Úc đang chuẩn bị chương trình hiện đại hóa lực lượng hải quân nước này bằng cách xuất xưởng một tàu thủy trong mỗi 18 tới 24 tháng, trong vòng 20 năm tới. Tờ Asia Times cho biết tin này vào hôm 15/8/2018.
Hạm đội mới sẽ bao gồm các tàu có trực thăng, tàu khu trục, tàu tuần tra ngoài khơi và 12 tàu ngầm mới. Hải quân Úc cũng đã thay thế và nâng cấp tất cả ba loại máy bay trực thăng của mình trong vòng năm năm qua.
Theo Kế hoạch Đóng tàu Hải quân năm 2017, chính phủ Canberra cam kết đầu tư khoảng 65 tỷ USD vào các tàu và tàu ngầm mới, 723 triệu USD cho cơ sở hạ tầng đóng tàu hiện đại và 44,8 triệu USD cho lực lượng đóng tàu.
Theo Asia Times, đối mặt với tuyên bố đặt nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump, và nguy cơ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Australia đang tìm cách điền vào chỗ trống trong cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.
Bản tin của tờ Asia Times cho biết quyết định hiện đại hóa lực lượng hải quân của Úc như là một hành động thay cho Washington, nhằm kiểm tra và cân bằng tham vọng hàng hải của Trung Quốc đang gia tăng.
Cựu Thủ tướng Úc Tony Abbott dự đoán một tương lai mà các tàu và tàu ngầm của Úc từ Singapore có thể hoạt động dễ dàng hơn để tiếp cận được những nơi cần đến lực lượng này. Ông Abbott cũng thúc giục Úc phải tăng cường nhanh chóng lực lượng tàu ngầm hiện có. Ông nói Úc không thể chờ đợi 15 năm để đưa vào hoạt động 12 “tàu ngầm tương lai.”
Quan hệ của Australia và Trung Quốc xuống mức thấp nhất sau khi chính quyền Canberra lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Ngoài ra, Australia còn ủng hộ các hoạt động tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông do Hoa Kỳ tiến hành.
Đài Loan và Nhật Bản nên thực hiện các cuộc tấn công mô phỏng đối với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc để đối đầu với sự xâm lấn lãnh hải của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.
Cựu Giám đốc An ninh Quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama – Đô đốc Dennis Blair đã đưa ra nhận định trên trong bài viết cho Quỹ Hòa bình Sasakawa vào ngày 22.8.
Đô đốc Blair cho rằng cách phản ứng như cho máy bay chặn và theo sát như thường lệ của Đài Loan và Nhật Bản mỗi khi có máy bay của quân đội Trung Quốc bay qua là "lãng phí và phản tác dụng", vì vừa tốn thời gian bay mà lại có ít giá trị về mặt quân sự.
Ông thậm chí cảnh báo chính sách “chặn tất cả mọi thứ" như vậy cũng có nguy cơ tạo ra một mô hình phản ứng mà Hoa Lục có thể khai thác trong chiến tranh.
Ông Blair khuyên lực lượng Đài Loan và Nhật Bản nên đưa ra phản ứng có chọn lọc, không lường trước được và không để lộ hết khả năng của mình, đồng thời thực hiện quyền của họ theo luật quốc tế bằng cách thỉnh thoảng tuần tra gần lãnh thổ Trung Quốc và mặc kệ phản đối của Bắc Kinh.
Ông cũng khuyên quân đội Đài Loan nên lợi dụng sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh để thực hiện các cuộc tấn công giả nhằm nâng cao sự sẵn sàng của mình và cũng để Bắc Kinh thấy rằng tàu sân bay của họ dễ bị tổn thương nếu có chiến tranh.
Liêu Ninh là tàu sân bay của Liên Xô cũ được Trung Quốc được tân trang lại và đã tham gia vào 10 cuộc tuần tra và tập trận gần Đài Loan, trong đó chỉ riêng năm nay đã thực hiện 4 cuộc tập trận.
Trong khi đó, Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc Type 001A được cho là đang bắt đầu chuyến thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào tác chiến. Giới chuyên gia quân sự cho rằng đợt thử nghiệm này có thể kéo dài 6-12 tháng và sau đó tàu sân bay này sẽ được bàn giao cho hải quân Hoa Lục vào Tháng 10 sang năm nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hoa Nam Buổi Sáng cho biết Tàu Type 001A ngày 26.8 đã tiến về biển Hoàng Hải để thử nghiệm.
Tàu Type 001A có lượng giãn nước 65.000 tấn, được Trung Quốc đóng dựa theo nguyên mẫu của tàu Varyag mà Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998. Sau đó Bắc Kinh tân trang lại, đổi tên thành Liêu Ninh và bắt đầu vận hành vào năm 2016.
Arab Saudi Adel al-Jubeir hôm 22/10 nói rằng vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi là một “lỗi lầm to lớn” và là một phần của chiến dịch ngầm; thêm rằng Chính phủ của ông sẽ trừng phạt những người có trách nhiệm cho vụ “giết người” này. Ngoại trưởng al-Jubeir cũng nói rằng Arab Saudi đang tích cực điều tra để tìm ra nguyên nhân khiến ông Khashoggi chết và bắt những kẻ chịu trách nhiệm. “Chúng tôi quyết tâm tìm ra sự thực. Chúng tôi quyết tâm phơi bày vụ việc, và chúng tôi quyết tâm trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ giết người này”.
Ngày 22/10, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông Ibrahim Kalin khẳng định nước này sẽ làm mọi cách để làm sáng tỏ “vụ giết hại dã man” nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Phát biểu sau một phiên họp nội các Thổ Nhĩ Kỳ, ông Kalin khẳng định mọi vấn đề liên quan đến cuộc điều tra vụ sát hại nhà báo Khashoggi đều sẽ được làm rõ. Theo ông Kalin, giới chức Saudi Arabia có trách nhiệm làm rõ sự thật về vụ việc này.
Ngày 22/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton về cuộc chiến chống khủng bố cũng như vấn đề duy trì sự ổn định chiến lược. Bộ Ngoại giao Nga cho biết hai quan chức đã thảo luận về triển vọng hợp tác song phương trong những lĩnh vực như giải quyết các cuộc xung đột khu vực, chống khủng bố một cách hiệu quả và duy trì sự ổn định chiến lược. Hai bên cũng đã trao đổi quan điểm về tình hình các khu vực như Syria, Afghanistan, Ukraine và Bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng tranh chấp biển đảo khi một số nhà lập pháp Hàn Quốc quyết định thăm cụm đảo tranh chấp Dokdo (Nhật gọi là Takeshima). Theo văn phòng của Chủ tịch Ủy ban giáo dục Quốc hội Hàn Quốc Lee Chan-yeol, ông này cùng một nhóm nghị sĩ sẽ đến thăm Dokdo. Trước đó, chính phủ Nhật Bản từng kêu gọi các nhà lập pháp Hàn Quốc không đến thăm những hòn đảo tranh chấp, sau một chuyến thăm tương tự hồi tháng 5 năm ngoái.
Ngày 22/10, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc, với sự giúp đỡ của Canada, đã lắp đặt các thiết bị giám sát tại Endeavour thuộc vùng Juan de Fuca, cách bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ 300km. Các thiết bị này sử dụng các thiết bị cảm biến công nghệ cao để theo dõi môi trường dưới nước đã được kết nối với Mạng lưới Đại dương Canada (ONC), trải dài từ Bắc Thái Bình Dương tới Bắc cực.
Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm viện trợ đối với Guatemala, Honduras và El Salvador do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn một đoàn người di cư lớn tiến về biên giới Mỹ. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh đoàn người di cư khoảng 4.000 - 5.000 người Honduras đã đổ vào thành phố Tapachula, bang Chiapas, miền Nam Mexico, để tiếp tục hành trình tới Mỹ.
Trưởng ban đầu tư nước ngoài Indonesia Tom Lembong cho biết, Jakarta có thể mua 48 chiếc máy bay chiến đấu. Ngày 22/10, tại một cuộc họp báo, cơ quan quản lý chương trình mua bán vũ khí quốc phòng Hàn Quốc cho biết, dự án phát triển máy bay chiến đấu với Indonesia đang đi đúng hướng và họ sẽ đàm phán với Indonesia về sự đóng góp của nước này, trong đó có khoản tiền 200 triệu USD chưa thanh toán.
Ngày 22/10, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Moskva đã sẵn sàng cho một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hoạch chuẩn bị nào cho một cuộc cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này. Trước đó cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cũng đã thảo luận về vấn đề tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin.
THANH HUYỀN Tổng hợp
Thề trung thành TQ với Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác với Mẫu Quốcl
Việt Nam và Trung Quốc, vào ngày 11 tháng 9 năm 2018 hứa hẹn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Tân Hoa Xã loan tin vừa nêu vào ngày 12 tháng 9, cho biết thêm lời cam kết vừa nêu được tuyên bố tại buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa ở Hà Nội, nhân dịp ông Hồ sang dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018).
Trong buổi gặp gỡ, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa nói rằng lãnh đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện những chương trình cấp cao và các kế hoạch chiến lược cho sự phát triển mối quan hệ song phương hai nước. Ông Hồ nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Việt Nam theo hướng mà lãnh đạo của hai phía đã thống nhất với nhau nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu đối với mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc và Việt Nam sẽ tham gia vào Sáng kiến Một vành đai-Một con đường của Trung Quốc.
Theo truyền thông trong nước, trong cuộc gặp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề cập đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh rằng hai bên cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong cùng ngày diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ có buổi hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, tại thành phố Nam Ninh, nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) và Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 15.
Trong buổi hội đàm này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Trung Quốc tìm kiếm giải pháp để cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam và giải quyết các vướng mắc của các công trình, dự án do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính lên tiếng hứa hẹn sẽ cùng Việt Nam tăng cường mối quan hệ hợp tác, đặc biệt là trong lãnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Theo Bộ Tài chính Việt Nam, từ năm 2013 đến hết quý 1 năm 2018, Việt Nam đã thâm hụt khoảng 150 tỷ đô la trong thương mại với Trung Quốc, bình quân khoảng 25 tỷ đô la một năm.
Nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc cho vay vốn và thực hiện tại Việt Nam thời gian qua luôn gặp phải các vấn đề như đội vốn và bị kéo dài thời gian.