VN tiến gần tới đích XHCN- Trang bị tư tưởng, tượng đài HCM, Các Mác Lê Nin để
07.06.2020 11:31
4 đứa trẻ ở Đắk Lắk ăn cơm nguội với ve sầu Trước thông tin gia đình 4 cháu bé ăn cơm nguội với ve sầu khiến cộng đồng mạng thương xót, lãnh đạo huyện Krông Pắk nói rằng không đến nỗi thiếu ăn, trẻ dùng ve sầu do sở thích.
Vụ 4 anh em ăn cơm nguội với ve sầu ở Đắk Lắk: PCT huyện nói do sở thích
Những ngày qua, hình ảnh 4 đứa trẻ trong bộ dạng lem luốc, đang phải ăn cơm nguội với ve sầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Bức hình này được chia sẻ với hình ảnh 4 đứa trẻ trong căn bếp tồi tàn, xung quanh chỉ toàn nền đất và tường phên, không có nổi 1 cái bàn. 4 em nhỏ trong bộ dạng đầy nhếch nhác, chân tay mặt mũi đều lấm lem bùn đất. Một em nhỏ cầm trên tay bát cơm nguội với thức ăn duy nhất là những con ve sầu.
Theo ông La Văn Giang, Bí thư đoàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, những bức ảnh này do chính ông chụp cách đây vài ngày tại làng Mông, thôn 12, xã Vụ Bổn. Ông từng đăng tải chúng lên mạng xã hội cùng bài viết:
"Bữa cơm của bạn có gì, còn các em chỉ có cơm nguội và ve sầu thôi ạ! Trong chuyến khảo sát tại làng Mông, thôn 12 để chuẩn bị cho chương trình Trung thu sắp tới, mình vô tình gặp cảnh 4 cháu nhỏ đang nấu ve sầu mới đi bắt về để ăn sáng (chỉ nấu chứ không phải chiên vì không có dầu ăn). Ngày Tết Thiếu nhi mà các cháu không biết là ngày gì, không biết cái bánh, kẹo nó vuông tròn ra sao...
Mình có hỏi bố mẹ các cháu đâu? Các cháu nói tiếng Kinh chưa sõi, chỉ biết là bố mẹ đi trồng mì từ sáng sớm ở trên đồi, cơm nguội nấu từ tối hôm qua để sáng các cháu ăn nhưng không có thức ăn...", ông Giang chia sẻ.
Ông La Văn Giang cho biết, 4 đứa trẻ trong ảnh là thành viên của một gia đình có 6 con. "Bố mẹ các em đi làm nông trên rẫy cả tuần mới về, để tiền mua đồ ăn cho mấy anh em tự xoay sở".
Nhìn khuôn mặt ngây thơ, non nớt, thậm chí còn nhem nhuốc, lấm lem, xúc vội miếng cơm chỉ có vỏn vẹn vài con ve khiến nhiều người không khỏi cay khóe mắt.
Hóa ra đâu đó trong xã hội vẫn còn nhiều nơi khó khăn, những hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo, đáng thương đến như vậy. Nếu không đi vào thực tế, chắc chẳng mấy ai hiểu cuộc sống của những người này ra sao, khổ cực đến mức nào.
Ngay khi chia sẻ, bài viết hiện vẫn đang nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cư dân mạng. Nhiều nhà hảo tâm, tình nguyện đã đứng lên kêu gọi giúp đỡ hoàn cảnh của các em.
Sau khi nắm được thông tin, Phó chủ tịch huyện bà Ngô Thị Minh Trinh, cho biết, các em bé này là người dân tộc Mông, gia đình các em đều có nương rẫy đầy đủ, không phải thực sự thiếu thốn tới mức phải dùng ve sầu làm thức ăn.
"Sở thích của các cháu là như vậy. Hàng năm, hàng tháng, huyện đều tổ chức hỗ trợ những người khó khăn và không có chuyện người dân thiếu thốn tới mức phải lấy ve sầu làm thức ăn. Bí thư đoàn xã đưa thông tin lên mạng là muốn kêu gọi mạnh thường quân đóng góp thêm", trên VTC News dẫn lời bà Trinh nói.
Trong khi đó, ông Lê Viết Nhượng - Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn cũng cho biết, việc trẻ em vùng cao ở xã Vụ Bổn ăn ve sầu là chuyện hết sức bình thường, đây là phong tục, tập quán của người dân bản địa. Lãnh đạo xã này cũng từng ăn ve sầu như lũ trẻ.
Xót xa hình ảnh 4 đứa bé nhem nhuốc, ăn cơm nguội với ve sầu tại Đăk Lăk
4 đứa trẻ ở một vùng quê nghèo tại Đăk Lăk trong bộ dạng lem luốc, ăn cơm trắng trộn với ve sầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người xót xa.
Mới đây, những hình ảnh 4 đứa trẻ trong bộ dạng lem luốc, đang phải ăn cơm nguội với ve sầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Bức hình này được chia sẻ với hình ảnh 4 đứa trẻ trong căn bếp tồi tàn, xung quanh chỉ toàn nền đất và tường phên, không có nổi 1 cái bàn. 4 em nhỏ trong bộ dạng đầy nhếch nhác, chân tay mặt mũi đều lấm lem bùn đất. Một em nhỏ cầm trên tay bát cơm nguội với thức ăn duy nhất là những con ve sầu.
Chia sẻ với VTC News, ông La Văn Giang, Bí thư đoàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, xác nhận những bức ảnh này do chính ông chụp cách đây vài ngày tại làng Mông, thôn 12, xã Vụ Bổn. Ông từng đăng tải chúng lên mạng xã hội cùng bài viết:
"Bữa cơm của bạn có gì, còn các em chỉ có cơm nguội và ve sầu thôi ạ! Trong chuyến khảo sát tại làng Mông, thôn 12 để chuẩn bị cho chương trình Trung thu sắp tới, mình vô tình gặp cảnh 4 cháu nhỏ đang nấu ve sầu mới đi bắt về để ăn sáng (chỉ nấu chứ không phải chiên vì không có dầu ăn). Ngày Tết Thiếu nhi mà các cháu không biết là ngày gì, không biết cái bánh, kẹo nó vuông tròn ra sao...
Mình có hỏi bố mẹ các cháu đâu? Các cháu nói tiếng Kinh chưa sõi, chỉ biết là bố mẹ đi trồng mì từ sáng sớm ở trên đồi, cơm nguội nấu từ tối hôm qua để sáng các cháu ăn nhưng không có thức ăn...".
Ông La Văn Giang cho biết, 4 đứa trẻ trong ảnh là thành viên của một gia đình có 6 con. "Bố mẹ các em đi làm nông trên rẫy cả tuần mới về, để tiền mua đồ ăn cho mấy anh em tự xoay sở", Bí thư đoàn xã Vụ Bổn nói.
Xót xa hình ảnh 4 đứa bé nhem nhuốc, ăn cơm nguội với ve sầu tại Đăk Lăk
4 đứa trẻ ở một vùng quê nghèo tại Đăk Lăk trong bộ dạng lem luốc, ăn cơm trắng trộn với ve sầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người xót xa.
Mới đây, những hình ảnh 4 đứa trẻ trong bộ dạng lem luốc, đang phải ăn cơm nguội với ve sầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Bức hình này được chia sẻ với hình ảnh 4 đứa trẻ trong căn bếp tồi tàn, xung quanh chỉ toàn nền đất và tường phên, không có nổi 1 cái bàn. 4 em nhỏ trong bộ dạng đầy nhếch nhác, chân tay mặt mũi đều lấm lem bùn đất. Một em nhỏ cầm trên tay bát cơm nguội với thức ăn duy nhất là những con ve sầu.
Chia sẻ với VTC News, ông La Văn Giang, Bí thư đoàn xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, xác nhận những bức ảnh này do chính ông chụp cách đây vài ngày tại làng Mông, thôn 12, xã Vụ Bổn. Ông từng đăng tải chúng lên mạng xã hội cùng bài viết:
"Bữa cơm của bạn có gì, còn các em chỉ có cơm nguội và ve sầu thôi ạ! Trong chuyến khảo sát tại làng Mông, thôn 12 để chuẩn bị cho chương trình Trung thu sắp tới, mình vô tình gặp cảnh 4 cháu nhỏ đang nấu ve sầu mới đi bắt về để ăn sáng (chỉ nấu chứ không phải chiên vì không có dầu ăn). Ngày Tết Thiếu nhi mà các cháu không biết là ngày gì, không biết cái bánh, kẹo nó vuông tròn ra sao...
Mình có hỏi bố mẹ các cháu đâu? Các cháu nói tiếng Kinh chưa sõi, chỉ biết là bố mẹ đi trồng mì từ sáng sớm ở trên đồi, cơm nguội nấu từ tối hôm qua để sáng các cháu ăn nhưng không có thức ăn...".
Ông La Văn Giang cho biết, 4 đứa trẻ trong ảnh là thành viên của một gia đình có 6 con. "Bố mẹ các em đi làm nông trên rẫy cả tuần mới về, để tiền mua đồ ăn cho mấy anh em tự xoay sở", Bí thư đoàn xã Vụ Bổn nói.
Buộc dân theo Mác-Mao, đảng hứa năm 2045 Việt Nam sẽ thịnh vượng! [1]
Trần Nguyên Thao (Danlambao) - CSVN phải “ngậm tăm”chịu phận đón “cánh hoa rơi” chỉ vì đàn anh phương Bắc theo đuổi mưu toan quấy động, xâm chiếm Biển Đông, đe dọa an ninh khu vực khiến cho các nhà đầu tư quyết định đặt nhà máy tại Nam Dương thay vì Việt Nam. Với Ba Đình, Trung Nam Hải tiếp tục áp dụng nhuần nhuyễn mẹo “đấm mõm” để Việt cộng ngày càng thêm lệ thuộc; trong lúc chính CSVN vừa muốn “đón bắt cơ hội” để có thêm tiền, vừa muốn giữ chặt tà thuyết Mác-Mao, làm cho dân nước tụt hậu, đói nghèo chỉ để duy trì quyền lực.
Để chuẩn bị cho đại hội đảng kỳ 13 sắp tới, các lãnh tụ đỏ ra sức ca tụng tà thuyết cộng sản vô thần và những gì ông Hồ sao chép từ nơi khác, được đám hậu duệ ca tụng như những tư tưởng vĩ đại, rồi “nhai lại” trước mỗi khúc quanh của chế độ chuyên quyền, chỉ để xác định rằng, Ba Đình kiên quyết đi theo con đường cộng sản độc tài toàn trị, đừng bao giờ hy vọng sẽ có đổi thay theo dân chủ đa nguyên. Chuẩn bị cho bước đường trước mặt, đảng cs hồi tháng 03 năm nay, tái khẳng định “kinh tế tập thể, hợp tác xã” là xu thế tất yếu [2]
Hàng chục năm nay, vì thị trường nước Tầu quá lớn, hấp dẫn nhà đầu tư và các nước Tây Âu làm ăn với Bắc Kinh. Nay thì, dù chưa hẳn đã hết đại dịch Covid-19, nhưng thế giới đã nhìn rõ hơn bản chất Trung Nam Hải chỉ là một cơ chế lừa lọc, ăn cắp sáng kiến, muốn làm bá chủ. Vi thế, cơ cấu kinh tế toàn cầu trong thời hậu Covid đang được hình thành; trong đó, đảng cộng sản Tầu sẽ được đặt phù hợp bản chất của nó.
Đối với Hoa Kỳ, cả hai chính đảng đều hợp lực chống lại chế độ Mafia Bắc Kinh. Trận chiến mới giữa Mỹ với đảng cs Tầu không còn đặt nặng về thương mại như trước thời Covid, mà phức tạp hơn nhiều so với chiến tranh lạnh ở thế kỷ trước (1946-1991).
Cứ xem cách Hoa Kỳ sống chết với Đài Loan, nối kết với Nam Hàn, ngăn mạn Đông Bắc không để Bắc Kinh dễ dàng tràn ra tuyến đường hàng hải có trị giá vận chuyển hàng hóa đến 5000 tỷ Mỹ Kim hàng năm, thì thấy rõ tình thế đang thay đổi.
75 năm liên tục, lúc nào Hoa kỳ cũng đồng hành với quốc đảo chưa đầy 24 triệu dân, có nền kinh tế thị trường trên diện tích gần 40 ngàn cây số vuông, nhằm kiềm chế hữu hiệu gần một tỷ rưỡi người trong lục địa Tầu cộng.
Ngay khi Nữ Tổng Thống Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 (20/05) Hoa Kỳ điều lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, có năng lực tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm, tấn công chính xác vào các mục tiêu trên mặt đất, hoạt động tình báo, do thám, trinh sát và cảnh báo sớm, cũng như có khả năng tác chiến đặc biệt và răn đe chiến lược trên toàn thế giới. Mỹ còn trang bị cho Đài Loan ngư lôi hạng nặng MK - 48 Mod 6 là vũ khí được phóng đi từ tầu ngầm. Năm ngoái Mỹ đã bán cho Đài Bắc nhiều chiến đấu cơ F16 và nhiều trang thiết bị quân sự khác, trị giá 8 tỷ Mỹ Kim.
Song hành với tuyên bố “bác bỏ” chủ quyền của Tầu về đường lưỡi bò 9 đoạn, Hoa Kỳ có Úc yểm trợ đang gia tăng sức mạnh Hải quân trong chính sách “Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do mở rộng” tại Biển Đông đưa đến sự hưởng ứng nồng nhiệt của các quốc gia ASEAN đang bị Bắc Kinh bắt nạt.
Trước đó, Bắc Kinh lợi dụng lúc các nước bận đối phó với đại dịch Covid, nên dùng sức mạnh quân sự quấy phá các nước khu vực ASEAN. Riêng với Việt Nam, Bắc Kinh nhằm phá đám không muốn thấy nhà đầu tư rời thị trường Hoa lục đem cơ sở sản xuất sang Việt Nam trong khuân khổ trật tự kinh tế mới sau đai dịch Covid-19.
Hôm 22/05 CSVN hô khẩu hiệu “đi tắt đón đầu” thành lập Ủy Ban Đặc Nhiệm mồi chài các nhà đầu tư hậu Covid, nhưng cho đến nay chỉ lượm được vài “cánh hoa rơi”. Trước đó 7 ngày (16/05), Policy Times đã loan tin 27 công ty Mỹ [3] rời Trung cộng đã chọn bãi đáp an toàn tại khu công nghệ rộng 4000 mẫu Tây thuộc miền trung tỉnh Java, Nam Dương.
Bất chấp có thể 50% doanh nghiệp phá sản [4], tình cảnh dân đang đói, vựa lúa đồng bằng Sông Cửu Long ngập mặn, nông ngư sản giảm sút (-2%), mọi thứ đình đốn, ngân sách thâm hụt, phải in thêm tiền khiến vật giá leo thang... CSVN tiếp tục say mê cho dân ăn bánh vẽ bằng Văn kiện Đại hội Đảng 13 với “vision” Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng năm 2045 (25 năm nữa) mới sánh vai được với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong khi quan thầy phương Bắc thực tế hơn nhiều: Hôm 22 tháng 05 Đai Hội Nhân Dân Toàn Quốc tuyên bố từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để quay về “slogan” “chống đói nghèo” [5].
Đã từ lâu các diễn tiến trên thế giới và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương diễn ra không đảo ngược, nhưng CSVN vẫn và tiếp tục “bán linh hồn” cho phương Bắc:
CSVN luôn nói giữ độc lập tài chánh, tiền tệ, tránh tình trạng Đô La và Vàng hóa trong thanh toán. Nhưng tháng 10-2018, CSVN đã cho đồng Nhân Dân Tệ của Tầu lưu hành tại 7 Tỉnh phía Bắc Việt Nam, làm hàng hóa của Tầu tràn vào Việt Nam dễ dàng hơn nữa, gồm cả nhập khẩu "chính ngạch" và "tiểu ngạch" thiệt hại về phía Việt Nam. Khi hàng hóa cùng với người Tầu lan tràn khắp hang cùng ngõ hẻm, thì lấy gì bảo đảm đồng Nhân Dân Tệ sẽ không chi tiêu lan rộng ngoài 7 tỉnh cho phép. Bắc Kinh đang ở vị thế “bất chiến tự nhiên thành” trong cuộc chiến xâm lăng tiền tệ.
Hôm 15/05, lợi dụng thời gian đại dịch Covid, CSVN thành lập Ban Quản Lý đặc Khu kinh tế Vân Đồn [6] nơi duy nhất có sân bay do tư nhân làm chủ, nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang - một vành đai” kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN – Trung cộng, hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Năm 2018, Hà Nội đã chủ ý thành lập 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phúc Quốc. Mục đích cho Trung cộng thuê 3 đặc khu này đến 99 năm với những đặc quyền về thuế, chính sách nhập cảnh. Lúc đó, nhiều cuộc biểu tình chống Dự luật đặc khu đã diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước vào tháng 6/2018. Dưới sức ép của dân chúng, cuối năm đó, Hà Nội cho ngưng việc này.
Nhiều ý kiến lo ngại chỉ một thời gian sau, khu kinh tế Vân Đồn sẽ bị người Tầu đòi trở thành khu tư trị, vì ảnh hưởng của Tầu tại Vân Đồn rất lớn.
Người Tầu hiện trực tiếp làm chủ hay nhờ người Việt đứng tên rất nhiều đất đai, kể cả những khu rừng rộng lớn đến nhiều khu phố khắp Việt Nam [7]. Đến 90% các đại dự án tại Việt nam đều trong tay người Tầu.
Mới đây, “đồng chí 4 tốt” đòi thêm 50 triệu Mỹ kim (hơn 1.100 tỷ) để vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này đã điều chỉnh tăng hơn 200% so với tổng mức đầu tư ban đầu, 8 lần chậm tiến độ so với cam kết.
CSVN chắc chắn nhìn ra, sau đại dịch Covid cuộc diện thế giới sẽ rất khác - một thế giới được diều hành bởi nghị trình kinh tế "thoát Trung". Bắc Kinh ra sức chống đối đòi hỏi điều tra dộc lập của 122 quốc gia về nguồn gốc virus Vũ Hán; việc này đương nhiên làm cho quan thầy của CSVN mang “ố danh” khó mà gột rửa.
Bối cảnh và cơ hội ngàn vàng để CSVN chọn hướng “thoát Trung” như giới chuyên gia và lòng Dân mong đợi cho lần may này cũng có thể vuột mất. Bởi vì đám giáo điều đang mạnh thế trong hàng ngũ Ba Đình, vẫn khát khao tiền tài, quyền lực, họ chỉ muốn dựa vào Bắc Kinh “cầm chừng” cho dù cả nước nghèo đói, tụt hậu, nhưng đảng viên vẫn hưởng thụ cảnh giầu sang là được.
Người nghèo vất vả mưu sinh, ve chai và rác cũng ít
TTO - Sài Gòn đang nắng chợt mưa. Bà lão nhặt ve chai chạy vội vào hiên nhà trú mưa. Đôi trai gái đang đi làm cũng vội vào nép mình, tần ngần nhìn bà lão, rồi trao ổ bánh mì là phần ăn trưa của họ.
Anh xe ôm ở TP.HCM giờ chủ yếu chỉ đợi người gọi chở hàng - Ảnh: MẠNH DŨNG
Cô gái trẻ vui vẻ bắt chuyện. Bà nói: "Sáng giờ lượm ve chai không được như hồi trước khi dịch dã cô ơi. Hổng biết có phải quán xá đóng cửa mà tự dưng đồ ve chai cũng ít hẳn".
Chúng tôi nhủ nhau phải tiết kiệm, thật tiết kiệm để vượt qua mùa dịch này. Tiết kiệm từ miếng ăn đến cái phiếu điện, phiếu nước. Rồi còn phải giữ gìn an toàn, bởi sau lưng chúng tôi còn cha mẹ già, con nhỏ ở quê nhà.
LÊ MỸ HÀ
Nhặt ve chai cũng khó
Những ngày này, chúng tôi đi đâu cũng thấy, cũng nghe chuyện người nghèo xoay xở mưu sinh.
Những người nhặt rác than thở: "Hổng hiểu sao rác ít hẳn?". Bác chạy xe ôm lắc đầu: "Giờ chỉ còn chạy giao hàng thôi, kiếm không bằng một phần ba bình thường". Chú sửa xe máy đầu hẻm cũng thở dài: "Sáng giờ người ngợm vẫn sạch bong, không dính miếng dầu nhớt nè. Mấy ai ra đường đâu mà bơm với vá"...
Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi nhiều nhất là những người đi nhặt ve chai. Cũng như bao người nghèo khác phải tìm mọi cách mưu sinh, họ "tìm tiền" trong rác để xoay xở cuộc sống hằng ngày. Bà Phạm Thị Hồng, tuổi 70, nhưng có thâm niên nhặt rác cả nửa đời người.
"Ông xã tui bệnh chết hồi mới 43 tuổi. Mình tui phải nuôi thằng con cũng bệnh tật triền miên. Ngày nào không đầy được xe ve chai là mẹ con không có cái bén lửa nồi cơm", bà Hồng kể thêm từ khi chồng bệnh, bà đã bán nhà để chữa bệnh cho chồng.
Và từ khi ông nằm xuống, hai mẹ con phải ra ở trọ suốt từ năm 1998 đến giờ.
"Từ khi có dịch bệnh, lượng rác ít đi hẳn. Xe thu gom rác cũng phân loại kỹ, cái gì bán ve chai được thì họ đã nhặt trước để kiếm thêm tiền, nên chúng tôi cũng chẳng còn được bao nhiêu", bà Hồng kể thêm cách xoay xở mưu sinh của bà hiện nay là ráng đi nhiều hơn.
Một ngày bình thường bà đi lang thang tìm ve chai khoảng 12 tiếng, giờ đi 16 - 18 tiếng. "Hỏi xoay xở sao à? Người như tụi tui chỉ biết ráng đi và đi nhiều hơn thôi, chứ làm gì bây giờ?".
Nhưng bà Hồng tâm sự cũng hay gặp lòng tốt. Người cho cái này, người cho cái kia. Có người dọn đồ nhà định bán ve chai, nhưng thấy bà tội quá nên họ cho không, thậm chí còn biếu thêm tí tiền, ít bánh.
Chị Thay và bạn gặp khó vì không còn bán đồ đồng nát cho đại lý được nữa - Ảnh: TÂM LÊ
"Ế lắm!"
Buổi trưa nắng gắt, trên đường Tô Hiệu, quận Tân Phú, chúng tôi gặp em Hà Trung Chỉnh đang cặm cụi xếp lại đống xoài trên vỉa hè. Em nói mấy chú bác cũng có nhắc nhở giữ an toàn nhưng cho bán để kiếm sống vì không vi phạm lệnh giãn cách xã hội.
Chỉnh mới 14 tuổi, học lớp 8 ở huyện Châu Thành, Tây Ninh.
Được nghỉ học dài hạn, cậu theo mẹ và anh trai lên TP.HCM bán trái cây kiếm sống. Ba mẹ con thuê phòng trọ trong hẻm đường Lũy Bán Bích. Hồi đầu họ cùng bán một điểm, nhưng mùa dịch dã này mẹ con chia ra hai điểm bán để kiếm thêm.
"Em cũng không biết nữa. Mẹ than dạo này ế ẩm quá", Chỉnh trả lời câu chúng tôi hỏi hết dịch có về quê học lại.
Gần 2 tiếng buổi trưa chúng tôi ngồi quan sát, cậu bé chỉ có một người khách ghé mua vài quả xoài. Giá 1kg xoài chín chỉ 10.000 đồng, nhưng ông chỉ mua vài quả rồi đi vội. Hình như ai cũng tiết kiệm.
Gần 11h đêm trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, chúng tôi vẫn gặp hai chị em Lê Mỹ Hà đang đẩy xe bán trứng vịt lộn dạo đi tìm khách. Đèn đường vàng vọt. Phố xá vắng bặt bóng người, chị em Hà vẫn cặm cụi đẩy xe với tiếng rao "ai trứng không..." lanh lảnh.
Hà tâm sự lo mai mốt dịch dã căng thẳng hơn, cấm luôn cả những người bán dạo kiếm sống như cô, nên chị em cố gắng đẩy xe ngày nào hay ngày ấy.
"Ế lắm anh ơi. Hồi chưa có dịch ngày bán được dăm bảy chục trái, giờ chưa được một nửa. Nhưng nằm phòng trọ thì lấy gì ăn?", Hà vừa tâm sự vừa kéo kín khẩu trang che mặt.
Khu trọ Hà ở Gò Vấp đa số là người từ miền Bắc vào. Dịch COVID-19 bùng phát, hầu hết vẫn trụ lại, cố gắng xoay xở kiếm sống. Cô bán rau, anh chạy Grab, bà nhặt rác, em bán cháo lòng... "Giải pháp" mưu sinh mùa dịch mà họ đều tâm sự giống nhau là ráng đi nhiều hơn và tiết kiệm hơn.
Với những người bán dạo như họ thì đi nhiều là lấy mồ hôi bù cho ế ẩm. Còn tiết kiệm thì chị em Hà chỉ nấu ăn một buổi vào đầu sáng mỗi ngày để tiết kiệm điện, nước và dành thời gian đi kiếm sống.
Bà Hồng đang gặp khó vì rất ít ve chai mùa dịch - Ảnh: MẠNH DŨNG
Khó khăn và nghĩa cử sẻ chia
Sau những ngày hạn chế ra đường, chúng tôi đi rảo chậm Hà Nội để ghi nhận nhịp sống phố phường mùa dịch. Đường Tây Sơn (Đống Đa) vốn thường ngày xe cộ chen nhau nhích từng phân, nay vắng hoe. Trời mưa phùn và rét nàng Bân.
Xế chiều, bên hành lang ngoài gò Đống Đa (quận Đống Đa), cụ bà Lương Thị Nhân, 74 tuổi, quê ở Đông Anh, Hà Nội lật đật tìm đường về chùa. Theo thói quen, bà vẫn ngóng xe buýt, nhưng xe giờ đâu còn nữa.
Anh bán hàng rong ngồi ven đường vắng khách, chỉ lối cho bà cụ: "Bà đi lối này không có đường đâu, phải quay lại đi vòng xa lắm, đi bộ thì bao giờ mới đến chùa!". Rồi anh này móc ví, dúi cho bà cụ tí tiền lẻ, bảo cụ mua gì ăn cho đỡ đói.
Nghĩa cử thật nhẹ nhàng và ấm lòng như "người ăn xin cho người ăn mày", niềm vui nhỏ giữa lúc khó khăn nhất này!
Chuyện đời của anh bán hàng rong Nguyễn Văn Bốn cũng rất cơ hàn. Đợt chưa dịch bệnh, mỗi ngày anh Bốn kiếm được 150.000 đồng, ngày may mắn được 200.000. Những ngày này, người đi lại trên phố thưa vắng, cả ngày anh chỉ bán được 50.000 đồng. Và hôm nay, anh chưa kiếm được nổi bữa cơm trưa bình dân.
"Tôi về quê bây giờ sợ vợ con bị ảnh hưởng dịch bệnh, vì mình đang lang thang ở vùng dịch mà. Nhỡ về quê, vợ con, anh em họ hàng có gì thì tôi ân hận suốt đời, ở lại thì không biết sẽ ra sao", anh Bốn lo lắng và ngồi thu lu bên chiếc balô quần áo cũ, bên cạnh cái rổ nhựa đựng hàng vặt nào bông tai, kẹp tóc, lược, móc khóa... mà tất cả vẫn còn đầy nguyên.
Hai hôm nay, anh Bốn may mắn nhận được một ít gạo, mì gói cứu đói của nhà hảo tâm, nhưng còn nặng lo tiền nhà trọ. Anh bịt kín khẩu trang, cố bước đi để bán được hàng trả tiền phòng trọ.
Những ngày này, chị Nguyễn Thị Thay và người bạn đồng nát tên Duyên kẹt lại ở khu nhà trọ đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân). Khi người dân trong phố được nghỉ làm vì dịch bệnh, dọn nhà cửa, hai chị cứ mải mê đi gom đồ người ta bán, giờ không còn xe về quê nữa.
Không về được quê đã đành, đồ gom về cũng không bán lại cho đại lý được vì họ cũng đóng cửa, giờ hai chị phải chất đầy lối đi nhà trọ.
Hôm chúng tôi gặp hai chị đứng nép ở bên ngoài điểm phát quà miễn phí của nhà hảo tâm trên đường Lương Thế Vinh. Một chị ngại ngùng không vào, một chị vào bên trong cũng chỉ bẽn lẽn nhận một túi quà.
"Tôi sợ nhận không phải của mình thì ngại lắm, thôi để cho người khác cần đến lấy. Cảm ơn nhà hảo tâm lắm, hai gói mì, hai quả trứng lại có xúc xích nữa, hai chúng tôi ăn bữa trưa ngon rồi" - chị Thay cười mà nỗi lo đầy trong ánh mắt.
Cậu bé Trung Chỉnh bán xoài phụ mẹ - Ảnh: M.DŨNG
Hi vọng khó khăn sẽ qua
"Tôi thương các em lắm, nhưng mình thật sự cũng đang gặp khó quá, không thể giúp được nhiều hơn. Chỉ hi vọng dịch dã qua mau, mọi thứ sẽ trở lại bình thường để bắt đầu lại cuộc sống" - anh T.V.N., chủ một quán ăn trên đường Trường Chinh, TP.HCM, tâm sự.
Anh kể quán đóng cửa nhưng mình vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng gần 70 triệu đồng mỗi tháng, nhất là từ tết đến giờ quán cứ ế ẩm dần cho đến ngày phải đóng cửa. Anh nói biết các nhân viên của mình "lăn ra đường" lúc này là khổ lắm, nhưng chính anh cũng phải đi mượn nợ để cầm cự qua mùa khó khăn chưa từng có này.
Phải nghĩ cách làm thêm để sống
Tâm sự với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Chi và mấy người bạn trọ ở đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân, TP.HCM, kể trước khi có dịch họ phụ bán quán ăn. Lương công nhật họ được mỗi ngày 180.000 đồng, chủ nuôi cơm 2 bữa và thi thoảng được khách tặng thêm ít tiền thối.
Từ tết đến giờ quán ế ẩm dần vì dịch bệnh, và đến khi quán đóng cửa theo chỉ thị thì họ hoàn toàn mất việc.
"Chủ quán chỉ hỗ trợ nổi chúng tôi mỗi người 200.000 đồng vì cũng gặp khó khăn, rồi nói hi vọng khi nào được mở quán sẽ gặp lại". Chi tâm sự thêm họ không có tiền dành dụm, nên chỉ xài dè sẻn được một tuần là hết tiền. Bạn bè ai cũng khó khăn như nhau, chẳng ai có thể mượn ai.
Chi bàn với bạn thuê xe cháo lòng của người đã về quê lánh dịch để đi bán sống qua ngày. Vốn bỏ ra ít, nhưng lại rất vắng khách mua.
"Tôi chỉ mong bán đủ ăn qua ngày, thậm chí ế thì còn cháo ăn trừ bữa, chứ chẳng mong gì lời lãi lúc này", cô gái quê Kiên Giang trải lòng.
TTO - 'Nhiều đêm tôi mất ngủ nhưng không phải sợ dịch bệnh, mà lo cho đội ngũ thợ thuyền của mình. Làm sao cho anh em đủ sống? Làm sao cho gia đình họ đỡ khổ? Làm sao để đội ngũ vẫn vẹn toàn sau mùa dịch...'.
MẠNH DŨNG - TÂM LÊ
Về giàu nghèo ở VN và giới tư bản mới
Quốc PhươngBBC Tiếng Việt
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionViệt Nam được đánh giá là quốc gia năng động trong khu vực Đông Nam Á
Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam xét trong tương quan so sánh giữa tầng lớp thống trị với giới bị trị hiện 'càng ngày càng doãng ra', theo một nhà nghiên cứu xã hội học từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 25/5/2018 từ Hà Nội, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, tác giả của cuốn sách 'Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay' mới xuất bản ở trong nước nói:
"Về phân cực, khoảng cách giàu nghèo ở đây, tôi không dùng thuật ngữ giữa nhóm thống trị và bị trị trong mô hình phân tầng, tất nhiên về hàm ý có thể mọi người đều hiểu như thế, có tên gọi của 9 tầng lớp, thì tôi gọi cụ thể tầng lớp lãnh đạo, quản lý, đương nhiên là dưới tầng lớp này là tầng lớp những người bị lãnh đạo, quản lý - về khoa học như vậy.
"Nhưng ngôn ngữ truyền thông có thể gây ra ý này, ý kia nên nhận thức nó không hay.
Thế nhưng cũng không sao cả, về khoảng cách ấy giữa giàu nghèo càng ngày càng doãng ra, cái này thì số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như vậy."
Tuy nhiên, vẫn theo nhà nghiên cứu này, nếu đi theo quy luật chung của phát triển, mà một điểm mốc được đưa ra để dự phóng là vào năm 2040, thì khoảng cách này sẽ có xu hướng 'thu hẹp lại', nhà xã hội học cho biết thêm:
"Còn dưới góc độ giữa các tầng lớp, theo một số chỉ báo thấy rằng nó thu hẹp lại, nhưng một số chỉ báo chưa rõ lắm. Tóm lại xu hướng tổng thể là công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng tiến tới điểm mốc, dự đoán tương lai là vào 2040, bao nhiêu thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp sẽ càng thu hẹp lại. Đấy là tiến bộ tự nhiên của các mô hình các nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa..."
Khi được đề nghị bình luận về nhóm tư sản và tầng lớp tư sản mới hiện nay ở Việt Nam, nhà nghiên cứu cho hay là ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và riêng về nhóm này, nhưng có thể có một số cảm quan từ trực cảm, Tiến sĩ Đỗ Thiên Kính nói tiếp:
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionĐang có di động xã hội khá mạnh giữa khu vực nông thôn và đô thị ở VN theo một số nghiên cứu.
"Họ là những người có nhiều tiền, nhiều tài sản, ở trên báo chí hàng ngày cũng thấy là các đại gia, những người lắm tiền, đương nhiên nguồn gốc (tài sản) có nhiều nguồn, đồng thời họ là nhóm những người giàu trong xã hội; dưới góc độ phân tầng, tất nhiên nó sẽ thể hiện ở nhóm đỉnh, nhưng đấy là trực cảm thôi."
Về quan hệ của nhóm tư sản, tầng lớp tư sản mới với vấn đề bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, nhà nghiên cứu bình luận:
"Từ trực cảm thì những người có tiền, có của như thế họ sẽ tạo thành những người giàu ở trên đỉnh, cách xa về tài sản nhiều hơn so với những người ở dưới, tuy nhiên rất khó để trả lời kể cả từ trực cảm về quan hệ này."
Về tương quan giữa tầng lớp tư sản, tư sản mới với nhóm những người đảng viên và đảng viên có quyền, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính cho biết:
"Quan hệ này cũng khó nói, ở trong cuốn sách của tôi cũng có thông tin về Đảng viên, thường những người ở tầng lớp cao sẽ có tỷ lệ là Đảng viên nhiều hơn là ở tầng lớp dưới.
"Ví dụ như tầng lớp lãnh đạo, quản lý, thì tiêu chuẩn gần như là phải là Đảng viên thì mới được làm lãnh đạo, thành ra tỷ lệ Đảng viên ở các tầng lớp cao, lãnh đạo chiếm rất nhiều, nhiều hơn tầng lớp dưới, ví dụ so với nhân dân chẳng hạn, trong công trình của tôi cũng có các thông tin như thế.
"Tôi không nhớ chính xác, nhưng có sự chênh lệch rất là lớn, bởi vì đây là Đảng lãnh đạo, nên đương nhiên là phải có tiêu chuẩn đảng viên mới đưa vào tầng lớp lãnh đạo."
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cho hay chưa có nhiều nghiên cứu đặt vấn đề để quan sát nhóm có 'đặc quyền, đặc lợi' trong xã hội Việt Nam hiện nay, liên quan tới các vấn đề về phân tầng và di động xã hội, về phân cực giàu nghèo.
"Đối với bản thân tôi, kể cả có kinh phí cũng chịu, chẳng nghiên cứu được, kể cả Chính phủ có cho phép cũng chịu, dính đến luật pháp, Tòa án tìm chứng cứ còn khó, nghiên cứu sao được," ông nói.
Bình luận về quan hệ giữa nhóm tư sản, tư sản mới, những người có nhiều tài lực với những người thuộc nhóm quan chức, lãnh đạo, nhà xã hội học nói:
"Cái này ở thế giới họ có phân tích quan hệ, cuốn sách của tôi chỉ trình bày vấn đề này ở phần lý thuyết, trong xã hội học thế giới, lý thuyết thì có quan hệ, có tầng lớp elite (tinh hoa), nó có elite về tư sản, hai nhóm này của tầng lớp elite có quan hệ lẫn nhau.
"Nhưng ở Việt Nam thì không xác định được, kể cả chân dung cụ thể của tầng lớp lãnh đạo, quản lý như muốn được trình bày mà đã không nói được, lại càng chia nhỏ nữa, thì điều này bất khả thi trong nghiên cứu."
Bản quyền hình ảnhANADOLU AGENCYImage captionMột chiếc xe Cadillac Escalade trưng bài ở Seoul - hình chỉ có tính minh họa. Câu chuyện bà Quỳnh Anh, một trưởng phòng ở Sở Xây dựng Thanh Hóa 'sở hữu xe Cadillac Escalade trị giá 6 tỷ VND năm 2017 đã được truyền thông VN nhắc đến
Tuy nhiên về mặt trực cảm, nhà nghiên cứu bình luận:
"Trực cảm, tôi cũng chỉ biết qua trên báo mạng thì các đại gia, hay các quan chức có sự bắt tay nhau, đó là thông tin trên báo mạng mà ở Việt Nam thì đầy ra.
"Ý kiến của tôi cũng như đa số những người đọc báo, những người dân bình thường thì đều thấy nói quan chức nhà nước có 'sân sau' chẳng hạn, tức là có các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hay là đại gia bắt tay với giới quan chức để lợi dụng chính sách chẳng hạn, ví dụ như thế trên báo không thiếu."
Theo nhà nghiên cứu, chuyển động và hình thành của nhóm trung lưu trong cấu trúc xã hội Việt Nam tới đây, trong đó có mối liên hệ với chuyển động của nhóm nghèo, cũng là một vấn đề được quan tâm.
Cấu trúc xã hội Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển dịch từ mô hình kim tự tháp hiện nay sang mô hình quả trám. Và dự phóng cho rằng sự dịch chuyển này càng diễn ra thuận lợi cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thì việc nhóm nghèo càng giảm dần, nhóm trung lưu sẽ càng có cơ hội cải thiện về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên việc chuyển đổi cấu trúc xã hội này ra sao có liên quan tới chuyển đổi hiệu quả trong cơ cấu, thành phần kinh tế cụ thể như thế nào.
Trước câu hỏi vấn đề phân cực giàu nghèo và khoảng cách này sẽ có thể thay đổi ra sao nếu Việt Nam chuyển đổi từ mô hình thể chế chính trị một đảng cầm quyền hiện nay sang mô hình dân chủ hóa, đa đảng với nhiều chủ thể tham gia hơn vào quản lý đất nước, tức là với một thay đổi về cơ cấu, thể chế chính trị, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính đáp:
Bản quyền hình ảnhEMPICSImage captionCông nghiệp hóa và hiện đại hóa, kể cả đô thị hóa là những nội dung trong lộ trình phát triển quan trọng của Việt Nam hiện nay.
"Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của các nước, kể cả các nước khác mà đâu phải chỉ có một đảng mà có nhiều đảng, một đảng hay nhiều đảng thì hướng xây dựng quốc gia bao giờ cũng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì một đảng cũng theo hướng như thế.
"Và hơn một đảng cũng theo hướng như thế, vì quy luật phát triển của các nước để tiến tới đạt được mức cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cấu trúc xã hội cũng như vậy, nên khó mà nói tới tương quan giữa một hay nhiều đảng với bất bình đẳng xã hội, chỉ có làm ở tốc độ nhanh hay chậm thôi, còn một đảng hay đa đảng bình đẳng hơn thì không có cơ sở," nhà xã hội học nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ Hà Nội.
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau.
Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp còn khá lạc hậu lại bị Tàu Cộng xúi giục mang quân đánh miền Nam giết chết gần 5 triệu đồng bào trong chiến lược do TQ đề ra "Đánh Mỹ đế người VN cuối cùng để nhường lãnh thổ cho người anh em TQ", vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách CS do TQ chỉ đạo của
nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá - lương - tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
Nguyên nhân chủ quan: sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất vẫn chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
Đặc điểm cố hữu của khá nhiều người Việt: Lười nhác, bê tha, ăn xổi, trông chờ, tư duy nông nghiệp lạc hậu, hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, suy nghĩ phó thác, cầu may, tỵ nạnh, thờ ơ, làm việc thiếu hiệu quả, năng suất lao động thấp, quản lý kém, không có tư duy kinh doanh, bạc nhược, thiếu ý chí vươn lên, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh làm giàu, ham mê cờ bạc, rượu chè, say xỉn và các thú vui khác...
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010:
“
Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [2]
”
Tính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15 Mỹ kim/tháng cho mỗi gia đình.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số.[4] Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế.[4] Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế.... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.[4] Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ từ 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Kết quả rà soát nghèo mới nhât (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012).
Hộ nghèo và cận nghèo tại các tỉnh, thành
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo tại các tỉnh, thành như sau:
Miền núi Đông Bắc: nghèo 17,39%, cận nghèo 8,92%
Hà Giang: nghèo 30,13%, cận nghèo 12,93%
Cao Bằng: nghèo 28,22%, cận nghèo 5,91%
Bắc Kạn: nghèo 20,39%, cận nghèo 11,25%
Tuyên Quang: nghèo 22,63% cận nghèo 13,50%
Lào Cai: nghèo 27,69% cận nghèo 11,61%
Yên Bái: nghèo 29,23% cận nghèo 5,33%
Phú Thọ: nghèo 14,12% cận nghèo 11,32%
Thái Nguyên: nghèo 13,76% cận nghèo 11,24%
Lạng Sơn: nghèo 21,02% cận nghèo 8,87%
Bắc Giang: nghèo 12,11% cận nghèo 7,56%
Quảng Ninh: nghèo 3,52% cận nghèo 2,59%
Miền núi Tây Bắc: nghèo 28,55%, cận nghèo 11,48%
Điện Biên: nghèo 38,25% cận nghèo 6,83%
Lai Châu: nghèo 31,82% cận nghèo 9,17%
Sơn La: nghèo 28,69% cận nghèo 10,53%
Hòa Bình: nghèo 21,73% cận nghèo 16,14%
Đồng bằng sông Hồng: nghèo 4,89% cận nghèo 4,58%
Hà Nội: nghèo 1,52% cận nghèo 3,55%
Vĩnh Phúc: nghèo 6,53% cận nghèo 4,71%
Bắc Ninh: nghèo 4,27% cận nghèo 3,75%
Hải Dương: nghèo 7,26% cận nghèo 5,39%
Hải Phòng: nghèo 4,21% cận nghèo 4,05%
Hưng Yên: nghèo 6,77% cận nghèo 4,88%
Thái Bình: nghèo 6,80% cận nghèo 3,68%
Hà Nam: nghèo 8,83% cận nghèo 6,95%
Nam Định: nghèo 6,72% cận nghèo 6,32%
Ninh Bình: nghèo 7,54% cận nghèo 6,77%
Bắc Trung Bộ: nghèo 15,01% cận nghèo 13,04%
Thanh Hóa: nghèo 16,56% cận nghèo 11,86%
Nghệ An: nghèo 15,61% cận nghèo 14,60%
Hà Tĩnh: nghèo 14,20% cận nghèo 15,32%
Quảng Bình: nghèo 17,36% cận nghèo 17,27%
Quảng Trị: nghèo 13,66% cận nghèo 12,11%
Thừa Thiên Huế: nghèo 5,95% cận nghèo 6,66%
Duyên hải miền Trung: nghèo 12,20% cận nghèo 9,32%
Đà Nẵng: nghèo 0,97% cận nghèo 3,56%
Quảng Nam: nghèo 18,19% cận nghèo 13,60%
Quảng Ngãi: nghèo 17,64% cận nghèo 9,76%
Bình Định: nghèo 11,62% cận nghèo 5,13%
Phú Yên: nghèo 15,69% cận nghèo 12,73%
Khánh Hòa: nghèo 5,56% cận nghèo 11,27%
Ninh Thuận: nghèo 11,20% cận nghèo 8,67%
Tây Nguyên: nghèo 15,00%, cận nghèo 6,19%
Kon Tum: nghèo 22,77% cận nghèo 5,77%
Gia Lai: nghèo 19,93% cận nghèo 6,16%
Đắk Lắk: nghèo 14,67% cận nghèo 6,99%
Đắk Nông: nghèo 17,55% cận nghèo 5,70%
Lâm Đồng: nghèo 6,31% cận nghèo 5,48%
Bình Thuận: nghèo 6,07% cận nghèo 3,47%
Đông Nam Bộ: nghèo 1,27% cận nghèo 1,08%
Bình Phước: nghèo 5,58% cận nghèo 3,52%
Tây Ninh: nghèo 2,97% cận nghèo 2,66%
Bình Dương: nghèo 0,0015% cận nghèo 0,00%
Đồng Nai: nghèo 0,91% cận nghèo 0,98%
Bà Rịa - Vũng Tàu: nghèo 1,71% cận nghèo 1,56%
Thành phố Hồ Chí Minh: nghèo 0,00033% cận nghèo 0,32%
Đồng bằng sông Cửu Long: nghèo 9,24% cận nghèo 6,51%
Phong trào xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Việt Nam để hiện đại hóa đất nước cạnh tranh quốc tế
Tượng đài Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, rộ lên những dự án xây dựng khổng lồ với kinh phí lên đến mấy trăm, thậm chí, mấy chục ngàn tỉ đồng như dự án xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam (11.000 tỉ đồng, tương đương với khoảng 550 triệu Mỹ kim), dự án xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc (271 tỉ đồng tương đương với hơn 13 triệu Mỹ kim), dự án xây nhà hát ở Hà Nội (117 tỉ đồng, tương đương với gần 6 triệu Mỹ kim), dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam tại Quảng Nam (411 tỉ đồng, tương đương với trên 20 triệu Mỹ kim). Gần đây nhất và cũng gây ồn ào trong dư luận nhất là dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh và quảng trường với quần thể kiến trúc chung quanh bao gồm đền thờ, đài tưởng niệm và viện bảo tàng tại tỉnh Sơn La với kinh phí lên đến 1.400 tỉ đồng (tương đương với 70 triệu Mỹ kim).
Báo chí ở trong nước cho biết, hiện nay trên cả nước đã có 101 tượng đài Hồ Chí Minh trong các khuôn viên trụ sở cơ quan và 31 tượng đài ở các trung tâm hành chính và chính trị. Theo đề án quy hoạch hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030, người ta dự định xây thêm 58 tượng đài nữa, trong đó có 14 dự án đã được chấp thuận ở các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Các tượng đài này được chia thành hai nhóm: Nhóm A đặt ở các trung tâm hành chính cao từ 4 đến 9 mét; nhóm B đặt trong khuôn viên các cơ quan hay trường học cao từ 1.5 đến 3 mét.
Trên báo chí cũng như trên các diễn đàn mạng, nhiều người gay gắt phản đối các dự án ấy. Tất cả đều xuất phát từ một trong hai lý do chính: kinh tế và thẩm mỹ.
Về phương diện kinh tế, hầu như mọi người đều có ý kiến giống nhau: đất nước còn nghèo, nợ công chồng chất; tất cả các bệnh viện đều quá tải; nhiều địa phương chưa có đường và cầu có đủ chất lượng để dân chúng đi lại; nhiều gia đình còn thiếu ăn thiếu mặc; trẻ con đi học còn thiếu trường thiếu lớp, việc xây dựng những tượng đài với hàng trăm hay hàng ngàn tỉ đồng như thế là phí phạm, thậm chí, phí phạm một cách tàn nhẫn, hay nói theo chữ của Giáo sư Ngô Bảo Châu, trên trang facebook của ông, “khốn nạn” hoặc có vấn đề về “thần kinh”.
Về phương diện thẩm mỹ, hầu hết các tượng đài được xây dựng lâu nay đều rất xấu. Các bức tượng Hồ Chí Minh ở đâu cũng hao hao như nhau: hoặc đứng vẫy tay chào hoặc ngồi đọc sách hoặc ngồi/đứng giữa các em nhi đồng/bộ đội/người dân. Tất cả đều theo những khuôn mẫu sáo mòn, không có chút giá trị gì về nghệ thuật cả. Nhiều bức tượng vụng về đến nổi không đúng với giải phẫu nhân thể. Hơn nữa, nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam còn lạc hậu, với những tượng đài lớn, người ta thấy rõ những vết nứt, những chỗ nổi bọt, độ dày mỏng không đều. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam cho “Việt Nam đang quá thừa các công trình tượng đài kém chất lượng”. Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn tại Úc, “Có thể nói rằng những công trình tượng đài đang ngự trị ở Việt Nam ngày nay, dưới cái nhìn của một người bình thường, là những hình tượng thô kệch, xa lạ, vô hồn, phi dân tộc, và lai căng.”
Thế nhưng, bất chấp sự phản đối của dân chúng, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương ở Việt Nam đều tiếp tục các dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Một câu hỏi cần được đặt ra: tại sao như vậy?
Lý do đầu tiên được nhiều người nhắc đến là để các viên chức chính quyền kiếm chác. Kiếm chác bằng nhiều cách: Một là nâng giá thành lên thật cao để hưởng các khoản chênh lệch; hai là nhận hối lộ từ các công ty trúng thầu; và ba là được hưởng khoản tiền “lại quả” từ các công ty trúng thầu ấy (nghe đồn lên đến khoảng 30% trên giá thành được tính). Với những sự ăn chận như vậy, hầu hết các công trình hay tượng đài đã hoàn tất đều có vấn đề. Có tượng xây chưa xong đã đổ sập; có tượng mới xây xong đã hư chỗ này nát chỗ nọ. Lý do thứ hai là tâm lý chơi nổi vốn rất phổ biến, càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Ở đâu, trong lãnh vực nào, người ta cũng tranh nhau giành các “kỷ lục”: Hết tô phở lớn nhất đến chiếc bánh chưng lớn nhất, đòn bánh tét dài nhất, con đường gốm sứ dài nhất, v.v…
Với tinh thần chơi nổi ấy, địa phương nào cũng muốn có những công trình hay những tượng đài được xem là hoành tráng nhất, nguy nga nhất bất chấp tình hình thực tế là phần lớn dân chúng tại địa phương còn bị xem là nghèo đói. Lý do thứ ba là nỗ lực thần tượng hoá Hồ Chí Minh. Thì từ cả năm bảy chục năm nay, tính từ năm 1945, có lúc nào đảng Cộng sản lại không thần tượng hoá, thậm chí, thần thánh hoá Hồ Chí Minh? Người ta xây lăng cho Hồ Chí Minh. Người ta ra lệnh làm thơ, viết văn, dựng kịch để ca ngợi Hồ Chí Minh. Người ta bắt treo ảnh Hồ Chí Minh trên bàn thờ mỗi gia đình. Người ta lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố lớn nhất nước. Và dĩ nhiên, người ta cho dựng tượng Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Nhưng có lẽ chưa bao giờ người ta cần Hồ Chí Minh như lúc này. Lý do là chưa bao giờ đảng Cộng sản bị nghi ngờ và phản đối như lúc này. Chưa bao giờ tính chính đáng (legimimacy) của đảng Cộng sản lại bị lung lay như lúc này. Dân chúng không những bất mãn trước các chính sách về kinh tế, xã hội, giáo dục của nhà cầm quyền mà còn đặt vấn đề về lòng yêu nước của giới lãnh đạo. Đối diện với sự sụp đổ của mọi niềm tin từ dân chúng, đảng và chính quyền phải cầu cứu đến uy danh của Hồ Chí Minh. Nhưng liệu chút uy danh của Hồ Chí Minh có đủ cứu họ không, đó mới là vấn đề.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học
Thành phố Vinh (Nghệ An) vừa khởi công xây dựng tượng đài Lenin tại vườn hoa đầu con đường mang tên nhà lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga.
Phối cảnh tượng đài Lenin tại thành phố Vinh, Nghệ An
ẢNH K.HOAN
Dự án xây dựng tượng đài Lenin được UBND thành phố Vinh phê duyệt chủ trương đầu tư. Theo đó, tượng đài được xây dựng ở khu vực vườn hoa đầu đường Lenin (phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) trên diện tích 3.040 m2, kinh phí hơn 8 tỉ đồng (bao gồm cả đài phun nước ở vòng xoay giữa ngã 5 gần khu vực tượng đài).
Khu vực vườn hoa đang được vây tôn để xây dựng tượng đài Lenin
ẢNH K.HOAN
Đây là vị trí đắc địa ở thành phố Vinh vì nằm ngay vòng xoay giao nhau giữa 5 tuyến đường: Lenin, Trường Thi, Lê Hồng Phong, Nguyễn Phong Sắc và Võ Nguyên Hiến.
Theo thiết kế, đế tượng cao 3 m, được làm bằng bê tông cốt thép, mặt ngoài ốp đá, mặt trước khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “LÊ NIN, 1870 - 1924”, mặt sau khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “Như là một dấu hiệu của tình bạn”., Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhAFPImage captionNông nghiệp Việt Nam hy vọng hưởng lợi nhờ hiệp định thương mại với EU
Kết quả biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối hôm 08/6/2020 cho cả hai hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) của Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9, đã mở ra một vận hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Diễn tiến này cũng tiềm ẩn không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức tự cải thiện, vươn lên nếu không muốn bị thua thiệt cạnh tranh ngay chính trên sân nhà, một chuyên gia về kinh tế và tài chính quốc tế từ Hà Nội nói với BBC hôm thứ Ba.
"EVFTA và EVIPA là hai hiệp định thế hệ mới và nó bao hàm ý nghĩa rất quan trọng là nó không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan cả đến quyền sở hữu trí tuệ, cả các điều kiện về sản xuất kinh doanh, về an toàn môi trường, về điều kiện cho người lao động, cũng như các yêu cầu về xuất sứ hàng hóa để từ đó đảm bảo việc Việt Nam xuất khẩu vào thị trường của Liên minh châu Âu (EU), đáp ứng được tiêu chuẩn của EU và từ đó được hưởng các lợi thế về thuế cũng như về các hạn ngạch xuất, nhập khẩu," PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính nói với BBC News Tiếng Việt hôm 09/6.
"Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam trước hết muốn sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, đặc biệt là với sản xuất và kinh doanh xuất, nhập khẩu cũng như đối với hoạt động đầu tư, thì phải rất lưu tâm đến các điều khoản của các hiệp định này, cũng như các điều kiện thực hiện hiệp định, để từ đó có thể được hưởng các ưu đãi."
EVFTA: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
Về điều gì mà giới doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhất trong hai hiệp định này, chuyên gia kinh tế từ Bộ Tài chính Việt Nam đưa ra nhận xét:
"Theo EVIPA, chúng ta biết rằng nó ưu tiên cho các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu vào Việt Nam, cũng tương đồng với việc các nhà đầu tư ở Việt Nam được hưởng ở trên lãnh thổ Việt Nam. Và khi mà nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào EU, thì cũng được hưởng các ưu đãi mà Liên minh châu, mà thực tế ở đây là từng quốc gia trong EU, có ưu đãi cho các nhà đầu tư của quốc gia họ như thế nào, thì các nhà đầu tư của Việt Nam cũng được hưởng như thế.
"Và vì thế việc đầu tiên là phải tìm hiểu và làm thế nào để Việt Nam đáp ứng được điều kiện của các hiệp định này để có thể hưởng được các lợi ích đem lại từ các hoạt động xuất, nhập khẩu, cũng như đầu tư, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, thì đó là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm nhất."
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionViệt Nam được cho là đi 'tiên phong' thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU
Từ cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa
Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được những khó khăn, thách thức, để có phương án chủ động nhằm tận dụng lợi thế, đồng thời tránh rơi vào tình trạng bất lợi 'ngay trên chính sân nhà' của mình, theo Phó Giáo sư Đinh Trọng Thịnh:
"Có thuận lợi thì cũng có thách thức, bao giờ cũng có hai mặt, thách thức lớn nhất là khi Việt Nam và EU đã có ký kết và có hiệu lực của những hiệp định này, mà có thể là bắt đầu ngay từ ngày 01/7/2020 này, thì rõ ràng việc hàng hóa của Liên minh châu Âu xuất khẩu sang Việt Nam cũng được giảm thuế và dần dần trong thời hạn 3-10 năm, thì hầu hết, khoảng 98%, các mặt hàng của EU được hưởng thuế xuất bằng không (0%).
"Mà trong đó, ngay lập tức từ 01 tháng Bảy này, khoảng gần 70% hàng hóa xuất khẩu của EU cũng đã được hưởng thuế suất thấp hoặc là bằng 0% hoặc tối đa bằng 5%. Còn lại trong một số hàng hóa, ví dụ như những hàng hóa liên quan sản phẩm nông nghiệp, hay là những phụ tùng, linh kiện, phụ kiện ô tô, xe ô tô nguyên chiếc v.v… thì vẫn giữ mức thuế tương đối cao trong thời hạn từ 3-10 năm thì se giảm về thuế suất bằng 0%.
"Rõ ràng như vậy, đối với hàng hóa của Liên minh châu Âu vào Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng mà họ có thế mạnh và có phẩm cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, đương nhiên đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà từ trước tới nay người Việt Nam vẫn mua, nhưng rõ ràng là chịu thuế suất cao do đó người ta cũng mua ít đi, do đó hiện nay, nếu chúng ta thực hiện những hoạt động của hiệp định tự do thương mại này, thì lúc đó thuế suất của các hàng hóa này giảm, hàng hóa này lại không bị khống chế về số lượng, vì thế, nếu bán được, họ sẽ xuất khẩu sang rất nhiều.
"Cho nên có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể gặp khó khăn không thể cạnh tranh được do việc chúng ta đang sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thiếu những giống cây trồng tốt, thiếu những công nghệ thiết bị hiện đại, thiếu đầu tư chiều sâu để từ đó đảm bảo phẩm chất, rồi tiêu chuẩn của hàng hóa, do vậy sẽ có những khó khăn nhất định trong cạnh tranh với một số mặt hàng của EU."
Đến cạnh tranh nhà máy, doanh nghiệp
Nhắc lại việc khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua, nhờ đó các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu sẽ có quyền được hưởng tất cả những lợi ích như nhà đầu tư của Việt Nam tại Việt Nam, kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, chuyên gia kinh tế và tài chính quốc tế lưu ý rằng giới đầu tư từ EU có thể còn có nhiều quyền khác nữa được hiệp định mới bảo hộ.
"Chính vì lẽ đó, cho nên họ có quyền được mua các cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp mà nó tương đối nhiều và họ cũng được quyền tham gia quản lý như đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Thứ hai nữa là đối với đầu tư trực tiếp, thì họ không bị khống chế giới hạn một cách quá đáng như hiện nay, do đó họ có thể đầu tư một cách rất nhanh, mạnh và không có giới hạn vào một số lĩnh vực nào đó.
"Và từ đó, những nhà máy, doanh nghiệp đó có thể cạnh tranh ngay với những nhà máy đang hoạt động trong từng lĩnh vực của Việt Nam, và nếu như các nhà máy và doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi, không chịu cập nhật kiến thức, không đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, không chịu nâng cao năng suất lao động, thì khi đó các nhà máy của các nhà đầu tư của EU sẽ đầu tư vào và họ sẽ thắng lợi.
"Và lúc đó, rõ ràng chúng ta biết là những nhà máy, những sản phẩm của Việt Nam có thể bị phá sản, không cạnh tranh được, rồi nền sản xuất mà chúng ta vẫn nói là 'nền sản xuất dân tộc' của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong nước sẽ bị ảnh hưởng và rõ ràng là Việt Nam có thể phụ thuộc vào các mặt hàng mà do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Liên minh châu Âu sản xuất ra.
"Tất nhiên về nguyên lý, hiện nay chúng ta cũng đang kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài và các đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam, nhưng rõ ràng nếu nó ảnh hưởng ngay đến các doanh nghiệp và ảnh hưởng ngay đến các lao động, việc làm, ảnh hưởng đến năng lực của các doanh nghiệp trong nước, thì đây cũng là một bài toán phải suy nghĩ."
'Vẫn hy vọng điều tích cực nhiều hơn'
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Đinh Trọng Thịnh, chính vận hội mới từ hai hiệp định thế hệ mới giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu cũng tạo ra lực đẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam với truyền thống năng động, sáng tạo, có thể tự nâng cao, thích ứng, phát triển và đó chính là điểm đáng hy vọng từ bối cảnh mới.
"Song rõ ràng chúng ta thấy có một điểm mạnh ở đây là nó tạo ra một sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam trong nước phải tự thay đổi mình, phải tự nâng mình cao lên ngang với tầm của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thế giới.
"Thì đây là điều cũng rất cần thiết, mặc dù chúng ta biết rằng có thể sẽ có một số doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh, phải phá sản. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ nâng mình lên.
"Từ kinh nghiệm hội nhập của Việt Nam từ mấy chục năm qua cho thấy Việt Nam cũng lo và cũng cảnh báo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhưng rõ ràng bản thân các doanh nghiệp còn lo hơn và vì thế họ cũng dễ thích ứng.
"Có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam rất năng động, linh hoạt và dễ thích ứng, vì thế cho nên cũng hy vọng rằng hai hiệp định EVFTA và EVIPA này sẽ có tác động tích cực nhiều hơn đến việc tái cấu trúc các doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.
"Từ đó, giúp nền kinh tế Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để từ đó Việt Nam có thể vượt qua được cái mà chúng ta vẫn nói là 'cái bẫy thu nhập trung bình, thì đó là cái mà chúng ta cũng đang hy vọng," Phó Giáo sư Đinh Trọng Thịnh binh luận với BBC hôm 09/6 từ Hà Nội.
Mời quý vị đón theo dõi phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn với chuyên gia kinh tế, tài chính quốc tế Đinh Trọng Thịnh, trong đó ông bình luận về cơ hội mà EVFTA và EVIPA đem lại cho Việt Nam trong việc đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, hàng hóa và khả năng giúp nước này giảm thiểu ra sao rủi ro khi lệ thuộc quá mức, bất hợp lý vào một thị trường 'truyền thống quan trọng' nào đó lâu nay.