Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24666856

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 18.03.2024 22:14
Đại ngu quốc nhục: CSVN đồng tài trợ với Trung Quốc cho trụ sở mới của Bộ Quốc phòng Campuchia để cùng xâm lăng đồng hóa VN
30.12.2021 16:39

Ngậm bồ hòn làm ngọt, CS Việt Nam đồng tài trợ với Trung Quốc cho trụ sở mới của Bộ Quốc phòng Campuchia để cùng tấn công lưỡng đầu thọ địch

Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận Huân chương Hữu nghị hạng Mahasena của Vương quốc  Campuchia

Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen trao Huân chương Hữu nghị hạng Mahasena cho đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Lễ khánh thành trụ sở mới của Bộ Quốc phòng Campuchia vào ngày 29/12/2021.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Võ Minh Lương, vừa dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam sang Campuchia dự Lễ khánh thành trụ sở mới của Bộ Quốc phòng nước này ở thủ đô Phnom Penh vào ngày 29/12.

Theo báo Quân Đội Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam – thì đây là dự án do Bộ Quốc phòng Việt Nam tài trợ kinh phí và được khởi công xây dựng kể từ năm 2018. Tuy nhiên, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc tường thuật buổi lễ khánh thành cho biết thêm rằng dự án cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc.

Tờ báo dẫn lời Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành rằng “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các bên liên quan ở cả khu vực công và tư, cũng như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã hỗ trợ cho dự án này”.

Thủ tướng Hun Sen nói việc xây dựng trụ sở mới đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của Campuchia và nhu cầu về nơi một nơi làm việc tử tế cho Bộ Quốc phòng nước này.

Cơ sở mới được xây dựng từ tháng 6/2018 và hoàn thành vào tháng 10/2021, bao gồm một tòa nhà sáu tầng và một không gian bên ngoài lớn với các tiện nghi chức năng, trong đó có một địa điểm họp báo và một khán phòng lớn có thể chứa hơn 1.000 người cho các sự kiện quốc gia và quốc tế. Trên nóc tòa nhà có một sân bay trực thăng trị giá khoảng 30 triệu đô la Mỹ, Tân Hoa Xã dẫn lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết.

Tòa nhà được xây dựng bởi Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đô thị Đường sắt Trung Quốc (CRUCG), là công ty con 100% vốn của Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, tập đoàn vừa đã thi công dự án đường sắt Lào Trung, là dự án trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, cũng vừa được khánh thành và đi vào hoạt động.


Tại buổi lễ, Thủ tướng Hun Sen đã thay mặt Quốc Vương Campuchia trao tặng Huân chương Hữu nghị Mohasena cho Thứ trưởng Võ Minh Lương, mà theo tờ Quân Đội Nhân Dân, là để “thể hiện tình cảm, sự ghi nhận đối với sự hỗ trợ, hợp tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Bộ Quốc phòng Campuchia thời gian qua; đồng thời là sự động viên đối với bộ Quốc phòng Việt Nam để tiếp tục góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai quân đội”.


Giới phân tích và quan sát quốc tế cho rằng Hà Nội thời gian gần đây đang nỗ lực giành lại ảnh hưởng đối với hai đồng minh lịch sử của mình là Lào và Campuchia, hai quốc gia đang ngày càng ngả về phía Trung Quốc trong những năm gần đây.


Theo tờ Asia Times, kể từ giữa những năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở cả Campuchia và Lào, đồng thời là đồng minh chính trị ngày càng quan trọng của cả hai quốc gia này.


Theo một tuyên bố gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước này, Trung Quốc đã đầu tư tích lũy khoảng 16 tỷ USD vào Lào kể từ năm 1989. Nhiều đập thủy điện gây tranh cãi của Lào đã được Bắc Kinh xây dựng và chi trả, và các tỉnh phía bắc của Lào hiện đang phụ thuộc nhiều vào vốn của Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng trở thành nhà đầu tư chính vào Campuchia vào khoảng năm 2014, giúp phát triển phần lớn cơ sở hạ tầng yếu kém của nước này giữa lúc quan hệ giữa Campuchia và Mỹ ngày càng xấu đi vì những cáo buộc của Washington cho rằng Phnom Penh có kế hoạch cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia, một động thái mà về cơ bản sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược ở Biển Đông.


Với việc Campuchia đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, nhiều người lo ngại Phnom Penh có thể sử dụng vị trí này để thúc đẩy cho lợi ích của Bắc Kinh. Chính vì vậy, Hà Nội đặc biệt lo ngại về viễn cảnh này, đặc biệt khi ASEAN đang cố đạt được thoả thuận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Bắc Kinh vào năm 2022.

Đại tướng Phạm Văn Trà: 'Pol Pot chống phá Việt Nam từ năm 1972'

Trước khi nổ súng tấn công biên giới Tây Nam năm 1977, Pol Pot đã thực hiện rải rác các vụ sát hại người Việt từ năm 1972.

Chiều 28/12, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy An Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia "40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)".

Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tham luận. Ảnh: Phước Tuấn.

Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tham luận. Ảnh: Phước Tuấn.

Là người tham luận đầu tiên, Đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên Bộ trưởng Quốc phòng) khẳng định thực chất Pol Pot đã tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam từ năm 1972.

"Tôi vào Quân khu 9 từ năm 1963, theo dõi kỹ nên biết tình hình này. Không phải nghiễm nhiên Pol Pot chống chúng ta mà phải có một thế lực bên ngoài đứng đằng sau mới có đủ sức", tướng Trà quả quyết.

Ông cho hay, khi đó, Việt Nam đang tập trung cho chiến tranh chống Mỹ nên "chúng ta bỏ qua, cố gắng chịu đựng, thắng Mỹ rồi mới thương lượng với họ"

Năm 1972, nhiều đội quân của Quân khu 9 sang Campuchia đã bị Pol Pot giết hại. Sư đoàn 1 được tăng cường cho quân khu này, hoạt động chủ yếu ở An Giang, Hà Tiên cũng bị Pol Pot cho phá hủy một bệnh viện của đơn vị này ở Tà Keo.

Tướng Trà giải thích, đã hòa bình nhưng Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Sư đoàn 330 từ nhiều đơn vị khác (mà ông là Sư đoàn phó Tham mưu trưởng) nhằm bảo vệ biên giới Tây Nam trước sự uy hiếp của Pol Pot.

"Năm 1972, tập đoàn giết hại nhiều người Campuchia vô tội và đánh chiếm biên giới nước ta. Sau hòa bình, Pol Pot - Ieng Sary đã ra Thổ Chu, Kiên Giang nói đưa gần 500 người dân vào đất liền. Nhưng sau đó chúng đã giết chết hết rồi đánh đảo Phú Quốc", ông Trà khẳng định.

Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18) phòng ngự tại chùa Xà Xía, Hà Tiên, Kiên Giang tháng 7/1978. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18) phòng ngự tại chùa Xà Xía, Hà Tiên, Kiên Giang tháng 7/1978. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.

Tham luận tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu sử học và quân sự cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Pol Pot - Ieng Sary từng bước thao túng quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia. Sau 30/4/1975, Pol Pot - Ieng Sary công khai coi Việt Nam là "kẻ thù số một, kẻ thù truyền kiếp", họ vừa tập trung phát triển lực lượng, vừa triển khai hàng loạt hoạt động gây hấn, thăm dò chiến tranh.

Đến cuối năm 1976, các cuộc tiến công của quân Pol Pot vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, có nơi tiến sâu vào tới 15 km (Kiên Lương, Kiên Giang), làm cho tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến tháng 6/1977, Pol Pot đã xâm phạm biên giới Việt Nam trên 2.000 lần, gây tổn thất hơn 4.000 người.

Những cuộc tiến công của quân đội Pol Pot không phải là hành động bột phát mà được chuẩn bị kỹ lưỡng, mang tính hệ thống, hành động tàn bạo.

Chiến tranh biên giới Tây Nam chính thức mở đầu bằng sự kiện ngày 30/4/1977, quân Pol Pot sử dụng lực lượng cấp sư đoàn và lực lượng địa phương các tỉnh biên giới, bất ngờ đồng loạt tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới của tỉnh An Giang.

Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn, nguyên Trưởng Sư đoàn 320 (Quân khu 3) cho biết phạm vi không gian cuộc chiến tranh diễn ra ở địa bàn các tỉnh biên giới, nơi đối đầu trực tiếp giữa hai bên.

Pon Pot luôn luôn tập trung lực lượng mạnh, thời điểm cao nhất lên đến 23 sư đoàn bộ binh cùng các quân binh chủng mạnh, lực lượng các quân khu và tỉnh trên tuyến biên giới giáp Việt Nam. Tổng số quân cao nhất lên đến 120.000 với nhiều loại vũ khí hiện đại.

Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Phước Tuấn.

Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Phước Tuấn.

Không chỉ thực hiện quyền tự vệ, quân đội và nhân dân Việt Nam giúp người dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Pon Pot - được đánh giá là "tàn bạo và kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người".

GS Võ Văn Sen (nguyên Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho rằng, 40 năm trôi qua nhưng khi nhắc lại thảm họa này, nhiều người vẫn còn bàng hoàng, căm giận.

"Họ tự đặt câu hỏi vì sao từ nửa sau thế kỷ 20, khi nền văn minh nhân loại đã đạt đến đỉnh cao lại có thể tồn tại một chế độ nô dịch, tự giết hại chính dân tộc mình, phá nát chính đất nước mình", ông Sen nói và cho biết đây vẫn là vấn đề mà giới chính trị và nghiên cứu thế giới tiếp tục tìm kiếm, lý giải.

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Mặt trận đoàn kết xây dựng và bảo vệ tổ quốc Campuchia điều tra về tội ác của Pol Pot - Ieng Sary, từ năm 1975-1979, số người bị sát hại là hơn 2,7 triệu. Hàng nghìn trường học, bệnh viện, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

"Nhà báo Wilfred G. Burchett đã thốt lên rằng xin hãy đừng bảo bất kỳ đứa trẻ Campuchia nào vẽ lại bức tranh cuộc sống dưới thời Pol Pot theo trí nhớ của nó. Thông thường, hình ảnh bao trùm bức tranh ấy là một gã thanh niên trong bộ đồ đen đang dùng roi quất ai đó trên công trường hoặc đang dùng gậy đập chết ai đó trên mép một hố chôn tập thể", Giáo sư Sen nói.

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói chỉ trong gần bốn năm tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary đã xóa bỏ gần hết cơ sở, vật chất xã hội và đẩy dân tộc Khmer trước thảm họa diệt vong. Sự giúp đỡ của Việt Nam với Campuchia trước nạn diệt chủng này là "trong sáng, vô tư, chí tình chí nghĩa".

"Cùng với thời gian, sự giúp đỡ và tình đoàn kết giữa Việt Nam - Campuchia sẽ trở thành biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng", ông nói.

Hội thảo cũng tập trung phân tích những điểm mạnh cũng như hạn chế về mặt khoa học quân sự của Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam, đồng thời đúc kết những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng cho bối cảnh hiện tại.

Huy Phong - Mạnh Tùng


Việt Nam đã giúp dân tộc vong ân bội nghĩaCampuchia 'thoát nạn diệt chủng' 40 năm trước

Thủ tướng nói phán quyết mới đây về cựu thủ lĩnh tập đoàn Pol Pot, "một lần nữa khẳng định chính nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam".

Sáng 4/1, Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019).

Tham dự có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng...

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vào năm 1975, ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Campuchia chưa kịp hưởng hoà bình thì lại rơi vào bi kịch lớn của dân tộc. Tập đoàn Pol Pot đặt Campuchia trước thảm hoạ diệt chủng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài người, như Trung đoàn trưởng Hun Sen lúc đó đã nói "chúng ta chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết".

"Hơn thế nữa, tập đoàn phản động Pol Pot còn đưa quân gây chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam, giết hàng chục nghìn dân thường, phần lớn là cụ già, phụ nữ, trẻ em, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, tài sản của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu sáng 4/1. Ảnh: Gia Chính

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu sáng 4/1. Ảnh: Gia Chính

Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của tập đoàn Pol Pot, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục và xây dựng đất nước.

Đến ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom penh đã được giải phóng, người dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng. Thủ tướng Hun Sen sau đó đã khẳng định "thắng lợi có được là do lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia kết hợp với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, ngày 8/1/1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và đề nghị quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục cùng lực lượng vũ trang Campuchia truy quét tàn quân Pol Pot, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng đất nước. Lúc này, cùng với hoạt động quân sự, Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia sang giúp Campuchia xây dựng chính quyền cơ sở, hỗ trợ vật chất giúp phục hồi kinh tế từ đống đổ nát do chế độ diệt chủng để lại. 

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam chia sẻ vinh dự khi "người dân Campuchia đã gọi những chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật". Thời điểm quân tình nguyện Việt Nam về nước, báo Nhân dân Campuchia ngày 29/6/1989 đã ra xã luận, có đoạn Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này có không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất chỉ có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi.

Thủ tướng cũng đề cập đến việc sau nhiều năm xét xử với hàng trăm nghìn tài liệu, chứng cứ, ngày 16/11/2018, phiên toà bất thường trong hệ thống toà án của Campuchia dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc đã ra phán quyết các cựu thủ lĩnh của tập đoàn diệt chủng Pol Pot phạm tội ác diệt chủng chống lại nhân loại.

"Dù 40 năm đã trôi qua, phán quyết này trả lại công lý cho những nạn nhân vô tội bị tàn sát bởi bè lũ diệt chủng Pol Pot và một lần nữa khẳng định tính chính nghĩa và sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia", ông khẳng định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi sức khoẻ bà mẹ Việt Nam anh hùng - mẹ của chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hi sinh ở Campuchia. Ảnh: VGP

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi sức khoẻ bà mẹ Việt Nam anh hùng - mẹ của chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hi sinh ở Campuchia. Ảnh: VGP

Tại buổi lễ, ông Tep Ngorn - Ủy viên Ban Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia đã thể hiện sự nhất trí với phát biểu của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam.

"Trong thực tế, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, kịp thời và hiệu quả của Việt Nam đã góp phần đưa đất nước Campuchia từ một quốc gia đắm chìm trong chiến tranh, khổ đau, điêu tàn trở thành một quốc gia hoà bình trọn vẹn, thống nhất và phát triển đất nước", ông Tep Ngorn nói.

Đại tá Nguyễn Dĩnh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, cựu quân tình nguyện cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh 719 chia sẻ, năm tháng đã qua đi nhưng trong ông vẫn vẹn nguyên ký ức về cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia đầy khó khăn, gian khổ. Những hình ảnh về hàng chục nghìn người lính trẻ hăng hái lên đường ra tiền tuyến chiến đấu bảo vệ biên cương tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; sự chăm sóc, chở che của Đảng, Nhà nước, của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Campuchia đối với người lính tình nguyện Việt Nam... khiến ông không bao giờ quên.

"Nhiều cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã về nước lấy hạt giống cùng nông dân Campuchia gieo trồng. Bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nuôi dưỡng hàng nghìn trẻ em Campuchia mồ côi sau nạn diệt chủng, giúp bạn xây dựng trường học, bệnh viện, củng cố chính quyền nhân dân", ông nói.

Theo Đại tá Nguyễn Dĩnh, sau 7 đợt rút quân, ngày 27/9/1989, người lính cuối cùng đi qua cửa khẩu Mộc Bài về nước, đánh dấu ngày quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam "hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang trên đất nước Campuchia".Hoàng Thùy - Gia Chính

Người Campuchia ghét Việt Nam?

Việt Nam "giải phóng" hay "xâm lược" Campuchia? Người Campuchia "ghét" Việt Nam? Là những chủ đề mà mấy năm gần đây được giới trẻ Campuchia và Việt Nam tranh cãi, thậm chí gây hấn, xúc phạm nhau trên mạng xã hội. Vậy sự thật thế nào? Mời các bạn cùng thảo luận với Khám Phá Lịch Sử nhé. 

Góc nhìn của cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk

Chính trị vốn phức tạp hơn nhiều so với những tuyên bố ngoại giao nhất thời. Sihanouk là một ví dụ điển hình.

Cố gắng trung lập rồi bị lật đổ bởi Lon Nol (chế độ thân Mỹ), ông quay sang hợp tác cùng Khmer Đỏ (lúc này ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ) và nhận trợ giúp từ Việt Nam và Trung Quốc.

Khmer Đỏ cầm quyền, ông trở thành tù nhân không tuyên bố, họ hàng bị Khmer Đỏ giết, bị sỉ nhục, ngồi nghe radio hóng nước nào đó sẽ mang quân đến cứu nước mình. Chỉ mỗi Cuba tố cáo, và chỉ mỗi Việt Nam đã đến.

Khmer Đỏ ép ông đến Liên Hiệp Quốc vung vít tố cáo Việt Nam xâm lược. Tuyên bố xong thì ông nhờ cựu thù Mỹ giúp trốn khỏi tay Khmer Đỏ ngay tại New York.

Ông xin sang Pháp tị nạn thì Pháp cho, nhưng cấm ông đến đó để hoạt động chính trị. Không chấp nhận, ông đến Trung Quốc là nơi ông gọi là "Tổ quốc thứ hai". Nhưng ông từ chối gợi ý của Trung Quốc về việc hợp tác lại với Khmer Đỏ, kẻ mà ông căm ghét nhưng lại đang được Trung Quốc bảo trợ.

Căm ghét ít lâu, ông lại cộng tác cùng Khmer Đỏ để tiếp tục rủa xả Việt Nam xâm lược.

Đến khi Heng Samrin (cựu thủ lãnh Khmer Đỏ, sau chống lại Polpot và sang Việt Nam nhờ hỗ trợ, cùng với 150.000 quân tình nguyện quay về tiêu diệt Khmer Đỏ, trở thành Lãnh tụ Đảng nhân dân cách mạng Campuchia) đủ mạnh để khống chế các phe phái ở Campuchia... Việt Nam rút quân theo quy ước đã bàn trước đây. Sihanouk về nước làm vua, đến lễ lạt ngoại giao lại cảm ơn bạn Việt Nam đã giải phóng cứu thoát khỏi diệt chủng.

Mời các bạn đọc Hồi ký Sihanouk, để biết rõ: "Việt Nam đã nhân nhượng, nhưng Khmer Đỏ càng lấn tới ngay từ khi chúng còn chưa cầm quyền; và Sihanouk đã hóng gì trong những ngày đen tối nhất dưới tay Khmer Đỏ - ông không một lời đổ lỗi cho Việt Nam, không oán trách 10 năm Việt Nam có mặt tại Campuchia bởi ông hiểu rõ không có 10 năm đó thì ngai vàng của ông sẽ không bền lâu, Campuchia sẽ không bao giờ hòa bình thực sự".

Cũng trong hồi ký này quốc vương Campuchia cũng bày tỏ sự kính trọng đối với những nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “công dân của Đông Dương, của châu Á và thậm chí là thế giới”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng là “một con người thông minh và nhạy cảm nhất” và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thiên tài, là nhà chiến lược vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta, và là một trong những nhà chiến lược vĩ đại nhất của mọi thời đại”.

Việt Nam đã nhân nhượng, nhưng Khmer Đỏ càng lấn tới ngay từ khi chúng còn chưa cầm quyền.

- Cố Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk

Cuộc chiến của tôi với CIA - Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk

Mời các bạn tải về Hồi ký của Hoàng thân Norodom Sihanouk

Góc nhìn của Sok Touch - người từng là thành viên của Khmer Đỏ

Sok Touch, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khi còn là cậu bé 5 tuổi, chạy theo cha vào rừng và phải gia nhập Khmer Đỏ, trả lời phỏng vấn trên Khmer Times. 

Dù từng là một thành viên của Khmer Đỏ, Touch luôn ca ngợi và bảo vệ sự chính nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Pol Pot. 

Là một học giả, thông điệp rõ ràng của tôi là khi người Việt Nam vào Campuchia năm 1979, họ đã giải cứu người Campuchia khỏi chế  độ Khmer Đỏ. Nếu không có sự can thiệp của bộ đội Việt Nam, tất cả chúng ta có thể đã bị giết... Năm 1989, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, sau khi  đánh bại về cơ bản tàn quân Khmer Đỏ, củng cố chính quyền cách mạng cho  nước bạn và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình.

- Ông Touch nói, bác bỏ các luận điệu thù địch về sự hiện diện của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia.

Góc nhìn của thủ tướng Campuchia Hun Sen

2 tác giả Harish Mehta và Julie Mehta của cuốn "Hun Sen nhân vật xuất chúng của Campuchia" (Hun Sen: Strongman of Cambodia) cho biết ngay tại Chương 1, về phần phỏng vấn HunSen rằng: "Cuộc phỏng vấn đã diễn ra êm xuôi cho tới khi chúng tôi hỏi ông một câu, trong đó chúng tôi đã nhắc đến hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot như là một sự xâm chiếm."

Điều này đã khiến cho ông Hun Sen đưa ra câu trả lời đầy sôi nổi, phẫn nộ. Ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động giải phóng khỏi chế độ diệt chủng.

Ông hỏi lại bằng tiếng Anh với giọng phải cố uốn ép lên xuống, một ngoại ngữ mà ông thấy khó và chưa  bao giờ cảm thấy cần phải thành thạo "Làm thế nào tôi, một người Campuchia lại xâm chiếm đất nước của chính mình?"

Sau khi được bộ đội Việt Nam tiếp nhận ngày 20/6/1977, ông đã yêu cầu phía  Việt Nam giúp đỡ để lật đổ chế độ Pol Pot. "Tôi đã bị từ chối," ông thất vọng kể.

Việt Nam cho biết nếu họ đồng ý yêu cầu của tôi xin giúp đỡ, họ sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia Dân chủ. Khi ấy chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Campuchia Dân chủ để làm dịu các căng thẳng quân sự trên biên giới  chung.

Việt Nam luôn luôn tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của Campuchia, các vị lãnh đạo của Việt Nam đã từ chối lời thỉnh cầu giúp đỡ của tôi và nói điều đó có thể làm phương hại đến mối quan hệ giữa hai nước.

- Thủ tướng Campuchia HunSen

Ông Hun Sen nói, một cơ hội "vàng" đã xuất hiện khi Pol Pot tấn công Việt Nam vào năm 1977. Thái độ gây hấn của Pol Pot đã đánh dấu thời kỳ bắt đầu thay đổi chính sách của Việt Nam.

"Một bộ phận người Campuchia" thể hiện tình cảm với Việt Nam như nào?

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia ở Phnom Penh tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Các hoạt động kỷ niệm quy mô lớn sau đó do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40.000 người tham gia. 

Ngày 7/1/2019, Hàng chục nghìn người tập trung ở sân vận động tại Phnom Penh kỷ niệm 40 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Sau khi giúp chính phủ mới của Campuchia ngăn chặn những âm mưu trỗi dậy trở lại của tàn quân Khmer Đỏ, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh nghĩa cử đó của Việt Nam mãi được khắc ghi. Các hoạt động kỷ niệm quy mô lớn sau đó do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn hàng vạn người tham gia trên toàn quốc.

Vậy "người Campuchia ghét Việt Nam"? hay "một bộ phận nào đó" người Cam ghét Việt Nam?! 

Qua tìm hiểu các bài viết có liên quan đến chủ đề "người Campuchia ghét Việt Nam" đều có những luận điểm sau:

-  "Một thanh niên Cam nói "17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét Việt Nam, và cho rằng Việt Nam có âm mưu mờ ám"". Luận điểm này thường được ghi nguồn là "Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9-2014 đưa lời dẫn...", qua tìm hiểu thì đó là tờ "The Phnom Penh Post", nếu chỉ đọc cái tên thì đa số mọi người đều "ồ, đây là 1 tờ báo của người Campuchia". Tất nhiên đây là 1 tờ báo ở Campuchia, có điều chủ của tờ báo này là "nhà xuất bản Michael Hayes" và được 01 tổ chức NGOs có trụ sở tại Úc đầu tư. Và bài báo này đăng tải năm 2014 (nhớ kỹ cái năm này nhé).

"Nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Campuchia bị giết, giấy trắng mực đen ở đây vẫn tuyên bố Việt Nam xâm lược Campuchia. Tại sao người Campuchia coi Việt Nam là quân xâm lược?". Luận điểm này xuất hiện trên tờ "The Cambodia Daily" và tờ báo này do Bernard Krisher, một nhà báo Mỹ thành lập. Krisher thuê hai nhà báo trẻ và tương đối thiếu kinh nghiệm, Barton Biggs và Robin McDowell, là biên tập viên của tờ báo từ năm 1993. Đồng thời luận điểm này cũng xuất hiện trên báo từ năm 2014 (lại là năm này).

Nói thêm thì "Invade" và "occupy" được nhắc tới trong bài Nhà tù S21 thì trong tiếng Anh không mang hàm ý xấu dù theo tiếng Việt nhiều người lại hay dịch là "xâm lược""chiếm đóng". Bởi trong tiếng Anh người ta cũng gọi nó là The Normandy Invasion - mà nếu dịch ra tiếng Việt sẽ là cuộc xâm lược Normandy, hàm ý là bọn xâm lược là bọn xấu xa. Các lực lượng Mỹ đóng quân ở Nhật Bản hay châu Âu sau Thế chiến cũng được gọi kể cả trong văn bản chính thức là Occupation Forces - các lực lượng chiếm đóng. Hai ví dụ này là bằng chứng để mọi người hiểu và bình tĩnh lại khi phản ứng quá mạnh mẽ với những từ ngữ không có chung nội hàm trong các ngôn ngữ.

Như vậy cái cụm từ "Invade" và "occupy"  xuất hiện ở các bảng hướng dẫn tại Nhà tù S21 không có ý nghĩa là "xâm lược" hay "chiếm đóng". Theo đúng bản chất tiếng Anh là "Invade" có nghĩa là "đưa quân vượt biên giới..." và "occupy" có nghĩa là "duy trì sự hiện diện".

"Tìm hiểu ân oán Việt Nam - Campuchia" do Tiến sĩ (?) Nguyễn Mai Phương đăng tải trên facebook cá nhân và được Page The X-file of History đăng tải lại gần đây đều sử dụng nguồn từ các báo chí phương Tây, thậm chí là trích nguồn các luận điểm trên của 2 tờ báo nêu trên để cho đậm đà bản sắc Campuchia. Và cũng thật lạ là bài này được tăng tải lên mạng từ năm 2014!

(Lát nữa phần dưới sẽ nói về cái năm 2014 này!)

Vì sao Việt Nam phải đóng quân 10 năm tại Campuchia?!

Quan điểm của Hun Sen

Về việc quân đội Việt Nam ở lại Campuchia sau khi đánh đuổi quân Khmer Đỏ về vùng biên giới, Ông Hun Sen giải thích: "Chính tôi đã nói với Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam) và những người khác rằng nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại được, thì càng nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố các lực lượng và nền kinh tế của mình."

Ông nói thêm:

"Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ sẽ thử giảm bớt các lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, còn chúng tôi sẽ tăng lực lượng của mình lên. Ngay cả khi là một Bộ trưởng Ngoại giao, tôi vẫn can dự vào một chiến lược như thế.

"Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao gồm Campuchia, Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10 tới 15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các  lực lượng vũ trang Campuchia, và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn".

Quan điểm của Việt Nam

"Năm 1979 chúng ta mới chỉ đánh tan chế độ diệt chủng Pol pot, nhưng chưa tiêu diệt hết lực lượng Khmer Đỏ và kể cả thủ lĩnh của chúng, chúng vào rừng và chạy qua Thái Lan lập chiến khu nhận viện trợ của Mỹ, Trung Quốc, Singapore rồi sẽ phản công trở lại. Nếu Việt Nam rút quân thì vài ngày sau Pol pot sẽ trở lại Phnompenh, mọi chuyện quay lại xuất phát ban đầu. Tiếp tục ở lại tiêu  diệt bằng hết Khmer Đỏ và giúp Campuchia xây dựng nhà nước là điều phải làm, không có cách nào khác." 

Ngoài ra, Việt Nam vừa trải qua cuộc kháng chiến trăm năm mới giành lại toàn vẹn độc lập, thống nhất từ tay Pháp - Nhật - Mỹ, Chiến tranh biên giới với Trung Quốc cũng chỉ vừa mới lắng xuống, quan hệ giữa 2 nước vẫn đang nóng. Không thể để xảy ra tình trạng "lưỡng đầu thọ địch" như năm 1979. Đồng thời, khối ASEAN lúc đó được thành lập chủ yếu là để chống lại Việt Nam, tư duy lãnh đạo Việt Nam lúc đó thấy rõ "Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào nhưng chư hầu của Mỹ thì vẫn vây bám Việt Nam". Nếu không thể đảm bảo tuyến phòng thủ phía Tây Nam vững chắc để duy trì sự bình ổn cho đất nước thì vĩnh viễn Việt Nam sẽ không bao giờ có thời gian xây dựng, phát triển đất nước. Ở thế bất khả kháng, Việt Nam buộc phải duy trì sự hiện diện ở Campuchia trong một thời gian dài.

Thêm nữa, khi đó quân đội Cách mạng nhân dân Camphuchia mới được tái thành lập, khí tài thiếu thốn, kinh nghiệm gần như không có. Các thế lực trong nước (Cam) liên tục xuất hiện chống đối, Thái Lan đã tổ chức hàng ngàn căn cứ "kháng chiến" xung quanh biên giới "Thái - Cam" làm nơi ẩn náu không chỉ cho Khmer Đỏ mà còn cho các thế lực chống Việt Nam. Phe "Bảo Hoàng" gia tăng việc tuyên truyền hình ảnh cho Sihanouk như "một vị cứu tinh có thể gắn kết dân tộc" chống lại việc xây dựng 01 nhà nước XHCN ở Campuchia. Vấn đề "thù trong - giặc ngoài" ở Campuchia chỉ trực nổ tung, cái hòa bình cỏn con mà người Cam mới đạt được có thể bị hủy chỉ trong 01 ngày! Tướng Heng Samrin giữ trạng thái trung lập càng gây khốn khó cho HunSen trong việc chấn chỉnh nội bộ Campuchia. Chính vì thế việc duy trì sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia đã giúp đất nước này thoát khỏi cái vấn nạn như Syria, Yemen, Libia... đang diễn ra lúc này.

Vì sao có "một bộ phận người Campuchia ghét Việt Nam" và cái luận điểm này xuất phát từ đâu?

- Jaturapattarapong, cựu sinh viên trường Đại học Queensland trả lời BBC News (UK) như sau: "Đảng đối lập Chính phủ Hun Sen luôn duy trì chính sách bài  Việt Nam. Các chương trình tuyên truyền đều nhắm vào cộng đồng người Việt, với phần lớn dân số Campuchia sống tại nông thôn, họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin truyền bá này."

- Năm 2012, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) được thành lập và năm 2013 thực hiện cuộc chạy đua cuộc tổng tuyển cử năm đối đầu với Đảng nhân dân Campuchia. Để thực hiện việc "kiếm phiếu bầu", CNRP đã tung ra chiêu bài "cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó" xúi giục bộ phận người dân Cam mà nòng cốt là những thành phần trước đây được hưởng lợi từ chế độ Lon Nol và Khmer Đỏ ra mặt chống phá, cũng trong quá trình chạy đua này CNRP đã nhiều lần tổ chức các cuộc "vượt biên trái phép" sang Việt Nam để cắm mốc chủ quyền, đòi lại đất của Đế quốc Khmer (trước đây), đỉnh điểm là năm 2014 số vụ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam do CNRP giật dây ngày càng nhiều, khiến cho Việt Nam phải tăng cường mức độ cảnh báo quốc phòng.

CNRP đã tung ra chiêu bài "cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó" để xúi giục bộ phận người dân Campuchia mà nòng cốt là những thành phần trước đây được hưởng lợi từ chế độ Lon Nol và Khmer Đỏ ra mặt chống phá.

Tại thời điểm này (năm 2014), "Đoàn hòa bình (Peace Corps)" của Mỹ bị Cục An ninh Campuchia điều tra với lý do đứng sau việc hẫu thuận cho CNRP tổ chức các hoạt động nhằm lật đổ HunSen. Được biết việc thành lập CNRP cũng có sự "lobby" của PC đối với các chính trị gia, đảng phái khác trong chính phủ nhằm tạo ra thế cân bằng với Đảng Nhân dân Campuchia của HunSen. Đến năm 2017, "Đoàn hòa bình  (Peace Corps)" bị Chính phủ Campuchia buộc phải rút khỏi Campuchia, cũng trong năm này CNRP bị Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể với tội danh "phản quốc", âm mưu lật đổ chính quyền hiện tại một cách bất hợp pháp.

Như vậy, Luận điểm "người Campuchia ghét Việt Nam" thực chất bắt đầu nở rổ và phát triển mạnh tạo thành "dòng tư tưởng" trong người Việt là từ năm 2014. Khi mà CNRP và Mỹ đứng sau thực hiện các âm mưu nhằm phá hoại tình đoàn kết "Việt-Cam" cũng như âm mưu lật đổ chính quyền HunSen.

Phải chăng "tinh thần tự nhục" của người Việt đã vượt quá sự kiểm soát kể cả về mặt tinh thần khi mà chỉ cần "nghiên cứu" các tài liệu có nguồn gốc từ "Tây - Mỹ" là y rằng tin răm rắp, rồi từ đó về biên thành 01 bài dài ngoằng gắn thêm cái mác "Tiến sĩ" sau đó khiến cả ngàn người Việt "tự nhục" tin theo, để rồi trong tiềm thức cứ đinh ninh "người Campuchia ghét Việt Nam".

Tôi đảm bảo rằng, "một bộ phận người Campuchia ghét Việt Nam" là có, bởi ở thời kỳ nào, đất nước hay chế độ nào luôn luôn có 01 bộ phận nào đó của dân tộc nào đó ghét những dân tộc, đất nước khác. Có điều đừng nhập nhằng ghi rằng "người Campuchia ghét Việt Nam", một bộ phận kia không đại diện cho tất cả. Còn những người Campuchia có tiếng nói, có uy tín và đã từng tham gia Khmer Đỏ đã lên tiếng nhiều lần phản bác cái luận điểm "người Campuchia ghét Việt Nam"!

Các bạn không chung tay xây dựng đất nước được thì cũng đừng góp công phá hoại! Giữa đám đông có thể lạc quan, có điều khi còn một mình thì... lạc lối đấy!  Bão Lửa

TẠI SAO CÓ NHIỀU NGƯỜI CAMPUCHIA THÙ GHÉT NGƯỜI VIỆT?
Ít ai biết, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về chế độ Khmer Đỏ là “When Broken Glass Floats” từng nói Việt Nam là “một kẻ thù truyền kiếp”. Cũng trong cuốn sách đó, đã không ít lần, nói rằng Việt Nam đã từng và sẽ luôn lợi dụng Campuchia vì các mục đích chính trị và quan trọng hơn hết, hình mẫu Việt Nam - trong cuốn sách, được miêu tả như những kẻ xâm lược khát máu và bạo quyền.
Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có tới 17 người ghét Việt Nam”. Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia và cả Việt Nam nữa. Bài viết này cho rằng những người Việt Nam đang có mặt tại Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm 1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm. Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng: “Việt Nam xâm lược Campuchia”.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà khịa, nếu muốn nói là sỉ nhục Việt Nam của một bộ phận giới trẻ Campuchia. Nói cà khịa và một bộ phận là còn nhẹ, vì những clip đó thể hiện nội dung bài Việt Nam, hạ nhục Việt Nam và chúng thu hút hàng triệu lượt xem, thậm chí còn được đề xuất lên xu hướng của Tiktok. Nhằm phản pháo lại trào lưu ấy, cư dân mạng Việt Nam cũng cho “ra lò” những clip tương tự, bên cạnh đó, cư dân mạng Việt Nam còn “dạy lịch sử” khi có những clip tóm tắt về cuộc chiến chống lại Khmer Đỏ, chia sẻ những clip cắt từ phim First They Killed My Father hay No Escape - những bộ phim nói về tính chính nghĩa của cuộc chiến chống Khmer Đỏ và giúp đỡ nhân dân Campuchia.
Nguồn gốc sâu xa mà nhiều người Campuchia thù ghét người Việt có lẽ khởi nguồn từ tận những năm tháng vào thế kỷ 15 khi mà đế quốc Khmer bị diệt vong. Người Campuchia rất tự hào về thời hoàng kim của đế quốc Khmer - một trong những đế quốc vĩ đại nhất lịch sử châu Á. Từng có thời điểm, vùng đất mà đế quốc Khmer sở hữu rộng tới hơn 1 triệu cây số vuông, tức là gấp 3 lần diện tích Việt Nam hiện nay. Đế quốc Khmer rơi vào thời gian thoái trào và sụp đổ là thời cơ để các quốc gia láng giềng tiến hành mở rộng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Việt Nam tiến hành mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ về phía Nam, đưa các vùng đất Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vào lãnh thổ Việt Nam. Tờ Phnom Penh Post viết rằng vào thời vua Minh Mạng, Việt Nam từng xâm lược Campuchia, chiếm Phnom Penh, mãi đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, Campuchia mới giành lại được quyền tự quyết của họ.
Người Campuchia vẫn ghi nhận rằng người Việt đã có những đóng góp to lớn vào việc giúp người Campuchia độc lập từ người Pháp. Nhưng cũng chỉ trích rằng Việt Nam đã “lợi dụng” đất đai của người Campuchia vào công cuộc chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Họ cũng biết ơn người Việt Nam vì đã cứu họ khỏi Khmer Đỏ, nhưng cũng ghét ra mặt khi ở lại tận chục năm sau. Nhưng đến tận thời gian gần đây, hành động đánh Khmer Đỏ, cứu nguy cho người dân Campuchia dần dần bị một bộ phận người dân Campuchia, đặc biệt là giới trẻ Campuchia “tẩy trắng”. Cũng chính tờ Phnom Penh Post, cho rằng “Việt Nam không xứng đáng được hoan nghênh”, và rất nhiều người Campuchia, cho rằng Khmer Đỏ chỉ là “công cụ tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc xâm lược Campuchia của Việt Nam”.
Bên cạnh những lý do về lịch sử, còn có những lý do khác ở những khía cạnh kinh tế, chính trị. Như Thủ tướng Hunsen - vị thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Campuchia bị tố rằng “thân Việt Nam”, hay như Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia - chính đảng lớn nhất Campuchia cũng được lập ra nhờ công của những người Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt ở Campuchia rất nhiều, các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng sử dụng lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, người gốc Việt ở Campuchia rất nhiều, trực tiếp cạnh tranh với người Campuchia.
Ít ai biết, tại Campuchia từng có một chính đảng chống Việt Nam ra mặt, đó là Đảng Cứu quốc Campuchia. Luận điệu của Đảng này nhắm vào việc chống đối Việt Nam, kích động lòng yêu nước cực đoan, kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bài người Campuchia gốc Việt, kiện Việt Nam nhằm đòi lại chủ quyền của Phú Quốc, quần đảo Nam Du và các tỉnh Tây Nam Bộ, đòi xét xử Việt Nam vì Việt Nam đã xâm lược Campuchia tiêu diệt Khmer Đỏ.
Năm 2014, cộng đồng Khmer Krom tiến hành biểu tình tại Phnom Penh nhằm mục đích kêu gọi chính phủ Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tẩy chay hàng hóa Việt Nam và kiện Việt Nam ra tòa, đòi lại các vùng đất thuộc chủ quyền của người Khmer Krom, vẽ lại bản đồ phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Cũng vào những năm 2012 - 2014, khu vực biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc bị nhiều người Campuchia kéo đến kích động, phá rối. Mục đích của nhóm người này là đòi lại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng trong lịch sử, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từng là một vùng đất của ruồi muỗi, hoang hóa, ngập lụt và gần như rất khó để sinh sống. Nửa sau thế kỷ 17, nhân dân và các tướng lãnh của chúa Nguyễn tiến hành khai phá vùng đất này và đến năm 1698, chúa Nguyễn tuyên bố vùng đất này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vùng đất Hà Tiên, do một quan lại cũ của triều Minh là Mạc Cửu khai hoang, sau đó thần phục chúa Nguyễn. Con của Mạc Cửu nhiều lần cứu giá vua Khmer và được ban thưởng nhiều vùng đất đai. Năm 1759, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại được quy về lãnh thổ của chúa Nguyễn. Tuy nhiên, sau khi Pháp đô hộ Đông Dương, có tiến hành cắt đất ở Hà Tiên về lại Campuchia, nay là tỉnh Takeo và Kampot.
Năm 2013 Sam Rainsy - một lãnh đạo của Đảng Cứu quốc Campuchia liên tục dùng từ “Yoen” (Youn) trong các bài diễn văn nhằm mục đích đả kích người Việt và bài trừ Việt Nam, kích động tư tưởng chống đối Việt Nam từ một bộ phận người dân Campuchia. Đến nay, từ này đã trở thành một từ mang màu sắc chính trị nhằm mục đích hạ nhục, phân biệt người Việt, người gốc Việt tại Campuchia. Bản chất của từ “Yoen” (Youn) không mang hàm ý phân biệt, nhưng cũng giống như những từ ngữ như Bắc Kỳ, dân Thanh Hóa… những người nói đã cố tình làm cho những từ ngữ này bị sai nghĩa đi vì những mục đích phân biệt rác rưởi.
Thậm chí, từng có một thuyết âm mưu không hề nhẹ diễn ra khi phía Campuchia tiến hành bắn đại bác trong những ngày lễ lớn. Các hàng đại bác được hướng về phía Đông - tức là phía Việt Nam. Nhiều người Campuchia cho rằng, tâm lý chống Việt Nam vẫn luôn âm ỉ trong xã hội Campuchia, mặc cho những gì mà người Việt Nam vì người dân Campuchia. Thậm chí, nhiều người Việt đã bỏ cả mạng sống, chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã viết trên trang cá nhân cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia” và “đe dọa hòa bình Đông Nam Á”. Tuyên bố này khiến cho phía Campuchia, cụ thể là Thủ tướng Hunsen, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tea Banh “sốc nặng” và phải lên tiếng cải chính ngay rằng Việt Nam không hề xâm lược hay chiếm đóng Campuchia. Tuy nhiên, phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long lại được những người Campuchia mang tâm tưởng chống đối Việt Nam tôn vinh, coi là “lí lẽ của sự thực”.
Sự thực là gì? Là việc Việt Nam đã dẹp yên Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng mặc cho đã bị gần như tất cả các quốc gia trên thế giới quay lưng. Là việc đã, đang và sẽ đứng chung trong cái tên "Đông Dương".
Và quan trọng hết, sự thực là mỗi người Việt hay người Campuchia, phải học cách chung sống hòa bình, vượt lên trên định kiến và gạt bỏ hiềm khích dân tộc.
See Translation
No photo description available.


Những trận chiến khốc liệt ở chiến trường biên giới Tây Nam

Bên kia biên giới, các chiến sĩ Việt Nam không chỉ để lại một phần tuổi trẻ, mà cả một phần thân thể của mình và máu xương của đồng đội.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam 40 năm trước. Video: Đức Huy.

Lục những tờ lịch đầu tiên của năm mới, Đại tá Ngô Đức Tấn (85 tuổi) nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 94, Quân khu 5 bồi hồi nhớ về cột mốc 40 năm trước. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh (Campuchia) được giải phóng sau vất vả trường kỳ, phải đánh đổi bằng xương máu của ông và đồng đội.

Ông kể tháng 3/1976, Quân khu 5 cử Trung đoàn 94 hành quân lên huyện Chư Prong, Gia Lai trấn giữ biên giới. Khmer Đỏ ở Campuchia lúc này không chỉ gây hấn với Việt Nam mà còn tàn bạo với đồng bào trong nước.

Từ bên kia, một đoàn 22 người dân Campuchia cùng con voi vượt đường rừng đến Việt Nam tránh Pol Pot. Trên lưng voi có một phụ nữ sắp sinh. 

Bộ đội Việt Nam đã cưu mang, cấp gạo, lương thực cho họ. Nhờ con voi, nhóm người này đã giúp người Việt việc đồng áng, vận chuyển để nhận lúa gạo, lương thực. Họ trở thành nguồn tin cho quân đội Việt Nam và đồng thời làm phiên dịch để các chiến sĩ và chỉ huy hiểu được địa hình, cầu cống, sông ngòi.

Đại tá Ngô Đức Tấn kể lại những ngày chiến đấu trên chiến trường Campuchia. Ảnh: Phạm Linh.

Đại tá Ngô Đức Tấn kể lại những ngày chiến đấu trên chiến trường Campuchia. Ảnh: Phạm Linh.

Nửa cuối 1978, quân đội Pol Pot tấn công quyết liệt. Họ dùng trâu, xe bò đi trước để phá mìn, dọn đường cho lính đánh Việt Nam. "Chúng tôi đánh trả kịch liệt. Những trận đánh rất căng thẳng, họ dùng pháo binh dồn dập tấn công, bò vô trong chốt của mình. Các vùng đất sát biên giới bị giành qua giật lại nhiều lần", ông Tấn nói. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh vì nhiệm vụ phòng ngự.

Ngày 25/8/1978, ba sư đoàn 2, 307, 309 của Quân khu 5 và Quân khu 7 được lệnh tấn công tỉnh Ratanakiri qua đường 19. Trên đường tiến quân, quân Pol Pot cài mìn dày đặc và phục trong rừng chặn đánh. Để mở đường, đơn vị của ông Tấn dùng máy bay rải đạn cối hai bên đường để đẩy lui quân Pol Pot.

"Tiếng đạn cối nổ như tiếng bắp rang, sau khi máy bay dọn đường thì xe tăng, bộ binh tiến qua. Chúng tôi bị phục kích nhưng sự chống cự không đáng kể", ông Tấn thuật lại. Quá trình tiến công diễn ra nhiều ngày, từ làng ngày qua làng khác, phải mất từ nửa ngày đến hai ngày vượt qua địa hình rừng núi.

Đến trung tâm Natanariki, nơi dân cư vốn đông đúc giờ hoang vắng, nhiều người đã bị Pol Pot sát hại, một số trốn trong rừng, một số tháo chạy theo Pol Pot về phía Tây. "Vì đã dọn đường nên thương vong anh em không nhiều", cựu Trung đoàn trưởng nói.

Đến đây, sư đoàn 309 và ba trung đoàn được lệnh về Việt Nam và bổ sung lực lượng cho các mũi tiến công khác. Quân khu 5 tiếp tục thành lập Sư đoàn 315, cùng hai sư đoàn cũ thành lập mặt trận 579.

Ba sư đoàn với hàng nghìn binh lính tiếp tục vượt sông Srepok đến tỉnh Stung Treng. Qua con sông này, một nhịp cầu do Pháp xây dựng vẫn chưa hoàn thành, các chiến sĩ mặt trận 579 qua sông bằng phà qua bờ bên kia.

"Hai trung đoàn 29 và 95 đã qua sông, nhưng bị chặn lại ở giao lộ đường 19 và đường 13 từ Phom Penh qua Lào", ông Tấn kể. Khi đang qua sông cùng trung đoàn 94, ông Tấn nhận lệnh tiếp binh để phá tan điểm chốt của Pol Pot trên giao lộ đường 13 và 19.

Ông Tấn quả quyết đây là lần ông bị quân Pol Pot chống trả quyết liệt nhất trên đường tiến công. Để bẻ gãy điểm chốt, ông cử hai tiểu đoàn tiến sâu vào rừng, đến gần giao lộ tạo thế gọng kiềm bao vây khiến quân đội Pol Pot bất ngờ.

Tại đây, quân đội Pol Pot dùng súng AK bắn trả, nhưng cùng lúc đó lực lượng đang tiến công trên đường 19 cũng đã tiến đến bao vây. Quân Khmer Đỏ bị tiêu diệt, bộ đội Việt Nam thu giữ được một xe quân sự, súng và lương thực tiến về thị xã Strung Treng.

Chiến sĩ Quân khu 5 trên chiến trường Campuchia. Ảnh tư liệu.

Chiến sĩ Quân khu 5 trên chiến trường Campuchia. Ảnh: Tư liệu.

Người chỉ huy Trung đoàn 94 nhớ lại, lúc này ông cho kéo pháo đến bờ sông Mekong và để một tiểu đoàn phòng ngự chờ thời cơ. Một tiểu đoàn khác canh giữ sân bay Strung Treng. Một tiểu đoàn được ông chỉ huy hỗ trợ cho Quân khu 7 chiếm tỉnh Kratie.

Sau khi tỉnh Kratie được bình định, trung đoàn 94 tập trung lực lượng tấn công tỉnh Preah Vihear bên kia sông Mekong.

"Nước sông chảy xiết nên phải hướng mũi tàu về phía Tây, lực nước sẽ đẩy xuống để đến nơi cần tiếp bờ bên kia", Trung đoàn trưởng Tấn tính toán. Sáng hôm sau, trung đoàn dùng đạn pháo bắn, dùng tàu Pol Pot bỏ lại, tàu cá của dân đổ bộ qua Preah Vihear. Họ tiếp tục tiến về trung tâm tỉnh, rồi tiến đến cuối Preah Vihear, giáp ranh biên giới Lào để truy quét Pol Pot.

"Pol Pot không có đây, các anh đánh phía Tây", ông Tấn thuật lại lời người dân Lào nói. Ngày 7/1, tin Campuchia được giải phóng lan truyền, 19 sư đoàn của Pol Pot chạy qua Thái Lan hoặc đang lẩn trốn trong rừng được lan đi. Nhưng trung đoàn 94 không trở về Phnom Pênh mà tiếp tục lại truy quét tàn quân.

Sau này, ông Tấn được bổ nhiệm là Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 307, tiếp tục làm nhiệm vụ ở Preah Vihear đến năm 1989.

"Tôi may mắn hơn nhiều chiến sĩ khác đã hy sinh ở tuổi đôi mươi. Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng đi đến đâu thì làm nghĩa trang đến đó", người chỉ huy năm nào ngậm ngùi. Ông kể, Trung đoàn phải tổ chức một đội mộc để làm hòm cho người nằm xuống.

"Khi có anh em chết thì đưa về nghĩa trang. Một thời gian sau, các đoàn vận tải sẽ đưa xác về chôn ở Đức Cơ, Gia Lai. Nhờ vậy mà không có ai phải nằm lại trên đất khách", người chỉ huy nói. Ông vẫn ám ảnh với mùi tử thi khi xác chiến sĩ trương lên, phải tẩm xăng đốt xác trước khi mang về.

Cũng như Đại tá Tấn, Thượng tướng Bùi Văn Huấn (Út Lê, 74 tuổi), nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam mỗi lần nhắc về trận chiến Tây Nam 40 năm trước vẫn không khỏi những bùi ngùi trước sự mất mát của đồng đội. 

Thượng tướng Bùi Văn Huấn. Ảnh: Phước Tuấn.

Thượng tướng Bùi Văn Huấn. Ảnh: Phước Tuấn.

Nằm trong thế trận phòng thủ liên hoàn của vùng Tây Nam Bộ, An Giang là mục tiêu quan trọng của Pol Pot khi tiến hành xâm lược Việt Nam. Năm 1977, Quân khu 9 bàn giao Trung đoàn bộ binh 24 cho tỉnh An Giang, đồng thời thành lập thêm Trung đoàn bộ binh 162 và sau đó là Trung đoàn 163, phục vụ cho cuộc chiến Tây Nam.

Những năm diễn ra chiến tranh Tây Nam, ông Út Lê làm Chính ủy Trung đoàn 162 với bảy đại đội trực thuộc, tổng số 2.000 quân. Đơn vị này được giao nhiệm vụ phụ trách hơn 50 km biên giới ở ba huyện Châu Đốc, An Phú, Tân Châu. Trung đoàn phải đánh trước bộ đội của quân khu 9 hơn một tuần nhằm "nhử" địch.

Thời kỳ ác liệt của cuộc chiến, theo tướng Huấn, là khoảng giữa năm 1977 khi quân Pol Pot chủ động tấn công. Một hôm, đơn vị đang đào kênh thủy lợi cánh đồng ở Tri Tôn thì bị địch đánh qua dữ dội.

Đêm đó, ông cùng một chỉ huy khác của trung đoàn lên Huyện đội Tịnh Biên để hỏi tình hình. Sau khi bàn bạc, ông nêu ý kiến: "Tình hình này mình đánh rất khó, tôi nghĩ nên cử một trung đội bắn qua để kìm chân địch sau đó đưa đại bộ phận qua An Phú đánh bên kia". Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh sau khi nghe báo cáo thì đồng ý phương án trên.

Sáng hôm sau, mé bên kia sông quân Pol Pot rất đông, liên tục tấn công với công sự chiến hào dày đặc. Trung đoàn 162 dùng hỏa lực khống chế phía bên kia, đồng thời cho bộ đội vượt sông.

"Đạn dược được gói cho vào bọc nylon để khi chiến sĩ lặn xuống nước sẽ tránh không bị đối phương phát hiện. Tới bờ bên kia, quân của trung đoàn đánh chiếm từng chiến hào, diệt được nhiều địch song thiệt hại cũng đáng kể", ông nhớ lại.

Trung đoàn có 12 trung đội trưởng thì 11 người bị thương và hy sinh. Vài ngày sau, quân chủ lực của quân khu mới lên, tấn công, giành lại vị thế.

Cuối năm 1977, Tiểu đoàn 7 phối hợp với Trung đoàn 162 của tỉnh An Giang cùng hai đại đội địa phương Phú Châu phá vỡ thế phòng ngự của quân Pol Pot, tiếp tục phát triển lên Mương Vú (Campuchia).

Quân Pol Pot đánh bật lực lượng công an vũ trang, chiếm toàn bộ bờ bắc sông Bình Di rồi thọc sâu vào xã An Khánh, đánh mạnh các chốt công an, biên phòng. Hai đại đội của Trung đoàn 162 sau đó đã đánh chặn quân Pol Pot khiến họ rút lui, 11 quân Pol Pot thiệt mạng.

Tướng Út Lê cho biết trong giai đoạn tổng phản công chiến lược từ cuối năm 1978, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang được giao nhiệm vụ nổ súng mở màn cho chiến dịch để nghi binh, hút địch, tạo đà cho Quân khu 9 tiến công ở hướng chủ yếu. Trung đoàn 162 nhận nhiệm vụ đánh ở hai tỉnh Kandal và Takeo.

Trong những ngày tháng đánh đuổi tàn quân Pol Pot bên Campuchia, tướng Út Lê chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt mà nhiều chiến sĩ của ông hy sinh nơi chiến trường. Trong bóng đêm, hầu như hôm nào hai bên cũng bắn nhau năm lần bảy lượt, bữa nào cũng có thương vong. 

Tháng 3/1979, đại đội 1 có trận đánh mở rộng lên quận Chúp, tỉnh Kampot thì bị quân Pol Pot phản kích, gần hết đơn vị thiệt mạng. Hơn 20 ngày sau, Trung đoàn tổ chức đánh lại chiếm địa bàn, đồng thời thu xác anh em để mai táng.

"Nhiều xác lúc đó đã thối rữa. Anh em gói ghém lại rồi vác xốc lên đầu, chẳng ai sợ gì mùi hôi thối. Tình đồng chí, tình đồng đội với nhau lớn lắm", ông kể, giọng xúc động. 

Không chỉ hy sinh trên chiến trường, nhiều người chết vì bị gài mìn, bệnh tật, sốt rét. Trung đoàn hơn 2.000 quân thì hy sinh 270 người, bị thương hơn 1.200 lượt. 

"Tôi cũng có lần suýt chết. Có lần đang đưa đại đội qua sông thì bên kia khẩu đại liên của quân Pol Pot bắn qua. Ông lái xe nói với tôi: Hình như anh bị trúng đạn đó. Tôi quay lại mới thấy lưng mình bị phồng rộp vì đạn sượt qua", ông kể.

Trong cuộc tổng phản công chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định đưa phần lớn các sư đoàn bộ binh chủ lực áp sát biên giới Việt Nam (19 trong tổng số 24 sư đoàn).

Năm mục tiêu tấn công chiến lược gồm: khối chủ lực đối diện với ta ở dọc biên giới; cơ quan đầu não của chính quyền Campuchia Dân chủ ở Phnom Penh; cảng Kongpong Som; các sân bay lớn như Kampong Chonang, Siem Reap, Battambang và các tuyến đường bộ chính dọc biên giới Campuchia - Thái Lan.

Các quân khu 5, 7, 9 và các quân đoàn 2,3,4 phối hợp với bộ đội địa phương các tỉnh dọc biên giới tiến công các mục tiêu trên. Kết thúc chiến dịch đợt 1, ngày cuối cùng của năm 1978, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bị quân Pol Pot lấn chiếm được thu hồi.

Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang Campuchia mở đợt tấn công tổng lực, giải phóng Phnom Penh và toàn bộ đất nước này vào ngày 17/1/1979.Phạm Linh - Mạnh Tùng

                                                                                                    Đâu Phải Thua Thái Lan Chỉ Một Trận Bóng Đá

  Chỉ có đảng CSVN tự ca ngợi trong khi VN bị khinh thương khắp thế giới, chỉ riêng với các nước láng giềng Lào, Campuchia VN cũng thua xa đừng nói đến các quốc gia khác ở ĐNÁ, măc dầu lãnh đạo CSVN nịnh bợ TQ nhưng ngược lại TQ khinh bỉ CSVN trong khi họ nễ trọng   Lào và Campuchia, thậm chí Miến Điện TQ cũng không dám khinh thường như CSVN, gần đây nhất cấm xuất khẩu trái cây rau cải qua biên giới làm hư hỏng uồn tăc hàng ngàn xe tải ở biên giới, CSVN chỉ biết quỳ lạy khóc lóc van xin nhưng TQ quá khinh bỉ chẳng thèm đóai thương...

Việt Nam thua Thái Lan 0-2 trong trận bán kết AFF Cup hôm qua (12/26/2021), làm rất nhiều người thất vọng.

Người tiếc nuối vì mất cơ hội được hưởng trái đá phạt, kẻ nguyền rủa trọng tài là đui mù, còn báo chí thì đăng đàn tự sướng:  “

Ta thua trong thế thắng…”(?) Hâydza!!!

 

Kính thưa quý vị! Không phải đến tận hôm nay Việt Nam mới thua Thái Lan đâu ạ! Chúng ta đã thua họ từ rất

lâu rồi. Thua tất cả trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì bóng đá! Thua họ cả trăm năm nay chứ không phải

đến bây giờ mới thua đâu mà quý vị buồn! Xin kể nghe nè:

Tháng 9.1978, thủ tướngPhạm Văn Đồngqua thăm hữu nghị chính thức nước Thái Lan. Ông Đồng được thủ

tướng Thái Lan, là Kriangsak Chomanan dẫn vào yết kiến vua Thái Lan.  Trước mặt Vua Bumibol

Adulyadej, ông Đồng ngạo nghễ nói:

 

“Tôi rất hãnh diện và tự hào, vì dân tộc tôi dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản đã đánh thắng 2

cường quốc sừng sỏ, đó là: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giành độc lập.”

 

Vua Thái Lan cũng điềm đạm trả lời:

“Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì dân tộc tôi không phải đánh nhau với cường quốc nào cả.”

 

Đấy! Họ hơn ta ở chỗ đó. Họ không cần đánh nhau với ai mà họ cũng giành được độc lập. Cơ bản là, họ biết

nhìn xa trông rộng. Họ biết quý trọng xương máu đồng bào, nên ngăn chặn được những cuộc chiến vô nghĩa từ

xa, bằng ngoại giao, bằng đàm phán, bằng tất cả lợi thế mà họ có được. Trong thế kỷ 17, 18 và 19 những

cường quốc như Anh, Pháp, Ý, Mỹ, Bồ Đào Nha…  đều đi xâm chiếm những nước nhỏ hơn. Nhưng cuối cùng,

các nước ấy đều trao trả độc lập cho các nước mình xâm chiếm bằng đàm phán, mà chẳng có cuộc chiến nào

xảy ra. Riêng Thái Lan, với tầm nhìn xa hiểu rộng, nên họ đã đá văng cái đảng cộng sản ngớ ngẩn ra khỏi đất

nước họ ở thế kỷ trước. Họ có 40 đảng chính trị nhưng một đảng duy nhất họ cấm  không được tranh cử là

đảng cộng sản” chết tiệt.

 

Chỉ vì nhờ không có đảng cộng sản lãnh đạonên đất nước họ đã hơn ta về mọi lĩnh vực đó quý vị ạ. Từ

kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, du lịch, xếp hạng hộ chiếu, thu nhập đầu người… đều hơn hẳn

ta. Thậm chí, chiếc xe máy “liên doanh” với Nhật cũng có “chất lượng” hơn ta. Gạo họ làm ra bán ra thị trường

quốc tế, giá cũng cao hơn ta… Hoa quả Thái Lan xuất đi Châu Âu và Mỹ giá cao. Hoa quả Việt Nam thì… mấy

ngàn xe đem lên biên giới đổ bỏ.

 

Chúng ta thua họ từ A đến Z, thua gần trăm nay, chứ đâu riêng gì quả bóng mà quý vị phải buồn!

 

Quý vị nên tìm hiểu tại sao thời trước 1975, VNCH chỉ có nửa lãnh thổ, mà dân Thái Lan. Hàn Quốc lại ồ ạt

chạy qua Sài Gòn học tập và tìm việc làm rất nhiều. Còn bây giờ thì ngược lại, và mình đã thua họ từ A đến Z.

 

TB:

Các vị nên biết từ thời nhà Nguyễn trở về trước… Thái Lan sợ Việt Nam như sợ cọp! Còn hiện nay Thái Lan

thua Viet Nam mỗi một điểm là… NỔ.

 

Ta chém gió to hơn họ nhiều!….

 

Le Cong Dao  (Theo Fb Nguyễn Kim Chi)

Chiến tranh biên giới Tây Nam 1975 - 1989 | Việt Nam - Campuchia (Khmer Đỏ). Thông tin LIÊN HỆ QUẢNG CÁO ...
YouTube · JhGo Channel · Aug 1, 2020
VTC1 | Tròn 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol pot, đây là ...
YouTube · VTC TIN MỚI · Jan 6, 2019
THND | Tham gia Group THND để cập nhật tin mới: https://bit.ly/2BZnRtMXem #TinTuc hấp dẫn, Tổng Hợp #Video Mới ...
YouTube · Truyền Hình Nhân Dân · Jan 6, 2020
Từ bên kia, một đoàn 22 người dân Campuchia cùng con voi vượt đường rừng đến Việt Nam tránh Pol Pot. Trên lưng voi có ...
VnExpress · Jan 13, 2019
Tin tức Đông Tây 06:00 – 07:00Chuyển động Đông Tây 11:... ... Ký ức về những ngày chiến tranh biên giới Tây Nam. 25,601 ...
YouTube · Truyền hình Hậu Giang · Jan 4, 2019
Phim do Hãng phim truyền hình TP.Hồ Chí Minh (TFS) thực hiện. + Chỉ đạo nội dung: Nhà báo Nguyễn Quý Hòa + Chỉ đạo nghệ ...
YouTube · Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh · Sept 18, 2020
Mặt Trận Biên Giới Tây Nam – 14 Năm Nhân Dân Việt Nam Dốc Sức Bảo Vệ Campuchia Mời quí vị cùng chúng tôi tóm lược ...
YouTube · Việt Sử Giai Thoại · Jun 22, 2019
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và ... Cuộc trốn chạy khỏi diệt chủng Pol Pot của người ...
CVD · VTC TIN MỚI · Feb 14, 2019
DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI TÂY NAM (PHẦN 1): THẦN TỐC GIẢI PHÓNG ... đóng quân tại Campuchia suốt 10 năm sau ...
YouTube · BATTLECRY - NGƯỜI KỂ SỬ · Feb 4, 2021

Chiến tranh Biên giới Tây Nam:▷ Tập 1 | Lịch sử xa xưa: https://youtu.be/ViDLqo41DUI ▷ Tập 2 | Đột kích đảo Phú ...
YouTube · JhNews · Oct 16, 2021




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 792 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 415 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 102 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.