CSVN man rợ khát máu: Bao che cho nạn bạo hành đến chết trong đồn công anTình trạng người dân chết bất minh trong đồn công an vẫn tiếp tục diễn ra. Gia đình các nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra vì thân nhân của họ chết một cách oan ức; thế nhưng tiếng kêu của họ không hề được đáp ứng.
Trường hợp chết trong đồn công an gần đây nhất xảy ra ở Hà Nội. Nạn nhân là ông Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1979, được thông báo là đã qua đời ở bệnh viện đa khoa Hà Đông hôm 24 tháng 8 năm 2018 sau khoảng 1 tuần lễ bị giam giữ. Người nhà nghi ngờ ông bị đánh chết trong trại tạm giam, trong khi đó công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa cho biết ông Long cắn lưỡi tự tử. Gia đình nạn nhân nói với RFA rằng bác sĩ cho biết ông Long bị chảy máu tai, tụ máu mà chết. Khi khám nghiệm tử thi, gia đình thấy phía đằng sau đầu của ông Long có một vết lõm rất to, đến khi mổ ra thì xương sườn bị gãy 4 cái mà tim thì tụ một cục máu, mật sưng to, các nội tạng khác đều bị sưng. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi một công dân chết trong đồn công an và được phía cơ quan chức năng nói là tự tử. Trước đây, nhiều gia đình đã làm đơn kêu cứu khi phát hiện kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy người thân của họ có dấu hiệu bị đánh, nhưng không một cơ quan chức năng nào vào cuộc làm rõ. Dần dần, các vụ án chìm vào im lặng. RFA trao đổi với luật sư Phạm Công Út, người mới bị Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tước thẻ hành nghề luật sư trong một vụ việc dân sự và cũng là người từng tham gia tư vấn cho nhiều vụ nạn nhân bị dùng nhục hình đến chết trong đồn công an. Luật sư Út đưa ra những nguyên nhân nhiều vụ chết trong đồn công an không được điều tra: Để giải oan cho người chết đó, thì sẽ có rất nhiều người khác “chết” theo. Ví dụ lãnh đạo của hai cơ quan giam giữ và cơ quan điều tra. Hai cơ quan này tuy tách rời nhưng chịu sự lãnh đạo của 1 người đứng đầu, ví dụ là trưởng công an huyện hay giám đốc sở công an. Cho nên nếu làm rõ ra, thứ nhất người nào làm cho nạn nhân chết sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng vấn đề còn lại là những người không trực tiếp gây ra cái chết nhưng trong khi quản lý thiếu trách nhiệm để dẫn tới cái chết đó thì vẫn có thể bị khởi tố. Để giải oan cho một người bị nhục hình thì sẽ có khoảng 6-7 người bị khởi tố. Để giải oan cho người chết đó, thì sẽ có rất nhiều người khác “chết” theo. - LS Phạm Công Út Luật sư Phạm Công Út lấy ví dụ vụ Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên bị dùng nhục hình đến chết, không chỉ riêng những người trực tiếp đánh ông Kiều mà ngay cả trưởng công an huyện cũng bị khởi tố. Vụ việc này theo ông là một bài học cho các địa phương khác. Họ vẫn khởi tố vụ án, nhưng nói rằng không khởi tố bị can được do không tìm ra hung thủ trực tiếp. Một ví dụ điển hình khác là vụ Nguyễn Văn Đức ở Vĩnh Long mà chính luật sư Phạm Công Út là người tư vấn. Đến bây giờ, cơ quan chức năng vẫn nói là chưa tìm ra hung thủ trực tiếp đánh chết anh Đức. Ông giải thích, một vụ nhục hình bị đưa ra ánh sáng thì nhiều người khác “chết theo”, chết ở đây là “chết sự nghiệp chính trị”, có thể tù tội hoặc chịu án treo. Tức là xóa hết quá trình họ phấn đấu lên một chức vụ nào đó. Thứ hai, uy tín của ngành công an sẽ bị mất đi. Họ sẽ không còn được nhìn nhận như “những người bạn dân” nữa, mà bị coi là những kẻ “hung dữ, mất hết tính người”. Ngành công an và quân đội của VN có thể được coi là ngành quan tâm nhiều nhất đến “thể diện”. Điều này được chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng thừa nhận. Ông Trọng nói rằng ngành công an, quân đội xin được xử kín những vụ tham nhũng để giữ danh tiếng nhưng ông Trọng không đồng ý. Vợ và con trai ông Hoàng Tuấn Long ở đám tang của ông ở Hà Nội hôm 26/8/2018 Courtesy FB NamAnh Chúng tôi cũng nêu câu hỏi về sự bao che từ cấp trên xuống cấp dưới trong các vụ chết trong đồn công an với luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Luật sư Thuận nhận định: Cái việc bao che hay không cũng phải thông qua thực tế, nhưng trong một tổ chức bao giờ cũng có một đường dây người ta gọi là nhóm lợi ích, phe phái, thì họ cũng “đỡ đòn” cho nhau. Chính như vậy nên vừa qua có một số vụ án lớn, tham nhũng rồi đánh bạc cả nghìn tỷ, một số tướng lãnh bị bắt giam. Tất cả là do sự bao che cho nhau dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế. Bộ Công an VN cho biết trong 3 năm kể từ năm 2011 đến 2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại trạm giam. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Kể từ năm 2015 đến nay chưa có một số liệu chính thức nào được công bố về số vụ chết trong đồn công an. Nhưng một số nguồn thống kê không chính thức cho biết năm 2017 đã xảy ra 13 vụ. Trong đó một số trường hợp tương tự khiến dư luận đặc biệt quan tâm có thể nêu ra gồm trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, 38 tuổi bị chết trong trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 5 với thông báo là nạn nhân này đã dùng dao rọc giấy cắt cổ tự sát. Trường hợp khác là thanh niên Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, trong thời gian bị tạm giữ tại đồn Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hồi đầu tháng 7 vừa qua, được nói cởi áo tự thắt cổ đến chết. Trường hợp khác là Võ Tấn Minh ở Phan Rang – Tháp Chàm, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bị bể hộp sọ và nát phổi dẫn đến chết. Viện kiểm sát Nhân dân Ninh Thuận lúc đó nói rằng đang điều tra vụ án nhưng đến bây giờ vẫn chưa có kết quả nào được công bố. Các phương tiện nạn nhân dùng để tự tử mà phía cơ quan chức năng đưa ra thường được cho là rất “tức cười” và “ngây ngô” chẳng hạn như tự tử bằng dây thun quần. trong một tổ chức bao giờ cũng có một đường dây người ta gọi là nhóm lợi ích, phe phái, thì họ cũng “đỡ đòn” cho nhau. - LS Trần Quốc Thuận Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định về trách nhiệm của cơ quan chức năng trong các vụ tự tử trong đồn công an: Nếu chết trong đồn công an, người ta đưa ra giám định cho thấy bị đánh hay thế nào đó chứ không phải tự tử, thì yêu cầu phải làm rõ. Trước hết là thủ trưởng cơ quan đó phải làm rõ, và trên cơ quan đó là cơ quan nào. Nếu chết ở đồn công an xã, phường thì công an quận phải chịu trách nhiệm điều tra. Nếu chết ở đồn công an quận, huyện, thành phố thì cơ quan của tỉnh, trung ương phải có trách nhiệm. Gia đình nạn nhân nên làm đơn gửi khắp, và đề nghị phải điều tra cho rõ. Hiện nay Quốc hội cũng tích cực tham gia vào việc đó, thì cũng nên gửi cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để họ giám sát. Bây giờ việc đưa lên mạng cũng thuận tiện thì nên đưa kết quả giám định lên, nếu mạng xã hội cùng lên tiếng thì thường họ phải trả lời. Còn luật sư Phạm Công Út thì nói rằng người dân cần am hiểu luật cơ bản để phòng tránh cho bản thân. Pháp luật VN quy định nghi can bị triệu tập có quyền chỉ trả lời khi có mặt luật sư đại diện. Trước mặt luật sư, công an không thể dùng bạo lực để buộc khai một vấn đề nào đó. Chết trong đồn CAFB Đỗ Cao Cường 6-8-2018 (Tôi viết là để tưởng nhớ những thân phận được mời lên đồn công an làm việc và bị chết một cách mờ ám …) Trời mưa tầm tã, mưa thối đất thối cát, cứ thế này thì làm sao mà mang hàng đi bán được, bơ thối phân nửa rồi, mà không bán thì chỉ có nước chết đói, cứ cái đà này rồi sẽ phải ngủ ngoài đường, cuối tháng lão chủ trọ sẽ tống cổ mẹ con lão ra khỏi đây. Tay chắp sau đít, mân mê điếu thuốc sắp tàn, lão hết ra lại vào, trong căn phòng vỏn vẹn chưa đầy 10m2, tiếng nước rơi lả tả trên mái tôn như có thằng nào rắc lựu đạn xuống, lão lẩm bẩm chửi một mình, nhưng chả có ai nghe, chửi thì cứ chửi, mà mưa thì vẫn cứ mưa. Sấm kèm theo sét, giật đùng đùng vang cả một góc trời, hễ nghe thấy tiếng sấm là con Mác nhà lão lại chạy cong đít, nó rúc đầu vào gầm giường, đuôi nó vẫy vẫy, miệng nó rên ư ử, một số con ve chó rơi ra nền đất, bò lổm ngà lổm ngổm. Mặc kệ, hắn phải đi, phố xá lúc này ngập ngụa với đủ thứ rác thải, băng vệ sinh, xác chuột chết nổi trương phình. – Việt ơi, ngoài đường còn ngập, mới hôm nọ cống sập có đứa rơi xuống chết, con ở nhà đi, thằng Nam ỉa đùn ra quần rồi. – Không đi thì cuối tháng tất cả ra đường ở, bu cứ để mặc tôi! Bà cụ Uột rơm rớm nước mắt, mặt cụ méo xệch đi. Ngay lúc này, cụ chỉ muốn chết quách đi cho xong, sắp chết rồi mà còn phải chứng kiến cảnh con, cháu mình lay lắt cực nhọc, sống thế này thì khổ quá. Mà thử hỏi, có ai khổ bằng cái nhà cụ Uột không, cứ tưởng người xưa nói “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” là đúng. Nhưng đến nay đã là đời thứ 5 rồi mà vẫn còn nghèo, nhà cũng toàn người chịu cày, chịu cuốc, chứ có quậy làng quậy xóm gì cho cam. Ngoài kia, sét vẫn đánh tưng bừng, mưa vẫn còn nặng hạt, thi thoảng lại nổ lên một thứ âm thanh rùng rợn, ánh sáng chiếu thẳng vào phòng trọ, nước cống, nước rác tràn theo, ngồi trên tấm phản tựa vai vào tường, tay quyệt nước mắt rồi cụ Uột nhớ về những ngày trẻ, những ngày còn sống ở quê nhà có mồ mả tổ tiên, đang yên đang lành thì người ta tới bắt vợ chồng cụ đi xa làm kinh tế mới, từ khi cái khu rừng chết tiệt này còn là nơi trú ngụ của bọn hổ, rắn, cáo, chồn, hết năm này qua năm khác, nhờ công đốt rừng làm nương rẫy, bỏ biết bao công sức, mồ hôi, chết lên chết xuống mấy lần mới có được quả đồi cà phê tươm tất. Ấy vậy mà đùng một cái, chả biết giải phóng, giải pháp cái con mẹ gì mà chính quyền thu luôn cả ruộng vườn, nhà cửa của cụ. Gào mồm đi kêu cứu khắp nơi chẳng được, ông chồng còn bị bắt về tội gây rối làm mất trật tự an ninh, uất quá, ông đứng trước cổng Ủy ban tỉnh tự thiêu rồi lăn đùng ra chết, bà vợ đến nơi thấy chồng mình toàn thân cháy xạm, tóc tai quăn tít, khét lẹt, nhưng mắt chồng cụ thì vẫn mở thao láo. Cụ Uột có mỗi thằng con trai, lấy được cô vợ thì cuối cùng vợ bỏ, đến giờ vẫn không có tăm hơi gì, ả đi bỏ lại đứa con tật nguyền, tức thằng cháu đích tôn của cụ, nó cứ nằm một chỗ, nằm để chờ chết. Cuối cùng, ba bà cháu bồng bế, dắt díu nhau lên cái thành phố đông đúc, ô nhiễm này để bấu víu, cụ đi rửa bát trong quán phở, lão con lết ra ngoài vỉa hè đánh giày, bán hủ tiếu, bánh canh rồi giờ chuyển sang bán bơ sáp, bơ do lão nhập từ Đắk Lắk về. Sau bao nhiêu năm, tưởng sẽ dành dụm được ít tiền, nào ngờ tiền thuốc điều trị cho thằng cháu giờ còn chả có, lại còn nghe đâu chỗ bán thuốc cho nó, ông chủ hiệu thuốc mới bị bắt vì tội nhập thuốc tây giả, thảo nào bệnh thằng cháu cụ ngày càng nặng thêm. Năm nay cụ Uột cũng đã 80 tuổi, lưng còng, mắt mỏi, chân què, thôi thì cứ ngồi chờ chết chứ còn biết làm sao. Lão cũng đã ngoài 50, ngày trước còn tươi cười hớn hở lắm, nhưng mấy năm nay lão cứ lầm lầm lì lì, ai hỏi cũng không nói, chủ yếu là lắc với gật. Ngày hai bận, lão lại lôi rượu ra tu, không mồi, không bạn, lão ngồi tu một mình. *** Vậy là cuối cùng lão cũng lết ra được vỉa hè, chỗ mà ban ngày lão đứng, tối phải nhường chỗ cho mấy cô nàng bán thân. Hôm nay là một ngày tồi tệ đối với lão, gần đến nơi thì lão và và nhiều trái bơ của lão lăn đùng ra, không biết cái thằng bỏ bà nào phóng xe như điên khiến sóng đường như sóng biển, làm cho chiếc xe đạp Phượng Hoàng bị nghiêng sang một bên, khiến nhiều trái bơ bị dập. Lão tới nơi lúc 9 giờ 21 phút sáng, đến 4 giờ chiều mới bán được 5 ký, che miếng nilon nham nhở nên người ướt như chuột lột, trời vừa mới tạnh nhưng đường vẫn đang còn ngập, lão tính đứng một lúc nữa rồi dắt xe về thì tự nhiên một chiếc xe tải đỗ ngay trước mặt lão, hai thanh niên to khỏe, một người mặc sắc phục công an, một người mặc áo đen, đeo kính râm chạy đến, trên xe có một thằng cũng mặc sắc phục bụng phệ, nó quát: – Đứa nào không làm luật thì cứ thu hết đồ cho tao. Nghe xong, thằng mặc sắc phục nháy mắt ra hiệu cho thằng kính đen, cả hai thằng lao vào nhấc, khiêng bổng chiếc xe đạp của lão lên, lão giằng lại, thằng mặc sắc phục giả vờ ngã, vừa lăn qua lăn lại nó vừa hét: – Chống người thi hành công vụ, bắt nó lại! Lập tức, hai thằng ngồi trên xe tải chạy đến tiếp ứng, chúng túm tóc, quật ngã lão bán bơ nghèo khổ, một thằng bẻ tay lão ra sau, nước dãi từ miệng lão chảy xuống, xong chúng còng tay, ấn đầu và lôi lão đi, đến nơi chúng quẳng cả người, xe lên thùng xe tải, chỉ có mấy trái bơ dập là chúng bỏ lại. Lúc đó, cũng có rất nhiều người tò mò vây quanh, nhưng không một ai dám lên tiếng. Khi trời đã tối sầm, nước trên đường rút hết mà không thấy con trai về, bà cụ Uột nóng ruột chạy ra chỗ lão đứng bán bơ, hỏi mãi mới được một người đàn ông vá xe di động, vừa rải đinh trên đường ông này vừa cho biết con cụ đã bị công an phường giải đi từ chiều rồi. Bà cụ Uột lại chống gậy lọ mọ lên đồn. Khi đến nơi thì người ta thông báo con cụ vừa mới chết xong, nguyên nhân là do lão lấy dao lam cắt cổ, tự tử trong đồn. Vừa nghe thấy vậy, bà cụ Uột hoảng quá, tay run lẩy bẩy, rồi cụ khụy dần xuống, cụ nằm lăn ra nền nhà ẩm thấp, toàn thân giật giật, sùi bọt mép một lúc rồi cụ tắt thở, ngoài kia màn đêm buông xuống, những đèn điện cao áp sáng rực lên, tiếng còi xe inh ỏi cho thấy có rất nhiều người đang di chuyển, trên bầu trời thi thoảng có tiếng chim lợn kêu, như đang báo hiệu một mùa chết chóc lại bắt đầu. |