Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24667626

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 19.03.2024 02:45
Sau khi chế tạo và phát tán Covid khắp thế giới, TQ chế xong Vaccine độc quyền chỉ bán cho các quốc gia ngã theo TQ theo tín dụng lãi suất cao
04.08.2020 12:14

Phía sau tham vọng của Trung Quốc cung cấp vắc xin Covid-19 toàn cầu
Dân trí

 Nếu Trung Quốc dùng ngoại giao vắc xin ngừa Covid-19, điều này sẽ củng cố sức mạnh mềm của Trung Quốc, giúp Trung Quốc hồi sinh việc thực hiện sáng kiến "Vành đai, con đường".


Phía sau tham vọng của Trung Quốc cung cấp vắc xin Covid-19 toàn cầu - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Một số loại vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (Ảnh minh họa: Xinhua)

Cái gọi là "ngoại giao Chiến lang" của Trung Quốc đã gây chú ý trong năm nay khi Bắc Kinh không ngần ngại đáp trả các bên đổ lỗi cho Trung Quốc khiến đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, chiến lược này có thể sắp thay đổi khi Trung Quốc tự định hình là lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, tuyên bố cấp các khoản vay và ưu tiên phân phối vắc xin do nước này sản xuất cho một số nước.

Các loại vắc xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển là vài trong số các mẫu vắc xin có tiềm năng trong cuộc chạy đua của thế giới nhằm đối phó dịch Covid-19.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nếu thành công, vắc xin của họ sẽ trở thành một "hàng hóa toàn cầu". Đó cũng là cam kết mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại cuộc họp của WHO hồi tháng 5. Cam kết được đưa ra giữa lúc nhiều loại vắc xin ngừa Covid-19 trên thế giới đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vắc xin có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm.

Đến nay, Trung Quốc chưa gia nhập Covax, một cơ chế do WHO lập ra nhằm đảm bảo phân phối công bằng vắc xin cho các nước tham gia, song dường như Bắc Kinh đã đưa ra lời đề nghị riêng cho các nước đang phát triển. Các nhà ngoại giao Trung Quốc những tuần gần đây nói rằng, các nước như Nepal, Afghanistan, Pakistan và Philippines có thể hưởng lợi từ các vắc xin thành công do Trung Quốc bào chế.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tháng trước thông báo về khoản cho vay 1 tỷ USD hỗ trợ các nước Mỹ Latinh và Caribe mua vắc xin ngừa Covid-19. Hồi tháng 6, ông Tập Cận Bình cho biết các nước châu Phi sẽ được ưu tiên tiếp cận vắc xin sau khi Trung Quốc hoàn tất phát triển vắc xin.

Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Đối ngoại ở New York (Mỹ), nhận định hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình tiếp cận vắc xin có thể giúp Trung Quốc nâng vị thế trên trường quốc tế. "Nếu Trung Quốc dùng ngoại giao vắc xin, điều này sẽ củng cố sức mạnh mềm của Trung Quốc, giúp Trung Quốc hồi sinh việc thực hiện Sáng kiến một vành đai, một con đường", ông Huang nói.

Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ ngành cho biết, tập trung ban đầu của Trung Quốc vẫn là phân phối vắc xin để đáp ứng nhu cầu nội địa ngay cả khi tăng năng lực sản xuất. Mặc dù mỗi năm Trung Quốc sản xuất hàng trăm triệu liều các loại vắc xin khác, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn khó cạnh tranh với các nhà sản xuất của Ấn Độ hay các công ty đa quốc gia của phương Tây.

Trung Quốc vốn không phải một “người chơi lớn” về cung cấp vắc xin toàn cầu, một phần là bởi Trung Quốc có dân số đông, bản thân họ đã có một thị trường nội địa rất lớn, ông John Donnelly, chuyên gia tại một công ty tư vấn phát triển vắc xin ở Mỹ, cho biết.

Tính đến tháng trước, 13 công ty ở Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở phục vụ cho việc sản xuất vắc xin ngừa Covid-19, SCMP dẫn thông tin từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ liệu các cơ sở này có thể sản xuất bao nhiêu liều vắc xin.

Theo ông Donnelly, Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp khác để cung cấp vắc xin “Made in China” ra thị trường thế giới bằng cách chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước khác.

Minh Phương Theo SCMP

Tại Trung Quốc Đại Lục, trong khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn gây lo ngại thì gần đây lại có thông tin về một loại “virus Bunya mới” (new bunyavirus) mà nhiều tỉnh của Trung Quốc cảnh báo. Nguồn tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra trong nửa đầu năm nay đã có ít nhất 62 người được chẩn đoán bị nhiễm, trong đó 7 người tử vong. Loại virus này đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 10 năm trước, nhưng lần này lại có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Người đàn ông nằm hôn mê bị nghi nhiễm “virus Bunya mới” (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video).

Từ những nguồn tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy, kể từ năm 2020 Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô đã tiếp nhận ít nhất 37 bệnh nhân bị nhiễm “virus bunyavirus mới”, còn tỉnh An Huy (giáp Giang Tô) kể từ sau tháng Tư năm nay đã có 23 người bị nhiễm, trong đó có 5 người thiệt mạng, còn tỉnh lân cận Chiết Giang cũng có 2 người thiệt mạng. Như vậy kể từ năm nay, ít nhất 62 người ở Trung Quốc đã bị nhiễm “virus Bunya mới”, với tỷ lệ tử vong hơn 11%.

Từ một đoạn video được đăng tải bởi người dùng mạng xã hội Trung Quốc là “LQL Lanlan” cho thấy người đàn ông đang nằm bất tỉnh trên giường bệnh do bị nhiễm “virus Bunya mới”. Người đăng tải chia sẻ rằng vào tháng Sáu gia tộc này đã có hai người bị “sốt với hội chứng giảm tiểu cầu” và qua đời, sau đó người cha cũng bị nhiễm virus vì chăm sóc bà ngoại, “virus Bunya khủng khiếp có thể khiến người bệnh thiệt mạng chỉ trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, đến nay chưa có thuốc đặc trị cho loại virus này và xem chừng chúng còn nguy hiểm hơn virus corona mới (viêm phổi Vũ Hán)”.

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời bác sĩ Kim Kha (Jin Ke) là Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhân dân Giang Tô cho biết, virus Bunya mới còn được gọi là “Sốt với Hội chứng giảm tiểu cầu” (SFTS) là một loại virus thuộc họ Phlebovirus (chi của họ Phenuiviridae), chúng là một loại bệnh truyền nhiễm gây chết người do bọ ve truyền sang người.

Còn bác sĩ Thịnh Cát Phương (Sheng Jifang) là Trưởng Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Số 1 của Đại học Chiết Giang cho biết, vết cắn của bọ ve là phương thức lây truyền chính của virus này nhưng không thể loại trừ khả năng lây truyền từ người sang người. Cũng đã có trường hợp lây truyền virus từ người sang người qua đường máu hoặc tiếp xúc niêm mạc của người bệnh.

Xem qua thông tin mà truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố cho thấy, năm 2010 đã đưa tin về “sự kiện bọ ve Hà Nam”, khi đó giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng thủ phạm là “virus Bunya mới”. Sự cố ve cắn ở Hà Nam đã khiến 18 người thiệt mạng.

Điều đáng chú ý là vào thời điểm đó đã có hơn 500 người ở Hà Nam bị nghi nhiễm virus này, còn Bộ Y tế Trung Quốc trấn an công chúng rằng không cần phải quá hoảng sợ. Dù vậy, điều bất ngờ là hiện nay sau 10 năm loại virus nguy hiểm này lại có dấu hiệu bùng phát lại.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nhiễm “virus Bunya mới” chủ yếu là sốt, vấn đề đường tiêu hóa, kèm theo thương tổn đa tạng và xu hướng xuất huyết, ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng như viêm não, bệnh nhân nặng suy đa tạng có thể tử vong.

Thông tin về điều tra cho biết tỷ lệ tử vong do virus Bunya mới cao tới 17%, thông thường từ 5% đến 15%. Loại virus này chủ yếu xảy ra ở Trung Quốc với nhiều trường hợp nhất ở Hà Nam, Hồ Bắc và Sơn Đông.

Cộng đồng mạng Trung Quốc đã “trăn trở” không biết Trung Quốc ngày nay vì đâu lại hứng chịu quá nhiều loại virus: Từ năm 2019 là dịch tả lợn châu Phi, dịch hạch thể phổi (cái chết đen), bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, đến tháng 1/2020 xảy ra virus cúm lợn có thể lây nhiễm sang người, sang tháng 3/2020 lại xuất hiện virus Hanta, còn đến tháng 7/2020 thì bị đe dọa bởi virus Bunya mới!

Y Bình

Người nghèo Mỹ chết mòn trong Covid-19

Người nghèo tại Mỹ chết dần chết mòn vì Covid-19 do không được tiếp cận y tế cũng như hứng chịu sự phân biệt sắc tộc.

Hai năm trước, Pamela Rush đi từ hạt Lowndes, Alabama đến thủ đô Washington để điều trần trước một ủy ban của Quốc hội Mỹ về sự nghèo đói và tiền thuê nhà "như trấn lột" tại khu vực từ lâu đã khét tiếng về tình trạng bất bình đẳng sắc tộc.

"Họ thu của tôi tới hơn 114.000 USD cho một căn nhà di động xập xệ. Nước thải xả lộ thiên. Tôi không có tiền. Tôi nghèo đói", Pamela Rush nói trong phiên điều trần.

Một tháng trước, cô qua đời vì Covid-19. Cái chết của Pamela Rush là "hệ quả của đói nghèo có hệ thống", theo mục sư William Barber.

Những từ ngữ trên có thể được sử dụng để mô tả về những người nghèo khó tại các hạt nằm sâu ở phía nam nước Mỹ, nơi tiếp cận y tế khó khăn, chính sách sai lầm cũng như chia rẽ và phân biệt sắc tộc kéo dài qua nhiều thế hệ đã khiến tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tăng cao vài tháng gần đây .


Advertising

Chương Tử Di bế con trai đến viện

Next Video

Video Carousel - Vnexpress_RSS - 49

Cancel

Autoplay is paused

Click To Read More

Trong cơn mưa nặng hạt, Sandy Oliver, một trong những người bạn thân của Rush hồi phổ thông, nhớ lại những người mà cô đã mất trong đại dịch Covid-19. Cô nhẩm đếm trong đầu, rồi ngước nhìn lên trần nhà nơi chiếc quạt cũ kỹ chầm chậm quay. "Ít nhất là 10 người, tất cả diễn ra chỉ trong vòng tháng rưỡi qua", Oliver nói.

Bà Sandy Oliver trong căn nhà ở Tyler, Alabama. Ảnh: Guardian.

Bà Sandy Oliver trong căn nhà ở Tyler, Alabama. Ảnh: Guardian.

Hạt Lowndes, miền nam Alabama, là vùng nông thôn thưa thớt người sinh sống với dân số chưa đầy 10.000 người. Dịch Covid-19 lan nhanh tại đây như đám cháy rừng, khiến Lowndes trở thành tâm dịch của toàn bang và điểm nóng trên cả nước.

Cứ 18 người dân tại đây lại có một người mắc Covid-19, tỷ lệ cao nhất trên toàn Alabama và nằm trong số các địa phương có tỷ lệ cao nhất trên toàn nước Mỹ. 72% dân số của hạt là người Mỹ gốc Phi.

Oliver quen biết hầu hết trong số 24 người chết vì Covid-19 tại Lowndes. Chỉ vài ngày trước, lễ tưởng niệm dành cho Rush đã được tổ chức tại một nhà tang lễ tuân thủ đúng quy định giãn cách xã hội. "Tôi cảm thấy rất tệ bởi tôi hiểu rằng, điều này cũng có thể xảy ra với tôi. Tôi rất thương cảm cho cô ấy và cả hai đứa con của cô", Oliver nói.

Đối với nhiều cộng đồng dân cư ở sâu trong phía nam nước Mỹ, câu chuyện về chết chóc, mất mát và đau khổ vì Covid-19 được cho là bắt nguồn từ những vấn đề ăn sâu bén rễ từ lâu.

Hàng thập kỷ trước, hạt này đã được gọi là "Lowndes đẫm máu" vì nạn giết chóc người da màu vô tội vạ, coi người da trắng là thượng đẳng cũng như tội ác của băng đảng KKK. Năm 1965, đoàn người biểu tình đòi quyền bỏ phiếu cho người da màu do linh mục Martin Luther King và John Lewis đã diễu hành qua hạt này trên đường đến Montgomery.

Tuy nhiên, 55 năm sau, bất bình đẳng về kinh tế vẫn chưa được giải quyết. Hơn 30% dân số ở đây sống trong đói nghèo khiến Lowndes trở thành một trong những hạt nghèo nhất bang Alabama.

Thậm chí ở đây còn không có bệnh viện và những người như Oliver hay Rush phải đi xa hàng chục km nếu muốn được chữa bệnh. Kết quả điều tra dân số cho thấy, ít nhất 12% người dân không có bảo hiểm y tế dưới bất kỳ hình thức nào.

Dù chính quyền Trump đã cam kết hỗ trợ cho các bệnh viện chấp nhận điều trị Covid-19 cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, sự kỳ thị xã hội và nỗi lo không được chi trả bảo hiểm chính thức khiến nhiều người không dám tìm đến sự trợ giúp y tế.

Khi Rickey Lewis, con rể của Oliver, mắc Covid-19 dẫn đến viêm phổi, mê sảng và sốt cao, anh không dám gọi xe cứu thương mà tự lái xe đến bệnh viện. Anh không có bảo hiểm và lo lắng việc phải trả tiền xe cứu thương. Lewis cho biết khi xe đến bệnh viện, anh thậm chí không thể tự đi được nữa mà phải nhờ người chuyển vào bên trong.

Lewis nằm tại bệnh viện Vaughan Regional 4 ngày trước khi được ra viện. Dù vẫn còn có những dấu hiệu của bệnh, anh vẫn tự lái xe về nhà để tránh nguy cơ bị phạt tiền. "Tôi có niềm tin rằng mình sẽ sống sót", Lewis chia sẻ sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, vợ anh, Quanita lại không mấy tin tưởng vào điều này. "Thật tệ khi bạn phải tự lê mình đến bệnh viện khi bạn bị ốm", Quanita nói và kể lại việc cô đã phát khóc khi gọi điện cho mẹ khi tình trạng của Lewis trở nên tồi tệ hơn. "Tôi không nghĩ rằng mình đang sống ở quốc gia giàu nhất thế giới bởi chúng tôi thực sự đang rất khó khăn", Quanita nói thêm.

Trong khi đó, tại hạt Leflore, bang Mississippi, bác sĩ Rachael Faught không giấu nổi sự mệt mỏi. Bà là một trong hai bác sĩ hồi sức cấp cứu duy nhất tại bệnh viện Greenwood Leflore điều trị cho rất nhiều bệnh nhân tại các hạt ở khu vực nông thôn của bang. Trong vòng một tháng qua, số ca nguy kịch vì Covid-19 tại đây tăng mạnh khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.

Faught đã tận mắt chứng kiến ba thành viên trong một gia đình tử vong vì Covid-19. Trong những tuần gần đây, khi làn sóng dịch bệnh thứ hai quét qua bang này, cả 12 giường trong phòng hồi sức cấp cứu đều có bệnh nhân và một vài người đã được đưa sang bang khác để điều trị. Những ca bệnh nặng chủ yếu là người da màu.

"Cảm xúc của chúng tôi thay đổi như chong chóng. Có lúc tôi thấy sẵn sàng làm việc và rất muốn chăm sóc cho người bệnh vì tôi được đào tạo để làm điều này. Tuy nhiên, có những lúc tôi cảm thấy thất vọng, đặc biệt là khi có quá nhiều người thiệt mạng", Faught nói.

Dù đã quen dần với việc điều trị bệnh nhân Covid-19 và đạt một số thành công trong khi sử dụng thuốc remdesivir, nhưng cũng giống như các bệnh viện ở nông thôn của Mỹ, Greenwood Leflore gặp khó khăn về tài chính và vẫn thiếu nhiều trang thiết bị bảo hộ y tế. Các nhân viên y tế buộc phải tái sử dụng khẩu trang, quần áo bảo hộ.

Greenwood, nằm bên bờ sông Yazoo, là thành phố lớn nhất của hạt Leflore và có truyền thống đấu tranh vì dân quyền. Năm 1966, trước đám đông gần 3.000 người, Stokely Carmichael đã đề cập đến cụm từ "Quyền lực của người da màu" trong bài phát biểu sau khi ông bị bắt giữ trong "Cuộc tuần hành chống lại sự sợ hãi" từ Memphis đến Jackson.

Đứng tại tòa thị chính, nơi ông bà của mình từng bị từ chối quyền được bỏ phiếu, Tavaris Cross so sánh những gì đã xảy ra trong quá khứ với tình hình dịch bệnh hiện nay. "Đã có những sự thay đổi nhưng rất nhiều thứ vẫn vậy. Thu nhập của chúng tôi vẫn thấp, điều kiện sống cực kỳ tồi tệ, hệ thống trường học nghèo nàn và hệ thống chăm sóc y tế cần được cải thiện nhiều".

Nhà hoạt động xã hội Tavaris Cross đứng trước bức tượng Liên minh miền Nam bên ngoài tòa án hạt Leflore ở Greenwood, Mississippi. Ảnh: Guardian.

Nhà hoạt động xã hội Tavaris Cross đứng trước bức tượng Liên minh miền Nam bên ngoài tòa án hạt Leflore ở Greenwood, Mississippi. Ảnh: Guardian.

Cách đó không xa là một bức tượng Liên minh miền Nam được dựng lên từ năm 1913. Sau quyết định gần đây của bang Mississippi về việc dỡ bỏ lá cờ của Liên minh miền Nam ra khỏi quốc kỳ bang, hạt Leflore cũng đã bỏ phiếu thông qua việc kéo đổ bức tượng này.

Dù có vui, Cross vẫn tỏ ra thận trọng về hệ lụy lâu dài của nó trong vấn đề sắc tộc ở Greenwood. "Quyết định này là con dao hai lưỡi bởi những người da trắng chủ yếu là chủ. Bức tượng này đại diện cho lịch sử và di sản của họ".

Là người tổ chức Poor People’s Campaign (Chiến dịch cho Người nghèo), Cross từng làm việc với nhiều người may mắn sống sót sau khi mắc Covid-19, trong đó có Patrick Ivory, người mất việc làm sau khi xin nghỉ ốm.

Ivory liệt kê hàng loạt những triệu chứng mà anh gặp phải trong một tháng qua, gồm viêm phổi và sốt cao tới 40 độ C. "Cơ thể tôi như bốc lửa", Ivory nói và kể lại việc vợ anh Davuchi chườm đá lên người anh và nó bốc hơi ngay lập tức.

Ivory đã phải nằm ở phòng hồi sức cấp cứu khi nồng độ oxy trong máu của anh tụt mạnh. Sau đó anh được đưa về nhà nhưng vẫn phải thở oxy. Phải hai tuần sau triệu chứng bệnh của anh mới suy giảm. Tuy nhiên, đến lúc đó, các chủ lao động đã quyết định chấm dứt hợp đồng với anh và anh không thể kê khai nhận bảo hiểm thất nghiệp.

"Anh ấy làm rất tốt nhưng sau khi anh ấy mắc bệnh, họ lại không còn muốn dính dáng gì đến chúng tôi nữa", cô Davuchi nói.

Khánh An (Theo Guardian)

40 triệu người Mỹ có thể vô gia cư vào cuối năm nay do COVID-19

Trang Phan-Chủ nhật, ngày 09/08/2020 11:25 GMT+7

40 triệu người Mỹ có thể trở thành vô gia cư vào cuối năm nay do COVID-19 (Nguồn: NBC News)

VTV.vn - Nước Mỹ đối mặt với viễn cảnh khủng hoảng vô gia cư chưa từng thấy, nhưng giải pháp thì cũng chưa thấy đâu.

Có tới 40 triệu người Mỹ có thể trở thành vô gia cư vào cuối năm nay do tác động của dịch COVID-19, theo một báo cáo mới được Viện Aspen (Mỹ) công bố.

Báo cáo cho thấy Mỹ có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng nhất trong lịch sử nếu chính phủ không có các động thái thay đổi, với việc 43% hộ gia đình thuê nhà phải đối mặt với viễn cảnh bị đuổi khỏi nhà trong năm nay.

Bà Emily Benfer, giáo sư luật tại Trường Luật thuộc Đại học Wake Forest, cho biết: "Dữ liệu đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay là không hề được phóng đại. Trừ khi chính phủ liên bang có các hỗ trợ và tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng người cho thuê đuổi người thuê khỏi căn hộ. Ngoài nguy cơ vô gia cư trên diện rộng, người dân còn phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, giáo dục đi xuống. Điều này có tác động tiêu cực dài hạn cả cho người thuê nhà, người cho thuê cũng như cộng đồng".

40 triệu người Mỹ có thể vô gia cư vào cuối năm nay do COVID-19 - Ảnh 1.

Người da màu và người gốc Mỹ La tinh chiếm 80% trong số những người có nguy cơ trở thành vô gia cư ở Mỹ do dịch COVID-19 (Nguồn: America Magazine)

Đặc biệt, những người da màu và người gốc Mỹ La tinh chiếm khoảng 80% trong số những người có nguy cơ phải rời khỏi nhà thuê do đây là nhóm người có thu nhập thấp hơn, có xu hướng không đủ khả năng trả tiền thuê nhà trong mùa dịch. Dữ liệu Điều tra dân số Mỹ của Viện Aspen cho thấy, trong tháng 7, có tới 26% người thuê nhà da màu và 25% người thuê nhà gốc Mỹ La tinh không thể trả tiền thuê nhà. Con số này của nhóm người thuê nhà da trắng chỉ là 13%.

Ngoài ra, những người thuê nhà ở phía Nam của nước Mỹ phải đối mặt với nguy cơ phải rời khỏi nhà thuê cao nhất. Ví dụ như ở bang Louisiana  là 56%, ở bang Mississippi là 58%, ở bang Alabama  là 48%.

Trong khi đó, các biện pháp bảo vệ người thuê nhà khỏi việc bị trục xuất khỏi nhà đã hết hạn vào ngày 24/7. 30 bang của Mỹ hiện nay không có biện pháp bảo vệ cấp bang đối với tình huống này. Còn khoản hỗ trợ khẩn cấp mở rộng cho người thuê nhà có trị giá ít nhất 100 tỷ USD, cùng với việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp nâng cao, được cho là sẽ giúp ngăn chặn hàng triệu vụ trục xuất, vẫn chưa được các nhánh công quyền thống nhất.



Trung Quốc gieo ảnh hưởng toàn cầu bằng 'ngoại giao vaccine'

Nếu phát triển thành công vaccine Covid-19, đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Trung Quốc củng cố quyền lực mềm và nâng uy tín toàn cầu.


Dịch COVID-19 ngày 9-8: Mỹ vượt 5 triệu ca nhiễm, Brazil có hơn 100.000 người tử vong

TTO - Tính đến sáng ngày 9-8, thế giới đã ghi nhận những cột mốc đáng buồn mới trong đại dịch COVID-19 khi số ca nhiễm tại Mỹ vượt con số 5 triệu và Brazil có hơn 100.000 người tử vong.

Dịch COVID-19 ngày 9-8: Mỹ vượt 5 triệu ca nhiễm, Brazil có hơn 100.000 người tử vong - Ảnh 1.

Người dân tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil - Ảnh: REUTERS

Hơn 19,55 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 722.824 người đã thiệt mạng vì dịch bệnh này, theo thống kê của Reuters. Đại dịch đã lan rộng trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi bùng phát lần đầu tiên tại Trung Quốc hồi tháng 12-2019.

Mỹ có 5 triệu ca nhiễm

Mỹ hôm 8-8 đã lập kỷ lục mới với hơn 5 triệu ca COVID-19. Trong bối cảnh Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới, các quan chức tại đây đã đem lại niềm hi vọng mới khi thông báo nước này sẽ có vắcxin vào khoảng cuối năm.

Theo ước tính của Reuters, cứ 66 công dân Mỹ lại có 1 người mắc COVID-19. Mỹ hiện có hơn 160.000 người chết, chiếm gần ¼ tổng số người tử vong vì dịch bệnh của toàn cầu.

Con số 5 triệu ca nhiễm là một cột mốc buồn đối với Mỹ trong bối cảnh ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho những người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hôm 7-8, Bộ Lao động Mỹ cho biết tốc độ tăng việc làm tại quốc gia này đã giảm đi đáng kể trong tháng 7, nhấn mạnh tính cấp thiết của hỗ trợ từ chính phủ.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ, ngày 5-8 cho biết ít nhất sẽ phát triển thành công 1 loại vắcxin hiệu quả và an toàn vào cuối năm.

Dịch COVID-19 ngày 9-8: Mỹ vượt 5 triệu ca nhiễm, Brazil có hơn 100.000 người tử vong - Ảnh 2.

Brazil ghi nhận hơn 100.000 người tử vong

Số ca tử vong vì COVID-19 tại Brazil đã vượt con số 100.000 vào ngày 9-8 và được dự đoán sẽ còn tiếp tục. Đa số các thành phố tại quốc gia này đã mở cửa lại hàng quán dù dịch bệnh vẫn chưa đạt đỉnh.

Đối mặt với đại dịch chết chóc nhất lịch sử kể từ đợt cúm Tây Ban Nha các đây 1 thế kỷ, Brazil đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên từ cuối tháng 2.

Virus này chỉ mất 3 tháng để cướp đi sinh mạnh của 50.000 người tại Brazil và thêm 50 ngày sau đó để giết chết 50.000 tiếp theo.

"Chúng ta sẽ sống trong dầu não vì đây là một thảm kịch tựa như chiến tranh thế giới. Nhưng Brazil lại giống như bị gây mê tập thể", bác sĩ José Davi Urbaez, một thành viên cấp cao của tổ chức Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Brazil, nói.

Ông cùng nhiều đồng nghiệp của mình đã cảnh báo trước tình hình Brazil không có kế hoạch tổng thể để chiến đấu lại dịch bệnh. Nhiều quan chức tại đây tập trung vào việc "mở cửa lại", điều có thể đẩy số ca nhiễm tăng lên và khiến diễn biến dịch tồi tệ đi.

Bộ Y tế Brazil ngày 8-8 công bố 49.970 ca nhiễm mới vùng 905 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 3 triệu người và số ca tử vong lên 100.477.

Paris bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời

Người dân và du khách tại Paris buộc phải đeo khẩu trang từ ngày 10-8 khi đi bộ dọc sông Seine hat đến những khu chợ đông người. Đây là quy định mới do chính quyền địa phương đưa ra nhằm kiểm soát dịch COVID-19.

Quy định này áp dụng cho người từ 11 tuổi trở lên và được áp dụng tại các khu vực ngoài trời sầm uất của thủ đô nước Pháp. Dù vậy, danh sách này không bao gồm Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), và Đại lộ Champs-Elysees.

Số liệu cho thấy virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm rộng hơn tại Paris và những khu ngoại ô thu nhập thấp kể từ giữa tháng 7.

Tỉ lệ dương tính tại Paris là 2,4% cao hơn tỉ lệ trung bình 1,6% của toàn quốc.

Pháp đã bắt buộc đeo khẩu trang tại các khu vực công cộng trong nhà như cửa hàng và ngân hàng kể từ 21-7. Paris đã tham gia danh sách những thành phố buộc người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm ngoài trời như Toulouse, Lille và Biarritz.

Những người vi phạm sẽ phải nộp phạt 135 euro. Mức phạt có thể lên đến tù giam 6 tháng đối với những đối tượng vi phạm hơn 3 lần/tháng. Quy định này sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng.

Dịch COVID-19 ngày 9-8: Mỹ vượt 5 triệu ca nhiễm, Brazil có hơn 100.000 người tử vong - Ảnh 3.
Dịch COVID-19 ngày 8-8: Mỹ Latin và Caribe vượt châu Âu về số người chếtDịch COVID-19 ngày 8-8: Mỹ Latin và Caribe vượt châu Âu về số người chết

TTO - Trong ngày 7-8, Mỹ Latin và Caribe đã trở thành khu vực có số người chết vì COVID-19 cao nhất thế giới với 213.120 trường hợp, cao hơn châu Âu 460 người, theo số liệu của hãng tin AFP tính đến 17h GMT ngày 7-8.


NGUYÊN HẠNH

Bắc Kinh thao túng Liên Hợp Quốc – mối đe dọa đối với Hoa Kỳ 

Hương Thảo | ĐKN 19/05/2020 1,046 lượt xem
Trụ sở Liên Hiệp Quốc (ảnh pedrik/flickr).

Alex Newman, một nhà báo, nhà giáo dục, và nhà tư vấn quốc tế có bài phân tích về mối nguy hiểm khi Bắc Kinh thao túng Liên Hợp Quốc, đăng trên The Epoch Times ngày 13/5/2020. Sau đây là toàn văn bài viết.

Các quan chức và chuyên gia Hòa Kỳ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa gây ra bởi ảnh hưởng quá lớn của Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế, biến chúng thành một phần trong “chương trình nghị sự quản trị toàn cầu” của Bắc Kinh.

Với một danh sách mới cập nhật về các vị trí lãnh đạo trong Liên Hiệp Quốc (LHQ) bị thao túng bởi người Trung Quốc, các nhà phê bình đang kêu gọi những hành động cụ thể để kiềm chế Bắc Kinh. 

Người Trung Quốc đứng đầu một loạt các cơ quan và tổ chức toàn cầu hùng mạnh

Trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ, có 4 cơ quan đặt dưới sự lãnh đạo của các quan chức Trung Quốc và điều đó chỉ là bề nổi.

Một cựu quan chức cao cấp trong chính quyền Donald Trump, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kevin Moley nói với The Epoch Times rằng việc liên tục chiếm giữ vị trí lãnh đạo này thể hiện một “sự đe dọa hiện hữu lớn nhất đối với nền cộng hòa của Mỹ kể từ trước đến nay”.

“Đây là cuộc chiến sống còn của chúng ta”, ông nói thêm. “Đây là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh phương Tây và đảng cộng sản Trung Quốc”.

Một báo cáo mới của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC) được công bố vào tháng 4 cho thấy chế độ Trung Quốc đang nhanh chóng vươn vòi nắm chặt các tổ chức quốc tế.

“Kể từ khi Ủy ban bắt đầu theo dõi các quan chức Trung Quốc nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế, ảnh hưởng của Bắc Kinh đã tăng lên đáng kể đối với các cơ quan chủ chốt của LHQ chịu trách nhiệm tài trợ và hoạch định chính sách về một loạt các vấn đề quan trọng”, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung USCC nói với The Epoch Times trong một tuyên bố.

“Trái ngược với các tiêu chuẩn ứng xử của công chức quốc tế, họ (các quan chức Trung Quốc) sử dụng các vị trí lãnh đạo đó để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc”, Ủy ban nói thêm.

Thông qua ảnh hưởng ngày càng tăng tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác, Bắc Kinh đang theo đuổi lợi ích riêng của mình, bao gồm việc tăng cường gây ảnh hưởng và kiểm soát toàn cầu, theo Ủy ban USCC.

“Trung Quốc đã liên tục thúc đẩy các lập trường ủng hộ lợi ích và quan điểm riêng của Bắc Kinh như quản trị internet, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công nghệ mới nổi và phát triển kinh tế mà phớt lờ các quan ngại về nhân quyền”, Ủy ban cho biết trong tuyên bố.

Các chuyên gia và quan chức cảnh báo rằng báo cáo của USCC không nắm bắt được toàn bộ vấn đề. Lưỡng Viện Hoa Kỳ và chính quyền phải hành động, họ nói.

Bắc Kinh kiểm soát những quan chức LHQ người gốc Trung Quốc

Các chuyên gia nói rằng các tổ chức quốc tế có lãnh đạo mang quốc tịch Trung Quốc đặc biệt có vấn đề khi mà ĐCSTQ luôn đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối của họ.

Lấy ví dụ, quan chức Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ là cựu thứ trưởng công an Trung Quốc. Ông ta từng là Chủ tịch cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ khi có một chuyến đi đến Trung Quốc vào cuối năm 2018. Trong số các tội mà ông bị cáo buộc có tội bất tuân mệnh lệnh của Đảng Cộng sản.

Ít nhất một quan chức Trung Quốc đã khoe khoang trên truyền hình quốc gia về cách họ sử dụng ảnh hưởng của mình tại LHQ để thúc đẩy các mục tiêu của ĐCSTQ.

Cựu Tổng thư ký LHQ và người đứng đầu Vụ Các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ (UNDESA) Ngô Hồng Ba khoe với đài truyền hình nhà nước TQ CCTV rằng ông ta đã sử dụng vị trí của mình để khiến cảnh sát LHQ loại bỏ Chủ tịch Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Dolkun Isa khỏi một cuộc hội thảo tại Tòa nhà LHQ. Là người đứng đầu một nhóm bất đồng chính kiến ​​ủng hộ quyền tự quyết cho người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Isa đã bị ĐCSTQ nhắm đến.

“Chúng tôi phải bảo vệ mạnh mẽ những lợi ích của đất nước”, Ngô giải thích khi khán giả vỗ tay.

Mối đe dọa

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Moley từng phục vụ từ năm 2018 đến 2019 nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times, Moley đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

“Như Paul Revere từng nói ‘Người Anh đang đến, Người Anh đang đến’, tôi cảm thấy thật ra người Trung Quốc đã ở đây rồi”, ông cảnh báo.

Moley cũng từng là Đại diện Thường trực của Hoa Kỳ tại LHQ từ năm 2001 đến 2006. Ông cho biết phần lớn các phương tiện truyền thông và nhiều tầng lớp chính trị gia Hoa Kỳ đã xem thường hoặc bỏ qua mối nguy hiểm.

Nhắc đến các trại tập trung cho người Duy Ngô Nhĩ  ở Tân Cương, Moley đã so sánh chúng với tình hình cuối những năm 1930, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhắm mắt làm ngơ trước sự lạm dụng nhân quyền dưới thời lãnh đạo Đức Quốc xã Hitler.

Moley cho biết các quan chức chủ chốt được đưa vào Bộ Ngoại giao thời chính quyền Obama và thậm chí các chính quyền trước đó đã “trở thành đồng lõa trong những gì đã xảy ra”.

Về việc Bắc Kinh sử dụng các “hành vi tham nhũng” nhằm chiếm quyền kiểm soát các cơ quan của LHQ và các tổ chức quốc tế khác, ông nói rằng Hoa Kỳ phải đáp trả thích đáng. “Đây không chỉ là một sân chơi không công bằng”, ông nói. “Chúng ta đã hoàn toàn bị ruồng bỏ và bị đánh bại vì thua phiếu”.

Báo cáo mới nhất của USCC chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, Moley tiếp tục. “Người Trung Quốc cũng đã ‘tràn ngập’ các cơ quan này với các thực tập sinh và các chuyên gia tư vấn”, ông tuyên bố.

Ví dụ, tại Montreal chính quyền Canada không thể theo dõi các điệp viên Trung Quốc hoạt động tại các tổ chức quốc tế, ông cho biết.

Bắc Kinh cũng đã “tràn ngập” Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các thực tập sinh và nhân viên chuyên môn, tất cả những người mà – không giống như người Mỹ và những người từ các quốc gia phương Tây – đều đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc.

“Người của họ đã hoàn toàn tràn ngập trong hệ thống của LHQ” ông nói. Một số nguồn tin nội bộ tại Hoa Kỳ cũng xác nhận với The Epoch Times rằng hiện tượng này đã và đang tồn tại ở tổ chức này.

Moley giải thích rằng điều này dẫn đến nguy cơ nhiều cơ quan điều phối và thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu đang bị Bắc Kinh kiểm soát từ lĩnh vực viễn thông đến hàng không.

Cho phép Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là một sai lầm nghiêm trọng, ông Moley lập luận. Bắc Kinh đang khai thác hệ thống quốc tế để đạt được lợi thế kinh tế cạnh tranh so với Hoa Kỳ, Moley nói.

“Sản phẩm quan trọng nhất của Hoa Kỳ là sở hữu tài sản trí tuệ… Sản phẩm quan trọng nhất của Trung Quốc là tài sản trí tuệ… của Hoa Kỳ”, ông nói.

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh

Gần một phần ba trong số các cơ quan trọng yếu nhất của LHQ đang được lãnh đạo bởi một quan chức cộng sản Trung Quốc, báo cáo của USCC cho thấy. Chẳng hạn, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), được điều hành bởi Zhao Houlin từ năm 2015.

ITU là một tổ chức quan trọng trong hệ thống LHQ. Nhiều chính phủ đã bỏ phiếu trao cho nó quyền lực kiểm soát internet toàn cầu. Trước khi làm việc tại LHQ, Zhao đã làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện là một phần của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.

Khi Zhao được truyền thông Hàn Quốc Yonhap hỏi về bộ máy kiểm duyệt Bắc Kinh và  ông ta đã gạt đi. “Chúng tôi [ITU] không có một cách giải thích chung về kiểm duyệt nghĩa là gì”, ông ta trả lời.

Một cơ quan khác của LHQ đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh là Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), tổ chức này nhằm giám sát du lịch hàng không và ngành hàng không toàn cầu. Đứng đầu tổ chức là Liu Fang, người bắt đầu sự nghiệp tại bộ phận hàng không của chính quyền Trung Quốc, ICAO trở nên khét tiếng vì thù địch với sự tự trị của Đài Loan và đề xuất thuế quốc tế đối với du lịch hàng không.

Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ được lãnh đạo bởi cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Li Yong của Bắc Kinh. Cơ quan bị thất sủng này đã đánh mất tin tưởng của nhiều chính phủ phương Tây sau khi nó tài trợ đầu tư vào các chế độ độc tài của Cuba và Iran.

Người điều hành tổ chức Li Yong thường xuyên bảo vệ và ủng hộ các công ty Trung Quốc như Huawei, cùng với bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh nhằm khuếch đại và tuyên bố rằng LHQ ủng hộ Huawei.

Tổ chức Nông Lương LHQ có trụ sở tại Rome là cơ quan gần đây nhất bị đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, với việc Qu Dongyu nắm quyền vào mùa hè năm ngoái. Cơ quan này định hình chính sách nông nghiệp và phân phối viện trợ lương thực trên toàn thế giới. Theo các báo cáo truyền thông, Bắc Kinh đã dựa vào hối lộ và hăm dọa để đạt được vị trí lãnh đạo tổ chức này.

ĐCSTQ cũng tự hào rằng nó đã “đóng một vai trò trọng yếu” trong việc lập ra Các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong chương trình nghị sự của LHQ đến năm 2030, được các nhà lãnh đạo LHQ gọi là “kế hoạch tổng thể cho nhân loại”.

Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, cũng tự hào về “liên kết của nhóm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường với các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.

Các vị trí quan trọng khác của Liên Hợp Quốc

Các vị trí lãnh đạo trọng yếu khác bao gồm Liu Zhenmin, người từng giữ chức Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ kể từ năm 2017. Ông ta tiếp quản vị trí này từ một quan chức Trung Quốc khác. Liu trước đây từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Xu Haoliang làm Trợ lý Tổng thư ký cho Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), một cơ quan có lịch sử ủng hộ các chế độ cộng sản. Chẳng hạn, từ những năm 1980, dưới chiêu bài “phát triển”, UNDP đã giúp Bình Nhưỡng, một đồng minh của Bắc Kinh, xây dựng một nhà máy bán dẫn mà chế độ Bắc Triều Tiên sử dụng để sản xuất các thành phần của tên lửa.

Xue Hanqin giữ chức phó chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan tư pháp chính của LHQ.  Cơ quan này tự mô tả mình là ‘Tòa án Thế giới’ đã được tạo ra để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ.

Đại diện Bắc Kinh cũng phục vụ trong cả các vị trí phó phụ trách

Cho đến năm 2018, quan chức Trung Quốc Tang Qian giữ chức Trợ lý Tổng Giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) và được Bắc Kinh đề cử để tiếp quản toàn bộ cơ quan này nhưng đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Sếp của ông ta là Irina Bokova, con gái của một chính trị gia cộng sản nổi tiếng người Bulgaria.  

UNESCO đóng một vai trò to lớn trong chính sách giáo dục toàn cầu, giúp định hình tư duy của hàng tỷ trẻ em. Năm 2018, khi Tang đang sắp ra đi, tân giám đốc UNESCO Audrey Azoulay là một nhà xã hội chủ nghĩa học người Pháp đã bổ nhiệm quan chức cộng sản Trung Quốc Qu Xing làm phó tổng giám đốc của cơ quan này. Ông ta không được liệt kê trong báo cáo USCC.

Tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nơi đã bị chỉ trích trong đại dịch lần này vì đã trở thành con rối cho Bắc Kinh, quan chức Trung Quốc Ren Minghui giữ chức trợ lý tổng giám đốc về “bảo hiểm y tế toàn cầu”. Trước khi được thay thế bởi Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus do Bắc Kinh hậu thuẫn, WHO đã được lãnh đạo bởi Margaret Chan, một cựu quan chức Hồng Kông trung thành với Bắc Kinh.

Trích dẫn vụ bê bối COVID-19, Tổng thống Trump gần đây đã tuyên bố WHO là một tổ chức “lấy Trung Quốc làm trọng tâm” và đã ra lệnh tạm ngừng tài trợ của Hoa Kỳ, chờ xem xét về phản ứng của WHO trước đại dịch.

Một nhà lãnh đạo chủ chốt khác của Trung Quốc tại LHQ là Wang Binying, phó tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Bắc Kinh đang vận động để Wang trở thành người đứng đầu cơ quan. Các chuyên gia nêu lên mối lo ngại rằng nếu một quan chức Trung Quốc đứng đầu cơ quan này, Bắc Kinh sẽ có quyền truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới, liên lụy đến các công ty Mỹ và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Zhang Wenjian làm trợ lý tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới, một cơ quan định hình chính sách khí hậu.

Một số vị trí cao cấp của LHQ bị chiếm giữ bởi các đặc vụ Bắc Kinh không được đề cập trong báo cáo của USCC như Thư ký tổ chức Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế Xia Jingyuan.

Và số lượng các nhà tư vấn và nhà thầu Trung Quốc ở các vị trí quan trọng có ảnh hưởng đến những người được bổ nhiệm chính thức, nhiều nguồn tin nói với The Epoch Times.

Các tổ chức quốc tế ngoài Liên Hợp Quốc

Bắc Kinh cũng có các quan chức được cài vào các tổ chức quốc tế khác, trải dài từ chính sách tài chính và ngân hàng cho tới cơ sở hạ tầng và phát triển, theo báo cáo của USCC.

Ví dụ, tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Zhang Tao giữ chức phó giám đốc điều hành từ năm 2016, một vị trí mà ông ta đã đảm nhận sau khi giữ chức phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc. Lin Jianhai làm thư ký của IMF và của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế. Trong khi đó, giám đốc điều hành IMF cho Trung Quốc là Jin Zhongxia, một cựu quan chức khác tại ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cũng có các quan chức Trung Quốc ở nhiều vị trí có ảnh hưởng. Trong số đó có Yang Shaolin, giám đốc điều hành và giám đốc hành chính; Hua Jingdong, phó chủ tịch và thủ quỹ; và Yang Yingming, giám đốc điều hành cho Trung Quốc.

Với việc phát hành trái phiếu hàng năm trị giá 50 tỷ USD và khả năng định hình chính sách của chính phủ trên toàn thế giới, việc có nhiều quan chức Trung Quốc nắm quyền điều hành của Ngân hàng Thế giới là mối đe dọa lớn đối với tự do, các chuyên gia cho biết.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được thành lập gần đây, do Bắc Kinh đề xuất và bao gồm các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương, đứng đầu là quan chức Trung Quốc Jin Liqun, nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB do Mỹ hậu thuẫn.

Nhưng ngay cả Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn có truyền thống được phương Tây và Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng để lọt vị trí phó giám đốc điều hành cho quan chức Bắc Kinh Chen Shixin, trong khi Cheng Zhijun làm giám đốc điều hành cho Trung Quốc.

Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) cũng có thống đốc người Trung Quốc, Yi Gang, người đồng thời giữ chức vụ thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Tổ chức thương mại thế giới WTO đã phục vụ như công cụ hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Kinh lên vị thế siêu cường toàn cầu, có quan chức Trung Quốc Yi Xiaozhun làm phó tổng giám đốc.

Trong khi đó, Zhao Hong phục vụ trong Cơ quan Phúc thẩm của WTO, nơi ra quyết định xử lý tranh chấp giữa các quốc gia và chính phủ.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nơi điều tiết việc sử dụng công nghệ hạt nhân, cũng có một phó tổng giám đốc Trung Quốc, Yang Dazhu.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thêm nhiều quan chức vào LHQ và các tổ chức khác, khi lập ra “Trường Quản trị Toàn cầu”, cung cấp đào tạo các quan chức tại các tổ chức quốc tế tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.

Các “tài sản” khác của Bắc Kinh không mang quốc tịch Trung Quốc

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Moley và các cựu quan chức cấp cao khác của Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, thậm chí nhiều quan chức LHQ không phải là người Trung Quốc đang phục vụ cho Bắc Kinh.

Một cựu quan chức cấp cao của Hoa Kỳ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong thế giới ngoại giao của LHQ đã nhắc lại mối lo ngại của các chuyên gia khác về khả năng Bắc Kinh dựa vào các nhà ngoại giao từ các quốc gia khác tham gia bỏ phiếu.

“Trung Quốc đã sớm hiểu tầm quan trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng khi có chân trong Liên Hợp Quốc”, một cựu quan chức của LHQ yêu cầu giấu tên, cho biết. “Quan điểm này dẫn đến một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành được các vị trí cấp cao đảm bảo tiếng nói quyết định trong các cơ quan của LHQ”, cựu quan chức này nói, thêm rằng các chính phủ trong Nhóm G77 (liên minh G77 + Trung Quốc của hơn 130 chính phủ) hoạt động như một “vệ tinh” của Bắc Kinh và đã “trở thành phe cánh được vũ trang của chính sách ngoại giao của họ liên quan đến LHQ”.

Bởi vì các quyết định trong hầu hết các cơ quan của LHQ được đưa ra trên cơ sở một phiếu bầu của mỗi chính phủ, Trung Quốc đã có thể đạt nhiều lợi ích mặc dù họ tài trợ tương đối ít ỏi cho các tổ chức này.

Lợi dụng các đồng minh của mình ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á, Trung Quốc đã có thể sử dụng một cách hiệu quả quy mô thang điểm khi cần thiết, cựu quan chức của LHQ cho biết.

“Với thời gian, tiền bạc và cả hăm dọa chính trị, LHQ đã trở thành tổ chức của Trung Quốc, và hầu hết các cơ quan của Liên Hợp Quốc thả nổi vào một mô hình vận hành kiểu mafia điển hình, bị chi phối bởi các kế hoạch tham nhũng và tham ô quy mô lớn với sự sụp đổ các quy tắc và luật pháp nội bộ và lạm dụng quyền lực”, nguồn tin nói.

“Con bạch tuộc khổng lồ Trung Quốc đang đưa những xúc tu của nó lan rộng hơn bao giờ hết” cựu quan chức bổ sung.

Những người tố giác phản đối Trung Quốc lạm dụng nhân quyền từ bên trong LHQ đã bày tỏ những mối lo ngại tương tự. Cựu quan chức nhân quyền của LHQ Emma Reilly có mặt trong một bài điều tra chuyên sâu trên The Epoch Times, cũng lưu ý rằng các quan chức LHQ không phải là người Trung Quốc cũng đã thường xuyên giúp đỡ Bắc Kinh.

“Trong khi có rất nhiều nghi ngại tập trung vào các công dân Trung Quốc được bổ nhiệm ở vị trí đứng đầu các cơ quan của LHQ, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu rất rõ ràng về một vấn đề tổng quát hơn”, bà nói với The Epoch Times. “Trung Quốc không cần phải dựa vào các công dân của họ, khi mà những người đứng đầu sẽ đơn giản là thực hiện bỏ phiếu theo yêu sách của chính phủ Trung Quốc và phá vỡ các quy tắc để giúp họ xác định các nạn nhân bị tra tấn và diệt chủng”.

Reilly cáo buộc rằng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ đã trao tên của các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ cho Bắc Kinh. Bà đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án tranh chấp LHQ. Văn phòng Nhân quyền của LHQ trước đây đã từ chối bình luận về các cáo buộc của Reilly với lý do “do tình trạng kiện tụng hiện tại”.

Trung Quốc cũng kiểm soát cả vấn đề nhân sự, Reilly cho biết: “Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, có thể chỉ cần sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn bổ nhiệm bất kỳ ai có khả năng hành động độc lập và áp dụng các quy tắc công bằng đối với Trung Quốc như các nước khác, vì nhân viên Liên Hợp Quốc chính thức bị buộc phải làm theo Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Những vấn đề từ chính quyền Obama và trước đó

Như The Epoch Times đã đưa tin vào tháng 9, giờ đây đã có một nỗ lực kép để đổ lỗi việc LHQ bị ĐCSTQ kiểm soát là do chính quyền Trump. Tuy nhiên, Moley và những người khác lập luận rằng chính quyền Tổng thống Trump là đi tiên phong khi coi Trung Quốc là mối đe dọa.

Moley cho biết các vấn đề đã bắt đầu ngay cả trước chính quyền Barack Obama, khi Tổng thống Bill Clinton chào đón Bắc Kinh vào WTO.

Tuy vậy, nhiều nguồn từ bên trong LHQ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các chuyên gia và nhà phân tích bên ngoài cho biết chính quyền Obama đóng vai trò rất quan trọng trong việc cho phép cuộc khủng hoảng hiện nay thành hiện thực.

“Chế độ cộng sản Trung Quốc đã lây nhiễm vào LHQ với ảnh hưởng ác tính của nó và chính quyền Obama đã nuôi dưỡng nó”,  Tiến sĩ Christopher Hull, một thành viên cao cấp của “Người Mỹ với Cải cách Tình báo”, người đã theo sát ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên hệ thống quốc tế.

Cụ thể, Tiến sĩ Hull và một số người khác đã chỉ tay về cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các Tổ chức Quốc tế Nerissa Cook, người đã phục vụ ở vị trí đó kể từ năm 2010.

Một quan chức khác của Hoa Kỳ mà những người trong cuộc cho biết, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc thâm nhập vào LHQ là Bathsheba Crocker, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các Tổ chức Quốc tế dưới thời chính quyền Obama. Bà này được trích dẫn bởi các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã tôn vinh vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh trong hệ thống LHQ, khi tờ China Daily đưa tin rằng Crocker phát biểu rất hài lòng khi thấy Trung Quốc có trách nhiệm hơn ở LHQ.

Khi những người được Tổng thống Trump bổ nhiệm cố gắng cung cấp cho Cook và các quan chức cấp cao khác thông tin chi tiết về sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với các cơ quan của LHQ, họ đã làm mọi cách có thể để ngăn cản báo cáo, hai nguồn tin nội bộ nói với The Epoch Times. Các quan chức này sau đó đã làm việc để khiến những người được Trump bổ nhiệm bị lật đổ, theo các nguồn tin.

Moley cho biết một báo cáo đã được soạn thảo xác định quốc tịch của các quan chức chủ chốt, bao gồm cả những người đại diện cho Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế. Nhưng ông đã không nhận được báo cáo này mãi cho đến nhiều tháng sau đó. Một nguồn tin khác của Bộ Ngoại giao xác nhận việc báo cáo bị ngăn cản.

Cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Crocker hoặc Cook đều không trả lời các yêu cầu nhận xét qua điện thoại và email.

Các quan chức Trung Quốc tại LHQ cũng không trả lời các yêu cầu bình luận của báo chí.

Bài của Alex Newman, The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và Thiện Lan biên tập

Trung Quốc xâm nhập nghiêm trọng Liên Hợp Quốc, Nghị viện Mỹ đề xuất dự luật cải tổ

Quý Khải | DKN một giờ tới 3,043 lượt xem
Trung Quốc xâm nhập nghiêm trọng Liên Hợp Quốc, Nghị viện Mỹ đề xuất dự luật cải tổ
Trái: (ảnh: Reuters), Phải: (ảnh thumbnail Youtube/CCTV)

Để đối phó với sự xâm nhập nghiêm trọng của ĐCSTQ vào các tổ chức Liên hợp quốc, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Sáu (7/8) đã đề xuất một dự luật cải tổ nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tổ chức quốc tế này. Trước đây, có hai thượng nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ cũng từng đề xuất một dự luật đánh giá các hoạt động của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, theo Epoch Times.

Hôm thứ Sáu, Dân biểu Michael McCaul, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Chủ tịch Nhóm Công tác Trung Quốc của Hạ viện, đã đề xuất “Đạo luật Minh bạch và Trách nhiệm giải trình năm 2020 về Liên Hợp quốc (United Nations Transparency and Accountability Act of 2020)”.

Dự luật yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ chỉ đích danh các quốc gia thành viên được xác định có hành vi gây ảnh hưởng xấu và vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, và ủy quyền cho Tổng thống Mỹ chỉ định các quốc gia thành viên này là “tác nhân gây độc hại toàn cầu”, nhằm chống lại các hành vi xấu trong hệ thống Liên hợp quốc, đi ngược lại tiêu chí và hoạt động của tổ chức này. 

Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hồi năm 2008 (ảnh thumbnail Youtube/CCTV).

Dân biểu McCall từ bang Texas chỉ trích ĐCSTQ và các tác nhân độc hại khác đã thâm nhập vào hệ thống Liên Hợp Quốc trong nhiều năm nhằm đạt được các mục đích riêng của họ. Dự luật này sẽ khởi động những cải cách quan trọng, tăng cường tính minh bạch, đảm bảo chính phủ Mỹ có các nguồn lực và nhân sự cần thiết, đồng thời đảm bảo tốt hơn trách nhiệm giải trình trong khối Liên hợp quốc.

Ông nhấn mạnh, “Việc thực thi các biện pháp chống lại những nhân tố cố gắng phá hoại mục đích thành lập Liên Hợp Quốc là rất quan trọng. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế theo cách tốt nhất”.

Dự luật cũng yêu cầu mở rộng “Đơn vị công dân Hoa Kỳ” tại Liên hợp quốc thành các “Văn phòng Công dân Hoa Kỳ”, nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu rộng của công dân tại tất cả các cơ quan và chi nhánh của tổ chức quốc tế này, hỗ trợ công dân Mỹ trở thành lãnh đạo của các tổ chức quốc tế thuộc khối. Dự luật cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ gia tăng số viên chức chuyên môn trẻ lên 50%.

Cùng lúc, dự luật cũng yêu cầu tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của hệ thống hội phí. Trong tương lai, việc Mỹ nộp hội phí lên Liên Hợp quốc phải được công khai trên Internet trong vòng 2 tuần sau khi đệ trình lên Nghị viện để lấy ý kiến ​​công khai.

Tháng 9 năm ngoái, hai thượng nghị sĩ Todd Young và Jeff Merkley của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã đệ trình một dự luật yêu cầu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia đánh giá các hoạt động của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Tạp chí Người Mỹ Mới (The New American) trước đó đã đăng một bài báo nhận định ĐCSTQ đã vươn xúc tu đến nhiều cơ quan trong Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời yêu cầu tất cả các quan chức ĐCSTQ phục vụ trong các tổ chức quốc tế phải chắc chắn tuân thủ mệnh lệnh của ĐCSTQ. Tờ Epoch Times bình luận, rõ ràng điều này đi ngược lại “quy tắc nghề nghiệp” của các tổ chức quốc tế.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh: Reuters).

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hồi tháng 4, Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro chỉ ra ĐCSTQ đã nắm quyền kiểm soát 1/3 số cơ quan trong Liên Hợp Quốc.

Ông nói rằng trong vòng mười năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã rất nỗ lực kiểm soát các thể chế này bằng cách bầu người của họ vào làm các lãnh đạo cao nhất. Họ cũng đã tác động và kiểm soát các tổ chức trực thuộc khác thông qua những lãnh đạo bị mua chuộc, ví như Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros, cùng một số lãnh đạo ở cấp khu vực.

Trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO đã thông đồng với Bắc Kinh giấu dịch, góp phần khiến dịch bệnh cục bộ tại đại lục lan rộng ra khắp thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu. Hồi tháng 7, chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO.

Ông Navarro tiết lộ chính quyền ĐCSTQ đã kiểm soát 5 trong tổng số 15 cơ sở trực thuộc. 

15 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc là: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế, Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức hàng hải quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế, Liên minh viễn thông quốc tế, UNESCO, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Liên minh Bưu chính Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Tổ chức Khí tượng Thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới.

Navarro cho biết ĐCSTQ đã bổ nhiệm các quan chức ĐCSTQ làm lãnh đạo cao nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Tổ chức Hàng không Dân dụng, Liên minh Viễn thông và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc.

Qu Dongyu là Tổng Giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc,. Ông này nguyên là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Liu Fang hiện là Tổng thư ký của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Trước ông này từng là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.

Houlin Zhao, Tổng thư ký đương nhiệm của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), trước đây từng phục vụ trong Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc. Ông được Bắc Kinh giới thiệu vào ITU trong nhiều năm cho đến khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký.

Tổng giám đốc Li Yong của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc hiện nay (United Nations Industrial Development Organization, viết tắt UNIDO), trước từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc.

Thậm chí, nhiều tổ chức quốc tế thiết yếu chưa bị Trung Quốc thâu tóm nhưng các vị trí lãnh đạo quan trọng đều có người của ĐCSTQ đảm nhiệm. 

Sau khi bị thâu tóm, các tổ chức quốc tế này đã giúp ĐCSTQ thực hiện các chính sách của Bắc Kinh, giành lấy các lợi ích chính trị, quân sự và kinh tế cho ĐCSTQ, phá hoại các giải pháp đa phương đối với các thách thức toàn cầu. Những thách thức này bao gồm các hành vi vi phạm nhân quyền, phổ biến vũ khí hạt nhân, đại dịch, khủng hoảng kinh tế thế giới …

Tội ác TQ: Thế giới cán mốc 20 triệu ca Covid-19, nhiều nước suy thoái kinh tế

Dân trí

 Đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại ở nhiều nơi trên thế giới, khiến nhiều chính phủ đứng trước lựa chọn khó khăn phong tỏa hay mở cửa kinh tế trở lại.

Thế giới cán mốc 20 triệu ca Covid-19, nhiều nước suy thoái kinh tế - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thế giới đã có hơn 20 triệu người mắc Covid-19, trong đó hơn 733.000 người đã tử vong.

Theo số liệu của Worldometers, tính đến sáng nay 10/8, số người mắc Covid-19 trên thế giới chính thức vượt mốc 20 triệu, trong đó hơn 733.000 người đã tử vong, hơn 12,8 triệu người đã phục hồi.

Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới với số người mắc Covid-19 cán mốc 5 triệu người vào ngày 9/8, trong đó hơn 165.000 người đã tử vong. Giới chuyên gia dự đoán, số người mắc Covid-19 và số người tử vong ở các bang khu vực Trung Tây của Mỹ sẽ tăng mạnh trong những tuần tới.

"Rõ ràng các bang từ Indiana đến Ohio, Kentucky và Missouri hay các bang nư Illinois, Michigan đang chứng kiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh", các chuyên gia của trung tâm PolicyLab thuộc Bệnh viện nhi Philadelphia cho biết.

Ở tâm dịch lớn thứ hai thế giới, số người mắc Covid-19 tại Brazil đã vượt 3 triệu ca, trong đó số người chết vì đại dịch này cũng vượt 101.000 ca. Natalia Pasternak là một chuyên gia dịch tễ của Brazil, người luôn tích cực kêu gọi chính phủ Brazil nghiêm túc nhìn nhận sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19 và kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp kiểm dịch để ngăn dịch lan rộng. Bà cảnh báo: "Mở cửa lúc này là một thảm họa... Chúng ta đã thất bại". Bà cũng cho rằng, Tổng thống Jair Bolsonaro phải chịu trách nhiệm cho điều này.

Tại châu Á, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Ấn Độ khi liên tiếp những ngày gần đây Ấn Độ ghi nhận hơn 60.000 ca mắc mới mỗi ngày. Ấn Độ hiện là tâm dịch lớn thứ 3 thế giới với hơn 2,2 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 44.000 người đã tử vong.

Tại châu Âu, chính phủ các nước về cơ bản sẵn sàng ứng phó với kịch bản dịch bùng phát mạnh trở lại khi số ca mắc Covid-19 tại đây vượt 3 triệu người, trong đó hơn 206.000 người đã tử vong. Các biện pháp như phong tỏa một phần, bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thực hiện giãn cách xã hội được chính quyền các địa phương thực hiện.

Tại Anh, trong ngày 9/8, Anh ghi nhận 1.062 ca mắc mới, đánh dấu lần đầu tiên số người mắc mới Covid-19 trong ngày vượt 1.000 ca kể từ cuối tháng 6. Mặc dù vậy, Thủ tướng Boris Johnson cho rằng mở cửa trường học vào tháng 9 là cần thiết và vẫn đảm bảo an toàn bất chấp giới chuyên gia cảnh báo Anh có thể đối mặt làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai nghiêm trọng hơn vào mùa đông tới nếu mở cửa trường học không đi kèm việc nâng cao hệ thống xét nghiệm và truy vết.

Trong một diễn biến liên quan khác, theo hãng tin Telegraph, Anh có thể ngừng cập nhật số người chết vì Covid-19 hàng ngày và chuyển sang cập nhật hàng tuần vì nhiều học giả cho rằng số liệu hàng ngày có thể bao gồm những người chết vì nguyên nhân khác.

Thế giới cán mốc 20 triệu ca Covid-19, nhiều nước suy thoái kinh tế - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các nước không muốn phong tỏa hoàn toàn để hạn chế tác động đến nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. (Ảnh minh họa: AFP)

Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc từ cuối năm ngoái và nhanh chóng lan rộng trở thành đại dịch toàn cầu. Đại dịch đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu khi hàng loạt quốc gia rơi vào suy thoái.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, GDP quý II của nước này giảm xấp xỉ 33%, khiến kinh tế nước này chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật sau 2 quý suy giảm liên tiếp.Covid-19 cũng khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật lần đầu tiên kể từ năm 2015. Số liệu của chính phủ Nhật Bản công bố tuần trước cho biết, sau khi tăng trưởng âm 7,3% trong quý 4/2019, kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng âm 2,2% trong quý 1 năm nay.Philippines cũng rơi vào suy thoái kin tế lần đầu tiên trong gần 30 năm với GDP giảm 16,5% trong quý 2, sau khi giảm 0,7% trong quý 1 năm nay.

Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 chính là lý do khiến nhiều chính phủ bác bỏ khả năng phong tỏa hoàn toàn trở lại.    Minh Phương

Theo Guardian



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 793 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 416 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 104 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.