Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 24715046

 
Vietnam News in English 28.03.2024 05:00
MÙA CHAY ĐẾN PHỤC SINH
28.03.2015 15:46


happy-easter-psd-422359FROHE OSTERN- HAPPY EASTER

“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12)

Từ tháng ba trời nắng ấm, sáng tinh sương mặt trời chưa ló dạng thì nghe tiếng chim hót véo von trên những cành cây đang trở mình nở nụ. Mùa xuân bắt đầu ngày 20.3.2015 hoa lá đâm chồi, nảy lộc phô bày sức sống mới sau những tháng đông, ngày ngắn đêm dài và giá lạnh. Lấy lại giờ mùa hè vào ngày Chúa nhật 29.3.2015 (Sommerzeit) 2 giờ sáng thêm 1 giờ là 3giờ

.  Mùa Phục Sinh đến kỷ niệm ngày Chúa Jesus Kitô được sống lại (Auferstehung).

Đức là quốc gia nhiều người theo Thiên Chúa Giáo, bắt đầu thứ Tư lễ tro (Aschenmittwoch / Ash Wednesday ngày (18.02.2015). Từ ngày thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo hội kêu gọi các Kitô hữu từ 14 tuổi ăn chay và kiêng thịt, vào ngày thứ Sáu và chấm dứt vào khuya thứ bảy tuần Thánh hay ngày Canh thức Phục Sinh[1]. Ngày lễ Tro Linh mục ghi dấu tro lên trán Kitô hữu và đọc „Hỡi người, hãy nhớ mình từ tro bụi và sẽ trở về với tro bụi„ ghi dấu tro để nói lên sự khiêm nhường và nhắc nhở con chiên về sự sống thánh thiện hơn. Bước vào mùa chay (Fastenzeiten) 40 ngày, tượng Chúa phủ khăn đen, Giáo hội kêu gọi con chiên sống với lòng bác ái, suy niệm, cầu nguyện hãm mình và sấm hối, từ bỏ con đường tội lỗi để được cứu rỗi. Nến thắp sáng từ đêm Phục sinh cho đến các ngày lễ Chúa lên trời (Christi Himmelfahrt /Ascension day và lễ Hiện xuống Pfingstsonntag/ Whitsunday là biểu tượng của sự sống lại.

Nguồn gốc lễ Phục Sinh và biểu tượng

500px-Four_season_german_infotext.svgTheo phong tục và dân tộc tính ở các nước Trung Âu Châu (Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha.. ) sau mùa đông giá lạnh, xuân về có ánh nắng mặt trời ấm áp làm đời sống vui tươi hơn. Mùa phục sinh bắt đầu vào ngày của mùa xuân, thường diễn ra vào tháng 3 đầu tháng 4 mỗi năm, để tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Jesus từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh trên thánh giá.

Ngày lễ nầy bắt nguồn từ ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thánh giá  (Karfreitag / Good Friday 03.4.2015) và sống lại (Auferstehung/ resurrection) biểu tượng cho sự sống (Leben/ live) và sự phì nhiêu phong phú (Fruchtbarkeit/ fertility) thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay „Ostarum“ người Đức gọi là „Ostara“ và danh từ „Ostern/ Easter“ nguồn gốc từ chữ „Ost/ East“ hướng về phương Đông mùa xuân mặt trời sắp lên, người Do Thái gọi ngày lễ nầy là „Paschafest“ Người Ai Cập (Ägypter) gọi là „Osterlamm/ paschal lamb)“ cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Hội nghị về Tôn giáo ở Niaeza năm 325 công nhận lễ hội mùa xuân, là ngày lễ Phục Sinh sau khi Chúa sống lại cho đến năm 1094 Oster Fest vui chơi 4 ngày rồi sau đó 3 ngày, nhưng đến nay chỉ còn lại 2 ngày. Lễ Phục Sinh năm nay vào ngày Chúa Nhật Ostersonntag 20 tháng tư. Thứ sáu trước lễ phục sinh Osterfeiertagen tại Vatican Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI cử hành các nghi thức tưởng niệm những sự kiện cuối cùng trong cuộc đời Chúa Jesus với hàng chục ngàn người tham dự tại Petersdom gọi là „Urbi et orbi“, năm nay  tân Giáo Hoàng thứ 266 là Đức Thánh Cha  Francis I (Phanxicô) cử hành thánh lễ nầy. Ở Đức theo phong tục vào Chúa nhật Phục sinh (Ostersonntag/ Easter Sunday) cha mẹ hay ông bà thường đưa trẻ con đi tìm trứng „Ostereier suchen“ ở nơi nào đó mà các Hiệp hội tổ chức giấu trứng gà chín tô nhiều màu trong các bụi cây bờ cỏ.. đây cũng là một thú vui đi dạo thưởng thức nắng ấm đầu mùa. Nhiều gia đình dành sự ngạc nhiên cho các cháu nhỏ, cha mẹ thường mua rổ đan bằng mây hay tre lót những sợi giấy màu xanh làm cỏ để trứng và các con thỏ làm bằng chocolate giấu trong vườn hay nhà các cháu đi tìm. Những buổi tiệc vui gia đình Đức sau mùa chay thường ăn thịt cừu nướng „Osterlamm“

Lửa phục sinh  (Osterfeuer/ Easterfire)

cnps_6bNgười ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa Phục Sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên Phục Sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến Phục Sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện..Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt Trời xem ánh lửa như thần thiêng. Miền bắc Na Uy thiếu ánh sáng mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng Giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa Phục sinh cũng là nguồn sống của con người, lửa Phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa mang đến cho chúng ta. Từ năm 750 ở Pháp có phong tục đốt lửa Phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về Tôn giáo.

Nến Phục Sinh (Osterkerze/ Eastercandle)

Các Tôn giáo đều sử dụng nến đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư Tôn đồ về ý nghiã biểu tượng của nến Phục sinh là sự sống. Đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến Phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay.

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm Phục Sinh được thánh hóa  theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, Tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến Phục sinh cả nhà thờ được rực sáng là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết, mọi người reo mừng „Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank“. Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước..Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên „ Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi „Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến Phục sinh được đốt sáng.

Trứng (Ostereier/ Easter egg)

Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy Phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh .. bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ. Tại Bulgaria, các giáo sỹ Cơ Đốc Giáo chính thống dâng các quả trứng nhuộm đỏ truyền thống trong một buổi lễ tại thị trấn Varna. Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng  gà.  Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesus bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thánh giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại.

Kinder suchen OstereierThỏ Phục Sinh Osterhase/ Easter bunny

Chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào, Thỏ hiền lành không tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp „Liebesgöttin Aphrodite“ cho đến nữ Thổ Thần Nhật Nhĩ Nam „Erdgöttin Holda“ đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha  xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 nhiều điạ phương quan niệm các con thú khác như cáo, gà, cò chim cu, hạt, cú đã mang trứng đi giấu…Thỏ sống cách đây 55 triệu năm bộ ương thỏ vừa được khai quật ở Mông Cổ. Gomphos elkema, tên của con vật, là thành viên cổ nhất trong họ nhà thỏ từng được tìm thấy. Phân tích Gomphos  cho thấy, thỏ hiện đại, cùng với các loài thú khác xuất hiện sau thời kỳ khủng long. Các nhà  sinh vật  học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ Phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư Y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn, trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng. Từ thành phố zurich Thuỵ Sĩ là nơi phát họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng schololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo kỷ nghệ

Hoa Phục Sinh

Gelbe Narzissen (Osterglocken)Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen / Tulip; Phong tín tử Hyazinthen / hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup..

Mùa Phục sinh bên quê nhà thì nắng ấm, thời tiết mỗi lục địa khác nhau, nhưng những mùa lễ Giáng Sinh, Phục Sinh đều giống nhau. Trước 1975 Việt Nam Nam Bắc chia đôi, sinh hoạt đời sống về an sinh bị khó khăn, những ngày lễ cũng giới hạn với giai đọan chiến tranh. Ngày nay Việt Nam thanh bình thường tổ chức các lễ hội như đi Chùa Hương, giỗ Tổ Hùng Vương, Trung Thu, Giáng sinh, lễ hoa Đà lạt, lễ tế Nam Giao và nhiều lễ hội khác ở các điạ phương tổ chức linh đình nhằm phục tồn truyền thống văn hoá cổ truyền (?). Ngày lễ tinh yêu (Valentinstag) trước đó Việt Nam chưa từng thực hiện, nhưng ngày nay các chàng dù nghèo cũng dành tiền mua cho người yêu một đóa hoa hồng, một món quà nhỏ

Hy vọng đời sống Việt Nam phát triển về kinh tế Dân Trí và Dân Quyền cũng phát triển theo, để quê hương chúng ta thật sự Tự Do và Dân Chủ bảo vệ giang sơn gấm vóc của Tiền nhân để lại, mong giảm bớt nghèo đói và lạc hậu. Các nước Tây phương vật chất đầy đủ, sau lễ Giáng Sinh Tết, ngày Tình Yêu… lễ Hội Hoá Trang, tiếp đến lễ Phục Sinh các siêu thị lớn, nhỏ đều bày bán những con thỏ bằng Chocolat, trứng sơn đủ màu và những thiệp Chúc Mừng Phục Sinh. Frohe Ostern / Happy Easter

Chúa sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới  (Rm 6: 3- 4) để an ủi và đem hy vọng cho những ai buồn sầu vì số phận sẽ phải chết hay đau khổ, khi có người thân yêu vừa mất. Theo luật tạo hoá con người phải chết. Nhưng nhân loại hy vọng được sống lại như Chúa sau khi phải trải qua cái chết của thân xác… Ước mong niềm tin vào Đấng Phục Sinh luôn đem đến cho Giáo Hội, cho Thế giới và mọi người dân trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết. Ở New York, giáo hội Mỹ thả 12 con chim bồ câu, tượng trưng cho các tông đồ của Chúa được cử đi truyền bá Phúc âm cho thế giới.

Tóm lược lịch sử những ngày Chúa bị nạn và sống lại

Lễ Lá Palmsonntag 29.3.2015 (còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó), Chúa Jesus cưỡi lừa vào thành Jersusalem.  Khi Chúa tới, các tông đồ vội vàng ném những nhánh lá [2]  dưới chân Chúa để làm tấm thảm. Ngày nay người ta mang những cành lá tới nhà Thờ làm lễ, vào ngày thứ Tư tuần Thánh  là Thánh Lễ làm PHÉP DẦU (MISSA CHRISMATIS). Ngày thứ sáu tuần thánh (03.04.2015) Nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn Chúa Jesus.(ĐÀNG THÁNH GIÁ). Thứ Bảy Tuần Thánh 04.04.2015, là đêm Canh Thức Vượt Qua. Chúa Nhật Phục Sinh (05.04.2015)

palmsonntagThời gian chưa đầy một tuần lễ, Chúa đã làm lễ rửa chân cho các môn đệ và thành lập Hội Thánh đầu tiên ở trần gian, dọn mình trở về với Chúa Cha như lời Thánh kinh. Tin mừng theo Thánh Luca 23, 1- 49 con đường lên Giêrusalem, con đường vinh quang. Con đường lên Giêrusalem cũng là con đường thập giá. Quyết định nào cũng phải có hệ quả của nó, con đường nào cũng có cả hai mặt của nó. Hạnh phúc và  khổ đau, nụ cười và nước mắt, cả hai quyện lẫn vào nhau. Đó mới là cuộc sống. Nếu chỉ nhặt lấy ra một trong hai khía cạnh, một trong hai mặt, thì nó không còn là cuộc sống nữa.

Biến cố, các đạo trưởng, Caipha và Hội đồng Do Thái muốn giết Chúa trước ngày lễ Vượt Qua, nhưng thời ấy người Do Thái bị La Mã rút quyền lên án tử hình… người Do Thái đã mua chuộc Juda môn đệ phản Thầy bắt Chúa Jesus, vào tối thứ Năm và sáng thứ Sáu các trưởng tế, Luật sĩ và kỳ lão đem Chúa đến xử ở dinh quan Pontius Pilatus (Philato) hôm đó là ngày áp lễ Vượt Qua… Nhưng quan Tổng trấn La Mã Pilatus yếu hèn không ngăn ngừa được vụ án, để người Do Thái đánh đập, hành hạ Chúa trước khi đóng đinh… Dấu tích xưa được ghi lại ở ngoại ô thành Jerusalem có núi sọ người Do Thái gọi là Golgotha, Đồi nầy làm nơi ném đá những người bị xử phạt, Người La Mã cũng chọn nơi nầy đóng đinh các tội phạm. Golgotha cũng là chặng đường cuối cùng khổ giá, trên đường đến núi sọ có Mẹ Maria cùng các môn đệ yêu quý, bà thiếu phụ Veronica dâng khăn mới lau mặt Chúa, (chiếc khăn đó in rõ thánh nhan Ngài, khăn đó còn lưu lại trong bảo tàng viện ở Roma?) Chúa vác thánh giá tới đỉnh đồi, trời thì đúng ngọ, Chúa bị đóng đinh với bản án „Jesus vua Do Thái „ Mẹ Maria buồn rầu đau khổ chứng kiến cảnh đánh đập và đóng đinh, trái tim mẹ đau nhói khi nhìn những giọt máu trên thánh giá rơi xuống!

cnps_6Lời nói cuối cùng của Chúa „Lạy cha, Con phó linh hồn con trong tay Cha“  Rồi ngài trút hơi thở lúc trời về chiều..Theo luật La Mã xác của tội phạm không được chôn cất để ở pháp trường cho thú dữ chim ăn. Ông Giuse xin án táng hình hài Chúa Jesus trước ngày lễ Vượt Qua theo phong tục người Do Thái cấm để xác chết trên thánh giá. Nên được chấp nhận trước khi hạ thánh giá, những người lính canh pháp trường lấy dáo dâm vào xác cho tới tim Chúa. Ông Juse, mẹ Maria và các môn đệ mai táng Chúa trong một hang đá, ngoài có tảng đá lớn lấp và gắn kín quân lính canh giữ. Ba ngày đã qua sáng sớm còn đọng những giọt sương mai lóng lánh dưới ánh mặt trời mùa xuân bừng dậy, bà Magdala người được Chúa cứu khỏi bệnh tâm thần, đi thăm mộ Chúa để biểu lộ lòng nhớ ơn và phát hiện tảng đá lấp mộ Chúa không còn nguyên như cũ, bà nghĩ ai đó đem xác Chúa đi. Bà tìm gặp Petrus và Gioan và mong muốn các ông sớm tìm ra ai lấy xác Chúa để đâu. Maria von Magdala chưa hiểu đàng sau tảng đá được lăn ra kia ẩn chứa một mầu nhiệm sự sống lại. Vì thế bà cùng với hai môn đệ vội vã chạy đi kiếm tìm…

Ông Gioan chạy đến mộ trước bởi sức trai trẻ, môn đệ Chúa thấy những gì Maria von Magdala báo tin, ông còn phát hiện thêm những hiện tượng bất thường, những băng vải còn đó chưa hẳn xác thầy đã bị đánh cắp. Sau đó không lâu, Petrus phát hiện các băng vải, khăn che đầu được xếp lại gọn gàng. Những hiện tượng này là những lý chứng có thể trả lời cho những nghi ngờ của Maria, nếu có âm mưu trộm xác, kẻ trộm sẽ lợi dụng thời khắc lính canh thiếp ngủ- rất ngắn ngủi, thì không thể nào thoải mái sắp xếp các băng vải liệm cách gọn gàng như thế được, những bằng chứng về sự Phục Sinh của Chúa, nhưng nó lại là những dấu chỉ chứa đựng sự nhiệm mầu.

Petrus (Phêrô) nhìn thấy tất cả nhưng không bình luận. Petrus cẩn trọng và dè dặt trước hiện tượng nầy phải có thái độ cẩn trọng trong mọi hoạt động; nhưng mặt khác, dựa vào kinh thánh, chúng ta biết lý do Petrus không bình phẩm là vì ông chưa hiểu “theo Kinh thánh, Đức Jesus phải chỗi dậy từ cõi chết”. Đức tin và sự cảm nghiệm này một phần xuất phát từ trong cách quan sát và phân tích vấn đề, Gioan thâu gom những hiện tượng hữu hình, ông lượng định vấn đề để rồi đưa đến kết luận một cách khoa học. Niềm tin đó dựa trên sự soi sáng của lý trí và tình yêu, xác của Thầy chả có ai lấy đi cả, cái chết đã thất bại. Nó đã bị ánh sáng Phục sinh tướt đoạt. Niềm tin ban sơ này của ông sẽ dần dần được chính Đấng Phục Sinh và Chúa Thánh Thần củng cố và hoàn thiện.

-Bà Magdala khóc trong mồ, qua nước mắt bà thấy hai người ngồi trên phiến đá chổ để xác Chúa, bà chưa biết đó là hai Thiên Thần và họ hỏi bà „tại sao bà khóc ?“

-Bà thưa „vì người ta đã lấy mất xác của Thầy tôi, và không biết họ để đâu? “ nói xong bà  nhìn lại phiá sau thấy Chúa đứng, nhưng bà không biết, Chúa hỏi bà : „tại sao khóc và tìm ai?„

-Bà Magdala tưởng đó là người coi vườn của ông Giuse nên thưa „thưa ông nếu ông cất xác của Ngài cho tôi biết để tôi chôn cất“. Chúa Jesus gọi tên bà thân mật: “Maria Magdala„ nghe giọng quen thuộc lập tức nhận ra Chúa và bà toan giơ tay ôm chân Chúa nhưng Chúa đã phán:

-Đừng đụng đến Ta, vì Ta chưa lên cùng Cha Ta, con hãy về bảo các anh em  Ta thay Ta, Ta sẽ lên cùng Cha Ta và Cha cùng các con, cùng Chúa Ta và Chúa các con. Ruehre mich nicht an! Denn ich bin noch nicht aufgefahren zum vater. Gehe aber hin zu meinen Bruedern und sage ihnen ich fahre auf zu meinem Vater und zu eurem Vater, zu meinem Gott und zu eurem Gott.

Nói xong Chúa biến mất bà Magdala vui mừng chạy về báo tin cho các môn đệ biết Chúa đã phục sinh, nhưng họ không tin và cho là bà nói sảng, ngoại trừ  Petrus và Gioan  tin. Mừng lễ Chúa Phục sinh để nhắc nhớ chúng ta thêm niềm tin. Thánh Phaolô nói nếu Chúa không phục sinh, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả niềm tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15, 14) Chúa Nhật Phục Sinh là một ngày vui bởi vì sáng sớm Chúa nhật, các tông đồ tới mồ chôn Chúa và thấy hòn đá chắn bị dời đi và mồ trống rỗng. Chúa Jésus đã sống lại.

Theo tài liệu các đạo trưởng người Do Thái muốn giết Chúa. Tổng trấn Philato thất vọng truyền lấy nước rửa tay và nói „ta sạch tội về máu người đạo đức này“ Nhưng người Do Thái đã minh định rằng .“chẳng việc gì Quan cứ yên tâm, Sau nầy máu nó có đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi chúng tôi cam chịu..“ Nhìn lại lịch sử người Do Thái mất nước lang thang xứ người,  hơn 6 triệu người vô tội bị Hitler ra lệnh tàn sát thời đệ Nhị Thế chiến (1939-1945) và ngày nay chiến tranh và khủng bố, máu con cháu người Do Thái vẫn còn tiếp tục đổ ở Trung Đông.

Suy niệm lời Thánh kinh, Chúa chịu chết vì tội của nhân loại để bản án tội lỗi được thi hành, nhưng Chúa cũng sống lại trong vinh quang tội lỗi bị đánh bại qua cái chết và sự Phục sinh.  Chúa Jesus tha thứ cho những kẻ gây đau khổ và kết án tử cho Ngài. “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Luca 23, 34). Đó là tấm lòng bác ái, cao thượng nhất trên cõi đời nầy. Nhờ đó, nhân loại không còn bị ràng buộc trong tội lỗi.

Lễ  Phục Sinh là biểu tượng niềm hy vọng của con người trong cuộc sống thế gian phải chiến đấu với nghèo đói, bất công và thù hận mang lại tốt đẹp hơn bớt khổ đau, luôn thể hiện lòng từ bi bác ái. Để chúng ta cũng được dự phần vào sự Phục Sinh và Sự Sống đời sau…

“Lạy Chúa Kitô là Ðấng cứu độ chúng con, tất cả niềm hy vọng chúng con đặt nơi Chúa! Qua Phục Sinh của Chúa, dẫn đưa chúng con khỏi tội lỗi và sợ hãi. Biển đổi gánh sầu thương chúng con thành niềm vui..“.

Nguyễn Quý Đại



DO THÁI GIÁO và HỒI GIÁO

a3-1422331309_660x0Điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo

Do Thái giáo có trước Kitô giáo và Hồi giáo, chúng ta không thể xác định nước Hồi giáo nào có số tín đồ nhiều nhất thế giới. Đây là 10 điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo:

  1. TÔN THỜ CÙNG MỘT THIÊN CHÚA

Các khoảng trống như vậy trong kiến thức phổ thông (hoặc căn bản) về tôn giáo chỉ là dấu hiệu của sự xa lạ sâu xa và thông thường, với một số đặc điểm căn bản nhất giữa Do Thái giáo và Hồi giáo (nghĩa là không có gì là không quen với các điều căn bản của các tôn giáo lớn nổi trội trên thế giới, như Ấn giáo hoặc Phật giáo). Nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng Do Thái giáo và Hồi giáo thực sự có nền tảng chung. Chắc chắn rất nhiều sinh viên học các khóa về tôn giáo cộng đồng mỗi học kỳ cảm thấy ngạc nhiên khi biết có nhiều điều giống nhau và song song với nhau giữa các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo. Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều là độc thần giáo, đạo chỉ thờ một thần, đó là Thiên Chúa. Nhiều người hiểu rằng các tín đồ Do Thái giáo và các Kitô hữu cùng tôn thờ một Chúa. Tuy nhiên, có thể họ không biết rằng các tín đồ Hồi giáo cũng tôn thờ một Chúa như họ.

Đức Allah không là tên riêng như một số thần linh khác (Odin, Thor, Zeus, Apollo, Vishnu, hoặc Shiva). Tên Allah không xác định riêng biệt, xa lạ, hoặc vị thần Ả Rập duy nhất. Theo nghĩa đen, Allah chỉ là từ ngữ Ả Rập có nghĩa là “Chúa”. Các Kitô hữu Ả Rập diễn tả Thiên Chúa là “Allah”, họ không có từ ngữ nào khác để diễn tả Thiên Chúa. Kinh Koran (Quran, Qu’ran) là sách thánh của Hồi giáo nói về Adam, Noe, Abraham, Mose, David, Salomon, Chúa Giêsu, và các nhân vật khác. Khi làm vậy, chính Kinh Thánh Hồi giáo xác định Chúa của Mohammed, Chúa của Đức Giêsu, và Chúa của Ít-ra-en đều là MỘT Thiên Chúa. Thiên Chúa của Hồi giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái Giáo và Kitô giáo, Allah cũng chính là Thiên Chúa của  Abraham, Isaak, và Jakob.

Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo được coi là các tôn giáo truyền thống Abraham, thế nên cả ba tôn giáo có chung nguồn gốc, bắt nguồn từ Tổ phụ Abraham Hồi giáo được Mohammed thiết lập tại Ả Rập hồi thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, cả người Do Thái và Ả Rập đều được gọi là Semitic, là dòng dõi của Shem, con trai ông Noe.

  1. KHÔNG TIN CHÚA GIÊSU NHƯ KITÔ GIÁO

300px-YemeniJew1914Kitô giáo là tôn giáo độc thần theo truyền thống Abraham, cùng tin một Thiên Chúa tối cao và là anh em với nhau. Tuy nhiên, niềm tin Kitô giáo cũng duy trì đặc tính tôn giáo duy nhất về Đức Giêsu Kitô, điều này đưa ra một điểm tương đồng khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo: Không chấp nhận niềm tin Kitô giáo về Chúa Giêsu. Niềm tin Kitô giáo như vậy tin thần tính của Chúa Giêsu, sự sống lại của Chúa Giêsu, vai trò duy nhất và cương vị của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ, các tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo không chỉ coi đó là sai lầm mà còn là phỉ báng. Kitô giáo tin rằng chính Ngôi Hai Thiên Chúa (Đức Giêsu Kitô) hóa thân làm người. Do Thái giáo và Hồi giáo coi đó là vô lý (họ cho rằng Thiên Chúa không mặc xác phàm), là tôn sùng ngẫu tượng (vì đặt con người ngang hàng với Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa).

Từ viễn cảnh của Do Thái giáo và Hồi giáo, việc tin Chúa Giêsu như vậy là mâu thuẫn với thuyết độc thần mà cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều cương quyết không nhượng bộ về đức tin. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Thiên Chúa là Một Ngôi duy nhất, chứ không là Ba Ngôi. Họ cho rằng Kitô giáo tin Chúa Ba Ngôi (Tam Vị Nhất Thể, Trinity) là không thể chấp nhận. Hồi giáo coi Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ vĩ đại chứ không là gì hơn. Do Thái giáo có cái nhìn mơ hồ hơn về vấn đề này, họ coi Chúa Giêsu là vị cứu tinh thất bại, hoặc là một tiên tri giả. Đối với Do Thái giáo và Hồi giáo, Chúa Giêsu không là Đấng cứu độ, không là thần linh, không sống lại, không là Thiên Chúa nhập thể hoặc là Con Thiên Chúa theo bất kỳ nghĩa nào. Cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều đồng ý như vậy.

  1. TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN

Nhãn quan tôn giáo của Do Thái giáo và Hồi giáo đều có vị trí cho những vị không là phàm nhân, thường được đề cập là các “thiên thần”, các thụ tạo siêu nhiên được Thiên Chúa dựng nên để làm sứ giả của Ngài.

Cả sách Tanakh (Kinh Thánh Do Thái) và sách Talmud (văn chương giáo sĩ Do Thái) đầy các vấn đề liên quan cá hoạt động của các thiên thần, kể cả các Tổng lãnh Thiên thần Gaprien, Micae, và các thiên thần vô danh khác. Cũng vậy, Kinh Koran nói về các thiên thần là các sứ giả của Thiên Chúa, kể cả Mikail, Israfil, và các thiên thần khác. Thật vậy, chính thiên thần Jibril đã mặc khải kinh Koran cho Mohammed. Có điểm tương tự khác giữa Do Thái giáo và Hồi giáo là sự cảnh báo nghiêm túc về việc coi các thiên thần là các đối tượng để tôn thờ, hoặc coi các thiên thần là Thiên Chúa. Làm vậy là phạm tội thờ ngẫu tượng.

  1. TIN LỜI CÁC TIÊN TRI VÀ SỰ MẶC KHẢI

Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin rằng Thiên Chúa giao tiếp trực tiếp với loài người qua các ngôn sứ, hoặc những người được Thiên Chúa tuyển chọn làm “phát ngôn viên” để làm “nhịp cầu” giữa Thiên Chúa với cộng đồng. Ngược với cách dùng thông thường, thuật ngữ “ngôn sứ” không nói tới người dự đoán tương lai, mà chỉ có nghĩa là “người nói thay Thiên Chúa”.

Đối với Do Thái giáo, Mose là ngôn sứ cao, vì qua Mose mà Thiên Chúa mặc khải các điều răn và giáo huấn, nền tảng của giao ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Israel trên Núi Sinai. Năm cuốn sách đầu tiên của Cựu ước gồm điều này, gọi là “Ngũ Kinh” (năm sách của Mose, Torah). Phần thứ hai (hoặc phần giữa) gọi là Nevi’im (ngôn sứ), gồm các sách của các ngôn sứ trong lịch sử sau đó của dân Israel như Elija, Elisa, Edekien, Isaia, và các ngôn sứ khác.

kabba-thumbnailĐối với Hồi giáo, Mohammed là ngôn sứ được Thiên Chúa mặc khải kinh Koran (đọc, kể), sách thánh mà các tín đồ Hồi giáo tôn kính là Lời Chúa và là mặc khải cuối cùng truyền lại cho nhân loại. Do đó, ngôn sứ Mohammed được người Hồi giáo coi là tiên tri cuối cùng làm phát ngôn viên của Chúa nói với nhân loại. Hồi giáo chân nhận tính thực tế và giá trị của các mặc khải trước mà Thiên Chúa nói với các dân tộc ngày xưa. Kinh Koran chân nhận Adam, Noe, Abraham Isaak, Jakob, Mose, Davíd, Salomon, Elia, Elisa, Edkien, Đức Giêsu, và các nhân vật khác (kể cả các nhân vật không có trong Kinh Thánh) là các ngôn sứ đích thực mà Thiên Chúa nói với họ, ngay cả với Mohammed  là người cuối cùng được thêm vào danh sách này, sau khi các lời tiên tri và mặc khải được khép lại.

Dĩ nhiên, họ có những điểm chung về mặc khải và tiên tri, nhưng vẫn có các điểm dị biệt quan trọng giữa ba tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham. Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của các mặc khải trước như vậy vì có cả trong Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo, các Kinh Thánh này bị “biến dạng” theo thời gian, cả Ngũ Kinh và Phúc Âm, cho tới chúng ta ngày nay, không còn phản ánh chính xác bản văn gốc của các mặc khải. Điều này nghĩa là Kinh Thánh của Do Thái giáo và Kitô giáo không còn nguyên bản, Do Thái giáo và Kitô giáo dựa trên Kinh Thánh đó, các tôn giáo bối rối với các sai lỗi. Theo quan điểm Hồi giáo, việc mặc khải kinh Koran là để sửa các sai lỗi đó và sự sai lệch có trong Kinh Thánh cổ – chẳng hạn, không công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Con Thiên Chúa, hoặc Đấng cứu độ phục sinh. Hồi giáo tin Đức Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại hoặc sứ giả của Thiên Chúa, chứ không là Thiên Chúa hoặc thần linh.

Dĩ nhiên, Do Thái giáo hoàn toàn đồng ý với Hồi giáo rằng Đức Giêsu không là Đấng cứu độ hoặc Thiên Chúa nhập thể. Mặt khác, Do Thái giáo không đồng ý với Hồi giáo về việc tin Mohammed là ngôn sứ thật, hoặc kinh Koran là mặc khải thật. Do Thái giáo không đồng ý khi Hồi giáo nói rằng kinh Koran không thể sai lầm và để “sửa” các lỗi có trong Kinh Thánh của Do Thái giáo. Vì thế, chắc chắn vẫn có vấn đề quan trọng, ngay cả các vấn đề thần học không thể tranh luận mà người Do Thái giáo và Hồi giáo “không thống nhất”. Về nền tảng, cả Do Thái giáo và Hồi giáo đều tin một Thiên Chúa (cùng một Thiên Chúa), Đấng mặc khải chính Ngài cho nhân loại bằng cách nói với họ qua các ngôn sứ. Được Thiên Chúa chọn làm “phát ngôn viên” của Ngài, các ngôn sứ đã nói nhiều sứ điệp của Thiên Chúa đối với cộng đồng.

  1. TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI, NGÀY PHÁN XÉT, THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC

Các Kitô hữu cũng tin như vậy, và có sự tương đồng với cả ba tôn giáo theo truyền thống Abraham. Các chi tiết đặc biệt có thể khác nhau trong mỗi tôn giáo hoặc giáo phái. Do Thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo tin khác nhau một chút về những điều liên quan tư tưởng tôn giáo về sự sống đời sau và thận thế. Các tư tưởng được chấp nhận mới đầu được phát triển trong Do Thái giáo, rồi cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thừa hưởng, tin rằng sẽ có ngày Thiên Chúa cho kẻ chết sống lại, và có cuộc phán xét các linh hồn. Những người công chính sẽ được hưởng phúc trường sinh trên Thiên đàng, còn những người không công chính sẽ bị phạt đời đời trong Hỏa ngục.

Có những cách hiểu khác nhau trong ba tôn giáo chính của người Sê-mít (không kể các nhóm phân chia của họ). Nhưng phần cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong các dạng thần học riêng. Niềm tin về “những điều cuối cùng” cũng làm cho ba tôn giáo theo truyền thống Abraham khác với các tôn giáo lớn trên thế giới, có thể duy trì niềm tin nền tảng và khác nhau về sự sống đời đời, hoặc số phận cuối cùng của con người (chẳng hạn, Ấn giáo, Phật giáo, và đạo Sikh tin có sự tái sinh).

  1. COI GIÊRUSALEM LÀ THÀNH THÁNH

Dĩ nhiên Kitô giáo cũng coi Giêrusalem là thành thánh. Khó có thể nói tầm quan trọng chính đối với Do Thái giáo về thánh thánh Giêrusalem. Thủ đô của Israel ngày nay, một trong các thành phố cổ xưa nhất thế giới, là Giêrusalem. Thành phố này đã được vua David xây dựng gần 3000 năm trước (khoảng năm 1000 trước công nguyên). Vua Salomon, con vua Davíd, đã xây dựng đền thờ đầu tiên tại đó, làm cho Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của Do Thái, mặc dù Đền thờ này đã bị phá hủy hai lần (lần đầu bị người Babylon phá vào năm 586 trước công nguyên, được tái xạy dựng rồi lại bị người Rôma phá hủy vào năm 70 sau công nguyên). Ngày nay, Đền thờ Giêrusalem vẫn là nơi lịch sử tôn giáo có ý nghĩa đối với Do Thái giáo. Đền thờ Núi (nơi nguyên thủy của cả hai Đền thờ), với bức tường phía Tây nổi tiếng, gọi là “Bức tường Khóc than” (di tích cũ), hàng năm có hàng ngàn du khách đến cầu nguyện, người Do Thái coi đây là nơi thánh nhất thế gian này.

Thành phố Mecca ở Ả Rập Saudi là nơi sinh của ngôn sứ Mohammed,  cũng là nơi nổi tiếng gọi là Hajj (chạy trốn, di trú) để hành hương tới Mecca (một trong năm “cột trụ” của Hồi giáo, mọi tín đồ Hồi giáo đều phải hành hương tới Mecca ít nhất một lần trong đời). Đối với các tín đồ Hồi giáo, Mecca là thành thánh. Gần đó có thành phố Medina, nơi có mộ của  Mohammed và nơi trú ẩn mà Mohammed cùng các bạn đã trốn khi bị bách hại ở Mecca. Do đó, Medina được coi là thánh địa thứ nhì của Hồi giáo.

Đối với Hồi giáo, thành Giêrusalem là nơi thánh. Thật vậy, đó là nơi thánh thứ ba của Hồi giáo, sau Mecca và Medina. Hồi giáo chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa đối với các ngôn sứ trong lịch sử, kể cả lịch sử theo Kinh Thánh, và Giêrusalem được coi là thành thánh đối với các ngôn sứ thời kỳ đầu.

Thành Giêrusalem cũng nổi bật trong câu chuyện về cuộc hành trình đêm và việc bay lên của Muhammad, Tổng lãnh Thiên thần Jibril (Gaprien) đã đưa Mohammed từ Mecca tới Giêrusalem (để cầu nguyện), rồi lại đưa ông từ Giêrusalem lên trời (để gặp gỡ và đối thoại với các tiên tri thời trước), chuyện xảy ra chỉ trong một đêm. Giêrusalem cũng là qibla (phương hướng) đầu tiên mà các tín đồ Hồi giáo được dạy trong khi cầu nguyện, tới mặc khải sau đó được Mohammed thuật lại cách đổi hướng để người Hồi giáo từ Giêrusalem tới Mecca. Ngày nay, Đền thờ Núi tại Giêrusalem là nơi thánh có Bức tường Than khóc phía Tây-di tích còn lại duy nhất của Đền thờ thứ nhì cùa Do Thái giáo – nhưng cũng là Đền thờ al-Aqsa của Hồi giáo, kể cả Mái vòm của Đền thờ Đá.

Đá này là Đá Tảng của Đền thờ mà người Do Thái tin là nơi thánh của Đền thờ, nơi cực thánh của Do Thái giáo. Hồi giáo tin Mái Vòm Đá tại Giêrusalem là nơi Mohammed đã được “di chuyển” trong đêm kỳ diệu. Đền thờ al-Aqsa gần đó là nơi cực thánh thứ ba để người Hồi giáo cầu nguyện, sau Đền thờ Vĩ đại tại Mecca (nơi hành hương) và Đền thờ Tiên tri tại Medina (có mộ Mohammed).

  1. NAM GIỚI PHẢI CẮT BÌ

Trong Kinh Thánh, Abraham được Thiên Chúa truyền lệnh cắt bì, dấu chỉ giao ước thánh được thiết lập. Yêu cầu này được truyền cho con cháu nam giới của Abraham. Nam giới Hồi giáo cũng giữ luật này một thời gian dài. Theo “Ngũ Kinh” (năm cuốn dầu của Cựu ước), các trẻ nam Do Thái được cắt bì vào ngày thứ tám kể từ lúc sinh. Dịp này gọi là bris (tức là “giao ước cắt bì”), có cử hành nghi lễ tôn giáo. Việc này được làm bởi một chuyên gia Do Thái, gọi là mohel (người cắt bì), sau đó có một bữa ăn. Kinh Koran không đòi buộc cắt bì, nhưng việc cắt bì cho nam giới vẫn được kể đến trong bộ sựu tập hadith (do Mohammed biên soạn, các tín đồ Hồi giáo coi đó là bản hướng dẫn đáng tin cậy để hiểu và xử sự). Chính Mohammed cũng được cắt bì, kể cả các tiên tri trước cho tới Abraham. Cắt bì nam giới (gọi là khitan hoặc tahara) là tiêu chuẩn trong Hồi giáo từ những ngày đầu. Đa số các tín đồ Hồi giáo coi đó là nghi thức bắt buộc, ngay cả những người không áp dụng cũng coi đó là việc xứng đáng và rất nên giữ.

  1. CẦU NGUYỆN NHIỀU LẦN TRONG NGÀY

Dĩ nhiên, người ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần cũng được. Nhưng trong Do Thái giáo và Hồi giáo, số lần cầu nguyện chính thức được ấn định mỗi ngày: Năm lần – sáng sớm, trưa, chiều, tối, và đêm. Việc cầu nguyện là một trong Năm Cột Trụ của Hồi tìm nơi thích hợp (nếu có nhà thờ thì tốt nhất, nhưng không cần thiết). Năm lần cầu nguyện trong ngày là việc bắt buộc, nếu ai bỏ vì lý do gì thì phải cầu nguyện bù vào. Khi cầu nguyện, các tín đồ Hồi giáo phải quay mặt hướng về thánh địa Mecca (ở Ả Rập Saudi), và cầu nguyện theo nghi thức. Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập, ngôn ngữ của kinh Koran.

Cũng vậy, người Do Thái cũng ấn định số lần cầu nguyện trong ngày – sáng, chiều, và tối. Cả Do Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ đều bắt buộc cầu nguyện mỗi ngày ba lần, còn Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo kiến thiết lại không bắt buộc, cho phép tùy ý mỗi cá nhân. Hồi giáo, bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo. Khi cầu nguyện, họ phải

  1. GIỮ LUẬT ĂN UỐNG

Người ta đa số đều không biết rằng các tín đồ Do Thái giáo giữ “luật kosher”, nghĩa là họ chỉ ăn thực phẩm “kosher”. Chẳng hạn, phải tránh thịt hèo vì thịt heo không là “thực phẩm kosher”. Tương tự, các tín đồ Hồi giáo cũng chỉ ăn các thực phẩm “halal” (được phép), và tránh các thực phẩm “haram” (cấm). Tại Hoa Kỳ, những nơi có nhiều người theo Do Thái giáo và Hồi giáo, người ta thường ghi ở các cửa hàng: Thịt kosher hoặc tạp hóa halal. Chữ kosher nghĩa là “đúng luật”. Luật Do Thái giáo rút ra từ “Ngũ Kinh”, cho biết loại thực phẩm nào là “đúng luật”. Trong thực tế, điều này có thể khá phức tạp, nhưng những người giữ luật Do Thái giáo phải giữ – gọi là luật kashrut (đúng, riêng) – được liệt kê trong “Ngũ Kinh”. Các thực phẩm cấm như thịt heo và hải sản (cua, tôm, sò, ốc,…) vì chúng “không tinh sạch”. Các loại thực phẩm khác phải được chuẩn bị theo “đúng nghi thức”. Chẳng hạn, các loại máu phải rút ra khỏi thịt trước khi nấu hoặc ăn (loại thịt “kosher” bảo đảm quá trình này), thịt và sữa không được trộn hoặc ăn chung với nhau (loại hamburger thì không sao, nhưng thịt băm có phô-mai thì không là thực phẩm “kosher”). Nhiều gia đình Do Thái có các loại dụng cụ riêng (dao, bình, hũ, nồi, soong, chảo,…), đôi khi dành riêng biệt cả bồn rửa và tử lạnh, làm vậy để bảo đảm không phạm luật. Tuy nhiên, những người theo Do Thái giáo chính thống không giữ nghiêm ngặt như vậy, nhiều người theo Do Thái giáo cải cách vẫn giữ đúng nghiêm luật.

Hồi giáo cũng có một số luật về ăn uốgn. Kinh Koran cấm ăn thịt heo và uống rượu (kể cả các chất có men). Luật Hồi giáo rút ra các hướng dẫn từ kinh Koran, phân biệt các dạng thực phẩm “halal” và “haram”. Rượu, thịt heo, máu, động vật giết mổ không đúng cách, và một số thực phẩm được phân loại là “haram” hoặc không được phép. Có những điểm tương đồng và dị biệt giữa các thực phẩm “kosher” và “halal”. Chẳng hạn, cả những người Do Thái giáo và Hồi giáo đều không được ăn thịt heo. Mặt khác, người Do Thái giáo không được ăn hải sản, nhưng đa số người Hồi giáo lại được ăn (tùy giáo phái). Ngược lại, người Hồi giáo không được uống rượu, nhưng người Do Thái giáo lại có thể uống rượu.

  1. TÁCH RIÊNG NAM VỚI NỮ KHI THỜ PHƯỢNG

Trong Do Thái giáo, việc ngồi riêng như vậy còn tùy giáo phái. Tại các nhà thờ Do Thái giáo chính thống, nam giới và nữ giới Do Thái có chỗ riêng biệt (phụ nữ thường ở trên lầu), tại các nhà thờ Do Thái giáo cải cách thí không phân biệt nam nữ.

Trong Hồi giáo, luôn có sự phân biệt giới tính trong khi cầu nguyện, nhưng tục lệ đặc biệt này thay đổi tùy văn hóa và tùy nơi. Thường chỉ có nam giới cầu nguyện tại các đền thờ, còn phụ nữ cầu nguyện ở nhà. Có nơi phụ nữ có thể cầu nguyện ở đền thờ, nhưng thường ở phòng cầu nguyện phía sau (khác chỗ với nam giới) hoặc ở một nơi riêng khác, đôi khi là nơi khuất, hoặc ở trên lầu.

Dĩ nhiên có những điểm tương đồng giữa Do Thái giáo và Hồi giáo có thể ngoài danh sách này. Đối với cả hai tôn giáo, một ngày bắt đầu từ lúc mặt trời lặn, chứ không là nửa đêm hoặc rạng đông. Mỗi tôn giáo có âm lịch riêng, khác hẳn với dương lịch tiêu chuẩn theo Tây phương hoặc lịch Gregory. Để tỏ lòng sùng đạo, đàn ông Do Thái giáo và Hồi giáo thường đội mũ chỏm, gọi là “yarmulkes” (tiếng Yiddish) hoặc “kippahs” (tiếng DoThái), còn đàn ông Hồi giáo thường dùng “mũ cầu nguyện”, gọi là “kufi” hoặc “taqiyah”. Có thể hai tôn giáo này không khác nhau về những điểm cơ bản.

TRẦM THIÊN THU

Chú thích: Các danh từ riêng viết theo tiếng Đức



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!

     Đọc nhiều nhất 
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 801 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 692 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 530 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 481 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 176 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 138 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 77 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 69 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 62 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 14 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.