Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 12
 Lượt truy cập: 24720557

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 00:47
Đỗ Mười từ giã cõi Trần, Theo chân đoàn tụ bác Quang, bác Hồ
01.10.2018 15:16

Sau thời gian dài lâm bệnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời tối 1/10, không được vạn tuế nhưng cũng hưởng thọ 101 tuổi.

Tổng bí thư Đỗ Mười (trái) và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh tư liệu

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười (trái) và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh tư liệu

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần hồi 23h12 ngày 1/10, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 

Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay, trong thời gian lâm bệnh, ông đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa.

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông sinh ngày 2/2/1917, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, ông hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

Nguyên Tổng bí thư được tôi luyện qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1941, khi mới 24 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù tại Hoả Lò (Hà Nội). Bốn năm sau, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở đây. Sau tháng Tám 1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các vị trí công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III như Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định, Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình...

Năm 1955, ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), ông được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II. Một năm sau, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương và đến năm 1958 giữ chức Bộ trưởng Bộ này. 

Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 8 năm sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Từ 1969 đến 1971, ông được cử giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.

Năm 1971, Quốc hội bầu ông giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. 

Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1977, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Xây dựng.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, tiếp tục giữ chức Phó thủ tướng nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7/1981, ông được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng lần thứ V diễn ra tháng 3/1982, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị tiếp tục giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông được bầu vào Ban chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư. Hai năm sau, Quốc hội bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị, giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997).

Tháng 12/1997, ông được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và công tác ở đây đến năm 2001.

Ông là đại biểu Quốc hội các khoá II, IV, V, VI, VII, VIII, IX và được trao tặng huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.     Viết Tuân(VNEpress)








































…Tiểu sử chính thức của ông Đỗ Mười ghi: “Xuất thân từ một gia đình nông dân, bản thân là thợ sơn”. …

Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2-2-1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chú ruột ông là Nguyễn Thọ Chân, Bộ trưởng Lao động trong Chính phủ Phạm Văn Đồng. Thuở hàn vi, ông có hai người bạn thân là Hoàng Hữu Nhân và Phạm Viết Đào. Cả hai đều sắc sảo, ông Nhân từng có những ý định đổi mới táo bạo từ khi còn là bí thư Thành uỷ Hải Phòng, sau Đại hội VI làm trưởng Ban Công nghiệp Trung ương nhưng phẫn uất, có lúc phải nhảy lầu, vì bị Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh o ép. Ông Đào thì ngang ngạnh, vui vẻ hưu trí với chức thứ trưởng Bộ Ngoại thương, thậm chí còn “đàn đúm” với Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiên Giang, những người từng ủng hộ Trần Xuân Bách. Ông Đào thường gọi những người được Đỗ Mười trọng dụng như Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình… là lũ “chim ri, chim sẻ”.

Ông Đỗ Mười sống gần như độc thân trong ngôi nhà Tây phía sau Phủ Chủ tịch, vốn là nơi ở của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.Người gần gũi ông nhất suốt gần ba thập niên tại ngôi nhà này là bà Thuận, người nấu cơm của ông. Năm 1997, ông Đỗ Mười chuyển về sống trong biệt thự số 11 Phạm Đình Hổ. Bà Thuận, lúc này đã có một người con, không về ở cùng. Trong phòng riêng của mình, ông Đỗ Mười cho treo bức ảnh chụp ông và Fidel Castro, cho đặt một chậu địa lan bằng nhựa… Bàn làm việc của ông đầy những tài liệu, bài báo chi chít những nét gạch đỏ. Một chiếc phản cá nhân trải nệm bông gòn, bọc vải hoa màu đỏ sẫm, được kê gần đó. Ông thường đặt lưng trên chiếc giường này sau những giờ xem tài liệu.

So với Lê Đức Anh, lý lịch tham gia cách mạng của ông Đỗ Mười rõ ràng hơn, và so với ông Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười là bậc tiền bối cả về tuổi đời và tuổi Đảng(415). …

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_M%C6%B0%E1%BB%9Di

Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917 – sinh tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh TrìHà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình trung nông.Lớn lên đi làm thợ sơn tại Hải phòng) nguyên là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997….

Tất cả thông tin gì về tiểu sử của Gia đình chỉ có như sau:

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/274/289/289/135069/Default.aspx

Năm 1936, tham gia Phong trào Mặt trận bình dân.

Năm 1939, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1941, bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò (Hà Nội)

Tháng 3-1945, vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.

Từ năm 1946 đến 1954, giữ các chức: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khuy uỷ Khu III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; …Tháng 12-1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng.

…Tháng 6-1988, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 

Tháng 6 năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII được bầu lại vào BCH Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng…



Đỗ mười! bác đã đi rồi!

Đỗ mười! bác đã đi rồi! 
Hì hì một tiếng sao trời bất công! 

Tư nghèo (Danlambao) - Bất công quá xá đi chớ! Vậy thì từ nay, Tư nghèo hết còn được sáng đi ra đạp đống cờ ứt chó của tên Tàu cộng hàng xóm mới nhập hộ khẩu và đỗ mười Tổng bí thư! Trưa không còn đi vào than trời nắng cực đá oan con heo nuôi ngay trong nhà và đỗ mười Tổng bí thư! và tối tối ngồi nhậu với ông "nguyên" đại tá côn an không còn lè nhè nâng ly và nâng bi chế độ: em chỉ thích đỗ mười Tổng bí thư!
Bất công ôi thiệt là bất công! Cả bầy tổng bí thư của đẻng chỉ có một mình đồng chí Nguyễn Duy Cống là biểu tượng sáng ngời của đẻng. Tư tui mà làm... quyền chủ tịch nước sẽ chỉ thị một chuyên gia phó giáo sư tiến sĩ ngành kiểu mẫu làm ngay một cái hòm y chang như ống Cống cho bác Mười chui vào yên giấc ngàn thu. Có gì bằng ống cống dành cho tổng bí thư Duy Cống của đẻng ta? 

Nhìn lại toàn bộ danh sách tổng bí, chỉ có đồng chí là người xứng đáng cởi áo tuột quần hiên ngang vỗ ngực, nâng bị tự xưng mình là đại diện cho giai cấp dzô sản. Đồng chí đã ra đi bằng con đường thiến lợn trước khi kinh qua con đường kắt mạng nhân dân. Đồng chí đã từ một tay hoạn lợn chết heo bước sang hoạn nhân chết người. Còn ai xứng đáng là người học trò xuất sắc của mác, của lê, của mao, của hồ? 

Đỗ mười... bác đã đi rồi!!!

Đọc tiểu sử của bác mới thấy bác quả là con người dzĩ đại. Bác đếch học đíu hành, hổng thèm bằng thiệt, bằng giả, bằng đảng như các lãnh đạo phó giáo sư, tiến sĩ đang chạy đầy đường. Bác chỉ đổ... lớp mười từ lò thiến heo, chuyên tu tại chỗ và lấy bằng cắt dái lợn theo chương trình của trường học đại kắt mạng tháng 10 mà bác lấy làm tên gọi Đỗ Mười thay vì Đỗ Cống. Như vậy là quá đủ để sau khi đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, bác vung dao thiến cả đồng bào miền Nam trong vụ "cải tạo tư sản" biến hòn ngọc Viễn Đông thành hòn dái bác hồ. 

23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - nơi giống như đồn côn an, vào sống ra chết - bác đỗ mười một tiếng cuối cùng. Đảng ta mất đi một lão thành kắt... lợn vĩ đại. Nhân dân ta không còn xúi dại thèng nhỏ nằm trong nôi... 4 tiếng đầu đời con gọi đỗ mười tổng bí thư. 

Ôi! đỗ mười! đỗ mười! đỗ mười... Trên con đường ra đi tìm đường kiếm bác, Tư tui chúc rằng: 

Chúc ngài hoạn lợn dân gian 
đừng ngu, chớ dại mà... đổ mười diêm vương. 

02.10.2018


Tội ác đồ tể Đổ Mười:

Cướp Miền Nam, ăn phân (fund), bán Việt Nam

Lâm Văn Bé (Danlambao) - Miền Nam nói đây là Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia đã bị thua cuộc hồi tháng tư năm 1975. Liền sau khi chiếm Sài Gòn, bọn dép râu nón cối đã từ hầm hố rừng rú chui ra, từ miền Bắc tràn vào miền Nam để vơ vétmang về gọi là chính sách 4V, đưa đảng viên miền Bắc ồ ạt vào miền Nam để tận hưởng những tiện nghi mà cả đời họ chưa bao giờ biết đến, rồi ở lại chiếm nhà chiếm đất, ăn cướp tài sản của dân miền Nam. Chính sách 4V nầy lại tiếp nối với chính sách trả thù phe thua cuộc khiến gần 1 triệu quân cán chính, kể cả tu sĩ, phụ nữ, phải bị cầm tù trong các trại cải tạo, rồi đánh phá chế độ tư sản Miền Nam, lùa dân đi kinh tế mới, như vậy chỉ trong 3 năm đã thành công đưa Miền Nam ngang hàng với sự lạc hậu của miền Bắc.

Đúng như những vần thơ “trào phúng đen” của Nguyên Thạch trong Ta đây ông Trời đã diễn tả:

Hãy đánh cho chúng te tua / Thắng xong ta phải gom lùa tập trung
Cải tạo cho chúng lùng bùng / Hành hạ cho chúng dở khùng dở điên
Hãy đánh cho chúng hết tiền / Đánh cho tư sản chủ điền banh thây
Đánh đêm tranh thủ đánh ngày / Đánh cho bọn chúng sạch tay thành bần
Thắng xong ta phải giữ phần / Vàng bạc tài sản của dân gom về
Bao năm rừng rú u mê / Nay bù lấp lại lời thề năm xưa
Sá chi đất nước cuộc đời / Dân đói, dân sống cầm hơi mặc mầy
Dân oán, dân chửi kệ bây / Cầm nắm vận nước, ta đây ông Trời.

Bài viết trình bày nỗi bi phẩn và thống khổ của người dân miền Nam mô tả qua bài thơ trên trong thời kỳ mà cộng sản gọi là thời bao cấp, bắt đầu từ 3 lần đổi tiền, hai lần đánh tư sản, cướp nhà cướp hãng xưởng, bán bãi cho người vượt biên, rồi lùa dân đi vùng kinh tế mới gây ra bao cảnh điêu linh, tán gia bại sản cho người dân Miền Nam. Sau đó, lợi dụng các quỹ tài trợ và quỹ đầu tư của ngoại quốc giúp VN để thoát cảnh nghèo đói và lạc hậu, Cộng sản đã ăn chận, ăn chia ngoại tệ, bán rẻ tài nguyên cho ngoại bang để đổi lốt thành một giai cấp thống trị giàu tiền và quyền lực cai trị Việt Nam bằng chính sách bạo ngược, phi nhân. Bài viết theo trình tự thời gian từ 1975.

Cướp ngân hàng

Gọi là cướp ngân hàng vì vàng bạc lưu trữ trong Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các ngân hàng công tư lớn nhỏ tại Miền Nam là tài sản của người dân Miền Nam, được tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt của người dân Miền Nam. Khi Cộng sản miền Bắc vào cưỡng chiếm mà họ cường điệu gọi là tiếp quản, nhưng thực sự đó là hành động cướp bóc tài sản của kẻ khác. Phải gọi chính danh như như vậy.

1. Ngân hàng tư

Vào ngày 30 tháng tư năm 1975, ngoài Ngân Hàng Quốc Gia VNCH là ngân hàng trung ương, trên toàn quốc còn có 36 ngân hàng gồm 6 Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn, 16 ngân hàng tư nhân và 14 ngân hàng ngoại quốc, tất cả có 384 chi nhánh. Khi Cộng sản vào thành phố, nhân viên ngân hàng chạy tứ tán, rồi mười ngày sau phải đi trình diện học tập, các ngân hàng rơi vào tay các cơ quan quân quản Cộng sản, và trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, quan quân đã chia nhau ăn cắp, ăn cướp. Thời ấy, trừ ngân hàng trung ương, mỗi ngân hàng địa phương đều lưu trữ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng thì với 384 ngân hàng lớn nhỏ, tổng số tiền tồn kho phải vài chục tỉ, vậy mà chính phủ “cách mạng” công bố chỉ tiếp thu được 19 tỉ. Đó là hành động cướp của ban ngày đầu tiên của đoàn quân mang tên “giải phóng”.

2. Ngân Hàng Quốc Gia

Cũng ngày 30 tháng 4, tại Ngân Hàng Quốc Gia ở Sài Gòn, các nhân viên, từ thống đốc Lê Quang Uyển đến những người trách nhiệm đều có mặt đầy đủ nên việc cướp bóc không xảy ra. Chính Lữ Minh Châu, cán bộ cộng sản của Trung Ương Cục Miền Nam đã được gài vào làm việc cho Ngân Hàng Quốc Gia từ năm 1970 đứng ra tiếp quản ngân hàng cũng phải công nhận với báo Tuổi Trẻ trong một cuộc phỏng vấn “…chính nghiệp vụ sổ sách chặt chẽ, khoa học của Ngân Hàng Quốc Gia VNCH trước năm 1975 đã giúp chúng tôi nắm được chính xác tất cả tài sản quốc gia mà chính quyền Miền Nam để lại…” Nhưng khi được hỏi tại sao chính quyền mới đã tiếp thu đủ 16 tấn vàng trong kho mà báo chí đồn rằng tổng thống Thiệu đã mang theo ra ngoại quốc mà ông không cải chính, Châu trả lời: “Đó là báo chí nói, đâu có ai hỏi chúng tôi đâu mà trả lời…” (Tuổi trẻ o­nline 3/4/2017). Quả thật là ngôn ngữ lật lọng, đểu cáng của Việt Cộng.

Như vậy, sau ngày 30 tháng tư 1975, Việt Cộng đã tịch thu một tích sản của Ngân Hàng Quốc Gia VNCH như sau:

- 16 tấn vàng gồm 1234 thoi gồm 3 dạng: vàng thoi mua của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED), vàng thoi mua của công ty đúc vàng ở Nam Phi (công ty Montagu), vàng thoi do tiệm vàng Kim Thành đúc lại từ số vàng lậu do quan thuế VN tịch thu ở các vùng biên giới. Ngoài ra còn có một số đồng tiền cổ bằng vàng nguyên chất phát hành vào các thế kỷ trước của nhiều quốc gia mà giá trị còn cao hơn rất nhiều so với vàng thoi.

- 5.7 tấn vàng gởi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng được thu về.

Tổng số vàng nầy cộng thêm một số vàng khác tất cả được 40 tấn (trị giá 650 triệu mỹ kim theo thời giá 600 mỹ kim /once năm 1980) đã được đúc lại thành thoi 1kg theo tiêu chuẩn của Liên Sô để trả nợ cho Liên Sô đã cho Miền Bắc vay trong thời chiến tranh “Mỹ-Ngụy” và giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế trong nước.

- Về ngoại tệ ký thác tại các ngân hàng ngoại quốc như Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, Ngân Hàng Thụy Sĩ cũng được giao trả lại cho Việt Nam, tổng cộng 396 triệu MK (vốn và lời) sau khi tái lập bang giao với Mỹ (nguồn: Tích sản NHQG năm 1975) .

- Về tiền giấy, theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn, người nhân viên của Ngân Hàng có mặt trong buổi tiếp thu thì “ khối tiền trong thời điểm đó là 615 tỉ đồng tiền mặt lưu hành, 440 tỉ tiền lưu trữ, không kể 125 tỉ tiền 1000 đồng in theo kiểu mới chưa phát hành” (Người giữ chìa khóa kho vàng /Báo Tuổi Trẻ, 1/5/2016).

Đổi tiền

Có 3 lần đổi tiền được mang mật danh là chiến dịch X3

Lần 1 (ngày 22/09/1975)

- Từ Đà Nẵng trở vào Nam : 1 $ tiền “cách mạng” đổi ra 500$ tiền VNCH. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100 000$ tiền VNCH để có 200$ tiền “cách mạng”

- Phía Bắc đèo Hải Vân: 3$ tiền cách mạng đổi 1 000$ VNCH. Như vậy 100 000$ tiền VNCH đổi được 300$ tiền “cách mạng”.

- Đối với giới kinh doanh: được đổi thêm từ 100 000$ đến 500 000$ tiền VNCH, nghĩa là có thể có thêm từ 200$ đến 500$ tiền cách mạng. Để vớt vát được phần nào vì tiền cho đổi quá ít, người dân nhờ cán bộ, bộ đội đổi tiền dùm để ăn chia, thường là tỉ lệ 4/6 (4 là người dân có tiền) có khi lên đến 8/2. 

- Số tiền còn lại không đổi được phải ký thác vào ngân hàng, đến đầu năm 1976, mỗi người được rút ra 30$ mỗi tháng, nhưng đến cuối năm thì ngưng hẳn luôn.

Cuộc đổi tiền nầy là một cuộc đánh cướp qui mô trắng trợn của quân xâm lược, làm tán gia bại sản người dân Miền Nam. Bởi lẽ chỉ có 12 giờ đổi tiền cho 21 triệu dân, nhiều người không đổi tiền được vì không có tên trong sổ gia đình (lúc đó chưa có sổ hộ khẩu) vì đủ thứ lý do, thí dụ như người giữ tiền vắng nhà (đi xa chưa về kịp, đang bị ở trong trại cải tạo…) nên người nhà không biết chỗ cất giấu tiền, nhiều người giàu phút chốc trắng tay nên rất nhiều người phẫn uất đem tiền ra đốt, tự tử.

Trong cuộc đổi tiền nầy, Cộng sản tuyên bố thu về được 375 tỉ đổng bạc VNCH. Nếu căn cứ vào số tiền đổi tối đa 100 000 $ cho một gia đình thì chỉ có 3.75 triệu gia đình hay 15 triệu dân được đổi tiền (tính theo mỗi gia đình trung bình có 4 người, theo

Cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989 của Viện Thống Kê). Như vậy, trong số 21 triệu dân của Miền Nam (vào năm 1975), chỉ có 15 triệu được sống cầm hơi và 6 triệu hoàn toàn bị mất trắng số tiền dành dụm từ mồ hôi nước mắt. Đó là nói theo lý thuyết, nhưng trên thực tế, tiền giải phóng là giấy lộn, chẳng có giá trị gì trên thị trường hối đoái quốc tế và như vậy, Việt Cộng đã ăn cướp công khai 615 tỉ tiền VNCH đang lưu hành, tương đương với 1.2 tỉ mỹ kim (theo hối suất 1 mỹ kim = 500 $VNCH vào năm 1975)

Lần 2 (25/04/1978)

- Phía Bắc vĩ tuyến 17: 1$ mới = 1$ cũ

- Phía Nam vĩ tuyến 17: 1$ mới = 0,80$ cũ

Dân thành thị được đổi tối đa 500$. Dân thôn quê được 300$. Rõ ràng là dân miền Nam đã bị cướp trong lần đổi tiền trước, rồi bị phá giá kỳ đổi tiền kỳ nầy. Số tiền không đổi được phải giao nạp cho chính phủ và chỉ được rút ra nếu có lý do chính đáng và chứng minh tiền nầy không do sự bốc lột lao động của người khác. Với 2 điều kiên nầy, dân miền Nam bị ăn cướp thêm lần nữa. Kỳ đổi tiền nầy cũng là thời cao điểm của chiến dịch đánh tư sản và lùa dân đi vùng kinh tế mới mở đầu cho chính sách kinh tế lạc hậu của chế độ mới.

Lần 3 (14/09/1985)

1$ Hồ mới = 10$ Hồ cũ.

Mỗi gia đình từ hai người trở lên được đổi tối đa 20 000$ Hồ cũ để có 2 000$ Hồ mới. Các gia đình công thương nghiệp được đổi tối đa 50 000$ cũ để có 5 000$ mới. Cũng như hai lần trước, số tiền sở hữu còn lại phải giao nộp cho nhà nước và chỉ được hoàn trả từng phần theo những điều kiện rất khắt khe.

Điều bi đát là 3 tháng sau khi đổi tiền, chính phủ cho phát hành một đồng tiền mới có giá trị gấp 1.4 lần tiền cũ, tạo ra lạm phát phi mã. Giá cả tăng vọt hằng ngày, thí dụ như lúc mới đổi tiền, 1kg gạo giá chính thức là 0,04 đồng, giá chợ đen là 0,12 đồng, đến đầu năm 1988 tăng lên 2500$/kg, lạm phát gấp 775 lần. Cả nước nghèo đói, khánh tận vì sự tàn ác, ngạo mạn và ngu đần của bọn lãnh đạo.

Đánh tư sản

Có mật danh là X2 gồm 2 đợt

Đợt 1: ngày 10/09/1975

Chủ tâm là bỏ tù và tịch thu tài sản của những đại tư sản mại bản, phần lớn là người Hoa, những tỉ phú thường được gọi là “vua” đầu cơ tích trữ, độc quyền một số nhu yếu phẩm cần thiết và chiến lược như Hoàng Kim Quy, vua giây kẻm gai, Mã Hỹ lúa gạo, Lý Sen sắt thép… Chiến dịch bắt đầu ngày 10/09/1975 với bản công bố của Ủy Ban Quân Quản Thành phố Hồ Chí Minh đăng trong báo Sai Gòn Giải Phóng:

"Bọn tư bản mại bản đã cấu kết với quân xâm lược Mỹ và chính quyền bù nhìn, máu của đồng bào ta càng đổ nhiều thì chúng càng giàu thêm. Chúng đã thành những ông vua như vua gạo, vua giây kẽm gai, vua vải, cà phê, sắt thép…Tội của chúng lớn tày đình và không thể nào tha thứ được. Chúng nhất định phải bị tiêu diệt…”.

Trong số 92 người bị tịch thu gia sản và bị kết án từ 10 năm đến chung thân có nhiều đại gia thân với chính quyền như Hoàng Kim Quy (thượng nghị sĩ), Lý Long Thân, Lý Sen, Lý Hơn, Lâm Huê Hồ, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Trần Thành, Mã Hỹ, Lưu Tú Dân… 

Theo Huy Đức, tác giả “Bên thắng cuộc” dựa vào tài liệu của Cộng Sản thì “Cách Mạng đã thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam, 134 578 mỹ kim, 7691 lượng vàng, 4040 hột xoàn, 701 đồng hồ... Trong kho tàng ta thu được có 60 000 tấn phân bón, 3 triệu thước vải, 2500 tấn sắt, 27 400 bao ciment, 644 ô tô…2 cao ốc, 457 căn nhà phố, 4 trại gà…19 công ty, 6 kho, 65 xí nghiệp sản xuất, 1, 5 triệu thiết bị, 4 rạp hát, 1 đồn điền café, nho táo ở Đà Lạt rộng 170 ha…" (quyển 1, tr.81). Dĩ nhiên đó là con số của Việt Cộng, con số thực phải nhiều hơn.

Đợt 2: ngày 23/03/1978

Đánh tư sản đợt nầy mang tên chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” nhằm xóa bỏ chế độ kinh doanh tư nhân để thiết lập chế đô kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Ngày 23/03/1978, từ sáng sớm, học sinh, sinh viên thuộc Đoàn Thanh niên Thành Phố Hồ Chí Minh và công an “đóng chốt” tất cả các tiệm buôn lớn nhỏ trong vùng Sài Gòn Chợ Lớn để kiểm kê, rồi niêm phong tất cả, đồng thời ra lịnh cấm các nhà tư sản, các thương buôn tiếp tục hoạt động. Sau 4 ngày gọi là đánh tư sản, “có 28 787 gia đình, tiệm buôn thuộc đủ loại mà Ủy ban cải tạo xếp là hộ tư sản thương nghiệp (6129), trung thương (13 923), con phe (835), tiểu thương (3300), 4600 bán chợ trời” (Bên thắng cuộc, quyển 1, tr.89 ) bị mất tài sản và không được hành nghề buôn bán.

Nếu tính trung bình một hộ (gia đình) có 4 người thì đầu hôm sớm mai có gần 120 000 người trở nên vô sản, vô nghề, rồi bị lùa đi vùng kinh tế mới. Đó là thứ goulag của Nga Sô và Trung Cộng mà Cộng Sản VN đã táng tận lương tâm đem áp dụng trên một quốc gia mà trước đó 3 năm là một quốc gia tuy không phồn thịnh, nhưng đủ ăn đủ mặc và có tự do dân chủ. Sau khi đổi tiền và đánh tư sản, các nhà máy bị đóng cửa, nhu yếu phẩm bị cạn kiệt vì thợ thuyền, nhân công bị đi vùng kinh tế mới, thậm chí người bịnh cũng không có thuốc uống. Đây là thời kỳ đen tối nhứt của lịch sử VN mà Liên Hiệp Quốc đả xếp VN vào quốc gia nghèo hạng 3 trên thế giới. Năm 1989, lợi tức đồng niên của người VN tương đương với 96,34 mỹ kim.

(https://tradingeconomics.com.vn). Nếu tính theo tiêu chuẩn ngưỡng nghèo cùng cực của Liên Hiệp Quốc là 1 mỹ kim/ngày (365 mk/năm) thì lợi tức của người VN trong thời kỳ nầy chỉ bằng ¼ của tiêu chuẩn nghèo nhứt.

Không thể nào biết được chính xác sự thiệt hại của cuộc đánh tư sản nầy nhưng phải hiểu rằng toàn bộ cơ cấu vận hành của cả nền kinh tế VNCH đã bị triệt tiêu, một số tài sản khổng lồ bị đảng viên lớn nhỏ tẩu tán, cả khối nguyên liệu, trang bị và cơ xưởng bị phế thải vì hãng xưởng không hoạt động bởi sự ngu đần của cấp lãnh đạo.

Cũng cần biết thêm là chiến dịch đánh tư sản sắt máu nầy do Đỗ Mười, tên thợ thiến heo, làm Trưởng Ban Cải Tạo và sau này trở thành người Tổng Bí Thư ngu dốt, thô bạo nhứt trong số các người lãnh đạo cộng sản với những lời tuyên bố bất hủ, lưu xú muôn đời, đại loại như:

“Tất cả đảng viên cộng sản bọn tôi, đứa nhớn đứa nhỏ, nhất là những đứa đã vào được Chính Trị Bộ, đều gian manh, bịp bợm. Nhưng so với Bác Hồ, bọn tôi còn kém xa”



Cướp nhà, cướp đất

Trong “Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Thống Nhất” họp tại Sài Gòn hồi tháng 11 năm 1975, nhiều thành viên của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam phát biểu “đồng ý nguyên tắc là phải thống nhất, nhưng cần thời gian để hai phần đất nước chia cắt có thời gian hòa hợp với nhau” (Huy Đức, tr. 251).

Sở dĩ có sự căng thẳng như trên vì ngay sau khi chiếm được Miền Nam, phe Lê Duẩn đã gởi ồ ạt cán bộ vào Nam để thay thế bộ máy hành chính VNCH, điều mà Mặt Trận Miền Nam phản đối. Tuy đã có một nguyên tắc điều động cán bộ lúc giao thời là “Nhứt Trụ, Nhì Khu, Tam Tù, Tứ Kết” có nghĩa là ưu tiên số 1 dành cho người bám trụ tại chỗ tức người đã nằm vùng tại miền Nam, kế đó là người đã chiến đấu ở khu R, thứ ba là những ngươi bị cầm tù đã được trao trả theo Hiệp định Paris và chót hết mới là người Miền Nam tập kết ra Bắc được trở về Nam; nhưng Lê Duẩn không đồng ý nguyên tắc nầy mà cho rằng “Đây là chiến thắng của cả nước” nên đưa những cán bộ từ miền Bắc vào Nam để cầm quyền và khuyến khích ngầm dân Miền Bắc vào Nam lập nghiệp. 

Jean Lacouture, sử gia người Pháp thân cộng, sau chuyến viếng thăm Việt Nam trở về Pháp đã viết một bài trong báo Le Monde về sự bình thường hóa hai miền Nam- Bắc (Normalisation) nhưng chơi chữ viết là Nordmalisation (có thêm chữ d) có nghĩa là Bắc kỳ bình thường hóa. Năm 1980, có khoảng 150 000 người Miền Bắc sông Bến Hải vào sinh sống tại Sài Gòn, năm 2000 tăng lên khoảng 1 triệu người ở trong Nam.

(Ghi chú thêm là chuyện Nam Bắc trong nội bộ đảng cộng sản, và cả trong dân gian vẫn ngấm ngầm luôn luôn: báo Tuổi Trẻ o­nline, tuy thân chính quyền nhưng vẫn bị đình bản 3 tháng hồi tháng 6/2018 vì đã đăng bài phê bình của một độc giả đã viết: "Nam Kỳ đang bị bọn Bắc Kỳ ngu dốt cai trị”).

Sau vụ đổi tiền thống nhứt tiền tệ Nam Bắc, tịch thu hãng xưởng, triệt tiêu giới tư sản, bần cùng hóa dân Miền Nam, Cộng Sản cần có nhà ở cho đoàn cán bộ từ Bắc vào.

Để hợp thức hoá chuyện cướp nhà đất miền Nam, Cộng Sản ban hành Quyết Định 111/CP ngày 14/4/1977 quy định việc quản lý nhà đất ở các đô thị phía Nam, chương IV như sau:

1. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày giải phóng do chính quyền Mỹ Ngụy quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân thuộc ngụy quân, ngụy quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng do Nhà Nước trực tiếp quản lý.

2. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà Nước trực tiếp quản lý :

- Sĩ quan ngụy quân từ cấp thiếu tá trở lên

- Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung úy trở lên

- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của ngụy quyền đã giữ chức vụ từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty Phó, Quận Phó trở lên

- Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.

Như vậy, chiếu theo quyết định nầy, nhà cửa, đất đai của những người di tản, vượt biên, HO, kể cả người dân bị ghép một cách độc đoán là mật vụ, phản động… đều bị chính phủ tịch thu.

Từ đầu tháng 3 đến cuối năm 1975 có độ 160 000 người di tản, đa số là người có của, có quyền thế, họ bỏ lại gần như toàn bộ gia sản, nhà cửa, đa số là các biệt thự đắc giá. Nếu tính trị giá ít nhứt mỗi căn nhà là 50 000 mỹ kim thì với 40 000 căn nhà, cộng sản đã ngồi mát ăn bát vàng khoảng 2 tỉ mỹ kim không kể các báu vật trong các dinh thự nầy. Sau đó, từ năm 1977 đến năm 2000, có khoảng 1.2 triệu người vượt biên (sống, và chết trên đường vượt biên) và HO, và nếu tính mỗi căn nhà trung bình 50 cây vàng với thời giá mỗi cây khoảng 500 mk (hối suất trung bình từ năm 1980 đến 2000) thì với khoảng 300 000 căn nhà bị tịch thu hay phải “bán để chạy”, cộng sản cướp được 7.5 tỉ mk (50 cây X 500 mk X 300 000 nhà).

Lùa dân ra biển để lấy tiền

Người vượt biên có 4 cách để ra đi

- Đi chui, là ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế hay đi lậu theo những người mua bãi. Theo cách nầy cũng gọi là đi tự túc nếu có tổ chức mua ghe tàu, tích trữ lương thực rồi đợi đêm tối trời lén lút ra biển.

- Mua bãi, là người vượt biên đóng tiền cho người tổ chức, người chủ tàu đóng tiền cho công an địa phương làm ngơ để người vượt biên tập hợp (mua bãi) trước khi ra biển.

- Đi bán chính thức, tức mua vé từ giới chức cấp tỉnh, người tổ chức thu tiền, thường 12 lượng vàng (cây) mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp các văn tự nhà cửa cho Ủy Ban địa phương xem như hiến tặng.

- Đi chính thức, ghi danh với chính quyền trung ương, có văn phòng ở Sài Gòn. Cách nầy thường dành cho người Hoa, đi trên các tàu lớn, có hộ tống ra đến hải phận. Người Việt đi ngã nầy phải mua giấy tùy thân người Hoa.

Thật ra, khi xuống ghe tàu ra đi, không có dạng nào là an toàn cả. Lợi dụng chính sách cưỡng bức người Việt gốc Hoa hồi hương về Trung Quốc (250 000 người vào cuối năm 1979) hay cho phép ra đi nước ngoài chính thức hay bán chính thức, Cộng sản đã tổ chức các cuộc vượt biên cho người Hoa (và người Việt giả dạng) rồi khi tàu vừa ra khỏi hải phận thì nổ súng bắt lại, cứ thế người vượt biên vô tù ra khám nhiều lần, đóng tiền nhiều lần đến khi tán gia bại sản mà có khi vẫn không đi ra khỏi nước được. Việc lùa dân ra biển, lừa gạt dân để lấy vàng rồi giết là một hành động cực kỳ dã man chỉ có Cộng sản tàn ác mới làm được.

Chính nhờ chiến dịch tổ chức vượt biên mà Cộng Sản gọi là Phương Án 2 mà giới lãnh đạo, công an các cấp trở nên giàu có.

“Theo báo cáo của Bộ Nội Vụ, từ tháng 8-78 đến tháng 6-79, có 15 tỉnh, thành đã cho người Hoa đi nước ngoài bằng tàu gồm 156 chuyến với 59 239 người đã thu 5 612kg vàng, 2435 ô tô, 1749 gian nhà… Nhưng số liệu sau khi Ban 69 kiểm Tra cho thấy số tàu cho đi là 533, số người ra đi là 134 322 người, số vàng thu là 16 181 kg, số tiền thu là 164 505 dollars, 34.5 triệu đồng, 538 ô tô, 4145 căn nhà…”(Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, q.1, tr. 127).

Đó chỉ là “chiến lợi phẩm” trong 10 tháng và chắc chắn thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều. Miền Nam là kho tàng cho bọn thổ phỉ tận tình cướp bóc, giành giựt. Theo Bùi Xuân Quang trong La troisième guerre d’Indochine, chỉ riêng số vàng của thuyền nhân đóng để được ra đi chính thức và bán chính thức lên đến 25 tấn và chính phủ đã dùng số tiền nầy để trả nợ cho Liên Sô đã cung cấp võ khí trong cuộc xâm chiếm miền Nam.

Thật là đau đớn cho thân phận người dân miền Nam, khi đã may mắn còn sống sót được sau một cuộc chiến tương tàn mà vẫn không ở lại được trên quê hương, và trước khi ra đi tìm cái sống trong cái chết, vừa phải bỏ lại tất cả gia sản và vừa phải đóng tiền cho kẻ đã cầm súng và kẻ đã cung cấp súng để sát hại mình.

Lùa dân đi vùng Kinh Tế Mới

Sau khi cướp nhà cửa, vàng bạc của người dân miền Nam, cộng sản lùa đám thị dân đi vùng kinh tế mới vừa để trả thù, vừa để bắt dân đào kinh khai khẩn các vùng đất hoang vu mà trước đó là sào huyệt của họ. Người dân Miền Nam không sao quên được thời kỳ đen tối, đối xử tàn bạo của tân chế độ trong kế hoạch khẩn hoang nầy.

Chỉ trong 10 năm từ 1976 đến 1985 có 2.8 triệu người đã bị cưỡng bách đi vùng kinh tế mới (Patrick Gubry. Populalion et développement, p.201) trong đó có ít nhứt 1/3 bị đi đến vùng ĐBSCL. Mặc dù kế hoạch đã bắt đầu thực hiện từ năm 1976, nhưng mãi đến ngày 27/03/1980, Tố Hữu mới ban hành Quyết Định 95-CP "Chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới" ấn định một số "quyền lợi" của người bị cưỡng bách di dân như sau:

- Cấp vé xe từ nhà đến vùng kinh tế mới, mỗi gia đình (CS gọi là hộ) được mang theo từ 500 đến 800kg hành lý, trợ cấp tiền ăn dọc đường 1 đồng /người/ngày (không đủ để ăn một gói xôi nhỏ);

- Cấp cho 2 dụng cụ sản xuất (thường là cuốc cùn, nếu đưa bằng tiền thì bị cán bộ ăn chặn bớt;

- Trợ cấp từ 700 đến 900 đồng để làm nhà ở (thử tưởng tượng cất nhà trên đất úng thủy, vật liệu xây cất không có, gia đình đông con nhỏ dai, chồng cha đang trong trại cải tạo);

-Trợ cấp 100$ tối đa để đào giếng, 100$ để mua ghe thuyền đi lại trên sông rạch;

- Nếu bị ốm đau không lao động được thì được trợ cấp 1$/ngày, thuốc phòng bịnh, chữa bịnh theo tiêu chuẩn 50 xu/ngày, khi chết được trợ cấp 150$ chi phí mai táng.

Những người bị đưa đi vùng kinh tế mới gồm 5 dạng: 1/dân thất nghiệp; 2/dân không có hộ khẩu; 3/dân cư trú trong các cư xá, công ốc dành cho quân nhân công chức VNCH; 4/ tất cả người hành nghề buôn bán từ tiểu thương đến chủ xí nghiệp; 5/ người gốc Hoa và tín đồ Thiên chúa giáo.

Trước những điều kiện khắc nghiệt như vậy, những người bị cưỡng bách đến vùng kinh tế mới đại đa số là những thị dân xa lạ với khung cảnh mới không thể sinh sống được phải tìm đủ mọi cách quay trở về chốn cũ. Nhà cửa tài sản đả bị tịch thu, không hộ khẩu, bị truy tầm bắt bớ, họ phải chui rúc trong các gầm cầu xó chợ, con cái thất học, thật là địa ngục trần gian.

Người bị đi vùng kinh tế mới là một thứ nô lệ lao động thời cận đại, đó là một tội ác lớn lao của đảng cộng sản sau vụ cải cách ruộng đất mà hôm nay, bọn cộng sản cha, cộng sản con phải cúi đầu nhận lỗi với nhân dân miền Nam.

ODA và FDI

Để cứu giúp VN thoát ra tình trạng chậm tiến và bần cùng, tháng 11 năm 1993, một số quốc gia phát triển và các quỹ tiền tệ quốc tế họp tại Paris để chấp nhận tài trợ cho Việt Nam theo chương trình ODA (Official Development Assistance). Từ năm 1993 đến 2014, năm mươi quốc gia và các quỹ tiền tệ đã tài trợ cho VN 80 tỉ mỹ kim trong đó có 7 tỉ không hoàn trả (viện trợ) và 73 tỉ cho vay với tiền lời ưu đãi (2-3%) và thời gian trả nợ dài hạn (30-40 năm).

Cộng Sản VN xem ODA như của trời cho nên đảng viên “có chức” từ trung ương đến địa phương tha hồ tham nhũng, bè phái, phân phối ODA không phân minh,“một số địa phương hoàn toàn chưa tiếp cận ODA như Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang” (CAFEF.vn ngày 12/12/2015) trong khi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và các quê hương của các lãnh tụ thì đầy ấp dự án.

Bị các nhà tài trợ chỉ trích nhiều lần vì tham nhũng, lãng phí, thiếu khả năng quản trị nên từ năm 2014 đến nay, ODA không tài trợ thêm mà chỉ giải ngân những năm trước còn đọng lại. Năm 2017, nợ công của chính phủ đã lên đến 92 tỉ, chiếm 64% tổng sản lượng quốc gia, tỉ lệ đã vượt qua mức báo động theo Ngân Hàng Thế giới. Nếu phải kể thêm nợ của gần 2000 doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh thì tổng số nợ công lên đến 180 tỉ. Mỗi năm chính phủ phải trả 6 tỉ mỹ kim tiền lời, tính ra mỗi người dân phải chịu nợ 35 triệu đồng hay 1590 mk trong khi lợi tức trung bình đồng niên của người dân chỉ có 2335 mk (tradingeconomics.com

Ngoài việc ăn chận tiền ODA, đảng cộng sản còn ăn chia với các nhà đầu tư theo chương trình Ngoại Quốc Đầu Tư Trực Tiếp FDI (Foreign Direct Investment) sau khi VN ban hành Luật đầu tư năm 1987 dành nhiều ưu đãi cho giới đầu tư ngoại quốc. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, từ năm 1988 đến 2018, sau 30 năm hoạt động, số vốn đầu tư đăng ký lên đến 320 tỉ MK, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư và 70% tổng số xuất khẩu hàng hóa của cả nước. (nguồn: 30 năm thu hút đầu tư. www.vovworld.vn),

Theo một nghiên cứu của United Nations University của Phần Lan, quốc gia có nhiều liên hệ về kinh tế và chính trị với VN, tiền hối lộ các loại cho các giới chức lớn nhỏ VN để có thể mở một công ty ở VN, trung bình khoảng 13% số vốn đăng ký (xem trên Google: Lâm Văn Bé. ODA, FDI: nợ công và tham nhũng ở VN năm 2012). Như vậy, không kể tiền chia chát mánh mung giữa hai bên khi hoạt động, chỉ với “thủ tục đẩu tiên”, tính một con số tròn tối thiểu, tham nhũng VN đã “ăn” ít nhứt 30 tỉ trong quỹ đầu tư FDI và 10 tỉ trong phân (funds) ODA.

Mặc dù vẫn biết Việt Nam là một quốc gia đại tham nhũng, nhưng giới đầu tư ngoại quốc vẫn rót tiền vào VN vì dù sao họ vẫn có lợi. Hãy nhìn những con số thống kê kinh tế do chính VN cung cấp để thấy rõ kinh tế của VN nằm trong tay các nhà đầu tư ngoại quốc. Ngoài thống kê trên cho biết 70% hàng hóa xuất cảng là của các công ty ngoại quốc đầu tư ở VN, "Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê VN công bố hôm 19/9/2018 cho biết là hầu như các doanh nghiệp VN chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài và chỉ hưởng được một phần nhỏ phí gia công. Tổng phí gia công thu được từ hoạt động nhận gia công, lấp ráp hàng hóa cho nước ngoài năm 2016 được báo cáo là 8.6 tỉ USD …” (nguồn; Kinh tế VN vẫn chưa thoát kiếp gia công. RFA 21/09/2018).

VN hôm nay chưa sản xuất được một cái đinh ốc, chỉ làm thợ lấp ráp là chủ yếu thì phải biết rằng các cao ốc vài chục từng, các thương xá cực kỳ lộng lẫy như ở New York, Thượng Hải, các khu giải trí được sắp hạng trên thế giới, tất cả đều là tài sản 100% của Nhựt, Hàn Quốc, Đài Loan… nói chung là của người ngoại quốc. Họ xây cất trang bị với vốn của họ cho VN vay rồi cho VN mướn, họ bán sản phẩm của họ sản xuất trên nước VN hay đem đến từ nước họ, thì như vậy phải biết rằng đất nước VN hôm nay không phải đã bị bán rẻ hay nhường cho Trung Cộng mà còn cho các chủ nợ đủ thứ sắc dân.

Việt Nam hôm nay chẳng còn gì đáng giá và đám mệnh phụ phu nhân, các cô chiêu cậu ấm của các vua chúa đỏ, quần thần đỏ, tư bản đỏ, kể cả các các ông bà tị nạn vô lương tri áo rách về làng, khi nhởn nhơ trên các phố thị, các khu mua sắm sang trọng phải hiểu rằng đó là những món nợ truyền kiếp mà người dân VN phải trả không biết bao nhiêu thế hệ. Cộng sản đã cướp Miền Nam, đang ăn phân (fund) ngoại quốc và bán Việt Nam.

Kết luận

Để chấm dứt bài viết, chúng tôi thử nhìn về triển vọng cuộc tranh đấu của người dân nhằm giải thể hay biến thể chế độ cộng sản căn cứ vào bản chất, lực lượng của đảng cộng sản hiện nay và thế tranh đấu của người dân.

Về bản chất, kể từ 1945 đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã thay hình đổi dạng qua 3 thế hệ lãnh đạo, từ dép râu nón cối qua veston cà-vạt, từ nhà tranh vách đất qua nhà cao cửa rộng, nhưng cung cách vẫn nhà quê, ngu dốt, đặc biệt 3 bản chất cốt lỏi của người cộng sản vẫn không thay đổi, đó là lưu manh, tàn bạo và khiếp sợ Trung cộng. Nếu cần kể thêm một yếu tố thứ tư, thoạt nhìn như “vô tư”, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến vận nước, đó là những lãnh tụ sừng sỏ, hung ác nhứt của đảng là những người gốc Bắc và Bắc Trung Bộ.

Phải gian ác như Hồ Chí Minh đã giết hàng triệu nạn nhân vô tội trong cuộc cải cách ruộng đất, đã mở màn cho chiến dịch bằng cách tuân lịnh cố vấn Trung Cộng Lã Quý Ba đem xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, thường gọi là bà Cát Hạnh Long, người đã che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ cao cấp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ…, đã cống hiến cả gia sản cho đảng; phải mọi rợ như Trường Chinh đấu tố cha; phải vô đạo như Lê Duẩn đã cướp đoạt tài sản của ông Lai Thanh và bắt con ông nầy đi cải tạo mặc dù năm 1957, Lai Thanh đã bất chấp hiểm nguy lái xe Honda chở Lê Duẩn đào thoát sang Nam Vang lúc cảnh sát VNCH truy nã... , phải có được những bản chất lưu manh và tàn bạo như vậy mới xứng đáng là lãnh tụ. Với mẫu mực nầy, đa số các đảng viên gốc Nam đều bị cho “ra rìa”, bị đánh giá thấp vì thiếu bản lãnh. Ngay cả gần đây (29/12/2015) Nguyễn Phú Trọng vẫn còn tuyên bố tại Quốc Hội: “Tổng Bí Thư phải là người Miền Bắc”.

Trường hợp điển hình như khi Thủ tướng Phạm Hùng chết tháng 3-1988, có 33 đại biểu trên 55 trong Bộ chính Trị đề cử Võ Văn Kiệt thay Phạm Hùng, nhưng Nguyễn Văn Linh chọn Đỗ Mười, người gốc Bắc, mặc dù vào những năm 50, Sáu Dân (Võ văn Kiệt) và Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đều nằm gai nếm mật chung với nhau ở Quân Khu IX. Phải chờ khi Đỗ Mười lên Tổng Bí Thư, Võ Văn Kiệt mới được nhường chức, nhưng có dư luận là sau đó Kiệt chết vì bị đầu độc. Trường hợp Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau, có công dẹp tan nhóm Trần Văn Bá, nếu không phải là con rơi của Nguyễn Chí Thanh thì chắc cũng không bao giờ được cất nhắc làm thủ tướng.

Những tội đồ đang hớn hở vì vừa mất bớt một địch thủ, nhưng đóng kịch gục mặt nhân dịp tiễn đưa một đồng bọn là Trần Đại Quang về theo bác (Ảnh: Dân Làm Báo)

Chuyện gian xảo lừa gạt thì cộng sản còn vượt bực. Ngày 19/08/1945, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân nổi dậy với tầm vông vạc nhọn để đánh đuổi quân Pháp, Hồ Chí Minh đã lừa gạt phe Quốc Gia, cướp chính quyền trong tay của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, phế vị Hoàng Đế Bảo Đại để thiết lập chế độ cộng sản. Chuyện tương tự như vậy tái diễn vào ngày 30 tháng tư năm 1975, khi lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vừa cắm trên Dinh Độc Lập, thì ngày hôm sau, Tố Hữu chuyển lệnh của Lê Duẩn cho Anh Bảy (tức Bảy Cường, bí danh của Phạm Hùng, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam): “Xin báo để các Anh biết, theo ý kiến Anh Ba (tức Lê Duẩn) về tổ chức chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần…” (Văn Kiện đảng toàn tập, tập 36, NXB Chính trị QG, tr. 182). Như vậy, sau 15 năm ve vuốt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để nướng hàng trăm ngàn bộ đội áo bà ba đen khăn rằn, thì khi vừa được chiến thắng, Cộng sản Miền Bắc đã loại bỏ ngay Mặt Trận ra vòng quyền lực. Rồi tháng 1 năm 1977, Mặt Trận bị giải thể để sát nhập vào Mặt Trận Tồ Quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng Cộng Sản. Trừ Phạm Hùng, những đảng viên gốc Miền Nam như Trần Bạch Đằng, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Đình Thảo,Trương Như Tảng… được phong cho vài chức vụ linh tinh, hay bất mãn bỏ về nhà nuôi heo, vượt biên, số khác vào trú ẩn trong Câu Lạc Bộ các người cựu kháng chiến, uống trà nhìn thế sự hay viết văn làm thơ phản kháng rồi đi tù cho đến khi Câu Lạc Bộ bị Cộng Sản đóng cửa luôn vào năm 1990. Chấm dứt một thế hệ yêu nước chọn lầm đường.

Theo năm tháng, chế độ độc tôn độc đảng Việt Nam đã củng cố quyền lực bằng một bộ máy cai trị khổng lồ mà tính theo tỉ lệ là lớn nhứt vùng Đông Nam Á.

- Năm 2015, đảng Cộng Sản VN có hơn 4.5 triệu đảng viên. (Wikipedia).

- Năm 2017, Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết “dân số Việt Nam là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức. (http://nld.com.vn).

- Công an là một sức mạnh của chế độ. Theo Carl Thayer, nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Úc Châu am tường các vấn đề Đông Nam Á cho rằng lực lượng công an là một bí mật quốc gia mà chế độ không bao giờ công bố, nhưng dựa vào các nguồn liệu ông có được thì Việt Nam có khoảng 6.2 triệu người thuộc lực lượng an ninh cảnh sát gồm 1.2 triệu công an và 5 triệu người là thành phần dân phòng và lực lượng bán quân sự ở nông thôn. Như vậy, tại VN thì cứ 15 người dân có 1 công an canh chừng. ( www.nguoi-viet.com April 10, 2017).

- Về quân đội có 600 000 quân nhân.

Nếu cộng chung những người được chính phủ “nuôi” gồm công chức, công an, quân nhân, đảng viên có công tác thì “toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số”. Đó là thông tin của Viện Trưởng Viện Kinh Tế đăng trên Người Lao Động, trang mạng của đảng. Nếu tính thêm số người trong gia đình của người công chức (vợ, 2 con), số người theo cộng, thân cộng, nói chung chịu ơn mưa móc của chính phủ là 44 triệu người, chiếm 46% dân số. Đó là giai cấp thống trị tại VN hôm nay gồm những đảng viên và cảm tình viên, từ trung ương đảng đến ủy ban nhân dân xã, những người có lợi tức đồng niên chính thức từ 3000 mỹ kim đến triệu triệu mk. Họ là thành trị bảo vệ cho chế độ.

Với những tội ác mà chế độ đã và đang làm, với sự phản kháng của người dân càng lúc càng gia tăng, liệu cái thành trì kia còn vững chắc được bao lâu? Câu hỏi chắc hẳn có nhiều câu trả lời.

Riêng phần người viết, lạc quan nhưng không ảo tưởng, chúng tôi hi vọng sẽ có một ngày. Nhiều dấu hiệu cho phép chúng tôi nghĩ đến ngày cáo chung của chế độ. Nhờ các trang mạng xã hội, giới trẻ VN hôm nay càng lúc càng hiểu rộng hơn về nhân ái, nhân phẩm, nhân quyền; giới truyền thông, ngay cho báo của đảng cũng bắt đầu đảm nhiệm sứ mạng của đệ tứ quyền, dám công khai chỉ trích, vạch xấu chính quyền; nội bộ đảng xâu xé thanh toán nhau; quân đội gần dân nhiều hơn gần đảng…Nhưng nghĩ cho cùng, theo dòng lịch sử, không một chế độ độc tài nào có thể trường tồn, mà gần đây, Mùa Xuân Á-Rập ở Lybie, Ai Cập, Tunisie là những trường hợp điển hình.

Hay nghĩ như Uwe Siemon-Netto, người ký giả Đức đã có mặt trên các chiến trường VN trong những năm 70, nay là GS Tiến sĩ Triết học, trong lời kết của quyển sách của ông tựa là Duc: A Reporter’s Love for a Wound People, ông đã viết:… Chiến thắng của cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Là một Ki-tô hữu, hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm điều chỉnh lại hậu quả tàn khốc đó, cho dù có khả thi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc VN, tôi tin là cuối cùng họ sẽ tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ phải xảy ra…” (bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền. Vinh quang của sự phi lý, p. 302).

01/11/2018


Đỗ Mười đã theo chân Trần Đại Quang ra đi tìm đường kiếm bác

CTV Danlambao - Theo thông tin của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đỗ Mười đã chết vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thực sự chấm dứt sự nghiệp kắt mạng nhân dân. 

Sinh năm 1917, Đỗ Mười đã đi từ con đường hoạn lợn lên làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhảy tót lên ghế Tổng bí thư và cuối đời được sư quốc doanh bưng bô lên thành... bồ tát thị hiện: "Cụ Đỗ Mười ứng xử với Phật giáo không phải là động thái ngoại giao, cụ có lòng kính tín Tam Bảo, cụ có đầy đủ đức tính của một vị Bồ Tát thị hiện." 

Theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với "Cụ Mười Bồ Tát", có thời gian ĐM bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ĐM một mình leo lên cây... Năm 1963, ĐM đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc" 

Trong Đèn Cù, quyển 2, nhà văn Trần Đĩnh cũng ghi lại rằng: "Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt-Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết." 

Theo nhà văn Vũ Thư Hiên trong “Đêm giữa ban ngày” thì ĐM hoạn lợn không phải là trò bôi xấu của thế lực thù địch: “...Các nhà cách mạng biết Đỗ Mười cũng xác nhận nghề hoạn lợn của ông, chỉ nói thêm rằng ông hoạn vụng, có lần hoạn chết lợn của người ta, bị đuổi chạy chí chết.”

Tổng bí thư hoạn lợn... vụng nổi tiếng với bí số ĐM này là một trong những kẻ chủ chốt, phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến việc ký kết mật ước Thành Đô; là nhân vật chính trong cuộc đàm phán bí mật tại Bắc Kinh năm 1997 - dẫn đến hậu quả là Việt Nam bị mất phần diện tích lãnh hải lên đến 11 ngàn km vuông vào tay Tàu cộng. 

Trước những "thành tích" trên của đồng chí ĐM, CTV Danlambao gửi đến nhà quàn lẵng hoa với lời phân ưu như sau: 

"Chúc đồng chí bò tót ĐM, người đã điên điên khùng khùng đặt bút ký mật nghị Thành Đô, mở đầu cho một thời kỳ Bắc Thuộc mới, ra đi tìm đường kiếm bác thành công". 

02.10.2018


Đỗ mười! bác đã đi rồi!

Đỗ mười! bác đã đi rồi! 
Hì hì một tiếng sao trời bất công! 

Tư nghèo (Danlambao) - Bất công quá xá đi chớ! Vậy thì từ nay, Tư nghèo hết còn được sáng đi ra đạp đống cờ ứt chó của tên Tàu cộng hàng xóm mới nhập hộ khẩu và đỗ mười Tổng bí thư! Trưa không còn đi vào than trời nắng cực đá oan con heo nuôi ngay trong nhà và đỗ mười Tổng bí thư! và tối tối ngồi nhậu với ông "nguyên" đại tá côn an không còn lè nhè nâng ly và nâng bi chế độ: em chỉ thích đỗ mười Tổng bí thư!
Bất công ôi thiệt là bất công! Cả bầy tổng bí thư của đẻng chỉ có một mình đồng chí Nguyễn Duy Cống là biểu tượng sáng ngời của đẻng. Tư tui mà làm... quyền chủ tịch nước sẽ chỉ thị một chuyên gia phó giáo sư tiến sĩ ngành kiểu mẫu làm ngay một cái hòm y chang như ống Cống cho bác Mười chui vào yên giấc ngàn thu. Có gì bằng ống cống dành cho tổng bí thư Duy Cống của đẻng ta? 

Nhìn lại toàn bộ danh sách tổng bí, chỉ có đồng chí là người xứng đáng cởi áo tuột quần hiên ngang vỗ ngực, nâng bị tự xưng mình là đại diện cho giai cấp dzô sản. Đồng chí đã ra đi bằng con đường thiến lợn trước khi kinh qua con đường kắt mạng nhân dân. Đồng chí đã từ một tay hoạn lợn chết heo bước sang hoạn nhân chết người. Còn ai xứng đáng là người học trò xuất sắc của mác, của lê, của mao, của hồ? 

Đỗ mười... bác đã đi rồi!!!

Đọc tiểu sử của bác mới thấy bác quả là con người dzĩ đại. Bác đếch học đíu hành, hổng thèm bằng thiệt, bằng giả, bằng đảng như các lãnh đạo phó giáo sư, tiến sĩ đang chạy đầy đường. Bác chỉ đổ... lớp mười từ lò thiến heo, chuyên tu tại chỗ và lấy bằng cắt dái lợn theo chương trình của trường học đại kắt mạng tháng 10 mà bác lấy làm tên gọi Đỗ Mười thay vì Đỗ Cống. Như vậy là quá đủ để sau khi đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, bác vung dao thiến cả đồng bào miền Nam trong vụ "cải tạo tư sản" biến hòn ngọc Viễn Đông thành hòn dái bác hồ. 

23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - nơi giống như đồn côn an, vào sống ra chết - bác đỗ mười một tiếng cuối cùng. Đảng ta mất đi một lão thành kắt... lợn vĩ đại. Nhân dân ta không còn xúi dại thèng nhỏ nằm trong nôi... 4 tiếng đầu đời con gọi đỗ mười tổng bí thư. 

Ôi! đỗ mười! đỗ mười! đỗ mười... Trên con đường ra đi tìm đường kiếm bác, Tư tui chúc rằng: 

Chúc ngài hoạn lợn dân gian 
đừng ngu, chớ dại mà... đổ mười diêm vương. 

02.10.2018


Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vừa từ trần tối ngày 1/10, Thông Tấn xã Việt Nam cho hay.

"Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng... đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108," thông báo của TTXVN tối thứ Hai viết.

"Thông tin về lễ tang đồng chí Đỗ Mười sẽ được thông báo sau."

Ông Đỗ Mười ra đi chỉ hơn mười ngày kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Tuy nhiên, thông báo này chưa nói rõ thể thức có phải là quốc tang và nếu có thì là bao nhiêu ngày cho ông Đỗ Mười.

Ông Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ ba của nước CHXHCN Việt Nam từ tháng 6/1988 đến tháng 7/1991.

Trước đó, ông từng là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.

Ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.

Từ tháng 12/1997, ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trước đó, hôm 28/9, báo VietNamNet dẫn lời ông Phan Trọng Kính, trợ lý của ông Đỗ Mười khẳng định: "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay".

Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười

Ruộng đất nông dân nơi an táng Chủ tịch Quang

Chính trường Việt Nam sau khi Chủ tịch Quang qua đời

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói về Sấm Trạng Trình

Phấn đấu và cơ cấu

Từ một người nổi tiếng cứng rắn, bảo thủ ông lại gây ngạc nhiên khi ủng hộ cải cách tự do hoá kinh tế, theo một nhà quan sát từ Hoa Kỳ.

"Ông ấy đã tiếp nối được di sản tự do hóa kinh tế của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh," nhà nghiên cứu Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ nói với BBC.

Ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia chia sẻ trên Facebook cá nhân:

"Thời gian ông làm TBT là thời gian mà Việt Nam có những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa chiến lược sống còn và những đột phá chưa từng có về đối ngoại: gia nhập ASEAN, ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện với EU, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, bắt đầu đàm phán BTA..."
Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Minh

'Đánh tư sản mại bản'

Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội, nói:

"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".

"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao."

"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc."

"Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa."

"Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả."

Ông Lê Khả Phiêu: Cần giảm số tổng cục Bộ Công an'

Phan Văn Khải: Đường thành Thủ tướng

Về vụ án xử ông Lê Hồng Hà

Đỗ MườiBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionCựu Tổng bí thư Đỗ Mười tại đám tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008

'Cầu thị'

Trong khi đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC hồi tuần trước:

"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng."

"Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng."

"Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được."

mườiBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Đỗ Mười (giữa) tại lễ tang Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng 10/2013

"Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988, ông Đỗ Mười được ghi nhận gửi lời chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, thực hiện đầy đủ chính sách cải cách tiền tệ, chuyển đổi tỷ giá, phát triển kinh tế tư nhân..."

"Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam."

"Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ."

Những sự thật cần phải… tránh (Phần sắp ngủm): Đỗ Mười bò tót!!!

Vũ Đông Hà (Danlambao) – Từ hoạn lợn lên làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhảy tót lên ghế tổng bí thư cầm đầu băng đảng bình chuột, đồng chí Đỗ Mười đã đi trọn con đường của một “người cộng sản chân chính”. Nhưng chưa đủ. Vẫn chưa trọn. Mấy ngày qua, cộng đồng mạng cười sặc sụa, điếc cả đường truyền internet toàn cầu vì… quá vui khi biết rằng nước Việt Nam đi hoài không đến XHCN là nước đầu tiên có một người cộng sản mang đầy đủ những đức tính của một vị “bồ tát thị hiện”: Bò tót ĐM.
Bò tót ĐM thị hiện được thắp sáng hào quang bởi sư thầy quốc doanh Thích Minh Hiền. Đồng chí Minh Hiền mặc cà sa, mến đảng, thờ bác Hồ này được đảng phát thệ quy y tam bảo và gắn cho chức Thượng tọa, hiện là Phó trưởng ban văn hóa giáo hội Phật giáo quốc doanh. Đồng chí này cũng từng làm xôn xao dư luận vụ 1.200 bao tải tiền (1) của thầy được “sung công” vào ngân hàng Trung ương nhưng đồng chí tuyên bố tại cuộc họp giao ban báo chí do… Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức rằng đồng chí hổng có một xu nào trong đó; cũng như vụ “treo thịt tại chùa Hương” (2) nơi đồng chí trụ trì là “không có thịt thú rừng, động vậy hoang dã. Các con vật được giới thiệu là nhím rừng, lợn rừng… là những động vật được nuôi sinh sản trong dân.”

Trong bài viết Cụ Đỗ Mười có đầy đủ những đức tính của một vị bồ tát thị hiện (3) được đăng trên báo Điện tử Đảng CSVN, qua lời ghi của đồng chí Diệu Ân, đồng chí Minh Hiền đã “cảm nhận” gia đình của đồng chí ĐM là gia đình phật tử thuần thành; đồng chí ĐM rất ư là tha thiết với Phật giáo “Các thầy nên quan tâm đến tăng ni, phật tử quan tâm đến vấn đề đoàn kết với chính quyền địa phương. Các thầy nên chú ý phát triển cảnh chùa để phục vụ tốt cho đồng bào trong nước và ngoài nước đến vãn cảnh chùa.” và rất quan tâm đến tình hình sinh hoạt của Phật giáo như “Bà con đến chùa có đông không? Vấn đề kiến trúc quần thể khu di tích Chùa Hương thế nào? Bà con đi lễ có thuận tiện không?”
Và kết thúc đồng chí sư thầy quốc doanh phán rằng “Cụ Đỗ Mười ứng xử với Phật giáo không phải là động thái ngoại giao, cụ có lòng kính tín Tam Bảo, cụ có đầy đủ đức tính của một vị Bồ Tát thị hiện.”
Thế là các đồng chí quy hoạch công trình sướng nhé. Sẽ có những công trình vĩ đại, móc tiền túi của dân để tha hồ xây dựng các miếu, các đền, các am, các chùa của bò tót ĐM. Những nơi ấy bảo đảm sẽ nhung nhúc đàn chuột đảng ta lũ lượt bò đến thành tâm khấn vái để bò tót hoạn lợn phù hộ mau thăng quan, tiến chức, tiếp tục con đường Thành Đô dâng biển, bán nước đang còn dở dang. Riêng đồng chí Thích Minh Hiền sẽ trù trì thêm vài cái đền ĐM, tha hồ hốt bạc, chở từng bao tải tiền lẻ về ngân hàng Trung ương và tuyên bố tiếp: tui không có 1 xu trong đó.

Nhưng xây gì thì xây, hốt gì thì hốt, phải nhớ khắc sâu dòng chữ này trước mộ bia, trên cổng vào đền, am, miếu, động khi đồng chí bồ tót ta giã biệt vợ trẻ con thơ:“Đây là nơi an nghĩ cuối cùng của bò tót ĐM, người đã đặt bút ký mật nghị Thành Đô, mở đầu cho một thời kỳ Bắc Thuộc mới”.

TỔNG BÍ THƯ ĐỖ MƯỜI TIẾT LỘ "BẢN THÂN TỪNG BỊ BỆNH TÂM THẦN"


Tiến Sỹ LÊ HIỂN DƯƠNG - Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp - Bức ảnh trên được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh chú thích trên facebook như sau: "Cái nầy cũng là đồ cũ cách đây hơn 20 năm, chừ dọn lại nhà mới thấy. Lúc ấy đang chọc giận ông ĐM. Qua vụ phỏng vấn nầy ông tiết lộ với tui, ông từng bị bệnh tâm thần sau nhờ chơi môn thể thao là đi bộ thì mới chữa hết bệnh."
Thông tin Đỗ Mười từng mắc bệnh tâm thần đã được nhiều tài liệu ghi lại. Trong sách Bên Thắng Cuộc, phần 2 - Quyền Bính, nhà báo Huy Đức viết:

"Giữa thập niên 1990, thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên kéo khóa, leo lên chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình, ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao hứng, ông nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây… Năm 1963, ông đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc".
Còn trong quyển sách Đèn Cù, quyển 2, nhà văn Trần Đĩnh cũng ghi lại rằng:
"Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt – Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết."
Ngô Bảo Châu và Đỗ Mười. Ảnh chụp năm 1989

Có lẽ do di truyền, nên con cháu của ĐM cũng đều bị mắc bệnh tâm thần tương tự.
Những Thằng Bán Nước Hại Dân 
Những Thằng Bán Nước Hại Dân
Dù có tiền sử bị bệnh tâm thần, nhưng ĐM vẫn là một nhân vật đầy quyền lực trong chế độ CSVN. Sau năm 1975, ông này là nhân vật cầm đầu chiến dịch đánh tư sản, đổi tiền... khiến toàn bộ nền kinh tế miền Nam xụp đổ, tài sản nhân dân bị mất trắng.

Nhờ những 'chiến tích' này, ĐM đã leo lên đến chức thủ tướng CSVN từ năm 1988 đến 1991, sau đó trở thành tổng bí thư cho đến mãi tận năm 1997.
ĐM cũng là nhân vật chịu trách nhiệm chính về thỏa ước bán nước năm 1990 tại Hội Nghị Thành Đô cùng với Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh.
Dân gian kể rằng, thời trước 'cách mạng', ĐM có nghề gia truyền là thiến heo, hay còn gọi là hoạn lợn. Từ năm 1961 đến 1967 thì bệnh tâm thần tái phát nên phải sang Trung Cộng chữa trị.  
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ĐM tiết lộ 'bí quyết' chữa khỏi bệnh tâm thần là nhờ... đi bộ. Xem ra, ngoài nghề thiến heo, ĐM còn kiêm luôn cả hành nghề lang băm cho đảng.
Tiến Sỹ LÊ HIỂN DƯƠNG - Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp

Tội ác CSVN: Đổ Mười và chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp miền Nam”

Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.


Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam. Hôm đó, ông Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo Sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép. Ông có khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của ông Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.

Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-5 đã bắt đầu. Ông Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 – CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ông nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ… “Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chế, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta. Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị trường khan hiếm? Chính là bọn tư sản thương nghiệp! Kẻ nào tích trữ thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. Tôi hỏi các đồng chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy! Bọn gian thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta …”.
Ông Đỗ Mười nói say sưa, hùng hồn, quyết liệt. Mép ông sủi bọt. Tay ông vung vẩy. Mồ hôi trán đầm đìa. Lúc đầu ông mặc quần áo nghiêm chỉnh, sau một hồi diễn thuyết khoa chân múa tay, ông bật nút áo sơ mi phanh ngực ra. Cuối cùng cởi phăng cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi, trên người ông chỉ còn mỗi chiếc áo may ô ba lỗ. Ông vẫn hăng nói: “Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn …”. 
Bầu không khí ngột ngạt và kích động muốn nổ tung hội trường. Sức nóng từ Đỗ Mười truyền đến từng người. Tiếng vỗ tay rào rào, tiếng cười tiếng nói hả hê. Những gương mặt hừng hực khí thế “xung trận”. Xin đừng ở vị trí hôm nay phán xét những người trong cuộc ba mươi lăm năm trước, thời điểm đó tư duy của mọi người khác bây giờ, nhất là tư duy của những cán bộ đảng viên vốn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của đảng. Những người mà Đảng bảo sao cứ làm đúng phắc như vậy. Hãy bình tĩnh nhìn lại một cách trung thực, khách quan, để thấy một phần nỗi đau của mình, bạn bè mình, dân tộc mình, nỗi đau từ sự ấu trĩ, nóng vội, làm ào ào, đặt trái tim không đúng chỗ ngay từ khởi đầu! Ông Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm': “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn – sê- vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.


Chúng tôi ra về với một tâm trạng nặng nề, mag theo lời cảnh tỉnh “Tuyệt đối bí mật”. Nhưng hình như linh tính đã báo điềm chẳng lành cho thành phố Sài Gòn. Đó là cảm giác của tôi khi chạy xe máy từ cầu Công Lý lên cảng Bạch Đằng vòng qua Chợ Lớn. Người dân đổ ra đường nhiều hơn, vội vã, tất tưởi, gương mặt thất thần, nhiều tốp người tụm nhau bàn tán. Người ta nháo nhào đi mua từng cân muối ký gạo, như sắp chạy càn. Người dân thành phố vốn nhạy cảm và đó lại là cảm giác đúng: Thủ tướng nào thì chưa biết, nhưng trước hết phải lo thủ lấy miếng ăn!
Bảy giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu ở thành phố mang tên Bác. Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. Họ làm bí mật lâu rồi. Như một trận đánh giặc đã được trinh sát, điều nghiên tỉ mỉ, chính xác. Các tổ công tác ập vào từng điểm bất ngờ, nhanh chóng niêm phong tài sản, khống chế mọi người trong gia đình nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mỗi điểm niêm phong có tối thiểu một tổ ba người, không cùng cơ quan, không quen biết nhau. Họ là thanh niên xung phong, thanh niên công nhân các nhà máy, sinh viên các trường đại học, cả những thanh niên các phường được huy động vào chiến dịch.
Ngay buổi chiều hôm ấy một cuộc mít tinh tuần hành từ Nhà văn hóa thanh niên do Thành đoàn tổ chức. Hàng ngàn học sinh, sinh viên rầm rộ xuống đường, diễu hành khắp các phố chính Sài gòn, Chợ Lớn, hoan nghênh chính sách cải tạo công thương nghiệp của đảng, đả đảo bọn gian thương. Suốt đêm Câu lạc bộ thanh niên vang lên bài ca “Tình nguyện”, “Dậy mà đi”. Khi chống Mỹ sinh viên học sinh hát những bài hát ấy, giờ cũng hát những bài hát ấy để tăng bầu nhiệt huyết đánh tư sàn!
Ngày 26-3-1978, cô công nhân Nguyễn Thị Bé B. ở nhà máy dệt Phong Phú được kết nạp đoàn vì từ chối nhận một món quà của một cơ sở kinh doanh mà cô canh giữ. Tiếp theo một trường hợp tương tự, anh thanh niên Vũ Ngọc Ch. ở nhà máy dệt Thắng Lợi. Mấy ngày sau tiếng trống ở trường Trần Khai Nguyên quận 5, vang lên, như trống trận. Đó là nơi tập trung của 1.200 thanh niên học sinh người Hoa xuống đường ủng hộ chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, người dẫn đầu là cô học sinh lớp 11, có gương mặt búp bê, mái tóc cắt ngắn: Lý Mỹ.


Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạngTháng Tám, quận 10. Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp, cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình. Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40 ,1978).
Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản ! Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ Đoàn thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh. Khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc tôi là đứa trẻ sáu tuổi đi xem đấu tố như xem hội hè, khi cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, tôi ba mươi tuổi, là người trong cuộc. Trước con mắt tôi, cuộc cách mạng sau chỉ khác cuộc cách mạnh trước là không bắn giết, còn giống hệt nhau. Cũng con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bẻ tố nhau. Những cán bộ từng hoạt động bí mật trong chiến tranh, được những gia đình buôn bán , giàu có bao bọc, giờ quay ngoắt lại tịch thu tài sàn ân nhân của mình. Những tính từ bọn, đồng bọn, “tên tư sản”, “con buôn” thay danh từ ông, bà, anh, chị. Gần ba chục năm trước, người bị quy là địa chủ, phú nông xấu xa thế nào, thì 1978, người bị gọi là tư sản, con buôn xấu xa như vậy.
Người ta đã phủ nhận một tầng lớp tiên tiến của xã hội, nhục mạ tầng lớp đó, đào hố ngăn cách giữa các tầng lớp nhân dân, và kéo lùi sự phát triển của đất nước, đó là một sự thật lịch sử cần ghi nhận. Chiến dịch X-3 thành phố Hồ Chí Minh, đã đánh gục 28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán. Ông Nguyễn Văn Linh nói: “ Khi tôi làm Trưởng ban cải tạo trung ương, tìm hiểu và dự kiến Sài Gòn, Chợ Lớn có khoảng 6.000 hộ kinh doanh buôn bán lớn. Khi anh Đỗ Mười thay tôi, anh ấy áp dụng theo quy chuẩn cuộc cải tạo tư sản Hà Nội từ năm 1955, nên con số mới phồng to lên như vậy” (Nguyễn Văn Linh, Những trăn trở trước đổi mới).
Ông Đỗ Mười đưa hàng ngàn hộ tiểu thương, trung lưu vào diện cài tạo, gộp luôn những hộ sản xuất vào đối tượng đó.


Ông Nguyễn Văn Linh nói: “Anh Mười không trao đổi với chúng tôi. Anh ấy có ‘thượng phương bảo kiếm’ trong tay, toàn quyền quyết định” (Nguyễn Văn Linh trăn trở cuộc đổi mới). Ông Đỗ Mười thay ông Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban cải tạo ngày 16-2-1978.
Trong chiến dịch X-3, Đỗ Mười không sử dụng người cùa Nguyễn Văn Linh, mà đưa hầu hết cán bộ từ miến Bắc vào nắm giữ những vị trí quan trọng. Đồng thời ông bố trí cán bộ các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, kho hàng vào tiếp quản. Ông đóng đại bản doanh ở Thủ Đức, trực tiếp chỉ đạo, không tham khảo bất cứ ý kiến ai trong cơ quan lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu.
Năm 2005, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận: “Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế”.


Có lần chúng tôi hỏi nhà báo Trần Bạch Đằng: “Hình như trong 63 năm tham gia cách mạng và làm lãnh đạo, ông Đỗ Mười không đề lại một tác phẩm nào?”. Ông Trần Bạch Đằng chớp mắt nhếch cái miệng méo xẹo: “Cha ấy để lại cho đời tác phẩm cải tạo công thương nghiệp !” . Ông Đỗ Mười sinh ngày 2-2-1917 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông làm rất nhiều chức vụ quan trọng, từng làm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam 1991-1997. Tôi không muốn viết chân dung ông bởi chẳng có gỉ đáng viết, chỉ ghi lại vài dòng những người đồng chí của ông, nhận xét về ông.
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ kề: “Một lần anh Mười xuống Hải Phòng, tôi và anh Nguyễn Dần dẫn anh ấy đi thăm nhà máy đóng tàu. Đi ngang Quán Toan thấy cái nhà hai tầng, anh Mười hỏi: “Nhà ai đây?” tôi trả lời: “Dạ nhà anh Bút lái xe”, anh Mười nói: “Nếu tôi mà là bí thư , chủ tịch thành phố tôi sẽ tịch thu ngay cái nhà này làm nhà mẫu giáo!” .
Ông Đỗ Mười là người đố kỵ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì. Ông Đoàn Duy Thành kể: “Chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, anh Mười gọi tôi tới, nêu vấn đề anh Văn năm 16 tuổi được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Rồi anh Mười bảo, về nói cho đoàn đại biểu Hải Phòng biết, và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết. Tôi hỏi anh Trường Chinh, anh Trường Chinh bảo: “Võ Nguyên Giáp năm 1941-1942, kể cả việc làm con nuôi Martin trùm mật thám Đông Dương là chuyện bịa hết!” 
Ông Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với ông Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… “. 


Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Làm người là khó). Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá !”. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp cải tạo công thương nghiệp. Năm nay ông Đỗ Mười hơn chín chục tuổi rồi. Nghe nói ông vẫn phải nuôi con mọn. Tôi không biết có đúng không, và nếu đúng, tương lai nó sẽ ra sao? Cầu trời, nó đừng như những “đứa con” sinh ra từ cuộc cải tạo công thương nghiệp 1978 như Lý Mỹ!
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng) Cuộc đánh tư sản sắt máu của Đỗ Mười đã “tạo ra” loại con cái đấu tố cha mẹ ruột mình.


Lý Mỹ (điển hình) là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10. Khi X-3 (cuộc đánh tư sản do Đỗ Mười chỉ huy) nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp, cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình...


X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải...


X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu...


Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.


Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.


Hôm đó, Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép, khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.


Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-3 đã bắt đầu.


Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100-CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.


Đỗ Mười nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. (Rất cần phải nhắc lại cái kế hoạch X-1 do hung thần Đỗ Mười đề xuất: Sĩ Quan Ngụy tù Trung Úy trở lên, Công chức từ cấp Chánh Sự Vụ trở lên: "Tử hình". May mà tuị Pol Pot làm quá nên bị cả Thế Giới nguyền rủa và lên án nên CSVN mới chùn tay). Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ, diệt triệt để, diệt không nương tay...ông vừa nói vừa chém tay vào không khí.


“Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta. Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị trường khan hiếm (đúng là nhà nước vét hết để chở ra bắc vì dân bắc sống sung sướng trong thiên đường XHCN nên các cửa hàng trống rỗng, thực phẩm phải mua bằng tem phiếu, vải được phân phối mỗi năm 4 mét/người). Chính là bọn tư sản thương nghiệp! Kẻ nào tích trữ thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. (thực ra chính CS đã đầu nậu). Tôi hỏi các đồng chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy! Bọn gian thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta...”


Đỗ Mười nói say sưa, hùng hồn, quyết liệt. Mép sủi bọt. Tay vung vẩy. Mồ hôi trán đầm đìa. Lúc đầu mặc quần áo nghiêm chỉnh, sau một hồi diễn thuyết khoa chân múa tay, Đỗ Mười bật nút áo sơ mi phanh ngực ra. Cuối cùng cởi phăng cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi, trên người ông chỉ còn mỗi chiếc áo may ô ba lỗ.


Đỗ Mười vẫn hăng nói: “Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn...”


Bầu không khí ngột ngạt và kích động muốn nổ tung hội trường. Sức nóng từ Đỗ Mười truyền đến từng người. Tiếng vỗ tay rào rào, tiếng cười tiếng nói hả hê. Những gương mặt hừng hực khí thế "xung trận".


Xin đừng ở vị trí hôm nay phán xét những người trong cuộc ba mươi lăm năm trước, thời điểm đó tư duy của mọi người khác bây giờ, nhất là tư duy của những cán bộ đảng viên vốn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của đảng. Những người mà đảng bảo sao cứ làm đúng phắc như vậy. Hãy bình tĩnh nhìn lại một cách trung thực, khách quan, để thấy một phần nỗi đau của mình, bạn bè mình, dân tộc mình, nỗi đau từ sự ấu trĩ, nóng vội, làm ào ào, đặt trái tim không đúng chỗ ngay từ khởi đầu!


Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng mấy cái chém tay như có 'thượng phương bảo kiếm': “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn-sê-vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”


Chúng tôi ra về với một tâm trạng nặng nề, mang theo lời cảnh tỉnh “Tuyệt đối bí mật”.


Nhưng hình như linh tính đã báo điềm chẳng lành cho thành phố Sài Gòn. Đó là cảm giác của tôi khi chạy xe máy từ cầu Công Lý lên cảng Bạch Đằng vòng qua Chợ Lớn. Người dân đổ ra đường nhiều hơn, vội vã, tất tưởi, gương mặt thất thần, nhiều tốp người tụm nhau bàn tán. Người ta nháo nhào đi mua từng cân muối ký gạo, như sắp chạy càn. Người dân thành phố vốn nhạy cảm và đó lại là cảm giác đúng: Thủ tướng nào thì chưa biết, nhưng trước hết phải lo thủ lấy miếng ăn!


Bảy giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu ở thành phố mang tên Bác.


Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. Họ làm bí mật lâu rồi. Như một trận đánh giặc đã được trinh sát, điều nghiên tỉ mỉ, chính xác. Các tổ công tác ập vào từng điểm bất ngờ, nhanh chóng niêm phong tài sản, khống chế mọi người trong gia đình nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mỗi điểm niêm phong có tối thiểu một tổ ba người, không cùng cơ quan, không quen biết nhau. Họ là thanh niên xung phong, thanh niên công nhân các nhà máy, sinh viên các trường đại học, cả những thanh niên các phường được huy động vào chiến dịch.


Ngay buổi chiều hôm ấy một cuộc mít tinh tuần hành từ Nhà văn hóa thanh niên do Thành đoàn tổ chức. Hàng ngàn học sinh, sinh viên rầm rộ xuống đường, diễu hành khắp các phố chính Sài gòn, Chợ Lớn, hoan nghênh chính sách cải tạo công thương nghiệp của đảng, đả đảo bọn gian thương. Suốt đêm Câu lạc bộ thanh niên vang lên bài ca “Tình nguyện”, “Dậy mà đi”. Khi chống Mỹ sinh viên học sinh hát những bài hát ấy, giờ cũng hát những bài hát ấy để tăng bầu nhiệt huyết đánh tư sản!


Ngày 26-3-1978, cô công nhân Nguyễn Thị Bé B. ở nhà máy dệt Phong Phú được kết nạp đoàn vì từ chối nhận một món quà của một cơ sở kinh doanh mà cô canh giữ. Tiếp theo một trường hợp tương tự, anh thanh niên Vũ Ngọc Ch. ở nhà máy dệt Thắng Lợi.


Mấy ngày sau tiếng trống ở trường Trần Khai Nguyên quận 5, vang lên, như trống trận. Đó là nơi tập trung của 1.200 thanh niên học sinh người Hoa xuống đường ủng hộ chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, người dẫn đầu là cô học sinh lớp 11, có gương mặt búp bê, mái tóc cắt ngắn: Lý Mỹ.


Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10. Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp, cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình.


Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40,1978).


Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản!


Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ Đoàn thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh, và qua sự khích động của Đỗ Mười.


Trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc có con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bè tố nhau. Những cán bộ từng hoạt động bí mật trong chiến tranh, được những gia đình buôn bán, giàu có bao bọc, giờ quay ngoắt lại tịch thu tài sản ân nhân của mình. Những tính từ bọn, đồng bọn, “tên tư sản”, “con buôn” thay danh từ ông, bà, anh, chị. Gần ba chục năm trước, người bị quy là địa chủ, phú nông xấu xa thế nào, thì 1978, người bị gọi là tư sản, con buôn xấu xa như vậy. Người ta, vỉ ngu dốt như Đỗ Mưởi, đã phủ nhận một tầng lớp tiên tiến của xã hội, nhục mạ tầng lớp đó, đào hố ngăn cách giữa các tầng lớp nhân dân, và kéo lùi sự phát triển của đất nước, đó là một sự thật lịch sử cần ghi nhận.


Chiến dịch X-3 thành phố Hồ Chí Minh, đã đánh gục 28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán.


Ông Nguyễn Văn Linh nói: “Khi tôi làm Trưởng ban cải tạo trung ương, tìm hiểu và dự kiến Sài Gòn, Chợ Lớn có khoảng 6.000 hộ kinh doanh buôn bán lớn. Khi Đỗ Mười thay tôi, anh ấy áp dụng theo quy chuẩn cuộc cải tạo tư sản Hà Nội từ năm 1955, nên con số mới phồng to lên như vậy” (Nguyễn Văn Linh, Những trăn trở trước đổi mới).


Đỗ Mười đưa hàng ngàn hộ tiểu thương, trung lưu vào diện cài tạo, gộp luôn những hộ sản xuất vào đối tượng đó.


Ông Nguyễn Văn Linh nói: “Anh Mười không trao đổi với chúng tôi. Anh ấy có 'thượng phương bảo kiếm' trong tay, toàn quyền quyết định” (Nguyễn Văn Linh trăn trở cuộc đổi mới).


Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban cải tạo ngày 16-2-1978. Trong chiến dịch X-3, Đỗ Mười không sử dụng người của Nguyễn Văn Linh, mà đưa hầu hết cán bộ từ miền Bắc vào nắm giữ những vị trí quan trọng. Đồng thời Đỗ Mười bố trí cán bộ các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, kho hàng vào tiếp quản. Đỗ Mười đóng đại bản doanh ở Thủ Đức, trực tiếp chỉ đạo, không tham khảo bất cứ ý kiến ai trong cơ quan lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.


Kết quả X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thành phế thải.


X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu. Năm 2005, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận: “Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế”.


Có lần chúng tôi hỏi nhà báo Trần Bạch Đằng: “Hình như trong 63 năm tham gia cách mạng và làm lãnh đạo, Đỗ Mười không để lại một tác phẩm nào?”. Ông Trần Bạch Đằng chớp mắt nhếch cái miệng méo xẹo: “Cha ấy để lại cho đời tác phẩm cải tạo công thương nghiệp, biến Sàigòn và miền Nam thành những vùng đất chết!” .


Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ kể: “Một lần anh Mười xuống Hải Phòng, tôi và anh Nguyễn Dần dẫn anh ấy đi thăm nhà máy đóng tàu. Đi ngang Quán Toan thấy cái nhà hai tầng, anh Mười hỏi: “Nhà ai đây?” tôi trả lời: “Dạ nhà anh Bút lái xe”, anh Mười nói: “Nếu tôi mà là bí thư, chủ tịch thành phố tôi sẽ tịch thu ngay cái nhà này làm nhà mẫu giáo!”.

Đỗ Mười là người đố kỵ với Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì. Ông Đoàn Duy Thành kể: “Chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, anh Mười gọi tôi tới, nêu vấn đề anh Văn năm 16 tuổi được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Rồi anh Mười bảo, về nói cho đoàn đại biểu Hải Phòng biết, và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết. Tôi hỏi anh Trường Chinh, anh Trường Chinh bảo: “Võ Nguyên Giáp năm 1941-1942, kể cả việc làm con nuôi Martin trùm mật thám Đông Dương là chuyện bịa hết!... Anh Mười, anh ấy rất võ biền. Các cuộc họp tôi nói, anh ta thường chặn lời tôi..." (Làm người là khó).


Ông Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Ủy viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được... Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Làm người là khó).


Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá !”.


Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp cải tạo công thương nghiệp. Cũng đúng thôi, vì ông Mười xuất thân từ nghề hoạn lợn thiến heo sau đi theo cách mạng. Ông đâu có được học hành gì, bởi thế những suy tư và hành động của ông là suy tư và hành động của những tên lưu manh, vô lại, khi bỗng nhiên có chức, có quyền.


Năm nay Đỗ Mười hơn chín chục tuổi rồi. Nghe nói vẫn phải nuôi con mọn do cô hộ lý sinh ra và nói là con của ông??? Không biết có đúng không, và nếu đúng, tương lai nó sẽ ra sao? Cầu trời, nó đừng như những “đứa con” sinh ra từ cuộc cải tạo công thương nghiệp 1978 như Lý Mỹ!

Minh Diện


Những sự thật cần phải biết - Đỗ Mười TBT Cộng sản VN

I. Hoạn lợn Đỗ Mười:

Đỗ Mười theo thông tin của nhà xuất bản chính trị quốc gia (Cộng sản) có một lý lịch rất “đỏ” từ đầu tới chân. Chính vì thế Mười nắm chức tổng bí thư của đảng cướp cộng sản Việt Nam và cho tới già vẫn “kiên định” đi theo chủ nghĩa hoang tưởng và cướp bóc mà nhân loại đã bỏ vào sọt rác của thế kỷ:

“Đồng chí Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2-2-1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Là một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939. Năm 1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù, giam tại Nhà tù Hỏa Lò - Hà Nội. Tháng 3-1945, đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh ủy Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Đầu năm 1946, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, đến cuối năm 1946, làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính tỉnh Nam Định. Năm 1948, đồng chí làm Khu ủy viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Năm 1950, làm Phó Bí thư Liên khu ủy III kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính Liên khu III, Chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu III. Từ năm 1951 đến năm 1954, làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn sông Hồng kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính và Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu Tả ngạn sông Hồng.

Năm 1955, đồng chí là Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa II (3-1955), đồng chí được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ năm 1956 đến năm 1973, đồng chí đã giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội thương rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 3-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và sau đó được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Tháng 6-1988, đồng chí được Quốc hội khóa VIII bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII, IX.

Tháng 12-1997, đồng chí đã đề nghị chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư và được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong giai đoạn đầy khó khăn do những biến động tiêu cực ở Liên Xô và Đông Âu, đồng chí Đỗ Mười đã góp phần cùng Trung ương Đảng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi thử thách, cam go, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên.” (1)

Đỗ Mười được biết đến là một kẻ vô học, ông ta từng thẳng thừng chửi bới người vệ sỹ riêng của mình vì đã cho một người tự nhận là “bạn học” của ông Tổng bí thư vào phòng riêng chờ được gặp. Lý do mà ông Mười chửi bới người vệ sỹ đó là “Tao có đi học ngày nào đâu mà có thằng nhận là bạn học”. Câu chuyện này là có thật 100% do chính anh em vệ sỹ kể chứ không phải là chuyện bịa. Tuy nhiên việc đó không quan trọng. Nó chỉ là một điều bình thường trong chế độ cộng sản vì Nguyễn Tấn Dũng học lớp 3 làm thủ tướng, Hồ Chí Minh viết sai chính tả tòe loe còn làm “danh nhân văn hóa” thì việc ông Mười vô học làm tổng bí cũng chẳng có gì lạ.

Ngoài ra còn phải nói đến việc ông Mười có gốc gác là một anh thiến heo. Thiết tưởng làm nghề gì đâu có phải là vấn đề? Miễn nghề đó không phải là cướp của, giết người. Tuy nhiên điều đáng nói là Đỗ Mười và cộng sản không bao giờ nhận về điều này. Ngay tại Liên Xô (cũ) thì Tổng bí thư Nikita Khrushchev đã hãnh diện về nguồn gốc chăn lợn của mình, mỗi ngày chỉ được trả có hai kopeks. Tại sao Đỗ Mười không dám nhận? Có phải Đỗ Mười muốn nhận mình là “thánh” giống cái cách Hồ Chí Minh tự bơm mình bằng cái tên Trần Dân Tiên? Có lẽ như vậy.

Chuyện ông Mười làm nghề thiến heo là hoàn toàn có căn cứ:

Thứ nhất, đọc bài thơ được nhà thơ Trần Ái Dân, nhan đề Thế này là thế nào... (2); đoạn chót như sau:

“Thời buổi thế này là thế nào hả giời 
Vua xuất xứ từ một anh hoạn lợn 
Diễn văn eng éc tiếng lợn kêu 
Đất nước tàn tạ xót xa 
Triều đình cắn xé thối tha 
Vua vẫy tai nhởn nhơ, hếch mũi lên hơn hớn”

Đây chính là những câu ám chỉ nghề của Đỗ Mười trước khi đi làm “cắt mạng”.

Thứ hai, chính nhà văn Vũ Thư Hiên (con ông Vũ Đình Huỳnh - Người thân tín của Hồ Chí Minh) đã viết trong “Đêm giữa ban ngày” chương 16 như sau: “Cái gọi là đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế thị trường có điều tiết, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời chính là trong thời kỳ này. Cha tôi đã nhận định sai về con người Đỗ Mười. Ông chỉ không sai khi nói rằng trước Cách mạng Tháng Tám Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn chứ không phải phu hồ, thợ sơn gì sất như được ghi trong tiểu sử chính thức: "Nói mọi nghề đều quý thì làm hoạn lợn cũng quý chứ sao, xưng công nhân làm quái gì! Người không biết thì thôi, người biết họ cười cho mất mặt. Thế không phải khôn, mà dại". Các nhà cách mạng biết Đỗ Mười cũng xác nhận nghề hoạn lợn của ông, chỉ nói thêm rằng ông hoạn vụng, có lần hoạn chết lợn của người ta, bị đuổi chạy chí chết”. (3)

Thứ ba, trong cuộc gặp với Giang Trạch-Dân năm 1991, Dân là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý đều nói rất văn hoa, lại ưa xen vào những câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ. Thế nhưng trong buổi họp ông ta gặp gã Đỗ Mười dốt đặc cán mai. Giang nói móc Đỗ Mười trong bữa ăn rằng Mười xuất thân là tên hoạn lợn bằng câu: “Lợn Trung quốc không to béo như lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn Việt Nam hầu hết là lợn thái giám, nên to lớn”.

Điều đó cho thấy Đỗ Mười đích thị là anh chàng hoạn lợn!

Vì đã có thời ông Mười hành nghề hoạn lợn mà (người Nam gọi là “thiến heo”). Chuyện kể của nhà văn Vũ Thư Hiên rằng Đỗ Mười thiến làm sao đó mà nhiều lần con heo ngỏm củ tử. Vì thế Đỗ Mười bị đuổi đánh chạy vãi ra quần. Do thấy nghề thiến heo không khá, “đồng chí” bỏ nghề và đi làm ”Cắt Mạng”. Bị Tây bắt giam nhiều năm tới 1945 mới được tự do và tham gia cướp chính quyền ở Hà Đông. Sau đó giữ chức Bí Thư Tỉnh Ủy kiêm Chủ Tịch UBND tỉnh. Từ đó đường hoạn lợn biến thành hoạn lộ của Đỗ Mười thênh thang rộng mở và phất lên thành tỷ phú USD. Rõ ràng nghề làm “Cắt Mạng” khá hơn nghề thiến heo rất nhiều. Thậm chí Đỗ Mười còn ngạo mạn tuyên bố: “Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới”. Nhưng đó chỉ thật sự chỉ là ngụy biện mà thôi!

Đỗ Mười và Võ Nguyên Giáp

II. Tội ác độc tài và cướp ngày: 

Độc tài: 

Đã là cộng sản thì không ai không có tư tưởng độc tài. Đỗ Mười cũng không là ngoại lệ. Trong thời kỳ làm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay gọi là thủ tướng) và sau này làm tổng bí thư của mình thì Đỗ Mười đã tự mình hoặc cùng Võ Văn Kiệt gây ra nhiều tội ác với dân chủ. Tiêu biểu xin kể tên lại một số vụ án với dân chủ và người yêu nước điển hình như sau:

- Tháng 11/1991: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị xử 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia, cùng với nhà báo Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận án 10 năm, trong một phiên tòa chớp nhoáng, không có luật sư biện hộ và không cho công chúng tham dự.

- Tháng 5/1992: Luật sư Đoàn Thanh Liêm bị xử 12 năm tù vì bài viết “Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản” nhằm đặt cơ sở luận lý và pháp lý cho một Hiến Pháp tương lai.

- Tháng 3/1993: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị xử 15 năm tù, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì ấn hành tờ báo bí mật “Diễn Đàn Tự Do”.

- Tháng 12/1993: Việt kiều Kỳ Ngọc Thanh và 4 người thuộc Liên Minh Hùng Gia Đại Việt cùng 2 nông dân với bản án tổng cộng 47 năm, về vụ thực hiện Chiến Dịch Nguyễn Trãi đòi hỏi đa nguyên đa đảng, và tổ chức 150 nông dân biểu tình trước Sở Thú Sài-gòn vào ngày 20/5/1991 nhằm yêu cầu giải quyết công bằng ruộng đất.

- Tháng 8/1995: Giáo sư Nguyễn Đình Huy bị xử 15 năm tù giam, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì hoạt động trong Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ, tiến hành tổ chức công khai Hội Nghị Quốc Tế Về Vấn Đề Phát Triển Việt Nam tại Sài Gòn.

Đỗ Mười là người đứng đầu chính phủ, sau này là đứng đầu đảng cộng sản độc tài thì không có gì thể bao biện cho những việc trên. Thậm chí sau này chính Đỗ Mười còn cho hành hạ nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Minh Chính lúc mới tù về và bắt ông Chính lần sau nữa. Việc này đã được nhà văn Vũ Thư Hiên viết như sau: “Cũng dưới thời Đỗ Mười tên xét lại hiện đại Hoàng Minh Chính được thả ra sau lần giam giữ cuối cùng vẫn bị tiếp tục hành hạ về tinh thần trong cuộc sống quản thúc. Không hề có một thiện ý lật lại trang sử để xem xét vụ án, cũng không có một biệt đãi nào, dù là biệt đãi chui, dành cho những người bị giam giữ trái phép nhiều năm, để đền bù phần nào những đau khổ và thiệt thòi mà họ và thân nhân đã phải chịu đựng trong những năm đó (12)...

(12) Tôi viết những dòng này khi Hoàng Minh Chính chưa bị bắt thêm một lần nữa (lần thứ ba) và bị xử án một năm tù giam vì tội "lạm dụng những quyền tự do dân chủ", thời tổng bí thư Đỗ Mười”. (4)

Đỗ Mười khi tới Bình Dương tháng 11/2006 
(Đã già nhưng rất thích khoác tay phụ nữ trẻ)

Theo cuốn sách “Những mẩu chuyện về đồng chí Đỗ Mười” của nhà xuất bản dân trí cộng sản Việt Nam ca tụng Đỗ Mười như sau: 

“Trần Quân Ngọc, nguyên Thư ký chuyên trách về dầu khí và công nghiệp của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cho biết: trong nhà, đồng chí Đỗ Mười để vào vị trí trang trọng nhất tấm chân dung Bác Hồ với bút tích của Bác Hồ "Tặng chú Mười". Ông bảo đó là món quà quý nhất của đời ông... Tấm ảnh Bác Hồ đó, được đặt trang trọng ở trang đầu tiên của cuốn sách "Những câu chuyện về đồng chí Đỗ Mười- nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam".

Trong bài viết của mình, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu rõ: Tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, đến nay tuổi đã gần 100 nhưng đồng chí Đỗ Mười giữ nguyên tính cách của một người Cộng sản trung kiên, một con người của hoạt động….

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tâm sự:. Đồng chí sống chân thành, giản dị, gần gũi chan hòa với mọi người. Được sống gần đồng chí Đỗ Mười và những lần làm việc trực tiếp với đồng chí, tôi đã cảm nhận được nhiều điều sâu đậm về Anh- người Đảng viên cộng sản trung kiên, hết lòng vì nước, vì dân...”

Qua đoạn bốc thơm của cuốn sách chúng ta thấy được điều gì? Đó là cộng sản thật giống nhau. Đỗ Mười chính vì tôn thờ Hồ Chí Minh và “kiên định” theo cách mạng nên hậu quả là rất nhiều tấm gương yêu nước và đấu tranh cho dân chủ đã vào tù dưới bàn tay của Đỗ Mười cũng không có gì quá xa lạ.

Đỗ Mười và đàn em tại một công trình Dầu Khí. 

Tội ác cướp ngày: 

Hẳn bạn đọc còn nhớ trong “Những sự thật cần phải biết” - phần 13: Những kẻ cướp ngày đã đề cập đến tội ác cướp ngày của Đỗ Mười. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về việc này, xin trình bày lại và thêm một sô tư liệu về việc này của Đỗ Mười để thấy rõ hơn tội ác của Mười.

Thứ nhất, chính Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Ủy viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Trích “Làm người là khó” - Đoàn Duy Thành - cựu phó thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản). Ông Đoàn Duy Thành cho biết Phạm Văn Đồng đánh giá về cải tạo công thương Nghiệp của Đỗ Mười: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá!”.

Khi chiến dịch X-3 đã bắt đầu:

Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 - CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Sài Gòn (đã bị đổi tên thành Tp. HCM) và các tỉnh phía Nam. Đỗ Mười nói: 

“Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ... Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta... Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn...”

Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm:

“Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn-sê-vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.

7 giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu. Và tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước.

Đỗ Mười và đàn em Võ Văn Kiệt vui mừng vì cướp được của nhân dân Miền Nam

Thứ hai, về tội cướp ngày của Đỗ Mười thì trên Dân Làm Báo cũng có một bài của nhà báo Minh Diện nói về điều đó. Bài báo có tên “Ông Đỗ Mười “đẻ ra” Lý Mỹ”. Bài viết có đoạn:

“Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạng Tháng Tám, quận 10. Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp, cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình...

Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40,1978). 

Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản! 

Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ Đoàn thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh….

X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải...

X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu...” (5

Rõ ràng qua đấy chúng ta thấy rõ hơn tội ác của Đỗ Mười làm băng hoại đạo đức xã hội cũng như là kẻ đầu têu cho sự cướp bóc của cộng sản đối với nhân dân Miền Nam.

Đỗ Mười vẫn chơi “Đại cán” Tầu

Thứ ba, trong báo cáo về thành tích “cướp” của nhân dân Miền Nam, cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP. HCM” của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: 

“Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38. 000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8. 548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn... ”

Cuốn sách cũng khẳng định thêm:

“Trong những chiến dịch lịch sử này có sự đóng góp không nhỏ của Bộ Chính Trị mà đặc biệt là vai trò lãnh đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng - thủ tướng chính phủ và đồng chí Đỗ Mười - phó thủ tướng chính phủ...”

Đó chính là những đoạn báo cáo tố cáo tội ác của cộng sản mà đặc biệt là Đỗ Mười. Đó là tội ác không thể chối cãi.

Đỗ Mười và đồng chí “LÚ”

III. Trùm sò Bán nước:

Lịch sử và sự thật cho biết Đỗ Mười chính là một kẻ bán nước. Điều đó là hoàn toàn không thể chối bỏ. Ngày nay nhiều tài liệu được bạch hóa đã chỉ ra Đỗ Mười chính là một tay trùm sò bán nước. Điều đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay dưới đây. Trước đó, xin quý bạn đọc tìm đọc lại “Những sự thật cần phải biết - Phần 23”để thấy rõ đường dây và tiến trình bán nước của cộng sản gồm: Phiêu, Linh, Khải, Kiệt, Mười, Mạnh v.v... Ở đây chỉ xin tóm tắt một số sự kiện chính để thấy rõ bộ mặt bán nước của Đỗ Mười hơn.

Thứ nhất, ngày 7-11-1991, trong chuyến đi Bắc Kinh của Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt, “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước”, Việt Nam - Trung cộng, đã được ký kết. Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung cộng dài 1.406 km, có truyền thống lâu đời bắt đầu được phân định lại.

Đường biên giới truyền thống đó là cơ sở để người Pháp, sau khi chiếm Bắc Kỳ, đàm phán với triều đình Mãn Thanh, ký Công ước 26-6-1887 và Công ước bổ sung 20-6-1895. Đây là hai văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đường biên giới dài 1.406 km, từ Móng Cái đến biên giới Lào - Trung, chỉ có 341 cột mốc.

Đỗ Mười và Lê Đức Anh - Những kẻ bán nước

Theo Phan Văn Khải kể lại: “Thác Bản Giốc mình không thể nào lấy hết... Bãi Tục Lãm họ có ý đồ lấn thật. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cố vấn Đỗ Mười cũng phải đấu với Trung Quốc trên tình hữu hảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan và ông Lê Khả Phiêu đã đấu tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phải có nhân nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau này còn có cơ sở để đấu tranh”. 

Qua đây cho thấy chính Khải và Phiêu đã xác nhận hành động bán nước của mình. Tại sao lãnh thổ của Việt Nam lại phải nhân nhượng? Và việc để mất thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm mà Khải kể chính là hành động bán nước không thể chối cãi. Và việc Mười và Kiệt đã ký “hiệp định” đã cho thấy Mười và đồng bọn chính là những tên Lê Chiêu Thống ngày thời cộng sản không thể chối cãi.

Thứ hai, trên một bài báo của Vietnamnet (cộng sản) đã chỉ rõ vai trò kết nối bán nước của Lê Đức Anh như sau: “Sau khi ông Lê Đức Anh đi "tiền trạm" về. Từ ngày 3 đến ngày 10/11/1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc. Hai bên Hội đàm, ra thông cáo chung và kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữ hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời kí cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.” (6)

Tất nhiên là bài báo không được phép nói thẳng ra Anh, Mười, Kiệt bán nước nhưng chúng ta thấy sự thật đã rõ ràng khi Kiệt và Mười đi thăm bán nước cho Trung cộng... Sự kiện này đã được chính báo cáo của bộ chính trị cộng sản về Lê Đức Anh, Mười, Kiệt kể công bán nước như sau: 

“Đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh v.v… đã có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng khởi đầu cho mối quan hệ bằng 16 chữ vàng và 4 tốt hiện nay. Tiếp nối truyền thống của Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch đã xây dựng …” (7

“Ngày 19-11-1994 Tại Hà Nội, Đỗ Mười và Lê Đức Anh tại lễ đón tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài đến 22-11-1994”./ Nguồn: Trung Quốc-Việt Nam (sách ảnh) Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biên soạn. China Intercontinental Press, 2003, tr. 26/ (8

Thứ baHội nghị Thành Đô 1990, từ trái Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng (phải) “16 chữ vàng” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, trên thực tế là Tà quyền Việt cộng chịu sự phụ thuộc về nhiều mặt đối với Trung cộng.


Sự kiện Thành Đô và vai trò của Đỗ Mười đã được khẳng định bằng việc trong hồi ký của Lý Bằng nói rất rõ vai trò của Mười:

“Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?

Ngày 2/9 - Chủ nhật. Trời quang tạnh.

Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.

Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.

Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.

Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc...”

Rõ ràng những kẻ như Đồng, Linh, Kiệt và Mười là những tên bán nước thật sự. Đó chính là những kẻ tội đồ của dân tộc.


Những tên bán nước tại Thành Đô.

Thứ tư, trong cuộc gặp với Giang Trạch Dân thì Đỗ Mười đã đồng ý với công hàm Phạm Văn Đồng và nhượng bộ Trung cộng. Nó thể hiện rất rõ sự bán nước của Mười. Trong báo cáo chính trị của cộng sản về cuộc gặp này được lưu lại tại Bộ Ngoại Giao cộng sản có ghi như sau:

“Trong cuộc họp với đồng chí Giang Trạch Dân, Đồng chí Đỗ Mười than rằng trong khi các bên bàn luận chưa ngã ngũ ra sao, thì hải quân Trung cộng cứ nhằm hải quân Việt Nam mà tấn công là không hay.

Đồng chí Giang cười xòa, rồi nói rằng: 

Quần đảo Tây sa (Hoàng sa) do Trung quốc chiếm từ chính quyền miền Nam Việt Nam, không liên quan gì tới đảng Cộng sản Việt Nam cả. Còn những cuộc đụng độ mới đây tại quần đảo Nam sa (Trường sa) thì đó là những biến cố nhỏ. Chúng ta gặp nhau đây, hãy bàn đại cuộc thì hơn. 

Đồng chí Đỗ Mười đáp lại:

Đụng chạm nhỏ gì mà tới 9 lần. Thiệt hại lên tới hàng trăm người của chúng tôi. Nhất là cuộc tấn công của hải quân Trung-quốc ngày 14-3-1988, khiến ba tàu Hải Quân Việt Nam bị chìm, mấy trăm người mạng bị chết. 

Đồng chí Giang bèn đưa ra một văn kiện, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký trước đây. Đồng chí Giang nói: 

Ngày 4-9-1958, khi Trung quốc ra bản tuyên cáo lãnh thổ 12 hải lý, với bản đồ đính kèm, thì ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam, ký văn thư gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung quốc, công nhận bản tuyên bố lãnh hải. Từ ngày ấy cho đến nay, phía Việt Nam chưa bao giờ chống đối văn kiện này. Như vậy rõ ràng Việt Nam công nhận toàn bộ vùng biển Đông, trong đó có hai quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa) thuộc Trung quốc. Quần đảo Tây sa, Trung quốc đã đánh chiếm từ chính quyền Sài-gòn ngày 19-1-1974. Còn quần đảo Nam sa (Trường-sa), sau ngày 30-4-1975, VN đem quân tới chiếm đóng. Như vậy là Việt Nam xâm lăng, lấn chiếm lãnh thổ Trung quốc, nên hải quân Trung quốc phải nổ súng đuổi quân xâm lược là lẽ thường tình. 

Đồng chí Đỗ Mười không chịu nhượng bộ: Tại Trường sa còn có quân đội của Phi-luật-tân, Đài-loan, Mã-lai. Tại sao thủy quân Trung-quốc không tấn công vào quân hai nước đó, mà chỉ tấn công vào Hải Quân Việt-Nam? 

Đồng chí Giang tiếp: Quần đảo này hiện đang trong vòng tranh chấp giữa Trung quốc với Philippines, Malaysia, nên Trung-quốc không thể tấn công họ, như vậy là bá quyền. Còn quân của Đài loan cũng là quân Trung quốc đóng trên lãnh thổ Trung quốc, nên hải quân Trung quốc không thể nổ súng, vì như vậy là huynh đệ tương tàn. 

Đồng chí Đỗ Mười cho biết: Nhưng tại Trường sa từ trước đến giờ không hề có quân Trung quốc đóng. Nay Trung quốc dùng sức mạnh, chiếm mất mấy đảo của Việt Nam làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.

Đồng chí Giang bèn trả lời rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nêu cao việc dùng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì đồng chí hãy tuân thủ tư tưởng của Hồ Chủ tịch, vì chính Hồ chủ tịch ra lệnh cho đồng chí Phạm Văn Đồng ký văn thư công nhận các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung quốc…

Đồng Chí Đỗ Mười: Thôi! Chúng ta hãy dừng lại ở đây để không ảnh hưởng đến hòa khí của hai đảng. Chúng ta bàn tiếp vấn đề Campuchia...” (9

Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Đỗ Mười đã im lặng trước hành động bán nước của Phạm Văn Đồng, HCM vì vậy sau đó Mười bán nước không có gì lạ.

Đỗ Mười bán nước

Trước đó thì Linh và Mười đã rất tâm đắc với việc bán nước và thần phục Trung cộng. Hãy đọc đoạn sau từ hồi ký Trương Đức Duy - sứ Tầu tại Việt Nam để thấy rõ điều này: 

“Hai vị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linhbày tỏ: Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này.

Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.

Đỗ Mười và đồng chí X

IV. Kết luận:

Đỗ Mười cũng là một trong những tội đồ của dân tộc. Ngoài độc tài và cướp đoạt của dân còn cho thấy là một trong những hiện thân của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc thời đại cộng sản. Điều đó cho thấy chúng ta phải tìm mọi phương thức để lật đổ chế độ cộng sản để cứu dân tộc khỏi con đường mà cộng sản đang tìm cách dâng giang sơn, gấm vóc của tổ tiên cho giặc. Chúng ta chỉ có thể lật đổ cộng sản mới có thể cứu được sản nghiệp mà những Trần Hưng Đạo, Hai bà Trưng v.v... đã dày công vun đắp. Đó là trách nhiệm mà chúng ta, tất cả bạn đọc có lương tri phải phấn đấu.

Đỗ Mười thật sự là Đỗ Mười vì dù có là anh hoạn lợn hay anh tổng bí thư vô học thì cũng phải nói: Đỗ Mười cộng sản!

06/10/2013.



Từ thợ thiến trở thành kinh tế gia lỗi lạc: Nhìn lại cách ông Đỗ Mười “trị” lạm phát phi mã 30 năm trước

 >> Ông Đỗ Mười đã “bắt bệnh” siêu lạm phát ra sao?
 >> Sự quyết liệt của bác Đỗ Mười với công trình đường dây 500kV

Ông Đỗ Mười coi chống lạm phát là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, quyết liệt, gian khổ
Ông Đỗ Mười coi chống lạm phát là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, quyết liệt, gian khổ

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười được ghi nhận đã có công lớn trong việc chỉ đạo, điều hành kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Điều này được ghi nhận trong bài viết "Anh Đỗ Mười và cuộc đấu tranh kiềm chế và đẩy lùi lạm phát (1988-1989)” của tác giả Nguyễn Thượng Hòa – nguyên Quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, nguyên cố vấn, chuyên gia cao cấp trong cuốn sách “Đồng chí Đỗ Mười - Dấu ấn qua những chặng đường lịch sử” của NXB Chính trị quốc gia - Sự thật (2012).

Ông Nguyễn Thượng Hòa kể lại rằng, thời kỳ đó, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp quyết liệt song giá thị trường vẫn tăng mạnh, tới 300 - 400% rồi gần 500% một năm, tức là đã xấp xỉ mức siêu lạm phát. Chuyên gia của các thể chế tài chính quốc tế nói, Việt Nam phải có 3 tỷ USD để cân đối tài chính tiền tệ, nhưng nước ta khi đó không có đủ 3 tỷ đồng.

Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế trong nước người thì đề xuất phương án phát hành "đồng tiền nặng" được bảo đảm bằng vàng để thay thế dần đồng tiền mất giá hiện hành, người thì đưa ra thuyết "dĩ độc trị độc, lấy lạm phát để trị lạm phát".

Thế nhưng, ông Đỗ Mười cho rằng, những giải pháp này đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Làm như vậy là Nhà nước hủy bỏ đồng tiền hiện hành, khiến nhân dân mất trắng số tiền đang nắm giữ và sẽ phản đối.

Những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt

Sau khi phân tích những nguyên nhân, ông Đỗ Mười đã tập trung giải quyết 5 vấn đề mà ông cho là trực tiếp gây ra lạm phát.

Cụ thể, để tiếp tục khắc phục mất cân đối cung cầu hàng hóa, vào tháng 2/1989, ông Đỗ Mười chỉ đạo tìm mọi cách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, tạo nên một quỹ hàng hóa để ứng phó với những biến động về cung cầu hàng hóa có thể xảy ra khi thực hiện những biện pháp quyết liệt chống lạm phát.

Theo lời kể của ông Nguyễn Thượng Hoà, ông Đỗ Mười đã yêu cầu Bộ Ngoại thương xóa bỏ những quy định không hợp lý về nhập khẩu phi mậu dịch, không những cho phép mà còn khuyến khích cán bộ, chuyên gia, học sinh, sinh viên, lao động ở nước ngoài, Việt kiều khi trở về nước đem hàng về càng nhiều càng tốt, Nhà nước không đánh thuế, không thu mua.

Về xuất nhập khẩu và ngoại tệ, tháng 3/1989, Nhà nước xóa bỏ chế độ hai tỷ giá song hành: bỏ tỷ giá chính thức (lúc đó là 3.500 đồng/USD, thấp hơn gần 25% so với tỷ giá trên thị trường (4.550 đồng/USD); thực hiện một tỷ giá ngoại tệ duy nhất được vận dụng linh hoạt theo diễn biến tỷ giá được hình thành trên thị trường qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, ông còn thực hiện chính sách: ngân sách không trợ cấp xuất khẩu, không bù lỗ nhập khẩu; khuyến khích kiều bào ở nước ngoài gửi kiều hối về nước; chuyển từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương; tổ chức lại hệ thống ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước và nhiều ngân hàng chuyên doanh hoạt động bằng vốn tự thu hút trong xã hội theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh có lãi…

Không những vậy, toàn bộ giá hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất của Nhà nước đều được nâng lên sát giá thị trường. Tiền lương được điều chỉnh lên, không những đủ bù lại tác động của việc tăng giá hàng mà còn có cải thiện một phần đời sống của họ: tiền lương tối thiểu được nâng gấp 4 lần, tổng quỹ tiền lương được tăng lên gấp 5 lần so với năm 1988.

“Những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt này khi đưa ra đã gây những phản ứng của cả các nhà kinh tế và các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, anh Mười rất thận trọng. Anh cử một đoàn cán bộ gồm: Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước xuống Hải Phòng làm thí điểm. Kết quả cho thấy, việc thực hiện các biện pháp trên không gây ra những rối loạn kinh tế - xã hội như có ý kiến lo ngại. Trên cơ sở đó, anh đề nghị Hội đồng Bộ trưởng áp dụng trên phạm vi cả nước”, ông Hoà cho hay.

Kết quả là lạm phát bị chặn đứng, chỉ số giá từ tháng 5 đến tháng 7/1989 giảm so với các tháng trước, có tháng chỉ số là âm: tháng 4 giảm 1% so với tháng 3; tháng 5 giảm 2% so với tháng 4. Tiếp đó, do lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 6 và tháng 7, 8, 9, ngân hàng đã hai lần điều chỉnh lãi suất xuống cho phù hợp với chỉ số lạm phát nhưng vẫn bảo đảm người gửi tiền được hưởng lãi suất cơ bản.

Các chuyên gia kinh tế nước ngoài thời đó đã vô cùng ngạc nhiên và hết lời ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam đã dũng cảm thực hiện những cải cách cơ bản, nhất là việc xóa bỏ bao cấp gạo, việc thực hiện một tỷ giá ngoại tệ duy nhất trên cơ sở tỷ giá hình thành trên thị trường (mà họ gọi là "phá giá đồng tiền Việt Nam"), việc chuyển đổi từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương mà không gây xáo trộn kinh tế, chính trị, xã hội.

Không giáo điều, máy móc

Rút kinh nghiệm cuộc đấu tranh chống lạm phát, ông Đỗ Mười đã nêu lên một số điểm. Một là phải tự mình đi sâu nghiên cứu tình hình để tìm ra những chủ trương, biện pháp thích hợp, không giáo điều máy móc vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài.

Hai là, lạm phát là một tai họa lớn, tác động đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, làm đảo lộn đời sống mọi tầng lớp nhân dân, làm chậm lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Cho nên chống lạm phát là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, quyết liệt, gian khổ.

Đã là đấu tranh cách mạng thì phải dùng những biện pháp xử lý có tính chất cách mạng. Vấn đề hàng đầu là phải động viên được đông đảo nhân dân tham gia. Muốn vậy phải có chính sách đúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, phải biết dùng lợi ích để lôi cuốn nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo thành động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng tiến tới mạnh mẽ.

Việc nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên 12% là một ví dụ điển hình: Trong khi chỉ số lạm phát là 7% một tháng, với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12%, nhân dân thấy gửi tiền vào ngân hàng vừa bảo đảm được giá trị tiền gửi vừa có lợi thêm 5% nên đã ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng.

Một ví dụ khác: Khi Nhà nước sửa đổi chính sách đối với nhập khẩu phi mậu dịch, hàng từ nước ngoài đem về rất nhiều, hầu hết là hàng mà nhân dân trong nước rất cần như tân dược, vải vóc, đồ điện tử,... Người đem hàng về phấn khởi vì có thêm thu nhập, nhân dân cũng phấn khởi vì có hàng để mua. Số lượng kiều hối gửi về cũng tăng gấp nhiều lần. Đối với nông dân, việc nâng giá mua lúa lên sát giá thị trường khiến nông dân phấn khởi, bán gần triệu tấn lúa cho Nhà nước, nhờ đó Nhà nước không còn phải nhập khẩu gạo mà vẫn có lực lượng để bình ổn giá thị trường, ngoài ra có gạo để xuất khẩu.

Ba là, chống lạm phát phải tiến hành toàn diện, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ các biện pháp. Tùy tình hình diễn biến mà kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và phải đặt thành trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, tạo ra sự nhất trí quyết tâm cao.

Bích Diệp (lược ghi)


LÝ BẰNG TIẾT LỘ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 VỚI ĐỖ MƯỜI

Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt… Hai bên ký kết “Kỷ yếu hội nghị” đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).
Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi “Lý Bằng Nhật ký ngoại sự” (李鹏外事日记 ) và “Hợp tác phát triển Hòa Bình” (和平发展合作), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.

Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:
Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký “Nhật ký ngoại sự”, và “Hòa Bình phát triển hợp tác”, đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).
Bài này trích trong cuốn “Nhật ký ngoại sự” và “Hòa bình phát triển hợp tác” của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]

Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!” [2]

Lý Bằng “Nhật ký ngoại sự” (外事日记) ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:
Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 – 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.
Việt Nam tuyên bố “Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia”. Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết “trơn tru” cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm “sạch” các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.

Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.

Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.
Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.

Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games) sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.

Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.

Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô vào lúc 08 giờ 30 tối, chậm hơn tôi nửa giờ sau. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô, thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.
Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản “Kỷ yếu hội nghị”.
14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn “Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù” (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.
16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.
Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7

Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.

Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.
Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.
Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân.
Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.
Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.

Thứ Năm, ngày 7 tháng 11.
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.

HUỲNH TÂM

Ác Nhân Dị Sử

 

 

Đỗ Mười thuở nhỏ bẩm chất đần độn, học hành dốt nát, chỉ ham chơi, không thiết việc đến trường. Bố mẹ đánh mắng lắm Mười cũng chỉ cố đến lớp ba trường làng là hết mức. Ngày ngày giả vờ ôm cặp ra khỏi nhà là giấu vào bụi rậm, đi lêu lỏng cùng bọn “nhân dân tự phát” nghịch ngợm phá xóm, phá làng. Người trong làng, xã ai ai cũng kiềng mặt Mười.

Đến năm 18 tuổi, bố mẹ già yếu quá không thể nuôi được Mười nữa. Mười chẳng biết nghề ngỗng gì làm để nuôi thân, lâm vào cảnh đói rách triền miên. Một hôm, có người hoạn lợn từ phương xa vào làng Mười để hành nghề. Bản tính vốn du côn, ưa chơi dao búa, Mười thấy ông thợ hoạn khua dao cắt dái lợn, máu me đầm đìa thì lấy làm thích thú lắm. Bèn xin theo học nghề. Học chữ nghĩa thì tối dạ nhưng học cầm dao thì Mười tỏ ra có năng khiếu vượt bực. Chỉ sau ba lần cầm dao thực tập, sư phụ “hoạn trư” rất hài lòng đã tìm được đệ tử chân truyền nên cho phép Mười xuống núi, ra tay hành hiệp, tế độ loài heo.

Từ đó, ngày ngày Đỗ Mười đi khắp xã Đông Mỹ, quê của hắn, thổi sáo toe toe, toét toét, rao thiến lợn, kiếm ăn. Tay nghề xuất sắc, tiếng lành đồn xa, cả cái huyện Thanh Trì, Hà Nội, những nhà có nuôi lợn, ai ai cũng cố mời cho được Mười đến nhà ra tay “giải phóng” dùm “của nợ” bầy heo của mình. Tiền công trả rất hậu hỉ. Đời sống của Mười phất lên, tuy không giàu có gì cho lắm, nhưng chuyện rượu “quốc lũi”, thịt chó thì tha hồ ngất ngưỡng thường xuyên với đám “nhân dân tự phát” ở các bến xe, bến đò. Đêm nào Mười cũng say be bét, bò lê, bò càng trở về nhà.


Lời khuyên răn, dạy bảo của bố mẹ, Mười bỏ ngoài tai. Đôi khi còn sừng sộ mắng trả.


Một ngày kia, Mười đang xắn tay áo, múa dao chăm chú thiến heo thì có một người đứng chắp tay sau đít, theo dõi từng động tác của Mười. Xong việc, Mười ngẫng lên, thấy một lão già ốm nhom, má hóp, trán hói, mắt sâu, râu lưa thưa dưới cằm, đang chắm chăm nhìn mình, miệng đang tủm tỉm cười. Mười tưởng lão già đang chế nhạo nghề hoạn lợn của mình nên nổi cáu, sừng sộ giọng du côn:


-Ê! Cười cái đíu gì thế? Chưa bao giờ thấy người ta thiến lợn à?


-À không! Không dám đâu! Chẳng qua lão thấy đường dao của chú khéo quá nên hâm mộ đứng xem chơi ấy mà!


Thấy người khách ra điều nhỏ nhẹ, lại khen mình nữa nên Mười khoan khoái trong lòng, bèn dịu giọng lại, cười cầu tài:


-Thế ông có muốn tôi đến nhà để “giải phóng” cho bầy lợn của ông không?


-Ta chả có heo qué gì để mời chú đến “giải phóng” nhưng thích tay nghề của chú nên muốn mời chú hợp tác trong việc làm ăn lớn. Chú có muốn không?


- Công việc của ông có liên quan gì đến nghề thiến lợn của tôi mà hợp tác?


-Nghề làm ăn của ta cần có người biết cầm dao khéo và gan dạ như ngươi!


-Nhưng thú thật, gan thì có đủ nhưng đường dao thì vẫn chưa được điêu luyện lắm. Thiến mười con thì  ba con bị nhỡ dao phải làm thịt. - Mười vờ khiêm tốn.


-Ta chỉ cần phân nữa ấy cũng đủ lấy thiên hạ rồi.


-Mà nghề của ông làm gì? Tôi phải biết mới theo đượcchứ?


-Nghề bán nước!


Đỗ Mười phá lên cười hô hố:


-Ối cái thứ nước vối bán ở mấy cái quán dọc đường, hay theo bến xe đò ấy khấm khá thế quái nào bằng cái nghề hoạn của tôi? Thôi đi ông ơi! Cho tôi vái cả nón!

-Ấy! Chú chớ có hiểu lầm! Nước đây nói theo tiếng Đại Hán là “giang sơn ”, là đất nước chứ chẳng phải cái thứ nước vối tầm thường của chú tưởng đâu đấy!

Mười cười mỉa:

-Gớm nhẻ! Thế ông là ai, có quyền hạn gì mà có thể đem nước ra bán? Làm vua chắc?

-Ta là ai thì chú chưa cần biết vội. Chỉ biết rằng nếu chú chịu theo ta thì sau này sẽ được quyền chức, giàu sang tột đỉnh, con cháu vinh hiển suốt đời. Thế nào có chịu không?

Thấy nói đến giàu sang, quyền chức, Mười sáng mắt lên nhưng còn ngần ngại:

-Việc này trọng đại, tôi không thể tự mình quyết được! Để tôi về hỏi bố tôi xem sao đã rồi giả nhời ông sau.

-Ừ! Thế thì tốt. Nhưng phải nhanh nhanh lên mới được.

-Nhưng lúc đó biết tìm ông ở đâu?

-Cứ đến Cao Bằng, vùng biên giới Hoa-Việt, hỏi thăm người dân ở đấy, tìm đến hang Pắc Pó, gặp Hồ chí Minh, tự khắc người ta sẽ chỉ cho.

Nghe nói tên Hồ Chí Minh, bất giác Đỗ Mười hoảng hốt, sụp xuống lạy như tế sao:

-Đỗ Mười này là kẻ ngu hèn đáng chết, có mắt mà không ngươi, không biết Ngài là “cha già dân tộc”. Bố tôi cứ nhắc đến Ngài như là bậc anh hùng đời nay sánh với Tào Tháo thủa xưa. Xin Ngài thứ tội chết cho!

Già Hồ đưa tay đỡ Mười đứng lên rồi ôn tồn bảo:

-Được rồi! Không biết là không có tội. Đừng gọi ta là Ngài, phong kiến, cổ hủ lắm. Hãy gọi ta là “Bác” hay “Cha già dân tộc” cho có vẻ cách mạng và thân tình trong nhà.

Nói xong, lão già Hồ thò tay vào túi áo phía bên tay trái móc ra gói thuốc Ăng Lê Phillip Moris mời Đỗ Mười một điếu để gọi là kết giao tình đồng chí. Đỗ Mười đưa cả hai tay ra run run đỡ lấy điếu thuốc quí rồi giắt vào mép tai chứ không dám hút.

Già Hồ miệng tủm tỉm cười, lại đưa tay vào túi áo phải, móc ra một bịch nhựa đựng giấy quyến, thuốc rê, rồi quấn một điếu “bốc lăn xe” to như sâu kèn, le lưỡi ra liếm vòng tròn điếu thuốc, ngậm vào miệng, bật quẹt lửa đốt thuốc. Hít hít mấy hơi, xong bảo:


-Nào chú hãy hút với Bác đi chứ, đồng chí Mười!


-Dạ em không dám đâu. Bác hút “bốc lăn xe” thì em nào dám hút thuốc của đế quốc!


-Đừng ngại! Bác mời! Khách quí Bác mới mời đấy! Mà quí vì cái tài múa dao của chú nữa đấy. Nào! Hãy hút vì tinh thần cách mạng vô sản của chúng ta!  Hẹn sớm gặp lại. Chào nhé!


Già Hồ đã đi khá xa mà Đỗ Mười vẫn còn đứng ngẫn người ra như kẻ mộng du, không hiểu lão ấy nói “cách mạng vô sản” là cái quái quỉ gì. Mặc, miễn giàu sang là được. Mười vừa bước đi, vừa lẩm bẩm trong mồm:


-Ông đíu cần hiểu cách mạng với vô sản là cái chó gì miễn có tiền, có quyền là được!


Hôm ấy, Đỗ Mười về nhà sớm hơn thường lệ. Ông bố lấy làm ngạc nhiên vì chiều nào Mười về đến cửa là đã say khước, miệng lè nhè những lời chửi thề, thô tục. Bèn hỏi:


- Hôm nay không có mối à? Về sớm thế?


- Chả phải thế bố ơi! Vào đây con bảo cái này!


Đỗ Mười kể lại sự việc ban sáng cho bố nghe xong rồi hỏi:


-Nghề hoạn lợn so với nghề buôn vua khác nhau thế nào?


-Hoạn lợn là nghề ti tiện, cơm kiếm được chỉ đủ đút vào mồm, sánh làm sao được với nghề buôn vua. Trúng mánh một phát là giàu sang, vàng bạc châu báu cơ man nào mà kể, hơn cả Lã bất Vi đời nhà Tần ấy chứ!


-Thế sánh với nghề buôn nước thì thế nào?


-Thế nào nữa? Đem được giang sơn của tổ tiên ông bà, của cả thiên hạ ra bán cho ngoại bang thì lợi lộc, của cải chất như núi, quyền cao, chức trọng tột đỉnh. Muốn hô gió có gió, muốn gọi mưa có mưa. Tám chục triệu dân nước Việt này sẽ quì mọp dưới chân mày mà tung hô “Hoàng đế Đỗ Mười muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ sống mãi trong quần… chúng” ấy chứ.

Mười nghe xong, ngữa mặt lên trời cười to ba tiếng. Tiếng cười nghe ghê rợn như tiếng lợn bị thiến.

Hôm sau, Mười đem hương đèn ra bờ sông tế lễ, bỏ nghề thiến lợn, ném dao mổ xuống dòng nước. Từ giả bố mẹ già, quyết tâm tìm đường lên hang Pắc Pó để hợp tác với “Bác Hồ - Cha già dân tộc” mưu đồ việc lớn. Trước khi đi, Mười thề độc một câu:

-Không thành danh, quyết không trở về cái xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì này!

Năm đó, 1939, Mười đúng 22 tuổi, bỏ nhà theo già Hồ và đảng Cờ đỏ, để đi ăn cướp.

Khi tìm được đến hang Pắc Pó, gặp được già Hồ trên nhà sàn Thượng, Mười sụp xuống lạy ba lạy, xin được thu nạp. Già Hồ mừng lắm, đưa tay đỡ Mười lên và cười nói:

-Được chú đến đây là phước lớn của Đảng ta! Mưu lớn ắt phải thành.

Đoạn cầm tay Mười dắt vào nhà trong, giới thiệu với hai người đang có mặt trong phòng.

-Để Bác giới thiệu cho các chú quen biết với nhau. Đây là chú Giáp. Kia là chú Đồng. Còn đây là chú Mười. Ba chú hãy bắt tay nhau và từ nay hãy gọi nhau là đồng chí nhé.

Ba người vừa ngượng nghịu bắt tay nhau theo kiểu Phú Lãng Xa, vừa cúi gập người xuống, nửa Âu, nửa Á trông ngô nghê, buồn cười, mồm lí nhí chào: Đồng chí! Rồi cả ba đều im lặng, giữ kẽ.

Mãi khi ngồi vào bàn uống nước trà, đến tuần thứ ba, già Hồ mới mở miệng:

-Hôm nay Bác rất vui, rất thỏa mãn trong lòng là vì Bác đã tìm được ba hào kiệt trong đời chính là ba đồng chí sẽ giúp cho Đảng, cho Bác sớm hoàn thành mưu đồ đại sự. Lưu Bị ngày xưa cũng nhờ có ba đại tướng là Quan, Trương, Triệu giúp sức mà lập nên nhà Hán. Bác phân công cho ba chú như sau: Chú Giáp lo đánh giặc bên ngoài, chú Mười lo dẹp loạn bên trong, còn chú Đồng sẽ ngồi trong nhà sàn cùng ta vạch định kế hoạch lúc tiến, lúc thối. Nào! Các chú có nhất trí không?

Ca ba cùng đứng lên một lượt, vòng tay, cúi đầu cung kính đáp một rập:

- Bác thật là anh minh thần võ, là đỉnh cao trí tuệ loài người! Chúng tôi đồng ý, nhất trí với Bác. Đúng như nhân dân ca tụng khắp trời rằng: “Bác Mao đâu ở nơi xa! Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”!

Hồ Chí Minh ngồi nghe ba tên Giáp, Đồng, Mười xun xoe nịnh hót, bợ đít mình như thế lấy làm vui vẻ, thích chí lắm. Cứ đưa ray vuốt chòm râu lưa thưa của mình, cười ruồi mãi.

Kể từ đó, Mười được Hồ giao cho quyền hạn rất lớn, được quyền “tiền trảm hậu tấu”. Từ năm 1945 đến năm 1955 Đỗ Mười nổi tiếng như cồn về cuộc đại càn quét “gián điệp” ở Hải Phòng với câu danh ngôn để đời: “Thà giết lầm hơn bỏ sót”. Mười hoạt động hăng say, tích cực trong các chủ trương lớn của Mao-Hồ như “Cải cách ruộng đất”, đại thanh trừng “Xét lại”, trù dập phong trào “Nhân văn giai phẩm”, tắm máu nhân dân Quỳnh Lưu - Phát Diệm… Đặc biệt là ký Nghị quyết 49/NQ/TYQH ngày 20/6/1961, cho phép công an bắt giam mọi công dân mà không cần trưng ra chứng cớ, hoặc xét xử. Tay nghề “họan lợn” năm xưa bây giờ đổi sang cắt cổ người như ngoé đã làm cho con đường “hoạn lộ’ Đỗ Mười thênh thang mở rộng.

 Máu người dân vô tội càng chảy nhiều bao nhiêu danh vọng, quyền lực của Mười càng thăng tiến vùn vụt bấy nhiêu.


Chỉ trong vòng hơn mươi năm, từ một Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Đông năm 1946, Mười nhảy lên chức Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước năm 1963. Năm 1973, Mười nắm quyền Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho đến năm 1991,   được bầu lên chức Quốc vương, tức Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến 1997. Mười làm vua chỉ được có 6 năm thì bị Hoàng đế Đại Hán là Giang Trạch Dân tước quyền, lấy lại ngôi báu giao cho Lê Khả Phiêu.


Đáng ra, năm 1969 khi Hồ Chí Minh sắp “chuyển sang từ trần” thì Mười sẽ được đề cử lên làm Quốc vương thay mình để trị vì dân đen nhưng bị hai soán thần là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ âm mưu đoạt ngôi theo cách của hai hoạn quan Dịch Nha và Thụ Điêu ám hại vua Tề Hoàn công thời Đông Chu là “cách ly” Hồ với mọi quan hệ với bên ngoài và bỏ đói cho đến chết.


Với tham vọng tóm thâu đất nước vào một tay, năm 1968, Hồ Chí Minh xua hết binh lực miền Bắc tấn công miền Nam vào đúng ngày mồng Một Tết Mậu Thân. Tưởng rằng đánh bất ngờ giữa lúc dân miền Nam đang vui vẻ đón Xuân, rước ông bà về ăn Tết với con cháu, sẽ không ai đề phòng chó cắn trộm. Nào ngờ, “vui Xuân nhưng không quên nhiệm vụ”, quân dân miền Nam đã giáng trả những đòn sấm sét làm cho bính lính già Hồ “sặc máu”, tan tành binh giáp. Lớp chết, lớp bị thương không biết bao nhiêu mà kề. Tàn quân kéo về Bắc không còn được một phần mười.


Thua đau, nhục lớn, già Hồ uất ức sinh ra tâm bệnh, nằm liệt giường cả năm. Bọn Lê Duẫn và Lê Đức Thọ từ lâu bị già Hồ xem là có cốt tướng phản, không được tin dùng trong những chức vụ quan trọng, chỉ cho hầu cận bên mình như những thái giám nên đem lòng oán hận. Bọn Duẫn, Thọ đã có âm mưu trừ khử già Hồ để soán ngôi, nay cơ hội đã đến, liền cùng nhau ra tay. Lấy cớ già Hồ đang bệnh nặng không muốn tiếp kiến ai, hai tên Duẫn và Thọ nhốt riêng già Hồ trong phòng kín cho kẻ thân tín canh giữ ngày đêm và bỏ đói, không cho ăn uống gì cả. Đến ngày thứ mười, già Hồ đói, khát quá, bò ra cửa, kêu người dâng cơm nước. Kêu cả buổi chẳng có tiếng ai thưa. Đến hơn mười ngày nữa, người gầy rạc chỉ còn da bọc xương, hai mắt lờ đờ, nói thều thào không ra tiếng, chỉ ra hiệu bằng tay.

Đến lúc này, Duẫn, Thọ mới triệu tập đông đủ Bộ Chính trị lại bên giường để nghe di mệnh của “Bác Hồ”. Lúc ấy, già Hồ không còn đủ sức nói được nữa, cố giơ cánh tay gầy xương  chỉ vào miệng mình rồi chỉ vào Duẫn. Ý Hồ muốn nói: “Ta đói quá! Chính thằng Duẫn bỏ đói giết ta!”. Nhưng mọi người lại lầm tưởng già Hồ muốn truyền ngôi cho Duẫn nên cả bọn sụp xuống lạy vâng di mệnh và đồng tung hê: “Đồng chí Lê Duẫn muôn năm”.

Già Hồ thấy bọn ngu này hiểu lầm ý mình, uất khí quá, miệng thổ ra một đống huyết, mắt trợn ngược, ngoẹo đầu sang một bên, tắt thở, đi luôn một chuyến tàu suốt, chạy theo các bác Mác, bác Mao đang chờ bên kia thiên đường Cộng sản.

Chỉ riêng mỗi mình Đỗ Mười là biết được ý của già Hồ, nhưng ngó quanh thấy toàn là phe đảng của Duẫn, không dám cãi,  lòng rất căm tức nhưng đành câm họng chờ cơ hội sau này.

Già Hồ chết rồi, bọn Duẫn, Thọ không theo di chiếu của Hồ là hỏa thiêu nhục thể rồi đem tro cốt rãi trên ba miền Bắc, Trung , Nam, lại đem  xác Hồ phơi khô trong lăng Ba Đình để trả hận .

Âu đó cũng là ác giả ác báo cuộc đời của một gian hùng. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt.

Năm 1977 Mười giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Cải tạo Công Thương nghiệp là thời gian Mười ra tay tàn ác khủng khiếp nhất. Mười đề ra chính sách “đánh tư sản mại bản” và “cải tạo thương nghiệp”  ở miền Nam, để tha hồ bắt giam, giết người, cướp của.

Những ai bị Mười lên danh sách liệt vào hai thành phần đó là bị tù tội, tán gia bại sản. Mười trả thù “ngụy quân, ngụy quyền” bằng tù “cải tạo”, đày thân nhân họ lên  vùng “kinh tế mới”, thu vàng bán bãi sau năm 1975. Mười đã thu hết kinh nghiệm máu lửa của thời làm Bộ Trưởng Nội thương miền Bắc thời gian 56-57 vào thanh lý miền Nam.

Con dao thiến lợn năm xưa giờ trở thành cây “tàn chi quái đao” đầy uy lực tàn độc, sắc bén vô song, chém người không vấy máu. Có người sợ đến đỗi khi nhận được “Giấy mời” của Mười, đã đứng tim, ngã lăn ra chết ngay. Rất nhiều người uất ức phải nhảy lầu hoặc treo cổ tự vận trong thời gian này. Con số nạn nhân của Mười có cả hàng chục, hàng trăm ngàn người.

Đến năm 1997 tuy đã xuống ghế rồi nhưng phe cánh trong triều hãy còn đông nên Mười vẫn còn nhiều quyền lực trong vai trò Thái Thượng hoàng Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tuy quyền uy lên tột đỉnh như vậy, Mười vẫn luôn mang mặc cảm cái dốt nát và cái nghề  hoạn lợn của mình. Mặc dù lúc sinh thời, già Hồ thấy cái nghề của Mười ti tiện quá nên cho chép trong sử của đảng là Mười làm thợ sơn. Trong những lần sang Bắc kinh chầu Thiên tử, Mười đều bị bọn Tàu xỏ xiên đem cái nghề thiến heo ra làm nhục mình. Mười cay đắng, ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng sự uất ức căm thù cứ ngày càng dồn nén, Mười thề quyết có ngày sẽ trả mối hận này. Năm 1975, sau khi cướp được miền Nam, thống nhất lãnh thổ, Mười là một thành viên trong tập đoàn Lê Duẫn chủ trương phản Tàu theo Nga.

Thiên địa bất dung gian, chỉ có 4 năm sau, tập đoàn Bắc Bộ phủ bị Đặng tiểu Bình sai Hứa thế Hữu và Dương đắc Chí mang quân sang “dạy cho quân hắc tâm vô ơn một bài học” khiến cho hàng vạn quân dân 6 tỉnh miền biên giới nát thây oan uổng. Chưa tính đến thiệt hại nhà cửa, tài sản bị bọn Tàu cướp, phá tan hoang thành bình địa.

Năm 1991, Mười, Kiệt, Anh đành phải cởi trần vai áo, đầu đội mũ gai, sang Bắc kinh quì lạy  Thiên tử Giang trạch Dân xin làm chư hầu trở lại một cách nhục nhã.

 Thù riêng chưa trả được, nhục nước còn mang thêm. Mười nghiến răng thề rằng: “ Thù này, hận này giờ chưa thể rửa được thì đến đời con ta phải trả cho bằng được”.

Tháng 7 năm 1997, Đỗ Mười và Võ văn Kiệt sang họp ở Bắc kinh, lại bị làm nhục lần nữa sử chép:

“Mùa thu năm Đinh Sửu, Quốc vương Đỗ Mười và Tể tướng Võ văn Kiệt sang chầu Thiên tữ Giang trạch Dân. Cuộc chầu Thánh Thiên tử lần này rất căng, không khéo lại có bài học nữa thì thanh niên Việt Hoa tha hồ mà chết. Trong buổi họp, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ. Ngược lại Đỗ Mười lại dốt đặc cán mai. Lại hay lẫn. Một sự kiện nói rồi, bàn rồi, lát sau y quay lại. Trong một bữa ăn, Giang móc lò Mười xuất thân là tên hoạn lợn bằng câu: “Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn”. Mười biết bị chơi xỏ, căm lắm, nhưng không làm gì được. Thêm nữa, trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ:

Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,

Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.

Thông dịch viên dịch lại cho Mười nghe như sau: “Sau khi trãi qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù”. Mười không hiểu ý Giang muốn nói gì. Khi về khách điếm, Mười hỏi lại bọn trí thức đi theo cố vấn. Bọn chúng giảng rõ rằng Giang có ý đe  dọa. Mười gặng hỏi, chúng giảng:

Cầu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh. Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Vì có chữ: Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai vạ hết kiếp.

Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân.

Mười nghe giảng xong sợ khiếp, nhưng nửa tin, nửa ngờ, hỏi lại: Lê đức Anh bị đánh thuốc độc từ bao giờ?Bọn tùy tùng nhắc: “Cách đây mấy năm, Ngài, Lê đức Anh với Võ văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo. Chính cái áo có tẩm nước hoa đó đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân bất toại. Mười nhớ lại, không những Lê đức Anh mà Đào duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu độc cùng một kiểu như thế cả, sợ quá, mồ hôi toát ra như tắm. (Theo GS Trần đại Sỹ)

Kể từ đó Mười giữ mình, tránh họa diệt thân, không dám sang Trung Quốc nữa. Nhưng mối hận vẫn còn chất chứa trong lòng.

Mười có hai con, một trai, một gái. Đứa con trai đầu lòng khi sinh ra không có hậu môn. Dân Hà Nội kháo nhau rằng vì Mười ác quá, bàn tay vấy đầy máu dân vô tội nên bị báo ứng để trả nợ. Không đêm nào Mười ngủ yên giấc. Cứ chợp mắt là mộng thấy hồn ma kéo cả bầy đứng bên giường đòi mạng. Ác mộng triền miên khiến Mười phát điên loạn, mất trí nhớ, đã hai lần phải vào bênh viện tâm thần một thời gian để điều trị.

Lúc mới sinh thằng con trai, Mười đặt tên nó là Đỗ Hành. Gìa Hồ thấy Mười dốt nát, đặt tên cụt lủn giống như cha nó là Đỗ Mười, bèn ban thêm chữ lót là “ngọc” cho cao quí, xứng với dòng dõi tướng quân của triều đình. Thành ra Đỗ ngọc Hành.

Đứa nhỏ Ngọc Hành sinh ra đã ba ngày mà không ỉa được cứt su nên bụng chướng lên như cái trống. Thở không được, mặt mày tím ngắt. Mười muốn đưa con vào bệnh viện nhờ đốc tờ Tây giải phẫu nhưng còn ngại ngần bèn hỏi ý kiến Trường Chinh. Chinh vốn chủ trương theo Tầu, từ năm 1951, trong chức vụ Tổng Thư ký đảng Lao Động Việt Nam, đã từng tung ra truyền đơn hô hào nhân dân Việt Nam hãy “bỏ chữ Quốc ngữ để học chữ Tàu, bỏ bệnh viện, bỏ nhà bảo sanh và cách chữa bệnh theo Tây phương để theo thuốc Tàu…” nên Chinh gạt phắt và nói rằng:

-Y khoa của bọn Tây chỉ cắt, đục, khoét. Chúng ta hãy gạt ngay cách chữa bệnh của bọn Đế quốc. Chúng ta hãy dùng thuốc dán của Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu để chữa cho cháu nó. Vã lại cháu nó là máu huyết của quí tộc, của dòng dõi vua chúa thì làm sao để cho bọn Đế quốc sờ tay vào được.

Mười nghe lời Chinh, mua thuốc dán hiệu “Con rắn”, công hiệu như thần, trị bá bệnh, về dán vào hậu môn cậu quí tử Đỗ ngọc Hành. Sang ngày thứ năm, đứa bé tắt thở, cả mình mẩy đều thâm tím vì bị ứ máu. Nghĩ rằng Trường Chinh có ý hại cho mình tuyệt giống nên từ đó Mười thâm thù Chinh đến xương tủy.

Mấy năm sau, Mười sinh tiếp đứa thứ hai nhưng lại là con gái. Mười đặt tên là Đỗ ngọc Bẹc. Bẹc giống cha, có cái lỗ mũi kỳ lân rất to và mang tính di truyền học rất dốt không kém Mười thuở bé, nhưng tính lại thích đua đòi ăn chơi, chưng diện.

Một lần, Mười nhân tiện công tác, ghé thăm con gái tại trường Trung học nọ. Lúc vào văn phòng hỏi cô thư ký gọi dùm đứa con đang học lớp 9 tên Đỗ thị Bẹc. Cô thư ký tìm hết danh sách 4 lớp 9 trong trường vẫn không có tên. Mười nghĩ rằng mình đã đến nhầm trường. Vừa lúc ấy, chuông reo giờ ra chơi. Học sinh túa ra sân, Mười thấy con gái mình liền vẫy gọi vào. Cô thư ký thấy thế mới bảo:

-Cô ấy tên là Bích, Đỗ ngọc Bích chứ có phải là Ngọc Bẹc đâu!

Mười kêu lên:

-Ối giời ơi! Con ơi là con! Thằng bố mày đặt tên cho mày là Bẹc, tên Tây cho sang đấy con ạ. Bẹc (perle) là ngọc trai đấy. Tưởng mày cãi tên gì cho hay ho chứ Ngọc Bích hơn gì Ngọc Trai. Bích hay Bẹc cũng thế thôi.

Năm ở cấp 3, Ngọc Bẹc không đủ điểm để lên đại học, Bác Mười chỉ thị cho trường này phải tăng điểm cho con mình. Vị Hiệu trưởng trường CNKT1 đã một lần bị Phó Thủ tướng Mười hăm cho ăn cứt khi xin di dời trường trở lại Hà Nội rồi nên hãi quá phải họp Hội đồng giáo viên lại cùng nhau tăng điểm cho Ngọc Bẹc. Trong thời chiến tranh, trường này phải sơ tán về Lạng Giang. Sau 1975, vị Hiệu trưởng kiến nghị xin cho trường được dời về nguyên quán, Mười phán:

-Ở Lạng Giang rộng rãi thông thoáng không chịu ở lại đòi về Hà Nội để ăn cứt à?

Hôm ăn khao con mình đỗ tú tài, quan lớn trong triều đến dự rất đông, Đỗ Mười chắc lưỡi tiếc rẽ:

-Cái đám giáo viên trường CNKT1 cho điểm keo kiệt quá. Chỉ còn thiếu có nửa điểm nữa là con bé nhà tôi đã đậu hạng “Ưu” rồi chứ có phải cái bằng hạng “Bình thứ” này đâu.

(Mấy tuần nay, cô Bẹc Bích  này muốn nổi tiếng tắt nên chơi bạo bằng cách chọc giận thiên hạ bằng một bài viết rất ư  là “vô văn hóa”  bảo rằng dân Việt là một phần máu mủ của Trung Quốc, đất nước Việt cũng là của Trung Quốc. Thiên hạ  đã đưa cô ta lên bàn mổ, đỗ  nước sôi, cạo sạch bách không còn một cọng lông. Chuyện rất lý thú có nhiều tình tiết ly kỳ, xin xem truyện “Dập mật” kỳ tới  sẽ rõ.)

Tháng 6 năm 1991, Mười lên ngôi Quốc vương với chức Tổng bí thư đảng Cờ đỏ, nắm quyền sinh sát dân tộc suốt hai nhiệm kỳ.

Tháng 6 năm 1997, Mười bị Thiên triều Đại Hán truất quyền để đưa con gà nòi của mình là Lê Khả Phiêu lên ngôi Quốc vương và tấn phong cho Mười chức Thái Thượng hoàng, cùng với Lê Đức Anh làm Cố vấn cho Ban Chấp hành Trung Ương đảng Cộng Sản VN.

Tuy ở chức Cố vấn, bản chất vốn ác và tham quyền cố vị, Mười vẫn muốn giữ chặt quyền lực trong tay, quyết đoán hết việc triều chính nên đến tháng 12 năm 2001, Mười bị Hoàng đế Đại Hán là Giang Trạch Dân lột áo mão, đuổi ra khỏi triều, truyền lập tức phải về quê làm thứ dân.

Mười về quê mang theo hơn hai mươi xe của cải, châu báu, đô la đã vơ vét được suốt thời gian cầm quyền, cầm dao đi “cải cách ruộng đất”, “cải tảo tư sản”, cải tạo công thương nghiệp”, bán bãi vượt biên thu vàng… xây dựng dinh thự nguy nga như cung điện vua chúa để ở.

Bạn đồng liêu là Anh Chột lúc đưa tiễn chúc mừng rằng: “Đồng chí đã hạ cánh an toàn”.

Tuy “phục viên”, Mười vẫn sống sung sướng như một đế vương xưa nay. Năm 2008, Mười đã 91 tuổi mà vẫn còn sung sức và dâm lắm. Hàng ngày dùng toàn sâm Cao ly và bào ngư vi cá, yến sào. Mỗi tháng Mười “bồi dưỡng” sức lực bằng hai lần ăn thai nhi hầm thuốc Bắc. Năm đó, Mười “hủ hóa” với một nữ hộ lý 45 tuổi và sinh ra được một đứa con.

Nhà thơ Nguyễn Duy Ân có bài thơ khen như sau:

Đỗ Mười sinh con mọn 

Đỗ Mười sắp ngủm vẫn còn gân

Sánh với dê, heo vượt bội phần

Hộ lý bốn lăm dù chẳng trẻ

So già chín mốt cũng tơ tân

Ngày ba, bồi dưỡng bơ cùng sữa

Tối bảy, tăng cường rượu với sâm

Chớ nghĩ hoạn Mười sắp xuống lỗ

Nanh dài, nọc nhọn vẫn mài đâm.

Có kẻ đọc chuyện “Ác nhân dị sử” này xong, thở dài, cảm thán rằng:

-Cả một Bộ Chính trị Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam gồm toàn những tên ngu dốt cầm quyền cai trị, lại thêm hai tên Cố vấn, một tên hoạn lợn, một tên phu cạo mủ cao su lại càng ngu dốt tệ hại hơn nữa thì đất nước tất đi đến chỗ diệt vong, mất nước vào tay ngoại bang là điều hiển nhiên trước mắt, không phải ở đâu xa.  

Nguyễn Thanh Ty



  • Đây là món soup thai nhi sau khi được nấu chín và chuẩn bị đem ra phục vụ cho khách (những con ác quỷ của thế kỷ 21)

Đây là món soup thai nhi sau khi được nấu chín và chuẩn bị đem ra phục vụ cho khách (những con ác quỷ của thế kỷ 21)

Đài thương họ Vương – chủ một nhà máy ở Dong Wan – tự nhận là thường khách của canh thai nhi, cho biết: “Thai nhi độ mấy tháng tuổi, cộng thêm… (một số vị thuốc Đông y không dịch được), hầm trong 8 tiếng rất có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết.”. Ôm một gái bao 19 tuổi người Hồ Nam, ông Vương dương dương tự đắc nói: “Với độ tuổi 62 như tôi, mỗi tối đều có thể làm một lần (make love), chính là nhờ tác dụng của nó”.

Thấy vẻ mặt ký giả đầy hoài nghi, ông ta bèn tự nguyện dẫn ký giả đi “mở mang kiến thức”.

Món ăn của quỷ đội lốt người

Trạm đầu tiên, ông ta dẫn ký giả đến thành phố Fo Shan (Phật Sơn) tỉnh Quảng đông, tìm đến nhà hàng ăn canh thai nhi, không may ông chủ Lý nói: “Xương sườn (ám ngữ chỉ thai nhi) không dễ kiếm, hiện tại không có hàng. Loại này không thể để đông lạnh, phải ăn tươi mới tốt”.

Thai nhi trước khi bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để làm thành món ăn

Thai nhi đang bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn

Thai nhi đang bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn

Thai nhi đang nằm trên thớt để chuẩn bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn

Thai nhi đươc rữa bằng rượu cho khỏi tanh mùi máu trước khi bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn

Thai nhi trong chậu rữa cùng cái nhau chưa được cắt bỏ

Thai nhi được nấu với thuốc bắc

Những con quỷ đội lốt người cho rằng món ăn nầy sẽ giúp chúng có nhiều sinh lực trong việc làm tình (strong sexual ability)

Thai nhi đang được con ác quỷ cho vào nồi để nấu

Thai nhi đang được con ác quỷ cho vào nồi để nấu

Ông chủ Lý cho chúng tôi biết, nếu thực sự muốn ăn, “có một đôi vợ chồng ngoại tỉnh đến làm thuê, hiện đang có bầu 8 tháng, vì đã có 2 con gái nên nếu lần này lại là con gái thì có thể ăn được”.

Ký giả vẫn bán tín bán nghi, điều tra phỏng vấn mất mấy tuần mà vẫn chỉ đựơc nghe mà chả được nhìn tận mắt, đã tưởng phải bỏ cuộc, nào ngờ mấy ngày sau ông Vương gọi điện thoại báo tin: “Tìm được hàng rồi, tiết trời đang chuyển lạnh, có mấy người bạn đang muốn đi bồi bổ”.

Ông ta dẫn ký giả đến Đài Sơn, tìm đến nhà hàng, ông chủ họ Cao dẫn cả đoàn chúng tôi xuống bếp “khai nhãn giới”.

Nhìn cái xác thai nhi chỉ nhỏ bằng con mèo con nằm trên cái thớt, ông Cao hơi ngượng ngùng nói : “5 tháng tuổi, hơi nhỏ một chút”.

Ông Cao nói rằng cái xác thai nhi nữ này do một người bạn kiếm được dưới nông thôn, ông ta không muốn tiết lộ giá mua vào, chỉ nói rằng giá cả phụ thuộc vào tháng tuổi và sống hay chết.

Ông Vương cũng nói thêm, ăn một bữa hết 3500 tệ, các chi tiết khác ông không quan tâm.

Thai nhi sau khi nấu chín và được cắt ra từng miếng trong dĩa

Con ác quỷ của thế kỷ 21 đang thưởng thức món thai nhi mà chúng cho là "đại bổ".

Con ác quỷ của thế kỷ 21 đang thưởng thức món thai nhi mà chúng cho là "đại bổ".

Ký giả nghe mọi người nói, thai nhi chết do lưu sản hoặc phá thai được bán cho người môi giới khoảng vài trăm tệ, nếu là thai nhi sống đẻ thiếu tháng thì giá khoảng 2000 tệ, coi như mua làm con nuôi. Khi thai nhi được giao cho nhà hàng thì đều đã chết, còn chuyện trước đó là thai sống hay thai chết thì không quan trọng.

Bữa canh bổ này ký giả không có gan nếm thử, sau khi tham quan nhà bếp xong rất lâu không ăn được gì, bèn giả vờ ốm cáo lui.

Các món ăn đều làm từ thai nhi nữ. Đây phải chăng là tác hại của chính sách một con, hay là do tập tục thích bồi bổ của người Trung Quốc?.

(BTQVN)

Đại họa cho Việt Nam nếu Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Để thôn tính Việt Nam, Bắc Kinh cần sự tiếp tay của tập đoàn thái thú Ba Đình. Để duy trì sự thống trị và bảo đảm được "tính chính thống" cho việc Việt Nam trở thành chư hầu hay 1 tỉnh của Tàu, Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh giai đoạn "hợp pháp hoá" những ký kết sang nhượng giữa Việt Nam và Tàu cộng. Trước đây, những văn kiện đa phần được ký kết giữa 2 đảng cộng sản. Những ký kết này có thể bị vô hiệu hoá nếu có sự thay đổi quyền lực chính trị ở Việt Nam nằm ngoài ý muốn của Bắc Kinh. Nhưng nếu luật hoá những ký kết, giao kèo như Luật Đặc khu và văn kiện được ký kết bởi người nhân danh nhà nước Việt Nam với nhà nước Tàu thì đó là cam kết giữa 2 quốc gia chứ không phải giữa 2 đảng.

Nhất thể hoá 2 chức vụ Tổng Bí thư / Chủ tịch nước và ngồi vào chiếc ghế nhất thể hai ngôi này, Nguyễn Phú Trọng thực sự trở thành hoàng đế của Việt Nam, tổng thái thú của thiên triều và cùng với Bắc Kinh thực hiện được mục tiêu chiếm đoạt Việt Nam một cách êm thắm và hợp pháp. 

Trong vài trò Tổng Bí thư, trên nguyên tắc Nguyễn Phú Trọng chỉ có thẩm quyền ký các nghị quyết, quyết định, chỉ thị... của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông ta có quyền ký mọi văn bản thuộc phạm vi tổ chức đảng như chuẩn y chức danh trong đảng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu... đối với cán bộ của Ban chấp hành Trung ương đảng. 

Ngắn gọn, trên nguyên tắc về mặt pháp lý, mọi văn bản mang chữ ký TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ có giá trị trong đảng CSVN và vô giá trị đối với nhà nước Việt Nam. Do đó, cũng trên nguyên tắc, nó vô giá trị đối với các quốc gia khác khi xảy ra những tranh cãi, tranh chấp, muốn hủy bỏ ký kết. 

Trong khi đó, nếu ngồi vào ghế Chủ tịch Nước thì CTN Nguyễn Phú Trọng có quyền nhân danh Nhà nước Việt Nam để ký điều ước quốc tế đồng thời có quyền quyết định việc Việt Nam đồng ý, gia nhập, hoặc Việt Nam chấm dứt hiệu lực đối với mọi điều ước quốc tế. 

Trong bối cảnh chính trị độc đảng, dù với những thẩm quyền quan trọng trên nhưng Chủ tịch Nước từ trước đến giờ chỉ là người bù nhìn vì chấp nhận sự thống trị toàn bộ của hệ thống đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư. 

Có một cách nói khác - nếu muốn Chủ tịch Nước thực hiện những điều mà chỉ Chủ tịch Nước có thẩm quyền thì Bộ Chính trị hay Tổng Bí thư là nhân vật số một của bộ phận này, phải khống chế được Chủ tịch Nước. 

Hiện tượng Trần Đại Quang và sau đó Trần Đại Quang phải chết, cộng với tình trạng đấu đá nội bộ, chia phe rẽ phái trong những năm vừa qua cho thấy việc một Tổng Bí thư của phe này khống chế một Chủ tịch Nước của phe kia không còn là một điều chắc chắn 100% như trước. Đó là một hiện trạng mà Bắc Kinh không muốn, nhất là đang đi vào giai đoạn đánh nhanh, đánh mạnh, đánh tới tấp để Hán hóa Việt Nam. 

Do đó, với thế thượng phong đang có trong đảng nhờ vào sự chống lưng của thiên triều phương Bắc, với cái lò thanh trừng nội bộ nhưng dán nhãn hiệu chống tham nhũng đang say sưa cháy, với những con virus lạ và hiếm được tiếp tế từ bên kia biên giới, với nắm tay bắt ấn thần chú sẵn sàng tiêu diệt đối thủ đang ngồi ở ghế Chủ tịch nước cho đến lúc đã vào nằm trong quan tài đóng kín... Nguyễn Phú Trọng sẽ bằng mọi giá chiếm cho được được ngôi vị Chủ tịch Nước. 

Trong vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, đảng và nhà nước rơi trọn vào tay của một tên thái thú sẵn sàng làm thân nô lệ cho thiên triều và dâng hiến gia tài Việt Nam cho triều đình phương Bắc. Bất cứ lúc nào, trong bất kỳ một chuyến đi triều cống nào, sẽ có một văn bản ký kết hợp pháp giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo đúng quy định quốc tế giữa 2 quốc gia với chữ ký của Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Số phận của đất nước Việt Nam với hơn 90 triệu người không còn nằm trong một tập đoàn cai trị chia 5 xẻ 7, khác biệt ý kiến trong tranh chấp quyền và tiền. Nó nằm trong tay 1 tên duy nhất, kẻ trung thành nhất với thiên triều phương bắc. 

Hiểm họa cộng sản đã có mặt tại Việt Nam đã hơn 70 năm. Hiểm họa chồng chất hiểm họa và đất nước ngày càng điêu linh. Đại họa ngày hôm nay không chỉ còn là điêu tàn đất nước mà là không còn một đất nước để điêu linh! 

Xin đừng nghĩ tên cộng sản nào, nắm quyền chức gì cũng vậy. Có những thay đổi trong bộ máy quyền lực của tập đoàn cai trị sẽ làm cho 90 triệu người Việt Nam mau đến gần với số phận của người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ. Nguyễn Phú Trọng là một Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21. Nhưng là một tên việt gian bán nước trăm lần tồi tệ hơn Lê Chiêu Thống. Nếu nắm được cả 2 chức vụ TBT và CTN, không những Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào tay Tàu cộng mà những nỗ lực để lấy lại chủ quyền, độc lập dân tộc của các thế hệ Việt Nam bị mất tổ quốc sau này sẽ muôn vàn khó khăn vì sự xâm lược, chiếm đóng, cai trị của Tàu cộng đã được "Việt Nam" đồng ý ký kết một cách hợp pháp dưới mắt nhìn của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới. 

Đại hoạ này cần được xem là ưu tiên của công cuộc tranh đấu trước mặt. Không những chỉ đối với những công dân Việt Nam mà còn đối với những đảng viên, cán bộ, nhân viên đang phục vụ trong guồng máy đảng đang không chấp nhận sự nô lệ Bắc Kinh 100% của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

29.09.2018


Ông vua Nguyễn Phú Trọng

CTV Danlambao - Nếu chiếm được ghế Chủ tịch Nước, ngoài những quyền lực tối cao trong đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ có những quyền hạn được mở rộng một cách chính danh sang những hoạt động của chính phủ, quốc hội, tư pháp mà không cần phải thông qua một người khác đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Nước. Nguyễn Phú Trọng sẽ có những quyền hạn như sau:

1. Về hiến pháp và luật: 

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; 

- Đề nghị Quốc hội xem xét lại bất kỳ pháp lệnh nào. 

2. Về nhân sự: 

- Đề nghị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; 

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 

Phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; 

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; 

Về thẩm quyền / quyền lực: 

Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;

Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam; 

- Quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước

- Quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước

Công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; 

- Có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ và yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết. 

- Có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tất cả những quyền hạn trên, Nguyễn Phú Trọng không có được trong vai trò Tổng Bí thư. Muốn thực hiện một số những quyền hạn trên, Nguyễn Phú Trọng phải khống chế Chủ tịch Nước để thông qua CTN thực hiện những ý đồ của mình. 

Vừa là Tổng Bí thư, vừa là Chủ tịch Nước, Nguyễn Phú Trọng có thể ký kết mọi hiệp ước giữa 2 nước; cách chức quan chức chính phủ, quốc hội, tư pháp; tham gia mọi buổi họp của chính phủ, quốc hội, quyết định... nổ súng hay không nổ súng... 

Tất cả những quyền hạn trên kết hợp với quyền lực tối cao đang nắm trong đảng độc tài cai trị, Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành một ông vua đỏ. Chế độ độc tài đảng trị thực sự trở thành phong kiến đảng trị với một Lê Chiêu Thống thời đại, hết lòng thần phục vua Tập và thiên triều Bắc Kinh.

01.10.2018



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 22 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.