Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24721426

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 02:53
Không quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đôngi để bảo vệ VN
18.08.2019 20:47

Không quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ: Chúng tôi tôn trọng quyền của Việt Nam ở Biển ĐôngHai tướng không quân Mỹ David Goldfein và Charles Brown Jr. hôm nay tới Hà Nội, khẳng định cam kết hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam vì ổn định và trật tự ở khu vực.

Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương chiều nay gặp gỡ báo chí trong ngày đầu thăm Việt Nam. Ông David L. Goldfein cho biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tham mưu trưởng Không quân Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. 

Mở đầu cuộc gặp, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ nhấn mạnh lại thông điệp mà Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ nhiều lần đề cập. Đó là cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh. “Chúng tôi đến đây để thăm một nước đối tác rất quan trọng. Sự hiện diện của 2 Đại tướng Không quân Mỹ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung”, Đại tướng David L. Goldfein nói. Trả lời câu hỏi liên quan đến các hoạt động đang diễn ra của Trung Quốc ở Biển Đông, ông David L. Goldfein nhấn mạnh lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo. Đó là Mỹ phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực. Còn Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương khẳng định, chính sách của Mỹ là đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do. Một trong những phần quan trọng là đảm bảo vận hành tàu thuyền, máy bay trong bất kỳ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép, đảm bảo chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước khác trong các hoạt động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ủng hộ quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam Về việc Trung Quốc điều tàu đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đại tướng David L. Goldfein khẳng định, Mỹ trước hết tôn trọng các quyết định và hành động của lãnh đạo Việt Nam. “Chúng tôi luôn luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam, chúng tôi sẽ quan sát các hoạt động của Chính phủ Việt Nam để sẵn sàng hợp tác, làm việc với các bạn”, ông nói. Theo Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, mong muốn lớn nhất của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là mọi quốc gia có thể tiếp cận khu vực biển cũng như không phận quốc tế trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, để tất cả các nước gồm cả Trung Quốc cùng hưởng lợi ích chung. Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương - Đại tướng Charles Q. Brown Jr. nhận định, Mỹ quan sát rất kỹ những hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và cho rằng, hoạt động của nước này đi ngược lại mục tiêu, tôn chỉ của Mỹ đã và đang làm là giữ cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở, tự do. “Rõ ràng những hoạt động của họ có tác động rất lớn, không mong muốn và quá đà, đặc biệt là đối với khu vực đặc quyền kinh tế của các nước”, ông nhấn mạnh. Ông khẳng định, Không quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông ...


Bãi Tư Chính: Nguy cơ xung đột quân sự Việt Nam – Trung Quốc gia tăng

Chiến hạm Quang Trung HQ 016 của Hải Quân Việt Nam. (Hình: Báo Hải Quân)

CAM RANH, Việt Nam (NV) – Nguy cơ xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng trên Biển Đông khi có tin “ngoài luồng” là cả Việt Nam và Trung Quốc đưa chiến hạm đến khu vực bãi Tư Chính.

Theo ông Ryan Martinson từ Học viện Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ, phổ biến trên mạng Twitter hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Tám nói hộ tống hạm Quang Trung HQ 016, trang bị hỏa tiễn và khả năng chống tàu ngầm tối tân nhất của Hải quân Việt Nam đã rời quân cảng Cam Ranh hôm Thứ Năm, 15 Tháng Tám 2019 đến khu vực bãi Tư Chính.

Ông đưa thêm chi tiết vừa kể sau khi đưa tin hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám là 2 tàu của Việt Nam là ‘Vpns Quang Trung và Truong Sa 401012 “vờn nhau” với các tàu Trung Quốc tại bãi Tư Chính kèm theo lược đồ hướng các tàu này ngược xuôi trên biển.’

Nơi đây đang có nhóm 6 tàu hải cảnh Trung Quốc vừa làm nhiệm vụ bảo vệ tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8, vừa đe dọa hoạt động khai thác và khoan tìm dầu khí của Việt Nam tại khu vực.

Hình chiến hạm Trung Quốc đối đầu chiến hạm Việt Nam tại bãi Tư Chính mà nguồn thông tin South China Sea News nói do ngư dân chụp gửi tới trang Twitter của ông Ryan Martinson. (Hình: SCSNews/Ryan Martinson)

Ông Martinson, căn cứ theo dữ liệu của tổ chức quốc tế theo dõi hải trình của tàu biển trên thế giới, đưa ra trên trang Twitter lược đồ di chuyển của HQ 016 cũng như lược đồ vị trí của các tàu Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực bãi Tư Chính, có vẻ như ngăn chặn nhau, “vờn” nhau.

“Sơ đồ diễn tả hướng chạy tới chạy lui của tàu Haiyang Dizhi 8, (tương tự như đường đi tới đi lui của máy cắt cỏ ở trên vườn) và tàu Quang Trung có vẻ rõ rệt muốn cản trở hoạt động của nó”, ông Martinson viết trên trên Twitter.

Ông bình luận thêm là “Nếu đây là sự thật, và tàu hộ tống hạm của Việt Nam đang làm vậy, thì nguy cơ về một vụ xung đột võ trang với Trung Quốc gia tăng đáng kể”.

Tàu hải cảnh Trung Quốc 46111 chạy từ quần đảo Hoàng Sa tới tăng cường bảo vệ cho tàu Haiyang Dizhi 8. (Hình: Ryan Martinson)

Hiển nhiên, ông Martinson xem những gì ông ghi nhận được không có gì là chính thức mà chỉ căn cứ theo tổ chức cung cấp dữ liệu thông tin hải trình của tàu biển quốc tế. Chỉ gọi là chính thức khi nhà cầm quyền Việt Nam xác nhận mà điều này rất khó xảy ra nếu không được họ tung ra để tuyên truyền.

Cũng trên trang Twitter của ông Martinson chiều hôm Thứ Bảy 17 Tháng Tám, ông phổ biến lại thông tin từ nhóm có tên “South China Sea News” gửi cho ông. Nhóm này đưa tấm hình tàu chiến Trung Quốc mang số 591 làm bằng chứng và nói rằng “Một số tấm hình do ngư dân chụp ám chỉ (suggested) là ít nhất có hai chiến hạm Trung Quốc cũng hiện diện ở đó”.

Liên tiếp những ngày gần đây, hoặc ông Martinson đưa thông tin, hoặc ông dẫn lại tin của một nhóm có tên “South China Sea News” theo dõi tình hình Biển Đông. Cả trên trang Twitter của ông Martinson và Twitter của nhóm South China Sea News thấy có cả sự theo dõi hay bàn luận của các chuyên viên quốc tế về Biển Đông nổi tiếng như Alex Vuving (Vũ Hồng Lâm – Giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Tây tại Honolulu, Hawaii) và Greg Poling (giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu AMTI trực thuộc tổ chức CSIS ở Washington DC).

Chỉ thấy có hai tàu của Việt Nam trong khi Trung Quốc có 6 tàu hải cảnh bảo vệ cho tàu khảo sát của họ. (Hình: Lược đồ vị trí của Ryan Martinson)

Ông Carl Thayer từng tiết lộ trên trang tham vấn cá nhân Thayer Consultancy là khi lực lượng của Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc tại bãi Tư Chính hồi Tháng Bảy, có thời điểm số tàu của Trung Quốc có mặt ở khu vực từ 35 chiếc đến 40 chiếc Ban đầu ông nói lên tới 80 chiếc nhưng sau đính chính lại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cũng như báo chí tại Việt Nam hoàn toàn không đề cập.

Báo chí tại Việt Nam luôn luôn chỉ đăng tải các lời phát ngôn của Bộ Ngoại Giao CSVN phản đối Trung Quốc cho nhóm tàu khảo sát địa chất và hải cảnh xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không có một chi tiết nào tiết lộ có loại tàu nào của Việt Nam có mặt ở khu vực bãi Tư Chính ngoài nhóm từ “lực lượng chức năng” có mặt ở đó làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đôi khi có chen vào một số lời phân tích hay bình luận của những viên chức đã nghỉ hưu nằm ngoài chính quyền hoặc các chuyên gia quốc tế.

Người ta chỉ thấy hôm Thứ Sáu tuần trước, báo chí tại Việt Nam nhất loạt đăng tải lời bà Lê thị Thu Hằng, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao CSVN trả lời báo chí “Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam”. Bà phát biểu 3 ngày sau khi ông Martinson và nhóm “South China Sea News” đưa tin nói tàu Haiyang Dizhi 8 quay lại khu vực Tư Chính sau mấy ngày về đảo nhân tạo Đá Chữ Thập lấy tiếp liệu.

Sự hiện diện của chiến hạm của Việt Nam cũng như Trung Quốc, nếu điều này xảy ra đúng như các thông tin không chính thức ghi nhận, là dấu hiệu leo thang nghiêm trọng. Giới theo dõi diễn biến thời sự chính trị tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sẽ không bỏ qua bất cứ chi tiết nào.

Việt Nam chỉ có một chiến hạm mang danh hiệu Quang Trung là HQ 016. Đây là hộ tống hạm mới nhất của Việt Nam, trọng tải 2,200 tấn, trang bị hỏa tiễn chống hạm và ngư lôi chống tàu ngầm, thuộc lớp Gepart mua của Nga và mới về tới Việt Nam đầu năm 2018. Còn tàu “Truong Sa 401012” , có vẻ như là tàu vận tải quân sự lớp Trường Sa trọng tải 1,200 tấn trang bị 2 khẩu súng máy 14.5mm để tự vệ.

Bản đồ khu vực khai thác dầu khí của Việt Nam đang có sự quấy phá của Trung Quốc tại bồn trũng Nam Côn Sơn. (Hình: Twitter- Alex Vuving)

Lược đồ hành trình tàu Haiyang Dizhi 8 từ khi nó rời đảo nhân tạo Đá Chữ Thập ngày 13 Tháng tám 2019, trên trang Twitter của ông Martinson cho thấy nó chạy tới chạy lui theo hướng Đông Nam rồi quay lại theo hướng Tây Bắc tại khu vực đang có hoạt động khai thác và khoan tìm dầu khí cuả Việt Nam chứ không đi đâu khác.

Theo tin của ông Martinson thì đi hộ tống cho tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Bát Hào) có chiếc tàu hải cảnh 3308, tài hải giám 33111, đồng thời còn tăng cường thêm tàu hải cảnh mang số 46111 thuộc lớp Zhaojun trọng tải 2,500 tấn, chạy tới từ quần đảo Hoàng Sa. Nay có tin không chính thức là thêm sự xuất hiện của các chiến hạm của hai bên.

Cùng lúc có sự đối đầu tại bãi Tư Chính, báo South China Morning Post hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám cho hay Trung Quốc mở cuộc tập trận hải quân trong vịnh Bắc Bộ kéo dài một tuần lễ, từ ngày 9 Tháng Tám đến ngày 16 Tháng Tám “để thử các loại võ khí mới” và cấm các loại tàu thuyền qua lại gần khu vực tập trận.(TN)



Bãi Tư chính: 'Rủi ro đụng độ quân sự cao' khi đối đầu lần hai?

Bãi Tư Chính: Diễn biến mới khi Hải dương 8 quay lại biển Việt Nam

Đối đầu lần hai ở bãi Tư Chính và khu vực lân cận trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tăng cao và nếu không được quản lý đúng mức, sẽ có thể tạo ra rủi ro đụng độ quân sự cao, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) bình luận.

"Nếu tàu chiến hai bên vờn nhau, bên Trung Quốc hộ tống và bao bọc tàu thăm dò trái phép, bên Việt Nam đuổi tàu thăm dò trái phép, và bây giờ, là đuổi cả tàu chiến Trung Quốc, thì rủi ro đụng độ quân sự sẽ tăng cao", TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Iseas nói với BBC News Tiếng Việt hôm 18/8/2019 từ Hà Nội.

"Cuộc tập trận của Trung Quốc trước khi xảy ra vụ Tư Chính, trước khi có cuộc họp các ngoại trưởng Asean và các cuộc gặp Asean với Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, EU.... thực chất là Trung Quốc dọa nạt Việt Nam và các nước Asean có tuyên bó chủ quyền ở biển Đông," vẫn theo ông Hà Hoàng Hợp.

Bãi Tư Chính: 'Việt Nam lại phản đối và yêu cầu TQ rút tàu đi'

'Nếu gây chiến ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ hở sườn'

Trở lại bãi Tư Chính, toan tính của Trung Quốc đã rõ?

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Dưới đây là toàn văn cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà quan sát và nghiên cứu chính trị này.

BBC: Tình hình cập nhật hiện nay ở khu vực đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông thế nào, theo quan sát của Tiến sỹ?

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Một số nguồn tin cho biết có ít nhất một tàu chiến Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật biển ở vùng bãi Tư Chính. Nếu tin này đúng, thì đây không phải lần đầu Việt Nam dùng tàu hải quân thực thi pháp luật trên biển. Năm 1994, tàu hải quân Việt Nam đã xua đuổi tàu thăm dò Trung Quốc khỏi vùng bãi Tư Chính.

Việc sử dụng tàu hải quân để thực thi pháp luật trên biển là hợp pháp, và cũng là biện pháp hòa bình kiên quyết hơn.

Nhưng nó cũng tăng rủi rô đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng biển gần bãi Tư Chính.

Rủi ro đụng độ quân sự?

TS. Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận thực chất việc TQ điều tàu trở lại Bãi Tư Chính.

BBC:Có tin tức cho hay 'nhiều tàu của Trung Quốc 'đang kéo vào' và Việt Nam ít nhất đã cử hai tàu chiến ra khu vực, nếu các thông tin này là có cơ sở, diễn biến này có ý nghĩa thế nào và có thể có hệ lụy ra sao, thưa ông?

TS. Hà Hoàng Hợp: Các nguồn tin cũng cung cấp đồ họa AIS của sự chuyển vận của ít nhất 2 tàu chiến Trung Quốc hướng về vùng biển gần bãi Tư Chính.

Biển Đông: 'Rủi ro không nhỏ' nếu TQ quay trở lại Bãi Tư Chính

Thương chiến Mỹ - Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ

Biển Đông: "Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan"

TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?

Nếu tàu chiến hai bên vờn nhau, bên Trung Quốc hộ tống và bao bọc tàu thăm dò trái phép, bên Việt Nam đuổi tàu thăm dò trái phép, và bây giờ, là đuổi cả tàu chiến Trung Quốc, thì rủi ro đụng độ quân sự sẽ tăng cao.

Với tình hình này, hải quân hai nước cần thực hiện đúng CUES (thỏa thuận không ràng buộc nhằm tránh các đụng độ không chủ định.)

Nếu không theo CUES, lại để xảy ra đụng độ, thì chắc hẳn sẽ có đụng độ quân sự lớn hơn và tình hình sẽ trở nên vô cùng khó quản trị.

Tập trận dọa nạt ai?

BBC: Mới đây Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, việc này diễn ra gần như trùng thời gian với sự kiện đối đầu từ đầu tháng Bảy ở bãi Tư Chính và vùng nước kề cận, mục đích của đợt tập trận này là gì?

TS. Hà Hoàng Hợp: Cuộc tập trận của Trung Quốc trước khi xảy ra vụ Tư Chính, trước khi có cuộc họp các ngoại trưởng Asean và các cuộc gặp Asean với Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, EU.... thực chất là Trung Quốc dọa nạt Việt Nam và các nước Asean có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, việc bắn bắn tên lửa diệt hạm từ tàu chiến và từ đất liền, đảo... là đe dọa xung đột với hải quân đối với Mỹ và tất cả các nước có hoạt động hải quân trên vùng biển quốc tế.

Bà Lê Thị Thu HằngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTái diễn vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là nghiêm trọng theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng

Đấy cũng là cảnh báo Mỹ khi Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải.

Trung Quốc đang làm mọi cách để chiếm biển Đông sau khi tuyên bố về đường 9 đoạn.

Ngày 16 tháng Tám, Việt Nam đã ra tuyên bố tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu. Phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bằng mọi cách.

BBCHiệu ứng, hiệu quả của việc phát ngôn của Việt Nam hôm 16/8 phản đối Trung Quốc "tái xâm phạm nghiêm trọng" chủ quyền của Việt Nam ra sao? Phía Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ và sẽ còn có thêm các động thái khác gây quan ngại hơn với Việt Nam hay thế nào, theo ông?

TS. Hà Hoàng Hợp: Trung Quốc đã và đang phớt lờ yêu cầu rút nhóm tàu khỏi vùng biển quanh bãi Tư Chính là nơi Việt Nam có chủ quyền kinh tế, có quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông

VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

Quan hệ Việt - Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Sau khi rút tàu thăm dò ra bãi Chữ Thập để lấy dầu... Trung Quốc lại đưa tàu thăm dò đó vào vừng bãi Tư Chính, tiến hành thăm dò ở một vùng mặt nước khác với đợt trước ngày 8 tháng Tám.

Bài báo trên Tạp chí Forbes
Image captionMột bài báo đăng trên tạp chí Forbes hôm 17/8/2019 nhắc đến tâm gương của Việt Nam và Malaysia trên Biển Đông cho Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

Cùng lúc, Trung Quốc đã đưa thêm một số tàu chiến vào vùng biển thuộc Philippines, thách thức chủ quyền và các quyền khác của Philippines. Như vậy, Trung Quốc đang dọa nạt 3 trong 4 nước Asean có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.

Bản chất là Trung Quốc muốn chiếm trên 90% biển Đông. Và muốn ép các nước Asean công nhận thứ chủ quyền đó bằng một quy tắc ứng xử có lợi cho Trung Quốc và có hại cho Asean.

Việt Nam là tấm gương?

BBC: Trái lại với các ý kiến quan ngại rằng Việt Nam có chính sách khá 'yếu mềm' trước Trung Quốc, mới đây đã có nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng Việt Nam (và cả Malaysia) thực ra đều có đối sách mạnh mẽ và khôn ngoan mà khu vực, cụ thể là Philippines, cần học tập, thậm chí ý kiến này còn gợi ý rằng Tổng thống Rodrigo Duterte nên đi thăm Việt Nam và Malaysia trước khi tới Trung Quốc, để học hỏi đối sách của hai nước nàytrước Trung Quốc về Biển Đông, ‎ông có nhận xét gì?

TS. Hà Hoàng Hợp: Thực tế người ta chưa hiểu hết bản chất của chính sách của tổng thống Philippines Duterte.

Philippines có lợi thế lớn và căn bản, là tòa PCA đã có phán quyết phủ nhận mọi yêu sách của Trung Quốc liên quan đến Philippines.

Tổng thống Duterte vừa qua đã tiếp ông Hoàng Bình Quân, trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chắc chắn ông ấy hiểu rõ chính sách và hành động của Việt Nam ở biển Đông.

Philippines cũng có lợi thế lớn lao, là quan hệ đồng minh với Mỹ.

Cho dù có khác biệt giữa ba quốc gia: Philippines, Malaysia, Việt Nam, cả ba quốc gia đều đang hành động để chống lại đường lối bá quyền ở biển Đông của Trung Quốc.

BBC: Cuối cùng, quốc tế và khu vực đang quan sát ra sao các động thái liên quan tới Trung Quốc trên Biển Đông vào thời điểm này, nhất là cùng lúc Trung Quốc dường như đang gặp không ít thách thức ở đối nội, tại Hong Kong lẫn ở khu vực và bên ngoài? Có dự đoán hay cảnh báo gì đáng kể không từ các giới quan sát về tình hình an ninh ở khu vực hiện nay và cho thời gian tới đây?

Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?

TS Hà Hoàng HợpBản quyền hình ảnhBBC NEWS TIẾNG VIỆT
Image captionTrung Quốc đẩy mạnh việc chiếm hơn 90% biển Đông sau khi đã quân sự hóa 7 đảo nhân tạo, theo nhà phân tích

Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN 'đã cao hơn trước'

Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến 'sự cố nghiêm trọng' ở Biển Đông

Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông

TS. Hà Hoàng HợpHiện nay, Trung Quốc đang phải xử lý các vấn đề phát triển kinh tế, thương mại trong lúc đang gặp khó khăn với Mỹ về các vụ áp thuế.

Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh sáng kiến vành đai và con đường. Trung Quốc đang gặp khó khăn trong vụ Hong Kong. Vấn đề Đài Loan, biển Hoa Đông, Tân Cương, biên giới với Ấn Độ v.v... là các vấn đề lớn đối với Bắc Kinh.

Chiến lược biển Đông của Trung Quốc không có gì thay đổi; Trung Quốc đẩy mạnh việc chiếm hơn 90% biển Đông sau khi đã quân sự hóa 7 đảo nhân tạo.

Nếu so sánh lúc này, với thời kỳ giữa thế kỷ 18, trước khi Trung Quốc bị các nước phương Tây chia cắt, có thể thấy có một số điểm tương tự: Trung Quốc đang thực hiện chính sách bá quyền trước hết là ở châu Á, bất chấp các quy tắc chung. Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực, làm mất niềm tin của láng giềng.

Vấn đề chắc không phải là vì gặp khó khăn bên trong, thì gây ra điều gì ở bên ngoài để đánh lạc hướng dư luận nội bộ.

Vấn đề của Trung Quốc là chính sách bá quyền của Trung Quốc đang vấp phải sự phản kháng từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Đường lối bá quyền lúc này của Trung Quốc không hứa hẹn hòa bình ít nhất cho khu vực châu Á.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.

Vụ Bãi Tư Chính và ‘điểm chết’ khoan dầu nuôi đảng

Trong cơ cấu thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2019 của chính thể độc tài ở Việt Nam, có một tiểu phần đáng chú ý: thu từ dầu thô đạt đến 68% dự toán cả năm.

Vì sao thu ngân sách dầu thô tăng đột biến?


Tỷ lệ trên là khá bất thường so với mức thu ngân sách từ dầu thô vào khoảng 50% hoặc nhỉnh hơn đôi chút trong nửa đầu những năm gần đây, cho thấy vào năm 2019 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - doanh nghiệp độc quyền khai thác dầu khí nằm dưới ‘sự lãnh đạo toàn diện của đảng’ - đã được chỉ đạo để tìm cách đẩy nhanh, đẩy gấp tiến độ khai thác dầu và khí, trong bối cảnh ‘tình hình Biển Đông vẫn rất phức tạp’ - nói theo lối mào đầu ấp úng của giới tuyên giáo.


Cơ chế đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu khí của PVN cũng cho thấy trước đó đảng cầm quyền và Bộ Quốc phòng Việt Nam có thể đã nắm được một số tin tức xác thực mà từ đó có thể dự báo là phía Trung Quốc sẽ ‘mần’ tiếp vụ Bãi Tư Chính vào năm 2019, do đó nếu PVN cứ nhẩn nha khai thác dầu như những năm không xảy ra gấu ó giữa ‘đảng anh’ và ‘đảng em’ thì nhiều khả năng sẽ không kịp hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô trong nửa cuối năm 2019 và ngân sách chính phủ sẽ bị hụt thu nghiêm trọng.


Còn nếu các lô dầu khí của PVN ở đông nam Việt Nam bị tàu Trung Quốc quần thảo trong suốt nửa cuối năm 2019 thì coi ngân sách đảng CSVN mất ăn.


Chẳng có gì khó khăn để đưa ra dự báo mất ăn trên, bởi liên tiếp trong hai năm trước - 2017 và 2018, Trung Quốc đã tổ chức hai chiến dịch ‘tống tiền’ người đồng chí tốt của mình ở khu vực Bãi Tư Chính - nơi không có mặt tập đoàn dầu khí nào của Hoa Kỳ mà chỉ có chủ yếu Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha liên doanh với PVN để khoan thăm dò và khai thác mỏ dầu Cá Rồng Đỏ.


Kết quả của hai chiến dịch trên của ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất Trung Quốc’ - theo cách ca tụng rất thiếu máu não của giới quan chức Việt - là khá mỹ mãn: rốt cuộc, Repsol không chịu nổi sức ép và đã phải bỏ của chạy lấy người - nhưng theo yêu cầu của phía Việt Nam, còn PVN của Việt Nam thì không những bị đình trệ kế hoạch khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ mà còn đang chịu nguy cơ phải bồi thường cho Repsol đến khoảng 300 triệu USD chi phí mà Repsol đã ứng ra cho hoạt động nghiên cứu thăm dò dầu ban đầu.


Không những thế, Trung Quốc còn chớm đạt được mục tiêu ban đầu, nằm trong cả một chiến lược dài hạn, là dần biến ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ tại Bãi Tư Chính thành ‘khu vực tranh chấp pháp lý’, làm nền tảng cho khả năng Bắc Kinh sẽ đưa hẳn những giàn khoan lớn vào khu vực này để cướp dầu của ‘đảng em’.


PVN từng kêu cứu ra sao?


Sau khi bị tàu Trung Quốc gây sức ép hai lần vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 tại Bãi Tư Chính, đến tháng 4 năm 2018 PVN buộc phải kêu cứu: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”. Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn”.


Hiện tượng PVN đăng tải nhận định về “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp” là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp.


Vào thời điểm kêu cứu trên, PVN có hai dự án lớn về dầu khí – liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.


Sau khi đã gây sức ép tại mỏ Cá Rồng Đỏ vào tháng Ba năm 2018, đến cuối tháng đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với tối hậu thư “cùng hợp tác khai thác dầu khí”.


Kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đã xảy ra, khiến giới chóp bu Việt Nam phải chịu nguy cơ mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần Biển Đông.


Nếu chấp nhận “hợp tác cùng khai thác dầu khí” với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, thậm chí có thông tin ngoài lề cho biết Bắc Kinh đòi chia phần đến 60% số dầu thô khai thác thuần túy là tài sản của Việt Nam, Hà Nội sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và PVN dĩ nhiên phải chia sẻ một phần, nếu không nói là một phần lớn, lợi nhuận cho tên kẻ cướp đó.


Nhưng nguy cơ không chỉ có thế…

2025 hết sạch dầu!


Khi mùa xuân ủ rũ của năm 2019 sắp nhoài đến, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.


Ngay cả mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn suy kiệt.


Còn nếu tốc độ khai thác dầu thô gấp gáp hơn nữa để tăng số thu cho ngân sách đảng, “deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3 năm tính từ năm 2018, tức đến năm 2021 - trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.


Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là đến năm 2021 nền ngân sách hộc rỗng của chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 - 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ ‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.


Cùng với ba tử huyệt nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng và thâm thủng ngân sách đang lộ ra ngày càng rõ, triển vọng trữ lượng dầu khí cạn kiệt chỉ trong ít năm nữa cộng với cú ‘tống tiền’ của ‘đồng chí tốt’ Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính đã bồi thêm một điểm chết nữa mà có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ của chế độ cầm quyền tại Việt Nam trước thời điểm năm 2025.

Phạm Chí Dũng




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 143 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 26 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.