Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24855444

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 23.04.2024 02:37
Bầu cử Mỹ: Hillary Clinton bất ngờ vượt xa Donald Trump
05.06.2016 15:02

Kết quả này phản ánh sự dịch chuyển quan điểm của cử tri Mỹ trong bối cảnh Clinton tăng cường tấn công Trump...

Bầu cử Mỹ: Hillary Clinton bất ngờ vượt xa Donald Trump

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton trong một cuộc vận động tranh cử ở Culver City, California ngày 3/6 - Ảnh: Reuters.



THĂNG ĐIỆP

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton của Đảng Dân chủ bất ngờ dẫn trước đối thủ Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ phần trăm người ủng hộ ở mức hai con số, sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ và vị tỷ phú bất động sản New York có cơ hội đắc cử ngang bằng nhau vào tháng trước.

Đây là kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất do Reuters/Ipsos phối hợp thực hiện, công bố hôm 3/6.

Kết quả này phản ánh sự dịch chuyển trong quan điểm của cử tri Mỹ trong bối cảnh bà Clinton tăng cường tấn công lập trường chính sách của ông Trump. Khoảng 46% cử tri được hỏi nói họ sẽ bỏ phiếu cho Clinton, trong khi chỉ 35% nói sẽ chọn Trump. 

Chỉ còn 19% nói chưa quyết định sẽ chọn ai trong số hai ứng cử viên này.

Cuộc thăm dò được thực hiện trong thời gian từ ngày 30/5-3/6, với sự tham gia của 1.421 người.

Trong cuộc thăm dò hồi giữa tháng 5, tỷ lệ cử tri ủng hộ cựu ngôi sao truyền hình thực tế và cựu đệ nhất phu nhân Mỹ là ngang bằng nhau, làm gia tăng kỳ vọng về một cuộc đua sát nút giữa hai ứng cử viên này trong cuộc tổng bầu cử vào tháng 11.

Hiện Trump đã giành đủ phiếu đại biểu để trở thành người đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc tổng bầu cử. Ngoài ra, ông cũng đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa, trong đó có nhiều người trước đây ra mặt phản đối ông.

Trong khi đó, bà Clinton vẫn đang phải đua với đối thủ Bernie Sanders, thượng nghị sỹ bang Vermont, để giành vị trí đại diện cho Đảng Dân chủ. Bà Clinton hiện đang hy vọng sẽ đạt đủ số phiếu đại biểu cần thiết để trở thành người đại diện cho đảng vào tuần tới, khi bầu cử sơ bộ diễn ra ở một loạt bang lớn gồm New Jersey và California. 

Một khi đạt đủ số phiếu cần thiết, bà Clinton sẽ có thời gian để quy tụ sự ủng hộ trong nội bộ đảng, chuẩn bị cho trận đấu mang tính quyết định với Trump.

Hôm thứ Năm vừa rồi, Hillary Clinton sử dụng một bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại California để chỉ trích đường lối chính sách đối ngoại của Trump, nói rằng chủ trương đối ngoại của Trump là “rời rạc một cách nguy hiểm”. Bà đã phác họa chân dung đối thủ này như một nhân vật vừa nguy hiểm vừa tức cười.

Đáp trả những lời chỉ trích này của Clinton, Trump tố bà đã cố tình nói sai về lập trường chính sách của ông và cho rằng bà đã vấp nhiều thất bại trong thời gian là ngoại trưởng Mỹ. Trong đó, Trump nhấn mạnh việc bà Clinton mắc sai lầm khi xử lý các e-mail công việc và cái chết của một đại sứ Mỹ ở Libya.


Tận dụng triệt để món 'vũ khí' sắc bén mang nhãn hiệu Bill Clinton nhưng không để tài năng đó làm lu mờ Hillary Clinton hẳn là bài học nhớ đời của cặp vợ chồng từng đứng trên đỉnh quyền lực nước Mỹ.

Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ - Kỳ 1: Bill Clinton ngồi nhà ra trận

(TNO) Tận dụng triệt để món "vũ khí" sắc bén mang nhãn hiệu Bill Clinton nhưng không để tài năng đó làm lu mờ Hillary Clinton hẳn là bài học nhớ đời của cặp vợ chồng từng đứng trên đỉnh quyền lực nước Mỹ.

Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ - Kỳ 1: Bill Clinton ngồi nhà ra trận - ảnh 1
Dự kiến ông Bill Clinton sẽ không xuất hiện quá nhiều trong giai đoạn tranh cử sớm của vợ - Ảnh: Reuters
Chiếm diễn đàn của vợ
Khi bà Clinton tuyên bố chính thức tham gia tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng chính thức vào cuộc đua của vợ. Trước khi có thể đĩnh đạc bước vào Nhà Trắng “nhiệm kỳ 3”, ông Bill Clinton sẽ phải tích cực giúp vợ tranh cử.
Nhưng nếu như bà vợ từng thoải mái xuất hiện bên cạnh chồng trong các cuộc vận động tranh cử trước đây của ông thì mọi sự xuất hiện của Bill Clinton lần này đều phải được tính toán chiến lược. Đó là bài học nhớ đời của hai ông bà.
Còn nhớ trong đợt vận động tranh cử tổng thống lần trước, khi bà Hillary cố đấu lại ứng viên trẻ tuổi lúc đó là ông Barack Obama để tranh suất ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Bill Clinton đã quyết liệt vận động cho vợ.
Có lúc ông thậm chí chế nhạo việc ông Obama chống lại cuộc chiến Iraq là “câu chuyện cổ tích vĩ đại nhất mà tôi từng thấy”, theo AFP.
Khi Bill Clinton bị báo chí phê phán là thiếu tôn trọng ứng viên da đen, ông thực sự nổi đóa, đối đầu với báo giới trong một loạt serie các bài diễn thuyết sau đó. Những người ủng hộ cũng bác bỏ cáo buộc phân biệt chủng tộc chống lại Clinton, tuy nhiên cùng lúc chỉ trích sự phản ứng thái quá của ông là phản tác dụng,
Daily Beast dẫn lời Matt Bennett - đảng viên Dân chủ từng làm việc trong Nhà Trắng dưới thời ông Clinton - nhận xét: “Ông ấy hành xử như một ông chồng khi thấy vợ bị công kích chứ không phải giống một nhà chiến thuật chính trị hay một cựu tổng thống”.
Một mối nguy hiểm khác nữa là sự nổi trội quá mức của ông Clinton nhiều lúc vô tình đẩy ông vào thế… chiếm diễn đàn của vợ. Điều này từng xảy ra hồi năm ngoái ở Iowa, Mỹ, khi cả hai ông bà đều phát biểu tại một sự kiện của đảng Dân chủ. Ngài cựu tổng thống nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý trong khi ông chỉ muốn vào vai “diễn viên phụ”.
Tư vấn trong hậu trường
Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ - Kỳ 1: Bill Clinton ngồi nhà ra trận - ảnh 2
Mọi sự xuất hiện của Bill Clinton sẽ phải được cân nhắc kỹ lưỡng - Ảnh: Reuters

Có lẽ rút kinh nghiệm từ những gì đã xảy ra, trong lần này, bà Hillary Clinton sẽ một mình đi vận động tranh cử, ít ra là trong giai đoạn đầu, khi các cuộc vận động được tổ chức với quy mô nhỏ.
Vị cựu tổng thống nổi tiếng đã tiết lộ với tạp chí Town & Country rằng ông sẽ là “nhà tư vấn trong hậu trường” cho tới gần ngày bầu cử.
“Cả tôi và Hillary đều cho rằng bà ấy sẽ đi ra ngoài đó như thể bà chưa từng tranh cử lần nào và thiết lập quan hệ với cử tri”, ông Bill Clinton nói.
Giới phân tích nhận định chỉ trừ trường hợp có “biến” dữ dội, ngài cựu tổng thống mới ra mặt nhảy vào cuộc chiến khi cuộc tranh cử nằm ở giai đoạn “đấu” bên trong nội bộ đảng Dân chủ. Ông được mong đợi sẽ hỗ trợ vợ từ phía sau ở giai đoạn này. Bản thân Clinton cũng đã tuyên bố sẽ dành hết năm nay để tập trung làm việc cho Quỹ Clinton của ông.
Ông Bill Clinton mà ra tay…
Nếu Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ - Kỳ 1: Bill Clinton ngồi nhà ra trận - ảnh 3
Khi cần, ông Bill Clinton có thể vận động cho bất kỳ ai, dù đó là đối thủ cũ của vợ ông - Ảnh: Reuters
Nhưng hẳn tình thế sẽ thay đổi một khi bà Hillary Clinton tranh được chiếc vé ứng viên tổng thống đại diện cho đảng Dân chủ. Lúc này, hẳn người đàn ông lắm tài hùng biện sẽ tha hồ “khoa trương miệng lưỡi” để đấu đá với ứng viên Cộng hòa.
Còn nhớ hồi năm 2012, khi Barack Obama tái đắc cử tổng thống, ông Bill Clinton đã đọc một bài diễn văn dài 50 phút làm phấn chấn lòng người, nhận được những tràng pháo tay vang dội không ngơi.
Không ai quên rằng cách đó 4 năm, ông Bill Clinton đã “dập” Obama tơi bời khi ông ta đấu tay đôi với vợ Bill Clinton.
Nhưng sự khôn ngoan sắc sảo, tài hùng biện nổi trội của ông Bill Clinton lại một lần nữa chứng minh điều mà nhiều người đã biết: Bill Clinton mà ra tay thì cực kỳ lợi hại. (còn tiếp)

Kiều Oanh

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á?

Nếu bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, đắc cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016, thì điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á?

(TNO) Tạp chí chuyên về châu Á - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu Á của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016.

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? - ảnh 1
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters

Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á.

Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: “Chính sách tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...”.

Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (Mỹ) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (sau này được gọi là “chiến lược tái cân bằng”).

Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ “xoay trục” và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao “tiên phong”.

“Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu” và “cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết”, bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy.

Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ thành 3 thành phần chính: “Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể”.

Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc “là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm” và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia.

Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về cáctranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu Á, theo The Diplomat.

Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận.

Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông”.

“Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quốc”, bà nói thêm.    

Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? - ảnh 2
Bà Hillary Clinton ký kết một thỏa thuận hợp tác với các ngoại trưởng khối ASEAN tại một sự kiện ở Hà Nội hồi tháng 7.2010 - Ảnh: Reuters

Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà “cho thấy chính quyền Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực”.   

Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu Á, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ.

“Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền”, nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố.

The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược “tái cân bằng” chẳng qua là để kiềm chế họ.

Vị tổng thống Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định.

“Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó”, The Diplomat bình luận.

“Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng”,The Diplomat kết luận.   

Hoàng U

Bà Clinton trở thành nữ ứng viên tổng thống Mỹ đầu tiên

Tổng thống Barack Obama hôm thứ ba gọi điện thoại chúc mừng bà Clinton đã giành đủ phiếu đại biểu để được đảng Dân chủ đề cử là ứng cử viên tổng thống. Ông cũng gọi điện thoại cám ơn Thượng nghị sĩ Sanders đã động viên hàng triệu người Mỹ và thu hút sự chú ý đối với như vấn đề như đấu tranh chống lại bất bình đẳng kinh tế.

Bà Clinton tối qua đã gặp gỡ những người ủng hộ tại Brooklyn, New York, sau khi giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại South Dakota, New Mexico và New Jersey.

“Nhờ các bạn mà chúng ta đã đạt tới một dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước chúng ta, là một phụ nữ sẽ là ứng cử viên của một đảng lớn. Chiến thắng tối nay không phải thuộc về một người, nó thuộc về các thế hệ nam, nữ đã tranh đấu, hy sinh và tạo ra thời khắc này”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea [NEW]
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi [NEW]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 513 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 442 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 394 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 375 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 369 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 319 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 312 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 281 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 277 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 269 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.