Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với các cường quốc đối thủ.

Số lính dù Mỹ trên được vận chuyển từ khoảng cách xa hơn 8.000 km để thực hiện cuộc diễn tập nhảy dù đổ bộ xâm chiếm đảo ở Thái Bình Dương. 

Lính dù Mỹ ồ ạt tập trận đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Lính nhảy dù bay qua đảo Guam bằng máy bay không vận C-17. Ảnh: Thượng sĩ Richard Ebensberger

Hơn 400 lính nhảy dù Mỹ đã bay bằng máy bay không vận C-17 của không quân Mỹ, từ căn cứ Elmendorf-Richardson, bang Alaska đến căn cứ Không quân Andersen ở đảo Guam. Họ nhảy dù xuống chiếm giữ một sân bay để dọn đường cho các lực lượng tiếp theo trong tình huống chiến đấu thực sự.

Quân đội Mỹ ở Alaska cho biết: "Đây là hoạt động trên không lớn nhất tại khu vực trong thời gian gần đây". Hoạt động này là một phần nỗ lực của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm làm chủ các chiến thuật chiến tranh viễn chinh hiện đại để có thể vận hành tại Thái Bình Dương.

Lính dù Mỹ ồ ạt tập trận đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương - Ảnh 2.

Lính nhảy dù đang đáp xuống Căn cứ không quân Andersen, đảo Guam. Ảnh: Trung sĩ Divine Cox

Lực lượng tham gia tập trận chỉ được thông báo trước vài ngày để mô phỏng kịch bản xâm lược thực sự.

"Kịch bản đã kiểm tra khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong thế giới thực của chúng tôi và chứng minh rằng chúng tôi có khả năng triển khai đến bất kỳ nơi nào trong khu vực chịu sự quản lý của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương tại thời điểm này" - ông Christopher Landers, phát ngôn viên Lục quân Mỹ tại Alaska, nhấn mạnh.

Hoạt động này là một phần của các cuộc tập trận đang diễn ra ở quần đảo Marianas ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Đợt tập trận này diễn ra giữa lúc Mỹ và Trung Quốc căng thẳng về vấn đề tự do hàng không và hàng hải. Đồng thời, Mỹ muốn thể hiện sức mạnh nhằm phát thông điệp rõ ràng đến các đối thủ.

Trước đó, quân đội Mỹ đã chứng minh phạm vi hoạt động rộng thông qua các chuyến bay qua lại châu Âu và Thái Bình Dương vào tháng 5 -2020, có sự tham gia của máy bay ném bom B-52H Stratofortress và B-2 Spirit đóng tại Mỹ.

Lính dù Mỹ ồ ạt tập trận đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương - Ảnh 3.

Lính nhảy dù tại Căn cứ không quân Andersen. Ảnh: Trung sĩ Divine Cox

Lính dù Mỹ ồ ạt tập trận đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương - Ảnh 4.

Lính nhảy dù đang tập trận. Ảnh:Thượng sĩ Richard Ebensberger

Quân đội Mỹ khi đó cho biết hoạt động triển khai máy bay ném bom tầm xa nêu bật khả năng tiến hành chiến lược răn đe đồng bộ ở bất kỳ đâu trên thế giới của Washington.

3 nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ hiện hoạt động ở Thái Bình Dương và vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận tại đó.

Tư lệnh một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cho biết sự hiện diện của họ thể hiện cam kết của Washington đối với các đồng minh khu vực, chứng minh năng lực huy động sức mạnh chiến đấu nhanh chóng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và sẵn sàng đối đầu với tất cả thách thức nhằm các chuẩn mực quốc tế đang giúp khu vực ổn định.Gia Minh (Theo Buisiness Insider)

Mỹ đưa B-52 tới Biển Đông tập trận cùng 2 tàu sân bay

Dân trí Máy bay ném bom B-52 Stratofortress đã thực hiện chuyến bay kéo dài 28 giờ từ Mỹ tới Biển Đông để tham gia cuộc tập trận cùng hai tàu sân bay trong khu vực.
>>Cận cảnh tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông
>>Hai tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông
>>Tàu chiến Mỹ theo sát tàu khảo sát Trung Quốc trên Biển Đông

Mỹ đưa B-52 tới Biển Đông tập trận cùng 2 tàu sân bay - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Máy bay ném bom B-52 của Mỹ (Ảnh: AFP)

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ ngày 5/7 xác nhận một máy bay ném bom B-52 thuộc Phi đội ném bom 96 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 28 giờ đồng hồ, cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale ở bang Louisiana, Mỹ tới Biển Đông để tham gia cuộc tập trận phối hợp với 2 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan, trước khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.

“B-52 đã thực hiện sứ mệnh 28 giờ để thể hiện cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, trang web của Không quân Thái Bình Dương Mỹ đưa tin.

Trung tá Christopher Duff, chỉ huy Phi đội ném bom 96, cho biết sự hiện diện của máy bay ném bom B-52 trên đã cho thấy “năng lực của Mỹ trong việc triển khai nhanh chóng (máy bay ném bom) tới một căn cứ ở tiền tuyến và thực hiện các chiến dịch tấn công tầm xa”.

“Chuyến bay này cho thấy năng lực của chúng tôi trong việc triển khai (máy bay) từ căn cứ ở quê nhà để hoạt động ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và thực hiện các sứ mệnh”, Trung tá Duff cho biết thêm.

Hải quân Mỹ ngày 4/7 thông báo hai nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã cùng nhau tập trận tại Biển Đông. Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết trong quá trình tham gia tập trận không kích và phòng không, các tàu sân bay cùng các tàu hộ vệ thực hành kỹ năng ứng phó với “các cuộc tấn công có thể xảy ra của kẻ thù”.

Mỹ đưa B-52 tới Biển Đông tập trận cùng 2 tàu sân bay - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động tại Biển Đông ngày 4/7. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Cuộc tập trận của 2 tàu sân bay Mỹ đã được lên kế hoạch từ lâu, nhưng diễn ra trùng thời điểm Trung Quốc thực hiện cuộc tập trận trái phép gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, khẳng định cuộc tập trận của 2 tàu sân bay Mỹ lần này không phải là động thái đáp trả cuộc tập trận của Trung Quốc trong khu vực.

Các máy bay ném bom, bao gồm B-52, cùng các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân chiến lược, được xem là bộ 3 nền tảng vũ khí hạt nhân chính của Mỹ. B-52 có thể mang 31 tấn thuốc nổ bay xa hơn 6.400 km và có thể thực hiện sứ mệnh tác chiến một mình. B-52 cũng được xem là xương sống của lực lượng máy bay ném bom Mỹ và quân đội Mỹ dự kiến sử dụng máy bay này tới năm 2050.

Lần này, máy bay ném bom B-52 được triển khai trở lại tại Guam sau 3 tháng. Hồi tháng 4, quân đội Mỹ đã rút 5 chiếc B-52 từ căn cứ trên đảo Guam, đánh dấu lần đầu tiên máy bay ném bom chiến lược này bị rút hoàn toàn khỏi Guam kể từ năm 2004.

Việc tái triển khai B-52 tới Guam càng củng cố thêm chiến lược “triển khai lực lượng năng động” của quân đội Mỹ. Mục đích của chiến lược này nhằm cho phép Mỹ triển khai lực lượng quân sự một cách bất ngờ để đảm bảo rằng các đối thủ như Trung Quốc và Nga khó nắm bắt hơn.

Chuyên gia Wang Ya'nan nói với Global Times ngày 5/7 rằng việc Mỹ vừa triển khai B-52 vừa tiến hành tập trận tại Biển Đông không phải “chuyện tình cờ”, mà mục đích của Washington muốn phô diễn sức mạnh của lực lượng tấn công tầm xa, cũng như năng lực của tàu sân bay Mỹ.

“Bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông, Mỹ muốn rõ ràng muốn phô diễn lực lượng của họ trước Trung Quốc”, chuyên gia Wang nhận định.

Thành Đạt

Tổng hợp

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương

Dân trí Hình ảnh vệ tinh cho thấy Mỹ đã nâng cấp một căn cứ quân sự xa xôi tại Thái Bình Dương giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc leo thang.
>>Mỹ vạch chiến lược răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
>>Đô đốc Mỹ: "Trung Quốc đe dọa ổn định ở Ấn Độ - Thái Bình Dương"
>>Mỹ đưa lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trang War Zone đã đưa tin về những “cải tiến đáng kể” tại căn cứ quân sự bí mật của Mỹ trên đảo Wake - một trong những tiền đồn quân sự xa xôi nhất của Mỹ tại Thái Bình Dương, nằm giữa Nhật Bản và Hawaii.

“Hoạt động mở rộng đáng kể sân bay trên đảo Wake đã được bắt đầu từ đầu năm nay và vẫn đang được thực hiện ở thời điểm hiện tại”, War Zone cho biết, đồng thời đăng kèm những bức ảnh vệ tinh do công ty hình ảnh Planet Labs của Mỹ cung cấp.

Hoạt động nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Wake bao gồm cải tiến đường băng, xây dựng tại khu vực hậu cần ở phía bắc và mở rộng khu vực phía đông của sân bay.

Đảo Wake đóng vai trò như một sân bay dự phòng nếu không quân Mỹ phải lùi sâu về Tây Thái Bình Dương trong cuộc xung đột với một đối thủ ngang tầm. Hòn đảo này cũng được sử dụng như một căn cứ quân sự dự phòng giúp Mỹ triển khai các sứ mệnh tác chiến trên không để đối phó với mạng lưới chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc ở cách xa bờ biển nước này.

Là hòn đảo khó tiếp cận, phần lớn diện tích đảo Wake được Mỹ sử dụng để xây dựng đường băng đủ sức hỗ trợ các máy bay quân sự của Mỹ, một số hạ tầng sân bay và các khu vực lân cận.

Đảo Wake cũng là nơi Mỹ tiến hành một số vụ thử tên lửa với các bệ phóng đặt rải rác ở rìa phía nam. Đây cũng là nơi trung chuyển của các máy bay Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương và là điểm dừng chân của máy bay quân sự từ Mỹ tới châu Á.

Lầu Năm Góc đã rót hàng trăm triệu USD để nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược trên đảo Wake trong những năm gần đây. Đảo Wake nằm ngoài tầm tấn công của các tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc và Triều Tiên, trong khi đảo Guam, nơi đặt căn cứ không quân và hải quân quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương, nằm trong tầm tấn công của các tên lửa này.

Thông tin về việc Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Wake được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung tại châu Á - Thái Bình Dương đang tăng nhiệt, khi hai nước liên tục đưa tàu chiến tới khu vực này để tập trận.

Hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz của Hải quân Mỹ cuối tuần này đã được triển khai để tham gia cuộc tập trận chung tại Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tiến hành cuộc tập trận trong khu vực.

Sự khác biệt của các hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 25/6/2020 và 10/8/2016 cho thấy Mỹ đã nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Wake:

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 25/6/2020

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 10/8/2016

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 25/6/2020

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 10/8/2016

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 6

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 25/6/2020

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 7

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 10/8/2016

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 8

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 25/6/2020

Mỹ nâng cấp căn cứ quân sự chiến lược tại Thái Bình Dương - 9

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh chụp ngày 10/8/2016

Thành Đạt

Ảnh: Planet Labs

Mỹ đưa tàu sân bay và nhiều tàu chiến đến Biển Đông

Một tàu sân bay của MỹBản quyền hình ảnhU.S. NAVY/GETTY IMAGES
Image captionMột tàu sân bay của Mỹ

Hải quân Mỹ sẽ đưa hai tàu sân bay và một số tàu chiến đến Biển Đông trong những ngày tới để tham gia một cuộc tập trận quân sự, theo CNN.

"Hạm đội tàu sân bay tấn công chủ lực USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến hành đồng thời các hoạt động trên Biển Philippines và Biển Đông," Joe Jeiley, phát ngôn viên của Hạm đội 7 nói.

Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc

"Hoạt động của hai nhóm tàu sân bay ở Biển Philippine và Biển Đông mang đến cơ hội huấn luyện nâng cao cho lực lượng hải quân của chúng tôi, và khả năng tác chiến linh hoạt trong triển khai các hoạt động quan trọng khi được điều động phản ứng với các tình huống trong khu vực."

"Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm phản ứng lại bất kỳ sự kiện chính trị hay sự kiện nào trên thế giới. Hoạt động này là một trong nhiều cách mà Hải quân Hoa Kỳ thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương," CNN dẫn lời ông Joe Jeiley.

Cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nhưng chỉ diễn ra sau khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Các cuộc tập trận tại Hoàng Sa của Trung Quốc đã bị Mỹ, Việt Nam và các nước khác chỉ trích.

Mỹ và Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

"Mỹ đồng tình với các quốc gia bạn bè ở Đông Nam Á rằng: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động rất khiêu khích. Chúng tôi phản đối các yêu sách phi pháp của Bắc Kinh.", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter hôm thứ Sáu 3/7.

Ông Mike Pompeo cũng đăng lại trên Twitter phát biểu phản đối Trung Quốc của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Pompeo bình luận: "Trên Biển Đông và ở bất cứ nơi đâu, mọi quốc gia cần ủng hộ một trật tự tự do và cởi mở dựa trên luật pháp, truy trì quyền chủ quyền của tất cả các nước bất kể quy mô, quyền lực và khả năng quân sự."

Phát biểu của bà Hằng hôm 2/7 được ông Pompeo đăng lại nói: "Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần tuyên bố DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

Bốn kịch bản Bắc Kinh có thể thực hiện 'nếu bị VN kiện ra tòa quốc tế'

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

Biển Đông: 'TQ mượn gió bẻ măng' nhưng 'thời thế hiện không dễ cho họ'

Hôm 2/7, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng "các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là hành động mới nhất trong một chuỗi các hành động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông," theo CNN.

Cũng trong ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, chỉ trích hành động này sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp.

Hôm 1/7, Mỹ đã cử một tàu chiến được cho là chiếc USS Gabrielle Giffords xuất hiện ngay tại khu vực tàu khảo sát Trung Quốc đang hoạt động dưới sự hộ tống của một tàu hộ vệ tên lửa.

Quần đảo Hoàng Sa được cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Hoa Kỳ từ lâu cho biết Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo trên Biển Đông thông qua việc triển khai phần cứng quân sự và xây dựng các cơ sở quân sự.

Hải quân Hoa Kỳ đôi khi thách thức các yêu sách của Bắc Kinh đối với các đảo bằng cách thực hiện cái gọi là "Tự do hoạt động hàng hải", gần đây nhất là việc đưa tàu chiến tới Biển Đông vào tháng Năm.

Giới chức Mỹ cho biết các cuộc tập trận của quân đội Mỹ sẽ không được tiến hành gần với bất kỳ hòn đảo nào đang tranh chấp trong khu vực.

Trong khi Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động trong khu vực, hoạt động của hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - USS Nimitz và USS Ronald Reagan - đại diện cho một sự phô trương lực lượng quy mô và diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề Hong Kong.

Các phản đối của Mỹ và Việt Nam nhắm vào đợt diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông từ 1-5/7/2020. 

Chờ VN lên tiếng hành động cụ thể, Đặc nhiệm Mỹ tập trận nhảy dù tái chiếm Hoàng Sa giữa căng thẳng với Trung Quốc 

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đồn trú tại căn cứ không quân Yokota, Nhật, đã tổ chức tập trận liên hợp nhằm trau dồi nghiệp vụ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

Cang thang My - Trung anh 1

Đơn vị đặc nhiệm số 353 của Mỹ đồn trú tại căn cứ Yokota, Nhật Bản, tổ chức cuộc tập trận mang tên Gryphon Jet nhằm nối lại các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 2

Gryphon Jet là bài huấn luyện tích hợp tập trung vào cải thiện khả năng tương tác trong cộng đồng lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 17-26/6. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 3

Trong thời gian 10 ngày tập trận, đặc nhiệm Mỹ hợp tác cùng nhau thực hiện các bài tập nhảy dù ở độ cao lớn, độ cao thấp, đẩy nhanh hoặc làm giảm tốc độ để đưa các lính đặc nhiệm đến nơi họ cần đến. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 4

Trung tá Jason Hock, chỉ huy trung đội đặc nhiệm 21, cho biết về cơ bản cuộc tập trận là một phản ứng với Covid-19 cũng như đảm bảo sức khỏe cho các nhân viên hàng không. "Chúng tôi đã không thể duy trì các bài huấn luyện như trước do dịch bệnh". Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 5

Cuộc tập trận là một phần trong các hoạt động nối lại nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu định kỳ của quân đội Mỹ, sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 6

Một lính đặc nhiệm Mỹ đang điều khiển dù để hạ cánh tại vị trí được chỉ định. Ngoài đơn vị đặc nhiệm 353, cuộc tập trận còn có sự tham gia của biệt đội Seal, Hải quân Mỹ. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 7

Hoạt động huấn luyện chiến đấu thời hậu Covid-19 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc duy trì năng lực chiến đấu của các đơn vị, cũng như khả năng sẵn sàng phản ứng với các tình huống. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 8

Một lính đặc nhiệm nghiêng dù để chọn điểm tiếp đất. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 9

Cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay vận tải quân sự C-130, máy bay cất cánh thẳng đứng CV-22 Osprey, những phương tiện vận chuyển chuyên dùng của đặc nhiệm Mỹ. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 10

Một lính đặc nhiệm chuẩn bị tiếp đất dưới sự quan sát chăm chú của đồng đội. Chỉ huy đơn vị 353 cho biết cuộc tập trận là minh chứng cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị và nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ảnh: USAF.

Cang thang My - Trung anh 11

Lính đặc nhiệm Mỹ đu dây từ máy bay CV-22 xuống đất, một kỹ năng cơ bản trong các nhiệm vụ đổ quân ở độ cao thấp. "Chúng ta sẽ làm bất kỳ điều gì cần để bảo vệ Mỹ, Nhật Bản hoặc bất kỳ đồng minh nào của chúng ta trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", chỉ huy Hock nói. Ảnh: USAF. 


Đô đốc Mỹ: Không thể làm ngơ trước sự hung hăng của TQ ở Biển Đông ăn hiếp VN

Đô đốc James Stavridis cho biết thế giới không thể làm ngơ, dù đứng trước những lựa chọn khó khăn, trong bối cảnh Trung Quốc hành xử ngày càng hung hăng trên Biển Đông.

Giữa lúc thế giới phân tâm trong bối cảnh dịch bệnh, Bắc Kinh đang ngày càng trở nên hung hăng hơn, theo bài viết của đô đốc James Stavridis của Hải quân Mỹ, cựu tư lệnh các lực lượng NATO, trên Nikkei Asian Review.

Mới đây nhất, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân để gây sức ép lên các nước láng giềng. Trong tháng 4, tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam, hành động sau đó vấp phải sự lên án rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc chuyển hướng, ngày càng hung hăng

Cựu tư lệnh các lực lượng NATO vạch rõ rằng Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên sự hiện diện của tàu chiến Mỹ trong khu vực, thông qua các tín hiệu gây hấn, sử dụng máy bay và tàu chiến áp sát ở khoảng cách nguy hiểm, hay hướng radar điều khiển hỏa lực về phía tàu chiến Mỹ, tín hiệu chuẩn bị khai hỏa.

Sau khi kiểm soát thành công sự lây lan của virus corona và nhanh chóng tái khởi động nền kinh tế, Trung Quốc rõ ràng cho rằng họ ở vị thế có thể đưa ra các sáng kiến về kinh tế và quyền lực mềm nhằm lôi kéo các nước ít có liên quan tại Biển Đông.

Trung Quoc hung hang o Bien Dong anh 1

Đá Chữ thập, một trong các thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép. Ảnh: AFP.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ Biển Đông, từ bờ biển đại lục tới rìa ngoài của đường 9 đoạn phi pháp. Điều này có tác động quốc tế to lớn, bởi đây là vùng biển có giao thương hàng hải với khối lượng lớn, cùng trữ lượng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.

Bất chấp đường 9 đoạn đã bị Tòa trọng tài quốc tế tuyên bố là không có giá trị pháp lý từ năm 2016, cũng như sự phản đối quyết liệt từ các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực thi các tuyên bố chủ quyền phi pháp.

Mỹ từ lâu đã triển khai chiến dịch có tên "Tuần tra tự do hàng hải" (FONOP) nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp cũng như hoạt động xây dựng các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.

Đáp lại, Bắc Kinh ráo riết mở rộng sức mạnh của hải quân, bổ sung thêm nhiều tên lửa siêu thanh "sát thủ tàu sân bay", cũng như phát triển công nghệ tàu ngầm. Sự gia tăng nhanh chóng năng lực hải quân khiến Bắc Kinh tự tin hơn trong đối đầu với các cuộc tuần tra của Mỹ.

Lựa chọn khó khăn của thế giới

Chiến lược của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng, bởi những vấn đề mâu thuẫn nội tại của Trung Quốc. Trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực củng cố quyền lực, nhà lãnh đạo Trung Quốc cần duy trì sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu.

Khi tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, Bắc Kinh cần một lý do để quy tụ sự ủng hộ. Chiến lược hung hăng trên Biển Đông, với cách thức thể hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, trở thành lựa chọn của Bắc Kinh.

Phần còn lại của thế giới giờ bị đẩy tới những lựa chọn khó khăn. Không quốc gia nào muốn rơi vào cuộc chiến tranh lạnh toàn diện, hay thậm chí chiến tranh vũ trang, với Trung Quốc, đô đốc James Stavridis cảnh báo.

Trung Quoc hung hang o Bien Dong anh 2

Tàu USS Mustin (DDG 89) của Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Ảnh: Hạm đội 7.

"Thế nhưng, để tránh được nguy cơ này trong khi vẫn có thể chống lại yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông, sức ép về kinh tế, ngoại giao hay thậm chí răn đe quân sự là cần thiết", đô đốc James Stavridis nhận định.

Đô đốc Stavridis cho rằng Mỹ nên tìm kiếm sự lên án về ngoại giao chống lại Trung Quốc của các quốc gia Đông Nam Á, cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Về khía cạnh quân sự, các hoạt động tuần tra tự do hàng hải cần tiếp tục được đẩy mạnh, với sự tham gia của Mỹ, cũng như các đồng minh NATO như Anh và Pháp.

Một phần của chiến lược gây sức ép là về kinh tế, bao gồm vừa khuyến khích, nhưng đồng thời sẵn sàng trừng phạt nếu các hành động nguy hiểm của Trung Quốc tiếp diễn.

Cuối cùng, đó là sự đối đầu trên không gian mạng. Mỹ cần có lớp phòng vệ nghiêm túc trong bối cảnh Trung Quốc, với truyền thống sử dụng các nhóm tin tặc, nhiều khả năng sẽ tấn công mạng nhắm vào các cơ sở của Mỹ.