Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 24720857

 
Khoa học kỹ thuật 29.03.2024 01:30
Thêm những bằng chứng HCM là người Tàu khát máu giết hàng triệu dân Việt
11.02.2019 21:31

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần I)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Mây mù vần vũ, ma quái bí ẩn, mờ mờ ảo ảo bao quanh thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực, tiền bạc, công sức của giới sử gia thế giới tự do và thế giới cộng sản. Giới sử gia tự do vì hiếu kỳ muốn giải mã huyền thoại Hồ Chí Minh, muốn phủi bỏ lớp sơn hào nhoáng bên ngoài để biết sự thật Hồ Chí Minh. Giới sử gia cộng sản thì ngược lại, họ cố tình bóp méo sự thật, cố tung hỏa mù, cố thêu dệt nhào nặn nên huyền thoại giả tạo để biến Hồ thành “thánh”cho dân Việt mê muội tôn thờ bái lạy tên cộng sản quốc tế gian manh, độc ác.

Riêng người Việt Nam, ngoài bộ máy tuyên giáo trả lương cho bồi bút vẽ hình, tạc tượng thổi phồng cho Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại, còn có một bộ phận không nhỏ, đủ mọi thành phần xã hội không cộng sản, từ bình dân đến trí thức, từ nhà khoa học đến không khoa học, từ nhà sử học đến không phải nhà sử học cùng nhau đi tìm sự thật để biết lý do nào, động cơ nào thúc đẩy Hồ chí Minh tàn bạo đến độ man rợ như loài thú hoang dã đối với dân tộc Việt Nam? 

Giờ đã rõ, ai cũng biết sự tàn bạo, man rợ của Hồ tựu trung vào những vụ việc cụ thể như: Hồ dạy tố điêu, dạy cách giết người bằng cách chôn sống chừa lại cái đầu cho trâu cày trong cải cách ruộng đất; Hồ dạy xỏ xâu, đập đầu xô xuống mồ chôn tập thể ở Huế năm Mậu Thân 68; Hồ dạy giết người vắt cài cáo trạng điêu trên ngực áo và giết người mổ bụng cắt đôi bao tử, thả trôi sông cho xác người chìm xuống... 

Tìm hiểu sự khát máu giết người không gớm tay của Hồ, người ta mới phát hiện thêm nhiều bí ẩn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh và biết đuợc hình ảnh thật của Hồ hoàn toàn khác với những gì sách báo, tài liệu, loa đài phổ biến, giảng dạy trong các cở sở, hệ thống giáo dục của đảng, nhà nước cộng sản việt Nam. Qua đó người ta mới biết tài năng xuất chúng, xuất quỷ nhập thần, sự nghiệp cách mạng “vĩ đại” của Hồ, chỉ là do bộ máy tuyên giáo cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế thêu dệt, hư cấu chứ sự thật là Hồ trần trụi chẳng có gì... 

Cũng từ việc tìm hiểu sự thật Hồ Chí Minh người ta mới biết, Hồ không chỉ tàn bạo với kẻ thù mà Hồ còn tàn độc với những người yêu nước tinh hoa của dân tộc Việt Nam và Hồ độc ác luôn cả với những đồng chí đồng cam cộng khổ của Hồ. Từ sự dã man khát máu, giết người bừa bãi, tạo động lực cho những người quan tâm ra sức sục sạo trong đống tư liệu tìm thấy bức thơ của Hồ gởi quốc tế nông dân đòi tiền lương mới biết là Hồ hoạt động cho quốc tế cộng sản và chiêu bài vì dân vì nước... cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân... chỉ là bức màn nhung êm ái, che chắn cho tên tay sai ngoại hạng Hồ Chí Minh tàn phá đất nước Việt Nam. 

Một phần tư thế kỷ sau ngày Hồ chết cho đến những năm cuối thế kỷ XX bước sang vài năm đầu của thế kỷ XXI cũng chưa ai phá vỡ được hào quang giả tạo bao quanh huyền thoại Hồ Chí Minh. Những người biết sự thật Hồ Chí Minh chỉ là số nhỏ không đủ bằng chứng, lý chứng, không lan tỏa đủ để làm thay đổi quan điểm của đại bộ phận người Việt từ bình dân đến trí thức bị tẩy não, nhồi sọ hiểu lệch lạc, hiểu không đúng về sự thật Hồ Chí Minh. 

Sự thật Hồ Chí Minh bị tuyên truyền của loa đài tuyên giáo át tiếng trong một thời gian dài, mãi cho đến khi kỹ thuật tin học ra đời, thông tin bùng nổ, các trang mạng xã hội nở rộ và nhiều tài liệu lịch sử được bạch hóa với số lượng lớn đã đánh bạt luận điệu tuyên truyền bịp bợm dối trá về Hồ Chí Minh. Tuy thế vẫn phải công nhận là cũng không có nhiều người biết đầy đủ sự thật Hồ Chí Minh và mỗi người mỗi nhóm chỉ thấy một phần sự thật Hồ Chí Minh. Rồi từng mảnh riêng rẽ được ráp nối lại làm thành bức tranh sự thật Hồ Chí Minh đẫm đầy máu, nước mắt của dân tộc Việt Nam. 

Ngoài kho tài liệu của cộng sản viết về Hồ Chí Minh còn có nhiều tài liệu, sách báo của những người không cộng sản nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ nhiều góc cạnh để hình thành bản đúc kết tương đối gần với sự thật Hồ Chí Minh nhất. 

Những tác phẩm gây tiếng vang, tạo sóng dư luận xã hội về sự thật Hồ Chí Minh có khá nhiều. Trong số đó có cuốn “Hồ Chí Minh: A Life” của sử gia người Hoa Kỳ William J. Duiker, và cuốn “Hồ Chí Minh: The Missing Years, 1919-1941” của nữ sử gia ngưòi Anh, Sophie Quinn-Judge. Thế nhưng cuốn sách gây sự chú ý, tạo sóng dư luận đình đám nhất là cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. 

Cuốn sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” với nhiều tư liệu lịch sử chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương người Hẹ nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc đã chết ở nhà tù Hongkong năm 1932 vì bệnh lao phổi, một loại bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị vào thời bấy giờ. 

Điều lạ lùng là Tàu Cộng lẫn Việt Cộng đều im lặng không lên tiếng về sự kiện Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc gây xôn xao dư luận. Cuốn sách “Hồ Chí minh Sinh Bình Khảo” đã tạo ra làn sóng của hai phe bênh lẫn chống luận điểm Hồ Chí Minh giả của Hồ Tuấn Hùng. 

Để cũng cố luận điểm Hồ Chí Minh giả, phe bênh Hồ Tuấn Hùng đưa ra thêm bằng chứng về việc có người nhập vai đóng thế Hồ khá lý thú, rất thuyết phục, tập trung vào những điểm nổi bật sau đây: 

1) Hô Chí Minh là người đóng thế Nguyễn Ái Quốc vì Quốc chết do bệnh lao phổi trong trại tù ở Hongkong năm 1932, có báo đảng đưa tin và có cả làm lễ truy điệu. Điểm nghi ngờ này là rất có lý, rất thuyết phục vì thời đó chưa có thuốc đặc trị bệnh lao phổi. 

Vậy Hồ nhập vai Quốc là nghi ngờ có cơ sở khả tín? 

2) Theo lịch sử đảng đọc được, có nói Hồ giữ chức tổng biên tập của tờ Việt Nam Độc Lập từ năm 1941 -1945. Cùng thời gian đó, lại có một Hồ khác ở tù bên Tàu năm 1942-1943, sáng tác thơ Nhật Ký Trong Tù bằng tiếng Tàu. 

Vậy, Hồ nào viết báo liên tục cho Việt Nam Độc Lập và Hồ nào ở tù viết Nhật Ký Trong Tù và sự thật thì là có bao nhiêu đứa tình báo quốc tế nhập vai Hồ Chí Minh? 

3) Theo tình báo Pháp thì Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) cao 1,65m và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) cao 1,75m. Theo lẽ thường thì người già sẽ teo nhỏ lại, lùn xuống nhưng Hồ Chí Minh về già lại trổ mã cao lên cả tấc là không bình thường? Vậy chiều cao thay đổi của Hồ có hợp lý không? 

4) Nhìn vào hình chụp Hồ Chí Minh cầm bút viết thì giống người cầm bút lông viết chữ Tàu chứ không giống người cầm bút máy viết chữ Latin? Cũng như chữ viết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) gởi đơn xin đi học trường thuộc địa rất đẹp và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc, chữ như gà bới, sai chính tả tét tòe loe, lại bôi xóa như bản nháp của học trò tập làm văn. 

Vậy nghi ngờ có người “nhập vai” đóng thế Hồ có cơ sở hợp lý không? 

5) Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 qua lời phát biểu của Hồ Chí Minh trong một buổi sinh hoạt nội bộ đã chỉ ra Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh là hai người khác nhau: “... trong 7,8 đại biểu ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh... ” 

Vậy lời phát biểu của Hồ Chí Minh nói lên điều gì về thân thế của Hồ với Nguyễn Ái Quốc? 

6) Hồ Chí Minh chỉ nhận vơ mình là Nguyễn Ái Quốc khi các đồng chí của Hồ, những người hoạt động cách mạng biết rõ Hồ lúc hoạt động ở bên Pháp, ở bên Nga, ở bên Tàu, ở Việt Nam. Kể cả thân nhân giòng tộc “Nguyễn Sinh..” bị Hồ “thanh toán” bằng cách mượn tay kẻ thù tiêu diệt hoặc bị các chứng bệnh lạ không thuốc trị hay bị chết bất đắc kỳ tử? 

Vậy việc ám sát, thủ tiêu giết người diệt khẩu đã phần nào xác định Hồ là ai? 

7) Liệu một Nguyễn Ái Quốc viết văn, viết báo tiếng tăm vang dội với hàng ngàn bài viết đủ thể loại, đã từng dạy học trung học đến lúc làm chủ tịch nước mang danh Hồ Chí Minh lại viết di chúc sai chính tả, gạch xóa tùm lum và đầy ký hiệu phiên âm không có trong tự điển tiếng Việt là f, z, j, w như fương fáp, zũng, jì đó, trung wơng, tự zo... kể cũng lạ? 


Với thành tích chữ Việt như thế, có thể tin Hồ là nguời Việt được không? 

8) Ngày càng có nhiều hình ảnh bí mật của Hồ Chí Minh chụp chung thân thiện hơn mức bình thường với gia đình vợ con của các lãnh đạo Trung Cộng “rò rỉ” trên các trang mạng xã hội. Điều đó càng củng cố cho giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc có thêm cơ sở thuyết phục hơn. 


Những hình ảnh như thế này chỉ trong kho tài liệu của Trung Cộng mới có thôi. 

9) Học giả Hồ Tuấn Hùng trong công trình biên khảo “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương người Hẹ. Nếu ông Hồ Tuấn Hùng bịa đặt, vu khống, nói sai sự thật tại sao đảng, nhà nước Việt nam không kiện ra tòa để bảo vệ thanh danh cho bác Hồ của họ? 

Vậy có phải đảng, nhà nước không dám há miệng vì há miệng mắc quai không? 

10) Nguyễn Tất Thành được loa đảng xuống tàu làm bồi tây để tìm đường cứu nước và vì lý do an toàn, bảo vệ bí mật phải lấy nhiều bí danh để hoạt động cách mạng. Thế nhưng khi “công thành danh toại” Nguyễn Tất Thành không lấy lại tên thật để làm rạng danh giòng tộc Nguyễn Sinh mà lại lấy họ Hồ, là kẻ thông dâm với bà nội sinh ra cha của Nguyễn Tất Thành? 

Vậy, việc Nguyễn Tất Thành lấy họ ông nội ngoại hôn, gian dâm với bà nội của ông Nguyễn Tất Thành nghe xuôi tai nhưng có họp lý không? 

(Đón đọc phần II để nghe thấy lời phản bác học giả Hồ Tuấn Hùng về việc Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc.) 

12.02.2019


Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Phần III)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Phản bác luận điểm Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên kéo theo một số bồi bút hạng bét với văn ngôn đấu tố như các ông đội trong thời cải cách ruộng đất. Những ông đội vừa dốt, vừa ngu nhưng không hề biết mình ngu dốt mà gán ghép dốt ngu cho những người chỉ ra những điểm bất thường, ngập tràn sắc thái thần bí đến độ hàm hồ, nhảm nhí của nhân vật tăm tiếng nhiều tai tiếng Hồ Chí Minh. 

Cụ thể khi người ta đặt nghi vấn tại sao Hồ lấy bút danh Trần Dân Tiên viết sách ca tụng gọi là bác Hồ mà không gọi là bác Minh? Cũng như tại sao Hồ mở mồm ra là nói kiêng khem đàn bà để toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc đất nước Việt Nam nhưng trên cương vị làm chủ tịch nước cho đến chết không ai thấy Hồ mặc quốc phục và đến lúc chết lại đòi nghe nhạc Tàu mà không đòi nghe nhạc Việt?...

Những điểm vừa kể chỉ là nghi vấn để mọi người chú ý, tìm hiểu nguồn gốc Hồ đích thực là ai trong nhiều điểm bất thường khác của Hồ như: 

- Cầm bút máy viết chữ Latin như cầm bút lông vẽ chữ Tàu?

- Chiều cao của Hồ Chí Minh lúc hoạt động ở Pháp, ở Nga, ở Tàu cho đến thời điểm năm 1932 là cao chừng 1,65m nhưng đến khi làm chủ tịch nước lại nhổ giò cao đến tầm 1,75m? 

- Hồ được ca là thông thạo 29 thứ tiếng, là nhà văn hóa đại tài, viết hàng ngàn bài văn, bài thơ, bài báo mà viết di chúc phải mất gần 5 năm lại sai chính tả, gạch xóa sửa chữa như em bé tập làm văn?...

Ông Hồ cầm bút lông vẽ tên hay ký tên?

Những điểm nghi ngờ, so sánh Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh, tương đối tương đồng với luận điểm, lý chứng Hồ-Quốc là hai người khác nhau như lập luận trong cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Học giả Hồ Tuấn Hùng. 

Những khác biệt kể trên khá thuyết phục nhưng vẫn có một số cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ phùng mang trợn mắt văng tục như các ông đội thời cải cách của Hồ, như hồng vệ binh thời trăm hoa đua nở của Mao đối với ai đặt vấn đề, đưa ra dấu hiệu khả nghi là Hồ đóng giả Quốc! 

Một số nghi vấn đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh không xưng là bác Minh mà xưng là bác Hồ? Tại sao bác cầm bút máy giống cầm bút lông vẽ chữ Tàu? Suốt đời làm chủ tịch chỉ có ăn mặc theo kiểu truyền thống Tàu? Bản văn di chúc dù gạch xóa nát nước gần 5 năm vẫn không che được văn ngôn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt?... 

Tất cả dấu hiệu của Hồ thể hiện ra bên ngoài rất có khả năng Hồ không phải là người Việt nhưng các tên bồi bút, trí nô hạng bét cố lý luận, diễn giải theo cách công nông cộng sản như: 

“Sở dĩ như thế là vì bác đi nhiều... bác đi Tây đi Tàu, sống ở Tây Tàu lâu năm nên “nhiễm” văn hóa Tây Tàu, “nhiễm” cách ứng xử, ăn mặc, viết lách và kể cả việc gọi họ thay tên như các ông lãnh đạo các nước Nga, Tàu, Anh, Pháp, Mỹ, Úc chỉ gọi họ chứ không kêu tên...”

Rồi hùng hổ văng tục, mắng ngu cho những ai thắc mắc với các hành tung khác thường của Hồ Chí Minh!

Riêng về về chuyện Hồ Chí Minh tạng người tương đối thấp bé cao chừng 1,65m lúc trẻ, tự dưng về già nhổ giò cao tầm 1,75m được những tên cuồng Hồ bảo là báo lề dân bịa đặt về chiều cao để nói xấu bác, nói xấu đảng, thậm chí là nói xấu đất nước, nói xấu dân tộc! Những đứa cuồng Hồ khác thì cắt nghĩa đùi:

“Trông thấy bác cao là do góc độ máy ảnh, do vị trí bác đứng chụp ảnh, cụ thể hơn là do bác đứng ở vị trí cao, đứng trên bậc tam cấp so với những người đứng chụp hình chung với bác!”(sic)


Phạm Văn Đồng cao 1,75m, Nguyễn Ái Quốc cao chừng 1,62m. Ông Hồ này là ai mà có chiều cao không thua kém bao nhiêu so với ông PVĐ?

Thật ra phản bác của các đứa cháu ngoan loại này nhằm chữa cháy cho “nghi án” Hồ giả chỉ giúp cho đám mù đảng, cuồng Hồ giữ vững niềm tin tưởng mù quáng vào bác Hồ kính yêu của chúng không có ai nhập vai đóng thế chứ không ảnh hưởng tới những người Việt Nam không cộng sản về giả thuyết Hồ giả Nguyễn Ái Quốc là có thật. 

Ngoài phản bác của ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và đám mù đảng, cuồng Hồ nói nhảm, tán linh tinh lang tang dưới tầm trí tuệ như vừa kể. Còn có các bài phản biện của hai ông Nguyễn Duy Chính, Phạm Đình Lân tương đối nghiêm chỉnh, có vẻ bài bản khoa học. 

Bài phản biện của Nguyễn Duy Chính có tựa đề “Nhận Xét Về Cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” khá nhiều chữ nhưng không chuyên chở nhiều nghĩa và không thoát ra khỏi cái khung phản biện của ông Bùi Tín mang nội dung chính yếu như sau:

“...Thực ra, chi tiết nhân vật Nguyễn Ái Quốc chết từ năm 1932 rồi còn sống quay trở lại chính trường đã được nhiều người nhắc đến, chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ. 

Trong suốt quyển sách, rất tiếc tác giả không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh giả thuyết ông Hồ Chí Minh sau này chỉ là một người Trung Hoa được nguỵ trang. 

Tối thiểu tác giả cũng phải trưng ra một số hình ảnh của ông Hồ Tập Chương hồi trẻ để chúng ta so sánh với ông Hồ Chí Minh sau này nếu muốn tin rằng đó chỉ là một người, ngược lại ông chỉ sao chụp những hình ảnh trong các sách vở mà hầu hết chúng ta quen thuộc. 

Trong suốt cuộc đời chính trị, Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết... 

...Chính vì không có được những chứng cớ cụ thể hơn để củng cố cái “tin đồn của ông bán thịt lợn”, Hồ Tuấn Hùng dùng phương pháp lý luận dựa trên những tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh để chứng minh rằng Hồ Chí Minh sau này là một người Trung Hoa, không phải người Việt. 

Ông cũng không đưa ra được một chi tiết nào khả tín khi khẳng định rằng hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đã đồng tình thực hiện âm mưu này mà Liên Xô không hay biết...” 

Luận điểm của Nguyễn Duy Chính phản bác giả thuyết Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Hồ Tuấn Hùng thực sự không thuyết phục hơn lý luận phản biện của ông Bùi Tín. 

Bài viết của Nguyễn Duy Chính chỉ khác ở văn ngôn chứ nội dung độ chừng có 10% cố cắm vào phê phán tiểu tiết thúc đẩy ông Hồ Tuấn Hùng bắt tay vào việc tìm kiếm, nghiên cứu sự thật Hồ Chí Minh ở câu “tin đồn của ông bán thịt lợn.” Lập luận đó không thuyết phục hơn luận chứng, lý chứng, bằng chứng, tài liệu của Hồ Tuấn Hùng chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương đóng thế Nguyễn Ái Quốc chết ở trong tù Hongkong năm 1932.

Công tâm mà nói, những ai đọc sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo đều nhận ra câu “...Tin đồn của ông bán thịt lợn... tin đồn của ông thương gia Đài Loan...” không phải là cơ sở khoa học để ông Hồ Tuấn Hùng nghiên cứu trình bày luận chứng, dẫn chứng tài liệu chứng minh Hồ giả trong tập sách Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo. Tin đồn của ông bán thịt lợn, của ông thương gia Đài Loan trong phần dẫn nhập cho đề tài nghiên cứu của ông Hồ Tuấn Hùng, chỉ là động lực để ông cất công đi tìm sự thật lịch sử đã bị sử gia cộng sản bôi đen, bóp méo để không ai nhận ra có tình báo cộng sản quốc tế nhập vai Nguyễn Ái Quốc.

Ông Nguyễn Duy Chính phản bác phê phán tập sách Hồ Chí Minh với giọng văn dè bỉu, mỉa mai chê bai dù rằng ông biết để thực hiện tác phẩm, Hồ Tuấn Hùng sử dụng chủ yếu các tài liệu viết bằng tiếng Anh, Hoa, Nhật cùng với một số tài liệu của đảng, nhà nước csVN xuất bản ở trong nước VN. Còn ông Nguyễn Duy Chính chẳng có nguồn tài liệu nào khả tín để hổ trợ cho luận điểm chống lại giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, ngoài lý lẽ hơi cảm tính kém thuyết phục rằng thì là...

“...Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ... Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...”

Những luận điểm của ông Nguyễn Duy Chính như vừa nêu có đoạn: "Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945."Có vẽ khoa học nhưng lại không có nguồn dẫn. Thật sự thì lập luận của ông Phạm Duy Chính chỉ nhiều chữ hơn phản bác Hồ giả của ông Bùi Tín nhưng không hề thuyết phục hơn lập luận của ông Bùi Tín. 

Về bài phản biện “Hồ Chí Minh: Người Việt Hay Người Tàu?” của Phạm Đình Lân nội dung giống với lý luận của ông Vũ Thư Hiên nhưng giọng văn có nhẹ nhàng êm ái hơn và lý lẽ phản bác của Phạm Đình Lân chỉ nhằm vào mục đích kiên quyết phủ nhận bất cứ bằng chứng nào nghi ngờ Hồ giả, kể cả giả vờ lớn tiếng tố cáo tội ác, lầm lỗi của Hồ để cho người đọc tin là Hồ giả là chuyện tầm phào như kết luận của ông Vũ Thư Hiên. 

Kết luận phản bác Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Phạm Đình Lân có nội dung như sau:

“...Có thể tôi sai lầm vì không tin có một Hồ Tập Chương đóng kịch giả Hồ Chí Minh gần 40 năm dài. Lý trí tầm thường của tôi cho thấy một nước lớn, giàu, mạnh chinh phục một quốc gia nhỏ bé bằng nhiều cách, kể cả những chuyện cường điệu hoang đường. Theo sự mô tả Hồ Tập Chương là một người siêu phàm, nhưng siêu phàm cách mấy ông cũng thất bại vì không ai biến GIẢ thành THẬT và biến THẬT thành GIẢ gần 40 năm khắp thiên hạ được. Đó là một hoang tưởng.

Dù Hồ Chí Minh không phải là Hồ Tập Chương, ông mang thân xác Việt nhưng tâm hồn Nga. Ông được Liên Sô huấn luyện và trả lương. Ông phải phục vụ cho nước Nga. Ông phục dịch cho Borodin ở Quảng Châu năm 1925. Năm 1927 ông chạy về Moscow để tránh sự đàn áp của quân Tưởng Giới Thạch. Năm 1933 khi thoát khỏi bịnh viện ngục thất Hong Kong, ông tìm đường chạy về Moscow. Vì lợi ích của đế quốc Liên Sô ông gây đổ vỡ cho đất nước Việt Nam, phân ly và chia rẽ dân tộc bằng chủ nghĩa Cộng Sản, sự triệt tiêu và miệt thị trí thức, chiến tranh tang tóc trên quê hương suốt một phần ba thế kỷ XX. Những người Cộng Sản hậu duệ của ông tôn sùng "tư tưởng Hồ Chí Minh", tiếp nối con đường do ông vạch ra bằng thân xác Việt Nam với hồn ngoại quốc, hay nói rõ hơn, bây giờ là xác Việt nhưng hồn Tàu vì Liên Sô không còn nữa...”

Toàn bộ bài phản biện của Phạm Đình Lân được xây dựng trên tư liệu lịch sử, biên niên sử của tuyên giáo đảng cộng sản viết về Hồ Chí Minh, nhưng có thêm thắt “dã sử ngoại truyện” chưa được Trần Dân Tiên kể trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” để cố chứng minh Hồ Chí Minh là người Tàu giả người Việt là không thể, là hoang đường thần thoại... như chính cuộc đời kỳ bí thần thoại do quốc tế cộng sản, Việt Nam cộng sản nhào nặn, hư cấu cho Hồ Chí Minh. 

Hồ Chí Minh: "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi"

Trần Việt Bắc
 

Hồ Chí Minh là một nhân vật đầy bí ẩn, rất ít ai biết sự thật về người này, nhưng năm 2008, một tác giả ở Đài Loan là ông Hồ Tuấn Hùng (胡俊熊) đã xuất bản sách có tựa đề "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" (胡志明生平考 - (1"Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh") do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hoá ở Đài Loan ấn hành. Sách này đã gây xôn xao trong dư luận, đặc biệt là từ khi dịch giả Thái Văn đã dịch sang tiếng Việt, vì chủ đề của sách này nói: Hồ Chí Minh từ năm 1933 về sau không phải là Nguyễn Ái Quốc, mà ông là một người Đài Loan gốc Hẹ (Hakka) hay Khách Gia là Hồ Tập Chương (Hu Ji Zhang 胡集璋), quê ở Đài Loan, huyện Miêu Lật, thôn Đồng La (2), lấy tên là Hồ Chí Minh và trở thành nhân vật số một của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tác giả Hồ Tuấn Hùng (HTH) đã nêu lên khá nhiều chi tiết về Nguyễn Ái Quốc trước năm 1933, sau đó là về Hồ Chí Minh, người đã được ông cố chứng minh là Hồ Tập Chương. Tác giả đã nêu lên những chi tiết như hoạt động về chính trị, diện mạo, cuộc sống tình ái, bút tích, khả năng ngoại ngữ, cách viết, v.v... của hai nhân vật Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương. Điều này đã có khá nhiều bài viết của những tác giả người Việt và rất nhiều lời bình phẩm trên các diễn đàn. Trong khi đó chính quyền Cộng Sản vẫn im hơi lặng tiếng. 

Một phát giác của ông Hồ Tuấn Hùng đã làm chính tác giả phải "nhảy dựng" lên, người viết bài này chưa thấy ai bàn tới điều này (qua những bài viết đã đọc), đó là câu viết của chính Hồ Chí Minh, dưới bút danh Trần Thắng Lợi trong bài "Đảng ta", năm 1949. Có lẽ vì "vô tình" (?) nên Hồ Chí Minh đã viết câu: "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi" ("Nguyễn Ái Quốc đồng chí hòa ngã" trong "Hồ Chí Minh sinh bình khảo"). Câu này đã xác định rõ: Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, hai người không phải là một như ông ta tự nhận, mà là hai người khác nhau?

Câu viết này đã tạo nên phản ứng ngầm một cách gián tiếp của đảng và nhà nước Cộng Sản, mà người viết sẽ trình bày thêm trong phần sau. Vậy nếu Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc thì ông ta là ai? Là Hồ Tập Chương như tác giả Hồ Tuấn Hùng đã viết? Chúng ta sẽ cố tìm hiểu thêm qua những nhận định trong sách "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" của tác giả này.

A- Lời tự khai của Hồ Chí Minh

1- "Lạy ông tôi ở bụi này"?

Trong tiểu đề "Cùng lên vũ đài, một ẩn một hiện" (3) của dịch giả Thái Văn:

"Tháng giêng năm 1949, tạp chí "Sinh hoạt nội bộ" kỳ thứ 13 của Việt Nam có đăng tải một bài viết nhan đề "Đảng ta" do Hồ Chí Minh viết dưới bút danh Trần Thắng Lợi. Nhà xuất bản Chính trị Quôc gia đã đưa "Đảng ta" vào "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 5, trang 547. Trong "Đảng ta" có một đoạn nói rất rõ ràng như sau:  

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám...

(Tác giả nhận định, nguyên văn "Tản Anh" là viết tắt của Lê Tản Anh. Hồi ký cách mạng "Giọt nước trong biển cả" của Hoàng Văn Hoan, trang 4 có đoạn viết về Lê Tản Anh là thành viên sáng lập nhóm "Tâm tâm xã").

Đọc đến đoạn văn xác thực này, tôi như muốn nhảy dựng lên. Tại làm sao mà trong một tập san chính thức của nhà nước lại xuất hiện câu văn: "đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi". Câu văn này há chẳng khẳng định, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau đó sao? Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng tham gia tổ chức Hội nghị Hương Cảng? Lúc mới đọc, tôi cho rằng có sự nhầm lẫn khi viết, sau đó đọc đi đọc lại nhiều lần, rà soát cẩn thận từng chữ, và đi đến kết luận là hoàn toàn không có chuyện nhầm lẫn làm tôi đặc biệt quan tâm" (HTH).

Qua đoạn văn này chúng ta thấy rõ là Hồ Chí Minh đã tự nhận ông ta là một người khác với Nguyễn Ái Quốc.

Tuy nhiên những gì người Cộng Sản nói thì chúng ta cần phải kiểm chứng lại một cách cẩn thận, vì theo như trong sách của ông Hoàng Văn Chí (4)  "Từ thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam" (5), thì ông Hồ nhiều lần đã nói ông không phải là Nguyễn Ái Quốc:

"Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu.  

Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng "khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam".  

Khi nghe tin đồn này, sở Mật thám Pháp đã lập tức lục lại hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc. Theo hồ sơ chính thức thì Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kông năm 1933. Khi đem so sánh bức ảnh đã phai nhạt của Nguyễn Ái Quốc với những tấm ảnh của ông Hồ bán đầy đường Hà Nội, sở Mật thám Pháp mới biết họ Nguyễn vẫn còn sống, và sau 10 năm ẩn náu trong bóng tối đã trở lại chính trường dưới cái tên Hồ Chí Minh. Các chuyên viên sở Mật thám Pháp quyết đoán Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc mặc dầu sau 20 năm gian khổ, vóc dáng và nét mặt họ Nguyễn có thay đổi rất nhiều. Bằng cớ là vành tai phải của hai bức ảnh đều nhọn, trong khi tai bên trái vẫn đều đặn. Nhưng ông Hồ cứ chối, nói rằng mình không phải là Nguyễn Ái QuốcNgay cả khi tướng Salan, đại diện Pháp dự cuộc đàm phán năm 1946, hỏi thẳng vào mặt ông Hồ, ông vẫn một mực chối cãi 

Riêng đối với người Việt thì ông Hồ không chối thẳng nhưng cứ trả lời loanh quanh. Thí dụ như trong năm 1946, ông đáp tầu Dumont D'Urville trở về Hải Phòng sau hội nghị Fontainebleau. Cùng đi trên chuyến tàu này có bốn chuyên gia Việt Nam mà ông Hồ đón từ Paris về nước. Một trong bốn ông là ông Võ Quý Huân, có hỏi ông Hồ: "Thưa chủ tịch, chủ tịch có biết ông Nguyễn Ái Quốc hiện nay ở đâu không ạ?" Ông Hồ chỉ mỉm cười và đáp: "Chú tìm ông ấy mà hỏi, tôi đâu biết".  

Không những ông Hồ chỉ giữ kín lý lịch của ông mà đến quê quán gốc tích của ông, ông cũng hết sức bí mật. Trong một bản danh sách ứng cử quốc hội năm 1946, ông khai sinh quán ở Hà Tĩnh; nhưng hiện nay ai cũng biết rõ ông sinh quán ở Nghệ An. Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Tạp chí Tranh ảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Việt Nam Thông tấn xã (Bắc Việt) ấn hành, trong số tháng 8 năm 1960, có đăng bức ảnh Nguyễn Ái Quốc với dòng chữ chú thích "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) năm 30 tuổi, đang bôn ba hoạt động ở hải ngoại".  

Mặc dầu lý lịch của ông Hồ đã được xác định rõ rệt, thế giới tự do vẫn không biết mấy về con người kỳ lạ ấy, và phần lớn những hoạt động của ông Hồ vẫn chỉ có Đệ Tam Quốc tế biết rõ mà thôi. Tất cả những điều ghi chép về ông Hồ chỉ là dựa vào tập hồ sơ mong manh của mật thám Pháp, Anh và những lời thuật lại của một vài người đã có dịp gặp ông.  

Vì thế muốn biết Hồ Chí Minh là ai chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa. Riêng về vấn đề hình chân dung của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, người viết không dám lạm bàn vì đã có khá nhiều bài viết với những hình ảnh này.

2 - Bảy hay tám đại biểu tại hội nghị Cộng Sản Việt Nam năm 1930?  

Trong bản dịch của dịch giả Thái Văn, câu: "Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi" khác với nguyên bản về số đại biểu, nguyên văn theo phiên âm Hán Nôm: "Tại trường đích thất vị đại biểu trung, trừ liễu Nguyễn Ái Quốc đồng chí hoà ngã" (6). Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại hội, hẳn là ông biết rõ có bao nhiêu đại biểu tham dự. Có lẽ dịch giả Thế Anh đã lấy từ bản chính "Hồ Chí Minh toàn tập", ấn hành năm 2000, dạng PDF, tập 5, trang 1015, trong bài "Đảng ta" của Trần Thắng Lợi, bút hiệu của Hồ Chí Minh: "Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám". Như thế tác giả Hồ Tuấn Hùng đã tham khảo sách "Hồ Chí Minh toàn tập" ở một lần xuất bản khác? Cũng tập 5, nhưng khác số trang là trang 547 thay vì 1015.

Tuy nhiên trong bản dịch, phần theo sau lại viết như nguyên bản:

"Chú thích (1): Bảy vị đại biểu tại Hội nghị gồm Hồ Tập Chương là phái viên liên lạc của Quốc tế Cộng Sản, đương nhiên đứng đầu danh sách, tuy nhiên tài liệu ghi chép danh sách không thể tìm thấy, có khả năng đã bị sửa chữa hoặc giấu đi. Chỉ biết, sau khi thành lập Đảng, có 7 (bảy) vị Ủy viên Trung ương. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử còn lại, bảy Ủy viên là: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Trịnh Đình Cửu, Lê Tản Anh, Trần Văn Cung, Lê Hồng Sơn và Hồ Tập Chương."

Tài liệu của Đảng Cộng Sản viết khác, bảy đại biểu (7) là Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), Hồ Tùng Mậu (1896-1951), Lê Hồng Sơn (1899-1933), Trịnh Đình Cửu (1906-1990), Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932), Nguyễn Thiệu (1903-1989) và Châu Văn Liêm (1902-1930).

Như thế thì cuộc họp này có thể gồm 8 đại biểu, và người thứ 8 này là Hồ Tập Chương?

Tại sao Hồ Chí Minh lại viết như thế? Theo như ông Hồ Tuấn Hùng thì năm 1949, khi viết bài "Đảng ta", ông Hồ vẫn chưa chính thức nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Tác giả HTH viết:

"Việc này trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker, trang 499 (8đã viết rất rõ ràng: "Sau hai mươi năm giấu giếm thân phận, hiện tại Hồ Chí Minh 67 tuổi, cuối cùng ông cũng thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, để rồi các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước ra sức ca ngợi ông như một người suốt đời hy sinh vì lý tưởng cách mạng, phục vụ tổ quốc". Tiếp đó, tác giả (nv: Duiker) lại viết: "Trước đây, Hồ Chí Minh chưa thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, vì vào năm 1946, khi triệu tập Hội nghị Quốc dân đại hội, Bộ trưởng Lao động Nguyễn Văn Thái có đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh là "công dân số một" của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"....

"Nếu quả thật Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc cùng là người Việt Nam, liệu còn có động tác giấu đầu hở đuôi "người công dân số một" này không?" (HTH).

3 - Phản ứng gián tiếp của nhà nước Cộng Sản

Câu viết của Hồ Chí Minh: "Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi," mà ông Hồ Tuấn Hùng nêu ra có lẽ đã làm Đảng Cộng Sản Việt Nam giật mình? Tháng 3 năm 2013, bài viết ""Đảng ta" ngày ấy - bây giờ" của Vũ Lân trong tạp chí Xây Dựng Đảng đã được phổ biến trên internet tại nhiều trang web khác nhau (9). Bài viết "Đảng ta" của Trần Thắng Lợi đã được nhắc lại, tuy nhiên đoạn văn:

"Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám...

đã bị loại bỏ và thay bằng hai ngoặc đơn với 4 chấm ở trong "(....)".

Điều này chứng tỏ "Đảng ta" biết là đã bị hố và sa lầy vì sự việc bưng bít và lừa dối bấy lâu đã lộ ra và không biết làm sao có thể cứu vãn ?!

images/tvb_hcmdongchi1.jpg

B- Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương?

Theo như tác giả Hồ Tuấn Hùng thì:

"1 - Vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là 2 trong số 7, 8 đại biểu sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

...

3 - Trước sau năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng làm việc ở Cục Phương Đông Thượng Hải thuộc Quốc tế Cộng Sản. Hai người thường qua lại Hương Cảng và Thượng Hải. Lúc ấy Hồ Chí Minh là phái viên của Cục Phương Đông Quốc tế Cộng Sản đến hoạt động ở Hương Cảng. Vậy thì người mang tên Hồ Chí Minh không phải Nguyễn Ái Quốc này là ai? Ông ta chính là phái viên Quốc tế Cộng Sản Hồ Tập Chương, thành viên tham gia Ban trù bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, được các yếu nhân của Trung cộng và Việt cộng hết sức giữ bí mật".

1- Sơ lược tiểu sử Nguyễn Ái Quốc (10)

Ghi chúTiểu sử này được viết theo sách "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" của ông Hồ Tuấn Hùng.

Nguyễn Ái Quốc là con của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (11) và bà Hoàng Thị Loan, là con thứ 3 trong 4 người con. Sinh ngày 19 (?) tháng 5 (?) năm 1890 (?) tại làng Kim Liên (gọi nôm na là làng Sen), xã Nam Liên (Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung (Công) sau đổi là Nguyễn Tất Thành.

Học chữ Hán từ năm 1900 đến 1904, học dự bị trường Quốc Học Huế từ 1905 đến 1908. Làm giáo viên trường tiểu học Dục Thanh ở tỉnh Phan Thiết.

Năm 1911 vào Sài Gòn, học nghề làm bếp, sau đó lên tàu Amiral Latouche Trevil làm phụ bếp với tên Văn Ba đi Singapore rồi sang Pháp. Đến Marseille năm 1913 sau đó đi Tây Phi, Bắc Mỹ.

Từ năm 1914 đến 1917, sống tạm ở Luân Đôn (London), học tiếng Anh, làm phụ bếp, rồi lại có việc trên tàu đi Nữu Ước (New York).

Cuối năm 1917, đến định cư tại Paris. Tại đây Nguyễn Tất Thành quen biết với các nhà cách mạng như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1919 quen biết với các chính khách Tả khuynh của Pháp, gia nhập đảng Xã Hội Pháp.

Năm 1920 gia nhập đảng Cộng Sản Pháp

Năm 1921, đảng Cộng Sản Pháp tuyên truyền phản đối Chủ nghĩa Thực dân. Nguyễn Ái Quốc bị mật thám theo dõi.

Tháng 6, năm 1923, đảng Cộng Sản Pháp gởi Nguyễn Ái sang Mạc Tư Khoa (Moscow) học về chủ thuyết Cộng sản, làm việc tại Cục Viễn Đông của Quốc Tế Cộng sản.

Tháng 6, năm 1924, tham gia Hội Nghị Cộng Sản quốc tế lần thứ 5 tại Mạc Tư Khoa (Moscow). Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông) lấy tên là Lý Thụy, làm phụ tá cho Mikhail Borodin là đại diện Quốc Tế Cộng Sản Trung Hoa. 

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc v tham gia tổ chức"Tâm Tâm xã" sau đổi thành "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội" ở Quảng Châu là tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Tế Cộng Sản.

Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc Dân đảng lần thứ II tại Quảng Châu.

Ngày 18 tháng 10 năm 1926, lấy Tăng Tuyết Minh ( Zheng Xue Ming 曾雪明) do Đặng Dĩnh Siêu là vợ của Chu Ân Lai và bà Thái Sướng giới thiệu và làm chứng.

Năm 1927, Quốc Dân đảng đàn áp đảng Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc sang Mạc Tư Khoa, rồi được cử đến Bỉ, Thũy Sĩ, Ý và Pháp. Từ giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc không có bất cứ liên lạc gì với Tăng Tuyết Minh.

Năm 1928, theo tàu của Nhật đi Bangkok, Thái Lan để vận động Việt Kiều tham gia Cộng Sản. Tại đây Nguyễn Ái Quốc lập "Xiêm La Cách Mạng Đồng Chí hội".

Năm 1929, tại Bangkok, Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao, ông phải ở lại đây để trị.

Đầu năm 1930, về lại Quảng Châu với tên Tống Văn Sơ, ngày 3 tháng 2 năm 1930, triệu tập đại hội thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 1931, làm đại biểu Quốc Tế Cộng Sản tại Hương Cảng. Chính quyền Anh hợp tác với Pháp, Nguyễn Ái Quốc bị bắt ngày 6 tháng 6 năm 1931 tại Hương Cảng. Được luật sư Loseby cứu, Nguyễn Ái Quốc được đưa đi Singapore nhưng nơi đây không nhận.

Năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bị dẫn độ trở lại Hương Cảng. Luật sư Loseby đưa vụ kiện này về Luân Đôn. Tòa án ở Luân Đôn ra phán quyết phóng thích và trục xuất Nguyễn Ái Quốc ra khỏi Hương Cảng. Luật sư Loseby nhờ Paul Draken đưa Nguyễn Ái Quốc bay đến sông Hoàng Phố, sau đó đồng chí đưa ông về Thượng Hải.

Gần cuối năm 1932, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Mạc Tư Khoa, bệnh lao phổi tái phát và ông đã chết trên đường đi.

Nguyễn Ái Quốc đã được nhóm học sinh Việt Nam tại Đại Học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa làm lễ truy điệu, có phái viên Quốc tế Cộng Sản đến chia buồn.

Sáu năm sau, năm 1938, Nguyễn Ái Quốc sẽ được thay thế bằng một nhân vật khác?

2- Hồ Tập Chương là ai?

Theo như tác giả Hồ Tuấn Hùng thì Hồ Tập Chương là người chú của ông, người Đài Loan, sinh ngày 11 tháng mười năm 1901 tại thôn Đồng La, huyện Miêu Lật, Đài Loan, thời Nhật đang chiếm đóng.

Cha là Hồ Dần Lượng, mẹ họ Lý, là người con thứ bảy trong 10 người con, học cả tiếng Hán lẫn tiếng Nhật. Đậu tốt nghiệp ưu hạng Đại học Công nghiệp Đài Bắc năm 20 tuổi. Từ năm 1922 đến 1928 về lại Miêu Lật làm nghề nấu rượu, bán thuốc đông y và sản xuất xì dầu. 

Năm 1926, kết hôn với Lâm Quế, sinh con gái đầu là Hồ Tố Mai năm 1928 và năm 1930 sinh người con trai không biết mặt cha là Hồ Thự Quang.

Năm 1929 Hồ Tập Chương đi Thượng Hải tham gia đảng Cộng Sản Trung Hoa và sau đó trở thành Phái Viên Quốc Tế Cộng Sản.

Cuối năm 1931, Hồ Tập Chương bị Quốc Dân Đảng bắt ở Quảng Châu, sau đó được thả.

Năm 1933, Hồ Tập Chương (với bí danh P.C. Lin) bị gọi về Mạc Tư Khoa vì bị nghi ngờ là theo Lý Lập Tam (12), P.C. Lin "chịu sự điều tra của tổ 3 người gồm Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và trùm đặc vụ Trung Quốc Khang Sinh" (13) và bị Khang Sinh đề nghị tử hình. Tuy nhiên P. C. Lin đã được Vera Vasilieva bảo trợ, vì thấy Hồ Tập Chương (P.C. Lin) có diện mạo khá giống Nguyễn Ái Quốc, cũng như có quá khứ tương tự, lại đã từng hoạt động chung nên đề nghị muốn "biến" ông này thành Nguyễn Ái Quốc, người đã bị chết vì bệnh lao năm 1932. Quốc Tế Cộng Sản đảng đồng ý, Hồ Tập Chương sau 5 năm huấn luyện đã biến thành Nguyễn Ái Quốc với bí danh Hồ Quang (14) và là Hồ Chí Minh sau này.

3- Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, không phải là Nguyễn Ái Quốc?

Tác giả sách "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" đã nêu ra những sự kiện để chứng minh về những nhận định này như sau:

a- Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương bị bắt là hai việc khác nhau?

Theo những dẫn chứng của ông Hồ Tuấn Hùng, việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt ngày 6 tháng 6 năm 1931 tại Hương Cảng và việc Hồ Tập Chương bị bắt mùa hè năm 1931 tại Quảng Châu là hai việc hoàn toàn khác nhau. Từ hai sự việc khác nhau này, chứng tỏ hai người là hai nhân vật khác nhau. Việc Nguyễn Ái Quốc bị chính phủ Anh bắt ở Hương Cảng, tin này đã được loan truyền rộng rãi qua báo chí. Việc xét xử qua chín phiên toà có tính cách công cộng, với phán quyết là việc trục xuất Nguyễn Ái Quốc.

Tuy nhiên việc Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu lại có tính cách bí mật: "Vì có liên quan đến vụ Noulens nên các thành viên của tổ chức "Công hội Thái Bình Dương" trực thuộc Quốc tế Cộng Sản, đều bị truy bắt, phải bỏ Thượng Hải chạy về Quảng Châu, cuối cùng Hồ Tập Chương bị đặc vụ Quốc dân đảng bắt được vào mùa hè năm 1931" (HTH). Vì thời điểm nên hai sự kiện này bị gom lại thành một, với sự che đậy của Trung Cộng người ngoài chỉ biết đến việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt.

Về việc Hồ Tập Chương bị bắt, ông Hồ Tuấn Hùng dẫn chứng bằng sự đối chiếu giữa ba nguồn khác nhau:

- Truyện "Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" của Lương Ích Tân.

- Truyện "Hồ Chí Minh" của Ngô Trọc Lưu. Trong truyện này ông Hồ Tuấn Hùng viết:

"Ngô Trọc Lưu miêu tả Hồ Chí Minh bị bắt giữ chính là Hồ Tập Chương. Biết tin này, người em ruột của ông là Hồ Tập Dưỡng đã thông báo cho gia tộc biết, đó chính là người đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, từng được truyền khẩu trong ký ức của gia đình chúng tôi" (HTH).

- "Đài Loan nhật nhật tân báo":

"Từ tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, Hồ Chí Minh đột nhiên mất tích nửa tháng, trong nửa tháng này, thật kỳ diệu, tôi tìm được trong "Đài Loan nhật nhật tân báo". Liên kết "Đài Loan Nhật nhật tân báo" với ngày tháng Hồ Chí Minh mất tích, tôi đã tìm được câu trả lời rõ ràng. "Đài Loan Nhật nhật tân báo" số ra ngày 12 tháng 11 năm 1938 có bài viết: "Thông dịch viên quân đội Nhật là Hồ Tập Chương, người gốc Đài Loan, đã trốn khỏi nhà ngục Nam Thạch Đầu, Hà Nam (Quảng Châu). Sau khi tạm trú tại bản doanh quân đội Nhật Ōta, ông được tuyển vào làm thông dịch cho quan chỉ huy Nhật Bản Quân khu Quảng Đông Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy" (HTH).

Từ những tham khảo trên, tác giả Hồ Tuấn Hùng đã đi đến kết luận Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.

b - Chuyện hôn nhân và tình ái của hai nhân vật Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh

Để chứng minh Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương, tác giả Hồ Tuần Hùng đã nêu lên những chi tiết về chuyện hôn nhân và tình ái của Hồ Chí Minh như sau:

- Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh

Tác giả Hồ Tuấn Hùng lúc này đã coi như Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau và Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, nên ông phân định khá rõ ràng về chuyện hôn nhân tình ái của hai nhân vật này:

"Trước hết, cần phân biệt chuyện hôn nhân tình ái của Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Ái Quốc với Nguyễn Thị Minh Khai khác với hôn nhân tình ái giữa Hồ Chí Minh với Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh với Nông Thị Xuân, Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" (HTH).

Về Nguyễn Ái Quốc, tác giả đã tham khảo qua một số tài liệu và được tóm lược như sau:

Năm 1923, theo như William J. Duiker Nguyễn Ái Quốc đã từng quen biết với một cô gái người Pháp là Bourdon Breiere và theo giáo sư Nguyễn Thế Anh cô này là Bourdon và tác giả đi đến kết luận đây chỉ là một người: Bourdon Breiere.

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với tên là Lý Thụy đã kết hôn với Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming曾雪明) do vợ của Chu Ân Lai là Đặng Dĩnh Siêu giới thiệu. Năm 1926 Tăng Tuyết Minh mang thai, nhưng đã bị hủy vì "mẹ Tăng Tuyết Minh là Lương Thị, sau khi biết việc này, sợ con gái sinh cháu bé sẽ theo chồng đi mất nên đã tìm mọi cách ép nàng phá thai" (HTH). Tác giả cho biết thêm là vợ ông là cháu và gọi bà Tăng Tuyết Minh là "cô Mười", bà là người theo Công Giáo.

"Vợ tôi, đối với Tăng Tuyết Minh thuộc hàng cháu, thường gọi bằng "cô Mười". Từ khi sinh ra đến lúc qua đời bà đều sống ở Quảng Châu, là tín đồ trung thành của đạo Cơ Đốc, ngày đêm cầu khấn cho Lý Thụy bằng an. Năm 1988, khi tôi cùng vợ về Quảng Châu viếng thăm bà cô Mười, trong ký ức bà vẫn nhớ đến Hồ Chí Minh lúc chia tay từ mấy chục năm trước. Bà kể tường tận cho chúng tôi nghe về thời kỳ quen biết Hồ Chí Minh, nảy sinh tình cảm nam nữ rồi quá trình tổ chức hôn lễ rất xúc động. Tôi gửi lại bà tấm ảnh quý và bức thư ngày trước viết cho Hồ Chí Minh mà bà gửi tôi giữ hộ. Lúc ấy trong tay vợ tôi còn có chiếc nhẫn hồng ngọc mà Lý Thụy đã tặng bà cô Mười lúc đính hôn cùng với tấm rèm cửa cố vấn M. Borodin chúc mừng hôn lễ. Những vật kỷ niệm này được gia đình tôi coi như bảo vật truyền gia của người bà để lại" (HTH).

Tác giả cho biết thêm: "Người chủ trì hôn lễ lúc ấy là Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu biết rõ Hồ Chí Minh năm 1950 không phải là Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) năm 1926, chỉ biết giả câm giả điếc, biết rõ Tăng Tuyết Minh đau khổ mà không làm gì được" (HTH). Sau đó, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc phải chạy trốn khỏi Quảng Châu rồi đi Mạc Tư Khoa và từ đó không bao giờ ông gặp lại Tăng Tuyết Minh, bà không lấy chồng khác và chết năm 1991 lúc 86 tuổi.

Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng với tên là P.C. Lin, gặp Nguyễn Thị (Minh) Khai (NTMK) và sống với người này như vợ chồng. Năm 1935, Lê Hồng Phong và NTMK tham dự hội nghị Quốc Tế Cộng Sản 7, bà NTMK khai có chồng là P.C. Lin, tuy nhiên P. C. Lin, người đã giúp hai người này "sửa chữa, biên tập văn bản tham luận Hội nghị (bằng tiếng Nga), góp phần làm cho Đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Đông Dương hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khiến Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai thật sự cảm động" (HTH). Tác giả nêu ra P. C. Lin ở đây không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương người đang tập đóng vai Nguyễn Ái Quốc.

- Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan  

Năm 1930, Hồ Chí Minh đang ở Quảng Châu lúc này đang bị Quốc Dân Đảng truy lùng. "Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Đào Chú đã bố trí một nữ đảng viên là Lâm Y Lan, đóng giả làm vợ Hồ Chí Minh để bảo vệ an toàn cho ông ta..." Hồ Chí Minh bị bắt nhưng ba ngày sau lại được cứu thoát". Theo như ông Hồ Tuấn Hùng thì Hồ Chí Minh lúc này là Hồ Tập Chương. Tuy nhiên những gì tác giả nêu ra không phải là từ những tài liệu mà là từ truyện "Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" của Lương Ích Tân mà chính ông cũng biết:

"Đây là tác phẩm thuộc thể tài tiểu thuyết, từng đoạn, từng đoạn kể về cuộc tình của Hồ Chí Minh với Lâm Y Lan. Nội dung tác phẩm được thể hiện qua nhiều chi tiết khá lý thú, làm xúc động lòng người. Chỉ tiếc, các sử liệu được vận dụng, chỗ thì lắp ghép một cách khiên cưỡng, chỗ lại tập hợp trình bày nhảy cóc, nhất là đoạn nói về mối tình với Nguyễn Thanh Linh trong những năm 1930. Việc làm này dường như tác giả có ý đồ tạo ra sự lẫn lộn Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc, đồng nhất hai người làm một, tô vẽ ông thành một nhân vật phi thường, mặc dù, trên thực tế, Nguyễn Thanh Linh chỉ là nhân vật hư cấu".  

Có một bài viết đăng trong Dương Thành vãn báo (羊城晚報, Báo Dương Thành buổi chiều) ngày 11-12-2011 cũng như trong báo "Nhân Dân" của Trung Quốc (15)  (www.people.com.cn) với đề tài "Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh" (16) của tác giả Đinh Đông Văn và Việt Báo có đăng lại ngày 1 tháng 2 năm 2012  (17). Tuy nhiên nội dung cũng tương tự như truyện của Lương Ích Tân mà ông Hồ Tuấn Hùng đã nêu ra nguyên bản ở trong sách.

Tác giả truy tầm thêm tài liệu như "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker về việc ông Duiker đã tham khảo từ, "các bài viết "Nhờ Đào Chú làm mối" và "Chuyện hôn sự của Hồ Chí Minh không nhỏ" của tác giả Lương Văn là xác thực" (HTH). Tuy nhiên ông Duiker với ghi chú số 54 trong chương "All for the front lines" (trang 668) đã nêu ra:

"Có thể ông Hồ muốn có một bạn đồng hành với mình là người Quảng Đông vì ông vẫn ấp ủ sự nhớ nhung người vợ đầu tiên là Tăng Tuyết Minh. Các nguồn khác không giải thích tại sao vai trò này không thể làm bởi một người Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc đã gặp rắc rối vì có tới ba ứng viên trước khi bỏ ý định này. Khi nghe về dự án (tìm người) này, Chu Ân Lai đã bày tỏ sự lo ngại là việc này có thể khơi cảm giác chống Trung Quốc trong giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản tại Hà Nội" (18).

Trong ghi chú này, tại sao lại có tới ba ứng viên (three candidates) để làm người bạn đồng hành với ông Hồ. Chu Ân Lai và vợ là Đặng Dĩnh Siêu biết rõ Nguyễn Ái Quốc là ai, vì chính bà Đặng Dĩnh Siêu giới thiệu Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc và tham dự đám cưới. Đào Chú, lúc này (1966) đang là người thứ tư trong đảng Cộng Sảng Trung Hoa, ông là người cử Lâm Y Lan làm vợ Hồ Chí Minh và cũng biết rõ ông này là ai. Chính phủ Trung Quốc không thể đưa Lâm Y Lan gặp ông Hồ, cũng như không thể đưa Tăng Tuyết Minh đến gặp ông, nếu họ đã biết rõ ông Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Đây là việc mà đảng Cộng Sản muốn che dấu nếu Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương theo như ông Hồ Tuấn Hùng.

Hồ Chí Minh và Đỗ Thị Lạc

Tác giả Hồ Tuấn Hùng đã nêu tên một người khác có liên quan tình ái với Hồ Chí Minh là bà Đỗ Thị Lạc.

"Ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh được phóng thích tại Liễu Châu, rất được Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê tín nhiệm, giao nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội... Hồ Chí Minh tự tuyển chọn mười tám thanh niên cốt cán trở về Việt Nam làm công việc huấn luyện nhiệm vụ cách mạng" (HTH).

Một trong mười tám người này là Đỗ Thị Lạc. Tác giả trích dẫn một câu viết của

"sử gia Trần Trọng Kim trong hồi ký "Một cơn gió bụi": "Đỗ Thị Lạc có với Hồ Chí Minh một người con gái". Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung với nhau ở Khuê Nam, Hồ Chí Minh dấn thân vào cao trào cách mạng, không bao giờ còn trở lại với Đỗ Thị Lạc nữa" (HTH).

Hồ Chí Minh và Nông Thị Trưng

Một người con gái khác có tên là Nông Thị Ngát (tên thật là Nông Thị Bảy) không thấy ông Hồ Tuấn Hùng nêu ra, cô này được Hồ Chí Minh với bí danh là "Già Thu" đổi tên là Trưng, ông Hồ trực tiếp dạy cô này 8 tháng ở Pắc Bó, Cao Bằng.

"Theo tạp chí Asia Times, Nông Thị Trưng là mẹ đẻ của Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001" với ghi chú số 6: "Trong tạp chí Asia Times, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001 có đăng bài Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy nhân dịp Nông Đức Mạnh lần đầu được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về cảm tưởng của thầy giáo cũ La Văn Ngâm dạy cấp 2 về học trò cũ Nông Đức Mạnh. Bài có đoạn tả thầy giáo này tìm đến nhà bà Trưng, thân mẫu Nông Đức Mạnh, trong đó có ghi rõ chú thích của tạp chí: "bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh"(Wikipedia).

Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân

"Năm 1955, một thiếu nữ là Nông Thị Xuân từ vùng biên giới tỉnh Cao Bằng được đưa về Hà Nội. Cô này khá xinh đẹp được chủ tịch Hồ Chí Minh để ý nên Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương đã bố trí làm y tá bên cạnh ông Hồ. Một năm sau, Nông Thị Xuân sinh với Hồ Chí Minh một bé trai. Đứa bé được bí mật gửi nuôi vài nơi, nhưng cuối cùng, thư ký riêng của Hồ Chí Minh là Vũ Kỳ đưa về nhà nhận làm con. Vào một ngày năm 1957, người ta phát hiện Nông Thị Xuân bị tai nạn ô tô chết bên đường chân Dốc Chèm..."

Để tổng kết về huyện hôn nhân tình ái của Hồ Chí Minh, tác giả viết:

"Cũng năm 1958, Hồ Chí Minh vì muốn hoàn thành tâm nguyện kết hôn cùng Lâm Y Lan nên đã nhờ Đào Chú, Chu Ân Lai giúp đỡ. Theo những bằng chứng đáng tin cậy, có thể thấy, Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng biết rất rõ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một người, biết rõ Nguyễn Ái Quốc đã bị bệnh chết, càng rõ hơn, Hồ Chí Minh là kẻ bội bạc hôn nhân. Tuy nhiên, với Lâm Y Lan, Hồ Chí Minh lại đặc biệt dành tình cảm cho bà, khiến tôi vô cùng kính trọng và biểu đồng tình".  

C- "Nhật ký trong tù"

Một vấn đề khác mà tác giả Hồ Tuấn Hùng dùng để cố chứng minh Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương, người gốc Đài Loan là khả năng ngôn ngữ, văn chương bằng tiếng Trung Hoa của hai nhân vật Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Đặc biệt ông phân tích "Nhật ký trong tù" với những chữ hay tiếng đặc biệt của người Khách Gia (người Hẹ) để dẫn chứng Hồ Chí Minh là người đến từ Miêu Lật, Đài Loan, cũng là quê quán của tác giả.

1- Khả năng về Hán văn của Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc

Tác giả HTH dẫn chứng "Hồ sơ Lư Sơn" viết là năm 1959, Hồ Chí Minh đến Lư Sơn (19), ông dùng ngón tay để viết thư pháp ba chữ "Lư Sơn hảo" (庐山好 )

"...Hồ Chí Minh thong thả nhúng ngón tay vào nghiên mực, viết ba chữ lớn: "Lư Sơn hảo" (庐山好 ) rồi lùi về phía sau hai bước ngắm nghía. Lâu Thiệu Minh liếc qua, rất khâm phục:

- Thưa Hồ Chủ tịch! Người viết chữ Hán thật tuyệt.

Sau khi viết "Lư Sơn hảo" bằng ngón tay, Hồ Chí Minh lại dùng bút tiểu khải viết 10 chữ nhỏ: "Hồ Chí Minh, tháng tám năm 1959" vào dòng lạc khoản để kỷ niệm chuyến thăm Lư Sơn"."

Tên một khách sạn
Tên một khách sạn sao lại theo cách viết bằng ngón tay của Hồ Chí Minh tại Lư Sơn, Quảng Tây

Tác giả cho là trình độ thư pháp của Hồ Chí Minh thuộc loại khá.

Còn Nguyễn Ái Quốc thì

"cho đến năm 1932, hầu như không thấy ông sử dụng Hán văn trong các bài viết, chưa nói đến trình độ viết thư pháp chữ Hán. Vì sao đến năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về vùng biên giới Việt Trung hoạt động, Hồ Chí Minh lại đột nhiên sử dụng Hán văn, viết báo, làm thơ và viết thư pháp một cách thành thạo? Chúng tôi vô cùng nghi ngờ. Có thật Nguyễn Ái Quốc dùng ngón tay viết thư pháp? Có thật ông dùng Hán văn viết "Nhật ký trong tù"? (HTH)

Để nói về trình độ tiếng Trung Hoa của Nguyễn Ái Quốc, ông HTH dẫn chứng:

"Theo Đặng Dĩnh Siêu, vào thời điểm năm 1925, bà có dạy Nguyễn Ái Quốc học tiếng Trung, đến năm 1926 thì ông ta kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Sự việc này đúng là có thực. Nói cách khác, đến năm 1927, trình độ nghe, nói, đọc và viết chữ Hán của Nguyễn Ái Quốc rất hạn chế".

Ông kết luận khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc:

"Dừng lại ở mức độ 3 đến 4 năm cấp tiểu học, tuyệt đối không có khả năng viết báo, tạp chí và những bài nghị luận trường thiên lời văn khúc chiết, đanh thép, không thể là tác giả của "Nhật ký trong tù", càng không có khả năng viết thư pháp bút lông hoặc "thư pháp ngón tay" chữ Hán".  

Hồ Tập Chương thì khác hẳn

"Lớn lên ở Đài Loan, từ nhỏ đã được giáo dục nền văn hóa Hán... Năm 1929, lúc ấy Hồ Tập Chương 29 tuổi, rời Đài Loan đến Thượng Hải, trình độ đọc và viết chữ Hán không thể sai sót, có khả năng viết thư pháp, nói tiếng Khách Gia Quảng Đông và tiếng Mân Nam Phúc Kiến lưu loát".

Ông HTH nhận xét là dùng khả năng Hán văn của Nguyễn Ái Quốc để liên kết với khả năng Hán văn của Hồ Chí Minh chỉ là một trò đùa dai.

Ông Bùi Tín trong bài "Vài chuyện đã rõ về ông Hồ" (20) cũng đã viết

"Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của anh Phương Nam băn khoăn hoài nghi về tập thơ Ngục trung nhật ký, cứ như của người Tàu, phong cảnh Tàu, cảm khái Tàu, lịch sử Tàu, hồi tưởng Tàu, hình ảnh Tàu. Không một tên làng, tên huyện, tên tỉnh VN, không tên tuổi một anh hùng, di tích lịch sử VN, không một con sông ngọn núi VN. Chưa có nhà phê bình văn học thơ ca nào nghiên cứu kỹ về điểm này".

2- Những chữ của người Khách Gia hay dùng có trong tập thơ "Nhật ký trong tù"

Hồ Chí Minh bị bắt tại Quảng Tây ngày 27 tháng 8 năm 1942, 14 tháng bị giam qua 18 nhà tù. Trong thời gian bị tù ông đã dùng Hán văn để làm 134 bài thơ tên là "Ngục trung nhật ký" ( 獄中日記: Nhật ký trong tù). Theo như tác giả HTH thì ngoài khả năng Hán văn, người viết tập thơ này phải là người Khách Gia mới dùng những tiếng đặc biệt này, hơn nữa "vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, phải là người từng cư trú tại địa bàn Khách Gia, thấm nhuần tư tưởng, tình cảm cộng đồng dân tộc, mới viết được những câu thơ hàm súc mang đặc trưng văn hóa Khách Gia như vậy" (HTH).

Lấy vài thí dụ vài bài về ngôn ngữ Khách Gia trong "Ngục trung nhật ký":

- Bài thơ với đề tài "Tảo" (早Buổi sớm) dùng chữ "lung" là nhà giam hai lần. Tác giả HTH giải thích: ""Lung" (籠), tiếng Khách chỉ nhà giam, phòng giam. Người Khách Gia ở Miêu Lật bị vào nhà giam gọi là "nhập lung"(入籠), ra khỏi nhà lao gọi là "xuất lung"(出籠), giam trong nhà lao gọi là "quan lung"(關籠). Trong khi ấy, những từ với ý nghĩa trên ở Trung văn lại được gọi là "nhập ngục"(入獄), "xuất ngục"(出獄), "phục ngục"(服獄), hầu như không ai dùng chữ "lung". Trong "Nhật ký trong tù", từ "lung" được hiểu là "nhà giam", "nhà ngục" hoặc "nhà tù" được sử dụng ở hơn 10 bài thơ".

- Bài thơ với đề tài "Học dịch kỳ" ( 學奕棋Học đánh cờ) có câu "Công thủ vận trù vô lậu toán" ( 攻守運籌無漏著算) có nghĩa là "Tấn công phòng thủ không sơ hở". "Lậu toán"(著算): trong từ vựng Trung văn không có từ "lậu toán"... "Lậu toán" là loại ngữ từ tiêu chuẩn của người Khách Gia, chỉ sự tính toán sai lầm khi đánh cờ tướng" (HTH).

- Bài thơ với đề tài "Lạc liễu nhất chích nha" (落了一隻牙 Rụng mất một chiếc răng), ông HTH giải thích "Lạc liễu nhất chích nha", thực chất là một câu văn bất thông trong cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa Trung văn, nhưng lại là một phương ngôn rất thông dụng nếu phát âm theo cách của người Khách Gia, Miêu Lật,..."

- Bài thơ với đề tài "Nhất cá đổ phạm ngạnh liễu" (一个賭犯硬了 Một người tù cờ bạc chết cứng). ""Ngạnh liễu"(硬了) hàm ý chỉ sự chết, là một từ rất thông dụng trong ngôn ngữ Khách Gia Miêu Lật. Người Khách Gia thường nói "ngạnh liễu" thay cho "nhân tử liễu"(người chết) của Trung văn" (HTH).

3- Những chữ của người Khách Gia ở thời Nhật chiếm đóng (1895–1945) trong tập thơ "Nhật ký trong tù"

- Bài thơ với đề tài "Đổ" ( Đánh bạc 賭) có câu "Dân gian đổ bác bị quan lạp" (民間賭博被官拉). "Quan lạp" (官拉) là từ ngữ rất thông dụng của người Khách Gia, Miêu Lật. Thời Nhật chiếm đóng Đài Loan, nhân dân bị cảnh sát rượt đuổi gọi là "quan lạp" (HTH).

- Bài thơ với đề tài "Hạn chế" (限制) có câu "Xuất cung dã bị nhân chế tài" (出恭也被人制裁). ""Xuất cung"(出恭): Từ thời Nhật Bản chiếm đóng, người dân ở Miêu Lật, Đồng La gọi việc đến nhà xí đại tiện là "xuất cung"... Nhiều năm trước đó, học trò Miêu Lật, Đồng La thường xuyên vào Đại lục tham dự các kỳ thi của triều đình, nên khi về quê đã dùng từ "xuất cung" thay cho "đại tiện", nghe có vẻ trang nhã hơn. Từ "xuất cung" được lưu truyền cho đến ngày nay trở thành một thứ phương ngôn đặc thù của người Đồng La." (HTH).

- Bài thơ với đề tài "Nam Ninh ngục" (南寧獄) có câu (監房建築頂摩登 Giam phòng kiến trúc đính "ma-đăng") có nghĩa là nhà lao xây theo kiểu tân thời. ""Ma đăng"(摩登): Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, có một số từ nước ngoài du nhập vào Đồng La mà từ "ma đăng" vốn có nguồn gốc Anh ngữ (modern), nghĩa là "hiện đại" là một ví dụ" (HTH).

- Bài thơ với đề tài "Công kim" (工金 Tiền công). ""Công kim"(工金): Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan có một số từ nước ngoài được du nhập vào hệ thống từ vựng Hán ngữ. "Công kim" chỉ tài sản công, tiền công" (HTH).

Đây chỉ là một vài thí dụ tiêu biểu được trích trong bản dịch của dịch giả Thái Văn. Tác giả Hồ Tuấn Hùng sau khi phân tích tập thơ "Ngục trung nhật ký", ông đã đi đến kết luận là càng chứng tỏ mình văn tài thơ phú hay, ông Hồ càng lộ rõ ra ông không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương, chú của tác giả, một người Đài Loan:

"Tổng hợp những phần đã phân tích ở trên, chúng tôi đi đến kết luận, tác giả "Nhật ký trong tù" nhất định phải là người có đủ ba điều kiện sau đây:

1- Đối với ngữ văn Trung Quốc phải có trình độ cao, mà đối với nền Quốc học thường thức cũng phải đạt trình độ tương đối khá. Sáng tác được thơ trong "Nhật ký trong tù" tuyệt đối không phải là người chỉ có trình độ chữ Hán ba, bốn năm tiểu học.

2- Tác giả "Nhật ký trong tù" nhất định phải là người sắc tộc Khách Gia thuộc cộng đồng cư dân Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan.

3- Tác giả "Nhật ký trong tù" phải là người Khách Gia thông thạo Nhật ngữ".  

D- Đảng CS cố chứng minh ông Hồ là Nguyễn Ái Quốc

Theo như ông Hoàng Văn Chí viết trong sách "Từ thực dân đến Cộng Sản", thì đến năm 1958 ông Hồ mới nhận mình là Nguyễn Ái Quốc "Việc này được phơi bày công khai năm 1958 khi một phái đoàn nhân viên sứ quán các nước xã hội chủ nghĩa viếng thăm quê hương ông Hồ. Sau cuộc viếng thăm, báo chí Hà Nội đã thú nhận ông Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc". Theo như tác giả HTH, sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện" (VĐĐVKC) của tác giả Trần Đạt Nhân (T. Lan), cũng là ông Hồ, xuất bản lần đầu năm 1961 và sách "Tôi đã mấy lần được gặp Bác Hồ" của Nguyễn Lương Bằng năm 1965:

"Trần Đạt Nhân là bút danh của Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng là Phó chủ tịch nước Việt Nam, hai người đều đồng lòng, nhất trí chế tạo Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc mà không bị lật tẩy bởi nhân chứng đã chết, Hồ Chí Minh vẫn đường đường chính chính tiếp tục sắm vai Nguyễn Ái Quốc".

Về việc Hồ Chí Minh gặp Paul Vaillant Couturier ở Thượng Hải, ông này từng là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Pháp:

"Chiều tối hôm sau, Bác gặp đồng chí Vayăng Cutuyriê ở một địa điểm kín đáo. "Muôn dặm quê người gặp bạn thân!". Cả hai người vô cùng mừng rỡ, vừa cảm động nghẹn ngào... Hai anh em siết chặt tay nhau mà nói chuyện. Bác nói cho đồng chí Vayăng Cutuyriê biết hoàn cảnh khó khăn của mình" (VĐĐVKC).

Ông HTH cho đây là một sự ngụy tạo để gom Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh làm một vì ông Couturier đã mất từ 26 năm về trước, chả còn sống để làm chứng. Đến việc gặp gỡ luật sư Frank Loseby năm 1960, người đã biện hộ cho Nguyễn Ái Quốc năm 1931 ở Hương Cảng, tác giả HTH cho là

"căn cứ vào những động tác liên hoàn từ năm 1956, có thể phỏng đoán, Hồ Chí Minh có ý ngầm thông báo cho vợ chồng luật sư Loseby biết là, Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, tin tức đăng trên các báo về sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết bởi bệnh lao phổi chỉ là tin tức giả... nếu như Nguyễn Ái Quốc không chết, chân thành báo đáp ơn cứu mạng, vì sao đến mãi năm 1956 mới ba lần liên lạc với vợ chồng luật sư Frank Loseby, năm 1960 mới chính thức mời thăm?... Thử nghĩ, một ông già đã xấp xỉ 80 tuổi, sau 28 năm bặt vô âm tín, đặc biệt là người Âu Mỹ nhìn người phương Đông, liệu có khả năng phân biệt được thật giả? Hồ Chí Minh chơi trò bịp bợm chẳng qua là để vợ chồng Losely ghi nhớ "Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc" mà thôi".

Tuy nhiên trước khi Hồ Chí Minh công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc năm 1958 thì trước đó một năm, 1957 ông Hồ về thăm quê của Nguyễn Ái Quốc ở Nghệ An.

"Thời gian này, song thân Nguyễn Ái Quốc đã qua đời từ lâu, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm mất vào năm 1950 và người chị là Nguyễn Thị Thanh cũng mất vào năm 1954. Ông Khiêm và bà Thanh, năm 1945 cũng đã ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, vội vàng nói chuyện về thời thơ ấu rồi lại trở về quê. Vậy tình hình lúc gặp mặt ra sao, nói những chuyện gì, trước sau vẫn còn là một bí mật. Vì thế, vào năm 1957, khi Hồ Chí Minh về thăm quê hương Nguyễn Ái Quốc, những người trong làng, có thể nói, không một ai phát hiện ra vị Chủ tịch nước Việt Nam không phải là Nguyễn Ái Quốc. Huống hồ, các phe cánh đối lập như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng lưu lạc ở Trung Quốc Đại lục, chết vì bệnh tật chốn tha hương. Hồ Chí Minh đến lúc này mới vượt qua các trở ngại, hoàn thành kế hoạch "dời hoa tiếp cây", thay thế vai trò Nguyễn Ái Quốc do Quốc tế Cộng Sản sắp đặt" (HTH).

E- Kết luận

Trong sách "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" tác giả Hồ Tuấn Hùng đã đưa ra khá nhiều bằng chứng và nhiều lúc đã xác định Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương, người Đài Loan ở huyện Miêu Lật, thôn Đồng La. Tuy nhiên đến phần cuối thì ông viết: "Ngày nay, khi luận về thân thế Hồ Chí Minh và công lao của ông, chúng ta nên để cho lịch sử phán xét. Lấy việc Hồ Chí Minh nhận lời phỏng vấn ký giả ngoại quốc làm cơ sở kiểm nghiệm, có phải ông đã thành tâm thể hiện lòng trung thành với nhân dân Việt Nam qua những lời hứa hẹn?". Người viết xin góp ý là phải đổi câu "công lao của ông" thành câu "tội lỗi của ông đối với dân tộc Việt Nam".

Theo như hệ thống tư pháp ngày nay tại các nước dân chủ. Một phiên tòa (theo như sự hiểu biết rất sơ sài của người viết) gồm có chánh án, bồi thẩm đoàn, công tố viên, luật sư biện hộ, nhân chứng và nghi can. Nghi can là ông Hồ Chí Minh. Công tố viên là những người kết tội ông. Nhân chứng là những nạn nhân dù trực tiếp hay gián tiếp. Luật sư biện hộ là những người Cộng Sản bênh vực ông, những tác giả đã phủ nhận việc ông là người Đài Loan. Bồi thẩm đoàn là các độc giả, những người đọc, biết về sự kiện, biết các bằng chứng. Chánh án sẽ là người dân Việt. Bản án sẽ là những trang sử được ghi lại về việc này. Người viết chỉ là một trong những người đi tìm hiểu, để biết thêm về những bí ẩn trong lịch sử cận đại, muốn nêu ra đây để chia sẻ với bạn đọc, với hy vọng chúng ta sẽ có một bản án (verdict) sớm hơn để ghi lại trong trang sử Việt cho hậu thế.

10/2013

Trần Việt Bắc


Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần I)

Le Nguyen (Danlambao) - Mây mù vần vũ, ma quái bí ẩn, mờ mờ ảo ảo bao quanh thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực, tiền bạc, công sức của giới sử gia thế giới tự do và thế giới cộng sản. Giới sử gia tự do vì hiếu kỳ muốn giải mã huyền thoại Hồ Chí Minh, muốn phủi bỏ lớp sơn hào nhoáng bên ngoài để biết sự thật Hồ Chí Minh. Giới sử gia cộng sản thì ngược lại, chúng cố tình bóp méo sự thật, cố tung hỏa mù, cố thêu dệt nhào nặn nên huyền thoại giả tạo để biến Hồ thành “thánh”cho dân Việt mê muội tôn thờ bái lạy tên cộng sản quốc tế gian manh, độc ác.

Riêng người Việt Nam, ngoài bộ máy tuyên giáo trả lương cho báo nô, bồi bút, trí nô vẽ hình, tạc tượng thổi phồng cho Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại, còn có một bộ phận không nhỏ, đủ mọi thành phần xã hội không cộng sản, từ bình dân đến trí thức, từ nhà khoa học đến không khoa học, từ nhà sử học đến không phải nhà sử học cùng nhau đi tìm sự thật để biết lý do nào, động cơ nào thúc đẩy Hồ Chí Minh tàn bạo đến độ man rợ như loài thú hoang dã đối với dân tộc Việt Nam?

Giờ đã rõ, ai cũng biết sự tàn bạo, man rợ của Hồ tựu trung vào những vụ việc cụ thể như: Hồ dạy tố điêu, dạy cách giết người bằng cách chôn sống chừa lại cái đầu cho trâu cày trong cải cách ruộng đất; Hồ dạy xỏ xâu, đập đầu xô xuống mồ chôn tập thể ở Huế năm Mậu Thân 68; Hồ dạy giết người vắt cài cáo trạng điêu trên ngực áo và giết người mổ bụng cắt đôi bao tử, thả trôi sông cho xác người chìm xuống...

Tìm hiểu sự khát máu giết người không gớm tay của Hồ, người ta mới phát hiện thêm nhiều bí ẩn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh và biết được hình ảnh thật của Hồ hoàn toàn khác với những gì sách báo, tài liệu, loa đài phổ biến, giảng dạy trong các cơ sở, hệ thống giáo dục của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Qua đó người ta mới biết tài năng xuất chúng, xuất quỷ nhập thần, sự nghiệp cách mạng “vĩ đại” của Hồ, chỉ là do bộ máy tuyên giáo cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế thêu dệt, hư cấu chứ sự thật là Hồ trần trụi chẳng có gì...

Cũng từ việc tìm hiểu sự thật Hồ Chí Minh người ta mới biết, Hồ không chỉ tàn bạo với kẻ thù mà Hồ còn tàn độc với những người yêu nước tinh hoa của dân tộc Việt Nam và Hồ độc ác luôn cả với những đồng chí đồng cam cộng khổ của Hồ. Từ sự dã man khát máu, giết người bừa bãi, tạo động lực cho những người quan tâm ra sức sục sạo trong đống tư liệu tìm thấy bức thơ của Hồ gởi quốc tế nông dân đòi tiền lương mới biết là Hồ hoạt động cho quốc tế cộng sản và chiêu bài vì dân vì nước... cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân... chỉ là bức màn nhung êm ái, che chắn cho tên tay sai ngoại hạng Hồ Chí Minh tàn phá đất nước Việt Nam. 

Một phần tư thế kỷ sau ngày Hồ chết cho đến những năm cuối thế kỷ XX bước sang vài năm đầu của thế kỷ XXI cũng chưa ai phá vỡ được hào quang giả tạo bao quanh huyền thoại Hồ Chí Minh. Những người biết sự thật Hồ Chí Minh chỉ là số nhỏ không đủ bằng chứng, lý chứng, không lan tỏa đủ để làm thay đổi quan điểm của đại bộ phận người Việt từ bình dân đến trí thức bị tẩy não, nhồi sọ hiểu lệch lạc, hiểu không đúng về sự thật Hồ Chí Minh.

Sự thật Hồ Chí Minh bị tuyên truyền của loa đài tuyên giáo át tiếng trong một thời gian dài, mãi cho đến khi kỹ thuật tin học ra đời, thông tin bùng nổ, các trang mạng xã hội nở rộ và nhiều tài liệu lịch sử được bạch hóa với số lượng lớn đã đánh bạt luận điệu tuyên truyền bịp bợm dối trá về Hồ Chí Minh. Tuy thế vẫn phải công nhận là cũng không có nhiều người biết đầy đủ sự thật Hồ Chí Minh và mỗi người mỗi nhóm chỉ thấy một phần sự thật Hồ Chí Minh. Rồi từng mảnh riêng rẽ được ráp nối lại làm thành bức tranh sự thật Hồ Chí Minh đẫm đầy máu, nước mắt của dân tộc Việt Nam. 

Ngoài kho tài liệu của cộng sản viết về Hồ Chí Minh còn có nhiều tài liệu, sách báo của những người không cộng sản nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ nhiều góc cạnh để hình thành bản đúc kết tương đối gần với sự thật Hồ Chí Minh nhất.

Những tác phẩm gây tiếng vang, tạo sóng dư luận xã hội về sự thật Hồ Chí minh có khá nhiều. Trong số đó có cuốn “Hồ Chí Minh: A Life” của sử gia người Hoa Kỳ William J. Duiker, và cuốn “Hồ Chí Minh: The Missing Years, 1919-1941” của nữ sử gia người Anh, Sophie Quinn-Judge. Thế nhưng cuốn sách gây sự chú ý, tạo sóng dư luận đình đám nhất là cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. 

Cuốn sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” với nhiều tư liệu lịch sử chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương người Hẹ nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc đã chết ở nhà tù Hong Kong năm 1932 vì bệnh lao phổi, một loại bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị vào thời bấy giờ.

Điều lạ lùng là Tàu Cộng lẫn Việt Cộng đều im lặng không lên tiếng về sự kiện Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc gây xôn xao dư luận. Cuốn sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” đã tạo ra làn sóng của hai phe bênh lẫn chống luận điểm Hồ Chí Minh giả của Hồ Tuấn Hùng. 

Để củng cố luận điểm Hồ Chí Minh giả, phe bênh Hồ Tuấn Hùng đưa ra thêm bằng chứng về việc có người nhập vai đóng thế Hồ khá lý thú, rất thuyết phục, tập trung vào những điểm nổi bật sau đây:

1) Hồ Chí Minh là người đóng thế Nguyễn Ái Quốc vì Quốc chết do bệnh lao phổi trong trại tù ở Hong Kong năm 1932, có báo đảng đưa tin và có cả làm lễ truy điệu. Điểm nghi ngờ này là rất có lý, rất thuyết phục vì thời đó chưa có thuốc đặc trị bệnh lao phổi.

Vậy Hồ nhập vai Quốc là nghi ngờ có cơ sở khả tín?

2) Theo lịch sử đảng đọc được, có nói ông Hồ giữ chức tổng biên tập của tờ Việt Nam Độc Lập từ năm 1941-1945. Cùng thời gian đó, lại có một Hồ khác ở tù bên Tàu năm 1942-1943, sáng tác thơ Nhật Ký Trong Tù bằng tiếng Tàu. 

Vậy, ông Hồ nào viết báo liên tục cho Việt Nam Độc Lập và ông Hồ nào ở tù viết Nhật Ký Trong Tù và sự thật thì là có bao nhiêu đứa tình báo quốc tế nhập vai Hồ Chí Minh?

3) Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) được ca tụng là một người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc nhưng Hồ làm chủ tịch nước cho đến chết, không ai thấy Hồ mặc quốc phục theo truyền thống Việt Nam mà chỉ thấy Hồ mặc đồ đại cán của Tàu, rất thích món ăn của Tàu, có cả đội ngũ ẩm thực Tàu phục vụ. 

Vậy Hồ là Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) là không có cơ sở thuyết phục?

4) Theo tiết lộ của nữ y tá trong đoàn y sĩ chăm sóc sức khỏe cho Hồ kể lại, là đến lúc sắp chết Hồ Chí Minh muốn nghe một bản nhạc Tàu và nữ y tá này đã hát nhạc Tàu cho Hồ nghe. Nhưng tuyên giáo bóp méo sự thật, bẻ lái chuyện nghe nhạc Tàu trước khi chết của Hồ thành ra “chuyện” Hồ muốn nghe câu hò, câu ví của xứ Nghệ. 

Vậy tuyên giáo bịa chuyện để làm gì, có phải là để che giấu tung tích Hồ?

5) Theo tình báo Pháp thì Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) cao 1,62m và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) cao 1,69m. Theo lẽ thường thì người già sẽ teo nhỏ lại, lùn xuống nhưng Hồ Chí Minh về già lại trổ mã cao lên cả tấc là không bình thường?

Vậy chiều cao thay đổi của Hồ có hợp lý không?

6) Nhìn vào hình chụp Hồ Chí Minh cầm bút viết thì giống người cầm bút lông viết chữ Tàu chứ không giống người cầm bút máy viết chữ Latin? Cũng như chữ viết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) gởi đơn xin đi học trường thuộc địa rất đẹp và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc, chữ như gà bới, sai chính tả tét tòe loe, lại bôi xóa như bản nháp của học trò tập làm văn.


Vậy nghi ngờ có người “nhập vai” đóng thế Hồ có cơ sở hợp lý không?

7) Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 qua lời phát biểu của Hồ Chí Minh trong một buổi sinh hoạt nội bộ đã chỉ ra Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh là hai người khác nhau: “...trong 7, 8 đại biểu ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh...”

Vậy lời phát biểu của Hồ Chí Minh nói lên điều gì về thân thế của Hồ với Nguyễn Ái Quốc?

8) Hồ Chí Minh chỉ nhận vơ mình là Nguyễn Ái Quốc khi các đồng chí của Hồ, những người hoạt động cách mạng biết rõ Hồ lúc hoạt động ở bên Pháp, ở bên Tàu, ở Việt Nam. Kể cả thân nhân giòng tộc “Nguyễn Sinh..” bị Hồ “thanh toán” bằng cách mượn tay kẻ thù tiêu diệt hoặc bị các chứng bệnh lạ không thuốc trị hay bị chết bất đắc kỳ tử?

Vậy việc ám sát, thủ tiêu giết người diệt khẩu đã phần nào xác định Hồ là ai? 

9) Liệu một Nguyễn Ái Quốc viết văn, viết báo tiếng tăm vang dội với hàng ngàn bài viết đủ thể loại, đã từng học trung học đến lúc làm chủ tịch nước mang danh Hồ Chí Minh lại viết di chúc sai chính tả, gạch xóa tùm lum và đầy ký hiệu phiên âm không có trong tự điển tiếng Việt là f, z, j, w như fương fáp, zũng, jì đó, trung wơng, tự zo... kể cũng lạ?


Với thành tích chữ Việt như thế, có thể tin Hồ là người Việt được không?

10) Ngày càng có nhiều hình ảnh bí mật của Hồ Chí Minh chụp chung với gia đình vợ con “rò rỉ” trên các trang mạng xã hội. Điều đó càng củng cố cho giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc có thêm cơ sở thuyết phục hơn.

Những hình ảnh như thế này chỉ trong kho tài liệu của Trung Cộng mới có thôi.

(Đón đọc phần II để nghe thấy lời phản bác học giả Hồ Tuấn Hùng về việc Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc.)



Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Phần III)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Phản bác luận điểm Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên kéo theo một số bồi bút hạng bét với văn ngôn đấu tố như các ông đội trong thời cải cách ruộng đất. Những ông đội vừa dốt, vừa ngu nhưng không hề biết mình ngu dốt mà gán ghép dốt ngu cho những người chỉ ra những điểm bất thường, ngập tràn sắc thái thần bí đến độ hàm hồ, nhảm nhí của nhân vật tăm tiếng nhiều tai tiếng Hồ Chí Minh. 

Cụ thể khi người ta đặt nghi vấn tại sao Hồ lấy bút danh Trần Dân Tiên viết sách ca tụng gọi là bác Hồ mà không gọi là bác Minh? Cũng như tại sao Hồ mở mồm ra là nói kiêng khem đàn bà để toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc đất nước Việt Nam nhưng trên cương vị làm chủ tịch nước cho đến chết không ai thấy Hồ mặc quốc phục và đến lúc chết lại đòi nghe nhạc Tàu mà không đòi nghe nhạc Việt?...

Những điểm vừa kể chỉ là nghi vấn để mọi người chú ý, tìm hiểu nguồn gốc Hồ đích thực là ai trong nhiều điểm bất thường khác của Hồ như: 

- Cầm bút máy viết chữ Latin như cầm bút lông vẽ chữ Tàu?

- Chiều cao của Hồ Chí Minh lúc hoạt động ở Pháp, ở Nga, ở Tàu cho đến thời điểm năm 1932 là cao chừng 1,65m nhưng đến khi làm chủ tịch nước lại nhổ giò cao đến tầm 1,75m? 

- Hồ được ca là thông thạo 29 thứ tiếng, là nhà văn hóa đại tài, viết hàng ngàn bài văn, bài thơ, bài báo mà viết di chúc phải mất gần 5 năm lại sai chính tả, gạch xóa sửa chữa như em bé tập làm văn?...

Ông Hồ cầm bút lông vẽ tên hay ký tên?

Những điểm nghi ngờ, so sánh Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh, tương đối tương đồng với luận điểm, lý chứng Hồ-Quốc là hai người khác nhau như lập luận trong cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Học giả Hồ Tuấn Hùng. 

Những khác biệt kể trên khá thuyết phục nhưng vẫn có một số cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ phùng mang trợn mắt văng tục như các ông đội thời cải cách của Hồ, như hồng vệ binh thời trăm hoa đua nở của Mao đối với ai đặt vấn đề, đưa ra dấu hiệu khả nghi là Hồ đóng giả Quốc! 

Một số nghi vấn đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh không xưng là bác Minh mà xưng là bác Hồ? Tại sao bác cầm bút máy giống cầm bút lông vẽ chữ Tàu? Suốt đời làm chủ tịch chỉ có ăn mặc theo kiểu truyền thống Tàu? Bản văn di chúc dù gạch xóa nát nước gần 5 năm vẫn không che được văn ngôn của một người ngoại quốc viết tiếng Việt?... 

Tất cả dấu hiệu của Hồ thể hiện ra bên ngoài rất có khả năng Hồ không phải là người Việt nhưng các tên bồi bút, trí nô hạng bét cố lý luận, diễn giải theo cách công nông cộng sản như: 

“Sở dĩ như thế là vì bác đi nhiều... bác đi Tây đi Tàu, sống ở Tây Tàu lâu năm nên “nhiễm” văn hóa Tây Tàu, “nhiễm” cách ứng xử, ăn mặc, viết lách và kể cả việc gọi họ thay tên như các ông lãnh đạo các nước Nga, Tàu, Anh, Pháp, Mỹ, Úc chỉ gọi họ chứ không kêu tên...”

Rồi hùng hổ văng tục, mắng ngu cho những ai thắc mắc với các hành tung khác thường của Hồ Chí Minh!

Riêng về về chuyện Hồ Chí Minh tạng người tương đối thấp bé cao chừng 1,65m lúc trẻ, tự dưng về già nhổ giò cao tầm 1,75m được những tên cuồng Hồ bảo là báo lề dân bịa đặt về chiều cao để nói xấu bác, nói xấu đảng, thậm chí là nói xấu đất nước, nói xấu dân tộc! Những đứa cuồng Hồ khác thì cắt nghĩa đùi:

“Trông thấy bác cao là do góc độ máy ảnh, do vị trí bác đứng chụp ảnh, cụ thể hơn là do bác đứng ở vị trí cao, đứng trên bậc tam cấp so với những người đứng chụp hình chung với bác!”(sic)


Phạm Văn Đồng cao 1,75m, Nguyễn Ái Quốc cao chừng 1,62m. Ông Hồ này là ai mà có chiều cao không thua kém bao nhiêu so với ông PVĐ?

Thật ra phản bác của các đứa cháu ngoan loại này nhằm chữa cháy cho “nghi án” Hồ giả chỉ giúp cho đám mù đảng, cuồng Hồ giữ vững niềm tin tưởng mù quáng vào bác Hồ kính yêu của chúng không có ai nhập vai đóng thế chứ không ảnh hưởng tới những người Việt Nam không cộng sản về giả thuyết Hồ giả Nguyễn Ái Quốc là có thật. 

Ngoài phản bác của ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và đám mù đảng, cuồng Hồ nói nhảm, tán linh tinh lang tang dưới tầm trí tuệ như vừa kể. Còn có các bài phản biện của hai ông Nguyễn Duy Chính, Phạm Đình Lân tương đối nghiêm chỉnh, có vẻ bài bản khoa học. 

Bài phản biện của Nguyễn Duy Chính có tựa đề “Nhận Xét Về Cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” khá nhiều chữ nhưng không chuyên chở nhiều nghĩa và không thoát ra khỏi cái khung phản biện của ông Bùi Tín mang nội dung chính yếu như sau:

“...Thực ra, chi tiết nhân vật Nguyễn Ái Quốc chết từ năm 1932 rồi còn sống quay trở lại chính trường đã được nhiều người nhắc đến, chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ. 

Trong suốt quyển sách, rất tiếc tác giả không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh giả thuyết ông Hồ Chí Minh sau này chỉ là một người Trung Hoa được nguỵ trang. 

Tối thiểu tác giả cũng phải trưng ra một số hình ảnh của ông Hồ Tập Chương hồi trẻ để chúng ta so sánh với ông Hồ Chí Minh sau này nếu muốn tin rằng đó chỉ là một người, ngược lại ông chỉ sao chụp những hình ảnh trong các sách vở mà hầu hết chúng ta quen thuộc. 

Trong suốt cuộc đời chính trị, Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết... 

...Chính vì không có được những chứng cớ cụ thể hơn để củng cố cái “tin đồn của ông bán thịt lợn”, Hồ Tuấn Hùng dùng phương pháp lý luận dựa trên những tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh để chứng minh rằng Hồ Chí Minh sau này là một người Trung Hoa, không phải người Việt. 

Ông cũng không đưa ra được một chi tiết nào khả tín khi khẳng định rằng hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đã đồng tình thực hiện âm mưu này mà Liên Xô không hay biết...” 

Luận điểm của Nguyễn Duy Chính phản bác giả thuyết Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Hồ Tuấn Hùng thực sự không thuyết phục hơn lý luận phản biện của ông Bùi Tín. 

Bài viết của Nguyễn Duy Chính chỉ khác ở văn ngôn chứ nội dung độ chừng có 10% cố cắm vào phê phán tiểu tiết thúc đẩy ông Hồ Tuấn Hùng bắt tay vào việc tìm kiếm, nghiên cứu sự thật Hồ Chí Minh ở câu “tin đồn của ông bán thịt lợn.” Lập luận đó không thuyết phục hơn luận chứng, lý chứng, bằng chứng, tài liệu của Hồ Tuấn Hùng chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương đóng thế Nguyễn Ái Quốc chết ở trong tù Hongkong năm 1932.

Công tâm mà nói, những ai đọc sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo đều nhận ra câu “...Tin đồn của ông bán thịt lợn... tin đồn của ông thương gia Đài Loan...” không phải là cơ sở khoa học để ông Hồ Tuấn Hùng nghiên cứu trình bày luận chứng, dẫn chứng tài liệu chứng minh Hồ giả trong tập sách Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo. Tin đồn của ông bán thịt lợn, của ông thương gia Đài Loan trong phần dẫn nhập cho đề tài nghiên cứu của ông Hồ Tuấn Hùng, chỉ là động lực để ông cất công đi tìm sự thật lịch sử đã bị sử gia cộng sản bôi đen, bóp méo để không ai nhận ra có tình báo cộng sản quốc tế nhập vai Nguyễn Ái Quốc.

Ông Nguyễn Duy Chính phản bác phê phán tập sách Hồ Chí Minh với giọng văn dè bỉu, mỉa mai chê bai dù rằng ông biết để thực hiện tác phẩm, Hồ Tuấn Hùng sử dụng chủ yếu các tài liệu viết bằng tiếng Anh, Hoa, Nhật cùng với một số tài liệu của đảng, nhà nước csVN xuất bản ở trong nước VN. Còn ông Nguyễn Duy Chính chẳng có nguồn tài liệu nào khả tín để hổ trợ cho luận điểm chống lại giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, ngoài lý lẽ hơi cảm tính kém thuyết phục rằng thì là...

“...Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ... Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết...”

Những luận điểm của ông Nguyễn Duy Chính như vừa nêu có đoạn: "Chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945."Có vẽ khoa học nhưng lại không có nguồn dẫn. Thật sự thì lập luận của ông Phạm Duy Chính chỉ nhiều chữ hơn phản bác Hồ giả của ông Bùi Tín nhưng không hề thuyết phục hơn lập luận của ông Bùi Tín. 

Về bài phản biện “Hồ Chí Minh: Người Việt Hay Người Tàu?” của Phạm Đình Lân nội dung giống với lý luận của ông Vũ Thư Hiên nhưng giọng văn có nhẹ nhàng êm ái hơn và lý lẽ phản bác của Phạm Đình Lân chỉ nhằm vào mục đích kiên quyết phủ nhận bất cứ bằng chứng nào nghi ngờ Hồ giả, kể cả giả vờ lớn tiếng tố cáo tội ác, lầm lỗi của Hồ để cho người đọc tin là Hồ giả là chuyện tầm phào như kết luận của ông Vũ Thư Hiên. 

Kết luận phản bác Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc của Phạm Đình Lân có nội dung như sau:

“...Có thể tôi sai lầm vì không tin có một Hồ Tập Chương đóng kịch giả Hồ Chí Minh gần 40 năm dài. Lý trí tầm thường của tôi cho thấy một nước lớn, giàu, mạnh chinh phục một quốc gia nhỏ bé bằng nhiều cách, kể cả những chuyện cường điệu hoang đường. Theo sự mô tả Hồ Tập Chương là một người siêu phàm, nhưng siêu phàm cách mấy ông cũng thất bại vì không ai biến GIẢ thành THẬT và biến THẬT thành GIẢ gần 40 năm khắp thiên hạ được. Đó là một hoang tưởng.

Dù Hồ Chí Minh không phải là Hồ Tập Chương, ông mang thân xác Việt nhưng tâm hồn Nga. Ông được Liên Sô huấn luyện và trả lương. Ông phải phục vụ cho nước Nga. Ông phục dịch cho Borodin ở Quảng Châu năm 1925. Năm 1927 ông chạy về Moscow để tránh sự đàn áp của quân Tưởng Giới Thạch. Năm 1933 khi thoát khỏi bịnh viện ngục thất Hong Kong, ông tìm đường chạy về Moscow. Vì lợi ích của đế quốc Liên Sô ông gây đổ vỡ cho đất nước Việt Nam, phân ly và chia rẽ dân tộc bằng chủ nghĩa Cộng Sản, sự triệt tiêu và miệt thị trí thức, chiến tranh tang tóc trên quê hương suốt một phần ba thế kỷ XX. Những người Cộng Sản hậu duệ của ông tôn sùng "tư tưởng Hồ Chí Minh", tiếp nối con đường do ông vạch ra bằng thân xác Việt Nam với hồn ngoại quốc, hay nói rõ hơn, bây giờ là xác Việt nhưng hồn Tàu vì Liên Sô không còn nữa...”

Toàn bộ bài phản biện của Phạm Đình Lân được xây dựng trên tư liệu lịch sử, biên niên sử của tuyên giáo đảng cộng sản viết về Hồ Chí Minh, nhưng có thêm thắt “dã sử ngoại truyện” chưa được Trần Dân Tiên kể trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” để cố chứng minh Hồ Chí Minh là người Tàu giả người Việt là không thể, là hoang đường thần thoại... như chính cuộc đời kỳ bí thần thoại do quốc tế cộng sản, Việt Nam cộng sản nhào nặn, hư cấu cho Hồ Chí Minh. 

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần IV)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Trước khi học giả Hồ Tuấn Hùng nêu giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, các sử gia người Việt, người ngoại quốc, người quốc gia, người cộng sản đều xoay quanh, chú ý đến cuộc đời hoạt động của nhân vật bí ẩn đeo mạng che mặt như dân Hồi giáo, mang bí danh Hồ Chí Minh - chủ tịch suốt đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Phe cộng sản thì hư cấu tạo hào quang huyền bí, thần thánh cho Hồ Chí Minh. Phe quốc gia thì ra sức lột mạng che mặt, vạch trần dối trá, chỉ ra những điều bịa đặt của bộ máy tuyên truyền cộng sản, của chính Hồ vẽ vời mình như một cá nhân siêu phàm xuất chúng!

Đến khi cuốn sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” ra mắt bạn đọc tiếng Trung, được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức... và tiếng Việt thì các sử gia, các nhà “Hồ Chí Minh học” bắt đầu soi rọi vào nhiều góc cạnh chưa được chạm đến, để xem giả thuyết Hồ Chí Minh là người nhập vai đóng thế có khả năng xảy ra hay giả thuyết đó là hoang đường, nhảm nhí không thể xảy ra được? 

Rất lý thú, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn người ta đã tìm thấy một số điểm nghi ngờ về nghi án đóng thế khá thuyết phục như:

- Chiều cao của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) với chiều cao Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương?) sai biệt gần một tấc

- Chữ viết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xin vào học trường thuộc địa École Coloniale để ra làm quan cho Pháp, khác với chữ viết của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc.

- Cách ăn mặc của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đồ tây tươm tất sạch sẽ so với cách luộm thuộm dơ dáy với đồ đại cán Tàu của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) và chưa ai thấy qua Hồ chủ tịch một đời vì dân, vì nước mặc quốc phục Việt Nam?...

Phải xác định rằng chiều cao của con người đến 25 tuổi là không thể cao hơn nữa, cũng như chữ viết của người trưởng thành đã định hình thì chính tả ngày càng hoàn thiện, nét chữ ngày càng cứng cỏi bay bướm hơn, cho dù có viết dối người ta cũng có thể nhận ra và thói quen ăn mặc đã thành nếp thì khi điều kiện cho phép, khi trở lại môi trường sống của thời tuổi trẻ của mình thì chuyện thay đổi cách ăn mặc theo kiểu Tàu, dù có lý giải kiểu nào đi chăng nữa vẫn không hợp lý, vẫn không nghe xuôi tai. 

Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được loa đài tuyên giáo giới thiệu là học chữ Nho từ bé nên tinh thông Hán học có thể làm thơ bằng chữ Tàu và lúc ở tù cho ra đời “Ngục Trung Nhật Ký”, làm cho nhiều người ngạc nhiên lẫn thán phục tài làm thơ tiếng Tàu trên trời rơi xuống. Do đó có nhiều người đi sâu vào phân tích, tìm hiểu người ta đã thấy có nhiều mâu thuẫn bất hợp lý từ hình thức lẫn nội dung của tập thơ Nhật Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh như: 

- Một là tập thơ do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 theo bản gốc có ảnh chụp nơi trang bìa, ghi bốn chữ Hán, “Ngục Trung Nhật Ký”, ở ngay bên dưới dòng chữ, có hai dòng niên biểu, là dòng đời của cuốn sách là 29.8.1932 và 10.9.1933. 

- Hai là ngày 14/ 09/1955 Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) đến phố Bích Câu, Hà Nội duyệt nội dung triển lãm về cải cách ruộng đất đưa cho Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm, bản thảo tập thơ nói: “...Bác có cuốn sách này, chú xem có sử dụng được hay không?...” Vậy mấy mươi năm trốn chui trốn nhủi, rày đây mai đó cuốn thơ này nằm ở đâu, ai giữ hộ cho Hồ?

- Ba là nội dung của tập thơ Nhật Trung Nhật Ký có nhiều điểm không phù hợp với thân phận, khả năng Hán học của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Cụ thể là bài “Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm” diễn tả tâm trạng, cảm xúc của một người tình cờ nhìn thấy quyển sách giáo khoa, sách vỡ lòng thời thơ ấu và Nguyễn Tất Thành có kỷ niệm gì với Thiên Gia Thi để có đủ biểu cảm, chất liệu để “xuất khẩu thành thơ”...

Ảnh bìa nguyên bản của Nhật Ký trong Tù.

Nhiều bằng chứng chỉ ra cho thấy Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc nhưng tất cả dấu hiệu trưng ra chưa đủ yếu tố kết luận Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương. Những dấu hiệu Hồ giả trưng ra chỉ đủ nghi ngờ là Hồ Chí Minh là người nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc. 

Để chứng minh Hồ Chí Minh không phải là người Việt, điều tiên quyết là cần phải có thêm nhiều bằng chứng thuyết phục, chỉ ra Hồ không phải là người Việt, là người “lạ” đóng thế Nguyễn Ái Quốc diễn vai người Việt Nam yêu nước. Chính vì nhập vai chưa thật sự hoàn hảo nên lúc diễn có nhiều khiên cưỡng để lộ ra Hồ chỉ là tên nhập vai đóng thế. Cụ thể là khi đóng vai người yêu nước Việt Nam, Hồ không có trái tim Việt Nam nên không tiếc máu xương Việt Nam, Hồ không ngần ngại hô hào, xúi giục dân tộc Việt Nam đốt cả dải Trường Sơn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Hồ không có trái tim Việt Nam, tư tưởng Việt Nam nên để lộ tư tưởng Tàu qua câu khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” 

Hồ không chỉ hô khẩu hiệu mang tư tưởng Tàu nhập Việt mà còn thực hiện kế hoạch trăm năm trồng người làm lực lượng hậu bị nồng cốt cho ý đồ xâm lăng Việt Nam bằng các tên hồn Hoa da Việt đã và đang hiện nguyên hình trong lớp lãnh đạo đương quyền đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay. Bên cạnh kế hoạch trồng người phục vụ mẫu quốc Tàu, Hồ cấy vào đầu thiếu nhi Việt Nam những điều dối trá và xua dân vào chảo lửa chiến, tiêu diệt tuổi trẻ Việt Nam với các danh hiệu anh hùng kháng Pháp, dũng sĩ diệt Mỹ... qua các bức thư hằng năm gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 01/06 của các nước xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ năm 1950 đến 1969 là năm Hồ trao trả chức chủ tịch nước đi chầu cụ tổ Mác-Lê của Hồ.

Tính từ năm 1950 đến năm 1969 có hai mươi bức thư của hồ gửi cho các cháu thiếu nhi và nội dung các bức thư chỉ có các chữ xáo trộn vị trí chứ không khác nhau nhiều về ý nghĩa. Cách viết thư của Hồ gửi các cháu thiếu nhi, nó cũng giống như cung cách Hồ làm thơ chúc Tết Nguyên Đán hàng năm, chỉ có một số từ ngữ xốc tới xốc lui. 

Dưới đây là hai bức thư tiêu biểu của Hồ, gửi thiếu nhi trong sự kiện ngày thiếu nhi quốc tế. Một bức thư đầu gửi thiếu nhi năm 1950 và bức thư cuối cùng năm 1969 cũng là năm kết thúc cuộc đời của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh:

1) Thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân Ngày 1-6.

Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.

Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô.

Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ.

Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn.

Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến.

Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng....

Bác mong các cháu ngoan ngoãn. Bác chúc các cháu mạnh khỏe. Bác gửi các cháu nhiều cái hôn.

BÁCHỒ.

(Báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950.)


2) Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Nói chung trẻ con ta là rất tốt.

Ở miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ.

Ở miền Bắc, các cháu đều hăng hái thi đua làm “nghìn việc tốt” như giúp đỡ gia đình bộ đội, trả lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn…

Ở nông thôn,thì nhiều nơi các cháu tổ chức giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bò béo khỏe, trồng cây và bảo vệ cây xanh tốt. Các cháu sơ tán xã gia đình vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn, kính thầy, yêu bạn, đoàn kết với đồng bào địa phương và thi đua học tập tốt, lao động tốt. Nhiều cháu học giỏi, tất cả các môn đều đạt điểm 5, điểm 10 đã được giải thưởng của Bác Hồ.

Hàng trăm cháu có thành tích xuất sắc đã được Bác Hồ thưởng Huy Hiệu. Hơn hai triệu cháu được bình bầu là Cháu ngoan Bác Hồ.

Nhân dân ta rất tự hào có nhiều con cháu tiến bộ như thế. Mong các cháu ngày càng cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa.

Song vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc, dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên, nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực.

Trước hết các gia đình (tức ông, bà, cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc ấy. Các đảng ủy, đường phố và hợp tác xã phải phụ trách chỉ đạo thiết thực và thường xuyên. Ủy ban Thiếu niên nhi đồng, đoàn thanh niên, ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu ngày càng mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải có kế hoạch chăm sóc, giáo dục các cháu càng ngày mạnh khỏe và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt.

Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt.

(Báo Nhân Dân số 5526, ngày 1-6-1969.)

Hai bức thư ngắn của Hồ Chí Minh gửi các cháu nhân ngày thiếu nhi quốc tế chỉ ra cho mọi người thấy ngoài mục tiêu tuyên truyền, Hồ còn chỉ ra nhiều điều dối trá đáng hổ thẹn của một cá nhân tự xưng mình là cha già dân tộc mà mở mồm nói láo với cháu thiếu nhi như: “...Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô... Mỹ là một nước nhiều tiền bậc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn... Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của...” 

Không dừng lại ở điểm nói láo với các cháu thiếu nhi, Hồ còn thể hiện bản chất man rợ không hề thua kém các thủ lãnh IS thời nay rất ghê tởm qua câu: “...Ở miền Nam, các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích… Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ...”̣ (sic)

Một lãnh tụ làm điều mờ ám sằng bậy, cứ nghĩ cách nói láo, bày trò uốn nắn, dụ dỗ trẻ em vào cuộc chém giết với các miếng mồi “huy hiệu” anh hùng, dũng sĩ và ra tay tiêu diệt tinh hoa dân tộc, chắc hẳn phải có vấn đề. Hồ Chí Minh là một người như thế, một người rất nhiều bằng chứng cho thấy rất có khả năng không phải người Việt nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc nên mới có thể độc ác, lạnh lùng với dân tộc Việt Nam, phá tan hoang đất nước Việt Nam như Hồ đã làm. 


CHƯƠNG I. NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT!

Lời dẫn. Nguyễn Ái Quốc đã chết tháng 6 – năm 1932, Văn kiện Đảng cộng sản đông dương tháng 3/1933 vẫn khẳng định điều đó, 6 báo đưa tin mà không cải chính. Hồ “về nước” thì Đảng ở miền Bắc không biết, Miền Nam không hay và những hành động mập mờ đánh lận con đen: Khi thì nói: ta là NAQ, khi lại nói HCM và NAQ là 2 người…

                                                ***

Mục lục:

Bằng Chứng 1. Văn kiện đảng CS Đông Dương nói NAQ đã chết!

Bằng Chứng 2: Báo chí nói… NAQ đã chết!

Bằng Chứng 3. Hồ về “nước”: Đảng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ đều… không biết.

Bằng chứng 4: Lập lờ đánh lận con đen: Đa số thì nói ta là HCM thỉnh thoảng mới nói: Ta là NAQ.

***

Bằng Chứng 1:  Văn kiện đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1933 ghi: “Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 ”!

(Ảnh Văn kiện đảng CS ĐD nói NAQ đã chết kèm theo)

  1. Bằng chứng và phân tích: “…Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất … dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công…” (Văn bản 1)

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, qua đời ngày 26-6-1932 trong nhà tù ở Hồng Kông1

…Bị bọn đế quốc Anh bắt giam hồi tháng 8-1931 tại Hương Cảng, đồng chí đã bị chủ nghĩa đế quốc Anh cấu kết với chủ nghĩa đế quốc Pháp giết chết ngày 26-6-1932 trong nhà tù của thành phố ấy… (Văn bản 2)

Chú thích: “Lúc bấy giờ một số tờ báo đưa tin đồn đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất ở nhà tù ở Hồng Kông ngày 26-6-1932(B.T).” (Văn bản 2)

Đây chỉ là chú thích của bọn bút nô sau này!

Nhận xét:

Tháng 1 – 1933 Đảng CS Đông dương báo cáo “Đông phương bộ và các thuộc địa” là: “Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932”!, Tháng 3 – 1933 Hồng Thế Công “TƯỞNG NHỚ”: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, qua đời ngày 26-6-1932 trong nhà tù ở Hồng Kông1”!

Văn bản này là văn bản “SƠ THẢO LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN Ở ĐÔNG DƯƠNG” rất quan trọng dài hơn 100 trang! Khi xuất bản chắc phải cuối năm 1933!

Vậy mà HCM nói “mùa thu 1933 Bác liên lạc được với đoàn thể!” Vậy văn bản cải chính của ĐảngCs Đông Dương  đâu? Tin NAQ còn sống hẳn sẽ là một tin tức không thể thờ ơ! Vậy mà Đảng CS Đông dương có văn bản nào đích chính không?

Dù bí mật thì cũng phải có văn bản đóng dấu mật mà nói rằng NAQ còn sống – đã về lại chứ?

Văn vản báo việc như Hồ kể: “mùa thu 1933 Bác liên lạc được với đoàn thể! ” đâu rồi?

Thế rồi, kể từ đó tới 1941 chẳng có điều hành gì của NAQ với đảng CS Đông Dương nữa! Thế rồi 1941 một kẻ xuất hiện với cái tên HCM lập lờ đánh lận con đen nhận mình là NAQ, những kỳ cựu CS từ trước 1930 như Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu, Trương Văn Lĩnh …thì cứ lần lượt chết vì những lý do bí ẩn và 2 trong 3 người đó được bảo là phản bội!

Trong khi đó 2 kẻ “Mới được H kết nạp đảng năm 1940” là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp thì lên như diều gặp gió và trở thành lãnh tụ số 2 và số 3 của Đảng Cs VN!

Lưu ý là những người cốt cán của Hồ thì: Giáp thì vợ chết trong tù 1944 đến 1945 Giáp mới biết tin mà 1946 đã vội cưới vợ 2, Vợ Đồng thì nớ ngẩn (Bị bệnh quên), Vợ Nguyễn Sơn cũng chết, Vợ Lê Thiết Hùng cũng chết 1947 rồi 1948 Hùng đã vội cưới vợ mới, vợ Lê Đức Thọ cũng chết, Vợ Võ Văn Kiệt cũng chết… Rất nhiều!

Sự thật là gì?

Chính là chúng đã giết hết những gia đình đó rồi nói là tôi là…! (Xem Quyển 7. Đớn đau Dân Việt Nam nhận quỷ làm Cha – Những con quỷ giả dạng Cs, trí thức Việt Nam giết “Người thân” rồi chui vào đó.)

Nực cười nữa là năm 1940, Võ Nguyên Giáp kể rằng: Năm 1940 đảng cử Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đi sang Côn Minh để đón lãnh tụ HCM – NAQ! Đảng CS đông dương đã chết hết đâu mà cử 2 quần chúng (Chưa kết nạp) đi đón lãnh tụ?

Rồi người đưa đường cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp là một Ủy viên Xứ Ủy Bắc kỳ (Ông Giáo Minh), Như vậy là Sếp đưa đường cho quần chúng sao? (Xem Quyển 6. Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng – Ác quỷ!)!

Thế mới thật là:       Nguyễn tôi chết thật đây này

                           Văn kiện ghi nhận rõ ràng đấy thôi.

Thắc mắc1: Không biết ngoài Văn Kiện đảng thì sự kiện NAQ chết có được báo chí đưa tin hay không xin xem bằng chứng 2 sẽ rõ.

  1. Tài liệu nghiên cứu:

(Văn Bản 1)

Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương*

(in trong Tập 4 – Văn kiện Đảng Toàn tập 
Văn kiện đảng toàn tập
Tập 4 (1932-1934) 
15:15 | 10/06/2003

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=159730

…dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công. …

Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bản dịch từ tiếng Pháp.

* Qua xác minh đây là thư của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Đông phương bộ và các thuộc địa, năm 1933 (B.T)

(Văn Bản 2)

Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương*” tháng 3 năm 1933.

Ngày 2/8/2011. Cập nhật lúc 10h 40′

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT381137909

THƯ VIỆN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

(Phân bộ của Quốc tế Cộng sản)

 …của Hồng Thế Công …

Tháng 3 năm 1933

HỒNG THẾ CÔNG 
TƯỞNG NHỚ

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, qua đời ngày 26-6-1932 trong nhà tù ở Hồng Kông1


…“Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.”

______________

Chú Thích:

  1. 1. Lúc bấy giờ một số tờ báo đưa tin đồn đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất ở nhà tù ở Hồng Kông ngày 26-6-1932 (T).

…..

Bị bọn đế quốc Anh bắt giam hồi tháng 8-1931 tại Hương Cảng, đồng chí đã bị chủ nghĩa đế quốc Anh cấu kết với chủ nghĩa đế quốc Pháp giết chết ngày 26-6-1932 trong nhà tù của thành phố ấy (H.T.H).

***

Bằng Chứng 2: Báo chí đưa tin NAQ chết trong tù ở Hồng Kông.

(Ảnh Báo chí đưa tin NAQ chết kèm theo)

  1. Bằng chứng và phân tích.

(Theo cuốn: Vụ Án Nguyễn Ái Quốc ở Hông Kông (1931-1933) Tư liệu và hình ảnh, Nxb Chính trị Quốc gia- Bảo tàng HCM, Hà nội 2004.)

  1. “Báo “Đông Pháp” ngày 3- 7 đăng bài: “Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao” đưa tin NAQ chống án về Anh. Nay có tin rằng NAQ chết tại nhà thương trong nhà lao Hồng Kông vì bệnh lao đến thời kỳ kịch phát.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam) (trang 220)
  2. “Báo “Ngọ Báo”, ngày 3-7 -1932 đăng bài: “NAQ chết ở HK”, đăng tin: “NAQ, người cầm đầu hội kín Việt Nam trốn ra ngoại quốc, bị bắt giam ở HK. Bị bệnh lao, AQ đã từ trần trong bệnh viện nhà pha Anh ở Hông Kông” (Tài liệu lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam) (trang 220)
  3. “Bản dịch bài báo đăng trên tờ “Đuốc nhà Nam” ngày 23 -7 – 1932, bài “NAQ, lãnh tụ Đảng Cộng sản đã chết ở Hồng Kông”, đưa tin NAQ bị bắt giam tại HK. Ông mắc bệnh lao và đã được điều trị tại bệnh xá trong nhà tù HK. Bị suy yếu do căn bệnh này, ông đã chết.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 220)
  4. “Báo “Nhân Đạo” (L’ Humanite’) ngày 9-8-1932, đăng bài “NAQ, người sáng lập Đảng CS Đông Dương, đã chết trong tù”, đưa tin NAQ, người sáng lập Đảng CS Đông Dương bị đế quốc Anh bỏ tù với sự đồng lõa của đế quốc Pháp, đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá thuộc nhà tù HK.

Bài báo viết: “Đế quốc đã giết hại NAQ, nhưng chúng không thể dập tắt được cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Đông Dương. Ủy ban Trung ương Đảng CS Pháp nghiêng mình trước di hài của lãnh tụ NAQ” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 220)

  1. “Điện của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gửi Lãnh sự Pháp tai HK hỏi về tin NAQ chết viết trên báo “L’ Humanite’” là chính xác hay chỉ là một thủ đoạn?” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 221)
  2. “Bài “Nguyễn Ái Quốc đã từ trần” tháng 8- 1932 của các ban Cộng sản và cứu tế đỏ Đông Dương tại Pháp đưa tin: Đồng chí NAQ đã từ trần trong khám lớn HK ngày 26 -6 vừa rồi.” (Tài liệu lưu tại Bảo tàng HCM) (trang 221)

Nhận xét:   6 Báo nói: Đã chết!

Có báo chí nào cải chính lại không?

Không hề có!

Sự thật là: Hồ đã tiêu diệt hết đảng Cộng Sản đông dương rồi nói láo! (Xem Quyển 4. Nửa là Cộng sản – thực chất là giết Cộng Sản, và Quyển 9. Giết Cộng sản kỳ cựu và người thân của họ.)

Thế mới thật là:    Ái Quốc chết báo đưa tin

                                  Sống lại là Hồ báo nào cải chính?

                                    Đảng kia Hồ giết hêt rồi

                        Người chết bảo sống không ai kêu gì!

Thắc mắc 2: Không biết khi Hồ về “Nước” 1940 – 1941 nói ta là NAQ đây, thì Đảng CS Đông Dương có biết không? Xin xem bằng chứng 3 sẽ rõ.

  1. Tài liệu nghiên cứu.

Theo cuốn: Vụ Án Nguyễn Ái Quốc ở Hông Kông (1931-1933) Tư liệu và hình ảnh, Nxb Chính trị Quốc gia- Bảo tàng HCM, Hà nội 2004.

                                                ***

Bằng Chứng 3. Hồ về nước: Đảng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ đều… không biết

  1. Bằng chứng và Phân tích.
  2. Những người Cộng sản kỳ cựu nói NAQ đã chết:

Nghe đồn họ là cộng sản, họ nói giỏi lắm, tôi mới tìm đến. Họ nói Nguyễn Ái Quốc bị chết rồi. …” (Văn bản 1)

  1. “Bác” khen cấp dưới nói mập mờ:

Bác nói (khi ấy chưa gọi là Bác, mà gọi là Cụ):
– Thế chú cùng nằm với tôi rồi chúng ta cùng nói chuyện.
Cụ hỏi tôi:
– Chiều nay đồng chí vào trong thành có nghe chuyện gì lạ không ?
Tôi nói:
-Thưa đồng chí, có hai việc, việc thứ nhất dư luận đang bàn tán Hồ chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không ?
Cụ hỏi:
– Anh em mình trả lời thế nào ?
Tôi trả lời là anh em ta nói mập mờ. Không nói là phải, mà cũng không nói là không.
Cụ nói:
– Như thế là anh em mình nói đúng.

  1. Xứ ủy Nam Kỳ hoàn toàn không hay biết việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước:

Không liên lạc được với Trung ương ngoài Bắc, Xứ ủy Nam Kỳ hoàn toàn không hay biết việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và thành lập Việt Minh (1941). ”

Nhận xét: Họ nói Nguyễn Ái Quốc bị chết rồi. …

“Bác” Gạ chuyện: Cụ hỏi tôi: – Chiều nay đồng chí vào trong thành có nghe chuyện gì lạ không ? trả lời: “-Thưa đồng chí, có hai việc, việc thứ nhất dư luận đang bàn tán Hồ chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không ?” Và “Bác” lập lờ đánh lận con đen: “Không nói là phải, mà cũng không nói là không.Cụ nói: – Như thế là anh em mình nói đúng.

Vì sao: “Xứ ủy Nam Kỳ hoàn toàn không hay biết việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước”?

Thế mới thật là: Lạ chưa Lãnh Tù sống lại

                        Trong Nam không biết, Bắc thời không hay!

Thắc mắc 3: Không biết lúc ban đầu đó, khi mới giả NAQ thì HCM có dám nhận mình luôn mình là NAQ hay không? Xin xem bằng chứng 4 sẽ rõ:

  1. Tài liệu nghiên cứu:

(Văn bản 1)

Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ _ Hoàng Tùng.

http://nguyenvantuan.net/online-vip/969-nhung-ki-niem-ve-bac-ho-bai-cua-hoang-tung

http://thptlynhan-hanam.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=27&t=3929

Tôi có khoảng thời gian gần 25 năm làm việc gần Bác. Tôi được biết một số việc, hoặc được nghe rồi nói lại cho các đồng chí.

…Tôi muốn kể lùi về quá khứ một chút. Vào những năm 1933-1934, khi tôi còn đang đi học, tôi biết hàng xóm nhà tôi có hai người bị bắt từ năm 1930 được tha về. Nghe đồn họ là cộng sản, họ nói giỏi lắm, tôi mới tìm đến. Họ nói Nguyễn Ái Quốc bị chết rồi. …

Đầu tháng 8-1945…Sau ngày 19/8, Hà Nội lập chính quyền cách mạng. …Hàng ngày tôi ra Bắc Bộ phủ gặp anh Xuân Thuỷ và một số người khác. Họ hỏi tôi :

– Anh xem có cách nào đi tìm Trung ương về không, chứ thấy tình hình khó khăn lắm

…Dân không hiểu lãnh tụ Việt Minh là ai cả, chúng tôi thì còn trẻ lắm, tôi làm sao biết được để mời. Hàng ngày giải quyết công việc ở trong khu xong tôi lại đạp xe ra Bắc Bộ phủ xem tình hình thế nào. Chiều ngày 24/8 tôi trở về chỗ mình vẫn ở tức là khu an toàn, gặp khoảng hơn 10 người đang ăn cơm ở đình làng Phú Xá. Tôi thấy một cụ già có râu, ngồi cạnh có anh Trần Đăng Ninh. … Anh Trần Đăng Ninh trước ở tù với tôi, tuy đã được bầu vào Trung ương nhưng chưa làm được ngày nào đã bị bắt, sau vượt ngục trốn về. Tôi biết ông cụ này được anh Trần Đăng Ninh đưa đi chắc phải to hơn Trung ương. Tôi nghe giọng Nghệ đoán chắc là Ông Cụ rồi.

…Cố nhiên lúc đó tôi cũng đã biết ông cụ là ai rồi.
Bác nói (khi ấy chưa gọi là Bác, mà gọi là Cụ):
– Thế chú cùng nằm với tôi rồi chúng ta cùng nói chuyện.
Cụ hỏi tôi:
– Chiều nay đồng chí vào trong thành có nghe chuyện gì lạ không ?
Tôi nói:
-Thưa đồng chí, có hai việc, việc thứ nhất dư luận đang bàn tán Hồ chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc không ?
Cụ hỏi:
– Anh em mình trả lời thế nào ?
Tôi trả lời là anh em ta nói mập mờ. Không nói là phải, mà cũng không nói là không.
Cụ nói:
– Như thế là anh em mình nói đúng.

(Văn bản 2)

Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Nam Bộ

https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/tran-van-giau/bi-thu-xu-uy-tran-va7n-giau-va-cach-mang-thang-tam-1945-o-nam-bo

27-09-2010

  1. PHAN VĂN HOÀNG

…Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra khi ông Trần Văn Giàu và các đồng chí của ông đang bị quản thúc ở căng (camp) Tà Lài. …đầu tháng 3/1941. Vượt ngục thành công …

Từ 13 đến 15/10/1943, đại biểu các tổ chức Đảng các tỉnh, thành họp hội nghị ở Chợ Gạo (tỉnh Mỹ Tho) quyết định tái lập Xứ ủy Nam Kỳ. Ông Giàu không có mặt, hội nghị bầu ông Phúc làm bí thư. Ông Phúc tạm nhận chức bí thư và tuyên bố sẽ trao lại chức vụ này cho ông Giàu. Hội nghị đồng ý.

Không liên lạc được với Trung ương ngoài Bắc, Xứ ủy Nam Kỳ hoàn toàn không hay biết việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và thành lập Việt Minh (1941). Ông Giàu kể: “Không đành chịu ngồi chờ, bất đắc dĩ bọn tôi phải tự vạch ra một đường lối cách mạng” (1) cho Nam Kỳ.

            (1), (6), (19), (20), (21), (31) Trần Văn Giàu, Hồi ký 1940- 1945(bản đánh máy), TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.67, 123, 227, 123, 234, 142.

                                                            ***

Bằng chứng 4: Lập lờ đánh lận con đen: Đa số thì nói ta là HCM thỉnh thoảng mới nói: Ta là NAQ!

  1. Phân tích: Từ 1939 khi H xuất hiện, 1941 “Về nước” cho đến lúc chết H chỉ duy nhất một lần ghi tên mình là Nguyễn Ái Quốc! ở văn bản: “Kính cáo đồng bào” Lưu ý: Chỉ là đánh máy ghi tên chứ không ký! Văn bản này H viết bằng chữ Hán! Bọn chúng dịch ra tiếng Việt và cho đăng báo. (Ảnh văn bản kèm theo)

(Nếu là Nguyễn Ái Quốc thì ông thường ký tên Nguyễn Ái Quốc dưới văn bản)

Năm 1949 ở văn bản “ Đảng Ta” Hồ đã không nhận mình là NAQ mà viết: “Trong 7, 8 ®¹i biÓu, ngoµi ®ång chÝ NguyÔn ¸i Quèc vµ t«i… ” Đây là phương pháp mập mờ đánh lận con đen, lúc nhận lúc không của bọn giả danh! (Lúc thì nói ta là NAQ, lúc lại nói không phải!)

Thế mới thật là:  Lập lờ đánh lận con đen!

                        Lúc thì bảo phải khi thì nói không!

Nguyễn Du bảo là:               

Con này chẳng phải thiện nhân,

Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng.

Ra tuồng mèo mả gà đồng,

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.

Thắc mắc: Ta thấy đúng là NAQ đã chết! H đóng giả NAQ, Nhưng việc Nguyễn Ái Quốc đã chết thì có thể Đảng CS VN ngày nay sẽ cái cùn mà rằng: Văn Bản của Đảng và báo chí đã bị nhầm! Tuy là cùn nhưng còn không ít người tin như vậy, giờ ta xem Hồ Chí Minh có phải Nguyễn Ái Quốc không? Qua các đặc điểm nhận dạng.  Xin xem chương 2 sẽ rõ.

  1. Tài liệu nghiên cứu:

Kính cáo đồng bào 
Văn kiện Đảng toàn tập
Tập 7 (1940 – 1945)

27/05/2003

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=89329

Chúng ta hãy tiến lên? Toàn thể đồng bào tiến lên?

Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật!

Việt Nam cách mạng thành công muôn nǎm?

Thế giới cách mạng thành công muôn nǎm?

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941

NGUYỄN ÁI QUỐC

Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t,3, tr. 197- 198.

* – Đây là Thư của Nguyễn ái Quốc kêu gọi đồng bào đoàn kết đánh đuổi Pháp – Nhật (B. T).

(Xem ảnh văn bản kèm theo)

Để Đảng ta mãi mãi xứng đáng là “Đảng ta

http://www.nhandan.com.vn/mobile/chinhtri/item/22282902.html

…Để hiểu rõ thêm về nguồn gốc hai chữ “Đảng ta”, tôi xin nhắc lại một bài báo Bác Hồ viết cách đây tròn 65 năm.

Tháng 1-1949, nhân kỷ niệm lần thứ 19 Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới bút danh Trần Thắng Lợi, Bác viết bài báo có nhan đề “Đảng ta” đăng trên Tập san “Sinh hoạt nội bộ”, tức Tạp chí Cộng sản ngày nay (1) …

Tháng 2-2014

HÀ ĐĂNG

(1) Xem bài “Đảng ta”, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia, 1995, T.5, Tr.546.

ĐảNG TA

(Tặng các đồng chí chi bộ)

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=167627

Năm 1847, Mác và Ăngghen phát biểu “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”.

Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, tôi nhắc lại vài mẩu chuyện của Đảng cho các đồng chí trẻ biết…

Năm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tua (Tours)1), Đảng ấy chia làm hai phái. Phái thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta.

Năm 1925, đồng chí Nguyễn ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. …

Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.

1)  Đại hội Đảng Xã hội Pháp tiến hành từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920 (B.T).

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.

Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng…

TRầN THắNG LợI

Viết đầu năm 1949. Tập san Sinh hoạt nội bộ,  số 13, tháng 1-1949.

Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hà Đông xuất bản thành sách năm 1950.

Tr 1  HTCTr 2 HTC

tr 49VK t 4

NAQ da chet

Anh tr bia Vu an NAQ o HK Tr 220tr 221trang 219trang 220

Lưu ý: Cuốn sách “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” – Theo Cộng sản nói là tài liệu đáng tin

  1. Bằng chứng:

Cuốn:  ““Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” 1931-1933 (tư liệu và hình ảnh) do đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng xuất bản.” (Và Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư TP Hà Nội làm ủy viên hội đồng)

 “Hầu hết các tài liệu, hiện vật, hình ảnh giới thiệu trong cuốn sách đều là những tài liệu, hiện vật gốc quý, đa số được công bố lần đầu tiên, trong đó có những tài liệu là bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, có hiện vật tự tay Chủ tịch Hồ Chí Minh giao lại. Phần lớn các tài liệu bằng tiếng nước ngoài được dịch nguyên văn ra tiếng Việt có kèm theo tài liệu minh họa để bạn đọc và các nhà nghiên cứu tham khảo. ” (Văn bản 1)

  1. Tài liệu nghiên cứu.

(Văn bản 1)

Họp báo giới thiệu cuốn sách “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” 

17:56 | 18/05/2004

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30009&cn_id=159778

(dangcongsan) – Nhân kỷ niệm 114 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18-5, Nhà XB Chính trị Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” 1931-1933 (tư liệu và hình ảnh) do đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng xuất bản.
… Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng với NXB Chính trị Quốc gia đã cho in 5.000 cuốn khổ 24 x 20cm, dày 286 trang. Nội dung cuốn cuốn sách gồm 3 phần:
Phần I: Sự theo dõi và truy lùng Nguyễn Ái Quốc của thực dân Pháp (từ năm 1919 đến năm 1931).
Phần II: Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền thực dân Anh bắt giam tại Hồng Kông. Diễn biến vụ án (từ ngày 6-6-1931 đến 22-1-1933).
Phần III: Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình luật sư Lôdơbi (từ năm 1933 đến năm 1969).
Mặc dù hồ sơ gốc về vụ án chưa tìm lại được, nhưng qua các tài liệu sưu tầm được ở nhiều nguồn khác nhau, cuốn sách đã tái hiện lại một cách tương đối sống động diễn biến 9 phiên tòa xét xử Nguyễn Ái Quốc ở tòa án tối cao Hồng Kông từ ngày 31-7-1931 đến ngày 12-9-1931 với những lời khai thông minh, khôn khéo của Nguyễn Ái Quốc.
Cuốn sách còn tái hiện lại quá trình thực dân Pháp theo dõi, lùng bắt và truy nã Nguyễn Ái Quốc và mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình luật sư Lôdơbi.
Hầu hết các tài liệu, hiện vật, hình ảnh giới thiệu trong cuốn sách đều là những tài liệu, hiện vật gốc quý, đa số được công bố lần đầu tiên, trong đó có những tài liệu là bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, có hiện vật tự tay Chủ tịch Hồ Chí Minh giao lại. Phần lớn các tài liệu bằng tiếng nước ngoài được dịch nguyên văn ra tiếng Việt có kèm theo tài liệu minh họa để bạn đọc và các nhà nghiên cứu tham khảo. Với sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, cuốn sách “như những thước phim quay chậm, giúp mọi người có một cái nhìn chăm chú về cuộc đời gian lao đầy thử thách của của Chủ tịch Hò Chí Minh, tư tưởng và nhân cách cao cả đầy sức cuốn hút của Người…” ( Nguyễn Khoa Điềm). Qua đó, mỗi chúng ta có thể tự rút ra cho mình những suy ngẫm và hành động để xứng đáng với các bậc tiền bối.

Hiền Hòa

Map mo danh lan con denXu uy Nam ky hoan toan k biet

trung bay BT HCMTrung bay BT HCM2

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần II)

Le Nguyen (Danlambao) - Luận điểm hỗ trợ, ủng hộ cho tập sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng khá thuyết phục nhưng phe chống luận điểm Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc cũng có những lý lẽ thoáng nghe qua cũng thuyết phục không kém nhưng đi sâu vào phân tích sẽ thấy tồn tại một số vấn đề cần mổ xẻ.

Tiếng nói phản bác “Hồ Chí Minh giả là không thể xảy ra được”... đến từ một số tác giả có chút tiếng tăm như Nguyễn Duy Chính với “Nhận Xét Về Cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, Phạm Đình Lân với “Hồ Chí Minh Người Việt Hay Người Tàu?” Đặc biệt là hai nhân vật cộng sản phản tỉnh khá nổi tiếng là cựu đại tá quân đội nhân dân Bùi Tín và nhà văn Vũ Thư Hiên, con của Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Hồ Chí Minh, là tác giả cuốn hồi ký chính trị “Đêm Giữa Ban Ngày” phản bác luận điểm Hồ Tập Chương nhập vai Hồ Chí Minh đóng thế Nguyễn Ái Quốc!

Để phản bác Hồ Tuấn Hùng, ông cựu đại tá quân đội nhân dân Bùi Tín đưa ra bài viết “Cuộc Đánh Tráo Không Thể Có” với lập luận như sau:

“...Thật ra không có khó khăn gì để chứng minh rằng nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần.

Dù cho lập luận có vẻ chặt chẽ đến đâu đi nữa, dù cho đưa ra những chứng cứ có vẻ chân thực đến đâu chăng nữa thì bịa đặt vẫn hoàn toàn là bịa đặt, cuộc đánh tráo Hồ Chí Minh-Hồ Tập Chương chỉ là trò bịp 100%. Chỉ cần đặt vài câu hỏi...

...Xin hỏi tác giả Hồ Tuấn Hùng, đảng cộng sản Liên Xô, đệ tam quốc tế cộng sản để lại ở kho lưu trữ khối tư liệu đồ sộ hàng triệu trang, mở ra cho công luận, đã có dòng nào nói đến sự kiện “đánh tráo người,” nói đến bà Vera Vasilieva với sứ mạng huấn luyện cho ông Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh?...

...Ông Hồ đã có cả một loạt nhà báo, nhà văn, học giả quốc tế viết về ông, như W.J. Duiker, Sophie Quinn Judge, Pierre Brocheux, Bernard Fall, Wilfred Burchett,... với mọi chuyện ly kỳ, sao không có một ai nói đến chuyện đánh tráo danh nhân...

...Có những người quen biết ông Hồ từ trước năm 1933, như Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cho đến cả ông Nguyễn Hải Thần, để đến 1942, 1945, 1946 gặp lại, có ai nghi ngờ là đã gặp một con người khác, một người Tàu giả dạng Việt Nam, đóng vai Hồ Chí Minh một cách trọn vẹn, đánh lừa mọi người quen biết cũ do đã được huấn luyện kỹ càng tỉ mỉ, như tác giả Hồ Tuấn Hùng kể lại...”

Đọc bài viết phản bác Hồ Chí Minh giả của Hồ Tuấn Hùng, không khó để thấy ông Bùi Tín bị cảm tính lấn át lý tính khi ông khẳng định là Hồ Tuấn Hùng bịa đặt, đánh tráo Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương chỉ là trò bịp 100%, dù ông công nhận chứng cứ của Hồ Tuấn Hùng có vẻ chân thực đến đâu chăng nữa, qua lập luận: “...Quốc tế cộng sản để lại kho lưu trữ khối tư liệu đồ sộ hàng triệu trang... Các nhà báo, nhà văn, học giả viết về Hồ Chí Minh... nhưng có dòng nào nói Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh?... Và những người quen ông Hồ... có ai nghi ngờ Hồ Chí Minh là người Tàu giả dạng..người Việt Nam?...” 

Ông Bùi Tín lý luận như thế! Có thể vì ông không biết khối tư liệu đồ sộ hàng triệu trang của cộng sản quốc tế lưu trữ trong kho tài liệu Nga- Tàu, có một số liên quan đến Hồ Chí Minh vẫn còn bị niêm phong không thể tiếp cận được. Cụ thể là ông William J.Duiker sưu tầm tài liệu viết quyển “Hồ Chí Minh: A life” và bà Sophie Quinn Judge viết quyển “Hồ Chí Minh: The Missing Years, 1919-1941” đều không được tự do lật tung kho tư liệu về Hồ Chí Minh mà chỉ được tiếp cận một số nhỏ thông tin vô thưởng vô phạt và chỉ được cộng sản Việt Nam cung cấp tư liệu “tuyển chọn” để họ viết về Hồ Chí Minh. Tất cả sự thật đó đã được ông William với bà Sophie bạch hóa trong sách của họ. Do đó ông Bùi Tín đòi hỏi kho tài liệu của cộng sản quốc tế và của các ông bà học giả quốc tế nói đến việc đánh tráo Hồ Chí Minh, việc Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh đóng vai Nguyễn Ái Quốc, là nhiệm vụ bất khả thi. 

Cũng như ông Bùi Tín đòi hỏi những người như Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Hải Thần cùng với nhiều người hoạt động “cách mạng” với Hồ... nghi ngờ hay nói Hồ Chí Minh giả là không thể! Vì những người biết Nguyễn Tất Thành lúc hoạt động ở Pháp, biết Nguyễn Ái Quốc lúc làm cách mạng ở Tàu đều không còn mạng để chỉ ra Hồ giả và những người biết có mỗi Hồ Chí Minh từ lúc sống trong hang Pác Bó cho đến lúc đi gặp cụ tổ Mác-Lê ở Hà Nội thì làm sao biết được Hồ là tên chưa rõ nguồn gốc nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc?

Riêng nhà văn Vũ Thư Hiên phản biện luận điểm của tác giả Hồ Tuấn Hùng về Hồ Chí Minh giả qua bài viết “Tác Phẩm Giả Tưởng Về Hồ Chí Minh” với văn phong hằn học khá gay gắt như sau:

“...Tôi không biết nhiều về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện... 

...không một ai trong những người tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong thời kỳ ấy tỏ ra nghi ngờ ông không phải người Việt. Không một ai trong những người Việt thuần, ở sát bên ông Hồ Chí Minh trong công việc hàng ngày trong cuộc kháng chiến chống Pháp (9 năm) như Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực..., và rất nhiều người khác nữa, có một chút nghi ngờ ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt...

...Tôi có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc khu An toàn ở Việt Bắc, tôi lúc ấy 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó tôi đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.

Tôi cũng xác nhận rằng trong thói quen ẩm thực ông Hồ Chí Minh là người thích ăn các món ăn Việt Nam như canh riêu, cá kho khô, cà Nghệ muối xổi… và chưa bao giờ đòi hỏi người nấu ăn cho ông phải làm bánh bao, màn thầu, tỉm xắm… hay là thứ gì khác gợi nhớ tới ẩm thực Trung Hoa...”

Phản bác luận điểm của ông Hồ Tuấn Hùng về việc Hồ Tập Chương lấy bí danh Hồ Chí Minh nhập vai Nguyễn Ái Quốc của ông Vũ Thư Hiên thấp hơn ông Bùi Tín một bậc nhưng văn phong quá khích đầy cảm tính và lập luận thiếu khoa học tính khi nói rằng: “...Tôi không biết nhiều về Hồ Chí Minh... Những người làm việc với Hồ Chí Minh từ thời 1945 đến 1969... Có cả vạn người không ai nghi ngờ Hồ Chí Minh là người Việt... Tôi có mặt trong buổi mừng thọ năm 60 tuổi của Hồ Chí Minh... Tôi xác nhận Hồ Chí Minh thích các món ăn Việt... chưa bao giờ ông đòi hỏi... bánh bao, màn thầu, tỉm xắm?...”

Lập luận của ông Vũ Thư Hiên hơi liều lĩnh khi tự giới thiệu ông không biết Hồ nhiều. Năm 17 tuổi có gặp Hồ Chí Minh trong buổi lễ mừng thọ 60 tuổi... Chỉ một lần gặp nhưng ông Vũ Thư Hiên dám xác nhận Hồ Chí Minh thích các món ăn Việt... không đòi hỏi đầu bếp nấu món Trung Hoa cho ông ăn? Kể lể cảm tính như ông Vũ Thư Hiên về Hồ Chí Minh đầy rẫy trên các loa đài của đảng. “...Tôi xác nhận Hồ Chí Minh thích các món ăn Việt?...” Nó có khác chi với chuyện Hồ Chí Minh đòi nghe nhạc Tàu trước khi đi gặp cụ Mác, cụ Lê... được văn nô bẻ lái sang chuyện bác đòi nghe câu hò, câu ví xứ Nghệ trước lúc đi xa...

Phản bác của hai nhân vật cộng sản “nòi” là Bùi Tín, Vũ Thư Hiên về luận điểm Hồ Chí Minh giả làm Nguyễn Ái Quốc của Hồ Tuấn Hùng thoáng nghe qua, đọc lướt qua thấy có vẻ hợp lý. Nhưng khi đọc kỹ và đi sâu vào phân tích sẽ không khó để thấy cảm tính lấn át lý tính của hai ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên. Điểm then chốt để nhận biết chuyện Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không thì hai ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên phải biết Nguyễn Tất Thành lúc hoạt động ở Pháp và cũng phải biết Nguyễn Ái Quốc hoạt động cho quốc tế cộng sản ở bên Tàu mới biết được Hồ Chí Minh có đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không? Thế nhưng cả hai ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên đều không biết rõ Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ở Tàu mà chỉ biết Hồ Chí Minh ở Việt Nam “không nhiều” như lời các ông nói, thì dựa trên cơ sở nào để cả quyết cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh không được huấn luyện đóng thế cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc thực thi nhiệm vụ đánh Mỹ cho Nga-Tàu nhuộm đỏ Việt Nam cho quốc tế cộng sản?

Dù phản bác luận điểm Hồ Chí Minh giả của hai ông cộng sản “nòi” Bùi Tín, Vũ Thư Hiên có nhiều cảm tính, nhiều lỗ hổng trong lập luận nhưng cũng đủ để bảo vệ cho tượng đài Hồ Chí Minh không sụp đổ trong cơn bão “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng. Thế nhưng sự thật Hồ Chí Minh có phải nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không, càng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục. Tuy nhiên Hồ Chí Minh là ai? Chưa xác định chính xác 100% là Hồ Tập Chương nhưng chắc chắn Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc và để biết rõ nhân thân của đứa nằm trong lăng Ba Đình không có cách nào khác thuyết phục hơn là làm thử nghiệm DNA nhằm làm rõ sự thật lịch sử liên quan đến nhân vật bí ẩn Hồ Chí Minh.

Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm "Sinh bình Khảo"

Nhóm Hành Khất
 

Giáo sư Hồ Tuấn Hùng là tác giả của cuốn "Sinh bình Khảo" ("Khảo cứu về Cuộc đời Hồ Chí Minh") được xuất bản vào năm 2008, vốn đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan. Ông sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, và từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Ông ta đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu, đối chiếu nhiều tư liệu khác nhau để hoàn thành tác phẩm mà ông ta đã từng ôm ấp từ lâu mà nó cũng là nguyện vọng của gia tộc được trọng giao lại cho ông ta, nhất là lời trăn trối sau cùng của người cha của ông ta. 

Như Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã bày tỏ trong phần mở đầu, nơi trang 11, như sau: "Nội dung cuốn sách nầy hoàn toàn bảo đảm tính khách quan và tính hợp lý với mục đích chỉ để làm rõ một tiên đề giả thiết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc không phải là một người." Rất nhiều lần, từ phần "Thay lời tựa," suốt trong cuốn sách, đây đó, đến phần cuối cùng, tác giả luôn luôn khẳng định là: "Hồ Chí Minh sau năm 1933 chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc." Và cũng như thế, rất nhiều lần ông ta hoàn toàn khẳng định là việc làm nầy của ông ta không phải vì mục đích tìm kiếm danh lợi mà chỉ muốn trả sự thật về cho lịch sử mặc dù nếu xét ra Hồ Chí Minh chính là bác ruột của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng.

A. Về thân thế Hồ Tập Chương:

Nơi trang 53, tác giả Hồ Tuấn Hùng cho biết về thân thế của nhân vật Hồ Tập Chương như sau:

- Sinh năm 1901 (Minh Trị năm thứ 34).
- Cha là Hồ Dần Lượng vốn là tú tài (sinh đồ), mở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân địa phương phục tài xưng là "Thánh nhân" và mẹ là Lý Thị.
- Là người con thứ 7 trong số 10 anh chị em (người anh thứ 3 tên là Hồ Tập Phỉ, người em út là Hồ Tập Dưỡng).
- Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp số 1 Đài Bắc vào năm 1921 trong thời Nhật chiếm đóng Đài Loan.
- Trong khoảng thời gian 1922--1928, ông ta trở về vùng Miêu Lật và mở xưởng nấu rượu và tiệm thuốc Bắc cùng người anh trưởng.
- Kết hôn vào năm 1926 với người địa phương tên là Lâm Quế.
- Có đứa con gái đầu lòng tên là Hồ Tố Mai vào năm 1928 và đứa con trai trưởng là Hồ Thự Quang vào năm 1930 (tính đến năm 2013 là 83 tuổi).
- Tham gia "Tổ chức Lao động Thái Bình Dương" của Cộng sản Quốc tế với bí danh là Hồ Quang vào năm 1929.
- Bị bắt ở Quảng Châu vào năm 1931 và được giải cứu.
- Từ năm 1932--1933, ông ta đến vùng núi Quảng Tây khai thác quặng mỏ và qua Xiêm La hoạt động và mất liên lạc với gia đình.

Và khoảng thời gian quan trọng là thời kỳ sau năm 1933 được tác giả cho biết như sau:

- Khoảng cuối năm 1938 (tháng 11 và 12) làm thông dịch cho quân đội Nhật.
- Khoảng đầu năm 1939, gia nhập Bát lộ Quân và từ đó không liên lạc gì với gia đình.

B. Nhận định sơ lược:

Cùng một mục đích "trả lại sự thật cho lịch sử," Ngô Trọc Lưu vốn là người từng được vinh danh là "Người cha của nền văn nghệ Đài Loan" vào năm 1946 (theo trang p51) cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Nhật với tựa đề "Hồ Chí Minh" được chuyển qua Trung văn là "Đứa con côi châu Á," từng nói: "Cần phải xem việc lẩn tránh sự thật chính là xuyên tạc lịch sử."

Nơi trang 51 cho biết thêm là "Trước đây, Ngô Trọc Lưu và Hồ Tập Chương rất quen biết nhau, sau nầy ông cùng với em trai Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, cháu rể Hồ Tập Chương là La Lộc Xuân có mối quan hệ rất thân mật." Ông ta cũng thừa nhận là:

"Hồ Chí Minh xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan" (trang 05).

Qua hàng loạt những sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương, Giáo sư Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhiều bằng chứng và dẫn chứng hùng hồn cho kết quả thừa nhận của mình. Và qua đó, tập thơ "Ngục trung Nhật Ký" ("Nhật ký trong Tù") vốn gây nhiều tranh cãi về vấn đề ai là tác giả mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã từng tung ra rất nhiều sách để ca tụng tác giả Hồ Chí Minh, được Giáo sư chứng minh rất cụ thể qua từng ý nghĩa, cũng như nguồn gốc của chữ, cách chơi chữ của một người lão luyện về Hán tự mà một Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành không tài nào có thể có được một kiến thức sâu rộng về Trung văn đến như thế vì không có đủ thời gian tu tập về chữ Hán trước đây hay nói đúng hơn là trình độ Hán văn của Nguyễn Tất Thành chỉ là sơ cấp. Mặc dù sau nầy, Nguyễn Tất Thành được Tăng Tuyết Minh, người vợ Quảng Châu đầu tiên của ông ta, dạy thêm về tiếng Quảng nhưng đó cũng chỉ là văn nói hơn là văn viết.

Tiếng Tàu đơn âm cũng như tiếng Việt, nên học nói rất dễ nhưng học viết lại là một vấn đề khác, mà học cách viết văn, thơ điêu luyện lại càng rắc rối hơn. Cái cách điêu luyện đó, chỉ có những người bản xứ mới hiểu thấu. Và đó là cách nhận định của Giáo sư với tư cách là người cùng địa phương của tác giả "Ngục trung Nhật ký."

Trong khi đó, một Hồ Chí Minh sau năm 1933 đã cố tình tung ra lai lịch "huyền thoại" hầu tự ca tụng và che lấp quá khứ của chính mình trong cuốn sách đầu tay là "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 1948 và tại Paris năm 1949, và tiếp theo là một cuốn sách khác với nội dung và mục đích như cuốn sách đầu tiên là cuốn "Vừa đi đường Vừa kể chuyện" của tác giả T.Lan (cũng là Hồ Chí Minh) được xuất bản lần đầu vào năm 1950 tại Trung Quốc và trên báo "Nhân dân" của Hà Nội vào năm 1961.

Mặc dù trên khía cạnh chính trị, dường như tác giả cũng có ít nhiều niềm tin vào những người Cộng sản, khi tin rằng Hồ Chí Minh có khuynh hướng dân tộc hơn là Cộng sản và tin tưởng vào những gì mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố về vấn đề "hòa hợp hòa giải" mà không hề đá động gì đến vấn đề cải tạo trừng phạt những quân nhân của Việt Nam Cộng hòa mà qua đó chính là chủ ý của chế độ Cộng sản. Dường như đó là cách mà tác giả cố tình bảo vệ, bào chữa cho Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một người yêu dân tộc, không hẳn là một tay mật vụ của Cộng sản Quốc tế sau nầy. Tác giả cũng quá ngây thơ khi nghĩ rằng, một tay mật vụ Cộng sản Quốc tế khi muốn quay về với dân tộc thì dễ dàng tuyên bố và thoát ra khỏi lưới mật vụ trừng phạt như trường hợp Hồ Chí Minh, trong khi mạng tình báo Trung cộng lúc nào cũng cận kề trong và ngoài nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhận định chi tiết:

Nhằm bổ sung thêm tư liệu "Sinh bình Khảo" của tác giả hầu làm sáng tỏ vấn đề ai là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương, và Hồ Chí Minh; Qua những tài liệu dồi dào hôm nay, người ta có thể ngẫm nghĩ, tự hỏi, và so sánh để tìm ra một lý lẽ thích hợp nhất. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách giấu kín sự thật đến khi họ khó lòng có thể chối bỏ thì tìm cách bào chữa cho hành động của họ hoặc "im lặng" phớt lơ, xem như việc đã rồi (đó là cách mà họ hay sử dụng nhất). Và không những thế, họ xem đó là một thành công về tuyên truyền dù phải xem thường lịch sử, hay phải sửa đổi, thậm chí nếu cần thì xóa bỏ luôn phần đó.

I. Về thể hình:

Về vấn đề nhận diện thể chất của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương, tác giả có nhắc đến vấn đề vành tai trái có vết sẹo của Hồ Tập Chương mà người ta có thể dễ dàng nhận ra trong những bức hình của Hồ Chí Minh sau nầy:

nhk_nhandinhvehtc1.jpg
   Hình 01                   Hình 02                        Hình 03

Hình 01: Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 (theo ghi chú dưới hình).

Hình 02: Bức hình nầy theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng có nhiều nghi ngờ. Quả thật, nếu so với hình số 1, nó rất thiếu tự nhiên như là cái đầu được cắm vào (càm nhọn hơn, quay hàm chạy một đường thẳng --lộ hẳn bên ngoài vành khăn, đôi chân mày được tô đậm hơn, hàm răng lộ ra, hai vành mũi nhỏ lại, vần trán cũng bị thu hẹp)

Hình 03: Bức hình nầy theo Giáo sư chính là Hồ Tập Chương lúc còn trẻ. Từ bức hình số 02, vốn bị sữa lại sao cho khuôn mặt ốm đi, qua cách vẽ lại quay hàm, để sao cho có nét gần giống bức hình số 03 nầy. Tuy nhiên, nếu nhìn vành tai trái sẽ thấy sự khác biệt: hình số 03 có trái tai to hơn, và vành tai tròn, rộng hơn.

nhk_nhandinhvehtc2.jpg
    Hình 04                   Hình 05                   Hình 06

Hình 04: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tour, Pháp vào tháng 12/1920. Bức hình số 03, phần nhiều có nét như bức hình số 05, được xem như là Nguyễn Ái Quốc

Hình 05: Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Bán đảo Đông Dương tại Đại hội Cộng sản Pháp ở Marseilles vào năm 1921

Hình 06: Dù được cho là hình của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1921, nhưng xét ra không có nét của hai bức hình số 04 và 05 vì chân mày trái cong gãy về phía cuối, trong khi bên phải nhô cao hơn (tương tự hình số 03). Phần lớn có nét của hình số 01 là Hồ Tập Chương với cái miệng hơi nhọn nhưng không rộng quá so với hình số 04 và 05.

nhk_nhandinhvehtc3.jpg
    Hình 07                     Hình 08                     Hình 09

Hình 07: (Sau đại hội ở Moscow, Nguyễn Ái Quốc (theo tác giả nhìn nhận) vào năm 1925, lúc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam). Tuy nhiên, nếu so sánh với bức hình số 08, cho thấy phần lớn có nét giống nhau, nhưng bức hình nầy dường như không có nét nào của người dân quê miền Bắc, vùng Nghệ Tỉnh. Dường như đây lại là một bức hình được chỉnh sữa từ bức hình số 08.

Hình 08: (Nguyễn Ái Quốc??? trong thời gian bị tù ở Hương Cảng được Luật sư Francis (Frank) Henry Loseby biện hộ và bảo vệ cho chuyến trốn thoát đến Moscow vào khoảng năm 1932). Bức hình nầy có nét chân mày trái cong gãy của bức hình số 06, và càm nhọn vì vậy khó chấp nhận là hình của Nguyễn Ái Quốc mà là hình của Hồ Tập Chương cũng bị bắt trong khoảng thời gian nầy.

Hình 09: (Nguyễn Ái Quốc vào năm 1930 trong nhà triển lãm ở Việt Nam. Bức ảnh truyền thần của của Nguyễn Sinh Huy, thân phụ Nguyễn Ái Quốc). Cái miệng rộng ngang và nhất là cái mũi hơi to mang nét đặc trưng của người Nghệ Tỉnh hơn, cũng như chiếc càm khá rộng, có khả năng đúng là hình của Nguyễn Ái Quốc đang mang bệnh lao nặng làm gầy ốm khuôn mặt nhiều trong khoảng thời gian trước vào sau ngày lao tù.

nhk_nhandinhvehtc4.jpg
   Hình 08b                       Hình 10                    Hình 11

Hình 08b: Bức hình trong nghi vấn nầy lại có nhiều nét giống với bức hình số 10 (tái xuất hiện trong một khoảng thời gian mất tích) và bức hình số 11 (lúc nầy tự xưng là Hồ Chí Minh). Từ chân mày trái cong gãy đến vành tai phải nhọn đầu trong khi vành tai phải cong tròn khác với bức hình số 09 ở trên.

Hình 10: Ảnh Hồ Chí Minh năm 1934 tại Mạc Tư Khoa trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker. (Theo Giáo sư Hồ Tuấn Hùng, đây là Hồ Tập Chương). Như vậy, chứng minh ngược lại là bức hình số 08 cũng là Hồ Tập Chương.

Hình 11: Tấm ảnh Hồ Chí Minh nầy do Andred Roth chụp đăng trong "Tân Việt Nam" vào năm 1946 tại Việt Bắc. Và từ đây trở về sau, nhân vật chính trong đảng Cộng sản Việt Nam đã thay thế hoàn toàn một Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Tập Chương.

nhk_nhandinhvehtc5.jpg
   Hình 11b                                  Hình 12

Hình 11b: Bức hình Hồ Tập Chương (tức Hồ Chí Minh) nầy có những nguồn tin khác cho là vào năm 1944 ở Việt Bắc (không phải là 1946).

Hình 12: Theo vi.wikipedia, bức hình Hồ Chí Minh nầy vào năm 1946, sau khi cướp lấy chính quyền của Thủ tướng Trần Trọng Kim.

nhk_nhandinhvehtc6.jpg
  Hình 13                                        Hình 14

Hình 13: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1954, trong thời kỳ thảm sát đẫm máu nhất của công cuộc Cải cách Ruộng đất và bắt đầu cuộc ly hương của những người dân miền Bắc vào Nam theo ký kết hiệp ước giữa hai miền.

Hình 14: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1957, trong thời kỳ chuẩn bị ráo riết những cuộc vận chuyển vũ khí do Liên Xô và Trung cộng cung cấp bằng những con tàu "không số" do Trung cộng chế biến, và bằng những đường rừng núi của "Đường mòn Hồ Chí Minh" để tiến hành cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam lâu dài qua chiêu bài "thống nhất đất nước." Có lẽ, Hồ Tập Chương chỉ được huấn luyện để làm cách mạng Cộng sản hơn là có sự hiểu biết về làm cách nào phát triển đất nước, nên con đường phải đi là quyết chiếm cho bằng được miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Phân chia Genève 1954 để khỏa lấp nền kinh tế đang suy bại khủng khiếp sau công cuộc Cải cách Ruộng đất.

nhk_nhandinhvehtc7.jpg
  Hình 15

Hình 15: (Ghi chú trong bức hình: "Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm viện "Cải lão hoàn đồng" ở Rumani, tháng 8/1957"). Đây là bằng chứng cho thấy Hồ Tập Chương thường đi ngoại quốc để sửa chữa da mặt, tiêm thuốc căng da.

nhk_nhandinhvehtc8.jpg
   Hình 16                                    Hình 17

Hình 16 và 17: Trong cuộc phỏng vấn của một nữ phóng viên Pháp với Hồ Chí Minh vào tháng 6/1964, hai hình ành 16 và 17 có nét rất nhiều của một Hồ Tập Chương, đặc biệt là vành tai trái nhọn và vết cắt bên vành tai phải trên cao --mà lúc trước mật vụ Pháp có thể lầm tưởng giữa giữa Hồ Tập Chương và Nguyễn Ái Quốc vì lúc bắt Nguyễn Ái Quốc lại có giấy tờ của Hồ Tập Chương trong phòng-- mặc dù gương mặt bấy giờ dường như được tiêm thêm thuốc căng da làm cho no đầy hơn.

nhk_nhandinhvehtc9.jpg
  Hình 18               Hình 19                       Hình 20

Hình 18: Bức hình tuyên truyền lãnh tụ Hồ Chí Minh vào khoảng tháng 9/1963 được tô vẽ thêm từ tóc, chân mày, râu, màu sắc v.v. để trở thành một nhãn hiệu cầu chứng cho đảng Cộng sản Việt Nam. (theo vi.wikipedia, là do nhiếp ảnh gia Lục Văn Tuấn (陸文駿) của "Quảng Đông họa báo")

Hình 19: Bức hình Hồ Tập Chương vào năm 1966

Hình 20: Bức hình Hồ Tập Chương trong sân sau biệt thự Bắc Bộ Phủ vào năm 1969

II. Về bút tích:  

Điều trước tiên phải nhắc đến là lá thư xin được học trường Pháp vào năm 1911 của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian theo con tàu buôn Amiral Latouche-Tréville của Pháp làm việc lặt vặt trên đó để được ra nước ngoài.

nhk_nhandinhvehtc10.jpg
Hình 01

Hình 01: Cho thấy nét chữ rất cứng và đều đặn, cũng như những chữ nét chữ hoa đầu câu chứng tỏ là một người tài hoa --mặc dù vẫn bị lỗi đôi chút về ngữ Pháp và văn phạm. Vấn đề đặt ra là đó có phải là nét chữ thực sự của Nguyễn Ái Quốc hay anh ta nhờ một ai đó có trình độ hơn trên tàu, viết dùm lá thư? Vì nên nhớ rằng, Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc sau nầy) trải qua không nhiều thời gian để làm quen, nắn nót những mẫu tự La-tinh mà từ lúc bắt đầu đi học là tiếng Hán từ năm 9 tuổi đến 14 tuổi dù chỉ là trong giai đoạn sơ cấp dù có được kèm thêm một ít tiếng Pháp trong những năm về sau trước khi chính thức được xin vào trường Quốc tự Giám, Huế, nhờ danh vị đỗ đạt của người cha, Nguyễn Sinh Sắc, nhưng Nguyễn Tất Thành chưa hẳn là một học sinh thực thụ vì chưa đủ trình độ Pháp ngữ.

Điều đáng chú ý nữa là chữ "Nguyễn" lại viết là "Nguyển" và chữ "quốc ngữ" viết là "quấc ngử"

nhk_nhandinhvehtc11.jpg
 Hình 02

Hình 02: Đây là bút tích của một thành viên Nguyễn Ái Quốc khác trong nhóm 5 người. Có người cho rằng, có thể là bút tích của Nguyễn An Ninh, người anh đỡ đầu của Nguyễn Tất Thành khi vừa đặt chân lên đất Pháp, cũng là người bị Cộng sản sát hại khi trở về Việt Nam sau nầy. Nhưng xét ra, trong nhóm chỉ có 2 người chưa làm quen nhiều với mẫu tự La-tinh là cụ Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành. Trong lối hành văn xưa, kiến thức về tình hình chính trị, và chữ "Nguyễn Ái Quấc" có thể là bút tích của cụ Phan nhiều hơn (ngày xưa chữ "quấc" dùng cho chữ "quốc" như chữ "quấc hồn" trong bài trên. Mặc dù nét chữ rất yếu, nhưng không sai chính tả của tiếng Việt.

nhk_nhandinhvehtc12.jpg
      Hình 03                                             Hình 04                                          Hình 01b

Hình 03: Bức thư ngắn vốn được gởi cho một người bạn nào đó trong nước Pháp - ám chỉ bằng chữ "đồng bào" - nhằm cảm ơn cho việc nhận được bộ sách Tây Du Ký vào năm 1922, chưa hẳn có khả năng là bút tích của Nguyễn Tất Thành vì chữ ký rất khác và có vẻ được dùng thường xuyên qua nét cong tự nhiên.

Hình 04: Có nhiều khả năng chính là bút tích của Nguyễn Tất Thành vào năm 1923 dưới bí danh là Nguyễn Ái Quốc, gởi thư đi để thanh toàn tiền ai đó đặt mua báo "Người cùng Khổ" ("Le Paria") mà anh ta đang hoạt động trong ban biên tập. Điều đáng chú ý là mẫu tự "d" (như trong chữ "du" tiếng Pháp) được viết theo kiểu Tây phương hơn là cách viết bình thường mà trong bức thư xin đi học không có dùng, và cách viết chữ hoa cũng khác biệt.

nhk_nhandinhvehtc13.jpg
     Hình 05                                                                                    Hình 06

Hình 05: Bức thư kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh vào năm 1946, cho thấy cách viết rất khác biệt cũng như cách dùng chữ Việt rất lạ như chữ "gi" hoặc "d" viết là "z" (thí dụ: "giờ" viết là "zờ"; "dân" viết là "zân"), chữ "ph" viết là "f" (thí dụ: "phải" viết là "fải") và đây đó có khá nhiều lỗi chính tả của tiếng Việt như thể là do một người không thuần túy là gốc Việt. Từ đó có thể hiểu, chính là bút tích của Hồ Tập Chương, một người quen dùng Hán tự, cũng như cách cầm bút khác biệt hơn khi dùng mẫu tự La-tinh nên nét viết yếu hơn nhiều như trường hợp của cụ Phan.

Hình 06: Bức thư ngắn nầy lại có nét viết cứng hơn nhiều, khác xa hình 05, vào năm 1948. Chữ ký cũng khác dù chỉ cách khoảng 2 năm. Mặc dù vẫn dùng cách viết lạ của hình 05 ("gi" viết là "z," v.v.), một vài nét khác biệt rõ hơn (như mẫu tự "v). Điều đáng chú ý là nét cuối của mẫu tự thường được kéo dài lên cao (như mẫu tự "n," "m" v.v.) mà trong hình 05 không có. Cho thấy là không phải cùng một người viết ra.

nhk_nhandinhvehtc14.jpg
     Hình 07                                                                                      Hình 08

Hình 07: Bút tích nầy được cho là của Hồ Chí Minh ghi lại cảm tưởng trong sổ vàng ở điện Kremli trong chuyến thăm Liên Xô vào năm 1955. Cho thấy có nhiều nét gần gũi với hình 05 và 08 hơn là hình 06. Không có những nét cuối đẩy lên cao. Trong phong cách là chủ tịch một nước ghi lại trong sổ vàng nước ngoài thì không bao giờ có chuyện cố tình viết dối (như trường hợp trong hình 05 hoặc 08) để bào chữa cho nét chữ yếu kém, thiếu đều đặn của mình. Điều nầy càng chứng tỏ rằng vì người viết không thuần là người Việt vốn quen sử dụng chữ Việt Nam. Có nghĩa là Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.

Hình 08: Bức thư nầy vào năm 1964 là một chứng minh khác về thân thế Hồ Chí Minh khi nó được viết để cảm ơn kiều bào Lê Đình Cao trước khi trở về miền Bắc đã gởi đi 92 chiếc xe đạp để biếu nhà cầm quyền, cũng như chi phí để xây ngôi trường 4 lớp học.

nhk_nhandinhvehtc15.jpg
 Hình 09                                                   Hình 10

Hình 09: Bút tích bằng Hán tự của Hồ Chí Minh có vẻ điêu luyện nhiều hơn so với bút tích Việt ngữ

Hình 10: Ngay cả khi đọc sách, Hồ Chí Minh cũng dùng Hán tự để ghi chú. Điều nầy có thể hiểu qua cách cầm bút "trên cao" để dễ dàng vẽ nét Hán tự hơn là dùng để gò nét viết tiếng Việt.

C. Về câu hát Trung Quốc:

Trong khoảng thời gian trở bệnh của Hồ Chí Minh vào năm 1969, một phần nào do ảnh hưởng của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 bị thiệt hại nhiều về quân số và vũ khí nhưng hoàn toàn thất bại nặng nề, sau nhiều lần qua Trung cộng để chạy chữa vẫn không bình phục. Phái đoàn Bác sĩ của Trung cộng được cử qua Hà Nội để giúp đỡ, nhưng đến sáng ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng.

Theo bài viết "Ba lần Bác cười Trước lúc Đi xa" được đăng trên trang mạng qdnd.vn của nhà nước vào ngày 25/01/2010, do Nguyễn Hòa dịch lại từ bài viết của Vương Tinh Minh, là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, vào tháng 8/1969, trong đó có đoạn:

"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo."

Tại sao Hồ Chí Minh là người Việt Nam lại muốn nghe "một câu hát Trung Quốc"? Điều nầy càng chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh thực chất hoàn toàn không phải là người có gốc Việt dù đã ở miền Bắc Việt Nam hoạt động rất lâu. Chỉ được giải thích một cách thỏa đáng trừ khi Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, một lần nữa, ra sức tuyên truyền, thêu dệt thêm câu chuyện tưởng tượng để gây xúc động những người dễ tin, những người từng được nhồi sọ về tư tưởng tôn sùng tuyệt đối nhằm khỏa lấp tất cả sự thật trước mắt, hiển hiện trước họ. Một thí dụ điển hình là bài viết "Tình yêu Bác Hồ dành cho những Khúc dân Ca" trên trang mạng lamdong.gov của Phạm Huỳnh Hoa (tự xưng là người sưu tầm, nhưng không biết ai là tác giả) kể lại một câu chuyện "xạo," không đúng như Vương Tinh Minh thuật lại. Và đồng hợp ca tuyên truyền "xạo" thêm là bài hát "Lời Bác dặn Trước lúc Đi xa" của Trần Hoàn bắt đầu bằng câu: "Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế" nhưng không có ai quanh đó, nên "Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ" mãi đến lần thứ ba "Ôi may sao, bỗng có em gái nhỏ, bước vào gần Bác." Chính bài hát nầy dựa trên là nội dung tuyên truyền "xạo" của bài viết nói trên trong mục đích tiếp tục đánh lừa công chúng Việt Nam cho đến nay.

Cũng như ngày Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) mất cũng từng được nhà cầm quyền Cộng sản miền Bắc lúc bấy giờ tuyên bố trước thế giới là ngày 3/09/1969 thay vì là ngày 2/09. Một thí dụ điển hình là trên trang mạng biography.com trong phần "Ho Chi-Minh" vẫn còn bị lầm lẫn khi ghi nhận ngày mất của ông ta là 3/09/1969: "He declared Vietnam’s independence in 1945 and became the first president of the republic in 1954. He died o­n September 3, 1969, in Hanoi, Vietnam." [Ông ta tuyên bố nền độc lập của Việt Nam vào năm 1945 và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nền Cộng hòa vào năm 1954. Ông ta mất vào ngày 3 tháng Chín năm 1969, ở Hà Nội, Việt Nam.]

Và nơi trang 171, về "Di chúc" của Hồ Chí Minh có đoạn: "... phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác..." Có phải chăng câu "các vị cách mạng đàn anh khác" là ẩn ý của Hồ Tập Chương muốn trở về cùng với mẫu quốc, Chủ tịch Mao, của ông ta? Mà đáng lý ra, một Hồ Chí Minh gốc Việt sẽ không nghĩ như thế, vì ông ta dù sao cũng không thể nào không biết đến tổ tiên, dòng họ của mình, là điều tối thiểu, hoặc dòng giống Việt Nam. Dù mang nặng tinh thần Cộng sản Quốc tế đến như thế nào, Hồ Tập Chương vẫn yêu mến dân tộc của riêng mình hơn. Đó là điều hiển nhiên mà một Hồ Chí Minh, hay bất kỳ nhân vật Cộng sản nào cũng thừa biết rằng không ai không yêu dân tộc mình hơn bằng chính giống nòi mình. Vì đó là cứu cánh của cuộc sống mình mà trong đó chứa đầy những thâm tình, thân thuộc.

D. Thay lời kết:

Người ta thường nghĩ rằng chỉ có người ngoại tộc mới ra tay tàn ác với người bản xứ. Điều nầy quả không sai. Và càng đúng hơn khi ý niệm đó được thúc đẩy mạnh bạo hơn bởi chủ thuyết Cộng sản: phân biệt giai cấp. Và mục đích phân biệt giai cấp là nhằm tiêu diệt hoàn toàn giai cấp có kiến thức nhưng bất phục Cộng sản. Mặc dù những người Cộng sản luôn hô hào thế giới đại đồng vô sản, vô giai cấp, nhưng ngược lại, họ luôn luôn gây sự phân biệt giai cấp tiềm tàn trong mọi lãnh vực nhằm mục đích thao túng quyền lực độc tài nắm giữ được tất cả mọi người.

Điều nầy được chứng minh qua nhân vật Hồ Chí Minh, một Hồ Tập Chương luôn đặt vấn đề dân tộc của riêng mình trên hết nên ông ta dấn thân mình thực hiện cho bằng được mục đích lợi ích lâu dài cho riêng dân tộc mình là Trung Quốc, mặc dù ông ta là người Đài Loan nhưng vẫn hướng lòng về một Trung Quốc Cộng sản hơn. Ông ta không những thảm sát không nương tay những người đồng chí thân thiết của Hồ Chủ tịch trong công cuộc Cải cách Ruộng đất, kéo dài chiến tranh Bắc-Nam Việt Nam mà không cần thương tiếc sinh linh. Tất cả không ngoài mục đích cuối cùng là dâng lên mẫu quốc một nước An Nam thuần phục và cũng là một nước có nhiều đại thù trong lịch sử với Trung quốc.

Hồ Tập Chương đã thực sự thành công trọn vẹn vai trò được giao phó bởi Trung cộng. Ông ta đáng là một vị anh hùng, chỉ đứng sau họ Mao, trong phần ghi công vinh danh. Và có lẽ, đã đến lúc Trung cộng cần phải tuyên bố công trạng của Hồ Chí Minh và cũng không nhất thiết trả về sự thật của lịch sử. Vì lịch sử có được chính là do mỗi người dân đương thời góp phần tạo nên trong cuộc sống hàng ngày dù là vô tình hay hữu ý. Những kẻ hèn nhát không dám nhìn sâu vào gương lịch sử là những kẻ luôn chối biến vai trò của mình để đùn lại cho kẻ khác, luôn luôn nói rằng: "Hãy để cho lịch sử phán xét. Việc nầy chẳng dính dáng đến tôi." Đây chính là một thái độ của kẻ "thất phu" dù là người có văn hóa cao. Vì theo như câu nói đó, vậy cái gì là lịch sử? Lịch sử dân tộc được tạo nên từ hòn đá, cây cỏ? Và hôm nay, người đang sống trong xã hội, sẽ không trở thành lịch sử? Lịch sử là một cái gì quái dị, cấm kỵ trong chế độ Cộng sản đến nỗi người đương thời nghe nói đến là phải chối bỏ ngay mình đang là một thành phần cũng tạo nên nó? Nói như trên, có nghĩa là tổ tiên của anh ta không có mặt trong lịch sử, và hôm nay anh ta cũng muốn biến mất luôn khỏi nó sau nầy!

Cũng như nơi trang 181, tác giả ghi lại lời nói của một du học sinh Việt Nam có trình độ đại học ở Đài Loan khi được hỏi cảm nghĩ thế nào về tin tức Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương: "... Còn chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay Đài Loan hãy để cho lịch sử phán xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc nầy không phải là quan trọng. Mong muốn của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ tươi sáng trong tương lai." Anh chàng đó chỉ thấy cái "tiền đồ" mà không nghĩ rằng cài "tiền đồ" tự nó cũng sẽ trở thành "lịch sử." Anh ta không dám nhìn nhận lịch sử giống như một người xây nhà không dám nện mạnh cho nền đất cứng hơn vì e ngại khoảnh đất đó sẽ bị lún xuống. Nhưng sau khi xây dựng căn nhà trên nền đất "mềm" đó, anh ta có bảo đảm được cái "tiền đồ" tươi sáng nào đó không? Hay bất chợt, nó sẽ chôn vùi chính anh ta trong lúc còn "mê ngủ" theo cái "tiền đồ" hắc ám đó. Hay nên nói thẳng hơn là anh ta cố gắng học để mong chiếm lấy một địa vị nào đó trong xã hội vì cái "tiền đồ tươi sáng của chính mình" hơn là mượn câu nói thuộc lòng là "xây dựng đất nước" mà chẳng cần biết nền móng vững chắc hay không. Anh ta chính là một kẻ thời cơ mà thời đại nào cũng không thiếu!

Cuối cùng, xin mượn câu viết của tác giả Hồ Tuấn Hùng để đúc kết: "Bỏ đi những phán xét của công chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam mới chính là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân tộc và sự tôn nghiêm của ông ta."

Nhóm Hành Khất 
danlambaovn.blogspot.com đăng ngày 9/9/2013

Nhận xét về cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo

Nguyễn Duy Chính
 

Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ.

Trong thời gian gần đây, dư luận người Việt xôn xao về một cuốn sách có nhan đề Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo của một tác giả Đài Loan công bố một nghi vấn lịch sử quan trọng, khẳng định Hồ Chí Minh (1890-1969), cố chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà [tức Bắc Việt thời kỳ chia đôi hai miền Nam Bắc] trong một khoảng thời gian khá dài - từ 1932 đến khi từ trần năm 1969 - chỉ là một người Đài Loan giả dạng người Việt lãnh đạo đảng Cộng Sản.

Để cung cấp một số tin tức cho những độc giả không đọc được tác phẩm này trực tiếp bằng Trung văn hay không tìm được nguyên tác, người viết điểm qua cuốn sách và ghi lại một vài nhận xét riêng của mình.
 

Về tác giả

Theo như tiểu sử của Hồ Tuấn Hùng ghi nơi trang gập bìa trước thì ông sinh năm 1948 [trong khi trên một số mạng internet thì lại ghi là 1949], người Miêu Lật, Đài Loan, tốt nghiệp ban Sử trường đại học quốc gia Đài Loan, đã từng dạy học gần 30 năm, có thêm một số chứng chỉ của các cơ quan hành chính thuộc bộ giáo dục và hiện hoạt động trong một tổ chức tư nhân là hội Dịch Kinh Ngũ Thuật..

Ông đã trước tác một số sách vở bao gồm Dịch Kinh Tân Thuyên, Dịch Kinh Đại Diễn Chiêm Phệ, Dương Trạch Phong Thuỷ, Trạch Nhật Bảo Điển, Lưỡng Hán Mệnh Lý Tư Tưởng Giản Giới .

Những sách này đều thuộc loại chiêm bốc, phong thuỷ nên chúng ta cũng có thể tin rằng ông thích nghiên cứu về huyền học.
 

Về tác phẩm

Cuốn sách có nguyên danh là Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo do Bạch Tượng Văn Hoá ở Đài Loan xuất bản lần thứ nhất tháng 11 năm 2008, tổng cộng 342 trang với nhiều hình ảnh.

Cũng nên nói thêm, Bạch Tượng là một nhà in tư nhân, các tác phẩm do chính tác giả ấn hành và chịu hoàn toàn trách nhiệm nên nội dung và phẩm chất không cần phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định như những nhà xuất bản có uy tín khác.

Nội dung Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo chia làm 6 thiên [không kể lời nói đầu và một số thư giới thiệu]:

Thiên thứ nhất: Màn kịch thay long đổi phượng (Thâu Long Chuyển Phượng đích hí khúc)

Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Ái Quốc tử vong đích chân tướng)

Nguyên uỷ của việc Nguyễn Ái Quốc chết rồi sống lại (Nguyễn Ái Quốc tử nhi phục sinh đích hí mã)

Thiên thứ hai: Việc thật giả của kế Kim Thiền Thoát Xác (Kim Thiền Thoát Xác chân giả nhân sinh)

Thiên thứ ba: Những năm tháng phiêu bạt giang hồ (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt)

Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc) (1938-1945)

Thiên thứ tư: Khúc tình ca nhân duyên đầy đau khổ (Hôn nhân luyến tình đích bi ca)

Thiên thứ năm: Bản văn Nhật Ký Trong Tù và bản di chúc (Hán Văn "Ngục Trung Nhật Ký" dữ di chúc)

Thiên thứ sáu: Lời kết hạ màn (Lạc Mạc Cảm Ngôn)
 

Vấn đề nêu ra

Như ngay tại đề tựa, nội dung quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo là một tác phẩm viết về tiểu sử ông Hồ Chí Minh. Cho đến nay, cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh đã được nhiều tác giả Tây phương và Việt Nam - trong cũng như ngoài nước - tìm hiểu rất công phu, có người còn ngưỡng mộ ông như một nhân vật thần kỳ. Tuy nhiên, cũng như cuộc đời ái tình sự nghiệp của bất cứ lãnh tụ Cộng Sản nào, nhiều chi tiết liên quan đến Hồ Chí Minh vẫn còn là những bí mật chưa có câu trả lời hoàn toàn thích đáng.

Để thực hiện tác phẩm của ông, Hồ Tuấn Hùng sử dụng chủ yếu các tài liệu viết bằng Anh, Hoa và Nhật văn và một số tài liệu Việt Nam xuất bản ở trong nước.

Một cách tổng quát, nghiên cứu về một nhân vật nhiều bí ẩn, tiếng tăm và mâu thuẫn như Hồ Chí Minh ngoài phương pháp và đường lối suy luận, tác giả cần có những tư liệu độc đáo soi sáng những giai đoạn mà những người đi trước chưa có được. Đối với những khuôn mặt chính trị mà phần lớn cuộc đời hoạt động trong bóng tối, phần tài liệu hiện còn trong văn khố chính trị, quân sự, ngoại giao của Việt Nam, Pháp, Trung Hoa, Liên Xô ... là những đóng góp quan trọng.

Riêng về Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, phát hiện quan trọng nhất - và cũng mới mẻ hơn cả - của tác giả là việc Hồ Chí Minh thật đã qua đời, sau đó một người Trung Hoa tiếp tục vai trò từ năm 1932 đến năm 1969 là khi ông từ trần.

Do đó, trong phạm vi nhỏ bé của bài điểm sách này, chúng tôi chỉ xét về hai chi tiết thuần tuý liên quan đến công trình của chính tác giả: từ đâu Hồ Tuấn Hùng đưa ra giả thuyết này, và ông chứng minh giả thuyết này dựa trên cơ sở nào?
 

Tác giả đặt vấn đề từ đâu?

Việc Hồ Tuấn Hùng tin tưởng một cách chắc chắn rằng người nằm trong lăng Ba Đình tại Hà Nội không phải là Nguyễn Ái Quốc là một giả thuyết quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến không phải chỉ cá nhân ông Hồ Chí Minh mà cả lịch sử cận đại Việt Nam. Để đi đến kết luận, chắc chắn người viết phải có được những chứng cứ xác thực, đáng tin cậy. Vậy nguyên uỷ của giả thuyết bắt nguồn từ đâu?

Chúng tôi xin dịch một đoạn trong tiểu mục "Có phải Hồ Chí Minh đến từ Đài Loan hay không?" để xem ông Hùng dựa trên cơ sở nào:

Vài năm trước, một bằng hữu là thương gia Đài Loan buôn bán tại Việt Nam cho bút giả [tức tác giả Hồ Tuấn Hùng] biết: "Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Đồng La, Miêu Lật của ông đó, ông có biết không?". Cái tin nói rằng Hồ Chí Minh là người họ Hồ ở Miêu Lật, Đồng La lần này là lần thứ hai chính tai tôi nghe được khiến cho bút giả cảm thấy bùng lên một nghi ngờ. Liệu tin đồn này có thể giúp giải mật về thân phận Hồ Chí Minh hay không?

Trước đây vào khoảng thập niên 1960 [nguyên tác viết là Dân Quốc ngũ thập niên đại, tính theo kiểu Trung Hoa dân quốc thì chúng ta phải cộng với năm dân quốc 1911 là năm cách mạng Tân Hợi, nghĩa là 1911 + 50] cũng đã có một đảng viên Quốc Dân Đảng, trong một kỳ tế tổ từng hỏi cha tôi: "Hồ Chí Minh là người liên hệ với các ông thế nào?" đủ biết lúc ấy đã có tin đồn Hồ Chí Minh là người Miêu Lật nhưng chỉ lưu truyền trong họ Hồ gốc Miêu Lật, Quảng Đông mà thôi.

Một vị thầy thuốc họ Hà người Miêu Lật sang Đài Loan chơi cũng cho hay: Năm 1945, ông ta đi theo quân đội Quốc Dân Đảng sang Hà Nội [tức quân đội của Lư Hán sang tiếp thu và giải giới quân đội Nhật], có nghe phong thanh từ một người bán thịt lợn 3 cho hay là Hồ Chí Minh gốc người Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan.

Một người anh họ tôi cũng cho biết, vào khoảng thập niên 1970, anh ấy đi cùng chú tôi đến bộ Ngoại Giao Đài Bắc để thăm hỏi tin tức về Hồ Chí Minh (tác giả mở ngoặc Hồ Tập Chương) ở Việt Nam ra thế nào, và thân phận ra sao, nhưng cũng không có đáp số nào cụ thể.

Từ lời nói của vị thương gia Đài Loan kia, nói rằng Hồ Chí Minh là người Miêu Lật, Đồng La, nguyên uỷ thế nào, khi hỏi đến các cán bộ Việt Nam cấp cao thì không đi thêm được gì nữa. Như vậy tin ở trên hẳn là các cán bộ trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam đều biết rõ quá trình sinh trưởng của Hồ Chí Minh, còn lưu truyền đến hôm nay nhưng không ai dám nói lên bí mật về thân phận của họ Hồ. [HCMSBK, trang 17]

Từ nghi vấn này, Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [tức Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng là đúng sự thực và sau đó là Hồ Tập Chương, một người Đài Loan đồng tộc với tác giả giả dạng theo cái kế mà người Trung Hoa gọi là "thâu long chuyển phượng" và "kim thiền thoát xác".
 

Lý giải của tác giả

Thực ra, chi tiết nhân vật Nguyễn Ái Quốc chết từ năm 1932 rồi còn sống quay trở lại chính trường đã được nhiều người nhắc đến, chính mật thám Pháp đã đối chiếu rất kỹ về nhân dạng, về hành tung khi ông xuất hiện dưới cái tên mới là Hồ Chí Minh năm 1945. Việc phủ nhận toàn bộ những sưu tra của Nha Liêm Phóng Pháp về thân thế của ông Hồ không phải dễ.

Trong suốt quyển sách, rất tiếc tác giả không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào để chứng minh giả thuyết ông Hồ Chí Minh sau này chỉ là một người Trung Hoa được nguỵ trang.

Tối thiểu tác giả cũng phải trưng ra một số hình ảnh của ông Hồ Tập Chương hồi trẻ để chúng ta so sánh với ông Hồ Chí Minh sau này nếu muốn tin rằng đó chỉ là một người, ngược lại ông chỉ sao chụp những hình ảnh trong các sách vở mà hầu hết chúng ta quen thuộc.

Trong suốt cuộc đời chính trị, Hồ Chí Minh dùng đến mấy chục tên khác nhau và hàng loạt nghề nghiệp, kể cả đóng vai chồng hờ trong những trường hợp đặc biệt để che dấu hành tung. Tuy hoá trang giỏi nhưng có lẽ cho đến ngày nay khó có ai có thể đóng giả một vai trong nhiều năm mà tình báo quốc tế cũng như người đối lập với ông không biết.

Điểm quan trọng nhất trước đây cụ Hoàng Văn Chí cũng đã nêu ra để nhận biết Hồ Chí Minh sau năm 1945 chính là Nguyễn Ái Quốc là cái tai nhọn rất khác thường mà không ai có thể giả tạo được. Hình đôi tai của Hồ Chí Minh đối chiếu với nhân dạng trong hồ sơ của chính quyền thuộc địa đã giúp người ta truy tầm ra lý lịch ông một cách chắc chắn.

Chính vì không có được những chứng cớ cụ thể hơn để củng cố cái "tin đồn của ông bán thịt lợn", Hồ Tuấn Hùng dùng phương pháp lý luận dựa trên những tài liệu về cuộc đời Hồ Chí Minh để chứng minh rằng Hồ Chí Minh sau này là một người Trung Hoa, không phải người Việt.

Ông cũng không đưa ra được một chi tiết nào khả tín khi khẳng định rằng hai đảng Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam đã đồng tình thực hiện âm mưu này mà Liên Xô không hay biết.

Cũng nên nói thêm, Hồ Tập Chương, người đóng vai ông Hồ Chí Minh sau này kém Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi [theo năm sinh 1890 mà người ta ghi trên tiểu sử, mặc dù tuổi thật theo một số nguồn có thể còn cao hơn] và đây cũng là một điểm ông Hồ Tuấn Hùng dùng để chứng minh ông Hồ Chí Minh là giả hiệu mà chúng tôi sẽ đề cập đến sau.

1. Lý giải thứ nhất: Ông Nguyễn Ái Quốc [thật] dốt chữ Hoa, Hồ Chí Minh [giả] phải là người Trung Hoa mới có thể làm thơ được.

Để chứng minh rằng Hồ Chí Minh phải "dốt" chữ Hán, trong tiểu mục "Lịch trình học tập ngữ văn [tức Hán văn] của Nguyễn Ái Quốc", Hồ Tuấn Hùng viết:

Chúng ta thường thấy các tác giả Việt Nam viết trong tiểu sử Hồ Chí Minh là "Nguyễn Ái Quốc sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học, từ nhỏ đã được học chữ Hán, căn bản chữ nho rất vững vàng, có thể làm thơ và viết chữ" nên nghe riết rồi tin. Thế nhưng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời kỳ thực dân Pháp mới chiếm Việt Nam, hầu hết những gia đình quan lại hoặc giàu có, đều gửi con cái sang Pháp du học, rất ít người bằng lòng để cho con cái học chữ Hán, và sau khi phế trừ khoa cử khảo thí để tuyển nhân tài thì dường như không còn ai học chữ nho nữa. Phụ thân của Nguyễn Ái Quốc là người thân Pháp thì hẳn là phải hiểu điều này, tuy chính mình là do khoa cử xuất thân, nhưng chắc không khuyến khích con học Hán văn, ngược lại còn tích cực bắt con học Pháp ngữ và chữ quốc ngữ [là thứ chữ] mới lưu hành. (tr. 2578)

Quá xuống một chút, Hồ Tuấn Hùng làm tính rằng trước năm 1911 [là lúc ông Hồ xuất dương] thì tình hình rất long đong, Hồ Chí Minh làm gì có cơ hội mà ăn học. Theo lối tính của tác giả Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Hồ Chí Minh cho đến năm 21 tuổi không thể được học Hán văn quá 3 năm, còn tiếng Việt và tiếng Pháp không thể quá 4 năm rồi kết luận (tr. 258):

Nguyễn Ái Quốc chỉ được học Trung văn trình độ tiểu học khoảng 3, 4 năm, không thể nào đủ sức để viết những bài chuyên luận lưu loát trên các tạp chí chữ Hoa, cũng không thể nào có thể làm thơ "Nhật Ký Trong Tù", cũng không thể nào dùng bút lông để viết thư pháp, lại càng không thể dùng ngón tay để thay cho bút.

Vấn đề tác giả Ngục Trung Nhật Ký có thể không phải là Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà nghiên cứu người Việt đề cập từ lâu, với những luận cứ khá xác đáng và minh bạch, nhưng không phải lý do ông Hồ Chí Minh "dốt" chữ Hán mà vì văn liệu có nhiều chi tiết không khứng hợp với những gì người ta biết về ông.

Quan trọng nhất, các tác giả người Việt đều đồng ý rằng tác giả thật của Ngục Trung Nhật Ký phải là một người lớn tuổi hơn Hồ Chí Minh chứ không thể nhỏ hơn đến 11 tuổi.

Vả lại, dù trước đây không được theo học đến nơi đến chốn thì trong khoảng hơn 30 năm từ 1911 đến 1943 [là năm Hồ Chí Minh bị tù], ông Hồ cũng có rất nhiều cơ hội để tự học thêm chữ Hán hay các ngoại ngữ khác, không thể căn cứ vào thời điểm xuất dương để hạn định học vấn của ông.

Việc cho rằng từ đầu thế kỷ XX, người Việt không còn ai học chữ Hán nữa cũng hoàn toàn sai lầm vì người Việt còn học chữ Hán rất lâu, không phải vì mục tiêu thi đỗ làm quan mà để "nối nghiệp nhà" hay "đọc được quyển gia phả" như các cụ thường nói. Cho đến tận ngày nay rất nhiều người Việt vẫn học chữ Hán - và cả chữ Nôm - để nghiên cứu sách vở của tổ tiên vì chữ Hán gắn liền với văn minh Việt Nam trong hàng chục thế kỷ.

Bản thân người viết cũng quen biết nhiều bằng hữu không đi học một trường nào, một lớp nào nhưng vẫn có thể đọc và làm thơ chữ Hán, sở học uyên thâm đến chính những người gốc Trung Hoa phải kinh ngạc. Những suy luận của ông Hồ Tuấn Hùng chỉ là một võ đoán không có cơ sở vững chắc.

Những giải thích cố chứng minh tác giả quyển Ngục Trung Nhật Ký phải là người gốc Khách Gia cũng có nhiều điểm đáng ngờ. Tác giả cho rằng chữ lung [bài số 8] người Trung Hoa không dùng khi nói về tù ngục, chỉ có người Khách Gia mới dùng, hay chữ tẩy diện [bài số 22] người Trung Hoa không dùng [mà phải là tẩy kiểm khi nói về rửa mặt, người Trung Hoa không dùng thân thân cước [bài số 109] mà nói là thân thân thối khi nói về duỗi chân ...

Thực sự, không riêng người Khách gia mà trong tiếng Việt những chữ lao lung, rửa mặt, duỗi chân ... rất dễ hiểu và thông dụng [người Việt cũng chẳng ai nói rửa má hay duỗi đùi] khiên lý giải của tác giả làm chúng ta càng nghi rằng những bài thơ trong NTNK quả do một người gốc Việt sáng tác [dù tác giả thực chưa hẳn đã là Hồ Chí Minh] nên đã dịch ra tiếng Hán một cách vô thức thay vì dùng những chữ mà người Trung Hoa thường dùng.

2. Lý giải thứ hai: Hồ Chí Minh trẻ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi, không thể già như người ta nói

Để chứng minh tuổi "thật" của ông "Hồ Chí Minh" giả kia phải thấp hơn năm sinh 1890, Hồ Tuấn Hùng căn cứ vào câu sau đây trong bản di chúc ông Hồ viết năm 1969 để giải thích: "Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung quốc, đời nhà Đường có câu rằng nhân sinh thất thập cổ lai hy nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm!".

"Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây ..."

Từ câu này, Hồ Tuấn Hùng lý luận:

Theo đoạn di chúc này, bút giả [tức Hồ Tuấn Hùng] nhận định rằng [câu này] phải là "nay tôi vừa sáu mươi chín tuổi" và đã bị sửa thành "nay tôi vừa bảy mươi chín tuổi", vết sửa còn ngấn rõ ràng. Câu di chúc đó phải hiểu như sau:

"Nhân sinh thất thập cổ lai hi, năm nay, tôi vừa đến tuổi sáu mươi chín, đã vào hạng người xưa nay hiếm rồi. Có như thế thì văn mới thông? ... Không lẽ ông Hồ Chí Minh là người thông hiểu Hán văn lại viết một câu mâu thuẫn kém ngữ pháp như thế?

Tiếp theo, Hồ Tuấn Hùng cho rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương] khi đó mới 69 tuổi [sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901] nên việc ông Hồ so sánh tuổi 79 với câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy" là không phù hợp [mà chỉ 69 mới thích đáng] (tr. 313-4).

Chúng ta thấy lối giải thích này rất cưỡng từ đoạt lý. Nếu hiểu theo tiếng Việt thuần tuý, việc câu trước đưa ra "bảy mươi xưa nay hiếm" chỉ là một phá đề cốt nhấn mạnh vào câu sau với ý nghĩa, 70 đã hiếm, tôi đã 79 còn hiếm hơn, hoàn toàn không thể ép rằng như thế khi đó ông Hồ Chí Minh mới 70 tuổi tròn.

Điểm này chứng tỏ Hồ Tuấn Hùng - nếu quả có học tiếng Việt - thì trình độ cũng chưa đủ để nghiên cứu trực tiếp các văn bản Việt Nam [những tựa đề sách Việt ghi trong Thư Mục Tham Khảo ở cuối cuốn sách chúng tôi thấy đầy lỗi chính tả].

3. Lý giải thứ ba: Hồ Chí Minh [giả] rất "kém" tiếng Việt, dịch một câu ngắn cũng không thông [vì là người Hoa mới học].

Để chứng minh rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương giả dạng] không rành tiếng Việt khi viết những bài xã luận đăng trên Cứu Vong Nhật Báo [năm 1940], Hồ Tuấn Hùng đưa ra một bài viết nhan đề Thiên Thượng Cố Muội có chú thích ngay bên cạnh bằng quốc ngữ "Ông Trời Có Mắt" [để trong ngoặc đơn].

Theo ông, nếu hiểu nghĩa câu "ông trời có mắt" một cách rành mạch thì phải dịch ra chữ Hán tương đương là Hoàng Thiên Hữu Nhãn mới phải. Từ so sánh này, Hồ Tuấn Hùng cho rằng khi đó vì mới học tiếng Việt nên ông Hồ Chí Minh [Hồ Tập Chương] đã hiểu sai một "cụm từ" rất thông thường (tr. 190-1).

Thực sự, nếu chúng ta suy nghĩ sâu thêm một chút thì biết ngay bốn chữ Thiên Thượng Cố Muội này không phải là tiếng Hoa [hiểu theo tiếng Trung Hoa thì có nghĩa là trên trời mờ tối, chẳng liên quan gì đến "ông trời có mắt"] và vì thế hai câu không ăn khớp.

Trái lại, nếu chúng ta đọc theo chữ Nôm - là một thứ chữ đặc biệt chỉ người Việt Nam có - thì bốn chữ này chính là Trời Có Mắt [chữ trời Hồ Tuấn Hùng lại tưởng hai chữ thiên 天 và thượng上 rời nhau, còn chữ mắt thì tác giả lại tưởng là chữ muội, nhật 日 + mùi 未, thực ra là mục 目 + mạt末].

Chính điểm này, chúng ta càng thấy rằng tác giả chưa tìm hiểu văn hoá Việt Nam đúng mức nên không nêu ra được những gì cần thiết để bảo vệ quan điểm của mình.

Ngoài các chi tiết lẻ tẻ không lấy gì làm đặc biệt nêu trên, Hồ Tuấn Hùng cũng cố chứng minh là Hồ Chí Minh [thực] không thể nào có khả năng để làm một bài thơ trong đó bao hàm những nét đặc trưng của văn minh Trung Hoa như chiết tự [bài 77] hay điển tích [bài 63] . Chiết tự đó ra sao mà ghê gớm thế?

Đó là chữ tù [囚], bỏ chữ nhân [人], thay chữ hoặc [或] thì thành chữ quốc [國 ]. Chữ hoạn [患] bỏ đầu [中] đi thì thành chữ trung [忠], chữ nhân [ 亻] đứng cạnh chữ ưu [憂J] thì thành chữ ưu [優] [là ưu điểm], chữ lung [籠] bỏ bộ trúc [竹] thì còn chữ long [龍].

Còn điển tích là những điển tích nào? Tích Bá Di, Thúc Tề không chịu ăn gạo nhà Chu nên lên núi Thú Dương, Quan Vũ nhận áo gấm của Tào Tháo nhưng bên trong vẫn mặc chiếc áo rách của chủ cũ ... Những điển tích rất thông thường ấy cũng được Hồ Tuấn Hùng cố chứng minh rằng là sở học gia truyền của dòng họ Hồ mà một người "mới học Hán tự vài ba năm" như Nguyễn Ái Quốc không thể biết được.

Luận cứ Hồ Tuấn Hùng để nhiều trang chứng minh rằng phải người Trung Hoa được học từ nhỏ là thư pháp [phép viết chữ Hán]. Xét những lần Hồ Chí Minh thăm Trung Hoa năm 1959, 1961 ông đã trổ tài đề chữ lưu niệm, theo Hồ Tuấn Hùng phải là "người học thuần thục tiếng mẹ đẻ mới làm nổi" đi đến kết luận Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc (tr. 305).

Ngay cả một vài câu thơ Đường khá phổ thông của Vương Xương Linh tác giả cũng cho rằng người Việt không thể biết (tr. 301-305).
 

Kết luận

Tuy mới xuất hiện, cuốn Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo gây xôn xao trong cộng đồng hải ngoại. Tiếng vang đó phần lớn bắt nguồn từ quan điểm chính trị của người Việt tị nạn Cộng Sản tò mò muốn biết thêm về mặt trái vị "lãnh tụ thần thánh" của chế độ Cộng Sản khi đọc một số chi tiết trên các mạng internet.

Đứng về mặt nghiên cứu, cuốn sách có ưu điểm dẫn được nhiều tài liệu tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật [mặc dù phần lớn chỉ là những bài báo hàng ngày] để chúng ta có thể đọc thêm về hành tung của Hồ Chí Minh khi ông hoạt động tại ngoại quốc, nhất là trong phái bộ Borodin thời chính quyền Tưởng Giới Thạch còn "liên Nga dung Cộng".

Tuy nhiên, trong thư mục tham khảo tiếng Việt chúng tôi thấy hoàn toàn vắng bóng những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ở phía quốc gia trước và sau năm 1975. Chính những nguồn tài liệu này đóng góp nhiều vào việc soi sáng "chân diện mục" của Hồ Chí Minh hơn là một loạt những "toàn tập" và bài vở trích từ báo chí trong nước.

Một suy nghĩ chủ quan theo kinh nghiệm của người viết thì người Hoa giả làm người Việt khó hơn người Việt giả làm người Hoa. Thanh niên Việt Nam sống lâu năm tại ngoại quốc phát âm tiếng nước ngoài hầu như hoàn chỉnh trong khi những người Trung Hoa sinh trưởng và lớn lên tại Việt Nam dù rất lưu loát vẫn có âm sắc mà chúng ta nhận biết không phải là người Việt chính gốc.

Hơn thế nữa, vào thời kỳ 1930, Nguyễn Ái Quốc [sau này là Hồ Chí Minh] chỉ mới là một cán bộ cỡ trung, so với nhiều người khác ngay trong các cán bộ thuộc Á Đông Vụ ông cũng chưa phải là con bài sáng giá thì hà cớ gì đảng cộng sản Trung Hoa phải mất công dàn dựng cho người đóng giả?

Chẳng ai lại rỗi hơi "buôn" một ông vua trong khi chính những đầu não của Trung Hoa thời đó như Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai ... còn long đong, luân lạc, sống nay chết mai.

Tác giả cũng không cho biết một chi tiết cụ thể nào chứng minh những điều ông nghe được quả thực xảy ra, chưa kể nguồn tin vốn từ những người hoàn toàn không có thẩm quyền hay vai trò quan trọng. Ông "bán thịt lợn" hay thương gia Đài Loan đều vô danh, không ai biết tung tích ra thế nào.

Viết sử nếu chỉ dựa trên những "tin đồn" hay "nguồn tin riêng trong gia tộc" thì ít khi được công nhận một cách chính thức. Nghi án Hồ Chí Minh trong 37 năm sau cùng là một người Trung Hoa giả dạng thật không có gì đáng cho chúng ta tin.

..........................................................................

Dịch giả Nguyễn Duy Chính được biết đến qua các bản dịch tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung và các tiểu luận về văn hóa, lịch sử Trung Quốc. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp hay bình luận, xin gửi thư về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

Hồ Chí Minh là tên gián điệp Tàu

Đồ Hiếm (Danlambao) - Bước đầu trong cuộc đấu tranh giải trừ chế độ CS là trưng bày sự thật, cũng như lột trần sự thâm ác, gian dối, đạo đức giả của tội đồ Hồ Chí Minh. Trong khi truy tìm các những hình ảnh cũ để đối chiếu và so sánh Nguyễn Tất Thành với Hồ Chí Minh, người viết đã tìm được bức hình chụp thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1919 (1). Một hình ảnh bằng 100 lời nói:


Đây là thẻ căn cước (TCC = Carte D’identite’) của Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Tất Thành) với các chi tiết cá nhân như sau:

Tên họ: Nguyễn Ái Quấc (không phải Quốc)

Nghề nghiệp: Sinh viên

Ngày sinh 15/01/1894 tại Vinh

Địa chỉ: Nhà số 6 Gobelins, Quận 13 Paris

Chiều cao: 1m65

TCC được đóng dấu vào ngày 04/09/1919

Qua đây mọi người đều có thể khẳng định: Nguyễn Ái Quấc (cao 1m65) hoàn toàn không phải là Hồ Chí Minh (cao khoảng 1m72-1m75), vì NAQ đã 25 tuổi khi làm thẻ căn cước này (Theo cơ thể học thì xương hết tăng trưởng).

Kết luận:

Hoàn toàn không hồ nghi gì nữa, Hồ Chí Minh (tức Thiếu tá Hồ Quang) chính là tên gián điệp Tàu được ĐCSTQ gài vào ĐCSVN để tiếm quyền lãnh đạo trong Mặt Trận Việt Minh trong những năm từ 1938 - 1945. Sau thế chiến thứ 2, Hồ Quang đã mạo nhận làm Nguyễn Ái Quốc để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền của Thủ tướng đầu tiên của nước VN Độc lập - Trần Trọng Kim, nhằm thực hiện từng bước âm mưu bành trướng cộng sản trên khắp vùng Đông Dương.

Năm 1945 tuy vừa tuyên bố độc lập lần thứ 2 (Vua Bảo Đại đã tuyên bố độc lập lần đầu tiên vào ngày 11/03/1945) (2), nhưng sang đến 1946 chính Hồ Chí Minh lại rước thực dân Pháp quay trở lại VN. Khi đã bắt tay ổn định với Pháp, Hồ Chí Minh quay sang truy diệt các đảng phái quốc gia – Quốc Dân Đảng và Đại Việt, các chí sĩ, các nhà đấu tranh yêu nước không cộng sản, cùng các tôn giáo - Cao Đài & Hòa Hảo - để nắm độc quyền lãnh đạo đất nước. Sau khi chỉ còn độc đảng cộng sản trong Việt Minh, Hồ lại kích động dân VN và dùng vũ khí Tàu cộng để đánh Pháp lần nữa đúng theo lệnh của Mao thầy - Cuộc đánh thuê lần thứ nhất.

Năm 1954 sau khi ký kết Hiệp định Genève chia cắt VN theo lệnh của Tàu cộng, lấy miền Bắc làm vùng độn để giữ ổn định cho Tàu cộng và khối cộng sản, HCM “mượn” danh nghĩa của Nguyễn Ái Quốc để được tô vẽ và tôn vinh thành “cha già dân tộc” theo lệnh CSQT, nhằm tiến hành công cuộc đánh thuê lần thứ hai với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, nhưng thực chất là “Ta đánh Mỹ đánh cho Liên Xô và TQ” mà thôi.

Năm 1975 sau khi đã vi phạm Hiệp đình Paris 1972 và cưỡng chiếm đất nước tự do VNCH, ĐCSVN tiếp tục dùng HCM làm hình tượng để bên ngoài (diện) là “học tập đạo đức ”, nhưng bên trong (điểm) là tiếp tục phá hoại, tàn phá tất cả văn hóa, đạo đức, ngôn ngữ, giáo dục, lịch sử thuần Việt, chưa kể chúng làm băng hoại hàng bao thế hệ trẻ hơn 40 năm qua, nhằm tạo sự độc tài tập thể, độc quyền lãnh đạo cho ĐCSVN. 

Ngày nay tính lại, tội lỗi của ĐCSVN tày trời, không giấy bút nào ghi chép cho đủ. Qua hai cuộc chiến đánh thuê cho CS Tàu và quốc tế, Đảng cộng nô đã tiêu diệt hàng triệu sinh linh hai miền Bắc và Nam, đưa dân tộc vào những cuộc chiến vô nghĩa và nay thì bọn chúng ra sức tham ô đục khoét tài nguyên quốc gia để trả nợ phí cuộc chiến, khiến toàn dân Việt hàng thế hệ bị nợ nần ngập đầu. Chưa đủ, chúng còn ngang nhiên bán đất, nhượng biển cho vừa lòng quan thầy phương Bắc, chúng ngang ngược cướp toàn bộ quyền con người, quyền tự do của đồng bào VN. Kết cuộc là cả dân tộc Việt sẽ bị đồng hóa vào nước Tàu cộng, đúng như âm mưu của ĐCSTQ năm xưa, khi gài tên gián điệp Tàu Hồ Chí Minh vào nhập vai của Nguyễn Ái Quốc.



________________________________

Ghi chú:


Thêm bằng chứng Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc

Le Nguyen (Danlambao) - Kỹ thuật truyền thông của thời a còng (@) giúp cho mọi người biết sự tàn bạo, man rợ của Hồ Chí Minh tựu trung vào những vụ việc cụ thể như: Hồ dạy tố điêu, dạy cách giết người bằng cách chôn sống chừa lại cái đầu cho trâu cày cho đến chết trong cải cách ruộng đất; Hồ dạy xỏ xâu, đập đầu xô xuống mồ chôn tập thể ở Huế năm Mậu Thân 68; Hồ dạy giết người vắt cài cáo trạng điêu trên ngực áo và giết người mổ bụng cắt đôi bao tử, thả trôi sông cho xác người chìm xuống... trong cuộc chiến đánh thuê cho Nga-Tàu được Hồ và đồng đảng gọi là đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ.

Tìm hiểu sự khát máu giết người không gớm tay và truyền dạy năng khiếu giết người của Hồ cho đám cháu ngoan ngu Hồ, người ta mới phát hiện thêm nhiều bí ẩn trong cuộc đời hoạt động cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh. Qua các tài liệu được bạch hóa, hình ảnh thật của Hồ hoàn toàn khác với những gì sách báo, tài liệu, loa đài phổ biến, giảng dạy trong các cơ sở, hệ thống giáo dục của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam, nhờ đó người dân mới biết tài năng xuất chúng, xuất quỷ nhập thần, sự nghiệp cách mạng “vĩ đại” của Hồ, chỉ là do bộ máy tuyên giáo cộng sản Việt Nam và cộng sản quốc tế thêu dệt, hư cấu chứ sự thật là Hồ trần trụi nhớp nhúa chẳng có gì...

Cũng từ việc tìm hiểu sự thật Hồ Chí Minh người ta mới biết, Hồ không chỉ tàn bạo với kẻ thù mà Hồ còn tàn độc với những người yêu nước tinh hoa của dân tộc Việt Nam và Hồ độc ác luôn cả với những đồng chí đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử với Hồ. Từ sự dã man khát máu, giết người bừa bãi, tạo động lực cho những người quan tâm ra sức sục sạo trong đống tư liệu trong văn khố Nga, tìm thấy bức thơ của Hồ gởi quốc tế nông dân đòi tiền lương mới biết là Hồ hoạt động cho quốc tế cộng sản và chiêu bài vì dân vì nước... cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân... chỉ là bức màn nhung êm ái, che chắn cho tên cộng sản đệ tam, tình báo ngoại hạng Hồ Chí Minh tàn phá đất nước, dân tộc Việt Nam. 

Một phần tư thế kỷ sau ngày Hồ chết cho đến những năm cuối thế kỷ XX bước sang vài năm đầu của thế kỷ XXI cũng chưa ai phá vỡ được hào quang giả tạo bao quanh huyền thoại Hồ Chí Minh. Những người biết sự thật Hồ Chí Minh chỉ là số nhỏ không đủ bằng chứng, lý chứng, luận chứng... có sức lan tỏa đủ để làm thay đổi quan điểm của đại bộ phận người Việt, từ bình dân đến trí thức bị tẩy não, nhồi sọ hiểu lệch lạc, hiểu không đúng về sự thật Hồ Chí Minh.

Sự thật Hồ Chí Minh bị tuyên truyền của loa đài tuyên giáo át tiếng trong một thời gian dài, mãi cho đến khi kỹ thuật tin học ra đời, thông tin bùng nổ, các trang mạng xã hội nở rộ. Nhiều tài liệu lịch sử được bạch hóa với số lượng lớn đã đánh bại luận điệu tuyên truyền bịp bợm dối trá về Hồ Chí Minh. Tuy thế vẫn phải công nhận là cũng không có nhiều người biết đầy đủ sự thật Hồ Chí Minh và mỗi người, mỗi nhóm chỉ thấy một phần sự thật Hồ Chí Minh. Rồi từng mảng riêng rẽ được ráp nối lại làm thành bức tranh sự thật Hồ Chí Minh đẫm đầy máu, nước mắt của dân tộc Việt Nam. 

Ngoài kho tài liệu của cộng sản viết về Hồ Chí Minh còn có nhiều tài liệu, sách báo của những người không cộng sản nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ nhiều góc cạnh để hình thành bản đúc kết tương đối gần với sự thật Hồ Chí Minh nhất.

Những tác phẩm gây tiếng vang, tạo sóng dư luận xã hội về sự thật Hồ Chí minh có khá nhiều. Trong số đó có cuốn “Hồ Chí Minh: A Life” của sử gia người Hoa Kỳ William J. Duiker, và cuốn “Hồ Chí Minh: The Missing Years, 1919-1941” của nữ sử gia ngưòi Anh, Sophie Quinn-Judge. Thế nhưng cuốn sách gây sự chú ý, tạo sóng dư luận đình đám nhất là cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. 

Cuốn sách nghiên cứu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” với nhiều tư liệu lịch sử chứng minh Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương người Hẹ nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc đã chết ở nhà tù Hongkong năm 1932 vì bệnh lao phổi, một loại bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị vào thời bấy giờ.

Điều lạ lùng là Tàu Cộng lẫn Việt Cộng đều im lặng không lên tiếng về sự kiện Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc gây xôn xao dư luận. Cuốn sách “Hồ Chí minh Sinh Bình Khảo” đã tạo ra làn sóng của hai phe bênh lẫn chống luận điểm Hồ Chí Minh giả của Hồ Tuấn Hùng. 

Để củng cố luận điểm Hồ Chí Minh giả, phe bênh Hồ Tuấn Hùng đưa ra thêm bằng chứng về việc có người nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc khá lý thú, rất thuyết phục, tập trung vào những điểm nổi bật sau đây:

1) Hô Chí Minh là người đóng thế Nguyễn Ái Quốc vì Quốc chết do bệnh lao phổi trong trại tù ở Hongkong năm 1932, có báo Nga, Anh, Pháp đưa tin và có cả làm lễ truy điệu. Điểm nghi ngờ này là rất có lý, rất thuyết phục vì thời đó chưa có thuốc đặc trị bệnh lao phổi.

Vậy Hồ nhập vai Quốc là nghi ngờ có cơ sở khả tín?

2) Theo lịch sử đảng đọc được, có nói ông Hồ giữ chức tổng biên tập của tờ Việt Nam Độc Lập từ năm 1941 -1945. Cùng thời gian đó, lại có một Hồ khác ở tù bên Tàu năm 1942-1943, sáng tác thơ Nhật Ký Trong Tù bằng tiếng Tàu. 

Vậy, Hồ nào viết báo liên tục cho Việt Nam Độc Lập và ông Hồ nào ở tù viết Nhật Ký Trong Tù và sự thật thì là có bao nhiêu đứa tình báo quốc tế nhập vai Hồ Chí Minh?


3) Theo tình báo Pháp thì Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) cao 1,65m và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) cao 1,75m. Theo lẽ thường thì người già sẽ teo nhỏ lại, lùn xuống nhưng Hồ Chí Minh về già lại trổ mã cao lên cả tấc là không bình thường?

Vậy chiều cao thay đổi của Hồ có hợp lý không?


4) Nhìn vào hình chụp Hồ Chí Minh cầm bút viết thì giống người cầm bút lông viết chữ Tàu chứ không giống người cầm bút máy viết chữ latinh? Cũng như chữ viết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) gởi đơn xin đi học trường thuộc địa rất đẹp và Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) viết di chúc, chữ như gà bới, sai chính tả tét tòe loe, lại bôi xóa như bản nháp của học trò tập làm văn.

Vậy nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc Quốc có cơ sở hợp lý không?


5) Theo Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 qua lời phát biểu của Hồ Chí Minh trong một buổi sinh hoạt nội bộ đã chỉ ra Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh là hai người khác nhau: “...Trong 7,8 đại biểu ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh...”

Vậy lời phát biểu của Hồ Chí Minh nói lên điều gì về thân thế của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc?

6) Hồ Chí Minh chỉ nhận vơ mình là Nguyễn Ái Quốc khi các đồng chí của Nguyễn Ái Quốc, những người hoạt động cách mạng biết rõ Nguyễn Ái Quốc lúc hoạt động ở bên Pháp, ở bên Tàu, ở Việt Nam. Kể cả thân nhân giòng tộc “Nguyễn Sinh...” bị Hồ “thanh toán” bằng cách mượn tay kẻ thù tiêu diệt hoặc bị các chứng bệnh lạ không thuốc trị hay bị chết bất đắc kỳ tử?

Vậy việc ám sát, thủ tiêu giết người diệt khẩu những đồng chí, thân nhân của Nguyễn Ái Quốc đã phần nào xác định Hồ là ai? 

7) Liệu một Nguyễn Ái Quốc viết văn, viết báo tiếng tăm vang dội với hàng ngàn bài viết đủ thể loại, đã từng học trung học đến lúc làm chủ tịch nước mang danh Hồ Chí Minh lại viết di chúc sai chính tả, gạch xóa tùm lum và đầy ký hiệu phiên âm không có trong tự điển tiếng Việt là f, z, j, w như fương fáp, zũng, jì đó, trung wơng, tự zo... kể cũng lạ?

Với thành tích chữ Việt như thế, có thể tin Hồ là người Việt được không?


8) Ngày càng có nhiều hình ảnh bí mật của Hồ Chí Minh chụp chung thân thiện hơn mức bình thường với gia đình vợ con của Hồ, của các lãnh đạo Trung Cộng “rò rỉ” trên các trang mạng xã hội. Các hình ảnh đó càng củng cố cho giả thuyết nghi ngờ Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc có thêm cơ sở thuyết phục hơn.


9) Nguyễn Tất Thành được loa đảng cho xuống tàu làm bồi tây để tìm đường cứu nước và vì lý do an toàn, bảo vệ bí mật phải lấy nhiều bí danh để hoạt động cách mạng. Thế nhưng khi “công thành danh toại” Nguyễn Tất Thành không lấy lại tên họ thật để làm rạng danh giòng tộc Nguyễn Sinh mà lại lấy họ Hồ của Hồ Sĩ Tạo, là kẻ thông dâm với bà nội sinh ra cha của Nguyễn Tất Thành?

Vậy, việc Nguyễn Tất Thành lấy họ ông nội ngoại hôn, gian dâm với bà nội của ông Nguyễn Tất Thành nghe xuôi tai nhưng có hợp tình, hợp lý? Làm rạng danh giòng họ Hồ Sĩ nhưng lại bôi xấu giòng họ Nguyễn Sinh, là sao?

Qua những điểm bất hợp lý vừa nêu, chỉ ra rất có khả năng Hồ không phải là Quốc. Thế nhưng tất cả những điều đó không phải là cơ sở khoa học để kết luận Hồ không phải là Quốc. Để đi đến tận cùng của sự thật Hồ Chí Minh, chúng ta cần đưa ra thêm bằng chứng, dẫn chứng, lý chứng, luận chứng... chứng minh xem Hồ không phải là Quốc có thuyết phục không? 

8/4/2018


Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần V)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Có một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam nhìn thấy sự dã man, độc ác, tàn bạo của Hồ Chí Minh đã làm đối với dân tộc Việt Nam nhưng chưa ai đủ lý lẽ để lý giải nguyên nhân tại sao Hồ lại khát máu với đồng bào mình, tổ quốc mình đến thế? Thế cho nên mọi ngưòi tìm hiểu sự thật Hồ Chí Minh, cứ loay hoay với lập luận. Hồ là cộng sản quốc tế, thấm nhuần chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc cho nên không còn trái tim người mà chỉ còn trái tim thú trong con người Hồ Chí Minh!
Lý giải đó đúng nhưng chưa đủ bởi những tên đầu sỏ cộng sản như Staline, Mao là ác quỷ không còn tính người nhưng trong thâm tâm chúng vẫn còn nhà nước đế quốc Đại Nga, Đại Hán để cống hiến, phục vụ. 

Hồ không như thế! Hắn thể hiện bản năng cuồng sát dân Việt Nam, hắn không coi trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Hắn luôn luôn mang ý đồ và thực hiện ý đồ tiêu diệt tinh hoa Việt Nam. Hắn luôn sẵn sàng cống nạp lãnh thổ Việt Nam cho Tàu khi có cơ hội và Hồ đã thế chấp đất nước Việt Nam, giao nạp biển đảo Việt Nam để đổi lấy quân trang, quân dụng, vũ khí của Tàu nhằm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho Nga - Tàu, là sự thật không thể chối cãi!

Những việc Hồ đã làm trên đất nước Việt Nam chỉ ra cho mọi người thấy, Hồ không những là tên cộng sản khát máu, vô nhân tính, cực kỳ độc ác nên không loại trừ khả năng, hắn là một tên ngoại chủng mới có thể tàn bạo với người Việt Nam như thế. Ngày nay nhờ vào Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo của học giả Hồ Tuấn Hùng nêu giả thuyết Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc giúp cho người Việt Nam dễ dàng hơn trong việc vén màn bí mật phủ trùm lên cuộc đời bí ẩn ma quái của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh.

Những bài trước đã giới thiệu sơ lược các bài viết phản bác giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc của học giả Hồ Tuấn Hùng. Bên cạnh đó là một số lý chứng khách thể về nhân dạng, về thói quen cá nhân, về chữ viết... của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc. Những lý chứng, bằng chứng của nhiều tác giả, nhiều còm sĩ lề dân trưng dẫn, chỉ ra Hồ - Quốc có nhiều điểm khác biệt, hổ trợ luận điểm Hồ đóng vai Quốc trong cuốn sách nghiên cứu Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng trở nên thuyết phục hơn.

Nội dung bài tiểu luận này sẽ cung cấp thêm một số lý chứng, bằng chứng để cùng suy đoán xem Hồ Chí Minh có nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc hay không? 

Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) được Hồ giả danh Trần Dân Tiên giới thiệu trong cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” được xuất bản ở Thượng Hải bằng tiếng Tàu năm 1948, tiếng Pháp ở Paris năm 1949 và tại sao mãi cho đến năm 1955 cuốn sách tiểu sử tự kể của Hồ mới được in bằng tiếng Việt ở Việt Nam là điều bất thường cần phải đào sâu nghiên cứu, làm rõ? 

Cuốn tự truyện này chưa giải thích trơn tru thời gian Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) biến mất năm 1932 và tái xuất hiện trong vai Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An năm 1938. Thế cho nên một lần nữa Hồ giả danh T.Lan, nhập vai cán bộ tháp tùng đi công tác với Hồ viết tiếp “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” nhằm hiệu đính, chỉnh sửa cho phù hợp thời gian Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) mất tích ở thuộc địa Hongkong với Hồ Chí Minh (Hồ Quang) tái xuất hiện ở Trung Quốc và Hồ Chí Minh (Già Thu) chui vào hang Pác Bó lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.

Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Hồ tự kể hay do cộng sản quốc tế viết lại từ hồ sơ lý lịch cá nhân của Nguyễn Ái Quốc gia nhập cộng sản Pháp, rồi sang Nga học tập lý thuyết tổ chức cộng sản và sang Tàu hoạt động cách mạng do chính Hồ kể lại còn là bí ẩn chưa có lời giải hợp lý?
Đọc tài liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ do Hồ tự viết, tình báo Hoa Nam viết, có cả cộng sản quốc tế viết hộ, cùng với nhiều sách báo, tài liệu được công khai trong những năm gần đây, không khó để cho cư dân mạng xã hội nhận ra rằng, là cả hệ thống cộng sản quốc tế lẫn cộng sản Việt Nam đều cố phù phép nhằm biến một cá nhân Nguyễn Ái Quốc bình thường trở nên Hồ Chí Minh phi thường, đa năng đa tài dưới con mắt ngây thơ vô số tội của đám cán bộ, đảng viên cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ. 

Chẳng hạn như để giới thiệu Hồ Chí Minh giỏi tiếng Anh thì trong “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”. Trần Dân Tiên bắt loa ca ngợi anh Ba, anh Thành ban ngày lao động chân tay vất vả, đêm về siêng năng hiếu học nên trong một thời gian ngắn làm bồi tàu viễn dương sang New York, làm thợ bánh mì ở London đã đọc, nói, viết thông thạo tiếng Anh để có thể làm thông ngôn phiên dịch cho Mikhail Markovic Borodin trưởng phái đoàn Nga ở Trung Quốc, phụ trách mảng thông ngôn, dịch thuật các bài viết, bản báo cáo tiếng Trung có tính chuyên môn cao sang tiếng Anh? 

Rồi để cho Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) có tài thơ “xuất chúng!” Chưa rõ ai đưa “Ngục Trung Nhật Ký” cho Hồ mang đến đưa cho Nguyễn Việt trưởng ban tổ chức triển lãm, trưng bày trong cuộc triển lãm cải cách ruộng đất ở Bích Câu, Hà Nội năm 1955? Có lẽ cộng sản quốc tế chủ quan, tưởng nhân dân Việt Nam đều ngu xuẩn, mù quáng như các tên Việt cộng nên chúng tả cảnh “lờ mờ” về thời niên thiếu Hồ có học chữ Nho do cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy cho nhưng không dám nói rõ Hồ học bao lâu, bạn học có những ai và không ai thấy bút tích chữ Nho của Hồ trước ngày bôn ba “tìm đường cứu nước”. 


Bến Đá, Xã Phú Dương, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế của Nguyễn Sinh Cung thời thơ ấu.

Vậy mà “di tích” chỗ bác ở truồng tắm sông ở Huế, chỗ bác ở trần như nhộng ngồi ngắm các cô sơn nữ tắm suối lúc bác sống trong hang Pác Bó vẫn được đảng ta ưu ái đưa vào trưng bày trong các bảo tàng Hồ Chí Minh được dựng lên khắp cả nước, kể cũng lạ! 

Đảng cũng đã phục dựng cả khu di tích hoàng tráng về thời kỳ học tiếng Pháp để bác đủ trình độ viết đơn xin học trường thuộc địa nhằm ra làm quan cho thực dân Pháp được đảng cẩn thận viết lại trong phần tiểu sử, là Hồ học tiếng Pháp ở trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba ở Huế, niên khoá 1906 – 1907 lớp nhì, niên khoá 1907 -1908 học lớp nhất nhưng lớp năm, lớp tư, lớp ba học ở đâu không được đảng “hiệu đính” trong phần tiểu sử của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành).

Hơi bất bình thường là cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Hồ nhập vai Trần Dân Tiên tự kể tiểu sử của mình nhưng Hồ vẫn không biết mình có thời thơ ấu học hành tiếng Hán, tiếng Pháp ở kinh đô Huế nên Hồ không có dòng nào “gợi nhớ” trong cuộc đời làm báo, viết văn, mần thơ, mần cách mạng lẫy lừng của mình nhưng Hồ lại có thể “xuất khẩu thành thơ” khi nhìn thấy cuốn Thiên Gia Thi, cuốn sách vở lòng của trẻ em người Tàu?

Ngay cả khi viết thêm cuốn tự truyện thứ hai “Vừa Đi Đường Vừa kể Chuyện”cũng chỉ ra cho thấy là Hồ chỉ điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa để hoàn thiện cho cuốn tiểu sử tự kể thứ nhất của Hồ, có nhiều chỗ chưa hợp lý, nếu không nói là phi lý trong cuộc đời mờ ảo của Hồ Chí Minh.

Đặc biệt là biên niên sử của Hồ phải nhờ đến nghiệp vụ của ban “chuyên án Hồ Chí Minh” thu thập, ráp nối cho tuyên giáo trung ương đảng csVN biên tập mới hoàn thành được tiểu sử Hồ Chí Minh để cho phổ biến trong quần...chúng nhân dân. 

Ai đọc qua tiểu sử do Hồ tự viết, có bàn tay đảng cộng sản nhào nặn, gọt giũa, cắt xén, sửa chữa, ráp nối để hoàn thành niên biểu tiểu sử Hồ Chí Minh cho khớp với hai cuốn tự truyện tự kể tiểu sử có nhiều lấn cấn, mâu thuẩn không khó để nhận ra bác đảng càng láo là càng lộ thêm nhiều cái láo khác như ông bà xưa nói: “Đường tắt hay rối, nói dối hay cùng.” Nghĩa là nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.

Để thấy tin đồn Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc có cơ sở khả tín hay không, chúng ta cùng đọc lại chuyện sống chết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) do Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) nhập vai Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” và T.Lan viết cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” được sửa chữa tái bản do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội 2015, Quyết định xuất bản số 5556-QĐ/NXBCTQG, Mã số ISBN 978-604-57-1340-2, nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2015:

1) “...Các báo ấy (của Anh) kết luận: phải có xét xử công minh đối với mọi người.

Trái lại, báo chí thực dân Pháp ở Đông Dương có một thái độ ti tiện. Các báo này nói xấu ông Nguyễn và bịa đặt những lời nói láo hết sức vô sỉ.

Khi ông Nguyễn đã bí mật rời khỏi Hương Cảng, những tờ báo này phao tin là ông Nguyễn đã chết trong nhà thương. Nhưng báo Anh đạp lại. Họ đã dạy cho các báo Pháp ở Đông Dương phải có một tí tự trọng trong nghề làm báo, dù là báo chí thuộc địa...” (Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời của Hồ Chủ Tịch.)

2) “...Tức tối vì không bắt được Bác, giận dữ đối với người Anh, các báo thực dân Pháp bịa đặt ra tin rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao Anh, và đã chết rồi.

Các báo Anh liền quật lại, đại ý như sau:

Các anh là những người hèn hạ, ngậm máu phun người...” ( Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện.)

Buồn cười là Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) hung hăng lớn tiếng chưởi bới báo chí thực dân Pháp bịa đặt tung tin bác mắc bệnh lao chết nhưng chính Hồ cũng không biết mình chết trong nhà lao hay nhà thương và bằng cách nào để Quốc thoát khỏi tù rồi đi phương tiện gì tới được Nga Quốc cũng không biết nốt mà phải nhờ báo chí loa đài nghiên cứu để hóa giải thông tin Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932 do bệnh lao phổi, có phân ưu, có làm lễ truy điệu trong nội bộ khá hoành tráng, có báo chí của đảng cộng sản Anh, Pháp, Nga đưa tin. 

Để lấp lỗ hổng này bộ tham mưu đảng cộng sản nhận thấy bác Hồ đổ vấy cho báo chí thực dân, đế quốc Anh, Pháp tung tin đồn thất thiệt là kém thuyết phục nên đã phớt lờ lời kể của Hồ chủ tịch và cho ra đời chuyện sống chết của Hồ (Nguyễn Ái Quốc) phiên bản mới như sau:

“...Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.

Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Staline.

Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.

Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và trung ươngđảng cộng sản Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp...”

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc hay không phụ thuộc nhiều vào sự sống chết của Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) ở nhà tù Hongkong. Do đó để đối phó với giả thuyết Hồ giả, đảng cộng sản Việt Nam tập trung nguồn lực lý luận vào việc lý giải bệnh lao có thể chữa trị được và cố ra sức vận dụng tuyên truyền chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) không chết ở trong tù Hongkong, kể cả cho phép văn nô, bồi bút vạch ra tội ác, mạt sát Hồ nhưng không được đụng tới khu vực “nhạy cảm” của Hồ là Hồ Giả! 

Song song đó là đảng cộng sản chỉ đạo ban tuyên giáo sáng chế chuyện vượt thoát ngoạn mục của Nguyễn Ái Quốc hồi họp, gay cấn, hấp dẫn không thua chuyện trinh thám qua cuốn phim “Nguyễn Ái Quốc Ở Hongkong” nhằm cứu vãn tình thế nguy ngập cho Hồ Chí Minh - một tên tình báo cộng sản quốc tế nhập vai Nguyễn Ái Quốc thực hiện nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam đang trong tiến trình bị lật tẩy. 

https://suthatdangcsvn.wordpress.com/category/quyen-i-nguyen-ai-quoc-da-chet-ho-chi-minh-khong-phai-naq-nhung-bang-chung-hinh-su-khong-the-choi-cai/

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VI)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Các lý chứng, chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bệnh lao phổi chết khi bị giam trong nhà tù ở Hongkong là rất thuyết phục. Thế nhưng đảng cộng sản đánh tráo nguyên nhân gây ra cái chết của Nguyễn Ái Quốc, chúng đổ cho thực dân Anh giết để tuyên truyền khơi dậy lòng căm thù là sở trường của tổ chức cộng sản và Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao là có cơ sở khả tín:

- Một là có ít nhất bốn văn kiện nói Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao do vi trùng Koch tấn công và thuốc đặc trị bệnh lao Streptomycine do nhà Vi Trùng Học người Mỹ, Albert Schatz tìm ra ngày 19/10/1943 và mãi đến khoảng năm 1946 -1947 mới được đưa vào điều trị thử nghiệm.

- Hai là sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết có báo Sự Thật (Pradva) của đảng cộng sản Liên Xô, báo Nhân Đạo (L’humanite) của đảng cộng sản Pháp, báo Lao Động (Labor) của đảng cộng sản Anh... đưa tin. Đặc biệt là có nhóm du học sinh Việt Nam theo học tại đại học Phương Đông ở Moscow cử hành lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc và có cả đại biểu quốc tế cộng sản đến chia buồn.

- Ba là ba mươi năm sau tính từ 1932 đến năm 1962 có hai cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện...Vừa Đi Vừa Kể...” của Hồ chủ tịch có kể lại chuyện chết đi sống lại của mình có nhiều chỗ thiếu khoa học, không hợp lý?... Đó là chưa kể những chuyện bịa đặt, ráp nối về mình khá buồn cười của Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch).

Thật ra, dù chưa thu thập đủ hình ảnh, bằng chứng khoa học đủ thuyết phục để khẳng định Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932. Thế nhưng không có nghĩa là giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc gặp bế tắc không thể chứng minh được vụ việc Hồ nhập vai đóng thế Quốc! 

Có nhiều tư liệu lịch sử lề dân lẫn lề đảng và qua quan sát nhân dạng, thói quen của Quốc với Hồ, chỉ ra Hồ không thể là Quốc. Cụ thể như khác biệt về chiều cao, cách ăn mặc, cách cầm bút, nét chữ, khả năng tiếng Anh, tiếng Trung... của Hồ với Quốc.

Những khác biệt của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc nhìn từ bên ngoài như các bài viết trước đã trích dẫn do các còm sĩ lẫn các tác giả báo lề dân nghiền ngẫm, nghiên cứu đưa ra chứng minh Hồ với Quốc là hai người khác nhau đã tạm xem như khá đầy đủ, không cần phải bàn thêm. 

Sự thật Hồ Chí Minh kỳ này sẽ tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có đóng thế Nguyễn Ái qua quan sát cuộc đời hoạt động được gọi là cách mạng của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh có thể xảy ra hay không... hay Hồ đóng thế Quốc chỉ là hoang tưởng, là điều không thể xảy ra?



Theo biên niên sử của đảng cộng sản biên soạn về Hồ Chí Minh và qua tiểu sử tự viết liên quan đến sự nghiệp hoạt động cách mạng, chính xác là làm tình báo cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh, có nhiều điểm cho thấy Hồ không phải là Quốc cũng như Hồ - Quốc không phải là một người và có thể Hồ không chỉ có một mà có nhiều nhân viên tình báo Hoa Nam nhập vai Hồ đóng thế Quốc?

Cuộc đời làm điệp viên cho Nga – Tàu của Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) núp dưới vỏ bọc hoạt động cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đánh đuổi thực dân, đế quốc để nhằm thực hiện sứ mạng đầy tham vọng không che giấu của Mao, là đánh chiếm Việt Nam làm bàn đạp mở rộng đế chế Mao cộng ra toàn cõi Đông Nam Á- một vùng trù phú giàu tài nguyên. 

Có nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa chỉ ra rằng, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là hai tên cộng sản quốc tế. Hồ là một trong ba ứng viên của tình báo Hoa Nam gồm Khang Sinh, Nguyễn Sơn, Hồ Chí Minh được Mao lựa chọn, đáp ứng nhu cầu nhập Việt thực hiện công tác bí mật ở Việt Nam cho tham vọng nhuộm đỏ thế giới của cộng sản Tàu và cộng sản quốc tế.

Do đó để tìm biết sự thật tên tình báo Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không, là phải chia ra làm hai thời kỳ: Thời Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) trước năm 1932; Thời Hồ Chí Minh (Già Thu, Hồ chủ tịch) từ năm 1941 trở về sau.

- Trước năm 1932, chính xác năm 1911 là năm Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xuống tàu Latouche- Tréville sang Pháp và nộp đơn vào trường thuộc địa École Coloniale học để làm quan cho Pháp nhưng bất thành. Sau sáu năm với nhiều lần thay tên đổi họ, làm đủ thứ nghề kiếm sống trên tàu viễn dương và làm thợ bánh mì ở London. Đến năm 1917 Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được ông Phan Chu Trinh gởi thư gọi về Paris tham gia hoạt động cách mạng. Từ đó Nguyễn Ái Quốc là bí danh chung của nhóm ngũ long Paris gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn tất Thành bị Hồ (Nguyễn tất Thành) cuỗm làm “của riêng”. 

Năm 1922 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sang Liên Xô dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ tư và đã gặp Lênin. Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc được đảng cộng sản Pháp cử sang Nga dự khóa huấn luyện, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang do cộng sản quốc tế tổ chức. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc được chọn làm thông ngôn, phiên dịch tiếng Trung sang tiếng Anh cho Mikhail Markovich Borodin trưởng phái đoàn Nga ở Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1924 đến 1932 có lúc Quốc chạy về Nga, có lúc trốn sang Thái để tránh truy lùng của mật thám Pháp. 

Tấm hình một trẻ một già này không thể là một người được.

Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hongkong năm 1931 đến năm 1932 rộ lên tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao. 

- Rồi bỗng dưng năm 1941 Nguyễn Ái Quốc sống lại với tên Hồ Chí Minh (Già Thu) xuất hiện trong hang Pác Bó ở biên giới Trung-Việt, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian này dù Hồ tự nhận mình là Quốc nhưng chỉ dám rỉ tai chứ chưa công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sự xuất hiện của Hồ tạo ra làn sóng tranh cãi chuyện Quốc chết đi rồi sống lại cho đến tận bây giờ nhưng vẫn chưa kết thúc? 

Ai cũng biết ngay cả lúc Hồ Chí Minh (Già Thu) cướp được chính quyền hợp pháp của thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945 Hồ cũng không dám chính thức thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc mà phải chờ đến năm 1957, Hồ mới dám nhận mình là Quốc?... Chắc chắn phải có nguyên nhân của nó?

Già Thu trong hang Pác Bó.

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết vì bệnh lao chưa có thuốc trị năm 1932 là có cơ sở khoa học khả tín. Tuy vậy khi Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sống lại trong vai Già Thu thì bộ phận đặc tình của cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hư cấu dựng lên kịch bản vượt thoát khỏi nhà tù Hongkong trở về Liên Xô ngoạn mục của Nguyễn Ái Quốc hơi bị kém hơn điệp viên James Bond 007 của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám, Ian Fleming của Ăng Lê. Hư cấu, dàn dựng chuyện Quốc bí mật rời Hongkong chỉ để bác bỏ mọi thông tin liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc có cả lễ truy điệu lẫn điếu văn chia buồn của đại diện quốc tế cộng sản đăng tải trên các tờ báo của đảng cộng sản Nga, Pháp, Anh. 

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết luôn thì chẳng có chuyện gì để bàn nhưng Quốc chết đi rồi bất ngờ sống lại với nhiều bí ẩn mờ ám, với sự tàn bạo không bình thường là nguyên nhân khiến cho nhiều người đặt vấn đề Hồ Chí Minh có khả năng không phải là Nguyễn Ái Quốc. Xa hơn nữa là nghi ngờ Hồ là người ngoại chủng nên mới có máu lạnh, mới có thể lạnh lùng xuống tay tận diệt những tinh hoa, những tài năng, những nguyên khí của dân tộc Việt Nam. 

Dưới đây là một số vụ việc chỉ ra sự độc ác, tàn bạo của Hồ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. Từ đó suy ra, nghi ngờ Hồ không phải là người Việt Nam nhập vai đóng thế nguyễn Ái Quốc với việc nhúng tay vào máu cụ thể như:

- Thứ nhất là Hồ sau khi cướp được chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim. Hồ đi đêm ký kết Hiệp Ước Sơ Bộ với Pháp, cho phép quân Pháp đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam để Hồ rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, các nhân sĩ trí thức, kể cả các người cộng sản đệ tứ...

- Thứ hai là Hồ nhận lệnh Staline phát động phong trào cải cách ruộng đất sát hại cả trăm ngàn nông dân, địa chủ phú hào nhưng mục đích của Hồ không chỉ là tiêu diệt giới địa chủ, phú nông, trí thức yêu nước không yêu cộng sản mà còn sử dụng lưu manh, côn đồ để phá nát tình làng nghĩa xóm, bần cùng hóa nhân dân.

- Thứ ba là Hồ ra lệnh quân đội nhân dân tàn sát, tiêu diệt cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Nghệ An - cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống độc tài cộng sản ở miền bắc. Đến nay con số thương vong trong cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu vẫn còn là bí mật quốc gia nhưng theo những người dân Quỳnh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết, người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên vạn người.

- Thứ tư là Hồ kết nạp bọn du thủ du thực làm sát thủ khủng bố đêm đêm mò tới giết hại dân lành vô tội với chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, những người chúng quy chụp, ghép vào tội “Việt gian, phản động” và suốt chiều dài cuộc chiến từ năm 1945 đến 1975, có hàng chục ngàn người dân đã bị tay chân của Hồ sát hại theo lối man rợ đó.

- Thứ năm là Hồ phá bỏ hiệp ước ngưng bắn, ra hiệu lệnh tổng tấn công khắp tỉnh thành miền nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 gây ra cuộc tàn sát tàn bạo, dã man nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược miền nam cho Nga – Tàu nằm dưới vỏ bọc “chống Mỹ cứu nước” .

- Thứ sáu Hồ là nguyên nhân khiến cho cả triệu người dân Việt Nam chết vì nghĩa vụ lính đánh thuê cho Nga - Tàu cho chủ nghĩa xã hội của tên tay sai cộng sản quốc tế cuồng tín với chiêu bài đánh đuổi thực dân, đế quốc.

- Thứ bảy Hồ Chí Minh dã man như loài quỷ dữ, tội ác ngập đầu, chính Hồ là chủ mưu chỉ đạo các thuộc hạ đâm cha chém chú bắt bớ giam cầm, tra tấn, đánh đập, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh cơ cực, đói khổ, nghèo nàn, cùng quẫn với nhiều vụ việc dựng chuyện, bịa đặt, tố điêu, hành hình ngập màu tang tóc, chết chóc cho cái gọi sự nghiệp cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh. 

Những vụ việc Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) đã làm đối với dân tộc Việt Nam như vừa kể, quả là quá khủng khiếp nhưng những tội ác đó không phải là tất cả. Tội ác đó chỉ là một phần rất nhỏ so với tội ác trời không dung đất không tha mà Hồ Chí Minh đã gieo rắc trên tổ quốc Việt Nam và cá nhân Hồ, một mình Hồ chắc chắn không thể thực hiện được những tội ác như hắn đã làm?

Thế thì ai, thế lực nào hổ trợ Hồ gây tội ác? Có phải Mao, có phải tình báo Hoa Nam, có phải cộng sản quốc tế đứng trong bóng tối chỉ đạo Hồ Chí Minh nhập Việt đóng thế Nguyễn Ái Quốc nhằm thôn tính Việt Nam? Bí mật này là việc của người Việt Nam hôm nay phải chung tay đào sâu tìm hiểu, tìm cho ra sự thật Hồ Chí Minh - kẻ đóng thế Nguyễn Ái Quốc thật sự là ai, có phải là Hồ Tập Chương như học giả Hồ Tuấn Hùng đã bàn đến trong cuốn sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo?” 

(Đón đọc kỳ tới để thấy thêm một số bằng chứng về nghi án Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.)

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần VI)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Các lý chứng, chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bệnh lao phổi chết khi bị giam trong nhà tù ở Hongkong là rất thuyết phục. Thế nhưng đảng cộng sản đánh tráo nguyên nhân gây ra cái chết của Nguyễn Ái Quốc, chúng đổ cho thực dân Anh giết để tuyên truyền khơi dậy lòng căm thù là sở trường của tổ chức cộng sản và Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao là có cơ sở khả tín:

- Một là có ít nhất bốn văn kiện nói Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao do vi trùng Koch tấn công và thuốc đặc trị bệnh lao Streptomycine do nhà Vi Trùng Học người Mỹ, Albert Schatz tìm ra ngày 19/10/1943 và mãi đến khoảng năm 1946 -1947 mới được đưa vào điều trị thử nghiệm.

- Hai là sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết có báo Sự Thật (Pradva) của đảng cộng sản Liên Xô, báo Nhân Đạo (L’humanite) của đảng cộng sản Pháp, báo Lao Động (Labor) của đảng cộng sản Anh... đưa tin. Đặc biệt là có nhóm du học sinh Việt Nam theo học tại đại học Phương Đông ở Moscow cử hành lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc và có cả đại biểu quốc tế cộng sản đến chia buồn.

- Ba là ba mươi năm sau tính từ 1932 đến năm 1962 có hai cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện...Vừa Đi Vừa Kể...” của Hồ chủ tịch có kể lại chuyện chết đi sống lại của mình có nhiều chỗ thiếu khoa học, không hợp lý?... Đó là chưa kể những chuyện bịa đặt, ráp nối về mình khá buồn cười của Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch).

Thật ra, dù chưa thu thập đủ hình ảnh, bằng chứng khoa học đủ thuyết phục để khẳng định Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932. Thế nhưng không có nghĩa là giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc gặp bế tắc không thể chứng minh được vụ việc Hồ nhập vai đóng thế Quốc! 

Có nhiều tư liệu lịch sử lề dân lẫn lề đảng và qua quan sát nhân dạng, thói quen của Quốc với Hồ, chỉ ra Hồ không thể là Quốc. Cụ thể như khác biệt về chiều cao, cách ăn mặc, cách cầm bút, nét chữ, khả năng tiếng Anh, tiếng Trung... của Hồ với Quốc.

Những khác biệt của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc nhìn từ bên ngoài như các bài viết trước đã trích dẫn do các còm sĩ lẫn các tác giả báo lề dân nghiền ngẫm, nghiên cứu đưa ra chứng minh Hồ với Quốc là hai người khác nhau đã tạm xem như khá đầy đủ, không cần phải bàn thêm. 

Sự thật Hồ Chí Minh kỳ này sẽ tìm hiểu xem Hồ Chí Minh có đóng thế Nguyễn Ái qua quan sát cuộc đời hoạt động được gọi là cách mạng của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh có thể xảy ra hay không... hay Hồ đóng thế Quốc chỉ là hoang tưởng, là điều không thể xảy ra?



Theo biên niên sử của đảng cộng sản biên soạn về Hồ Chí Minh và qua tiểu sử tự viết liên quan đến sự nghiệp hoạt động cách mạng, chính xác là làm tình báo cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh, có nhiều điểm cho thấy Hồ không phải là Quốc cũng như Hồ - Quốc không phải là một người và có thể Hồ không chỉ có một mà có nhiều nhân viên tình báo Hoa Nam nhập vai Hồ đóng thế Quốc?

Cuộc đời làm điệp viên cho Nga – Tàu của Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) núp dưới vỏ bọc hoạt động cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đánh đuổi thực dân, đế quốc để nhằm thực hiện sứ mạng đầy tham vọng không che giấu của Mao, là đánh chiếm Việt Nam làm bàn đạp mở rộng đế chế Mao cộng ra toàn cõi Đông Nam Á- một vùng trù phú giàu tài nguyên. 

Có nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa chỉ ra rằng, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là hai tên cộng sản quốc tế. Hồ là một trong ba ứng viên của tình báo Hoa Nam gồm Khang Sinh, Nguyễn Sơn, Hồ Chí Minh được Mao lựa chọn, đáp ứng nhu cầu nhập Việt thực hiện công tác bí mật ở Việt Nam cho tham vọng nhuộm đỏ thế giới của cộng sản Tàu và cộng sản quốc tế.

Do đó để tìm biết sự thật tên tình báo Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không, là phải chia ra làm hai thời kỳ: Thời Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) trước năm 1932; Thời Hồ Chí Minh (Già Thu, Hồ chủ tịch) từ năm 1941 trở về sau.

- Trước năm 1932, chính xác năm 1911 là năm Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) xuống tàu Latouche- Tréville sang Pháp và nộp đơn vào trường thuộc địa École Coloniale học để làm quan cho Pháp nhưng bất thành. Sau sáu năm với nhiều lần thay tên đổi họ, làm đủ thứ nghề kiếm sống trên tàu viễn dương và làm thợ bánh mì ở London. Đến năm 1917 Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) được ông Phan Chu Trinh gởi thư gọi về Paris tham gia hoạt động cách mạng. Từ đó Nguyễn Ái Quốc là bí danh chung của nhóm ngũ long Paris gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn tất Thành bị Hồ (Nguyễn tất Thành) cuỗm làm “của riêng”. 

Năm 1922 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sang Liên Xô dự đại hội quốc tế cộng sản lần thứ tư và đã gặp Lênin. Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc được đảng cộng sản Pháp cử sang Nga dự khóa huấn luyện, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang do cộng sản quốc tế tổ chức. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc được chọn làm thông ngôn, phiên dịch tiếng Trung sang tiếng Anh cho Mikhail Markovich Borodin trưởng phái đoàn Nga ở Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1924 đến 1932 có lúc Quốc chạy về Nga, có lúc trốn sang Thái để tránh truy lùng của mật thám Pháp. 

Tấm hình một trẻ một già này không thể là một người được.

Cuối cùng Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hongkong năm 1931 đến năm 1932 rộ lên tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao. 

- Rồi bỗng dưng năm 1941 Nguyễn Ái Quốc sống lại với tên Hồ Chí Minh (Già Thu) xuất hiện trong hang Pác Bó ở biên giới Trung-Việt, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian này dù Hồ tự nhận mình là Quốc nhưng chỉ dám rỉ tai chứ chưa công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sự xuất hiện của Hồ tạo ra làn sóng tranh cãi chuyện Quốc chết đi rồi sống lại cho đến tận bây giờ nhưng vẫn chưa kết thúc? 

Ai cũng biết ngay cả lúc Hồ Chí Minh (Già Thu) cướp được chính quyền hợp pháp của thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945 Hồ cũng không dám chính thức thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc mà phải chờ đến năm 1957, Hồ mới dám nhận mình là Quốc?... Chắc chắn phải có nguyên nhân của nó?

Già Thu trong hang Pác Bó.

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết vì bệnh lao chưa có thuốc trị năm 1932 là có cơ sở khoa học khả tín. Tuy vậy khi Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sống lại trong vai Già Thu thì bộ phận đặc tình của cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hư cấu dựng lên kịch bản vượt thoát khỏi nhà tù Hongkong trở về Liên Xô ngoạn mục của Nguyễn Ái Quốc hơi bị kém hơn điệp viên James Bond 007 của tiểu thuyết gia chuyên viết truyện trinh thám, Ian Fleming của Ăng Lê. Hư cấu, dàn dựng chuyện Quốc bí mật rời Hongkong chỉ để bác bỏ mọi thông tin liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc có cả lễ truy điệu lẫn điếu văn chia buồn của đại diện quốc tế cộng sản đăng tải trên các tờ báo của đảng cộng sản Nga, Pháp, Anh. 

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) chết luôn thì chẳng có chuyện gì để bàn nhưng Quốc chết đi rồi bất ngờ sống lại với nhiều bí ẩn mờ ám, với sự tàn bạo không bình thường là nguyên nhân khiến cho nhiều người đặt vấn đề Hồ Chí Minh có khả năng không phải là Nguyễn Ái Quốc. Xa hơn nữa là nghi ngờ Hồ là người ngoại chủng nên mới có máu lạnh, mới có thể lạnh lùng xuống tay tận diệt những tinh hoa, những tài năng, những nguyên khí của dân tộc Việt Nam. 

Dưới đây là một số vụ việc chỉ ra sự độc ác, tàn bạo của Hồ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. Từ đó suy ra, nghi ngờ Hồ không phải là người Việt Nam nhập vai đóng thế nguyễn Ái Quốc với việc nhúng tay vào máu cụ thể như:

- Thứ nhất là Hồ sau khi cướp được chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim. Hồ đi đêm ký kết Hiệp Ước Sơ Bộ với Pháp, cho phép quân Pháp đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam để Hồ rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia, các nhân sĩ trí thức, kể cả các người cộng sản đệ tứ...

- Thứ hai là Hồ nhận lệnh Staline phát động phong trào cải cách ruộng đất sát hại cả trăm ngàn nông dân, địa chủ phú hào nhưng mục đích của Hồ không chỉ là tiêu diệt giới địa chủ, phú nông, trí thức yêu nước không yêu cộng sản mà còn sử dụng lưu manh, côn đồ để phá nát tình làng nghĩa xóm, bần cùng hóa nhân dân.

- Thứ ba là Hồ ra lệnh quân đội nhân dân tàn sát, tiêu diệt cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Nghệ An - cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống độc tài cộng sản ở miền bắc. Đến nay con số thương vong trong cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu vẫn còn là bí mật quốc gia nhưng theo những người dân Quỳnh Lưu còn sống sót cho biết thì số người bị giết, người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên vạn người.

- Thứ tư là Hồ kết nạp bọn du thủ du thực làm sát thủ khủng bố đêm đêm mò tới giết hại dân lành vô tội với chủ trương giết lầm hơn bỏ sót, những người chúng quy chụp, ghép vào tội “Việt gian, phản động” và suốt chiều dài cuộc chiến từ năm 1945 đến 1975, có hàng chục ngàn người dân đã bị tay chân của Hồ sát hại theo lối man rợ đó.

- Thứ năm là Hồ phá bỏ hiệp ước ngưng bắn, ra hiệu lệnh tổng tấn công khắp tỉnh thành miền nam Việt Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 gây ra cuộc tàn sát tàn bạo, dã man nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược miền nam cho Nga – Tàu nằm dưới vỏ bọc “chống Mỹ cứu nước” .

- Thứ sáu Hồ là nguyên nhân khiến cho cả triệu người dân Việt Nam chết vì nghĩa vụ lính đánh thuê cho Nga - Tàu cho chủ nghĩa xã hội của tên tay sai cộng sản quốc tế cuồng tín với chiêu bài đánh đuổi thực dân, đế quốc.

- Thứ bảy Hồ Chí Minh dã man như loài quỷ dữ, tội ác ngập đầu, chính Hồ là chủ mưu chỉ đạo các thuộc hạ đâm cha chém chú bắt bớ giam cầm, tra tấn, đánh đập, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh cơ cực, đói khổ, nghèo nàn, cùng quẫn với nhiều vụ việc dựng chuyện, bịa đặt, tố điêu, hành hình ngập màu tang tóc, chết chóc cho cái gọi sự nghiệp cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh. 

Những vụ việc Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) đã làm đối với dân tộc Việt Nam như vừa kể, quả là quá khủng khiếp nhưng những tội ác đó không phải là tất cả. Tội ác đó chỉ là một phần rất nhỏ so với tội ác trời không dung đất không tha mà Hồ Chí Minh đã gieo rắc trên tổ quốc Việt Nam và cá nhân Hồ, một mình Hồ chắc chắn không thể thực hiện được những tội ác như hắn đã làm?

Thế thì ai, thế lực nào hổ trợ Hồ gây tội ác? Có phải Mao, có phải tình báo Hoa Nam, có phải cộng sản quốc tế đứng trong bóng tối chỉ đạo Hồ Chí Minh nhập Việt đóng thế Nguyễn Ái Quốc nhằm thôn tính Việt Nam? Bí mật này là việc của người Việt Nam hôm nay phải chung tay đào sâu tìm hiểu, tìm cho ra sự thật Hồ Chí Minh - kẻ đóng thế Nguyễn Ái Quốc thật sự là ai, có phải là Hồ Tập Chương như học giả Hồ Tuấn Hùng đã bàn đến trong cuốn sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình khảo?” 

(Đón đọc kỳ tới để thấy thêm một số bằng chứng về nghi án Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc.)




Jan 1, 2017 - Uploaded by Win win Việt Nam
Hồ Chí Minh có phải Nguyễn Ái Quốc hay không? Win win Việt Nam ... Cuộc Đời Thâm Cung Bí Sử hồ chí minh ...
Apr 5, 2018 - Uploaded by HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC
Hãy nhấn nút Đăng Ký (Subscribe) để nhận những Video mới nhất của chúng tôi, nhấn Like để ủng hộ tác giả và phát triển kênh ...
Dec 26, 2016 - Uploaded by Thời sự Việt Nam
Xác ướp trong lăng HCM của Nguyễn Ái Quốc hay của thiếu tá Hồ Quang ? - Phần 1. Thời sự Việt Nam. Loading ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.