![]() Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ trong một lần tranh cãi ở khu vực biên giới hai nước, theo hình ảnh từ một clip truyền trên mạng vào tháng 1.2020 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE TRIBUNE |
Căng thẳng biên giới Ấn Độ-Trung Quốc kéo dài
Quân đội Trung Quốc cũng chịu thương vong trong cuộc đụng độ ở biên giới với binh lính Ấn Độ, tổng biên tập tờ Global Times cho biệt.
Sau xung đột với TQ, Ấn Độ 'trao toàn quyền tự do hành động' cho quân
Theo một thay đổi quan trọng trong Những quy định về giao chiến (ROE), các chỉ huy Ấn Độ không còn bị hạn chế trong việc sử dụng súng và có toàn quyền ứng phó với những tình huống đặc biệt.
![]() |
Binh sĩ Ấn Độ (Ảnh Hindustan Times) |
Hindustan Times dẫn lời hai sĩ quan Ấn Độ cấp cao đề nghị giấu tên cho biết, sau vụ đụng độ chết người ở thung lũng Galwan với quân Trung Quốc làm 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, quân đội nước này đã có một số thay đổi về ROE nhằm “trao toàn quyền tự do hành động” cho các chỉ huy đang được triển khai dọc Đường kiểm soát thực sự (LOC) để giải quyết tình huống ở mức chiến thuật.
Theo đó, các chỉ huy không còn bị giới hạn bởi những hạn chế dùng súng, có toàn quyền ứng phó với những tình huống đặc biệt, sử dụng mọi nguồn lực đang có.
Việc thay đổi trong bản Những quy định về giao chiến diễn ra sau khi binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ chết người lần đầu tiên trong 45 năm hôm 15/6.
Phát biểu trong một cuộc họp các bên ngày 19/6, Thủ tướng Narendra Modi cho hay, quân đội nước này đã được trao quyền tự do để thực hiện những bước cần thiết dọc biên giới và New Delhi đã thông báo việc này cho Trung Quốc qua các kênh ngoại giao.
Chính phủ Ấn Độ cho biết hôm 19/6 rằng các binh sĩ nước này tham gia giao chiến với binh sĩ Trung Quốc ngày 15/6 có mang vũ khí và đạn dược song không khai hoả do tuân thủ thoả thuận biên giới giữa hai nước..
Bộ trưởng Ấn Độ cho rằng thương vong ở phía Trung Quốc trong vụ đụng độ biên giới mới đây "ít nhất gấp đôi" của đất nước ông.
Ảnh vệ tinh hé lộ động thái mới của Trung-Ấn sau đụng độ biên giới
Vụ đụng độ không tiếng súng và xung đột biên giới triền miên Trung - Ấn
Trung Quốc thả 10 binh sĩ Ấn Độ sau vụ ẩu đả
Hãng tin RT, chiều 21/6, dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ Vijay Kumar Singh nói với báo chí địa phương rằng Bắc Kinh mất hơn 40 binh sĩ trong vụ đụng độ ở vùng biên giới tranh chấp hôm 16/6.
Bộ trưởng Ấn Độ nói hơn 40 lính TQ đã chết trong vụ đụng độ
Lính Ấn Độ bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới Leh, tiếp giáp Trung Quốc, hôm 17/6/2020. (Ảnh: RT)
"Nếu chúng ta mất 20 binh sĩ thì số lính bỏ mạng của phía Trung Quốc phải hơn gấp đôi", ông Vijay Kumar Singh nói, nêu con số "ước tính" cụ thể là 43.
Trước đó, phía Trung Quốc thừa nhận cả hai phía chịu thương vong nhưng không công bố con số chính thức. Nhật báo Trung Quốc giải thích quyết định này là nhằm "tránh bất kỳ khái niệm nào về người thắng hoặc kẻ thua, và ngăn căng thẳng leo thang".
Theo Bộ trưởng Kumar, Ấn Độ đã bắt giữ và sau đó trả tự do cho một số lính Trung Quốc. Thông tin này được đưa ra sau khi có tin Trung Quốc trao trả 10 binh sĩ Ấn Độ bị bắt trong vụ đụng độ. Tuy nhiên, Bắc Kinh chính thức phủ nhận việc bắt giữ bất kỳ người lính nào của Ấn Độ và cũng không có chuyện lính Trung Quốc bị phía Ấn Độ bắt giữ.
Ấn Độ và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau về vụ việc, và hiện hai bên đang đối thoại nhằm xoa dịu tình hình.
Tranh chấp biên giới ở khu vực núi non nằm giữa tỉnh Tân Cương của Trung Quốc và tỉnh Ladakh của Ấn Độ kéo dài đã nhiều thập niên. Vụ đụng độ tuần qua là chết chóc nhất giữa hai nước láng giềng này kể từ năm 1975. -Thanh Hảo
Hoài Linh

Đọ sức mạnh quân đội Trung Quốc, Ấn Độ
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh năm 1962 vì tranh chấp chính vùng đất trên dãy Himalaya, ....

Đụng độ dữ dội với quân TQ, 20 lính Ấn Độ thiệt mạng
Ít nhất 20 lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ mới nhất giữa quân đội nước này với các lực ....
Không có dân tộc nào trên địa cầu nham hiểm bằng Tàu:
Trung Quốc bị nghi chặn sông, phục kích sẵn trong giao tranh với Ấn Độ
Dân trí Trung Quốc bị nghi ngờ đã lên kế hoạch chi tiết cho cuộc đụng độ đẫm máu với Ấn Độ ở khu vực biên giới 2 nước như chặn sông, phục kích sẵn với sỏi đá và vũ khí tự chế.
>>Ấn Độ điều khẩn cấp máy bay chiến đấu đến biên giới với Trung Quốc
>>Ảnh nghi là gậy sắt hàn đinh Trung Quốc dùng trong ẩu đả với Ấn Độ
>>Đêm giao tranh quyết liệt với Trung Quốc khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng

Nhấn để phóng to ảnh
Xe tải quân sự Ấn Độ di chuyển về Ladakh hôm 19/6 (Ảnh: Getty)
Guardian đưa tin, phía Ấn Độ đã nghi quân đội Trung Quốc chuẩn bị một cách tỉ mỉ để tấn công đối phương trong cuộc giao tranh ở thung lũng Galwan, Ladakh hôm 15/6. Trung Quốc bị nghi đã đặt một chiếc lều khu vực tranh chấp chủ quyền, chặn sông và phục kích chờ quân Ấn Độ với sỏi đá và các gậy quấn dây thép gai.
Hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs (Mỹ) cho thấy Trung Quốc dường như trước đó đã gia tăng hoạt động ở phía họ quản lý, bao gồm việc dựng đập để chặn một con sông, và điều động thêm quân, thiết bi tới khu vực diễn ra giao tranh hôm 15/6.
Phía Ấn Độ nói rằng các lãnh đạo quân đội New Delhi và Bắc Kinh đã gặp nhau hôm 13/6 và đồng thuận sẽ giảm căng thẳng biên giới từ cuối tháng 4 bằng cách rút quân lùi xuống 2 km tính từ khu vực thung lũng Galwan và hồ Pangong - nơi 2 bên tranh chấp chủ quyền.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ nói rằng, thay vì rút quân, Trung Quốc lại dựng một căn lều ở khu vực Điểm 14. Chính vì vậy, trung đoàn 16 Bihar của Ấn Độ hôm 15/6 khi đi tuần tra đã quyết định tháo dỡ lều trại này.
Báo Hindu dẫn nguồn thạo tin nói rằng, khi các quân nhân Ấn Độ tiếp cận phía Trung Quốc để xử lý việc phía Bắc Kinh không rút quân như thỏa thuận, các quân nhân New Delhi đã bị tấn công.
Nguồn tin mô tả rằng phía Ấn Độ dường như bị Trung Quốc phục kích ở khu vực sườn núi dốc. Phía Bắc Kinh khi đó bị nghi đã phá đập nước mà họ dùng để chặn sông trước đó khiến nước đổ xuống làm phía Ấn Độ trở nên hỗn loạn. Sau đó, quân nhân Trung Quốc được cho đã ném đá và sử dụng các vũ khí nhọn tự chế để tấn công phía Ấn Độ.
Phía Ấn Độ đã trả đũa lại và 2 bên gọi thêm lực lượng tới hỗ trợ. Có khoảng 600 quân nhân từ 2 phía đã đấu tay đôi trong bóng đêm và thời tiết lạnh giá.
Do điều kiện địa hình dốc và nguy hiểm, nhiều thi thể của quân nhân Ấn Độ không thể được tìm thấy cho tới sáng hôm sau.

Nhấn để phóng to ảnh
Bản đồ khu vực thung lũng Galwan. (Ảnh: BBC)
Trong cuộc đối đầu này, phía Ấn Độ đã mất 20 quân nhân, trong khi, Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng về số thương vong. Đây được xem là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong 45 năm qua vì đã gây ra chết người.
Cả 2 bên vẫn đang cáo buộc lẫn nhau xâm phạm biên giới. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với thung lũng Galwan và nói rằng Ấn Độ đã 3 lần xâm phạm lãnh thổ nên New Delhi “phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Trong khi đó, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã chuẩn bị và tính toán trước về vụ tấn công.
Đức Hoàng
Theo Guardian
Trung - Ấn tăng cường lực lượng đến biên giới sau đụng độ đẫm máu
Dân trí - Trung Quốc và Ấn Độ được cho là đã điều thêm hỏa lực và các khí tài khác đến khu vực biên giới tranh chấp sau vụ đụng độ đẫm máu hồi đầu tuần.
>>Ấn Độ điều khẩn cấp máy bay chiến đấu đến biên giới với Trung Quốc
>>Ảnh vệ tinh "tố" hoạt động của Trung Quốc trước vụ đụng độ với Ấn Độ
>>Đêm giao tranh quyết liệt với Trung Quốc khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng

Nhấn để phóng to ảnh
"Có bằng chứng tin cậy cho thấy cả Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường lực lượng đáng kể ở khu vực biên giới tranh chấp", Viện quốc tế về nghiên cứu chiến lược (IISS) cho biết ngày 19/6.
Đánh giá của IISS đưa ra dựa trên các ảnh chụp vệ tinh khu vực thung lũng Galwan hôm 16/6, một ngày sau vụ đụng độ Trung - Ấn.
Các ảnh chụp này cho thấy, các kết cấu gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã được dỡ bỏ. Đó có thể là các lều bạt do binh sĩ Trung Quốc dựng lên và được tin là căn nguyên dẫn đến vụ đụng độ đẫm máu nhất hơn 40 năm qua giữa binh sĩ hai bên. Một số chốt ở phía Ấn Độ kiểm soát cũng đã được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin của Reuters, có các dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc, Ấn Độ gia tăng hoạt động ở khu vực biên giới. Cụ thể, một chốt tạm đã được dựng lên ở phía Ấn Độ với 30-40 xe quân sự. Trong khi đó, khu vực do Trung Quốc kiểm soát dường như có khoảng 100 xe quân sự.
IISS cho rằng, quân đội Trung Quốc đã tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới Aksai Chin từ 500-600 binh sĩ lên 1.000 đến 1.500 binh sĩ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng huy động các lực lượng tác chiến khác, có thể là từ Sư đoàn Cơ giới số 6 đóng ở Tân Cương, tới để củng cố lực lượng.
Reuters dẫn lời ông Jeffrey Lewis, Giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, nói rằng so sánh các ảnh chụp vệ tinh ngày 9/6 với ngày 16/6 có thể thấy dường như Trung Quốc đang xây dựng các con đường mới ở thung lũng Galwan và chặn một con sông ở phía Trung Quốc kiểm soát.
Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh, khu vực tranh chấp biên giới Kasmir tối 15/6 xảy ra sau hơn 1 tháng hai bên leo thang căng thẳng. Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, vụ đụng độ kéo dài suốt 6 giờ đồng hồ, các binh sĩ dùng gậy gộc và gạch đá ẩu đả lẫn nhau.
New Delhi cho biết 20 binh sĩ của họ thiệt mạng trong vụ đụng độ, trong khi Bắc Kinh đến nay vẫn tránh đề cập thương vong và chỉ xoáy việc đổ lỗi cho Ấn Độ khiến tình hình leo thang.
Minh Phương
Theo SCMP
Viết trên Twitter, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh: "Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân Ấn Độ vì những sinh mạng đã mất trong cuộc đối đầu gần đây với Trung Quốc". Ấn Độ cùng kêu gọi toàn thể người VN trên thế giớí sát cánh TQ đưùng mua đừng sử dụng hàng hóa made in China.
Đến nay sau vài ngày xảy ra vụ đụng độ đẫm máu mà theo thông tin từ truyền thông Ấn Độ, phía Trung Quốc có ít nhất 45 người thiệt mạng, tăng thẳng vẫn còn gia tăng mặc dù chính quyền hai nước đồng thuận sẽ thực hiện các bước đi để giảm thang căng thẳng.
Từ khi vụ đụng độ xảy ra vì tranh chấp trên đường biên, 2 nước đã tổ chức các cuộc đối thoại nhưng đến nay vẫn chưa có chỉ dấu nào cho thấy có đột phá.
Reuters dẫn một nguồn tin từ chính quyền Ấn Độ cho biết tình hình vẫn căng thẳng trên thực địa, chưa có sự xuống thang lớn nhưng 2 bên đã cho ngừng việc triển khai lực lượng đông đến đây.
Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng bài Trung ở Ấn Độ mấy ngày qua. Người dân nhiều nơi tại Ấn Độ đốt cờ và hình các lãnh đạo Trung Quốc đồng thời kêu gọi tẩy chay việc sử dụng các loại hàng hoá của Trung Quốc.

Giới chuyên gia phân tích quốc tế nhận định, với việc mất đi đến 20 mạng binh sĩ đã tạo ra cú sốc lớn cho toàn xã hội Ấn Độ, đặt thủ tướng nước này - Narendra Modi trước sức ép và thử thách về chính sách đối ngoại lớn nhất từ khi ông lên cầm quyền vào năm 2014.
Vụ việc cũng dẫn đến các tiếng nói từ những nhà ngoại giao kỳ cựu của Ấn Độ cho rằng đã đến lúc nước này thắt chặt quan hệ hơn với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản để giúp tăng cường năng lực kinh tế và quốc phòng đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Cựu ngoại trưởng Ấn Độ - Nirupama Rao viết trên tờ Hindu rằng vụ ẩu đả này là một cơ hội để định hình lại chính sách theo hướng trên. Úc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng là bên được vị cựu quan chức này thúc giục chính quyền nên tăng cường thắt chặt quan hệ.
Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh cho thấy vài ngày trước khi vụ đụng độ đẫm máu xảy ra, Trung Quốc đã điều máy móc hạng nặng lên vùng biên nằm trên sườn dãy Himalaya giáp với Ấn Độ. Số thiết bị này có thể được dùng để phá huỷ, phong toả cả 1 đoạn đường hay đoạn sông.
Trừ lãnh đạo CSVN, trên thế giới không ai ưaTQ TQ:
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc 2 ngày sau cuộc gặp ở Hawaii
Dân trí Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gọi Trung Quốc là quốc gia "bất hảo" trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi gặp một quan chức cấp cao của Bắc Kinh 2 ngày trước ở Hawaii.
>>Quan chức Mỹ: Trung Quốc “thiếu chân thành” trong cuộc gặp ở Hawaii
>>Những vấn đề nóng "chiếm sóng" trong cuộc họp Mỹ - Trung ở Hawaii

Nhấn để phóng to ảnh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters)
Ông Pompeo ngày 19/6 đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia châu Âu rằng họ đang phớt lờ nền dân chủ nếu hợp tác với Trung Quốc. Trong bài phát biểu công khai đầu tiên sau khi gặp ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ và Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hawaii 2 ngày trước, nhà ngoại giao Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc tại một diễn đàn tổ chức trực tuyến.
Ông Pompeo cho rằng các quốc gia châu Âu hợp tác với Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác là đánh mất nền dân chủ của họ.
Ngoại trưởng Mỹ nói thêm, cuộc gặp với ông Dương Khiết Trì không làm thay đổi được quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc, nước mà ông Pompeo gọi là quốc gia “bất hảo” trên trường quốc tế.
Ông Pompeo kêu gọi các nước châu Âu cấm các thương vụ hợp tác với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei. Ông cáo buộc Huawei là “vũ khí” của Bắc Kinh và cho rằng Trung Quốc “tấn công chủ quyền một cách trắng trợn” thông qua các khoản đầu tư vào dự án cảng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ông Pompeo cho rằng những thách thức của Trung Quốc đặt ra đã xuất hiện ở khắp nơi và ông kêu gọi mọi khoản đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc “cần phải được xem xét cẩn trọng”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông đã đưa ra những quan điểm rất thẳng thắn trong suốt cuộc trò chuyện với ông Dương Khiết Trì. Ông Pompeo nói với ông Dương rằng Mỹ đang theo dõi rất sát sao hành động của Trung Quốc - bao gồm cả cuộc đụng độ đổ máu với Ấn Độ hồi đầu tuần.
Trong bài phát biểu hôm qua, ông Pompeo tiếp tục đưa ra những quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề như cách ứng phó với Covid-19, tình hình dự luật an ninh Hong Kong…
Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì và ông Mike Pompeo hồi đầu tuần là mang “tính xây dựng”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell, người tham dự cuộc hội đàm ngoại giao, nói rằng phía Trung Quốc “không thực sự chân thành” trong cuộc gặp này.
Đức Hoàng
Theo AFP
Theo đó, một cựu nhân viên ngoại giao Canada tên Michael Kovrig và một doanh nhân tên Michael Spavor đã bị Trung Quốc bắt giữ vào cuối năm 2018 với các cáo buộc có hoạt động gây tổn hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.
Vụ bắt giữ diễn ra ngay sau khi giới chức Canada cho bắt giữ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei khi bà quá cảnh ở sân bay Vancouver để bay qua nước khác theo yêu cầu của Mỹ.

Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi thả bà Chu ngay lập tức đồng thời cảnh báo Canada có thể đối mặt với những hậu quả liên quan đến vụ việc.
Vào tháng 12-2019, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết đã kết thúc quá trình điều tra 2 công dân Canada. Các vụ việc đã được chuyển qua phía viện kiểm sát để hoàn tất cáo trạng đưa ra toà xét xử.
Canada lên án vụ bắt giữ 2 công dân này là tuỳ tiện. Trong khi truyền thông phương Tây cho rằng đây là hành động trả đũa của Bắc Kinh vì vụ bắt bà Chu và là bước đi gây áp lực để Canada thả bà Chu.
Spavor bị buộc tội trong cáo trạng với hành vi gián điệp liên quan đến những thông tin bí mật quốc gia của Trung Quốc và cung cấp trái phép bí mật nhà nước cho những thực thể bên ngoài nước này.
Trong khi Kovrig cũng bị buộc tội trong cáo trạng với hành vi gián điệp liên quan đến những bí mật quốc gia của Trung Quốc, đồng thời cung cấp thông tin tình báo cho các thực thể nước ngoài.
Kovrig làm việc cho tổ chức phi chính phủ Crisis Group (ICG) chuyên tập trung cung ứng các giải pháp giải quyết khủng hoảng trong khi Spavor là một doanh nhân có quan hệ thân thiết trong làm ăn với CHDCND Triều Tiên.Anh Duy
Trung Quốc tuyển võ sĩ MMA cho lực lượng biên giới để đánh Ấn Độ, VN
Trung Quốc tuyển 20 võ sĩ MMA để lập thành đội dân quân biên phòng đóng tại Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng.
Các võ sĩ đến từ câu lạc bộ võ thuật Enbo ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, đài CCTV đưa tin ngày 20/6. Câu lạc bộ này nổi tiếng là lò đào tạo võ sĩ tham gia các giải đấu quốc tế như UFC ở Mỹ.
Hiện nay những đồn bót Công An CSVN đều có các võ sĩ có vấn TQ chỉ đạo và tra tấn những công dân VN bị bắt vì các tội chống đối nhà nước