Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24721234

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 02:22
Văn hóa quỳ lạy van xin được giáo dục trong chế độ CSVN
07.11.2014 02:56

Trang Says tung clip du khách Việt Nam quỳ gối xin trả lại tiền mua iPhone 6 ở Singapore gây ra một cuộc tranh luận chưa từng có trên mạng xã hội. Nhiều quan điểm ủng hộ du khách người Việt này và quy kết cửa hàng Mobile Air lừa đảo. Hiện nay, nhiều người Singapore đã đồng lòng góp tiền mua iPhone 6 cho anh này nhằm tránh tiếng xấu.

Clip: Toàn cảnh vụ du khách Việt quỳ khóc, van xin khi mua iPhone 6 ở SingaporeVTC NewsVTC News 
(VTC News) - Hình ảnh du khách khóc xin trả lại điện thoại ở khu mua sắm Sim Lim Square, Singapore lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội hai ngày nay.
Vụ việc anh Pham Van Thoai người Việt Nam (đảng viên CS) đi du lịch sang Singapore cùng bạn gái, và bị lừa mua iPhone 6 tại một cửa hàng điện thoại di động ở khu Sim Lim Square với giá cắt cổ không chỉ gây xôn xao cộng đồng mạng Việt mà ngay cả ở Singapore, người dân cũng rất quan tâm đến sự vụ này.
Theo diễn biến của sự việc, mới đây, trang tin Asiaone nổi tiếng của Singapore vừa đăng tải đoạn clip quay cảnh anh Thoai quỳ gối xin trả lại IPHONE 6 được cho là của một độc giả chứng kiến sự việc gửi đến.
Du khách Pham Van Thoai khóc lóc xin lại iPhone 6
Du khách Pham Van Thoai khóc lóc xin trả lại IPHONE 6Trong đoạn clip này, có thể nghe rõ giọng một người đàn ông (có thể là nhân viên cửa hàng) hỏi anh Thoai “Bây giờ anh định giải quyết số tiền như thế nào”. Anh Thoai (người đàn ông mặc áo màu xanh da trời) khóc lóc trong tuyệt vọng và trả lời “Tôi không biết. Tôi vay tiền của bạn nên tôi cần tiền để trả lại cho bạn. Các anh có hiểu không?”
Sau đó, anh quỳ xuống chắp tay lạy những nhân viên trong cửa hàng Mobile Air để xin được trả lại số tiền vừa mua chiếc IPHONE 6.

Hành động lừa đảo của cửa hàng điện thoại Mobile Air đã thực sự tạo nên sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng Singapore, nhất là khi đây không phải là lần đầu tiên cửa hàng này có hành vì lừa khách du lịch. Trước đây, một nữ du khách người Trung Quốc cũng đã bị lừa mua IPHONE 6 tại cửa hàng cũng với chiêu thức như vậy.
“Tôi hy vọng đoạn video clip này sẽ được đăng tải để mọi người có thể thấy được Mobile Air đã đối xử với khách du lịch của chúng ta như thế nào”, độc giả Singapore – người cung cấp đoạn video clip này cho biết.
Cũng trong một diễn biến mới đây, cửa hàng Mobile Air tại Sim Lim Square ngày hôm nay đã phải tạm đóng cửa trước sức ép và sự lên án của cộng đồng mạng Singapore. Nhiều fanpage đã được lập ra nhằm mục đích yêu cầu Mobile Air phải hoàn trả đầy đủ số tiền do du khách Việt Nam và cam kết sẽ gây áp lực cho đến khi nào chủ cửa hàng thực hiện.
Hiện nay, nhiều người Sing quyên góp tiền mua IPHONE 6 để trả lại cho anh này nhằm tránh tiếng xấu.
Toàn cảnh vụ việc:Du khách Pham Van Thoai khóc lóc xin lại iPhone 6Nam du khách người Việt làm công nhân có mức lương chỉ 4 triệu đồng/tháng tuy nhiên để bày tỏ tình cảm với bạn gái, trong chuyến du lịch Singapore, anh đã quyết định tặng người yêu chiếc điện thoại IPHONE 6 trị giá 950 đô la Singapore (khoảng 16 triệu đồng).
Sau đó, nhân viên bán hàng gợi ý anh mua thêm gói bảo hành thời gian 1-2 năm. Do không rành về ngôn ngữ, người đàn ông này lại hiểu lầm gói bảo hành được tặng kèm nên chọn thời hạn là 1 năm. Hóa đơn được in ra sau đó, và anh đã ký vào hóa đơn mà không đọc kỹ.
Đến lúc gần rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1.500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về. Lúc này anh mới ngã ngửa khi số tiền quá lớn, và muốn trả điện thoại để lấy lại tiền.

Những nhân viên của cửa hàng cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp. Không biết làm thế nào, anh đành khóc xin được hoàn lại tiền.
Cửa hàng điện thoại quyết định trả lại anh 600 đô la Singapore nhưng cô bạn gái không đồng ý và muốn đòi nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, nhân viên tại cửa hàng trả lời họ sẽ không nhận được đồng nào nếu cô báo cảnh sát.
Bức xúc trước hành động của cửa hàng, cô bạn gái đã gọi công an tới. Tuy nhiên, trước hoá đơn có chữ ký của khách du lịch, cửa hàng điện thoại chỉ đồng ý trả cho đôi trai gái người Việt 70 đô la Singapore.
Rất may, với sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, số tiền hoàn trả được tăng lên 400 đô la Singapore. Anh này đành phải chấp nhận vì phải trở về nước và không hy vọng cơ quan chức năng có thể đòi được số tiền còn lại.
Qua câu chuyện trên, khách du lịch cần rút ra bài học tìm hiểu kỹ thông tin và những điều khoản cụ thể khi mua sắm ở nước ngoài. Đặc biệt, trước khi ký hoá đơn cũng cần xem xét cẩn thận để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Phương Thảo (tổng hợp)
Một khách du lịch người Việt do không hiểu ngôn ngữ đã “cháy túi” khi mua iPhone 6 tặng bạn gái tại Singapore.Trong dịp đi du lịch cùng bạn gái tại Singapore, du khách này quyết định mua tặng bạn gái một chiếc iPhone.
Anh cùng bạn gái vào một cửa hàng có tên Mobile Air ở khu Sim Lim Square để mua điện thoại. Giá chiếc điện thoại mà cửa hàng thông báo là 950 SGD (khoảng 16 triệu đồng). Vị khách này đã đồng ý mua và trả bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, một tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra: Sau khi thanh toán xong tiền điện thoại, nhân viên cửa hàng tiếp tục hỏi liệu anh ta có muốn mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm hay không. Do không thạo tiếng Anh, du khách này tưởng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý sử dụng.
Sau đó, hóa đơn được in ra và anh đã ký vào hóa đơn mà không đọc kỹ. Đến lúc gần rời khỏi cửa hàng, các nhân viên yêu cầu vị khách trả thêm 1500 SGD (25,5 triệu đồng). Lúc này, du khách mới giật mình ngạc nhiên và kiên quyết muốn trả điện thoại để lấy lại tiền.
Tuy vậy, nhân viên của cửa hàng trên không đồng ý và cho biết anh ta sẽ bắt buộc phải mua chiếc điện thoại này. Do không biết phải xử lý thế nào, vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy.
Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền mua iPhone 6 tại Singapore
Du khách Việt khóc lóc tại Singapore
Sau một hồi tranh cãi, cửa hàng Mobile Air đồng ý nhận lại chiếc iPhone 6 và trả cho cặp đôi 600 SGD. Tuy nhiên cô gái không đồng ý, muốn đòi nốt khoản 350 SGD (khoảng gần 6 triệu) còn lại, nếu không sẽ báo cảnh sát.
Cuối cùng thì cặp đôi cũng gọi cảnh sát đến. Lúc này các nhân viên cửa hàng đưa ra những hóa đơn đã có chữ ký của thanh niên người Việt và tuyên bố chỉ hoàn lại cho cặp đôi 70 SGD (hơn 1 triệu đồng). Với sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, đề nghị này được nâng lên 400 SGD. Du khách người Việt cuối cùng cũng đành phải chấp nhận số tiền đó vì anh cần phải về lại Việt Nam và cũng không chắc hiệp hội kia có thể giúp mình lấy được số tiền còn lại hay không.
Hành động của cửa hàng Mobile Air đã bị cư dân mạng Singapore lên án mạnh mẽ. Nhiều người cũng chỉ trích cách xử lý của những người có chức trách và cho rằng cách mua bán này sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của đất nước Singapore.
Kinh nghiệm mua sắm khi đi du lịch nước ngoài
Để tự bảo vệ mình, du khách nên tập thói quen "làm ngơ" trước những lời quảng cáo có cánh của người bán, bình tĩnh tìm hiểu về chất lượng, so sánh giá cả và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định móc ví. Nếu không, chỉ mua những thứ mình thực sự cần hoặc thấy thích với số lượng vừa đủ và giá trị không quá lớn.
Khi mua đồ điện tử tại những cửa hàng lẻ, đặc biệt ở nơi có trả giá bạn nên hỏi trước về những phụ kiện đi kèm ngay từ đầu. Vì rất có thể người bán hàng không trung thực sau khi đồng ý mức giá bạn muốn sẽ chỉ đưa cho bạn duy nhất sản phẩm mà không kèm theo phụ kiện nào.
Cần tìm hiểu kỹ thông tin và những điều khoản cụ thể khi mua sắm ở nước ngoài. Đặc biệt, trước khi ký hoá đơn cũng cần xem xét cẩn thận để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Thanh Vân


Du khách Việt khóc vì bị lừa mua Iphone 6 giá đắt
Theo Straisttimes, sự việc hy hữu xảy ra tại một cửa hàng bán Iphone 6 ở Singapore, một khách du lịch người Việt do không hiểu ngôn ngữ đã “cháy túi” khi mua Iphone 6 tặng bạn gái. 
Chiều khách Tây hơn dân ta: Thượng đế Việt tự xấu hổ về mình. Người Việt ăn cắp ở Nhật: Xấu hổ dùng hàng hiệu xách tayBáo Nhật: 6 người Việt bị bắt vì ăn cắp quần áoXem bài khác trên Vef.vnNam du khách người Việt làm công nhân có mức lương chỉ 4 triệu đồng/tháng tuy nhiên để bày tỏ tình cảm với bạn gái, trong chuyến du lịch Singapore, anh đã quyết định tặng người yêu chiếc điện thoại Iphone 6 trị giá 950 đô la Singapore (khoảng 16 triệu đồng).
Sau đó, nhân viên bán hàng gợi ý anh mua thêm gói bảo hành thời gian 1-2 năm. Do không rành về ngôn ngữ, người đàn ông này lại hiểu lầm gói bảo hành được tặng kèm nên chọn thời hạn là 1 năm. Hóa đơn được in ra sau đó, và anh đã ký vào hóa đơn mà không đọc kỹ.
Đến lúc gần rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1.500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về. Lúc này anh mới ngã ngửa khi số tiền quá lớn, và muốn trả điện thoại để lấy lại tiền.
du-khách, người-việt, khác-việt, du-lịch-việt, iphone6,Du khách Việt khóc lóc tại SingaporeNhững nhân viên của cửa hàng cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp. Không biết làm thế nào, anh đành khóc xin được hoàn lại tiền.
Cửa hàng điện thoại quyết định trả lại anh 600 đô la Singapore nhưng cô bạn gái không đồng ý và muốn đòi nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, nhân viên tại cửa hàng trả lời họ sẽ không nhận được đồng nào nếu cô báo cảnh sát.
Bức xúc trước hành động của cửa hàng, cô bạn gái đã gọi công an tới. Tuy nhiên, trước hoá đơn có chữ ký của khách du lịch, cửa hàng điện thoại chỉ đồng ý trả cho đôi trai gái người Việt 70 đô la Singapore.
Rất may, với sự can thiệp của Hội bảo vệ người tiêu dùng, số tiền hoàn trả được tăng lên 400 đô la Singapore. Anh này đành phải chấp nhận vì phải trở về nước và không hy vọng cơ quan chức năng có thể đòi được số tiền còn lại.
Qua câu chuyện trên, khách du lịch cần rút ra bài học tìm hiểu kỹ thông tin và những điều khoản cụ thể khi mua sắm ở nước ngoài. Đặc biệt, trước khi ký hoá đơn cũng cần xem xét cẩn thận để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.Người Việt bị lừa iPhone: Nạn nhân được mời ở khách sạn 5 saoVTC NewsVTC News – 11 giờ trướcThích19TweetInÔng Gabriel Kang một người Singapore đã thay mặt cộng đồng mời anh Phạm Văn Thoại cùng bạn gái trở lại Singapore cho một chuyến du lịch 5 sao miễn phí, trong khi gây quỹ được 250 triệu.
Ông Gabriel Kang một người Singapore đã gây quỹ quyên góp tặng một chiếc iPhone 6 cho anh Phạm Văn Thoại ngỏ lời muốn mời anh và bạn gái trở lại “đảo quốc sư tử” du lịch cho một chuyến du lịch 5 sao miễn phí.
Với số tiền thu được, ông Gabriel Kang hy vọng anh Thoại và bạn gái của mình sẽ bay  trở lại Singapore cho một kỳ nghĩ sẽ được thanh toán tất cả chi phí, trong đó bao gồm một nơi nghỉ trong một khách sạn 5 sao, thức ăn ngon, và rất nhiều niềm vui mà “không có nước mắt”. Đây là sự chân thành mà người Singapore muốn gửi gắm đến anh Thoại. Trích dẫn từ tờ The Straits Times cho hay.
Phạm Văn Thoại bị lừa mua iPhone với giá cao tại Singapore Nói về hành động quỳ khóc của anh Thoại, ông  cho hay “Đó là một phản ứng bình thường của con người. Chỉ cần đọc các bài báo về cách anh Thoại bị ngược đãi, đã khiến mọi người phải sôi máu. Tôi phải đứng ra để hành động,” ông nói với The Straits Times.
Trước đó ông Gabriel Kang đã thay mặt cộng đồng người Singapore đứng ra vận động quyên góp trên trang indiegogo.com, tổng số tiền cho đến hiện tại là 11.726USD (tương đương 250 triệu đồng VNĐ). Tuy nhiên, anh Thoại đã từ chối nhận số tiền này và cho hay chỉ nhận lại 550$ SGD bị cửa hàng Mobile Air ở Sim Lim Square lừa khi mua iPhone 6.
Ông Gabriel Kang nói tất cả số tiền quyên góp sẽ trích ra mời anh Thoại trở lại Singapore, và còn lại sẽ hỗ trợ những nạn nhân bị lừa tương tự.
Vụ việc trước đó ầm ĩ báo chí Singapore khi Anh Phạm Văn Thoại đến cửa hàng Mobile Air ở Sim Lim Square mua một chiếc iPhone 6 với giá 950$ SGD, tuy nhiên chủ cửa hàng đã lợi dụng bất đồng ngôn ngữ lừa anh Thoại ký vào tờ hợp đồng bảo hành một năm với mức phí 1.500$ SGD.
Hai bên đã xảy ra tranh chấp chủ cửa hàng không giao điện thoại nếu không thanh toán đủ, và cũng không hoàn tiền. Anh Thoại đã phải khóc lạy chủ cửa hàng này trong sự cười nhạo của nhân viên, vì số tiền rất lớn với anh Thoại. Cuối cùng họ chỉ hoàn trả 400$SGD.
Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng đã đăng trên website cảnh báo khách du lịch Trung Quốc đến Singapore cẩn thận khi mua hàng điện tử tại các cửa hàng tư nhân.
Jover Chew chủ cửa hàng Mobile Air ở Sim Lim Square đã cố thủ trong nhà để tránh dư luận sau vụ việc lừa du khách Việt NamNgười Singapore đặt câu hỏi liệu các nhà chức trách có thể làm nhiều hơn để bài trừ vấn đề lừa đảo như vậy.Nhiều người cũng đã chỉ ra rằng vụ việc đã bị hoen ố danh tiếng của Singapore như một điểm đến mua sắm.
Một số bình luận của người dân Singapore đăng tải trên tờ The Straits Times như sau: “Làm hoen ố hình ảnh của đất nước. Có cảm giác như muốn cho anh ta hai cái tát thật mạnh trên mặt,” Homingming nới với tờ Stomp.
“Mọi người điều mua 1 cái khóa, khóa trái cửa nhà anh ta mỗi sáng,và chờ đợi cảnh sát đến mở khóa. Và thợ khóa sẽ đến thu anh ta 10.000$SGD”. Thậm chí một dân mạng có tên Jack Chee còn đòi gửi Jover Chew chủ Mobile Air đến Việt Nam và cho bò xuống hết 121 km đường hầm ở địa đạo Củ Chi như 1 sự trừng phạt.
Hôm 6/11 Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cho hay rất đáng tiếc về vụ việc, nhưng cũng nói thêm đây chỉ là những cá nhân gian lận đơn lẻ không phản ánh thị trường bán lẻ của Singapore và sẽ giúp đỡ anh Thoại cho bất kỳ cần thiết nào.
Trong khi đó Bộ trưởng Nhân lực Tan Chuan-Jin cho hay ông bị shock về vụ việc, đồng thời nói Singapore nên “xem làm thế nào để tăng cường hoặc điều chỉnh” pháp luật để đối phó với trường hợp cá nhân phải đối mặt với rào cản để tìm kiếm giải pháp, ông Tân nói. Và đề nghị thay đổi về những vi phạm pháp luật trong những trường hợp cụ thể.
4 câu chuyện từ việc 'quỳ lạy xin trả iPhone 6'Ngôi sao
Nếu chúng ta coi việc quỳ lạy của anh này là xấu mặt dân Việt Nam, vậy tại sao người Singapore lại ra sức kêu gọi tẩy chay cửa hàng điện thoại kia?Nguyễn Thanh TùngCâu chuyện thứ nhấtNgày còn là sinh viên, tôi thỉnh thoảng đưa các bác giám đốc Hàn Quốc đi tour Hà Nội sau khi kết thúc công việc. Mới đi làm được chưa lâu lại chỉ là công việc làm thêm nên tôi không có nhiều kinh nghiệm lắm. Lúc đưa các bác vào một cửa hàng lưu niệm trên mạn hồ Gươm, tôi được mấy em bán hàng đon đả mời vào xem.Khi thấy tôi phiên dịch thì thay đổi thái độ sang mức... siêu niềm nở kèm theo câu: “Khách lấy cái nào, em sẽ nói anh giá, còn anh muốn nói bao nhiêu là việc của anh. Mai quay lại, em trả anh chỗ tiền đó”... Tôi gật đầu nhưng không làm như vậy. Giá của các món đồ là bao nhiêu tôi nói bấy nhiêu. Lúc về tôi kể cho các bác giám đốc, mấy bác cười: “Bác biết. Cái này bác mua là thấy người quen đi du lịch Việt Nam mang về. Hỏi giá, biết giá rồi bác mới mua. Cậu nói giá cao hơn thì bác cũng biết ngay và sẽ chẳng mua làm gì". Những lần sang Việt Nam sau, các bác đều gọi cho tôi, rủ tôi đi ăn, mặc dù phiên dịch của các bác là người khác. Câu chuyện thứ haiTrong chuyến du lịch Hội An năm 2008 hay 2009 gì đó, vì một sự hiểu lầm giữa các bác quản lý trật tự khu phố cổ và một nhóm bạn trẻ khách du lịch nước ngoài dẫn đến một màn giằng co một chiếc xe đạp ngay trên phố vào lúc 10 giờ rưỡi đêm. Lúc ấy chúng tôi đang phóng xe đạp như bay để về trả xe cho chủ nhà trọ kẻo đóng cửa. Thấy dân tình bu đông, lại có mấy bạn Tây, chúng tôi quyết định dừng lại, vào xem và thành thông dịch viên bất đắc dĩ mặc dù lúc ấy xung quanh có rất nhiều người biết tiếng Anh.Sự việc vô cùng đơn giản. Lúc 9 giờ tối, cả phố phải đi bộ nhưng mấy bạn Tây mải mua đồ nên dựng xe đạp trước cửa shop. Mấy bác ở Ban quản lý đi qua thấy xe tưởng lấn chiếm vỉa hè dắt luôn về đồn. Bạn Tây ra không thấy xe đâu, nhoáng nhoàng đi tìm lại thấy được dựng trong Ban quản lý. Bạn hồn nhiên vào dắt ra, bác dân phòng lại tưởng “anh tiên nào hồn nhiên” bèn giữ lại. Thế là cãi nhau, giằng co. Sau khi sự việc giải quyết xong xuôi, các bạn Tây lấy được xe về không quên bắt tay chúng tôi cảm ơn. Chúng tôi cũng cười cười nói nói quên mất giờ về. May hôm đấy bác chủ nhà trọ ngủ muộn (chắc khi nào bác gái hô mới được ngủ).
Hai du khách Hong Kong phải bán bưu thiếp để mưu sinh sau khi bị móc túi ở TP HCM.Câu chuyện thứ baVào một ngày chủ nhật, cách đây cũng chục năm rồi, tôi đang đi trên đường thì nhận được điện thoại của cô bạn thân. Bạn bảo có một ông Hàn Quốc không biết tiếng Anh bị lạc lên tận hồ Gươm. Hỏi mãi ông ấy mới bảo "Cô-rê-a" nên bạn gọi cho tôi để tôi hướng dẫn cho ông ấy. Tôi đồng ý mặc dù đã có một cái hẹn khác.Gặp ông này ở một quán cà phê trên phố Quán Sứ, ông chia sẻ là mình ở Hàn Quốc, sang Việt Nam tìm vợ, từ sân bay về khách sạn bị taxi nó lừa cho đi lòng vòng hết gần triệu bạc lại còn thả ở gần hồ Gươm. Thuê được khách sạn thì cũng bị lừa đủ đường. Mua lon Coca bị nó bán với giá hơn trăm nghìn (cách đây chục năm nhé!). Ông bảo, may quá, gặp được bạn tôi, khen nó tốt thấy ông ấy lơ ngơ liền vào hỏi giúp. Giờ ông chỉ mong kiếm được vợ Việt Nam rồi mang về nước cho nhanh. Ông nhờ tôi đưa ông đi “mua” vợ, vì người quen bảo mua con gái Việt Nam rẻ mà dễ.Tôi đặt cốc cà phê xuống và bảo rằng nếu như ông còn nói là sang đây mua con gái Việt Nam về làm vợ thì tôi đi về luôn, “vì ông nói thế, là xúc phạm những người phụ nữ tôi biết!”. Ông ấy xin lỗi (sau đó nói lễ phép hơn, dùng cả kính ngữ với tôi - cái này bạn nào học tiếng Hàn và Nhật sẽ hiểu). Nhưng tôi bảo, tôi sẽ giới thiệu cho ông bạn tôi chứ tôi không đi cùng nữa. Ông ta miễn cưỡng đồng ý.Câu chuyện thứ tưMột cậu bạn cũ người Hà Lan sang Việt Nam chơi, thuê xe máy đi về Hà Tây. Lúc quay về xe bị hỏng lốp trên đường, cậu phải dắt xe một quãng xa thì thấy một hiệu sửa xe máy nằm trơ trọi bên lề đường (thật kỳ diệu).Lúc tôi nhận được điện thoại của cậu, tôi đang ăn tối với gia đình. Cậu nhờ tôi nói xem ông sửa xe muốn gì. Ông sửa xe nghe điện và bảo tôi rằng xe nó đâm vào đinh, phải vá. Nếu không vá thì về địa phận Hà Nội mới có hàng. Vá ở đây 250.000 đồng/miếng. Tôi hỏi sao đắt vô lý thế, ông mắng tôi luôn là cùng người Việt với nhau mà không biết thương nhau, 250.000 đồng chỉ là vài đô lẻ của bọn Tây. Tôi hỏi đang ở đâu để tôi đến. Ông ấy thách tôi luôn (đã bảo mà!). Cuối cùng, tôi phải nói với thằng bạn chuyện là như thế, tôi xin lỗi vì mình không làm gì được. Và câu nói của thằng bạn là điều tôi không quên được: “Tao là bạn mày. Điều tao quan tâm là mày đã nói thật với tao. Thằng kia có thể lừa tao nhưng mày không lừa tao là tao yên tâm rồi. Mày không có lỗi”. Tại sao tôi lại kể những câu chuyện này?Bởi câu chuyện về một du khách Việt Nam đi du lịch Singapore bị lừa tiền khi mua iPhone 6 làm tôi chợt suy nghĩ về tình người giữa người Việt với người Việt. Tôi suy nghĩ về cái mà nhiều người quan niệm là “nhục quốc thể” để rồi vin vào đó và sỉ vả anh thanh niên tội nghiệp kia.Nếu chúng ta coi việc quỳ lạy của anh này là nhục quốc thể, là xấu mặt dân Việt Nam vậy tại sao người Singapore lại ra sức kêu gọi tẩy chay cửa hàng điện thoại kia? Sao họ không tẩy chay hành động quỳ lạy mà lại tẩy chay hành động ăn cắp trắng trợn?Nếu như hành động xin lại số tiền mười mấy triệu có được nhờ tích góp trong thời gian dài của du khách kia là đáng xấu hổ thì hành động khóc lóc, cầu cứu người đi đường ở phố Cầu Gỗ của một du khách nước ngoài nhờ tìm lại hộ chiếu vì bị lấy cắp có là đáng xấu hổ không?Nếu như coi thường anh thanh niên vì những gì anh đã làm thì hành động của hai bạn du khách Hong Kong ngồi bên vỉa hè trong ảnh trên (cũng xin được nhận lại tư trang) được đánh giá thế nào? Có cần làm một cuộc điều tra xem người Hong Kong có coi đó là sự mất thể diện không?Hay hành động ăn chặn tiền du khách đến Việt Nam khi mua đồ lưu niệm ở câu chuyện một là nhục quốc thể?Hay việc để một người Hàn Quốc coi việc lấy vợ Việt Nam dễ như bỏ tiền mua mớ rau mới là mất mặt dân tộc?Hay việc lấy tiền vá xăm 250.000 đồng kia là xấu hổ người Việt Nam? Có bao giờ chúng ta tự hỏi, khi mình kể lại chuyện của anh du khách Việt Nam ở Singapore cho một người nước ngoài, mình sẽ kể thế nào không?“À, có anh du khách nước Việt Nam tao đi Singapore, bị lừa tiền mười mấy triệu. Thế rồi dân tao nhảy vào chê anh ý công nhân còn mua iPhone 6, nghèo còn đi du lịch nước ngoài, lại còn quỳ lạy để xin lại số tiền mười mấy triệu kia nữa chứ... Bọn nó lúc đầu không trả nhưng giờ có vẻ sắp đòi lại được chính nghĩa rồi. Mà mày biết ai đòi hộ không? Người Singapore!”.

'Ném đá' du khách Việt bị lừa: Thôi, đừng chế giễu!

Qùy lạy là văn hóa sống dưới chế độ CSVN hiện nay

Một người Việt du lịch nước ngoài, mua hàng và bị lừa. Chuyện “xưa như trái đất” sao lại ầm ĩ thế? Nhưng chuyện chỉ thực sự “hot” khi xuất hiện cái ông Gabriel Kang.

Anh chàng công nhân lương tháng chưa tới 4 triệu đồng Phạm Văn Thoại (cùng bạn gái) du lịch Singapore đã tới khu Sim Lin Square mua một chiếc điện thoại iPhone 6 tặng bạn gái. Thoại đã bị chủ tiệm điện thoại trong khu này lừa không những không lấy được điện thoại còn phải trả thêm một đống tiền. Bị lừa trên đất khách, vừa hoảng hốt vừa xót tiền “mồ hôi nước mắt”, anh quỳ xuống xin chủ tiệm tha cho để lấy lại số tiền, nhưng chỉ nhận được sự chế nhạo của đám lừa đảo.

Xem thông tin này trên báo chí, nhiều người đã chỉ trích Thoại về hành động cầu xin để lấy lại tiền, cho rằng như thế là nhục nhã, là làm mất mặt người Việt, rằng đáng chết… Nhiều người khác chê anh chàng này rởm, chảnh, lương đã “bèo” mà dám du lịch nước ngoài, lại còn đòi mua iPhone 6 tặng bạn gái. Hoặc, đã không biết tiếng Anh còn mắc “bệnh sĩ” khi ký vào hóa đơn không biết trong đó nói gì... Tóm lại là bên cạnh những chia sẻ, cảm thông thì đầy rẫy kẻ “ném đá”.


Ảnh chụp màn hình mẩu tin kêu gọi quyên góp tiền cho Phạm Văn Thoại 
(người bật khóc trong ảnh) từ trang 
Indiegogo

Nhưng ngay trên đất Singapore, nơi mà Thoại bị lừa, một người đàn ông tên Gabriel Kang đã đứng ra mở “chiến dịch” quyên góp tiền trên mạng indiegogo.com để mua một chiếc iPhone 6 mới cho Thoại. Ông lý giải hành động của mình: “Bởi vì tôi là một công dân Singapore dù không giàu, không nghèo nhưng tôi cảm thấy mình cần phải hành động, và bạn cũng sẽ vậy”. Và cho rằng: "Chúng ta không phải là đất nước của những kẻ cắp và lừa đảo". Rất đông người Singapore đã ủng hộ chiến dịch này, và đến hôm nay, ngày 6.11, số tiền quyên được sau hai ngày đã vọt lên tới 10.000 USD (trên 212 triệu đồng), vượt hơn nhiều lần số tiền dự định quyên ban đầu khoảng 1.350 USD.

 

Đúng là câu chuyện người Việt bị lừa trên đất bạn không phải là điều lạ lẫm, nhưng qua cách cư xử của con người, chúng ta có thêm điều phải suy nghĩ.  Đó là bài học về lòng tham. Lòng tham khiến con người ta mất nhiều hơn được. Chỉ vì lòng tham của chủ tiệm điện thoại Mobile Air ở Sim Lim Square mà rất nhiều người, trong đó có tôi biết thêm rằng, đất nước Singapore ngoài hình ảnh tươi đẹp, giàu có, kỷ luật còn có cả lừa đảo và một khi du lịch Singapore phải hết sức cảnh giác. Singapore đã xấu đi trong mắt tôi một phần và cảm giác này khó mà phai nhạt.

Cửa hàng điện thoại Mobile Air ở Sim Lim Square lừa Thoại cũng bị cư dân mạng lên án mạnh mẽ, thậm chí còn đòi phải đóng cửa. Nhiều người chỉ trích nhà chức trách đã để tồn tại tình trạng này làm ảnh hưởng tới danh tiếng của đất nước Singapore.

Trông người lại ngẫm đến ta. Sao cùng một sự việc mà cách cư xử của con người hai nơi lại khác nhau đến thế. Một bạn đọc viết phản hồi: “Trong khi người Việt ra sức chỉ trích thì người Singapore lại hành động đáng để ta phải học tập. Đúng vậy, chúng ta hãy từ bỏ thói quen chế giễu, chỉ trích, hãy thay vào đó là những nghĩa cử cao đẹp”.

Còn bạn tên Khanh Van đã viết thế này: “Tại Singapore, người bán bị dân bản địa kêu gọi tẩy chay và quyên góp giúp người mua. Tại Việt Nam, người mua bị cư dân mạng bản xứ ném đá. Hòn đá thứ nhất là lương hơn 3 triệu đồng dám mua iPhone chục triệu cho bạn gái. Hòn đá thứ hai là không rành tiếng Anh bày đặt đi mua. Hòn đá thứ ba là mất thể diện đàn ông khi quỳ xin lại tiền. Đọc hết mới thấy các nhà đạo đức của chúng ta nhiều như sao trên trời, các nhà giáo dục đông như cát dưới biển nhưng tính nhân văn thì hiếm như sao chổi”.

Có bạn cho rằng: Dù có iPhone hay không thì cũng xin cảm ơn tấm lòng của Mr Gabriel. Đây là điều chúng ta cần học hỏi. Thử nghĩ, hằng ngày trên khắp đất nước Việt Nam mình có bao nhiêu du khách nước ngoài (và cả du khách nội) đang bị lừa gạt, chặt chém từ những thủ đoạn của một số người vô đạo. Họ phải ngậm ngùi chia tay và không hẹn ngày trở lại.

Đúng là câu chuyện người Việt bị lừa trên đất bạn không phải là điều lạ lẫm, nhưng qua cách cư xử của con người, chúng ta có thêm điều phải suy nghĩ. Đó là bài học về lòng tham. Lòng tham khiến con người ta mất nhiều hơn được. Chỉ vì lòng tham của chủ tiệm điện thoại Mobile Air ở Sim Lim Square mà rất nhiều người, trong đó có tôi biết thêm rằng, đất nước Singapore ngoài hình ảnh tươi đẹp, giàu có, kỷ luật còn có cả lừa đảo và một khi đi du lịch Singapore phải hết sức cảnh giác. Singapore đã xấu đi trong mắt tôi một phần và cảm giác này khó mà phai nhạt.

Việt Nam chúng ta cũng bao lần được ca ngợi là điểm đến lý tưởng bởi lòng hiếu khách của người Việt, thức ăn ngon, phong phú, phong cảnh tươi đẹp…nhưng sao giờ đây phải ngậm ngùi bởi khách “một đi không trở lại”. Trong biết bao nguyên nhân, có điểm chúng ta phải thừa nhận đó là tình trạng lừa đảo, chặt chém du khách của nhiều người, ở nhiều nơi, từ nhà hàng, khách sạn tới xe ôm, taxi, người bán dạo… Cảm giác bị lừa đảo, bị chặt chém khiến người ta sợ hãi và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ quay lại nơi đã đối xử với họ như vậy. Lòng tham đã khiến cho chúng ta không chỉ xấu đi mà còn nghèo đi.

Người Singapore cũng cho ta bài học về tinh thần tự trọng dân tộc. Bạn có thể mất cảm tình với quốc đảo này sau vụ lừa đảo nhưng chính những người như Gabriel Kang đã lấy lại điểm cộng cho đất nước mình nhờ những việc làm đẹp và nhân văn.

Lê Ngọc Khanh

Chuyện “Văn hóa quỳ lạy”!


Lữ Giang


Chiều 15.8.2014, một cuộc tọa đàm “Thoát Trung văn hóa” đã được tổ chức tại Hội trường tầng 4, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Rất nhiều bạn trẻ phải đứng để theo dõi cuộc tọa đàm vì hội trường không còn ghế trống.


Có tất cả 19 bài thuyết trình được phổ biến trên vanviet.info. Mặc dầu nấp dưới cái mũ “Thoát Trung văn hóa”, nhưng nói trắng ra đây là một cuộc tọa đàm “Thoát Trung chính trị”, có nghĩa bảo Đảng CSVN rời khỏi Đảng CSTQ “cho mầy chết luôn”! Vì thế, người ta phải giải thích đây là “Văn hoá theo nghĩa rộng”!


Ở đây có hai vấn đề cần phải được đặt ra ngay: Vấn đề thứ nhất là “tọa đàm thoát Trung” có phải là cái bẫy Đảng CSVN đưa ra để khám phá “những thành phần bị coi là nguy hiểm cho chế độ” hay không? Vấn đế thứ hai là trong suốt 2000 năm lịch sử, cha ông chúng ta vẫn không “thoát Trung” được cả về văn hóa lẫn chính trị. Liệu rồi sau khi Đảng CSVN ra đi, Việt Nam có thể “thoát Trung” hay không?


GẦN NHƯ Ở ĐÂU CŨNG CÓ ĐỊCH


Sau 30.4.1975, rất nhiều tổ chức chống cộng đã được hình thành để chống lại nhà cầm quyền cộng sản, nhưng tất cả đều thất bại vì bị địch đưa nội công vào gài bẫy rồi thanh toán như Mặt Trận Phục Quốc của nhóm Linh Mục Trần Ngọc Hiệu, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, v.v. Đó là chưa kể các tổ chức chống cộng giả do Tổng Cục An Ninh của Hà Nội lập ra để gài bắt các thành phần chống đối như Đảng Nhân Dân Hành Động và Đảng Dân Chủ Việt Nam của Nguyễn Sĩ Bình, Đảng Dân Chủ Nhân Dân và Chính phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh, v,v.


Nhóm thanh niên và sinh viên Vinh được huấn luyện về truyền thông ở Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội cũng đã điêu đứng vì bị mật báo viên của công an giả làm “người đồng hành”, xúi biểu và gài bẫy, nay đang bị ngồi tù. Giáo phận Vinh không biết gì nên can dự vào và gặp rắc rối. Nhóm “Diễn Đàn Giáo Dân” ở hải ngoại chỉ là những “con nai vàng ngơ ngác”.


Phong trào “thoát Trung” do nhóm vanviet.info phát động. Các bài viết đăng trên website này đa số do những người ở trong nước viết, nhưng website được ghi danh ở GODADDY.com, Scottsdale, Arizona kể từ ngày 17.3.2014. Đây cũng là nơi website nuvuongcongly.net của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đăng ký đầu tiên vào năm 2009, nhưng khi chúng tôi phát hiện đã dời qua Colorado, sau đó quay trở lại Arizona kể từ ngày 23.8.2012.


Vanviet.info không giới thiệu người hay tổ chức sáng lập, không có tên nhóm chủ biên, không có địa chỉ, chỉ cho biết: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”


Chúng tôi nhắc lại một số sự kiện nói trên để những người đấu tranh cảnh giác.


VĂN HÓA VIỆT VÀ TÀU LÀ MỘT!


Trong các bài phát biểu, độc giả chú ý nhất đến hai bài “Giã từ nền văn hoá quỳ lạy” và “Từ văn hoá quỳ lạy đến văn hoá “thảo dân” của Lê Phú Khải, một nhà giáo và một nhà báo, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Trong hai bài này, ông đã mô tả văn hóa Trung Quốc như sau:


“Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý…


“Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!”


Trong “Việt Nam Sử Lược”, Tập I, xuất bản năm 1919, ông Trần Trọng Kim có nhận xét như sau:


"Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao Châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.


“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thật và tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả…


“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.”


Như vậy văn hóa Việt Nam không phải chỉ nhiễm Khổng Giáo, mà còn nhiễm Đạo Giáo, Phật Giáo với những mê tín dị đoan của Tàu nữa. Chỉ cần đọc cuốn “Đường về xứ Phật” của Trưởng Lão Thích Thông Lạc là thấy rõ mê tín dị đoan của Tàu đã đi vào Phật Giáo Việt Nam như thế nào.


Trong bài “Thảo luận kiểu chọc tiết lợn đằng đít” gửi cho Văn Việt. nhà báo Phạm Thành đã nêu lên hai vấn đề: (1) Văn hoá Việt đồng nghĩa văn hoá Trung Hoa nên nói thoát văn hoá Trung là hủy văn hoá Việt. (2) Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải văn hoá.


Điều quan trọng là phải nhìn nhận sự thật lịch sử để rút kinh nghiệm. Không thể cứ đem “Bình Ngô Đại Cáo” và “Hịch Tướng Sĩ” ra để che lấp những thất bại đau xót của dân tộc được.


“VĂN HÓA QUỲ LẠY” TỪ ẢI NAM QUAN


Lịch sử cho biết cửa Ải Nam Quan Tàu được Tàu xây từ đời Gia Tĩnh triều Minh (1522 - 1566), có tường chạy dọc theo sườn núi suốt 119 trượng.


Phía Bắc cửa ải, Trung quốc có dựng một nhà khách gọi “CHIÊU ĐỨC ĐÀI”. Chữ CHIÊU thuộc bộ thủ, có 8 nét, có nghĩa là đưa tay vẫy gọi đến. Chữ ĐỨC thuộc bộ sích có 15 nét, có nghĩa là có lòng nhân, hợp với đạo lý. Đây là kiểu nói theo lối trịch thượng, bảo Việt Nam: “Hãy đi theo ta”!


Vua quan ta cũng làm một nhà tiếp khách ở dưới Ải Nam Quan về phía nam, lợp bằng tranh và đặt tên là “NGƯỠNG ĐỨC ĐÀI”. Chữ NGƯỠNG thuộc bộ nhân, có 6 nét, có nghĩa là mến phục, nhờ cậy. Ý muốn nói với Tàu: “Em xin theo anh”! Tàu CHIÊU còn ta NGƯỠNG, không phải là “văn hóa quỳ lạy” thì là cái gì?


LÊ LỢI KHÔNG THOÁT “VĂN HÓA QUỲ LẠY”


Sau khi đánh thắng quân Nguyên, Lê Lợi bảo Nguyễn Trãi viết tở biểu giả danh nghĩa nhà Trần, xin phong vương cho Trần Cao. Tờ biểu có in trong “Quân trung tứ mệnh tập” (bài số 21), rất bi thảm. Chúng tôi chỉ xin trích một số đoạn:


"Khi vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế mới lên ngôi, tổ tiên tôi là Nhật Khuê vào triều cống trước nhất, bấy giờ ngài có ban thưởng, phong cho tước Vương. Từ đó nhà tôi vẫn nối đời giữ bờ cõi, không bỏ thiếu lễ triều cống bao giờ.


“Ngờ đâu quan quân xa xôi mới đến thấy voi sợ hãi, tức khắc vỡ tan. Việc đã xảy ra như vậy, dẫu bởi sự bất đắc dĩ của người trong nước cũng là lỗi của tôi. Nhưng bao nhiêu những quân và ngựa bắt được đều phải thu dưỡng tử tế, không dám xâm phạm một tí gì.


“Bọn thần tự biết mang tội rất nặng, không biết tiến thoái đường nào… Cúi nghĩ Hoàng Đế Bệ Hạ là bậc thánh thần văn võ…, tất xá cho thần tội lỗi như núi gò, tất tha cho thần hình phạt bằng phủ việt, để cho thần được giữ đất cõi Nam, nộp cống cửa khuyết.”


Viết rồi sai sứ đem biểu qua dâng vua Tàu, kèm theo lễ vật, trong đó có hai người bằng vàng để thay mình. Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên Tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân dịp ấy để thôi việc binh, đưa chiếu sang phong cho Trần Cao làm An Nam Quốc Vương.


Sau đó Lê Lợi bảo Nguyễn Trãi viết sớ trình rằng Trần Cao đã lâm bệnh và qua đời rồi và xin phong cho Lê Lợi là “đại đầu mục của bản quốc, là người khiêm tốn, cung kính,…” làm vua. Vua Minh không chịu bảo đi tìm con cháu nhà Trần. Khi sứ đi tìm báo cáo không còn tìm được ai nữa Vua Minh mới chịu phong cho Lê Lợi làm An Nam Quốc Vương!


QUANG TRUNG CŨNG DÙNG “VĂN HÓA QUỲ LẠY”


Sau khi thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ bảo Ngô Thì Nhiệm viết tờ biểu dâng lên Vua Thanh. Tờ biểu cũng bi thảm không thua gì tờ biểu của Lê Lợi:


“Ngày mồng 5 tháng Giêng năm nay, lúc mới đến, tôi mong gặp Tôn Sĩ Nghị để hỏi xem việc dùng binh có phải là thực do Đại Hoàng Đế không. Nhưng Sĩ Nghị tự đón đánh, rồi bị đầy tớ của tôi đánh bại, quân sĩ giày xéo lên nhau mà chết không biết bao nhiêu mà kể. Những quân hiệu bị bắt còn hơn 800 người, tôi đã cấp cho ăn mặc và cho ở riêng một chỗ.


“Nếu tình hình trên không được bày tỏ, Thiên triều không khoan dung, muốn động binh chinh chiến, thì nước nhỏ không được thờ nước lớn, tôi cũng đành nhờ trời mà thôi.”


Nguyễn Huệ đã cho người đưa vàng bạc qua đút lót cho quan nội các Phúc Khang An và quan làm chủ trương của triều đình nhà Thanh là Hà Thân nhờ tâu giúp, rồi sai người cháu là Nguyễn Quang Hiển và quan Vũ Huy Tấn đem đồ cống phẩm sang Yên Kinh vào chầu vua nhà Thanh và dâng biểu xin phong. Vua nhà Thanh bèn sai sứ sang phong cho vua Quang Trung làm An Nam Quốc Vương, và giáng chỉ cho Quang Trung qua chầu.


Vua Quang Trung phải chọn một người hình dung giống mình, tên là Phạm Công Trị trá làm quốc vương, rồi sai Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn đưa sang Yên Kinh, vào chầu Càn Long. Ngoài những phẩm vật phải đem cống, vua Quang Trung lại đem cống thêm đôi tượng đực, vua Càn Long tưởng Phạm Công Trị là Nguyễn Quang Trung thật, cho vào làm lễ ôm gối, như là tình cha con…


NHỜ “VĂN HÓA QUỲ LẠY” MÀ BƯỚC LÊN VÀ TỒN TẠI


Ai cũng biết không có sự chiến thắng của Mao Trạch Đông năm 1949, không có Điện Biên Phủ 1954 và không có 30.4.1975. Năm 1970, Lê Duẩn đã nói với Mao Trạch Đông nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch… Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.


Năm 1972, khi Tổng Thống Nixon đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông nói: “Thành thật mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh...”


Nói cách khác, Bắc Kinh coi Đảng CSVN như một thứ lính đánh thuê (mercenary) của mình.


KHÓ TỪ BỎ “VĂN HÓA QUỲ LẠY”


Trong 2000 năm lịch sử, Tàu đã đô hộ Việt Nam đúng 1050 năm. Những năm còn lại, năm nào cũng phải đi triều cống và khi vua nào muốn lên cầm quyền đều phải làm tờ biểu xin vua Tàu phong vương. Việt Nam chỉ thoát ra khỏi sự lệ thuộc của Tàu kể từ năm 1874, khi Pháp chính thức đô hộ Việt Nam.


Năm 1949, khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Quốc, Đảng CSVN bắt đầu lệ thuộc Trung Quốc. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo đã “thoát Trung” bằng cách đi theo Pháp, nhưng năm 1954 Pháp ký Hiệp Định Genève, giao nửa nước Việt Nam cho Trung Quốc. Kể từ 1956 VNCH “thoát Trung” bằng cách đi theo Mỹ, nhưng năm 1972 Mỹ sai Kissinger qua Trung Quốc bán miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc!


Sau 30.4.1975, Lê Duẫn "thoát Trung” bằng cách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” theo Stalinism, chứ không theo Maoism. Năm 1979 Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”. Năm 1990, Đảng CSVN phải nhờ ông Michio Watanabe, Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Tự Do của Nhật qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân xin làm hòa. Bắc Kinh đồng ý. Ngày 3.9.1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và  Phạm Văn Đồng sang Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - để “hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước”. Thế là Việt Nam hết “thoát Trung”!


Đối với người Việt ở trong cũng như ngoài nước, “thoát Trung văn hóa” không phải là chuyện dễ, vì đa số vẫn coi văn hóa Trung Quốc là “văn hóa dân tộc”, và đạo Phật dính liền với những mê tín dị đoan của Trung Quốc được gọi là “đạo dân tộc”. Ông Phạm Thành đã viết: “Văn hoá Việt đồng nghĩa văn hoá Trung Hoa nên nói thoát văn hoá Trung là hủy văn hoá Việt”.


“Thoát Trung chính trị" cũng khó như vậy. Hiện nay, nhiều người chủ trương rằng muốn “thoát Trung chính trị” trước hết là phải lật đổ Đảng CSVN. Nhưng có ba vấn đề được đặt ra: (1) Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có để cho lật đổ chế độ cộng sản hay không, hay vẫn dùng chế độ này như công cụ của họ? (2) Làm thế nào để lật đổ chế độ cộng sản? (3) Sau khi lật đổ chế độ cộng sản, có chắc “thoát Trung” được hay không? Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.


Ngày 21.8.2014

Lữ Giang

Nữ sinh quỳ lạy, Hốt hoảng van xin vì lỡ ăn cắp.


Một cô gái trẻ tuổi mặc áo trắng, quần xanh tím than, tóc buộc cao liên tục hốt hoảng, chắp tay quỳ khóc van xin đừng báo công an, xung quanh là một số người đang tra hỏi và liên tục mắng nhiếc vì cho rằng cô gái đã ăn trộm đồ của mình.

Đoạn video dài hơn 6 phút ghi lại cảnh một cô gái xinh xắn tỏ ra hốt hoảng và liên tục chắp tay quỳ khóc van xin những người đang giữ mình đừng báo công an. Sau khi được tra hỏi, cô gái hứa “ngày mai em sẽ trả lại tất cả đồ đạc đã lấy” và “hãy cho em thời gian” nhưng nhóm người bắt giữ đã không đồng ý. Họ yêu cầy cô “gọi đồng phạm” mang đồ cô ăn cắp đến trả và liên tục kể lại những vụ ngồi tù vì tội ăn cắp để “doạ dẫm” cô gái. Sau khi đoạn clip trên được tung lên facebook tối (14/6) đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.

clip, nữ sinh, trộm đồ, Cầu Giấy, Mai Dịch, Hà Nội, Thanh Hoá, hốt hoảng, quỳ lạy

Cô gái quỳ lạy, năn nỉ nhóm người bắt được xin tha tội

Được biết cô gái trẻ bị vậy bắt tên là L.P.G, sinh năm 1992, quê Thanh Hoá. G bị bắt khi đang có ý định lừa một nạn nhân đang có nhu cầu cho thuê nhà trọ ở khu vực Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, (Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo chị Nguyễn Ngọc, người đã chia sẻ đoạn video cho biết: Thứ 4 vừa rồi, bạn chị là Phạm Thị Phương, quê Hà Tĩnh có đăng tin cùng số điện thoại để tìm người ở ghép. Lợi dụng tình hình đó, G đã mua một số điện thoại mới, giả danh tên Linh, học năm thứ 2 trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đến để thuê trọ và ở cùng để cướp tài sản.

Sau khi hẹn gặp, 2h chiều hôm đó G trực tiếp đến phòng trọ để xem, tạo lòng tin với chị Phương. Lúc này do chị Phương bận việc phải đi ra ngoài nên hẹn G đến vào một giờ khác.

clip, nữ sinh, trộm đồ, Cầu Giấy, Mai Dịch, Hà Nội, Thanh Hoá, hốt hoảng, quỳ lạy

Cô liên tục quỳ lạy, cúi đầu van xin "đừng báo công an" ( Ảnh cắt từ clip)

Sau khoảng 5 tiếng đồng hồ G mang theo chiếc ba lô du lịch đến nhà chị Phương và xin được ở cùng. Viện cớ đang thi cử nên hành lý không mang theo kịp và hẹn ngày khác sẽ chuyển đến sau. Lấy được lòng tin, G mượn điện thoại, mật khẩu máy tính để chơi. Sau khi chị Phương đi tắm, G đã nhanh chóng lấy đi chiếc láp tốp Vaio, toàn bộ giấy tờ cùng số tiền 2.700 nghìn đồng.

Không can tâm bị lừa, lúc này chị Phương cùng một số bạn khác đã lên kế hoạch để tóm tên trộm xảo quyệt.

Chiều 16/4, sau khi hẹn gặp một người bạn khác của chị Phương với chiêu thức tương tự, G đã bị tóm gọn tại trận cùng tang chứng là chiếc ví trong đó có 2 vé xem phim, một thẻ đi chùa cùng một số giấy tờ tuỳ thân khác. Lúc này G không thể chối cãi mà cúi đầu nhận tội. Sau một hồi chất vấn, cô liên tục hốt hoảng, cúi đầu van xin đừng báo công an và hứa ngày mai sẽ mang đồ đến trả.

clip, nữ sinh, trộm đồ, Cầu Giấy, Mai Dịch, Hà Nội, Thanh Hoá, hốt hoảng, quỳ lạy

Hình ảnh G tại cơ quan công an phường Mai Dịch (ảnh Tri thức trẻ)

Chiều tối 16/4, G được bàn giao cho công an phường Mai Dịch, (Cầu Giấy, Hà Nội).

Tại cơ quan công an, G khai nhận đã lừa đảo 3 vụ cũng với những thủ đoạn tương tự. Đối tượng mà G thường nhằm vào là những sinh viên nữ có nhu cầu cần tìm người ở ghép. Khi đến xin ở cùng, cô thường mang theo đồ đạc rất đơn giản, chỉ có một chiếc thùng, hay ba lô và vài bộ quần áo.

Cũng tại cơ quan Công an phường Mai Dịch, mẹ của đối tượng L.P.G đã đến để “xin” cho con. Quá trình xác minh về địa phương, người mẹ của G cũng đang bị công an tỉnh Thanh Hoá truy nã 4 năm trước đó. Theo đó, công an phường Mai Dịch, Cầu Giấy đã tiến hành bàn giao bà này cho Công an tỉnh Thanh Hoá theo quy định.

Lan Hương


VIỆT NAM & SINHGAPORE - HAI CÁCH ỨNG XỬ

Ngày mình còn bé, giờ mọi người vẫn kể lại chuyện này mỗi khi gia đình nói về ngày xưa, tôi chỉ ăn sữa ngoài, mà nhà lại không có nhiều tiền để mua sữa. Hồi đó, hình như vẫn còn bao cấp, nên cũng không mua sữa dễ dàng như bây giờ. Bố mẹ đã phải tiết kiệm để mua cho những hộp sữa của Liên Xô đã hết hạn để mình uống hàng ngày.



Rồi mấy ngày nay, khi đọc được chuyện anh thanh niên mua iPhone6 mặc dù lương có 4 triệu/tháng, tôi lại nghĩ lại chuyện mua sữa ngày xưa. Nghe thì chẳng có gì liên quan, nhưng tôi thì nghĩ là có.





Phạm Văn Thoại quỳ lạy nhân viên cửa hàng điện thoại ở Sinhgapore để xin lại tiền


Bố mẹ cũng không làm ra nhiều tiền để mua được sữa cho mình thoải mái uống. Anh thanh niên này cũng vậy. Lương 4 triệu/tháng thì chuyến du lịch nước ngoài có vẻ nằm ngoài tầm tay. Nhưng người ta có thể chắt bóp trong nhiều tháng để đi 1 chuyến du lịch Singapore với giá hơn 300usd/người. Họ làm công nhân nhưng cũng có thể tiết kiệm, nhịn ăn, nhịn mặc để mua cho người yêu một cái iPhone6.


Tôi nghĩ cố gắng mua một cái gì đó giá trị, khiến mình phải tiết kiệm hơn, vì người mình yêu là điều hoàn toàn hiểu được. Chỉ tiếc là việc mua điện thoại lại dẫn đến hành động bựa nhân của shop điện thoại bên Singapore - một đất nước mình đã từng ngây thơ tin rằng đó là một đất nước vô tội.


Hãy thử nhìn lại mình


Người Singapore không đăng đàn kiểu "Công nhân lương 300USD đừng mua iPhone6" hay "Nghèo đừng đú"...Mà họ xúm vào giúp người thanh niên kia, mặc dù họ chả biết anh ấy là ai, hay họ được gì từ việc giúp này.


Còn người Việt Nam đăng đàn kiểu "Lương có 4 triệu mà cũng mua iPhone6", "Công nhân mà cũng đi du lịch nước ngoài"...Mình nghĩ người Singapore hoàn toàn hiểu việc mua điện thoại kia là việc cá nhân của anh người Việt. Họ muốn giúp, và họ xắn tay áo lên giúp. Kết quả là hiện giờ, shop điện thoại kia đã phải đóng cửa.


Còn người Việt hô hào bêu riếu anh thanh niên kia cứ như thể anh ấy đang lấy tiền của họ ra để mua iPhone 6 cho bạn gái anh ấy vậy. Đến bao giờ mới hết những kiểu suy nghĩ hộ, nói hộ những điều mà người nghe không khiến như thế?


Còn việc anh ấy quỳ lạy để xin lại tiền, tôi không bình luận, vì tôi nghĩ, mọi phán xét của tôi lúc này, chỉ là với tư cách người ngoài cuộc. Tôi không phải công nhân, tôi không đi du lịch và bị lừa, tôi không chắt chiu để mua được thứ gì lớn. Và cái chính là tôi không ở đúng hoàn cảnh đó, đúng thời điểm đó, và mình không phải anh ấy.


Hải Tran

23/06/2014

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy


Lê Phú Khải


Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).


Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).


Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911.


Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993).


Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc).


Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách!

Văn hóa quỳ lạy của Ba Đình ở Singapore

Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào!


Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi.


Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!


Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.


Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe.


Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!


Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”.


Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!


Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ!


Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!).


Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước.


Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mải làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ.


Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được.


Tháng 6-2014


L. P. K.

23/06/2014

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ: Giã từ nền văn hoá quỳ lạy


Lê Phú Khải

iPhone 6, quỳ lạy và văn hóa trách nhiệm

PNO – Nhiều người Việt đọc báo và trách móc nam thanh niên Việt Nam đi du lịch Singapore sĩ diện hão, không giỏi tiếng Anh để đến mức bị cửa hàng Mobile Air bắt chẹt mua IPHONE 6 giá cao, lại phải quỳ lạy trước tiệm để được hoàn tiền.

> Người Sing góp tiền trả công bằng cho du khách Việt bị lừa

Câu chuyện đã tạm kết khi cảnh sát và Hội bảo vệ người tiêu dùng Singapore có mặt, nam thanh niên tên Thoại được trả lại 400 đô-la Singapore (SGD), trở về Việt Nam.




Ảnh cắt từ clip. 


Dồn dập những ngày qua là những thông tin bê bối liên quan đến IPHONE 6. Thương hiệu này cũng dẫn đến lắm bi ai, muộn phiền.


Trong nước, tại TP. Hồ Chí Minh, hàng chục người dân vướng vào đường dây lừa đảo mua IPHONE 6 “giá bèo”.


Học sinh, sinh viên, người lao động cầm cố nhà cửa, tài sản, vay nặng lãi đến cả tiền tỉ để góp vốn với một người đàn ông tên L. để nhằm mua được nhiều IPHONE 6 “giá bèo” như ông L. vẽ ra, nhưng iPhone đâu chưa thấy, ông L. đã cao chạy xa bay.


Còn ở Singapore, anh Thoại, người Việt Nam đi du lịch, kể rằng anh chỉ là công nhân, lương 3 - 4 triệu đồng nhưng vì để tặng bạn gái, anh sẵn sàng mua iPhone 6 giá khoảng 16 triệu đồng tặng bạn.


Ngặt một nỗi, tiếng Anh không giỏi, anh Thoại bị bắt chẹt khi ký vào hóa đơn đóng thêm trên 25 triệu đồng mà không hay. Anh Thoại khóc lóc, quỳ lạy chủ cửa hàng để xin trả lại tiền, ngay bên cạnh anh là cô bạn gái đang đứng ngơ ngác. Hình ảnh này đã đăng tải hàng loạt lên báo chí Singapore, nhiều diễn đàn còn nguyên clip anh Thoại khóc và quỳ lạy.


iPhone 6 có sức mạnh gì để nhiều người bán rẻ cả danh dự của mình và thể diện quốc gia như thế?


Tôi biết chuyện nhiều nhà hàng ở Singapore dán những bảng thông báo ghi rõ bằng tiếng Việt yêu cầu khách hàng không bỏ thừa đồ ăn, đi toilet giữ vệ sinh. Cách cư xử của người Việt Nam đang xấu đi trong mắt bạn bè nước ngoài. Và nam thanh niên trên đang một lần nữa góp phần tô đậm những ấn tượng không mấy đẹp đẽ đó.


Báo chí Singapore và ngay cả các bạn trẻ đăng tải clip anh Thoại trước cửa hàng đều làm mờ mặt nhân vật chính. Họ không xúm lại chê cười và bình phẩm du khách Việt, họ đồng loạt kêu gọi tẩy chay Mobile Air khiến cửa hàng này phải đóng cửa trước bão dư luận. Cách cư xử có văn hóa của những người bạn Singapore có khiến người Việt Nam chúng ta giật mình?


Điều bất ngờ vẫn chưa kết thúc khi một người Singapore tên Gabriel Kang lên tiếng kêu gọi cộng đồng cùng góp tiền, mua tặng cho anh Thoại một chiếc iPhone 6.


Số tiền quyên góp nhận được nhiều hơn 1 chiếc iPhone 6, đủ cả để mời anh Thoại và bạn gái trở lại Singapore du lịch. Những người bạn Singapore dễ mến này đang tìm cách liên lạc với Thoại để tặng anh quà và hỏi xem anh có thích đổi màu chiếc iPhone 6 khác.


Trong một đất nước nhỏ bé nhưng phát triển dữ dội ở Đông Nam Á, Singapore cho người ta thấy những khuôn mặt của một đất nước phát triển, rất có văn hóa, mỗi cá nhân luôn tự nhận thấy có trách nhiệm với tất cả vận mệnh của quốc gia.


Gabriel Kang tự thấy rằng nếu chuyện Mobile Air lan truyền rộng ra, đất nước Singapore của anh sẽ bị đánh giá là vô văn hóa và bắt chẹt du khách, và người ta sẽ quay lưng lại với quốc đảo xinh đẹp này. Anh và các bạn trẻ tự thấy trách nhiệm của mình phải hàn gắn những sai lầm của những người trẻ khác.


Chúng ta nhìn lại Việt Nam. Du khách nước ngoài đến với chúng ta phải tự trang bị kỹ năng hỏi giá - mặc cả, nhìn chằm chằm vào đồng hồ taxi, giữ đồ thật chặt kẻo bị cướp.


Chúng ta ngày ngày đi du lịch nước ngoài, lên máy bay nói chuyện oang oang, ra đường vứt rác bừa bãi và ăn buffet thì lấy thật nhiều đồ ăn rồi bỏ lại.

Chúng ta tự bêu xấu chính hình ảnh đất nước mình khi một bé gái lấy đồ trong siêu thị bị treo biển “Tôi là người ăn trộm” trước nườm nượp những đoàn người vào ra.


Chúng ta tự gây nên lỗi lầm, tự nhìn những lỗi lầm của người khác rồi mặc kệ, với tâm lý “xã hội có trách nhiệm phán xét”.


Và Việt Nam vẫn đang - phải - ngước - nhìn những quốc gia khác đang lớn lên và bước đi.


NGUYỄN THÚY HẰNG (Hà Nội)

Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời).


Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).


Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911.


Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993).


Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc).


Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách!


Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào!


Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi.


Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!


Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.


Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe.


Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!


Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”.


Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!


Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ!


Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!).


Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước.


Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mải làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ.


Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được.


Tháng 6-2014


L. P. K.

Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là nhục quốc thể hay không?


Chính trị - xã hội

Châu Văn Thi

Tác giả gửi trực tiếp Dân Luận

Chia sẻ bài viết này

Thời gian qua dư luận xôn xao trước thông tin anh Phạm Văn Thoại, một công nhân Việt Nam, bị lừa mua dịch vụ bảo hành iPhone 6 với giá cắt cổ ở Singapore đến mức phải khóc lóc và quỳ lạy ở cửa hàng.



Những người Singapore tử tế


Ngay sau khi sự việc xảy ra, cư dân mạng Singapore đã thực sự nổi giận. Các trang mạng Singapore đã lên án mạnh mẽ việc làm lừa đảo của cửa hàng Mobile Air tại trung tâm thương mại Sim Lim. Đây là lần thứ hai cửa hàng này bị tố cáo lừa đảo khi bán điện thoại cho khách hàng. Lần trước là một nữ khách du lịch người Trung Quốc, cửa hàng đã buộc phải trả lại cho người này, nhưng họ đã trả cô ta với hơn 1.000 tiền xu Singapore. Sau đó khi có sự tham gia của báo chí, cửa hàng này đã vội vàng thương lượng để trả tiền giấy. Hiện nay cửa hàng này đã tạm thời đóng cửa trước sức ép của dư luận.


Một người Singapore khác, ông Gabriel Kang, đã chủ động đứng ra quyên góp 1.350 đô la để đền bù cho anh Thoại một điện thoại iPhone 6. Lý do của ông Kang là đem lại CÔNG LÝ cho anh Thoại, và chứng minh đất nước Singapore không phải là một đất nước của trộm cắp và lừa đảo.



Lời kêu gọi của ông Kang đã được sự hưởng ứng tích cực từ cư dân mạng. Chỉ trong chưa đến hai ngày, số tiền quyên được đã lên đến 11.000 USD, gấp gần 10 lần con số dự kiến.


Khi bài viết này lên báo, thì ông Thoại cho biết ông sẽ không nhận số tiền 200 triệu mà cộng đồng mạng quyên góp này. “Tôi bị mất 550 SGD. Do đó, tôi sẽ chỉ nhận 550 SGD quyên góp bởi một người tốt bụng, không hơn. Tôi cảm ơn lòng tốt của tất cả các bạn nhưng tôi không muốn chiếm đoạt nhiều hơn những gì mình đã mất” - ông Thoại cho biết.


"Nhục quốc thể"


Trong khi người Singapore bảo vệ hình ảnh đất nước mình bằng những việc làm thiết thực và nhân văn, thì ở Việt Nam một số người cho rằng hành động của anh Pham Van Thoai là làm nhục quốc thể. Họ lập luận cho rằng anh có đủ tiền để đi du lịch Singapore thì hà cớ gì chỉ vì mấy triệu đồng để phải làm như thế trước mặt người nước ngoài và cả bạn gái của anh.


"Khi anh quỳ ở một nơi công cộng nước ngoài Tổ Quốc ở đâu trong anh.


Khi anh quỳ về một số tiền vài chục triệu Danh Dự đâu trong anh.


Khi anh quỳ về một chữ lỡ ký Trách Nhiệm đâu trong anh."


Trang mạng Singapore nêu rõ anh chỉ là một công nhân với mức lương gần 200USD tức là 4 triệu đồng, để đi du lịch và mua iPphone cho bạn gái chắc hẳn anh đã phải tiết kiệm rất nhiều tháng trước đó. Vậy Tổ quốc – Danh dự - Trách nhiệm có làm cho anh ra từng ấy tiền để đi du lịch và mua sắm, hay đó là tiền mồ hôi nước mắt của anh ấy dành dụm. Anh ấy không ăn cắp, chắc hẳn rồi và đứng trước một sự kiện hay vấn đề nào đó không ai có thể chỉ bảo ai phải làm thế nào cho đúng, mà chỉ có thể đặt mình vào hoàn cảnh đó để giải thích vì sao người ta phải làm như vậy. Người ta chỉ có thể cảm thông cho anh chứ không có quyền phán xét anh gay gắt như vậy. Cơ thể của anh chỉ đại diện cho anh chứ anh không đại diện cho Việt Nam để bắt tay ngoại giao, hay đi thi một cuộc thi nước ngoài.


Hãy để dành sự phê phán gay gắt về việc làm nhục quốc thể cho những vị nguyên thủ quốc gia đã ký những hợp đồng, hiệp ước... gây bất lợi cho đất nước. Hãy để dành nó cho những vụ vi phạm nhân quyền đang ngày càng xảy ra nghiêm trọng, công an đội lốt côn đồ siết cổ ông Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh mới là làm nhục quốc thể.


Người ta hay lạm dụng, nhân danh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, quốc thể… để phán xét những việc làm không đâu vào đâu. Ở một đất nước thật lạ kỳ, công an phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch thì bị coi là bôi xấu bộ mặt đất nước, dân Campuchia đốt quốc kỳ thì coi là nhục quốc thể,… thế thì việc bạn đem chuyện vi phạm nhân quyền của Việt Nam báo cáo đến Liên Hợp Quốc đó cũng là “bôi xấu” theo ý của bạn đó thôi.


“Động từ "yêu nước" thật đáng ghét khi người ta nhân danh nó, lợi dụng nó để biện minh, tuyên truyền cho những việc khuất tất không hề liên quan gì tới tình yêu nước.


Thật đáng khinh khi luôn cho rằng mình yêu nước hơn người khác, và những người có tư tưởng khác mình là không yêu nước.


Thật đáng ghê tởm và phỉ nhổ khi chém giết đồng loại nhân danh yêu nước.


— Bulldog's blog”


Đa Nguyên gửi hôm Thứ Năm, 06/11/2014

Bạn đánh giá bài viết này thế nào?


Hoàng Việt - Bàn về 1,5 tỷ đô la ODA Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam


Trương Duy Nhất - Phó thủ tướng lỡ miệng


Huy Đức - Mất Ngủ


Phạm Hồng Sơn - Nghĩ lại về “Độc lập dân tộc”


Vương Văn Quang - Hấp hối vinh, chết nhục, ngắc ngoải thơm tho (phần 1)

Bài mới nhất


Dân Luận điểm tin thời sự trong và ngoài nước ngày Thứ Bảy 8/11/2014 (09/11/2014)

Huỳnh Thục Vy - Bàn về dân trí (08/11/2014)

Lâm Bình Duy Nhiên - Từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin đến sự tan rã của Liên bang Xô viết : những cột mốc đáng nhớ (08/11/2014)

Dương Vũ - Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (Phần 11) (08/11/2014)

Phạm Viết Đào - Hệ lụy điều luật 258 của Bộ luật hình sự (phần 2 & 3) (08/11/2014)

Hoàng Long - Dân Việt làm gì có quyền bầu cử (08/11/2014)

Xin hãy để các con "Phát triển một cách tự nhiên" (08/11/2014)

Hoàng Dũng - Việt Nam đang cần một cuộc cách mạng (08/11/2014)

Bùi Tín - Đức Ông ‘Xí Tà tà’ ra tay (08/11/2014)

Dân Luận điểm tin thời sự trong và ngoài nước ngày Thứ Sáu 7/11/2014 (cập nhật thường xuyên) (08/11/2014)

Bài cũ


Like No Other - Nếu Mỹ chịu nghe lời Hồ Chí Minh... (06/11/2014)

Dân chủ, nhân quyền và các vấn đề khác đều không hề quan trọng trong chính sách về châu Á của Hoa Kỳ (06/11/2014)

Luật sư T.A.M - Hai vụ nghi can treo cổ tự tử tại công an, chân vẫn chạm đất !? (06/11/2014)

Tuấn Khanh - Ghi chép về những cái tên (06/11/2014)

Dương Hoài Linh - Chính trị dành cho người lao động (Phần 7) (06/11/2014)

Dân Luận điểm tin thời sự trong và ngoài nước ngày Thứ Tư 5/11/2014 (06/11/2014)

Đừng thảng thốt với ảnh nude, xã hội đi xa lắm rồi! (05/11/2014)

Ca sĩ Don Hồ - Thảm cảnh của cả một đất nước, của cả một dân tộc… (05/11/2014)

Mạnh Kim - Cử tri Hoa Kỳ đòi hỏi sự thay đổi (05/11/2014)

Harumi Sakura - Chuyện về hàng nghìn lần bị chép phạt "Em xin hứa sẽ giữ gìn vệ sinh lớp tốt hơn" (05/11/2014)

3153 lượt đọc  Chia sẻ bài viết này bản in 0 cảm ơn


Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

Hồ báu Tài (khách viếng thăm) gửi lúc 01:23, 07/11/2014 - mã số 132660

Anh Thoại quì lạy ở Singapore mà được giúp đỡ tận tình. Tôi chắc chắn rằng nếu anh Thoại mà làm như thế ở VN, thì lại còn bị chủ tiệm kêu bọn côn an đến đạp vào mặt, đá vào lưng đuổi anh ra khỏi cửa tiệm.


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

Ban Mai (khách viếng thăm) gửi lúc 22:24, 06/11/2014 - mã số 132650

Tôi nhìn vấn đề qua 2 mặt:


Một bên là sự lừa đảo (của một tiệm bán iphone) ở đất nước văn minh Singapore. Một bên là sự thật thà của một công nhân (nghèo) đến từ một đất nước vô luật pháp. Việc anh quỳ lạy đã thể hiện một thói quen trước bọn thế quyền bắt nạt và chèn ép mà cô đơn, không biết phải nhờ cậy ai chung quanh giúp đỡ, huống gì nhờ đến luật pháp! Vì “luật pháp là miệng tao” như cách hành xử thường ngày của công an CSVN.


Sự lừa đảo của tiệm iphone đã gặp phản ứng khá mạnh của một số người Singapore tự trọng nên tự quyên góp để hoàn trả cho anh Thoại và sự từ tâm của một người nào đó (cũng Singapore?) trực tiếp hoàn đủ tiền cho anh trước khi trở về VN. Còn tại VN? Thí dụ như hình ảnh hôi của khi xe chở beer gặp tai hạn ở Biên Hòa hay, ngay giữa Sài Gòn, người bị cướp giật túi xách, tiền rơi vung vãi, mà người đi đường xúm nhau nhặt bỏ túi riêng, vẫn còn sờ sờ ra đó!


Vì thế những ai cho việc anh Thoại quỳ lạy là làm nhục “quốc thể VN” thì hãy tự xét mình có làm nhục quốc thể hay không khi hàng ngày phải cúi đầu trước áp bức, bất công và xã hội sa đọa do chế độ CSVN đem đến? Việc cúi đầu nhận chịu dai dẳng để đất nước tụt hậu cả thế kỷ so với Singapore cái nào làm nhục quốc thể hơn?


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

Dân Ngu lâu khó đào tạo (khách viếng thăm) gửi lúc 22:06, 06/11/2014 - mã số 132648

Bác Còm sĩ khách sán lú nhầm nhe : Phạm Chí Dũng là nhà báo , còn tên kia là Dương Chí Dũng . Bác làm anh Dũng ( Phạm ) tối nay mất ngủ vì bị vợ truy : tiền ở đâu ra .


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

chuckn (khách viếng thăm) gửi lúc 21:20, 06/11/2014 - mã số 132644

Thế cũng mới biết là dù là một nước thuộc hàng văn minh nhất châu Á như Singapore nhưng luật vẫn để xảy ra chuyện buồn này.


Ở Canada, người mua một món hàng điện tử thì dù có hợp đồng bảo hành thêm hay không, dù với chữ kí rõ ràng trên hợp đồng họ vẫn có quyển trả lại đồ mới mua trong vòng ít nhất 1 tuần mà không bị phạt một xu. Thậm chí nhiều cửa hàng còn có chính sách 'lowest price guaranty' (có nghĩa là sau khi mua hàng xong trong vòng 30 ngày nếu khách hàng tìm ra cửa hàng nào khác bán cùng một món hàng với giá thấp hơn thì chỉ cần lấy giá của cửa hàng này rồi quay lại cửa hàng cũ để lấy lại tiền chênh lệch).


Văn minh phương Tây thật đáng ngưỡng mộ thay!


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

chuckn (khách viếng thăm) gửi lúc 21:00, 06/11/2014 - mã số 132643

tân viết:

Không phải là nhục quốc thể, mà là làm lộ rõ bộ mặt của một thể chế đáng nhục nhã. Thường ở các nước dân chủ nếu bị người ta lường gạt thì phải dùng đến pháp luật để giải quyết, trường hợp du khách không nhiều thời gian có thể nhờ đến cảnh sát và quan chức ngành du lịch giúp đỡ.

Nhưng qua câu chuyện của Châu Văn Thi, thì cách ứng xử của anh ta quả rất kỳ quặc, chỉ có thể do những người không biết dựa vào pháp luật bởi vì luôn sống trong một quốc gia phần lớn là vô pháp luật.


Câu chuyện CVT là sản phẩm tiêu biểu của một thể chế đáng nhục nhã.


Hoá ra không chỉ CQCS mới cái gì cũng đổ cho thể chế mà chính các nhà CCCĐ cũng vậy (nhưng cho những mục đich hoàn toàn trái ngược nhau). Hài!


Trong một bài báo khác, có một chi tiết là khi anh Thi đề nghị trả lại điện thoại thì cửa hàng này chỉ đồng ý trả lại $600, và nói trước rằng nếu gọi cảnh sát thì sẽ không được xu nào. Chính là bạn gái của anh Thi vì không đồng ý với số tiền $600 nên đã xúi anh Thi báo cảnh sát. Khi cảnh sát nhìn thấy chữ kí rõ ràng của anh Thi trên hợp đồng thì họ chấp nhận cửa hàng chỉ phải trả $70. Vậy thì rõ ràng anh đã nhờ luật pháp và CS Singapore nhưng đâu có tác dụng gì!


Vấn đề ở đây là thói quen của người Việt thường qua loa đại khái, ít chú ý đến chi tiết của hợp đồng trước khi đặt bút kí. Còn lỗi của cửa hàng là đã không giải thích rõ các điều khoản hợp đồng, rõ ràng có dấu hiệu muốn trục lợi. Nhưng lỗi thì rõ ràng là của anh Thi. Tôi thì không thấy hành động của anh có gì gọi là 'làm nhục quốc thể' ở đây cả. Anh tiếc tiền thì làm vậy, tôi hoàn toàn thông cảm với anh khi lương tháng của anh chỉ khoảng 4 triệu mà lại mất tới hơn chục triệu cho hành động bất cẩn của mình.


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

Khách Sán lú (khách viếng thăm) gửi lúc 19:59, 06/11/2014 - mã số 132636

Phải chi Phạm Chí Dũng mà biết tiếc tiền của đất nước như anh Thoai tiếc tiền của mình mà lạy lục xin mấy thằng Sing hoàn trả tiền hắn mua mấy ụ sắt rỉ sét thì dù có nhục cũng đở hơn chết thí cho mấy thằng tai to mặt lớn trong triều sán lú.


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

Ngu Sĩ (khách viếng thăm) gửi lúc 18:48, 06/11/2014 - mã số 132629

Khi mới nghe câu chuyện này, trong lòng tôi cũng có ý hơi khó chịu: lại thêm một việc nữa làm xấu mặt người Việt ở nước ngoài cũng vì thói đua đòi; nhưng xem kỹ lội thì thấy tội nghiệp anh này.


1. Anh này nghèo, số tiền bị lừa mất quá lớn đối với anh.

2. Trình độ không đủ để hiểu những gì mình đặt bút ký, và khi biết mình bị lừa, không đủ hiểu biết để dùng luật pháp để đối phó với tình huống này, và trong lúc tuyệt vọng đã phải dùng tới cách thức của người yếu thế nhất. Tôi định nói là hơi giống đàn bà, nhưng nghĩ không được đúng lắm. Gặp đàn bà như bà xã tôi thì tiệm này chắc sập !

3. Nay nghe anh nói không nhận tiền tặng dư, tôi thấy anh này tuy nghèo, hơi yếu nhưng là người lương thiện.


Tôi có dịp qua lại các phi trường trong vùng Á châu thường gặp người Việt trong nước đi du lịch, thấy họ thường có vẻ rụt rè, dễ bị thương nhân bắt nạt, không tự tin như các sắc dân khác. Au cũng là sản phẩm của môi trường xã hội và giáo dục yếu kém trong nước.


trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

Re: Châu Văn Thi - Người Việt quỳ lạy ở Singapore có phải là ...

tân (khách viếng thăm) gửi lúc 16:23, 06/11/2014 - mã số 132621

Không phải là nhục quốc thể, mà là làm lộ rõ bộ mặt của một thể chế đáng nhục nhã. Thường ở các nước dân chủ nếu bị người ta lường gạt thì phải dùng đến pháp luật để giải quyết, trường hợp du khách không nhiều thời gian có thể nhờ đến cảnh sát và quan chức ngành du lịch giúp đỡ.


Nhưng qua câu chuyện của Châu Văn Thi, thì cách ứng xử của anh ta quả rất kỳ quặc, chỉ có thể do những người không biết dựa vào pháp luật bởi vì luôn sống trong một quốc gia phần lớn là vô pháp luật.


Câu chuyện CVT là sản phẩm tiêu biểu của một thể chế đáng nhục nhã.



(VTC News)- Một chuyên gia giáo dục cho rằng hành động của cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông khi vi phạm là một hành vi ứng xử phi văn hóa.

» Sao lại phải quỳ lạy cảnh sát giao thông?
» Cô gái quỳ lạy CSGT, dân mạng tranh luận gay gắt
» Clip: Thiếu nữ Sài Gòn quỳ lạy cảnh sát khi bị bắt xe

Cuối tuần qua, một đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ, được cho là vi phạm giao thông đã quỳ lạy cảnh sát giao thôngkhiến dân mạng tranh luận gay gắt. Cô gái này liên tục quỳ lạy người cảnh sát giao thông và van xin "Chú ơi, chú ơi tha cho con". 

Đáng chú ý, cô gái không chỉ quỳ lạy một lần. Tuy nhiên, đáp trả lại những lời van xin của cô gái, người cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết trong cách xử lý.

Ngay sau khi clip xuất hiện trên mạng xã hội Youtube, dân mạng đã tranh luận gay gắt về cách bạn trẻ đối diện với những sai phạm trong khi tham gia giao thông, cũng như cách ứng xử đối với người thi hành công vụ.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hành động quỳ lạy CSGT của cô gái trẻ là ứng xử phi văn hóa 
Trả lời VTC News, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (ĐHQGHN) tỏ ra bức xúc trước hiện tượng thời gian gần đây nhiều bạn trẻ có những hành động rất “khó hiểu” sau khi vi phạm giao thông. 

“Cô gái quỳ lạy cảnh sát giao thông khi vi phạm là một hành vi ứng xử phi văn hóa”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, mọi người chỉ thường cúi lạy trước ông bà, tổ tiên, trước những vị thần, vị thánh…trong các hành vi tôn giáo. Thậm chí, ngay cả những vị phụ huynh cũng không bao giờ bắt con cái của mình phải quỳ lạy. 

Các bậc phụ huynh chắc hẳn sẽ rất đau đớn và tủi hổ khi thấy hành động của cô con gái của mình trước vị cảnh sát giao thông sau khi vi phạm.

Hành động của cô gái trẻ quỳ lạy CSGT trong clip:

  •  Phản cảm, đáng bị lên án
  •  Hành động là bình thường khi gặp CSGT
  •  Đáng được cảm thông
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến


Bình luận về hành động quỳ lạy của cô gái trẻ trong clip, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận định rằng: “Ngay cả bản thân cô gái này cũng không hiểu mình đang làm gì cả. Thậm chí, bạn gái này cũng không hề có chút gì tự trọng khi mắc lỗi vi phạm luật giao thông”. 
Hành động quỳ lạy CSGT của cô gái trẻ khiến dân mạng tranh luận gay gắt 
Vị chuyên gia này cũng chia sẻ rằng những lỗi vi phạm luật giao thông hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi vi phạm luật giao thông đã có những điều luật rất cụ thể quy định xử phạt và các bạn trẻ cần nhận ra lỗi của chính mình. Đó là những việc rất bình thường.

“Làm sao mà phải lạy? Bạn đó có bình thường về mặt tâm lý không?”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái tỏ ra bức xúc và không thể hiểu được hành động của cô gái trong clip.

Mở rộng vấn đề, PGS Thái cho rằng thông qua hành động của cô gái còn thể hiện sự tự ti về bản thân: “Đây là cách hành xử rất tự tin về bản thân và các bạn trẻ không nên bắt chước. Trong trường hợp này, cô gái không hiểu biết về luật lại không tôn trọng chính bản thân mình”. 

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, khi đi trên đường hàng ngày, bà cũng thường xuyên bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ đứng xin xỏ cảnh sát giao thông sau khi vi phạm.

“Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ thấy ai quỳ lạy cảnh sát giao thông cả”, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định.

Hành động của cô gái trẻ quỳ lạy CSGT trong clip:

  •  Phản cảm, đáng bị lên án
  •  Hành động là bình thường khi gặp CSGT
  •  Đáng được cảm thông
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến


Đánh giá về hành động van xin của cô gái, vị giảng viên này cũng chỉ ra thực tế ở Việt Nam hay gặp các tình huống “xin được thông cảm” khi mắc các sai phạm về pháp luật. Điều này ảnh hưởng nhiều từ cơ chế “xin – cho”.

Ở nước ngoài người phạt không muốn có ai đó xin xỏ vì họ làm việc rất minh bạch. Bên cạnh đó, người bị phạt cũng không muốn phải xin xỏ và sẵn sàng nộp phạt theo quy định. Điều này trái ngược với cách ứng xử của nhiều người Việt. 

Ở Việt Nam, trong trường hợp này cả hai bên đều cần rút kinh nghiệm. 

Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông cho người đi đường và được nhà nước bảo trợ để thực thi luật pháp. Người cảnh sát giao thông cũng không thể, không có quyền ban phát cho ai điều gì. Bên cạnh đó, người phi phạm cũng không phải xin xỏ ai điều gì. 

“Trong trường hợp này, người vi phạm cần phải nhận thức được lỗi của mình và nộp phạt theo đúng quy định của pháp luật”, vị chuyên gia này khẳng định.
Hành động quỳ lạy CSGT của cô gái trẻ khó có thể chấp nhận được trong mọi hoàn cảnh 
Thực thế, trong những trường hợp này, rất nhiều lý do được các bạn trẻ đưa ra để biện minh cho các sai phạm và hành động của mình. Ví dụ, nhiều người đưa ra trường hợp sinh viên nghèo, công nhân nghèo không có đủ tiền để nộp phạt.

 
Trong trường hợp này, cô gái không hiểu biết về luật lại không tôn trọng chính bản thân mình
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
 
Tuy nhiên, PGS Thái vẫn khẳng định: “Những lý do đó có thể được đưa ra nhưng sẽ không được chấp nhận. Các bạn trẻ phải có kiến thức hiểu biết luật pháp. Các bạn cần biết rằng khi mình vi phạm luật giao thông thì sẽ bị xử phạt và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn về kinh tế”. 


Vì vậy, khi tham gia giao thông cần có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh để không bao giờ bị phạt. Nếu không có tiền thì đừng bao giờ vi phạm giao thông. 

Thậm chí, vị chuyên gia này cũng cho rằng khi đã bị phạt thì việc quỳ lạy cũng không có tác dụng gì và không làm giảm bớt đi số tiền phải nộp.

“Trong trường hợp này, cô gái nhận thức về hành vi giao thông cực kỳ kém”, PGS Thái thể hiện sự bức xúc trước hành vi quỳ lạy cảnh sát giao thông của cô gái trẻ.

Trong vấn đề này, rõ ràng các nhà trường và gia đình cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Con người bao giờ cũng nằm giữa tam giác: Gia đình – nhà trường – xã hội, vì vậy hành động sai trái của cô gái trẻ cũng có trách nhiệm của nhà trường và gia đình.

Tuy nhiên, trước tiên, mỗi bạn trẻ phải có trách nhiệm phải tìm hiểu luật pháp và thực thi theo đúng những điều đã được quy định.

Để thay cho lời kết về sự việc, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định: “Các bạn trẻ không nên nhìn hành động của cô gái trẻ mà học làm theo”.
Nữ nhân viên quỳ lạy khách vì lỗi giao nhầm hàng

(Kiến Thức) - Bị giao nhầm hàng một cách nực cười, nữ khách hàng “bốc hỏa” nạt nộ nhân viên bán hàng, đòi gặp giám đốc… khiến nữ nhân viên phải quỳ xuống van xin.Đoạn tranh cãi, lời qua tiếng lại giữa một khách hàng và một nữ nhân viên tại một siêu thị ở Hà Nội đang làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi trên mạng. Khách hàng đến siêu thị, tỏ ra rất bực tức do nhân viên giao nhầm mặt hàng một cách ngớ ngẩn, khách mua nước rửa bình sữa cho trẻ em nhưng lại nhận được… nước xả vải.Clip nhân viên quỳ lạy khách hàng vì lỗi giao nhầm hàng:

Nữ khách hàng dùng nhiều lời lẽ chua ngoa, cùng giọng điệu thể hiện rõ sự tức giận. Dù nữ nhân viên trông khá hiền lành và đã có lời khuyên khách hàng nên bình tĩnh nhưng cô gái kia vẫn “ba máu sáu cơn” quát mắng không ngớt lời. Nữ khách hàng kể trong lúc to tiếng rằng đã đến mua hàng ở siêu thị này nhiều lần nhưng chưa bao giờ gặp phải sự nhầm lẫn kiểu này.
 Nữ khách hàng tỏ ra khá đanh đá, liên tục chỉ mặt nạt nộ nhân viên.Nữ khách hàng cầm gói nước xả phải chỉ vào mặt nhân viên, ném xuống đất và hỏi “Con cháu tao uống vào nếu có nhỡ bị làm sao thì mày có đền được không?”, sau đó yêu cầu được gặp giám đốc siêu thị để giải quyết. Khi nhắc đến giám đốc, nữ nhân viên tỏ ra hoảng sợ, khép nép và ngay lập tức van xin khách hàng. Đỉnh điểm, nữ nhân viên phải quỳ xuống đất van nài vì sợ khách hàng gặp giám đốc mình sẽ bị đuổi việc. Những người chứng kiến sự việc trong siêu thị thấy cảnh tượng này đã tới can ngăn, đỡ cô nhân viên đứng dậy, có người còn nói “Không việc gì phải làm thế!”.
Sợ khách hàng tức giận, nữ nhân viên quỳ xuống van xin.  Clip ghi lại sự việc trên được lan truyền trên mạng và làm dấy lên rất nhiều tranh cãi. Cư dân mạng muốn chỉ ra rõ ai đúng, ai sai trong câu chuyện này và phân tích cách xử lý của những người trong cuộc. Nickname Ngọ Văn Tuấn nêu quan điểm trên trang thegioinet…: “Ở đời có cái gì được hoàn mĩ đâu? Thánh còn có lúc nhầm, huống chi là những kẻ phàm tục như chúng ta? Không biết vị khách hàng này thuộc "đẳng cấp" nào mà tự cho mình cái quyền sỉ nhục người khác như vậy? Một cô gái được sinh ra trong một gia đình nề nếp, có giáo dục và được học hành đến nơi, đến chốn sẽ không bao giờ có cách hành xử vô văn hóa như vậy. Tiếc rằng hiện nay không ít người tự cho mình cái gọi là "đẳng cấp trên" để sẵn sàng buông lời thóa mạ đối với bất kì ai mà họ cho là "đẳng cấp dưới". Không biết các bậc phụ huynh có con cái như vậy, sẽ nghĩ gì... Thật đau lòng. Vị khách hàng nhìn có vẻ khá sáng sủa, xinh gái vậy mà cư xử thì tệ không gì tệ hơn. Thương cho cô nhân viên bán hàng quá. Tội nghiệp. Mong rằng sau sự việc trên em sẽ trưởng thành, cứng cỏi hơn và có sự chuẩn bị để đối phó với những vị khách tự cho mình cái quyền lăng mạ, sỉ nhục người khác như trên”. Nickname Nguyễn Thị Thanh đồng quan điểm: “Không thể chấp nhận được cách cư xử kiểu ấy, cậy mình có tiền có quyền mà làm tới được à? Có lẽ bạn nhân viên đó mới và cũng đang còn ít tuổi chứ nếu gặp phải mình thì không nhẹ nhàng cho mà nói người khác như thế, nói người khác không đủ tư cách nói chuyện với mình nhưng phải xem lại bản thân mình có ra gì không đã chứ. Nhìn thì rất tri thức nhưng cư xử không bằng đứa trẻ học lớp 1”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 699 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 487 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 180 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 142 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 82 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 81 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 65 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 10 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.