Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24721636

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 29.03.2024 03:33
Lý tưởng yêu tiền của người CSVN: Tham nhũng cho đầy túi
01.07.2016 00:11

   Thanh tra Chính phủ kết luận: "Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm, theo đó đã tăng tổng mức đầu tư từ 3.532 tỉ đồng (tháng 4.2005) lên 6.661,757 tỉ đồng (tháng 2.2013) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.


H1

Mở rộng QL5, chỉ hơn 13km đã đội vốn 3.100 tỉ đồng

Cầu Đông Trù (thuộc dự án đường 5 kéo dài) đã được thông xe từ trumò tuần tháng 1.2016. (Ảnh Dân trí)

Hàng loạt thiếu sót tại dự án

Ngày 20.6.2016, trong thông báo 1578 của mình, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra kết luận thanh tra dự án đường 5 (quốc lộ 5) kéo dài sau một thời gian thực hiện thanh tra dự án.

Tổng thanh tra Chính phủ khẳng định: Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án dường 5 kéo dài đã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm, theo đó đã tăng tổng mức đầu tư lớn (từ 3.532 tỉ đồng theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1881/QĐ-UBND ngày 15.4.2005 lên 6.661,757 tỉ đồng theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư điều chỉnh số 909/QĐ-UBND ngày 7.2.3013) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.

Kết luận thanh tra chỉ ra công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán công trình do Ban Quản lý dự án hạ tầng tả ngạn thực hiện phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán từng gói thầu để triển khai công tác đấu thầu và ký hợp đồng thi công xây lắp đã không chấp hành sự phê duyệt tổng dự toán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy khi tổ chức thực hiện đã không kiểm soát được chi phí đầu tư.

Tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 3.532 tỉ, phần xây lắp 2.182 tỉ đồng, tính đến thời điểm năm 2012 giá trị dự toán điều chỉnh của 13 gói thầu xây lắp được phê duyệt là 3.933 tỉ đồng (tăng 1.751 tỉ) và vượt tổng mức đầu tư được duyệt; tổng dự toán phần xây lắp của các gói thầu được duyệt trong kế hoạch là 1.450,5 tỉ đồng, vượt tổng mức đầu tư là 882,505 tỉ.

Cụ thể, dự án này đã để xảy ra một số thiếu sót, sai phạm từ công tác quản lý đầu tư xây dựng. Công tác này đã bộc lộ nhiều sai phạm, tiến độ dự án kéo dài chậm 6 năm làm tăng tổng mức đầu tư lớn (từ 3.532 tỉ đồng lên 6.661,757 tỉ đồng) gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.

Nguồn vốn đầu tư được UBND TP.Hà Nội phê duyệt trong kế hoạch vốn hàng năm, cơ bản đáp ứng điều kiện để thực hiện dự án theo tiến độ, đến năm 2014 đã thực hiện phân bổ vốn gần 4,6 nghìn tỉ đồng, đã giải ngân đến năm 2014 gần 4 nghìn tỉ đồng.

Để xảy ra tình trạng sai sót gây lãng phí này, trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những nguyên nhân khiến dự án bị thực hiện chậm trễ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như trượt giá... thì Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra một loạt những nguyên nhân chủ quan.

Kết luận thanh tra nêu rõ việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của UBND TP.Hà Nội, huyện Đông Anh, quận Long Biên và các cơ quan liên quan chưa quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng trong khi khối lượng công việc phải thực hiện lớn, có tính chất phức tạp dẫn đến kéo dài không bàn giao mặt bằng đủ điều kiện cho nhà thầu thi công.

UBND TP.Hà Nội tuy có đôn đốc chủ đầu tư, quận huyện và các sở ngành giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chưa quyết liệt để tiến độ kéo dài.

Nhà thầu tư vấn thiết kế của dự án là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI đã bộc lộ sự yếu kém về năng lực trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhà thầu này có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm nên chất lượng thiết kế yếu, dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi, bổ sung nhiều lần.

Phía chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn) các quận huyện và sở ngành có liên quan đã bộc lộ sự yếu kém về năng lực quản lý và thực hiện dự án. Các nhà thầu thi công các gói thầu xây lắp đã thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu, một số gói thầu thi công cầm chừng làm chậm tiến độ chung của dự án. Cá biệt có nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đúng quy định của nhà thầu chính.

Cụ thể, đáng lưu ý trong những vi phạm tại dự án phải nói đến là công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công. Kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm thuộc Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả ngạn, UBND huyện Đông Anh và quận Long Biên, Ban Giải phỏng mặt bằng TP.Hà Nội và UBND TP.Hà Nội.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư được thực hiện không đúng, trong đó việc chi trả tiền hỗ trợ cho tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định với số tiền là 77,086 tỉ đồng. Trách nhiệm thuộc Sở Tài chính Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, UBND quận Long Biên, Thường trực UBND TP.Hà Nội.

Sai phạm về tài chính trong dự án này được Thanh tra Chính phủ kết luận với số tiền 657,941 tỉ đồng. Trong đó, 273,667 tỉ đồng đã được khẳng định; số còn lại là 384,271 tỉ đồng gồm gói thầu 12 là 48,206 tỉ đồng và gói thầu 13 là 336,068 tỉ đồng cần phải được tính toán chi tiết, cụ thể để xử lý...

Kiến nghị xử lý hàng loạt sai phạm

Trước kết quả thanh tra dự án này, Tổng thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cũng đưa ra những kiến nghị một số nội dung về những tồn tại trong dự án đường 5 kéo dài.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tổ chức thực hiện: 

Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng nói chung trên địa bàn thủ đô trong các mặt quản lý giá thành, tiến độ và trình tự thủ tục đầu tư. 

Chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn khẩn trương làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để hoàn thành hồ sơ phê duyệt lại dự toán các gói thầu, tổng hợp và phê duyệt tổng dự toán để phê duyệt lại tổng mức đầu tư theo nội dung của kết luận thanh tra.

Rà soát việc thực hiện gói thầu 18 khu quy hoạch 25 ha hai bên đường 5 kéo dài thuộc quận Long Biên để điều chỉnh việc thực hiện đúng mục đích sử dụng; xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan; xử lý về kinh tế theo những nội dung mà Thanh tra Chính phủ đã phát hiện và yêu cầu chủ đầu tư xác định số tiền sai phạm cụ thể tại các gói thầu 12, 13 để dễ xử lý.

Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý một số sai phạm khác như yêu cầu chủ đầu tư đánh giá lại các hạng mục thảm bê tông với tất cả các gói thầu để làm căn cứ thanh toán; chủ đầu tư lập và thẩm định, phê duyệt lại dự toán điều chỉnh theo quy định của pháp luật đối với gói thầu số 35.

Dự án đường 5 kéo dài đoạn cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long – Hà Nội thuộc dự án nhóm A được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư. Dự án có quy mô chiều dài toàn tuyến là 13,136km, tổng mức đầu tư là 3.532 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2008).

Theo kế hoạch được phê duyệt, dự án gồm 13 gói thầu xây lắp được triển khai  từ tháng 6.2005 và hoàn thành vào năm 2008 nhưng trên thực tế, năm 2005 mới khởi công được 2 gói thầu, năm 2006 triển khai được 4 gói thầu, năm 2008 triển khai 3 gói thầu, năm 2009 triển khai 2 gói thầu, còn lại tới năm 2013, 2014 mới triển khai nhiều gói thầu bổ sung.

Nam Phong

Công trình 100 tỷ đồng chưa bàn giao đã sập

Cầu máng bêtông dẫn nước từ hồ thủy lợi về các vùng hạ lưu ở Bình Thuận được đầu tư hơn 100 tỷ đồng khi chưa bàn giao đã gãy sập.

Nhiều ngày qua người dân Bình Thuận khá bức xúc khi cầu Máng số 3 ở xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân chưa được nghiệm thu đã gãy sập, bong tróc, trơ sắt thép, 12 mố trụ đôi đều bị sụt lún...

Công trình cầu máng 3 bị sụp xuống, gãy đổ. Ảnh: T.T

Công trình cầu Máng 3 bị gãy sập. Ảnh: T.T

Cầu dẫn nước bằng bêtông dạng ống dày 30 cm, cạnh 2,2 m, dài hơn 300 m. Đây là một phần của dự án kênh dẫn nước dài hơn 15 km từ hồ thủy lợi Sông Dinh 3 về phục vụ tưới tiêu vùng hạ lưu huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. 

Dự án có vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, được hoàn thành vào năm 2015 và đã cho nước về thử tải hai mùa khô vừa qua. 

Trao đổi với VnExpressông Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bình Thuận, cho biết đã yêu cầu đơn vị thi công rà soát, sửa chữa lại toàn bộ công trình cầu máng số 3 bị hỏng. 

"Công trình chưa được bàn giao, bị sập do mưa lũ. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại quy trình từ thiết kế, thi công, giám sát để có hướng xử lý", ông Phước nói và cho biết, để có kết luận chính xác về chất lượng công trình này, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thuê một đơn vị giám định độc lập.

Phước Tuấn




“Bồi thường 500 triệu USD là chưa đủ, Formosa còn phải nộp phạt”

Dân trí Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TPHCM cho rằng, bên cạnh xác định được địa chỉ tổ chức/người dân được nhận bồi thường, cách sử dụng tiền bồi thường thì Chính phủ cần buộc Formosa phải nộp phạt.

 >> "Formosa là một bài toán quá khó"
 >> Vụ Formosa: “Chưa đánh giá hết thiệt hại, bồi thường bao nhiêu mới thỏa đáng ?"
 >> Formosa xả độc tố khiến cá chết, cam kết bồi thường 500 triệu USD

500 triệu USD bồi thường có đủ?

Gia đình chị Hoàng Phương sống và làm việc ở Hà Nội nhưng quê ở Quảng Bình. Đều đặn hàng tuần, người nhà đều gửi đồ quê là cá, mực, tôm, cua... Thế nhưng 3 tháng qua, không một chuyến hàng nào được gửi ra, bữa ăn gia đình vắng bóng hải sản. Kỳ nghỉ hè, đưa con về chơi ông bà nội, ngoại nhưng chị Phương cũng không dám cho con xuống tắm biển.

“Nhớ biển”, đó là chia sẻ của không chỉ chị Phương mà hầu hết những người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thời gian này.

Ghe thuyền neo đậu lại, lưới xếp một góc sân, nhiều người dân mong đợi một công việc khác khi áp lực trả nợ, áp lực chi tiêu mỗi ngày một lớn, dù ngư nghiệp đã được truyền nối đời này đến đời khác.

Người dân bị thiệt hại do thảm họa cá chết sẽ được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề
Người dân bị thiệt hại do thảm họa cá chết sẽ được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề

Chiều 30/6, sau khi bị xác định là thủ phạm gây ra sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, lãnh đạo Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) đã công khai xin lỗi, cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).

Như vậy, sau 85 ngày mòn mỏi, người dân đã được tháo gỡ một phần vướng mắc và có thêm hy vọng, bởi ít nhất thì cũng đã có người đứng ra chịu trách nhiệm và bồi thường cho họ, hỗ trợ họ có công ăn việc làm và thu nhập khi đã mất đi kế sinh nhai.

Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều băn khoăn. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đặt câu hỏi về con số tuyệt đối 500 triệu USD mà Formosa cam kết sẽ bồi thường. Vì sao lại là 500 triệu USD?

“Lấy dân số cả nước nhân với 5 USD/người? Lấy số dân trực tiếp bị ảnh hưởng trong 4 tỉnh là khoảng 1 triệu dân nhân với 500 USD/người? Hay lấy 5% tổng vốn đầu tư theo thông lệ trích lập dự phòng rủi ro hay dự trù chi phí phát sinh..? Lấy km bờ biển có cá chết nhân với 1 triệu USD một cây số (1000 USD một mét) mặt tiền?”…

Sau khi đặt ra các giả thiết nói trên, TS. Nguyễn Đức Thành vẫn cảm thấy chưa liên quan đến giá trị quy đổi tổn hại về kinh tế - xã hội - môi trường - sinh kế - chỉ dẫn địa lý của miền Trung và cả nước.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Ngoài việc truy cứu các trách nhiệm khác (để quyết định có cho tiếp tục hay chấp dứt hay điều chỉnh hoạt động đầu tư – kinh doanh), chỉ xét riêng về tài chính thì Formosa không chỉ có bồi thường không mà còn phải nộp phạt.

“Cũng không thể chỉ một con số tổng mà phải xác định rõ các cá nhân/tổ chức được nhận, và riêng với tiền nộp cho tổ chức nhà nước thì sẽ được dùng như thế nào để khắc phục, phục hồi môi trường”, ông Thành nhìn nhận.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chính phủ cần bắt buộc Formosa thành lập một quỹ nộp phạt và bồi thường. Theo một khung thời gian rõ ràng, Formosa sẽ phải nộp tiền vào quỹ để thực hiện việc nộp phạt cho Chính phủ Việt Nam vì vi phạm pháp luật, bồi thường thiệt hại kinh tế cho các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng và bồi thường thiệt hại cho Chính phủ Trung ương và các chính quyền địa phương để khắc phục và phục hồi môi trường biển.

Cần hành lang pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự theo dõi giám sát bảo vệ môi trường
Cần hành lang pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự theo dõi giám sát bảo vệ môi trường

Chính phủ cần kiên quyết đóng cửa đối với các mời chào đầu tư lợi bất cập hại

Chia sẻ trên trang cá nhân, nhà báo Trần Đăng Tuấn trăn trở: Điều đáng lo nhất là các kim loại nặng còn nằm dưới đáy biển, còn theo các dòng hải lưu. Độ độc hại cũng những chất này đến mức nào và có cách gì để khắc phục?

Dù vậy, theo đánh giá của ông Tuấn, việc buộc Formosa phải nhận là thủ phạm chắc chắn không phải việc đơn giản, và làm được điều này là một việc rất quan trọng. Nhưng đó chưa phải là khó nhất.

Theo ông, “buộc cái cung cách chấp nhận những dự án đầu tư mang mầm mống tai hoạ vào nhà, mà (thật kinh ngạc) sau đó hầu như bỏ bê hoàn toàn việc giám sát những dự án đó - buộc cái cung cách đó phải chấm dứt và những người làm theo cung cách đó phải chịu trách nhiệm, sẽ là việc khó khăn hơn nhiều so với việc buộc Formosa nhận tội”.

Ông Tuấn cũng bày tỏ quan ngại vì không chỉ 1 Formosa mà còn có nguy cơ của những “Formosa” khác.

“Những dự án khác kiểu nhà máy giấy trên bờ sông Hậu là sự đe doạ không chỉ đối với môi trường thiên nhiên, mà còn đối với mọi lĩnh vực của đất nước. Một hiểm hoạ khó lường hết và không thể đong đếm, không thể bù đắp khi xảy ra”.

Chính vì vậy, ông Tuấn kỳ vọng Quốc hội sẽ đặt ra chương trình giám sát tối cao với các dự án tiềm ẩn nguy cơ với môi trường, Chính phủ sẽ kiên quyết đóng cửa đối với các mời chào đầu tư lợi bất cập hại.

Đồng thời, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đặt ra vấn đề, cần hành lang cho các tổ chức xã hội dân sự theo dõi giám sát bảo vệ môi trường, bởi việc liên quan đến toàn dân thì phải có “tai mắt” của dân ở đó.

TS. Nguyễn Xuân Thành dẫn lại vụ việc năm 2010, trên 470 triệu lít dầu đã tràn ra vùng Vịnh của Hoa Kỳ khi dàn khoan dầu Deepwater Horizon của Tập đoàn BP (Anh) bị nổ, dẫn tới một thảm họa môi trường nghiêm trọng.

BP sau đó đã khắc phục về mặt tài chính với tổng giá trị trên 20 tỷ USD:

1. Bồi thường ngay thiệt hại kinh tế cho các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá trị trên 2 tỷ USD sau phán quyến của tòa án theo các đơn kiện cụ thể.

2. Nộp phạt và bồi thường cho Chính phủ Hoa Kỳ sau khi đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó bao gồm:

a. 5,5 tỷ USD tiền phạt dân sự theo Luật Clean Water Act trong vòng 15 năm;

b. 7,1 tỷ USD đền bù thiệt hại tài nguyên thiên nhiên cho Chính phủ Liên bang và chính quyền 5 bang ven biển vùng Vịnh trong vòng 15 năm;

c. 4,9 tỷ USD đền bù theo các đơn kiện thiệt hại kinh tế của 5 bang ven biển vùng Vịnh trong vòng 18 năm.

d. 1 tỷ USD đền bù theo các đơn kiện của trên 400 cơ quan chính quyền địa phương.

Bích Diệp


GS.TS Lê Huy Bá: 500 triệu đền bù của Formosa chỉ như muối bỏ bể

Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, số tiền 500 triệu USD mà Formosa đưa ra nhằm bồi thường cho sự cố môi trường mình gây ra với hệ sinh thái biển là quá ít.

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận trách nhiệm là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung và cam kết bồi thường với tổng số tiền 500 triệu USD cho người dân và khắc phục hậu quả.

Trao đổi với chúng tôi, GS.TS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, mặc dù việc xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết là Formosa có muộn nhưng ông vẫn rất hoan nghênh các cơ quan chức năng.

Về tổng số 500 triệu USD mà Formosa đưa ra để bồi thường sau sự cố môi trường nghiêm trọng này, GS Bá cho rằng, số tiền đó là chưa đủ, bởi đây chỉ như "muối bỏ biển".

GS.TS Lê Huy Bá: 500 triệu đền bù của Formosa chỉ như muối bỏ bể - Ảnh 1.

GS Lê Huy Bá. Ảnh: Lao động.

"Trong kinh tế môi trường, khi gây ra ô nhiễm thì anh phải đền bù. Thứ nhất là đền bù về thiệt hại tài nguyên biển mà như chúng ta đã biết là rất lớn.

Thứ hai là thiệt hại về ô nhiễm môi trường thì nó vô cùng lớn và Formosa phải chi trả số tiền để làm sạch môi trường khi nó chưa bị ô nhiễm thì mới được. Nếu đem 500 triệu USD đưa vào đây thì nó không đủ được.

Thứ ba rất quan trọng là phải đền bù ngay cho người dân về thiệt hại kinh tế cũng như nghề nghiệp của ngư dân, vấn đề du lịch ở dọc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Thứ tư là sức khỏe của người dân, với những người nhiễm bệnh cấp tính thì rõ rồi, nhưng những bệnh mãn tính thì 10, thậm chí 15, 20 năm mới bùng phát. Khi đó, ung thư mới phát triển thì quá muộn. Lúc đó lấy gì để đền bù?

Rõ ràng, cộng lại các khoản này thì số tiền 500 triệu USD là quá ít", GS Bá nêu rõ.

Ông Bá cũng bày tỏ, việc Formosa đưa ra 5 cam kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam là tốt nhưng nó vẫn còn sơ sài, đơn giản, chưa rõ ràng.

"Ở đây, việc xử lý như thế nào cần hết sức chi tiết, chẳng hạn, nước thải xử lý như thế nào, bằng công nghệ nào, rồi nước thải nhà máy thép, luyện gang, cốc xử lý như thế nào? Ai là người kiểm nghiệm và kiểm tra đột xuất như thế nào?

Tất cả những thứ đó phải được xử lý bằng công nghệ hiện đại và được thẩm định, kiểm tra chắc chắc, kiểm soát chặt chẽ...", GS Bá nêu.

Một vấn đề khác cũng được nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường chỉ ra, đó là mọi người đang nói nhiều ô nhiễm nước biển nhưng luyện thép còn có bụi từ lò trong quá trình luyện.

"Bụi này rất nguy hiểm và gây ra bệnh ung thư phổi, do đó, chúng ta cần phải kiểm tra, xử lý. Chưa kể công nghệ của Formosa theo tôi được biết, so với các nước là lạc hậu nên muốn để họ tồn tại phải yêu cầu thay đổi công nghệ, không được sử dụng công nghệ cũ.

Thực tế, ở ngay Đài Loan đã tẩy chay công nghệ này và lịch sử cũng cho thấy Formosa đã gây ô nhiễm ở nhiều quốc gia. Do đó, chúng ta phải rất cương quyết trong việc yêu cầu họ phải thay đổi công nghệ, kiểm soát nước, chất thải sau sự việc này", ông Bá đề nghị.

Đồng thời, ông cũng mong muốn, các cơ quan quản lý cần xem xét lại việc để Formosa xây dựng đường ống, thải ngầm ra biển.

"Theo tôi, thải ngầm này không thể được phép tồn tại nữa, bởi vì không ai kiểm soát được và chúng ta không kiểm soát được nên mới để xảy ra sự cố nghiêm trọng này. Ở đây phải thải nổi và trước khi thải ra phải có chỗ để lấy mẫu, kiểm soát mẫu thường xuyên, đột xuất.

Tôi cũng mong, các cơ quan chức năng làm rõ xem ai là người cấp phép cho Formosa thải ngầm ra biển như vậy và các báo cáo tác động môi trường được xây dựng, phê duyệt như thế nào mà để xảy ra sự việc như vậy...", GS Bá nói thêm.

Hệ sinh thái không thể trở lại như cũ

Cùng trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cũng cho rằng, mức 500 triệu USD mà phía Formosa đưa ra nếu so với việc khôi phục hệ sinh thái biển ở các tỉnh miền Trung bị tác động thì chưa nói lên gì nhiều.

Chuyên gia môi trường: 500 triệu USD mà Formosa đền bù quá ít - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Hồng Côn. Ảnh: NĐT

"Chưa kể việc lượng hóa số tiền đền bù này cũng chưa có cơ sở. Bởi, ví dụ như thiệt hại của dân, lo chuyển đổi việc làm thì có thể tạm tính, gần với con số thực tế hơn.

Nhưng thiệt hại đối với hệ sinh thái của 4 tỉnh miền Trung và khả năng, kinh phí cần thiết để phục hồi hệ sinh thái đó thì chưa có một số liệu nào cả.

Cho nên, riêng về việc để khôi phục hệ sinh thái biển thì tính toán số tiền như vậy là chưa được, không có cở sở.

Cần có khảo sát, đánh giá cụ thể để có thể xem xét được mức độ thiệt hại, bị phá hủy cũng như khả năng phục hồi của hệ sinh thái này. Khi đó, thì mới tính được kinh phí cần thiết để tiến hành xử lý, khôi phục", PGS Côn cho hay.

Theo ông Côn, để xác định được thời gian có thể khôi phục hệ sinh thái biển ở các tỉnh miền Trung bị tàn phá bởi sự cố môi trường do Formosa không đơn giản và phải tính toán, khảo sát kỹ càng chứ không thể nói vo được.

"Ở đây anh cần tính toán, khảo sát cụ thể mới đưa ra được thời gian nhưng tất nhiên là hệ sinh thái phục hồi sẽ không bao giờ bằng được như cũ.

Bởi, sau khi có tác động rất mạnh như vậy thì những sinh vật có khả năng thích nghi nhanh, sức sống khỏe có thể phát triển mạnh hơn.

Nhưng những sinh vật thích nghi chậm, sức sống yếu thì phát triển rất chậm, chưa kể nhiều thứ có thể mất đi hoàn toàn...", PGS Côn đánh giá.

Sở dĩ chỉnh phủ CSVN hối hả nhận ngay là vì họ được khoản hối lộ to tát và còn chia phần số tiền đền bù nầy bỏ đầy túi riêng 


Đài Loan lên tiếng sau khi Formosa xin lỗi và bồi thường vụ gây cá chết ở Việt Nam  vì áp lực quốc tế trong khi chính quyền CSVN cố tình bao che tội ác để kiếm tiền

Dân trí Cơ quan ngoại giao Đài Loan kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam tuân thủ các quy định về môi trường, tôn trọng luật pháp và các quy định ở quốc gia sở tại, chung vai thực hiện các trách nhiệm xã hội.
 >> Những khoản đền bù "khủng" vì sai phạm của Formosa
 >> Thủ tướng: Lên kế hoạch sử dụng 11.500 tỷ đền bù của Formosa
 >> Các nhà khoa học đã buộc tội Formosa như thế nào?

 Đại diện Formosa Hà Tĩnh xin lỗi do xả thải gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Đại diện Formosa Hà Tĩnh xin lỗi do xả thải gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Hôm qua 30/6, ngay sau khi lãnh đạo Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn Nhựa Formosa, chính thức xin lỗi và cam kết bồi thường do gây ra tình trạng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, cơ quan ngoại giao của Đài Loan đã lên tiếng.

Trong thông báo trên trang chủ, Cơ quan ngoại giao Đài Loan nói rằng họ tôn trọng thỏa thuận giữa Formosa Hà Tĩnh với Chính phủ Việt Nam.

“Chúng tôi đã liên hệ với phía Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau khi Chính phủ Việt Nam công bố kết quả điều tra vào chiều nay”, Vivien Lien, một quan chức Cơ quan ngoại giao Đài Loan, cho biết. Quan chức trên cũng bày tỏ hy vọng rằng sự việc này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Đài Loan và Việt Nam.

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng hối thúc nhà đầu tư Đài Loan ở nước ngoài cần tôn trọng luật pháp và các quy định ở quốc gia sở tại, chung vai thực hiện các trách nhiệm xã hội để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Đài Loan hay thậm chí hủy hoại mối quan hệ đối ngoại của Đài Loan.

Những bình luận trên được đưa ra sau khi đại diện Formosa Hà Tĩnh chiều qua 30/6 đã lên tiếng xin lỗi vì hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường biển, kéo theo tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam. Formosa Hà Tĩnh cũng cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế 500 triệu USD.

Báo chí quốc tế phản ánh

 Cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. (Ảnh: Getty)

Cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. (Ảnh: Getty)

Sự việc Formosa Hà Tĩnh chính thức xin lỗi và cam kết bồi thường đã gây sự chú ý không chỉ dư luận quốc tế.

Bloomberg đưa tin: “Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan đã chính thức nhận hoàn toàn trách nhiệm về vụ xả thải khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam”. Bloomberg cũng dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trong suốt 2 tháng qua, các nhà điều tra đã phải đích thân kiểm tra hàng trăm cơ sở để tìm ra nguồn gốc xả thải gây ô nhiễm.

Trong khi đó, Thời báo Phố Wall trích nguyên văn lời xin lỗi của ông Chen Yuan-Cheng - Chủ tịch của Formosa Hà Tĩnh tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân chiều qua: "Chúng tôi chân thành xin lỗi nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chúng tôi cam kết sẽ bồi thường cho những thiệt hại kinh tế gây ra cho người dân và để xử lý ô nhiễm và khôi phục các điều kiện tự nhiên ở 4 tỉnh". Tờ báo cũng dẫn lại việc trước đó Formosa Hà Tĩnh đã phủ nhận trách nhiệm khi nói rằng đã dành 45 triệu USD để nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy thép ở Việt Nam.

Trong một bài viết về sự kiện, tờ Diplomat đặt tít: “Chính thức: Chi nhánh của Formosa gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam”. Diplomat dẫn lại báo cáo của Chính phủ với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học trong và ngoài nước về nguyên nhân cá chết hàng loạt. Theo đó, Formosa Hà Tĩnh đã xả ra biển các chất thải công nghiệp chứa độc tố như phenol, cyanide và sắt hydroxide khiến cá chết hàng loạt.

Tờ Nikkei của Nhật Bản thì đánh giá rằng, 500 triệu USD có thể nói là mức bồi thường thiêt hại môi trường lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay và sẽ được dùng một phần để hỗ trợ các ngư dân trong vùng ảnh hưởng, tạo công ăn việc làm, tái sinh môi trường biển.

Trả lời phỏng vấn Nikkei tối qua 30/6, ông Chang Fu-Ning, Phó chủ tịch điều hành của Formosa Hà Tĩnh, nói rằng, doanh nghiệp này cảm thấy vô cùng hối hận và hoàn toàn tôn trọng kết quả điều tra của Việt Nam. “Chúng tôi sẽ bồi thường cho Việt Nam 500 triệu USD trong vòng 2 đến 3 tháng. Hiện giờ chúng tôi không có ý định để dự án gang thép hoạt động tối đa công suất cho đến khi giải quyết xong vụ việc”.

Minh Phương

Tổng hợp

Đúng là dân tộc khốn khổ bị cai trị bởi bọn lãnh đạo khốn nạn tham lam ngu dốt, độc ác bất tài!


Quê hương này không để bán

Tuấn Khanh

2-7-2016

H1

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.

Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.

Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiềm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?

Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị…  đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn?

Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Nhân Tuấn vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?

Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình.

Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền.

Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền!

Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”?

84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm gai nhưng tê liệt trước thực tế.

Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này.

84 ngày để có kết quả của Chính phủ – chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai.

Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen.

Có một thông điệp đáng kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động: Quê hương này không để bán.


DÂN TỘC NỔI DÂY ĐẤU TRANH TỚI CÙNG:

TỪ VŨNG ÁNG ĐẾN CHÔN VÙI CƠ CHẾ  CSVN

Inline image 1

Đức Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT, người mà chúng tôi tin tưởng ở lòng cương trực và can đảm nói lên sự thực, đã đến thăm ngư dân đang bị hoạn nạn vì cá chết hàng loạt và thẳng thắn mô tả tai họa nhân tạo này như sau:

Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ.

Tình cảnh của bà con Giáo dân quá đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân.

Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.

Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.

Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.”

Mở đầu với những lời mô tả trung thực của Đức Tgm.NGÔ QUANG KIỆT như trên về thảm họa tại những tỉnh phía bắc Miền Trung, chúng tôi xin trình bầy trong Bài này những khía cạnh sau đây về Phong trào Dân tộc NỔI DẬY đấu tranh: Từ khởi điểm Vũng Áng phải kiên trì đi tới cùng, đó là đích điểm chôn vùi hẳn cái Cơ chế tội ác CSVN:

=>       Vũng Áng: Tội ác thường phạm chứ không phải chính trị

=>       Từ khởi điểm dân NỔI DẬY đấu tranh Vũng Áng

=>       Đến đích điểm toàn dân CHÔN VÙI hẳn Cơ chế tội ác CSVN

=>       Kết Luận: NỔI DẬY CHÔN VÙI Cơ chế CSVN càng sớm càng hay

Vũng Áng:

Tội ác thường phạm chứ không phải chính trị

Trước hết, phải minh định ngay rằng thảm họa mà Đức Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT mô tả trên đây không phải là từ lý do thiên tai mà là do nhân tạo. CSVN luôn luôn ngụy biện những lý do thiên tai về cá chết để chạy tội cho Formosa và cho chính tội ăn hối lộ của lãnh đạo CSVN. Formosa đút hối lộ cho lãnh đạo CSVN để có nhượng quyền đất biển như khu tự trị và có thể xả thải độc chất ra biển không bị kiểm soát khiến cá chết hàng loạt, đó là lý do nhân tạo chứ không phải là thiên tai.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi phổ biến nhiều lần lời của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI:"Người Công giáo tốt là người biết tham gia Chính trị". Trước đây, chúng tôi cũng thường nhắc câu tuyên bố của Cố Giáo Hoàng Gioan Phalô II: "Nếu Nga cho xe tăng xâm chiếm Ba Lan, tôi sẵn sàng cởi áo Giáo Hoàng để về Ba Lan cùng với dân tộc tôi chống lại xâm lăng Nga"

Sở dĩ chúng tôi nhắc ra lời của hai Đức Giáo Hoàng chính là vì có một số Lãnh đạo Tôn giáo, nhất là phía Hội thánh Tin Lành Miền Nam, thường đưa những chữ "Tôn Giáo không làm Chính trị" ra như tấm mền trùm lên để ăn ngon ngủ kỹ VÔ CẢM & VÔ TRÁCH NHIỆM ngay cả khi "giặc Tầu đã vào trong nhà Việt Nam" và ngay cả khi đám cướp đương quyền ăn hối lộ của nước ngoài để họ phá hoại môi trường sống, đe dọa diệt chủng người dân Viêt.

Thực ra hai vấn đề chính yếu mà chúng tôi kêu gọi đấu tranh không thuộc phạm vi Chính tri. Đó là những vấn đề thuộc quyền sống tối thượng của con người. Sinh ra trên Thế giới này, mỗi người có khoảnh đất để sống và người đó được quyền bảo vệ miếng đất khi người bên cạnh xâm phạm vào đất sống của mình. Con vật tự nhiên cũng có quyền bảo vệ vùng đất sống của nó. Câu nói "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" không có chính trị chính em gì trong đó mà một số Lãnh đạo Tôn giáo vì muốn ăn ngon ngủ kỹ yên thân nên phải ngụy biện như quân Pharisieu giả hình bị Chúa Giêsu trách mắng nặng nề. Giặc Tầu đã vào nhà Việt Nam xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ rồi, mọi người phải có bổn phận bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải. Trốn tránh bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ lúc này là sự ô nhục đáng bị khinh bỉ.

Cũng vậy, việc ngư dân các tỉnh phía bắc Miền Trung đang đói ăn vì bị cá chết hàng loạt. Họ đứng lên đấu tranh đòi biết nguyên nhân cá chết để biết đường sử sự, để biết thủ phạm diệt đường sống của họ mà tẩy trừ & tránh tái diễn trong tương lai, đồng thời bắt thủ phạm phải đền bù thiệt hại cho đời sống của họ. Việc đấu tranh này của những nạn nhân tại vùng cá chết bắc miền Trung không phải là hành động Chính trị. Chính Thông Cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ký tên bởi TGM Bùi Văn Đọc, mới mang mầu sắc chính trị thân kẻ cầm quyền Chính trị hiện hành để cản mũi kỳ đà cuộc đấu tranh vô cùng chính đáng của người dân. Việc đấu tranh của người dân 4 tỉnh phía bắc Miền Trung là hoàn toàn chính đáng, buộc phải làm, chứ không mang mầu sắc Chính trị gì cả bởi lẽ họ đấu tranh đòi quyền sống thân xác của họ.

Đảng CSVN đang nắm quyền độc tài độc đảng toàn trị. Những kẻ đương quyền làm nguyên cớ cho xâm lăng của Tàu và liên hệ đến vụ cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh phía bắc Miền Trung đều bị dân chúng xét xử về tội phạm của ho. Nếu nguyên cớ để nhà đương quyền liên can đế việc Tầu xâm lăng và việc cá chết hàng loạt đe dọa diệt chủng là vì ham tiền bạc thì việc chống lại họ không phải là vì chính trị mà chỉ là việc phản đối lại một tội thường phạm, tội bất công làm thiệt hại sinh mạng người khác.

Thực vậy, từ thập niên 90(1990), đảng CSVN không còn là một đảng chính trị nữa, mà đã trở thành một đảng cướp bấu víu lấy quyền lực làm phương tiện vơ vét của chung thành của riêng, ăn cướp dân chúng đút vào túi riêng từng đảng viên. Chính cái lòng tham tiền bạc này mà đảng cướp CSVN đã phản quốc, bán nước cho Tầu.Tội phản quốc, bán nước vì tiền bạc không phải là tội phạm chính trị mà là thường phạm. Cũng vậy, vì ăn hối lộ tiền bạc của Formosa mà nhường khu đất biển rộng hơn Ma Cao với thời gian dài hơn 70 năm như một thuộc địa tự trị và bỏ ngơ việc kiểm soát xả thải kỹ nghệ phá hoại môi trương đe dọa diệt chủng, đó cũng là tội thường phạm chứ không phải là chính trị gì cả.

Chính những lãnh đạo đảng cướp CSVN cũng đều hiểu rõ rằng cái TỘI PHẢN QUỐC BÁN NƯỚC và cái TỘI ĂN HỐI LỘ DẪN ĐẾN HỌA DIỆT CHỦNG là những tội thường phạm chứ không phải là chính trị chính em gì cả.

Từ khởi điểm

dân NỔI DẬY đấu tranh Vũng Áng

Cuộc đấu tranh Vũng Áng đã bắt đầu. Đây là cuộc đấu tranh cho quyền sống của người dân chung quanh vùng Vũng Áng (4 tỉnh phía bắc Miền Trung), đấu tranh cho quyền sống còn của thân xác mình. Nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt là do Formosa xả thải nước kỹ nghệ có độc chất thủy ngân. Việc xả thải độc chất này có thể ngăn cấm được, nhưng nhà đương quyền đã ĂN HỐI LỘ để nhường đất biển như khu tự trị tới 70 năm và nhất là làm câm họng không dám kiểm soát việc xả thải độc chất của Formosa. Đây là tội ăn hối lộ để phá hoại môi sinh của dân và tạo nạn diệt chủng nhiều thế hệ. Đó là TỘI THƯỜNG PHẠM phải được xét xử nghiêm minh.

Thêm vào cái tội ăn hối lộ gây họa diệt chủng, còn cái tội cố tình tìm cách tung hỏa mù làm sai lạc thông tin, đồng thời còn cố chấp tránh né trách nhiệm việc làm sáng tỏ nguyên nhân cá chết, thậm chí còn từ chối việc Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ và Đài Loan muốn giúp mình tìm hiểu một cách khoa học nguyên nhân cá chết. Việc lần hồi không muốn tìm nguyên nhân cá chết này chúng tỏ sự gian xảo và cố chấp của nhà đương quyền trước đòi hỏi vô cùng chính đáng của dân chúng. Lý do của sự cô chấp này chính là vì đã ăn tiền hối lộ ngập họng.

Vũng Áng chỉ là một thí điểm để dân chúng thấy cái bản chất AN HỐI LỘ, THAM NHŨNG, VƠ VÉT TIỀN CỦA CHO CÁ NHÂN của những đảng viên CSVN. Cái bản chất này đã từ thập niên 90 (1990) khi mà đảng chính trị CSVN ham quyền hành nhằm cướp dựt của cải để rồi hoàn toàn trở thành một đảng cướp chứ không còn là một đảng chính trị làm cách mạng nữa. Nhóm cướp CSVN này hoàn toàn thay đổi chủ trương: không làm chính trị để phục vụ dân, mà ngược lại cướp của chung thành của riêng, cướp của dân cho từng đảng viên. Cái bản chất ĂN HỐI LỘ này là đại họa diệt chủng trên toàn lãnh thổ Việt Nam vì khắp nơi đều có những Công ty từ Chệt Cộng, không những xả thải độc chất kỹ nghệ của mình mà còn mang độc chất từ Tầu Cộng sang để xả thải trên đất Việt Nam do đút lót hối lộ cho những người có trách nhiệm kiểm soát. Toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ thành một bãi rác quốc tế. Họa diệt chủng sẽ xẩy ra cho toàn Dân Tộc Việt.

Đến đích điểm

toàn dân CHÔN VÙI hẳn Cơ chế tội ác CSVN

Cuộc đấu tranh của dân 4 tỉnh phía bắc Miền Trung chỉ là bắt đầu. CSVN đang tìm đủ mọi cách để dân chúng quên đi vụ cá chết hàng loạt vì độc chất xả ra từ Formosa. Cũng có thể hiểu rằng Formosa đã đút hối lộ đầy họng đám lãnh đạo trung ương và địa phương Hà Tĩnh. Khi cá chết hàng loạt, thì tiền hối lộ nghẹt cổ họng đám CSVN như xương cá nhả ra không yên và nuốt vào cũng không xuôi. Chúng đành phải mặt dầy mày dạn tìm cách đánh trống lảng cho dân chúng quên đi mà không đấu tranh nữa.

Như trên đã trình bầy, việc ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG trở thành bản chất của nhóm cướp CSVN từ thập niên 90 (1990). Vũng Áng là một thí điểm hiểm hoạ phá hoại môi trường và diệt chủng. Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG sẽ nhân lên nhiềuthí điểm Vũng Áng trên toàn cõi Việt Nam. Cuộc đấu tranh của Vũng Áng phải tiếp tục đi tới cũng để làm gương cho tất cả những vùng khác trên toàn cõi Việt Nam.

ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG là bản chất của đám cướp CSVN, nên việc đấu tranh của Vũng Áng không phải chỉ là để sửa sai cho một trường hợp xuất hiện lẻ tẻ mà phải tận diệt tận gốc cái bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG của đảng cướp này.

Những Tập đoàn liên quốc gia đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Họ chỉ cần cho đám cướp CSVN ăn hối lộ, vì họ biết "thuộc lòng" bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG đám cướp này, để có thể làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam: trả lương công nhân rẻ mạt, cưỡng ép lấy mặt bằng thả cửa, dành thời gian dài cho những khu tự trị và XẢ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI KỸ NGHỆ MÀ KHÔNG BỊ KIỂM SOÁT. Hầu hết, những Tập đoàn liên quốc gia Tầu Cộng, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai, Uc châu, Mỹ, Pháp…vân vân đều thích sử dụng một nhà cầm quyền độc tài mang "Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG” để thủ lợi riêng cho Tập đoàn của mình. Tệ hại hơn cả, nếu những Tập đoàn nước ngoài lại là từ Chệt Cộng, thì phía nhà cầm quyền Việt Nam còn sợ hãi về Chính trị nữa mà không còn dám kiểm soát việc phá hoại môi trường. Những Tập đoàn đến từ Chệt Cộng chắc chắn sẽ chuyển những chất độc từ Tầu sang Việt Nam để xả thải trên biển cả và sông ngòi của Quê Hương Việt Nam chúng ta. Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của quốc tế, nhất là từ Chệt Cộng.

Kết Luận:

NỔI DẬY CHÔN VÙI Cơ chế CSVN càng sớm càng hay

Hai cái tội ác trầm trọng của đảng cướp CSVN là:

1)      Phản quốc, bán nước cho kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc Việt Nam. Quân xâm lăng Hán tộc đã vào nhà Việt Nam từ việc chiếm biển đảo, đến việc chiếm các khu tự trị như hình da báo trên toàn đất liền Việt Nam.

2)      Cướp đất đai của dân, Giao mặt bằng dài hạn cho nước ngoài, Không kiểm soát xả thải độc chất kỹ nghệ phá hoại môi trường đưa đến họa diệt chủng.

Lý do để làm hai tội ác trầm trọng này là vì tham tiền, "Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG". Như vậy cái nguyên nhân thúc đẩy phạm hai tội ác này là do tham tiền, thuộc về thường phạm chứ không thuộc về chính trị.

Người dân NỔI DẬY đấu tranh là chống lại và kết án TỘI ÁC THƯỜNG PHẠM, tội BẤT CÔNG, tội CƯỚP CỦA GIẾT NGƯỜI mà thôi.

Phải chôn vùi đi cái Cơ chế Tội ác CSVN càng sớm càng hay để Dân tộc Việt Nam mới có thể thăng tiến Xã Hội và phát triển Kinh Tế.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

CHUYỆN DÀI THAM NHŨNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM (Đặng Chí Hùng)


Vụ Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gọi tắt là Vinashin là điển hình cho tình trạng siêu tham nhũng ở Việt Nam. Ngoài số nợ 600 triệu USD với nước ngoài, Vinashin còn phải thanh toán các khoản nợ nhỏ khác lên tới hàng trăm triệu USD nữa. Đồng thời, còn tới gần 4 tỷ USD các khoản nợ trong nước mà đảng sẽ lấy tiền thuế của dân để bù vào bằng phương thức trái phiếu chính phủ. Ngoài lý do là mô hình kinh tế tập trung kiểu cộng sản thì một nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến việc Vinashin đổ vỡ là do tình trạng tham nhũng tàn lan tại Việt Nam. Theo đó những công trình, doanh nghiệp cần sử dụng ngân sách quốc gia đầu tư lớn thì phải là quốc doanh hay tập thể. Đảng Cộng sản cố bám vào lớp vỏ xã hội chủ nghĩa để ăn hại nguồn tài nguyên nước nhà mà ở đây cụ thể là các quan tham. Tài nguyên đó phần chính là tiền thuế thu được từ mồ hôi nước mắt của người dân chắt chiu cóp nhặt hoặc là nguyên liệu thô chỉ khai thác đem bán theo kiểu “ăn xổi” nhưng đảng cộng sản vẫn ngang nhiên bỏ vào túi riêng, phè phỡn lãng phí.

Một trong những vụ án tham nhũng điển hình bị đem ra ánh sáng như một con dê tế thần là vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines, với Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị, đã hối lộ 1,5 triệu USD tiền mặt cho viên Thứ trưởng Thường trực bộ Công an là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Nhưng chỉ vài ngày sau khi sự kiện này được phơi bày thì ông Ngọ chết một cách khá bất ngờ. Và chúng ta cũng cần phải biết tướng “côn an” Phạm Quý Ngọ chính là người vào năm 1997 đã chỉ huy đàn áp người dân Thái Bình, khi họ đứng lên đả phá nạn quan chức đảng viên cường hào ác bá của địa phương.Và không ai ngạc nhiên với tin, sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, hàng loạt bất động sản của Dũng bị đưa ra ánh sáng, trong đó có ba căn nhà ở Hà Nội giá trị không dưới 30 tỷ đồng.

Tòa nhà SkyCity, nơi Bồ của Dương Chí Dũng được Dũng tặng nhà

Nói về tài sản của các quan chức Đảngbáo chí mới phát hiện khối tài sản của Trần Văn Truyền, người từng giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến 2011. Ông Truyền hiện làm chủ một biệt thự và bốn căn nhà làm bằng gỗ quý, trên lô đất rộng 3 héc-ta với trị giá đất là 24 tỷ tại thành phố Bến Tre.. Chưa hết, Ông này còn có hai nhà cho thuê cũng ở Bến Tre và 3 ở Sài Gòn, trong đó có 1 căn hộ khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng. Cần nhớ là Tổng Thanh Tra chính phủ là cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng. Nhưng trớ trêu thanh ông ta lại là trùm tham nhũng. Thử hỏi mức lương không quá 5 triệu đồng Việt Nam (Tức khoảng 250 USD/tháng ) của ông Truyền có thể có những tài sản khổng lồ đó không? Câu trả lời là không thể có. Tiền đó chắc chắn phải do tham nhũng, vơ vét của dân mà có.

Dinh thự của “đầy tớ nhân dân – Trần Văn Truyền”, một bên là “ông chủ” rách nát

Trong thời gian gần đây, ở Trung Cộng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đang mở chiến dịch bài trừ tham nhũng, truy tố và bắt giam cả cựu Ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, một ông trùm an ninh ở Trung Cộng. Ở Việt Nam, các lãnh đạo cộng sản cũng nói quyết tâm chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính, nhưng điều đáng nói là trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh thì “mất tích” ở tận nước Mỹ xa xôi và rối bời bởi những đấu đá nội bộ. Họ Tập ở Trung cộng đang làm mạnh tay để vơ vét, ở Việt Nam thì những Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm vv… lần lượt làm con dê tế thần. Nhưng tại sao hàng chục năm qua, đã qua bao đợt xét xử tham nhũng và bao lần “quyết tâm”, tham nhũng vẫn đầy rẫy ở Việt Nam? Câu hỏi đó không quá khó để trả lời vì nó chính là một cái nút thắt mà nếu gỡ nó đảng cộng sản sẽ tan rã như tổng bí thư Trọng “lú” tuyên bố “Đánh chuột phải đề phòng vỡ bình”. Cũng vì vậy mà số tài sản khổng lồ của Nguyễn Xuân Phúc, đương kim phó thủ tướng cộng sản Việt Nam cứ “chình ình” ra trước mắt người dân mà không bị xử lý gì cả. Chỉ có trong xứ sở của cộng sản Việt Nam mới có những điều tưởng chừng phi lý lại trở nên có lý như vậy.

Câu trả lời chính xác và đầy đủ nằm ở thể chế và hệ thống. Trong chế độ độc tài đảng trị, một khi tất cả quyền hành nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm thiểu số cầm quyền và không có đối lập chính trị thì nói chuyện đạo đức, phê bình và tự phê bình là vô ích, như thực tiễn đã chứng minh bao năm qua. Thể chế độc đảng đã dẫn đến việc quyền làm chủ của người dân bị tước đoạt. Tất cả những cuộc bầu cử Quốc hội mà thành phần ứng cử viên chỉ thuộc một đảng và các giai đoạn bầu cử đều bị khống chế bởi Mặt trận Tổ quốc, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Quốc hội chỉ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đảng cầm quyền chứ không phải cho người dân. Từ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đảng cầm quyền đứng trên cả pháp luật và nhà nước để tước đoạt đất đai, tài sản, và cả nhân phẩm của người dân. Cũng bởi vậy cũng chính ông tổng bí thư Trọng “lú” lại dám nghênh ngang tuyên bố “Hiến Pháp không quan trọng bằng cương lĩnh đảng”. Tiếp theo, thể chế độc đảng đã khiến lãnh đạo, đảng viên cộng sản đều đi theo con đường nhất độc tôn, phủ nhận và thậm chí trấn áp những người có tư tưởng khác biệt.

Độc tài là đây !

Một điều nữa cần phải nhắc nhở đó là vì độc đảng nên không có ai giám sát được các đảng viên cộng sản. Họ tự tung tự tác vơ vét và kéo bè phái làm giàu cho bản thân họ. Không ai giám sát và phản biện đã làm tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng hơn ở Việt Nam. Và một điều cuối cùng cần phải nói đó là chính những Sang, Hùng, Dũng, Trọng … đều có số tài sản chìm nổi lên tới hàng vài trăm tỷ USD thì lấy ai mà quản tham nhũng ? Những kẻ hò reo chống tham nhũng lại chính là những tên tham nhũng gạo cội, hay là những “Con Sâu bự” theo cách nói của chính Trương Tấn Sang, một kẻ tham nhũng ở hạng thượng thừa.

Nhìn lại thực tế cuộc “tấn công”chống tham nhũng của cộng sản Việt Nam và Trung Cộng chỉ là những mánh khóe để thanh trừng nội bộ mà thôi. Tham nhũng tại Việt Nam cũng như Trung Cộng sẽ ngày càng lớn mạnh ngày nào độc tài đảng trị vẫn tồn tại.Ở chế độ Cộng sản độc quyền tại Việt Nam thì tham nhũng là quốc nạn vì độc tài cộng sản là độc tài cả một giai cấp, độc tài đảng trị toàn diện, giành lấy cả quyền tư hữu của người dân, nghiệt ngã hơn cả độc tài trong chế độ phong kiến.

Trước đây, theo tin từ Báo Đời Sống và Pháp Luật của chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có đăng lời tuyên bố của ông Chu Văn Vẻ, cựu thẩm phán tòa tối cao của cộng sản đã tuyên bố tại hội nghị thảo luận về công tác chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014 được tổ chức ở Hà Nội: “Cứ nhìn vào các lực lượng thanh tra, kiểm tra thì thấy ngay bộ mặt tham nhũng và chỉ cần gõ cửa là được nhả phong bì”. Ông Vẻ còn nói: Nhân viên ngành tư pháp Việt Nam bị mua chuộc bằng tiền bạc, hiện vật có giá trị và kể cả bằng tình cảm không phải là hiện tượng mới lạ, mà đã trở thành đại họa trong công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay. Ông Chu Văn Vẻ kể về một nhân viên cấp thấp của một tòa án, hưởng lương “ba cọc ba đồng” nhưng lại có xe riêng để đi. Theo ông Vẻ, đây là một ví dụ điển hình cho thấy, “viên chức chính quyền Việt Nam không tham nhũng thì lấy đâu ra tiền mà mua xe hơi để đi”.

Một trong các ví dụ khác là Đồng Xuân Thọ, Phó Ban Chỉ đạo Phòng-Chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai, lấy một chiếc Toyota Altis trị giá khoảng 800 triệu…Trương Công Chiến, Đội trưởng Chi cục Thuế quận Bình Tân, Sài Gòn làm nhiều người choáng khi số tiền, vàng, Mỹ kim mà hai vợ chồng ông để dành được lên tới 6 tỉ đồng”.Trên đây chỉ là những cán bộ đảng viên ở tỉnh, huyện, tức thường thường bậc trung thôi, mà tham nhũng để dành được tiền tỷ, USD lên tới cả chục ngàn và vàng hàng trăm, ngàn lượng như vậy, thì thử hỏi cán bộ đảng viên cao cấp hơn nữa thì còn tham nhũng để dành được bao nhiêu nữa?. Cán bộ đảng viên cộng sản khắp ba miền của đất nước Việt Nam tham nhũng và tham nhũng bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì.

Những Trần Văn Truyền, Ngô Văn Khánh hay các quan tham khác cũng chỉ bị phanh phui rồi để đấy. Những tay tham nhũng gộc này của đảng cộng sản đã hạ cánh an toàn và không sợ gì cả khi đảng là cái ô che cho họ khỏi bị trách nhiệm với dân tộc. Đảng bày ra trò thu nhà nhưng rồi thì sao ? Thu thì cứ thu còn của chìm vẫn còn. Và chẳng nhẽ tội tham nhũng chỉ là tịch thu nhà và “khai trừ đảng” hay sao. Đảng cộng sản còn gì giá trị nữa mà “khai” với “trừ”. Những “đầy tớ” của dân thì an nhàn hưởng lạc thành quả sau nhiều năm theo đảng cướp bóc của dân, còn dân thì nghèo lại vẫn hoàn…khổ !

Và đây chính là bộ mặt thật về tham nhũng của cộng sản khi mới đây Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa công bố phúc trình “Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014”, xếp hạng 175 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, năm 2014. Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điểm số của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Riêng trong năm nay tại Việt Nam đã xảy ra 415 vụ án tham nhũng (đấy mới chỉ là bề nổi còn bề chìm mới thật sự kinh hoàng) với số tiền thiệt hại trên 6 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi, nộp ngân sách trên 1.500 tỉ đồng.

Trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm nay, Việt Nam đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Campuchia và Miến Điện.Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, công cuộc đấu tranh và đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam chưa đạt được những bước tiến cần thiết. Cơ quan này khuyến nghị Việt Nam “tập trung xây dựng và củng cố các chính sách nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền, đồng thời “tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng”. Ngoài ra, Việt Nam “cần có những cơ chế thiết thực và hiệu quả hơn để khích lệ người dân sẵn sàng tố cáo” cũng như bảo vệ họ. Ngoài ra Tổ chức Minh Bạch Quốc tế cũng thúc giục Việt Nam tăng cường tính minh bạch bằng cách “sớm ban hành và đảm bảo thực thi hiệu quả Luật tiếp cận thông tin”, “đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan công quyền”… Nhưng, đảng cộng sản không chấp nhận phản biện thì làm gì có thể chống tham nhũng. Chỉ vì dám nói đến tham nhũng và những thói hư tật sấu của đảng mà ba vị blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Đình Ngọc đã phải vào xà lim Chí Hòa thì rõ ràng những khẩu hiệu đảng cộng sản kêu gọi chống tham nhũng chỉ là những lời nói láo khoét mà thôi !

Rõ ràng để không còn tham nhũng nữa thì dứt khoát phải có giám sát, theo dõi và phản biện đồng thời có một cơ chế đa nguyên cho Việt Nam. Cơ chế này sẽ không thể có khi còn tồn tại cộng sản luôn luôn chỉ muốn “một mính một chợ”. Do đó không còn cách nào khác chính chúng ta phải đứng lên nếu không thì nói theo cách tấu hài của diễn viên Ngọc Trinh thì “đến đất cũng chẳng có thể cạp mà ăn” nữa . Bởi vì các quan tham như những con sâu siêu bự đang ngày đêm đục khoét của dân đến những đồng xu cuối cùng. Còn cộng sản là còn tham nhũng tràn lan. Hãy tỉnh mộng trước khi quá muộn hỡi đồng bào của tôi ơi !

Đặng Chí Hùng

Ai tiếp tay cho người Trung Quốc xâm lược mềm Việt Nam?

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Thực trạng hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động ngang nhiên kéo dài ở Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành và cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam như thế nào? Đàng sau những thủ đoạn của người Trung Quốc là một âm mưu ra sao? Xâm lược nước khác bằng văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế cũng là phương thức hay được Trung Quốc sử dụng từ cổ chí kim.

“Họ rất lộng hành, từ Đà Nẵng đến Hội An hay cố đô Huế. Họ thường xuyên tạc về lịch sử, văn hóa. Bạn em là hướng dẫn viên dẫn khách đến Đại nội Huế thì nghe một người Trung Quốc dẫn đoàn bên cạnh bảo Đại nội có kiến trúc giống Trung Quốc bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc”, một bạn trẻ người Việt Nam làm hướng dẫn viên nói trên tờ Vietnamnet.

“Điều nguy hiểm là họ không chỉ sang đây cướp việc của chúng ta, mà còn mạo danh là người Việt để đón đoàn Trung Quốc. Khi trên xe hay đến các địa điểm, danh thắng, họ xuyên tạc hoặc bịa đặt”, một hướng dẫn viên lâu năm cho biết.

Không chỉ về cách hành xử thô kịch về văn hóa của người Trung Quốc tại Nha Trang - Khánh Hòa mà bài phóng sự trước tôi đã nói đến. Nguy hại hơn cả là Trung Quốc đang dùng người của họ để xuyên tạc lịch sử như là “đánh rấm” vào liệt tổ liệt tông nước Đại Việt chúng ta.

Tại sao cộng sản Hà Nội lại để thực thực trạng “xâm lược mềm” diễn ra trong thời gian kéo dài và âm ĩ đến như vậy?

Đổ lỗi cho hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam ư? Họ thuộc công ty du lịch, đổ lỗi cho công ty du lịch ư? Vậy cơ quan, bộ ngành nào quản lý du lịch đây?

Một hướng dân viên tự do người Việt Nam giàu kinh nghiệm cho biết “Cơ quan chức năng cần phải xử lý dứt điểm phần gốc, đó là các công ty lữ hành Trung Quốc hoạt động chui, có sự chống lưng của người Việt”.

“Hàng loạt công ty lữ hành chui như Q.Đ, T.L… tồn tại bao nhiêu năm sờ sờ ra đó sao cơ quan chức năng không biết để xử lý. Tôi đảm bảo 100% các công ty này đều trốn thuế, Đà Nẵng không có 1 xu ngân sách từ họ. Tôi đề nghị các sở ngành phải phối hợp và quyết liệt xử lý tận gốc rễ”.

Chưa một thời kỳ nào mà Việt Nam lại đen tối, nước non mạt vận như mối “Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này”. – Lời của Nguyễn Phú Trọng – TBT đảng cộng sản Việt Nam.

Vấn đề hướng dẫn viên Trung Quốc trà trộn chui rúc và xuyên tạc lịch sử đất nước Việt Nam là một vấn đề an ninh lớn của Quốc gia, tại sao an ninh cộng sản không hề hay biết, không có động thái gì trong khi đó thì từ Nam chí Bắc an ninh luôn rình rập, bố ráp và trấn áp những người đang đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược?

Lại nhớ đến lời bài hát Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sĩ Việt Khang đầy thổn thức trước thực trạng xâm lăng của Trung Quốc “…Việt Nam giờ còn hay đã mất mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta…” mà lòng lại thấy quặn thắt đớn đau cho tương lai quốc gia dân tộc.

Tôi xin mượn hành động và ý tứ của Trạng Quỳnh khi sứ nước Tàu sang Việt Nam với thái độ xấc xược mà đái lên mặt bọn Bắc Triều và bọn lại tặc thờ ơ, dửng dưng với vận mệnh dân tộc để từng phần, từng miếng, từ từ cho Trung Quốc xâm lược mềm Việt Nam.

3.7.2016




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 144 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 27 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.