Bang Washington bắt được con ong bắp cày sát thủ đầu tiên của TQ đầu độc- Mỹ , Canada, Úc nhận hạt giống độc từ TQ
01.08.2020 23:02
01/08/2020 14:20:54 GMT+7Một con ong bắp cày châu Á khổng lồ, hay còn được gọi là ong sát thủ vì nó thường tấn công và tàn sát ong mật, đã lọt vào bẫy của các nhà nghiên cứu tại bang Washington, Mỹ.
Theo CNN, các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng đặt bẫy loài động vật xâm hại này để nghiên cứu và tìm cách ngăn chặn sự sinh sôi của chúng, sau khi con đầu tiên được phát hiện ở bang Washington năm ngoái.
Dài hơn 5 cm, loài ong này được đặt biệt danh "sát thủ" vì chúng thường tấn công và giết chết những con ong mật, hay thậm chí là cả con người.
Tới nay, mới chỉ có 5 con ong bắp cày châu Á được nhìn thấy ở bang, và đây là lần đầu tiên một con rơi vào bẫy.
Giới chức bang Washington hôm 31/7 xác nhận họ đã bắt được một con ong bắp cày châu Á từ chiếc bẫy được đặt ở vịnh Birch hôm 14/7.
Con ong bắp cày mới bẫy được ở bang Washington. Ảnh: WSDA.
"Điều này là rất đáng khích lệ vì nó cho thấy bẫy của chung tôi đang hoạt động hiệu quả. Nhưng nó cũng có nghĩa là chúng ta có nhiều việc phải làm", ông Sven Spichiger, nhà côn trùng học của Sở Nông nghiệp bang Washington (WSDA), chia sẻ.
Nhiệm vụ sắp tới của sở sẽ là đặt thêm bẫy và sử dụng camera hồng ngoại để xác định vị trí của các tổ ong. Những chiếc bẫy sẽ được thiết kế để bắt sống những con ong, và từ đó các nhà khoa học sẽ gắn thiết bị theo dõi lên chúng để xác định vị trí của tổ ong. Khi các tổ ong được tìm thấy, chúng sẽ bị phá huỷ.
Kế hoạch được kỳ vọng sẽ cho kết quả vào giữa tháng 9, trước khi những con ong chúa mới được sinh ra tại các tổ này.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định tại sao những con ong bắp cày châu Á lại có mặt ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Một trong những giả thiết là có thể chúng đã đến đây qua các container hàng hoá.
Giới chức nông nghiệp bang Washington đã kêu gọi nông dân nuôi ong mật cũng như người dân toàn bang báo khi phát hiện những con ong bắp cày khổng lồ, đặc biệt là trong giai đoạn tháng 8 và tháng 9, khi chúng tích cực đi kiếm ăn cho mùa sinh sản.
Những con ong bắp cày thợ có khả năng quét sạch một tổ ong mật chỉ trong vài giờ, và nọc độc của chúng cũng đủ khả năng giết các đối thủ lớn hơn, trong đó có con người. Tại Nhật Bản, loài này giết trung bình khoảng 50 người mỗi năm.
Theo Sơn Trần (Tri Thức Trực Tuyến)
TQ quyết tâm diệt Mỹ và nhân loại để độc chiếm địa cầu
Theo chuyên gia dịch tễ Nhà Trắng, Covid-19 ở Mỹ đã sang giai đoạn mới với tốc độ "lây lan khủng khiếp" ở cả thành thị, nông thôn. Số ca mắc và tử vong vì Covid-19 có thể tăng mạnh thời gian tới.
Nhấn để phóng to ảnh
Chuyên gia dịch tễ Nhà Trắng Deborah Birx (Ảnh: Reuters)
Covid-19 lây lan khủng khiếp
Trả lời phỏng vấn CNN ngày 2/8, chuyên gia dịch tễ Nhà Trắng Deborah Birx nói: "Chúng ta đang ở một giai đoạn mới. Những gì chúng ta thấy hiện nay khác với tình hình diễn ra hồi tháng 3 và tháng 4. Dịch đang lây lan khủng khiếp ở cả nông thôn và thành thị". "Đó không đơn thuần là những ca bệnh siêu lây nhiễm. Đó là các sự kiện siêu lây nhiễm và chúng ta cần chấm dứt tình trạng này. Chúng ta cần thận trọng hơn nữa", bà Brix cảnh báo.
Bác sĩ Brix khuyến cáo người dân Mỹ cần tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo y tế, thực hiện giãn cách xa hội. Bà nói thêm: "Tôi muốn nhắc nhở tất cả những ai sống ở nông thôn rằng: Các bạn không miễn nhiễm với virus này". Bà Brix khuyến cáo, những người sống trong các hộ gia đình chung sống nhiều thế hệ ở khu vực đang bùng phát dịch nên đeo khẩu trang trong nhà để bảo vệ người già và những người có bệnh lý nền.
Nhấn để phóng to ảnh
Hơn 4,7 triệu người Mỹ đã mắc Covid-19. (Ảnh: AFP)
Chuyên gia Nhà Trắng cho biết, giới chức liên bang đang phân tích báo cáo tình hình của từng bang để đánh giá xu hướng bùng phát trong các cộng đồng và từ đó cho rằng mỗi địa phương cần có những điều chỉnh để có biện pháp ứng phó phù hợp.
Tuy không đưa ra dự báo về số ca mắc và số ca tử vong vì Covid-19 trong thời gian tới, song bác sĩ Brix nhấn mạnh, điều này chủ yếu phụ thuộc vào cách ứng phó của các bang ở miền tây và miền nam - những điểm nóng bùng phát dịch hiện nay tại Mỹ.
Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại tại Mỹ với trung bình xấp xỉ 60.000 ca mắc mới mỗi ngày.
20.000 người có thể chết trong 3 tuần tới
Nhấn để phóng to ảnh
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại tại Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Theo mô hình dự báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), số người chết vì Covid-19 tại nước này có thể lên hơn 173.000 người trong 3 tuần tới.
Mỹ hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới bởi dịch Covid-19 với hơn 4,7 triệu ca mắc, trong đó hơn 154.000 người đã tử vong theo thống kê của Đại học Johns Hopkins (thậm chí hơn 157.000 người tử vong theo thống kê của Worldometer). Mô hình dự báo của CDC Mỹ cho thấy, số người chết vì Covid-19 tại nước này có thể lên hơn 173.000 người vào ngày 22/8 tới. Theo CDC, số người chết tại các bang như Alabama, Kentucky, New Jersey, Puerto Rico, Tennessee và Washington sẽ tăng.
Thống kê của Reuters cho biết, trong tháng 7, Mỹ có hơn 25.000 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong khi số ca mắc tăng gấp đôi tại 19 bang. Trên thực tế, số ca tử vong tại Mỹ đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong 2 tháng qua.
Chính quyền địa phương và giới chức y tế trên khắp nước Mỹ hối thúc người dân tiếp tục tuân thủ các quy tắc về giãn cách xã hội, đặc biệt ở giới trẻ khi số ca mắc ở độ tuổi này đang có xu hướng tăng. Trong khi một số bang ở miền nam dường như sắp chạm đỉnh dịch, các chuyên gia cho rằng, dịch có dấu hiệu diễn biến phức tạp ở khu vực Trung Tây.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái và hiện đã lan ra hầu khắp quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 18 triệu người mắc bệnh, gần 690.000 người tử vong.
Tại châu Á, chính phủ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 2/8 đã khôi phục các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở đô thị Manila và các khu vực lân cận. Quyết định được đưa ra sau khi Philippines ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 kỷ lục trong 4 ngày liên tiếp và đội ngũ y bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế nước này có nguy cơ sụp đổ.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, Thống đốc Tokyo Koike Yuriko cho biết có thể ban bố tình trạng khẩn cấp nếu số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng mạnh. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói, Nhật Bản đang cố gắng cân bằng giữa việc kiểm soát dịch bệnh và khôi phục kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Phong tỏa trở lại để ngăn dịch hay tiếp tục mở cửa cũng là vấn đề khiến giới chức châu Âu đau đầu khi Covid-19 có xu hướng tái bùng phát mạnh.
Ý kiến về TT Trump với Nhiệm kỳ thứ 2...
Buổi nói chuyện của Giáo sư Huỳnh Văn Lang, Cựu Bí Thư Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Giám Đối Viện Hối Đoái Quốc Gia Việt Nam (1955-1962)
với Luật sư Huỳnh Khắc Sử, Cựu Nghị Viên Tỉnh Vĩnh Bình về mật ước Thành Đô được ký kết vào năm 1990 giữa lãnh đạo CSVN và Trung Quốc
cùng đề nghị một phương cách với đồng bào hải ngoại chống đối mật ước này.
Buổi nói chuyện giữa Giáo Sư Huỳnh Văn Lang và Luật sư Huỳnh Khắc Sử được thực hiện vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2018 tại tư thất của Giáo Sư thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.
Một Phương Cách Chống Đối Mật Ước Thành Đô
https://www.youtube.com/watch?v=ZhrwgNvvht8
GS Huỳnh Văn Lang Tặng Thư Viện VN 2,000 Cuốn Sách
Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?
Không có George Washington thì không có nước Mỹ trên bản đồ thế giới ngày nay
Không có Abraham Lincoln thì người Mỹ gốc Phi châu không ngồi chung xe bus với người Mỹ da trắng
CV ,
email của Học Giả Huỳnh Văn Lang TT Trump với nhiệm kỳ 2.
Thưa các anh chị
Cách đây 2 ngày, anh học giả Huỳnh Văn Lang có điện thoại cho tôi. Hai anh em nói đủ các thứ chuyện với nhau. Mỗi lần anh học giả Huỳnh Văn Lang kêu tôi thì tôi rất vui mừng, vì anh Lang có khỏe thì mới điện thoại được,
Anh Huỳnh Văn Lang cùng tuổi với chị cả của tôi, anh năm nay 97 tuổi, còn chị cả của tôi qua đời được 2 năm nay rồi.
Anh Học Giả Huỳnh Văn Lang có bàn về TT Trump mà anh vô cùng kính phục.
Tôi có yêu cầu anh Lang viết cho tôi cảm tưởng của anh về TT Trump và ngày hôm nay, tôi nhận được email này và xin chuyển lại các anh chị để kính tường.
Tôi xưa nay hay gọi anh học giả Huỳnh Văn Lang là le Grand Manitou vì có 1 thời anh nắm rất nhiều quyền hành trong đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam.
Merci anh Lang. Je t’embrasse bien fort
Nguyen Thuong Vu
Tổng Thống Donald Trump với nhiệm kỳ 2.
a) Hầu hết trong các cuộc chạy đua vào nhà trắng, chính thành phần Đa số Thầm lặng (30-40%dân số) nầy định đoạt ai thắng ai thua, như kỳ 2016 và kỳ 2020 nầy càng quan trọng hơn.
Dân Chủ sai lầm hoàn toàn khi miệt thị phe Trump toàn là thất học, nghèo đói...
Sự thật lại khác, họ có rất nhiều người trí thức rất sáng suốt, cũng là những người biết yêu nước Mỹ với những giá trị văn hóa Kitô giáo của nó và nhận thức được cái thảm họa đang đe dọa cho sự sống còn cho nền văn minh nhân bản của Mỹ, đó là đảng CSTC.
Từ hơn 50 năm nay Đảng CS Trung hoa Hán tộc đã mưu đồ chinh phục nhân loại về một mối, mà nước Mỹ nầy là trở ngại chánh cần phải tiêu diệt trước bằng mọi cách mọi thủ đoạn..
b) Ngày 15 tháng 4, 2009, tham mưu của TCB là tướng Trì hạo Điền trong 1 hội thảo về chiến lược chiến tranh có hớ như sau: Đánh Mỹ với giặc qui ước thi thua thôi, giặc nguyên tử thi chết cả đám, chỉ giặc hóa học (vi trùng, vi khuẩn) là thắng được.
Giết được 1/2 dân Mỹ rồi thi di dân qua choán chỗ. Và lần lần choán hết, thanh lập 1 TQ thứ 2...và từ đó sẽ xăm chiếm cả thế giới một cách dễ dàng hơn!
Cho nên chúng ta có thể qủa quyết: dich virus Corana 19 nầy là một khí giới của đảng CSTC sản xuất ra và dùng để đánh Mỹ trong đợt đầu...chỉ có vậy thôi và TC đã nắm được yếu tố "bất thần", nhưng may mà không hoàn toàn.
c) Chúng tôi ủng hộ TT Trump vì nhận thấy ông là một nhà Đại Ái quốc, ý thức rõ ràng TC là hiểm họa tày trời cho nước và dân của ông và ông quyết tâm chận đứng và tiêu diệt mối hiểm họa nầy cho kỳ được.
Ông có đủ bản lãnh và uy lực để lãnh đao liên minh chống TC.
Đang khi đó thi Dân Chủ từ Clinton đến Obama đều ngu ngơ chẳng những không ý thức đâu là hiểm họa, mà còn ăn nằm với kẻ thù là khác, cứ hỏi họ đi (Clinton, Bush, Obama, Pelosi, Biden...).
Chúng tôi tin TT Trump là người có đủ tài đức để lãnh đạo trận chiến nầy.
Tài thì xem những thành quả 4 năm của ông thì rõ, không thể phủ nhận được, trừ phi không có cái đầu, mà cũng không có trái tim.
Còn đức thi theo chúng tôi TT Trump có thừa.
Vốn trong chánh trường, cái nghiệp cai trị dân..theo chúng tôi cái đức cao qui nhứt, cần thiết nhứt…. không cần phải (còn trinh, láo) như HCM, hay độc thân như Hitler, Có bằng TS như TT Wilson kỹ sư như TT Carter... mà là Yêu Nước!
Chinh cái đức Yêu Nước vĩ đại nầy đã giúp chúng tôi tha thứ tất cả những thiếu sót của ông, và cũng chinh vì quan niệm cái đức nầy mà chúng tôi triệt để không chấp nhận đảng DC khi nó chuyển về Tam Vô (vô gia đình, vô tín ngưỡng, vô tổ quốc) của Karl Marx, một cái đảng không yêu nước đi đến chỗ bán nước.
Ngoài ra đảng DC còn cập kè, nếu không nói là ăn nằm với BLM... để tàn phá các giá trị văn hóa truyền thống của tổ tiên ông bà để lại, trong đó có cả tin ngưỡng Kito giáo của chúng ta.
Thân thương !
HVL
50 bang của Mỹ đồng loạt cảnh báo hạt giống bí ẩn từ Trung Quốc
50 tiểu bang của Mỹ đều phát đi cảnh báo về các gói hạt giống đáng ngờ có xuất xứ từ Trung Quốc, yêu cầu người dân không gieo trồng các hạt giống lạ này.
Trong cuộc họp báo hôm 28/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các nhãn dán của China Post đã bị làm giả. Ông Uông yêu cầu USPS, dịch vụ bưu chính của Mỹ, gửi các gói bưu phẩm đến Trung Quốc để điều tra.
Bưu phẩm đựng các gói hạt giống có dán nhãn của China Post, tập đoàn bưu chính lớn tại Trung Quốc, CNN dẫn thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết hôm 29/7. Bên ngoài một số bưu phẩm ghi nhãn đựng trang sức hoặc đồ chơi.
USPS tuyên bố đang tham khảo ý kiến của các đối tác tại nhiều tiểu bang và địa phương trước khi đưa ra động thái mới.
Bưu phẩm đựng các gói hạt giống có dán nhãn của China Post. Ảnh: Twitter.
“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy đây chỉ là một chiêu trò lừa đảo. Theo đó, kẻ lừa đảo gửi hàng ngẫu nhiên cho nhiều người rồi tự gửi đánh giá sản phẩm để kích thích doanh thu”, USDA tuyên bố hôm 28/7.
Cơ quan này cũng cho biết Dịch vụ Kiểm tra Sức khoẻ Động thực vật (APHIS) đã phối hợp với Cơ quan Hải quan Bảo vệ Biên giới của Bộ An ninh để điều tra vụ việc.
Cơ quan Kiểm tra Thực phẩm Canada và nhiều đơn vị nông nghiệp tại địa phương cũng tiếp nhận báo cáo từ người dân để và tham gia điều tra.
Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng phát hiện những gói hạt giống lạ được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhấn để phóng to ảnh
Một gói hạt giống lạ được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc (Ảnh: Sputnik)
Ngày 28/7, một người đàn ông ở thành phố Miura, tỉnh Kanagawa gần Tokyo, Nhật Bản đã nhận được một bưu kiện chứa một chiếc túi. Bên trong túi có chứa hàng chục hạt giống, mỗi hạt có kích cỡ khoảng 2 milimet. Thông tin vận chuyển cho thấy gói hàng này được gửi từ Trung Quốc.
Các nhà chức trách tại Sở Bảo vệ Thực vật Yokohama cho biết từ cuối tháng 7, nhiều người trên khắp Nhật Bản đã liên hệ với cơ quan này để báo tin về việc họ đã nhận được các gói hạt giống khả nghi. Họ cho biết các gói này dường như được gửi từ nước ngoài và không có dấu hiệu cho thấy chúng đã được kiểm dịch.
Giới chức Nhật Bản kêu gọi người dân không trồng những hạt giống lạ, viện dẫn những lo ngại về an toàn sinh học.
Ngoài Nhật Bản, người dân tại nhiều nước khác cũng phát hiện các gói hạt giống bí ẩn từ Trung Quốc, gồm Mỹ, Canada, Anh và Australia. Các gói hạt này đã làm dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề an toàn sinh học và thúc đẩy các cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của chúng.
Ngày 28/7, giới chức nông nghiệp Mỹ phát đi cảnh báo về các gói hạt giống “khả nghi”, xuất hiện tại hơn 20 bang, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nhấn để phóng to ảnh
Người dân ở Illinois, Mỹ nhận bưu kiện gửi từ Trung Quốc chứa hạt giống lạ. (Ảnh: Rex)
Bang Florida, Mỹ đã ghi nhận hơn 630 trường hợp liên quan tới hạt giống lạ, trong đó một người đàn ông cho biết đã nhận được 3 gói hàng trong một tuần. Một phụ nữ tại bang Texas cũng nói đã nhận được hạt giống lạ từ tháng 4 và trồng những hạt giống này.
Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu những người nhận được hạt giống không gieo trồng chúng. Cơ quan này đã hợp tác với Cơ quan hải quan và Bảo vệ biên giới cùng các cơ quan liên bang khác tìm hiểu nguồn gốc của các hạt giống.
Các bang Virginia, Washington cảnh báo những hạt giống lạ có thể xâm lấn, mang lại mầm bệnh cho cây trồng địa phương hoặc gây hại với vật nuôi.
Khoảng 100 trường hợp đã được ghi nhận tại Anh liên quan tới các hạt giống lạ. Cơ quan Y tế Động vật và Thực vật thuộc Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Anh đang tiến hành điều tra thông tin về các gói hàng chứa hạt giống lạ trên khắp cả nước.
Jan Goward tại Eastbourne, Anh đã nhận được bưu kiện chứa hạt giống lạ thông qua đường bưu điện trong tuần này. Tuy nhiên, do không biết đây là hạt giống gì và có nguồn gốc từ đâu, Goward quyết định không trồng chúng.
Nhấn để phóng to ảnh
Những hạt giống khả nghi được gửi tới địa chỉ của Jan Goward. (Ảnh: Jan Goward)
Sau khi Goward đăng ảnh lên một nhóm dành cho những người làm vườn tại Anh trên Facebook, một thành viên trong nhóm đã liên hệ với cô. Người này cho biết cũng nhận được “cùng hạt giống, cùng gói hàng, cùng thời điểm” với Goward và hiện sống ở Bồ Đào Nha.
Tại New Zealand, một bưu kiện chứa hạt giống lạ cũng được gửi từ Zambia tới Auckland.
Các bức ảnh do những người nhận hàng hoặc giới chức các nước công bố cho thấy nhiều thông tin khác nhau. Một số bưu kiện được đóng dấu bưu điện Trung Quốc hoặc có chữ Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin ngày 28/7 cho biết các thông tin đề địa chỉ người gửi từ Trung Quốc trên nhãn của các gói hàng là giả mạo. Ông Wang nói rằng dịch vụ bưu chính Trung Quốc đã yêu cầu dịch vụ bưu chính Mỹ gửi trả lại các bưu phẩm cho Trung Quốc để phía Bắc Kinh điều tra.
Thành ĐạtTheo Sputnik, Guardian
Mối lo an ninh sinh học từ hạt giống bí ẩn
Sau Mỹ, một loạt quốc gia khác mở cuộc điều tra khi nhận được trình báo về bưu kiện chứa các gói hạt giống kỳ lạ dấy lên mối lo về an ninh sinh học.
Gói hạt giống lạ trong bưu kiện gửi từ Trung Quốc tới Mỹ
ẢNH: BỘ NÔNG NGHIỆP BANG WASHINGTON, MỸ
Nguồn gốc từ Trung Quốc ?
Chỉ trong vòng một tuần qua, hàng ngàn bưu phẩm chứa hạt giống không rõ nguồn gốc đã được gửi tới người dân ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, New Zealand và một số nước châu Âu. Bà Jan Goward sống ở hạt Đông Sussex của nước Anh mới đây nhận gói bưu kiện đề gửi từ Singapore. Mặc dù ở ngoài ghi là bông tai nhưng khi mở ra lại là một túi hạt giống kỳ lạ mà bà không hề đặt hàng. Gói hạt giống y hệt cũng được một người dân tại Tây Ban Nha trình báo.
Theo tờ The Guardian ngày 2.8, riêng tại Anh đã có khoảng 100 trường hợp như bà Goward. Tại Mỹ, những gói bưu kiện kỳ lạ được ghi nhận ở hàng chục bang khắp đất nước, trong đó bang Florida có tới 630 trường hợp. Thậm chí, một người cho biết nhận được 3 gói liên tục chỉ trong vòng một tuần. Bên ngoài bao bì được kê khai khác nhau, khi thì quà tặng, đồ chơi, lúc thì tài liệu hay bông tai. Phần lớn bưu kiện được ghi gửi từ Trung Quốc hoặc có ký tự tiếng Hoa và một số gửi từ Singapore, Kyrgyztan, Zambia hay Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Trước tình trạng này, đồng loạt 50 bang của Mỹ đã phát cảnh báo. Bộ Nông nghiệp Mỹ thì yêu cầu bất kỳ ai nhận được không trồng thử hạt giống bí ẩn mà phải liên hệ trình báo ngay với chính quyền, đồng thời cung cấp thông tin với cơ quan chức năng. Cơ quan Điều tra về sức khỏe động - thực vật (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đang phối hợp với các cơ quan liên bang, trong đó có Cục Hải quan và Biên phòng, nhằm điều tra các kiện hàng bí ẩn. Giới hữu trách Anh cũng đã tuyên bố mở cuộc điều tra.
Phản hồi về thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho hay chính phủ nước này xác nhận các gói hàng giả mạo được gửi qua dịch vụ bưu phẩm Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh đã đề nghị cơ quan bưu chính Mỹ gửi trả để điều tra thêm.
Gây hoang mang
Dù chưa bị tác động nhãn tiền nào nhưng những người nhận bưu kiện thừa nhận họ lo lắng, bởi lẽ tình trạng kỳ lạ được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Ông Gerard Clover, lãnh đạo bộ phận sức khỏe cây trồng thuộc Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh, cho rằng nếu không xác định được nguồn gốc và chủng loại của hạt giống sẽ rất khó bình luận nhưng bất cứ cái gì có khả năng trồng được thì cũng có thể là mối đe dọa. Dù vậy, ông không nghĩ đây có thể là khủng bố sinh học - tức sử dụng sâu bệnh và cây trồng để phá hoại kinh tế.
Theo tờ USA Today, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác định được 14 loại hạt như: hoa hồng, hoa dâm bụt, bắp cải, bạc hà, oải hương... và sẽ tiến hành xét nghiệm một số hạt giống trong bưu kiện bí ẩn mà người dân nhận được để nghiên cứu thành phần và đánh giá liệu có yếu tố nào đáng lo ngại đối với nông nghiệp và môi trường hay không.
Bà Robin Pruisner, quan chức phụ trách kiểm soát hạt giống tại Cơ quan Quản lý nông nghiệp bang Iowa (Mỹ), cảnh báo các gói hạt giống này có thể phủ chất gì đó làm hại cây trồng. Trong khi đó, ông Sid Miller, ủy viên nông nghiệp bang Texas (Mỹ), nhận định bưu kiện có nguy cơ mang yếu tố ngoại lai không an toàn, gây hại cho cây trồng lẫn vật nuôi bản địa. Ông nhấn mạnh những chủng thực vật xâm lấn dù nhỏ cũng có thể phá hủy nền nông nghiệp Texas.
Tại Anh, giới chức nông nghiệp nước này nhấn mạnh an ninh sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng nên giới hữu trách sẽ làm mọi cách để bảo vệ cây trồng cũng như vật nuôi của mình trước nguy cơ tiềm tàng từ những hạt giống lạ như trên.
Đến nay, vẫn chưa có kết luận chính thức nào về mối đe dọa từ các bưu kiện trên. Bộ Nông nghiệp Mỹ trước đó cho rằng có thể đây là một hình thức lừa đảo của người bán hàng nhằm làm giả phản hồi từ khách hàng. Tuy nhiên, sau khi hiện tượng lạ được ghi nhận khắp nhiều nước thì khuyến cáo đã được đưa ra mạnh mẽ hơn và cuộc điều tra cũng được mở rộng.
Nhà chức trách và cảnh sát cho rằng các gói hạt giống bí ẩn kèm ký tự tiếng Trung gửi đến các ngôi nhà trên khắp nước Mỹ có thể liên quan đến các trò lừa đảo khi mua hàng trực tuyến.
Trước đó, các quan chức ở 2 bang Utah và Virginia đã cảnh báo những cư dân nhận được gói hàng không được gieo trồng các hạt giống này, vì lo sợ chúng có thể là một loài xâm lấn.
Trong một bài đăng về những hạt giống lạ này trên Facebook, lực lượng Cảnh sát Nhà Trắng của bang Ohio cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu và có vẻ như những hạt giống này được gắn với một trò lừa đảo trực tuyến có tên là ‘brushing’”. Họ cũng bổ sung rằng: “Trò lừa đảo ‘brushing’ là chiêu trò các nhà cung cấp áp dụng để tăng xếp hạng sản phẩm và tăng khả năng hiển thị trực tuyến, bằng cách gửi một sản phẩm rẻ tiền cho những người vốn không đặt mua hàng và sau đó mạo danh người nhận để gửi những đánh giá tích cực, dưới danh nghĩa chủ tài khoản đã được xác minh”. Lực lượng này kêu gọi những người đã nhận được hạt giống liên hệ với họ để xử lý chúng.Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ Người tiêu dùng Bắc Carolina cho biết hôm thứ 27/7 rằng việc giao hàng có thể liên quan đến “trò lừa đảo trên Internet quốc tế”.
Cách thức hoạt động của trò lừa đảo là người bán cố gắng tăng xếp hạng sản phẩm của chính họ, bằng cách tạo tài khoản email giả để tạo hồ sơ Amazon trước khi mua các mặt hàng bằng thẻ quà tặng, rồi chuyển chúng đến một địa chỉ người nhận ngẫu nhiên. Chủ sở hữu của tài khoản sau đó được liệt kê là “người mua đã được xác minh” sau khi gói hàng được gửi đến địa chỉ, việc này cho phép họ viết đánh giá để nhận được số xếp hạng tích cực cao hơn. Cựu cố vấn kinh doanh của Amazon là ông James Thomson cho biết, sau bước này, sản phẩm của họ được đẩy lên thứ hạng cao hơn trên Amazon, theo một bài báo phát hành năm 2018 của tờ Boston Globe.
Tờ The Globe cho biết, một cặp vợ chồng ở Massachusetts vào năm 2018 liên tục nhận được các gói hàng bí ẩn từ Amazon, bao gồm máy tạo độ ẩm với cổng sạc USB và vòng cổ chó. Ngoài ra, dẫn lời các quan chức của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Sở Nông nghiệp bang Tennessee tuyên bố các gói hạt giống bí ẩn được gửi đến người nhận không mong muốn là một trò lừa đảo tên “brushing scam”.Ngày 27/7, Sở này thông báo: “Dù chúng tôi không có lý do để nghi ngờ rằng những hạt giống này được gửi đi với mục đích xấu, nhưng chúng tôi vẫn muốn thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để chắc chắn rằng không có một loài thực vật xâm lấn hoặc mang tính đe dọa nào khác được nuôi trồng ở đây”.
Các quan chức nhắc lại rằng mọi người không nên trồng chúng và cần gửi các gói hàng đến địa chỉ của cơ quan.Nếu có ai đã lỡ gieo những hạt giống này, họ nên “[kéo] các cây lên”, “cho chúng vào 2 lần túi và bỏ chúng vào thùng rác. Cũng không nên dùng chúng làm phân bón”, cơ quan này cho biết. Vụ việc đã khiến các chuyên gia quốc tế chú ý sau khi cư dân Lori Culley sống ở Tooele nói với FOX13 ở Salt Lake City rằng, cô đã nhận được 2 gói hàng nhỏ trong hộp thư của mình vào tuần trước, hầu hết các văn bản đính kèm đều bằng tiếng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhãn dán trên gói hàng lại nói rằng bên trong là bông tai.Cô Culley nói: “Tôi đã mở chúng ra và thấy chúng là hạt giống. Rõ ràng chúng không phải trang sức”. Cô nói rằng những hạt giống đã được gửi đến ít nhất 40 người xung quanh khu vực Tooele, nhưng cô chưa từng đặt mua hạt giống qua mạng. Du Miên heo The Epoch Times
Một người đàn ông ở thành phố Miura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản đã nhận được một gói hàng có chữ Trung Quốc chứa nhiều hạt giống "bí ẩn", mỗi hạt cỡ 2 milimet.
Các gói hạt giống mà người dân Nhật Bản nhận được có chữ Trung Quốc. Ảnh: NHK
Các quan chức thuộc Trạm bảo vệ thực vật tại Yokohama cho biết, họ đã nhận được phản ánh của người dân trên khắp đất nước về những gói hạt giống kể từ cuối tháng 7. Họ thông tin rằng, những gói hàng này dường như là từ nước ngoài và không có dấu hiệu đã qua kiểm dịch.
Hiện, các quan chức kêu gọi mọi người không được trồng chúng.
Các gói hạt giống "bí ẩn" cũng đã được báo cáo tại hơn 20 bang của Mỹ kể từ tháng 6, trong đó bang Virginia ghi nhận 1.000 người nhận được, phần lớn đóng dấu bưu điện Trung Quốc.
Sở Nông nghiệp nhiều bang như Washington, Louisiana, Virginia, Kansas, Utah hay Arizona đã phát cảnh báo người dân cần thận trọng với số hạt giống lạ này để không gây rủi ro cho ngành nông nghiệp hoặc môi trường, trước những lo ngại đây có thể là những loài thực vật xâm lấn - thứ phá hủy môi trường tự nhiên và các loài thực vật bản địa.
Các nhà chức trách ở Canada, Anh và Australia cũng đang báo cáo các trường hợp tương tự.
Chicago: Trồng gói hạt giống Trung Quốc cô Hoa Đỗ đông đặc phổi sau 3 ngày CDC khuyến cáo tử vong khẩn cấp.
Cảnh sát Chicago chính thức xác nhận một người Mỹ gốc Việt tên thường gọi là Anthea Hoa hay còn gọi cô Hoa Do vì hành vi gieo giắt mầm bệnh cho cả gia đình khi nhận được gói hạt giống từ Amazon gửi về trên đó có nhãn hiệu là chữ Trung Quốc và cô cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Sĩ quan cảnh sát trưởng Andrew Martin cho biết bắt giữ cô và chính thức phong tỏa căn hộ của nhà cô khi dính lứu đến vụ án nghiêm trọng gây mầm bệnh mới tại Chicago.
Theo các bác sĩ xét nghiệm trong các gói hạt giống có chưa chủng viruscorona mới với tốc độ lây lan nhanh chóng, cô Anthea Hoa được các bác sĩ chuẩn đoán nhiễm chủng viruscorona được 3 ngày nhưng xuất hiện triệu chứng đông đặc phổi nghiêm trọng.
Cô Anthea Hoa khai nhận rằng đã nhận được gói hạt giống từ Amazone cứ ngỡ là một người bạn giấu tên muốn gây điều bất ngờ nên đã đi trồng chúng, trong chúng rất giống những hạt điều đáng yêu.
Cô không hề hay biết trong gói hạt giống có chứa chủng mới của viruscorona với tốc độ lây lan nhanh chóng, sau 2 ngày tôi mới bị cảnh sát điều tra là đã trồng những gói hạt giống trên.
Theo xét nghiệm từ cơ quan CDC Chicago xác nhận các hạt giống này hoàn toàn nhân tại trong lớp vỏ của chúng chứa mầm bệnh SARS-nCoV-2 có thể nói những gói hàng này xuất phát từ Trung Quốc khi trên nhãn mác có chứa các dòng chữ sản xuất ở Trung Quốc nhưng bị giấu tên.
Có thể nói đây có thể là sự trả đũa của Trung Quốc khi phía Chính phủ Mỹ chính thức đuổi lãnh sự quán Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Mỹ cùng các công ty, xí nghiệp nhà máy.
Gia đình cô Anthea Hoa xác nhận nhiễm Viruscorona được 3 ngày khi gói hạt giống giao đến và cô đã trồng chúng ngay sau đó, hiện tại tình trạng của Bố và mẹ cô Anthea Hoa rất xấu khi phải dùng đến máy thở do phổi bị đông đặc nghiêm trọng.
Cơ quan CDC ra thông báo khẩn cấp tới tất cả các công dân nhận được gói hạt giống nói trên lập tức báo cáo với cảnh sát địa phương hoặc từ chối tất cả các gói hạt giống nếu cần thiết.
FBI nhận định đây là một trong những vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang âm thầm gieo giắt muốn hạ bệ Mỹ khi những hành động Của Donal Trump nhắm thẳng trực tiếp vào chính quyền Bắc Kinh.
Đức kêu gọi EU chống lại chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc
Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth đã lên tiếng thúc giục Liên minh châu Âu (EU) chống lại chiến lược “chia để trị” mà ông cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng trong khối.
Nhấn để phóng to ảnh
Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth (Ảnh: DPA)
Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Der Spiegel, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth cho rằng sẽ không có chuyện “mọi thứ vẫn diễn ra như thường” giữa EU và Trung Quốc sau các động thái của Bắc Kinh ở Hong Kong. Bộ trưởng Đức kêu gọi các nước EU không ngại trong việc bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc.
Trong bài báo, ông Roth cũng gợi ý rằng Đức sẽ đặt ra ưu tiên trong năm nay nhằm nâng cao năng lực của EU để chống lại chiến lược “chia để trị” mà ông cáo buộc Trung Quốc đang dùng trong khối.
Ngoài ra, ông Roth cũng đặt ra câu hỏi về sự phụ thuộc của các nước EU vào tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, nhấn mạnh các thành viên nên cân nhắc tới các nhà cung cấp châu Âu trước, liên quan tới thiết bị viễn thông 5G.
Trong một động thái được xem có thể khiến Trung Quốc "mếch lòng", ông Roth đánh giá Bắc Kinh là một đối thủ mang tính hệ thống và và gây ra thách thức với “nền tảng giá trị” của châu Âu. Ông cảnh báo rằng Trung Quốc có thể làm tổn hại tới uy tín và làm suy yếu cả khối nếu như các thành viên làm xói mòn chính sách của EU để đổi lại các thỏa thuận song phương được cho là "có lợi" với phía Bắc Kinh.
Ông Roth không nêu cụ thể các nước thành viên, tuy nhiên, theo SCMP, Hy Lạp trước đó đã không đưa ra các tuyên bố quan trọng nhằm chống lại hành vi quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Hungary được cho đã hạ bớt quan điểm phản đối của EU trong những diễn biến gần đây nhất ở Hong Kong.
Theo SCMP, việc đăng tải bài viết trên được xem động thái khá hiếm gặp từ ông Roth, vì thông thường các chủ đề liên quan tới Trung Quốc thường sẽ được Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chịu trách nhiệm.
EU đã có phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc trong năm nay, sau khi khối này cho rằng Bắc Kinh dường như thiếu sự minh bạch trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19. Các vấn đề trong việc thiết lập thỏa thuận đầu tư giữa khối và Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hong Kong dường như khiến quan hệ EU - Trung Quốc thêm căng thẳng.
Nếu để Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thế giới sẽ xuất hiện những biển Đông khác
TPO - Cộng đồng quốc tế hoặc tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc không. Nếu không, thì việc Trung Quốc “giữ làm của riêng” không gian rộng lớn này sẽ dẫn đến các yêu sách tương tự trên các đại dương trên thế giới.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Đó là nhận định của bài viết trên tạp chí The Strategist. Theo bài báo, việc quân sự hóa liên tục của Trung Quốc đối với nhiều thực thể nhân tạo ở biển Đông thì rất nhiều người biết. Ý nghĩa ít được biết đến nhưng có hệ quả cao của việc quân sự hóa này là nó giúp gia tăng khả năng thi triển sức mạnh của Trung Quốc, không chỉ kiểm soát các rạn san hô và đá ở Biển Đông, mà trong tương lai, để đòi quyền kiểm soát vùng biển xung quanh và không phận phía trên chúng.
Theo bài của tác giả Jeff Beck (*) trên The Strategist, các yêu sách quá đáng của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài phạm vi biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có lợi ích quan trọng trong việc sử dụng đường biển này cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Thúc bách hơn, duy trì hoạt động di chuyển tự do thông qua các vùng biển và trong tương lai, trên không gian vũ trụ, có tầm quan trọng rất lớn.
Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại quan điểm của nước này về biển Đông, trong khi chính phủ Úc trình hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với “các phần quan trọng” của vùng biển này.
Phán quyết năm 2016 bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông của Tòa Trọng tài quốc tế, dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, làm tăng tốc các nỗ lực với ý đồ xấu của Bắc Kinh trong xây dựng trên các thực thể, quân sự hóa chúng và mở rộng kiểm soát đối với hoạt động của các nước khác trong phạm vi của cái gọi là “đường chín đoạn”. Trên thực tế, phán quyết bác bỏ cả hai yêu sách của Trung Quốc đối với nhiều khối đá, thực thể biển và ý tưởng rằng những “hòn đảo” này có thể tạo ra lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Việc giải thích các hành động của Trung Quốc, mặc dù khó chấp nhận, nên được coi là một khả năng trong các nỗ lực hoạch định chiến lược và quân sự trên toàn thế giới nhằm tránh kết quả tồi tệ nhất. Điều quan trọng cần nhớ là phạm vi và quy mô của các yêu sách của Trung Quốc là điều chưa từng có trong luật pháp quốc tế và không có sự tương đồng thực sự ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. “(Thế giới nếu) Không sẵn sàng đối mặt với kịch bản này có nguy cơ tạo cơ hội để Bắc Kinh kiểm soát vĩnh viễn các hoạt động kinh tế và quân sự ở một vùng biển quan trọng của đại dương thế giới”, ông Beck viết trên The Strategist.
Biển Đông rộng hơn một phần ba so với Địa Trung Hải và lớn hơn gấp đôi so với Vịnh Mexico. Việc thừa nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc đối với không gian rộng lớn này sẽ làm tăng khả năng một môi trường quốc tế bị cắt đứt và kiểm soát bởi các quốc gia đơn lẻ.
Cộng đồng quốc tế hoặc tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc không. Nếu không, thì việc Trung Quốc “giữ làm của riêng” không gian rộng lớn này sẽ dẫn đến các yêu sách tương tự trên các đại dương trên thế giới.
Để ngăn chặn việc này trong tương lai đòi hỏi sự tham gia tích cực của càng nhiều quốc gia càng tốt. Bất kể các yêu sách đơn lẻ đối với các đặc điểm đất đai khác nhau ở biển Đông được giải quyết như thế nào, toàn bộ địa cầu đều có quyền tiếp cận mở và tự do vào khu vực.
Vì lý do này, Mỹ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác lớn, nên gắn quyền tiếp cận của Trung Quốc với cộng đồng toàn cầu qua hành vi của họ ở biển Đông. Mỹ và các đồng minh, đối tác trong cộng đồng quốc tế nên bắt đầu áp dụng các hạn chế hành chính và kỹ thuật tăng dần cấp độ đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải của Trung Quốc trong và thông qua các vùng đặc quyền kinh tế trên toàn thế giới của các nước tham gia.
Các hạn chế về quá cảnh kinh tế, quân sự và thăm dò khoa học nên được lên kế hoạch trước và có thể mở rộng để chúng tương tác với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Hoạt động cạnh tranh của các đồng minh ở “vùng xám” này có thể gây khó khăn cho Bắc Kinh, sẽ làm tăng mạnh chi phí và sự phức tạp của việc tiếp cận khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Ví dụ, các khu vực tiếp giáp giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines hạn chế tiếp cận trực tiếp của Trung Quốc với Tây Thái Bình Dương. Khả năng này cần được truyền đạt tới Bắc Kinh nếu họ cố gắng khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền ở biển Đông thông qua vũ lực.
Đảm bảo mức độ tự do và quyền tiếp cận cao nhất trên toàn cầu sẽ là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực quốc tế này. Hơn nữa, những hạn chế này đối với Trung Quốc cần được đảo ngược một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi Bắc Kinh thay đổi nhận thức về biển Đông, việc tiếp cận và vận chuyển hàng hải toàn cầu cần được khôi phục và khuyến khích.
(*). Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả Jeff Beck, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiền Phong.
Tình hình Covid-19 nguy cấp ở nhiều nơi
Nhiều nước áp dụng lại các biện pháp phong tỏa theo khu vực giữa lo ngại về tình hình Covid-19 vượt ngoài tầm kiểm soát.
Người dân xếp hàng chờ mua hàng tại Melbourne (Úc) trước lệnh phong tỏa
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm chưa rõ nguồn gốc và hệ thống y tế đang chịu áp lực nặng nề, nhiều nước đang áp dụng lại các biện phápphong tỏa, cách lytheo khu vực nhằm đối phó đại dịch. Các động thái này diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 trênthế giớitiến đến mốc 18 triệu, với hơn 680.0000 người chết.
Ca nhiễm bí ẩn
Chính quyền bang Victoria (Úc) ngày 2.8 ban bố “tình trạng thảm họa” tại thành phố Melbourne sau khi số ca Covid-19 trong cộng đồng gia tăng, bất kể lệnh phong tỏa được áp dụng từ đầu tháng 7, sau khi Úc phản đối chính sách biển Đông của TQ.
Trang News.com.au dẫn lời Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrew thông báo áp dụng thêm các quy định chặt chẽ, sau khi ghi nhận hàng trăm “ca nhiễm bí ẩn”, tức các bệnh nhân Covid-19 không rõ bị lây nhiễm từ nguồn nào. Ông cho hay Victoria hiện có đến 760 ca nhiễm không truy được nguồn lây và dự báo con số này sẽ còn tăng. “Những ca nhiễm bí ẩn cho thấy tình trạng lây lan trong cộng đồng là thách thức lớn nhất của chúng ta và là lý do chúng ta cần áp dụng loạt quy định mới”, ông Andrew phát biểu.
Nhiều cột mốc buồn
Theo Reuters, các nước châu Mỹ Latin hôm qua có số ca tử vong vì Covid-19 vượt mốc 200.000, cho thấy khu vực này đang là một trong những tâm dịch. Gộp chung, Brazil và Mexico có số ca tử vong cao thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, và chiếm khoảng 70% ca tử vong trên toàn cầu. Cũng trong ngày 2.8, Mexico ghi nhận thêm 9.556 ca mắc Covid-19 và là con số kỷ lục mới.
Trong khi đó, Nam Phi hôm qua ghi nhận số ca mắc Covid-19 vượt mốc 500.000, chiếm hơn 50% số ca ở châu Phi. Tại Mỹ, ít nhất 14 nghị sĩ được xác định mắc Covid-19 kể từ khi nước này ghi nhận ca đầu tiên vào ngày 20.1, với ca mới nhất là hạ nghị sĩ Raul Grijalva tại bang Arizona được ông xác nhận vào hôm qua.
Kể từ 18 giờ hôm qua (giờ địa phương), bang Victoria bắt đầu phong tỏa giai đoạn 4, kéo dài đến ngày 13.9. Cụ thể, thành phố Melbourne áp dụng lệnh giới nghiêm từ 20 giờ - 5 giờ, người dân chỉ được ra ngoài tập thể dục dưới 1 giờ (không được di chuyển cách nhà hơn 5 km), cấm tổ chức đám cưới và mỗi hộ gia đình chỉ được phép có một người ra ngoài mua sắm mặt hàng thiết yếu mỗi ngày. “Chúng tôi sẽ công bố các biện pháp phòng dịch bổ sung đối với nơi làm việc vào ngày 3.8 và các doanh nghiệp không thiết yếu có thể bị buộc đóng cửa”, ông Andrew thông báo.
Dân trí
Mỹ cảnh báo một loại mã độc được các nhà nghiên cứu an ninh phát hiện thường xuyên trong thập niên qua được cho là có liên quan tới chính phủ Trung Quốc.
Nhấn để phóng to ảnh
Mỹ cảnh báo mã độc nghi được Trung Quốc sử dụng (Ảnh minh họa: NBC)
Bloomberg dẫn cảnh báo được chính phủ Mỹ đưa ra ngày 3/8 cho biết, Cơ quan An ninh mạng và An ninh Hạ tầng (CISA) thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Quốc phòng Mỹ đã “nhận dạng một biến thể mã độc được các đối tượng hoạt động mạng của chính phủ Trung Quốc sử dụng, được biết đến với tên gọi Taidoor”.
Mục đích của cảnh báo này nhằm cho phép bảo vệ và giảm tiếp xúc với các hoạt động mạng “độc hại” của Trung Quốc. Tuy nhiên, cảnh báo không cung cấp thông tin về mức độ phổ biến của mã độc (phần mềm độc hại) cũng như đối tượng bị mã độc nhắm mục tiêu tấn công.
Theo một quan chức giấu tên của Bộ tư lệnh Không gian mạng Mỹ, mặc dù loại mã độc trên được sử dụng từ năm 2008, chính phủ Trung Quốc được cho là vẫn tiếp tục sử dụng chúng trong các hoạt động gián điệp để tiếp cận thông tin tình báo.
Các hãng an ninh mạng FireEye và CrowdStrike đã phát hiện mã độc Taidoor được nhiều nhóm tại Trung Quốc sử dụng, nhắm vào các mục tiêu tại Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, mức độ sử dụng mã độc này đã giảm bớt gần đây.
Theo các hãng an ninh, mã độc này trước đây từng được dùng để tấn công nhiều lĩnh vực gồm luật, năng lượng hạt nhân, hàng không, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, công nghệ, chính phủ và không gian mạng.
Việc chính phủ Mỹ công khai tuyên bố mã độc Taidoor có liên quan tới chính phủ Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang có những động thái mạnh tay với TikTok - một ứng dụng di động phổ biến của Trung Quốc.
Tổng thống Trump cho TiTok thời hạn đến ngày 15/9 phải nhượng lại hoạt động ở Mỹ hoặc phải đóng cửa và chính phủ Mỹ phải được hưởng một phần lợi nhuận từ thương vụ. Mặc dù TikTok thu hút hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ, trong đó chủ yếu là giới trẻ, song giới chức Mỹ vẫn cảnh báo rủi ro về an ninh quốc gia liên quan tới ứng dụng này.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 7 cáo buộc 2 tin tặc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại trị giá hàng trăm triệu USD từ các công ty khắp thế giới, bao gồm cả các cuộc tấn công nhằm vào các công ty phát triển vắc xin và thuốc điều trị Covid-19 gần đây.
Một quan chức an ninh Mỹ tuần trước tiết lộ với Reuters rằng các tin tặc có liên quan tới chính phủ Trung Quốc bị nghi công ty công nghệ sinh học Moderna, đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 hàng đầu tại Mỹ, hồi đầu năm nay nhằm đánh cắp các dữ liệu giá trị.
Trung Quốc phản bác cáo buộc của Mỹ
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin tuyên bố Bắc Kinh phản đối bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm vào các công ty phần mềm của Trung Quốc. Theo ông Wang, Mỹ nói các công ty Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia nhưng không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc này.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối chính sách phân biệt đối xử của Mỹ nhằm vào các công ty phần mềm của Trung Quốc cũng như xu hướng của nước này trong việc khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia, đưa ra các suy đoán sai lầm mà không có bằng chứng và chính trị hóa các vấn đề kinh tế”, ông Wang tuyên bố.
Ông Wang cũng cho biết việc Mỹ đe dọa có hành động đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đã phơi bày “đạo đức giả và tiêu chuẩn kép” của Mỹ, đồng thời vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thành Đạt
Theo Bloomberg, Global Times
Biển Đông: Âm mưu mới của Bắc Kinh để kiểm soát hành chính Hoàng Sa
Đăng ngày:
Ảnh minh họa: Nhóm đảo Thất Liên Tự thuộc quần đảo Trường Sa (Biển Đông).AFP
Trọng Nghĩa
6 phút
Kể từ ngày 01/08/2020, một phiên bản sửa đổi quy định hàng hải của Trung Quốc có từ năm 1974, định nghĩa lại vùng biển giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh chiếm trọn từ tay Việt Nam cũng từ năm 1974, bắt đầu có hiệu lực. Theo các chuyên gia phân tích, sự kiện này là một bước mới của Trung Quốc nhằm siết chặt thêm quyền kiểm soát trên các vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đang tranh chấp với nước khác.< iframe frameborder="0" src="https://f61eb62a55742687fdf97c7f0c6abb5c.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html" id="google_ads_iframe_/33480810/web/rfi/vi/article/pave1_1" title="3rd party ad content" name="" scrolling="no" marginwidth="0" marginheight="0" width="300" height="250" data-is-safeframe="true" sandbox="allow-forms allow-pointer-lock allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" data-google-container-id="l" tabindex="-1" data-load-complete="true" style="background-color: transparent; border-width: 0px; border-style: initial; vertical-align: bottom;">< /iframe>
Theo tiết lộ của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 31/07, điểm đáng chú ý nhất trong bản quy định hàng hải này là việc Trung Quốc đã thay đổi thuật ngữ, gọi vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là một vùng “duyên hải” hay "ven bờ" (tiếng Anh là coastal), thay vì “ngoài khơi” (tiếng Anh là offshore) như trước đây.
Ý đồ dùng luật Trung Quốc áp đặt trên các vùng tranh chấp
Theo một số nhà quan sát được tờ báo Hồng Kông trích dẫn, động thái mới này của Bắc Kinh phản ánh ý đồ “đưa càng nhiều vùng tranh chấp càng tốt vào trong quyền kiểm soát” của Trung Quốc.
Bản quy định mang tên chính thức là “Các quy tắc kỹ thuật để kiểm tra tàu biển trong các tuyến nội địa”. Đáng chú ý là từ ngữ "nội địa" dùng ở đây.
Khu vực gây tranh cãi chính là vùng mà Trung Quốc gọi là “Khu vực hàng hải Hải Nam - Tây Sa” – Tây Sa tên Bắc Kinh đặt cho Hoàng Sa - nằm giữa 2 điểm cực đông và cực tây trên đảo Hải Nam và 3 điểm ở cực đông, tây và nam quần đảo Hoàng Sa.
Theo Trương Khiết (Zhang Jie), một chuyên gia về Biển Đông ở Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, động thái kể trên của Bắc Kinh có lẽ là nhằm tăng cường quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa bằng cách sử dụng các luật trong nước.
Đối với chuyên gia Trung Quốc này: “Cho dù điều đó không trực tiếp nhắm tới việc tăng cường quản lý, thế nhưng tác dụng trên thực tế cũng không khác gì”.
Mục tiêu củng cố thêm quyền khống chế Biển Đông
Collin Koh, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc đại học công nghệ Nanyang Technological University (Singapore) cũng tán đồng quan điểm nêu trên.
Theo ông, động thái của Trung Quốc “không phải điều đáng ngạc nhiên, nhất là sau khi Bắc Kinh đã thông báo thành lập hai quận hành chính để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa”.
Trong một tin nhắn twitter ngày 01/08, chuyên gia Singapore nhắc lại rằng việc Trung Quốc thay đổi từ ngữ để chỉ vùng biển nằm giữa Hải Nam và Hoàng Sa đã được tiến hành từ đầu năm nay, nhưng nay mới có hiệu lực. Mục tiêu “chắc chắn là nhằm củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh” trên vùng biển này.
Cũng trên Twitter, một nhà quan sát Biển Đông khác cho rằng động thái của Trung Quốc không đơn thuần là nhằm đẩy mạnh giao thông liên lạc và du lịch giữa Hải Nam và Hoàng Sa, mà còn mang ý nghĩa rộng hơn là kể từ nay, tàu biển Trung Quốc có thể thoải mái đi đến Hoàng Sa vì vùng biển đó chỉ là vùng “ven bờ”. Đây chính là thủ đoạn để gia tăng quyền khống chế Biển Đông.
Bước mới sau khi thành lập hai quận đảo quản lý Hoàng Sa và Trường Sa
Việc ban hành quy định mới về hàng hải, xem các tuyến hàng hải giữa Hải Nam và Hoàng Sa là các tuyến nội địa của Trung Quốc là một bước phát triển mới của quyết định đầy tranh cãi công bố tháng Tư vừa qua, thành lập hai quận đảo riêng rẽ để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong bài phân tích ngày 12/05/2020, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington, đã cho rằng quyết định đó của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.
Trong trường hợp Hoàng Sa, theo AMTI, Trung Quốc có thể thông qua đơn vị hành chính mới này, thúc đẩy việc tổ chức cho du khách Trung Quốc đến tham quan, một thủ đoạn có tính khiêu khích nhằm phát triển kinh tế địa phương, dân sự hóa sự hiện diện, qua đó áp đặt chủ quyền trong thực tế.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học Viện Quốc phòng Úc (Đại Học New South Wales), hành động của Trung Quốc biến Hoàng Sa thành một huyện của Trung Quốc là một hành vii bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Trong bài phân tích ngày 19/04, giáo sư Thayer nêu bật việc Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát Hoàng Sa thông qua võ lực vào tháng Giêng năm 1974, và luật pháp quốc tế không công nhận chủ quyền có được thông qua chinh phục.
Những hành vi bị lên án là phi pháp
Động thái quyết đoán mới của Trung Quốc được ghi nhận vào lúc Bắc Kinh đang gặp sự phản đối ngày càng mạnh của quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Vào tháng Bẩy vừa qua, Hoa Kỳ và Úc đã ra tuyên bố, khẳng định rằng các yêu sách biển của Trung Quốc tại Biển Đông đều phi pháp vì không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Và gần đây hơn, trong một công hàm gởi lên Liên Hiệp Quốc vào ngày 29/07, Malaysia nhắc lại lập trường bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời phản đối việc Trung Quốc khẳng định rằng Kuala Lumpur không có quyền thiết lập thềm lục địa ở vùng phía bắc Biển Đông.
Chiến lược sử dụng luật lệ trong nước để bành trướng
Theo SCMP, cộng đồng quốc tế đã cực lực chỉ trích Trung Quốc vào lúc nước này đẩy mạnh chiến lược sử dụng luật lệ trong nước để đòi chủ quyền trên các vùng tranh chấp và bành trướng trong khu vực.
Ví dụ, từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã thiết lập 7 tòa án hàng hải mới, một được đặt ở “thành phố Tam Sa”, về mặt hành chính là đơn vị trực thuộc tỉnh đảo Hải Nam.
Qua năm 2013, Bắc Kinh sáp nhập một số cơ quan hàng hải vào lực lượng Hải Cảnh mới, và đến năm 2017, Tòa Án Tối Cao Trung Quốc tự tuyên bố mở rộng quyền hạn ra mọi vùng thuộc “chủ quyền” của Trung Quốc, kể cả các vùng biển.