Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24721646

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 03:35
Tàu chiến Mỹ tiến gần quần đảo Hoàng Sa, TQ mang tàu ra đuổi
11.10.2017 06:29

Động thái này được xem là thông điệp mới nhất của Washington về việc duy trì tự do hàng hải trên vùng biển chiến lược ở phía tây của Thái Bình Dương.

Ba quan chức xác nhận với Reuters rằng tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chafee đã tiến hành các hoạt động qua lại bình thường trên Biển Đông. Tàu đi qua một dải đảo, đá và bãi cạn tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Image result for USS Chafee china ships chasing

Tuy nhiên, không giống hồi tháng 8 khi một tàu khu trục khác của Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông, các quan chức trên nói lần này tàu Chafee đi gần nhưng không trong phạm vi 12 hải lý của các đảo.


Hoạt động diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp có chuyến đi đến châu Á vào đầu tháng tới. Ông sẽ tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. 


Tau chien My di chuyen gan quan dao Hoang Sa hinh anh 1

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chafee. Ảnh: Wikimedia Commons.

Lầu Năm Góc không đưa ra bình luận trực tiếp về hoạt động của tàu Chafee nhưng cho biết Mỹ tiến hành các "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) định kỳ và sẽ tiếp tục làm điều này.


Kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, Mỹ đã ít nhất 3 lần tiến hành FONOP trên Biển Đông. Lần gần nhất là vào tháng 8 khi khu trục hạm USS John S. McCain đi qua vùng biển gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Map

Hồi tháng 7, một tàu chiến khác của Mỹ di chuyển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hồi tháng 5, tàu khu trục USS Dewey đã tiến hành diễn tập cứu hộ khi tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn.


Liên quan các hoạt động mà Mỹ xem là tự do hàng hải trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 8 cho biết Việt Nam đề nghị mọi quốc gia có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.


Tàu chiến Mỹ diễn tập gần đá Vành Khăn ở Trường Sa

Với việc diễn tập trong lúc di chuyển của tàu USS Dewey, Mỹ muốn cho thấy sự duy trì thách thức đối với việc Trung Quốc bồi lấp phi pháp một số đảo đá trên Biển Đông.


Việt Nam lên tiếng việc tàu Mỹ tiến gần Đá Vành Khăn ở Trường Sa

Người phát ngôn BNG nhấn mạnh lập trường của Việt Nam là tất cả quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp luật quốc tế, kêu gọi các nước đóng góp vì hòa bình.  


Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Chafee của Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải gần Quần đảo Hoàng Sa.

Hãng tin Reuters dẫn lời 3 quan chức Mỹ cho biết, hoạt động trên diễn ra hôm qua (10/10).  

Theo đó, USS Chafee đã đến gần các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý ở Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Reuters, đây là hành động mới nhất chống lại những gì Washington xem là nỗ lực của Bắc Kinh gây trở ngại cho tự do hàng hải ở Biển Đông. Ba nguồn tin cho biết thêm, USS Chafee đã thực hành các hoạt động bình thường, thách thức thức "các yêu sách thái quá" gần Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép.

Trong tháng 11, ông Trump sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới châu Á trên cương vị Tổng thống Mỹ. Ông sẽ có chặng dừng chân ở Trung Quốc, đất nước mà ông đang thúc ép hành động nhiều hơn nhằm kiềm chế Triều Tiên.
Các nguồn tin trên cho biết thêm, tàu USS Chafee đến gần quần đảo Hoàng Sa nhưng không đi vào khu vực 12 hải lý. Hồi tháng 8, một tàu khu trục Mỹ tiến vào phạm vi này quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, hành động chứng tỏ Washington không công nhận các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại đây.

Lầu Năm Góc chưa đưa ra bình luận trực tiếp nào về hoạt động của tàu USS Chafee nhưng cho biết Mỹ thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải thường xuyên và sẽ tiếp tục làm như vậy.



Một khu trục hạm của hải quân Mỹ ngày 10/10 di chuyển gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông trong lúc chính quyền Tổng thống Trump đang mưu tìm sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc đối phó với chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên.
Hành động lần này là nỗ lực mới nhất để chống lại điều mà Washington xem là kế hoạch của Bắc Kinh muốn giới hạn quyền tự do hàng hải trong các vùng biển chiến lược.
Các giới chức không nêu tên cho Reuters biết khu trục hạm có phi đạn dẫn đường USS Chafee thực hiện hoạt động ‘tự do hàng hải’ thông thường thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa.
Hồi tháng 8 vừa qua, một khu trục hạm của hải quân Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Các giới chức cho hay khu trục hạm Chafee hôm 10/10 tiến tới gần nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý của các đảo.
12 hải lý đánh dấu giới hạn chủ quyền quốc tế công nhận.
 Washington điều tàu di chuyển trong phạm vi này là một hành động chứng tỏ Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền đó của Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài chưa lên tiếng bình luận nhưng cho biết Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải định kỳ và sẽ tiếp tục như thế.
Mỹ lâu nay nói rằng muốn nhìn thấy các nước tham gia nhiều hơn trong các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Reuters ngày 11.10 dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho hay khu trục hạm USS Chafee thuộc lớp Arleigh Burke, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo đảm “tự do hàng hải” (FONOP) gần Hoàng Sa.Đáng chú ý là tàu này thuộc biên chế Hạm đội 3 chứ không phải Hạm đội 7, vốn phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương. Điều này cho thấy Washington tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch kết hợp sức mạnh của 2 hạm đội để tăng cường hiện diện ở khu vực.Bên cạnh đó, 2 sĩ quan cấp cao cho CNN hay tàu USS Chafee không đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh bất cứ hòn đảo hoặc thực thể nào tại Hoàng Sa nhưng đã vượt ranh giới 16 hải lý, thể hiện sự không công nhận cái gọi là “đường cơ sở thẳng” do Trung Quốc vạch ra một cách phi pháp xung quanh quần đảo.Cũng trong ngày 11.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói nước này đã điều một chiến hạm, 2 chiến đấu cơ và một trực thăng để “xua tàu Mỹ”, đồng thời lớn tiếng phản đối “hành động khiêu khích” của Washington.Mặt khác, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Chris Logan từ chối cung cấp thông tin về cuộc tuần tra nhưng khẳng định mọi hoạt động của tàu đều tuân thủ luật quốc tế và “nhằm thể hiện Mỹ sẽ cho tàu, máy bay đi qua và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép”.“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện FONOP trong tương lai”, AFP dẫn lời ông Logan nhấn mạnh.Vào tháng 7, tàu khu trục USS Stethem của Hạm đội 7 đã tuần tra áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.Đến nay, hải quân Mỹ đã 4 lần triển khai nhiệm vụ tự do hàng hải tại Biển Đông kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Chuyến tuần tra mới nhất được thực hiện trong bối cảnh Tổng thống Trump sắp có chuyến công du châu Á vào đầu tháng 11.

Trung Quốc điều tàu, phi cơ xua tàu Mỹ tuần tra gần Hoàng Sa

Trung Quốc thông báo điều tàu, phi cơ xua tàu chiến Mỹ khi nó tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

 Tàu USS Chafee. Ảnh: Naval Today. 
Tàu USS Chafee. Ảnh: Naval Today.

Tàu khu trục hải quân Mỹ USS Chafee ngày 10/10 đến gần các đảo mà Trung Quốc có yêu sách phi lý ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ba quan chức Mỹ giấu tên cho biết. USS Chafee đã thách thức "yêu sách thái quá" gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm trái phép.

"Trung Quốc lập tức triển khai tàu hải quân và phi cơ quân sự kiểm tra và nhận dạng, phát cảnh báo và yêu cầu tàu Mỹ rời đi", Reuters dẫn lời Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói. Trung Quốc đã "phản đối mạnh mẽ với Mỹ".

Trung Quốc gọi đợt tuần tra của Mỹ là "sai trái", kêu gọi Washington "hết sức tôn trọng những nỗ lực mà các quốc gia trong khu vực đã thực hiện để bảo vệ hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc chưa có bình luận về hoạt động này nhưng cho hay Mỹ thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải thường xuyên và sẽ tiếp tục làm vậy.

Hồi đầu tháng 7, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Stethem của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa. Ông Matt Knight, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương cho biết các "tuyên bố chủ quyền hàng hải thái quá" của 22 nước đã bị thách thức trong năm tài khoá vừa qua.

Tàu chiến khổng lồ của Trung Quốc khiến Mỹ “chạy dài”

Anh Tuấn | 

Tàu chiến khổng lồ của Trung Quốc khiến Mỹ “chạy dài”
Tàu chiến Type 055 của Trung Quốc.

Những hình ảnh này đã xác nhận những gì mà các chuyên gia nước ngoài đã nhận định về loại tàu này kể từ khi nó được bắt đầu chế tạo vào năm 2014.

Tàu Type 055 được trang bị ít nhất 122 tên lửa chống hạm, phòng không và tấn công đất liên, được phóng đi từ các dàn phóng thẳng đứng. Như vậy, hỏa lực của nó sẽ tương đương các tàu lớp Ticonderoga của Mỹ và vượt trội hơn bất kỳ tàu chiến nào mà các nước Châu Á – Thái Bình Dương đang có. Tàu Type 055 rất có thể sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2018.

Tàu Type 055 ước tính có chiều dài 180m và có trọng lượng ít nhất 10.000 tấn, là một lớp tàu chiến mới của Trung Quốc. Khi Bắc Kinh bắt đầu chương trình nâng cấp khí tài hải quân từ thập niên 1990, họ tập trung vào các tàu khu trục cỡ nhỏ hoặc cỡ trung.

Các tàu này có chức năng tuần tra vùng bờ biển Trung Quốc, có thể hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để loại trừ cướp biển hoặc làm hộ tống cho các tàu đổ bộ và tàu sân bay Liêu Ninh.

Trước Type 055, tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc là tàu Type 052D có trọng lượng 7.500 tấn. Hiện đang có 6 tàu Type 052D đang được Trung Quốc sử dụng và trong tương lai sẽ có vài tàu nữa được đưa vào sử dụng. Mỗi tàu Type 052D được trang bị tổng cộng 64 tên lửa các loại.

Để tiện so sánh, tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ có 96 tên lửa các loại, còn tàu chiến lớp Atago của Nhật Bản cũng có 96 tên lửa. Tàu chiến Varyag, hiện là tàu lớn nhất của Hạm đội Thái Bình Dương Nga, có 120 quả tên lửa.

Với tàu lớp Type 055, Trung Quốc đã bắt kịp hoặc vượt mặt các thế lực khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về hỏa lực. Dù vậy, nhìn chung Hải quân Trung Quốc vẫn còn thua kém Mỹ và chỉ nhỉnh hơn Nhật Bản về tổng số lượng tên lửa có thể trang bị trên các tàu chiến có thể được triển khai.

Hiện 39 tàu chiến và tàu khu trục của Trung Quốc có 1.500 tên lửa. 36 tàu Arleigh Burke và 12 tàu Ticonderoga của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ có tổng cộng 5.000 tên lửa. Trong khi đó 19 tàu chiến của Nhật Bản hiện chỉ có 1.000 tên lửa.

theo Infonet

Thực hư về kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020 của Bắc Kinh

Việt Hương | 

Thực hư về kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020 của Bắc Kinh
Máy bay chiến đấu J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Tân Hoa Xã

Kế hoạch tấn công Đài Loan được cho sẽ huy động toàn bộ sức mạnh của PLA với nhiều giai đoạn và hình thức tấn công khác nhau.

Kế hoạch tấn công

Trang Washington Free Beacon đưa tin Trung Quốc có một kế hoạch bí mật để sẵn sàng tấn công Đài Loan vào năm 2020.

Nhà bình luận quân sự của Tạp chí The National Interest Kyle Mizokami đánh giá, mặc dù việc tồn tại một kế hoạch như vậy không có nghĩa là cuộc tấn công sắp xảy ra, điều đó chỉ thể hiện sự lựa chọn chiến lược về hòn đảo này là mối bận tâm rất lớn của các lãnh đạo Trung Quốc.

Liệu những nhà cầm quyền Trung Quốc có thể thực hiện thành công kế hoạch khó khăn đó hay không?, ông Mizokami nói.

Kế hoạch này là chủ đề cho một cuốn sách sắp ra mắt của Viện nghiên cứu dự án 2049, lần đầu tiên được công bố bởi cơ quan quốc phòng Đài Loan năm 2013. Theo viện này, nội dung cuốn sách dựa trên các tài liệu của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA, bao gồm cả những văn bản được công khai và những tài liệu bị rò rỉ.

Kế hoạch tấn công được gọi là "Chiến dịch tấn công đảo", sẽ huy động toàn bộ sức mạnh của PLA gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Chiến dịch cũng sẽ huy động đến lực lượng Tên lửa chiến lược, chịu trách nhiệm về các hoạt động tên lửa đạn đạo thông thường và tên lửa hạt nhân.

Theo cuốn sách, chính quyền Bắc Kinh và lực lượng PLA đều cho rằng, thống nhất bằng vũ lực là cách duy nhất để đảm bảo việc Đài Loan quay trở về với đại lục.

Free Beacon dự đoán, quá trình chiến dịch sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công mào đầu kéo dài từ 1 đến 15 ngày vào một khu vực nào đó. Trước cuộc tấn công, một cuộc bắn phá bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay ném bom sẽ nhắm vào các mục tiêu quân sự trên đảo với quy mô lớn.

Có tới 1.000 tên lửa đạn đạo thuộc lực lượng Tên lửa chiến lược tại đại lục đưa Đài Loan vào phạm vi tấn công và các tàu hải quân và máy bay ném bom của Trung Quốc có thể phóng tên lửa hành trình DH-10 tới hòn đảo này.

Bắc Kinh cũng sẽ tiến hành các cuộc tấn công mạng vào cơ sở an ninh hạ tầng của Đài Loan, làm tê liệt hệ thống chính phủ và khiến người dân Đài Loan mất tinh thần. Lực lượng hải quân PLA sẽ đánh bại hải quân Đài Loan trên biển và thực hiện một cuộc phong tỏa hải quân.

Cuộc tấn công hải quân sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày tại bất cứ khu vực nào với sự tham gia có thể lên đến 400.000 binh lính PLA. Giai đoạn đầu, công tác vận chuyển các phương tiện sẽ mất một hoặc hai đêm.

Cuộc tấn công trên biển, bao gồm việc vượt 90 dặm từ đại lục sang Đài Loan, dò mìn và đổ bộ những tốp lính đầu tiên sẽ mất một ngày. Tập hợp lực lượng đổ bộ và tiến quân vào đất liền trên đảo sẽ mất từ ​​một đến ba ngày và chính phủ Đài Loan sẽ là điểm cuối của chiến dịch.

Thực hư về kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020 của Bắc Kinh - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu J-15 thuộc hải quân Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh AP

Liệu Trung Quốc có thể thực hiện một cuộc tấn công như vậy? 

Theo ông Mizokami, có nhiều lý do để hoài nghi vào khả năng của Trung Quốc. Trong khi lực lượng PLA, bao gồm Thủy quân lục chiến phải duy trì một lực lượng trên phạm vi lớn trong cuộc tấn công và vấn đề khó khăn là Bắc Kinh thực sự là có đủ khả năng để di chuyển các hạm đội.

Trung Quốc cần các lực lượng sức mạnh lớn để vượt qua eo biển Đài Loan và đổ bộ lên đảo. Trong khi binh chủng hải quân PLA có xấp xỉ khoảng 900 tàu đổ bộ loại nhỏ, bốn tàu đổ bộ Type 071, có thể đồng thời vận chuyển từ 500 đến 800 binh lính và vũ khí quân sự.

Ngoài ra, ông Mizokami cho rằng, Bắc Kinh đang gặp vấn đề khác đó là sự thiếu kinh nghiệm. Trung Quốc đã không trải qua một cuộc chiến thực sự nào trong mấy thập kỷ qua nên liệu cuối cùng Bắc Kinh có thích ứng với chiến tranh hiện đại?

Cuối cùng, theo nhà bình luận quân sự này, mặc dù lực lượng quốc phòng của Đài Loan tương đối nhỏ nhưng họ lại được một cường quốc hậu thuẫn, đó là Mỹ.

Cuộc tấn công của Trung Quốc dự định sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, trước khi lực lượng Mỹ có thể triển khai tới Đài Loan.

Tuy nhiên, Mỹ hiện vẫn duy trì một lực lượng đáng kể tại khu vực, bao gồm hai phi đội bay của lực lượng Không quân, 4.000 lính Thủy quân lục chiến và các phương tiện vận tải, một tàu sân bay hải quân tại Nhật và các tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng trên đảo Guam.

Những lực lượng này có thể can thiệp vào Đài Loan chỉ trong vài giờ, trước khi cuộc tấn công trên biển bắt đầu, ông Mizokami quả quyết.

Theo ông này, những yếu tố trên dẫn tới tình trạng tiến thoái lưỡng nan cực kỳ khó khăn cho lãnh đạo Trung Quốc:

Bởi nếu Mỹ can thiệp, liệu Trung Quốc có tấn công các lực lượng quân đội Mỹ trước để sau đó có thể tự do đối phó với Đài Loan?

Như vậy có khả năng sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện với cả Mỹ và có thể cả Nhật Bản, điều này không nằm trong lợi ích quốc gia của Bắc Kinh. Một cuộc chiến ngắn nhằm giành lại Đài Loan sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều và rất khó để giành phần thắng.

Trung Quốc đã đe dọa tấn công Đài Loan từ năm 1947 và việc tồn tại một bản kế hoạch tấn công hòn đảo này không phải bất ngờ. Trong khi Trung Quốc có thể có lực lượng quân sự đủ mạnh để tiến hành cuộc tấn công vào năm 2020 thì quốc gia này cũng không thể chắc chắn sẽ giành phần thắng, ông Mizokami bình luận. theo Thời đại

TQ nói điều tàu chiến, máy bay "cảnh cáo và trục xuất" chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa

Hải Võ |

TQ nói điều tàu chiến, máy bay
Bà Hoa Xuân Oánh (Ảnh: MFA China)

Chính phủ Trung Quốc ngày 11/10 lên tiếng về thông tin tàu khu trục USS Chafee của Mỹ tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, vào hôm qua.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee của Mỹ đã tiến vào vùng biển gần các đảo ở quần đảo Hoàng Sa (hiện bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép-PV) khi "chưa được sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc".

Bà Hoa tuyên bố, "phía Trung Quốc đã ngay lập tức điều chiến hạm và máy bay chiến đấu để kiểm tra, nhận diện, đồng thời cảnh cáo và trục xuất tàu Mỹ".

Theo thông tin bổ sung từ Bộ quốc phòng Trung Quốc, quân đội nước này đã điều động tàu hộ vệ tên lửa Huangshan cùng hai chiến đấu cơ J-11B và một trực thăng Z-8 để phản ứng trước sự xuất hiện của tàu Mỹ.

Bà Hoa Xuân Oánh cảnh báo Mỹ "chấm dứt những hành động sai lầm tương tự", và cho biết Bắc Kinh đã "giao thiệp nghiêm khắc với phía Mỹ". Còn Lầu Bát Nhất nói Quân giải phóng nhân dân (PLA) sẽ tăng cường xây dựng cơ sở phục vụ tác chiến trên biển và trên không "nhằm vào các hành động thách thức lặp lại của Mỹ".

Trước đó, theo tin từ Reuters, tàu USS Chafee đã thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải theo định kỳ gần các đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 10/10.

Các quan chức chính phủ Mỹ nói rằng hoạt động trên nhằm thách thức "những yêu sách quá mức" về chủ quyền mà Trung Quốc đang áp đặt một cách phi lý ở quần đảo này.

‘TQ sẽ thắng nếu hải chiến với VN’

Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionMáy bay xuất phát từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Một nhà nghiên cứu hải quân của Mỹ nhận định trên nhật báo New York Times rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng ‘trong mọi kịch bản có thể’ nếu xảy ra chiến sự với Việt Nam.

Giáo sư Lyle J. Goldstein ở Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc trực thuộc Trường Hải chiến của tiểu bang Rhode Island đã đưa ra nhận định trên trong bài phỏng vấn dưới dạng hỏi đáp đăng hôm 5/7.

Tuy vậy, cũng theo nhà nghiên cứu này thì ‘gần như chắc chắn Việt Nam cũng có thể gây tổn thất cho hải quân và không quân Trung Quốc’ do nước này đã có ‘những đầu tư khôn ngoan’ vào quân sự.

Lợi thế của Trung Quốc

Với việc Trung Quốc đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ từ hai thập niên qua kể từ khi họ chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 thì giờ đây Trung Quốc ‘đang gặt hái thành quả’, theo lời vị giáo sư.

“Để chuẩn bị cho các kịch bản chiến tranh khác nhau với Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt,” ông giải thích.

“Trong những lĩnh vực then chốt như tàu ngầm, giao tranh trên mặt nước hay tấn công chớp nhoáng, Trung Quốc có những lợi thế kỹ thuật đáng kể mà có thể giúp cho họ giành chiến thắng (trước Việt Nam) mặc dù có chịu thể tổn thất,” ông nói.

Giáo sư Goldstein cũng cho rằng ở một số khía cạnh nào đó của một cuộc xung đột quân sự, Việt Nam cũng có lợi thế.

Ông chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt không mạnh trong việc tiếp liệu trên không nên Việt Nam có thể tận dụng điều này để chiếm ưu thế trên vùng trời nhất là ở khu vực Biển Đông vốn nằm cách xa không phận Trung Quốc.

“Trong trường hợp tuyệt vọng, Hà Nội có thể tính đến việc đẩy xung đột từ trên biển sang trên bộ ở khu vực biên giới giữa hai nước do lục quân của họ có thể sánh ngang với quân đội Trung Quốc,” ông phân tích nhưng cũng cho biết Trung Quốc có thể không kích hoặc phóng tên lửa vào các căn cứ không quân và hải quân của Việt Nam.

Giáo sư Goldstein có bằng thạc sỹ chuyên ngành nghiên cứu chiến lược tại Trường Quan hệ Quốc tế John Hopkins và theo học tiến sỹ tại Đại học Princeton. Ông nói thông thạo tiếng Hoa và có thời gian nghiên cứu ở Trung Quốc.

Học viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc mà ông có công sáng lập và làm giám đốc đầu tiên cho đến năm 2011 có chức năng nghiên cứu về hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc để phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ.

Hiểu rõ Việt Nam?

Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionHải quân Việt Nam chưa đủ trình độ điều khiển tàu ngầm lớp Kilo?

Theo ông thì Bắc Kinh đã theo dõi năng lực quân sự của Việt Nam ‘cực kỳ chặt chẽ’ và việc cả hai nước đều lệ thuộc vào vũ khí Nga đã giúp Trung Quốc nắm rõ hơn về thực lực quân sự của Việt Nam một cách tổng thể.

Giáo sư Goldstein cho biết cuộc xung đột biên giới hồi năm 1979 đã khiến Trung Quốc ‘có sự tôn trọng đáng kể’ đối với năng lực chiến tranh của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo ông thì các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã chỉ ra một số điểm yếu trong sức mạnh quân sự của nước láng giềng của họ.

Đó là Việt Nam không có kinh nghiệm điều khiển những khí tài đặc biệt tối tân như tàu ngầm vốn đang được xem là sức mạnh chủ lực của họ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nhìn thấy những điểm yếu của Việt Nam trong các lĩnh vực do thám, nhắm mục tiêu và xử lý chiến sự.

“Có một suy nghĩ chung là Trung Quốc sẽ chiến thắng trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào (với Việt Nam) sau khi đã xảy ra trận chiến mà các nhà quân sự Trung Quốc gọi là ‘mô hình 14/3’, tức trận hải chiến ngày 14/3 năm 1988 ở quần đảo Trường Sa mà khi đó chỉ một hạm đội nhỏ của Trung Quốc cũng đã đánh chìm một số tàu chiến của Việt Nam,” ông phân tích.

Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionLiệu xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển có dẫn đến chiến tranh?

Nhà nghiên cứu người Mỹ cũng cho biết các nhà phân tích từ lâu nay đã chỉ ra rằng Trung Quốc đặc biệt yếu về chiến tranh dưới lòng biển và rằng Hà Nội có thể đã tìm ra điểm yếu trong hệ thống khí tài của Trung Quốc mà họ có thể khai thác.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã ý thức được họ còn yếu chỗ nào và đã cố gắng cải thiện năng lực chiến tranh chống ngầm bằng cách đưa vào sử dụng hàng loạt các chiến hạm nhẹ nhưng hiệu quả trong hai năm qua.

Yếu tố Mỹ

Về phía Việt Nam, Giáo sư Goldstein cho rằng nước này đã chứng tỏ họ có khả năng chỉ huy bộ binh hiệu quả nhưng năng lực không quân và nhất là hải quân của họ thì vẫn còn rất hạn chế.

Do đó, ông cho rằng mặc dù các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua từ Nga giúp tăng cường đáng kể năng lực hải quân của nước này nhưng do hạm đội tàu ngầm vốn thuộc vào dạng lực lượng phức tạp nhất của quân đội nên Việt Nam phải cần hàng chục năm mới xây dựng được một đội tàu ngầm thật sự hiệu quả và đáng tin cậy.

Về khả năng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Giáo sư Goldstein nhận định rằng Washington ‘sẽ thận trọng’ do lợi ích của việc này đối với Mỹ ‘chẳng có bao nhiêu’ trong khi nó có thể sẽ làm theo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

“Việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam có thể được Bắc Kinh hiểu là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc. Do đó, nó không chỉ đổ thêm dầu vào lửa vào mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mà nó còn gây tổn hại rất lớn cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc,” ông giải thích.

Khác với các nước như Nhật Bản và Philippines vốn là những nước đồng minh mà Mỹ có hiệp ước, trong đó có quy định việc bán vũ khí hay tập trận chung, Việt Nam phải xây dựng quan hệ quân sự với Mỹ từ con số không.

Trong một số lĩnh vực như do thám trên biển thì Việt Nam có thể nhờ rất nhiều vào công nghệ Mỹ nhưng họ sẽ gặp khó khăn để tích hợp thiết bị của Mỹ vào hệ thống vũ khí hiện có của họ mà đa phần là mua từ Nga.

Tướng Mỹ cảnh báo chiến tranh với Triều Tiên sẽ rất kinh hoàng

Tham mưu trưởng lục quân Mỹ cảnh báo về hậu quả của cuộc chiến với Triều Tiên, khẳng định thời gian giải quyết khủng hoảng không phải vô hạn.

tuong-my-canh-bao-chien-tranh-voi-trieu-tien-se-rat-kinh-hoang

Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark Milley. Ảnh: AP.

"Một cuộc chiến toàn diện trên bán đảo Triều Tiên sẽ rất kinh hoàng với cả những người giàu trí tưởng tượng nhất. Không ai nghi ngờ về điều này", CNN hôm qua dẫn tuyên bố của tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, bên lề một cuộc họp tại Washington.

Tham mưu trưởng lục quân Mỹ cho rằng việc để Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vươn tới các thành phố của Mỹ như Los Angeles hay New York là điều "không thể chấp nhận".

Theo ông Milley, quân đội Mỹ luôn sẵn sàng hành động nhưng không có giải pháp nào là không chứa đựng rủi ro.

"Các bạn biết rõ rằng không có giải pháp nào là dễ dàng và không chứa đựng rủi ro ở đây. Vấn đề này cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Không nên đánh giá thấp nó", tướng Milley nhấn mạnh, đồng thời cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách chứ không phải quân đội.

Chỉ huy lục quân Mỹ đánh giá thời gian để giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên là có hạn bởi chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng phát triển rất nhanh và Washington chắc chắn sẽ đưa ra quyết định trong thời gian tới.

Tuyên bố của tướng Milley được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên Twitter rằng Mỹ đã tốn 25 năm và hàng tỷ USD để giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cảnh báo Washington sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự với Bình Nhưỡng nếu nỗ lực ngoại giao thất bại.























Nguyễn Hoàng

Tướng cấp cao Triều Tiên "mất tích", thế giới nín thở chờ đợi động tĩnh mới từ Bình Nhưỡng

Thủy Thu

Vị tướng hạt nhân hàng đầu của Bình Nhưỡng bất ngờ mất dấu trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên.

Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Triều Tiên, Tướng Kim Rak-gyom đã không xuất hiện công khai trong nhiều tuần gần đây. 

Cụ thể, ông này vắng mặt trong hai lễ kỷ niệm quan trọng đó là cuộc mít-tinh ở Bình Nhưỡng hôm thứ Bảy (7/10) và lễ kỷ niệm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm thứ Ba (10/10).

Ông Kim Rak-gyom vẫn được coi là cánh tay phải đắc lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các sự kiện chính trị quan trọng.

Ngoài ra, ông Ri Man-gon, một quan chức phụ trách việc giám sát chương trình phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng cũng bất ngờ "mất tích" trong khoảng thời gian qua.

Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến hai nhân vật quan trọng trên mất dấu trong thời gian có thể do họ bận chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa mới. Thực tế, bầu không khí tại bán đảo Triều Tiên trở nên im ắng đã gần một tháng kể từ lần phóng tên lửa gần nhất 15/9 của Bình Nhưỡng.

Về việc hai ông Kim Rak-gyom và Ri Man-gon không xuất hiện công khai, một nguồn tin từ Seoul nói với Daily Star (Anh) rằng: "Khả năng Kim Rak-gyom và Ri Man-gon bị sa thải là rất thấp bởi họ mới được khen ngợi nhờ những thành tựu [về chương trình tên lửa] gần đây".

"Rất có thể họ vắng mặt bởi vì họ được giao nhiệm vụ quan trọng khác", nguồn tin này nhấn mạnh.

Trước đó, cơ quan CIA (Mỹ) đã lo sợ một vụ phóng tên lửa được thực hiện vào ngày 10/10 nhưng ngày hôm đó đã trôi qua bình lặng mà không có bất cứ động tĩnh nào từ Bình Nhưỡng.

Giới phân tích quân sự tiếp tục dự đoán, Triều Tiên có thể thử tên lửa hoặc hạt nhân vào thứ Tư tới (18/10) bởi ngày 18/10 là ngày khai mạc Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc khóa 19 - sự kiện chính trị quan trọng nhất trong 5 năm qua của Bắc Kinh.

Triều Tiên có thể đang tìm cách gửi một thông điệp tới Trung Quốc và cả Mỹ bằng cách đánh dấu sự kiện chính trị quan trọng của Bắc Kinh với một chương trình vũ trang, Daily Star bình luận.

Những lo ngại về chiến tranh giữa Washington và Bình Nhưỡng liên tục được dấy lên trong thời gian qua và ông Kim Jong-un sẽ tiến hành hành động nào tiếp theo luôn là câu hỏi để ngỏ trước thế giới.

Hôm 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức một cuộc họp với các tướng cấp cao, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford tại Phòng Tình huống - còn được gọi là phòng chiến tranh ở Nhà Trắng để thảo luận vấn đề Triều Tiên.

Trong bữa tối khác với các tướng lĩnh, Tổng thống Mỹ đưa ra lời cảnh báo ẩn ý về "khoảng lặng trước cơn bão" khi nói về tình hình ở bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh, quân đội Mỹ luôn "sẵn sàng" cho cuộc chiến tranh với Triều Tiên.

Ngoại trưởng Triều Tiên đe dọa trút 'mưa hỏa lực' vào Mỹ

Ngoại trưởng Triều Tiên đe dọa trút 'mưa hỏa lực' vào Mỹ
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Kyodo dẫn nguồn tin từ Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 11/10 đã đe dọa trút "mưa hỏa lực" vào Mỹ bằng "lực lượng chiến lược chưa từng có".

Ông Ri Yong-ho đưa ra phát biểu trên tại một cuộc gặp với người đứng đầu hãng thông tấn Tass của Nga, trong bối cảnh căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington gia tăng trong những tuần qua do các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Ri Yong-ho nhấn mạnh: "Ý chí kiên định của mọi quân nhân và người dân Triều Tiên là trút mưa hỏa lực vào Mỹ, nước đã lớn tiếng đòi hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên."

"Và giải quyết cuộc đối đầu với Mỹ vốn kéo dài từ thế kỷ này sang thế kỷ khác bằng lực lượng chiến lược chưa từng có," ông nói thêm./.


Trở ngại khiến Mỹ không thể đánh phủ đầu Triều Tiên

Mỹ không thể loại bỏ mọi cơ sở hạt nhân và lực lượng quân sự của Triều Tiên, ngay cả khi dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

tro-ngai-khien-my-khong-the-danh-phu-dau-trieu-tien

Lực lượng Mỹ đang ở sát sườn Triều Tiên. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố "chỉ có một điều có tác dụng với Triều Tiên", ám chỉ khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa, hạt nhân với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng vũ lực và tung đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên, Mỹ cũng không bảo đảm loại bỏ được lực lượng hạt nhân đối phương trước khi họ tung đòn trả đũa, theo National Interest.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng một khi quyết định tấn công, Washington có hai cách để loại bỏ mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đầu tiên là tấn công thông thường, sử dụng tên lửa hành trình nhằm vào các cơ sở hạt nhân cố định dựa trên tin tức tình báo. Giải pháp này bảo đảm khả năng phủ đầu bất ngờ, nhưng sẽ khó hủy diệt các bệ phóng di động và cơ sở hạt nhân kiên cố nằm sâu trong lòng đất.

Ngay cả việc triển khai oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit trang bị bom xuyên phá GBU-57A/B nặng 14 tấn cũng không đủ sức công phá những mục tiêu kiên cố nhất của Triều Tiên.

Bom GBU-57A/B có khả năng xuyên thủng lớp bê tông dày 60 m trước khi kích nổ đầu đạn nặng 2,4 tấn phá hủy để mọi thứ bên trong. Tuy nhiên, Triều Tiên đã xây dựng hàng loạt hầm ngầm trong lòng núi ở độ sâu hơn 60 m. Mỹ cũng chỉ chế tạo 20 quả bom loại này, không đủ để hủy diệt hàng nghìn căn cứ ngầm của đối phương.

tro-ngai-khien-my-khong-the-danh-phu-dau-trieu-tien-1

Máy bay B-2 và bom xuyên phá GBU-57. Ảnh: Aviationist.

Giải pháp thứ hai mang tính khả thi hơn là dùng vũ khí hạt nhân để loại bỏ các cơ sở hạt nhân Triều Tiên. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân lớn, nhưng hầu hết được thiết kế để đối phó với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III sẽ khó phát huy hiệu quả với địa hình nhiều đồi núi và vị trí địa lý của Triều Tiên,, bởi chúng phải bay qua không phận Nga và Trung Quốc để tới mục tiêu. Điều này sẽ gây nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc.

Việc Mỹ dùng tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo từ Thái Bình Dương cũng khiến Trung Quốc bất an vì nước này nằm sát Triều Tiên. Washington khó có thể thuyết phục Bắc Kinh rằng những tên lửa này không nhắm vào họ. Oanh tạc cơ B-2 vẫn là lựa chọn khả thi nhất để tung đòn hạt nhân vào Triều Tiên.

Để thực hiện đòn tấn công, máy bay B-2 sẽ phải xâm nhập không phận Triều Tiên, lựa chọn các cơ sở hạt nhân và tên lửa đạn đạo, sau đó ném bom nhiệt hạch B61, vũ khí hạt nhân duy nhất của dòng B-2 vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngay cả phương án này cũng đối mặt với nhiều hạn chế khi đối phó các mục tiêu ngầm.

"Vũ khí hạt nhân có hiệu quả khá hạn chế trong việc phá hủy hầm ngầm nằm tách biệt hoặc sâu trong lòng đất. Đầu đạn B83 mạnh nhất trong kho hạt nhân Mỹ, với sức công phá tương đương 1,2 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể phá hủy hầm ngầm ở độ sâu khoảng 300 m. Tuy nhiên, Triều Tiên có thể dùng máy móc hiện đại để đào hầm ở độ sâu lớn hoặc trong lòng núi đá, giúp chúng không bị ảnh hưởng bởi đòn tấn công hạt nhân", báo cáo năm 2005 của Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) đánh giá.

tro-ngai-khien-my-khong-the-danh-phu-dau-trieu-tien-2

Các bệ phóng di động của Triều Tiên là hiểm họa lớn nhất đối với Mỹ. Ảnh: KCNA.

Ngay cả khi Mỹ hủy diệt được các cơ sở hạt nhân và tên lửa cố định, Triều Tiên vẫn còn có nhiều bệ phóng di động rất khó bị phát hiện. Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, liên quân do Mỹ dẫn đầu từng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa của Iraq, dù tham chiến ở địa hình sa mạc bằng phẳng. Địa hình đồi núi của Triều Tiên là nơi ẩn náu tuyệt vời cho bệ phóng di động, giúp nước này tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và đồng minh.

Ngoài mối đe dọa từ đòn đáp trả của Triều Tiên, việc tung đòn tấn công phủ đầu cũng sẽ khiến Mỹ vấp phải sự phản đối trên trường quốc tế. Quan hệ liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ, đồng thời khiến Nga và Trung Quốc tức giận. Bởi vậy, lựa chọn tốt nhất với Washington là tiếp tục triển khai khí tài chiến lược để răn đe, kết hợp áp lực ngoại giao để yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, ông Majumdar nhận định.

Duy Sơn


Sức mạnh lực lượng quân sự Mỹ vây quanh Triều Tiên

Mỹ duy trì lượng lớn binh sĩ với nhiều khí tài hiện đại sát sườn Triều Tiên, sẵn sàng tham chiến khi có yêu cầu.

Sức mạnh lực lượng quân sự Mỹ vây quanh Triều Tiên

Đồ họa:Việt Chung (Nguồn:National Interest)

Tổng thống Trump bổ nhiệm nữ Bộ trưởng An ninh Nội địa

Donald Trump ngày 11/10 đã chỉ định bà Kirstjen Nielsen vào vị trí lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa Mỹ thay thế Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly.

Bà Kirstjen Nielsen, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, là trợ lý thân cận của Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly (phải) (Ảnh: AP)
Bà Kirstjen Nielsen, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, là trợ lý thân cận của Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly (phải) (Ảnh: AP)

Theo CBS, Tổng thống Trump chỉ định bà Kirstjen Nielsen làm Bộ trưởng An ninh Nội địa để bổ sung vị trí đang bị bỏ khuyết tại cơ quan này. Sau quyết định bổ nhiệm của ông Trump, bà Nielsen sẽ còn phải chờ Thượng viện phê chuẩn trước khi chính thức trở thành lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa.

Trước đó, bà Nielsen từng là Chánh Văn phòng Bộ An ninh Nội địa kiêm trợ lý của cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly trước khi ông Kelly được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng từ tháng 7 năm nay.

Bà Nielsen, 45 tuổi, là chuyên gia về an ninh mạng với kiến thức sâu rộng về các vấn đề an ninh của Mỹ. Bà từng công tác tại Cục An ninh Giao thông và Hội đồng An ninh Nội địa Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.

Thông báo của Nhà Trắng cho biết bà Nielsen là người đầu tiên từng làm việc tại Bộ An ninh Nội địa và được bổ nhiệm làm bộ trưởng của bộ này. Thông báo nêu rõ bà Nielsen “là người có kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc trong các lĩnh vực về chiến lược và chính sách an ninh nội địa, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng trọng yếu và xử lý tình huống khẩn cấp”.

Nhiệm vụ chính của Bộ An ninh Nội địa là bảo đảm sự an toàn của nước Mỹ, xử lý các vấn đề liên quan tới hải quan, biên giới, kiểm soát nhập cư, đối phó với các tình huống khẩn cấp như thảm họa tự nhiên hay do con người gây ra, chống khủng bố và an ninh mạng.

Thành Đạt

Theo CBS

Cộng Sản Bắc Hàn và vũ khí nguyên tử

Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Một trong những thủ thuật của Độc tài CS trên thế giới, kể cả đảng CSVN, là cai trị và duy trì quyền lực qua sự sợ hãi. Sự kiện Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử làm báo chí và quần chúng Úc quan tâm và tin tức thế giới cho biết Bắc Hàn cảnh cáo và hăm dọa chính phủ Úc rằng tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ là “một hành động tự sát” (a suicidal act).

I. Chế độ Cộng Sản Bắc Hàn muốn gieo rắc sự sợ hãi trên toàn thế giới:

Các chỉ dẫn khách quan cho thấy ngay rằng Kim Jong Un và đảng Cộng Sản Bắc Hàn (hoặc Bắc Triều Tiên) đã thành công trong mục tiêu gieo rắc sự sợ hãi cho dân chúng không những tại Bán Đảo Triều Tiên mà cả tại các quốc gia khác. Một chế độ độc tài hoàn toàn vô trách nhiệm, sở hữu một số võ khí nguyên tử tương đối khiêm nhượng (5 hay 6 quả với tầm sát hại rất nhỏ) mà đã gieo rắc sự sợ hãi cho những người công dân một quốc gia xa xôi tận Úc Châu như thế thì sự lo sợ của một người dân miền Tây duyên hải Hoa Kỳ (California), Nhật Bản (Đông Kinh), Trung Quốc (Bắc Kinh) và Nam Hàn (Hán Thành) phải nhân lên gấp bội. 

Các chế độ độc tài nhất là cộng sản, từ Liên Xô, đến Trung Quốc và Việt Nam, đều duy trì sự sống còn và quyền lực của mình qua sự sợ hãi họ gieo rắc trong tâm thức của quần chúng.

II. Vấn nạn vũ khí nguyên tử:

Muốn tìm hiểu thêm về vấn nạn vũ khí nguyên tử chúng ta phải nêu một số vấn đề thảo luận sau đây:

1. Các quốc gia nào đầu tiên có võ khí nguyên tử?

2. Tác dụng chiến lược của võ khí nguyên tử là gì?

3. Những cá nhân hay thực thể nào ham muốn có võ khí nguyên tử?

4. Những chặng đường quan trọng nào trong tiến trình phát triển võ khí nguyên tử của Bắc Hàn là gì?

A. Những quốc gia nguyên tử đầu tiên:

Vào giai đoạn cuối Thế Chiến Thứ Nhì, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có võ khí nguyên tử (1945). Sau đó là Liên Xô (1949), Anh Quốc (1952), Pháp (1960), Trung Quốc (1964), Ấn Độ (1974), Pakistan (1998) và bây giờ là Bắc Hàn (2006). Nhiều chỉ dẫn cho thấy Do Thái (1986) cũng có từ 100 đến 200 đầu đạn nguyên tử. Tuy nhiên quốc sách của Do Thái là không công nhận cũng không chối bỏ mình có võ khí nguyên tử hay không.

Nhiều thập niên về trước, có tin đồn rằng Đức Quốc Xã của Hitler là chế độ có nhiều tiến bộ về phát triển võ khí nguyên tử nhất. Tuy nhiên Hitler bị bại trận quá sớm, nếu không đã thống trị thế giới qua vũ khí nguyên tử. Hoa Kỳ, Liên Xô và các quốc gia như Anh hoặc Pháp có võ khí nguyên tư nhanh hay chậm là do bắt được nhiều khoa học gia về nguyên tử của Đức Quốc Xã khi họ bại trận hay không.

Thực ra, theo tôi nghĩ, bom nguyên tử (nuclear bomb) cũng như năng lượng nguyên tử sử dụng cho hòa bình (nuclear energy for peaceful purposes), là bước tiến tự nhiên của khoa học. Hoa Kỳ là quốc gia kỹ nghệ chiến tranh vượt trội cho nên trở thành cường quốc nguyên tử đầu tiên và cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng võ khí nguyên tử để dành chiến thắng trên chiến trường, với 2 quả bom nguyên tử thả tại Hiroshima (6 tháng 8, 1945) và Nagasaki (9 thắng, 1945) Nhật Bản.

Hành xử quyền lực quốc gia, qua sức mạnh của vũ khí, là một tác động bình thường của các dân tộc trên thế giới.

B. Tác dụng chiến lược của vũ khí nguyên tử:

Thực ra sức hủy diệt vĩ đại của vũ khí nguyên tử không phải hoàn toàn tiêu cực.

Trước hết quả địa cầu chỉ có một bầu khí quyển. Vũ khí nguyên tử có tầm hủy diệt và mức ô nhiễm phóng xạ cao nên có xác suất ô nhiễm toàn bộ và giết hại hoặc làm tổn thương cả nhân loại, bao gồm kẻ sử dụng vũ khí nguyên tử. Chính vì thế trừ khi vạn bất đắc dĩ, không ai sử dụng cả và như thế chiến tranh không xảy ra một thời gian rất dài từ năm 1945 đến nay.

Sau đó, nếu 2 bên đều có vũ khí nguyên tử thì “tính hủy diệt cả hai” (mutual destruction) của vũ khí nguyên tử đưa đến 1 hệ lụy không kém quan trọng về chiến lược nữa: Đó là san bằng sự khác biệt giữa một nước nhỏ và một nước lớn. 

Lý do đơn giản là không một quốc gia lớn nào dại dột để hủy diệt một quốc nguyên tử nhỏ hơn, nếu trong cuộc chiến đối thủ có thể tiêu diệt hằng chục triệu dân mình. Điều này có thể so sánh với một người giết chết địch thủ nhưng sau đó cụt cả tứ chi vậy.

Hệ lụy này là lý do tại sao:

1. Do Thái (8 triệu dân) có vũ khí nguyên tử (mặc dầu không chính thức công nhận) hầu đối đầu với thế giới Á Rập Hồi Giáo (mấy trăm triệu dân)

2. Pakistan (200 triệu) có võ khí nguyên tử đối đầu với Ấn Độ (1,3 tỷ)

3. Anh (66 triệu) hoặc Pháp (65 triệu) đối đầu với Liên Xô (286 triệu năm 1990) và bây giờ là Nga Sô (144 triệu)

4. Bắc Hàn (25 Triệu) đối đầu với Nam Hàn (50 triệu), Nhật Bản (127 Triệu), Hoa Kỳ (324 triệu) hoặc Trung Quốc (1,4 tỷ) tùy theo quan điểm của từng cá nhân.

Đây cũng chính là lý do tại sao, trong tương lai, một chính quyền tại Việt Nam (94 triệu dân) có thể phải xét đến vũ khí nguyên tử như một sự chọn lựa chiến lược cuối cùng (last resort strategy) nếu Trung Quốc (1,4 tỷ dân) tiếp tục hiếp đáp và xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.

C. Như vậy, trên thế giới đương đại, cá nhân hay thực thể nào muốn có võ khí nguyên tử?

Trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế và công nghệ thế giới đương đại, chưa có cá nhân nào có khả năng chế tạo và sở hữu võ khí nguyên tử vì nó vượt ra khả năng kỹ thuật, tài chánh, địa dư của cá nhân. Tuy nhiên không có nghĩa là trong tương lai sẽ không có: một khoa học gia khùng điên sở hữu nhiều người máy và các phương tiện kỹ thuật như trong các phim khoa học giả tưởng chẳng hạn.

Những tổ chức khủng bố Hồi Giáo cực đoan sở hữu vũ khí nguyên tử có thể sẽ là một ác mộng của nhân loại.

Thực tế thì khả năng này nằm trong tay một số định chế (institutions) và quốc gia (nation-states).

Những định chế bao gồm những tổ chức có đẳng cấp và quyền lực như Đức Quốc Xã của Hitler, Các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn thậm chí các đảng chính trị dân chủ tại các nước tây phương. Các quốc gia thì dễ hiểu bao gồm các quốc gia như Hoa Ký, Nga, Trung Quốc, Việt Nam etc…

Như một quy luật tổng quát, trong một thể chế dân chủ, vũ khí nguyên tử dùng để bảo vệ quốc gia, bất chấp quốc gia đó do đảng phái nào nắm quyền. Trong một chế độ độc tài thì vũ khí nguyên tử không có mục tiêu bảo vệ quốc gia, mà chỉ bảo vệ một chính quyền đang nằm trong tầm kiểm soát của một định chế chính trị duy nhất (chẳng hạn Đảng Lao Động Bắc Hàn).

Nhiều định chế hoặc quốc gia phát triển vũ khí nguyên tử và gặp nhiều trở lực khác nhau trong mục tiêu của họ. Riêng Bắc Hàn và Iran thì gặp nhiều trở lực hơn hết. 

Sau Hoa kỳ thì các quốc gia như Liên Xô, Anh và Pháp phát triển vũ khí nguyên tử tương đối sẽ dàng một phần vì kỹ nghệ chiến tranh tiến bộ và một phần không nhỏ vì họ là những kẻ chiến thắng Đức Quốc Xã và có chân trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UN Security Council) đầy quyền lực. Dĩ nhiên Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch cũng như thế nhưng chỉ 4 năm sau (1949) thì bị đảng CS của Mao Trạch Đông đánh bật khỏi lục địa phải chạy ra Đài Loan.

Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia rất lớn và những nền văn hóa lâu đời. Tự họ đủ tầm cỡ và chính danh để có vũ khí nguyên tử và dù Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có cấm vận kinh tế hoặc quân sự, cũng không thể ảnh hưởng đến sự phát triển vũ khí nguyên tử của họ. Nhất là khi họ có sự giúp đỡ tích cực của một Liên Xô đang muốn kéo đồng minh (như Ấn Độ) hầu đối đầu với Hoa Kỳ.

Riêng Do Thái và Pakistan là những trường hợp đặc biệt, được Hoa Kỳ hỗ trợ. Do thái đã là thành trì của Hoa Kỳ tại Trung Đông và Bắc Phi từ nhiều thập niên. Pakistan nhiều thập niên về trước đối đầu với Ấn Độ và lúc đó, Ấn Độ tuy là một quốc gia dân chủ, nhưng chịu rất nhiều ảnh hưởng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trên phương diện kinh tế. Chính vì thế Hoa Kỳ ủng hộ chương trình vũ khí nguyên tử của Pakistan. Dĩ nhiên bây giờ tình thế địa chính trị ấy đã thay đổi và Ấn Độ đã trở thành một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ, nhất là trong bàn cờ Đông Nam Á.

Trước hết Đảng Lao Động Bắc Hàn, như một định chế chính trị, cần có vũ khí nguyên tử. Nhân Dân Bắc Hàn không cần. Lý do là vì trong tình thế địa chính trị hiện nay, Trung Quốc không có nhu cầu thôn tính hoặc sát nhập Bắc Hàn. Hàn Quốc như một dân tộc lại có nhu cầu thống nhất tự nhiên và nếu thống nhất thì Nam Hàn dân chủ sẽ có khả năng nuôi nấng, bảo bọc và từng bước nâng cấp Bắc Hàn từ chính trị đến kinh tế và giáo dục, như Tây Đức dân chủ đã từng làm đối với Đông Đức cộng sản vậy. Tuy nhiên nếu thống nhất như thế thì tuy nhân dân Bắc Hàn có lợi nhưng đảng cộng sản như một định chế quyền lực thì phải triệt tiêu và dĩ nhiên họ không chấp nhận điều này.

Lẽ sống của họ không khác đảng CSVN như một định chế quyền lực. Đảng CSVN cương quyết không dân chủ hóa và hợp tác với Hoa Kỳ lẫn các nước dân chủ Tây Phương vì làm như thế thì toàn dân Việt có lợi nhưng đảng CSVN như một định chế quyền lực phải diệt vong.

Như vậy thì kẻ thù của đảng Lao Động Bắc Hàn là Nam Hàn, tại sao lại kéo vào cả Nhật Bản và Hoa Kỳ?

Lý do là vì Nam Hàn là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng là đồng Minh Quân sự của Nhật Bản. Thêm vào đó, có sự hợp tác về tình báo vô cùng sâu rộng giữa Nam Hàn và Nhật Bản liên hệ đến Bắc Hàn. Hơn nữa cả 3 quốc gia này đều là những nền kinh tế phồn thịnh liên hệ mật thiết với nhau. Hủy diệt Nhật Bản chẳng hạn sẽ gây sự xáo trộn kinh tế làm tê liệt Hoa Kỳ và cả thế giới.

Ngay cả Bắc Kinh cũng nằm trong tầm nhắm của đảng Lao Động Bắc Hàn. Ý thức hệ không còn là một căn bản kết bạn nữa. Quyền lực và quyền lợi mới là độc tôn. Hơn nữa, nếu Bắc Hàn đạt đến mức độ võ khí nguyên tử căn bản bảo đảm được “sự hủy diệt cả hai” (mutual destruction) thì ngay cả Bắc Kinh cũng phải nể sợ họ nữa.

D. Một cách tóm tắc các chiến lược gia Bình Nhưỡng (Bắc Hàn) đang chạy đua để đạt đến các mục tiêu sau đây:

1. Một kho vũ khí nguyên tử từ 30 đến 50 đầu đạn

2. Các hỏa tiễn liên lục địa mạnh có tầm xa có thể bay đến ít nhất các thành phố bờ biển Thái Bình Dương miền Tây Hoa Kỳ

3. Hoặc kỹ thuật làm các đầu đạn nguyên tử cỡ nhỏ và nhẹ hơn bình thường hầu có thể gắn trên các hỏa tiễn nhằm đạt đến tầm bắn xa hơn.

Một khi họ đạt đến các tiêu chuẩn trên thì không quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ có thể tấn công họ và họ nghiễm nhiên gia nhập Câu Lạc Bộ các quốc gia Vũ khí nguyên tử (Nuclear club) của thế giới. 

Lúc đó, họ có thể yên tâm toàn tâm toàn lực củng cố mạnh mẽ hơn guồng máy công an trị trong nước và thống trị dân tộc Bắc Hàn miên trường vĩnh viễn.

Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ phải làm gì để ngăn chặn?

Các chiến lược gia các quốc gia này đã nghĩ qua nhiều phương pháp. Tiêu biểu là:

a. Cấm vận kinh tế Bắc Hàn

b. Bắn rơi tất cả các hỏa tiễn Bắc Hàn muốn thí nghiệm

c. Xua quân đánh chiếm Bắc Hàn và giải thể chế độ

d. Đánh phủ đầu (pre-emptive strike) và hủy diệt mọi hạ tầng cơ sở xây dựng vũ khí nguyên tử

e. Oanh tạc hủy diệt kho vũ khí nguyên tử

Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ưu và khuyết điểm.

III. Câu hỏi nhiều người nêu ra là: liệu chiến tranh sẽ xảy ra hay không? 

Câu trả lời theo tôi là có thể bao gồm trong các trường hợp sau đây:

1. Bắc Hàn tấn công Nam Hàn, Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ 

2. Liên minh 3 quốc gia này tấn công Bắc Hàn hầu ngăn chặn Bắc Hàn phát triển vũ khí đạt đến mức độ mutual destruction nêu trên

3. Nhật bản đơn phương bất ngờ tấn công hủy diệt các cơ sở nguyên tử Bắc Hàn

4. Trong 1 đến 2 năm cuối nhiệm kỳ, nếu Tổng thống Donald Trump cảm thấy mức ủng hộ của dân chúng quá thấp và nếu đánh Bắc Hàn sẽ giúp ông đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì thì chiến tranh sẽ xảy ra. Lúc đó sự kiện Bắc Hàn có phải là một đe dọa thật sự cho Hoa Kỳ và các đồng minh hay không không còn quan trọng nữa.

Một cách tổng quát thì khuyết điểm của Bắc Hàn là sự nghèo nàn phương tiện, khoa học kỹ thuật kém. Ưu điểm của họ là thời gian. Càng kéo dài thời gian thì họ càng tiến gần mục đích.

Khuyết điểm của Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản là thiếu thông tin về nội bộ kẻ địch. Ưu điểm của họ là kỹ thuật và vũ khí vượt trội. 

Thêm vào ưu điểm đó, chúng ta không thể đánh giá thấp khả năng tranh đấu để sống còn của các dân tộc như Nam Hàn hoặc Nhật Bản. Nhất là một dân tộc bất khuất như Nhật Bản. Đe dọa sự sống còn của họ không phải là một sách lược khôn ngoan, dù đến từ một định chế toàn trị như Đảng Lao Động Bắc Hàn.

12/10/2017



Mỹ "đứng tim" trước đòn cảnh cáo bằng 110 chiến hạm của đối thủ

Kiệt Linh 

Mỹ
Ảnh minh họa

Iran vừa tung ra lời cảnh báo sẽ đáp trả siêu cường Mỹ bằng "đòn triệt hạ đối thủ" nếu nước này liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách các nhóm khủng bố. Để tăng thêm sức nặng cho lời cảnh báo, hơn 110 chiến hạm của Iran đã "nhe nanh múa vuốt" trên biển.

Trong một cuộc họp báo vừa diễn ra, hãng tin Tasnim dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cảnh báo, phản ứng của Tehran với viễn cảnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị đưa vào danh sách các nhóm khủng bố sẽ là "rất quyết liệt và mang tính triệt hạ".

"Chúng tôi hy vọng Mỹ không mắc sai lầm chiến lược đó. Nếu họ làm như vậy, phản ứng của Iran là rất cứng rắn, kiên quyết và mang tính triệt hạ", ông Qasemi nhấn mạnh.

Trước đó một ngày, ông Mohammad Ali Jafari – người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, cũng đã thề sẽ coi quân đội Mỹ giống như nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nếu Mỹ đưa họ vào danh sách các nhóm khủng bố. Ông Jafari còn tuyên bố rằng, Mỹ đã sai lầm khi gây áp lực với Iran.

Vị chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cảnh báo, các căn cứ quân sự của siêu cường số 1 thế giới trong khu vực sẽ gặp nguy hiểm nếu Washington tiếp tục thông qua các biện pháp trừng phạt Iran.

"Như chúng tôi đã thông báo trong quá khứ, nếu luật trừng phạt mới của Mỹ được thông qua, nước này sẽ phải chuyển các căn cứ quân sự của họ ra khỏi tầm bắn 2.000km của tên lửa Iran", ông Jafari phát biểu với báo chí Iran.

Ông Jafari còn nhấn mạnh thêm rằng, những biện pháp trừng phạt thêm nữa sẽ chấm dứt hoàn toàn cơ hội đối thoại trong tương lai giữa Iran và Mỹ.

"Nếu tin tức là đúng về việc chính phủ Mỹ ngu ngốc đang cân nhắc việc đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách các nhóm khủng bố, thì Lực lượng của chúng tôi sẽ coi quân đội Mỹ trên khắp thế giới và đặc biệt là ở Trung Đông giống như nhóm khủng bố IS", ông Jafari nói.

Loạt cảnh báo trên được tung ra sau khi Nhà Trắng hồi cuối tuần vừa rồi tuyên bố, Tổng thống Donald Trump sẽ sớm thông báo về những đòn đáp trả mới đối với các vụ thử tên lửa của Iran cũng như việc Iran được cho là hậu thuẫn cho "chủ nghĩa khủng bố" và các chiến dịch mạng.

Ông Jafari còn tuyên bố, Tehran sẽ tăng cường năng lực phòng thủ, trong đó có chương trình tên lửa nếu Mỹ phá hoại thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran với các cường quốc phương Tây. Theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran đồng ý giới hạn các hoạt động phát triển hạt nhân để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào nước này.

Tuy nhiên, Tổng thống được cho là sẽ sớm thông báo quyết định hủy bỏ thỏa thuận trên, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho hay.

"Người Mỹ nên biết rằng, những hành vi ngu ngốc của chính quyền Tổng thống Trump liên quan đến thỏa thuận hạt nhân sẽ được nước Cộng hòa Hồi giáo dùng như một cơ hội để thúc đẩy chương trình tên lửa cũng như các chương trình phát triển vũ khí thông thường", ông Jafari cho biết.

Viễn cảnh Washington phá bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran đang gây lo ngại cho nhiều đồng minh của Mỹ – những nước từng giúp thúc đẩy thỏa thuận này, đặc biệt trong bối cảnh thế giới còn đang đau đầu, bế tắc với cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Triều Tiên.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là lực lượng an ninh mạnh nhất của Iran. Đội quân Quds – cánh quân bán quân sự và gián điệp nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cùng với không ít những cá nhân, thực thể có liên quan đến IRGC nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài của Mỹ nhưng IRGC chưa bị đưa vào danh sách này.

Không chỉ dừng lại ở những lời cảnh báo, Hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm qua (8/10) còn tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ để tăng thêm sức nặng cho những lời cảnh báo của họ.

Cụ thể, hơn 110 tàu chiến của Iran, trong đó có những tàu chiến mang tên lửa và rocket, đã phô trương sức mạnh ở vùng Vịnh – khu vực mà Hải quân Mỹ và Iran thường xuyên có những cuộc đối đầu căng thẳng với nhau.

Iran cùng với Triều Tiên là hai nước bị Mỹ liệt vào "trục ma quỷ" và hai nước này được xem là một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất đối với Washington.

10 lính hải quân Philippines dính líu đến vụ nổ súng làm thiệt mạng 2 ngư dân Việt

Một tàu cá Việt Nam bị giữ tại Philippines /// Ảnh chụp màn hình Inquirer
Một tàu cá Việt Nam bị giữ tại PhilippinesẢNH CHỤP MÀN HÌNH INQUIRER
Cơ quan điều tra Philippines thông báo có 10 lính hải quân nước này phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến vụ bắn tàu cá làm 2 ngư dân Việt Nam tử vong ngày 23.9.
Ủy ban xử lý người xâm nhập bất hợp pháp tỉnh Pangasinan (PCIE) thông báo có 2 sĩ quan và 8 lính thủy liên quan đến vụ bắn tàu cá Việt Nam làm 2 ngư dân thiệt mạng ngày 23.9. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ những cáo buộc đối với 10 người này, theo tờ Inquirer ngày 11.10.
Trước đó, phía Philippines cho biết tàu cá PY 96173 TS đã đánh bắt cá trái phép tại vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan của Philippines từ 20 giờ 30 ngày 22.9 đến 1 giờ ngày 23.9 và có hành vi cố ý ngăn cản tàu PS19 của phía Cảnh sát biển Philippines khi bị truy đuổi.
PCIE kết luận rằng sự sơ xuất của phía hải quân đã dẫn đến cái chết của 2 ngư dân Việt Nam. Theo đó, phía Philippines chỉ định bắn cảnh cáo nhưng người điều khiển súng lại bắn vào phần mũi tàu cá Việt Nam.
Hai ngư dân Lê Văn Reo và Phan Ngọc Liêm (cùng 40 tuổi, ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên) được phát hiện đã tử vong khi lính thủy Philippines lên tàu.
Lãnh đạo PCIE Ronald Lee cho biết thi thể của 2 nạn nhân đã được trao trả cho gia đình từ ngày 7.10. Ông Lee cũng không nêu rõ cáo buộc mà PCIE đề xuất đối với 10 lính thủy nhưng khẳng định cơ quan đã điều tra vụ việc một cách rõ ràng, minh bạch.
Bên cạnh đó, PCIE cũng đề nghị khởi kiện đối với 5 ngư dân Việt Nam khác trên tàu vì cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
 

Bảo Vinh

Lãnh đạo Thái Anh Văn thề bảo vệ Đài Loan

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh VănREUTERS

Trong bài phát biểu nhân ngày Song Thập, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ sau khi có tin Trung Quốc đang bí mật lên kế hoạch tấn công Đài Loan vào năm 2020.

Tuyên bố trên đã được đưa ra nhân kỷ niệm 106 năm ngày Song Thập (10.10), sự kiện khởi đầu Cách mạng Tân Hợi, theo hãng tin Reuters.

Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh chính quyền Đài Bắc sẽ không cúi mình trước bất kỳ áp lực nào.

Trước đó, vào ngày 5.10, tờ Taipei Times đưa tin chuyên gia Ian Easton tại Viện Nghiên cứu dự án 2049 (Mỹ) vừa công bố cuốn sách mới The Chinese Invasion Threat (tạm dịch: Mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc), trong đó khẳng định Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa hoàn tất việc lập kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020.

Lãnh đạo Thái Anh Văn thề bảo vệ Đài Loan - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Mỹ sẽ bán gói vũ khí lớn cho Đài Loan
Giới quan sát nhận định việc Mỹ công bố thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan là dấu hiệu mới cho thấy quan hệ với Trung Quốc đang trở nên lạnh nhạt.

Theo người đứng đầu Cơ quan Phòng vệ Đài Loan Phùng Thế Khoan, vùng lãnh thổ này hiện có thể cầm cự trong hơn 2 tuần nếu bị Trung Quốc tấn công.

Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đang lâm vào tình trạng nguội lạnh đáng kể sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử hồi tháng 5.2016, với việc Bắc Kinh cắt đứt các kênh liên lạc chính thức giữa hai bờ eo biển nhằm gây áp lực buộc nhà nữ lãnh đạo phải nhượng bộ.

Thụy Miê



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 144 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 27 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.