB Texas).
     Trong bài này, các Cố Vấn không phải là đề tài chính, nên tôi chỉ sơ qua về Mr John R. Stockwell.
    Khi qua tới Hoa Kỳ năm 1995, tôi mới biết cấp bậc của John. R. Stockwell là Đại Tá. Khi rời Tây Ninh về Vùng III Biên Hòa, làm Chỉ Huy Trưởng công tác di tản các Cố Vấn cũng như các lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng III trở về Hoa kỳ, vì Hoa kỳ đã bỏ Việt Nam! Trước khi rời Tây Ninh, vào sáng ngày 23 tháng 4 năm 1975, R. Stockwell có đến gặp tôi tại văn phòng và yêu cầu tôi cùng bà xã rời Việt Nam ngay hôm đó, vì phi cơ đang chờ vợ chồng tôi tại phi trường Tỉnh Lỵ. Nhưng tôi có 2 lý do để từ chối đề nghị này:
     - Tôi còn 2 đứa con đang gởi Ông Bà ngoại chúng ở Long An, (vì từ những năm 1973 đến 1975, Tây Ninh thường bị pháo kích, bất kể ngày đêm), nên tôi không thể nào bỏ chúng lại mà đi, dù chưa nói cho vợ tôi biết, nhưng tôi biết chắc vợ tôi cũng sẽ có quyết định như vậy.
    - Tôi không thể bỏ anh em đã gần 5 năm trời cùng chết sống với tôi trong nhiều công tác khó nhọc, không hề đắn đo, lo sợ sự nguy hiểm trước mắt.
     Tôi chỉ nói lời cám ơn và chấp nhận số phận nếu đất nước có ra sao thì ra! R. Stockwell đứng im lặng một chút, sau đó đến xiết tay tôi và “Say Goodbye!”. Khi qua Mỹ năm 1995, tôi có liên lạc với một số người làm việc ở văn phòng cố vấn Hoa Kỳ khi xưa và tôi mới biết anh ta đã bất mãn khi Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam. Anh đã viết sách, nhưng không được xuất bản bởi lệnh của CIA ! (Có thể kiểm chứng qua những Youtube trong những cuộc thảo luận về “Những Cuộc Chiến Do CIA Tạo Ra Trên Thế Giới).
    3/- HOẠT ĐỘNG:
     Không kể những báo cáo tin tức về công tác, về tình hình trong khu vực trách nhiệm, về những chỉ thị của bọn Trung Ương Cục (TƯC)..., chúng tôi đã kịp báo về Khối Đặc biệt trong thời gian ngắn nhất. Có những tin tức cấp bách, chỉ trong vòng một hay hai giờ đồng hồ là có phi cơ từ Sàigòn xuống chuyển về Khối (có khi tôi hoặc Cán Bộ điều khiển đính thân mang đi), còn phần cố vấn Hoa Kỳ, cũng nhận bản sao của báo cáo đó để chuyển cho Tòa Đại Sứ. Trong số đó, nếu có những tin tức liên quan đến địa phương, tôi đến báo trực tiếp cho Tỉnh Trưởng để liệu cách đối phó.
    Tin chiến thuật gần như X.92 đã đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu cho địa phương cũng như cho khắp các vùng lãnh thổ khác của miền Nam. Tuy nhiên những công tác có tính lịch sử, tôi xin được trình bày chi tiết đôi chút.
     a) Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa”: Khi cũng cố lại lực lượng sau thất bại thảm hại trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Cộng Quân quyết định giải quyết cuộc chiến bằng quân sự, hơn là bằng Hội nghị 4 Bên. Song song đó, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ đã và đang bành trướng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định của Quốc Hội cho sự tiếp tục yểm trợ miền Nam, như lời hứa của các vị Tổng Thống ...
    Vào tháng 12 năm 1971, X.92 được lệnh vào họp khẩn cấp tại khu vực rừng rậm mà TƯC đang trú đóng. Trong cuộc họp đó, X.92 được chỉ thị phải về họp gấp các Chi Bộ để phổ biến lệnh của Bộ Chính Trị là phải đánh chiếm cho bằng được Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh thuộc Quận Phú Khương, để mặc cả với chính phủ VNCH trên bàn Hội Nghị tại Ba Lê. Bên ngoài thì xử dụng quân sự đánh vào, bên trong X.92 phải xách động tín đồ biểu tình, phản đối, yêu cầu chính phủ VNCH ngưng xử dụng vũ khí, sợ làm hư hại Tòa Thánh và làm chết tìn đồ.
    Khi báo cáo này được đưa về Sàigòn, qua sự trình bày của Tỉnh Trưởng Tây Ninh, Đại Tá Lê Văn Thiện, lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, phải bảo vệ Tây Ninh và Tòa Thánh Cao Đài bằng mọi giá.
    Từ đó, có những cuộc họp liên tục với quý vị: Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, Tỉnh Trưởng cũng như các đơn vị trực thuộc trong tỉnh Tây Ninh. Vài hôm sau, các đơn vị Công Binh, Pháo binh ...được lệnh đào giao thông hào toàn khu vực phí Bắc, để VC không xử dụng xe thiết giáp được. Giao thông hào chạy dài từ căn cứ Trảng Lớn, qua phía Bắc Tỉnh Lỵ đến giáp ranh với Quốc Lộ 22 (khu vực ngã ba Giang Tân).
    Vì thời gian sau này, bọn VC đã xử dụng xe thiết giáp để chuyển quân cũng như để tấn công các vị trí của VNCH, nên việc đào giao thông hào chỉ là cái vỏ bọc ngoài, là hình thức, còn thật sự là lắp đặt các hệ thống mìn đủ các loại. Vào ban đêm, phi cơ từ Biên Hòa hoặc Sài-gòn thay phiên bay thám sát vùng phía Bắc Tỉnh lỵ, kể cả phần núi Bà Đen, cách tình lỵ 12 cây số.
    Trong khi đó, trong khu rừng phía Bắc, đơn vị Biệt Kích 81 vẫn ngày đêm bám sát mọi hoạt động của các đơn vị Việt Cộng, kể cả phần ranh giới với Kampuchia phía Tây Nam, bên kia bờ sông Vàm Cỏ Đông.
    Đến khoảng đầu tháng 4 năm 1972, lúc 2 giờ sáng, những tiếng nỗ đồng loạt vang rền, kể cả tiếng pháo kích của địch quân, dọc suốt phía Bắc vào Tỉnh lỵ. Vì mấy chiếc pháo đặt ở khá xa, nên chỉ rơi vào một ít khu vực của dân phía ngoài tỉnh, tổn thất không đáng kể.
    Lúc đó chúng tôi đang ở hầm Chỉ Huy của Tỉnh Trưởng, Đại Tá Lê Văn Thiện, đang thay phiên nhau theo dõi báo cáo của các đơn vị dọc tuyến phòng thủ cũng như ở các Quận gọi về. Các nơi cho biết, địch quân chỉ xử dụng bộ binh mà không thấy xe thiết giáp, nên khi bọn chúng đến gần các giao thông hào, anh em tại các đơn vị chỉ việc “bấm mìn” ...
    Có lẽ, vì các phi cơ thay phiên nhau bay liên tục, nên bọn VC không dám chuyển quân bằng xe, kể cả thiết giáp, vì ở Tây Ninh, đa số là rừng cao su, dễ bị phi cơ phát giác.
    Khoảng gần 5 giờ khuya hôm đó, tiếng súng thưa dần và im bặt trước khi trời sáng. Sáng hôm sau, các đơn vị báo về, dọc giao thông hào phía Bắc, đầy vết máu của VC và còn một số xác chưa kịp mang đi...
    Chỉ 3 hay 4 hôm sau, trận chiến ở Lộc Ninh đã nổ ra, quốc lộ 13 đã bị cắt hoàn toàn và An Lộc đã bị cô lập...
    Có lẽ, sự chuẩn bị cho Tây Ninh quá kỹ, dựa theo tin tức của X.92, nên đã cứu được Tây Ninh và Tòa Thánh Cao Đài, thay vì Bình Long phải gánh chịu trong vài ngày sau đó....
    Trong những lần gặp và thảo luận với Frank Snepp sau đó, chúng tôi có đồng kết luận về trận chiến Mùa Hè 1972 tại khu vực miền Nam:
    1- Qua tin tức của X.92 lúc ban đầu, Cộng quân sẽ đánh Tây Ninh bằng mọi giá, chỉ là tin “phịa”, trong khi chúng đang dồn mọi nỗ lực để đánh An Lộc. Đó là lý do mà chỉ trong một thời gian ngắn, An Lộc đã bị cô lập hoàn toàn. Cho đến khi giải tỏa, Quân ta đã phải tốn khá nhiều để tái chiếm, nhất là Lực Lượng Biệt Cách Dù 81.
    2- Vì sự chuẩn bị cho Tây Ninh quá kỹ, trong khi Cộng quân chỉ có thể tập trung ở phía Bắc, cách Tỉnh lỵ hơn 10 Km, trong vùng Chiến Khu D, chạy dài đến biên giới Kampuchia, nên bộ binh VC khi tấn công vào đã bị tổn thất khá nặng với hệ thống giao thông hào mới đào chằng chịt, đầy mìn bẫy. Đó là lý do mà chúng đành phải rút trở lên hướng Đông Bắc để đánh vào Bình Long như đã xảy ra.
    b) Hiệp Định Paris 1973: “Hòa Đàm Ba-Lê” vẫn đang tiếp diễn tại Paris, với 4 bên: VNCH, Bắc Việt, Mặt Trận Giải Phóng và Hoa Kỳ. Đến giữa tháng 10 năm 1972, sau khi tham dự cuộc họp với T.Ư.C về, X.92 gọi máy khẩn cấp và hẹn hôm sau sẽ sắp xếp cho “Xe Lưu Động” chạy theo lộ trình a, b, c...
    Khi nhận và mở cặp sách ra, trong đó có một Nghị Quyết của Bộ Chính Trị ở Hà Nội (bản sao) và một báo cáo chi tiết để thi hành của T.Ư.C, cho biết Hiệp Ước Ba-Lê sẽ được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1972, trong đó, có một điều khoản rất quan trọng là Hoa Kỳ và VNCH đã chấp nhận sự hiện hữu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong phần lãnh thổ phía Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Phần chỉ thị của T.Ư.C là các nơi phải dốc toàn lực để “giành dân lấn đất” từ ngày 27 tháng 10 năm 1972 và phần “giành giựt” này sẽ được Hiệp Định hợp thức hóa sau đó vào ngày 30.
    Tôi liên lạc ngay với cố vấn Hoa Kỳ và yêu cầu cho một phi cơ để mang tài liệu về Bộ Tư Lệnh. Song song đó, tôi đã gọi máy SA.100 cho Đại Tá Trưởng Khối Đặc Biệt để trình bày sự việc và hẹn 2 tiếng sau, tôi sẽ mang báo cáo về Khối. Phía cố vấn Hoa Kỳ, tôi copy cho một bản sao để chuyển về Tòa Đại Sứ Sài-gòn cùng một chuyến phi cơ.
    Khi lên gặp Đại Tá Trưởng Khối Đặc Biệt, tôi trình bày thêm những sự kiên liên quan đến chuyến đi họp trong vùng chiến khu D của X.92 mà bọn TƯC đã chỉ thị là phải đi họp đúng ngày giờ và không được vắng mặt, vì bất cứ lý do gì....
     Trước khi ra phi trường TSN trở về Tây Ninh, tôi chỉ nghe Đại Tá Trưởng Khối bảo: “Việt cộng chỉ là một bọn ăn cướp và tụi Mỹ là tụi xỏ lá...”!
    Đến ngày 30 tháng 10, không thấy chính phủ chỉ thị hay thông báo gì về việc ký kết Hiệp Định và phía VNCH lúc nào cũng phải chuẩn bị những sự tấn công có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu...
    Khoảng 10 ngày trước mùa Giáng Sinh năm 1972, tất cả hệ thống thông tin, như tivi, radio khắp miền Nam đều báo tin Mỹ đã đem B.52 ra dội bom ở ngay Hà Nội để làm áp lực bọn cộng sản Bắc Việt và bọn Giải Phóng phải rút khỏi miền Nam, đó là điều kiện tiên quyết mà Hội Nghi Paris đưa ra theo yêu cầu của Chính Phủ VNCH.
    Sau vụ dội B.52 ở Hà Nội, trong lần gặp Đại Tá Trưởng Khối vài ngày sau đó, ông chỉ cho tôi biết là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, sau khi đọc được báo cáo từ Bộ Tư Lệnh CSQG, do Tư Lệnh Nguyễn Khắc Bình trao tay, đã mời Đại Sứ Hoa Kỳ đến để “hạch hỏi” những sự việc liên quan cũng như tại sao Hoa Kỳ lại “qua mặt” VNCH? Lời dọa cuối cùng của Tổng Thống VNCH là sẽ triệu hồi phái đoàn của VNCH tại hòa đàm Ba-Lê về nước.
     Sự “đi đêm” của Hoa Kỳ với Bắc Việt không đạt được kết quả, vì bị VNCH phản đối quyết liệt, nên Hoa kỳ đành phải đem B.52 ra Hà Nội và cuối cùng Bắc Việt chấp nhận điều kiện của VNCH và cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 hòa đàm mới được ký kết.
    Tuy nhiên, những bài học của chúng ta đối với bọn Cộng Sản ít ai quên, nên trước ngày ký kết Hiệp Định đó, không riêng gì ở Tây Ninh mà tất cả các tỉnh khác, kể cả Sài-gòn đều nhận được lệnh là phải chuẩn bị đối phó trong cuộc chiến mới gọi là “giành dân- lấn đất” ngay ngày Hiệp Định có hiệu lực.
    Vào hơn nửa đêm 26 rạng 27 tháng 1 năm 1973, tiếng súng đã nổ khắp nơi. Có vài Tỉnh, vài địa phương phải kéo dài đến 3 hay 4 hôm sau mới chấm dứt.
    Kiểm điểm lại, bọn Việt cộng đánh tới đâu là nhận lấy thất bại tới đó, chẵng những không giành được dân, không lấn được đất mà các đơn vị, các tổ chức của chúng càng bị co cụm hơn trước kia.
    c) Nghị Quyết 24 Bộ Chính Trị tháng 1/1975: Cuộc chiến Việt Nam, có hay không có Hiệp Định Ba-Lê, cũng tiếp diễn như mọi ngày. Nó chỉ là cái cớ cho Hoa Kỳ bắt đầu rút các đơn vị về nước, trước sự quan tâm của thế giới và làm thỏa lòng bọn phản chiến ngày càng gây bao khó khăn cho chính phủ.
    Đến đầu năm 1975, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, người chiến Sĩ VNCH đã phải đối đầu với sự thiếu thốn trăm bề, kể cả đạn dược, và ít ai có thể nghĩ đã kéo dài qua đến năm 1975!
    Sau cuộc rút bỏ ở miền Trung vào tháng 3, X.92 phải đi họp liên tục ở TƯC, để nhận những chỉ thị trong việc yêu cầu những cơ sở địa phương đánh vào các kho nhiên liệu, các đơn vị nhỏ như cấp xã, quận v.v..., trong khi đó các đơn vị chính quy sẽ xử dụng tối đa pháo binh và xe thiết giáp để tấn công những mục tiêu chiến lược mà chúng cảm thấy cần thiết. Chúng cho rằng đã đến lúc phải dứt điểm bằng quân sự. Chúng chỉ ra chỉ thị tổng quát mà không có một kế hoạch cụ thể để thi hành. X.92 chỉ báo cáo mà không đưa ra được một yêu cầu nào để thực hiện.
    Đến tháng 4/1975, X.92 mang về toàn bộ nghị quyết 24 của Bộ Chính Trị và TƯC biến thành Nghị Quyết 12. Chính hai nghị quyết này, khi được đưa đến tay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Ông đã triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nhiều lần để tìm cách đối phó.
    Sau này tôi mới biết ít nhiều về phản ứng của Tổng Thống Thiệu, vì nhân chứng sống, là Tổng Thư Ký trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, là Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.
    Trong Nghị Quyết 24 (hay 12 của TƯC) đã phân tích tình trạng thiếu thốn của VNCH đủ mọi mặt, trong đó bọn Cộng Sản đã đưa ra một kế hoạch tăng cường quân sự để bao vây Sài-gòn sau khi chúng đã “được cho không” vùng đất phía Bắc của Vùng I và II hai tháng trước đó.
    Người lính chiến phải tiết kiệm từng viên đạn, từng lít xăng v.v..., kèm theo là sự đe dọa, ép buộc của phía Hoa Kỳ, để yêu cầu Tổng Thống Thiệu từ chức. Nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc nào cũng vẫn trả lời là VNCH sẽ đánh cho đến “viên đạn sau cùng”.
    Trước thực trạng này, bọn cộng sản Hà Nội đã tìm mọi cách đi đêm với Hoa Kỳ để tìm người thay thế cho bằng được TT. Nguyễn Văn Thiệu, sau khi đã cho Hoa Kỳ nhận món quà mà cả nước đang mong đợi: trao trả tù binh do Bắc việt giam giữ theo tinh thần Hiệp Định Ba-Lê đã ký kết.
    Cuối cùng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, sau khi gánh chịu áp lực tứ bề, đã phải từ chức, giao lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và ... cho đến trưa 30 tháng 4/1975, Ông Dương Văn Minh đã giao đất nước cho Cộng Sản.
    Những gì xảy ra tiếp theo đó, hoàn toàn ngoài những gì mà tôi biết được qua 2 Nghị Quyết đó, cũng như những nhân vật lãnh đạo tiếp nối cũng không được đề cập đến.
    d) Nhân vật Út Tặng: Trong phần trên, Merle Pribbenow có đề cập đến sự nghi ngờ của bọn chúng về các cơ sở đang hoạt động, vì những gì chúng định làm mình đã biết trước, gây cho chúng những tổn thất không nhỏ. Sau đó chúng cho người ra điều tra.
    Đến cuối năm 1971, qua một công tác xâm nhập khác, phạm vi hoạt động trong Quận Phú Khương, tên Ba Dừa, bí thư và tên Tư Tịnh, Chủ Tịch Huyện, (chúng gọi là Huyện Ủy Tòa Thánh), đã chỉ thị cho một nữ cán bộ hợp pháp ra sinh sống trong khu vực chợ Long Hoa (gần nhà X.92), giả dạng dân buôn bán hàng rong và tìm cách theo dõi X.92.
    Qua báo cáo, tôi được biết y thị này là một cựu tù nhân chính trị, tên là Nguyễn Thị Xe, bí danh là Út Tặng. Trước đây đã bị Cảnh Sát Đặc Biệt bắt và Ủy Ban An Ninh Tỉnh quyết định cho an trí 3 năm. Y thị được thả năm 1971 và tái hoạt động ngay sau đó.
    Do công tác yêu cầu, hàng ngày Út Tặng đạp xe đạp, chở rau cải, trái cây v.v... ra chợ bán, đến trưa đi lòng vòng theo dõi tình hình và tối về đi báo cáo hoặc thi hành những chỉ thị nào khác.
    Sau cuộc gặp gỡ với X.92 tại nhà an toàn, X.92 cho biết y thị rất hăng say và rất nguy hiểm đối với các cơ sở hợp pháp. Dù là cấp Quận, nhưng trong vài lần họp ở mật khu, X.92 thấy có sự tham gia của y thị.
    Chỉ 2 ngày sau, chúng tôi đã bí mật bắt cóc Út Tặng ngay trên đường từ Xã Ninh Thạnh đi ra chợ Long Hoa và biệt giam từ đó. Hôm sau, tôi báo về Khối Đặc Biệt và được lệnh chúng tôi phải mang về cơ quan D.6 giữ y thị cho đến ngày 30 tháng 4/1975.
    Việc bắt giữ Út Tặng, chúng tôi hoàn toàn không cho X.92 biết, để X.92 luôn phải đề phòng trong mọi công tác và cũng để X.92 không phải lo âu về sự an toàn của mình. Khoảng hơn 1 năm sau, X.92 mới được TƯC cho biết là Út Tặng đã bị bắt mất tích, nhưng không được cho biết thêm chi tiết nào khác. Bọn chúng có nhờ X.92 dò xem Út Tặng hiện bị giam giữ ở đâu và còn sống hay đã chết.
    e) Công tác “ngoại vi”: Sở dĩ gọi là ngoại vi, vì các công tác này do chúng tôi thực hiện theo sự yêu cầu của bọn Cộng sản, từ cấp TƯC, Tỉnh Ủy ... và Huyện Ủy chỉ thị cho X.92 phải làm:
    - Rãi truyền đơn: Thường bọn chúng chỉ thị cho X.92 phải tìm cách rãi truyền đơn lên án các chức sắc trong Hội Thánh Cao Đài vì đa số các vị này tìm cách loại những thanh niên trốn quân dịch vào ẩn trốn trong Nội Ô. Tuy nhiên, trong số thanh niên trốn quân dịch này, cũng có vài người do mình tổ chức để theo dõi bọn cộng sản có thể trà trộn để phá hoại.
    Mỗi lần rãi truyền đơn, thường là vào những ngày Lễ Vía trong Đạo, nên anh em Cảnh Sát Đặc Biệt phải mặc Đạo Phục với áo dài trắng hiện diện khắp các cơ quan trong Nội Ô. Trong khi đó, người rãi truyền đơn cũng là một nhân viên Cảnh Sát, chỉ rãi theo một lộ trình đã được ấn định (nhưng đi bằng xe gắn máy để chạy trốn cho nhanh). Sau đó, có một số anh em “đạo hữu” đi nhặt tất cả những truyền đơn này, mang về Bộ Chỉ Huy tỉnh để báo cáo lên Tỉnh, Khu và Bộ Tư Lệnh.
    - Đặt chất nổ: Ở Tây Ninh, các tổ chức Nhân Dân Tự Vệ được tổ chức canh gác rất chặt chẽ trên những nẽo đường dẫn về Tỉnh Lỵ, nhất là khu vực giáp ranh giữa Tòa Thánh và Tỉnh lỵ (Xã Hiệp Ninh và Thái hiệp Thạnh), cách nhau 7 Km.
    Trong các trạm gác đó, bọn cộng sản chỉ thị cho X.92 phải phá sập bằng được trạm ranh Xã Hiệp Ninh và trạm ở ngả ba Giang Tân. Hai trạm này đã gây trở ngại cho chúng khi muốn xâm nhập vào vùng trong, nhất là chúng không dám di chuyển vào ban đêm.
    Sau khi trình bày sự việc với Tỉnh Trưởng và với Cố Vấn Hoa Kỳ, Tỉnh đồng ý cho đánh chất nổ, nhưng tránh gây thương tích cho dân cũng như anh em Nhân Dân Tự Vệ ở đó. Phần còn lại, Cố Vấn Hoa Kỳ sẽ lo mọi chi phí để xây lại các trạm này, tiền sẽ đưa trực tiếp cho Tỉnh trưởng mà không qua trung gian của bất cứ Ty Sở nào trong Tỉnh.
    Cái khó mà vui nhất là anh em Cảnh Sát phải đến rủ rê mấy tay Nhân Dân Tự Vệ đi nhậu ở một quán nào gần đó và phải xử dụng loại mìn hoặc chất nố của tụi Việt Cộng mà mình tịch thu được trong các cuộc hành quân trước đó.
    Sau khi đặt chất nổ xong, Tỉnh Trưởng làm giấy khiển trách những người có trách nhiệm, từ cấp Ấp, cấp Xã cho đến cập Quận....
    4/- SỐ PHẬN:
        a) Truy tìm kẻ nội gián: Trong phần thuyết trình của Merle Pribbenow, có đề cập đến việc truy tìm kẻ nội gián trong chính quyền miền Nam mà bọn Cộng Sản đã xử dụng tên Nguyễn Văn Tá (bí danh Ba Quốc), tên nội tuyến trong Phủ Đặc Ủy.
    Sau khi tìm hiểu với những người liên quan, được biết tên Ba Quốc chỉ là “tép riu” trong PĐU, làm gì có quyền đi từ phòng này sang phòng khác để tìm cách xâm nhập, mở khóa tủ v.v... Khi bị lộ và phải chạy trốn, Ba Quốc phải báo cáo để lập công hầu bọn cộng sản còn tiếp tục cho mấy đoạn giao thông hào hoặc một khu rừng nào đó để vun thân.
    Cũng có nguồn tin cho rằng khi bọn Cộng Sản chiếm được văn phòng của Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình ở Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, phải nói rõ là phải sau ngày 30 tháng 4 mà không phải là 29 tháng 4/1975, tên Viễn Chi, Cục Trưởng Tình Báo của Bộ Công An Bắc Việt, đã tìm thấy hồ sơ của Võ Văn Ba trong ngăn khóa của Nguyễn Khắc Bình. Đây là sự “bịa chuyện cho vui”.
    Trong việc bảo mật hồ sơ, từ của các Cảm Tình Viên, Mật Báo Viên cho đến Tình Báo Viên, chỉ có các địa phương tuyển mộ mới giữ những hồ sơ này, với đầy đủ lý lịch và các mẫu ĐV(từ ĐV.1 đến ĐV.16). Kế đến là E.Điều Hành Khối Đặc Biệt, nhưng chỉ giữ các Mẫu ĐV với Bí Số của các nguồn tin cùng với bản sao các Báo Cáo định kỳ cũng như bất thường, mà không giữ hồ sơ tuyển mộ. Trong các báo cáo, nguồn tin chỉ ghi và ký tên bằng bí số đã được cho.
     E. Điều Hành là cơ quan phối hợp, theo dõi, phối kiểm mọi hoạt động của các nguồn tin tình báo trên toàn quốc, để:
    - Tránh sự lợi dụng và đánh lừa tin tức vì mục đích cá nhân. Có thể một người đang cộng tác với 2 hay 3 cơ quan khác nhau, sẽ sanh ra những hệ luy khó kiểm soát và đánh giá sai lệch của các cơ quan anh ninh.
    - Tránh những tin ngụy tạo có thể gây nguy hiểm khi mang ra khai thác,
    - Tránh những nguồn tin “hai mang”, có thể gây đỗ vỡ công tác và bị đối phương phát giác, vô hiệu hóa.
     Như vậy, trong văn phòng của Tư Lệnh CSQG, dù ở BTL hay ở Phủ Đặc Ủy, kể cả trong văn phòng của Trưởng Khối Đặc Biệt, làm gì có hồ sơ của Võ Văn Ba mà tìm thấy?? (chỉ có hồ sơ cùa X.92 - Bí danh là Bảo Quốc mà thôi)
    Riêng tại Tỉnh Tây Ninh, như phần trên tôi đã trình bày, tôi đã đốt tất cả hồ sơ của các nguồn tin này trước khi rời Bộ Chỉ Huy và đến 9 giờ tối bị bắt trong Nội Ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.
        b) Số phận của Võ Văn Ba: Trong lần gặp sau cùng, khoảng giữa tháng 3 năm 1975, trước tình hình rất khó khăn của chính phủ lúc bấy giờ, Cố Vấn J. R Stockwell có hỏi ý kiến và đề nghị đưa X.92 cùng vợ con đi qua Hoa Kỳ. X.92 suy nghĩ hồi lâu, và quyết định:
    - Vì đã lớn tuồi nên thấy khó khăn khi đến “lập nghiệp” ở một xứ như Hoa Kỳ.
    - X.92 sẽ trở lại đời sống của người dân bình thường. Nếu bọn cộng sản có chiếm được miền Nam và giao cho chức vụ nào đó, X.92 cũng sẽ từ chối, vì đã hiểu quá nhiều về bọn chúng. Trong đó X.92 cũng không quên đề cập đến 2 đứa con, tuyệt đối không hợp tác với cộng sản.
    - Cuối cùng, X.92 tuyên bố một câu mà đến giờ này tôi hãy còn nhớ, cũng như hãy còn bị “ám ảnh” dù đã hơn 40 năm qua: “Nếu tụi cộng sản chiếm được miền Nam, tôi sẽ tự tử!”.
    Nhớ điều này, tôi không lấy gì làm lạ, khi qua định cư năm 1995, được biết X.92 đã chết trong lúc bị giam tại trại tạm giam của Bộ Công An ở Sài-gòn, mà lý do tụi cộng sản cho biết là X.92 đã tự tử!
    Với tôi, X.92 đã tự tử thật sự. Trong ngục tù Cộng sản, để giết một tên nguy hiểm như X.92, mà chỉ bị giam có 1 tháng thì hơi “rộng lượng”!
    Vâng, tự tử hay bị bức tử trong lúc bị giam là điều thường hay xảy ra trong chế độ vô nhân!
    
III/- PHẦN KẾT:
    Sau khi gặp Merle Pribbenow vào đầu năm 2010 tại Virginia, tôi rất khó xử, vì tôi cảm thấy khó có thể thỏa mãn yêu cầu. Bên cạnh đó, ngoài Pribbenow còn một người bạn của Ông, là người Mỹ cũng đến gặp và cũng yêu cầu tôi nên giúp vì ông đang viết một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam.
    Tôi cho là khó xử, vì ngoài X.92 làm việc trực tiếp với chúng tôi, còn biết bao người trong cuộc khác mà hiện còn sinh sống tại Việt Nam, nhất là trong vùng tỉnh Tây Ninh. Xem lại phần trên, trong việc điều hành công tác, từ hệ thống giao liên, nhà an toàn, hộp thư sống, hộp thư chết .v.v..., phải cần rất nhiều người mới có thể làm được. Tài liệu có trễ nãi, sách có ra chậm, vẫn là chuyện nhỏ so với sự tồn vong của những người “lính không có số quân” này.
    Trong hơn 20 năm sống ở hải ngoại, những anh chị em làm việc với tôi khi xưa, tôi không bao giờ dám quên. Tôi nhớ từng người, từng khuôn mặt buồn vui sau mỗi lần đi công tác về, đặc biệt là những người bạn, những người em, những đứa cháu không có tên trong “danh sách lãnh lương của chính phủ VNCH”.
    Suốt bao năm qua, tôi cũng đã âm thầm bằng điều kiện hạn hẹp của cá nhân, tôi cũng ráng giúp vui cho “những người không có trong danh sách” này mà không dám liệt kê để báo cáo trong mỗi độ Xuân về, Tết đến, vì báo cáo phải có tên họ, địa chỉ v.v...
    Qua cái chết của X.92, cũng như những bài học đã trãi qua trong suốt bao năm phục vụ trước 1975, tôi cảm nghĩ:
    * Chỉ có những ai thấu hiểu được Cộng Sản mới dám hy sinh để đối đầu, kể cả mạng sống của chính mình!    

    PTN.


Xem thêm về VNCH và Chiến tranh VN:

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

     Cha Nguyễn Hữu Lễ nói về Bùi đình Thi
 
                                                                                                            Cha Nguyễn Hữu Lễ nói ề Bùi đình Thi.

               envoyé :


XIN CHUYÊN LAI VÊ LM NGUYEN HUU LÊ VÀ CAC ANH EM TU NHÂN CS DUOI SU TRO MAT AC TÂM CUA BUI DINH THI VA TRÂN CHIEU QUAN. XIN MOI DOC LAI NHUNG HINH ANH DAU KHÔ CUA NHUNG TU NHÂN ? CUA LINH VA SI QUAN VNCH SAU 1975

 

Envoyé :

       TRẠI THANH CẪM ( THỜI  VIỆT MÌNH CÒN GỌI LÀ TRẠI ĐẨM ĐÙM  )

       TẠI ĐÂY , TÔI VÀ VÕ ĐĂNG NGỌC …TÙ TRÌ ĐẾN 1988…1989…..TRONG KHI TÙ MIỀN NAM MÌNH..:NHƯ ANH CHÁNH…NGHỈA…

      CHUNG…MAI. …TRAC…HOÀNG NHI …   Ở THANH HOÁ…ĐÃ VỀ MIỀN NAM TỪ 1982…

      VÌ THẾ LINH MỤC  NGUYỄN HỮU LỄ VÀ AE MÌNH CHA CON LẮM…

                 Cha Nguyễn Hữu Lễ

                               TỘI ÁC MAN RỢ CSVN: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG KẺ “BỊ CHIÊU HỒI NGƯỢC “TRONG TRẠI TÙ THANH CẨM.

 


Cha Nguyễn Hữu Lễ

KỂ CHUYỆN  Ngày 07 tháng 6 năm 2021.

TRÁI ĐẤT TRÒN, NGÀY TÔI GẶP LẠI…

PHẦN 2 MẶT TRÁI CỦA ĐỒNG TIỀN NHỮNG CUỘC GẶP LẠI TRONG NGỠ NGÀNG VÀ CAY ĐẮNG!

  +++ Tìm đọc “ Tôi Phải Sống “của Cha Nguyễn Hữu Lễ trên Google

Như tôi đã nói ở phần trên, với bản chất lưu manh và lừa đảo, người cộng sản tung ra lời hứa mù mờ “cải tạo tốt được về” như một thứ mồi để dụ dỗ một số người nhẹ dạ cố gắng cải tạo tốt. Có vài người còn muốn cải tạo “thật tốt!” Mà cách cải tạo tốt nhất là quên đi mình là ai, để rồi phản bội lại chính mình và phản bội anh em đồng cảnh. Có người còn đi tới mức tột cùng là giết chết anh em đồng cảnh tù để lập công với chế độ.

 

Lời hứa mù mờ “ cải tạo tốt được về” đó, theo tôi, là chủ trương thâm độc nhất của chế độ cộng sản VN. Nó đã gây ra bao nhiêu tác hại, khiến có những kẻ tin vào lời hứa đó đã quay ra hãm hại chính anh em đồng cảnh của mình. Những kẻ tin vào lời hứa ấy đã tự đặt mình là kẻ thù của những người anh em đồng cảnh mà chỉ vài năm trước đây là những người cùng chung chiến tuyến trong cuộc chiến oai hùng của quân dân miền Nam quyết tâm chống lại bọn quỷ đỏ tham tàn từ miền Bắc tràn vào đánh cướp miền Nam.

Lúc này vào tù, chúng đã bán linh hồn cho bọn quỷ đỏ, ra tay tiêu diệt những người anh em trước kia cùng binh chủng, cùng màu áo, cùng đơn vị và có khi là thượng cấp của mình trong quân đội bại trận miền Nam.

Và như tôi đã nói, sự đau thương và nhục nhã mà tôi đã phải chịu 13 năm trong ngục tù cộng sản, không phải là cực hình trên thân xác mà tôi đã hứng chịu, nhưng là tình trạng tuyệt vọng và nhất là khi phải chứng kiến và chịu đựng sự phản bội một cách ác độc của một vài người trong số tù chính trị miền Nam.

 

Cũng từ kinh nghiệm đó cho tôi hiểu biết hơn về lòng dạ con người. Khi con người lâm vào cảnh túng cùng và không còn được che giấu dưới những bộ y phục, những huy hiệu, cấp bậc, chức vụ trước kia, họ đã lộ nguyên hình là những con người. Khi con người sống trong cảnh đói khát và tuyệt vọng trong hơn chục năm trời, đã cho tôi rút được bài học đắng cay sau đây: “Lòng nhân đạo của con người có giới hạn, nhưng sự ác độc của loài người thì vô tận, nhất là khi sự ác độc đó được dung dưỡng và khuyến khích bởi chế độ xấu xa ác độc như chế độ cộng sản Việt Nam”.

 

Chính vì có những người đã bán linh hồn cho quỷ đỏ cộng sản để quay lại hành hạ, đánh đập và giết chết anh em đồng cảnh nên tôi có viết “ Không phải bất cứ ai ở tù chung đều là bạn tù”. Hạng người đó đã tự coi mình là kẻ thù của anh em đồng cảnh nên sau này có gặp lại nhau cũng rất ngỡ ngàng và cay đắng. Tôi xin kể hai trường hợp cụ thể sau đây.

 

TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT NGÀY TÔI GẶP LẠI TRẦN CHIÊU QUAN

Năm 1998, lúc đó tôi thường qua lại làm việc bên Mỹ. Một hôm Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam có tổ chức cuộc nói chuyện với đồng hương tại một nhà hàng ở khu Thương Xá Eden bên vùng Washington DC và mời tôi làm diễn giả. Khi bà con đã tới đông và tôi đang đứng trong hành lang với vài người chờ tới giờ khai mạc thì thấy Anh “Bảy Chà” bước tới, tay quàng cổ một người đàn ông đi về phía tôi. Tới nơi anh Bảy hỏi tôi:

 

“ Cha Lễ có biết ai đây không”?

Tôi nhận ra ngay anh ta mặc dù xa nhau hơn chục năm. Tôi đáp không cần suy nghĩ:

“Có phải Trần Chiêu Quan không”?

Anh ta gượng cười một cách bẽn lẽn và thốt lên một câu quá bất ngờ làm tôi sửng sốt:

“ Cha Lễ nhận diện kẻ thù hay thật”!

 

Câu trả lời của Trần Chiêu Quan khiến tôi bất ngờ nổi giận. Tôi chỉ tay vào mặt anh ta và gằng từng tiếng:

“ Trần Chiêu Quan! Anh coi tôi là kẻ thù thì đó là chuyện của anh. Phần tôi, chưa bao giờ tôi coi anh là kẻ thù của tôi. Anh đừng có giở cái giọng đó ra với tôi ở đây. Nơi này là nước Mỹ chứ không còn là trại tù Thanh Cẩm nghe anh Quan”.

Sau câu nói đó của tôi Trần Chiêu Quan tái mặt và lảng đi nơi khác.

 

Trần Chiêu Quan là ai?

Anh ta là một Thiếu tá Không Quân ngày trước. Vào tù Thanh Cẩm anh ta được chỉ định làm Trật tự sau khi Bùi Đình Thi mất chức. Trần Chiêu Quan làm trật tự không bao lâu thì được tha về nên chưa có dịp gây thù chuốc oán với các tù nhân trên khu kỷ luật. Lúc còn trong tù tôi cũng không biết nhiều về thành tích của trật tự Trần Chiêu Quan. Sau này khi ra tù rồi các anh em bạn tù bên Mỹ cho biết Trần Chiêu Quan cũng là một trong những tên trật tự rất hắc ám đối với anh em dưới khu tập thể.

Mặc dù tôi không biết nhiều về Trần Chiêu Quan, nhưng câu nói của anh ta trong lần gặp lại tôi tại Thương Xá Eden “ CHA LỄ NHẬN DIỆN KẺ THÙ HAY THẬT! ” tự nó đã tố cáo tâm địa của anh ta. Câu nói đó cũng vạch ra lằn ranh rõ rệt giữa Trần Chiêu Quan và các tù nhân khác trong nhà tù Thanh Cẩm.

 

Dĩ nhiên là không bao giờ tôi muốn có một cuộc gặp lại loại “bạn tù” như thế.

TRƯỜNG HỢP THỨ HAI NGÀY TÔI GẶP LẠI BÙI ĐÌNH THI (BĐT)(đã bị trục xuất và chết trên một hòn đảo thuộc Mỹ tại Thái Bình Dương ??)

Những ai đã theo dõi toàn bộ Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG chắc đã hiểu vai trò và cách hành xử rất ác độc của nhân vật Bùi Đình Thi trong chức vụ trật tự được Việt cộng ban cho ở trại tù Thanh Cẩm. Riêng đối với tôi, con người và tên tuổi của BĐT ghi khắc vào tâm khảm tôi như là hiện thân của một thứ hung thần ác quỷ, nó in sâu vào đời tôi như một hình xâm trổ thật lớn và đậm nét, không cách gì có thể tẩy xóa được.

Với vai trò trật tự được Việt cộng ban cho, BĐT đã trực tiếp giết chết hai bạn tù là các anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn. Cũng chính tên hung thần ác quỷ đó đã hành hạ tôi đến cùng cực và đẩy tôi tới tình trạng điên loạn khi hắn quyết tâm giết chết tôi trong tù cộng sản, nhưng số của tôi không chết dưới bàn tay sát nhân của hắn. Dù vậy Bùi Đình Thi đã để lại trên thân thể tôi thương tật đầy người, trong những lần hắn hành hạ tôi không bút mực nào có thể diễn tả được, trong thời gian tôi bị cùm chân trong nhà kỷ luật trại tù Thanh cẩm. Những việc này tôi đã ghi lại thật chi tiết trong các Chương 7, 8 và 9 của Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG .

 

Bùi Đình Thi mất chức Trật Tự trong trại tù Thanh Cẩm vào năm 1981, và đó là một trong hai ngày hạnh phúc nhất của tôi trong 13 năm tù, chỉ đứng sau ngày tôi được chuyển ra khỏi trại trừng giới Quyết Tiến còn gọi là trại “Cổng Trời” vào tháng 8 năm 1978. Từ đó tôi quyết tâm gạt ra khỏi tâm trí tôi hình ảnh và tên tuổi của BĐT. Tôi còn ở tù thêm 7 năm nữa tại miền Bắc.

 

Sau khi ra tù vào năm 1988, tôi vượt biên qua Thái Lan và qua định cự cư tại New Zealand vào năm 1990 theo lời mời của Giám mục Denis Browne là Giám mục giáo phận Auckland để phụ trách Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại giáo phận này.

Trong cuộc sống mới ở nước tự do này, tôi càng quyết tâm để lại sau lưng tất cả quãng đời u tối đầy máu và nước mắt của 13 năm tôi sống trong ngục tù cộng sản, trong đó có 3 năm bị cùm chân trong nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm mà trong chương 9 của Bút ký TÔI PHẢI SỐNG, tôi có viết :

“ Nhà kỷ luật của trại tù Thanh cẩm tự nó đã là địa ngục, khi có thêm trật tự Bùi Đình Thi vào nó xuống sâu hơn mọi tầng của địa ngục và đã trở thành đáy địa ngục”.

Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng, Bùi Đình Thi sẽ sống yên ổn suốt đời tại Việt Nam dưới sự che chở và bảo bọc của chế độ Việt cộng, như là cách chế độ đó thưởng công cho anh ta vì đã tận tụy hợp tác và tiếp tay với chế độ ác nhân này trong việc hành hạ và giết chết những người tù chính trị miền Nam nào mà chúng muốn tiêu diệt.

 

Bất ngờ vào một ngày của tháng 9 năm 1996, một người bạn tù Thanh Cẩm của tôi là anh Lê Sơn ở Nam California cho tôi biết Bùi Đình Thi mới qua Mỹ theo diện HO và có người gặp anh ta đi shop ở Trung Tâm Phúc Lộc Thọ. Người đó còn hỏi được địa chỉ và số phôn của anh ta. Thời gian đó tôi đang là cha xứ của giáo xứ Saint Bernadette kiêm Tuyên Úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận Auckland. Ngoài nhiệm vụ tôn giáo tôi còn đi làm việc thường xuyên ở Mỹ, Úc , Canada và một vài nước Âu Châu và nhiều nơi trên thế giới trong vai trò của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Vì công việc tôi phải di chuyển nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở Nam California và Washington DC, Hoa Kỳ.

 

QUÁ KHỨ HIỆN VỀ

Cái tin Bùi Đình Thi qua Mỹ làm tôi trở nên “bất an” vì từ 15 năm qua, hình ảnh và cái tên Bùi Đình Thi gần như không còn hiện hữu trong tâm trí tôi. Bây giờ bất ngờ có tin anh ta xuất hiện tại California khiến tôi bi cú “shock” rất nặng! Toàn bộ bức tranh địa ngục trần gian của nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm và hình ảnh rất kinh hoàng của tên hung thần Trật tự Bùi Đình Thi như là một thứ quỷ chúa (Lucifer) ngự trị trong cái địa ngục đó đột nhiên bừng sống dậy một cách mãnh liệt trong lòng tôi!

Câu mắng chửi ghê gớm của người giáo dân BĐT chửi mắng tôi là một linh mục, cách nay đã 15 năm nhưng lúc nào cũng còn văng vẵng bên tai tôi:

“Đụ mẹ mầy Lễ, tao giế..ế..ế ..t..t..t mày”.

Thêm vào đó là cái cảnh anh Đặng Văn Tiếp đang nằm quoằn quoại dưới gót chân của tên ác quỷ Bùi Đình Thi, khi hắn dậm một cách điên cuồng lên ngực, lên bụng anh Tiếp và tiếng anh Tiếp kêu to “ Chắc con chết mất Mẹ ơi!”Anh Tiếp đã chết ngay dưới chân của BĐT sau tiếng kêu đó . Sau đó là hình ảnh của Lâm Thành Văn bị Bùi Đình Thi bỏ đói ngồi gục đầu chết, trong nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm. Khi chết chân của Lâm Thành Văn vẫn còn mang cùm!

 

Các hình ảnh méo mó bệnh hoạn đó đang nhảy múa trong đầu tôi lúc bấy giờ.Rồi cái cảnh tôi điên loạn sau khi bị Bùi Đình Thi hành hạ đến tột cùng trong lần tôi cho thằng Hà cái áo. Sau những cú đòn ác hiểm của hắn tôi bị ngạt thở vì phổi bị thương quá nặng không hô hấp được. Lúc đó nằm yên một lúc, tự nhiên cơn đau đớn thái quá của thể xác cộng với sự suy nhược tinh thần và cơn uất ức làm tôi phát điên lên. Tôi không còn tự chế mình được nữa, tôi không còn nhớ mình là ai và cũng chẳng cần biết chung quanh đang có ai. Nằm ngửa trên bệ xi-măng với một chân dính vào cùm sắt, cổ tôi tắt nghẹn, máu mũi máu miệng trào ra lênh láng và nước mắt chảy ra giàn giụa. Sự tức giận quá độ đã ném tôi vào cơn điên loạn. Tôi bắt đầu lăn lộn và giật cái chân bị cùm phát ra tiếng rầm rầm… rầm rầm… rầm rầm…như con thú đang phá chuồng. Tôi gào thét nguyền rủa vang dội trong buồng: “Bùi Ðình Thi ơi! Tao thề với mày! Tao thề với mày Bùi Ðình Thi ơi! Sau này tao mà còn sống, tao sẽ tìm hết mọi cách bắt cho được mày và cả vợ con dòng dõi rắn độc nhà mày để tự tay tao mổ bụng móc gan cả dòng dõi nhà mày để tao đặt trên bàn thờ hai anh Ðặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn. Như vậy tao mới hả dạ, Bùi Ðình Thi ơi! …Bùi Ðình Thi ơi! …Bùi Ðình Thi ơi!…”

Phải một lúc lâu tôi mới hồi tỉnh lại. Khi đã trở lại bình thường tôi cảm thấy thật hối hận vì những câu nói gớm ghê độc ác đó của mình. Tôi cảm thấy mình thật sự là một kẻ yếu đuối, chưa làm chủ được chính mình như đôi khi tôi tưởng.

 

Nhân dịp viết lại câu chuyện này, tôi công khai lên tiếng xin lỗi các anh Trịnh Tiếu, Nguyễn Sỹ Thuyên và cha Nguyễn Công Ðịnh, những người đã chứng kiến sự việc và đã nghe những lời nguyền rủa độc ác của tôi. Tôi cũng xin lỗi anh Nguyễn Tiến Ðạt, một tín đồ Công giáo trẻ ở cạnh buồng tôi lúc đó, khi biết tôi bị trận đòn chí tử, Ðạt gọi sang an ủi tôi và có hỏi:

– Cậu Bảy nghĩ thế nào? Nếu sau này Bùi Ðình Thi hối cải và xưng tội, liệu Chúa có tha cho anh ta không?

Lúc đó vì đang điên tiết trong cơn tức giận đang sôi lên sùng sục, tôi đã trả lời Ðạt bằng câu nói nghịch đạo lý và phạm thượng:

– Thằng khốn nạn đó hả? Nếu Chúa không vướng chân bị đóng đinh vào Thánh giá, Chúa cũng sẽ tống cho nó một đạp rồi! Ở đó mà tha cho nó! Chắc Ðạt đâu có biết rằng, đã từ lâu tôi rất hối hận và xấu hổ vì câu trả lời đó. Trong cơn tức giận thái quá tôi đã thốt lên lời bất xứng như vậy từ cửa miệng của một linh mục. Việc này đã tạo gương mù gương xấu cho những người chung quanh, trong đó có Ðạt.

Ðáng lẽ ra lúc đó tôi phải trả lời rằng: “Nếu sau này Bùi Ðình Thi thực sự sám hối, chắc chắn Chúa sẽ tha thứ. Vì lòng nhân từ của Chúa bao giờ cũng lớn hơn tội lỗi của con người.”

 

MỘT VẤN ĐỀ CỦA LƯƠNG TÂM

Trong mấy ngày liền tôi không ăn ngủ được, nhớ lại cái cảnh tượng ghê gớm, tôi tự hỏi: “Tôi phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây?” Lúc đó tôi có cảm giác là oan hồn hai người anh của tôi bị Bùi Đình Thi giết chết sau vụ vượt ngục bất thành ngày 1 tháng 5 năm 1979 là anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn, hiện về đang kêu gào, thúc giục tôi phải có một thái độ với tên sát nhân này.

Nhiều anh em cựu tù Thanh Cẩm biết rõ tội ác của BĐT thúc giục tôi phải có hành động. Có vài người còn tính tới chuyện lấy mạng của hắn. Một điều tôi không sao hiểu được là tại sao BĐT lại quyết định làm hồ sơ qua Mỹ theo diện HO, và càng không thể hiểu được tại sao hắn lại chọn định cư tại California, nơi mà rất đông cựu tù nhân Thanh Cẩm đang sống và ai cũng biết hành vi tội ác của hắn trong nhà tù đó!

Sau mấy ngày tôi trăn trở, suy nghĩ và cầu nguyện xin Chúa cho tôi biết phải hành xử thế nào trong hoàn cảnh quá sức nghiệt ngã này. Tôi mở sách Kinh Thánh ra đọc để tìm sự thanh tịnh cho tâm hồn. Tôi tìm đọc những đoạn Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ cho kẻ thù, đặc biệt là ở Phúc Âm Luca đoạn 6 câu 27 như sau: “ Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em”.

Tôi nghiền đi ngẫm lại đoạn Phúc âm này rất nhiều lần…Tôi trăn trở mãi và giằng co rất nhiều vì đoạn Phúc âm này trong mấy ngày liền. Lúc bấy giờ tôi nghiệm thấy có quãng cách rất xa giữa việc đọc Lời Chúa và việc đem ra thực hành Lời Chúa. Đọc Lời Chúa thì dễ còn thực hành Lời Chúa dạy, thật không dễ chút nào. Nhất là khi Chúa Giêsu dạy tha thứ cho kẻ thù. Mà kẻ thù đó lại là tên hung thần ác quỷ Bùi Đình Thi, một con người đã cho tôi đủ cơ sở để viết câu này trong Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG: “ Lòng nhân đạo của con người thì có giới hạn nhưng sự ác độc của con người thì vô tận, nhất là khi sự ác độc đó lại được khuyến khích và cổ vũ bởi chế độ ác độc như chế độ cộng sản Việt Nam”. Thật khó cho tôi vô cùng! Tôi cầu nguyện rất nhiều trong mấy ngày đó.

 

MỘT QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN

Cuối cùng tôi quyết định tha thứ, vì chỉ có sự tha thứ toàn diện và vô điều kiện mới giải quyết được vấn đề lương tâm trong lòng tôi trước hoàn cảnh này! Tôi bàn với hai bạn tù Thanh cẩm người Công giáo là Lê Sơn và Nguyễn Tiến Đạt, về quyết định tha thứ này.

Chiều tối ngày 8 tháng 9 năm 1996, có Nguyễn Tiến Đạt tại nhà Lê Sơn ở Fullerston, Nam California, chúng tôi bắt đầu thực hành quyết định tha thứ nói trên. Anh Đạt cầm điện thoại lên gọi Bùi Đình Thi, sau khi nói chuyện mấy câu, Đạt nói : “ Anh Thi, có người muốn nói chuyện với anh nè” và trao điện thoại cho tôi. Tôi cầm điện thoại lên mở lời: “Chào anh Thi, tôi là thằng Nguyễn Hữu Lễ ở trại Thanh Cẩm ngày trước đang gọi anh đây”. Đầu dây bên kia yên lặng một lúc khá lâu. Chợt tôi nghe tiếng: “Cha Lễ đó hả Cha?” Tôi quá bất ngờ với lối xưng hô của Bùi Đình Thi đối với tôi. Câu nói của Bùi Đình Thi khiến cho hai hàng nước mắt tôi tự nhiên rơi xuống, vì tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi còn nghe được cái tiếng “CHA” nơi cửa miệng của Bùi Đình Thi nữa nhưng cái câu “ Đụ mẹ mầy Lễ tao giêt.t.t mày”lúc nào cũng văng vẵng bên tai tôi.

Sau cú điện thoại này, ý định tha thứ cho Bùi Đình Thi lại càng mạnh hơn trong lòng tôi. Tôi nói là tôi sẽ đến thăm và anh ta hẹn vào 6 giờ chiều ngày mai.

 

Hôm sau là ngày 9 tháng 9, năm 1996, tôi đi với Lê Sơn và Nguyễn Tiến Đạt tới gặp Bùi Đình Thi. Anh Đạt có ẵm theo con gái là cháu Linh, lúc đó khoảng 3 tuổi. Tôi muốn có người chứng kiến cảnh này, hơn nữa tôi nghĩ rằng phải có hai anh bạn đi bên cạnh, tôi mới thấy an toàn, vì lúc này tôi vẫn còn rất kinh sợ Bùi Đình Thi. Sự sợ hãi vẫn còn ám ảnh tôi mãi vì những năm trong nhà kỷ luật trại tù Thanh cẩm, lúc đó mỗi khi Bùi Đình Thi gọi tới tên tôi là tôi bị sợ đến nỗi són cứt đái ra quần!

Lúc đó gia đình Bùi Đình Thi sống trong khu vực nhà của chánh phủ, gồm có nhiều dãy nhà thấp nằm song song với nhau, chia ra từng căn nhỏ. Giữa hai dãy nhà là lối đi tráng xi-măng có bề rộng chừng 4 thước. Lối đi này xe hơi không vào được nên chúng tôi phải đỗ xe ngoài đường cái và đi bộ vào theo địa chỉ anh đã cho. Khi đó trời đã nhá nhem tối.

Từ xa nhát thấy Bùi Đình Thi đang ngồi chồm hổm trên đường xi-măng đợi, tôi sợ và lên tiếng dặn anh Lê Sơn và Đạt lúc nào cũng đi bên cạnh tôi đề phòng có gì bất trắc xảy ra thì phải can thiệp ngay. Gần đến nơi tôi thấy Bùi Đình Thi mặc áo thun trắng cổ tròn tay ngắn và quần tây màu đen, áo cho vào quần. Lúc này trông anh ta đã già đi khá nhiều sau một thời gian lâu không gặp. Nét mặt anh ta đanh lại trông thật khắc khổ và nét dữ tợn hung ác càng hiện ra rõ ràng hơn. Có lẽ đã đợi lâu nên anh ta ngồi xuống cho đỡ mõi chân . Đó là lần tôi gặp lại “cố nhân” sau 15 năm .

 

Lúc đó tôi vẫn sợ Bùi Đình Thi có thể trong thế bí sẽ làm liều. Biết đâu, trong tay của tên hung thần ác quỷ này có thủ sẳn con dao hay vũ khí gì để giết người phi tang. Hoặc nhân cơ hội này anh ta sẽ thực hiện câu nói: “ Đụ mẹ mày Lễ, tao g-i-ế-ê- t-t-t mày…” năm xưa! Tôi tự trách mình sao mà tôi quá dại dột, đáng lẽ không nên hẹn trước với Bùi Đình Thi. Tốt nhất là chúng tôi nên tới gặp anh ta một cách bất ngờ sẽ an toàn hơn vì một con người như Bùi Đình Thi, thì hành động ác nhân nào mà anh ta chẳng dám làm!

Thấy chúng tôi đi tới, Bùi Đình Thi đứng lên. Tôi liếc nhìn rất nhanh đôi tay anh ta, thấy không có vũ khí gì nên tôi yên tâm đưa tay ra bắt tay anh ta. Khi Bùi Đình Thi nắm bàn tay tôi, bất ngờ và một hiện tượng rất lạ lùng xảy ra!

 

ẢO GIÁC KINH HOÀNG

Tôi có cảm giác như người bị điện giật, làm tôi bị say xẩm mày mặt! Tôi bị hoa mắt, cảnh vật quay cuồng khi nhìn thấy lờ mờ cánh tay của Bùi Đình Thi nhuộm đầy máu me đỏ lòm! Máu tươi chảy dài từ cùi chỏ xuống bàn tay của anh ta và rơi từng giọt…từng giọt… từng giọt…xuống nhuộm đỏ mặt con đường tráng xi-măng. Toàn là máu tươi! Và đó chính là máu của tôi! Đó chính là máu từ miệng và mũi của tôi đã trào ra lênh láng trong lần Bùi Đình Thi đánh tôi dập nát một lá phổi, trong vụ tôi cho thằng Hà cái áo vàng trong nhà Kỷ luật trại tù Thanh Cẩm vào năm 1979!

Bất ngờ cảnh vật mờ ảo trước mắt và tôi ngất đi không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi bị chao đảo và ngã ngồi bệt xuống đường. Lê Sơn và Đạt mỗi người kè tôi một bên, nâng tôi lên và lấy dầu xoa vào mũi và hai bên thái dương cho tôi. Tôi đứng lên ôm lấy vai anh Lê Sơn một lúc lâu mới hoàn hồn.

Lúc bấy giờ cả 4 người chúng tôi không ai nói lời nào. Khi tôi tỉnh lại, rút khăn tay ra chậm mồ hôi ướt đẫm áo và trên mặt.

Bùi Đình Thi đưa chúng tôi vào căn nhà nhỏ và thấp. Lạ một điều là trong nhà tối om chỉ có một bóng đèn điện dưới bếp. Thấy cảnh tối om tôi lại sợ nên yêu cầu anh ta đưa đèn lên phòng khách cho sáng. Trong khi đó Bùi Đình Thi bảo bà vợ đưa lên ba ly nước coca-cola.

Chúng tôi ngồi xuống chung quanh cái bàn giữa nhà, tôi ngồi đối diện với Bùi Đình Thi, ở giữa là anh Lê Sơn ẳm bé Linh, còn Đạt thì đứng cầm máy chụp hình. Bùi Đình Thi ngồi yên lặng khoanh hai tay đặt lên bàn cúi đầu xuống thấp, không bao giờ ngước lên nhìn thẳng vào tôi. Đây là lần đần tiên tôi ngồi đối diện thật gần với Bùi Đình Thi, lúc này có dịp nhìn rỏ anh ta từng chi tiết tôi mới nhận thấy hết cấu trúc của một con người độc ác thể hiện ra trên từng chi tiết trên cơ thể của anh ta.

Tóc anh ta thưa, mặt dài, xương xẩu và nám đen. Phần trên trán to nhưng thon nhỏ lại ở càm. Hai gò má nhô lên cao và cái miệng thật là kinh dị. Hai cái môi anh ta không giáp mí nhau và lúc nào cũng nhơm nhớp nước bọt. Anh ta có thói quen thỉnh thoãng lè lưỡi liếm hai bên khóe mép. Hai cánh tay gân guốc và dài nhằng của anh đặt trên mặt bàn, các ngón tay dài gút mắt và bẩn thỉu, đầu các ngón tay có vành đen vì móng dài chưa cắt, bên trong bám đầy đất cát. Tôi nhớ lại cái bàn tay có những ngón dài ngoằn dị dạng và kinh tởm đó đã từng nhuộm đẩm máu của tôi và của nhiều người tù trong tại tù Thanh Cẩm. Có lẽ máu của tôi là nhiều nhất. Bàn tay này là hình ảnh tiêu biểu của kẻ sát nhân. Đây là con người mà tôi kinh hãi nhất trong kiếp làm người của tôi, bây giờ đang ngồi yên cúi gầm đầu trước mặt tôi. Lúc đó vợ của Bùi Đình Thi cũng bước tới đứng sau lưng anh ta.

 

CUỘC ĐỐI THOẠI DUY NHẤT

Vì không có chuyện gì để nói với nhau nên tôi vào đề ngay:

– Anh Thi! Tôi biết là anh không thể nào quên được những gì anh đa gây ra cho tôi và các anh em khác trong nhà tù Thanh Cẩm. Tôi đến đây là để tha thứ cho anh rồi. Nhưng, có một điều tôi muốn hỏi anh: ” Đây là một thắc mắc lớn đã ám ảnh tôi trong mười mấy năm qua. Xin anh cho biết tại sao anh quyết tâm giết tôi? Trong khi anh đã giết chết anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn, tôi nghĩ bao nhiêu đó anh đã đủ lập công với chế độ Việt cộng rồi. Giữa tôi với anh không thù không óan, không hề biết nhau trước khi vào tù. Hơn nữa, tôi là một linh mục còn anh là một giáo dân, vậy tại sao anh quyết tâm giết tôi”?

Bùi Đình Thi ngồi yên, cúi gầm đầu một lúc, sau đó ngẩn đầu lên nhưng không nhìn tôi, chỉ nói:

– Thưa Cha, con khó nói lắm.

Tôi trả lời:

– Nếu anh không nói được thì tôi không ép. Nhưng điều thắc mắc này sẽ theo tôi xuống mồ.

Trong lần đó tôi cũng nói với Bùi Đình Thi là anh phải tới quỳ lạy trước bàn thờ và di ảnh của anh Đặng Văn Tiếp để xin tha tội. Tôi có cho số điện thoại của anh Đặng Văn Thụ là em của anh Tiếp ở Maryland.Sau này được biết Bùi Đình Thi có gọi anh Thụ xin tới nhà để lạy bàn thờ anh Tiếp, nhưng anh Thụ từ chối và nói: “

Xin hãy để cho hương hồn anh tôi được nghỉ yên!

Chỉ khoảng mười lăm phút sau tôi đứng lên từ giã . Ba ly coca-cola vẫn còn nguyên không ai động tới. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên và duy nhất giữa tôi và Bùi Đình Thi. Anh Đạt có đem máy chụp hình theo để chụp hình làm kỷ niệm trong dịp này, vì tôi muốn có hình đó. Trong hình, một tay tôi bắt tay Bùi Đình Thi và tay kia quàng cổ anh ta.

 

Lê Sơn ẵm cháu Linh đứng bìa phải còn vợ BĐT đứng bên trái đang tươi cười vịn lên vai tôi. Đối với người khác bức hình này rất bình thường, nhưng đối với tôi đây là một bức hình lịch sử của cuộc đời tôi. Biến cố ngày tôi đến gặp và tha thứ cho tên sát nhân Bùi Đình Thi, một con người đã quyết tâm giết chết tôi trong nhà tù cộng sản.

Sau lần đến gặp và tha thứ cho Bùi Đình Thi một cách vô điều kiện đó, trong lòng tôi mới được thảnh thơi.

Nhân viết lại chuyện này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc tư tưởng sau đây. Cảnh tôi gặp lại Bùi Đình Thi tại California sau 15 năm, khi mà hoàn cảnh và vị thế xã hội của hai người đã đổi khác, đã cũng cố thêm cho câu người đời thường nói “Trái Đất Tròn”. Vì “ Trái Đất Tròn” nên mỗi người chúng ta, nhất là những người hiện đang có quyền thế, phải biết hành xử với những người khác thế nào, nhất là kẻ đang sa cơ thất thế, để sau này nếu có gặp lại sẽ không có cảnh ngỡ ngàng, nặng nề cay đắng và khó xử như cảnh Bùi Đình Thi ngồi khoanh tay cúi gầm đầu trước mặt tôi trong lần tái ngộ.

Phần tôi cũng rất khổ tâm khi phải ngồi đối diện với Bùi Đình Thi, một con người mà tôi không bao giờ muốn gặp lại. Ước mong rằng, chuyện xảy ra cho tôi sẽ là bài học cho những người khác, nhất là cho những ai đã theo dõi Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG.***

 

Toàn bộ câu chuyện “NGÀY TÔI GẶP LẠI BÙI ĐÌNH THI” tôi có ghi lại ở Video 42/42 trong Sách Nói TÔI PHẢI SỐNG. Mời các bạn click vào Link bên dưới để theo dõi.www.youtube.com/watch?v=dUxchKD_WMw .

Trước khi dứt lời tôi muốn cám ơn cháu Phan Liên một lần nữa vì đã gợi ý để tôi có dịp trình bày lại toàn bộ bức tranh “ Trái Đất Tròn” về hoàn cảnh trong tù cộng sản và những tình tiết chung quanh mà không mấy người bên ngoài có dịp để biết.

        LM NGUYỄN HỮU LỄ


Bùi Đình Thi, giữa đường trở lại quê hương
Saturday, September 03, 2011 7:59:40 PM
blank


Huy Phương

blank

Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi người tù “cải tạo” đầu tiên đặt chân đến Mỹ, và từ đó đến nay, ngay cả những đứa cháu nội ngoại của những người tù chính trị năm xưa cũng đã tốt nghiệp đại học, cái tên Bùi Đình Thi hầu như đã trôi vào quên lãng, không còn ai nhắc nhở đến. Nhưng vào những năm đầu của thập niên 1990, cộng đồng Việt Nam, nhất là những cựu viên chức VNCH, những người đã trải qua những giai đoạn tù đày dưới chế độ Cộng Sản với mỹ danh là trại cải tạo, đều lưu ý theo dõi bản án của người tù “thi đua” trong trại tù Thanh Cẩm với tội hành hạ bạn tù, đã bị tòa án di trú San Pedro, California, công bố lệnh trục xuất về Việt Nam vào cuối Tháng Tư, 2004. Trong khi chờ thỏa hiệp của hai chính phủ Việt Nam và Hoa kỳ, ông Bùi Đình Thi bị đưa đến trại giam của cơ quan di trú trên đảo Quần Đảo Marshall (Republic of the Marshall Islands) và sống tại đây cho đến khi ông qua đời. Tôi độ chừng, Bùi Đình Thi mất vào khoảng năm 2006 hay 2007, vào thời điểm Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có Thỏa Hiệp Trục Xuất, được hai bên ký kết vào ngày 22 Tháng Giêng, 2008. Khoảng năm 2006 tình cờ có đến nhà sách Tú Quỳnh ở Bolsa, tôi thấy một gói sách sắp được gửi đi cho người đặt mua là Bùi Đình Thi, đó là thời gian ông được đưa ra đảo Marshalls.

Bùi Đình Thi qua đời lúc nào không ai hay biết, có lẽ chỉ gia đình ông mới được thông báo mà thôi! Ngay cả ông Alan E. Fowler, bộ trưởng Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Marshalls Islands, cũng trả lời bà Hà Giang báo Người Việt một câu vô trách nhiệm: “Tôi không rõ ông qua đời lúc nào.”

Tin Bùi Đình Thi qua đời đã dấy lại một dư luận lên án Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, một nạn nhân của sự tàn bạo mất hết tính người của Bùi Đình Thi, người đã đánh chết hai người bạn tù thân thiết của ông ngay trước mắt ông. Khoảng năm 1993, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ từ New Zealand đã viết những loạt hồi ký đăng trên tuần báo Sài Gòn Nhỏ kể lại những chuyện đã xẩy ra trong trại tù “cải tạo” Thanh Cẩm ở Bắc Việt, khi Bùi Đình Thi là tên “thi đua“cho trại, lạm dụng quyền hành hay được bọn cai tù làm lơ, để cho y tra tấn và đánh đến chết những người vượt trại, trong đó có cựu Dân Biểu Đặng Văn Tiếp, và một tù nhân khác tên là Lâm Thành Văn, và sau đó để cho ông Văn chết đói. Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một nạn nhân còn sống sót sau những trận đòn điên cuồng, khát máu của Bùi Đình Thi và ông thề “Tôi Phải Sống” như nhan đề tập hồi ký của ông, để trả món nợ máu này.

Nhưng sau đó, khi sang Hoa Kỳ, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ đã đến thăm gia đình Bùi Đình Thi, tỏ ý tha thứ cho Thi và chụp hình chung thân mật với gia đình Thi. Liệu chúng ta đã chịu cảnh tra tấn, đánh đập tàn nhẫn bởi một tên coi tù độc ác như vậy, chúng ta có làm được một hành động như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ không? Và còn những cái chết oan khuất của những người bạn tù khác, ai trả mạng sống cho họ? Trước khi chúng ta đòi hỏi sự bác ái, tha thứ, xã hội cần phải có sự công bằng. Bùi Đình Thi đã giết người dưới sự che chở của cộng sản, lại được lên một chuyến tàu với những nạn nhân khổ đau của cộng sản, thế gian này đâu còn lẽ công bằng!

Tại tòa án San Pedro, chúng ta cũng biết nguyên đơn là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, một người chuyên tranh đấu cho nhân quyền, cũng là giám đốc Boat People SOS có trụ sở tại Virgina, đã tố cáo các hành vi của ông Thi với Sở Di Trú Hoa Kỳ và Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ chỉ là một trong những nhân chứng của vụ án. Liệu chúng ta có thể nói ngược lại những gì đã xẩy ra trong trại Thanh Cẩm để làm nhẹ tội cho một người có những hành động như Bùi Đình Thi hay không? Phải là một người tù trong trại tập trung của Việt Cộng, trải qua những ngày khốn khổ, đói rét và nhất là dưới sự đối xử tàn bạo của bọn cai tù và với sự tiếp tay hà khắc của bọn “thi đua,” “đội trưởng,” bọn “cáo mượn lốt hùm,” đánh đập, chèn ép khiến để những bạn tù của chúng ta phải tự tử, mới hiểu biết những gì chúng ta đã được nghe tường thuật lại từ địa ngục Thanh Cẩm. Nhưng không có trại tù nào xẩy ra việc “thi đua” đánh bạn tù đến chết như trường hợp Bùi Đình Thi và cuối cùng nạn nhân cũng như thủ phạm cũng mang nhãn hiệu “tị nạn” đến Hoa Kỳ như nhau. Chúng ta không thể chê trách gì Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ. Có những phiên tòa mà cha mẹ nạn nhân bị giết chết xin tòa giảm án cho thủ phạm, nhưng cũng có những phiên tòa gia đình nạn nhân đòi bản án tử hình. Gia đình chúng ta có hứng chịu nỗi đau khổ oan khuất như gia đình cựu Dân Biểu Đặng Văn Tiếp và Giáo Sư Lâm Thành Văn chưa? Sau khi ra tù, Bùi Đình Thi và chúng ta đều được định cư tại Mỹ, sống cuộc đời tự do no ấm, thì các nạn nhân chỉ còn là những nắm xương lạnh lẽo trong những nấm mồ xiêu lạc trên đất Bắc, vậy chúng ta đi đòi hỏi công bằng bác ái cho ai trên trái đất này?

Trong hàng nghìn trại tù của cộng sản trên đất nước, không phải chỉ riêng ở Thanh Cẩm mới có tù vượt trại. Tại Hoàng Liên Sơn, Đại Úy Trần Văn Cả đã vượt trại ba lần, lần thứ ba với những người tù hào kiệt như Lê Bá Tường (BK Dù), Đặng Quốc Trụ (K.20 Đà Lạt), Vương Mộng Long (BĐQ Biên Phòng), dù bị bọn coi tù đánh đập tàn nhẫn họ đã trở về nguyên vẹn hình hài, vì may mắn trong những trại này không có ai là Bùi Đình Thi, người cùng chiến tuyến làm “trật tự-thi đua.” Vậy thì chúng ta đừng lấy chuyện gói muối, sợi dây để “đổ tội” cho những người này hay người khác. Những ai chưa chịu cảnh tù đày, khốn khổ và sống trong tột cùng địa ngục, xin đừng rao giảng nhân nghĩa, bác ái và dạy người khác phải thương yêu, tha thứ.

Khi nghe tin Bùi Đình Thi sẽ bị tống xuất về Việt Nam và gia đình không can dự, nhiều ý kiến cho rằng đáng lẽ gia đình Bùi Đình Thi cũng phải liên lụy vì chính chiếc vé nhập cảnh gian dối của Thi đã đưa toàn gia đình đến Mỹ bất hợp pháp, chính ở điểm này chúng ta mới thấy nước Mỹ nhân đạo dường nào. Mặt khác, trong khi chúng ta có bao nhiêu người tù “cải tạo” năm xưa hăm hở trở lại thăm Việt Nam, thì việc Bùi Đình Thi “bị” trả về Việt Nam với một “hậu cứ” tám đứa con ở Mỹ, đâu còn là một hình phạt.

Tuy vậy, mọi việc không xẩy ra như gia đình Bùi Đình Thi mong muốn và như chúng ta đã tưởng. Trong một “trại tập trung” của cơ quan di trú Mỹ, thì cũng là một trại tù, trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, giữa đường từ Hawaii đến Úc, trong một quốc gia xa lạ mà hầu hết chúng ta mới nghe tên lần đầu, Republic of the Marshall, Bùi Đình Thi đã không về tới được quê hương, đành chết ngậm ngùi, trong nỗi tuyệt vọng như người tù Papillon trên hoang đảo ngày nào.

Nhân vật phải gánh chịu nhiều nỗi đau nhất trong tấn thảm kịch này chính là chị Bùi Đình Thi, người vợ tù đã bao năm nuôi con, tiếp tế cho chồng, cuối cùng phải sống trong sự tủi nhục, khép kín, xa lánh cộng đồng vì búa rìu dư luận bởi những hành động của chồng.

Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.


Thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường: ‘Lời xin lỗi chưa trọn vẹn’

Cát Linh, RFA
Share o­n WhatsApp
AP_106175065605_960.jpgNgười phụ nữ khóc than trên xác người chồng của mình được tìm thấy trong số 47 người trong một mộ tập thể ở Huế hôm 11/4/1969
 AP

Tài liệu:

Giải khăn Giải khăn sô cho Huế

Thuỵ Khuê phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ký ức Mậu thân 68 và lời cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất – Phỏng vấn nhà văn Trần Nguyên Vấn

Trong đó, ông thể hiện rõ niềm tin của ông về sự vô can của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968. “Tôi tin anh Tường không dính líu gì đến Mậu thân Huế 1968, dính líu tới cuộc thảm sát lại càng không.”

Đây cũng chính là lý do ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đề cập ngay phần đầu của lá thư, viết rằng: “Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968.”

“Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.”

Video cuộc phỏng vấn

Qua bài chia sẻ của mình, nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết ông đã rất bế tắt trong việc giải toả tội trạng cho Hoàng Phủ Ngọc Tường về nội dung chia sẻ trong đoạn video phỏng vấn năm đó. Cho đến chiều ngày 23 tết, tức ngày 08/02/2018, ông nhận được lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” do ông Tường nhờ đăng hộ.

Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Tôi không muốn nói về chuyện này nữa. Tôi muốn chấm dứt chuyện này. - Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Ngay sau khi lá thư Mậu Thân của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường được nhà văn Nguyễn Quang Lập công bố, đã có rất nhiều phản ứng từ dư luận nhằm phản hồi nội dung lá thư và cả với phần chia sẻ của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Điều này được ông xác nhận là ông biết trước sự việc sẽ diễn ra như thế.

Tuy nhiên, ông từ chối bình luận thêm nữa vì muốn chấm dứt câu chuyện về lá thư.

“Tôi không còn gì để nói thêm nữa. Tôi không muốn nói về chuyện này nữa. Tôi muốn chấm dứt chuyện này.”

Lời cuối cho câu chuyện buồn

Nội dung thư chưa đúng

Khi được hỏi về tâm ý trong lá thư ấy, một người được biết đến là nhân chứng lịch sử của trận Mậu Thân năm đó, Linh mục Phan Văn Lợi cũng cho rằng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn đính chính lại nội dung trả lời phỏng vấn cho bộ phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968.

Trong lá thư, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận những chi tiết ông nhắc đến trong bộ phim là không sai, nhưng sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là ông, mà là ông ghe những người bạn kể lại.

Ông viết: “Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.”

Cụ thể hơn, Linh mục Phan Văn Lợi cho biết có những chi tiết khác không đúng sự thật trong nội dung lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường.

“Thư đó nói rằng đã dội bom 1 cái bệnh viện gần Đông Ba và có 200 người chết. thời đó tôi đã 17, 18 tuổi rồi. Tôi biết rằng cả cái khu Đông Ba đó không có cái bệnh viện nào lớn cả. Khu Đông Ba đó là 1 cái chợ sát bên bờ sông. Bệnh viện là bệnh viện Huế, bệnh viện Quân đội Nguyễn Tri Phương. Đó là điểm thứ 1.

Điểm thứ 2 là ngay năm 1968, sau biến cố đó tôi có nghe nhiều linh mục giáo sư của tôi trong chủng viện nói với tôi ông Hoàng Phủ Ngọc Tường từng ngồi ghế Chánh án Toà án nhân dân. và sau đó tôi cũng đọc được nhiều tài liệu là ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế Toà án nhân dân tại thành phố Huế trong biến cố tết Mậu Thân.”

Ông này cũng chỉ là 1 hạt cát trong dòng chảy của người Cộng sản tạo ra. Không phải những tội lỗi nhỏ của họ mà có thể tạo ra một dòng thác lũ. - Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức

Và đặc biệt hơn, ở 1 góc độ khác, Linh mục Phan Văn Lợi nhận thấy 1 vấn đề khác chưa được nhắc đến trong lá thư, mà ông cho rằng đó mới chính là cốt lõi của sự sám hối. Ông nói:

“Cả 1 quá trình dài đi theo Cộng sản, cho đến bây giờ ông đã thấy bộ mặt của Cộng sản, nhưng ông không hề tỏ ra 1 thái độ đối với lý tưởng sai lạc mà ông ta đã đi theo. Ông chỉ nhận lỗi là dùng đại danh từ ‘tôi’. Ông không có thái độ thích hợp và chỉ xin lỗi cho chuyện giết oan mà thôi. Trong khi đó chính chế độ Cộng sản là 1 tội ác cho dân tộc, gây biết bao tang thương cho đất nước, không chỉ trong vụ Mậu Thân mà cho đến tận hôm nay.”

Nhận xét về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong biến cố Mậu Thân nói riêng và trong chế độ Cộng sản nói chung, nhà triết học, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, từ Hà Nội, cũng có nhận xét tương tự.

“Ông này cũng chỉ là 1 hạt cát trong dòng chảy của người Cộng sản tạo ra. Không phải những tội lỗi nhỏ của họ mà có thể tạo ra một dòng thác lũ.”

Khi ngôn từ, tâm ý, cách hành văn trong lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường khi được trưng ra công luận thì không tránh được những mổ xẻ, phân tích đúng sai. Luật sư Lê Công Định có ngay bài viết chỉ ra những chi tiết ông cho là không đúng. Trong đó, ông nhắc đến việc ông Tường dùng chữ “quân nổi dậy” để đổ lỗi cho người dân địa phương ở Huế.

Linh mục Phan Văn Lợi tuy cũng thừa nhận ông Tường có sự sám hối khi nói rằng “quân nổi dậy đã giết oan’, nhưng cũng như luật sư Lê Công Định, ông phản đối việc cho rằng đó là “quân nổi dậy”. Ông nói:

“Chúng ta đừng quên là không phải ‘quân nổi dậy’mà là các cán binh cộng sản miền Bắc được sự phối hợp của các Việt cộng nằm vùng ở miền Nam để giết dân, chứ không phải cuộc nổi dậy của nhân dân.”

Ông kết luận đó không phải là sự sám hối chân thành.

Và đối với ông, đó là lời xin lỗi chưa trọn vẹn.

Chúng ta đừng quên là không phải ‘quân nổi dậy’mà là các cán binh cộng sản miền Bắc được sự phối hợp của các Việt cộng nằm vùng ở miền Nam để giết dân, chứ không phải cuộc nổi dậy của nhân dân. LM Phan Văn Lợi

Tha thứ hay không thể quên?

50 năm, thời gian ghi đậm 1 đời người. Khi biến cố Mậu Thân ở Huế 1968 đã được lịch sử gọi là nỗi tang thương lớn của cả dân tộc thì liệu 1 lá thư với nội dung được cho là sám hối sau 50 năm có đủ để xoá nhoà hay không? Đặc biệt là hàng năm, có những lễ hội mừng chiến thắng vẫn diễn ra trên đất nước.

Facebook Ngô Trường An, cũng là một nhân chứng của Huế 1968 viết rằng:

“Tôi đã quên mọi chuyện dần theo thời gian. Nhưng hàng chục năm gần đây thì không sao quên được nữa! Họ buộc tôi phải nhớ về quá khứ đau thương đó. Hằng năm, họ cho người đăng báo hoặc lên sóng nhắc lại chuyện Mậu Thân. Họ thanh minh cho mình, nhưng không chứng minh cho những người chết tức tưởi kia bị tội gì. Thậm chí, họ còn tổ chức ăn mừng trên hàng chục vạn xác người đã ngã xuống. Như thể họ xem tiêu diệt được hàng vạn người kia là thành tích hào hùng của họ. Vậy thử hỏi, những vong hồn chết oan ức kia liệu có siêu thoát được không và những người trong cuộc bị tan gia bại sản có quên đi được không?”

Sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập công bố lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, trả lời truyền thông hải ngoại, ông có chia sẻ rằng:

"Thời này nên chia sẻ, thông cảm với nhau là chủ yếu. Nếu không thì vĩnh viễn không bao giờ có chuyện hòa hợp."

"Qua chuyện công bố thư của ông Tường, tôi thấy tình hình này khó hòa hợp lắm."

Phản ứng của dư luận trong những ngày qua đã có thể cho thấy hoà hợp là dễ hay khó. Hay nói 1 cách khác, “Dải khăn sô cho Huế” vẫn đọng mãi trong ký ức của người dân đất thần kinh, không thể xoá nhoà. Những gì họ chia sẻ đã nói lên, để nhận được sự tha thứ, không có gì khác hơn, đó là minh bạch:

“Xin hãy để yên cho chúng tôi được quên đi quá khứ! Xin hãy tưởng niệm và nguyện cầu cho hàng vạn đồng bào vô tội chết tức tưởi để vong hồn họ sớm được siêu thoát. Xin hãy một lần minh bạch công bố do đâu và vì sao lại có biến cố Mậu Thân. Chỉ một lần thôi để rồi quên đi tất cả.”




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 568 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 559 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 463 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 444 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 421 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 371 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 369 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 355 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 329 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 320 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.