Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 24832385

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 01:29
Biểu tình vì cá chết ở quê hương Hồ chủ tịch
12.06.2016 09:52

Image copyrightTIN 

Hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống đường vì hiện tượng cá chết xảy ra trong hơn hai tháng qua.

Hình ảnh từ sự kiện ghi lại cho thấy người dân bắt đầu tuần hành từ nhà thờ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và sau đó tuần hành trên Quốc Lộ 37.

Một số băng-rôn tại sự kiện mà người dân giăng cao ghi “Người dân chúng tôi cần biển sạch”,"bảo vệ môi trường, giống nòi và đất nước Việt Nam".

Ông Trần Minh Nhật, thuộc truyền thông công giáo 'Tin mừng cho người nghèo' nói với BBC Tiếng Việt:

"Khu vực ở Quỳnh Lưu đa phần là ngư dân. Công việc chính của họ là nghề biển.

"Thảm họa môi trường hiện nay cuộc sống của họ gần như đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được."

"Đa phần là thanh niên, giáo dân sau khi tham dự thánh lễ thì xuống đường, và sau đó tọa kháng dọc theo Quốc lộ 37. Nếu nhìn trên hình sẽ thấy số người ngồi rất dài dọc theo con đường," ông Nhật nói.

Image copyrigh

Ông Minh Nhật là người công bố thông tin từ người dân tham gia cuộc tuần hành.

Ông Nhật cũng nói với BBC buổi xuống đường “không có đàn áp”, “ôn hòa” mặc dù "người dân bức xúc lắm, họ là nạn nhân".

Bữa ăn 'nghèo nàn hơn'

Đáng chú ý, trong cuộc biểu tình, người dân ở Quỳnh Lưu cũng giăng biểu ngữ có nội dung: “Phản đối VTV1 vu cáo đối với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp”.

Việc gây ra phản đối xuất phát từ bản tin ngày 13/5 của Đài Truyền hình Việt Nam VTV nói: “ngày 13/5/2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân.”

Khi được BBC hỏi về sự kiện này, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói ông “không gặp khó khăn” sau khi bản tin nói trên được đưa lên và cảm thấy “bình thường”.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng nói về tình hình ngư dân trong khu vực giáo phận mà ông quản l‎ý:

"Tối hôm qua chúng tôi vừa đi thăm viếng và hỗ trợ ở Lộc Mỹ và Cửa Lò. Lộc Mỹ chúng tôi thăm 250 hộ, Cử lò cũng vậy. Một số đổ đi nơi khác làm ăn. Đa số thì vẫn vậy, chưa có việc làm, nhất là những người đánh bắt gần bờ hay có dịch vụ biển, dịch vụ cá. Tôi thấy họ đang hoang mang."

"Trong hiện tại người ta vẫn có thể trụ lại ít lâu nữa, nhưng trong dài hạn không biết sẽ ra sao," Giám mục Hợp nói.

"Tôi cũng vừa mới từ Quảng Bình về, trên bàn ăn của nhiều người vùng biển nghèo nàn hơn. Cá biển thì không dám ăn. Cá sông thì đắt mà ít, quanh quẩn một ít thịt gà, heo, thấy người ta cũng tội nghiệp.

"Người khá giả có thể có cá nơi khác mua về. Người nghèo thì bàn ăn bị nghèo nàn hóa đi," Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói về tình hình ngư dân mà ông gặp gỡ.

Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

"Có người hỏi tôi có buồn lo không, tôi nghĩ rằng trước thực trạng hiện tại ở Việt Nam qua thảm họa môi trường. Nếu lời tuyên bố của tôi được nhà nước khen tôi mới lo. Tất cả những người có thông tin nói lên sự thật thì sẽ bị chụp mũ. Ngay cả người đại diện Liên hiệp Quốc về môi trường, lời tuyên bố của ông cũng bị coi là thiếu khách quan và gây xách động, huống hồ là tôi. Tôi cũng nằm trong cái phạm trù đó thôi."

"Tôi không lo. Tôi chỉ lo lời phát biểu của tôi có xuyên tạc sự thật không, và có đi xa ước vọng của người dân không. Chúng tôi chỉ cố nắm bắt được tình hình và đi sát hơn thực tế và nguyện vọng của người dân."

Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.

Trong ngày 11/6, báo Việt Nam đưa tin tôm hùm và cá chết hàng loạt ở biển Phú Yên.

Tờ Người Lao Động viết: "Liên tiếp nhiều ngày qua, ở vùng biển thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, tôm hùm và cá chết hàng loạt khiến người dân thiệt hại nặng."

Cũng trong tuần qua, ngày 8/6, Hà Tĩnh "buộc công ty Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) lắp thiết bị tự động kiểm soát khí chất thải, bụi tại các lò cao nhiệt điện," theo Vietnamnet đưa tin.



Nghệ An: Giáo dân tọa kháng, tuần hành ôn hòa yêu cầu minh bạch thông tin thảm họa môi trường

CTV Danlambao - Sáng ngày 12.06.2016, hàng trăm giáo dân giáo xứ Phú Yên - Giáo hạt Thuận Nghĩa - Giáo phận Vinh đã tham gia tuần hành, tọa kháng yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch thông tin cá chết hàng loạt ở Miền Trung. Những người tuần hành, tọa kháng còn tham gia buổi cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, cho các nạn nhân của thảm họa môi trường, phản đối sự vu khống cũng như bưng bít thông tin của truyền thông “lề đảng”.

Hình ảnh cho thấy rất nhiều người trẻ tham gia buổi tuần hành tọa kháng. Họ mặc áo hình xương cá và mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu được làm rất đẹp mắt: Chữ màu trắng được viết trên khung vải lớn có nền xanh. Các khẩu hiệu mang nội dung như: “Người dân chúng tôi cần biển sạch”; “Phá hoại môi trường làm nhơ bẩn nguồn nước, đất đai và không khí bằng những độc tố là tội lỗi”; “Cầu cho công lý, hoa bình trên Biển Đông”; “Lên án VTV1 bịa đặt và vu cáo đối với Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp và nhân sĩ trí thức”; “Bảo vệ môi trường là bảo vệ lương tâm của người Ki tô hữu”; “Chúng con luôn đồng hành với Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp”...



Photo: Văn Báu

Một trong những hình ảnh ấn tượng là hình ảnh Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam trong chiếc áo hình xương cá màu trắng, tay cầm băng rôn với hàng chữ “Vàng trong dân thông tỏ, cá ngoài biển bất minh”.

Đã hơn 2 tháng nhưng nhà cầm quyền cộng sản vẫn không công bố thông tin nguyên nhân cá chết gây thảm họa môi trường. Càng không thấy đưa ra một biện pháp hữu ích nào khắc phục hậu quả ngoài quyết tâm đàn áp, khủng bố mọi tiếng nói chính đáng của người dân đòi minh bạch những thông tin trên. Cá chết, người dân ăn cá nhiễm độc chết, thảm họa môi trường ngày một nghiêm trọng dẫn đến sự ngậm miệng hoặc buộc phải ngậm miệng của hơn 24 ngàn tiến sĩ, của hệ thống truyền thông “lề đảng”. 

Và một bộ phận dân chúng ít ỏi không chấp nhận im lặng, không thỏa hiệp với điều xấu, điều ác thì đang phải đón nhận những rủi ro, nguy hiểm mỗi ngày. Những cuộc tọa kháng, tuần hành của những giáo dân thuộc Giáo phận Vinh như thế này, càng trở nên quý giá.



Photo: Văn Báu


Quốc hội Châu Âu tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng

RFA

Ỷ Lan, thông tín viên RFA

10-6-2016

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Photo: Ỷ Lan, RFA

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Photo: Ỷ Lan, RFA

Bản dự thảo Quyết Nghị chung của 6 chính đảng tố cáo Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được đem ra thảo luận trước khoáng đại Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg sáng thứ năm 9-6-2016. Cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi với những lời phát biểu nồng nhiệt của các Dân biểu với nhiều bằng chứng lộ liễu đang xảy ra hằng ngày tại Việt Nam.

Đa số thông qua

Sau cuộc thảo luận suốt buổi sáng, lúc 12 giờ trưa Chủ tịch phiên khoáng đại yêu cầu lấy biểu quyết. Hầu như đa số tuyệt đối 751 Dân biểu đại diện 28 quốc gia Châu Âu đồng thanh biểu quyết thông qua Quyết Nghị.

Sau đây là một số phát biểu tiêu biểu sự quan tâm của Quốc hội Châu Âu đối với một quốc gia xa cách mấy mươi nghìn dặm.

Dân biểu Jose Ignacio Fera: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bồ Đào Nha)

“Tại Nhà nước độc đảng Việt Nam, kể từ năm 1975 Đảng Cộng sản cai trị trên 90 triệu dân, không cho phép bất cứ ai thách thức lãnh đạo Đảng và kiểm soát Quốc hội cũng như các toà án. Tại Việt Nam, tự do dân sự, tự do ngôn luận và nhân quyền là những khái niệm không được nghiêm chỉnh thừa nhận, và những vi phạm các nhân quyền cơ bản xảy ra hằng ngày.

Ngài Thích Quảng Độ, một Tăng sĩ Phật giáo được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm nay 2016, là một tù nhân vì lương thức được Ân xá Quốc tế công nhận, đã trải qua hơn 30 năm tù đày cho sự đối lập ôn hoà chế độ Cộng sản. Ngài từng tuyên bố, tôi xin trích :

‘Một xã hội văn minh chẳng bao giờ cho phép bất cứ chính phủ nào, với bất cứ ý thức hệ hay chế độ chính trị nào, xúc phạm các nhân quyền phổ quát và cô lập nhân dân sau bức màn sắt khi nại cớ “không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia.’

Thưa quý vị đồng viện, cho đến bao giờ Liên Âu còn được phép tự mãn với chế độ độc tài như Venezuela và Việt Nam? Cả hai nhóm quốc gia này khởi đầu tên nước bằng chữ “V”. Nhưng không phải là chữ V của sự chiến thắng (Victory), mà là chữ V của sự độc ác (Villainy).”

Dân biểu Demermaeker: (Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu, người Bỉ)

“Việt Nam mang hai bộ mặt khác nhau. Một bộ mặt trẻ trung, năng nổ, còn bộ mặt kia là nhà nước độc đảng — sự kiểm soát của Đảng Cộng sản là toàn triệt. Chế độ phản ứng theo đường lối hoang tưởng trước mọi phê phán, và các nhà bloggers, các tín đồ tôn giáo hay ai khác đều bị đàn áp. Thật quá rõ chuyện Việt Nam phục tùng ông Anh Cả Trung quốc. Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được thả, nhưng biết bao người khác vẫn còn bị giam giữ. Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị giam nhốt trên 30 năm. Chúng tôi kêu gọi Liên Âu hãy áp lực trả tự do cho Ngài.”

Nữ Dân biểu Frédérique Ries: (Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Âu, người Bỉ)

“Thưa ông Chủ tịch. Các cuộc biểu tình tiếp nối tại Việt Nam sau vụ tai tiếng môi sinh đã như châm lửa vào thuốc súng trong tháng tư. Bản Quyết nghị của chúng tôi hiển nhiên tố cáo cuộc đàn áp tàn bạo do chính quyền chỉ huy, rồi cuộc viếng thăm của Tổng thống Obama tháng năm vừa qua quả thực đã được sử dụng như bằng chứng ngoại phạm để nhà cầm quyền tiếp diễn bắt bớ tuỳ tiện. Khắp mọi ngày, các nhà báo, các bloggers, các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo bị bắt bớ. Đây là điều chẳng có chi ngạc nhiên khi Việt Nam bị báo động đỏ trên thang hạng thế giới về đàn áp tự do báo chí.

Chúng tôi không ngừng tố giác các vi phạm nhân quyền tiếp diễn và chúng tôi yêu sách trả tự do cho những ai bị vất vào sau chấn song sắt, như trường hợp Ngài Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo và biểu tượng của phong trào Phật giáo Việt Nam. Ngài bị cướp mất tự do một cách liên tục cho tới nay kể đã 34 năm tròn. Nay Ngài đã 88 tuổi.

Thưa ông Chủ tịch. Hiện nay Ngài Thích Quảng Độ bị quản thúc không lý do, không xét xử tại Saigon. Sức khoẻ Ngài khá suy kiệt. Chúng tôi yêu cầu khẩn cấp Bà Mogherini đặt hết uy lực của vị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh Liên Âu để đạt cho được việc trả tự do cho Ngài Thích Quảng Độ và những tù nhân khác. Xin cám ơn.”

Nữ Dân biểu Barbara Lochbihler: (Đảng Xanh, người Đức)

“Cuộc thảo luận hôm nay đến từ cuộc đàn áp hung bạo những cuộc biểu tình tiếp theo thảm hoạ môi sinh. Liên Âu đã mở cuộc điều tra độc lập về những nguyên nhân của thảm trạng. Nhưng cũng là điều quan trọng để bảo đảm cho sự đền bù các nạn nhân, và tất cả những ai bị bắt bớ qua những cuộc biểu tình phải được trả tự do, bởi vì đơn giản là họ sử dụng quyền tự do ngôn luận. Đã nhiều năm nay chúng ta chứng kiến sự gia tăng các nỗ lực của Việt Nam để bắt bớ hay bịt miệng những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như trường hợp Nguyễn Văn Đài bị bắt một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Liên Âu. Điều cho thấy Việt Nam sử dụng nhà tù để bịt miệng nhân dân.”

Dân biểu Csaba Sogor: (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, người Hung Gia Lợi)

“Dự thảo lần thứ 5 Luật Tôn giáo và tín ngưỡng trình lên Quốc hội là một sự vi phạm Công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thật quá rõ, các điều luật trong Dự thảo Luật sẽ hành xử như công cụ đầy quyền lực để kiểm soát với những giới hạn rộng rãi trong việc hành đạo hay tín ngưỡng tại Việt Nam. Liên Âu cần thúc đẩy Việt Nam viết Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ những nghĩa vụ của Việt Nam theo điều 18 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, nhằm bảo đảm việc hành đạo cho bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng nào tại Việt Nam không bị điều kiện hoá theo cách xử lý của nhà nước công nhận hay không, đăng ký hay chấp thuận.

Trên tất cả, tự do cơ bản về tôn giáo hay tín ngưỡng phải được trở thành thực tại ở Việt Nam.”

Trong cuộc tiếp xúc riêng với Dân biểu Ramon Tremosa i Bacells, người Tây Ban Nha là một trong những người bảo trợ cho bản Quyết Nghị, khi được hỏi liệu Việt nam không cải tiến về nhân quyền, thì  Hiệp ước Tự do mậu dịch đang ký kết giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ ra sao ? Ông trả lời:

“Theo tôi, tôi nghĩ rằng Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam cần chận đứng, bao lâu Việt nam không chịu tôn trọng nhân quyền. Và tôi nghĩ rằng quan điểm này được nhiều bạn đồng viện ở Quốc hội Châu Âu ủng hộ. Cho nên chúng ta phải theo dõi cẩn thận bằng cách nào Hiệp ước này tiến triển, vì đây là vấn đề tối ư quan trọng đối với chúng ta.”

Những điểm quan trọng

Bản Quyết Nghị Quốc hội Châu thông qua hôm nay có những điểm yêu sách quan trọng như:

Điều 2, Kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt tức khắc mọi cuộc sách nhiễu, hăm doạ, đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, xã hội, môi sinh ; nhấn mạnh rằng chính quyền phải tôn trọng quyền hoạt động thông qua sự phản kháng ôn hoà và trả tự cho tất cả những người bị bắt trái phép ; đòi hỏi trả tự do tức khắc cho tất cả các nhà hoạt động bị bắt tuỳ tiện như Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Trần Minh Nhật, Trần Huỳnh Duy Thức và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ;

Điều 4, Tố cáo sự kết án và tuyên án nặng nề đối với các nhà báo và các bloggers như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý và Đặng Xuân Diệu và kêu gọi trả tự do cho họ;

Điều 6, Biểu tỏ mối quan tâm về sự cân nhắc của Quốc Hội đối với Luật Hội và Luật Tôn giáo và tín ngưỡng vốn trái chống với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do lập hội và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng;

Điều 8, Tái kêu gọi việc xét lại một số điều luật đặc thù trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam đã được sử dụng để triệt tiêu tự do ngôn luận ; nhận thấy điều đáng tiếc trong con số 18 nghìn tù nhân được ân xá ngày 2-9-2015 chẳng có một người nào là tù nhân chính trị ; tố cáo những điều kiện giam giữ và nhà tù tại Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm không giới hạn quyền được luật sư bào chữa;

Điều 10, Kêu gọi nhà cầm quyền chấm dứt đàn áp tôn giáo và sửa đổi Luật tôn giáo để tái hồi địa vị pháp lý của những tôn giáo không được thừa nhận ; kêu gọi Việt Nam thu hồi Dự thảo lần 5 Luật tôn giáo và tín ngưỡng, hiện đang bàn thảo tại Quốc hội, và chuẩn bị Dự thảo Luật Tôn giáo mới tuân thủ theo các nghĩa vụ của Việt Nam đối với Điều 18 của Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị ; kêu gọi trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính, Trần Thị Hồng và Ngô Hào;

Điều 14, Kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp cận mời Thủ tục đặc biệt LHQ, đặc biệt mời Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về Tự do ngôn luận và Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ về tình trạng những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền;

Điều 16, (…) Nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại nhân quyền giữa Liên Âu và Việt Nam, đặc biệt nếu cuộc đối thoại này được thi hành cụ thể ; nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại này phải mang lại hiệu quả và định hướng thành tựu;

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu tại Quốc hội Châu Âu, Strasbourg.

Hơn 1000 tín hữu giáo phận Vinh tiếp tục tuần hành bảo vệ môi trường

Hinh4.jpg
Giáo dân giáo phận Vinh tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu. RFA photo

Giáo dân giáo phận Vinh tiếp tục xuống đường tuần hành trong buổi sáng nay, ngày 12 tháng 6, để yêu cầu chính quyền minh bạch vụ việc cá chết và yêu cầu đài truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp vì đã đặt điều, vu khống vị Giám mục này.

Diễn tiến buổi tuần hành
9h sáng ngày 12/6/2016, hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường.

Từ huyện Quỳnh Lưu, Linh mục chánh xứ Phú Yên Đặng Hữu Nam nói về diễn tiến của buổi tuần hành:

“Sáng nay, giáo xứ cầu nguyện cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’, và hiệp thông cầu nguyện cho Đức giám mục Giáo phận Vinh đang bị nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông của họ để xuyên tạc, vu khống, mạ lị Ngài.

Bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì.
- Ông Đức

Cũng vì thế, sau giờ Thánh lễ sáng nay, cả cộng đoàn giáo xứ trên dưới 1.000 người tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho quê hương, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. Sau đó người ta tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính quyền ‘minh bạch’ nguyên nhân của thảm họa môi trường.”

Trong buổi tuần hành sáng nay, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu đã được các tín hữu tại Giáo xứ Phú Yên giăng lên như: ‘Yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết’, ‘biển chết – người có sống?’, ‘người dân chúng tôi cần biển sạch’, ‘vàng trong dân thông tỏ - cá ngoài biển bất minh’, hay ‘yêu cầu truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp’

Nguyên nhân của cuộc tuần hành.

Về nguyên nhân khiến hơn 1.000 tín hữu ở đây tuần hành ‘bảo vệ môi trường’, ông Đức – một tín hữu tham gia buổi tuần hành cho biết, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đi biển, tuy nhiên do nhà nước không chịu công bố nguyên nhân cá chết, dẫn đến hải sản do ngư dân đánh bắt, muối do ngư dân làm ra bị thu mua với giá rẻ mạt, không ai mua vì người dân sợ hải sản, muối bị nhiễm độc.

Ông Đức tiếp lời:

“Do nhà nước chưa minh bạch việc biển nhiễm độc do nhà máy Formosa ở Vũng Áng, rồi giờ ra đến Cửa Lò, Quỳnh Lưu. Bây giờ bức xúc quá nên bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì, nên giáo dân không bao giờ chấp nhận những câu nói đó.”

Chị Trâm, một ngư dân ở Quỳnh Lưu – người tham gia tuần hành khẳng định thêm về việc bị ảnh hưởng từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển’:

Hinh6.jpg
Giáo dân tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. RFA PHOTO

“Chúng tôi ở đây bị ảnh hưởng ít thôi, nhưng chúng tôi không đủ cho chi phí tàu bè, đá lạnh, bởi vì cá rẻ mà không có người mua cho, mà có người mua thì cũng ép chúng tôi. Cho nên chi phí cho một chuyến đi là không đủ trang trải nên đời sống của dân rất đói. Vì dân sống bằng nghề biển, vay ngân hàng đóng được con tàu cần vốn lớn, mà đến tháng người ta cứ loa lên.

Chị Trâm cũng cho biết, vì cùng một biển nên bị ảnh hưởng về giá cả, cuộc sống của ngư dân ở đây khó khăn hơn trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 1000 tín hữu làm nghề biển tuần hành yêu cầu chính quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.

Tiếp tục đấu tranh

Linh mục Đặng Hữu Nam thấy rằng, mặc dù Giáo xứ Phú Yên là nơi chịu ảnh hưởng gián tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm biển’, chứ không như ở Vũng Áng, nhưng những tín hữu tại đây sẽ tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết, đòi công lý và sự thật.

Linh mục Đặng Hữu Nam nói tiếp:

“Dù có thể tiếng nói của chúng tôi chỉ là hạt cát giữa sa mạc, hạt nước giữa đại dương, nhưng chúng tôi thấy trách nhiệm phải làm. Giống như ai đó từng nói, ‘cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo… Cho nên chắc chắn rằng, tôi và những người giáo dân thuộc Giáo xứ Phú Yên sẽ tiếp tục đấu tranh.”

Chị Trâm khẳng định về việc sẽ tiếp tục đấu tranh cho chính mình, cho các tín hữu trong giáo xứ Phú Yên cũng như những nạn nhân trực tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường’. Chị Trâm nói thêm:

“Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Chúng tôi đang còn tiếp tục tuần hành đòi sự trong sạch cho Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp của chúng tôi và đòi sự minh bạch của chính quyền đối với dân.”

‘Cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo.
- Linh mục Đặng Hữu Nam

Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến những người chưa quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường biển rằng, tất cả người dân Việt Nam hãy cùng hướng đến những người bị nạn do chất độc của Formosa, những người đang trong cảnh khốn đốn không có việc làm, những người bị thiệt hại. Tất cả người Việt Nam hãy cùng đồng hành, cùng chung sức, đồng hành với người Miền Trung.

Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến chính quyền Việt Nam:

“Chúng tôi muốn nhắn gửi là, nhà nước phải thực sự quan tâm đến dân, thực sự đưa ra nguyên nhân dẫn đến cá chết và phải có biện pháp để khắc phục thiệt hại này và phải giúp đỡ những người bị thiệt hại trực tiếp, và dân biển như chúng tôi, những người bị thiệt hại thường là những người có thu nhập kém, những người vì chất độc của Formosa làm cho chúng tôi phải điêu đứng vì nó.”

Đã hơn hai tháng kể từ khi ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’ xảy ra, phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công bố nguyên nhân cá chết, dù cho vụ việc cá chết ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam. Trên các trang truyền thông nhà nước, cũng như mạng xã hội Facebook đã đăng tải rất nhiều vụ cá chết ở hồ, sông, biển, mặc dù nơi đó ở rất xa biển Vũng Áng.

Trên trang báo điện tử Vnexpress đăng tải ngày 2/6/2016 về việc công bố nguyên nhân cá chết, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, ‘chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin cho người dân biết’. Và ông bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn cho biết dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết.

Trong khi Công giáo tích cực tham gia thì các tôn giáo khác im hơi lặng tiếng!

CS ăn hại đái nát: Lãng phí ngân sách nuôi Hội đoàn phe cánh nhà nước

Nam Nguyên, phóng viên RFAEmail
MG_0211-622.jpg
Văn phòng Hội cựu chiến binh Quảng Ngãi.
RFA PHOTO


Không làm được gì cho lợi ích của nhân dân

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Viện Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố báo cáo cho thấy, Nhà nước đã bao cấp 14 ngàn (14.000) tỷ đồng mỗi năm cho các tổ chức quần chúng công, điển hình như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn. Ước tính phần chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công cao gấp đôi dự toán ngân sách cho Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và gấp 5 lần cho Bộ Khoa học Công nghệ.

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, về vấn đề liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết TS Phạm Chí Dũng nhận định:

TS Phạm Chí Dũng: Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại vì từ rất nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho lợi ích của nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ trước tới giờ chưa bao giờ họ chủ động tổ chức một cuộc đình công, lãn công nào để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Trong khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nghiễm nhiên được hưởng ít nhất là 2% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, một con số rất lớn, vừa rồi ngay cả một vài tờ báo nhà nước cũng phải phản ứng về chuyện này.

Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại vì từ rất nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho lợi ích của nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 
-TS Phạm Chí Dũng

Cho nên việc các tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ… mà nhận được số tiền khủng khiếp như vậy trong tình hình hiện nay ngân sách vô cùng khó khăn và dân vẫn phải nai lưng ra đóng thuế để bổ túc vào ngân sách như vậy, thì có thể nói đó là việc rất là nhẫn tâm. Tôi cho rằng các tổ chức như vậy nếu mà biết tự trọng thì nên chấm dứt sự hoạt động. Tại vì họ hoạt động như một sự vô nghĩa, nói như vậy chắc chắn sẽ đụng chạm tự ái của họ, nhưng mà tôi cho rằng liêm sỉ còn cao hơn cả tự ái.

Nam Nguyên: Quan niệm về xã hội dân sự độc lập còn quá mới mẻ và bị ngăn cấm ở Việt Nam, trong khi các tổ chức như Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên hay Hội Nông dân được mô tả là cánh tay nối dài của Đảng, công cụ của Đảng nên tự thân không phải là những tổ chức xã hội dân sự như đúng ý nghĩa của nó, ngân sách nhà nước chi như Tiến sĩ vừa nói  là từ tiền thuế của người dân. Nhưng đây là cơ chế mà Đảng Cộng sản, chế độ cộng sản lập ra, thì cho đến khi nó còn tồn tại liệu có khả năng cải cách sửa đổi được hay không?

TS Phạm Chí Dũng: Tôi cho rằng có một ít phần trăm có thể thay đổi, thay đổi chẳng qua là vì sức ép của quốc tế, bởi các định chế mà Việt nam tham gia ký kết như là vấn đề TPP. Chẳng hạn nếu tham gia vào TPP Việt nam sẽ phải thay đổi cơ chế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có nghĩa là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không còn độc quyền với nhiệm vụ gọi là “bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của công nhân” nữa mà sẽ phải san sẻ một phần cho công đoàn độc lập.

Tôi cũng nghĩ rằng, các tổ chức nhà nước như vậy đã xài một số tiền quá lớn, thật ra số tiền 14.000 tỷ chi cho họ nhưng mà đổi lại được cái gì? Tại vì những vấn đề thiết thân, thiết thực như chủ quyền quốc gia thì họ hầu như không đụng chạm tới. Chúng ta có thể điểm lại vấn đề phản đối Trung Quốc gây hấn, những tổ chức của nhà nước hoàn toàn không dám lên tiếng. Vấn đề cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, họ cũng không lên tiếng. Rất nhiều vấn đề khiếu kiện của nông dân, của công nhân, các tổ chức nhà nước không hề lên tiếng. Họ như bị níu kép theo não trạng sợ sệt, sợ hãi và thủ thế, chỉ biết có lợi ích bản thân mà thôi. Thành thử tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi sắp tới của họ là do áp lực, chủ yếu từ quốc tế, những định chế quốc tế mà Việt Nam phải tham gia, chứ không phải bản thân họ muốn thay đổi. Khả năng thay đổi trong thời gian sắp tới của họ, theo tôi, tối đa chỉ vào khoảng từ 5% tới 10% mà thôi.

Nam Nguyên: Trong thời gian qua, Quốc hội khoá trước, Dự luật về Hội  khi được bàn thảo cho thấy có ghi rõ là không chi phối các tổ chức quần chúng công như Tổng Liên đoàn lao động, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ , Đoàn Thanh niên ..v..v Tiến trình Việt nam hội nhập thế giới đòi hỏi phải có Luật về hội. Nhưng ghi rõ như thế cho thấy Việt Nam muốn duy trì quan niệm bao cấp các tổ chức này để phục vụ Đảng và Nhà nước. Rõ ràng là vấn đề này không phù hợp với tiến trình cải cách mà người ta nói tới. TS nhận định gì?

TS Phạm Chí Dũng: Tôi cho đó là sự khiên cưỡng và chủ ý rõ ràng là cánh tay nối dài của Đảng. Cho dù Quốc hội, Luật không chi phối nhưng mà Đảng chi phối. Và như ông Nguyễn Phú Trọng nói trước đây là Cương lĩnh Đảng còn quan trọng hơn cả Hiến pháp, thì việc Đảng chi phối những tổ chức như Mặt trận, các đoàn thể như vậy là đương nhiên và mặc dầu Đảng vẫn phải có lộ trình mở dần từng chút về hướng dân chủ hóa và đáp ứng những điều kiện của phương Tây, nhưng mà Đảng vẫn muốn các tổ chức do Đảng lập ra chiếm phần chi phối ở trong đó, chứ không phải các tổ chức xã hội dân sự của dân tự phát hoạt động.

Tôi nghĩ sắp tới là một tiến trình phức tạp hỗn mang và giao thoa lẫn nhau và nếu như muốn phát triển được, thì xã hội dân sự Việt Nam phải có sự thống nhất. Hiện nay chưa có sự thống nhất cao, chỉ có sự thống nhất cao thì mới có thể đối trọng với các tổ chức hội đoàn nhà nước và có thể thu hút được quần chúng mà thôi.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn.

Chính phủ đoàn kết Libya chiếm lại thị trấn Sirte từ tay IS


Binh sĩ chính phủ đoàn kết Libya tại thị trấn Sirte, ngày 9/6/2016.
Binh sĩ chính phủ đoàn kết Libya tại thị trấn Sirte, ngày 9/6/2016.

Chính phủ đoàn kết của Libya do Liên hiệp quốc thương lượng thành lập vừa phát động một cuộc hành quân tiến gần đến chỗ quét sạch các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ra khỏi thành phố duyên hải Sirte, đánh dấu một sự tiến bộ trong nỗ lực tạo niềm tin.

Cuộc hành quân, nhằm tăng tốc độ từ những thắng lợi giành được trong mấy ngày qua, làm tăng hy vọng cho Chính phủ Đoàn kết Quốc gia (GNA) rằng họ có thể thành lập quân đội Libya mới và khuyến khích các lực lượng dân quân trung thành với chính phủ đối lập ở miền đông của đất nước bỏ ngũ.

Nhưng quyền lực của chính phủ đoàn kết vẫn còn chưa rõ ràng ở ngay cả miền tây của nước này.  

Một vụ gây chấn động xảy ra hồi cuối tuần qua khi công tố viên trưởng của Tripoli xác nhận xác chết của ít nhất hơn 10 người trung thành với cựu lãnh đạo Gadhafi đã được phát hiện vài ngày sau khi họ được thả ra khỏi trại giam.

Các nạn nhân thuộc hai nhóm người bị giam ở trại tù al-Ruwaimi ở Tripoli hoặc ở căn cứ không quân Mitiga.  Một tòa án ở thủ đô đã ra lệnh trả tự do cho những người này.

Chính phủ GNA ra một thông báo lên án những kẻ sát nhân và cho biết sẽ ra lệnh điều tra. Đặc phái viên của Liên hiệp quốc tại Libya, ông Martin Kobler nói rằng ông “đau buồn và thất vọng” bởi những vụ sát nhân này.

Nhưng các chú ý ở Libya trong ngày Chủ nhật dồn vào Sirte, thị trấn quê nhà của cựu lãnh đạo độc tài Moammar Gadhafi, nơi mà Nhà nước Hồi giáo gọi là cứ địa của họ ở Libya kể từ cuối năm 2014.  

Các phần tử chủ chiến này đe dọa sẽ dùng nơi đây làm bàn đạp để tấn công khủng bố nước Italia, nơi chỉ cách đó vài giờ đi bằng tàu thuyền.  

Hồi tháng 2 năm 2015, Nhà nước Hồi giáo đã dã man chặt đầu 21 tín đồ Công giáo người Ai Cập tại bờ biển của Sirte, và đăng video lên mạng Internet.




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 817 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 450 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 386 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 356 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 330 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 323 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 272 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 268 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 233 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 230 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.