Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24831717

 
Tin tức - Sự kiện 17.04.2024 22:56
THỀM LỤC ĐỊA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VÀ HẢI GIÁM TRUNG QUỐC PHÍA ĐÔNG NAM BIỂN VŨNG TÀU SẼ VA CHẠM?
23.06.2017 07:36

Thiều Quang Thắng(facebook) - Khoảng hơn 40 tàu Hải giám và Hải quân Trung Quốc đang bao vây bờ biển phía Đông Nam Vũng Tàu nằm trong thêm lục địa Việt Nam – Phía Việt Nam đưa nhiều tàu Cảnh sát biển & Kiểm ngư ra đối đầu.

(*) Màu Xanh là CSB & Kiểm Ngư, còn màu Đỏ là tàu Hải giám của Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y-8 đến khu vực khai thác của Việt Nam. Theo ông rất có thể sẽ có những đụng độ xảy ra tại khu vực này trong vài ngày tới và nếu điều này xảy ra thì đây có thể là sự kiện nghiêm trọng nhất trong vài năm qua tại biển Đông.

Sự kiện này có liên quan đến việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay trước các hoạt động giao lưu biên giới hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc cho biết ‘Nếu Tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 thì điều này có thể là một cố gắng nhằm cho thấy Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai đảng. Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam có thể đã từ chối lời yêu cầu này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam’.

Tân hoa xã vào ngày 19 tháng 6 vừa qua cho biết trong chuyến thăm Hà Nội, ông Phạm Trường Long lại nói với lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam rằng những đảo ở Biển Đông thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại.

Trung Quốc và Việt Nam sẽ đụng độ quân sự trên biển Đông?

Kính Hòa, phóng viên RFA2017-06-21
      Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Bắc Kinh hôm 29/8/2016.
    Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tại Bắc Kinh hôm 29/8/2016. Tờ báo Mỹ the New York Times đưa tin nói rằng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, đã rút ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam.

Một trong những lý do của việc này được một số nhà phân tích đưa ra đưa ra là Bắc Kinh không hài lòng về chính sách ngoại giao của Việt Nam ngã về các cường quốc như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Lý do cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về chuyện này. Trước tiên ông cho biết.

Trong thời gian qua, sau khi khủng hoảng giàn khoan năm 2014 xảy ra, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đã có những cải thiện thể hiện qua những cuộc thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai bên. Tuy nhiên, những khúc mắc cơ bản trong quan hệ song phương vẫn còn, đặc biệt là vấn đề biển Đông.

Trong hoàn cảnh đó, hoàn toàn dễ hiểu là Việt Nam tiếp tục chính sách tăng cường quan hệ với các cường quốc chủ chốt trong khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong khi vẫn cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mục tiêu của Việt Nam là nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam trước Trung Quốc, đặc biệt là trong hồ sơ biển Đông.

Trong thời gian qua những nỗ lực này của Việt Nam đã có những bước tiến triển khá là rõ nét. Thể hiện qua một loạt sự kiện như chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam, tiếp đó là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.

Trong thời gian gần đây thì có hai chuyến thăm gây sự chú ý của công đồng quốc tế, là sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Hoa Kỳ. Ông là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Và sau đấy là chuyến thăm cũng của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản.

Trong những chuyến viếng thăm này thì có một điểm đáng chú ý là nội dung về hợp tác quốc phòng giữa hai bên, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như Việt Nam và Nhật Bản, được nêu bật, đặc biệt là trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên sẽ thảo luận việc để tàu sân bay của Hoa Kỳ vào cảng Cam Ranh. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho Trung Quốc không cảm thấy thoải mái, và rõ ràng là Trung Quốc muốn gây sức ép để Việt Nam không nghiêng quá gần về phía Hoa Kỳ hay Nhật Bản, vì Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đối thủ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong khu vực này.

Những hoạt động của Việt Nam trên biển đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc và như thường lệ, Trung Quốc sẽ tìm cách để mà ngăn cản các hoạt động này của Việt Nam. 
- Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian qua đã có những tiếng nói ở Trung Quốc bày tỏ sự bất bình trước những động thái này của Việt Nam. Ví dụ như trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, có một bài xã luận chỉ trích những hành động ngoại giao này của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là trong chuyến thăm Việt Nam của ông Phạm Trường Long, phía Trung Quốc nêu lên những vấn đề này. Một số báo đài đã đưa tin là ông Phạm Trường Long khẳng định những đảo trên biển Đông là thuộc Trung Quốc từ thời thượng cổ. Những diễn biến đó cũng như những diễn biến trong quan hệ giữa Việt Nam và các cường quốc như tôi vừa nói, cho thấy là quan hệ song phương vẫn có những mâu thuẫn cơ bản chưa thể giải quyết được.

Bên cạnh đó cũng có những tin tức cho rằng việc này có liên quan đến các hoạt động trên biển giữa hai bên gây ra khúc mắc dẫn tới sự đối đầu. Những thông tin này có lẽ chúng ta cần chờ thêm thời gian.

Một lần nữa chúng ta thấy vấn đề biển Đông là vấn đề mấu chốt dẫn tới căng thẳng.

Kính HòaNhững thông tin ông nói chưa được kiểm chứng có phải là người ta nói rằng Việt Nam cho phép các công ty nước ngoài tiến hành khai thác ở bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam vào năm 2011 không ạ?

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Do chưa có thông tin chính thức nên tôi chưa thể bình luận gì về vấn đề này, nhưng theo tôi hiểu thì trong thời gian qua, Việt Nam có bị một sức ép về việc duy trì tốc độ tăng trưởng nên có bàn luận việc tăng cường khai thác dầu mỏ trên biển Đông.

Những hoạt động của Việt Nam trên biển đụng chạm tới lợi ích của Trung Quốc và như thường lệ, Trung Quốc sẽ tìm cách để mà ngăn cản các hoạt động này của Việt Nam. Vì vậy cũng không có gì khó hiểu nếu như mâu thuẫn trên biển Đông có liên quan đến vấn đề khai thác các nguồn lợi trên biển. Và có lẽ đây là nguyên nhân dẫn tới quyết định của ông Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.

Thỏa thuận gì giữa VN và TQ

Kính Hòa: Theo thông tin từ Giáo sư Carl Thayer từ học viện quốc phòng Úc thì có khả năng là tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng việc khai thác dầu ở bãi Tư Chính. Và điều này là phía Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận giữa hai đảng.

Ông có bình luận gì về nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, và cái thỏa thuận đạt được giữa hai đảng là gì?

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Tôi đồng ý với nhận định của Giáo sư Carl Thayer. Trung Quốc rõ ràng là muốn gây sức ép với Việt Nam để Việt Nam ngừng các hoạt động này. Việc mà họ cho là Việt Nam không tuân thủ thỏa thuận giữa hai đảng, theo tôi có nghĩa là nội dung hai bên không làm phức tạp thêm tình hình.

Cái này nó cũng tùy thuộc vào sự diễn dịch của mỗi bên. Việc Việt Nam hoạt động thăm dò, khai thác dầu trên thềm lục địa của mình, hoàn toàn không làm phức tạp thêm tình hình, vì Việt Nam có chủ quyền trên vùng đó.

Tuy nhiên phía Trung Quốc xem đấy là khu vực tranh chấp, và các hành động như là thăm dò, khai thác dầu đơn phương có thể là hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Kính HòaCũng thông tin từ Giáo sư Carl Thayer thì Trung Quốc đang triển khai 40 tàu và máy bay vận tải đến khu vực khai thác của Việt Nam. Và việc này có khả năng gây ra đụng độ trong vài ngày tới.

Ông nhận định thế nào? Có khả năng diễn ra đụng đọ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không?

Nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò, thì đương nhiên sẽ xảy ra đụng độ với Trung Quốc.
- Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Cái này tôi cũng chưa có thông tin, và chúng ta cần thời gian. Theo tôi hiểu thì các giàn khoan cũng như tàu của Trung Quốc đi từ khu vực đảo Hải Nam xuống cũng cần thời gian. Cho tới lúc này tôi cũng chưa khẳng định được khả năng xảy ra đụng độ hay không.

Tuy nhiên theo như Giáo sư Carl Thayer nhận định, nếu điều đó diễn ra thì nó sẽ là một thử thách rất lớn với quan hệ song phương, có thể ngang bằng hoặc lớn hơn cuộc khủng hoảng giàn khoan hồi năm 2014.

Kính HòaNhưng bên cạnh đó, về mặt chính thức, ngoài bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, thì báo chí nhà nước hai bên đều nói về chuyến đi của ông Phạm Trường Long như một sự thành công?

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Sự việc đang diễn tiến và những cái đụng độ vẫn chưa xảy ra trên thực tế, cho nên tôi nghĩ là hai bên vẫn đang dàn xếp, hoặc là có các trao đổi để ngăn chận khủng hoảng. Theo tôi nghĩ thì hai bên đều không muốn có sự căng thẳng trong quan hệ song phương, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Hai bên đều chưa công bố các thông tin. Ngay cả thông tin ông Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam cũng chưa được các báo chí chính thống của Việt Nam đưa tin. Đấy là một cơ sở cho chúng ta tin rằng hai bên vẫn có mong muốn ngăn chận cái căng thẳng trong thời gian tới để mà giải quyết cho ổn thỏa.

Tuy nhiên tôi nghĩ là sự đụng độ trong thời gian tới có được ngăn chận hay không là một câu hỏi tương đối khó, bởi vì cả hai bên đều khó đưa ra những nhượng bộ. Ví dụ như phía Việt Nam, lâu nay vẫn khẳng định khu vực bãi Tư Chính là thuộc thềm lục địa Việt Nam, và không thuộc khu vực tranh chấp. Nếu bây giờ Trung Quốc đưa các phương tiện tới, ngăn cản những hoạt động thăm dò của Việt Nam thì Việt Nám ẽ xử sự ra sao?

Nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò, thì đương nhiên sẽ xảy ra đụng độ với Trung Quốc.

Trong trường hợp Việt Nam nhường bước, rút các tàu thăm dò của mình thì vô tình mặc nhiên nhìn nhận khu vực đấy ít nhất là khu vực có tranh chấp. Và như vậy sẽ làm phương hại đến các lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Chính vì vậy, trong trường hợp này, tôi nghĩ rất là khó để hóa giải các mâu thuẫn. Vì vậy xác xuất xảy ra căng thẳng nếu Trung Quốc đưa tàu tới đây, sẽ rất là cao.

Bắc Kinh lại hành xử trịnh thượng, nước lớn

“Chưa có tiền lệ và là chuyện chưa từng có trong quan hệ Việt-Trung”, là nhận xét của nhiều người sau khi Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đột ngột cắt ngắn chuyến công du Việt Nam. Và dư luận coi đây là kiểu hành xử “trịnh thượng, nước lớn” nhằm thể hiện “sự bất bình trong tranh chấp Biển Đông”.

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.

Ngày 22-6, tờ South China Morning Post dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho rằng, một lý do trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm Trường Long có thể vì Bắc Kinh cho rằng, Việt Nam đã phá vỡ cam kết không khai thác dầu tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Vì đầu năm nay, tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với Việt Nam. Cùng ngày 22-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố, “Các nước liên quan cần kiềm chế không có hành động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình tại vùng biển tranh chấp. Đồng thời kêu gọi các bên liên quan cùng làm việc với Trung Quốc để duy trì quan hệ song phương và bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực. Và với nỗ lực của Trung Quốc và các nước trong khu vực, tình hình Biển Đông đang tiến triển theo chiều hướng tích cực. Đó là thành tựu đạt được sau nhiều nỗ lực và nên được tất cả các bên trân trọng”. Về phần mình, ​​Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ ra thông cáo ngắn gọn, theo đó ông Phạm Trường Long phải hủy sự kiện giao lưu trên biên giới với Việt Nam vì lý do “sắp xếp lịch làm việc”. Tờ Hoàn cầu Thời báo cũng xác nhận, giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung đã bị hủy bỏ vì ông Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam. Trước đó, tờ báo này đã đăng một bài xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam thời gian gần đây - đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.

Theo tờ South China Morning Post, tháng 1-2017, tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng lãnh đạo tập đoàn này) đã ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với 2 đối tác Việt Nam. Ngày 13-6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng. Còn tờ New York Times dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc - chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam, bị hủy vì "những nguyên do liên quan tới sự sắp xếp" của 2 nước. Đồng thời cho rằng, ông Phạm Trường Long đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau cuộc thảo luận kín về tranh chấp ở Biển Đông.

Nếu chỉ nghe như vậy, nhiều người sẽ cho rằng, việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm Trường Long là “do lỗi của Việt Nam”. Nhưng nếu biết rằng, tại cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, ông Phạm Trường Long đã tuyên bố: Biển Đông là “lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa”, thì mới hiểu được nội tình vụ việc. Năm ngoái, ông Phạm Trường Long đã đến Trường Sa, và trước đó (năm 2015), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương từng yêu cầu Mỹ giảm bớt hoạt động hải quân và không quân ở Biển Đông và không quên tuyên bố “Biển Đông thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền xây dựng và thiết lập các cơ sở quân sự trên đó”. Chỉ cần đưa ra ví dụ đơn giản này cũng đủ minh chứng một sự thật: Bắc Kinh đã và đang ráo riết thực hiện chiến lược độc bá Biển Đông. Do đó, tuyên bố và hành động của ông Phạm Trường Long tại Việt Nam là một phần của chiến lược này. Có người coi tuyên bố của ông Phạm Trường Long giống như “một đe dọa quân sự" đối với Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer cho rằng, nếu ông Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng khảo sát dầu khí, Việt Nam sẽ coi đó là "khiêu khích". Giới phân tích chính trị thế giới cảnh báo, sóng gió đang nổi lên trong quan hệ Việt-Trung và việc này sẽ ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và hậu quả khó đoán định.

Giới chuyên môn đang quan tâm tới thông báo hôm 16-6 của Cục Hải sự Trung Quốc bởi giàn khoan Hải dương 981 (HD981) sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm nay. Sự xuất hiện của HD981 và động thái của ông Phạm Trường Long diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chuẩn bị Đại hội 19, nên dư luận càng quan tâm. Bởi nhiều người cảnh báo, Bắc Kinh có thể đẩy những bất đồng trong nước ra bên ngoài nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận, để họ dễ bề “múa tay trong bị”.


Giàn khoan Trung Quốc lại vào Biển Đông

Trung Quốc lại điều dàn khoan Hải Dương HD-981 từ huyện Lăng Thuỷ, tỉnh Hải Nam đi xuống phía nam 76 hải lý, thuộc vùng biển ngoài khơi cửa vịnh Bắc Bộ, nơi chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng - Viện phó Viện nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) đặt động thái điều dàn khoan HD-981 xuống biển Đông lần này trong tổng thể mối quan hệ Việt - Trung - Mỹ, cùng với các diễn biến quốc tế mới trong khu vực, nhất là sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington DC và Tokyo. Động thái này của Trung Quốc có mục đích “cảnh báo” Việt Nam:

“Cảnh báo ở đây tức là không bao giờ Trung Quốc muốn Việt Nam có những đối tác mạnh, có những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sâu rộng với Nhật. Tất cả những điều này chắc chắn Trung Quốc không hài lòng. Thực ra Trung Quốc cũng biết Việt Nam bao giờ cũng theo đuổi đường lối độc lập, Việt Nam không bao giờ đi nước này trông nước kia như Việt Nam nhiều lần tuyên bố. Thế nhưng Trung Quốc muốn có những cản trở nào đó trong việc triển khai định hướng hội nhập toàn diện của Việt Nam.”

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - người nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng, đây là một thủ đoạn quen thuộc của nước này và đã diễn ra nhiều lần.

Một mặt thì khi họ đến thăm bao giờ họ cũng dỗ dành, nói hữu nghị, bên cạnh đó bao giờ cũng có hành động nói khiêu khích.
- Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình 

“Một mặt thì khi họ đến thăm bao giờ họ cũng dỗ dành, nói hữu nghị, bên cạnh đó bao giờ cũng có hành động nói khiêu khích. Nhưng họ biết dù họ khiêu khích thì phía đối tác của họ cũng không dám làm gì mạnh quá.”

Việc Trung Quốc điều dàn khoan HD-981 xuống biển Đông chỉ được báo Thanh Niên đưa tin, nhưng sau khi đăng lên được 1 tiếng đồng hồ thì đã bị hạ bài. Còn các báo, đài khác đều không được nhắc tới chuyện này.

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nhận định, việc này cho thấy Việt Nam không muốn khiêu khích Trung Quốc, gây ra xáo trộn và đang quan sát thêm động tĩnh của Trung Quốc.

“Tôi nghĩ thuốc súng cần phải giữ khô, Việt Nam còn phải xem tình hình thế nào. Đứng về mặt quốc tế, ngay cả vùng đang tranh chấp mà có những hành động như vậy cũng là sai.”

Tân Hoa Xã cho biết, Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch quân uỷ trung ương Trung Quốc, người vừa có chuyến thăm Hà Nội, nói với các lãnh đạo Việt Nam là “Các đảo ở “Nam Hải” thuộc về Trung Quốc từ thời Thượng Cổ”. Sau đó, viên tướng này rút ngắn chuyến thăm và huỷ chương trình giao lưu quốc phòng Việt - Trung theo kế hoạch diễn ra tại Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20-22/6.

Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, đây không phải lần đầu một quan chức Trung Quốc nói như vậy, mà chính ông Tập Cận Bình đã phát biểu tương tự tại Singapore, ngay sau chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 11/2015.

Về chuyến thăm bị rút ngắn của ông Phạm Trường Long, nhà ngoại giao kỳ cựu cho rằng, đây là chỉ dấu cho sự “trục trặc” có thể xuất phát từ lời phát biểu mà Tân Hoa Xã dẫn lại.

“Tôi nghĩ cái gì mình cũng phải nhìn nhiều mặt. Lúc nào chúng ta cũng nhìn đại cục theo kiểu Trung Quốc thì chúng ta không biết chi tiết thế nào. Chi tiết ở đây là ông ấy đã nói với lãnh đạo như thế rồi và ông sẵn sàng cắt ngắn chuyến đi, không tiếp tục giao lưu. Như thế chúng ta hiểu thêm bản chất của Trung Quốc đối với chính sách Việt Nam.”

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình cho rằng, thông tin trên Tân Hoa xã là một bước “dấn lên” của chính quyền Trung Quốc đối với các tuyên bố yêu sách chủ quyền.

“Bây giờ dấn lên một cái thì nó nói không phải tôi nói sau lưng anh mà tôi nói trước mặt anh mà Việt Nam cũng không phản ứng gì, ví dụ là thế. Rất nhiều chuyện “hư hư thực thực” mà Trung Quốc rất tài trong chuyện này.”

Sách lược của Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành”. Tôi nghĩ  Việt Nam phải tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề này. 
- Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc, Dàn khoan HD-981 sẽ làm nhiệm vụ trên Biển Đông trong 2-3 tháng. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, vấn đề này sẽ còn nổi cộm trong mối quan hệ Việt - Trung.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Trung Quốc khó có thể đẩy vấn đề này thành xung đột.

“Sách lược của Trung Quốc là “bất chiến tự nhiên thành”. Tôi nghĩ  Việt Nam phải tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề này. Về mặt Trung Quốc thì Trung Quốc cũng khó có thể đẩy lên.”

Còn nhà văn Nguyễn Nguyên Bình nhận định, việc triển khai dàn khoan HD-981 là sự “diễu võ dương oai” của Trung Quốc, nhằm xem phản ứng của Việt Nam.

“Tôi rất đáng tiếc, lần đầu tiên nó (Trung Quốc) đưa dàn khoan vào thì có những cuộc biểu tình rất mạnh mẽ. Thế nhưng bây giờ không có những cuộc biểu tình và nhà cầm quyền Việt Nam cũng không có phản ứng gì. Có thể Trung Quốc nghe ngóng tình hình thế giới nên làm xong động tác ấy rồi thôi. Vì Trung Quốc có nhiều mục đích không rõ ràng mà Trung Quốc vẫn gọi là “bất khả cáo nhân” cho nên việc dự đoán là rất khó.”

Trong bối cảnh Trung Quốc muốn gây dựng lòng tin với các nước láng giềng về “sự trỗi dậy hoà bình” của mình và mở rộng quan hệ thương mại thông qua hàng loạt hiệp định đa phương, trong đó có RCEP và “một vành đai một con đường”.

“Chính Trung Quốc hông nên có những động thái thể hiện bắt nạt. Như vậy mới tạo môi trường, tạo quan hệ thuận lợi để Trung Quốc triển khai nhất quán nhất lộ.”

Nhận xét về những diễn biến mới trong quan hệ Việt- Trung gần nhất như vừa nêu, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc  cho rằng đây là một bước thụt lùi quan trọng trong quan hệ hai nước kể từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014. Theo giáo sư Carl Thayer đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm gần đây của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước, và nếu đúng đó là phản ứng của Trung Quốc thì là một phản ứng vụng về và phản tác dụng.

Báo Thanh Niên được lệnh Chính Trị Bộ rút bản tin về giàn khoan HD 981

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 11/5/2014.
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 11/5/2014.  AFP photo
Bản tin ngày 20 tháng 6 trên tờ Thanh Niên trong nước về giàn khoan Hải Dương 981 lại được đưa vào Biển Đông bị rút xuống.

Theo bản tin được chụp lại sau khi không còn trên trang mạng của tờ Thanh Niên thì Cục Hải sự Trung Quốc vào ngày 16 tháng 6 vừa qua thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác  nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-4-1 ở Biển Đông trong khoản thời gian từ ngày 16 tháng 6 đến 15 tháng 9 tới đây.Giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động tại vị trí cách đảo Hải Nam 74 hải lý về phía nam. Khu vực này nằm ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà hai phía Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định.

Cục Hải sự Trung Quốc yêu cầu tàu thuyền qua lại khu vực vừa nêu giữ khoảng cách an toàn 2 kilomet với giàn khoan.

Vào tháng tư năm ngoái, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí gần nơi vừa nêu. Vào tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành vi đó gây nên phản đối mạnh mẽ.

Hoa Kỳ hợp tác dầu khí với Việt Nam trong khu vực ‘đường lưỡi bò’ mà Trung Quốc vẽ

Exxon Mobil đang hợp tác chặt chẽ với PetroVietnam để khai thác tài nguyên trên biển Đông

(Theo thithucvn.net)Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng kinh tế trị giá hàng chục tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, nhưng không đề cập tới hợp tác về dầu khí. Thực tế là, Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil và PetroVietnam đã ký kết thỏa thuận liên doanh để phát triển dự án phát điện chạy bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, trị giá tới 10 tỷ USD từ đầu tháng 1/2017, trước khi Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức tại Washington.

Dự án liên doanh nêu trên được biết đến với tên gọi “Blue Whale” (Cá Voi Xanh) được phía Exxon Mobil và PetroVietnam ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry, nhưng công đầu trong việc xúc tiến dự án này thuộc về Ngoại trưởng  Hoa Kỳ đương nhiệm Rex Tillerson. Ông Tillerson là Giám đốc điều hành của Exxon Mobil trước khi được ông Trump bổ nhiệm giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.

Dự án này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023 và được xây dựng trên mỏ khí tự nhiên mà Việt Nam gọi là Cá Voi Xanh nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông, cách trung tâm tỉnh Quảng Nam 88 km. Mỏ khí tự nhiên này ước tính có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, gấp ba lần so với dự án khí đốt lớn nhất hiện nay của Việt Nam, liên doanh với Gazprom của Nga ở mỏ Côn Sơn.

Exxon Mobil sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đường ống dẫn khí dài 88 km từ mỏ Cá Voi Xanh vào đất liền, trong khi Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEC) Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy xử lý khí đốt và bốn nhà máy điện với tổng công suất là 3 gigawatts. Giai đoạn mở rộng theo kế hoạch sẽ tạo ra đủ khí cho 5.750 megawatts điện và sản xuất hóa dầu. PetroVietnam ước tính dự án sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 20 tỷ USD trong thời gian chưa được xác định.

Dự án của ExxonMobil tại Việt Nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của ông Rex Tillerson, khi đó vẫn đang là CEO của Tập đoàn dầu khí hàng đầu nước Mỹ và đang chuẩn bị được Thượng viện Mỹ phê duyệt giữ chức Ngoại trưởng theo đề nghị của Tổng thống Trump. Hai ngày trước khi ông John Kerry gặp lãnh đạo Việt Nam, ông Tillerson đã phát biểu trong một cuộc điều trần tại Thượng viện rằng chính quyền Trump sẽ gửi tới Bắc Kinh một “tín hiệu rõ ràng” và “chặn” việc Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ đã xây dựng trong vùng biển tranh chấp.

Mặc dù  khu vực Exxon Mobil cùng PetroVietnam khai thác khí đốt nằm  trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), nhưng mỏ Cá Voi Xanh này cũng nằm trong khu vực mà phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên bản đồ 9 đoạn với việc kiểm soát tới 90% biển Đông. Trong năm 2011, Trung Quốc đã cảnh báo Exxon Mobil một cách gián tiếp ngay sau khi công ty này công bố thăm dò được một trữ lượng lớn khí đốt ở Lô 118, nằm trong khu dự án Cá Voi Xanh. Chính quyền Bắc Kinh nói rằng các công ty nước ngoài không được thăm dò ở khu vực tranh chấp. Exxon Mobil vẫn kiên trì cùng đối tác Việt Nam bám trụ tại đây,  trong khi các công ty năng lượng đa quốc gia khác dường như bị áp lực của Trung Quốc nên phần nhiều đã từ bỏ hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí cùng Việt Nam trên biển Đông.

Trung Quốc cũng đã thăm dò trong cùng một khu vực như Việt Nam. Vào giữa năm 2014, Công ty dầu mỏ ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đặt giàn khoan thăm dò HD-981  ở khu vực tranh chấp, gây ra  các cuộc đụng độ trên biển và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều sự vụ liên quan khác.

Theo Reuters, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin và CEO Exxon Mobil Rex Tillerson đã có cuộc gặp tại Bắc Kinh vào 14/5/2014. Hai nhà điều hành thảo luận về “hợp tác hơn nữa” giữa hai công ty mà không đưa ra các chi tiết cụ thể.  Sau những cuộc đàm phán kín đó, cả hai bên đều tuyên bố không triển khai bất kỳ kế hoạch sản xuất nào trong khu vực cho đến khi thỏa thuận giữa Exxon Mobil-PetroVietnam được công bố vào tháng 1/2017 vừa qua. Theo thỏa thuận ký với PetroVietnam, Exxon Mobil cũng có quyền thăm dò đối với các Lô khác ở các khu vực lân cận, cũng đang bị tranh chấp.

Chuyên gia về Việt Nam, giáo sư Carlyle Thayer hôm 16/1 đã cho rằng ông Tillerson “đã có kinh nghiệm đối phó với sự đe dọa của phía Trung Quốc đối với việc Exxon Mobil đầu tư vào Việt Nam từ hồi 2007-2008” và vị doanh nhân này “sẽ không chấp nhận sự phản đối của Trung Quốc về thương vụ giữa Exxon Mobil và PetroVietnam”.  Ông Thayer nói rằng giới chức Trung Quốc trước đây đã từng cảnh báo các công ty dầu mỏ phương Tây rằng lợi ích của họ tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu họ hỗ trợ tham vọng thăm dò dầu khí trên biển Đông của Việt Nam.

Reuters cho biết Trung Quốc đã không đưa ra bình luận cụ thể về thỏa thuận Cá Voi Xanh trị giá nhiều tỷ USD giữa Exxon Mobil và PetroVietnam. Tuy vậy, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khi đó cũng đã có phản hồi về tuyên bố của ông Tillerson về biển Đông. Tờ China Daily trong một bài báo hôm 13/1 nói rằng những lời nhận xét của ông Tillerson là “một sự hèn nhát, ngây ngô, thành kiến và ảo tưởng, không thực tế về chính trị”.  Tờ báo này cũng thêm rằng: “Nếu ông có hành động với họ [Trung Quốc] trong thế giới thực, điều đó sẽ là thảm khốc”.

Thời điểm Exxon Mobil-PetroVietnam công bố liên doanh hợp tác dự án Cá Voi Xanh cũng khá đặc biệt. Trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Hà Nội để phát đi thông tin về sự hợp tác Mỹ – Việt quan trọng này, Tổng bí thư ĐCS Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng lại đang ở Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nơi hai nhà lãnh đạo ký một thông cáo chung về hợp tác và hòa bình.

Theo đánh giá của Reuters, việc Trung Quốc đe dọa các hoạt động thăm dò, khai tác tài nguyên tại biển Đông ngoài mục tiêu địa chính trị, thì cũng do khu vực này có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính vào năm 2013 rằng biển Đông có 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, bao gồm cả trữ lượng đã được chứng minh và trữ lượng tiềm năng. Ước tính của Trung Quốc đối với vùng biển này còn cao hơn. CNOOC dự kiến tại biển Đông có 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ feet khối khí đốt.

Theo Giáo sư Thayer nhận định, giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng đang rất cần năng lượng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Hợp tác của Exxon Mobil được cho là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của giới chức Việt Nam nhằm lồng ghép nền kinh tế ven biển với các nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế.

Tân Bình

Quyết diệt tàu ngầm CSVN Trung Quốc triển khai máy bay săn tàu ngầm ở Biển Đông

mediaMáy bay Thiểm Tây Y-8Q (Shaaxi Y-8Q) tại căn cứ Lăng Thủy (Lingshui), Trung Quốc. Ảnh chụp từ màn hình website Defense News(@defensenews.com)

Các hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng 5 vừa qua cho thấy là chiếc máy bay săn tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc đã được triển khai đến đảo Hải Nam ở vùng Biển Đông, theo tin của trang mạng Defense News của Mỹ hôm qua, 22/06/2017.

Các bức ảnh vệ tinh do công ty hình ảnh vệ tinh thương mại DigitalGlobe chụp ngày 10/05 và 20/05 cho thấy 4 chiếc máy bay Thiểm Tây Y-8Q ( Shaanxi Y-8Q ) đậu tại sân bay quân sự Lăng Thủy (Lingshui), nằm ở phía đông nam hòn đảo Hải Nam.

Chiếc Y-8Q là một loại máy bay vận tải quân sự và dân sự nhưng có thể chở theo các ngư lôi và được trang bị các camera tia hồng ngoại để phát hiện tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên máy bay Y-8Q được nhìn thấy ở Hải Nam, nơi mà theo Defense News, Trung Quốc thường triển khai các máy bay đời cũ hơn Y-8J và Y-8X.

Ngoài ra, hai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 cũng được nhìn thấy tại căn cứ Lăng Thủy trong các bức ảnh vệ tinh của DigitalGlobe chụp hai ngày 10/5 và 20/5.

Việc triển khai máy bay Y-8Q cùng với KJ-500 tới đảo Hải Nam cho thấy Trung Quốc quyết tâm tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông bằng các thiết bị tiên tiến nhất, theo Defense News.

Các bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy 3 máy bay trinh sát không người lái BZK-005 tại Lăng Thủy, loại phi cơ cũng đã được nhìn thấy tại căn cứ không quân của Trung Quốc ở đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Lăng Thủy là một trong ba căn cứ không quân của hải quân Trung Quốc ở Hải Nam, tỉnh cực nam của Trung Quốc ở phía bắc Biển Đông. Trên đảo này còn có căn cứ hải quân Du Lâm, nơi neo đậu của các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam

TTO – 13g50 ngày 23-6, khi theo tàu CSB 8003 đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951, phóng viên Tuổi Trẻ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc.

< iframe class="youtube-player" type="text/html" width="450" height="284" src="https://www.youtube.com/embed/bMnD_Ig2bS4?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent" allowfullscreen="true" style="max-width: 100%; border-width: 0px; border-style: initial;">< /iframe>

Các sĩ quan cho biết đó là phao bè cứu sinh tự thổi của tàu kiểm ngư 951. Đó là hậu quả cú đâm trí mạng của tàu Trung Quốc làm chiếc phao này dù được chằng buộc rất chắc chắn đã bị hất tung xuống biển.

Hai cú đâm tàn độc

14g18. Khi nhìn thấy tàu kiểm ngư 951 bị bẹp dúm toàn bộ phần mạn tàu, đuôi tàu bị biến dạng hoàn toàn, tôi thấy tim mình như bị bóp nghẹt, đau nhói. Nỗi xót xa dâng ngập trong lồng ngực. 12 phút sau, phóng viên đã được tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp tàu kiểm ngư 951.

Các kiểm ngư viên kể lại lúc 9g30, khi tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị bảy tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951.

Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951.

Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm.

Chỉ hai phút sau, tàu hải tuần 11 tiếp cận sau lái tàu kiểm ngư 951 sử dụng vòi rồng phun nước với âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam.

Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái.

Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc.

Trước diễn biến quá bất ngờ này, tàu CSB 4033 đã phối hợp với các tàu thực thi pháp luật Việt Nam khác cơ động cắt mũi, cắt lái thành công các tàu Trung Quốc để hỗ trợ giải vây tàu kiểm ngư 951.

Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đã dàn đội hình tạo thành bức tường bảo vệ tàu 951 tránh những cú đâm va tiếp của các tàu Trung Quốc. Những con trâu điên của Trung Quốc tiếp tục bám theo nhóm tàu của ta ra xa đến 15 hải lý so với giàn khoan.

Thiệt hại nặng

Tàu kiểm ngư 951 là một trong những tàu Việt Nam có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa lâu nhất (từ ngày 3-5).

Sau thời gian dài kiên cường bám trụ làm nhiệm vụ, tàu kiểm ngư 951 đã bị các tàu Trung Quốc đâm va, uy hiếp nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tàu 951 bị thiệt hại nặng nhất. Hậu quả của hai cú đâm hung hãn này làm toàn bộ lan can mạn trái bị sập, biến dạng.

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Phần lan can tàu kiểm ngư 951 bị biến dạng – Ảnh: My Lăng

Nguồn: Kiểm Ngư Việt Nam – VTV

Những mảnh sắt bị gãy cong vênh chĩa ra sắc nhọn. Một phần của xuồng bên mạn trái cũng bị thủng. Tất cả giá xuồng bị hỏng. Một phao bè cứu sinh tự thổi bị văng mất. Từ phần cabin trở về sau lái dài khoảng 10m bị biến dạng hoàn toàn.

Nguy hiểm nhất là cú đâm đã gây ra những lỗ thủng ở ngay khoang máy chính mạn trái khiến nước biển tràn vào. Các kiểm ngư viên phải gấp rút lấy mền, vải và gỗ gia cố, chèn vào những vết nứt để chống chìm. Một nhà vệ sinh bị vỡ gạch ốp và bồn vệ sinh, phần tường bị lõm vào.

Ở bên mạn phải, buồng y tế, một phòng ngủ bị đâm sập, lõm cả vào trong. Ánh sáng tràn vào ngập phòng. Căn phòng tan hoang như vừa bị bão quét qua.

Vây ép liên tục

Trước đó lúc 8g30, các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đã tiến vào giàn khoan tiếp tục tuyên truyền. Khi phát hiện các tàu Việt Nam cách giàn khoan 10,5 hải lý, các tàu Trung Quốc đã dàn sẵn đội hình từ xa.

Đến 9g, bảy tàu Trung Quốc các loại đồng loạt lao ra ngăn cản tàu Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Tàu hải cảnh 3210 chạy với vận tốc cao (17 hải lý/giờ) áp sát mạn trái tàu CSB 8003.

Có lúc tàu hải cảnh 3210 chỉ cách tàu CSB 8003 khoảng 270m, còn tàu hải cảnh 2401 chỉ cách 600m. Hai tàu này liên tục dùng tốc độ cao bám theo nhằm áp sát và tạo thế gọng kìm ép chặt tàu CSB 8003.

Tàu hải cảnh 3210 rồi đến tàu hải cảnh 2401 thay nhau liên tục hú còi để uy hiếp tàu Việt Nam. Trong khi đó, ở phía sau luôn luôn là tàu hải cảnh 31 cũng chạy với tốc độ cao theo tàu CSB 8003.

Sau khoảng 20 phút, một nhóm gồm bốn tàu Trung Quốc đã áp sát các tàu kiểm ngư Việt Nam lúc này đang ở bên mạn trái phía xa tàu CSB 8003.

Đặc biệt, tàu hải cảnh 13101 chạy với tốc độ rất nhanh, sóng tung che gần hết tàu, lao hết tốc độ thẳng đến nhóm tàu kiểm ngư Việt Nam. Tàu này có lúc chạy xuyên qua đội hình tàu Trung Quốc.

Tàu hải cảnh 3210 sau nhiều lần tăng tốc, hú còi uy hiếp tàu CSB 8003 đã chuyển hướng và cùng với bốn tàu hải cảnh khác ráo riết cản phá các tàu kiểm ngư của chúng ta.

10g15. Tàu CSB 8003 nhận lệnh đi về hướng tây bắc tiếp cận tàu kiểm ngư 951 vừa bị tàu Trung Quốc đâm. Lúc này, tàu CSB 8003 đang cách tàu kiểm ngư 951 khoảng 12 hải lý.

Khi đang di chuyển ra xa cách giàn khoan 13,5 hải lý thì tàu CSB 8003 phát hiện ở phía sau lái có đến năm tàu Trung Quốc gồm một tàu kéo và bốn tàu hải cảnh tăng tốc bám theo, đồng thời vừa dàn đội hình bao vây tàu CSB 8003 theo thế gọng kìm.

Có lẽ đoán biết được tàu CSB 8003 được lệnh cơ động đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951 nên các tàu Trung Quốc đã điên cuồng chạy theo ngăn cản.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng của tàu CSB 8003 đã bình tĩnh và khôn khéo điều khiển tàu cơ động tránh bị nằm trong thế gọng kìm của các tàu Trung Quốc.

Tàu hải cảnh 3210 đã điên cuồng tăng vận tốc lên 21 hải lý/giờ và luôn đổi hướng, chạy zích zắc phía sau tàu CSB 8003.

Ở tốc độ cao như thế này và với việc đổi hướng liên tục như thế, rõ ràng mục đích của tàu hải cảnh 3210 là muốn lấy hướng tiếp cận, tạo ra góc đâm ở vận tốc cao nhằm tạo ra nguy cơ đâm va gây thiệt hại lớn cho tàu CSB 8003. Ý đồ đâm va cực mạnh của tàu Trung Quốc đã lộ quá rõ.

Tuy nhiên, đại úy Nguyễn Văn Hưng đã tìm cách đẩy tất cả tàu Trung Quốc phải cơ động về bên mạn trái tàu CSB 8003.

10g45. Nhận thấy tình hình căng thẳng, chỉ huy đã lệnh cho tàu CSB 8003 không tiếp tục di chuyển về hướng tây bắc nữa mà quay về vị trí cũ cùng với tốp các tàu của Việt Nam ở phía nam tây nam giàn khoan để kéo giãn đội hình tàu Trung Quốc.

Lúc 12g30. Tàu CSB 8003 tiếp tục nhận lệnh cơ động về phía bắc giàn khoan, thực hiện nhiệm vụ tiếp cận tàu kiểm ngư 951. Tàu 8003 phải di chuyển với tốc độ chậm, hướng đi hẹp và khéo léo dịch chuyển nhẹ khi thì qua trái, lúc lại qua phải để tránh tầm quan sát của các tàu Trung Quốc.

Trong quá trình tàu CSB 8003 di chuyển, nhiều tàu Trung Quốc luôn chĩa mũi thẳng hướng về phía tàu CSB 8003.

Quyết bám trụ đến cùng

Sau hai cú đâm va trên, hai kiểm ngư viên đã bị thương nhẹ. Một người bị rách tay trái do mảnh sắt văng vào. Một người bị chảy máu chân. Hai kiểm ngư viên này đã được băng bó, sơ cứu ngay sau đó. Tuy nhiên khi được hỏi, các kiểm ngư viên đều khẳng định xin được ở lại, quyết bám trụ thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Tàu Hữu Liên 09 chồm tới đâm vào mạn phải, ghìm chặt tàu kiểm ngư 951
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Tàu Tân Hải 285 đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 951 – Ảnh cắt từ video clip
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Các phòng bị đâm, hư hại hoàn toàn
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Toàn bộ phần lan can mạn trái và lan can tầng 1 sau lái bị biến dạng hoàn toàn. Xuồng chuyển tải bên mạn trái cũng bị đâm thủng

VN và TQ 'không xử lý được bất đồng cơ bản

Tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc trong một phiên họp Quốc hội Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTướng Phạm Trường Long của Trung Quốc

Việc đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bất ngờ rút ngắn chuyến thăm dự kiến hai ngày (18-19/6/2017) và về nước phản ánh việc Việt Nam và Trung Quốc đã 'không xử lý' và 'không kiểm soát được' những 'bất đồng cơ bản', theo ý kiến nhà quan sát, bình luận chính trị từ Việt Nam tại Bàn tròn thứ Năm của BBC.

Hôm 22/6, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:

TQ tăng hiện diện quân sự tại đảo Hải Nam?

Bàn tròn thứ Năm về tướng Phạm Trường Long và Biển Đông

Trung Quốc không nói rõ về 'tin đồn giàn khoan'

Lão tướng Phạm Trường Long là ai?

"Suy luận thì thấy là hai bên gặp nhau ở Hà Nội không xử lý, không kiểm soát được những bất đồng cơ bản, bởi vì Trung Quốc kiên quyết nói rằng những thứ đó (biển, đảo) là của Trung Quốc, Việt Nam nói những thứ đó là của Việt Nam. Việt Nam luôn luôn tuyên bố như thế."

"Bất đồng cơ bản này là bất đồng không có cách gì để mà thỏa hiệp được, cuối cùng một thời gian nữa cũng nên tiến tới các biện pháp bằng pháp lý, tức là đưa nhau ra tòa. Có mỗi cách ấy, không còn cách nào khác."

Bang giao Việt - TrungBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTướng Phạm Trường Long và phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam vì lí do 'sắp xếp công việc', theo truyền thông Trung Quốc.

Trước đó, bình luận về tuyên bố của phía Trung Quốc theo đó nói cuộc giao lưu quốc phòng Trung-Việt dự kiến từ trước nhưng bị hủy là do 'sự sắp xếp công việc' trong lúc có nguồn tin nói chính phía Việt Nam đã 'mời' đoàn Trung Quốc về nước sớm, ông Hà Hoàng Hợp, người đồng thời cũng là thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nói:

"Người ta nói thế thôi, người ta không nói cụ thể và nói rõ ra, Việt Nam cũng không bao giờ nói cụ thể và nói rõ cả, Trung Quốc người ta cũng làm thế..."

Bang giao Việt - TrungBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTướng Phạm Trường Long gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 18/6/2017

Và ông Hợp bình luận thêm:

"Xét về mặt văn hóa, người Trung Quốc rất không thích chuyện bị mất mặt, Việt Nam không có ý định làm cho bất kỳ ai mất mặt cả, cho nên vừa rồi Trung Quốc nói như thế về chuyện các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Quốc từ xưa, thì đó là một chuyện rất chướng mà người Trung Quốc tự làm mình mất mặt."

"Tự làm mất mặt mình xong, không nhận được một sự đồng thuận nào từ phía Việt Nam, thì đành phải bỏ tất cả những cái khác, hoạt động khác và tuyên bố như vậy thôi."

'Đe dọa quân sự?'

TQ nói gì về 'hủy giao lưu quốc phòng' Trung -Việt?

Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'

Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'

Vẫn theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, việc Tướng Phạm Trường Long đưa ra phát ngôn ngay tại Hà Nội nói tất cả 'đảo ở Nam Hải đều của Trung Quốc' từ trong lịch sử, trong khi hiện diện một phái đoàn quân sự cấp cao đông đảo như vậy, là một hành động 'trắng trợn', và về phương diện nào đó là 'một sự đe dọa quân sự'. Ông nhấn mạnh:

"Đáng chú ý hơn là sự kiện trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng rõ hẳn một bài rằng ông Phạm Trường Long nói thẳng vào mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội rằng các đảo ở Nam Hải là của Trung Quốc từ xa xưa."

"Thực ra phía Trung Quốc người ta vẫn nói chuyện này từ rất lâu, người ta nói, nhưng người ta không nói thẳng kiểu ấy, người ta nói qua báo chí, người ta nói qua diễn đàn này nọ. Chúng ta nhớ rằng cuộc thăm trước đây năm 2016 của Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến Hà Nội ngày 15 tháng Mười Một, thì ông ấy rất là nhẹ nhàng."

"Nhưng ngày hôm sau ở Singapore, có bài gọi là 'Singapore Lecture số 36', thì ông nói rất thẳng ra là tất cả những gì ở ngoài biển, kể cả 'đường Lưỡi bò', kể cả đảo..., tất cả các đảo là của Trung Quốc hết, có nghĩa là ngày 15/11 ông không nói gì với Việt Nam cả, nhưng ngày 16/11, ông nói rất rõ ở Singapore như vậy,"

"Đây là lần đầu tiên báo Trung Quốc cho đăng rằng ông Ủy viên Bộ Chính trị mà cũng đeo hàm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương nói ở Hà Nội với các nhà lãnh đạo Việt Nam như vậy, thì những người bình thường nhất người ta hiểu đây là một sự nói thẳng một cách trắng trợn và đây cũng gần như đồng nghĩa là một sự đe dọa quân sự."

"Bởi vì các ông là bộ đội, các ông là quân sự hết, tôi chỉ nói như thế thôi và ý kiến này là đại diện cho nhiều người bình thường đang ở trên đất nước Việt Nam này," ông Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn Thứ năm hôm 22/6 của BBC Tiếng Việt

Năm điều cần biết về Thượng tướng 70 tuổi họ Phạm của TQ

Thượng tướng Phạm Trường LongBản quyền hình ảnhWANG ZHAO/GETTY IMAGES
Image captionThượng tướng Phạm Trường Long lên làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương năm 2012, khi đã 65 tuổi

Chuyến thăm bị rút ngắn của tướng ba sao Phạm Trường Long (Fan Changlong 范长龙) sang Hà Nội hôm 18/06/2016 tiếp tục là đề tài bình luận của báo chí khu vực.

BBC Tiếng Việt giới thiệu năm điều nổi bật về Thượng tướng 70 tuổi, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan kiểm soát các lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

1. Tuổi đã cao vẫn thăng chức

Năm 2012, trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, ông Phạm Trường Long khi đó đã vào tuổi 65 mới là Tư lệnh Quân khu Tế Nam.

Tuy thế, cơ hội lên nhanh chóng của ông đã được một số nhà bình luận Trung Quốc nêu ra vào tháng 10 năm đó.

Dù chưa từng là ủy viên Quân ủy Trung ương, ông đã vào thẳng Bộ Chính trị và được phong vượt hai cấp, trở thành một trong ba Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Bàn tròn BBC về Tướng Phạm Trường Long

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?

Giàn khoan khổng lồ 'Lam Kình' còn to hơn HD-981

Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'

Xuất thân từ bộ binh nhưng sau tốt nghiệp Học viện Quân sự Pháo binh, ông cũng từng giữ các chức vụ trong quân khu ở Thẩm Dương trước khi về Tế Nam.

Năm 2008, sau khi xảy ra trận động đất Tứ Xuyên, ông là một trong những tướng lĩnh đầu tiên xuất hiện tại hiện trường và đã trực tiếp điều động hàng nghìn quân từ Tế Nam đến cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Điều này đã có tác động tích cực rất lớn đến hình ảnh của quân đội Trung Quốc trong con mắt dư luận.

Các mạng xã hội Trung Quốc phê phán quan chức Tứ Xuyên, nhất là cán bộ ngành xây dựng sau vụ một trường học xây ẩu bị sụp vì động đất, vùi chết nhiều học sinh, nhưng ca ngợi quân đội đã cứu dân.

2. Ngoại giao quân sự

Quốc tế biết đến ông Phạm Trường Long như nhân vật hàng đầu về ngoại giao quân sự của Trung Quốc.

Image captionTướng Phạm Trường Long đón Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, bà Susan Rice tại Bắc Kinh tháng 9/2014

Vì Trung Quốc không còn phong đại tướng, ông Phạm là người có quân hàm và chức vụ Đảng cao nhất để tiếp các khách quốc tế.

Về độ gần cận với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tướng Phạm có vị trí tương ứng với Cố vấn an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, và đã đón bà Susan Rice, người giữ chức vụ đó của Mỹ sang thăm Bắc Kinh tháng 9/2014.

Trong các cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng nước khác, báo chí Trung Quốc gọi ông Phạm là "người tương nhiệm" (counterpart), coi như có quyền như bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.

Nhưng với quy định của Trung Quốc, ông Phạm Trường Long còn có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, người không phải là Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Phạm cũng đã thăm Thuỵ Sĩ, Pakistan và các nước Đông Nam Á để hội đàm về an ninh và quân sự.

Chuyến công tác của ông đến Hà Nội "bị rút ngắn" hoặc có ý kiến nói là "bị mời về" vẫn được dư luận quan tâm.

3. Sẵn sàng tỏ thái độ

Tướng họ Phạm nổi tiếng là người sẵn sàng nói thẳng với khách, kể cả khách Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Quốc cho là quan trọng.

Hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã "nhận gáo nước lạnh" từ chính Tướng Phạm Trường Long khi sang thăm Bắc Kinh.

Tướng Phạm 'về sớm, hủy giao lưu Trung-Việt?'

Báo Trung Quốc: Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'

Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’

Trước khi đến, ông Hagel đã nói "không nước nào có thể tự ý đi khắp thế giới rồi sửa lại biên giới, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác bằng vũ lực, áp chế và đe dọa, dù cho đó là chuyện mấy hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay chuyện các quốc gia lớn tại châu Âu".

Trong lúc gặp ông Hagel, Tướng Phạm nói "nhân dân Trung Quốc gồm cả tôi, rất bất bình với những lời lẽ như vậy của ngài".

Tuy thế, chuyến thăm của ông Hagel cũng đạt được đồng thuận 7 điểm với Tướng Phạm, chủ yếu để hai bên Mỹ-Trung thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự quan trọng.

Image captionVị tướng họ Phạm đã nói thẳng cho Bộ trưởng Chuck Hagel thái độ của 'nhân dân Trung Quốc'

4. Được tin cậy và 'nói theo lãnh tụ'

Là người báo cáo trực tiếp lên Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ông Phạm có quyền lực lớn.

Năm 2014, ông được ông Tập Cận Bình giao nhiệm vụ chủ trì một nhóm nghiên cứu chiến lược để cải tổ các lực lượng vũ trang Trung Quốc, chuyển trọng tâm từ bộ binh sang tên lửa, hỏa tiễn, hải quân và không quân tầm xa.

Các phát biểu của ông Phạm cũng phản ánh sự thay đổi thái độ của Trung Quốc không còn còn muốn ẩn mình, tránh phô trương sức mạnh theo nguyên tắc 'thao quang dưỡng hối' của Đặng Tiểu Bình.

Từ thời của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc bộc lộ quyết tâm đại cường và ông Phạm thể hiện điều đó qua nhiều phát biểu và gần nhất là tại Hà Nội.

Bình luận hồi 2014 về sự kiện ông Phạm "nói cứng" với Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel, Dingding Chen viết trên trang The Diplomat rằng thái độ cá nhân của Chủ tịch Tập đã ảnh hưởng đến phát ngôn của tướng lĩnh Trung Quốc.

"Với ông Tập nay là lãnh đạo có quyền lực cao nhất, phong cách của ông ta có thể đã ảnh hưởng đến Quân Giải phóng và các tướng Trung Quốc."

5. Từ miền Bắc giá lạnh ra hải đảo

Sinh năm 1947 ở Liêu Ninh, ông Phạm nhập ngũ và vào Đảng Cộng sản năm 1969 để phục vụ tại Quân khu Thẩm Dương ở vùng Bắc Trung Quốc.

Lên làm sỹ quan, ông từng viết bài về cuộc chiến Trung - Xô và tranh chấp sông Ussuri River.

Bài học ông Phạm rút ra là "quân nhân phải hy sinh cho tổ quốc vì thân thể họ, một khi đã vào quân đội, không còn của riêng họ nữa".

Vai trò của ông Phạm cũng tăng dần với xu hướng vươn ra các đảo và biển nước xanh của Trung Quốc.

Image captionTrung Quốc khai trương hàng không mẫu hạm hoàn toàn tự chế ở Đại Liên tháng 4/2017

Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Chuck Hagel được Tướng Phạm dẫn ra xem chiếc hàng không mẫu hạm đang đóng của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh.

Sang tháng 4/2017, ông lại đại diện cho Đảng CS và Quân Giải phóng đến cảng Đại Liên khai trương chiếc hàng không mẫu hạm thứ nhì (chưa đặt tên) hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo.

Hồi tháng 4/2016, báo chí Trung Quốc thông báo ông ra "các đảo ở Nam Hải" để thăm quân sĩ nhưng không nói rõ đảo nào.

Hãng tin Reuters trong bài từ Bắc Kinh hôm 15/04 tin rằng phái đoàn do Tướng Phạm Trường Long dẫn đầu không chỉ ra các đảo và còn "thanh tra cả công tác xây dựng tôn tạo" tại các bãi đá (reefs) ở Biển Đông.

Điều này gợi ý có thể ông Phạm đã đưa đoàn tướng tá Trung Quốc ra chính Bãi Đá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử, được kiến tạo mới để làm sân bay quân sự, trong vùng quần đảo Trường Sa

Trung Quốc thắng thế việc kiểm soát Biển Đông

Ralph Jennings

Bắc Kinh đạt được một đỉnh cao mới trong việc kiểm soát Biển Đông có nhiều tranh chấp sau khi trấn an các đối thủ, đẩy Washington ra xa và xây các đảo nhân tạo để thiết lập cơ sở quân sự.

Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 6/6, Trung Quốc sẽ có thể bố trí ba trung đoàn máy bay chiến đấu trên các đảo mà họ đã xây lắp trên biển Đông. Theo dự báo của nhóm chuyên gia vào tháng 3, ước tính Trung Quốc sẽ sử dụng khoảng 3.200 mẫu Anh (tức khoảng 1.294 hecta) diện tích đất trong vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông, chủ yếu phục vụ cho mục đích lắp ráp thiết bị quân sự,

Tập trận quân sự chung với Nga

Trong một dấu hiệu khác của nỗ lực tăng cường kiểm soát hàng hải, Tân Hoa Xã của Bắc Kinh hôm Chủ nhật cho biết một tàu khu trục Trung Quốc đã tham gia cùng các tàu Nga trong giai đoạn một của cuộc tập trận chung "đa dạng " và "kéo dài" bắt đầu ở khu vực Biển Đông. Nga có các lực lượng vũ trang mạnh thứ nhì thế giới và Trung Quốc mạnh thứ ba.

Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho hay: "Tôi nghĩ có một điều không cần nói ra nhưng ai cũng biết rằng không có cách nào ngăn chặn được Trung Quốc. Tôi nghĩ một thực tế là ngoài Hoa Kỳ, Trung Quốc có một vị trí thống trị trong khu vực."

Kiểm soát “đường chín đoạn"

Uy thế của Trung Quốc nổi lên trên Biển Đông, khu vực có năm nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, xảy ra sau một năm theo đuổi chính sách ngoại giao không ràng buộc với các nước trong khu vực, và sau một thập niên san lắp tất cả 500 đảo nhỏ để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự.

Theo ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch Hàng hải Châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIC, Trung Quốc cuối cùng sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra trong tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn”, chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông. Bắc Kinh trích dẫn các chứng cứ lịch sử để biện minh cho các tuyên bố chủ quyền.

Các quốc gia khác như Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều có tuyên bố các phần chồng lấn trong “đường chín đoạn” này. Tất cả các nước này đều đánh giá khu vực biển Đông giàu hải sản, nhiên liệu hóa thạch và là các tuyến đường biển quan trọng.

Trung Quốc kiểm soát toàn bộ

Ông Poling nói: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có mục mở rộng chiếc ô bao trùm toàn bộ đường chín đoạn, để họ quản lý hiệu quả tất cả các khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, bao gồm tất cả các vùng biển và không gian mà họ tuyên bố chủ quyền lịch sử."

Ông Poling nói: "Vì vậy, điều này có nghĩa là nếu quý vị là ngư dân hoặc tàu tuần duyên hoặc tàu thăm dò dầu khí vùng Đông Nam Á, quý vị không thể hoạt động trừ khi Trung Quốc cho phép.”

Du khách Trung Quốc tại Việt Nam
Du khách Trung Quốc tại Việt Nam

Ngoại giao kiểu Trung Quốc

Giới Lãnh đạo Cộng sản của Trung Quốc đã tăng cường các cuộc đối thoại trực tiếp với các nước Đông Nam Á có khả năng quân sự yếu kém hơn, sau khi một trọng tài quốc tế ra phán quyết vào tháng 7 năm ngoái, chống lại bằng chứng pháp lý đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh cung cấp viện trợ cho các nước và đổi lại họ phải im lặng không phản đối sự mở rộng quân sự trên biển của Trung Quốc.

Năm ngoái, Trung Quốc đã cung cấp một khoản viện trợ và đầu tư trị giá 24 tỷ đôla cho Philippines. Trung Quốc cũng đã hỗ trợ ngành du lịch của Việt Nam bằng cách đưa du khách vào nước này trong khi tìm cách thảo luận về hợp tác hàng hải. Malaysia xem Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu và là đối tác thương mại lớn.

Mỹ rút lui khỏi Biển Đông

Các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines từng xem Mỹ như một đối trọng chống lại Trung Quốc. Nhưng hiện nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn Trung Quốc giúp ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Ông Sean King, phó chủ tịch cao cấp của Viện tư vấn chính trị Park Strategies có trụ sở New York cho biết:

"Không có sự phối hợp giữa các nước chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc; và Việt Nam là nước duy nhất trong số này chắc chắn cảm thấy bị bỏ rơi sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – hay còn gọi là TPP. Do dó chắc chắn Việt Nam sẽ đặt nghi vấn là thực sự cam kết của Mỹ trong khu vực sẽ như thế nào.”

Ông Trump đã rút Mỹ khỏi TPP vào tháng 1, cho rằng hiệp định thương mại giữa 12 quốc gia thành viên này không tốt cho Mỹ.

Tuy nhiên, trong tháng này, các quan chức Mỹ đã gợi ý rằng họ sẽ có một chính sách cứng rắn hơn đối với việc Trung Quốc bành trướng lãnh hải.

Vào tháng 5, Hải quân Hoa Kỳ đã cử tàu tuần tra hoạt động "tự do hàng hải" ở Biển Đông, mặc dù bị Bắc Kinh phản đối.

Theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis phát biểu trước hội nghị Quốc phòng châu Á hồi đầu tháng này rằng: "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và thông qua đàm phán, chứ không phải bằng cách xây dựng các đảo và đặt vũ khí lên trên đó.”

Ông Andrew Yang, Tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Cao cấp về các vấn đề Trung Quốc tại Đài Loan cho biết “sự thận trọng” hiện nay trong vấn đề hợp tác Trung-Mỹ, cùng với sự hiện diện vai trò quân sự của Mỹ ở Biển Đông, sẽ giúp ngăn chặn Trung Quốc ít hung hăng hơn đối với các quốc gia khác.

Sự cố Việt-Trung : Biển Đông chẳng bao giờ yên tĩnh

mediaTàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, tiếp cận khu vực giàn khoan 981, ngày 08/05/2016.Ảnh : Reuters

Hôm qua 22/06/2017 lại có tin cuộc họp về quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bất ngờ bị hủy bỏ, được cho là do bất đồng về vấn đề Biển Đông hơn là do không sắp xếp được thời gian, theo như phía quốc phòng Trung Quốc công bố. Theo The Diplomat, nếu đây là sự thật, thì không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong quá khứ Bắc Kinh đã nhiều lần giương oai diễu võ trước Hà Nội. Nhìn rộng hơn, hành động này là lời cảnh báo cho cộng đồng quốc tế, rằng Bắc Kinh có thể bất thần leo thang căng thẳng bất kỳ lúc nào, vì lý do này hoặc lý do khác.

Sự cố xảy ra vào thời điểm diễn ra sự kiện giao lưu quốc phòng cấp cao biên giới Việt-Trung lần thứ tư tại Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22/06/2017. Mặc dù đã khởi đầu như dự kiến, với việc phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong) gặp gỡ với các tướng lãnh Việt Nam, và đôi bên thảo luận về những tiến triển gần đây như thỏa thuận về huấn luyện nhân sự, ngày 21/6 bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói với báo chí là ông Phạm Trường Long phải cắt ngang chuyến viếng thăm, và Bắc Kinh quyết định hủy bỏ cuộc gặp do phải « sắp xếp công việc ». Tin đồn nhanh chóng lan rộng, rằng đó là do bất đồng về Biển Đông.

Nếu đúng như vậy, thì chẳng có gì lạ. Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông không phải là sự kiện mới. Trong số bốn quốc gia Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền vùng biển chiến lược này (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei), chỉ có Việt Nam tham gia tranh chấp từ lâu nhất và cảm nhận sự hung hăng của Trung Quốc nhiều nhất, với việc Bắc Kinh đổ quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Đối với Việt Nam, các tranh chấp này chỉ là một phần của vấn đề kéo dài từ nhiều thế kỷ qua, là làm thế nào tồn tại bên cạnh người láng giềng khổng lồ, đã từng chiếm đóng đất nước nhỏ bé này hơn một ngàn năm (thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên).

Theo với thời gian, Việt Nam trở thành quốc gia có năng lực quân sự mạnh nhất so với bốn nước ASEAN khác, cùng với Philippines gần đây, trở thành những nước tiên phong trong hồ sơ Biển Đông, mặc dù cảm nhận rõ sức nóng, sự hung hăng của Bắc Kinh qua những vụ chạm trán thỉnh thoảng xảy ra. Lần đụng độ gần đây nhất là vụ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) vào mùa hè năm 2014, gây ra khủng hoảng trong quan hệ song phương. Dù vậy, hai bên vẫn tiếp tục tiến hành một số phương thức nhằm xây dựng lòng tin, trong đó có cả lãnh vực quốc phòng, với cuộc giao lưu quốc phòng biên giới thường niên.

Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tạo ra căng thẳng, đôi khi có thể trở thành điểm nóng. Do quan điểm của Philippines yếu ớt hẳn đi dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte, hẳn nhiên Việt Nam trở thành quốc gia ASEAN duy nhất đi tiên phong trong tranh chấp Biển Đông. Và như vậy cũng là chuyện đương nhiên, khi Hà Nội cảm thấy, điều quan trọng là phải tăng cường quan hệ với các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đó là những gì đã diễn ra, cho dù chính quyền Việt Nam tiếp tục thận trọng duy trì các cam kết với Trung Quốc.

Nhưng đối với Bắc Kinh - vốn tìm cách thủ lợi qua việc các nước ASEAN đã mất đi sự hăng hái trong hồ sơ Biển Đông, và nhận ra rằng Hoa Kỳ đang lơ đãng - cho rằng đây là thời điểm lý tưởng để gây áp lực lên từng nước một. Cho dù đó là nước đòi hỏi chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, hoặc là nước đóng vai trò điều phối giữa ASEAN với Trung Quốc như Singapore, Bắc Kinh đều tìm cách tác động. Một chuyên gia về Việt Nam là ông Carl Thayer trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây cho biết, Trung Quốc đã gây sức ép đòi Việt Nam phải ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí tại bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank) trên Biển Đông.

Theo The Diplomat, quan điểm đối chọi giữa Hà Nội và Bắc Kinh khiến một lúc nào đó sẽ xảy ra xung đột. Ông Thayer ghi nhận rằng căng thẳng có thể bùng lên nếu không được xử lý khéo léo. Việc Trung Quốc triển khai tàu chiến và máy bay trong khu vực có thể làm tăng khả năng đụng độ quân sự. Nhưng nhìn rộng hơn, đối với cộng đồng quốc tế, đây cũng là lời cảnh báo, rằng dù Bắc Kinh nói là muốn làm giảm căng thẳng về vấn đề Biển Đông, nhưng thực ra các hành động của họ có thể leo thang bất kỳ lúc nào.

Điều này phù hợp với mô hình hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, mà tác giả bài báo gọi là « một sự hung hăng tăng dần », xen kẽ giữa thái độ hòa dịu với một loạt hoạt động chèn ép. Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung, có lẽ không thừa khi nhắc nhở, chỉ bảy tháng sau khi đưa ra một chiến lược mới ASEAN-Trung Quốc, là một phần của hoạt động khuyến dụ các nước Đông Nam Á, được chào đón nhiệt liệt, Bắc Kinh lại cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào mùa hè năm 2014. Cho dù hậu quả không quá trầm trọng, sự kiện này cũng khiến một lần nữa, những ai tìm kiếm sự bình yên tại Biển Đông, cần phải nghiêm túc suy ngẫm, vì an bình không thể nào duy trì được trước tham vọng vô bờ bến của Trung Quốc.

Ngược lại, tờ Hoàn Cầu Thời Báo sau khi răn đe Việt Nam, trong số ra ngày hôm qua 22/06/2017 lại giơ ra « cây gậy và củ cà rốt ». Tờ báo nêu ra việc ông Phạm Trường Long hủy ngang chuyến đi, với lý do chính thức là bận sắp xếp công việc, và cả thông tin trên báo chí nước ngoài là do bất đồng về việc khai thác dầu khí trong khu vực mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là « tranh chấp » trên Biển Đông. Nhật báo tiếng Anh nổi tiếng hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng ghi nhận, phía Việt Nam chưa chính thức lên tiếng về sự kiện này và nhận định, quan hệ Việt-Trung sẽ còn xáo động vì tranh chấp Biển Đông trong tương lai.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, từ khi tổng thống Duterte điều chỉnh lại chính sách của Philippines, tình hình ở Biển Đông đã hòa dịu hẳn, còn quan hệ Việt-Trung cũng có « đà tiến tích cực ». Nhưng sự hòa hoãn trên Biển Đông « không làm hài lòng các thế lực bên ngoài như Hoa Kỳ và Nhật Bản, muốn biến Biển Đông thành nơi tranh giành địa chính trị », và hiện nay các nước này dành cho Hà Nội vị trí quan trọng hơn sau khi Manila thay đổi thái độ năm ngoái.

Cũng theo tờ báo này, sự « xúi giục » của Mỹ và Nhật có thể tạo cho các nước yêu sách Biển Đông ảo tưởng là Trung Quốc không thể trả đũa. Các nước trung bình và nhỏ thường tìm cách tồn tại bằng cách chơi trò đi dây giữa các cường quốc, « nhưng chiến thuật này không thể dùng để giải quyết các vấn đề nhạy cảm, nếu không sẽ phải đối mặt với rủi ro cao ».

Nhắc lại luận điệu quen thuộc là tranh chấp chỉ có thể giải quyết song phương, tờ báo mở lời đường mật là hai nước nên tận dụng lợi thế có cùng hệ thống chính trị. Đồng thời Hoàn Cầu Thời Báo răn đe, « nếu có khiêu khích, công luận đôi bên đều không cho phép chính phủ nước mình lùi bước, có nghĩa là các biện pháp đối phó có thể được đưa ra bằng bất cứ giá nào » ; và « lịch sử cho thấy một sự đối đầu giữa hai nước xã hội chủ nghĩa có thể trở thành thảm họa vì cả hai bên đều có khả năng huy động quần chúng rộng rãi ».

Tờ báo đe dọa tiếp, « Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không hậu thuẫn Việt Nam bằng mọi giá » khi xảy ra khủng hoảng. « Hà Nội không nên nhầm tưởng là Bắc Kinh sẽ nhượng bộ » vì cần « giữ ổn định cho Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 sắp tới ».

Tóm lại, như The Diplomat đã nhận định ở trên, Biển Đông sẽ chẳng bao giờ bình yên.

Bản tin Biển Đông ngày 23/06

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines nhấn mạnh một lần nữa nguy cơ thách thức vấn đề Biển Đông

Ngày 22/6, trang Update Philippines đưa tin, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cựu Đại diện Thành phố Paranaque, Philippines đã lên tiếng hối thúc chính quyền cần tập trung vào vấn đề Biển Đông và nguy cơ đe doạ đối với vấn đề này trong bối cảnh khủng hoảng ở thành phố Marawi. Ông Golez nhấn mạnh “Trung Quốc đang mưu đồ tiến hành xây dựng tại bãi cạn Scarborough và biến khu vực này trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ… Hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc có thể phát triển một căn cứ quân sự lớn như thành phố Quezon”. Ông còn nói thêm, một số cá nhân ủng hộ Trung Quốc đang tạo ra những thông tin không có thật về nguy cơ liên quan đến các cuộc tấn công của IS ở một số thành phố kể cả trung tâm Manila.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson: Trung Quốc đã cam kết giải quyết hoà bình tranh chấp biển

Ngày 23/6, The Philippine Star đưa tin, tại cuộc họp đầu tiên trong Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ - Trung tại Washington, Mỹ ngày 21/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Trung Quốc đã cam kết giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hoà bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, đồng thời khẳng định rõ Mỹ phản đối hành động quân sự hoá các tiền đồn ở Biển Đông và các yêu sách biển thái quá đi ngược lại luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

Nhóm Tàu Sân bay Tác chiến thứ hai của Hải quân Mỹ đã tới Châu Á – Thái Bình Dương

Ngày 22/6, tạp chí The Diplomat đăng bài viết “Nhóm tàu sân bay tác chiến thứ hai của Hải quân Mỹ đã tới Châu Á – Thái Bình Dương” của Franz-Stefan Gady, chuyên gia nghiên cứu của Viện Đông Tây. Ông Gady cho hay, theo thông báo của Hải quân Mỹ ngày 22/6, ngày 21/6, nhóm tàu siêu sân bay hạt nhân thứ hai loại Nimitz, chiếc tàu đứng đầu trong số các tàu cùng loại đã tham gia vào và triển khai tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực hoạt động của Đội tàu số 7 Hải quân Mỹ. Thông báo của Hải quân Mỹ “thực hiện tuần tra trong khuôn khổ Hạm đội số 7, nhóm tàu Nimitz được triển khai nhằm tăng cường quan hệ đối tác và thúc đẩy hoà bình cũng như ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chuẩn Đô đốc Bill Byrne, Tư lệnh Nhóm tàu tác chiến Nimitz khẳng định “Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong việc thực hành các kỹ năng có được và thúc đẩy các mối quan hệ ở khu vực”. Hiện, tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đang triển khai hai tàu sân bay loại Nimitz được trang bị hạt nhân là tàu USS Ronald Reagan đang hoạt động ngoài căn cứ hải quân Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản và tàu USS Nimitz thay thế cho USS Carl Vinson trước đó tham gia vào nhiều hoạt động diễn tập huấn luyện và tuần tra ở Biển Đông.



Trời phạt TQ:  đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người

TPO - 15 người được xác nhận đã chết trong vụ lở đất chôn vùi 120 người và 62 căn nhà xảy ra hôm qua, 24/6 ở làng Tân Ma, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 1Theo Tân Hoa Xã, thi thể 15 nạn nhân thiệt mạng trong vụ lở đất tại làng Tân Ma đã được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi đống đất đá vào lúc 22h tối qua, 24/6. Hơn 100 người khác hiện đang được cho là mất tích.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 2Hoạt động tìm kiếm và cứu hộ được tiến hành xuyên đêm với máy dò tìm và chó đánh hơi. 3.000 nhân viên cứu hộ hiện đang tập trung tại hiện trường. Tuy nhiên, chưa có thêm bất kì dấu hiệu của sự sống nào được tìm thấy. Các chuyên gia địa chất cho biết cơ hội sống sót của những người bị chôn vùi hiện rất mong manh.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 3Xu Zhiwen – một quan chức địa phương đã giải tỏa mối lo ngại cho rằng có một số khách du lịch bị chôn vùi trong vụ lở đất, vì làng Tân Ma thuộc khu du lịch. “Toàn bộ 142 khách du lịch đến khu vực này hôm thứ Sáu, 23/6 đều đã an toàn”, ông Xu nói.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 4Tờ Tân Hoa Xã cho biết chỉ có duy nhất 3 người trong một gia đình vẫn sống sót sau khi được đưa ra từ đống đổ nát. Những người này bị chôn vùi suốt 5h nhưng không ai bị thương nặng. Hiện, em bé 3 tuổi thuộc gia đình này vẫn đang mất tích.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 5Qiao Dashuai (26 tuổi) – một trong 3 người được cứu sống nói trên kể lại: “Vợ chồng tôi tỉnh giấc vì tiếng khóc của con trai một tháng tuổi vào lúc 5h30’ sáng. Ngay sau khi thay tã lót cho em bé, chúng tôi nghe thấy một âm thanh lớn ở bên ngoài và định mở cửa bước ra. Nhưng cánh cửa đã bị chặn bởi bùn và đá.”  Vợ chồng anh Dashuai bị bầm tím và con trai một tháng tuổi bị viêm phổi vì hít phải nước bùn.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 6Khoảng 6h sáng 24/6, một phần của một ngọn núi ở Tây Tạng và khu tự trị dân tộc Khương bất ngờ sạt lở, chôn vùi 120 người và 62 căn nhà.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 7Một đoạn sông dài 2km và đoạn đường dài 1,6km cũng bị vùi lấp. 
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 8Ước tính, khoảng 18 triệu mét khối đất đã sạt xuống từ độ cao 1.600m.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 9Cơ quan môi trường tỉnh Tứ Xuyên cho biết vụ sạt lở xảy ra do mưa lớn.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 10Khoảng 110 cư dân làng Tân Ma hiện đã được sơ tán đến một trường học ở thị trấn vì lo ngại tiếp tục xảy ra sạt lở đất.
Lở đất chôn vùi 120 người ở Trung Quốc: Mới tìm thấy thi thể 15 người ảnh 11Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Tân Hoa Xã

Việt Nam thăm hỏi Trung Quốc sau vụ lở đất nghiêm trọng
TP - Ngay sau vụ sạt lở núi nghiêm trọng ở một thôn thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản ngày 24/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hiện trường vụ sạt lở núi. (Nguồn: THX/TTXVN)Hiện trường vụ sạt lở núi. (Nguồn: THX/TTXVN)

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi điện thăm hỏi tới Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Theo báo chí Trung Quốc, hơn 120 người mất tích và có thể đã bị vùi lấp dưới đống gạch đá trong vụ lở đất do mưa lớn tàn phá thôn Tân Ma, một ngôi làng miền núi ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên.

Vụ lở đất xảy ra lúc 6g sáng đã chôn vùi 62 ngôi nhà. Đến chiều qua mới có 3 người, gồm một cặp vợ chồng và em bé 1 tháng tuổi, được cứu và đưa đến bệnh viện


Lời tuyên bố đanh thép của Tổng thống Philippines khiến IS 'run sợ'

Tổng thống Philippines đang cân nhắc "rải bom" thành phố Marawi ở cực nam nước này sau nhiều ngày quân đội không thể đánh bại phiến quân đang chiếm giữ nơi này.

Marawi rơi vào tay các chiến binh trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) từ cuối tháng 5. Các lực lượng vũ trang Philippines đã chiến đấu để giành lại thành phố nhưng vấp phải sự kháng cự liều chết của chúng.

Bộ binh Philippines với sự yểm trợ của các máy bay chiến đấu trên bầu trời hiện vẫn đang tiếp tục siết vòng vây nhưng đà tiến của họ rất chậm.

Philippines, phiến quân IS, chiến sự Marawi, Nhà nước Hồi giáo, Tổng thống Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)

Đến nay, hàng trăm người đã phải bỏ mạng vì chiến sự ở Marawi, phần lớn là phiến quân. Tuy nhiên, chúng vẫn chốt giữ nhiều địa điểm quan trọng và chống trả ác liệt. Chúng có trong tay rất nhiều vũ khí đạn dược, có nhiều đường hầm nằm sâu trong lòng đất và bắt dân thường làm lá chắn sống.

Hơn 60 binh sĩ Philippines đã tử trận ở Marawi.

"Bạn không đánh chúng bằng người được. Bạn phải nghiền nát chúng bằng bom", Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố với báo chí.

Ông khẳng định, cuộc xung đột đang tiếp diễn ở Marawi là một cuộc chiến chống IS - tổ chức mà giới chức Philippines cho là đang cố gắng thiết lập một thành trì ở quốc đảo này để từ đó gieo rắc hoạt động ra toàn Đông Nam Á.

"Tôi sẽ không đặt binh lính vào rủi ro cao nữa. Nếu tôi có bom, nếu tôi phải san phẳng nơi đó, tôi sẽ làm", nhà lãnh đạo Philippines nói thêm. Ông khẳng định bản thân sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ thất bại nào.

"Tôi sẽ ra lệnh ném bom... rải thảm luôn, rải thảm. Tôi sẽ phá hủy hết tất cả", ông Duterte quả quyết. "Thực sự tôi sẽ làm điều đó bởi vì tôi có trách nhiệm lớn hơn, và đó là cho Cộng hòa Philippines".

Trước đó, Tổng thống Duterte đã ra lệnh cho quân đội "nghiền nát" bọn khủng bố.

"Khi tôi nói 'nghiền nát' chúng, nghĩa là các bạn phải phá hủy mọi thứ, kể cả mạng sống", ông nói và giải thích rằng IS đang cố tìm cách giết chóc và tàn phá.

"Tôi cũng sẽ phá hủy và giết chóc. Chúng ta hãy cùng kết thúc những gì các người (IS) bắt đầu, lũ khốn. Nào,hãy kết thúc thôi", ông nói.

Philippines, phiến quân IS, chiến sự Marawi, Nhà nước Hồi giáo, Tổng thống Philippines

Chiến sự ở Marawi vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. (Ảnh: Reuters)

Chiến sự ở Marawi nổ ra cuối tháng 5 khi các thành viên phiến quân Maute cùng với một số phần tử nhóm Abu Sayyaf tập kích và chiếm giữ thành phố. Cả hai nhóm này đều tuyên bố trung thành với IS.

Trong lúc đánh chiếm lại thành phố, quân đội Philippines phát hiện có nhiều chiến binh ngoại quốc trong lực lượng phiến quân, cho thấy Marawi chỉ là một phần của một chiến dịch lớn hơn nhiều.

Phiến quân đã đốt phá nhiều trường học và nhà thờ, đồng thời giết hại dân thường, chủ yếu nhắm vào người Công giáo.

Phần lớn trong số 200.000 dân của thành phố Marawi đều đã rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Thanh Hảo

Cựu Thủ tướng Thái Yingluck khóc trong sinh nhật

Trong buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 50 của mình, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bật khóc và cam kết sẽ không rời khỏi đất nước khi phiên tòa xét xử vụ án liên quan tới chương trình trợ giá lúa gạo sắp diễn ra.

"Tôi đứng đây để nói sự thật. Tôi hy vọng được tha thứ nếu như tôi nói sự thật. Tôi tin vào sự vô tội của mình trong vụ việc này", Asia News Network dẫn lời bà Yingluck.

Yingluck Shinawatra, thủ tướng Thái Lan,sinh nhật Công Vinh

Bà Yingluck, người bị phế truất sau cuộc đảo chính vào tháng 5/2014, không thể ngăn được những giọt nước mắt khi nói về cuộc sống "vô cùng khó khăn" trong năm nay.

"Đây không phải lần đầu tiên trong đời tôi trải qua những rắc rối. Nhưng năm nay thực sự khó khăn. Tôi cần tự an ủi bản thân phải mạnh mẽ hơn", bà Yingluck tâm sự.

Yingluck Shinawatra, thủ tướng Thái Lan,sinh nhật Công Vinh

"Tôi hay cười nhưng đôi khi không kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi xin lỗi vì đã khóc trước mặt các bạn. Tôi đã cố hết sức để mọi người không lo lắng về tôi nhưng có lúc tôi không làm được điều đó", bà nói thêm.

Yijngluck đã tới đền Sa Ket ở thủ đô Bangkok, Thái Lan để đón sinh nhật lần thứ 50 của mình. Buổi lễ có sự tham dự của các chính trị gia tới từ đảng Pheu Thái và những người ủng hộ bà.

Yingluck Shinawatra, thủ tướng Thái Lan,sinh nhật Công Vinh

Tòa án tối cao Thái Lan đang xem xét các cáo buộc liên quan tới việc bà Yingluck đã lơ là trách nhiệm khi triển khai đề án trợ giá lúa gạo và gây tổn thất nặng nề.

Phiên điều trần cuối cùng đối với cựu Thủ tướng Thái Lan dự kiến diễn ra vào hôm 21/7. Cả hai bên nguyên và bị sẽ có 30 ngày để đưa ra phát biểu cuối cùng. Sau đó 14 ngày, tòa án sẽ đưa ra phán quyết.

Sầm Hoa



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 817 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 450 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 386 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 356 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 330 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 321 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 272 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 268 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 232 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 230 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.