Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24722175

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 29.03.2024 06:10
Nguyễn Xuân Phúc khôn khéo lấy lòng được Trump
02.06.2017 12:05

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích Hà Nội “đánh cắp” việc làm tại Mỹ, cũng như nói rằng Việt Nam là “một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới”.
Tuy nhiên, trên cương vị tổng thống, ông

Các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đôla, tạo hàng chục nghìn công ăn việc làm ở Mỹ, đã giúp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc “lấy lòng” được “ông chủ” Nhà Trắng, giới quan sát nhận định.

 Trump hôm 31/5 cho báo giới biết rằng phía Mỹ “đánh giá cao” Việt Nam vì đã ký kết các thỏa thuận thương mại “mang lại công ăn việc làm cho Hoa Kỳ”.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết rằng trong chuyến công du của ông Phúc, Hoa Kỳ đã ký 13 giao dịch mới với Việt Nam trị giá tới 8 tỷ đôla, mang lại ước tính hơn 23 nghìn công ăn việc làm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp hai nước tại diễn đàn đầu tư vào Việt Nam ở New York, 30/5/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp hai nước tại diễn đàn đầu tư vào Việt Nam ở New York, 30/5/2017

Về ý kiến của một số cư dân mạng cho rằng nhà lãnh đạo Việt Nam đã sử dụng chiến thuật “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” để lấy lòng Tổng thống Trump, bạn đọc Soat Bui nhận định với VOA Việt Ngữ rằng “đây là một sự hợp tác sòng phẳng, đôi bên cùng có lợi”.

Trước Thủ tướng Phúc, ông Trump đã có các giao dịch thành công với lãnh đạo một số nước khác mà cựu doanh nhân này luôn nhấn mạnh tới chuyện mang lại việc làm cho người Mỹ.

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ hôm 31/5 cũng đánh dấu ngày cuối cùng trong chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho VOA Việt Ngữ biết rằng chuyến công du đã “thành công tốt đẹp”, “cho thấy đường lối ngoại giao tích cực và nỗ lực lớn của Việt Nam” và mở ra “một thời kỳ mới” trong quan hệ giữa hai nước cựu thù.

Chuyên gia về tình hình chính trị Việt Nam này cho rằng các thỏa thuận khác nhau trị giá nhiều tỷ đôla “rõ ràng đã tạo ra một bầu không khí thuận lợi và Tổng thống Trump đã phản ứng một cách tích cực”.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla giúp ông Phúc
Giáo sư Carl Thayer cho rằng các hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla giúp ông Phúc "thuận lợi" khi tiếp xúc với Tổng thống Trump.

Đích thân nguyên thủ Mỹ thông báo rằng thương mại đứng đầu trong nghị trình thảo luận giữa đôi bên. Đây cũng là vấn đề nằm ở top đầu trong bản tuyên bố chung công bố sau đó, mà theo giáo sư Thayer đã đề cập một cách “công bằng” quyền lợi của hai bên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam

Nhà nghiên cứu này cũng nhận xét rằng phía Việt Nam “tỏ ra linh hoạt và đưa ra những đề xuất về cách thức các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể gia tăng việc xuất khẩu sang Việt Nam”, trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đứng ở mức khoảng 30 tỷ đôla.

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam”, tuyên bố chung do Nhà Trắng cung cấp có đoạn.

Hồi cuối năm ngoái, ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Trump từng nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone này lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ, thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam “đánh cắp” việc làm tại Mỹ.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ứng cử viên Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam “đánh cắp” việc làm tại Mỹ.

Theo giáo sư Carl Thayer, “dù dường như có sự hỗn loạn trong Nhà Trắng cũng như sự bất nhất về mặt chiến lược xuất phát từ nhiều tuyên bố trái ngược của Tổng thống Trump, Việt Nam giờ hiểu rõ hơn về đường hướng của mối quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới. Điều này có tính chất trấn an [Hà Nội]”.

Ông nói tiếp: “Việt Nam sẽ vẫn có thể 'đa phương hóa và đa dạng hóa' mối quan hệ song phương, khi biết rằng Hoa Kỳ duy trì cam kết về mối quan hệ đối tác toàn diện với Hà Nội và Hoa Kỳ sẽ vẫn hướng về Đông Nam Á”.

Dù dường như có sự hỗn loạn trong Nhà Trắng cũng như sự bất nhất về mặt chiến lược xuất phát từ nhiều tuyên bố trái ngược của Tổng thống Trump, Việt Nam giờ hiểu rõ hơn về đường hướng của mối quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới. Điều này có tính chất trấn an [Hà Nội]...

Các bức ảnh trên mạng cho thấy rằng Tổng thống Trump đã ra tận cửa Nhà Trắng để đón lãnh đạo Việt Nam rồi sau đó cả hai tươi cười hướng về ống kính của các phóng viên. Nguyên thủ Mỹ sau đó cũng chủ động chìa tay để bắt tay ông Phúc.

Phát biểu tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng với ông Trump kế bên, Thủ tướng Việt Nam nói rằng “quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử đã có những bước thăng trầm nhưng nay là đối tác toàn diện của nhau”.

Ông cũng nói tiếp rằng “cuộc hội đàm sẽ đóng góp vào sự phát triển của hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau vì hòa bình, phát triển của ASEAN, của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và của thế giới”



Câu nói đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến Tổng thống Donald Trump bị thuyết phục hoàn toàn

Là người được dư luận cho là có khuynh hướng cứng rắn và khó thuyết phục, nhưng cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị thuyết phục bởi một câu nói “đặc biệt” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tuyên bố chung Việt - Mỹ: Chú trọng thương mại

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ vào chiều 3/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng đã có những thông tin quan trọng và thú vị về kết quả chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chuyến thăm được dư luận đánh giá là đã thành công tốt đẹp.

Cau noi dac biet cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc khien Tong thong Donald Trump bi thuyet phuc hoan toan - Anh 1

Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5/2017.

Tuyên bố chung thể hiện rất toàn diện về quan hệ chính trị, kinh tế thương mại, đầu tư và quốc phòng – an ninh. Có thể nói là hợp tác khá toàn diện.

Người phát ngôn Chính phủ cho hay, chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Thủ tướng đã có buổi hội đàm với Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống, nhiều Bộ trưởng trong Nội các Hoa Kỳ.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện, được xác lập năm 2013, tiếp tục phát triển hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế.

Chuyến thăm là sự tiếp nối chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ thăm song phương Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước cũng đã ký kết 19 dự án.

Video: Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói về hợp tác thương mại Việt - Mỹ, câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thuyết phục được Tổng thống Donald Trump

< iframe width="444" height="333" frameborder="0" allowfullscreen="" scrolling="no" src="http://s.baomoi.xdn.vn/zplayer/index_17041700.html#http://baomoi-video-tr.zadn.vn/a94a3ce659572188787587867f9fd1e7/59377940/streaming.baomoi.com/2017/06/04/17/22450680/21689085.mp4%7Cdesktop-video%7Chttp://baomoi-photo-1-td.zadn.vn/w460x/poster/streaming.baomoi.com/2017/06/04/17/22450680/21689085.jpg%7C0%7CC%C3%A2u%20n%C3%B3i%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t%20c%E1%BB%A7a%20Th%E1%BB%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Nguy%E1%BB%85n%20Xu%C3%A2n%20Ph%C3%BAc%20khi%E1%BA%BFn%20T%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Donald%20Trump%20b%E1%BB%8B%20thuy%E1%BA%BFt%20ph%E1%BB%A5c%20ho%C3%A0n%20to%C3%A0n%20-%20VTC%7C444%7C333%7Cthoi-su%7C22450680" style="box-sizing: border-box;">< /iframe>

“Có thể nói đây là sự kiện rất đáng mừng, đáng chú ý trong công tác đối ngoại của nước ta”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP. Tuy nhiên, hành động này của Hoa Kỳ không ảnh hưởng gì đến quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Vấn đề thương mại vẫn được đảm bảo thông qua các FTAs với các đối tác. Hợp tác song phương Việt – Mỹ vẫn đạt được những kết quả tốt.

Nguyên tắc “win – win”

Nguyên tắc “win – win” (nguyên tắc cùng thắng) là một trong những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật đàm phán, kinh doanh hiện đại. Theo nguyên tắc này, những người tham gia đàm phán, kinh doanh, hợp tác với nhau sẽ tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”. Nguyên tắc này đảm bảo cho kết quả hợp tác bền vững hơn.

Cau noi dac biet cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc khien Tong thong Donald Trump bi thuyet phuc hoan toan - Anh 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: VGP.

Trong chuyến thăm Mỹ, nguyên tắc này đã được áp dụng và tạo ra sự hài lòng cho cả hai bên.

Thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, hiện nay các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam ngoài các dự án FDI thì còn có 35 dự án khác với tổng số vốn đăng ký là khoảng 10,2 tỷ USD.

Kim ngạch hai chiều mà hai nước đạt được là 51 tỷ USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ là 19 USD, còn lại là Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ là 32 tỷ USD.

Người phát ngôn của Chính phủ cũng đã kể lại câu chuyện ấn tượng trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ có nêu câu hỏi: Hiện nay Việt Nam đang xuất siêu và là một trong số 16 nước xuất siêu sang Hoa Kỳ, vậy bây giờ hợp tác và giải quyết vấn đề này như thế nào?

Trước câu hỏi trên của Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời rất sáng suốt: Việt Nam không cạnh tranh với Mỹ, mà hai nước chỉ tạo ra các lợi thế để hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Ví dụ, năng lực của doanh nghiệp Hoa Kỳ rất lớn, có khả năng về công nghệ, chế tạo, khoa học. Bởi thế, Việt Nam sẽ đăng ký mua các thiết bị đó của Mỹ như thiết bị động cơ của máy bay hãng Boeing, mua thiết bị điện gió...

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế mà Mỹ không có. Đó là rau củ quả, cá basa, tôm...

Tổng thống Donald Trump khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập như thế thì gật đầu đồng ý ngay, và bày tỏ phía Mỹ rất mong muốn được hợp tác nhiều hơn nữa với Việt Nam.

Một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm gian hàng của con gái Tổng thống Donald Trump là Ivanka Trump. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào thăm gian hàng của Việt Nam và thấy rằng các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế đó là hàng về giầy dép, may mặc.

Khi đặt vấn đề với Tổng thống Donald Trump về đảm bảo lợi ích giữa hai bên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một câu chuyện rất cụ thể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Tổng thống Mỹ rằng: Hãy lấy ví dụ cụ thể như một đôi giày sản xuất tại Việt Nam, khi bán tại Mỹ có giá 100 USD thì Việt Nam chỉ hưởng một phân khúc nhỏ trong chuỗi giá trị là 22 USD thôi.

Còn là 78 USD là bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí thuế, bán lẻ... Trong đó, toàn bộ chi phí bán lẻ khoảng 55 USD là do người Mỹ hưởng.

Cho nên nói rằng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng người Mỹ lại hưởng lợi hơn Việt Nam rất nhiều.

Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra ví dụ như thế thì Tổng thống, Phó Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cùng các cố vấn cấp cao của chính quyền Donald Trump đều rất hài lòng.

Họ cho rằng điều Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là đúng, đã chứng minh được rằng quyền lợi giữa hai bên được đảm bảo.

Cũng trong buổi hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ đảm bảo vấn đề chính trị, đảm bảo môi trường về thể chế, về đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỷ và ông Donald Trump đã bày tỏ sự vui mừng và đồng ý.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp các tầng lớp doanh nghiệp lớn của Hoa Kì như Facebook, Google, Coca-Cola,... Đại diện các tập đoàn này đều đánh giá rất cao Việt Nam.

“Họ đánh giá cao về nguồn nhân lực của Việt Nam, về sự thông minh của người Việt. Các tập đoàn lớn của Mỹ đều mong muốn doanh nghiệp hai bên hợp tác để cùng khai thác lợi thế, bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.


Ông Trump mong chờ chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11


Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi chuyến thăm Việt Nam và dự hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11 tới đây.

ong-trump-mong-cho-chuyen-tham-viet-nam-vao-thang-11

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp ngày 31/5 tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

"Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC 2017, đồng thời cho hay ông mong chờ chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC sắp tới", TTXVN dẫn Tuyên bố chung Việt - Mỹ nhân chuyến thăm chính thức Mỹ ngày 29-31/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Năm APEC 2017 do Việt Nam chủ trì dự kiến có khoảng 200 hoạt động lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Tuần lễ Cấp cao diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, bộ trưởng và CEO đến từ 21 nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 31/5 có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng. Thủ tướng đã chuyển lời thăm hỏi từ người dân Việt Nam tới người dân Mỹ và mời Tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Trump bày tỏ "vinh dự khi được tiếp Thủ tướng Việt Nam tại Phòng Bầu dục" và hoan nghênh những thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ USD mà hai nước đã ký kết. Các thỏa thuận "sẽ mang lại việc làm cho Mỹ và trang thiết bị tuyệt vời cho Việt Nam", ông Trump nói.

Việt - Mỹ cũng nhất trí thúc đẩy các cơ hội đang mở ra trong quan hệ hai nước, từ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, cho đến kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục.

Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu chính phủ và cũng là lần tiếp xúc đầu tiên giữa một lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi cả hai nước có ban lãnh đạo mới.

Báo Nikkei viết về chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Báo Nikkei: Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là biểu tượng cho bước tiến mới trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
 >> Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử
 >> Thủ tướng thăm Hoa Kỳ: “Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 từ ngày 4 đến 8/6.

Hội nghị Tương lai châu Á là một trong những diễn đàn thường niên, có uy tín ở châu Á, do Tập đoàn truyền thông Nikkei (Nhật Bản) tổ chức.

Hội nghị lần này với chủ đề “Chủ nghĩa toàn cầu hóa giữa ngã tư đường – Bước đi tiếp theo của châu Á” sẽ tập trung thảo luận về vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, ASEAN, vấn đề an ninh của châu Á...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, tháng 5/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, tháng 5/2016

Tham dự hội nghị có lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực như Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulit, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, Phó Tổng thống Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Tsend Munkh-Orgil, Cố vấn an ninh quốc gia Myanmar Thang Tun... và một số lãnh đạo tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn lớn và học giả.

Nhân sự kiện trên, báo Nikkei số ra chiều 2/6 đã đăng bài phân tích về quan hệ chiến lược Việt Nam – Nhật Bản của Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. VOV.VN đăng toàn văn bài viết này.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản vào tháng 6/2017 sẽ là biểu tượng cho một bước tiến mới trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á. Kể từ đầu năm 2017, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là chuyến thăm cấp cao thứ 3 giữa hai quốc gia, tiếp sau các chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 1 và thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản (28/2 – 5/3/2017) tới Việt Nam.

Mười một năm trước, vào ngày 19/10/2006, Thủ tướng Shinzo Abe và người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng đã ký Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á”. Văn bản này có nêu: “Để thúc đẩy quan hệ song phương một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn, hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy các cuộc đối thoại trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh và các lĩnh vực khác”. Vào tháng 11/2007, trong chuyến thăm Nhật Bản, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cùng Thủ tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung về “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Theo đó, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản tập trung vào 7 lĩnh vực:

- Trao đổi, hợp tác đối thoại về chính sách, an ninh và quốc phòng

- Đối tác toàn diện về kinh tế

- Nâng cao hệ thống pháp lý và cải cách hành chính

- Khoa học và công nghệ

- Biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng

- Nhận thức chung giữa nhân dân và hai Chính phủ

- Hợp tác trên trường quốc tế

Sau đó, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới Nhật Bản vào tháng 4/2009, hai nước đã công bố Tuyên bố chung Nhật – Việt về đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á, theo đó nhất trí “tổ chức các cuộc họp của Ủy ban hợp tác Nhật – Việt thường niên”, “tăng cường tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao” và trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng, “thúc đẩy hơn nữa trao đổi cấp cao và tăng cường tham vấn cấp Thứ trưởng”.

Về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 28,49 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng giá trị thương mại của Việt Nam. Hai nước đã đặt ra mục tiêu thương mại song phương đạt 60 tỷ USD vào năm 2020.

Tới tháng 4/2017, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam trong số 83 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký là 1,85 tỷ USD, chiếm 17,54% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Tới cuối năm 2016, Nhật Bản đã có 3.280 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 42.05 tỷ USD, chiếm 14,3% tổng FDI vào Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam với tổng số vốn ODA cam kết là 30 tỷ USD.

Bài phân tích về quan hệ chiến lược Việt Nam – Nhật Bản của Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trên báo Nikkei
Bài phân tích về quan hệ chiến lược Việt Nam – Nhật Bản của Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trên báo Nikkei

Hình thành sau cuộc Bầu cử Quốc hội năm 2016, Chính phủ mới dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình cải cách và hội nhập của Việt Nam. Nhằm xây dựng một Chính phủ hành động, sự hài lòng của người dân và chất lượng dịch vụ hành chính công được coi là ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Chưa từng có Chính phủ Việt Nam nào tổ chức 2 cuộc đối thoại với các doanh nhân và doanh nghiệp trong vòng 1 năm như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong cuộc gặp ngày 17/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã truyền tải thông điệp về cạnh tranh bình đẳng, tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp quốc gia, cũng như trách nhiệm của doanh nhân. Thông điệp này của Chính phủ Việt Nam đã truyền cảm hứng không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trước đây 30 năm, Việt Nam đã lần đầu tiên tiến hành cải cách với tên gọi “Đổi mới” để chuyển đổi mô hình kinh tế tập trung sang mô hình kinh tế thị trường. Từ một nước nghèo và tụt hậu, Việt Nam hiện nay đã vươn lên là một nước có mức thu nhập trung bình với chính sách đối ngoại chủ động và trách nhiệm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đang tạo ra động lực mới cho Việt Nam sau 30 năm “Đổi mới”.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản. Trong bối cảnh chính trị khu vực và thế giới nhiều thay đổi, hai nước cần tăng cường và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Về hợp tác chính trị - an ninh với Nhật Bản, hai nước cần nhất trí thúc đẩy không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD); hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng lương thực, đói nghèo, an ninh biển, các vấn đề môi trường, buôn bán người, an ninh năng lượng, an ninh thông tin; phối hợp ngăn chặn xung đột và kiến thiết hòa bình thời hậu chiến.

Đặc biệt, cả Việt Nam và Nhật Bản cần đảm bảo rằng những thay đổi trong cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ không tác động tiêu cực tới an ninh và sự ổn định tại Đông Á.

Nhằm đối phó với những thay đổi trong cân bằng chiến lược tại Đông Á, Việt Nam và Nhật Bản cần phối hợp với nhau chặt chẽ trong ít nhất 3 vấn đề sau: sự can dự của Mỹ, tăng cường năng lược quốc phòng và tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế.

Những gợi ý trên căn cứ vào thực tế Việt Nam hiện nay đang theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương hóa, và Nhật Bản là đồng minh của Mỹ. Những phát triển mới trong hợp tác Mỹ - Việt trên nhiều lĩnh vực thời gian gần đây là đáng hoan nghênh. Bên cạnh sự can dự của Mỹ, ASEAN và Việt Nam đều có nhu cầu tăng cường năng lực quốc phòng.

Nhật Bản có lợi ích trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam, cũng như với toàn khu vực. Việt Nam và Nhật Bản xem xét khả năng thúc đẩy diễn tập chung về tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn trên bển. Việc Nhật Bản xuất khẩu các tàu tuần tra, bảo vệ biển cho Indonesia gần đây có thể góp phần tăng cường an ninh và ổn định của khu vực.

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia chia sẻ nhiều điểm tương đồng về lịch sử, phong tục truyền thống và văn hóa. Những điểm tương đồng trên và sự tương tác đã tạo ra nền tảng vững chắc cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. Hiệp định đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản là một minh chứng rõ ràng cho quan điểm trên.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương Việt - Nhật. Trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các kế hoạch trọng điểm như thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, xây dựng các khu công nghệ cao, đào tạo nhân sự và hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống./.

Theo Việt Dũng/VOV-Tokyo

Báo quốc tế đưa tin về cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng ...

vnexpress.net › Thế giới
2 days ago
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà ... Ông Trump mong chờ chuyến thăm Việt Nam vào ...

001 TT Trump mong chờ chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 - YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=N3g6S1ER2fE
21 hours ago - Uploaded by Tin Nhanh o­nline
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi chuyến thăm Việt Namvà dự hội nghị cấp cao APEC vào tháng ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 183 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 146 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 85 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 85 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 69 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 29 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 15 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.