Vì G7, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng đau tim phải nhập viện

Chỉ còn cách giờ diễn ra thượng đỉnh Mỹ-Triều vài phút, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Twitter thông báo Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow vừa phải nhập viện ngày 11-6 vì lên cơn đau tim.

“Larry Kudlow tuyệt vời của chúng ta, người đã làm việc rất chăm chỉ về thương mại và kinh tế, vừa chịu một cơn đau tim. Ông ấy hiện đang ở bệnh viện Walter Reed” – ông Trump viết trên Twitter.

Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow vừa phải nhập viện vì đau tim, sau một ngày vất vả bảo vệ Mỹ tại G7. Ảnh: AP
Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow vừa phải nhập viện vì đau tim, sau một ngày vất vả bảo vệ Mỹ tại G7. Ảnh: AP

Ông Kudlow năm nay 70 tuổi. Ông Kudlow dành gần như cả ngày 10-6 để bảo vệ ông Trump với những gì xảy ra tại hội nghị G7 ở Quebec (Canada), cũng như chỉ trích buổi họp báo của Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

“Ông ấy rõ ràng đã đâm sau lưng chúng tôi” – ông Kudlow nói về ông Trudeau.

Tại hội nghị G7 cuối tuần rồi, ông Trump căng thẳng lớn với các lãnh đạo G7 và rút Mỹ khỏi tuyên bố chung hội nghị. 

ĐĂNG KHOA

Vì sao Tổng thống Trump cứng rắn với các đồng minh G7?

Dân trí Một cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay động thái cứng rắn của ông Trump với các đồng minhcủa Mỹ tại hội nghị G7 tuần qua là nhằm gửi thông điệp tới Triều Tiên trước cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày mai rằng Mỹ sẽ kiên quyết giữ vững lập trường với vấn đề phi hạt nhân hóa khu vực.
 >> Cố vấn Nhà Trắng lên tiếng sau khi Tổng thống Trump rút khỏi Tuyên bố chung G7
 >> Giải mã khoảnh khắc “gây sốt” tại thượng đỉnh G7
 >> Ông Trump nổi giận, không công nhận tuyên bố chung của G7

Ông Larry Kudlow (Ảnh: National Review)
Ông Larry Kudlow (Ảnh: National Review)

Trong bài phỏng vấn ngày 10/6 với CNN, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho hay những động thái cứng rắn của Tổng thống Trump với các đồng minh trong khối G7, hay việc ông Trump trực tiếp chỉ trích Thủ tướng Canada Justin Trudeau, là chiến lược nhằm tránh để lộ “điểm yếu” của Tổng thống Mỹ trước cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tại Singapore.

“Ông Trump đang không để ông Trudeau có thể dễ dàng “điều khiển” ông ấy. Ông Trump sẽ không để lộ ra bất cứ điểm yếu nào trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên”, ông Kudlow nhận định.

Ngày 10/6, ông Trump đã bay tới Singapore với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ từng nhận định cuộc gặp thượng đỉnh cơ hội duy nhất cho hòa bình và khẳng định Bình Nhưỡng phải từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của nước này.

Trước khi rời hội nghị G7 giữa chừng hôm 9/6, Tổng thống Trump đã lên mạng xã hội Twitter nói Thủ tướng Trudeau là người “yếu đuối và không chân thành”. Ông Trump cho hay ông đã chỉ đạo đại diện của Mỹ ở hội nghị không thông qua tuyên bố chung ở cuối sự kiện.

Tổng thống Trump dường như thể hiện thái độ không hài lòng vì bình luận trước đó của Thủ tướng Canada, trong đó ông Trudeau chỉ trích chính sách thương mại của nhà lãnh đạo Mỹ là “xúc phạm” mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa 2 nước.

Trong bài phỏng vấn với CNN, ông Kudlow đã chỉ trích Thủ tướng Trudeau, nói rằng Canada đã “đâm sau lưng” Mỹ. "Chúng tôi gần đạt được thỏa thuận với Canada về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) một cách song phương, nhưng khi chúng tôi rời đi, ông Trudeau đã rút lại", ông Kudlow giải thích.

Giới quan sát cho rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ dường như cũng đang trong tình trạng “hoang mang” vì không hiểu rõ họ nên đi theo hướng nào do ông Trump thể hiện là chính trị gia rất khó đoán. Những thay đổi bất ngờ vào phút cuối của nhà lãnh đạo Mỹ đã gây ra trở ngại cho việc hợp tác đa phương, cựu cố vấn an ninh quốc gia Pháp François Heisbourg nhận định.

Các đồng minh Pháp, Anh, Đức đều đã lên tiếng phản đối việc Mỹ áp thuế suất lên các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu từ các quốc gia này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thẳng thắn lên tiếng chỉ trích, cho rằng chính sách bảo hộ vì lợi ích của riêng Mỹ có thể khiến Washington rơi vào tình trạng bị cô lập.

Đức Hoàng

Theo SCMP