Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24714982

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 28.03.2024 04:50
Thảm cảnh nông dân bị bóc lột dưới chế độ - Thanh niên không có việc làm vì lãnh đạo chỉ lo tham nhũng hơn là kinh tế quốc gia
07.01.2016 01:15

Nợ xấu ở Tây Nguyên: vì đâu nên nỗi?

Khắc GiangÔng Ama Hwak, người Ê-đê, tự nhận mình là người chăm chỉ. Là trụ cột của gia đình có 5 người con, ông còn là buôn trưởng.

Nhưng lơ lửng trên đầu ông là khoản nợ 100 triệu đồng không biết bao giờ mới trả hết.

Các cụ già người Ê-đê đi gùi củi kiếm sống

Image captionĐối với nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên gánh nặng nợ nần vẫn rất trầm trọng.


Từ khi trồng cây cà phê gần 30 năm trời, chưa lúc nào gia đình ông thoát khỏi cảnh nợ nần. Đến vụ mùa, gần như tất cả số cà phê ông làm ra đều được gán để trả nợ.

Phải nhắc lại, ông Ama Hwak là một người chăm chỉ, và nó cho thấy nợ xấu không chừa một ai.

Ở buôn Tinh 2, được coi là khá giả trong khu vực Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak, không một gia đình nào là không mang nợ, ít thì vài chục, nhiều thì đến vài trăm triệu đồng.

Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) còn cho rằng 90% hộ dân tộc thiểu số Tây Nguyên được hỏi cho biết gánh nặng nợ nần đang rất trầm trọng với họ.

Và Tây Nguyên cũng không phải là ngoại lệ. Theo một khảo sát khác thực hiện cách đây 2 năm, chỉ có hơn 13% số vốn vay ở nông thôn là qua hệ thống ngân hàng. Điều này có nghĩa nông dân phần lớn phải vay tiền sản xuất thông qua các kênh phi chính thức, hay còn gọi là “tín dụng đen”.

Như buôn Tinh 2, dù có nhiều hộ tiếp cận được nguồn vốn vay có lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (VSBP) hay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), hai tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân bổ nguồn vốn ưu đãi cho nông dân, nhưng những khoản vay đó là không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu.

Thêm vào đó, những thủ tục ngân hàng nghiêm ngặt nhiều khi cũng làm họ ngần ngại, rồi tặc lưỡi bỏ qua. Để bù đắp cho khoản còn thiếu, bà con phải đi vay tiền của các đại lý thu mua cà phê, mà ông Ama Hwak gọi chung là “bà buôn”.

Với lãi suất trên trời, một gia đình chỉ có hơn 1 mẫu cà phê như ông gần như chắc chắn không bao giờ trả hết nợ. Một vụ mùa ông thu được 20 triệu thì 18 triệu đã phải dành để gán nợ. Chi tiêu của gia đình, tiền đầu tư cho vụ mới, hay cả tiền học cho con, ông phải đi vay với lãi suất lên đến 40 – 50%/năm. Cứ thế, năm này qua năm khác, quy trình này trở thành một vòng xoáy không lối thoát.

Vì sao mắc nợ?

Sẽ là không công bằng nếu đổ lỗi tình trạng “tín dụng đen” cho các ngân hàng, bởi họ có những tiêu chuẩn để đảm bảo hoạt động của hệ thống không chịu rủi ro quá lớn. Và cũng sẽ không công bằng nếu cho rằng các “bà buôn” gây ra tình trạng nợ xấu ở nông thôn, bởi theo nguyên tắc kinh tế thị trường, có cầu hẳn sẽ có cung. Không có “bà buôn” này sẽ lại sản sinh ra những “bà buôn” khác.

Nếu không có những khoản vay “đen”, người dân khó lòng tiếp tục quay vòng sản xuất, mất thu nhập, và rơi vào tình trạng, nói như những nhà kinh tế, là “phá sản”.

Vậy tại sao người nông dân mắc nợ?

Để trả lời cho câu hỏi này, có lẽ cần phải tìm thời điểm mà người nông dân chưa mắc nợ.

Những người dân ở buôn Tinh 2 cho biết, họ chỉ bắt đầu biết đến “nợ”, “lãi suất”, “bà buôn” từ khi trồng cây cà phê 30 năm trước theo phong trào của nhà nước. Cây cà phê đưa bao nhiêu người thành tỷ phú, thì cũng đẩy một bộ phận lớn người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, rơi vào cảnh nợ nần.

Vấn đề, tất nhiên, cũng không phải ở cây cà phê. Nhưng khi bắt đầu trồng cà phê, hay ca cao, hồ tiêu, phần lớn những người nông dân Tây Nguyên không biết đến kinh tế thị trường và nguyên tắc cung – cầu. Với sự trợ giúp từ nhà nước, quá trình chuyển đổi từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1990 và 2000.

Tuy nhiên, để làm quen với kinh tế thị trường thì một vài năm là chưa đủ. Đến khi hỗ trợ từ chính quyền không còn, nhiều nông hộ gần như lạc lối trong một mô hình sinh kế hoàn toàn xa lạ với họ.

Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không liên kết được với nhau, không có độ nhạy bén về thị trường, tình trạng nợ chồng nợ với họ là không thể tránh khỏi.

Chị H'Kinie cùng con trai lớp 4 bên cạnh những hạt cà phê lép mới đi mót về
Image captionVụ mùa thành bại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan

Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ rất khó để đòi hỏi nhà nước phải “ba đầu sáu tay” lo lắng cho tất cả những nhóm yếu thế như người dân Tây Nguyên.

Ở những quốc gia khác, từ những nước phát triển như Nhật Bản cho đến Bangladesh, khoảng trống hỗ trợ này được dành cho các tổ chức xã hội.

Các ngân hàng vi mô theo mô hình Grameen Bank của nhà kinh tế đoạt giải Nobel Muhammad Yunus cung cấp tín dụng quy mô nhỏ cho nông dân, trong khi các hiệp hội nghề độc lập sẽ hỗ trợ họ về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng bán hàng, và cả mối liên kết trong sản xuất, như mô hình ở Nhật Bản.

Nhiệm vụ của nhà nước đơn giản là cung cấp khuôn khổ pháp lý để các tổ chức đó hoạt động hiệu quả.

Ở Việt Nam, đáng tiếc là những mô hình hỗ trợ độc lập kể trên chưa có điều kiện phát triển. Hệ thống tài chính vi mô đang ở giai đoạn sơ khai, còn các hiệp hội độc lập chưa được tạo hành lang pháp lý để hoạt động.

Dự thảo Luật về Hội, vốn đã được đề xuất xây dựng từ hơn chục năm trước, vẫn đang gây nhiều tranh cãi và chưa được Quốc hội thông qua.

Những yêu cầu về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quy định về vay vốn ở trong và ngoài nước v.v. gây cản trở hoạt động của nhóm tín dụng vi mô, nhóm vốn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ người nghèo.

Có vẻ như nhà nước vẫn chưa sẵn sàng phân quyền để xã hội giải quyết những tồn tại trong vấn đề xoá đói giảm nghèo. Nhưng trong khi chờ đợi bàn tay nâng đỡ của nhà nước, những người dân Tây Nguyên vẫn phải tiếp tục sống chung với nợ.

Sai lầm về đường hướng phát triển

Trong một cuộc tọa đàm, nhà văn Nguyên Ngọc, một người gắn bó và nghiên cứu về Tây Nguyên lâu năm, cho rằng các sai lầm về chiến lược phát triển vùng đã đẩy vùng đất trù phú bậc nhất Việt Nam gặp phải những khủng hoảng cả về kinh tế, xã hội, và môi trường.

Bà Aduôn Brai người Ê đê gùi phân kiếm sống
Image captionCuộc sống của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên có những đặc tính riêng của mình.

Trước năm 1975, Tây Nguyên vẫn còn hoang sơ và hầu như không bị tàn phá đáng kể bởi chiến tranh. Những người dân tộc thiểu số sống hoà đồng với tự nhiên, và ngoài muối ra, họ không thiếu gì cả.

Nhưng sau khi Việt Nam thống nhất, chính quyền mới cho rằng lối sống của đồng bào là lạc hậu, và cần phải được cải tạo lại. Ngay sau đó, phong trào vận động người dân tộc thiểu số vào các nông trường ở Tây Nguyên bắt đầu. Như trong bài viết của ông Nguyễn Xuân Mẫn, một học giả nhà nước, viết trong bài “Việc đưa đồng bào dân tộc ít người tại chỗ vào nông trường” (Một số vấn đề kinh tế xã hội Tây Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1986):

“Đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc tại các nông lâm trường là một quá trình chuyển đổi những cộng đồng rất nghèo và lạc hậu thành công nhân xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi cuộc sống kinh tế thiếu thốn và bấp bênh sang một cuộc sống ổn định và no đủ hơn. Khi họ trở thành công nhân, đời sống vật chất và tinh thần cũng như quan hệ xã hội trong làng sẽ thay đổi một cách nhanh chóng.

"Do lợi ích kinh tế và sự giúp đỡ từ các tập đoàn lớn mạnh, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình [của công nhân người Kinh], đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ dần tự xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, mạnh dạn áp dụng các mô hình tiên tiến trong các khía cạnh sản xuất và văn hoá, từ đó nâng cao cuộc sống một cách hiệu quả”

Cách nhìn nhận đó, theo nhà văn Nguyên Ngọc, là sai lầm, gượng ép và dập khuôn, khi những người làm chính sách không hiểu gì về đặc điểm của Tây Nguyên cũng như những người bản địa sinh sống ở đó.

Sau khi thất bại với thử nghiệm kinh tế theo mô hình Stalin, Việt Nam chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường và đạt được một số thành công nhất định.

Thế nhưng, khi định hình chiến lược phát triển cho Tây Nguyên, họ lại tiếp tục mắc phải sai lầm như trước: ép người Tây Nguyên vào một mô hình kinh tế hoàn toàn xa lạ, và cũng không phù hợp với những đặc tính của họ.

Hậu quả nhận là những khu rừng bị tàn phá, môi trường huỷ hoại, những triệu phú đô la và hàng triệu người dân tộc thiểu số chìm trong nợ.

Ông Ama Hwak trả lời như đinh đóng cột rằng sẽ đủ tiền để trả nợ trong vòng 2 năm tới, khi thu hoạch xong vụ cà phê. “Nợ nhưng mình không sợ đâu, ở buôn không ai sợ cả”, ông tự tin nói với tôi.

Nhưng với những nhịp điệu lên xuống thất thường của thị trường, rủi ro về đầu vào lẫn đầu ra, cộng với quy mô canh tác quá nhỏ bé, việc thoát nợ với ông Hwak không phải là dễ dàng.

Và như thế, những người Tây Nguyên làm quen với kinh tế thị trường ở khía cạnh đáng buồn nhất của nó.



Cầm bảng xin việc và 'ám ảnh' việc làm

Image copyrightFacebook
Image captionNguyễn Việt Hải cầm biển đi xin việc và sau đó bị một trang tin trong nước tìm hiểu và cho là 'có bệnh tâm thần'

Một nam thanh niên quỳ gối trước cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ở Hà Nội hôm 5/1 để xin việc làm.

Tấm bảng ghi nội dung "Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội xin làm ơn hãy cho tôi có việc làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi."

Đây không phải lần đầu tiên có người trẻ Việt Nam cầm biển để xin việc làm.

Trước đó, ngày 17/8, tại Hà Nội, một nam thanh niên tên Phùng Đức Ninh cũng cầm tấm bảng lớn, đứng xin việc giữa đường với dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi."

Hình ảnh của cả hai thanh niên đều nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội. Ngoài sự hiếu kỳ, rõ ràng người trẻ Việt Nam có quan tâm đặc biệt với chuyện tìm việc làm mà họ sẽ phải đối mặt khi rời ghế nhà trường.

Trả lời BBC Tiếng Việt, tiến sỹ Trương Văn Vỹ - Ngành Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM) nói: "Người trẻ họ rất cần công việc để tự khẳng định mình. Có thể họ đã đi bằng nhiều cách để tìm kiếm việc làm cho mình, nhưng đều khó khăn nên tìm một cách rất khác người nhưng rất chính đáng, đó là đeo bảng để xin việc làm như vậy".

Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ hành vi này. Những thanh niên “cầm bảng” đi xin việc, nhiều người đã bị chỉ trích trên mạng xã hội và cả báo chí.

Ông Vỹ cho biết: “Chắc ít nhiều các em cũng có áp lực và phải chuẩn bị tinh thần cho những áp lực đó vì những cách xin việc làm như vậy khác xa từ trước đến giờ. Họ cũng phải đối đầu với dư luận từ xã hội. Nhưng tôi nghĩ chắc họ cũng đã chuẩn bị cho những đối đầu này rồi”.

Học cao cũng thất nghiệp

Image copyrightFacebook
Image captionTrước đó, mạng xã hội tại Việt Nam cũng bàn tán xôn xao về một người cầm biển xin việc khác

Thất nghiệp không chỉ là vấn đề với người lao động phổ thông, truyền thông trong nước cũng thường mô tả những trường hợp điển hình người có học vị cao thạc sĩ, cử nhân nhưng thất nghiệp.

Một con số từ Tổng cục Thống kê trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý Ba 2015 cho thấy có 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp tại Việt Nam. Thất nghiệp được coi như một “ám ảnh của người trẻ”.

Ông Vỹ nói: "Công việc là nhu cầu chính đáng, có việc mới có tiền để nuôi sống bản thân. Tôi cho đó là hành vi tích cực. Xin việc làm để tự nuôi bản thân mình. Các bạn đang ra đường cầm biển xin việc có lẽ đã nhận thức được không có việc làm có thể dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội".

Tuy nhiên, khi chia sẻ với BBC Tiếng Việt về ‎ những mong đợi của người trẻ với việc làm, bà Huyền Tôn Nữ Cát Tường – Giám đốc điều hành Viet Seeds – một quỹ hỗ trợ và đào tạo cho sinh viên khó khăn, lại nói: "Khi chúng tôi tìm đến các em học sinh cấp Ba vừa tốt nghiệp. Mục đích của các bạn muốn học đại học, khoảng một đến hai năm mới nghĩ đến việc phải có việc làm tốt để hỗ trợ gia đình, rất ít các bạn nghĩ về việc làm từ sớm."

Image captionTỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ đại học, sau đại học quý Ba 2015 tại Việt Nam rất cao

Bà Cát Tường cũng mô tả tình trạng của nhiều người trẻ trước nghề nghiệp tương lai: "Các bạn loay hoay khi đi tìm chương trình thực tập sinh, không kiếm được ngành đúng chuyên môn, không biết mình muốn gì, không biết cái gì là thế mạnh của mình" và “thiếu kỹ năng cần cho môi trường làm việc”.

Nhiều sinh viên cần phải được “cầm tay chỉ việc” đến cả việc viết CV để bắt đầu tìm việc làm cho bản thân.

"Tôi không nghĩ hành động xin việc là kém, nhưng việc đeo bảng như vậy là rất mới lạ ở Việt Nam. Mà mới lạ thì không phải được tất cả ủng hộ, dẫn đến ý kiến phản đối. Còn tôi cho đó là một khía cạnh tích cực.” – ông Vỹ nói.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!

     Đọc nhiều nhất 
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 801 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 692 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 530 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 481 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 176 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 138 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 77 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 69 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 62 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 14 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.