Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 1
 Lượt truy cập: 24915740

 
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP 05.05.2024 09:21
Đ. mẹ bố tiên sư!
21.06.2015 13:34

Khảo sát văng tục, chửi bậy nơi công cộng: Không phải để lấy cơ sở xử phạt

Đó là khẳng định của TS. Mai Đức Anh - chủ trì đề án của Sở Văn hóathể thaodu lịchHà Nội về xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cộng đồng, trong đó có khảo sát nội dung về nói tục nơi công cộng.

Khảo sát văng tục, chửi bậy nơi công cộng: Không phải để lấy cơ sở xử phạt

Liên quan tới đề án xây dựng quy tắc ứng xử về nói tục nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi, TS. Mai Đức Anh (Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học xã hội nhân văn và Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội) - chủ trì đề án đã có những phản hồi về vấn đề này.

PV:  Thưa TS., vừa qua, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, Sở đang chủ trì xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cộng đồng, trong đó có khảo sát nội dung về nói tục nơi công cộng. Với tư cách là người chủ trì, xin ông cho biết một số thông tin về đề án này?

TS. Mai Đức Anh: Trước thực trạng một bộ phận người dân thủ đô hiện nay thường xuyên có những lời lẽ văng tục và ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng thì theo tôi, việc thành phố quyết định xây dựng một bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng là rất cần thiết.

Đề án đã được thông qua, tuy nhiên, đến nay, các nội dung cụ thể, chi tiết vẫn đang tiếp tục được thảo luận. Theo dự kiến, việc nghiên cứu, khảo sát nội dung đề án sẽ được tiến hành và hoàn thiện trong khoảng 2 đến 3 tháng.

Theo nội dung dự thảo, bộ khung quy tắc ứng xử đưa ra được áp dụng với 6 nhóm,bao gồm: cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Theo đó, với mỗi nhóm sẽ có "chuẩn mực ứng xử tối thiếu" và "quy tắc ứng xử cụ thể” tương ứng. Trong đó, các chuẩn mực ứng xử tối thiểu được đưa ra là: chấp hành nội quy, thân thiện, văn minh, lịch sự, tôn trọng, bình đẳng...

Hình ảnh Khảo sát văng tục, chửi bậy nơi công cộng: Không phải để lấy cơ sở xử phạt số 1

Theo TS. Mai Đức Anh, kết quả khảo sát của Đề án chỉ nhằm giúp người dân thủ đô tham khảo đối chiếu hành vi phát ngôn của mình (Ảnh minh họa)

PV:  Theo đánh giá của ông, có phải tới thời điểm này, khi tiếp nhận một bộ phận không nhở người dân trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các bạn trẻ có những lời nói thô tục, những ứng xử không văn hóa nơi công cộng thì thành phố mới tiến hành "khởi động" đề án này?

TS. Mai Đức Anh: Không phải đến bây giờ, thành phố Hà Nội mới chú trọng tới việc hạn chế hành vi văng tục chửi bậy, cư xử thiếu văn hóa tại nơi công cộng.

Trước đó, giai đoạn giữa năm 2014, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy chế thực hiện Kỷ cương hành chính và Văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố. Mục đích của việc ban hành quy chế trên nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nội dung quy chế yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong giao tiếp, ứng xử phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện...

Đến cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “Hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội”. Theo dự kiến, hệ quy tắc này sẽ được ban hành vào năm 2015.

Việc "khởi động" đề án này là kế hoạch bổ trợ những chủ trương trên của thành phố. Với các tiêu chí được xây dựng từ kết quả nghiên cứu của đề án sẽ giúp người dân có thể soi chiếu hành vi hành vi phát ngôn của mình nơi đám đông. Từ đó, giúp xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh trên địa bàn thủ đô.

PV: Thưa TS., hiện một số tờ báo đưa tin, cho rằng kết quả nghiên cứu của Đề án sẽ là căn cứ để UBND thành phố ra các quyết định xử phạt đối với người văng tục, chửi bậy nơi công cộng. TS. nhận định như thế nào về ý kiến này?

TS. Mai Đức Anh: Có thể khẳng định ngay đây là thông tin không chính xác. Vì mục tiêu của đề án chỉ là xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với người dân thủ đô tại nơi công cộng. Điều này đồng nghĩa với việc, kết quả nghiên cứu của đề án chỉ nhằm bổ trợ cho việc định hướng thay đổi hành vi, giúp người dân có những ứng xử văn minh hơn, lịch sự hơn, lành mạnh hơn nơi trong các môi trường công sở, trường học, bệnh viện, khu dân cư...

Kết quả này sẽ không liên quan tới việc áp dụng các chế tài xử phạt của thành phố đối với các hành vi thiếu văn hóa.

PV: Theo đánh giá của ông, kết quả của đề án này nếu áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì có khả thi?

TS. Mai Đức Anh: Tôi nhấn mạnh một lần nữa là đề án chỉ nhằm mục tiêu xây dựng một bộ quy tắc, từ đó giúp người dân có định hướng điều chỉnh hành vi nơi công cộng của mình sao cho phù hợp.

Bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào để áp dụng vào đời sống thì vẫn còn những khoảng trống nhất định. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ kỳ vọng đóng góp thêm vào việc xây dựng nếp sống lành mạnh, lịch sự của người dân thủ đô. Đề án vẫn còn chưa khởi động nên hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể nói gì nhiều về kết quả.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Vũ Đậu

 Lan man về chửi thề, nói tục

Hiệu Minh

Đứa bé bập bẹ nói bao giờ bắt đầu cũng là mẹ, má thân thương, nhưng biết ghép lại vài câu với nhau và sống trong môi trường người lớn nói tục, chúng có thể chửi đ*t mẹ (dân facebook gọi là Đan Mạch) mà không hiểu đang nói gì.

Người sống ở Hà Nội nói tục nhất nước

Mấy tháng qua, có dịp đi qua nhiều vùng miền từ Bắc tới Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, tôi có thể kết luận, người Hà Nội hay nói đúng hơn những người đang ở, đi lại trên đường, ăn uống sinh hoạt, nói tục nhất nước. Thôi thì văng đủ kiểu, “đan mạch”, “đ*o”, “tổ sư” từ miệng các ông đầu trọc, xích lô, người đeo kính vẻ trí thức tới các cô váy cộc, mắt xanh môi đỏ, chân dài, đẹp như tiên sa nhưng chửi toàn đ và đ.

Báo chí hết chuyện quay sang nói về giới showbiz chửi như hát hay. Có báo copy luôn cả màn hình của một ca sỹ tên trong như pha lê, nhưng lại viết STT như sau “Em xin lỗi các anh các chị nhà báo trước nhé, những người làm báo chân chính và tử tế, hôm nay em ức quá, em phải chửi thôi. Đcm (đ*t con mẹ) thằng phóng viên nào lấy ảnh vợ chồng em trong FB rồi đăng lên”

Thế giới và nói tục

Chuyện văng bậy chửi thề được cả thế giới bàn, không riêng gì Việt Nam. Tổng thống Bush đương thời thỉnh thoảng lỡ mồm “F*ck” cho tới quan chức xinh đẹp bên ngoại giao “F*ck EU” như chơi.

Trong vụ tràn dầu năm 2010, Tổng thống Obama từng lỡ lời “Whose ass to kick – đá vào đít ai bây giờ”, một từ không thể chấp nhận đối với người đứng đầu nước Mỹ. Phó TT Joe Biden cũng vậy, đôi lúc ông văng theo kiểu cao bồi sắp rút súng.

Trong một cuốn sách có tên Holy Sh*t: A Brief History of Swearing (Lịch sử văng tục) xuất bản bởi đại học Oxford nổi tiếng có nói về sự văng tục của nhân loại có từ thời Roman (La Mã) cổ đại. Họ còn đưa ra những quan sát rất thú vị (có để tiếng Anh cho các cụ thích học)

  1. The average person swears quite a bit – Người bình thường văng tục cũng kha khá: Khoảng 0,7% số từ dùng hàng ngày liên quan đến chửi thề, văng tục.
  2. Kids often learn a four-letter word before they learn the alphabet – Trẻ con học chửi bậy trước khi học bảng chữ cái: Trẻ học từ người lớn, từ môi trường xung quanh. Đến 2 tuổi đã biết chửi vài từ, khi 3-4 tuổi đạt đỉnh cao. Chúng bị đau đớn cũng chửi để giảm cơn đau. Đang đi vấp ngã, quay lại chửi vật gây ra hy vọng giảm bớt chút nào chăng, đôi khi còn đá vài phát cho hả cơn giân. (Why Swearing Helps Ease the Pain)
  3. Some of today’s most popular swear words have been around for more than a thousand years. – Rất nhiều từ chửi thề hôm nay đã có từ hàng ngàn năm trước: Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ về văn bản cổ đại Anglo-Saxon, từ sh*t (c*t) có từ xa xưa nhưng thời đó không bị coi là bất lịch như thế kỷ 21.
  4. The ancient Romans laid the groundwork for modern day f-bombs – Người La Mã cổ đại “sáng tạo” ra f-bom – f*ck bom, phong trào “đan mạch”: Có vài loại từ thông dụng lên quan đến quan hệ tình dục và phân biệt chủng tộc được người dân dùng thường xuyên, coi người nằm trên như một hành động tình dục chủ động.
  5. Obscene words were no big deal – Từ ngữ bậy bạ không phải vấn đề lớn thời đó. Vì sinh hoạt chung trong cộng đồng, ngủ lẫn lộn trai gái, những từ chỉ hành vi tình dục không gây cảm giác xấu hổ.
  6. People in the “rising middle class” use less profanity – Tầng lớp cao cấp quí tộc ít nói bậy hơn. Thông thường người có tiền của, học hành ít chửi thề hơn vì họ được giáo dục biết cách kiềm chế. Tuy nhiên, những kẻ nhiều tiền nhưng học hành không tới nơi tới chốn lại tỏ ra chửi tục nhiêu hơn cả dân thường vì họ cho rằng tiền bạc có thể mua được mọi thứ. How Much Does Obama Swear, Compared to Other Presidents?)
  7. Swearing can physiologically affect your body – Chửi thề có thể ảnh hưởng tới tâm lý người chửi. Chửi văng mạng đôi lúc giúp giải tỏa tâm lý, bớt cơn đau như ta đưa tay vào thùng nước lạnh.
  8. People don’t use cuss words just because they have lazy minds – Người không dùng chửi thề do lười suy nghĩ. Nếu dùng những từ ngữ khuyên bảo nhẹ nhàng đôi khi không có tác dụng như chửi thề vì nó tác động trực tiếp hạ nhục đối thủ. Chửi thề có tác dụng ngay nếu không may bạn gõ búa trượt vào ngón tay, giúp bớt đau hơn là đứng im không nói gì.

Những tình huống gây nên … Đan Mạch

Văng tục có nhiều lý do, bức xúc, bị đánh oan, bị ức hiếp, bị làm tiền vô lối. Xã hội có nhiều bất cập sẽ văng tục nhiều hơn.

Thời chống Mỹ cứu nước, các hội thanh niên, phụ nữ, đoàn thể tới gia đình có con trai mới lớn viết đơn xung phong đi chiến trường. Chiến tranh kết thúc, người may mắn trở về, có người được chứng nhận thương binh, có người bị thương hẳn hoi nhưng giấy chứng thương thất lạc, muốn được trợ cấp, phải làm đơn kính chuyển. Lúc đó, các tổ chức xã hội biến đâu hết rồi. Vì ngập trong đơn từ kêu cứu, người thấp cổ bé họng từng hy sinh vì đất nước sẽ Đan Mạch thôi.

Những từ không thể viết. Ảnh: Internet

Những từ không thể viết. Ảnh: Internet

Bạn có một mảnh ruộng nhỏ, là nguồn mưu sinh của gia đình, bỗng dưng một ngày bạn nhận được cái giấy báo mảnh ruộng ấy thuộc đất dự án ABC, khi chưa có quyết định thu hồi, chưa có thỏa thuận đền bù hoặc trả cho bạn một mét vuông đất với giá một tô phở, liệu trong trường hợp đó cao bồi Mỹ có rút súng và Fuck hay không?

À, còn có luật cơ mà! Bạn vác đơn đi kiện, các cơ quan ban ngành làm lơ bạn, bảo bạn quay về địa phương, nơi mà họ lợi dụng chính sách đất đai là sở hữu toàn dân để cướp đất của bạn. Bạn không được kẻ cướp đất giải quyết, lẽ dĩ nhiên, bạn lại vác đơn đi kiên với sự kiên nhẫn vô bờ, bạn bị kết tội khiếu kiện vượt cấp. ĐM không?

Bạn cô đơn, bị truyền thông xỉ vả vào mặt là gây rối trật tự, không chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước. Bạn chỉ còn cách cuối cùng, lang thang đi khiếu kiện “cầu mong ơn trên rủ lòng soi xét,” bạn chặn đường các ông nghị, các quan trên…để kêu với momg ước nỗi oan ức của bạn được đoái hoài. Ngay lập tức bạn bị lực lượng hùng hậu xua đuổi, đánh đập và gọi bạn là phản động, thế lực thù địch, bỏ tù. Người trong cuộc có Đan Mạch không?

Hằng ngày đi đường, bạn có thể thương tật nằm một chỗ hoặc chết bất đắc kỳ tử bởi xe buýt hung thần, taxi hung thần, ô tô hung thần, xe máy hung thần…Hoặc giả nếu bạn không chết vì bị đâm xe thì bạn sẽ chết vì bị dao đâm sau khi nó đâm xe bạn hoặc tài xế sẽ cán đi cán lại bạn cho kỳ chết bởi pháp luật quy định đền mạng người rẻ hơn nuôi thương tật. Nếu rơi vào một trong các trường hợp trên, có Đan Mạch không?

Cho thuê nhà, người thu tiền dịch vụ đi qua ngay lập tức thu tiền các loại từ điện nước cho đến đổ rác. Nhưng khi nhà không cho thuê nữa thì họ vẫn thu với mức giá dịch vụ và nếu gia chủ muốn được thu với mức giá bình thường thì phải làm đơn với nhiều thủ tục dài dòng, photo hộ khẩu có công chứng, xin công an phường chứng nhận, rắc rối mất vài ngày. Biết bao thủ tục hành là chính làm người dân chẳng biết đâu mà lần. Rơi vào trường hợp đó bạn có muốn Đan Mạch không?

Bạn yêu môi trường cây xanh Hà Nội, muốn thủ đô ngàn năm văn vật đẹp mãi. Bỗng một hôm họ tuyên bố “thế thảo – thay cây”, từ cây to đến bé bỗng như bị lâm tặc cắt cổ giữa phố đông. Dân phản đối bị qui kết “diễn biến hòa bình”. Những chỗ trồng cây mới được vài tháng, bỗng một hôm gió lốc đi qua, lật gốc cây vẫn còn bao bố bọc rễ cây. Nhìn cảnh đó liệu người yêu thiên nhiên có Đan Mạch hay không?

Kể ra còn rất nhiều nhất là ở thủ đô đất chật người đông, sự vô văn hóa đã lên tới đỉnh điểm, nếu không giảm nhiệt sự bức xúc trong dân thì chuyện Đan Mạch như thường ngày ở huyện. Dân thủ đô Đan Mạch nhiều nhất nước chẳng có gì lạ.

Làm thế nào để dân sống ở Hà Nội bớt nói tục và chửi thề

Đương nhiên gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò lớn. Phạt nói bậy nơi công cộng là một cách hay nhưng thực hiện không hề đơn giản. Đang cơn tức văng bậy, làm sao có thể lập biên bản phạt “Đan Mạch” đã bay vào không khí. Dẫu vậy nên ra lệnh cấm, dán ở mọi nơi, mang tính răn đe, là việc làm cần thiết kèm theo chế tài.

Bố mẹ không được chửi bậy để con trẻ bắt chước. Trong trường học tuyệt đối nói không với chửi tục. Ngoài xã hội khó hơn. Muốn tránh chửi thề văng tục, xã hội phải trong sạch, không tạo ra bức xúc để dân phải “Đan Mạch”. Cấm đoán, phạt hay hô hào không có giá trị.

Phần này dành cho các còm sỹ đóng góp làm thế nào tránh văng bậy. Việc “cần làm ngay” là trên blog cấm tuyệt đối các cụ già trẻ gái trai không được…Đan Mạch. Tuy nhiên, đây là không gian mở, ai muốn văng xin nộp 100K VNĐ sẽ được viết tắt hai chữ…ĐM.

Hà Nội đang trong cơn thảm họa về kiến trúc, xây dựng, và môi trường. Bước tiếp theo là không gian văn hóa bị méo mó, lệch lạc. Hang Cua ủng hộ xây một bức tường cho dân tới đó chửi bậy cho hả cơn tức, một việc chưa từng có trên thế giới, vì Việt Nam mình vốn khác người.

HM 24-6-2015

Bonus. Ví dụ blog từng đăng Bà già mất đảo chửi kẻ cắp, một kiểu chửi không hề có Đan Mạch :razz:

Bà già chửi nhau. Ảnh: internet

Bà già chửi nhau. Ảnh: internet

Ai mà lấy cắp cái đảo nhà này thì hãy nghe đây. Đảo ở nhà ta là mỏ vàng, mỏ bạc, nó đầy dầu, đầy khí, đảo về nhà khác, nó thành địa ngục, mỏ thành khí hư, dầu đầy mùi hôi.

Cho dù bố ngươi là A, mẹ là Q, thì đây cũng cho vào “ngoặc và khai căn” cả họ AQ cho biết tay. Có chiếm được rồi, lấy dầu xuất khẩu để mua rau thì ăn vào cũng ói ra thịt. Đi du lịch ra đó mà tắm rồi cũng chết chìm trong đại dương.

Chửi không xong thì ta gọi nhà toán học NBC ở bên Mỹ về. Anh giải toán Nobel ấy sẽ “khai căn” bậc A cả họ, “tích phân n bậc” thằng Q, “đạo hàm n lần” bọn Tào Tháo gian hùng, cho tiệt nòi giống Chu Du chuyên huyễn hoặc người khác bằng chữ vàng, chữ tốt.

Cứ tưởng nuốt được cái đảo là có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giàn khoan với nhau à. Đây mà lấy giá trị “tuyệt đối” thì hết đời 5000 năm lịch sử trộm cướp. Rồi bọn ấy biết thế nào là “vô nghiệm”, khoan thăm dò không có dầu, không có khí. Nếu có đẻ thì toàn con trai, không có đàn bà để duy trì được nòi giống nữa thì thôi.

Cứ cướp đi, đời đời các ngươi sẽ chìm đắm trong “âm vô cùng”, gặp tai ương đến “dương vô tận”, rồi chết rục trong địa ngục, trượt đến “maximum” của sự “vô hạn” tối tăm ở mấy cái giếng dầu giữa Thái Bình Dương.

Thôi, hôm nay mệt rồi, ta dừng ở đây. Với lại, vừa viết blog, vừa chăm Facebook, mệt bỏ mẹ, nên ta không văng nữa.”

Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-06-27
< iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" src="http://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.55a4019ea66c5d005a6e6d9d41c5e068.en.html#_=1435423857535&count=horizontal&dnt=false&id=twitter-widget-0&lang=en&original_referer=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fprograms%2FLiteratureAndArts%2Fhanoi-and-dirty-language-issues-ml-06272015082301.html&size=m&text=Ch%E1%BB%ADi%20th%E1%BB%81%20n%C3%B3i%20t%E1%BB%A5c%2C%20m%E1%BA%B7t%20tr%C3%A1i%20c%E1%BB%A7a%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i&url=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fprograms%2FLiteratureAndArts%2Fhanoi-and-dirty-language-issues-ml-06272015082301.html" class="twitter-share-button twitter-tweet-button twitter-share-button twitter-count-horizontal" title="Twitter Tweet Button" data-twttr-rendered="true" style="position: static; visibility: visible; width: 78px; height: 19px;">< /iframe>
< iframe name="f2f7c9a9a8" width="45px" height="1000px" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" title="fb:share_button Facebook Social Plugin" src="http://www.facebook.com/v2.0/plugins/share_button.php?app_id=&channel=http%3A%2F%2Fstatic.ak.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F1ldYU13brY_.js%3Fversion%3D41%23cb%3Df19d617134%26domain%3Dwww.rfa.org%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fwww.rfa.org%252Ff2a6e13984%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=dark&container_width=200&href=http%3A%2F%2Fwww.rfa.org%2Fvietnamese%2Fprograms%2FLiteratureAndArts%2Fhanoi-and-dirty-language-issues-ml-06272015082301.html&locale=en_US&sdk=joey&type=button_count&width=45" class="" style="position: absolute; border-style: none; border-width: initial; visibility: visible; width: 85px; height: 20px;">< /iframe>
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10126268-622.jpg
Người dân uống bia tại một Lễ hội bia ở Hà Nội trước đây.
AFP
Có không ít du khách quốc tế khi đi ngang những tiệm nhậu lộ thiên của Việt Nam đã tự hỏi không biết họ nói gì mà vui thế! Cứ như hát với nhau và trong từng cử chỉ vui vẻ ấy người nước ngoài khó mà biết rằng 20 phần trăm những điều được cho là vui đùa ấy là những tiếng “F” theo tiếng Anh và nói theo tiếng Việt là “chửi thề” nói tục hoặc chí ít là những câu chuyện tiếu lâm hài hước trên cái nền của sinh hoạt tình dục.

Chửi thề đôi khi có tính phản xạ

Bàn nhậu mà không chửi thề nói tục có lẽ sẽ buồn tẻ và nhàm chán đến chừng nào. Chuyện chửi thề đã có từ hàng ngàn năm nay trên bất cứ đất nước nào kể cả đất nước có những giáo phái cấm kỵ chuyện này thì người ta vẫn chửi thề, nói tục một cách thầm kín. Nó như một căn tính của con người mà nếu bị buộc phải nhìn nhận chửi thể nói tục là một thói xấu thì con người cần phải có một bản lĩnh từ bỏ thói quen ấy như bỏ hút thuốc, bỏ rượu hay bỏ cờ bạc.

Nó là cái văn hóa nông dân ở miền đồng ruộng chân lấm tay bùn. Quần áo thì lúc lao động thì trễ tràng hở hang ra do đó rất quen trong việc mô tả những bộ phận thầm kín đến lúc ấy thì lại phô phang ra nó thành một nếp ngôn ngữ. 
-Giáo sư Lê Văn Lan

Chửi thề nói tục theo các nhà tâm lý học là biểu hiện của sự phản kháng một cách tiêu cực trước các vấn đề bất công xã hội. Người ta chửi thề sau khi bị đánh, bị một thế lực mạnh mẽ và quyền lực ức hiếp hay thậm chí bị người khác coi thường, xua đuổi. Chửi thề nói tục là phản ứng cấp thời đôi khi có tính phản xạ mà bản thân người ấy không hề muốn.

Trong tình trạng người chửi thề ý thức được sự chửi ấy có khả năng giảm stress hay tiêu tán bớt những bực bội trong lòng, thì tiếng chửi thề hay nói tục nhắm vào đối tượng nhất định nào đó hoàn toàn là cách ăn miếng trả miếng và chấp nhận mọi hậu quả do tiếng chửi thề gây ra.

Thế nhưng không phải lúc nào tiếng chửi thề cũng nhằm thỏa mãn uẩn ức hay bị đè nén. Trong xã hội hôm nay, người ta có xu hướng chia sẻ với nhau giữa một cộng đồng hay hội nhóm bất cứ điều gì có thể. Trong lúc giao tiếp như thế tiếng chửi thề hay nói tục hoàn toàn chỉ là tiếng đệm vô nghĩa theo thói quen và không ai để ý tới những tiếng đệm đầy hồn nhiên như thế.

Ngay trong các bàn café người ta cũng thoải mái chửi thề. Trong lĩnh vực chính trị, chửi khi thấy một khuôn mặt tham nhũng bẩn thỉu xuất hiện, chửi khi đất nước bị đục đẽo hay nhắm mắt giao cho ngoại bang thống trị lãnh thổ một cách lộ liễu trước mắt dư luận. Tiếng chửi thề trong trường hợp này được đồng tình từ nhiều người ngồi chung bàn và dĩ nhiên nó lan rộng nếu chủ đề thích hợp cho những tiếng chửi thề tập thể. Chửi thề như vậy hầu như xảy ra hàng ngày khi xã hội có quá nhiều bất mãn từ hệ thống lãnh đạo, nhất là hiện nay tình hình Biển Đông mỗi lúc mỗi rối ren thêm.

Chửi thề suy cho cùng chỉ là con dao gỗ, dùng để sắn trái chuối chín trên bàn và chưa bao giờ làm cho một đối tượng phải từ bỏ công việc mà nó đang theo đuổi.

Nhưng nếu xét trên bình diện văn hóa, khi một quốc gia có quá nhiều tiếng chửi thề trong cộng đồng hay xã hội thì nét văn hóa của nước ấy sẽ mất đi tính chất trang nghiêm hay mỹ quan cần có. Nó cũng phản ảnh sự bức xúc xã hội đã trở nên nguy hiểm và tương quan nguyên nhân - hậu quả cần phải được xem xét cẩn thận trước khi có bất cứ một biện pháp nào nhằm kéo cỗ xe văn hóa ứng xử trở về con đường bằng phẳng trước khi nó tụt sâu xuống con vực tha hóa.

Cốt lõi nào phát sinh ra tệ nạn này?

Việt Nam trong khi vẫn tự hào có hàng ngàn năm văn hiến nhưng người dân nói tục và chửi thề nhiều và đa dạng nhất lại nằm ngay trong lòng thủ đô Hà Nội khiến không ít nhà hoạt động văn hóa trăn trở tìm hiểu cái cốt lõi nào phát sinh ra tệ nạn này và từ đó có thể tìm ra biện pháp giảm thiểu chứ chưa thể nói là triệt tiêu một cách tích cực.

000_Hkg10126251-400.jpg
Người dân uống bia tại một Lễ hội bia ở Hà Nội trước đây. AFP PHOTO.

Giáo sư Lê Văn Lan, một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội cho rằng cái nền nã của Thủ đô sở dĩ bị dẫm đạp lên do người từ nông thôn mang vào và cùng với bước chân còn đầy vết tích sình lầy ấy họ mang theo về Hà Nội tiếng nói tục, chửi thề một cách vô tư:

“Nó là cái văn hóa nông dân ở miền đồng ruộng chân lấm tay bùn. Quần áo thì lúc lao động thì trễ tràng hở hang ra do đó rất quen trong việc mô tả những bộ phận thầm kín đến lúc ấy thì lại phô phang ra nó thành một nếp ngôn ngữ và ngôn ngữ ấy lại thể hiện lối sống của những người nông dân làm ruộng trũng, ruộng ướt. Bây giờ nó úp cái đấy vào đô thị Hà Nội phù hợp với tình thế mà Hà Nội tuy tiếng là đô thị nhưng suốt từ nhiều nghìn năm nay nó bị giằng xé bởi xu hướng cố gằng đô thị hóa nông thôn nhưng bên cạnh đó xu hướng nông thôn hóa đô thị thì lại ngày càng thắng thế mạnh mẽ và trong suốt cả nghìn năm là như thế. Bây giờ đến lúc mở rộng Hà Nội thả cửa ra cho xu hướng nông thôn hóa đô thị ngày càng lấn lướt và như thế thì tất nhiên nó sẽ dẫn tới chuyện nói tục chửi bậy của cái văn hóa nông thôn. Nó sẽ theo cái đà lấn lướt thắng lợi ấy của cái việc nông thôn hóa đô thị mà trở thành đại trà, trở thành phổ biến.”

Giới tinh hoa Hà Nội bây giờ ra sao mà không níu giữ chút truyền thống Tràng An như người Hà Nội xưa vẫn tự hào, lại để cho 36 phố phường đầy những tiếng chửi thề từ các chợ búa đầu mối tràn về? Giáo sư Lê Văn Lan lý giải:

“Nó giống như cái tình hình nước Nga cộng sản chuyển sang Xô viết có cái thời ông nhà văn nổi tiếng là Ilya Erenbua có một lần từ Nga Xô viết sang Paris và ông gặp được ở đấy những quý tộc Nga phải lưu vong vì không hợp tác được với cách mạng công nông nên họ phải sang Paris và ở đấy. Ông Erenbua lại gặp được tất cả các tinh hoa các linh hồn của văn hóa của ngôn ngữ Nga chính thống cổ truyền bây giờ bỏ nước Nga và sang Paris. Hà Nội bây giờ cũng thế những thành phần tinh hoa, tinh kết thì họ đi mất rồi. Cái lớp ấy đã đi ra khỏi Hà Nội đã vào Sài Gòn đã sang phương Tây.”

Gần đây nhất ông Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ra văn bản giao cho các đơn vị dưới quyền việc kiềm tra, ngăn chặn hay đôn đốc chấn chỉnh tình trạng nói tục chửi thề tràn lan tại thành phố Hà Nội. Văn bản này đề nghị bắt đầu từ nhà trường nơi có số học sinh chửi thề nói tục cần phải được kiểm soát trước khi tiến hành trên toàn xã hội.

Giáo sư Văn Như Cương hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh chia sẻ ý nghĩ của ông trước việc ông Lê Hồng Sơn nhắm tới học sinh trước tiên, ông nói:

Nguyên nhân mà thanh niên nói tục chửi bậy là từ gia đình. Gia đình người lao động đôi lúc trong bữa ăn bố mẹ nói tục với nhau. Đón con đi học về muộn hay con bị điểm kém ngoài đánh con ra lại còn văng tục này khác các thứ là chuyện thường xuyên. 
-Giáo sư Văn Như Cương

“Trong hàng ngũ học sinh từ tiểu học cho đến phổ thông trung học thì vấn đề nói tục chửi bậy tôi cho là rất ít không phải là nhiều. Việc các em nói tục chửi bậy trong nhà trường đều bị nghiêm cấm và có những nhắc nhở, phê bình cần thiết do đó các em chấp hành khá là nghiêm chỉnh. Tuy nhiên có thể lúc đi học về hay vào chỗ khác không có trong nhà trường thì có lúc xảy ra chuyện nói tục chửi bậy.

Cái số đông hơn tôi nghĩ là trong hàng ngũ sinh viên, họ có vẻ tự do hơn họ đàn đúm với nhau nhiều hơn. Ngồi ở quán nước hay quán bia, quá cà phê chính những lúc ấy họ thường có những chuyện gì ấm ức thì họ văng tục ra. Ngoài ra số thanh niên tụ tập không công ăn việc làm tụ tập chỗ này chỗ kia thì thành phần ấy mới nhiều nơi chỗ buôn bán hay chợ búa cho nên chúng ta cần nhận định điều ấy cho rõ. Chẳng hạn như các em học sinh trường tôi tuyệt đối khôn bao giờ có chuyện nói những lời xấu xí như thế.”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa hiện phụ trách trang văn hóa cho Đài Tiếng Nói Việt Nam cũng đồng tình với giáo sư Văn Như Cương, ông nói:

“Điều đó tôi nghĩ rằng không phải chỉ có trong đội ngũ của học sinh sinh viên đâu, mà chắc có lẽ người ta muốn bắt đầu từ học sinh sinh viên. Bây giờ mình chỉ cần liếc qua các quán nhậu thôi, nghe những ngôn ngữ ở đây phải nói rằng nó không thể gọi đấy là ngôn ngữ văn hóa được. Tôi nghĩ bắt đầu từ đấy cũng là điều cần thiết và hơn nữa tôi vẫn mong là Hà Nội phải là nơi gương mẫu nhất trong cả nước cho nên đó cũng là điều cần thiết thôi.”

Kinh nghiệm về nhà nước nhúng tay vào các vấn đề văn hóa một cách nóng vội chưa bao giờ đem về kết quả của giáo sư Lê Văn Lan cho hay:

“Những người lãnh đạo Hà Nội mà tôi biết như ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy ngay cái khóa đầu tiên nhận công tác ông cũng đã phát biểu chương trình công tác của ông ấy rồi. Ông ấy muốn làm thế nào mà trong một nhiệm kỳ công tác của ông ấy thì ông ấy phá được nạn nói tục chửi bậy. Đấy là tuyên ngôn của lãnh đạo Hà Nội hẳn hoi nhưng bất lực không thực hiện được. Ông ấy đã làm đến khóa thứ hai rồi mà càng ngày thì tình thế lại càng nghiêm trọng hơn.”

Theo GS Văn Như Cương, việc nói tục chửi bậy phát suất từ gia đình, chính nó như một tấm gương mà trẻ con soi vào để ứng xử như những gì chúng thấy từ mái nhà nhỏ bé của chúng:

Nguyên nhân mà thanh niên nói tục chửi bậy là từ gia đình. Gia đình người lao động đôi lúc trong bữa ăn bố mẹ nói tục với nhau. Đón con đi học về muộn hay con bị điểm kém ngoài đánh con ra lại còn văng tục này khác các thứ là chuyện thường xuyên. Trẻ con chứng kiến việc bố mẹ chửi bới như thế nên con chị nói với con em thỉnh thoảng cũng văn tục chửi bậy nhưng đến trường thì nó lại không. Do đó sự giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng và sự giáo dục trong gia đình cũng quan trọng lắm.

Để những người 4-50 tuổi bỏ tính nói tục chửi bậy thì rất khó. Theo tôi vấn đề giáo dục và lên án chuyện ấy là cần thiết và phải làm thường xuyên. Ví dụ nơi bán hàng hay chợ búa nên có những câu tuyên truyền như “không nên nói tục” hay các lời hay ý đẹp thì chúng ta sẽ dần dần giảm đi được việc chửi bậy nói tục chứ còn nói phạt người người nói tục thì khó lắm bởi vì cơ chế nào, ai làm nhiệm vụ ấy, cái đội nào thì được phạt?”

Thật khó mà tưởng tượng ra người thi hành lệnh phạt về chửi tục nói bậy sẽ thực hiện ra sao khi mà anh ta không chắc rằng trong khi viết giấy phạt, lại nóng giận vì bị chọc tức có buộc miệng chửi thề do phản xạ hay không.

Kịch bản người săn tìm kẻ chửi thề nói tục để ghi giấy phạt là một tấn bi hài kịch. Không giống như công an giao thông đứng chờ người vi phạm trên đường phố để ghi giấy phạt, người ta chửi thề bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào, vậy thì đội quân rình mò ghi giấy phạt không lẽ rình rập trên cả nước nơi có con người xuất hiện hay sao?

Một mệnh lệnh hành chánh cần phải khả thi và khi ban ra phải được xã hội đồng thuận. Ngồi trong văn phòng ban lệnh mà không tham chiếu sự thật diễn ra hàng ngày bên ngoài là cung cách quan liêu của thời kỳ văn bản được lập ra bằng những chiếc máy đánh chữ. Thời đại computer đã thay đổi toàn bộ đời sống con người cho nên mọi áp đặt do duy ý chí sẽ trở thành lố bịch và khó được công luận chia sẻ.

Vấn đề chửi thề nói tục tiềm ẩn trong tất cả ngóc ngách xã hội và vì vậy biện pháp để giảm thiếu nó chỉ có thể bằng bài học vỡ lòng cho trẻ con ngay từ ngày đầu đi học. Bài học ấy phải được người lớn thực hành hàng ngày từ lòng thương yêu con cái mong muốn chúng được nên người qua cung cách ứng xử của cha mẹ trong gia đình.

Một chỗ khác quan trọng không kém là nơi tụ tập sinh hoạt đường phố, nơi mà chửi thề nói tục trở thành chăn chiếu của người cùng khổ, vô gia cư. Chính quyền có bổn phận giúp đỡ họ nhận ra giá trị bản thân hơn là xua đuổi bắt bớ giam cầm. An sinh xã hội phải đi đôi với nhân ái và điều này đã được minh chứng rất rõ trong các hội từ thiện quốc tế.

 Dân Việt dã man hơn dưới thời XHCN

Thanh niên học đạo dức bác Hồ, Văn minh XHCN, giết mẹ bỏ xác trong lu, lấy vàng mua xe

(Kiến Thức) - Cán bộ điều tra vụ nghịch tử giết mẹ bỏ xác trong lu chia sẻ, chưa có vụ án giết người nào khiến anh bàng hoàng đến thế. 

Ngày 20/6, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ra cáo trạng truy tố Nguyễn Khả Đạt (sinh ngày 19/5/1997, ngụ thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), nghịch tử giết mẹ bỏ xác trong lu, lấy vàng đi sắm xe mới, về tội giết người, cướp tài sản.
Một cán bộ điều tra Công an tỉnh Kiên Giang chia sẻ: "Đối mặt với biết baovụ án giết người, cướp tài sản suốt hàng chục năm qua nhưng chưa vụ nào khiến tôi bàng hoàng như với vụ án của Nguyễn Khả Đạt. Tội ác chưa từng thấy!".
Nghịch tủ giet me bo xac trong lu, láy vàng mua xe
Nguyễn Khả Đạt, nghịch tử giết mẹ bỏ vào lu nước gây chấn động dư luận.  
Nạn nhân của Đạt là người mẹ từng mang nặng đẻ đau, từng thương yêu chiều chuộng y, bà Nguyễn Thị Mai Trinh (45 tuổi).
Theo cáo trạng, chiều 5/3, sau khi chở cha là ông Nguyễn Văn Lép (46 tuổi) đến nhà người quen, Đạt quay về nhà ở phường An Hòa, TP Rạch Giá. Tối hôm đó, bà Trinh (mẹ ruột của Đạt) trách móc con trai lớn rồi không lo làm ăn mà cứ đua đòi, đổi xe máy quậy phá suốt ngày. Bị mẹ túm tóc làm rơi chiếc điện thoại, Đạt tức giận dùng tay xô mẹ vào tường khiến bà Trinh ngã đập đầu.
Thấy mẹ nằm bất động trên vũng máu, Đạt chẳng những không tìm cách cứu mẹ mà còn nảy ý định cướp tài sản nên đã lấy khúc gỗ đánh mẹ đến chết... Sau đó, nghịch tử tháo sợi dây chuyền cùng chiếc lắc, đôi bông tai vàng bỏ vào túi quần.
Để phi tang chứng cứ, Đạt đã khiêng xác mẹ ra sau nhà bỏ vào lu đựng nước lấy nắp đậy lại rồi lau dọn sạch sẽ hiện trường.
Tối hôm đó, cha của Đạt trở về nhà không thấy vợ nên hỏi thì Đạt cho biết vì mẹ giận chồng con nên lấy đồ đạc bỏ đi rồi.
Suốt đêm hôm đó và nhiều ngày sau, ông Lép đứng ngồi không yên khi vợ đột ngột mất tích, Ông tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn chưa tìm thấy. Trong thời gian này, Đạt cũng sốt sắng chở cha về quê ngoại ở Bạc Liêu tìm mẹ khiến ông Lép không chút nghi ngờ.
"Sau khi giết mẹ, tôi đã cùng bạn gái tên T. ra tiệm vàng bán chiếc lắc, sợi dây chuyền được hơn 60 triệu đông. Tôi trả nợ và lãi cho người bạn; số tiền còn lại tôi mua 2 chiếc xe máy, độ lại cho đẹp", Đạt khai nhận tại CQĐT.
Gần 20 ngày sau, nghe tin mẹ mất tích, chị gái của Đạt là Nguyễn Thị Kim Tài đang đi làm ở Phú Quốc đã về nhà cùng cha đi tìm mẹ. Đến ngày 28/3 cha con chị Tài nghe mùi hôi thối phát ra từ chiếc lu bịt kín nên mở ra xem. Khi lớp nilon được tháo ra, hai cha con đã ngất xỉu khi thấy 2 chân của bà Trinh lò ra ngoài.
Lúc này Đạt đã thú thật chính mình đã ra tay sát hại mẹ rồi bỏ trốn. Tuy nhiên ngay sau đó, kẻ thủ ác đã bị công an bắt giữ. Đến thời điểm gây án, Đạt chưa đủ 18 tuổi.
Trao đổi với PV, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh cho biết: Xét về các quy định pháp luật hình sự, nếu khi gây án mà hung thủ chưa đủ 18 tuổi thì không thể áp dụng hình phạt tử hình đối với bị can. Điều 74 Bộ luật hình sự quy định về phạt tù có thời hạn nêu rõ: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, mức phạt tối đa có thể áp dụng đối với bị can khi xét xử không quá 18 năm tù.

Lê Sơn
  1. ANTÐ - Tận mắt thấy "nghịch tử" giết mẹ đẻ - DailyMotion

    www.dailymotion.com/.../xrso7p_anti-tận-mắt-thấy-...
    ANTÐ - Tận mắt thấy "nghịch tử" giết mẹ đẻ ... 1986, ở phố Thụy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã nhẫn tâm giết ...


Thiếu nữ 18 tuổi giết mẹ chỉ vì một bữa tối

(VietQ.vn) - Không chịu nấu bữa tối, thiếu nữ 18 tuổi đã tranh cãi và chống đối mẹ. Để trả đũa cho cái tát của mẹ, cô gái đã dùng tấm ván đánh vào đầu mẹ ruột khiến bà tử vong sau đó.

Một thiếu nữ 18 tuổi giấu tên ở bang Rivers (Nigeria) đã bị cáo buộc giết mẹ ở làng Rumuhcakara, khu dân cư Choba, khu vực Obio/Akpor. Nguồn tin thân cận với gia đình cho biết giữa hai mẹ con đã xảy ra một cuộc tranh cãi vào tối ngày 17/6, sau khi người mẹ nhắc con gái chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. 

Thiếu nữ 18 tuổi giết mẹ chỉ vì tranh cãi về bữa tối

Thiếu nữ 18 tuổi giết mẹ chỉ vì tranh cãi về bữa tối 

Cô gái đã ngay lập tức phản đối, và nói rằng cô sẽ không nấu bữa tối đó. Sự chống đối này khiến mẹ cô vô cùng tức giận, đã ra tay tát cô. Để trả đũa, cô gái trẻ nhặt một tấm ván và đập vào đầu mẹ. Sau đó, dù mọi người đã cố gắng cứu chữa nhưng người mẹ không thể qua khỏi. 

Theo một nguồn tin khác, cô gái đã bỏ trốn sau khi biết tin mẹ chết. Lãnh đạo địa phương đã thông qua một sắc lệnh cấm cô gái trốn khỏi địa phương. Cảnh sát vẫn chưa có thêm thông tin về diễn biến của sự việc. 


Cãi nhau, nam công nhân giết đồng nghiệp rồi đốt xác

Bị anh Trương Bá Lộc cự cãi vì lấy điện thoại của anh dùng mà không hỏi, Vắn Cống Bảo đã ra tay giết chết anh Lộc rồi tưới dầu hôi đốt xác trong nhà vệ sinh.


Cãi nhau, nam công nhân giết đồng nghiệp rồi đốt xác
ảnh minh họa

Ngày 21-6, đại tá Nguyễn Văn Quý trưởng - Công an H.Bình Chánh TP.HCM cho biết Vắn Cống Bảo (23 tuổi, tạm trú H.Bình Chánh, nghi can gây vụ giết người đốt xác phi tang) đã ra đầu thú tại Công an TP. Hà Nội.

Nạn nhân là anh Trương Bá Lộc (25 tuổi, quê tỉnh Trà Vinh), đã bị bị sát hại vào ngày 19-6. Hiện Công an H.Bình Chánh đang di lý Bảo về công an huyện để làm rõ, sau đó sẽ chuyển giao cho Công an TP.HCM điều tra xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó khoảng 7g30 ngày 19-6, chị L.T.M.H. (21 tuổi, chủ xưởng sản xuất bao bì nhựa T.V.P ở ấp 1A, xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) đến xưởng sản xuất kiểm tra thì thấy Vắn Cống Bảo và anh Trương Bá Lộc (là hai công nhân đang tạm trú tại xưởng) đang cãi vã.

Nguyên nhân do trước đó, Bảo lấy điện thoại của Lộc sử dụng mà không hỏi ý kiến.

Sau khi được nhắc nhở cả Bảo và Lộc tiếp tục làm việc. Đến khoảng 11g cùng ngày, mẹ chồng chị H. gọi Bảo và Lộc đi ăn cơm không thấy nên đi kiểm tra thì thấy có vệt máu ngay cửa xưởng kéo dài đến nhà vệ sinh và thấy có khói bốc lên.

Biết xảy ra chuyện chẳng lành, bà đã gọi một công nhân ở xưởng bên cạnh đến kiểm tra giúp thì phát hiện xác của anh Lộc đang cháy trong nhà vệ sinh. Lúc này Bảo đã đi khỏi xưởng từ lâu và không liên lạc được.

Công an H.Bình Chánh đã phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM, Viện KSND khám nghiệm tử thi, điều tra hiện trường thu giữ 1 ống tuýp sắt có dính máu, 1 thùng nhựa rỗng (loại 10 lít) có mùi dầu hôi ở cửa nhà vệ sinh nơi phát hiện xác anh Lộc.

Sau khi ra đầu thú Bảo đã thừa nhận hành vi giết người rồi dùng dầu hôi để đốt xác đồng nghiệp của mình.

Đòi bán nhà không được, dùng cây đánh chết cha ruột

(NLĐO) – Đòi bán nhà nhưng không được chấp nhận, nghịch tử đã dùng thanh tre đập đầu cha ruột khiến ông tử vong sau đó.

Cãi cọ chuyện tiền bạc, nghịch tử đánh chết cha

Cãi cọ chuyện tiền bạc, nghịch tử đánh chết cha

09.06.2015

(NLĐO)- Đang to tiếng về chuyện tiền bạc, nghịch tử Dương Văn Bảo (Hà Tĩnh) bất ngờ dùng gậy đánh mạnh vào đầu cha mình khiến ông gục xuống và tử vong tại chỗ.

Chủ đề liên quan: con giết chacon giết cha mẹgiết chatội giết chagiết cha ruộtgiết bốcon trai đánh chết bố đẻcon đánh chết bốNghịch tử dùng gậy đánh chết bố đẻđánh chết bốtội danh giết ngườinghịch tử giết mẹ

Đâm chết bố đẻ do bị gọi dậy chửi lúc nửa đêm

Đâm chết bố đẻ do bị gọi dậy chửi lúc nửa đêm

04.06.2015

(NLĐO)- Đang nằm ngủ cùng vợ, Phạm Bá Ôn (Thanh Hóa) bị bố đẻ uống rượu say về gọi dậy chửi mắng rồi đánh. Ôn đã cầm dao đâm chết bố bằng 1 nhát dao chí mạng.

Chủ đề liên quan: đâm chết bốuống rượu sayđi uống rượuđâm chết ngườiđâm chếtkhám nghiệm hiện trườngkhám nghiệm tử thicon giết chacon đâm chacầm dao đâm chếtcon giết cha mẹ

Án chung thân cho nghịch tử giết chết cha ruột

Án chung thân cho nghịch tử giết chết cha ruột

25.05.2015

(NLĐO) - Đặng Hùng Phương lấy khúc gỗ đánh mạnh nhiều lần vào đầu cha mình. Thấy cha còn thoi thóp, Phương tiếp tục giết cha cho đến khi tắt thở mới thôi.

Chủ đề liên quan: án chung thântòa phúc thẩmTòa Phúc thẩm TAND Tối caoTAND Tối caohuyện Long Hồthuê phòng trọchuyển nhượng đấtCướp tài sảntrói chân tayđối xử tệ bạcgiết chacon giết cha mẹcon giết chaphi tangphi tang xác

Tâm sự xót lòng của người mẹ có con giết cha rồi mang xác phi tang

Tâm sự xót lòng của người mẹ có con giết cha rồi mang xác phi tang

21.10.2014

Hơn 2 tuần trôi qua sau vụ án con giết cha ruột rồi mang xác lên TP Hồ Chí Minh phi tang, người dân ở ấp Long Hiệp (xã Long An, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) vẫn chưa hết bàng hoàng. Đau đớn nhất có lẽ là bà Phan Thị Bé- mẹ của người con giết cha và cũng là vợ của nạn nhân Đặng Văn Rô (65 tuổi).

Chủ đề liên quan: giết chacon giết chacon giết cha mẹphi tang xácphi tangly hônbạo hànhbạo hành gia đìnhgiết người

Vụ con giết cha, vứt xác: Bi kịch được báo trước

Vụ con giết cha, vứt xác: Bi kịch được báo trước

15.10.2014

Bức xúc việc cha thường xuyên đánh đập hai mẹ con, người con trai đã sát hại ông rồi cho thi thể vào bao đưa lên TP HCM phi tang.

Chủ đề liên quan: cơ quan công ancơ quan điều trabắt khẩn cấpgọi điện thoạikẻ thủ ácQuốc lộ 1giết chacon giết chacon giết cha mẹvứt xácgiết ngườithi thểphi tangán mạng

Vụ con giết cha, lên TP HCM vứt xác:

Vụ con giết cha, lên TP HCM vứt xác: "Tôi đã khuyên nó đừng nóng nảy!"

15.10.2014

(NLĐO)- Theo lời anh trai hung thủ Đặng Hùng Phương, trước ngày xảy ra vụ Phương giết cha, cha anh có cầm rựa rượt chém Phương. Phương là con của người vợ thứ ba của ông.

Chủ đề liên quan: công an tỉnhTP Hồ Chí Minhlập gia đìnhbắt khẩn cấpkẻ thủ áchung thủán mạnggiết ngườigiết chacon giết chacon giết cha mẹvứt xácnghi cannghi phạm

Bắt kẻ giết cha ruột, lên TP HCM vứt xác

Bắt kẻ giết cha ruột, lên TP HCM vứt xác

15.10.2014

(NLĐO)- Liên quan đến vụ xác người đàn ông bị vứt trên Quốc lộ 1, tối 14-10, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết đã bắt khẩn cấp nghi can Đặng Hùng Phương (SN 1987, ngụ xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, làm phụ hồ) về hành vi giết cha ruột.

Chủ đề liên quan: cơ quan điều traquận bình tânQuốc lộ 1Công an TP HCMCông an Quậnxác người đàn ônggiết ngườicon giết chacon giết cha mẹgiết cha ruộtQuốc lộ 1Auống rượu

Ám ảnh, dằn vặt

Ám ảnh, dằn vặt

22.09.2014

Chỉ đến khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo mới thấm thía tình yêu thương vô bờ của cha ẩn sau những lời la mắng, răn đe…

Chủ đề liên quan: ám ảnhcon giết cha mẹgiết chagiết ngườibảo vệtâm thầnbỏ họctù chung thân

Nhậu say đánh vợ, bị con dùng kiếm đâm chết

Nhậu say đánh vợ, bị con dùng kiếm đâm chết

03.09.2014

(NLĐO)- Thấy cha nhậu say lại còn chửi mắng và đánh đập mẹ nên con cầm kiếm xông ra. Trong lúc giằng co, con trai đã dùng kiếm đâm chết cha ruột.

Chủ đề liên quan: công an xãcông an tỉnhnhậu sayđánh vợđâm chếtgiết ngườián mạnggiết chacon giết cha mẹcon giết chabị đâm chếtsay xỉn

Cựu cảnh sát giết đồng nghiệp lĩnh 12 năm tù

Cựu cảnh sát giết đồng nghiệp lĩnh 12 năm tù
Bị cáo Linh tại phiên tòa ngày 25/4.
(PLO) - Hôm nay (25/4), TAND TP. Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với Chu Ngọc Linh (SN: 1988, trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – nguyên là cán bộ công an phường Thượng Cát) về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện bị hại tiếp tục đưa ra quan điểm, bị cáo được đào tạo nghiệp vụ võ thuật bài bản nên có cú đá hiểm hóc gây chết người ngay tức khắc, vì thế phải bị truy tố về tội "Giết người", chứ không phải "Cố ý gây thương tích". 
Đại diện phía bị hại đề nghị toà án  trả hồ sơ để điều tra lại tội danh truy tố. Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận đề nghị này.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 16h20' ngày 15/7/2014, Linh đi xe máy đến Công an phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội gặp Thượng úy Nguyễn Xuân Biên là cảnh sát trật tự để đòi tiền.
Lúc này, trong phòng nghỉ tập thể của Công an phường có các anh Nguyễn Xuân Biên, Vương Xuân Trí, Nguyễn Đình Chiểu và Đỗ Tuấn Anh. Khi Linh vào phòng thì anh Biên xuống bếp ăn của công an phường bê đồ ăn về phòng rồi ngồi ăn ở chiếc ghế cạnh bàn uống nước kê ngay đầu giường ngủ giữa phòng.
Thấy anh Biên, Linh tiến hỏi: "Đưa em tiền để em đưa nó, hơn 5h nó gọi em rồi", anh Biên phẩy tay nói: "Đi ra".  Không chấp nhận câu trả lời của anh Biên, Linh hỏi tiếp: “Đưa tiền cho em không?”. 
Khi anh Biên tiếp tục bảo Linh đi ra ngoài thì bị Linh đá mạnh vào vùng cổ bên trái của anh Biên khiến anh Biên ngửa cổ ra sau, tựa vào vai ghế.
Chứng kiến sự việc, anh Trí, anh Chiểu và anh Tuấn Anh vội lao vào can ngăn, đẩy Linh ra ngoài. Sau đó, cả ba người quay lại thì thấy mặt anh Biên đã tím tái, người lịm đi, gọi không phản ứng nên nhanh chóng đưa anh Biên đi cấp cứu tại Bệnh viện Nam Thăng Long, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục cấp cứu. 
Đến 20h30’ ngày 16/7/2014, anh Biên tử vong do chảy máu não, phù não, tụt hạnh nhân tiểu não.
Trả lời HĐXX, Linh khai trước đây là cán bộ công an phường Đức Thắng nên hay vào chơi, giữa bị cáo và nạn nhân từng là người quen biết và có vay mượn tiền nong. 
Bị cáo này cho rằng, hành vi của mình là không có chủ đích sát hại anh Biên.
Tòa nhận định rằng việc xác định bị cáo Linh phạm tội "Cố ý gây thương tích" dẫn đến chết người là có căn cứ nên quyết định tuyên phạt bị cáo này 12 năm tù, đồng thời bị cáo phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho hai con nhỏ của nạn nhân đến 18 tuổi./.

Ra đầu thú vì 14 năm mệt mỏi trốn truy nã

Giọng lập bập, run run ngồi đợi tòa nghị án, bị cáo giết đồng nghiệp cho hay 14 năm chạy trốn ông ta "mỏi chân lắm rồi" và quyết định ra đầu thú để chuộc lỗi lúc về già.

Những ngày làm công nhân cầu đường tại huyện Quế Phong (Nghệ An), Phạm Thanh Long (33 tuổi) vay một ít tiền của đồng nghiệp Phạm Văn Tuấn (44 tuổi). Vài ngày sau, một buổi tối tháng 10/1999, Long đến nhà anh Tuấn xem tivi và bị đòi nợ.

Xô sát xảy ra, Tuấn lấy dao đánh vào đầu Long làm chảy máu. Sau khi vào nằm nghỉ theo can ngăn của người xung quanh, anh Tuấn gặp Long đe dọa bắt trả tiền nếu không sẽ giết. Long vùng dậy chạy xuống bếp vớ con dao rồi đâm chết anh Tuấn.

Long bỏ trốn suốt 14 năm, một ngày cuối tháng 8/2013, nghi can trốn truy nã có dáng nhỏ thó, nước da đen bánh mật này đến Công an Nghệ An đầu thú.

dau-thu.jpg

Bị cáo Phạm Thanh Long. Ảnh: Văn Hải

Tại phiên tòa sáng nay, giọng nói nhỏ nhẹ, đứng lập cập trước vành móng ngựa, bị cáo Long khai không nhớ nhiều về án mạng xảy ra 15 năm trước. "Thật sự bị cáo không nhớ đã đâm anh Tuấn bao nhiêu nhát, chỉ nhớ là đâm nhiều. Bị cáo không có ý định giết anh Tuấn nhưng bị kích động quá nên gây án", Long trình bày.

Bị cáo cho biết sợ bị ngồi tù suốt đời và bị tử hình nên chạy trốn. Suốt 14 năm sống chui lủi, Long nhiều lần thay tên, cạo trọc đầu, lang thang trong Nam ngoài Bắc, làm nhiều nghề và không lập gia đình.

Về lý do ra đầu thú, bị cáo 48 tuổi nói: "Chạy trốn khắp nơi 14 năm đã mỏi chân lắm rồi. Để có quyết định đầu thú tôi đã đấu tranh tư tưởng nhiều năm. Giờ tôi ngồi tù mấy năm cũng được nhưng khó khăn nhất là tiền bồi thường 60 triệu còn lại cho vợ nạn nhân".

Ở hàng ghế người bị hại, chị Vũ Thị Quế (54 tuổi, vợ nạn nhân) cho hay: "Nỗi đau chưa nguôi ngoai, dù hận kẻ giết chồng mình, tôi vẫn xin tòa giảm nhẹ tội cho ông ta sớm được trở về chăm sóc mẹ già", chị nói.

Long bị tòa tuyên phạt 8 năm tù, cho trở về gia đình đợi lệnh thi hành án. Rời phòng xử án, ông ta rơm rớm nước mắt chạy đến nắm chặt tay, xin lỗi vợ nạn nhân. 

Giết đồng nghiệp tại “sới bạc”, lãnh án chung thân

Dân trí Trong lúc sát phạt, Tín thua hết tiền vào tay của Trúc. Tín giật lấy tiền của Trúc dẫn đến hai bên mâu thuẫn. Tức giận, Trúc dùng cây sắt đánh chết nam thanh niên này.

Ngày 26/3, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lưu động tại quận Phú Nhuận và tuyên phạt bị cáo Trương Thanh Trúc (SN 1971, quê Sóc Trăng) tù chung thân về tội “Giết người”.

Bị cáo Trúc tại phiên tòa lưu động
Bị cáo Trúc tại phiên tòa lưu động

Theo cáo trạng, Trúc và Hồ Đức Tín là người coi giữ công trình. Khoảng 19h ngày 9/10/2011, tại công trình xây dựng nhà số 330/24 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, Trúc cùng Tín và một thanh niên không rõ lai lịch chơi đánh bài ăn tiền.

Do thua tiền nhiều nên Tín giật lấy tiền của Trúc dẫn đến hai bên xảy ra mâu thuẫn. Tín dùng chiếc đũa đâm vào vai phải của Trúc dẫn đến hai bên xô xát. Trúc bỏ ra ngoài nên Tín cũng đi tìm chỗ ngủ.

Đến 23h cùng ngày, Trúc quay về công trình tìm Tín quyết đòi bằng được tiền. Trúc gặp Tín thì hai xảy ra đánh nhau. Trúc nhặt được một cây sắt dài đánh liên tiếp nhiều cái vào đầu, cổ của Tín làm anh này gục tại chỗ.

Sau khi gây án, Trúc lấy lại tiền rồi bắt xe bỏ trốn về quê . Đến sáng hôm sau, nhiều công nhân quay lại công trình làm việc thì phát hiện Tín đã chết liền báo cho cơ quan chức năng.

Đến ngày 12/9/2014, sau nhiều năm lẩn trốn, Trúc bị Công an TPHCM bắt giữ tại tỉnh Vĩnh Long.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 697 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 682 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 676 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 653 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 576 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 564 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 563 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 539 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 526 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 491 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.