Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 15
 Lượt truy cập: 24897303

 
Góc thư giãn 01.05.2024 17:59
Đụng độ leo thang tại biên giới Trung - Ấn
16.08.2017 20:41

Dân trí Căng thẳng tiếp tục leo thang tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khi liên tiếp xảy ra các vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước trong ngày 16/8. Vụ việc xảy ra sau khi Ấn Độ được cho là đã chặn đứng hai âm mưu xâm nhập của binh sĩ Trung Quốc.

 >> Binh sĩ Trung - Ấn đụng độ ở biên giới

 >> Ấn Độ bác bỏ thông tin sơ tán làng ở biên giới giáp Trung Quốc
 >> Trung Quốc nói căng thẳng biên giới với Ấn Độ đang ở thời điểm “nguy hiểm”

 Khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (Ảnh: PTI)

Khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (Ảnh: PTI)

Trang tin Times of India hôm nay dẫn các nguồn tin cho biết các vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra tại bờ phía Bắc hồ Pangong, nằm ở Đông khu vực Ladakh.

“Xô xát đã xảy ra vào sáng 16/8 sau khi các binh sĩ Ấn Độ chặn đứng hai âm mưu của binh sĩ Trung Quốc xâm nhập vào khu vực Finger-4 và Finger-5 thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ. Các binh sĩ mang theo gậy sắt và đá, đụng độ khiến binh sĩ hai bên đều bị thương”, nguồn tin cho biết.

Theo Times of India, binh sĩ thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã hai lần định xâm nhập vào khu vực hồ Pangong hiện do Ấn Độ kiểm soát. Sau các vụ xô xát, binh sĩ Trung Quốc đã rút lui và tình hình đã giảm bớt căng thẳng.

Hiện quân đội Ấn Độ và Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về các thông tin trên.

Hồi cuối tháng trước, khoảng 10-15 binh sĩ Trung Quốc được cho là đã hai lần tiến gần tới khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc - nơi hai bên nhất trí gọi là “vùng phi quân sự” ở Barahoti.

Đông Ladakh, đặc biệt là các khu vực Chumarr, Depsang và hồ Pangong, ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc được coi là “mặt trận chính”, nơi thường xuyên chứng kiến những vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước trong những năm gần đây.

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã yêu cầu Ấn Độ phải lập tức rút quân khỏi cao nguyên Doklam. Tuy nhiên New Delhi tuyên bố sẽ không giảm quân tại khu vực này và chỉ tiến hành đàm phán nếu Bắc Kinh cũng thực hiện việc rút quân.

Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu nhau ở Doklam trong hơn 50 ngày qua sau khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản quân đội Trung Quốc làm một con đường ở khu vực này.

Nhật Minh

Theo Times of India

Không quân Ấn Độ sẵn sàng 'chiến tranh tổng lực' với Trung Quốc

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa New Delhi và Bắc Kinh tại khu vực biên giới, Không quân Ấn Độ cho biết đã chuẩn bị cho mọi xung đột, kể cả một cuộc chiến tranh tổng lực.

"Chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Căng thẳng ở khu vực (biên giới) vẫn đang tiếp diễn, các giải pháp ngoại giao đang được xem xét", Tư lệnh Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa nói với Indian Today ngày 26/7.

Tư lệnh Dhanoa cho biết mặc dù thiếu hụt chiến đấu cơ, Không quân Ấn Độ vẫn sẵn sàng tham gia "một cuộc chiến tổng lực", hoặc chiến đấu ở hai mặt trận.

"Cuộc chiến tổng lực cần số lượng phi đội nhất định, điều mà chúng tôi không có vào lúc này. Chính phủ (Ấn Độ) nắm rõ về tình hình thiếu hụt này", Tư lệnh Dhanoa nói.

Khong quan An Do san sang 'chien tranh tong luc' voi Trung Quoc hinh anh 1
Tư lệnh Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa. Ảnh: News 18.

Với việc chính phủ Ấn Độ mới đây ký hợp đồng mua các chiến đấu cơ Rafale của Pháp, Tư lệnh Dhanoa tin rằng tình trạng thiếu hụt máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ sẽ sớm được giải quyết.

Căng thẳng xuất hiện vào giữa tháng 6 khi Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường đi qua cao nguyên Doklam theo cách gọi của Ấn Độ hay Donglang theo cách gọi của Trung Quốc.

Báo chí Ấn Độ trích dẫn nguồn tin quân đội cho biết khoảng 3.000 binh sĩ được triển khai mỗi bên trong cuộc đối đầu “gần như trực diện” ở khu tam giác hẻo lánh của Sikkim, Tây Tạng và Bhutan trong mấy tuần qua.

Khong quan An Do san sang 'chien tranh tong luc' voi Trung Quoc hinh anh 2
Điểm nóng hiện tại nằm ở ngã ba biên giới Trung Quốc - Ấn Độ - Bhutan. Đồ họa: Nhân Lê.

Các chuyên gia nhận định hai nước có mọi lý do để không làm bùng phát một cuộc xung đột và cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 sẽ không lặp lại. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng không có giải pháp nhanh chóng nào cho căng thẳng kéo dài giữa 2 nước lớn ở châu Á, vì hai bên tỏ ra có rất ít động lực để chấp nhận khác biệt và dung hòa lợi ích của nhau.

Trung Quốc dùng tiền gạt Ấn Độ khỏi Nepal

TP - Trong lúc đợt đối đầu căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên vùng ngã ba cao nguyên tiếp tục xuất hiện thêm dấu hiệu cho thấy tình hình có thể leo thang, Trung Quốc đang ra sức xích gần Nepal, chủ yếu thông qua các dự án đầu tư hạ tầng quy mô lớn.

Đường sắt tới Janakpur đã ngừng hoạt động. Nguồn: NDTV.
Đường sắt tới Janakpur đã ngừng hoạt động. Nguồn: NDTV.

Ba năm sau chuyến tàu cuối cùng đến vùng biên giới Janakpur, Nepal, đất nước bốn bề không có biển, nay đang xây dựng tuyến đường sắt mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dự án này được thúc đẩy bởi cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuyến đường sắt này đóng vai trò quan trọng đối với thị trấn nhỏ bé vùng biên Janakpur, giúp vận chuyện mọi thứ từ bánh kẹo đến quần áo hay mỹ phẩm để bảo đảm các hoạt động kinh tế ở đây. Nhưng sau nhiều năm sử dụng mà không được bảo trì, sửa chữa, đoàn tàu đã đứng im từ năm 2014, những khoang tàu rỉ sét trở thành chỗ chơi cho trẻ con địa phương, còn nền kinh tế Janakpur trở nên èo uột.

“Khi đoàn tàu còn chạy, chúng tôi có nhiều hoạt động buôn bán. Tôi có thể dễ dàng gửi đồ cho gia đình”, anh Shyam Sah, chủ một cửa hàng mỹ phẩm nhỏ, cho biết. Tiền lãi thu được từ cửa hàng nhà anh đã giảm đến 80% từ khi đoàn tàu ngừng hoạt động. Giờ đây, tuyến đường sắt đang được xây dựng lại với sự hỗ trợ của Ấn Độ. Đây là một trong ba tuyến đường sắt sẽ được xây dựng,  hai tuyến còn lại gồm một tuyến do Trung Quốc tài trợ và tuyến kia do Nepal tự đầu tư. Nepal hy vọng những dự án này sẽ giúp thúc đẩy giao thương quốc tế.

Nepal gần như vẫn biệt lập với nền kinh tế toàn cầu, phụ thuộc vào viện trợ và kiều hối. Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh sau trận động đất khốc liệt năm 2015 nhưng dự kiến sẽ trở về mức 5% từ năm 2018 - mức thấp nhất ở khu vực Nam Á theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Những năm gần đây, Nepal tranh thủ đầu tư từ hai nước láng giềng lớn nhằm phát triển hệ thống đường sắt nhằm kết nối vùng Đông Á với châu Âu.

Trung Quốc dùng tiền gạt Ấn Độ khỏi Nepal - ảnh 1

Chiến trường cạnh tranh

Vùng núi Himalaya tạo nên biên giới tự nhiên giữa Nepal và Ấn Độ khiến Nepal phụ thuộc rất lớn vào Ấn Độ khi hai nước có chung 1.400 km biên giới và cũng là nơi diễn ra phần lớn hoạt động xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, Nepal nghiêng về Trung Quốc nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Ấn Độ. Và Trung Quốc đáp lại bằng việc tăng cường quan hệ với Nepal, chủ yếu thông qua các dự án hạ tầng quy mô lớn.

Năm 2017, Bắc Kinh cam kết cho vay 8,3 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường và nhà máy thủy điện ở Nepal, bỏ xa mức cam kết 317 triệu USD của Ấn Độ. Các nghiên cứu khả thi đang được tiến hành nhằm chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt do Trung Quốc hỗ trợ để kết nối thủ đô Kathmandu của Nepal xuyên qua dãy Himalaya đến Lhasa, thủ phủ vùng Tây Tạng của Trung Quốc, với chi phí ước tính 8 tỷ USD. Nhà báo Ankit Panda, biên tập viên cấp cao của tạp chí Diplomat, cho rằng, dự án này có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với quốc gia Nepal nhỏ bé, và đã khiến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trở nên 
căng thẳng.

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang đối đầu nhau trong đợt căng thẳng trên vùng cao nguyên Doklam thuộc dãy Himalaya mà nguyên nhân là do Trung Quốc làm một con đường mới ở khu vực chưa phân định với Nepal. “Trung Quốc biết rằng, chính sách ngoại giao bằng tiền với các nước nhỏ ở châu Á sẽ là nỗi đau với Ấn Độ, vì Ấn Độ không thể cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách này”, ông Panda nhận xét.

Dự án đường sắt nói trên là một phần trong sáng kiến “Vành đai - Con đường”, một chương trình hạ tầng toàn cầu quy mô lớn mà Trung Quốc khởi xướng nhằm kết nối các công ty của Trung Quốc với thị trường mới khắp thế giới. Nhưng giới phân tích cho rằng, đây là cách Trung Quốc giành ưu thế về địa chính trị. Ấn Độ không tham dự một hội nghị lớn về sáng kiến này diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 5 năm nay.

Hôm qua, Nepal và Trung Quốc ký 3 văn bản thỏa thuận về gói viện trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD và thỏa thuận khai thác nguồn dầu khí tự nhiên nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đến Nepal trong tuần này. “Trung Quốc sẵn sàng giúp Nepal tăng cường tự túc về năng lượng”, hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua dẫn lời ông Uông.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đồng ý giúp Nepal làm lại các cây cầu biên giới và cơ sở hạ tầng ở cảng Tatopani, dự án liên doanh giữa hai nước, bị hỏng sau trận động đất năm 2015. Trong chuyến thăm, ông Uông nói rằng, Trung Quốc và Nepal là những “người bạn và đối tác đáng tin cậy”. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự hợp tác của Nepal trong sáng kiến “Vành đai - Con đường”.

Trước khi đến Kathmandu, ông Uông dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Pakistan và tuyên bố sẽ thúc đẩy phát triển Vành đai kinh tế Trung Quốc - Pakistan, trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - Pakistan không tốt đẹp.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ khiến Nepal rơi vào hoàn cảnh khó xử và luôn tìm cách duy trì quan điểm trung lập. Theo bài viết gần đây của báo Ấn Độ The Times of India, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nepal Krishna Bahadur Mahara nói rằng, nước này “sẽ không đứng về bên nào”. 

Một số chuyên gia cảnh báo Nepal đang trở thành chiến trường thực tế của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc mà Nepal phải xử lý cẩn thận. “Không quốc gia nào muốn trở thành nước vệ tinh. Nhưng khi trở thành nơi cả Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh với nhau thì Nepal có thể trở thành chiến trường, nhưng mặt khác Nepal đang khiến hai nước chống lại nhau”, ông Michael Auslin, nhà nghiên cứu về châu Á tại Viện Hoover (Mỹ), nhận định.

Các nguồn tin từ Ấn Độ hôm qua cho biết, hôm 15/8 xảy ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng phía tây dãy Himalaya. Phía Ấn Độ nói rằng, họ phát hiện một nhóm lính Trung Quốc mang theo gậy sắt và đá đi vào lãnh thổ Ấn Độ ở Ladakh. Binh sĩ hai bên xảy ra ẩu đả và đều bị thương nhẹ. Ấn Độ và Trung Quốc thường cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ nhưng hiếm khi xảy ra xung đột. Quân đội Ấn Độ từ chối bình luận về vụ việc này, Reuters đưa tin.



Chệt kỳ thị Chà: 

Video Trung Quốc 'phân biệt chủng tộc' gây tức giận ổ Ấn Đ

Video đăng hình ảnh một nam diễn viên Trung Quốc trong trang phục và mang giọng điệu bắt chước người Ấn ĐộBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionVideo đăng hình ảnh một nam diễn viên Trung Quốc trong trang phục và mang giọng điệu bắt chước người Ấn Độ

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải một video tuyên truyền có tính chất đả phá Ấn Độ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, gây ra cáo buộc về phân biệt chủng tộc.

Video tiếng Anh này đã sử dụng hình ảnh một diễn viên Trung Quốc đeo khăn turban, nói kháy với giọng điệu của người Ấn Độ, tố cáo Ấn Độ đã phạm "tội ác".

Video này được Tân Hoa Xã đăng tải vào thứ Tư, trích từ một chương trình bàn luận về tranh chấp Doklam.

Nó đã gây ra sự hoang mang và giận dữ với cộng đồng Ấn Độ.

Trung Ấn đụng độ ở biên giới Himalaya

Tại sao căng thẳng Trung-Ấn?

Chuyện gì đã xảy ra trong clip?

Với tiêu đề '7 tội ác của Ấn Độ', người dẫn chương trình nữ Dier Wang đã nêu sự bất bình của Trung Quốc trước Ấn Độ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ vẫn đang diễn ra tại khu vực Doklam, ranh giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Đây là tập mới nhất của The Spark (Tia sáng), một chương trình trò chuyện o­nline mới đi vào hoạt động của Tân Hoa Xã.

Với giọng điệu gây cười nhưng đầy căm phẫn, cô buộc tội Ấn Độ "vi phạm luật quốc tế" và "bày ra nhiều lý do để thanh minh cho các hành động phạm pháp".

Wang sử dụng ngôn ngữ hàng ngày trong clipBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionWang sử dụng ngôn ngữ hàng ngày trong clip

Đoạn độc thoại của cô được xen lẫn với đối thoại với một "người Ấn Độ", miêu tả thông qua một diễn viên Trung Quốc đội khăn turban, đeo kính râm và mang một bộ râu dày.

Với điều được coi là hài hước, diễn viên này lắc cổ và nói tiếng Anh với giọng điệu của người Ấn Độ nhưng bị làm quá, chèn thêm hiệu ứng tiếng cười.

Trong một cảnh khác, diễn viên này hướng một cây kéo tới diễn viên khác, thể hiện vai Bhutan - thể hiện bằng chứng cho quan điểm của Trung Quốc rằng Ấn Độ đang "bắt nạt" quốc gia tại Himalaya này.

Diễn viên đóng vai người Bhutan không bắt chước trang phụcBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionDiễn viên đóng vai người Bhutan không bắt chước trang phục

Video rõ ràng có mục tiêu hướng tới khán giả nước ngoài. Nó được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh và đăng tải trên YouTube, Twitter và Facebook của Tân Hoa Xã - những kênh mạng xã hội bị cấm tại Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc cho biết chương trình o­nline này "bình luận những chủ đề nóng trong và ngoài nước với quan điểm của Trung Quốc và tầm nhìn quốc tế".

Những tập trước của chương trình cũng đã tập trung vào chủ đề tranh chấp cùng quan hệ Trung Ấn, và quan hệ với Hoa Kỳ cùng tổng thống Donald Trump, nhưng mang giọng điệu khiêm tốn hơn lần này.

Người Ấn Độ phản ứng như thế nào?

Truyền thông Ấn Độ phản đối và phê bình gay gắt trước sự phân biệt chủng tộc được thể hiện qua video này.

Thời báo Người Hindu nói rằng Tân Hoa Xã đã đăng tải "một video phân biệt chủng tộc, nhại người Ấn Độ" và "đặc biệt là cộng đồng thiểu số Sikh".

Trang thông tin The Quint cho biết đây là "một động thái hùng biện nữa của truyền thông Trung Quốc để gây hấn trong vấn đề tranh chấp", trong khi tờ Ấn Độ Ngày Nay buộc tội truyền thông Trung Quốc đã "bước quá xa" trong việc chế giễu Ấn Độ.

Video này cũng nhận sự chỉ trích từ nhiều người dùng mạng xã hội.

Đồng thời, video này cũng gây tranh cãi về tranh chấp Doklam, khi nhiều cư dân mạng trên Facebook đã tranh luận về việc quốc gia nào có chủ quyền với lãnh thổ bị tranh chấp.

Căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya gia tăng trong những tháng gần đây. Binh lính của cả hai bên vừa có cuộc ẩu đả bằng cách ném đá và chửi bới nhau ở khu vực Ấn Độ đang kiểm soát.

Trong khi đó, hãng thông tấn Xinhua đang gia tăng khẩu chiến. Hãng này cho đăng tải một đoạn phim trong đó có một nhân vật hề hóa trang theo cách khiến người xem liên tưởng đến người Ấn Độ để nói về “7 tội lỗi của Ấn Độ”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng đoạn phim này quá tệ, và có thể còn có lợi cho Ấn Độ khi bộc lộ sự thiếu hiểu biết của những người làm ra nó.

Báo Trung Quốc làm video kỳ thị để giễu Ấn Độ - ảnh 1

Trung Quốc dùng tiền gạt Ấn Độ khỏi Nepal

Trong lúc đợt đối đầu căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên vùng ngã ba cao nguyên tiếp tục xuất hiện thêm dấu hiệu cho thấy tình hình có thể leo thang, Trung Quốc đang ra sức xích gần Nepal, chủ yếu thông qua các dự án đầu tư hạ tầng quy mô lớn.

Có vẻ nhắm cả vào độc giả phương Tây, nhân vật trong đoạn phim nói tiếng Anh để chế giễu Ấn Độ khi xâm phạm lãnh thổ, vi phạm công ước, không phân biệt được phái trái, không được sự đồng ý của Bhutan và không chịu sửa sai. “Mẹ anh có nói với anh là đừng bao giờ phạm luật không?” cô gái dẫn chương trình trong đoạn phim nói.

Ông Sadanand Dhume, một nhà phân tích tại AEI, một tổ chức tư vấn chính sách công ở Mỹ, cho rằng đoạn phim video của Xinhua mang tính giải trí hơn công kích. “Nó cho thấy trong cuộc đối đầu biên giới hiện nay Trung Quốc không coi Ấn Độ là ngang hàng”, ông Dhume nói.

Nhà nghiên cứu này cho rằng Bắc Kinh không chọn cách xử lý vấn đề biên giới như một cuộc tranh chấp về pháp lý mà chỉ bác bỏ hay chế giễu những quan ngại của New Delhi về con đường Trung Quốc mở trên cao nguyên Doklam làm thay đổi hiện trạng theo cách mà Ấn Độ không thể làm ngơ.

Trung tâm của thái độ này là do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ông Dhume nhận định.

Nhiều người phương Tây coi Ấn Độ là nền dân chủ đa nguyên với hệ thống tư pháp độc lập, tự do báo chí và đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều năm qua. Nhưng theo ông Dhume, Trung Quốc cho rằng Ấn Độ là bằng chứng cho thấy dân chủ không hiệu quả ở những nước đang phát triển. “Người Trung Quốc biết ít về Ấn Độ, nhưng điều họ biết đều không tích cực”, ông nói.

Trung Quốc và Ấn Độ trải qua cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya năm 1962.

Việc Trung Quốc làm con đường có thể phục vụ cả những phương tiện quân sự qua khu vực tranh chấp nhằm cách củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Buhtan khiến những căng thẳng tạm lắng xuống mấy thập kỷ qua trỗi dậy.

Cả hai phía đều đã tăng cường triển khai binh lính lên khu vực tranh chấp.

Đầu tuần này, nhóm lính Trung Quốc đã mang theo gậy, đá đã đi vào khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát nhưng bị lính Ấn Độ chặn lại. Nhóm lính Ấn Độ đáp trả sau khi nhóm Trung Quốc ném đá, nhưng cả hai đều không dùng súng.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức tình báo Ấn Độ nói rằng vụ việc xảy ra sau khi nhóm lính Ấn Độ bắt gặp nhóm lính Trung Quốc có vẻ đang lạc đường vì thời tiết xấu. Sau gần 30 phút ẩu đả, hai phía rút về vị trí

Mọi chuyện đã xảy ra như thế nào?

Xung đột xảy ra từ giữa tháng sáu khi Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc cố gắng mở rộng biên giới ở khu vực cao nguyên được biết đến là Doklam tại Ấn Độ và Đồng Lăng tại Trung Quốc.

Cao nguyên này nằm tại giao điểm giữa Trung Quốc, tỉnh Sikkim tại đông bắc Ấn Độ và vương quốc Himalaya Bhutan. Khu vực này hiện tại đang bị tranh chấp giữa Bắc Kinh và Bhutan. Ấn Độ ủng hộ chủ quyền của Bhutan tại khu vực này.

Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh biên giới năm 1962, và những tranh chấp tại nhiều khu vực vẫn chưa được giải quyết, thường xuyên gây căng thẳng leo thang.

Mỗi bên đều củng cố sức mạnh quân sự và yêu cầu phía bên kia phải dừng bước.

Thứ tư vừa rồi, các quan chức Ấn Độ đã cho biết có một sự đối đầu về lãnh thổ mới xảy ra, lần này là tại khu vực phía tây Himalaya.


Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh


Trung Quốc và Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu những nỗ lực đàm phán ở biên giới không thu về hiệu quả, theo những nhà quan sát chính trị.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 1

Vị trí đảo Andaman và Nicobar.

Vào ngày 11.8, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley trả lời trước Quốc hội rằng quân đội nước này “sẵn sàng chiến đấu với bất kì thế lực nào”, theo tờ Indian Express.

Nguồn tin thân cận trong quân đội Trung Quốc cho biết Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nâng cao cảnh giác về nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn giảm căng thẳng để tránh một cuộc đụng độ không cần thiết.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 2

Trung Quốc tập bắn đạn thật.

“Quân đội Trung Quốc sẽ không đánh nhau trên bộ với quân đội Ấn Độ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đưa máy bay, tên lửa chiến lược tới cao nguyên Doklam để đảm bảo quân Ấn Độ không tràn sang Trung Quốc”, một quan chức Trung Quốc trả lời tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng. Ông khẳng định quân đội Ấn Độ sẽ không thể nào “trụ vững trong một tuần trước sức tấn công của Trung Quốc”.

Một nguồn tin quân sự khác cho biết quân khu phía tây của Trung Quốc đã được yêu cầu chuẩn bị chiến tranh với Ấn Độ nếu xung đột ở Doklam diễn ra. Một số người trong quân đội Trung Quốc nói rằng sẽ phải chiến đấu với Ấn Độ vì họ đã “tràn sang lãnh thổ Trung Quốc” tại cao nguyên Doklam.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 3

Bộ binh Ấn Độ luyện tập bắn đạn thật.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về chiến lược quân sự Ấn Độ cảnh báo rằng một khi tiếng súng vang lên, cuộc xung đột sẽ chuyển thành chiến tranh tổng lực. Điều đó có thể khiến New Delhi chặn đường biển của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

“Bất kì sự leo thang quân sự nào của quân đội Trung Quốc cũng sẽ nhận sự đáp trả thích đáng từ quân đội Ấn Độ”, tiến sĩ  Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia cao cấp từ Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Điều này gây hại cho cả hai nhưng một khi Bắc Kinh leo thang quân sự, cuộc chiến sẽ không có giới hạn. Thậm chí là chiến tranh trên biển”.

Rajeswari Rajagopalan, một nhà phân tích quân sự từ tổ chức Observer Research Foundation tại New Delhi nói: “Nếu chiến tranh tổng lực diễn ra, hải quân Ấn Độ sẽ ngăn Trung Quốc di chuyển vào vịnh Bengal hoặc Ấn Độ Dương”.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 4

Quân đội Ấn Độ duyệt binh.

Trung Quốc phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc đưa ra. 80% lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu đi qua Ấn Độ Dương hoặc eo biển Malacca. Xung đột với Ấn Độ có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn cầu của Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Lí Kiệt ở Bắc Kinh nói rằng năm 2010, Ấn Độ đã xây dựng một căn cứ hải quân ở Adaman và đảo Nicobar, gần eo biển Malacca. Nơi hẹp nhất ở đây dài 1,7 km.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 5

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Ấn Độ.

“Năm 2010, Ấn Độ cũng nâng cấp hai đường băng trên hòn đảo này để phục vụ chiến đấu cơ và máy bay do thám”, chuyên gia Lí Kiệt nói. “Tất cả những động thái này tạo điều kiện cho Ấn Độ có thể chặn đứng tàu hàng và tàu chiến Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương nếu xung đột quân sự diễn ra”.

Vào tháng 7 vừa qua, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã hoàn thành cuộc tập trận 10 ngày trên biển mang tên Malabar tại vịnh Bengal. Đồng thời, Mỹ cũng bán số máy bay vận tải trị giá 365 triệu USD cho Ấn Độ. Ngoài ra, máy bay do thám không người lái tổng giá trị hơn 2 tỉ USD cũng được quân đội Ấn Độ mua.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh - 6

Ấn Độ hiện có số lượng tăng chủ lực vượt Trung Quốc.

Hiện tại, quân đội Ấn Độ có 8 chiếc Boeing P-8A Poseidon chuyên săn tàu ngầm ở Ấn Độ Dương.

Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc từng đánh nhau sau một loạt các động thái căng thẳng ở biên giới. Cuộc chiến nhanh chóng kết thúc dù Trung Quốc đang có lợi thế lớn. Chuyên gia Chaturvedy nói rằng Ấn Độ học ra nhiều điều trong qua khứ và sẽ chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.


Chuyên gia quân sự ở Macau Antony Wong Dong nói rằng hai Căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya gia tăng trong những tháng gần đây. Binh lính của cả hai bên vừa có cuộc ẩu đả bằng cách ném đá và chửi bới nhau ở khu vực Ấn Độ đang kiểm soát.

Trong khi đó, hãng thông tấn Xinhua đang gia tăng khẩu chiến. Hãng này cho đăng tải một đoạn phim trong đó có một nhân vật hề hóa trang theo cách khiến người xem liên tưởng đến người Ấn Độ để nói về “7 tội lỗi của Ấn Độ”.

Nhiều nhà phân tích cho rằng đoạn phim này quá tệ, và có thể còn có lợi cho Ấn Độ khi bộc lộ sự thiếu hiểu biết của những người làm ra nó.

Báo Trung Quốc làm video kỳ thị để giễu Ấn Độ - ảnh 1

Trung Quốc dùng tiền gạt Ấn Độ khỏi Nepal

Trong lúc đợt đối đầu căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên vùng ngã ba cao nguyên tiếp tục xuất hiện thêm dấu hiệu cho thấy tình hình có thể leo thang, Trung Quốc đang ra sức xích gần Nepal, chủ yếu thông qua các dự án đầu tư hạ tầng quy mô lớn.

Có vẻ nhắm cả vào độc giả phương Tây, nhân vật trong đoạn phim nói tiếng Anh để chế giễu Ấn Độ khi xâm phạm lãnh thổ, vi phạm công ước, không phân biệt được phái trái, không được sự đồng ý của Bhutan và không chịu sửa sai. “Mẹ anh có nói với anh là đừng bao giờ phạm luật không?” cô gái dẫn chương trình trong đoạn phim nói.

Ông Sadanand Dhume, một nhà phân tích tại AEI, một tổ chức tư vấn chính sách công ở Mỹ, cho rằng đoạn phim video của Xinhua mang tính giải trí hơn công kích. “Nó cho thấy trong cuộc đối đầu biên giới hiện nay Trung Quốc không coi Ấn Độ là ngang hàng”, ông Dhume nói.

Nhà nghiên cứu này cho rằng Bắc Kinh không chọn cách xử lý vấn đề biên giới như một cuộc tranh chấp về pháp lý mà chỉ bác bỏ hay chế giễu những quan ngại của New Delhi về con đường Trung Quốc mở trên cao nguyên Doklam làm thay đổi hiện trạng theo cách mà Ấn Độ không thể làm ngơ.

Trung tâm của thái độ này là do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, ông Dhume nhận định.

Nhiều người phương Tây coi Ấn Độ là nền dân chủ đa nguyên với hệ thống tư pháp độc lập, tự do báo chí và đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều năm qua. Nhưng theo ông Dhume, Trung Quốc cho rằng Ấn Độ là bằng chứng cho thấy dân chủ không hiệu quả ở những nước đang phát triển. “Người Trung Quốc biết ít về Ấn Độ, nhưng điều họ biết đều không tích cực”, ông nói.

Trung Quốc và Ấn Độ trải qua cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu trên vùng biên giới thuộc dãy Himalaya năm 1962.

Việc Trung Quốc làm con đường có thể phục vụ cả những phương tiện quân sự qua khu vực tranh chấp nhằm cách củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Buhtan khiến những căng thẳng tạm lắng xuống mấy thập kỷ qua trỗi dậy.

Cả hai phía đều đã tăng cường triển khai binh lính lên khu vực tranh chấp.

Đầu tuần này, nhóm lính Trung Quốc đã mang theo gậy, đá đã đi vào khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát nhưng bị lính Ấn Độ chặn lại. Nhóm lính Ấn Độ đáp trả sau khi nhóm Trung Quốc ném đá, nhưng cả hai đều không dùng súng.

Hãng tinAP dẫn lời một quan chức tình báo Ấn Độ nói rằng vụ việc xảy ra sau khi nhóm lính Ấn Độ bắt gặp nhóm lính Trung Quốc có vẻ đang lạc đường vì thời tiết xấu. Sau gần 30 phút ẩu đả, hai phía rút về vị trí đang đánh giá thấp lẫn nhau: “Nếu xung đột lan ra tới biển, quân đội Trung Quốc sẽ rất khó đánh thắng quân đội Ấn Độ, nhất là khi New Delhi đang sở hữu 8 máy bay diệt ngầm Poseidon hiện đại”.

Hãng bay Trung Quốc kỳ thị khách Ấn vì căng thẳng biên giới

Phía China Eastern Airlines bác bỏ cáo buộc từ Ấn Độ /// Reuters

No Indian passenger, please!

Tình hình căng thẳng biên giới Ấn – Trung đã dẫn đến một hệ quả khá bất ngờ: nhân viên hàng không Trung Quốc bị tố cáo đối xử tệ với các hành khách Ấn Độ.

Tình hình căng thẳng biên giới Ấn – Trung đã dẫn đến một hệ quả khá bất ngờ: nhân viên hàng không Trung Quốc bị tố cáo đối xử tệ với các hành khách Ấn Độ.

Mỹ làm gì nếu Trung Quốc - Ấn Độ chiến tranh?

Báo Trung Quốc từng ám chỉ có một “thế lực phương Tây” đang tìm cách kích động xung đột quân sự giữa Bắc Kinh - New Delhi để “tìm lợi ích chiến lược”.

Trong một cuộc phỏng vấn, hai chuyên gia chính trị-quân sự trả lời trên kênh TNN (Mỹ) rằng, Washington chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “hai con hổ lớn đánh nhau”, ám chỉ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Trung Quốc, Ấn Độ, tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc và Ấn Độ, xung đột biên giới Trung Ấn

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ngồi đối mặt nhau ở biên giới năm 2010 trong một chương trình giao lưu nhằm tránh leo thang căng thẳng hai bên.

“Tôi nghĩ rằng, Mỹ sẽ không can thiệp trực tiếp vào xung đột chính trị giữa hai quốc gia châu Á. Tôi cho rằng nếu căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc leo thang, đây sẽ là điều kiện rất tốt để Mỹ củng cố quan hệ hơn nữa với Ấn Độ”, Zack Cooper, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược, trả lời kênh TNN.

Cooper nói Mỹ đang muốn chống lại sự gia tăng quyền lực nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn giúp Mỹ thực hiện “ý đồ”. “Điều này có nghĩa là, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi xung đột quân sự với Ấn Độ, Bắc Kinh sẽ tự tạo ra một liên minh chống Trung Quốc. Tôi nghĩ Trung Quốc nên khôn khéo hạ nhiệt căng thẳng, giải quyết mọi chuyện không bằng xung đột quân sự”, Cooper nói.

Vài tuần trở lại đây, quan hệ Mỹ-Trung cũng không tốt đẹp khi hai bên liên tiếp có động thái khiêu khích lẫn nhau. Nếu xung đột biên giới giữa Trung Quốc-Ấn Độ nổ ra thành chiến tranh, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện hải quân tại khu vực này, chuyên gia quân sự nhận định.

“Nếu đánh nhau xảy ra, Washington sẽ cung cấp kho vận, tình báo, trang thiết bị cho quân đội Ấn Độ”, Mohan Malik, giáo sư Trung tâm An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói. “Thậm chí, Lầu Năm Góc sẽ điều tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tới khu vực này để giúp New Delhi giám sát hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

Trong bài xã luận đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 26/7, tác giả viết: “Có một thế lực ở phương Tây đang kích động xung đột quân sự giữa Trung Quốc-Ấn Độ. Đây là cách để họ tìm kiếm các lợi ích chiến lược mà không mất một xu nào”. Thế lực được tờ báo ám chỉ là Mỹ.

Chuyên gia Malik nhận định, các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ chọn một cuộc chiến ngắn hạn để “đấm Ấn Độ chảy máu mũi”. Khi chiến thắng cuộc chiến này, Trung Quốc sẽ tạo ra trật tự khu vực châu Á xoay quanh Bắc Kinh.

Theo Dân Việt

Trung - Ấn nhất trí rút lực lượng, hạ nhiệt căng thẳng ở Doklam

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc đã nhất trí nhanh chóng rút lực lượng ở khu vực cao nguyên Doklam và đang triển khai hoạt động này.

Reuters ngày 28/8 dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý “nhanh chóng rút lực lượng” tại khu vực cao nguyên Doklam, chấm dứt cuộc đối đầu dai dẳng kể từ tháng 6/2017 tới nay giữa binh sĩ hai nước ở khu vực này.

Trung - An nhat tri rut luc luong, ha nhiet cang thang o Doklam - Anh 1

Ấn Độ và Trung Quốc đã nhất trí nhanh chóng rút lực lượng ở khu vực cao nguyên Doklam. Ảnh: Getty.

Quyết định trên được hai bên đưa ra trước Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra tại Hạ Môn, Trung Quốc từ ngày 3-5/9 tới. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến sẽ tham dự sự kiện này.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết: “Trong những tuần gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đã duy trì các kênh ngoại giao giải quyết vấn đề liên quan đến vụ việc ở Doklam. Trên cơ sở đó, việc nhanh chóng rút lực lượng ở khu vực Doklam đã được hai bên nhất trí và đang được triển khai”.

Tranh chấp bùng lên hồi tháng 6/2017, thời điểm Bắc Kinh bắt đầu xây dựng đường trên cao nguyên Doklam thuộc Bhutan. Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.

Khoảng 300-400 lính Ấn Độ sau đó tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng trong suốt 2 tháng qua ở khu vực này.

Cao nguyên Doklam nằm tiếp giáp với ngã ba biên giới giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan, là khu vực đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Bhutan, hai quốc gia không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Ấn Độ ủng hộ nước láng giềng Bhutan trong vấn đề tranh chấp ở khu vực này./.

Hùng Cường/VOV.VN


Trung - Ấn đối đầu, Nga hưởng lợi?

TPO - Trong lúc đợt đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn trên vùng cao nguyên Doklam và chưa bên nào tỏ dấu hiệu lùi bước, Nga có vẻ vừa không đứng về biên nào vừa hưởng lợi của cả hai phía.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2014. ảnh: Flickr/ Narendra Modi
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2014. ảnh: Flickr/ Narendra Modi

Nhiều báo Ấn Độ và Nga đưa tin hai nước sẽ tổ chức đợt tập trận chung từ ngày 19-29/10 tại Nga. Lực lượng lục quân, hải quân và không quân của hai nước sẽ tham gia chiến dịch Indra (India + Russia).

Theo báo Asian Age, đợt tập trận này sẽ bao gồm các bài tập bắn đạt thật, diễn tập phòng chống và chống tàu ngầm, và các bài tập phối hợp ba lực lượng.

Nga và Ấn Độ bắt đầu tổ chức chiến dịch tập trận Indra từ năm 2003 nhưng điểm khác của chương trình năm nay là sự phối hợp lần đầu tiên của cả ba lực lượng. Đây cũng là lần đầu tiên Ấn Độ tham gia tập trận phối hợp cả ba lực lượng trên bộ, trên không và trên mặt đất.

Trung - Ấn đối đầu, Nga hưởng lợi? - ảnh 1

Binh lính Ấn Độ - Trung Quốc ẩu đả ở biên giới

Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết các binh sĩ nước này đã đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở dãy núi phía Tây Himalaya vào hôm qua, 15/8.

Theo bản tin của hãng thông tấn Nga Tass, tại cuộc họp của ủy ban liên chính phủ Nga - Ấn về hợp tác kỹ thuật quân sự diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu khẳng định đợt tập trận sắp tới sẽ “gia tăng địa vị và danh tiếng của lực lượng vũ trang hai nước và cho thấy hai bộ quốc phòng sẵn sàng ứng phó với những mối đe dọa và thách thức hiện đại”.

Ngoài ra, báo chí Ấn Độ tiết lộ đợt tập trận sẽ diễn ra tại 3 địa điểm ở Nga, bao gồm khu vực đồi núi ở vùng viễn đông giáp với Trung Quốc.

Bên cạnh việc tập trận quy mô lớn với Nga, Ấn Độ sẽ mua lượng vũ khí trị giá 10 tỷ USD của Nga và quá trình đàm phán đang đi đến giai đoạn cuối cùng sau cuộc họp nói trên. Số vụ khí này bao gồm hệ thống phòng không S-400, 4 tàu khu trục lớp Đô đốc Grigorovich và 200 trực thăng hạng nhẹ Kamov 226T, trang Defense News đưa tin.

Trong khi đó, Nga gần đây được cho là đang tìm cách thúc đẩy quan hệ ngoại giao và quân sự với Trung Quốc.

Đầu tháng 5 năm nay, nhân hội nghị Vành đai Con đường ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Nga đồng ý duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và củng cố hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Đến đầu tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau nhân dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hợp tác Thượng Hải tại Astana, thủ đô Kazakhstan, và hai bên thống nhau tăng cường quan hệ song phương.

Ngày 29/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận Trung Quốc và Nga vừa ký lộ trình hợp tác quân sự giai đoạn 2017-2020. Chỉ khoảng 2 tuần sau đó, Nga ký lộ trình hợp tác quân sự với Ấn Độ vào ngày

 23/6.

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đối đầu trên biển

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đối đầu trên biển

Sự kình địch giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng nóng khi tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia được vũ trang hạt nhân diễn ra cả ở đất liền lẫn trên biển.

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Tổ chức đường sá biên giới (BRO) của Ấn Độ sẽ mở các đường hầm hai làn, vòng qua một con đèo trên núi tại Arunachal Pradesh để tới biên giới với Trung Quốc nhanh hơn.

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc vừa kêu gọi 'dạy' cho Ấn Độ bài học thứ hai.

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo sẽ tăng cường triển khai quân và diễn tập ở biên giới Trung-Ấn nếu Ấn Độ không rút quân ngay lập tức khỏi điểm ngã ba ở Bhutan.

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

Trung Quốc nắm trong tay nhiều loại vũ khí tầm xa với độ chính xác cao, đủ khả năng vô hiệu hóa lực lượng ở biên giới Ấn Độ nếu xung đột nổ ra.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 648 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 641 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 626 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 526 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 509 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.