Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 11
 Lượt truy cập: 24897167

 
Tin tức - Sự kiện 01.05.2024 17:42
Nhớ! Hôm Nay Đổi Giờ! Nhưng lần đổi giờ này, có thể là lần cuối! Thời Sự Thế Giới & Việt Nam
05.11.2022 21:15

Mỗi năm phải nhớ 2 lần, rắc rối quá phải không? Nhưng khỏi lo! sắp thoát nạn rồi! lần đổi giờ này, có thể là lần cuối!Vào hai thời điểm trong năm, tháng 3 và tháng 11, người Mỹ, Canada phải nhớ điều chỉnh kim đồng hồ theo giờ tiết kiệm ánh sáng. Và sáng Chủ Nhật, ngày 6 tháng 11 cuối tuần này, là ngày chúng ta phải vặn lui kim đồng hồ một tiếng, chấm dứt “daylight saving time” (DST) tức đổi giờ, để có thêm ánh sáng mặt trời.

Có ba tiểu bang của Hoa Kỳ - Arizona, Hawaii và một số lãnh thổ Hoa Kỳ, không áp dụng chương trình này vì đã xin miễn trừ khỏi luật Uniform Time Act (Giờ Thống Nhất)

Nhưng lần đổi giờ này, có thể là lần cuối!

 Năm tới, việc điều chỉnh thời gian này, có thể ngừng hoàn toàn. Trong tháng 3 năm nay, Thượng Viện đã bỏ phiếu thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Ánh Nắng Mặt Trời, đạo luật giữ “daylight saving time” DST vĩnh viễn. Nếu dự luật được thông qua Hạ Viện, nơi dự luật hiện đang được “giữ tại bàn làm việc”, vì có một luật tương tự đang được xem xét và được Tổng Thống Joe Biden ký thành luật, thì sau khi đổi giờ vào tháng 3 năm sau, dân Mỹ sẽ không cần đổi lại. DST vĩnh viễn sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11, 2023.

 

Lịch sử ngắn gọn của đổi giờ

 

Năm 1784: Benjamin Franklin không phát minh ra DST, nhưng trong một bức thư cho tạp chí Journal de Paris, ông khuyên nên đổi giờ để đón nhiều ánh nắng mặt trời hơn, tiết kiệm tiền mua nến và dầu đèn. Bây giờ là điện gas.

 

1895: Nhà côn trùng học người Tân Tây Lan, George Hudson, đề nghị thay đổi hai giờ, để có thêm ánh nắng đi săn bắn, kiếm ăn sau giờ làm việc!

 

Năm 1907: Kiến trúc sư người Anh William Willett, đề nghị vặn đồng hồ sớm 20 phút vào mỗi ngày của bốn Chủ Nhật, của tháng 4 và chuyển chúng trở lại bằng cùng một số lượng phút vào mỗi Chủ Nhật trong tháng 9, để tiết kiệm điện, nhiên liệu.

 

1908: DST lần đầu tiên được giới thiệu trên thế giới, ở một vùng của Canada - Port Arthur, o­ntario.

 

1916: Hai năm sau Thế Chiến thứ nhất, Đức và Áo trở thành những quốc gia đầu tiên áp dụng DST, để tiết kiệm nhiên liệu cho chiến tranh. Trong vòng vài tuần, Anh, Pháp và rất nhiều những nước khác đã làm theo!

 

1918: Từ đây, Đạo Luật Giờ Chuẩn và DST, được giới thiệu rộng rãi ở Hoa Kỳ

 

1942: Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật DST của liên bang, với cảnh báo rằng, luật này sẽ kết thúc sáu tháng, sau khi chiến tranh kết thúc. Sau đó, các thành phố và tiểu bang quyết định múi giờ của riêng họ.

 

1966: Đạo luật Thời Gian Thống Nhất, tạo ra một cách để áp dụng DST, trên các tiểu bang của Hoa Kỳ

 

1973: Sự thiếu hụt năng lượng, khiến tổng thống Richard Nixon và Quốc Hội ban hành DST quanh năm, trên toàn quốc.

 

1975: Hoa Kỳ quay trở lại DST thông thường, từ tháng 5 đến tháng 10

 

2007: Tổng thống George W Bush ký thành luật thay đổi DST chính thức, như ngày nay đang áp dụng.

 

2021: Đạo luật Bảo Vệ Ánh Nắng Mặt Trời đề xuất DST vĩnh viễn áp dụng.

 

Ai phản đối việc đổi giờ?

 

Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, cơ quan giám sát luật DST của liên bang, đã ủng hộ DST để tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng. Những người thúc đẩy DST rất nhiều. Họ đưa ra lập luận kinh tế rằng, nhiều giờ ban ngày hơn, dẫn đến nhiều chuyển động hơn, mang lại lợi ích cho các ngành như bán lẻ, du lịch, chơi gôn, đồ nướng và kẹo, và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nhưng tiết kiệm năng lượng dường như không đáng kể, tiền gas sưởi ấm và làm mát, đôi khi còn tăng lên gấp nhiều lần và không phải tất cả các doanh nghiệp đều được lợi về việc đổi giờ này.

 

Dưới đây là danh sách không đầy đủ các ngành nghề và cá nhân, không thích đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày:

 

- Nông dân: Công việc nông nghiệp dựa vào mặt trời mọc và sương, những thứ không thay đổi theo đồng hồ. DST gây bất tiện cho họ, bằng cách trì hoãn việc thu hoạch, thời gian vắt sữa và nhiều thứ khác. Và nếu họ chọn tiếp tục làm việc theo DST, thì công nhân của họ phải đợi lâu hơn, để bắt đầu công việc và về sớm hơn một giờ theo đồng hồ, và chợ thì mở cửa muộn hơn một giờ! Chẳng có gì lợi lộc cả, còn lỗ nữa!

 

- Các nhà sản xuất phim: Mọi người có ít khả năng đến một phòng chiếu phim trong ánh sáng ban ngày. Một số người nói rằng, sự đổi giờ đã khiến các rạp chiếu phim cho xe vào phải dẹp tiệm, với con số giảm từ 4,000 vào giữa những năm 60 xuống chỉ còn hơn 300 bây giờ. Bằng chứng cho thấy DST cũng làm tụt xếp hạng truyền hình.

 

- Trường học: Chuyển khung giờ có nắng, từ sáng sang chiều tối đồng nghĩa với việc học sinh phải đợi xe buýt trong giờ còn tối, làm tăng nguy cơ tội phạm và tai nạn! Thanh thiếu niên, những người có đồng hồ cơ thể chậm tự nhiên, có thể gặp khó khăn trong việc học hành. (Có một mặt lợi: việc tham gia vào các chương trình thể thao ngoài giờ học, đã tăng lên đáng kể.)

 

- Người kinh doanh: Chi phí cho thương mại giữa các tiểu bang và quốc tế chưa được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, nhưng không thay đổi cho lắm!

 

- Tội phạm cũng bị ảnh hưởng: Các thẩm phán buồn ngủ, có xu hướng đưa ra các bản án dài hơn.

 

- Ảnh hưởng về sức khỏe. Các chuyên gia về giấc ngủ: “Hiệu ứng DST” khi đồng hồ thay đổi lần đầu tiên, gây ra tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi, vì nó làm rối loạn nhịp sinh học của mọi người. Người già, trẻ nhỏ và thú nuôi đặc biệt khó điều chỉnh. Nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều chấn thương tại nơi làm việc và tai nạn xe cộ hơn nhiều lần vào thứ Hai đầu tiên sau khi đổi giờ. Việc thiếu ngủ khi bắt đầu DST, thậm chí có liên quan đến nguy cơ cao bị trầm cảm, đau tim, xảy thai ở phụ nữ đang điều trị IVF và thậm chí là ung thư.


 

Chính vì những lý do đó, nên lần đổi giờ mùa đông năm nay, có lẽ là lần cuối cùng!

Theo Dòng Thời Sự: Khắp Nơi Trên Thế Giới.



Iran: Tổng Thống Mỹ Cam Kết “Mang Lại Tự Do Cho Đất Nước Này!”


Người dân Iran đang biểu tình chống lại chính quyền của Cộng hòa Hồi giáo.

 

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 3/11/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ ‘mang lại tự do cho’ Iran, và nói rằng những người biểu tình chống chính quyền nước này sẽ sớm tìm được tự do cho mình.

 

“Đừng lo, chúng ta sẽ mang lại tự do cho Iran. Họ sẽ sớm tìm được tự do cho chính mình thôi”, ông Biden nói trong bài phát biểu vận động bầu cử đề cập đến nhiều vấn đề ở California, khi hàng chục người biểu tình tụ tập bên ngoài cầm biểu ngữ ủng hộ người biểu tình Iran.

 

Ông Biden không nói thêm để làm rõ phát biểu của mình hoặc nêu rõ ông sẽ có thêm những hành động nào trong bài phát biểu tại Đại học MiraCosta gần San Diego.

 

Bảy tuần biểu tình ở Iran có nguyên nhân là cô gái 22 tuổi có tên là Mahsa Amini bị chết trong khi bị cảnh sát đạo đức Iran giam giữ.

 

Các cuộc biểu tình cho thấy sự cương quyết của giới trẻ Iran trong việc thách thức giới giáo sĩ lãnh đạo, vượt qua nỗi sợ hãi đã bóp nghẹt bất đồng chính kiến sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

 

Mỹ hôm 2/11 cho biết họ sẽ cố gắng loại Iran khỏi Ủy ban Địa vị Phụ nữ (CSW) Liên Hiệp Quốc gồm 45 thành viên do chính phủ nước này từ chối thực hiện nữ quyền và đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình.

 

Iran chỉ mới bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm trong ủy ban, vốn họp vào tháng Ba hàng năm và nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới và thúc đẩy sự lớn mạnh của phụ nữ.

Tân Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Đến Brussels Gặp Các Lãnh Đạo Liên Hiệp Âu Châu

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 3/11/2022, tân Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni đến Brussels (thủ đô của Bỉ) lần đầu tiên kể từ khi đắc cử. Mục tiêu của chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của bà là để gặp gỡ lãnh đạo của ba định chế chủ yếu của Liên Hiệp Âu Châu (EU): Ủy Ban Âu Châu, Hội Đồng Âu Châu và Nghị Viện Âu Châu.

 

Thách thức hàng đầu với tân Thủ tướng của nền kinh tế thứ ba Âu Châu là thuyết phục được các lãnh đạo Âu Châu về ngân sách mới của nước Ý Ðại Lợi. Thông tín viên Pierre Benazet của Đài RFI tường trình từ Brussels:

 

Những lời hứa đưa ra trong chiến dịch tranh cử của bà Giorgia Meloni là nguồn gốc gây lo ngại chính đối với các định chế Âu Châu. Những hứa hẹn đặc biệt hào phóng tỏ ra đầy nghịch lý khi tân Thủ tướng Ý Ðại Lợi cam kết sẽ không tiếp tục tăng chi tiêu công. Tuy nhiên, các định chế Âu Châu có lý do để lo ngại, bởi ngoài việc cắt giảm thuế, tân chính phủ lại còn muốn gia tăng trợ giúp các gia đình và doanh nghiệp trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt.

 

Như vậy, tân Thủ tướng Giorgia Meloni sẽ phải đưa ra các bảo đảm, nếu muốn được Ủy Ban Âu Châu bật đèn xanh cho ngân sách của Ý Ðại Lợi. Theo báo chí Ý Ðại Lợi, chính phủ dự kiến thâm hụt ngân sách sẽ là 4,5%, nhiều hơn 1% so với chính phủ mãn nhiệm. Với tỷ lệ nợ công đã lên tới con số khổng lồ 150%, bà Giorgia Meloni sẽ phải làm nhiều điều để trấn an các đối tác Âu Châu.

 

Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội đáng ngạc nhiên của Ý Ðại Lợi có thể phần nào giúp thuyết phục, vì thoạt tiên, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ là chững hẳn lại. Tuy nhiên trong mắt của Liên Hiệp Âu Châu, mức tăng trưởng 0,3% này có thể cũng là không đủ để tài trợ cho ngân sách sắp tới của Ý Ðại Lợi.

Ba Tây: Bầu Cử Tổng Thống, Phe ủng Hộ Bolsonaro Biểu Tình Đòi Quân Đội Can Thiệp!

- Ngày 3/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay tình hình căng thẳng ở Ba Tây sau kỳ bầu cử Tổng thống vẫn chưa dịu lại.

 

Tại nhiều nơi như Sao Paulo, Brasilia, Rio de Janeiro …, những người ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Bolsonaro hôm 2/11/2022, đã biểu tình trước các tòa nhà của quân đội, đòi “sự can thiệp” của chính quyền liên bang, của quân đội, vì Bolsonaro từng là quân nhân. Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino gửi về của Đài RFI bài phóng sự:

 

Những người ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Jair Bolsonaro hô vang trước tòa nhà của quân đội ở Rio de Janeiro đòi “Liên bang can thiệp”. Một người nói: “Đây là cơ hội cuối cùng của chúng tôi. Chúng tôi hiện diện ở đây để chống Cộng sản. Chúng tôi biết Lula đại diện cho những điều gì và chúng tôi không muốn những điều đó”.

 

Nhiều ngàn người mặc trang phục với màu cờ của Ba Tây kéo đến để tố cáo “gian lận bầu cử”. Đối với những cử tri ủng hộ Jair Bolsonaro, thái độ của ông trong những ngày qua là có suy tính. Một phụ nữ giải thích: “Ông ấy không bị cô lập. Bolsonaro là một quân nhân, và giống như bất kỳ quân nhân nào, ông ấy là một nhà chiến lược. Hành động bốc đồng sẽ là một sai lầm. Bây giờ quyền lực thuộc về nhân dân, tiếng nói thuộc về nhân dân”.

 

Vậy người biểu tình yêu cầu quân đội can thiệp như thế nào? Để trả lời báo chí, người phụ nữ này tìm kiếm thông tin trong các nhóm trên mạng WhatsApp. Bà nói: “Chị đợi chút nhé, để tôi xem đã rồi sẽ giải thích cho chị”.

 

Trong lúc đó, một đoàn xe quân cảnh đi ngang qua. Đám đông người biểu tình hoan hô cổ vũ họ. Cảnh sát mỉm cười, chào họ và giơ nắm tay lên trời. Người biểu tình thay nhau nói: “Đúng đấy, đây là một cuộc biểu tình thật tuyệt vời. Xin cảm ơn”; “Hãy đấu tranh cho chúng tôi nữa, bởi vì chúng tôi không có quyền”; “Chị thấy rồi đấy, mọi người đều đứng về phía chúng tôi!”.

 

Đối với những người biểu tình này, đây mới chỉ là khởi đầu của một phong trào phản kháng lớn.

Chiến Tranh Ukraine: Nhà Máy Điện Nguyên Tử Zaporijjia Bị Ngắt Kết Nối Với Lưới Điện

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 3/11/2022, Tập đoàn điện lực Energoatom của Ukraine thông báo trên mạng Telegram rằng Zaporijjia, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu, hiện đang bị quân Nga chiếm đóng, đã bị ngắt kết nối với mạng lưới điện.

 

Các vụ oanh kích của Nga hôm 2/11 dường như đã làm hỏng hai đường điện cao thế cuối cùng của nhà máy Zaporijjia còn kết nối với lưới điện chung. Báo Le Monde cho biết tập đoàn điện lực Energoatom một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp áp dụng các biện pháp để phi quân sự hóa nhà máy điện nguyên tử đang bị quân Nga chiếm đóng càng sớm càng tốt, buộc quân Nga rút toàn bộ quân khỏi địa điểm nhà máy và thành phố Enerhodar, cũng như khôi phục quyền kiểm soát toàn bộ của Ukraine đối với Zaporijjia.

 

Sáng 3/11, ông Dmytro Orlov, Thị trưởng thành phố Enerhodar, đã cảnh báo rằng ít có khả năng nhà máy còn được duy trì ở “chế độ an toàn” và “đồng hồ đếm ngược đã bắt đầu”, ngụ ý chỉ còn rất ít thời gian nên phải khẩn trương hành động để thay đổi tình thế.

 

Do Nga vẫn liên tục oanh kích các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine từ hôm 31/10, nên tình trạng mất điện tại nhiều nơi trong cả nước ngày càng nghiêm trọng. Thông tín viên RFI Stéphane Siohan từ Kyiv cho biết thêm:

 

Hôm thứ Tư (2/11), 16.000 gia đình ở thủ đô Kyiv vẫn còn bị cúp điện. Dù chính quyền vùng đã hứa khôi phục dịch vụ, nhưng nhiều đợt cắt điện, mỗi lần vài tiếng đồng hồ, vẫn tiếp diễn ở các khu phố tả ngạn sông Dniepr, dường như là để giảm tải lưới điện. Tối thứ Ba, toàn bộ khu vực phía Đông thành phố vẫn còn chìm trong bóng tối, và tiếng máy phát điện vẫn vang lên trong đêm.

 

Hiện giờ, cư dân Kyiv đang tích trữ các bộ sạc điện di động, để có thể nạp điện cho điện thoại và máy điện toán, còn lại thì họ dùng nến để thắp sáng. Ngay cả khi có điện, nhiều người vẫn tránh tiêu thụ điện vào giờ cao điểm, để mạng lưới điện không bị quá tải do đã bị suy yếu sau các vụ oanh kích.

 

Đường phố hầu như không còn đèn chiếu sáng công cộng, nhiều người lưu thông trên đường với đèn pin, nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao bởi vì nhiều đèn tín hiệu giao thông không còn hoạt động.

 

Nhưng nhìn chung, tinh thần của người dân Kyiv hoàn toàn không bị ảnh hưởng, họ dường như đã sẵn sàng đối mặt với thử thách này. Tuy nhiên, Thị trưởng Kyiv cũng đã lên kế hoạch lắp đặt hàng ngàn điểm phân phối nước và vật liệu sưởi ấm, nếu tình trạng cúp điện lan rộng.

Tổng Thống Nga Kêu Gọi Ngành Chế Tạo Vũ Khí Gia Tăng “Cạnh Tranh” Để Cải Thiện Sản Phẩm

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 2/11/2022, Tổng thống Nga đã họp trực tuyến với Hội đồng điều phối việc cung cấp trang thiết bị cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine.

 

Ông Vladimir Putin nhấn mạnh đến yêu cầu đẩy mạnh “cạnh tranh” trong ngành chế tạo vũ khí nội địa để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh kho vũ khí của Nga ngày càng cạn kiệt.

 

Đài Pháp France 24 phát lại trích đoạn phát biểu trực tuyến của Tổng thống Nga từ Sotchi, theo đó “các vũ khí cần phải được liên tục hoàn thiện để có thể hiệu quả. Và để làm được như thế, điều rất quan trọng là cần phải bảo đảm được sự cạnh tranh rất tích cực giữa các nhà sản xuất, các nhà chế tạo vũ khí”. Tổng thống Nga nhấn mạnh: “Tôi cho rằng cạnh tranh là điều cần thiết để nền kinh tế phát triển hiệu quả, nhưng ở đây điều này lại càng đặc biệt quan trọng”.

 

Nhiều báo cáo gần đây cho thấy, do năng lực sản xuất trong nước không đủ, Mạc Tư Khoa đã buộc phải tìm mua vũ khí từ Iran và Bắc Hàn. Vấn đề trước hết với ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay là sản xuất đủ số lượng, để bù vào khối lượng lớn vũ khí đã được sử dụng trên chiến trường Ukraine và phục vụ cho mục tiêu chiến tranh kéo dài, hơn là nâng cao chất lượng. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại Hoa Thịnh Ðốn, nhận định: Đòi hỏi nói trên của ông Putin “không phù hợp với thực tế của chuỗi cung ứng và cơ sở công nghiệp quốc phòng hiện tại của Nga”.

 

Hội đồng Điều phối việc cung cấp trang thiết bị phục vụ cho chiến dịch can thiệp quân sự tại Ukraine được Tổng thống Nga thành lập ngày 19/10/2022, trong bối cảnh chính quyền Nga động viên thêm khoảng 300.000 quân nhân cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Theo một số nhà quan sát, tình trạng quân trang, quân dụng các loại thiếu hụt nghiêm trọng là một trong các lý do chính buộc chính quyền Putin phải gấp rút thành lập Hội đồng nói trên.

G7 Cam Kết Ngăn Chặn Nga Đẩy Dân Ukraine Vào Tình Cảnh Đói Rét

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay kết thúc 2 ngày họp tại Münster (Đức), Ngoại trưởng khối G7 hôm 4/11/2022 thông báo tăng cường các phương tiện hỗ trợ Kyiv và không để cho Nga đẩy hàng triệu người dân Ukraine vào tình cảnh đói rét.

 

Trong cương vị Chủ tịch luân phiên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, khai mạc cuộc họp hôm 3/11/2022, Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, được thông tấn xã AFP trích dẫn, tuyên bố, G7 không “để cho sự tàn bạo của cuộc chiến trong những tháng mùa Đông sắp tới” xô đẩy người già, trẻ em hay các gia đình Ukraine rơi vào tình cảnh đói kém, chết lạnh hàng loạt.

 

Ngoại trưởng Đức đồng thời mạnh mẽ lên án Nga áp dụng những “phương pháp quỷ quyệt”. Trong những ngày qua, nhiều thành phố Ukraine, trong đó có thủ đô Kyiv liên tục bị phi đạn Nga tấn công. Quân Nga nhắm vào các nhà máy điện, nước của Ukraine.

 

Liên quan đến thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali, Nam Dương, trong hai ngày 15 và 16/11, Tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm 3/11/2022, cho biết sẽ tham dự thượng đỉnh này, qua cầu truyền hình, nếu như nguyên thủ Nga, ông Vladimir Putin, có mặt tại hội nghị.

 

Nam Dương hiện đảm nhiệm chức Chủ tịch G20, giữ lập trường trung lập trong chiến tranh Ukraine. Tổng thống Nam Dương Joko Widodo đã mời đồng nhiệm Ukraine tham dự qua cầu truyền hình. Ông cũng đích thân sang Mạc Tư Khoa mời Tổng thống Nga, bất chấp sự phản đối của nhiều nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Cho đến sáng nay, Jakarta cho biết Ðiện Cẩm Linh vẫn chưa “quyết định” về lời mời dự G20.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ dự thượng đỉnh G20 nhưng báo trước là sẽ không ngồi cùng bàn với nguyên thủ Nga.

Ngũ Cốc Ukraine Được Xuất Cảng Trở Lại!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trên “mặt trận” lương thực, thực phẩm từ hôm 3/11/2022 ngũ cốc Ukraine lại được xuất cảng.

 

Trung tâm điều phối của Liên Hiệp Quốc đặt tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã xác nhận: 7 tàu chở hàng mang theo hơn 290.000 tấn ngũ cốc và nông phẩm đã đi qua hành lang nhân đạo trong vùng Biển Đen. Đây là bước kế tiếp sau khi Nga đổi ý, áp dụng trở lại các điều khoản trong thỏa thuận đã ký hồi tháng 7/2022 với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Theo thẩm định của Ankara từ ngày 1/8/2022, 426 tàu chở ngũ cốc đã sử dụng hành lang an toàn được thiết lập trên Biển Đen. Thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc Ukraine có hiệu lực cho tới ngày 19/11/2022. Văn bản này có được triển hạn hay không, Mạc Tư Khoa còn cần có thời gian để “thẩm định lại tình hình”, theo lời phát ngôn viên phủ Tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov.

 

Liên quan đến các hoạt động nguyên tử: Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) hôm 3/11 kết luận “không phát giác dấu hiệu nào về các hoạt động nguyên tử không được khai báo” tại 3 địa điểm mà các thanh tra viên vừa được điều tới thể theo yêu cầu của chính quyền Kyiv.

 

Từ đầu tuần, thanh tra viên của AIEA đã bắt đầu giám sát các hoạt động nguyên tử tại hai nhà máy khai thác khoáng sản của Ukraine ở Jovti Vody và Dnipro – miền Trung đông. Chính quyền Zelensky còn yêu cầu AIEA kiểm tra tại một địa điểm thứ ba. Các kết luận của Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế chứng tỏ Ukraine không chuẩn bị một đợt tấn công bằng “bom bẩn” như những cáo buộc của Mạc Tư Khoa.

 

Ðiện Cẩm Linh tố cáo Ukraine chuẩn bị dùng “bom bẩn” nhắm vào các lực lượng Nga và Kyiv nghi ngờ đây là cái cớ để chính quân đội Nga sử dụng loại vũ khí này.

Mỹ: Càng Ngày Càng Lo Ngại Nga Sẽ “Tấn Công Nguyên Tử” Vào Ukraine!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay theo một Cố vấn Tòa Bạch Ốc hôm 2/11/2022, chính quyền Mỹ từ nhiều tháng nay ngày càng lo ngại hơn về khả năng Nga tấn công nguyên tử trong cuộc xung đột Ukraine. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo khẳng định ưu tiên của Nga là “tránh mọi đụng độ trực tiếp giữa các cường quốc nguyên tử”.

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, John Kirby, theo đó Hoa Thịnh Ðốn đang “theo dõi sát sao nhất theo khả năng” các động thái của Nga liên quan đến vũ khí nguyên tử. Nhật báo Mỹ New York Times hôm 2/11, dẫn lời một số viên chức Hoa Kỳ, cho biết nhiều chỉ huy quân sự Nga mới đây đã thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật tại Ukraine.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin ẩn danh, Tổng thống Nga Vladimir Putin không tham gia vào cuộc thảo luận này, và hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị tấn công nguyên tử.

Về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong chiến tranh tại Ukraine, chính quyền Mạc Tư Khoa đưa ra các phản ứng trái ngược. Hôm 2/11, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov, lên án truyền thông phương Tây “vô trách nhiệm”, “cố tình thổi phồng vấn đề vũ khí nguyên tử”. Ngược lại, trước đó một hôm, nhân vật số hai Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitri Medvedev, một lần nữa đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử nếu quân đội Ukraine phản công chiếm lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng tại Crimea và Donbass.

Trong một phát biểu truyền hình ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin đã ngầm nhắc đến khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử để ngăn chặn cuộc phản công của quân đội Ukraine, được phương Tây hậu thuẫn về phương tiện quân sự.

Mỹ: Có Đủ Bằng Chứng Tố Bắc Hàn Viện Trợ Vũ Khí Cho Nga Xâm Lược Ukraine

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay sau khi tố cáo Iran tiếp viện drone cho Nga xâm lược Ukraine, hôm 2/11/2022, Hoa Thịnh Ðốn tố cáo Cộng sản Bắc Hàn bí mật viện trợ vũ khí cho quân Nga tấn công Ukraine.

Theo thông tấn xã AFP, John Kirby, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, tố cáo Bình Nhưỡng đã “bí mật hỗ trợ Nga tiến hành chiến tranh chống Ukraine”. Ông John Kirby khẳng định Bắc Hàn đã chuyển cho Nga một số lượng lớn đạn pháo nhưng “theo cách khiến nhiều người tin rằng số vũ khí đó được chuyển đến từ Trung Đông hoặc Phi Châu”.

Phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc cho biết Hoa Thịnh Ðốn đang tìm hiểu xem Nga đã nhận được số vũ khí đó hay chưa. Dù cho rằng các vũ khí, khí tài viện trợ mà Mạc Tư Khoa đã hoặc sẽ nhận được cũng sẽ không giúp quân Nga thay đổi hẳn tình hình trên chiến trường Ukraine, nhưng ông Johh Kirby cũng khẳng định Hoa Thịnh Ðốn sẽ bàn với các đồng minh và đối tác tại Liên Hiệp Quốc về các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Hàn và Iran, vì hai nước này viện trợ quân sự cho Nga xâm lược Ukraine.

Trong khi đó, theo đài Nhật NHK, truyền thông Nga hôm 2/11 cho biết các chuyến tàu chở hàng giữa Bắc Hàn và Nga đã được nối lại sau thời gian tạm ngưng do đại dịch Covid-19 bùng lên từ năm 2020. Chuyến tàu đầu tiên chở 30 con ngựa từ miền Viễn Đông của Nga sang miền Tây-Bắc Bắc Hàn và chuyến tàu tiếp theo sẽ chở dược phẩm. Các nhà quan sát cho rằng Bắc Tiều Tiên đang nỗ lực để được cung ứng hàng hóa từ Nga và Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế đình trệ. Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đã củng cố các mối quan hệ từ khi Putin điều quân xâm lược Ukraine.

Triều Tiên: Khoảng 80 Máy Bay Quân Sự Nam Hàn Xuất Kích Để Đáp Trả Sự Khiêu Khích của Bắc Hàn!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng.

Sau khi Mỹ-Nam Hàn kéo dài tập trận, Bắc Hàn tối 3/11/2022 đã bắn phi đạn và trưa 4/11, lại cho xuất kích gần 200 máy bay. Để đáp trả, Nam Hàn đã huy động gần một trăm máy bay quân sự. Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tin viên Trần Công của Đài RFI cho biết thêm thông tin:

“Ngay khi liên minh Mỹ-Hàn ra thông cáo kéo dài tập trận trên không “Bão táp cảnh giác” thêm 1 ngày, Bắc Hàn vào tối 3/11 đã lên tiếng phản đối và bắn 3 quả phi đạn-đạn đạo tầm ngắn (SRMB) và khoảng 80 phát pháo về hướng biển Nhật Bản.

Đến trưa 4/11, Bắc Hàn tiếp tục điều 180 máy bay chiến đấu trong suốt 4 tiếng đồng hồ, nhưng không xâm nhập vào không phận Nam Hàn hoặc vùng đệm. Phía Nam Hàn cũng điều khoảng 80 máy bay quân sự bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình để đáp trả lại đòn khiêu khích của Bắc Hàn.

Theo Bắc Hàn, cuộc tập trận “Bão táp cảnh giác” của liên quân Mỹ-Hàn, đang đẩy tình hình đến chỗ không thể kiểm soát được.

“Bão táp cảnh giác - Vigilant Storm” là cuộc tập trận với sự tham gia của 240 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tiếp liệu, máy bay trinh sát và đặc biệt là sự có mặt của chiến đấu cơ tàng hình F35A của Nam Hàn và F35B của Mỹ. Điều này dường như làm cho Bình Nhưỡng rất lo ngại. Theo thống kê, Bắc Hàn đã bắn ít nhất 33 phi đạn trong thời gian diễn ra cuộc tập trận trên không.

Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, hai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và Nam Hàn, từ Hoa Thịnh Ðốn, đã ra tuyên bố chung về chiến lược chống lại mối đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn. Hai nước quyết định sửa đổi chiến lược răn đe với Bắc Hàn vào năm 2023 và tổ chức tập trận răn đe mở rộng với giả thiết Bắc Hàn sử dụng nguyên tử để tấn công Nam Hàn.

Nhân chuyến công du Hán Thành, Tổng thống Đức hôm 4/11 hội đàm với đồng nhiệm Nam Hàn. Hai bên tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ về các vấn đề Bắc Hàn.

Trong khi đó, Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh, “cách duy nhất để đạt được hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên là ngăn chặn hành vi phi pháp và gây bất ổn của Bắc Hàn và nối lại đối thoại giữa hai miền”.

Cũng trong ngày 4/11, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp bàn về tình hình trên bán đảo Triều Tiên”.

Thủ Tướng Đức Thăm Trung Quốc,  Để Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Kinh Tế!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 4/11/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz dẫn đầu phái đoàn hơn 60 người chủ yếu là các doanh nhân Đức, đã tới Bắc Kinh trong một chuyến công du chính thức kéo dài chưa đầy một ngày. Chuyến thăm Trung Quốc của ông Olaf Scholz, lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến Trung Quốc từ khi nổ ra đại dịch Covid 19, đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và bị chỉ trích nhiều.

Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa ông Olaf Scholz và Tập Cận bình, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố rằng những cường quốc có ảnh hưởng, Trung Quốc và Đức, phải cùng nhau làm việc nhiều hơn nữa trong “thời kỳ đầy biến động” hiện nay vì hòa bình thế giới, theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.

Theo thông tấn xã AFP, trong bối cảnh các nước phương Tây đang ngày càng tỏ thái độ dè chừng đối với cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, Thủ tướng Đức bày tỏ ủng hộ hợp tác “nhiều hơn nữa” và quan hệ hợp tác “cân bằng” với Trung Quốc.

Về tình hình quốc tế, Thủ tướng Đức nhấn mạnh, cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh thế giới đang hết sức căng thẳng vì cuộc chiến tranh do Nga phát động tại Ukraine. Ông đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng ảnh hưởng của mình tác động Nga nhằm chấm dứt cuộc “chiến tranh xâm lược” chống Ukraine.

Về phần mình, ông Tập Cận Bình cho rằng “Trung Quốc và Đức phải tôn trọng lẫn nhau và cùng cố gắng chống lại các can thiệp vào quan hệ của hai nước”. Lãnh đạo Trung Quốc nói: “chúng tôi hy vọng nước Đức sẽ tiếp tục chính sách tích cực đối với Trung Quốc để đi đến kết quả hai nước cùng có lợi”.

Chuyến công du của Thủ tướng Scholz tới Bắc Kinh với trọng tâm là kinh tế, tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp Đức, gây không ít tranh cãi và chỉ trích từ trong nước. Từ thủ đô Bá Linh của Đức, thông tín viên RFI Pascal Thibaut tường trình:

“Mất 23 giờ bay nhưng chỉ có 11 tiếng ở tại chỗ. Hiếm có một chuyến thăm chính thức nào đến Trung Quốc lại ngắn như vậy. Nhưng cũng là hiếm có chuyến đi nào lại bị chỉ trích nhiều như chuyến công du này. Ngay trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz, đặc biệt là đảng Xanh, đã phản đối kiểu quan hệ làm ăn như thường lệ, không có chuyện gì xảy ra, đồng thời lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền cũng như nguy cơ bị lệ thuộc vào một nước kém dân chủ như đã xảy ra với Nga trong quá khứ gần đây.

Phe Dân chủ-Thiên Chúa giáo cũng chỉ trích, đồng thời lại quên rất nhanh 12 chuyến thăm Trung Quốc của cựu Thủ tướng Angela Merkel, chủ yếu là để tìm kiếm các hợp đồng cho các hãng lớn của Đức. Việc ông Olaf Scholz tuần trước đã phản bác ý kiến của nhiều Bộ trưởng để cho phép Trung Quốc tham gia góp vốn đầu tư cảng Hambourg đã gây khó hiểu. Có 7 trên 10 người Đức phản đối quyết định này. 2/3 trong số họ cho rằng Đức cần phải giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong một diễn đàn, ông Olaf Scholz có hứa là sẽ không bỏ qua các chủ đề gây tranh cãi với Bắc Kinh như nhân quyền, Đài Loan hay thái độ của Trung Quốc đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Thủ tướng Đức phải chơi bài lựa lách ngoại giao rất phức tạp trong khi mà các đầu tư trực tiếp của Đức tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt mức kỷ lục mới”.

Hồng Kông Tuyên Bố Mở Cửa Trở Lại Với Giao Dịch Thế Giới

- Ngày 4/11/2022, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay sau gần 3 năm đóng cửa với thế giới, Hồng Kông đã mở cửa trở lại đối với những tập đoàn tài chánh quốc tế lớn, với mục đích khôi phục hình ảnh của đặc khu như một trung tâm tài chánh quốc tế, có thể làm trung gian giữa Trung Quốc đại lục và phương Tây.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy của Đài RFI tường trình:

“Goldman Sachs, Blackrock, Morgan Stanley, HSBC và nhiều tập đoàn khác, hay có thể nói là giới tinh hoa của thị trường tài chánh Mỹ Wall Street và Anh Quốc City đã được chào đón một cách nồng nhiệt tại Hồng Kông, trong một buổi dạ tiệc diễn ra vào tối 1/11 tại bảo tàng nghệ thuật đương đại M+ và tại hội nghị cấp cao về tài chánh toàn cầu hôm 2/11.

Chủ đề của hội nghị là “Lèo lái trong bối cảnh bất định” dường như rất hợp với hoàn cảnh bởi bão Nalgae suýt nữa làm sự kiện bị hủy.

Đối với tân lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, cựu cảnh sát Lý Gia Siêu, mới nhậm chức được 4 tháng, mục đích trước tiên của sự kiện là làm cho mọi người quên đi quá khứ.

Ông nói: “Hãy nhìn Hồng Kông, tôi xin nói với quý vị rằng điều tồi tệ nhất đã ở sau lưng chúng ta. Đây là thời điểm mà quý vị đã chờ đợi để nắm bắt cơ hội, ở đây và ngay bây giờ. Đừng bỏ lỡ và hãy là người đầu tiên nắm bắt lấy cơ hội! Xin cám ơn…”.

Đối với sự khởi đầu mới này, Hồng Kông đánh cược vào sự bền bỉ huyền thoại của mình, cũng dựa vào sự hỗ trợ của Bắc Kinh vì Trung Quốc khẳng định rất tin tưởng vào trung tâm tài chánh quốc tế của đặc khu hành chính của mình.

Nga: Giao Chiến Đấu Cơ Cho Tập Đoàn Quân Sự Miến Điện!

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 4/11/2022, Tổ chức phi chính phủ Miến Ðiện Witness cho biết tập đoàn quân sự Miến Điện đã nhận được “tối thiểu” một máy bay quân sự của Nga. Đây là chiếc đầu tiên trong số 6 chiến đấu cơ mà Naypyidaw đã đặt mua từ năm 2018.

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn các nguồn tin báo chí Nga cho biết, cách nay 4 năm Miến Điện dưới thời chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi đã đặt mua 6 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30. Hình ảnh vệ tinh, một số dữ liệu từ phía các nhà quan sát và một nguồn tin thông thạo xác nhận “ít nhất một chiến đấu cơ Su-30 của Nga đã đáp xuống phi trường Naypyidaw”. Đây là một công trình do quân đội Miến Điện xây dựng.

Tổ chức phi chính phủ Miến Ðiện Witness chuyên theo dõi các hành vi chà đạp nhân quyền tại Miến Điện chưa thể xác nhận chiếc máy bay vừa giao còn trong giai đoạn tập dượt hay đã bắt đầu được quân đội Miến Điện sử dụng. Báo chí địa phương thì nói tới khả năng có từ 4 đến 6 chiến đấu cơ của Nga đã “hiện diện” tại quốc gia Đông Nam Á này. Phi công Nga và một số nhân viên kỹ thuật cũng đã được điều tới Miến Điện. Trước mắt tập đoàn quân sự Miến Điện từ chối bình luận về tin trên và không lên tiếng về thương vụ cũng như số lượng máy bay Naypyidaw đã đặt mua của Nga.

Tạp chí chuyên về quốc phòng Jane’s Defence Weekly số ra tháng 10/2022 cho biết đã phát giác hình ảnh trực thăng vận tải Nga Kamov KA -29TB hoạt động trong khu vực ở miền Bắc Miến Điện. Đây là một trong 5 chiếc trực thăng tập đoàn quân sự Miến Điện đặt mua của Nga vào đầu năm 2022.

Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021 hơn 2.300 thường dân bị sát hại. Giao tranh giữa các nhóm thiểu số đòi ly khai với bên quân đội cũng đã diễn ra rất gay gắt. Nhiều hội đoàn bảo vệ nhân quyền tố cáo quân đội Miến Điện tấn công vào thường dân. Tháng 10/2022 một đợt oanh kính đã nhắm vào lực lượng nổi dậy Kachin KIA, khoảng 50 thường dân thiệt mạng. Chính quyền Naypidaw bác bỏ tin trên và đây là một “tin đồn”.

Tòa Bạch Ốc: Hoa Kỳ Công Bố Trấn An Không Suy Thoái và Không Chuẩn Bị Cho Điều Đó!

jopu9i0-klp]ol-]ol[p-.jpg

(Hình: Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc - Ron Klain.)

- Hôm thứ Năm (3/11/2022), Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Ron Klain cho khẳng định Hoa Kỳ không suy thoái, và cho biết thêm rằng dữ liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế quốc gia đang vững chắc.

Phụ tá hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với MSNBC trong một cuộc phỏng vấn sau khi công bố dữ liệu thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ trước đó trong ngày thứ Năm (3/11).

“Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp trong lịch sử... Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và đang tạo ra việc làm”, ông Klain nói.

Một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế trên thông tấn xã Reuters cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới suy thoái và một số CEO của Mỹ, bao gồm cả của Goldman Sachs, gần đây đã bày tỏ lo ngại rằng Mỹ có thể rơi vào suy thoái kinh tế vào năm tới.

Hôm thứ Sáu trước, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nói với MSNBC rằng “Chúng tôi không - không có cuộc họp hoặc bất kỳ hoạt động gì như vậy - để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái bởi vì... hãy nhìn xem, những gì chúng ta đang thấy ngay bây giờ là một thị trường lao động mạnh mẽ”.

Chính Phủ Hoa Kỳ Chi Hơn 13 Tỉ Mỹ Kim, Giúp Người Dân Nghèo Trả Tiền Điện!

jopyrf76u9jkop.jpg

(Hình: Giá xăng dầu cao tại các cây xăng ở Mỹ kể từ tháng 12/2021.)

 

- Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cấp 13,5 tỉ Mỹ kim giúp các gia đình có thu nhập thấp ở Mỹ giảm chi phí sưởi ấm trong mùa Đông này, Tòa Bạch Ốc tuyên bố ngày 2/11/2022.

Trong số này, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cấp 4,5 tỉ Mỹ kim tài trợ cho Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Gia đình có Thu nhập thấp (LIHEAP), Bộ cho hay.

Người tiêu dùng Mỹ dự kiến sẽ trả thêm tới 28% để sưởi ấm trong mùa Đông năm nay so với năm 2021 do chi phí nhiên liệu tăng cao và thời tiết lạnh hơn, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo hồi tháng 10.

Tòa Bạch Ốc cho biết, khoản tài trợ mới sẽ giúp người Mỹ trong chi phí sưởi ấm và các hóa đơn điện nước chưa thanh toán cũng như sửa chữa các thiết bị gia dụng bằng điện hầu giảm chi phí năng lượng của họ.

Ngoài ra, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sẽ phân bổ 9 tỉ Mỹ kim tài trợ từ Đạo luật Giảm lạm phát để hỗ trợ lên đến 1,6 triệu gia đình trong việc nâng cấp để giảm hóa đơn năng lượng.

90% trong số chừng 130 triệu gia đình Hoa Kỳ dựa vào khí đốt tự nhiên hoặc điện để sưởi ấm. Phần còn lại sử dụng dầu đốt, khí propan hoặc củi.

EIA dự báo trung bình một gia đình sẽ chi khoảng 931 Mỹ kim cho khí đốt trong mùa Đông này và khoảng 1.359 Mỹ kim cho nhiệt điện, nghĩa là tăng 28% về khí đốt và tăng 10% về điện năng so với năm 2021.

Nhà nào dùng dầu đốt sẽ chi khoảng 2.354 Mỹ kim để sưởi ấm trong mùa Đông này, tăng 27% so với năm 2021, trong khi những người sử dụng khí propan sẽ thấy chi phí của họ tăng 5% lên 1.668 Mỹ kim, theo dự báo của EIA.

Bất chấp sự gia tăng lớn về chi phí, khí đốt sẽ vẫn là nguồn nhiệt rẻ nhất của quốc gia.


 

Việt Nam: Tòa Phúc Thẩm Y Án Sơ Thẩm Vụ Tịnh Thất Bồng Lai

- Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay Tòa Phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của 6 thành viên Tịnh thất Bồng Lai sau 2 ngày xét xử.

Truyền thông nhà nước loan tin ngày 3/11/2022, dẫn nhận định của Hội đồng Xét xử phiên Phúc thẩm rằng Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã xét xử đúng người, đúng tội nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt.

Tuy nhiên, cũng theo tin do báo Nhà nước loan thì trong phần tranh luận tại phiên Phúc thẩm, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên cho rằng cáo buộc “Xâm phạm lợi ích nhà nước, xâm phạm tổ chức, cá nhân, những cáo buộc xúc phạm Phật giáo…” đều là oan, Hội đồng Xét xử cần xem xét để có bản án thật là khách quan, công bằng.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong năm Luật sư bào chữa trong vụ án này, cho biết các thân chủ của ông đã tranh luận một cách mà theo ông là ‘xuất sắc’ tại phiên Phúc thẩm.

Ông Lê Tùng Vân, người đứng đầu Tịnh thất Bồng Lai và chịu mức án năm năm tù, tại phiên Phúc thẩm đề nghị tòa tuyên vô tội và trả tự do cho các đệ tử của ông.

Vào ngày 4/1/2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an huyện Đức Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân và ba người khác tại Thiền Am về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Ngày 9/6, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An ra cáo trạng truy tố sáu người của Thiền Am theo Điều 331. Những người này sau đó vào ngày 21/7 bị Tòa Sơ thẩm kết án tổng cộng lên đến hơn 23 năm tù.

Vào ngày 1/11 vừa qua, Công an Long An cho biết khởi tố thêm tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ đối với Tịnh thất Bồng Lai; còn tội ‘loạn luân’ đang xem xét trong khi chờ cơ quan chuyên môn trả lời.

Tòa Tuyên Y Án 23,5 Năm Tù Đối Với 6 Thành Viên Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

*

uj90u8u9i9i0-i0-io0-.png

(Hình: Truyền hình Thông tấn loan tin về phiên Phúc thẩm đối với các thành viên ở Thiền am Bên bờ Vũ trụ, Long An, ngày 3/11/2022.)

Một phiên Tòa Phúc thẩm ở Long An vừa tuyên y án tổng cộng 23,5 năm tù đối với 6 thành viên tại Thiền Am Bên bờ vũ trụ, một bản án mà cả đại diện của tổ chức này và các Luật sư bào chữa đều cho là “rất thất vọng”.

Sau hai ngày làm việc, chiều 3/11, phiên tòa xét xử Phúc thẩm vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” xảy ra tại cơ sở tu tại gia Thiền am Bên bờ vũ trụ, hay còn gọi là Tịnh thất Bồng Lai, kết thúc với mỗi bị cáo lãnh án từ 3 năm đến 5 năm tù.

Truyền thông trong nước cho biết Hội đồng xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 3/11 đánh giá rằng tòa cấp Sơ thẩm “đã xét xử đúng người, đúng tội, không oan”.

Bà Tanya Nguyễn - Đỗ, một nhà vận động gốc Việt ở Hoa Kỳ, đồng thời là đại diện của Thiền am Bên bờ vũ trụ tại các diễn đàn nhân quyền quốc tế, cho VOA biết hôm 4/11 rằng các thủ tục tố tụng tại phiên Tòa Phúc thẩm ở Long An trong hai ngày qua là “không thể chấp nhận được”.

“Những bằng chứng và những lời giải thích không được [Hội đồng xét xử] chú ý và tiếp tục cho họ hình phạt 23 năm 6 tháng tù”.

“Một đoàn Luật sư năm người đại diện cho Thiền am Bên bờ vũ trụ đã đứng lên để phản đối rằng họ không phục, không đồng ý”.

“Tại phần phát biểu sau cùng, các thầy cũng không được nói lên suy nghĩ của mình, không những vậy mà công an 3-4 người còn lôi, kéo các thầy về lại chỗ ngồi, không cho nói, không cho phát biểu”.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong 5 Luật sư bào chữa, viết trên Facebook sau phiên Phúc thẩm: “Vào lúc 15 giờ ngày xét xử thứ hai, chủ tọa tuyên bố chấm dứt phần tranh luận, trong khi các bị cáo chưa được tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát”.

“Các Luật sư đồng loạt đứng dậy yêu cầu Hội đồng xét xử áp dụng đúng tố tụng cho các bị cáo được tranh luận. Nhưng không được chấp nhận”, Luật sư Miếng cho biết thêm.

Ông Đặng Đình Mạnh, một Luật sư bào chữa khác, nhận định trên trang Facebook cá nhân: “Sau 2 ngày xét xử căng thẳng, cấp Phúc thẩm xét xử vụ án đối với ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Thiền Am đã kết thúc theo cách rất đáng thất vọng: Y án Sơ thẩm”.

Luật sư Mạnh viết: “Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần trước để đón nhận kết quả này. Tuy vậy, sau khi nghe tuyên án, lòng chúng tôi vẫn chùng xuống”.


(Hình: Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đưa ông Lê Tùng Vân và 5 thành viên khác của Thiền am Bên bờ vũ trụ vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu.)

Sau phiên Sơ thẩm ngày 21/7 vừa qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã đưa tất cả 6 thành viên chịu án tù của Thiền am Bên bờ vũ trụ vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu, cho rằng những thành viên này bị chính quyền Việt Nam giam cầm “chỉ vì hoạt động tôn giáo” và “bày tỏ ý kiến của mình”.

Sáu người bao gồm ông Lê Tùng Vân, 5 năm tù; bà Cao Thị Cúc, 3 năm tù, các ông Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương, mỗi người 4 năm tù; và ông Lê Thanh Nhị Nguyên, 3 năm 6 tháng tù.

VOA đã liên lạc Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An, đề nghị họ cho biết ý kiến về các bình luận trên và phản ứng của USCIRF, nhưng chưa được trả lời.

Ngoài bản án trên, Cơ quan An ninh Điều tra-Công an tỉnh Long An cho biết rằng đang điều tra mở rộng hành vi “lừa đảo” đối với các thành viên ở Thiền am Bên bờ vũ trụ, báo Công an Nhân dân của Bộ Công an loan tin hôm 4/11.

Dựa vào điều mà Cơ quan An ninh Điều tra gọi là “đơn tố giác”, cơ quan này nói rằng ông Lê Tùng Vân, bà Cao Thị Cúc và một số người trong gia đình này đã “giả mạo cơ sở Phật giáo, nuôi trẻ mồ côi” để kêu gọi những nhà hảo tâm chuyển tiền bạc, vật chất đến ủng hộ.

Công An Phú Yên Phạt 6 Người Với Lý Do Đưa Tin Về Nạn Nhân Chết Trong Đồn Công An

*

(Hình: Gia đình mạng áo tang đến trụ sở công an thị xã Đông Hòa yêu cầu trả thi thể ông Đào Bá Phi.)

 

Sáu người loan tin về cái chết bất minh ngay tại đồn Công an Thị xã Đông Hòa của ông Đào Bá Phi hôm 18/10/2022 vừa bị Công an tỉnh Phú Yên phạt hành chính với lý do đưa tin sai sự thật.

Mạng báo Tiền Phong loan tin ngày 3/11, dẫn quyết định xử phạt được đưa ra trong cùng này đối với sáu người gồm các ông, bà: L.M.B, L.T.B.L. N.T.C, N.T.T.T, N.T.B.T và ông P.V.Đ. Ông L.M.B bị phạt bảy triệu đồng, bà L.T.B.L 6,25 triệu đồng và bốn người khác bị phạt năm triệu đồng là các bà N.T.C, N.T.T.T, N.T.B.T và ông P.V.Đ.

Hôm 20/10, Công an tỉnh Phú Yên ra thông cáo báo chí xác định việc một người đã treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ của Công an thị xã Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa hôm 18/10 vừa qua. Tuy vậy, gia đình nạn nhân cho rằng người thân mình đã bị đánh chết.

Cụ thể, theo thông cáo báo chí, người tự tử có tên là Đào Bá Phi (38 tuổi), bị cáo buộc đã thực hiện hành vi trộm cắp xe gắn máy từ tháng Chín năm 2022 đến ngày 14/10/2022 trên địa bàn Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

Ông Đào Bá Phi bị công an tạm giữ vào ngày 16/10/2022 về hành vi trộm cắp tài sản. Công an cho biết ông Phi hoàn toàn khoẻ mạnh, theo kết quả khám sức khoẻ tại nhà tạm giữ vào ngày 16/10. Ông Phi cũng đã gặp cha của mình là Đào Bá Cường vào cùng ngày.

Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí, vào khoảng 5 giờ ngày 18/10, người bị tạm giam cùng ông Phi phát giác ông Phi đang treo cổ trong phòng giam. Ông Phi được cấp cứu sơ bộ và đưa đến Trung tâm Y tế tị xã Đông Hòa nhưng không qua khỏi.

Theo thông cáo báo chí, Công an tỉnh Phú Yên “đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên tiến hành khám nghiệm hiện trường; thông báo về thời gian, địa điểm khám nghiệm tử thi và đề nghị đại diện gia đình Đào Bá Phi chứng kiến, nhưng gia đình đưa ra các điều kiện không phù hợp với quy định của pháp luật nên Hội đồng khám nghiệm đã tiến hành khám nghiệm tử thi Đào Bá Phi theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự”.

Kết quả khám nghiệm được công an thông báo là “Quanh cổ của Đào Bá Phi có rãnh hằn và sây sát da không khép kín dài 41cm, hướng từ dưới lên trên, từ phải qua trái”. Ngoài ra, không phát giác có dấu hiệu thương tích và thương tổn gì trên người.

Tuy nhiên, trên mạng Facebook và TikTok vào lúc đó đã lan truyền video truyền trực tiếp từ gia đình nạn nhân cho thấy người nhà nạn nhân phản đối kết luận của công an và cho rằng “cơ quan chức năng đang bóp méo sự thật”.

Một video trên TikTok cho thấy gia đình nạn nhân chỉ nhận được giấy báo bắt khẩn cấp ông Đào Bá Phi vào ngày 20/10 từ bưu điện trong khi theo thông báo của công an thì ông Thi đã chết từ ngày 18/10. Người nhà nạn nhân trong video được đăng tải trên Facebook đã tập trung đến đồn công an để đòi người trước đó nhưng không được. Họ cho rằng ông Đào Bá Phi đã bị công an đánh chết.

Theo thông cáo báo chí từ cơ quan công an, phía công an đã đề nghị gia đình nhận thi hài ông Đào Bá Phi sau xét nghiệm tử thi để mai táng nhưng gia đình từ chối, nên công an đã tự tổ chức mai táng.

Thứ Trưởng Bộ Y Tế Mỹ Thăm Việt Nam

(Hình: Thứ trưởng Y tế Hoa Kỳ Andrea Palm gặp Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trần Văn Thuấn tại Hà Nội.)

 

Thứ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), bà Andrea Palm, đến Việt Nam tuần này để tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác y tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ rằng Hoa Kỳ mong muốn công nhận Việt Nam là một đối tác y tế quan trọng đa phương thông qua ASEAN, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ cho biết hôm 4/11/2022.

Trong chuyến thăm, bà Andrea Palm có các cuộc gặp với nhân sự của CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ) tại Việt Nam và CDC Khu vực Đông Nam Á, các viên chức của Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ và các đối tác từ chính phủ Việt Nam.

“Tôi rất trân trọng cơ hội được đến thăm Việt Nam lần này để trực tiếp chứng kiến quan hệ đối tác y tế chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và thảo luận về vai trò người dẫn đầu của Việt Nam trong việc thúc đẩy an ninh y tế khu vực”, Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội dẫn lời Thứ trưởng Andres Palm nói.

“Hoa Kỳ tự hào về mối quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam, được coi là hình mẫu của hợp tác song phương trong việc giải quyết các ưu tiên chung về y tế”.

Chuyến thăm của Thứ trưởng Y tế Mỹ tới Việt Nam được thực hiện sau khi bà dự Hội nghị Bộ trưởng G20 ở Nam Dương.

HHS có quan hệ hợp tác y tế mạnh mẽ với Việt Nam cả song phương lẫn đa phương thông qua Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) và Chương trình Nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA).

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho biết kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 1,15 tỉ Mỹ kim cho các chương trình y tế song phương tại Việt Nam.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thuộc HHS, đã thành lập văn phòng quốc gia tại Việt Nam vào năm 1998 để khai triển các hệ thống y tế chất lượng cao, bền vững đưa đến tác động tích cực lâu dài cho Việt Nam.

Năm 2021, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đã thành lập Văn phòng CDC Khu vực Đông Nam Á của Mỹ tại Hà Nội để thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu trong khu vực.

CDC Việt Nam và CDC Khu vực Đông Nam Á có nhiệm vụ hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam, các văn phòng quốc gia trong khu vực để cung cấp chuyên môn kỹ thuật, hỗ trợ và mở rộng các chương trình nhắm vào các bệnh ưu tiên bao gồm HIV, lao và cúm, tăng cường hệ thống phòng thí nghiệm và giám sát, phát triển và sử dụng các trung tâm điều hành khẩn cấp, ngăn ngừa các bệnh lây truyền từ động vật và vaccine trong cộng đồng, hỗ trợ ứng phó với bùng phát dịch, xây dựng năng lực y tế công cộng cốt lõi và ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng.


Do Thái: Biến Chuyển Thời Cuộc, Đối Thủ Thừa Nhận Thất Bại, Ông Netanyahu Trở Lại Ghế Thủ Tướng!

- Văn phòng Thủ tướng Do Thái Yair Lapid cho biết ông đã thừa nhận bị đánh bại trước cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong cuộc bầu cử tuần này.

 

Một tuyên bố cho biết ông Lapid đã chúc mừng ông Netanyahu và đã chỉ thị văn phòng của ông chuẩn bị một quá trình chuyển giao quyền lực có tổ chức.

 

Ông Lapid, người đã giữ chức Thủ tướng lâm thời trong 4 tháng qua, đưa ra thông báo sau khi kết quả kiểm phiếu gần chung cuộc cho thấy ông Netanyahu bảo đảm đa số trong Quốc hội.

 

Cựu Thủ tướng dự kiến sẽ đứng đầu chính phủ cánh hữu nhất trong lịch sử đất nước khi ông nắm quyền, có thể trong những tuần tới.

 

Do Thái đã tổ chức cuộc bầu cử lần thứ năm trong 4 năm hôm 1/11/2022, một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài chứng kiến các cử tri chia rẽ về sự thích hợp phục vụ của ông Netanyahu trong khi ông bị xét xử về tội tham nhũng.

 

Ông Netanyahu, nhà lãnh đạo phục vụ lâu nhất của Do Thái, bị lật đổ vào năm 2021 sau 12 năm liên tiếp nắm quyền bởi một liên minh đa dạng về tư tưởng mà trong đó lần đầu tiên trong lịch sử Do Thái có một đảng Ả Rập nhỏ. Liên minh đó sụp đổ vào mùa Xuân do đấu đá nội bộ.

 

Ông Netanyahu bị buộc tội gian lận, mất uy tín và nhận hối lộ trong một loạt các vụ bê bối liên quan đến các cộng sự giàu có và các ông trùm truyền thông. Ông phủ nhận hành vi sai trái, coi phiên tòa như một cuộc truy bức chính trị được dàn dựng bởi truyền thông thù địch và một hệ thống Tư pháp thiên vị.

 

Trong ngày 3/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã chúc mừng ông Benjamin Netanyahu chiến thắng trong cuộc bầu cử Do Thái và cho biết ông kỳ vọng sẽ “mở ra một trang mới trong sự hợp tác” với tân chính phủ Do Thái.

 

“Ukraine và Do Thái chia sẻ những giá trị và thách thức chung, hiện đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả”, ông Zelenskyy viết trên Twitter nhưng không đi sâu vào chi tiết. Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Do Thái cung cấp hệ thống phòng không để chống lại cuộc xâm lược của Nga.




Nóng chiến sự: Ukraine ồ ạt đẩy lùi quân Nga ở 14 thành phố, làng mạc, phá hủy 2 sở chỉ huy của Nga

 Tuấn Anh (Theo Pravda) DV Thứ bảy, ngày 05/11/2022 19:22 PM (GMT+7)

Lực lượng vũ trang Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong các vùng lân cận của 14 thành phố, làng mạc và phá hủy 2 sở chỉ huy của Nga, báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine ngày 5/11 cho hay.

Ukraine tuyên bố xe tăng Đức là 'chìa khóa' chống lại máy bay không người lái từ Iran

UAV cảm tử Arash-2 gây ác mộng cho phòng không Ukraine lớn hơn Shahed-136?

Nóng chiến sự: Ukraine ồ ạt đẩy lùi quân Nga ở 14 thành phố, làng mạc, phá hủy 2 sở chỉ huy của Nga - Ảnh 1.

Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong vùng lân cận của 14 thành phố và làng mạc ở các quận Luhansk và Donetsk. Ảnh Pravda

Lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong vùng lân cận của 14 thành phố và làng mạc ở các quận Luhansk và Donetsk, đồng thời tấn công một số mục tiêu quân sự quan trọng của Nga, bao gồm cả hai sở chỉ huy.

 Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo trên Facebook, thông tin tính đến 6 giờ ngày 5/11 cho hay, Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong khu vực lân cận Bilohorivka (Luhansk Oblast) và Spirne, Bakhmutske, Bakhmut, Ivanhrad, Klishchiivka, Ozarianivka, Maiorsk, Kamianka, Pervomaiske, Nevelske, Marinka, Novomykhalastivka và Pavomykhalastivka trong suốt 24 giờ qua.

  • Nóng chiến sự Ukraine: Nổ hàng loạt làm rung chuyển trụ sở chính của Nga ở Melitopol

Nóng chiến sự Ukraine: Nổ hàng loạt làm rung chuyển trụ sở chính của Nga ở Melitopol

Cũng trong 24 giờ qua, các lực lượng Nga đã thực hiện 6 cuộc tấn công tên lửa và 21 cuộc không kích, cũng như hơn 60 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS).

Khoảng 20 thành phố, thị trấn và làng mạc của Ukraine ở các tháp pháo Lviv, Kharkiv, Donetsk, Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia, Kherson, Mykolaiv và Vinnytsia đã bị hỏa lực của Nga.

Không có thay đổi đáng kể nào trên mặt trận Volyn và Polissia.

Trên các mặt trận khác, quân Nga tiếp tục nã đạn vào các mục tiêu quân sự và dân sự. Thông báo nêu rõ: Trên mặt trận Sivershchyna: Lực lượng Nga triển khai súng cối và pháo kéo bắn vào các khu vực lân cận Khrinivka, Liskivshchyna, Karpovychi, Tymonovychi, Leonivka (vùng Chernihiv), Katerynivka, Novomykolaivka và Zapsillia (vùng Sumy);

Tại mặt trận Slobozhanshchyna, lực lượng Nga triển khai súng cối và pháo kéo bắn vào các khu vực trong và xung quanh Zolochiv, Hlyboke, Starytsia và Ohirtseve.

Trên mặt trận Kupiansk và Lyman, lực lượng Nga đã triển khai pháo xe tăng, súng cối, pháo xe tăng và rocket để bắn vào các khu vực trong và xung quanh Dvorichna, Kyslivka, Tabaivka, Krokhmalne, Berestove, Vyshneve, Novoiehorivka, Makiivka và Nevske;

Ở mặt trận Bakhmut, quân Nga triển khai pháo xe tăng và nhiều loại pháo để bắn vào các khu vực trong và xung quanh Spirne, Bilohorivka, Yakovlivka, Soledar, Bakhmutske, Bakhmut, Ivanhrad, Opytne, Klishchiivka, Andriivka, Zelenopillia và Ozarianivka;

Ở mặt trận Avdiivka, quân Nga triển khai pháo xe tăng, súng cối, pháo xe tăng và pháo rốc két bắn vào các khu vực lân cận Avdiivka, Vodiane, Pervomaiske, Nevelske, Krasnohorivka, Marinka, Paraskoviivka và Novomykhailivka.

Ở mặt trận Novopavlivka, quân Nga triển khai súng cối và nhiều loại pháo tùy ý bắn vào các khu vực trong và xung quanh Vodiane, Bohoiavlenka, Vuhledar, Pavlivka, Novoukrainka, Prechystivka, Zolota Nyva, Vremivka và Velyka Novosilka.

Ở mặt trận Zaporizhzhia, lực lượng Nga bắn vào các khu vực trong và xung quanh Novosilka, Olhivske, Huliaipole, Shcherbaky và Mali Shcherbaky bằng súng xe tăng, súng cối, pháo xe tăng và rocket.

Trên mặt trận Pivdennyi Buh, hơn 20 thành phố, thị trấn và làng mạc nằm dọc tuyến liên lạc đã bị Nga nã đạn. Tryfonivka ( thuộc Kherson) và Nikopol (Dnipropetrovsk) chịu thiệt hại do hậu quả của các cuộc tấn công bằng pháo tăng và tên lửa của Nga.

Nga tiếp tục chịu tổn thất ở Ukraine. Bộ Tổng tham mưu đã xác nhận rằng một tàu kéo của Nga đã bị phá hủy do cuộc tấn công của Ukraine vào một chuyến vượt sông của Nga (qua sông Dnipro) gần Antonivka (Kherson) vào ngày 3/11.

Hai tàu khác bị hư hỏng và đang cần sửa chữa. Lực lượng vũ trang Ukraine cũng tấn công một cột quân Nga đang chờ vượt qua Dnipro gần Olhivka. Số lượng binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công vẫn chưa được xác nhận.

Bộ Tổng tham mưu cũng báo cáo rằng sáu tàu chở nhiên liệu của Nga đã bị phá hủy gần Novovasylivka (Mykolaiv) vào ngày 4/11.

Khoảng 80 binh sĩ Nga bị thương phải nhập viện tại Melitopol vào ngày 3/11.

Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm: "Các bệnh viện của những người chiếm đóng đều thiếu nhân viên; thiếu bác sĩ phẫu thuật có trình độ. Trong 24 giờ qua, các máy bay Ukraine đã thực hiện 11 cuộc không kích vào lực lượng Nga, tấn công 4 cụm vũ khí và thiết bị quân sự cùng 7 hệ thống phòng không.

Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một số UAV của Nga, bao gồm một máy bay không người lái Orlan-10 và 11 máy bay không người lái Shahed-136, và 2 tên lửa hành trình Kalibr.

Lực lượng Tên lửa và Pháo binh của Ukraine đã tấn công 2 sở chỉ huy của Nga, 7 cụm quân nhân, vũ khí và thiết bị của Nga, 1 kho đạn và 4 mục tiêu quân sự quan trọng khác.

Kiev tiết lộ thương vong và thiệt hại của Nga, Anh tung video huấn luyện quân Ukraine

Bộ Ngoại giao Ukraine hôm nay (5/11) cho biết, các lực lượng nước này đã tiêu diệt 600 lính Nga trong 24h qua và bắn hạ thêm 12 máy bay không người lái và 8 xe tăng.
Ukraine công bố con số thiệt hại của Nga trong chiến dịch tại nước này. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ukraine

Theo The Guardian, số liệu trên được công bố như một phần cập nhật sơ bộ về tình hình chiến sự song báo này không thể xác minh thông tin và nó cũng khác với số liệu mà Nga cung cấp. 

Bộ chỉ huy miền nam của quân đội Ukraine cho biết, tối muộn hôm qua (4/11), các đơn vị phòng không của nước này đã bắn rơi hai trực thăng Ka-52 của Nga tại vùng Kherson cũng như hàng chục máy bay không người lái liều chết khác. 

Anh công bố video huấn luyện quân Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh vừa công bố một video cho thấy quân đội nước này đang huấn luyện cho tân binh Ukraine để chiến đấu cho nước nhà.

Đoạn video bao gồm cả cuộc phỏng vấn một phụ nữ Ukraine đang làm thông dịch viên cho binh sĩ hai nước. 

Các tin đáng chú ý khác:

- 17 nước Liên minh châu Âu (EU) đã gửi 500 máy phát điện cho Ukraine để giúp nước này đương đầu với các vấn đề về năng lượng do các cuộc tấn công của Nga gây ra. Trong số các nước giúp đỡ Ukraine có Slovenia, Slovakia, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha. Trước đó, Anh cho biết đã gửi 500 máy phát điện di động cho Ukraine vào tháng 3, sau khi xung đột giữa Ukraine và Nga bùng phát. 

- Hãng Reuters đưa tin, các lực lượng Ukraine đã sử dụng vũ khí thu giữ được để bắn vào các mục tiêu Nga ở gần thành phố then chốt Bakhmut, nơi giao tranh đang diễn ra ở một khu vực mà Nga cố gắng giành quyền kiểm soát. Hiện, quân Nga đang liên tục tấn công Bakhmut và Avdiivka, thuộc vùng Donetsk - phía đông Ukraine, nhưng liên tục bị đẩy lùi và hứng chịu thương vong lớn. 

- NATO đã công bố video về cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất của khối này ở phía tây bắc châu Âu, phần lớn các cuộc diễn tập được tổ chức cách biên giới Nga ít nhất 1.000 km. 

Ông Putin lệnh sơ tán dân khỏi Kherson, Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới

Nga báo hiệu rút quân ở nam Ukraine, Kiev hoài nghi

< A >

Hương Khê - Tình hình tại Kherson hiện đang rất nóng. Hiện tại đàm phát rút quân của Nga ở Kherson đã thất bại. 25 tiểu đoàn tác chiến tinh nhuệ Nga ở Kherson với 30.000 quân đang bị xiết vòng vây hàng giờ. Mũi gần nhất chỉ còn cách trung tâm Kherson 14km.

Ukraine dùng Himars chặn đường rút, tiếp viện của Nga. Phía Nga đang điên cuồng ném bom, tấn công tên lửa vào điện, đê,đập hòng giải cứu

Khả năng cao Ukraine muốn đặt cược sinh tử tiêu diệt hết hoặc bắt sống toàn bộ 30.000 quân chủ lực tại Kherson chứ ko để rút chạy như izium.

Ukraine đặt cược vào Chiến thắng trận này sẽ đâm 1 nhát chí mạng vào lực lượng Nga. Vì Nga đã tập trung binh lực tốt nhất nhằm thủ kherson trước đòn tấn công nghi binh đầu tháng 9 .

Đây sẽ là trận quyết định của Mùa Thu năm nay. Mỹ đã bơm thêm cho U gần 5 tỷ usd vũ khí để phục vụ cho trận này. Mất toàn bộ 25 tiểu đoàn thì chưa chắc tính mạng Putin đã giữ được.

Trong một diễn biến khác. Báo chí quốc doanh VN mặc dù được lệnh bênh Nga hết sức. Nhưng trước những thắng lợi dồn dập của Ukraine thì cũng không thể im lặng, mặc dù vẫn lòi đuôi định hướng dư luận.

Tờ Thanh Niên ra sáng nay(16/9) có bài: “Mỹ, Đức tiếp tục ‘bơm’ vũ khí cho Ukraine”.

Theo đó: “Mỹ viện trợ quân sự thêm 600 triệu, còn Đức cung cấp thêm 2 hệ thống rốc két phóng loạt MARS II và 50 xe bọc thép chở quân cho Ukraine.

Hãng AFP ngày 16.9 đưa tin Nhà Trắng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 600 triệu USD, trong bối cảnh Mỹ tăng cường hỗ trợ nỗ lực phản công của nước này đối với lực lượng Nga.

Gói viện trợ mới gồm các thiết bị, dịch vụ và huấn luyện về quân sự, nhưng chưa rõ chi tiết về những vũ khí sẽ được cung cấp. Đến nay, Mỹ đã cung cấp hơn 15 tỉ USD viện trợ quân sự cho Ukraine”.

Nga dãy dụa trong cơn tuyệt vọng và hù Mỹ.

“Ngày 15.9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nếu Mỹ quyết định cung cấp những tên lửa tầm xa cho Ukraine thì sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” và trở thành “một bên trong xung đột”.

Trong cuộc họp báo, bà Zakharova nói thêm rằng Nga “có quyền bảo vệ lãnh thổ”. Mỹ đã công khai cung cấp rốc két GMLRS cho Ukraine với tầm bắn lên đến 80 km. Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) có thể dùng để bắn tên lửa ATACMS có tầm bắn lên đến 300 km.

Lằn ranh đỏ lần này của Nga do phát ngôn viên đưa ra chứ không như các lần trước do Putin nói. Nó rất nực cười ở chỗ không cho phép Mỹ viện trợ cho Ukraina các loại đạn pháo xa hơn 80km?

Họ còn viện cớ rằng Ukraina đã cam kết không đánh vào lãnh thổ Nga?

Rõ ràng Nga rất lo sợ Ukraina thừa thắng xốc tới đánh tràn cả sang lãnh thổ Nga.

Trước đây Nga nhiều lần đưa con ngáo ộp hạt nhân ra đe dọa, nhưng chẳng ai thèm sợ một con gấu bông điên cuồng và tham lam cả.

Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho hay nước này sẽ cung cấp thêm 2 hệ thống rốc két phóng loạt MARS II và 200 quả rốc két cho Ukraine.

“Dự kiến việc huấn luyện cho phía Ukraine cũng bắt đầu trong tháng này. Ngoài ra, Đức sẽ gửi 50 xe chở quân bọc thép Dingo cho Ukraine, loại xe Đức sử dụng nhiều trong các chiến dịch quân sự của NATO ở Afghanistan”

Tin mới nhất: Quân đội Nga ở Kherson tuyệt vọng liên lạc với quân Ukraine xin đầu hàng.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 647 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 640 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 625 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 525 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 508 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.