Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24916076

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 05.05.2024 12:56
Xây dựng đài tưởng niệm Tội Ác Cộng Sản VN và thế giới tại Ottawa thủ đô Canada
11.11.2009 06:21

OTTAWA KỶ NIỆM 20 NĂM SỤP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH VÀ CÔNG BỐ VIỆC XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN CỘNG SẢN - Trần Gia Phụng

Chiều Thứ Hai 9-11-2009, tại Government Conference Center ở thủ đô Ottawa, Văn phòng thủ tướng Canada phối hợp với nhóm Tribute to Liberty, đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm sụp đổ bức tường Bá Linh và công bố dự án xây dựng TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN tại thủ đô nước Canada.

Số người tham dự đông hơn so với dự tính ban đầu của Ban Tổ Chức, vì vậy ngoài khoảng 200 ghế ngồi, những người tham dự phải đứng chung quanh hội trường hoặc ngồi ngoài phòng tiếp tân. Đa số các bộ trưởng trong Hội đồng chính phủ và những dân biểu Quốc hội Liêng bang đã đến tham dự. Về phía dân sự, đông đảo nhất là cộng đồng người Canadian gốc các nước Đông Âu trước đây bị cộng sản thống trị. Riêng phái đoàn người Canadian gốc Việt Nam gồm 11 người trong đó có đại diện Liên Hội người Việt Ottawa (4 thành viên), đại diện Uỷ Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto (4 thành viên) và đại diện Hội Cựu Quân Nhân o­ntario (3 hội viên).

Buổi lễ do thủ tướng Canada là Stephen Harper chủ tọa, bắt đầu lúc 2G.30 khi ông bộ trưởng Public Safety trong chính phủ Liên bang là ông Peter Van Loan, người điều khiển chương trình, công bố lý do buổi lễ. Bộ trưởng Peter Van Loan gốc người Estonia. Ông bà của ông bộ trưởng đã di cư sang Canada tỵ nạn cộng sản từ sau thế chiến 2.

Người khách đầu tiên được ông Peter Van Loan giới thiệu lên diễn đàn là đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức, George Witschel. Vị đại sứ nói bằng ba ngôn ngữ Anh, Pháp và Đức, nhắc lại sơ lược ý nghĩa lịch sử của sự kiện nầy, nhất là việc thống nhất nước Đức trong hòa bình.

Diễn giả kế tiếp là Wladyslaw Lizon, chủ tịch Polish Canadian Congress (Nghị hội người Canadian gốc Ba Lan). Ông Lizon nhắc lại những kinh nghiệm của người Ba Lan, ông cảm ơn đất nước Canada đã mở rộng đón nhận di dân và ông đặc biệt cảm ơn chính phủ Harper đã đồng ý cho xây dựng Tượng đài Tưởng niện Nạn nhân Cộng sản tại thủ đô Ottawa.

Diễn giả chính của buổi lễ là thủ tướng Stephen Harper Ông nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc bức tường Bá Linh bị sụp đổ ngày 9-11-1989, đã ảnh hưởng chẳng những Âu Châu mà toàn thế giới. Thủ tướng Harper đã long trọng công bố dự án xây dựng TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN trước sự vỗ tay hoan hô của cử tọa. Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây, tại Hà Nội, Stephen thủ tướng Harper đã nói một câu hết sức nổi tiếng với nhà nước cộng sản Việt Nam, đại ý là chính phủ Canada không dùng nhân quyền để đổi lấy đồng dollar.

Chung quy, các diễn giả nói trên đều xoay quanh lịch sử, ý nghĩa việc bức tường Bá Linh sụp đổ mà báo chí đã viết đến. Lời thủ tướng Stephen Harper công bố dự án xây dựng tượng đài nạn nhân độc tài cộng sản được bà Alide Forstmani, gốc người Latvia, chủ tịch Hội đồng Quản Trị của Tribute Liberty trình bày chi tiết hơn khi bà lên diễn đàn, phát biểu ý kiến.

Bà nhắc lại việc hàng trăm triệu người đã chết vì ý thức hệ cộng sản, hàng triệu công dân Canada gốc là nạn nhân cộng sản độc tài hay thuộc những gia đình nạn nhân cộng sản độc tài, trong đó có một số người có mặt hôm nay trong hội trường nầy. Bà nói việc xây dựng Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản không phải chỉ để tưởng nhớ những người đã chết dưới chế độ cộng sản, mà còn để giáo dục, nhắc nhở các thế hệ kế tiếp về những tội ác của chế độc độc tài cộng sản. Bà cảm ơn chính phủ Canada đã chấp thuận dự án xây cất tượng đài tại thủ đô Ottawa.

Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, kết thúc khoảng sau 4 giờ chiều cùng ngày sau khi toàn thể những người tham dự cùng đứng lên làm lễ chào quốc kỳ Canada. Đặc biệt sau buổi lễ, thủ tướng Stephen Harper đã mời tất cả những người trong hội trường ở lại. Thủ tướng ân cần vui vẻ chào hỏi và chụp hình chung với một số đại diện cộng đồng và quan khách tham dự.

Ở đây, tưởng cũng xin thêm Tribute to Liberty là một tổ chức thiện nguyện, nhằm phục vụ những người yêu chuộng tự do ở Canada và trên thế giới. Ban điều hành Tribute to Liberty gồm có một Hội đồng Quản trị và một Hội đồng Cố vấn. Hội đồng Quản trị hiện nay gồm bốn người Canadian gốc các nước Estonia, Ukraine, Latvia và Việt Nam, gia nhập với tư cách cá nhân chứ không phải là đại diện sắc tộc hay cộng đồng. Hội đồng cố vấn gồm đại diện của 17 cộng đồng các sắc dân Đông Âu, vùng Baltic, Nam Hàn, Trung Quốc và Cuba.

Ngoài ra, Hội đồng Quản trị Tribute to Liberty đang xúc tiến thành lập một Board of Patrons gồm những nhà đấu tranh dân chủ, những nhân vật uy tín được quốc tế biết đến trong những cộng đồng thuộc các quốc gia đã thoát ách cộng sản cai trị hay đang bị cộng sản cai trị.

Hiện nay, tổ chức Tribute to Liberty đang cố gắng thực hiện dự án xây dựng TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN. Dự án đã được cơ quan National Capital Commission chấp thuận cho đặt tượng đài ngay tại thủ đô Ottawa. Địa điểm chính xác sẽ được thảo luận và quyết định sau.

Ban điều hành Tribute to Liberty đang còn kiện toàn tổ chức, tìm kiếm vùng đất tại thủ đô Ottawa để xây dựng tượng đài, và nhất là đang kiếm cách gây quỹ để đài thọ phí tổn. Dự án xây dựng tượng đài dự tính sẽ cần 1,5 triệu Gia kim. Tổ chức Tribute to Liberty kêu gọi toàn dân Canada, đặc biệt những người thuộc gia đình tỵ nạn cộng sản, dù ít dù nhiều, hãy tiếp tay với ban Xây dựng Tượng đài để có thể hoàn tất công trình thật ý nghĩa nầy.

Để thấy rõ tầm ý nghĩa lớn lao của của công trình xây dựng TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN, chúng ta cần chú ý rằng tại Canada, ngoài những thổ dân bản địa Canada, đại đa số dân cư Canada đều là di dân đến từ bốn phương trời. Những đợt di dân đầu tiên đến từ Âu Châu vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Những đợt di dân từ giữa thế kỷ 20, đến từ các nước Đông Âu và từ Á Châu, có cùng một mẫu số chung, đều là những nạn nhân độc tài cộng sản, trong đó, đợt cuối cùng là những thuyền nhân (boat people) Việt Nam.

Các chế độ độc tài cộng sản trên thế giới đều có những nét giống nhau, mà Quốc hội Âu Châu họp ngày 25-1-2006 tại Strasbourg, một thành phố miền Tây bắc nước Pháp, đã ghi nhận như sau:

“Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị.” (điều 2) (Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending o­n the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution o­n ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism.)

Theo số liệu trong sách Le livre noir du communisme : crimes, terreur et répression, do Stéphane Courtois chủ biên, Edition Robert Laffont, S.A. Paris 1997, thì số nạn nhân của các chế độ cộng sản các nước trên thế giới có thể ước lượng như sau:

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa : 65 triệu

Liên Xô : 20 triệu

Cambodia : 2 triệu

Bắc Triều Tiên : 1,5 triệu

Việt Nam : 1 triệu

Đông Âu : 1 triệu

Afghanistan : 1,5 triệu

Phi Châu : 1,7 tri ệu

Nam Mỹ : 150,000

Đây chỉ là số liệu những người tử vong vì bàn tay sắt máu của cộng sản . Chắc chắn số nạn nhân bị bạo hành dưới chế độ chuyên chính độc tài toàn trị cộng sản trên thế giới lên đến hàng tỷ người. Vì sự vi phạm nhân quyền nặng nề của các chế độ cộng sản, nên dân chúng các nước bị cộng sản cai trị đã kiếm tất cả các cách bỏ nước ra đi tìm tự do, đến nỗi có một nhạc sĩ Việt Nam, ông Trần Văn Trạch, đã nói rằng “cây cột đèn cũng muốn ra đi ”.

Hiện nay, dân số Canada khoảng trên 32,000,000 người, trong đó có khoảng 8,000,000 người có nguồn gốc từ các nước bị cộng sản cai trị, nghĩa là 25% hay một phần tư dân số Canada, là những người tỵ nạn hay con cháu những người tỵ nạn cộng sản.

Nhìn vào bảng thống kê của Le livre noir du communisme: crimes, terreur et répression do Stéphane Courtois chủ biên, hai điều dễ nhận ra là: 1) Trong số các nước trên, còn lại 4 nước đang bị cộng sản thống trị là Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba (trong nhóm Nam Mỹ). 2) Tất cả các sắc dân các nước trong bảng thống kê đều có mặt tại Canada.

Với một tỷ lệ dân số lớn lao thuộc thành phần tỵ nạn cộng sản hay con cháu những ngưòi tỵ nạn cộng sản tại Canada, việc xây dựng Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Độc tài Cộng sản là một việc làm rất ý nghĩa đúng như bà Alide Forstmani đã phát biểu tại Ottawa nhân Lễ kỷ niệm 20 sụp đổ bức tường Bá Linh ngày 09-11-2009 là không phải chỉ để tưởng niệm những người đã chết dưới chế độ cộng sản, mà còn để giáo dục, nhắc nhở các thế hệ kế tiếp về những tội ác của chế độ độc tài cộng sản.

Xin mời quý đồng hương tìm hiểu thêm về công việc xây dựng TƯỢNG ĐÀI NẠN NHÂN ĐỘC TÀI CỘNG SẢN qua web site: www.tributetoliberty.ca, và e-mail liên lạc với tổ chức Tribute to Liberty theo địa chỉ sau đây: info@tributetoliberty.ca.


TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 10-11-2009

'Không xem được lễ 09/11'

Buổi lễ đánh dấu 20 năm ngày Tường Berlin sụp đổ được truyền đi toàn thế giới

Nhiều người nước ngoài làm việc tại Hà Nội cho BBC biết họ không xem được chương trình của các hãng truyền thông nước ngoài truyền hình trực tiếp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ.

Người ta tin rằng đây là sự kiểm duyệt một sự kiện mà Việt Nam không muốn nhắc đến, mặc dù không rõ đây là chủ trương từ chính phủ hay chỉ của một vài công ty truyền hình.

Thứ Hai đầu tuần này, nhiều nguyên thủ quốc gia đã có mặt ở Đức cho buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin, đưa tới thống nhất nước Đức và kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và lãnh đạo dân chủ Ba Lan Lech Walesa, đã bước qua điểm mở biên giới lần đầu năm 1989 giữa Đông và Tây Berlin.

Trong khi truyền thông và báo chí Việt Nam im lặng cả trước và trong ngày 09/11, nhiều người hy vọng có thể được thông tin từ các kênh nước ngoài trong hệ thống truyền hình cáp.

Lý do kỹ thuật?

Nhưng tại Hà Nội, BBC được cho biết nhiều người đã không xem được buổi lễ vì lý do "kỹ thuật".

Mặc dù đăng ký hệ thống truyền hình cáp, nhưng trên màn ảnh của nhiều khách hàng tại Hà Nội chỉ hiện ra thông báo thử nghiệm kỹ thuật trong ít nhất một giờ đồng hồ trước khi trở lại bình thường.

Dường như một sự kiểm duyệt nếu có đã không xảy ra ở quy mô toàn quốc, vì ít nhất một khách hàng tại TP. HCM cho biết ông vẫn xem được buổi lễ hôm 09/11 qua truyền hình số vệ tinh DTH.

Một nhà hoạt động từ thiện người Anh ở Hà Nội cho BBC Tiếng Việt hay ông không xem được phần về lễ ở Berlin trên BBC World qua truyền hình cáp do một công ty Việt Nam cung cấp nhưng không biết rõ mạng đó là gì.

Giới báo chí nước ngoài thì bàn tán tin chưa được kiểm chứng rằng có thể cả chuyên mục Berlin của CNN hôm đó cũng bị ngăn.

Các kênh này đều phát trực tiếp bằng tiếng Anh nên sự việc đầu tiên được giới người nước ngoài ở Việt Nam chú ý, sau mới lan ra các mạng tiếng Việt.

Trong những ngày trước và sau buổi lễ, truyền thông Việt Nam hầu như giữ im lặng trước sự kiện được xem là mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu năm 1989.

Trang mạng báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc số hiếm hoi đưa một bản tin ngắn về việc nước Đức "kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ".

Bản tin này viết bức tường "trở thành một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh" và rằng "ngày 9-11-1989, bức tường bị phá hủy".

Truyền thông quốc tế vẫn nhắc lại chuyện một biên tập viên nổi tiếng tại Tp HCM "bị mất việc" vì viết bài đ́ến thăm Bảo tàng Bức tường Berlin ở Đức.

Tuy thế, một nhà báo kỳ cựu ở Hà Nội nói rằng ông không tin việc kênh truyền hình cáp như VTC hay mạng nào khác ngăn chuyên mục về Berlin là có nguyên nhân chính trị từ trên xuống vì theo ông, chính giới Việt Nam đã coi các sự kiện ở Đông Âu trước đây là 'thực tế lịch sử'.

Ông cũng cho hay đã có không ít trường hợp công ty truyền hình cáp tự ý đưa quảng cáo vào các đoạn phim đáng ra khách hàng phải được xem toàn bộ.

Được biết lâu nay, kênh BBC World trong hệ thống VCTV ở Việt Nam luôn phát chậm lại 30 phút.

Niềm tin Trung - Ấn nhạt dần

Quan hệ Ấn - Trung đang có nhiều trục trặc

Quan hệ Trung - Ấn đang trong giai đoạn lên xuống thất thường và tương lai chưa biết sẽ ra sao và khi giới chức cao cấp Ấn Độ nói ra điều đó, kể cả với tính chất thông tin chung thì ta cũng cần để tâm.

Tranh chấp biên giới giữa hai nước tuy kéo dài 30 năm qua nhưng chưa hề vang tiếng súng. Nhưng điều đó cũng chả nghĩa lý gì.

Mà chuyện hai nước đã thiết lập "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược" từ năm 2005 tới nay cũng không còn mấy nghĩa lý gì.

Trước những sứt mẻ trong quan hệ mấy tuần qua.

Các quan chức nói với BBC: "Quan hệ Trung - Ấn đã trở nên phức tạp do truyền thông của Ấn Độ. Không ai biết mối quan hệ này sắp tới sẽ ra sao."

Vấn đề biên giới

Một "câu chuyện" xuất hiện trên báo chí Ấn Độ và chính phủ nói sẽ sẽ xem xét vấn đề. Rồi sau đó đến lượt phía Trung Quốc tức giận vì chính phủ Ấn Độ không bác bỏ những chuyện đó, mà chỉ nói sẽ xem xét.

Thế nhưng ai quan tâm tới chuyện chối bỏ khi ""câu chuyện" đã được tung ra? có vẻ như rất ít.

"Làm sao mà Ấn Độ phản đối được chứ?" Một quan chức đặt câu hỏi. Sau cùng thì chẳng phải Ấn đã đang xây dựng đập Baglihar trên sông Chenab, dòng sông cung cấp nước cho Pakistan đấy ư?

Các quan chức Ấn Độ giấu tên nói chuyện với BBC cũng nói đã chẳng có thay đổi cơ bản nào về tranh cãi đường biên với Trung Quốc.

Trong làn sóng thành công kinh tế, các thành phần thượng lưu tại Ấn tin rằng nay đã đến lúc lên tiếng át Trung Quốc.

Bản thân Thủ tướng Ấn Manmohan Singh cũng hầu như nói điều tương tự hôm 30/10 tại Delhi.

Về vấn đề đường biên đang có tranh chấp, hai nước đã đồng ý duy trì tình trạng yên bình dọc biên giới. Ông Singh nhấn mạnh: "Đó là tình thế vào lúc này."

Theo các quan chức, 14 vòng đàm phán đường biên ở cấp đại diện đặc biệt nhằm xử lý tranh chấp vẫn chưa đem lại mấy kết quả.

Các quan chức nói thêm: "Chẳng mấy vấn đề xảy ra trong việc tìm giải pháp cho chủ đề đường biên. Giới lãnh đạo chính trị Ấn Độ đã đưa ra một số thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp biên giới, nhưng phía Trung Quốc tỏ ra không mấy quan tâm."

Chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma tới bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, vùng lãnh thổ mà Trung Quốc coi là của mình, đã lại cho thấy chủ đề biên giới giữa hai quốc gia còn lâu mới được dàn xếp xong.

Trong mấy tháng qua, mối quan hệ được xây dựng một cách thận trọng giữa hai nước đã bị xói mòn bởi các tường thuật trên truyền thông Ấn Độ, mà theo cái nhìn của Bắc Kinh thì Delhi lẽ ra phải bác bỏ thẳng thừng.

"Sức mạnh của đồng tiền"

Binh lính Ấn Độ từ lâu nay đã có tranh chấp đường biên với phía Trung Quốc.

Những quan điểm ôn hòa ở Ấn Độ là chuyện hiếm hoi.

Trong làn sóng thành công kinh tế, các thành phần thượng lưu tại Ấn tin rằng nay đã đến lúc lên tiếng át Trung Quốc.

Họ chẳng cần quan tâm tới một thực tế là Trung Quốc đang là một siêu cường, còn Ấn Độ thì chưa.

Viết trên tờ Thời Báo Ấn Độ (The Times of India), nhà bình luận lâu năm chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc, ông Nayan Chanda viết: "Sẽ là một sai sót nếu coi nhẹ những mối quan hệ rõ ràng là rất khó khăn với Trung Quốc trong vấn đề đối đầu quân sự."

"Với Ấn Độ, thách thức lớn từ Bắc Kinh không nằm ở vấn đề đường biên đang bị đóng băng mà là sự thành công về mặt kinh tế được thể hiện một cách rõ ràng tại các thành phố hoa lệ, các cơ sở hạ tầng, những ngành công nghiệp đang bùng nổ, các trường học chất lượng cao và công nghệ năng lượng sạch đang dần được sử dụng tại Trung Quốc..."

"Nền kinh tế đang trong giai đoạn mọc lông mọc cánh của Ấn Độ, vẫn bị bao vây bởi tình trạng đói nghèo, suy dinh dưỡng, bất bình đẳng, bất công tràn lan, cùng những vấn đề khác nữa như nạn những kẻ Mao-it gây bạo lực, thì không thể so sánh được."

"Điều đó có nghĩa là nếu như xảy ra tình trạng đối đầu quân sự, Ấn Độ rất có thể sẽ thấy mình bị quốc tế cô lập. Đồng tiền có sức mạnh của nó và rõ ràng, ít nhất là trong thời gian này, nó có âm hưởng tiếng Trung," ông Chanda nói thêm.

Các quan chức Ấn Độ đang mệt mỏi trước việc truyền thông đưa tin về các quan hệ song phương. Một hệ thống dân sự, vốn từng im lặng trước các phương trình Ấn - Trung, không thể đối phó nổi với sự tấn công điên cuồng nhằm vào Trung Quốc trên truyền thông Ấn Độ.

Quan hệ Ấn - Trung đang bước vào giai đoạn chưa từng trải qua.



Biểu ngữ Hoàng Sa – Trường Sa lại xuất hiện tại Hà Nội
Old Ngày 10-11-2009, giờ 19:02
Theo Radio Chân Trời Mới,sáng 11/9/2009,trên tuyền đường Tạ Quang Bửu của Hà Nôi,có ít nhất 3 tấm bạt có in chữ "HOÀNG SA,TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM".

Đây là con đường đông người qua lại gần khu giảng đường trường Đại Học Bách Khoa, ký túc xá, Đại Học ARENA, đại học quốc tế, đại học công nghệ thông tin, đại học mở… Đây cũng là tuyến xe buýt chính đưa đón sinh viên hàng ngày đến Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và Đại Học Xây Dựng.






Đài Chân Trời Mới nhận định về nguồn gốc của 3 tấm bạt này:"Hiện chúng tôi chưa xác minh được đây là lời khẳng định của những người dân nghèo đang sinh sống dọc theo con đường này hay của các sinh viên trong khu vực, hay cả hai. Tuy nhiên, các hàng chữ đều được sơn cùng màu, cùng kiểu, và ngay ngắn trên các tấm bạt che mưa nắng của các quán vỉa hè."

Đài này cũng đưa ra những nhận định của một nhà đấu tranh dân chủ giấu tên tại Hà Nội và một nhân thân của nhà đấu tranh dân chủ vừa bị kết án tù tại Hải Phòng về sự việc này như sau:

"Một nhà dân chủ tại Hà Nội nhận định: “Khi nhân dân không được phép có báo, đài trong tay, trong khi những kẻ kiểm soát truyền thông lại chỉ mong làm vừa lòng Trung Quốc, thì người dân sẽ phải có những cách khác để cảnh báo và nhắc nhở nhau về bổn phận bảo vệ đất nước. Tám chữ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM cần được viết, vẽ, sơn, in dưới mọi hình thức trên cả nước để che lấp 16 chữ vàng ô nhục mà các lãnh đạo CSVN đang thờ lậy.“

Một thân nhân của 9 nhà yêu nước vừa bị kết án vào đầu tháng 10 tại Hải Phòng bày tỏ niềm vui mừng được thấy sự đồng tình của nhân dân. Theo bà đây là hành động tiếp nối việc treo 2 biểu ngữ của các ông vào năm 2008. Bà nói thêm: “Nếu vì quá sợ Trung Quốc mà họ cố gắng tẩy xóa các hàng chữ này, thì các quan chức Đảng và Nhà Nước chỉ càng tự vẽ lên mặt mình 2 chữ ‘bán nước’ mà thôi.”

Trước đó,tháng 12/2008,trước Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội,người dân và đặc biệt là sinh viên,học sinh đã hịp nhau lại biểu tình "Phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" và các nhà đấu tranh nổi bật của cuộc biểu tình này sau đó đã bị đàn áp bởi nhà cầm quyền Hà Nôi,trong đó có blogger Điếu Cày (tên thật là Hải).

Hiện nay,làn sóng đấu tranh đòi lại chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển từ trong quốc nội ra tới hải ngoại,đặc biệt trong giới thanh niên,học sinh Việt Nam.

http://giowindvietnam.multiply.com/journal/item/11/11

Suy nghĩ nhân kỷ niệm 20 năm sụp đổ bức tường Bá Linh - Lâm Phong
Old Ngày 10-11-2009, giờ 11:03
Ngày 9 tháng 11/2009 là đúng 20 năm bức tường Bá Linh sụp đổ, mở đường cho sự tiêu vong của Đông Đức để nước Đức thống nhất một năm sau đó. Báo Berliner Zeitung viết rằng đó là “một ngày làm nên lịch sử”. Nhưng mà báo Tribune de Génève của Thuỵ sĩ thì lại đặt câu hỏi rằng “không hiểu gíó lịch sử có thổi thuận chiều không”. Vì rằng mới đây thì đảng CS biến thái Đức đã thắng lớn trong các cuộc bầu cử điạ phương, và những show nói về “một ngày xưa vàng son yêu dấu” rất ăn khách ở Đông Đức cũng như một cuộc thăm dò cho thấy 1/3 dân Đông Đức không nhớ ngày bức tường sụp đổ và 12% thì không muốn bỏ bức tường Bá linh. Dĩ nhiên là không thể nào căn cứ vào các con số thăm dò này để bảo rằng bức tường Bá Linh sup đổ là điều đáng tiếc. Vì rằng ở một nước như Đông Đức nằm trong quỹ đạo CS và đời sống tương đối khá giả bậc nhất trong khối CS thì con số 12% là ít. Vì không thiếu gì người đươc hưởng ân huệ của chế độ, và mất quyền lợi do sự sup đổ của bức tường và thất thế của đảng CS.

Những hình ảnh người dân Đức reo mừng, đập phá bức tường đã cho thế giới ấn tượng rằng sư sụp đổ của bức tường là kết quả của những cuộc đấu tranh quần chúng. Thưc sự, thì sự sụp đổ này có thể nói là bất ngờ, không ai biết trước, mà trong số những người bất ngờ này thì ít nhất là có thủ tướng Tây Đức lúc đó là Helmut Kohl. Vì ông Helmut Kohl đã không ở trong nước để mà chứng kiến giờ phút lịch sử này. Nói vậy, nhưng cũng chẳng nên chê ông Kohl, vì chính tổng thống Bush bố cũng thú nhận là không thấy trước sự sụp đổ của Liên Sô, và cơ quan CIA thì đã soạn một kế hoạch đối phó với sự vùng lên đáng ngại của Liên sô trong những năm trước mặt.

Có lẽ không mấy ai để ý rằng sư sụp đổ của bức tường Bá Linh là do hệ quả không ngờ của một biện pháp của Đông Đức nhằm thích ứng với tình hình Đông Âu lúc đó. Tháng 10/1989 sau khi đảng CS Hung đổi tên thành đảng Xã hội Hungary,chấp nhân đa đảng và bầu cử trực tiếp tổng thống, với quốc hội tam quyền phân lập và mở cửa biên giới, thì 200,000 dân Đông Đức đã lợi dụng cơ hội này chạy trốn ra khỏi nước. Do đó, Đông Đức đã phải đổi chính sách hạn chế di chuyển cho thích hợp với thực tế. Trong cuộc hop báo có truyền hình, khi báo chí hỏi là bao giờ chính sách áp dụng, thì ủy viên bộ chính trị Schabowski sau một chút ngâp ngừng đã trả lời “có hiệu lực ngay”. Thế là, ào ào người dân Đông Đức băng qua bức tưởng, và lính gác đứng nhìn, không bắn. Những người này không phải tất cả đều nhằm chạy trốn ra khỏi Đông Đức mà chỉ biểu lộ cái nỗi hưng phấn khi mở môt rào cản mà không mấy người muốn có. Cũng như những người Tây Đức sang bên phía đông lúc đó chỉ vì muốn bước vào cái vùng đất cấm trước đây. Những cảnh tượng này đã đi vào lịch sử, và vì thế ngày 9 tháng 11 nhiều người Đức nhớ hơn là ngày nước Đức thống nhất 3 tháng 10/1990. Bức tường đã tồn tại 28 năm, từ 1961 đến 1989 nhưng bây giờ ngay tại Bá linh nếu không tìm hỏi, có lẽ không ai còn thấy dấu tích bức tường.

Các nhà chính tri như ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, thủ tướng Brown Anh quốc, tổng thống Pháp Sarkozy, tổng thống Nga Medvedev, cựu chủ tịch Liên sô Gorbachev, cựu thủ tướng Hung gia lợi Nemeth người mở biên giới Hung dẫn đến sự sụp đổ bức tường Bá Linh vân vân đều có mặt tham dự ngày kỷ niệm. Thủ tướng Đức nói đó là “kết quả của một chuyện dài áp bức và đấu tranh chống áp bức.” Tổng thống Obama đã phát biểu rằng “không có sự chối bỏ độc tài nào rõ hơn thế, không có sự khẳng định tự do nào hơn thế”. Nhưng khách quan xét theo diễn tiến thì những hình ảnh về bức tường Bá linh là sự mừng rỡ vì nó đươc mở, chứ không phải là đấu tranh kiên quyết đổ máu như Thiên An Môn. Tiếc thay, Thiên An Môn thất bại, và các nhà chính trị không nhắc đến nhiều vì kẻ chiến thắng đang là đối tác làm ăn “hai bên đều có lợi”.

Chỉ có một người thật sự là có công đầu cho tất cả những thay đổi này là ông Gorbachev, có mặt trong buổi lễ. Và khi thủ tuớng Đức bà Merkel ca tụng ông là người giúp cho những thay đổi này xẩy ra thì đám đông quần chúng đã reo hò hoan hô. Tuy nhiên, những thay đổi không hẳn đã giải quyết mọi sự, vì Đông Đức 20 năm sau vẫn còn chậm xa so với Tây Đức, và tuy rằng bả Merkel người Đông Đức đã trở thành thủ tướng Đức. Sự khác nhau này có phải là vì cái “dấu ấn xã hội chủ nghĩa” đậm đà lên mọi người Đông Đức hay không?

Lâm Phong

Rời khỏi Sài Gòn bằng không vận

Viktoria Cowley, ở giữa, trong cuộc không vận

Viktoria Cowley, ở giữa, trong cuộc không vận

Viktoria Cowley chỉ là một đứa bé chập chững khi cô được máy bay đưa ra khỏi Việt Nam - là một trong 99 trẻ em được tờ báo Daily Mail đưa ra khỏi đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Giờ đây, cô đang tìm cách liên lạc lại với những người được không vận cùng đợt đang ở khắp nơi.

Viktoria Cowley không biết đích xác tuổi của mình, nhưng cô nghĩ năm nay cô khoảng 36 tuổi. Bị mồ côi từ bé trong cuộc chiến Việt Nam, cô thậm chí không biết cả tên bố mẹ mình.

Hồ sơ sớm nhất được lưu lại là từ tháng Tư năm 1975, khi cô xuất hiện trên trang nhất báo Daily Mail, lúc mới hai tuổi. Cô là một trong 99 trẻ em được không vận khỏi Sài Gòn, nhờ sứ mạng nhân đạo của tờ báo này trong lúc lực lượng cộng sản (Vietcong) tiến vào Sài Gòn lúc cuộc chiến đến hồi kết thúc.

Viktoria Cowley

Vikki đọc về mình trong tờ báo Mail năm 1975 nói về vụ không vận

Tít lớn của tờ báo khi đó tuyên bố các trẻ em mồ côi đã được an toàn, thoát khỏi một tương lai bấp bênh và có thể là số phận kinh khủng đang chờ đón.

Giờ đây, ba thập niên đã trôi qua kể từ khi tới nước Anh, Viktoria - hay còn gọi là Vikki, đang sống tại Eastbourne - mới bắt tay vào một sứ mạng của riêng mình, là kết nối lại với những người được đưa đi cùng đợt. Cho tới nay, cô đã liên lạc được với 15 người.

Cô tìm được người đầu tiên sau nhiều tuần tìm kiếm trên mạng thông tin về vụ không vận. “Cuối cùng tôi tìm thấy người đầu tiên - là người có tên giống tôi, và cũng ở cùng cô nhi viện với tôi ở Sài Gòn. Sau đó tôi liên hệ với cô ấy qua mạng và có người bạn đầu tiên cũng là người Việt được nhận làm con nuôi như tôi”.

Giờ đây, cô muốn tìm tiếp 83 người còn lại.

Cô nói: “Tôi rất muốn liên lạc với họ, chia sẻ câu chuyện, chỉ để tìm hiểu xem họ biết rõ về họ đến đâu, cũng như về vụ không vận khi đó”.

Cảm giác về bản thân

Vụ không vận diễn ra vào tháng Tư năm 1975, là ‘con đẻ’ của tổng biên tập báo Daily Mail khi đó là David English.

Chiến dịch này diễn ra sau khi có đợt sơ tán hơn 2000 trẻ mồ côi tới Mỹ, do Tổng thống Gerald Ford ra lệnh, mà rất nhiều trong số đó được cho là con của lính Mỹ.

Trong số 99 trẻ được đưa tới Anh, không phải tất cả đều là trẻ mồ côi và rất nhiều vẫn còn gia đình tại Việt Nam. Các em trong độ tuổi từ vài tháng đến vị thành niên.

Vikki hồi bé tại trong mồ côi

Bản thân Vikki được nhận vào một gia đình ở Seaford, là khu nghỉ bên bờ biển tại Đông Sussex. Douglas Cowley, người khi đó đang làm việc ở Việt Nam, đã cùng vợ là Jennifer nhận cô làm con nuôi.

Cô chính thức được nhận làm con nuôi vào ngày 6/1/1976 - là ngày mà cô kỷ niệm làm sinh nhật của mình - và giờ đây cô làm việc cho cảnh sát Sussex.

Tuy nhiên, chỉ mãi gần đây Vikki mới quan tâm đến quá khứ của mình. Trong một thời gian dài, cô không muốn tìm hiểu, do sợ những chi tiết quá khứ có thể vừa đau buồn, vừa khó vượt qua.

“Tôi đã hài lòng với cuộc sống của mình, và biết rằng để tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi của mình có thể đơn giản là một việc làm không kết quả. Tôi ở trong một dạng như khủng hoảng về bản sắc. Thực tế là tôi đã từng không được ai yêu thương, hay mong muốn. Thế nhưng khi được nhận làm con nuôi, tôi đã được yêu thương”.

“Khi tôi còn rất nhỏ, cha mẹ tôi thường hay kể về chuyện nhận tôi làm con nuôi khi chúng tôi ngồi quanh bàn ăn bữa tối Chủ Nhật. Điều duy nhất tôi muốn nghe là tôi đặc biệt như thế nào và làm sao cha tôi lại chọn tôi trong tất cả lũ trẻ đó”.

Và trong một thời gian dài, cô đã sợ về những gì sẽ xảy ra nếu cô trở về Việt Nam để tìm kiếm câu trả lời.

“Tôi sợ giới chức Cộng sản sẽ không bao giờ cho tôi rời đi nữa. Cuộc sống tại một đất nước xa lạ, với ngôn ngữ tôi không hiểu, mất hoàn toàn những điều an toàn, an ninh là một điều kinh khủng. Thực tế này hằn sâu trong tâm trí tôi, hình thành một rào cản vĩnh viễn, một bức tường không lay chuyển nổi, khiến tôi hết tò mò về những gì đã xảy ra với tôi trước khi tôi tới nước Anh”.

“Thực tế này ngăn cản tôi tìm hiểu về một nền văn hóa mà tôi nhẽ ra có thể dễ dàng liên hệ, hoặc nhẽ ra đã dung dưỡng tôi”.

Mọi thứ bây giờ đã thay đổi. Vikki dùng các mạng giao tiếp xã hội để thiết lập các quan hệ với những người VN sống ở hải ngoại và tìm lại những người được đưa đi cùng đợt với cô. Cô còn lên kế hoạch về thăm quê hương lần đầu tiên vào năm tới.

“Giờ đây, tôi muốn tìm hiểu xem những gì đã thực sự xảy ra. Tôi muốn tìm hiểu về những gì đã tạo nên tôi”.

Thuyền nhân Việt Nam

Vikki nói cô là trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi, chứ không phải người tị nạn

“Có thể tôi sẽ chẳng bao giờ tìm thấy mọi câu trả lời cho những câu hỏi của tôi, do không phải mọi thực tế đều được ghi lại, vì vậy chắc tôi sẽ phải ước đoán nhiều. Đó là l‎‎ý do tại sao những người được nhận làm con nuôi khác là rất quan trọng. Với thực tế và những dự đoán, tôi có thể cố phác thảo ra câu chuyện đời mình ngày trước là thế nào”.

Vikki giờ đây thấy mình đang trong một hành trình xúc động khi cô tìm cách xâu chuỗi quá khứ mà cô đã từng chia sẻ với những người được không vận khỏi Sài Gòn đến nơi an toàn.

“Khi tôi chia sẻ và liên lạc được với thêm nhiều người, tôi càng hào hứng với sứ mệnh này. Tôi cũng cảm thấy quan tâm hơn tới những người tôi liên lạc, muốn giúp đỡ những người không được may mắn như tôi nhằm có thể trợ giúp hoặc cho họ thêm những mối quan hệ mới”.

Và nếu cuộc tìm kiếm những thông tin về thời thơ ấu không mang lại gì thì nó cũng được bù đắp bằng những người mà cô đã có dịp gặp gỡ trong hành trình.

“Tôi biết rằng tôi đã gặp được những người bạn trong cuộc đời thông qua một thực tế độc nhất là chúng tôi bắt đầu đời mình bằng hoàn cảnh không may mắn”.

“Cuộc không vận trẻ em ngày trước cứ như thể một tấm kính mà khi hạ cánh xuống nước Anh đã bị vỡ tan. Tôi giờ đây đang cố gắng tìm kiếm những mảnh vỡ để gắn lại tấm kính này”.

Bài 'The babies airlifted out of Saigon' được chương trình BBC South East Inside Out ở vùng Đông Nam Vương quốc Anh phát trên sóng 9/11/2009 và có mặt cả trên trang BBC Magazine.

Băng đảng miền Bắc kinh doanh cần sa thanh toán lẫn nhau: Tài xế Việt ở Anh chối tội giết kẻ trồng cần sa

Một người đàn ông phủ nhận cáo buộc đã giúp ném một xác người xuống mương sau khi người trồng cần sa này chết trong một trại cần sa.

Ảnh của người chết, Kim Van Tran

Ba Doai Tran, 70 tuổi, có thừa nhận sản xuất cần sa, đã nói với tòa án ở Swansea của Wales rằng ông ta chỉ là một tài xế đưa hàng và người từ London sang Wales.

Thi thể của Kim Van Tran, một công dân người Việt, được tìm thấy hồi tháng Năm ở gần Horeb, Carmarthenshire.

Ba Doai Tran, Ernest John Lewis, 57 tuổi, và một thiếu niên 17 tuổi cũng bác bỏ cáo buộc có âm mưu cung cấp cần sa.

Ông Tran là người duy nhất ra tòa vì tội cản trở công lý do cáo buộc đóng vai trò phi tang xác người.

Bên công tố nói ông Kim Van Tran là "người làm vườn" tại một trại cần sa đặt trong một ngôi nhà ở làng Porthyrhyd, Carmarthenshire, nơi ông thiệt mạng.

Thi thể người chết, bọc trong túi nhựa và quấn bằng băng dính, được tìm thấy bên con đường Horeb Road.

Phía công tố cáo buộc Ba Doai Tran là người tổ chức chính của một "âm mưu tinh vi để sản xuất cần sa ở tầm mức thương mại lớn".

Nhưng ông này bác bỏ cáo buộc, trong bằng chứng được phiên dịch viên dịch cho bồi thẩm đoàn.

Khi được luật sư của mình Ieuan Rees hỏi, ông nói ông được tiếp cận ở một cửa hàng cá cược và được yêu cầu làm tài xế chở hàng từ London nơi ông sống tới Wales.

Ông nói ông trở nên yêu mến Wales khi con gái ông sống ở thành phố Newport của Wales và nói các nông trai, cánh đồng và rừng nhắc ông nhớ tới nhà ở Việt Nam.

Ông nói với tòa ông biết đó là tội nhưng nói ông có thể được trả từ 50 đến 100 bảng để làm điều mà ông thích - tức là lái xe qua lại xứ Wales.

Ông nói vì vấn đề sức khỏe, gồm cái mà ông nói là vết thương từ cuộc chiến Việt Nam, nên ông không tìm được việc đàng hoàng.

Ông cũng nói nhiều người nhà ở Việt Nam đã bị ốm và ông không có cách kiếm tiền nào khác để nuôi họ.

Ông Tran cũng được luật sư của ông hỏi về một thiết bị tìm đường bằng vệ tinh trong chiếc xe ông đang lái khi bị bắt.

Một trong những địa điểm được lưu trong bộ nhớ của máy rất gần với địa điểm nơi tìm thấy xác của Kim Van Tran.

Ong Tran thì biện bạch rằng máy là của những người Trung Quốc và Việt Nam mà ông làm thuê cho họ.

Ông nói ông rất sợ họ và rằng họ thường đánh đập ông.

Ông Tran nói: "Tôi rất hạnh phúc khi bị cảnh sát bắt."

"Tôi bị tạm giam và không còn ai có thể đánh tôi nữa."

Bồi thẩm đoàn trước đó đã nghe rằng có hai người Việt Nam khác đã nhận tội.

Một người thừa nhận cản trở công lý và sản xuất cần sa, người đàn ông còn lại thừa nhận sản xuất cần sa.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục ở Wales.

32 năm tù cho vụ án cần sa

Tội phạm trồng cần sa

Các bị cáo bị lãnh tổng cộng 32 năm tù

Cảnh sát Anh quốc hi vọng sẽ bắt và khởi tố thêm nhiều tội phạm sau khi một băng 12 người Việt Nam bị bỏ tù về tội trồng 8 khu vườn cần sa ở mạn bắc xứ Wales.

Các bị cáo bị tòa tuyên tổng cộng 32 năm tù vào hôm thứ Hai, sau khi tòa ở Mold nghe thấy con số lợi nhuận cho phi vụ này vào khoảng 3,5 triệu bảng.

Đa số các bị cáo bị các băng nhóm tội phạm gài bẫy, đưa họ vào Anh bất hợp pháp.

Cảnh sát North Wales nói băng đảng này "tinh vi và tổ chức cao".

Nhân viên sở cảnh sát Anthony Harvey nói bản án là kết quả của quá trình điều tra kéo dài ba tháng.

Ông nói thêm: "Vụ án này đã phá vỡ một tổ chức tội phạm rõ ràng là tinh vi và chặt chẽ, liên quan đến ba khu vực cảnh sát ở miền bắc xứ Wales và thiết lập một mạng lưới toàn quốc.

"Ở tầm quốc gia, vấn đề các mạng lưới tội phạm tổ chức cao, kiểm soát các điểm trồng cần sa một cách chuyên nghiệp đang được coi là nhiệm vụ hàng đầu, và với kết quả hôm nay, cảnh sát North Wales hi vọng sẽ chuyển ra thông điệp là chúng tôi coi chuyện này đặc biệt nghiêm trọng."

"Ảnh hưởng của tội phạm loại này là rất lớn, nguy cơ cháy nổ rất cao ở các khu vườn, và các chủ nhà lỡ cho thuê phải tốn kém hàng chục ngàn bảng để sửa nhà."

"Đang có thêm điều tra để bắt và khởi tố các đối tượng có liên quan đến vụ án này."

Thuê nhà

Tòa án cũng được nghe trình bày vụ việc liên quan đến qui trình trồng và chế biến cần sa ở các địa chỉ ở Anglesey, Gwynedd, Conwy và Flintshire.

Các công ty bảo hiểm đã phải trả 102.920 bảng Anh để các chủ nhà sửa chữa thiệt hại.

Cần sa

Nhà ở bị biến thành vườn cần sa

Công tố viên Elen Owen nói: "Các căn nhà được thuê từ những chủ hộ tư nhân, mà họ không hề biết nhà của mình sẽ được sử dụng vào việc gì."

Mỗi phòng sẽ được chia thành các khu tách biệt, hệ thống thông gió sẽ xuyên qua mái, còn hệ thống điện và nước cũng được lắp đặt lại, bà nói.

Tòa nghe thấy là những kẻ chủ mưu phát triển ngành trồng cần sa ở North Wales không bị bắt, nhưng có ba bị cáo được xác định là người điều hành hay quản lý trong đường dây này.

Đa số bị cáo là người nhập cư bất hợp pháp, trả tiền vượt biên vào Anh với hi vọng sẽ tìm được cuộc sống tốt hơn.

Nhưng đến đây thì họ bị các băng đảng tội phạm gày bẫy, đưa họ vào Anh trông nom các vườn cannabis để "trả nợ".

Một vài người không nói được tiếng Anh, sống trong nhà để chăm sóc cây, ít ra ngoài, và đơn giản là được cho ăn và có nơi để sống, tòa được cho biết.

Hai người được nêu tên là cô Hoan Tran 24 tuổi, cùng người tình Doah Thai 28 tuổi từ Rhyl, cùng một phụ nữ khác là Huong Mai Pham 24 tuổi, không có địa chỉ cố định, được quan tòa phán rằng ông cho rằng họ giữ vai trò quan trọng trong phần thuê nhà.

Mỗi người nhận bản án 4 năm rưỡi tù giam.

Người cùng chung sống với cô Pham la Thuong Tran 31 tuổi, cũng không có chỗ ở nhất định, nhận bản án 3 năm tù, về tội cũng tham gia "làm vườn" và lái xe. Tất cả bốn người này đều nhận tội.

Thuy Nguyen 28 tuổi, không có địa chỉ rõ ràng, nhận hai tội liên quan đến chế biến cần sa.

Một thiếu niên 16 tuổi nhận án 4 tháng giam giữ và huấn luyện về tội chăm sóc các cây cần sa này.

Trong một phiên xử khác, có 6 bị cáo bị tù sau khi quan tòa nói rằng họ là người làm vườn, chạy việc hoặc lái xe cung cấp hàng.

Luong Manh 37 tuổi, Ha Tran 34 tuổi, và Khai Vuong 33 tuổi sống ở Rhosesmor gần Mold, nhận tội và mỗi người lãnh hai năm tù.

Duy Thai 33 tuổi từ Rhyl, và Thai Trang 37 tuổi không có địa chỉ cố định, mỗi người lãnh hai năm tù về tội chế biến, và Quy Le 19 tuổi từ Rhyl chịu 20 tháng cải tạo dành cho thanh niên.

Quan tòa John Rogers QC phán rằng tất cả tài sản tịch thu được trong vụ án sẽ được dành để bồi hoàn lại cho các công ty bảo hiểm đã trả tiền sửa nhà.

Các ngôi nhà được thuê để trồng cần sa nằm ở các địa điểm Valley, Holyhead, Llangefni, Llandegfan và Llanddaniel ờ̉ Anglesey và Prestatyn cùng Bontnewydd ở Denbighshire.

Giáp mặt 'Người Rơm'

Cảnh sinh hoạt của 'người rơm' ở Pháp

Cảnh sinh hoạt của những người Việt nhập cư lậu

Một buổi chiều cuối tháng 10 chúng tôi đến rừng Grande Synth, cách thị trấn Téteghem bắc nước Pháp khoảng 10 km.

Men theo con đường mòn bé tí quanh co chìm sâu trong rừng và ngập sũng bùn đen, ít phút chúng tôi gặp được nhóm khoảng 10 “người rơm” đầu tiên.

Cần nói rõ, Grande Synthe chỉ là một trong số những khu rừng có người Việt nhập cư lậu ẩn nấp quanh cảng Calais chờ cơ hội đi lậu sang nước Anh.

Một người đầu tiên tôi bắt chuyện là một phụ nữ trên 30 tuổi, nói giọng Quảng Ninh, người đã “nhảy bãi” đến lần thứ sáu vẫn chưa thành công.

Theo lời kể, chị đã sống ở Praha gần 4 năm, sau đấy do việc làm ăn ngày càng khó khăn, chị quyết định gửi đứa con gái 6 tuổi về Việt Nam cho ông bà và đi chui đến Anh vì nghe nói “ở đấy dễ kiếm tiền hơn”.

Khi hỏi đến giấy tờ tùy thân và ảnh của con gái thì chị trả lời thật gọn: “Em xé bỏ hết trước khi đi rồi”.

Câu trả lời này là “nhất quán” ở mọi người đi lậu: không giấy tờ, không hình ảnh, không bất cứ một bằng chứng nào về xuất xứ nhân thân của mình. Cũng vì thế mà họ được gọi bằng một cái tên rất ấn tượng: “người rơm”.

“Các anh thanh niên ở đây cả tháng mới may ra được tắm một lần. Còn em là phụ nữ nên mỗi tối đều phải nấu nước để rửa ráy, nhưng cũng không nhiều. Ai cũng bị bệnh ngoài da hết chị ạ,” chị nói.

Chị cho biết việc ăn uống chủ yếu là nhờ vào thực phẩm cứu trợ nhân đạo do dân bản xứ và một số nhóm hoạt động từ thiện mang đến.

'Sổ đỏ'

Được biết mặc dù chính phủ Pháp đã có lệnh giải tỏa trắng để kết thúc nạn di dân lậu tập trung ở các cánh rừng xung quanh cảng Calais chờ trốn sang Anh, nhưng các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại các địa phương vẫn được tiến hành, thậm chí có nơi còn khá quy mô.

Chia tay với nhóm người rơm này, chúng tôi tiếp tục len lỏi theo một đường mòn và gặp một nhóm nhỏ người rơm khác.

Người đàn ông gốc Thanh Hóa khoảng gần 60 tuổi đang ngồi hong chân bên một bếp lửa dã chiến. Chứng thấp khớp làm các khớp xương chân trái của ông sưng tấy vì thời tiết khắc nghiệt của rừng ôn đới vào đông. Tôi hỏi ông có thuốc men gì không, ông đưa cho tôi xem các loại thuốc giảm đau của hội từ thiện phát cho.

Họ tìm đến châu Âu với giấc mơ đổi đời

Khuôn mặt ông đầy vẻ căng thẳng, lo lắng vì thời gian ở rừng đã lâu, nhảy bãi nhiều lần mà vẫn không thành công.

Tôi đùa “nhảy bãi mãi thì cũng sẽ có lần thành công, lo gì”. Ông thể hiện ngay sự bực tức với người không hiểu chuyện và cho biết để có tiền đóng cho chuyến đi này ông đã phải thế chấp 5 cái “sổ đỏ” cho ngân hàng và hạn kỳ để chuộc lại sổ đã gần kề.

Ông đồng ý cho tôi chụp ảnh, nhưng khi tôi hỏi có muốn tôi giúp gửi những tấm ảnh này về nhà ở Việt Nam không thì ông bật khóc và giải thích rằng không muốn cho hai người con gái, 11 tuổi và 20 tuổi thấy cuộc sống thê thảm hiện tại của ông vì sợ “chúng nó không chịu đựng nổi”.

'Suýt chết đói'

Chúng tôi tiến sâu hơn nữa vào rừng với đường đi ngày càng lắt léo hơn.

Mười phút sau, một nhóm lán trại hiện ra giữa rừng sâu. Khoảng gần 30 người rơm mới đến trú chân tại đây vừa được 3 ngày.

Đa phần là người Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, một số ít là người Đắc Lắc, Quảng Ninh.

Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh.

Một thanh niên ở Đắc Lắc với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu cho tôi biết hành trình nhảy xe đi đường bộ từ Nga sang đến đây anh suýt chết đói dọc đường mấy lần.

Mấy người trong nhóm nói rằng có một nhóm người rơm nữa đóng lán trại không xa chỗ họ bao nhiêu, “nhưng họ xấu lắm, không chơi được”, anh thanh niên Đắc Lắc nói.

Được biết có rất nhiều nhóm người trong khu rừng Grande Synthe này hoạt động biệt lập nhau, theo lối “nước sông không phạm nước giếng”.

Đa số họ đi đường hàng không sang Nga, một số khác đi sang Trung Quốc để sau đấy sang Nga, và từ Nga họ bắt đầu thân phận “người rơm”, không giấy tờ tùy thân, sử dụng đường bộ bằng mọi cách tập kết đến các khu rừng xung quanh cảng Calais tìm cơ hội đi chui sang Anh quốc.

Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng, hoặc trả hết nợ nần vay mượn và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” to tát sẽ đến với gia đình họ, thậm chí là cả dòng họ của họ.

'Thuế thân'

Một phụ nữ người Nghệ An ở tuổi 50 khi được tôi cho biết thu nhập của một cư dân hợp pháp không trình độ làm nghề giữ trẻ hoặc trông nom người già trung bình khoảng 1 nghìn euro một tháng đã buộc miệng kêu lên “Sao ít thế?”

Chị cho biết là được hứa hẹn sang đến đấy sẽ có công việc, với thu nhập “5 nghìn euro mỗi tháng và còn được bao ăn ở!”

Thế nhưng khi được hỏi cụ thể họ sẽ làm những công việc gì, đa phần là những câu trả lời quanh co như đi giữ trẻ, làm nhà hàng…

Chỉ có một số ít hoặc “bạo miệng”, hoặc đang quá bi quan trước thực tế gần như không lối thoát thì nói thẳng là “đi trồng cỏ.”

Có lẽ tôi tạm kết thúc chuyện về những người rơm ở đây bằng một câu chuyện kể của một phụ nữ Nghệ An khác.

Bằng một giọng nói vô hồn, người phụ nữ này cho biết đã phải đóng “thuế thân” dọc đường cho nhiều gã, Việt có, gốc Ảrập có vì “nếu không như thế, mình sẽ không được đi tiếp”.

Phải chăng đấy là một trong những cái giá phải trả cho thân phận “người rơm” với giấc mộng đổi đời?

"Xua đuổi nhân tài", chuyện cười ra nước mắt
 
TT- – TTO - Gần 600 ý kiến bạn đọc TTO đã "kêu trời" trước câu chuyện "Bị mất việc vì có trình độ... đại học" ở Quảng Bình. Bạn đọc gọi câu chuyện này là chuyện "cười ra nước mắt", vừa không tin được vừa xót đau.

Bị mất việc vì có trình độ... đại học

TT - Đó là câu chuyện của cô Trần Thị Diệu Hương ở Quảng Bình. Tòa sơ thẩm xử cho cô thắng, cả lý, cả tình đều đứng về phía cô. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm mới đây lại tuyên hủy án.

Cô Hương - trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch - cho biết: “Tháng 10-2006, thấy mình là kỹ sư công nghệ thực phẩm, học đại học chính quy có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với các chỉ tiêu tuyển chọn của ngành y tế nên tôi đã nộp hồ sơ dự tuyển. Tháng 1-2007 tôi được Sở Y tế cũng như Sở Nội vụ tuyển dụng”.

Làm việc được hơn ba tháng tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bố Trạch với nhiều lời nhận xét tốt từ lãnh đạo và đồng nghiệp, nhưng tháng 4-2007 cô Hương đột ngột nhận quyết định của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình không công nhận kết quả trúng tuyển viên chức sự nghiệp ngành y tế.

Lý do Sở Nội vụ đưa ra là cô không thuộc đối tượng quy định trong đề án xét tuyển viên chức sự nghiệp của Sở Y tế Quảng Bình năm 2006. Vì đề án tuyển dụng của Trung tâm Y tế dự phòng chỉ tuyển chọn người có bằng “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” chứ không phải là người có bằng đại học công nghệ thực phẩm như cô Hương!

Quyết tâm tuyển người có trình độ... thấp

Luật sư Lê Minh Tâm, văn phòng luật sư Hướng Dương (Đồng Hới, Quảng Bình): Vụ việc của cô Hương sẽ không có gì to tát nếu như sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan nhà nước ở tỉnh có cách giải quyết thấu tình đạt lý hơn, chẳng hạn hoàn toàn có thể bố trí cho cô Hương một việc làm, không phải chỗ này thì chỗ khác. Bởi cô ấy trẻ, có trình độ, có năng lực cống hiến cho quê hương.

Quá oái oăm, cô Hương bất đắc dĩ phải đâm đơn kiện Sở Nội vụ. Ngày 24-11-2008, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa vụ kiện ra xét xử sơ thẩm và tuyên hủy quyết định của Sở Nội vụ, hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Trung tâm Y tế dự phòng đối với cô Hương.

Sau phiên tòa, cả hai bên đều kháng cáo. Sở Nội vụ Quảng Bình đề nghị hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng tòa án nhân dân tỉnh xét xử vụ án trên là chưa đúng thẩm quyền; cô Hương kháng cáo, đề nghị tòa buộc Sở Nội vụ bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật mà sở này đã gây ra cho mình.

Ngày 8-9-2009, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử. Tại đây, đại diện Sở Nội vụ là ông Trương Văn Ngoan (phó chánh thanh tra) và ông Trần Đình Doan (trưởng phòng công chức viên chức) thừa nhận việc Sở Nội vụ ra các quyết định công nhận trúng tuyển viên chức trong đó có cô Hương, là theo đúng quy định.

Tuy vậy phía sở vẫn cho rằng việc mấy tháng sau sở hủy quyết định trúng tuyển của cô Hương là đúng, vì cô Hương không phải là người có trình độ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” như đề án tuyển dụng đã duyệt.

Hội đồng xét xử đưa ra công văn của Bộ Giáo dục - đào tạo cho biết cụm từ “cử nhân cao đẳng công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm” không hề có trong danh mục ngành đào tạo của nước CHXHCN VN, nhưng đại diện Sở Nội vụ Quảng Bình vẫn nhất quyết nếu không có chức danh thì không tuyển, nếu tuyển vẫn phải tuyển đúng người có văn bằng với đầy đủ cụm từ trên!

Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để tìm hiểu thêm sự việc.

Người làm việc được lại không được làm việc

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc Sở Y tế Quảng Bình: “Việc nhận được người có trình độ cao ở các ngành chuyên môn kỹ thuật là điều hết sức quý và cần thiết. Đó là việc làm đúng vì sau này ngành đỡ tốn tiền bạc và thời gian để đào tạo nâng cao cho họ”.

Tại các phiên tòa, đại diện Sở Y tế Quảng Bình đều cho rằng việc tuyển dụng cô Hương là phù hợp với công việc và chức danh cần tuyển.

Ngày 28-10-2009, tòa phúc thẩm mở lại phiên tòa, tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho tòa sơ thẩm xét xử lại. Lý do: đây là vụ kiện liên quan đến thi tuyển công chức và chấm dứt hợp đồng lao động, việc tòa án Quảng Bình giải quyết theo hướng hành chính là vi phạm thủ tục tố tụng.

Vậy là sau gần ba năm theo đuổi khiếu kiện, cô Hương trở về với con số không: không việc làm, không giải quyết được gì, trong khi xét về lý và tình cô đều có đủ.

Về lý, cô đã thi tuyển, được công nhận trúng tuyển, bổ nhiệm việc làm đúng trình tự thủ tục. Về tình, tại sao quyền mưu sinh của một người trẻ đang hừng hực nhiệt tình cống hiến như cô lại bị dập vùi oan uổng đến vậy trong một xã hội mà người tài, người học cao vốn vẫn đang được (tỉnh Quảng Bình) “mời gọi” và “thu hút” cho công cuộc xây dựng tỉnh nhà?

Không chấp nhận cử nhân đại học mà chỉ khăng khăng muốn tuyển dụng người có trình độ cao đẳng (lại là loại văn bằng cao đẳng không có thật), chẳng phải là việc làm quá ngược đời của Sở Nội vụ Quảng Bình hay sao? Cứ vậy thì làm sao tỉnh Quảng Bình thực hiện được chính sách thu hút nhân tài như chủ trương của tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Gần ba năm bị mất việc làm, cô Hương phải sống nhờ vào trợ cấp thương binh của cha và mòn mỏi hi vọng lại được đi làm. Cô bộc bạch: “Chẳng lẽ một việc đúng và đơn giản như vậy mà lại không có ai đứng ra để giải quyết cho tôi?”.

L.GIANG - Đ.THÀNH



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 697 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 682 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 677 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 654 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 577 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 564 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 564 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 540 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 526 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 491 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.