Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 14
 Lượt truy cập: 24839354

 
Khoa học kỹ thuật 18.04.2024 22:58
Không tham lam đần độn như CSVN để Tàu tàn phá môi trường, Campuchia từng 'gửi trả' Formosa chất độc
25.04.2016 11:00

Hồi năm 1999, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn chất độc mà Formosa Plastics tống sang cảng Sihanoukville, không như CSVN tham lam nhận hối lộ để cho Đài Loan mangchất độc ào tàn phá môi sinh.Làm sao ngu dân VN kiện để đòi bồi thường thiệt hại khi chính quyền đứng về phía các nhà đầu tư ngoại quốc?

Image copyrightReuters
Image captionContainer ở cảng của Đài Loan - hình chỉ có tính minh họa

Trong vụ việc được cả báo chí quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nêu ra, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách 'xuất cảng' chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia.

Sự việc xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 12/1998, khi Formosa cho đem sang cảng Sihanoukville khối chất thải nhiễm độc, và gây nhiễm độc cho nước biển, đất ven bờ và cả người dân địa phương.

Trước đó, theo một báo cáo của HRW, chính Cơ quan Bảo vệ Mội trường Đài Loan (EPA) đã nhận được đơn của Formosa xin phép đem 5000 tấn chất thải chứa thủy ngân sang Campuchia nhưng bác đơn này.

Dù vậy, vào tháng 12/1998, tàu container Chang Shun từ Đài Loan đã vào cảng Sihanoukville và đem đến 2799 tấn chất thải.

Pich Sovann, một công nhân khuân vác ở cảng đã chết ngày 16/12 chỉ vì tham gia đổ khối hàng xuống.

Theo một điều tra của BBC News vào thời điểm đó, cái chết của người công nhân Campuchia và vụ làm nhiễm độc đất cát và nước biển ngay tại một khu nghỉ mát đã gây ra bạo động.

Bốn người Campichia nữa đã thiệt mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương.

Sau đó có thêm một người đàn ông nữa chết sau khi tìm kiếm đống rác có chất thải hãng Đài Loan đổ ra.

Vẫn theo BBC News, Formosa sau đó đã thu lại chừng 3000 tấn chất độc để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland, California, Hoa Kỳ.

Nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã rút lại quyết định trước đó cho Formosa nhập chất độc vào Mỹ, với lý do hàm lược độc tố cao hơn chuẩn mà luật Mỹ cho phép.

Image captionChất thải chứa trong thùng lớn

Chính quyền ở Cao Hùng, Đài Loan cũng đã phạt công ty Formosa 48 nghìn đô la vì vận chuyển chất thải ra nước ngoài trái phép.

Đài Loan cũng mở cuộc điều tra về hành động của Formosa Plastics.

Cuối cùng, chính quyền Campuchia, dưới sức ép của dư luận đã kỷ luật nhiều quan chức cảng của họ và đòi phía Đài Loan nhận lại container chứa chất thải.

Đến tháng 4/1999, chừng 4000 tấn chất thải và cả đất nhiễm độc đã bị gửi trả lại Đài Loan, theo BBC News hôm 2/04/1999.

Image copyrightAP
Image captionCảnh báo chất độc - hình minh họa

Đây không phải là vụ đầu tiên hoặc cuối cùng khi Formosa gặp phải vấn đề pháp lý ở nước ngoài vì gây hại cho môi trường.

Hồi tháng 9/2009, chính quyền Hoa Kỳ tại hai bang Texas và Louisiana đã buộc Formosa Plastics chi hơn 10 triệu USD để xử lý vi phạm thải chất độc ra không khí và nguồn nước.

Sự việc xảy ra tại hai nhà máy của Formosa tại Point Comfort, Texas, và Baton Rouge, Louisiana.

Công ty Đài Loan cũng phải đồng ý trả tiền phạt dân sự (civil penalty) 2,8 triệu USD vì các vi phạm luật về nước sạch, không khí sạch và luật về kế hoạch công nghiệp của Hoa Kỳ, theo báo chí Hoa Kỳ.

Đại diện Formosa: Phải lựa chọn nhà máy hoặc cá tôm? CSVN:  Em chọn nhà máy!

Trong một clip phỏng vấn của VTC14, ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nói rằng: "Nhiều khi mình không được cả hai, phải lựa chọn..."

Hình ảnh Đại diện Formosa: Phải lựa chọn nhà máy hoặc cá tôm số 1

Cá chết dạt vào la liệt trên bờ biển miền Trung. Ảnh Internet

Theo tin từ vtc, nhóm phóng viên VTC 14  đã có cuộc trao đổi với ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh về tình trạng cá chết hàng loạt trên biển trong thời gian qua.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc gây ô nhiễm môi trường biển khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) khi xả thải ra biển bằng đường ống ngầm, cũng như băn khoăn của ngư dân địa phương đối với việc cá ở ven biển không còn kể từ khi nhà máy Formosa xả thải. 

Giám đốc đối ngoại của Formosa, ông Chu Xuân Phàm nói rằng: "Nhiều khi được cái nọ phải mất cái kia. Không thể nào có một cái nhà mấy thép ở đây mà xung quanh có nhiều cá nhiều tôm... mình có khi phải lấy cái gì mà đổi dự án này", ông Chu Xuân Phàm nói trước máy ghi hình.

Đại diện Formosa cho rằng: "Nhiều khi mình không được cả hai, phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây dựng một cái nhà máy thép hiện đại", trong đoạn clip VTC14 thực hiện ông Chu Xuân Phàm nói.

Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
< iframe id="AnalyticsBridge_WG2Ic86hUd_1461582370006986730" src="http://analytics.mecloud.vn/bridge?session=1461582370006986730" style="margin: 0px; padding: 0px; list-style: none; text-rendering: optimizeLegibility; -webkit-font-smoothing: antialiased; text-shadow: rgba(0, 0, 0, 0.00392157) 1px 1px 1px; box-sizing: content-box; font-size: 15px !important; line-height: 23px !important; position: fixed !important; top: -99px !important; left: -99px !important; width: 1px !important; height: 1px !important;">< /iframe>
Cá chết hàng loạt dọc bờ biển Quảng Trị



Cá chết miền Trung: Dân có thể kiện?

Image copyrightGetty
Image captionNgười dân ở bốn tỉnh miền Trung không thể đánh bắt vì cá chết hàng loạt dọc bờ biển

Đơn vị nào gây ra thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam “khó có thể bị kết tội” – một luật sư từ Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt.

Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu vực Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh từ hôm 6/4, sau đó lan rộng xuống nhiều tỉnh lân cận ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.

Cho tới hiện tại, công ty nằm trong tâm điểm nghi vấn gây ra thảm họa chết cá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan, hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

Trong khi đó, một kết quả cuộc họp ngày 24/4 giữa Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống”.

Bộ Tài nguyên Môi Trường nói sẽ tìm ra kết quả gây chết cá trong “5 ngày nữa” – theo báo Tuổi Trẻ.

'Khó xử phạt hình sự'

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, luật sư Phạm Công Út, thuộc đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói “Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung (năm 2009) là bộ luật hiện hành quy định khá chung chung về hành vi gây ô nhiễm môi trường, và chỉ có cá nhân người nào thực hiện hành vi xả nước thải làm gây nguy hại cho môi trường mới phải chịu xử phạt theo điều 182 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt chính cao nhất là 10 năm tù”.

Nhưng ông Út cũng nói “pháp nhân không bị xem là chủ thể được điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự nên trong trường hợp nếu Formosa xả nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật thì vẫn khó kết tội được họ.”

Ông Út cũng dẫn lại câu chuyện về công ty bột ngọt Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải năm 2009: “Sau khi bị phát hiện thì họ chỉ phải bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường”

“Do đó, nếu Formosa bị kiểm tra là tác nhân gây ô nhiểm môi trường biển thì cũng khó có thể xử lý bằng biện pháp hình sự đối với họ.” – Luật sư Út cho biết.

Image copyrightPham Cong Ut
Image captionLuật sư Phạm Công Út nói người dân có thể kiện vì thiệt hại trong vụ cá chết hàng loạt

Tuy nhiên, ông Út cũng cho biết, mức độ xả thải ra môi trường trong luật được quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự vừa sửa đổi bổ sung năm 2015 với điều luật 235 cụ thể hóa hơn.

“Nếu công ty này xả thải mỗi ngày 12.000 mét khối nước, nếu nguồn nước thải ấy có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì công ty đó bị xem là hành vi có dấu hiệu phạm tội, có thể nhận hình phạt chính là phạt tiền từ ba tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm”.

BBC Tiếng Việt hỏi ông Út về khả năng truy tìm bằng chứng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của thảm họa môi trường, luật sư cho biết: “Việc giám định có thể khả thi vì với đội ngũ các chuyên gia Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam hiện đã vào cuộc thì sẽ sớm có kết luận chính thức.”

Nhưng ông Út cũng nói “để áp dụng được việc khởi tố một pháp nhân thì hành vi vi phạm pháp luật ấy phải được thực hiện sau ngày 01/7/2016.”

“Hoặc nếu thực hiện trước đó, đã bị xử phạt hành chính như Công ty Vedan nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn còn tái phạm thì vẫn áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015.”

'Dân có thể kiện'?

Ông Phạm Công Út nhìn vụ cá chết hàng loạt ở khu vực miền Trung tương tự như vụ Vedan tại sông Thị Vải.

Nhắc lại vụ án này, ông Út nói: “Với vụ Công ty Vedan thì một cuộc chiến pháp lý khổng lồ của hơn 1.200 nguyên đơn là các hộ nông dân huyện Tân Thành, Đồng Nai và hơn 800 nguyên đơn là các hộ nông dân tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản do Công ty này xả nguồn nước ô nhiễm ra sông Thị Vãi, với lượng luật sư tham gia hổ trợ pháp lý khổng lồ chủ yếu của hai Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai và Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.”

Image copyrightAFP
Image captionNgư dân ở các tỉnh ven biển miền Trung phụ thuộc nhiều vào nghề đánh cá

“Sau đó, Công ty Vedan đã đồng ý hỗ trợ cho các nông dân tỉnh Đồng Nai ¼ số tiền mà họ yêu cầu, riêng nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì được hổ trợ 100% số tiền yêu cầu.” – Luật sư Út nhắc lại một chiến thắng của người dân trước thảm họa môi trường này.

Khi được hỏi liệu người dân chịu hậu quả về vụ cá chết như bốn tỉnh miền Trung có thể làm gì để đòi quyền lợi, luật sư Út cho biết: “Các ngư dân ở những vùng biển, ven biển bị thiệt hại do mất thu nhập từ nguồn hải sản bị hủy diệt hoặc bị ngộ độc từ nguồn hải sản bị chết do nhiễm độc từ nguồn nước thải gây ra đều có quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho mình cho đến khi nguồn hải sản được khôi phục để họ sống được bằng nghề đánh bắt hải sản như trước khi họ bị thiệt hại.”

Trước đó, ngày 24/4, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia về Độc học môi trường nói với BBC: “Những loại có thể làm cho cá chết thủy sản ven biển chết nhanh và nhiều như vậy chỉ có thể là chất độc và cực độc”.

Trong nhiều ngày qua, người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung đã không thể đánh bắt và tiêu thụ cá, trước tình trạng cá chết trắng dọc bờ biển, gây mùi hôi thối nặng nề và khiến người dân không ăn cá vì sợ nhiễm độc.

Có thật ‘nợ công VN vẫn an toàn’?

Image captionChuyên gia Nguyễn Văn Phú nói "không biết dựa vào đâu mà báo Việt Nam nói tổng nợ công Việt Nam vẫn còn trong ngưỡng an toàn"

Một chuyên gia tài chính bình luận với BBC về việc truyền thông Việt Nam thường đưa tin ‘nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn’.

Theo Báo cáo của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội (tháng 3/2016), nợ công của Việt Nam năm 2015 chiếm 62,2% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 43,1% GDP.

Hôm 22/4, trả lời BBC Tiếng Việt, chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú, từ thành phố Strasbourg, Pháp, cho hay: “Vấn đề cốt lõi cho chính sách kinh tế tài chính của Việt Nam là nợ công, nhất là nợ nước ngoài của Việt Nam”.

“Những con số nợ nước ngoài, theo ngoại tệ (như đồng yen hoặc đôla) đang là thách thức đáng kể cho chính sách hối đoái của Ngân hàng Nhà nước."

“Điều này đặt nền kinh tế vào thế lưỡng nan: nếu các ngoại tệ tăng giá so với đồng tiền Việt Nam (đồng yen Nhật đã tăng giá, còn đồng đôla Mỹ hiện đang dưới sức ép tăng giá), tuy đây là điều tốt cho xuất khẩu, nó lại gây sức ép lên khả năng chi trả nợ nước ngoài, vì nợ nước ngoài trở nên cao hơn trước."

Image copyrightGetty
Image captionMỗi người Việt đang gánh gần 30 triệu đồng nợ công

Tiến sĩ kinh tế nói thêm: “Tôi không biết dựa vào đâu mà các báo Việt Nam hay nói tổng nợ công Việt Nam vẫn còn trong ngưỡng an toàn, dưới 65% GDP. Theo tôi được biết, có nhiều nghiên cứu đưa ra các con số ngưỡng an toàn thấp hơn nhiều."

“Sức ép nợ công có thể dẫn đến khủng hoảng nợ công, gây vỡ nợ, nhất là nợ nước ngoài, khi đó ảnh hưởng kinh tế và xã hội sẽ rất lớn. Trường hợp của Argentina năm 1998 - 2002 và Hy Lạp từ năm 2010 đến nay là những ví dụ điển hình."

Theo ông Phú, những biện pháp nhằm giảm nợ công là: siết chặt chi tiêu công; tập trung chi tiêu công vào đầu tư phát triển; và giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

“Báo cáo của Chính phủ ghi, chi tiêu công năm 2015 cho đầu tư phát triển chỉ chiếm 21% trong tổng chi ngân sách nhà nước (trong khi đó có tới 66,4% là chi tiêu thường xuyên), đây là con số khá thấp (so với con số 27,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2012). Về thâm hụt ngân sách thì nó đã là -6,1% trong năm 2015, đây là con số rất cao so với các nước trong khu vực," ông Phú bình luận.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn hôm 20/4 dẫn Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 1 năm 2016 của của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho hay nghĩa vụ trả nợ công lên tới 418.000 tỷ đồng năm 2015.

“Nguyên nhân là do giai đoạn 2010 - 2012, Chính phủ vay nợ ngắn hạn nhiều, chủ yếu bằng trái phiếu kỳ hạn 1 - 2 năm. Đây sẽ là áp lực rất lớn đối với chi ngân sách nhà nước, nếu phát hành trái phiếu chính phủ không đạt mục tiêu đề ra”.

“Rủi ro kỳ hạn và mất khả năng thanh toán tạm thời có thể xảy ra. Đó có thể là lý do khiến Bộ Tài chính phải vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng và phát hành 1 tỷ đôla Mỹ trái phiếu riêng cho Vietcombank trong năm 2015”, báo này viết




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.