Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24720891

 
Bản sắc Việt 29.03.2024 01:34
Tàu cá Quảng Ngãi 'bị tàu TQ tấn công' - CSHN chặt hết các cây sứa đường phố theo lệnh TQ
21.03.2015 22:43

Một tàu cá Quảng Ngãi mắc cạn ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc "cướp và đập phá", theo truyền thông trong nước.

Khu vực quần đảo Hoàng Sa thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam


Báo điện tử của đài VTC dẫn thông tin từ Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Dânng MRCC) cho biết hôm 19/3, một tàu cá từ Quảng Ngãi đã bị hỏng máy và mắc cạn khi đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Tin trên báo Dân Trí cho biết vị trí mắc cạn là tại khu vực rạn san hô đảo Duy Mộng, cách TP Đà Nẵng khoảng 210 hải lý về phía Đông.

Tàu cá QNg95431 vào thời điểm đó đang mang theo 10 thuyền viên, Dân Trí cho biết.

Theo tường thuật của báo Dân Trí, trong chiều cùng ngày, khi tàu QNg95431 đang chờ được lai kéo ra khỏi vị trí mắc cạn thì "xuất hiện một tàu nước ngoài đến chặt dây, cướp và phá tài sản".

Trong khi đó, VTC nêu rõ đây là "tàu Trung Quốc".

"Một nhóm người đã nhảy lên tàu cắt lưới cụ, cướp đi máy Icom", VTC cho biết thêm.

Trung tâm Danang MRCC và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi đã được thông báo về vụ việc và tàu QNg 95431 đã được 2 tàu cá của ngư dân lai dắt khỏi rạn san hô, hai báo trên cho biết.

'Đập phá, lấy tài sản'

Khu vực quần đảo Hoàng Sa là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam, phần lớn là tàu từ tỉnh Quảng Ngãi.

Hồi tháng Một, Chủ tịch UBND xã An Vĩnh, ông Trần Bút, cho biết ba tàu cá Việt Nam từ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.

"Không có thiệt hại nào về nhân mạng, nhưng các tàu đều bị đập phá, lấy tài sản", ông Bút nói.

Nhiều vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng đã xảy ra hồi năm ngoái.

Hồi cuối năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, được báo trong nước dẫn lời nói "bảy tàu cá, với 72 ngư dân địa phương bị nước ngoài bắt giữ" trong 11 tháng đầu năm.

"Ít nhất 34 tàu và 422 ngư dân bị nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản trong lúc hành nghề trên biển", ông nói thêm.

Trong một cuộc phỏng vấn từ trước với BBC, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, cho biết các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam đang có xu hướng "xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, không chỉ ở Hoàng Sa mà còn gần các khu vực ở Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm".


Số phận những cây gỗ sưa giá hàng chục tỷ?

  • 20 tháng 3 2015

Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội theo số liệu của cơ quan chức năng có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hiện trạng cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp, có những cây có khả năng lên tới hàng trăm năm tuổi.

Đặc biệt trên hè phố Hà Nội có nhiều tuyến phố có những cây gỗ sưa cổ thụ có giá từ hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng đang là mục tiêu nhóm ngó của bọn “tặc sưa”.

UBND Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 3.781 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Những cây sưa lớn có giá trị kinh tế cao.

Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 19 vụ đối tượng cưa trộm cây gỗ sưa đỏ, trong đó quận Đống Đa 4 vụ, Cầu Giấy 4 vụ, Ba Đình 2 vụ, Hoàng Mai 2 vụ, Hoàn Kiếm 1 vụ, Hai Bà Trưng 1 vụ, Tây Hồ 1 vụ, Quốc Oai 4 vụ.

Gỗ sưa đột nhiên có giá từ vài chục năm nay do nhu cầu của người Trung Quốc tăng; giá của gỗ sưa được mua bằng kg, thậm chí những đồ đạc giường ghế đã đóng bằng gỗ sưa đều được người Trung Quốc thu mua tính bằng kg.

Trong thời gian bị tù vừa qua, tôi có dịp sống chung cùng buồng giam với một bạn tù là thợ mộc, quê ở Chàng Sơn, Hà Tây cũ; anh này làm nghề thợ mộc và buôn lậu gỗ sang Trung Quốc.

Anh ta bị tù vì tội đánh bạc nên được xếp ở chung buồng giam với tôi. Anh cho biết: Sỡ dĩ gỗ sưa có giá do nhu cầu của người Trung Quốc tăng đột biến.

Người Trung Quốc bắt đầu chú ý tới gỗ sưa từ những năm 90 thế kỷ trước khi Bắc Kinh cho tu bổ Di Hoà Viên, một công trình văn hoá tiêu biểu tại Bắc Kinh phần lớn được kiến trúc bằng gỗ theo ý chỉ của Từ Hy Thái Hậu.

Khi những người thợ Bắc Kinh dỡ những dãy trường lang dài thì phát hiện loại gỗ sử dụng để xây dựng Phật Hương Các, một toà kiến trúc trong Di Hoà Viên và trường lang đều được lắp dựng bằng gỗ sưa. Đặc điểm gỗ sưa là tuy đã trải hàng trăm năm nhưng màu sắc, chất lượng, hương thơm của nó không thay đổi.

Sau phát hiện này, cây gỗ sưa lên đời tại Trung Quốc và lan sang đến Việt Nam.

Anh bạn tù đã chỉ cho tôi biết những góc đường nào của Hà Nội có những cây gỗ sưa có giá mà anh ta đã từng đến ngắm nghía để chờ cơ hội. Có một số cây rất có giá theo anh cho biết nằm ở góc đường Hoàng Hoa Thám, trong công viên Bách Thảo gần Phủ Thủ tướng. Mấy cây sưa này theo tính toán của đám sưa tặc thì có giá mỗi cây phải trên 300 tỷ VNĐ.

Nếu đám sưa này nằm trong “quy hoạch” của đám gian thương Trung Quốc thì rất dễ trong chiến dịch “cắt tỉa 6700 cây”, nhân thể “đắm đò giặt mẹt”, trong số cây đã cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại sẽ có nhiều cây sưa sẽ bị cưa để xuất sang Trung Quốc.

Chính quyền Hà Nội cần tìm biện pháp bảo vệ những cây sưa quý hiếm, cổ thụ trên đường phố Hà Nội không bị triệt hạ trong chiến dịch thảm sát cây xanh vô tiền khoáng hậu này.

Vâng lệnh quan thầy TQ chính quyền HN chặt hết cây xanh cổ thụ 


BizLIVE - Đề án đốn hạ và thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố của Hà Nội đang vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận.

Ảnh minh họa.

Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được UBND thành phố thông qua. Theo đó, sẽ có 6.700 cây xanh trên tổng số gần 30.000 cây tại 10 quận nội thành của Hà Nội bị đốn hạ, thay thế bằng các cây mới cùng chủng loại với kinh phí khoảng 73 tỷ đồng. Tuy nhiên đề án này đang vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận trước nhiều ý kiến cho rằng việc chặt hạ cây xanh gây lãng phí, phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của thành phố... Mới đây, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng bày tỏ không đồng tình với quyết định chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh bằng một loạt câu hỏi trên trang cá nhân. 

Trong đó, giáo sư đưa ra ba vấn đề lớn, chủ yếu xoay quanh những lý do mà thành phố Hà Nội đưa ra để chặt cây. Ở mỗi vấn đề, ông đều đặt ra những câu hỏi vì muốn làm rõ những lý do đó. Trao đổi với BizLIVE, ông Hoàng Nam Sơn – Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng “nói chặt cây xanh là không đúng. Cây đang xanh mà chặt thì chúng tôi cũng không đồng tình chứ chưa nói người dân”. Ông Hoàng Nam Sơn
Ông Sơn cho biết khi thực hiện đề án, Sở Xây dựng chỉ thay thế các cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng đến giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Ngoài ra, 6700 cây là toàn bộ số cây nằm trong đề án thành phố phê duyệt, hời gian thực hiện trong 3 năm (2015 – 2017). “Hiện mới xử lý được khoảng 600 cây. Không phải chặt một phát, một lúc mà hết được”, ông Sơn nhấn mạnh. Ông Sơn cho biết, đối với các cây sau khi được chặt hạ thì gỗ sẽ được Sở Tài chính thống kê, kiểm kê, chuyển về kho và sau đó tiến hành bán đấu giá, nguồn kinh phí thu về sẽ được chuyển vào ngân sách. “Ai nói không đồng tình ủng hộ?” Theo ông Sơn, đề án là kết quả nghiên cứu xem xét của bao nhiêu cán bộ, nhà khoa học cùng với tập thể lãnh đạo thành phố. Họ đều là những bộ óc có tâm, chứ không phải cứ nói chặt là chặt. Vì sao phải thay thế, vì sao phải trồng mới… tất cả đều có cơ sở pháp lí. “Hiện nay Sở Xây dựng đã làm xong một tuyến từ trước Tết, là tuyến Nguyễn Thái học – Kim Mã, đại đa số người đân đồng tình ủng hộ. Không hề có ai nói không đồng tình ủng hộ cả”, ông Sơn cho biết. Trước thông tin cho rằng Hà Nội sẽ nhập khẩu các giống cây từ Trung Quốc về đề thay thế số cây bị chặt hạ và điều đáng bàn là giống cây này không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, ông Sơn cho biết: Thông tin này không chính xác Mặc dù phủ nhận thông tin về nguồn gốc giống cây, song ông Sơn lại cho biết việc triển khai trồng cây hay nhập giống cây thuộc trách nhiệm của Công ty Công viên Cây xanh. “Do vậy, cây từ Trung Quốc hay Mỹ sở Xây dựng Hà Nội cũng không có ý kiến gì”, ông Sơn nhấn mạnh. Trước thắc mắc về việc có hợp lý hay không khi chọn cây vàng tâm để trông thay thế các cây bị chặt hạ, ông Sơn cho biết: Vàng tâm là một trong tổng số 40 cây đủ tiêu chuẩn trồng đô thị do Sở Xây dựng chọn lựa. “Việc trồng cây gì sẽ phải căn cứ vào vỉa hè rộng bao nhiêu và tùy từng tuyến phố. Tùy vào điều kiện từng nơi mới biết sẽ trồng cây gì chứ không áp dụng đồng loạt tất cả đều là vàng tâm”, ông Sơn nói.
Trông vàng tâm là không hợp lý Vàng tâm (danh pháp khoa học Magnolia fordiana) là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan. Cây xanh thường cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Gỗ vàng tâm là loại gỗ tốt, chắc, không gãy mục, ít mối mọt, khi khô không bị nẻ cũng không biến dạng. Tuy nhiên theo GS. Nguyễn Lân Dũng, việc lựa chọn cây gỗ vàng tâm để thay là hoàn toàn không hợp lý. Bởi cây gỗ Vàng Tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Ngoài ra, cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, với loại cây gỗ quý này, chúng ta sẽ mất thêm rất nhiều công sức để bảo vệ khi cây đã trưởng thành tránh trường hợp bị đốn trộm.

MẠNH NGUYỄN

Tin liên quan Triển khai hạ 6.700 cây xanh: TP Hà Nội có đang làm trái quy định? Chặt 6.700 cây xanh: Hà Nội có thể sẽ lâm vào cảnh ô nhiễm nặng Chủ tịch Hà Nội “lên tiếng” sau bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn Hà Nội chặt 6.700 cây xanh: “Lắng nghe dân càng tốt chứ có gì xấu đâu?”

Gần 200 phố ở Hà Nội sẽ không có bóng mát suốt 3 năm

Cây xanh được thay thế mất 2-3 năm mới tạo được tán mát rộng 1,5-2 m. Trong thời gian đó, 190 tuyến phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát.

Thư gửi Chủ tịch Hà Nội về việc đốn hạ 6.700 cây xanh Trong bức thư gửi Chủ tịch TP Hà Nội, nhà báo Trần Đăng Tuấn đề nghị thành phố tạm dừng việc chặt 6.700 cây xanh để hỏi ý kiến người dân.

Theo đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, thành phố sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách thành phố và xã hội hóa.

Việc thay thế cây trên 190 tuyến phố được Sở Xây dựng lý giải là do cây không đúng chủng loại và mất an toàn, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

Những cây thay thế, khi phát triển sẽ cao 6 - 8 mét, đường kính thân tối thiểu 10 cm. Chi phí cho mỗi cây này khoảng 10 triệu đồng.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng xác nhận, tỷ lệ cây xanh đô thị ở thủ đô còn thấp, có chỗ không có hoặc dưới 50 cây mỗi km2.

Hàng loạt cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh đang bị chặt hạ, thay thế. Ảnh chụp chiều 19/3: Lê Hiếu.

TS Đặng Văn Đông, Bộ môn Hoa và Cây, ĐH Nông nghiệp Hà Nội nhận định, các cây xanh được thay thế phải mất 2 - 3 năm mới tạo được tán mát rộng 1,5-2 mét. Như vậy, trong những năm tới, trên 190 tuyến phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát.

Theo ông Đông, việc Hà Nội chọn trồng cây cao 6-8 mét có thể tạo bóng mát sớm. Tuy nhiên, khi trồng lại cây trưởng thành, rễ phải tái sinh nên khả năng bám đất kém hơn cây non. Đây có thể là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão.

Trong khi đó, TS. KTS Phó Đức Tùng đặt vấn đề, mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh nhưng hiện đường phố Hà Nội chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống nên thiếu không gian cho bộ rễ và cành lá.

"Ở các đô thị phát triển trên thế giới, người ta phải làm riêng hệ thống đường ống cho rễ cây phát triển để không ảnh hưởng hạ tầng. Giá thể trồng cây đô thị cũng đặc biệt, có khả năng chịu nén, và công suất cung cấp dưỡng khí, dưỡng chất gấp hàng trăm lần đất thường. Vì thế, chỉ cần vài mét khối là đủ cho một cây, nhưng họ cũng chỉ dám trồng cây tầm trung", ông Tùng nói.

Chuyên gia này lo ngại, cây xanh là nơi trú ẩn của nhiều loại sinh vật khác, nhưng khi nơi ở này mất đi, nguy cơ bùng phát côn trùng và sâu bệnh tại những khu dân cư là khó tránh khỏi.

Chủ tịch Hà Nội phản hồi thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu rà soát việc cải tạo, thay thế cây xanh đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị. Công Khan

GS Thuyết: lãnh đạo Hà Nội 'thiếu trí tuệ'?

GS. Nguyễn Minh Thuyết
GS. Nguyễn Minh Thuyết nói giới lãnh đạo, quản lý ở Hà Nội 'thiếu trí tuệ' và 'thiếu dân chủ' trong vụ chặt hạ cây xanh.

Giới chức lãnh đạo, quản lý ở Hà Nội có vấn đề về mặt 'trí tuệ' và 'thiếu dân chủ' trong chiến dịch chặt hạ cây xanh gây tranh cãi và vừa bị đình chỉ ở thủ đô, theo một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Trao đổi với Tọa đàm Cuối tuần ( Hangout) của BBC hôm 22/3/2015, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói:

"Tôi có cảm tưởng là ở đây có sự thiếu trí tuệ của những người chịu trách nhiệm ở Hà Nội và thứ hai là sự thiếu dân chủ.

"Tại sao mà tôi lại nói là thiếu trí tuệ? Là vì ai cũng biết những cây xanh này đã trồng lâu rồi và nó làm nên vẻ đẹp của Hà Nội và nó rất thuận tiện cho đời sống của dân, nhất là ở miền đất nắng nóng mùa hè như thế này.

"Thế nhưng trong số những cây trồng từ thời Pháp thuộc, thì cũng có nhiều cây xà cừ, đấy là những cây rễ nông, cũng có thể dễ đổ, nhất là khi nó đã nặng và đặc biệt đối với những cây lâu năm, thì nó có thể sâu, mọt v.v... Nó đổ lên đầu người, cũng đã gây ra chết người rồi.

"Việc thành phố lo lắng tỉa hoặc chặt những cây hỏng đi để mà trồng bằng cây mới, tôi nghĩ là việc làm đúng đắn thôi.

"Nhưng mình làm một lúc đến từng ấy cây thì nó đúng hay không? Và tại sao cây sâu, mọt gì đó mà cả một tuyến phố, như là Nguyễn Chí Thanh, đường Kim Mã lại bị chặt gần sạch. Chẳng lẽ tất cả các cây ở đấy đều già cỗi hết?

"Thế thì tôi cho cái này thể hiện tầm nhìn rất là thiển cận, cho nên tôi nói thiếu trí tuệ là ở chỗ đấy."

'Thiếu dân chủ'

Tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội
Người dân Hà Nội xuống đường tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội tại hồ Thiền Quang, hôm Chủ nhật 22/3/2015.

Về vấn đề giới chức Hà Nội chịu trách nhiệm trong chiến dịch chặt cây xanh 'thiếu dân chủ', Giáo sư Thuyết nêu quan điểm với Bàn tròn:

"Chủ trương chặt cây xanh này, chặt có số lượng cực lớn như thế, có những phố là mình (Hà Nội) tàn sát gần hết như thế mà không hề thông báo cho người dân, không hề hỏi ý kiến người dân, mà các chuyên gia tôi thấy không mấy ai mà có thể được hỏi.

"Thí dụ như là một trong những chuyên gia về sinh học, có một chức vụ ở Tổng Hội Sinh học Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, tôi thấy ông phát biểu ở trên đài ông cũng chưa từng đọc (dự án)...

"Tại sao lại như vậy và khi họp báo, ông Phó Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội nói rằng việc này không phải hỏi dân, có thể nói rằng làm như thế là thiếu dân chủ.

"Thế còn tôi không nói đến một điều mà rất nhiều người dân người ta nghĩ, đó là ở đây có những quyền lợi vật chất, ở Việt Nam bây giờ người ta quen gọi một cách lịch sự là lợi ích nhóm," Giáo sư Thuyết nói với Bàn tròn Cuối tuần của BBC.

'Đổ lỗi cấp dưới?'

Hôm Chủ Nhật, báo chí, truyền thông nhà nước nhất loạt đưa tin Hà Nội đã đình chỉ một số chức vụ cấp phòng ở Sở Xây dựng liên quan vụ việc, khi được hỏi đây đã phải là người chịu trách nhiệm cao nhất chưa, còn ai phải chịu trách nhiệm hay không, Giáo sư Thuyết nói:

"Tôi nghĩ việc này không chỉ liên quan tới Sở Xây dựng, liên quan tới Công ty Công viên Cây xanh đâu, mà nó liên quan đến lãnh đạo thành phố.

"Tôi cho rằng chắc chắn lãnh đạo thành phố phải chịu trách nhiệm về việc này.

"Tôi rất ngạc nhiên là sau khi xảy ra sự việc thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố mới đề nghị Sở Xây dựng rà soát lại việc này, tôi cho rằng nó không bình thường.

"Còn việc này trước khi ông ấy duyệt, thì ông ấy đã phải nghiên cứu kỹ các báo cáo của các cấp ở bên dưới, tham khảo ý kiến các chuyên gia, thì mới đi đến quyết định này.

"Bây giờ mình đổ tội cho tất cả cấp thi hành, người ta thực hiện, tôi cho rằng không đúng," Giáo sư Thuyết nêu quan điểm.

'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh

(VTC News) - 'Con đường đẹp nhất Việt Nam' lâm vào cảnh nham nhở, vỉa hè nhếch nhác sau khi hàng cây xanh bị chặt hạ.
Trước sự phản đối của dư luận về việc thay thế 6.700 cây xanh ở nhiều tuyến phố Hà Nội, chiều 19/3, nhiều cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn bị 'đốn hạ'. Đây là tuyến đường được mệnh danh là "con đường đẹp nhất Việt Nam".

Một ngày sau khi hàng cây xanh hai bên đường Nguyễn Chí Thanh bị đốn hạ, vỉa hè trơ trọi, nham nhở do quá trình chặt cây để lại. Đất đá vương vãi trên vỉa hè, cùng với đó là nhiều phế liệu chưa được thu dọn khiến nhiều người qua đường ngán ngẩm.

'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Hàng cây bị đốn hạ, hình ảnh người dân đi dưới những tán cây chỉ còn trong quá khứ (Ảnh: Minh Chiến) 

Nhiều người dân thủ đô ví rằng, sau 'chiến dịch" chặt hạ cây xanh, Hà Nội như một đại công trường. Vỉa hẻ ngôn ngang đất đá, gạch, những khoảng vỉa hè trước đó được trồng cây giờ bị xới tung để chuẩn bị thay thế những hàng cây mới mà theo lý giải của các đơn vị chức năng là "đúng chủng loại đô thị".

Chứng kiến cảnh chặt hạ cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh, một người dân chia sẻ: "Một cây xà cừ lớn, đường kính gốc gần 1m cũng bị đốn hạ. Cây xà cừ này là cây khỏe mạnh và đã tồn tại ở đây rất lâu nhưng không hiểu sao lại bị chặt".

Theo ghi nhận của PV, không chỉ cây hoa sữa bị 'đốn hạ' trên đường Nguyễn Chí Thanh, mà một số loại cây khác như xà cừ, keo cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Loại cây dùng để trồng thay thế trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc lựa chọn cây vàng tâm để thay là không hợp lý vì chúng vốn mọc trong rừng sâu, nơi có độ cao 100-700m và có không khí lạnh. 

Theo ông, đây là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa nên Hà Nội sẽ phải giải 'bài toán' bảo vệ loại cây này không bị cưa trộm.

Video: GS. Nguyễn Lân Dũng nói về việc thay thế 6.700 cây xanh


Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp sáng nay (20/3), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.

"Việc bảo tồn, cải tạo, bổ sung, thay thế cây xanh trên địa bàn Thủ đô là việc làm cần thiết liên quan không chỉ đến quản lý phát triển đô thị mà còn là tâm tư tình cảm của nhân dân Thủ đô", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Một số hình ảnh "nham nhở" trên con đường đẹp nhất Việt Nam:

'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Nhiều cây xanh trên con đường đẹp nhất Việt Nam bị 'đốn hạ' (Ảnh: Minh Chiến) 

'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Đường Nguyễn Chí Thanh vắng bóng cây xanh (Ảnh: Minh Chiến)
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Những gốc cây bị chặt hạ trước đó (Ảnh: Minh Chiến)
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Bãi 'chiến trường' do đề án thay thế cây xanh để lại (Ảnh: Minh Chiến)  
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Con đường đẹp nhất Việt Nam trở nên nham nhở sau ngày cây xanh bị 'đốn hạ' (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Vật liệu sắp la liệt bên vỉa hè (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Hàng cây xanh tốt bị chặt hạ, thay thế vào đó là cảnh tượng nhếch nhác (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
 Bao giờ vỉa hè thủ đô mới thông thoáng và có bóng mát (Ảnh: Minh Chiến)
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Phế liệu từ quá trình thay thế cây xanh chưa được thu dọn (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Cành cây, đất đá, phế liệu ngập vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Những cây vàng tâm được trông thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đoạn qua Đài truyền hình Việt Nam) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Đến bao giờ, vỉa hè con đường đẹp nhất Việt Nam mới trở lại như cũ, rợp bóng cây xanh (Ảnh: Minh Chiến)
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Phải mất rất nhiều năm để cây vàng tâm mới phát triển và phủ bóng tuyến đường nay (Ảnh: Minh Chiến) 
'Con đường đẹp nhất Việt Nam' nham nhở sau khi chặt hạ nhiều cây xanh
Hình ảnh cây xanh rợp bóng mát hai bên đường Nguyễn Chí Thanh trước khi bị chặt hạ (Ảnh: Zing.vn) 

6700 cây xanh bị đốn hạ: Tiết lộ sốc từ dân buôn gỗ

A- A+ ‹Đọc›

"Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt", một dân buôn gỗ chia sẻ.


Hàng trăm cây xà cừ cổ thụ đã bị đốn hạ cùng nhiều cây xanh khác.
Hàng trăm cây xà cừ cổ thụ đã bị đốn hạ cùng nhiều cây xanh khác.

Trong khi chưa ngã ngũ đơn vị thi công đã chặt 500 cây hay 2.000 cây thì dư luận lại càng thắc mắc và băn khoăn tại sao Sở Xây dựng không công khai thông tin về đơn vị mua số cây bị chặt hạ và giá bán là bao nhiêu để người dân được biết?
Hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích.

Anh Trần Văn Đoàn, chủ một xưởng mộc trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Giá gỗ xà cừ trong hai năm nay tăng từ 8,5 triệu/m3 gỗ lên 9 triệu/m3. Nguyên nhân chính là do các gỗ cao su và một số gỗ nhập khẩu có giá cao trong một thời gian dài, vì vậy những người làm gỗ như chúng tôi đã chọn gỗ xà cừ để giảm giá đầu vào, mà vẫn chiếm được thị trường”.

Anh Đoàn cho biết thêm: “Khi Hà Nội khai thác một loạt cây xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm trên tuyến đường từ Ngã Tư Sở tới cầu Trắng tôi cũng tìm đến điểm khai thác để hỏi mua nhưng không mua được. Nguyên liệu xưởng tôi chủ yếu qua các chủ hàng ở Bắc Ninh hay các tỉnh lân cận”.
Cũng như anh Đoàn, anh Nguyễn Mạnh Hưng, một người chuyên buôn bán các loại gỗ chia sẻ: Ngoài các loại gỗ cao cấp như gỗ xưa, gỗ trắc, giáng hương… thì thị trường Trung Quốc hiện nay họ đang có nhu cầu nhập các sản phẩm nội thất, thớt, ván gỗ sản xuất từ gỗ xã cừ. Khách hàng Trung Quốc rất thích những sản phẩm được sản xuất từ cây gỗ cổ thụ như Hà Nội vừa khai thác, nếu gỗ chất lượng họ có thể trả giá cao hơn để mua được gỗ tốt. Bản thân tôi cũng lần mò tìm cách để mua nhưng không sao mua được, hình như họ (đơn vị khai thác) đã có mối hết rồi.

Bãi tập kết gỗ từ các cây bị chặt hạ

Qua tìm hiểu được biết, đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 trên địa bàn Hà Nội cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1/2015, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.

Để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc. Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
Như báo Người đưa tin đã đưa, sau khi có lệnh dừng chặt hạ cây xanh để rà soát lại từ Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, ngày 20/3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp báo, với sự tham gia của hàng trăm cơ quan báo chí, với 21 câu hỏi được đưa ra xoay quanh việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh đang được chính quyền Hà Nội thực hiện. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng đã ra văn bản, giao Giám đốc Sở Xây dựng phải trả lời công khai toàn bộ 21 câu hỏi đã nêu ra tại buổi họp báo trước ngày 25/3.
Đến ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ra quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh.

Dư luận đang yêu cầu thanh tra chính phủ vào cuộc vụ cây xanh bị chặt không rõ ràng này.

Một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm có công đào là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng đã khiến nhân dân bất bình về cách chi tiền quá “thoáng” của cơ quan công quyền Hà Nội. Nhưng điều khiến bạn đọc và nhân dân quan tâm hơn cả ở thời điểm này là thông tin chính thức về số lượng gỗ được chặt hạ xuống từ các con phố hiện giờ đang ở đâu ngoài các điểm tập kết tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm); làng Chuông, xã Phương Trung (Thanh Oai).

Hơn thế tất cả lượng gỗ củ đã được tận thu đó giờ ai là chủ sở hữu và cái giá để được sở hữu những khối gỗ đó là bao nhiêu? Đây là vấn đề mà các cơ quan liên quan của Hà Nội cần sớm có câu trả lời chính thức với bà con nhân dân.
Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc

Thắp nhang tưởng niệm những hàng cây 
Tuesday, March 24, 2015 6:45:21 PM 

     

Ngô Nhân Dụng

Người Hà Nội có thể dựng những tấm bảng nhỏ tưởng niệm mỗi cây xanh mới bị đốn ngã. Chỉ viết một hàng chữ: “Nguyễn Thế Thảo - Tháng Ba năm 2015,” ghi thành tích ông chủ tịch thành phố đã chém chết những hàng cây xanh. Chỉ cần một mảnh giấy bìa làm thiếp chia buồn hay một tấm mộ bia nhỏ. Cứ tưởng niệm như vậy, một trăm, một ngàn gốc cây, cho đến bao giờ ông Nguyễn Thế Thảo xin từ chức. Ở một quốc gia bình thường, tức là những nước sống văn minh, khi hàng ngàn cây xanh trong thành phố “chết oan” thì những người cầm quyền sẽ tự nhận trách nhiệm và xin từ chức.

Nhưng Việt Nam hiện nay không phải là một nước bình thường. Những người muốn làm “bia tưởng niệm” những cây xanh bị tàn sát chắc sẽ bị ngăn cấm. Sẽ có một bọn phất cờ đỏ búa liềm, chen lấn, chửi bới tục tằn, ngăn không cho dân chúng được khóc cây. Rồi ông giám đốc công an lại phải lên đài tuyên bố ông không biết mấy tay cầm cờ búa liềm đó ở đâu chui ra cả!

Việt Nam hiện nay quả thật không bình thường. Một nước bình thường không bao giờ cấm tưởng niệm 64 chiến sĩ bị giặc xâm lăng giết - mà không được bắn lại. Không nước nào ngăn cản chính dân nước mình tưởng niệm các liệt sĩ.

Nghĩ cho cùng, trong thế kỷ 21 này không có một quốc gia bình thường nào còn hô hào “quyết tâm tiến lên Chủ nghĩa Xã hội” - kể cả nước Trung Hoa Cộng Sản!

Nước Việt Nam hiện nay không bình thường chút nào. Cho nên ông Nguyễn Thế Thảo sẽ không từ chức. Những người tưởng niệm cây sẽ bị bắt, bị đưa ra tòa xử theo những điều số 79, 88, 258 Luật Hình Sự.

Nếu họ cấm không cho dựng mộ bia, dân Hà Nội vẫn có thể bày tỏ niềm thương tiếc những hàng cây bằng cách thắp một nén nhang cho mỗi gốc cây chết oan khốc. Thắp một nén nhang, âm thầm cắm trên mỗi gốc cây bị xử trảm, ai cũng tên đao phủ rồi. Dân ta vẫn có phong tục thắp nhang tại mỗi gốc đa, gốc đề đầu làng. Không lẽ họ lại cấm mình thắp nhang khóc cây nữa hay sao?

Hồn cây xanh đang khóc, nếu như cây cũng giống người. Không tin cây có hồn, nhưng chúng ta biết cây cối cũng có cảm giác, chúng cũng biết đau, biết sợ. Nửa thế kỷ trước đây, Cleveland Backster đã khám phá ra điều này. Backster là một chuyên viên về “máy trắc nghiệm nói dối” (polygraph). Máy này đặt dây diện vào da người ta, nhìn vào điện đồ có thể biết cảm tưởng người đó như thế nào khi đang nói một câu, khi vui, khi sợ, vân vân. Nhờ máy polygraph, có thể đoán một người đang nói dối vì trên da xuất hiện dấu hiệu một cảm tưởng khó chịu, bất an.

Một bữa Backster tưới cho chậu cây cảnh trong văn phòng. Ông ta muốn nghịch, thử gắn dây điện vào lá cây xem bao lâu thì nước được đưa lên tới chiếc lá và thay đổi phản ứng của lá cây, như da người vẫn phản ứng. Ðiều bất ngờ là vừa mới tưới nước thì máy polygraph đã cho thấy cây cảnh phát ra dấu hiệu giống như phản ứng của da người khi có một cảm giác sung sướng!

Trí tò mò khiến Backster muốn làm thí nghiệm tiếp. Ông nhúng lá cây vào ly cà phê còn nóng, cây không phản ứng. Ông quyết định sẽ thử đốt lá cây. Nhưng vừa khi ông nghĩ đến điều này, trên máy polygraph xuất hiện một dấu hiệu giống như một người đang sợ hãi! Ông mời người bạn thử, cũng thấy như vậy. Nhưng khi ông châm lửa nhứ vào gần là cây mà không có ý định đốt, thì máy polygraph không cho thấy phản ứng nào cả! Cleveland Backster còn làm nhiều thí nghiệm khác, rồi kết luận rằng cây có trí nhớ (phản ứng tốt khi thấy một người đã tưới bón cho cây đến gần, và sợ hãi khi có một người hay tàn hại cây cối, giống như con chó sợ hãi khi gặp một người ăn thịt chó). Cây cũng biết phân biệt cây đồng loại hay cây lạ, cũng có cảm giác thương xót một sinh vật chết. Các bạn trẻ vào google có thể tìm thấy những thí nghiệm ông ta và những nhà nghiên cứu khác đã làm trong nửa thế kỷ qua.

Cho nên chúng ta có thể thắp một nén nhang, bày tỏ niềm tiếc thương những cây xanh đáng lẽ không chết mà phải chết oan.

Backster còn muốn dùng cây để thử coi một người nói dối hay nói thật. Ông gắn máy polygraph vào lá cây, rồi hỏi một người năm sinh của anh ta có phải năm này hay không. Khi nói đúng năm sinh mà anh ta chối, thì máy polygraph đưa ra một dấu hiệu “nói dối;” giống như khi máy được gắn lên da chính anh ta vậy!

Các ông Nguyễn Thế Thảo và Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch và phó chủ tịch thành phố Hà Nội có dám cho thử máy polygraph hay không?

Ngày Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015, ông Nguyễn Quốc Hùng họp báo nói chỉ có 500 cây bị đốn hạ, Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội Sinh Học Việt Nam, tính ra phải tới hai ngàn cây đã bị tàn sát. Ông Nguyễn Quốc Hùng đổ tội đốn cây vội vã cho “sự nôn nóng của các nhà tài trợ.” Ðại diện các nhà tài trợ là VPBank, Bình Minh, tập đoàn Vingroup, công ty tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, bèn minh xác ngay lập tức rằng họ chỉ đóng góp tiền khi được các quan chức xin để ủng hộ chương trình trồng cây mới, chứ họ không hề biết, không tham dự và không hưởng lợi gì trong việc chặt hàng loạt cây trong những ngày qua. Họ góp tiền, dù biết rằng số tiền đó thế nào cũng được “rút ruột.” Những món tiền trả công cho nhà thầu đốn cây và trồng cây, món nào cũng có thể rút ruột được cả. Họ chỉ không ngờ đi làm phúc lại bị các quan chức trút tội lỗi lên đầu!

Cuối cùng, các quan chức thành phố lại dùng chiến thuật cũ kỹ, từ thời Cải Cách Ruộng Ðất: Thú nhận sai lầm, nhưng trút hết tội cho đám đàn em. Người dân Hà Nội còn ngửi được cái trò hề Làm Sai và Sửa Sai nữa hay không? Nói như cố kịch tác gia Lưu Quang Vũ: “Có những cái sai không thể sửa được!” Hàng trăm ngàn người chết oan không thể sửa cho sống lại được! Hàng ngàn cây chết oan không thể sửa cho mọc lại được! Một người dân Hà Nội đang sống ở Warszawa giận quá cũng phải văng lên (trên facebook): “Nhầm cái mả cha chúng nó chứ nhầm cái gì?”

Cho nên, dân Hà Nội đã tính chuyện đưa bè lũ lãnh đạo thành phố ra tòa. Ông Phạm Ðức Bảo, giảng viên Ðại Học Luật tại Hà Nội đề nghị “khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Nhưng đây không phải lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam “cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.” Dân ta chưa mắc bệnh mất trí nhớ. Hà Nội đốn cây. Ðồng Nai lấp sông. Họ cứ làm, họ không cần hỏi ý kiến người dân nào cả. Như câu thơ Nguyễn Duy, “Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ - lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa.”

Ðã tới lúc người dân phải tự hỏi: “Ðây là cách người ta cai trị mình mãi mãi hay sao?” Ðã tới lúc, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện - ma cụt đầu phục kích nhà quan,” vẫn thơ Nguyễn Duy.

Trong khi đưa đơn kiện bày lũ tham nhũng ra tòa, người dân Hà Nội, người dân khắp nước Việt Nam hãy thắp những nén nhang, đốt những ngọn nến tưởng niệm những hàng cây xanh đã chết. Tưởng niệm cả những người đã chết. Người khóc thương cây hay cây phải khóc thương người?



TQ Sẽ Tấn Công Miến Điện?

Bao giờ Trung Quốc sẽ tấn công Miến Điện để sáp nhập vùng đất biên giới Kokang “về quê mẹ Hoa Lục”, làm một kiểu như Tổng Thống Nga Putin đã thực hiện đối với Ukraine, cắt phần đất Crimea để sáp nhập vào Nga?

Người ta đã thấy hăm dọa từ dư luận dân chúng trên mạng Sina…

Trên nguyên tắc, Bắc Kinh chưa nghĩ tới chuyện đó, vì miếng mồi Biển Đông béo bổ hơn nhiều. Nếu động binh để tấn công Miến Điện bây giờ, toàn khối ASEAN sẽ bênh vực Miến Điện ngay, và có thể sẽ gây trật chìa cả ván cờ Biển Đông…

Thà nhịn miếng đất Kokang ở biên giới Miến Điện để sẽ vồ mồi lớn ở Biển Đông, và đó mới là một cú ngoặm khổng lồ gấp vaì chục lần chuyện Putin sáp nhập Crimea.

Quan hệ giưã TQ và Miến Điện đang căng thẳng bất ngờ khi các trận đánh đẫm máu ở biên giới Miến Điện đã tràn vào lãnh thổ TQ khi loạn quân sắc tộc gốc Hoa chạy về “quê mẹ”…

Hiện nay, TQ và Miến Điện vẫn là bạn thân. Miến Điện từ nhiều thập niên lệ thuộc vào thương mại, và cả viện trợ từ TQ. Đó là chưa kể TQ đã bơm nhiều tỷ đô đầu tư vào Miến Điện.

Vấn đề là, Miến Điện có khoảng một tá sắc dân không-phải-Miến-Điện nổi loạn ở biên gi1ơi.

Mới đây, xảy ar chuyện một phi cơ Miến Điện thả bom vào một cánh đồng mía gần thị xã Lincang ở tỉnh Yunnan của TQ, làm chết 5 người và gây bị thương 8 người. Cả chính phủ Miến Điện và cả loạn quân Kokang đều chối, không lien hệ gì tới chiếc phi cơ dội bom kia. Họ chối sau khi Thủ Tướng Lý Khắc Cường của TQ họp báo nói về vụ thả bom nhầm vào cư dân TQ. Trong khi đó, chính phủ TQ nghi ngờ bom thả lạc hướng từ một phi cơ chính phủ Miến Điện.

Trước đó chục ngày, vào ngày 8-3-2015, một viên đại bác bắn từ Miến Điện vào một căn nhà trên lãnh thổ TQ.

Thế là cả TQ và Miến Điện cùng đưa lính tới gác dọc biên giới. Dù vậy, người ta tin là lính TQ sẽ không tấn công sang Miến Điện.

Một phần bởi vì loạn quân Kokang và quânc hính phủ mấy hôm nay giao chiến dữ dội ở tỉnh Shan, làm hơn 100 người chết, đa số là lính bên chính phủ Miến Điện.

Giao chiến dữ dội từ 3 hướng tấn công vào Laukkai, thủ phủ vùng Kokang, hiện do quân lực giữ.

Loạn quân vùng Kokang có tên chính thức là Liên Quân Dân Chủ Miến Điện (Myanmar National Democratic Alliance Army -- MNDAA) tung ra chiến dịch từ ngày 9 tháng 2-2015 để chiếm lại khu tự trị Kokang, mà trước đó họ đã kiểm soát cho tới năm 2009.

Tại một trận đánh ở làng Koutangshan, người ta kể với đài RFA rằng họ nhìn thấy khoảng 40 xác quân chính phủ Miến Điện. Nhiều hình ảnh xác lkính đã gửi tới RFA.

Người ta nói tử vong đó là từ trận đánh khi 1,250 lính chính phủ Miên Điện tấn công 5 địa điểm của loạn quân ở Koutangshan, căn cứ này của loạn quân đang tử thủ bởi 440 du kích.

Theo bản tin Global New Light của Miến Điện, quân chính phủ hôm Thứ Tư đã đẩy lùi 6 đơn vị loạn quân Kokang đang muốn tấn công vào Laukkai.

Quân đội Miến Điện lúc đó mới dùng tới không quân dội bom, và quân chính phủ tái chiếm 5 ngọn đồi dọc tuyến phòng thủ của loạn quân Kokang, buộc loạn quân rút về phía đông khu vực. Trận đánh kéo dài trọn ngày Thứ Tư, và quân chính phủ dùng tới 4 chiến đấu cơ và 2 trực thăng.

Quân đội TQ hiện đã dàn ra dọc biên giới sau khi 5 công dân TQ bị Miến Điện dội bom nhầm tuần trước.

Chính phủ Miến Điện đề nghị bồi thường 70,000 yuan (11,300 Mỹ Kim) cho mỗi nạn nhân bị bom nhầm này, trong khi những nạn nhân tương tự trong lãnh thổ Miến Điện chỉ được Miến Điện bồi thường 20,000 yuan (3,230 Mỹ Kim).

Đaọ binh TQ sử dụng Internet đã lên mạng sỉ vả chính phủ Miến Điện, trong khi một gia đình nạn nhân nói là không chịu nhân bồi thường như thế.

Hiện thời đã có hơn 100,000 dân Kokang chạy sang lãnh thổ TQ kể từ tuần trước, và bây giờ có một số ít người đã về lại Miến Điện.

Cũng cần nhắc rằng ngầy 12-3-2015, một chiến đấu cơ Miến Điện đã bay vào lãnh thổ TQ nhưng rồi rớt xuống một ngọn đồi trên lãnh thổ TQ sau khi thả xuống 2 quả bom. Không có thông tin nào chính thức, nhưng có giả thuyết là chiến đấu cơ này bị bắn hạ bởi một phi đạn phòng không của TQ.

Vào ngày kế tiếp, các chiếc MiG-29s của Miến Điện và trực thăng tác chiến trở lại cùng khu vực đó của TQ hai lần. Có ít nhất 3 quả bom phóng xuống, làm chết 4 người và gây bị thương 8 công dân TQ, hầu hết là nông dân làm mía. Không rõ nguyên nhân, nhưng có thể phía Miến Điện suy đoán rằng họ là loạn quân.

Đêm 13-3-2015, Thứ Trưởng Ngoaị Giao TQ Li Zhenmin triệu tập đaị sứ Miến Điện ở Bắc Kinh tới để phản đối, yêu cầu điều tra toàn diện.

Hôm sau, Tướng Trung Quốc Fan Changlong, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương ở Bắc Kinh, điện thoại khẩn tới Tư Lệnh Quân Lực Miến Điện, Tướng Min Aung Hlaing, đaư bản tối hậu thư hăm dọa rằng quân đội TQ sẽ can thiệp nếu chuyện này xảy ra lần nữa.

Miến Điện chối trách nhiệm, nói rằng loạn quân Kokang dàn dựng để quân TQ sẽ tấn công Miến Điện.

Dân mạng TQ đổ lỗi cho Miến Điện. Trong khi đó, báo Global Times ở Bắc Kinh đưa ra bản thăm dò độc giả, hỏi, “Cả chính phủ Miến Điện và loạn quân Kokang chối trách nhiệm dội bom người dân TQ nơi biên giới, bên nào bạn cho là có lỗi?”

Kết quả: 88% độc giả báo Tàu này đổi lỗi cho chính phủ Miến Điện, chỉ 12% nói loạn quân Kokang là đầu têu…

Cũng cần nhắc rằng từ hơn một tháng qua, chính phủ Miến Điện tố cáo chính quyền TQ ở biên giới đã trợ giúp và tiếp tay loạn quân Kokang.

Trong khi đó, dân mạng TQ hối thúc TQ hãy biến Kokang trở thành một Crimea cho TQ để sáp nhập vào đất Tàu…

Có vẻ như chuyện này sẽ giúp nhiều cho Việt Nam vậy… khi cả thế giới thấy rõ bàn tay nhám nhúa của TQ ở xứ Kokang.

Quan thầy của VC là đại họa cho đất nước: Nga quay lại Biển Đông, với Trung Quốc là họa chứ không phải phúc cho VN"

(GDVN) - Dụng ý thực sự của Putin không phải là bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông mà là chống Mỹ và mở rộng lợi ích của Nga ở khu vực.

Hình minh họa. Nguồn: Express.co.uk.

Đài Phượng Hoàng ngày 20/3 dẫn lời Mã Đỉnh Thịnh, một nhà bình luận quân sự có tiếng ở Hồng Kông cho rằng Trung Quốc cần cảnh giác trước động thái Nga đang muốn quay trở lại Biển Đông. Ông Thịnh cho rằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga đương nhiên có thể tiếp dầu ven Biển Đông, nhưng khả năng lớn nhất là nên tiếp dầu ở vùng biển ngoài Đài Loan hay Philippines và bay thẳng tới đảo Guam mới có ý nghĩa.

Nếu máy bay chiến lược Nga tiến vào Biển Đông thì không cần phải tiếp dầu vì khoảng cách khá gần, nên một khi máy bay Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam thì sẽ là một mối uy hiếp đối với Trung Quốc. Bởi lẽ Biển Đông đang là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của Trung - Mỹ, nếu Nga được sử dụng căn cứ Cam Ranh của Việt Nam thì đó sẽ là nhân tố bất lợi lớn cho Bắc Kinh, vì Tu-95 có thể mang theo vũ khí hạt nhân.

Trước đó tờ Đa Chiều hôm 14/3 bình luận, việc Nga quay trở lại Biển Đông bề ngoài là giúp bạn bè, nhưng thực chất bên trong là để kiềm chế Trung Quốc, thậm chí có thể tạo ra những khó khăn mới trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Tờ báo của người Hoa hải ngoại cho rằng, dụng ý thực sự của Putin không phải là bảo vệ hòa bình ổn định ở Biển Đông mà là chống Mỹ và mở rộng lợi ích của Nga ở khu vực. Một khi Mỹ và Nga hình thành xu thế đối kháng trên Biển Đông, không chỉ Trung Quốc khó "giải quyết vấn đề của mình", mà những phiền phức mới tạo ra càng thêm dầu vào lửa.

Đa Chiều cho rằng "Biển Đông vốn dĩ chẳng liên quan gì đến Nga", Moscow quay trở lại Biển Đông quyết không phải quyết sách tùy tiện, mà người Nga muốn bố trí chiến lược và lực lượng quân sự tại vùng biển này, điều đó khiến Trung Quốc phải nghĩ trước nghĩ sau mỗi khi định có hành động nào đó ở Biển Đông.

Nga đã nung nấu một chiến lược mới ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Đa Chiều cho rằng người Nga chưa bao giờ thực sự từ bỏ Biển Đông, thậm chí còn cho rằng vai trò của họ ở Biển Đông cần phải được coi trọng. Nhiều người cho rằng trong lúc Trung - Mỹ cạnh tranh gay gắt ở Biển Đông, Nga nhảy vào cuộc có lợi cho Trung Quốc, nhưng thực tế không hề đơn giản như vậy.

Trung Quốc trở nên đắt đỏ : Hoàng hôn của công xưởng thế giới

mediaCông nhân nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, Quảng Đông trong giờ nghỉ trưa, 21/01/2015.REUTERS/Tyrone Siu/Files

Tuần báo Le Point trong bài viết mang tựa đề "Khi Trung Quốc trở nên đắt đỏ và phải chuyển dịch sản xuất" nhận định, công xưởng thế giới nay không còn mang tính cạnh tranh nữa. Tại Đông Quản (Dongguan), thành phố công nghiệp thịnh vượng ngày xưa, nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.

Mở đầu bài viết, tác giả nêu ra trường hợp của Li Shun Rong. Người mẹ 41 tuổi này vui vẻ vì có thể về với chồng con tại quê nhà Tứ Xuyên sau hai năm xa cách. Cuộc sống lao động vất vả trong một nhà máy sản xuất đồng hồ Nhật Citizen bỗng đột ngột kết thúc hôm 5/2, vào lúc 14 giờ 30. Bà kể lại trong khu nhà trọ hoang vắng: "Chúng tôi đang làm việc ở dây chuyền sản xuất khi điện bỗng dưng bị cúp, rồi đến nước. Công nhân cứ ngỡ là trục trặc kỹ thuật. Nhưng các viên quản lý chạy đến, bảo chúng tôi thu dọn đồ đạc rồi ra đi ngay lập tức!"

Khi 1.000 công nhân nhà máy phản đối số tiền bồi thường quá khiêm tốn khi bị sa thải bất ngờ, công an chống bạo động được điều tới, vũ trang bằng khiên, dùi cui và có cả chó nghiệp vụ hỗ trợ. Chính quyền Quảng Đông đứng về phía ban giám đốc để dập tắt phong trào phản kháng.

Bánh xe toàn cầu hóa đã quay. Cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác, đến lượt Citizen bỏ rơi Trung Quốc, do giá thành sản xuất cao. Tập đoàn Nhật gởi máy móc sang Việt Nam, và thậm chí còn đưa một phần sản xuất trở về Nhật Bản, mà giá thành đã rẻ hơn nhờ đồng yen sụt giá do chính sách tái thúc đẩy kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nay thì Trung Quốc bắt đầu chuyển dịch sản xuất công nghiệp sang nước khác, như châu Âu trước đây. Zhang Huarong, chủ tịch Huajian, công ty gia công giày lớn nhất thế giới tóm tắt:"Trung Quốc nhắm vào việc xuất khẩu hàng rẻ tiền để phát triển, nhưng nay không còn thực hiện được nữa. Chúng tôi không còn cạnh tranh nổi với các nước Đông Nam Á. Sắp tới, người cạnh tranh lớn nhất sẽ là châu Phi".

Bằng chứng là các nhà máy của ông Zhang tại Đông Quản, thu dụng 25.000 công nhân năm 2007, nay chỉ còn lại 8.000. Chủ yếu là do tiền lương tăng đến 30% từ 2012 đến 2014, và làn sóng đình công liên tục diễn ra tại Quảng Đông từ năm 2010.

Những người nô lệ hiện đại nay đòi hỏi điều kiện sống tốt hơn, còn các nghiệp đoàn trước đây rất vâng lời chế độ, nay được chính quyền trung ương bật đèn xanh do sợ bất ổn xã hội. Ông Zhang phàn nàn đã bị mất đến 30% hợp đồng vào tay Việt Nam. Bên cạnh đó, nay rất khó tuyển được công nhân, chỉ những ai không có tay nghề và trên 40 tuổi mới tiếp tục làm việc cho nhà máy, lớp trẻ thích khu vực dịch vụ hơn.

Việc chuyển dịch sản xuất là không thể tránh khỏi, và Trung Quốc đành nhắm mắt theo chân. Ông Zhang sang Ethiopie xây dựng nhà máy, vì giá nhân công ở đây rẻ gấp sáu lần so với Đông Quản. Các đường phố chính của vùng ngoại ô rộng mênh mông có 10 triệu dân nằm giữa Quảng Đông và Thâm Quyến trở nên hoang vắng, mất đi đến một phần ba dân số. Những nhà hàng vắng khách, các cơ sở mát-xa đóng cửa, khách sạn năm sao vắng vẻ như chùa Bà Đanh, trung tâm thương mại mới toanh rộng 60.000 mét vuông không có ai vào.

Trung Quốc : Phong trào ly dị rồi tái hôn để trốn thuế

Cũng về Trung Quốc, phụ trang kinh tế của Le Figaro có bài "Chế độ thuế khóa khiến đàn ông Trung Quốc phải tái hôn với vợ cũ". Từ hai năm qua, tại nhiều thành phố nước này đang diễn ra làn sóng ly dị và tái hôn, sau khi một đạo luật nhằm chống đầu cơ địa ốc có hiệu lực.

Luật này dự kiến đánh thuế 20% lên lợi tức thu được qua việc bán nhà, khi vợ chồng gia chủ sở hữu hai căn nhà. Nhưng một lỗ hổng nhỏ nhanh chóng được người dân nhận ra: sẽ được miễn thuế nếu đã ly dị trước khi bán. Thế là nhiều cặp vợ chồng đã lợi dụng lỗ hổng ấy để kiếm lợi hàng chục ngàn euro. Họ vui vẻ mời cha mẹ đôi bên và con cái tham gia bữa tiệc chia tay linh đình, vì không ai cấm hai vợ chồng đã ly dị sau đó lại kết hôn với nhau.

Do quá phổ biến, chính quyền phát hiện ra phong trào ly dị giả: tại Thượng Hải, số vụ ly dị rồi tái hôn với người cũ đã tăng gấp đôi trong năm ngoái, cụ thể lên đến 17.286 vụ trong năm 2014! Tương tự ở Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, có 25.000 cặp đã ly dị lại kết hôn với cố nhân, chiếm 30% tổng số vụ đăng ký kết hôn.

"Tỉ lệ tái hôn quá lớn cho thấy tầm cỡ quy mô của nạn ly dị giả" - China Daily dẫn lời một viên chức nhấn mạnh. Tuy nhiên chưa cần phải đặt ra luật mới để chấm dứt hiện tượng ra vào cơ quan đăng ký kết hôn như đi chợ. Do mức cung rất cao, và các biện pháp hạn chế như mỗi gia đình chỉ được sở hữu một căn hộ, thị trường địa ốc đang sụt giảm cùng với giá bán nhà và lợi nhuận...Không biết có phải là một sự trùng hợp tình cờ hay không, mà số lượng các vụ ly dị cũng đang đi xuống.

Vì sao dân Trung Quốc bị cả thế giới xua đuổi?
Đời sống kinh tế dư giả khiến một lượng lớn người dân Trung Quốc đi du lịch ra nước ngoài. Song, lối cư xử bị coi là thiếu văn hóa và đầy bạo lực của du khách Trung Quốc lại đang bị nhiều nước lên án.
alt
alt
altTân Hoa Xã dẫn số liệu từ Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) cho biết tính đến tháng 11/2014, khoảng 100 triệu du khách Trung Quốc đã đi ra nước ngoài trong năm. Trong đó, khoảng 85,4 triệu du khách Trung Quốc đến các nước châu Á, phần còn lại đi du lịch tới châu Âu và châu Phi.
Còn theo khảo sát của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du khách Trung Quốc đã vượt qua người dân Mỹ và Đức trở thành những người mạnh tay chi tiền nhất thế giới vào năm 2013. Theo đó, du khách Trung Quốc đã chi 128,6 tỷ USD; Mỹ là 104,7 tỷ USD và Đức là 91,4 tỷ USD. Trong năm 2014, du khách Trung Quốc tiếp tục là đối tượng chi đậm nhất.

Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định: “Du khách Trung Quốc là những người có tiền nhưng lại thiếu văn minh”. Bởi trong thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc và quốc tế đã liên tục cho đăng tải những thông tin về việc du khách Trung Quốc ứng xử vô văn hóa, đã lưu lại ấn tượng rất xấu trong mắt cộng đồng quốc tế. Điển hình, nhiều vụ việc "xấu xí" liên quan tới lối hành xử của du khách Trung Quốc ở nước ngoài đã bị phanh phui.
Hong Kong cấm cửa du khách Trung Quốc
Ở Hong Kong, làn sóng phản đối du khách Trung Quốc tăng cao đột biến sau vụ việc một cặp vợ chồng người Trung Quốc cho cậu con trai 2 tuổi “phóng uế” ngay trên đường phố Hong Kong.
Mới đây, Channel New Asia đưa tin, người dân Hong Kong còn tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối du khách Trung Quốc đổ xô tới đặc khu mua sắm, ve vớt khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt, gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.
Thậm chí, tại quận Yuen Long, cảnh sát Hong Kong đã buộc phải tiến hành bắt giữ 38 người và dùng hơi cay để giải tán đám đông tụ trước cửa một trung tâm mua sắm phản đối du khách Trung Quốc.
Các mặt hàng như sữa bột trẻ em, mỹ phẩm, dược phẩm và hàng hóa cao cấp là những sản phẩm yêu thích và được nhiều người Trung Quốc tìm mua nhiều nhất khi đặt chân tới Hong Kong.
Hàn Quốc lo dân Trung Quốc "xâm lăng"
Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Seoul, do đó, không ít người dân Hàn Quốc lo sợ trong tương lai, Trung Quốc sẽ có tiếng nói trong mọi chính sách của nước này. Bởi trong số 6,1 triệu du khách Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc vào năm ngoái, gần một nửa trong số đó tới đảo Jeju, tăng gấp 5 lần so với năm 2011.
Ở đảo Jeju, những người bán đất cho dân Trung Quốc còn bị gọi là "kẻ phản bội đất nước". Thậm chí, nhiều khách sạn đã phải đặt biển thông báo ở bên ngoài rằng họ không liên quan gì đến Trung Quốc.
Động thái quyết liệt của Trung Quốc nhằm kiểm soát những vùng biển gần đảo Jeju cũng khiến nhiều người Hàn Quốc lo ngại. Một số người còn cho rằng Bắc Kinh sẽ chia rẽ Seoul và Washington, một đối tác an ninh quan trọng nhất của Hàn Quốc.
Bên cạnh những cáo buộc liên quan tới việc các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc “xâm lấn” đất Hàn Quốc, giới truyền thông Hàn Quốc còn nhận định rằng, hầu hết du khách Trung Quốc không chỉ coi thường và vi phạm một số tập tục xã hội của Hàn Quốc mà còn thường chỉ lưu trú, ăn và đi mua sắm trong khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm do người Trung Quốc làm chủ.
Trong một cuộc khảo sát 1.000 người dân đảo năm 2014, 68% cho biết số lượng du khách Trung Quốc ngày càng tăng không hề đóng góp gì cho sự phát triển của đảo Jeju.
Kim Hong-gu, một doanh nhân Jeju, phàn nàn về việc người Trung Quốc tranh cãi và hút thuốc trên đường phố. Ông Kim cho rằng Trung Quốc đang dùng tiền của mình để biến Jeju thành một “khu phố của người Tàu”.
Hành xử thiếu văn minh tại Thái Lan
Hôm 5/2/2015, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đưa tin, cư dân mạng nước này lan truyền thông tin Chùa Trắng (Wat Rong Khun) ở Thái Lan đã từ chối tiếp đón du khách Trung Quốc.
Đại diện Chùa Trắng đã trả lời truyền thông cho biết, sáng 3/2/15, chùa này đã cấm du khách Trung Quốc vào bên trong, nguyên nhân do một số khách Trung Quốc có hành vi không văn minh khi sử dụng nhà vệ sinh. Như việc một số người Trung Quốc đã đi đại tiện vào bồn tiểu tiện, sử dụng lãng phí giấy vệ sinh và vứt băng vệ sinh trên sàn.
Theo Nhân dân Nhật báo, trụ trì Chùa Trắng đã rất tức giận đối với những hành vi trên và cấm khách Trung Quốc vào chùa.

Tuy nhiên, cũng trong ngày 3/2/15, chùa này đã mở cửa đón khách Trung Quốc trở lại, nhưng yêu cầu hướng dẫn viên phải tháp tùng khách của mình khi họ vào nhà vệ sinh. Nhà chùa cũng cảnh cáo, nếu những người Trung Quốc còn tái diễn những hành vi thiếu văn minh thì chính hướng dẫn viên sẽ bị phạt lau dọn nhà vệ sinh.
Còn theo báo Direct Matin, những người phụ trách quản lý Chùa Trắng còn dự tính xây thêm nhà vệ sinh dành riêng cho du khách Trung Quốc.
Hôm 28/2/15, một người phụ trách của chùa than vãn về chuyện hành xử mất vệ sinh của du khách nói tiếng Trung: “Họ phóng uế cả trên sàn nhà vệ sinh, tiểu tiện ở tường bên ngoài nhà vệ sinh và dùng giấy vệ sinh xong thì vứt bừa bãi”.
Theo người này, mỗi khi có đoàn người Trung Quốc đến thăm chùa thì những du khách khác không thể dùng tiếp được nhà vệ sinh, do đó, nhà chùa dự tính xây nhà vệ sinh riêng biệt cho du khách Trung Quốc.
Dù là nguồn khách lớn ở Thái Lan với khoảng 4,62 triệu ghé thăm mỗi năm, nhưng du khách Trung Quốc đã gây người dân bản địa không ít lần phải than phiền.
Hồi cuối tháng Hai, theo Daily Mail, các trang mạng của Thái Lan đã lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt một đoạn video quay cảnh một công dân Trung Quốc dùng chân để đá vào dàn chuông thiêng ở chùa Wat Phra That Doi Suthep, gần Chiang Mai, rồi cười lớn trước khi quay đi.
Hành vi bất kính đó khiến người dân Thái vô cùng phẫn nộ và cảnh sát khẳng định họ sẽ truy lùng vị du khách này để trừng phạt.
Thậm chí, giới quản lý du lịch Thái Lan đã cho phát hành cuốn cẩm nang “Hướng dẫn ứng xử đúng mực” dành cho du khách Trung Quốc khi họ đến thăm đất nước này.
Trước đó, vào tháng 12/2014, báo chí quốc tế một lần nữa lên tiếng sau vụ việc một nhóm 4 hành khách Trung Quốc hắt bát mỳ nóng vào tiếp viên hàng không người Thái Lan chỉ vì không được ngồi cạnh nhau. Thậm chí, một người đàn ông trong nhóm còn lớn tiếng đe dọa sẽ đánh bom chuyến bay. Sau đó, CNTA đã đưa 4 người này vào “danh sách đen” bị cấm đi ra nước ngoài.
Người dân Nhật tránh gặp du khách Trung Quốc
Trang Phượng Hoàng đưa tin, hôm 10/2/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi người dân nước này "không nên cậy có tiền mà làm bừa, hay do không biết mà hành xử không có giới hạn". Song dường như lời kêu gọi này không đem lại hiệu quả, khi trong dịp Tết âm lịch vừa qua, những hành vi kém văn minh của du khách Trung Quốc vẫn tái diễn.

Điển hình, mới đây, một đài truyền hình Nhật Bản đã ghi lại hình ảnh một phụ nữ Trung Quốc cho con mình đi tiểu ngay trước trung tâm thương mại ở khu Ginza, Tokyo.
Điều đáng nói, khi bị phát hiện, người phụ nữ Trung Quốc còn ngay lập tức giơ chiếc túi ni-lon ra và cãi rằng cô đã cho con trai tiểu vào đó, chứ không "đi bậy" ra mặt đường. Người này cũng kiên quyết không thừa nhận hành vi của mình là thiếu văn hóa.
Ngay cả khi đi vào các trung tâm thương mại tại Nhật Bản, du khách Trung Quốc còn bị tố  không chịu tuân thủ quy định và thường xuyên bóc mở thực phẩm trong siêu thị trước khi trả tiền. Đỉnh điểm, nhiều người Nhật Bản còn không muốn tới những khu vui chơi "tràn ngập du khách Trung Quốc".
Cư dân mạng Trung Quốc đã phải lên tiếng hối thúc người dân nước mình khi đi du lịch cần "nhập gia tùy tục và không thể tiểu bậy trên khắp thế giới được".
Vẽ bậy lên khu di tích Ai Cập
Hồi năm 2013, cha mẹ của một thiếu niên 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải lên tiếng xin lỗi khi con trai họ bị cư dân mạng lên án vì hành động vẽ bậy lên di tích tại một ngôi đền cổ đại 3.500 tuổi ở Luxor, Ai Cập.
Vụ việc này xuất hiện chỉ sau ít ngày Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Uông Dương cho rằng “hành vi thiếu văn minh” của một số du khách Trung Quốc đang làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia.
“Họ gây ồn ào ở nơi công cộng, khắc tên mình lên di tích lịch sử, vượt đèn đỏ và khạc nhổ ở mọi nơi. Những hành động ấy đang làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và gây ra những hậu quả nghiêm trọng”, ông Uông Dương nhấn mạnh.
Tiếc tiền đi vệ sinh bậy ở châu Âu
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời một hướng dẫn viên du lịch mang tên Linda Li kể về câu chuyện một đoàn xe chở khách du lịch Trung Quốc dừng chân tại trạm nghỉ trên đường cao tốc ở Frankfurt, Đức. Khi cô thông báo phí đi nhà vệ sinh công cộng là 0,5 nhân dân tệ, hầu hết du khách Trung Quốc đều phản đối dữ dội. Thậm chí, nhiều nam du khách đã tiểu tiện ngay ngoài trời hoặc chấp nhận nhịn đi vệ sinh.
Cô Li nói: “Tôi đã bị choáng. Nhiều người ăn mặc bảnh bao, giàu có cũng không chịu bỏ 0,5 nhân dân tệ để đi vệ sinh. Trong khi họ có thể chi hàng ngàn euro để mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu Vacheon Constantin”.
Trong chuyến thăm tới Maldives hồi tháng 9/2014, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã kêu gọi người dân Trung Quốc hành xử đúng mực khi đi ra nước ngoài. “Đừng vứt chai nước khắp nơi. Đừng phá hoại san hô. Hãy ăn ít mì thôi và thưởng thức ẩm thực địa phương”, ông Tập nhấn mạnh.
Song, theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành du lịch Trung Quốc, việc CNTA phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn cách cư xử cho công dân nước mình khi ở nước ngoài hay lời kêu gọi của ông Tập sẽ hoàn toàn vô tác dụng. Bởi những người thiếu văn minh thì vẫn sẽ hành xử bậy bạ, còn người hiểu biết thì luôn đúng mực.
Tạp chí The Diplomat cho rằng trên thực tế, du khách của nhiều nước cũng ứng xử thiếu văn minh. Nhưng với việc chính quyền Trung Quốc bành trướng tuyên bố chủ quyền ở nhiều khu vực đặc biệt tại châu Á, đã khiến du khách nước này đi đâu cũng bị chú ý.
Tuy nhiên, hướng dẫn viên Li nhấn mạnh lối hành xử không đúng mực của du khách Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân ngành du lịch Trung Quốc mới chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không hướng tới giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường như các nước phương Tây. Nói cách khác, du khách Trung Quốc cần phải học cách ứng xử tử tế, thân thiện với môi trường ngay từ khi ở nước nhà.
Bởi theo tờ Phượng Hoàng, ngay tại các ga tàu hỏa đông đúc ở thủ đô Bắc Kinh, những hành vi thiếu văn hóa của người dân vẫn thường xuyên xuất hiện. Khi mà, hình ảnh người lớn cho trẻ nhỏ đi tiểu ngay ra đường đã trở thành việc thường ngày đến mức các nhân viên vệ sinh không thèm nhắc nhở.
Theo INFONET




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.